Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 6

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
           Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
           Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Thống tướng Lê Văn Tỵ - Vị thống tướng duy nhất của QL VNCH được Mỹ và Ngô Đình Diệm nể trọng

Thống Tướng Lê Văn Tỵ


Thống Tướng Lê Văn Tỵ
levanty
Tác Giả: Nguyễn hữu Duệ
“Duệ, mày xem thằng tướng nào dám đội mũ của tao”
Khi di cư từ miền Bắc, tôi là đại đội trưởng đại đội 4 – tiểu đoàn 52, sau được đổi về đại đội tổng hành dinh sư đoàn 32. Sư đoàn này sau đổi thành sư đoàn 4 dã chiến, sau lại đổi tên là sư đoàn 7 Bộ binh.
Ngày mới từ Bắc vào, đơn vị đóng tại Quảng Ngãi, chưa có chiến trận gì, binh sĩ chỉ lo sửa sang doanh trại, lau chùi vũ khí và học tập qua loa ngày mấy giờ, nên vui vẻ lắm. Hơn nữa, giá sinh hoạt ở đây quá rẻ, 1 đồng 3 quả trứng, 4 hay 5 đồng một con gà nên anh em ai cũng thừa tiền.
Khi ấy, tổng tham mưu trưởng là trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Ông này nghịch với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Tư lệnh sư đoàn 32 là trung tá Nguyễn Hữu Có, cùng phe với trung tướng Hinh. Binh sĩ hoang mang vô cùng, vì ngày nào cũng nghe đài phát thanh Quân đội chỉ trích thủ tướng. Những binh sĩ ở ngoài Bắc vô, 90% là công giáo và ai cũng ủng hộ thủ tướng Diệm, vì gia đình họ được Phủ tổng ủy di cư giúp đỡ. Nhiều buổi học tập, anh em đều thắc mắc về tình trạng này.
Tôi bao giờ cũng khuyên anh em bình tĩnh và ca tụng thủ tướng, nên được anh em có cảm tình.
Anh em thuộc đại đội tổng hành dinh sư đoàn, ở ngay bộ tư lệnh mà trung tá Có là tư lệnh sư đoàn, và thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi là tham mưu trưởng. Trung tá Có thường vắng mặt ở sư đoàn nên thiếu tá Nghi luôn luôn ở bộ tư lệnh. Ông là người rất kỷ luật và tử tế, chắc ông biết là khi học tập anh em đều có thiện cảm và kính trọng thủ tướng, nhưng ông không có thái độ gì, và vẫn quý mến chúng tôi.
Binh sĩ vào ngày Chủ Nhật đi xem lễ ngồi đầy nhà thờ, và rất có trật tự, nên được cha xứ hài lòng lắm. Mỗi lần đến thăm cha xứ, ông đều khen ngợi binh sĩ hết lời, và nhiều lần mời tôi ăn cơm. Trong câu chuyện, ông ca ngợi thủ tướng Diệm và ông tin rằng miền Nam sau này sẽ được độc lập, tự do và phồn thịnh. Ông hỏi tôi nghĩ gì về thủ tướng, tôi cũng trả lời là tôi ủng hộ thủ tướng hết mình, và rất mừng được di cư vào đây, cả họ nhà tôi đều di cư và được giúp đỡ để định cư yên ổn. Ông kể cho tôi nghe về sự khổ sở của dân chúng ở đây dưới thời cộng sản như thế nào, nhất là những người Công giáo: nhà thờ vắng lặng và bị canh chừng chặt chẽ, cha không được đi đâu, vì bị theo dõi sát.
Thấy tôi ủng hộ thủ Tướng, ông mừng lắm. Nhiều lần đi Huế, ông đều rủ tôi đi theo. Ý ông muốn đưa tôi vào thăm ông Ngô Đình Cẩn mà ông thường gọi là cậu Cẩn. Tôi ngạc nhiên hỏi ông, sao gọi là cậu, vì ông Cẩn đã nhiều tuổi . Ông nói ngoài này, các con quan khi còn nhỏ được người ta gọi là cậu. Ông Cẩn vì chưa có vợ, người ta cứ quen gọi là cậu.
Tôi hứa với ông là sẽ đi đến thăm ông Cẩn sau. Khi ở Huế về, ông nói là ông có thăm cậu Cẩn, kể cho cậu nghe về tôi, và cậu thích lắm. Cậu nói với cha là Cậu muốn gặp các sĩ quan và hạ sĩ quan trẻ. Theo cậu, các sĩ quan cao cấp đều có liên hệ với Tây nhiều, và hầu hết đều ủng hộ tướng Hinh. Cậu nói nếu tôi chưa về Huế được, thì sẽ cho người liên lạc với tôi.
