Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 38



(ĐC sưu tầm trên NET)

Nhà tù Phú Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà tưởng niệm trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc

An Thới nằm ở cực Nam đảo Phú Quốc.
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Trong Chiến tranh Việt Nam, theo tuyên truyền của phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và cả chính quyền Việt Nam hiện nay thì tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...  Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn tuyên bố rằng tù binh tại đây đều được đối xử rất nhân đạo khi họ luôn đưa ra những bức ảnh tù binh cộng sản được chăm sóc y tế đầy đủ, ăn uống không thiếu thốn, tham gia vui chơi giải trí và lao động sản xuất. Tồn tại tài liệu cho thấy, thậm chí có những trường hợp tù nhân không muốn bị trao trả về phía cộng sản, họ giăng biểu ngữ phản đối "Nếu trao trả cho cộng sản thì chúng tôi tự sát tập thể", "Thà chết chứ không trở về với cộng sản", "Quay về chế độ cộng sản là tự sát"... họ chấp chận chính sách hồi chánh về với Việt Nam Cộng hòa, 
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 12x 3000 = 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.
Ngoài ra, Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở thị trấn Dương Đông, mặt tây của đảo.

Lịch sử


Nơi giam tù binh (phục dựng để tưởng niệm)

Trong Chiến tranh Đông Dương

Năm 1949 khi quân Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Huang Chieh (黃杰 Hoàng Kiệt) tướng lĩnh tỉnh Hồ Nam dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam, lúc bấy giờ được Pháp đưa ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Họ bỏ lại nhà cửa đồn điền, thực dân Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẳn lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa" nhốt tù binh gần 14.000 người. 
Trại gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D. Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Trung, Nam, Bắc Việt Nam bị tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Số tù binh này gồm khoảng 14.000 người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng). Cũng như tại các nhà tù khác trong Chiến tranh Đông Dương, tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa sinh hoạt đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, và tổ chức vượt ngục. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù nhân bị chết, 200 người vượt ngục.
Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu hết tù binh ở trại này.

Trong Chiến tranh Việt Nam

Cuối năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại tù có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang của hải quân chở từ Sài Gòn về đến Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện "Việt Cộng" hoặc "thân Cộng" cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa.
Trong 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1956, có khoảng 100 tù nhân vượt ngục, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Các ông Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng), và Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá) cũng vượt ngục trong thời gian này. Thấy tình hình bất ổn, năm 1957, chính quyền Sài Gòn đưa số tù chính trị ở "Trại huấn chính Cây Dừa" về đất liền, và đày một số ra nhà tù Côn Đảo.
Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn... Tại Phú Quốc, năm 1966, một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng ở thung lũng An Thới, cách "Căng Cây Dừa" cũ 2 km. Trại giam gồm 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, với trên 400 nhà giam, được gọi là Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam / Phú Quốc, thường được gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh... Tất cả 11 phòng đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai. Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên; tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác; một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ; hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam; ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động. Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một trung tá hoặc đại úy (có lúc là một chuẩn tướng) Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đằng sau là một cố vấn Mỹ. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam gồm có 4 tiểu đoàn quân cảnh, một liên đội địa phương quân, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển.
Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Có khoảng 12.000 tù nhân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có khoảng 9000 người từ miền Bắc. Có trên 20.000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị. Có hơn 2.000 sĩ quan, hạ sĩ quan; trên 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên.  Vào tháng 5-1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2.

Nhục hình


Phục dựng cảnh tù binh chính trị bị giam trong "chuồng cọp"
Trong Chiến tranh Việt Nam, theo tuyên truyền của phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và cả chính quyền Việt Nam hiện nay thì tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...  Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Họ trưng dẫn một số nhục hình tại nhà tù Phú Quốc mà theo lời kể của các cựu tù nhân là:
  • "đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
  • "chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
  • "ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
  • "lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả. 
  • "gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
  • "đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra 
  • "roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
  • "đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
  • lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết. 
  • dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi. 
  • dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục. 
Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969 , 1972 . Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù.  Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng.   Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy QLVNCH, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.

Khu di tích nhà tù Phú Quốc


Phục dựng cảnh điểm danh tù binh trong nhà tù Phú Quốc
Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng.