Quả nhiên độ một tuần sau, thiếu tá Nguyễn Văn Châu (sau lên trung tá, giám đốc nha chiến tranh tâm lý) vào thăm tôi, mang cho tôi nhiều tài liệu nói về thân thế và sự nghiệp của thủ tướng Diệm, kể cả những tin về trung tướng Hinh chống đối thủ tướng như thế nào, và cả các giáo phái nữa.
Tôi quay ronéo các tài liệu này, cho phổ biến, không những ở đơn vị tôi, mà cho cả các đơn vị bạn ở Quảng Ngãi nữa. Anh Châu vui mừng lắm, từ đó gửi tài liệu đều cho tôi phổ biến.
Một hôm vào khoảng 10 giờ, một anh trung sĩ ở ban mật mã Truyền tin đến cho tôi hay, có một công điện mật của trung tá Có ở Huế gửi về. Nội dung như sau:
Thủ tướng sẽ đến thăm Quảng Ngãi ngày gần đây chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh
Tôi hoang mang vô cùng, tại sao công điện không nói rõ là chuẩn bị đón thủ tướng, hay phản đối Tthủ tướng. Tôi liền cho một hạ sĩ quan thân tín, ngay đêm đó về Huế báo cho anh Châu hay. Ở Huế, anh Châu cũng được tin là đại tá Trương Văn Xương, tư lệnh Quân khu II, cũng là người của trung tướng Hinh, có một phiên họp với trung tá Có và mấy sĩ quan cao cấp, để lợi dụng khi thủ tướng đến Quảng Ngãi, thì chất vấn và phản đối.
Thế là thủ tướng được đề nghị hủy bỏ chuyến đi thăm Quảng Ngãi. Chỉ đi thăm Qui Nhơn, rồi về Sài Gòn.
Sau đó ít lâu, trung tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng được thay thế bởi thiếu tướng Lê Văn Tỵ. Trung tá Có cũng rời sư đoàn để đại tá Dương Quý Phan thay thế, và trung tá Hoàng Văn Lạc làm tham mưu trưởng, để lo tiếp thu phần còn lại của tỉnh Quảng Ngãi về phía Nam giáp đến Qui Nhơn. Bộ tư lệnh sư đoàn tiền phương ra đóng tại sông Vệ, và hậu cứ vẫn đóng tại thị xã Quảng Ngãi. Tôi là chỉ huy trưởng hậu cứ sư đoàn.
Đài Quân đội cũng chấm dứt việc đả kích thủ tướng. Anh em binh sĩ vô cùng mừng rỡ, càng ủng hộ thủ tướng hơn. Khi thủ tướng gặp khó khăn với quân Bình Xuyên, tôi và trung úy Trần Văn Minh bàn nhau trình với tư lệnh sư đoàn đánh điện ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi lên gặp đại tá Phan khoảng 9 giờ tối ở bộ tư lệnh tiền phương, tại xe ngủ của ông (ngày ấy bộ tư lệnh làm việc và ngủ ngay tại lều, riêng tư lệnh ngủ trên xe được cải biến thành phòng ngủ). Chúng tôi trình ý kiến, được ông chấp thuận ngay, và bảo: thì hai trung úy thảo ngay công điện hộ tôi. Tôi nhớ đại ý công điện như sau:
Toàn thể quân nhân thuộc sư đoàn 32 rất bất mãn về hành động gây hấn của quân Bình Xuyên, kính xin thiếu tướng tổng tham mưu trưởng chấp thuận cho sư đoàn 32 về dẹp loạn Bình Xuyên. Toàn thể sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Sư đoàn 32 nguyện hết lòng trung thành với thủ tướng Ngô Đình Diệm
Công điện được gửi về bộ tổng tham mưu ngay đêm ấy, ngày hôm sau được đọc trên đài phát thanh.
Thiếu tướng Tỵ, tổng tham mưu trưởng đánh điện khen sư đoàn và nói thủ tướng rất hài lòng. Sau đó,s đoàn 31 của đại tá Tôn Thất Đính, và các tiểu khu ở quân khu II đều theo sư đoàn 32 đánh điện về ủng hộ thủ tướng. Anh Minh và tôi được đại tá tư lệnh sư đoàn gọi lên khen và cám ơn.
Sau khi tiếp thu xong, Sư đoàn lại được đổi tên là sư đoàn 4 và đại tá Tôn Thất Xứng làm tư lệnh sư đoàn, thay thế đại tá Dương Quý Phan về coi Quân trấn Sài Gòn.
Bộ tư lệnh sư đoàn được di chuyển về Biên Hòa, đóng tại nhà Dù. Bộ chỉ huy trung đoàn 10 và 11đóng tại Tam Hiệp, trung đoàn 12 đóng tại Bà Rịa.
Trước khi di chuyển vào Nam, bộ tư lệnh sư đoàn 4 đóng tại Đà Nẵng cả mấy tháng, để sắp xếp và đợi tàu. Trong thời gian này, vì chẳng bận rộn lắm nên những đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh, nhất là Đại đội Công binh, giúp dân chúng sửa đường làm cầu. Binh sĩ rất có kỷ luật nên được dân chúng quý mến lắm.
Có hạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, là đả tự viên ở văn phòng, một hôm xin tôi lãnh lương trước, để có tiền gửi cho em mới di cư từ Bắc vào cần tiền mua tự điển và sách vở. Tôi xui anh Sao không viết thư xin thiếu tướng Tỵ xem, cứ kể rõ hoàn cảnh, thử xem ông có thương anh em không. Thế là tôi giúp anh ta thảo một thư xin đứng tên hạ sĩ Hùng. Độ 3 tuần sau, sư đoàn nhận được một công điện gọi hạ sĩ Hùng lên trình diện đại tá tư lệnh Quân khu. Anh em trong đơn vị ai cũng ngạc nhiên, riêng tôi và Hùng biết là thư có kết quả.
Hạ sĩ Hùng được đại tá tư lệnh trao lại quà của thiếu tướng tổng tham mưu trưởng, gồm 2 cuốn tự điển, một viết máy Pilot và nhiều tập vở. Sau đó đại tá còn cho đương sự thêm 15 ngày phép để về thăm em.
Từ đó, anh em ai cũng thích thú về cử chỉ của vị tân tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt ở Đà Nẵng, tôi được dự buổi ra mắt phong trào Cách mạng quốc gia, có ông cố vấn Ngô Đình Cẩn tham dự. Ông mặc áo dài đen, đầu đội khăn đóng, cử chỉ rất khiêm tốn khi được giới thiệu. Sau buổi ra mắt là vở kịch thơ Về Hồ, nói về tâm trạng của Hồ Quý Ly tại sao phải đứng dậy truất phế nhà Trần. Tôi nhớ trong vở kịch có câu thơ do Hồ Quý Ly nói: Vua không ra vua mà quan chẳng ra quan, nên ta buộc lòng phải hô phế đế. Lúc đó ông Ngô Đình Diệm còn làm thủ tướng và ông Bảo Đại làm quốc trưởng. Sau vào Nam có cuộc bỏ phiếu truất phế Bảo Đại, tôi lại nhớ đến vở kịch Về Hồ đã được xem khi ở Đà Nẵng.
Ngày ở ngoài trung, tôi được gặp ông Cẩn nhiều lần. Ông tiếp tôi rất ân cần và thân mật, ông coi tôi là cán bộ nòng cốt của ông và thường gọi tôi là chú. Khi chào ông để vào Nam ông còn mời tôi và anh em uống bia và dặn tôi cần gì ở ông cứ liên lạc với ông. Đặc biệt ông tiếp tôi và anh em ở nhà khách, nhà gỗ lợp tranh có bộ tràng kỷ rất sơ sài. Sau này, khi tôi đã về phủ tổng thống, năm 1963 đại diện anh em ra chúc tết, ông vẫn tiếp tôi ở ngôi nhà sơ sài đó. Có một chi tiết khiến tôi cảm động, được bầy tỏ qua thái độ ân cần ông dành cho tôi. Tết năm ấy, tôi đem một bó hoa vào chúc tết. Khi tôi đến phòng đợi, có thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, tư lệnh quân khu I và ông đại biểu chính phủ miền trung đã đợi từ trước ở đó. Được vị sĩ quan tùy viên của ông mời vào trước, tôi vội nói: anh mời thiếu tướng và ông đại biểu vào trước. Anh sĩ quan tùy viên lúng túng thưa, tôi có trình nhưng cậu dạy mời thiếu tá. Tôi không chịu, nhưng thiếu tướng Nghiêm bảo: Duệ vào trước đi, chắc ông cần gặp toi để dặn công việc, vậy toi cứ vào. Gặp ông tôi mừng lắm. Ông trách sao lâu quá tôi không ra thăm ông. Ông vẫn nhớ truyện ngày tôi ở Quảng Ngãi đã hoạt động giúp ông và vẫn gọi tôi là chú. Mẹ tôi bị đau bại một cánh tay, có người mách nếu được cao hổ cốt thật mà uống thế nào cũng đỡ. Biết ông có cao tốt cho cụ cố dùng, tôi nhắn ra xin và ông gửi ngay cho 5 lạng, mẹ tôi uống có hơn 2 lạng đã khỏi. Tôi thấy ông đối với cán bộ của ông thật chân tình nên ai gặp cũng quý mến, trái hẳn với những tin đồn nói ông hách dịch quan liêu. Sau đảo chánh, người ta gọi ông là Út Trầu vì ông hay ăn trầu. Nhưng ông không phải là con út, ông Ngô Đình Luyện mới là con út.