Nhà tù Côn Đảo - địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng


    Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại "địa ngục trần gian" Côn Đảo, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
    Trại giam Phú Hải có diện tích hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá. Trong ảnh là một khám lớn nơi giam giữ tập thể các tù nhân cách mạng.
    Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo - "địa ngục trần gian" (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
    Tại mỗi phòng giam như này, cao điểm có đến hàng trăm chiến sĩ cộng sản bị nhốt giam với gông cùm xiềng xích. Chúng dùng nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần đối với các chiến sĩ. Nhiều sĩ phu yêu nước như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... cho đến các đồng chí như: Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... từng bị giam giữ nơi đây.
    Cùng với nhà tù Phú Quốc, đây là một trong những địa điểm giam giữ các chiến sĩ cộng sản. Tại mỗi phòng giam, lúc cao điểm có đến hàng trăm người bị gông cùm, xiềng xích. Cai ngục thực dân dùng nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần đối với các chiến sĩ.
    Khu biệt giam với 20 hầm đá mới thực sự khiến những ai ghé thăm đều có cảm giác rợn người với những bức tường đã phủ đầy rêu phong nhưng vẫn còn cảm giác ớn lạnh.
    Nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... từng bị giam giữ nơi đây. (Xem thêm: Áo tù nhân Côn Đảo sờn rách sau hơn 40 năm)
    Nơi đây cũng có khu biệt giam đặc biệt dành cho các tù nhân cách mạng nữ. Họ bị xiềng xích và tra tấn cho đến chết.
    Khu biệt giam phủ đầy rêu phong với 20 hầm đá khiến những ai ghé thăm đều có cảm giác rợn người. (Xem thêm: Cựu tù Phú Quốc, Côn Đảo kể chuyện 15 ngày tuyệt thực)
    Trại giam Phú Hải còn có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.
    Nơi đây cũng có khu biệt giam đặc biệt dành cho các tù nhân cách mạng nữ. Họ bị xiềng xích và tra tấn cho đến chết. (Xem thêm: Cuộc vượt ngục lừng danh năm 1932)
    Nhà tù Côn Đảo
    Trại giam Phú Hải còn có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.
    Nhà tù Côn Đảo
    Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che.
    Nhà tù Côn Đảo
    Nó được chia làm 2 khu mỗi khu vực gồm 60 phòng giam, 30 phòng tắm nắng và một bệnh xá. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn và đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế.
    Nhà tù Côn Đảo
    Khu phòng tắm nắng là nơi để thực dân giam giữ tù nhân giữa bốn bức tường đá, được bọc dây thép gai. Không chỉ bị tra tấn, họ còn bị lột trần quần áo, phơi nắng phơi sương cho đến chết.

    Nhà tù Côn Đảo
    Các tù nhân phải chịu đựng đủ loại hình thức tra tấn từ ngày này qua ngày khác.
    Nhà tù Côn Đảo
    Một khu bệnh xá được dựng lên nhưng cũng chỉ với mục đích duy nhất là đối phó với các đoàn giám sát nhân quyền. Đây là chiêu mà thực dân sử dụng, đối phó  trong suốt thời gian cai trị hàng chục năm.
    Nhà tù Côn Đảo
    Những phòng giam có mái che được xây dựng với diện tích nhỏ, rộng 1,45 m, dài 2,5 m (khoảng 3,6 m2). Toàn bộ tù nhân đều bị xiềng xích, ăn, ở, vệ sinh trong buồng giam.
    Nhà tù Côn Đảo
    Ngoài việc bị tra tấn, tù nhân còn bị bỏ đói. Hầu hết tù nhân bị đưa vào chuồng cọp thì cái chết coi như cận kề.
    Nhà tù Côn Đảo

    Nhà tù Côn Đảo
    Với 120 phòng giam kiểu này, hàng nghìn tù nhân cách mạng đã bị giam giữ từ suốt năm 1940. Cao điểm, mỗi phòng có đến chục người.
    Nhà tù Côn Đảo
    Bên trên các phòng giam là hệ thống song sắt dày đặc với lối đi dành cho các cai ngục giúp chúng dễ dàng quan sát, kiểm soát mọi động tĩnh bên dưới.

    Nhà tù Côn Đảo
    Những ai có ý định hay hành động phản kháng, chúng sẽ dùng gậy và tra tấn từ bên trên. Trên trần mỗi buồng giam còn để thùng nước và thùng vôi bột. Khi tù nhân khát cai ngục sẽ đổ ào nước xuống và rắc vôi xuống mịt mù là hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu phản đối.
    Nhà tù Côn Đảo
    Dù đã trải qua hơn 40 năm từ khi bị phơi ra ánh sáng nhưng nơi đây vẫn khiến nhiều người liên tưởng chúng như những nhà tù khủng khiếp thời Trung cổ. Câu thơ Côn Lôn đi dễ khó về/ Già đi bỏ xác, trai về nắm xương đã phản ánh sinh động, chân thực về địa ngục trần gian, nơi chứng tích còn lại vẫn khiến người đời ghê rợn. Năm 2013, nhà tù Công Đảo được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