Khi đóng tại nhà Dù Biên Hòa, ngay cạnh quốc lộ 1, vào một buổi sáng Chủ nhật, tôi vừa ăn sáng xong thì thấy ngoài đồn canh nhốn nháo, ồn ào. Tôi vội chạy ra xem, thấy đại tướng tổng Tham mưu trưởng đang nói chuyện với đại tá tư lệnh sư đoàn bằng điện thoại của đồn canh, và binh sĩ đang hối hả động súng để sắp hàng chào. Tôi chào đại tướng, và đứng cạnh khi ông đang nói chuyện với đại tá Tư lệnh.
– Xứng hả, đại tướng Tỵ đây. Sao mày không dạy bảo lính của mày vậy cà? Tao đi qua đây bao nhiêu lần mà lính gác gặp tao cũng không chào nữa.
Không biết đại tá Xứng bên kia đầu dây trả lời ra sao, chỉ nghe ông nói:
– Thôi được, kỳ tới phải dạy tụi nó.
Nói rồi ông gác máy, quay lại nhìn tôi:
– Đại úy tên gì ?
– Dạ thưa đại tướng, tôi là đại úy Duệ, chỉ huy tổng hành dinh sư đoàn 4.
– Tao đi qua đây nhiều lần mà lính gác thấy tao chẳng bao giờ chào cả.
– Dạ thưa đại tướng, anh em mới đổi từ miền Trung vào nên ít người nhận ra đại tướng. Xin đại tướng tha lỗi. Tôi sẽ nhắc anh em phải chào kính trong những buổi học tập.
Thế là ông cười vui vẻ ngay và bảo:
– Thôi được, phải dạy tụi nó, rồi ông hỏi lại tôi Vậy chứ hôm nay Chủ nhật anh không đi chơi à ?
– Dạ tôi là sĩ quan trực của sư đoàn.
Khi ông về, lính canh đã sẵn dàn chào, ông vui vẻ lên xe. Vì ông có đồn điền cà phê ở Long Khánh nên ngày nghỉ hay lên thăm. Ông thường đi xe số ẩn tế, mặc áo kaki và quần trận, đội chapeau de Brousse nên anh em không biết là đại tướng.
Sau tôi vào điếm canh, anh em sợ bị la nên phân trần là ngay khi ông vào điếm canh, anh em cũng không biết ông là ai. Ông hỏi thằng nào là điếm trưởng trung sĩ điếm trưởng trả lời Tôi đây, ông là ai? Gọi dây cho tao nói chuyện với thằng Xứng coi, tao là đại tướng tham mưu trưởng đây. Điếm trưởng hoảng hồn, hô vào hàng phắc lính canh đứng dậy nghiêm trang. Ông cầm điện thoại và cũng bảo tổng đài – Gọi cho tao nói chuyện với thằng Xứng coi. Tổng đài sau báo cáo với tôi, tưởng ai đùa nên la Thôi đừng dỡn cha nội, đụng đến ông thất sừng là ăn củ đó (anh em vẫn đùa gọi đại tá Tôn Thất Xứng là ông Thất Sừng). Ông cũng phì cười, và bảo Tao mà đùa à, gọi ngay. Điếm trưởng phải cầm điện thoại bảo tổng đài đúng là đại tướng đó.
Từ đó, mỗi sáng Chủ nhật, đồn canh phải cắt một binh sĩ có nhiệm vụ đứng xa độ 300 thước, để đón xe đại tướng. Trong này phải giá súng sẵn, khi nghe tiếng còi báo hiệu là tức khắc dàn chào.
Buồn cười nhất là trong sổ gác có mục ghi – binh sĩ X… Gác đại tướng. Tôi đọc cũng thấy buồn cười, nhưng không sửa, để làm kỷ niệm, vì sổ gác chỉ trình tôi đọc hàng ngày mà thôi. Chắc là đơn vị ở cầu Bình Lợi cũng bị la như vậy, nên có lần suýt xẩy ra tai nạn. Một hôm xe đại tướng tới cầu, thì xe lửa cũng sắp đến. Thấy xe đại tướng đến, lính gác sợ quá, vội mở ngay cần chắn xe để xe đại tướng đi. Cùng lúc ấy, xe hỏa chợt đến, thế là xe đại tướng chạy trước, xe hỏa chạy sau. Tài xế sợ muốn chết, may anh cận vệ nhảy xuống lề, mở cây chắn xe bên kia, nên xe đại tướng chạy qua được an toàn.
Một năm vào ngày Tết, phái đoàn sư đoàn 7 do đại tá Huỳnh Văn Cao hướng dẫn (tôi cũng ở trong phái đoàn) lên chúc tết đại tướng. Ông tiếp rất niềm nở, và kể cho tụi tôi nghe chuyện xẩy ra vào ngày đảo chánh 11 tháng 11 năm 1960. Hôm ấy ông bị trung tá Vương Văn Đông vào văn phòng ép, nhưng ông vẫn không chịu theo phe đảo chánh, và nói chỉ nhận lệnh của tổng thống mà thôi. Khi ra ngoài, tôi gặp đại tá Nguyễn Hữu Có, là tư lệnh Quân khu I, cũng đến chúc tết đại tướng. Thấy tụi tôi mang hoa, còn ông thì đi tay không, ông vồ lấy bó hoa mà phái đoàn sư đoàn 7 mang đến, rồi cầm vào chúc tết.
Trước ngày đảo chánh, các tướng lãnh và sĩ quan như tụi tôi đối xử với nhau như anh em. Tôi nhớ ngày ở Mỹ Tho, làm trung đoàn trưởng trung đoàn12, tôi lên chúc tết đại tá Cao, sau đó xin phép ông về Sài Gòn thăm cha mẹ tôi. Ông cho tôi chai rượu và hộp bánh, nói để tặng cha mẹ tôi, trong khi tôi đến chúc tết ông tay
không. Ông còn đặc biệt cho tôi ở lại Sài Gòn đến mai mới về.
Ở trung đoàn tôi có trung úy Loan được đi học tham mưu ở trường đại học Quân sự ở Sài Gòn. Một hôm, trong khi ngồi trên xe GMC đi học, anh em nói chuyện huyên thuyên, và anh Loan nói câu nhất vợ nhì trời. Anh bạn ngồi cạnh hỏi thế thứ ba là ai ? Anh buột miệng trả lời thứ ba là Ngô tổng thống, anh em cười vang. Thế là nha An ninh gửi công văn về cho tôi để theo dõi, và yêu cầu không cho đương sự giữ nhiệm vụ gì quan trọng, không được làm ở bộ tham mưu như đương sự đi học. Tôi làm một văn thư lên Bộ Tổng tham mưu, trình bày đương sự là một sĩ quan có kỷ luật, và khi đương sự thốt ra câu ấy cũng chả có gì là vô phép, xin đại tướng xét lại. đại tướng cũng đồng ý.
Đại tướng gặp tụi nhỏ, hay các sĩ quan cao cấp, đều vui vẻ và mày tao một cách tự nhiên, vì ông là người cao tuổi và cấp bậc lớn, nên coi mọi người như em út của ông. Ai mà ông gọi bằng cấp bậc một cách nghiêm trang, là ông buồn người đó.
Tết năm 1963, phái đoàn tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đến chúc tết tổng thống, tôi cũng được ở trong phái đoàn. Khi tổng thống vào phòng, có vị tướng nào đội lộn mũ của đại tướng, ông gọi tôi và bảo: “Duệ, mày xem thằng tướng nào dám đội mũ của tao”
ông vừa nói vừa cười, và nói thêm:
“Chắc thằng này muốn thay tao quá.”
Vì đại tướng chưa về, nên chưa ai dám về. Tôi phải đi gặp từng vị tướng, để xem lại mũ. Người đội nhầm mũ, là trung tướng Dương Văn Minh. Tôi xin đổi lại mũ, và ông nói:
– Ừ, moi đội hơi rộng.
Sau khi phái đoàn tướng tá chúc tết ra về, đại úy Hoàn, sĩ quan tùy viên vẫy tôi, và chỉ vào phòng tổng thống. Tôi ghé xem, thấy trung tướng Lễ, thiếu tướng Đính, đại tá Mậu, trung tá Hùng, và thiếu tá Xích (tỉnh trưởng Gia Định), đang quỳ một dọc trước bàn của tổng thống. Các vị này nhân danh là con cháu trong nhà, chúc tết riêng một lần nữa.