    Cảnh tra tấn tù binh rợn người ở Phú Quốc

    Không chỉ bị nhốt lom khom trong các chuồng cọp kẽm gai, địch còn dùng đủ loại thủ đoạn để tra tấn các chiến sĩ cách mạng. Hình ảnh mô phỏng tại nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang).
    Văn Tuấn

    Đi tìm tên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam

    Ông ta năm nay 83 tuổi, tên là Trần Nhu (thường gọi Bảy Nhu), sống ẩn dật trên một quả đồi, hàng ngày ăn chay niệm Phật và nem nép với nỗi ám ảnh tội lỗi. Ông ta biết rõ mình là quỷ đội lốt người, đã hành hạ, tàn sát bao nhiêu người trẻ ưu tú của non sông Việt. Thế nên, ngay cả lúc gần đất xa trời này, Bảy Nhu vẫn cứ đeo đẳng nỗi hốt hoảng vì sợ bị “ai đó” trả thù. Bảy Nhu tuyệt đối cấm chụp ảnh mình, cực kì hạn chế tiếp xúc với... đồng loại. Bởi vậy, ít ai biết viên cai ngục kì lạ, dị mọ, quái đản cổ đeo cả một ống bơ toàn răng tù nhân đó vẫn còn... sống.

    Tin liên quan
    Từ thế giới “địa ngục trần gian” ở ngoài hòn đảo “thiên đường du lịch” Phú Quốc (Kiên Giang) trở về, tôi tiếp tục trò chuyện với người tù Cộng sản, ông Vũ Minh Tằng (71 tuổi, đang sống tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông Tằng mang đến “Bảo tàng Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” do ông Lâm Văn Bảng xây dựng (ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) tặng... 9 cái răng của mình. Ông Tằng đã “phục kích” nhiều ngày, bới các đống phân của mình trong chuồng cọp biệt giam, để tìm và giữ bọc răng đó suốt hơn 30 năm ròng, sau khi tên cai ngục kia đánh gẫy của ông, bắt ông nuốt vào bụng mình toàn răng và máu...


    Nghe tôi kể Bảy Nhu còn sống, tôi khoe ra những bức ảnh và cả tiếng đồng hồ băng ghi âm từ đảo Phú Quốc, ông Tằng nghiến những chiếc răng già hổng hoác còn lại mà khóc: “Cái thằng ấy nó chưa chết ư? Ối trời ơi, nó vẫn còn sống thật không?”, rồi ông đau đớn hồi tưởng lại... 6 năm trời chết đi sống lại, bị tra tấn tàn độc bởi một bầy ác quỷ trong nhà tù.

    Ông Tằng lại thở hắt ra: “Nghĩ cho cùng, Nhà nước mình để cho nó (Bảy Nhu) sống là rất nhân đạo, cũng lại hóa ra rất tốt. Nếu nó không còn sống, thì ngoài hàng nghìn người đã chết chưa kể, còn hàng vạn người bị tra tấn bằng các trò của Quỷ Sa-tăng như tôi đây, có đem kể lại chuyện bị hành hạ, bị bắn giết, vứt xuống biển hết sức kinh dị cho con cháu nghe, chửa chắc đã có ai tin. Chuyện thật mà nó cứ xa xôi như ở cõi khác, ở kiếp khác ấy. Hóa ra, cái giống quỷ như thằng Nhu, lại vẫn có ích cho... đời”.

    “Gậy biệt li”, “Vồ sầu đời” và cái “hữu ích” của việc Bảy Nhu còn sống!

    “Bảy Nhu - viên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam!” - viết như vậy, tôi biết, sẽ có người cho tôi là hồ đồ, hoặc hơi quá... xúc động, khi gọi gọi Bảy Nhu như thế. Song, độc giả cứ cho phép tôi tạm gọi như vậy, vì những lí do rất đáng xem xét sau đây: “Đào bới” suốt sử sách - tư liệu của ngàn năm lịch sử, từ thời nguyên thủy, thời phong kiến, thời bị ách xâm lược của thực dân, đế quốc, tôi chưa bao giờ nghe, đọc, xem có một tù ngục nào dã man với viên cai ngục bằng xương bằng thịt mà lại kinh thiên động địa như cặp bài trùng khét tiếng: Thượng sĩ Bảy Nhu - nhà tù Phú Quốc.

    Tôi đã nhiều lần lục tìm bằng tất cả các nguồn tư liệu, sách báo, giai thoại, mà chưa thấy ở nơi nào, có lưu hành chuyện về đủ trò 24 ngón tra tấn “danh bất hư truyền” được ghi trong nhiều sử sách và... sổ sách (của nhà tù), được đặt tên “lâm li bi đát” như vậy cả (kiểu như “Vồ sầu đời”, “Gậy biệt li”...).