Hoàn nói với tôi: “Anh xem chả có tư cách gì, mặc quân phục mà quỳ trông chướng quá”.
Tôi cũng nói: “Mấy ông này đặt ông cụ vào chuyện đã rồi, vì tôi nghĩ ông cụ đâu có thích chuyện này”.
Ngày 1-11-63 các ông Lễ, Đính, Mậu là những người đầu não trong bộ tham mưu đảo chính, và chính ông Lễ đã xui trung tướng Dương Văn Minh là Nhổ cỏ phải nhổ cả rễ theo như đại tá Nguyễn Văn Quan, phụ tá của tướng Minh kể với tôi.
Vào tháng 7-1963, đại tướng bị ung thư phổi. Ngày đó, việc chữa trị ung thư ở Việt Nam chưa tốt lắm, tổng thống phải liên lạc nhờ tòa đại sứ Mỹ lo liệu, để chở đại tướng sang Mỹ chữa trị.
Hôm đại tướng đến chào tổng thống để xuất ngoại, chính tổng thống ra lệnh cho đội danh dự dàn chào, và tiếp đại tướng lâu lắm. Đó là ngoại lệ, thường thì đại tướng đến gặp tổng thống hay phó tổng thống cùng các bộ trưởng, chưa có vị nào được đơn vị dàn chào. thiếu tá Cao Tiêu làm ở văn phòng đại tướng (sau là đại tá Cao Tiêu, cục trưởng cục tâm lý chiến) kể với tôi đại tướng về kể lại: “Ông được tổng thống đón rất trang trọng, và hai người ôn lại chuyện xưa. Đặc biệt, tổng thống nói, đại tướng không còn mẹ già như tổng thống, mà ông thì vì trọng trách ít có dịp về thăm mẹ nên ông mong sớm được về hưu để phụng dưỡng mẹ già. Ông tháo chuỗi tràng hạt mà ông đang đeo đưa tặng đại tướng, mong đại tướng chóng bình phục để về tiếp tục lo cho quân đội.” Ông nói chỉ đặt chức quyền tổng tham mưu trưởng mà thôi, ý muốn để đại tướng rõ là ông vẫn mong đại tướng về lại chức vụ cũ. Anh Tiêu nói đại tướng rất cảm động về cử chỉ của tổng thống (đại tá Tiêu hiện ở Orange County, California)
Đặc biệt có một cử chỉ tôi chưa hề thấy bao giờ, là khi đại tướng ra về, tổng thống tiễn chân đại tướng ra đến tận xe, bắt tay đại tướng, đợi khi đại tướng lên xe, ông còn cúi đầu chào trước khi xe lăn bánh. Khi trở lại văn phòng, ông có vẻ buồn rầu.
Đại tướng chữa bệnh ở Mỹ lúc đảo chính xảy ra. Sau một thời gian ông về lại, vì bịnh tình không thuyên giảm. Đại tá Trần Vĩnh Đắt là phụ tá của trung tướng Trung, tổng cục trưởng tổng cục Chiến tranh chính trị đặc trách về tù binh, kể với tôi:”Khi đại tướng về, đại tá ra đón, sau luôn đến thăm ông, và ông rất đau xót về việc các tướng lãnh đã giết tổng thống. Ông nói: “Mấy thằng tướng này làm sao lãnh tụ được mà cũng đòi .. có thằng nào chịu phục thằng nào đâu. Tụi nó giết ông cụ thì sau này tụi nó sẽ hối hận. Tìm đâu được người yêu nước và can đảm như ông Diệm, nghĩ đến ông tao muốn khóc”.
Đại tướng còn lôi ở trong cổ ra chuỗi tràng hạt do tổng thống tặng, mà ông luôn để trong người (đại tá Đắt đã chết ở Việt Nam)
Đại tướng được vinh thăng thống tướng (5 sao), vị thống tướng duy nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trước khi từ trần vào cuối tháng 10-1964. Nghe nói khi mai táng, gia đình đã chôn theo đại tướng cỗ tràng hạt mà tổng thống đã tặng

 
Tại Sao Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa Lại Là Một Bài Hát Của Đảng Viên Cộng Sản ?





Cựu quân nhân ngành An Ninh Quân Đội VNCH mừng Xuân Kỷ Hợi

WESTMINSTER, California (NV) – Trong bầu không khí thân mật giữa những niên trưởng cùng các gia đình chiến hữu đồng môn, chiến hữu bạn trong tinh thần huynh đệ chi binh, Hội Ái Hữu An Ninh Quân Đội Quân Lực VNCH vừa tổ chức tiệc Tân Niên Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 vào trưa Chủ Nhật, 17 Tháng Ba, tại nhà hàng Seafood World, Westminster.
Ông Nguyễn Hồng Thái, hội trưởng kiêm trưởng ban tổ chức, cho biết: “Buổi tiệc hôm nay là để các chiến hữu trong ngành có dịp tề tựu bên nhau hàn huyên tâm sự, cùng chúc cho nhau những lời chúc tốt lành, cũng như biết được ai còn, ai mất, và cũng để tạ ơn thượng đế đã cho chúng tôi còn sức khỏe để có dịp tay bắt, mặt mừng trong cuộc sống nơi đất khách.”
Trong niềm thương tiếc những bạn đồng môn đã nằm xuống cho chiến trường Việt Nam, những mái tóc bạc phơ của những bạn đồng môn còn sống sót trên đất khách đã thành kính tưởng niệm những chiến hữu hy sinh vì đại cuộc.
“Trong buổi họp mặt hôm nay, ngoài việc mừng Tân Xuân Hội Ngộ, chúng tôi cũng muốn ôn lại những kỷ niệm vui buồn khi còn đang phục vụ trong Quân Lực VNCH. Trong cuộc chiến, những chiến hữu trong ngành An Ninh Quân Đội là những chiến sĩ âm thầm hoạt động phản tình báo cũng như bảo vệ quân đội, và các chiến hữu trong ngành cũng có những chiến công trong sự hoạt động âm thầm không ai biết được,” ông Thái nói thêm.

Hai anh em ông Chu Tất Sĩ (trái) và Chu Tất Tiến. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Chia sẻ về ngành An Ninh Quân Đội, chiến hữu Ngô Chí Thiềng rất đau lòng và bất khả kháng phải rời khỏi quê hương trong ngày 30 Tháng Tư, 1975. Theo ông, trước khi Cộng Sản chiếm miền Nam, ông đã từng phục vụ tại Sở 3, Sở 4 An Ninh Quân Đội và Ty An Ninh Quân Đội Biên Hòa, cuối cùng, ông được lệnh thuyên chuyển về Cục An Ninh Quân Đội, Sài Gòn.
“Vào đêm 29 Tháng Tư, 1975, tôi may mắn được một số anh em bên Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Phòng 7 Tổng Tham Mưu tức Lôi Hổ có liên lạc với tôi là họ có chương trình di tản về miền Tây bằng một chiếc LCM của Hải Quân, và tôi đã đi theo với phái đoàn đó. Đến sáng 30 Tháng Tư thì chiếc LCM vẫn còn lòng vòng ngoài khơi Vũng Tàu thì chúng tôi nghe radio thông báo là ông Tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng. Thế là xong, chúng tôi phải rời khỏi Việt Nam ngay lúc đó,” ông Thiềng kể.
Nói thêm về những người được di tản khỏi Việt Nam trong biến cố 30 Tháng Tư, ông Chu Tất Sĩ, anh ruột của nhà văn Chu Tất Tiến, kể: “Ngày xưa tôi làm trong văn phòng của Chuẩn Tướng Vũ Đức Nhuận, cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội. Theo tôi biết, trong số các quân nhân thuộc ngành An Ninh Quân Đội có nhiều người may mắn, vì tình cờ được một vài quan chức của Hoa Kỳ giúp đỡ đưa họ rời khỏi nước trước, nhưng cũng có rất nhiều người cho đến ngày 29 Tháng Tư, 1975, thì vẫn còn bị kẹt lại. Trong lúc hỗn loạn có một số cựu quân nhân trong ngành đưa gia đình xuống Bến Bạch Đằng để đi theo những tàu chiến của Hải Quân, hay may mắn được đi theo những chuyến trực thăng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và cũng có một số đi theo lối tự túc bằng tàu để vượt biên. Nhưng, vẫn còn rất nhiều chiến hữu của ngành còn kẹt lại và họ đều bị đưa vào lao tù Cộng Sản.”

Ông Lê Anh Tuấn, con của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, bị bắt ở tù “cải tạo” 13 năm nhưng may mắn khi đang ở tù thì được chủ tịch Hội Nhân Quyền Thế Giới can thiệp nên được sang Mỹ sớm. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Cũng có người được sang định cư tại Mỹ rất đặc biệt, đó là trường hợp của ông Lê Anh Tuấn, cư dân Santa Ana. Theo ông Tuấn, ông là con của Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Trong thời chiến, ông là Đại Úy Binh Chủng Nhảy Dù. Sau đó, ông được thuyên chuyển về làm việc tại Cục An Ninh Quân Đội và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
“Lúc Cộng Sản chiếm Sài Gòn thì tôi bị họ bắt ngay. Sở dĩ tôi bị Cộng Sản bắt tại vì có người điềm chỉ. Sau đó, tôi bị đi tù Cộng Sản 13 năm ở trại tù Lý Bá Sơ, Thanh Hóa. Khi tôi đang ở tù thì chủ tịch Hội Nhân Quyền Thế Giới can thiệp là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thả tôi lập tức. Tôi vừa ra khỏi tù thì họ đưa tôi sang Mỹ ngay,” ông Tuấn kể.