    Các trò của Quỷ sứ, gồm: Đập vỡ mắt cá chân, dùng ván và đinh ốc ép cho vỡ lồng ngực tù nhân; dùng kìm rút móng chân móng tay, dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy… dương vật; dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng chính trị phạm; thậm chí cả: Móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt chín nổ “đòm đọp” mới thôi; luộc “phạm nhân” trong chảo nước sôi cho các “bạn tù” chiêm ngưỡng… Bạn đã nghe ở đâu có những chuyện như ở dưới ngục A Tỳ của ông Diêm Vương như thế chưa? - đấy là chưa kể, hàng nghìn nhân chứng còn sống sờ sờ ra đó với các phần thân thể tàn phế, câu chuyện của họ, những bức ảnh của họ, các hiện vật bảo tàng biết nói đang trưng bày ở Phú Quốc, TP HCM, Hà Nội. Đó là những lời tố cáo đanh thép nhất.


    Đế quốc đã cút, Ngụy quyền đã thảm bại, đảo Phú Quốc vẫn óng ả nắng vàng, vẫn mượt mà biển xanh, đích thị là một thiên đường du lịch, một con gà đẻ trứng vàng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam trong thế kỉ 21. Nói chuyện xưa là để ngẫm chuyện nay, không hiểu sao, trong những chuyến bay TP HCM - Phú Quốc, những chuyến tàu xé toang mặt biển từ Rạch Giá đi An Thới, cái dự định tìm gặp bằng được tên đao phủ khét tiếng Trần Văn Nhu cứ ám ảnh tôi mãi.

    Anh em công an, bộ đội biên phòng, giới nhà báo, văn nghệ sĩ ở TP Rạch Giá đã kể với tôi nhiều chuyện về Bảy Nhu, dù hầu hết trong số họ chưa ai trông thấy Nhu bằng xương bằng thịt bao giờ! Chuyện nào cũng li kì, kinh dị như trong địa ngục, rồi ai cũng khuyên tôi nên bỏ ý định đi tìm Bảy Nhu. Có người bảo, ông Nhu không bao giờ chấp nhận gặp một ai nữa đâu, ông ta lánh đời, ăn chay trường, niệm Phật để mong sau này về cõi âm, đỡ phải bị “đền tội” thông qua việc bọn quỷ nó cho vào cối giã sống, hoặc hai tên quỷ ngồi hai bên, nhâm nhi cứa đứt cổ Nhu bằng một sợi dây đàn khò khử đêm ngày. Có người bảo, vì quá nhiều người muốn lén giết chết Nhu cho hả lòng lương thiện của mình, nên Nhu sống biệt tăm trong hang núi giữa một bầy chó béc-giê và hệ thống súng ống cướp được từ thời loạn lạc, ông ta dữ dằn tìm phương kế tự bảo vệ mình (?)...

    Lịch sử ghi rõ: Nhà tù Phú Quốc có diện tích hơn 400ha, gồm 44 phân khu, trong 7 năm tồn tại của mình (từ năm 1966 đến 1973 khi hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, các bên trao trả tù binh), nơi đây đã giam giữ và tra tấn tàn độc với ít nhất 40.000 tù nhân cộng sản và thường dân yêu nước, trong đó khoảng 4.000 người đã chết thảm vì những trò tra tấn tàn độc nhất, ác quỷ nhất. Thi thể của họ bị ném xuống biển hay vùi lấp ven các cánh rừng, rông núi ngoài đảo xa.

    Năm 2009, tôi cũng đã có mặt, chứng kiến đội quy tập mộ liệt sỹ (k92) của Tỉnh đội Kiên Giang cất bốc, quy tập cả nghìn bộ hài cốt tù nhân ở khu vực nhà ngục Phú Quốc; vừa rồi trở lại, nhìn những cánh rừng tan hoang hang hốc bởi cuộc khai quật mồ liệt sĩ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đó, tôi đã khóc. Máy xúc máy ủi làm việc hết công suất, có hố chôn tập thể, gồm cả 500 bộ hài cốt, nhiều bộ xương, sau gần nửa thế kỉ bị chôn lấp, vẫn cứ đau đớn găm bên mình tới 16 cái đinh mười do cai ngục tra tấn khi xưa.

    Giáp mặt quỷ sống

    Trong hồ sơ của Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc, hiện còn lưu giữ hồ sơ về 24 ngón đòn tra tấn “bài bản và hiệu quả” mà các viên cai ngục đều đã thực hành, đúc rút, lưu truyền “nức tiếng”. Trong suốt mấy chục năm các ngón đòn độc địa kia đã giúp trại tù Phú Quốc vang danh với sứ mệnh của một