Những quân nhân trong ngành An Ninh Quân Đội là một trong nhiều đối tượng để Cộng Sản truy lùng khi họ đã chiếm được miền Nam. Vì thế, có rất nhiều người vừa đi tìm phương tiện để vượt biên và vừa bị Cộng Sản đuổi theo, như trường hợp của ông Tiền Đức Lai.
“Tôi làm việc tại Cục An Ninh Quân Đội từ 1962-1975. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, 10 giờ sáng thì Việt Cộng đã vào Sài Gòn. Đến 1 giờ trưa, tôi cùng một số anh em cùng ngành xuống tàu đánh cá chạy ra khơi để tránh Việt Cộng đang truy lùng chúng tôi. Năm ngày sau, tàu chúng tôi đến Tân Gia Ba, và được Hải Quân Hoa Kỳ đưa chúng tôi vào thẳng đảo Guam. Vài ngày sau, họ đưa chúng tôi vào trại Fullerton, California. Và kể từ đó, tôi được vào định cự tại Los Angeles cho đến bây giờ,” ông kể.
Khi Cộng Sản chiếm miền Nam có một số cựu quân nhân trong ngành đã vì không chấp nhận sống với chế độ Cộng Sản nên đã liều mình tử tiết.

Các chiến hữu ngành An Ninh Quân Đội trong tiệc Tân Niên Mừng Xuân Kỷ Hợi do Hội Ái Hữu An Ninh Quân Đội Quân Lực VNCH tổ chức. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Chứng minh điều này, ông Nguyễn Hồng Thái cho biết: “Các chiến hữu tử tiết trong ngày 30 Tháng Tư, 1975 gồm có: Trung Tá Nguyễn Đình Chi, phụ tá Sở 3 An Ninh Quân Đội đã oai hùng tử tiết tại Trụ Sở Trung Ương, Cục An Ninh Quân Đội; Thiếu Tá Lương Bông, phụ tá trưởng Ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh tử tiết tại Ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh, Cần Thơ; Trung Úy Nghiêm Viết Tảo, trưởng ty An Ninh Quân Đội Giồng Trôm tử tiết tại trụ sở trụ sở thuộc tỉnh Kiến Hòa; Thượng Sĩ Trần Văn Lễ tử tiết tại trụ sở An Ninh Quân Đội Biệt Khu Thủ Đô, Sài Gòn…”
Chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” với tiếng hát của các chiến hữu đồng môn và thân hữu, với sự yểm trợ của Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH.
Ngành An Ninh Quân Đội VNCH thoát thai từ Quân Đội Pháp. Lúc đầu được mệnh danh là Nha Tổng Giám Đốc An Ninh Quân Đội, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Sau đó, Quân Lực VNCH được cải tổ, cơ chế này được sát nhập vào Bộ Tổng Tham Mưu cùng với các nha sở chuyên môn khác. Sau cùng được đổi thành Cục An Ninh Quân Đội, trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị VNCH.
Nhiệm vụ của Cục An Ninh Quan Đội gồm phản tình báo, tức chống gián điệp và binh vận; chống nội tuyến trong hàng ngũ QLVNCH, cũng như trong các cơ sở quốc phòng; phòng gian bảo mật, tức phản phá hoại, bảo vệ cơ sở, và điều trần an ninh cho các lãnh đạo; giám sát tinh thần về các vi phạm quân phong quân kỷ. An Ninh Quân Đội còn có những hoạt động mà bên ngoài không biết. Có thể nói, An Ninh Quân Đội như một đóa hoa đẹp, mọc trong rừng, chỉ có mình biết giá trị và công dụng mà thôi.
Chức vụ và danh tánh các vị lãnh đạo ngành An Ninh Quân Đội trong quá khứ gồm Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Đỗ Mậu, Thiếu Tướng Linh Quang Viên, Đại Tá Trang Văn Chính, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Đại Tá Trần Văn Thăng, và Chuẩn Tướng Vũ Đức Nhuận. (Lâm Hoài Thạch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét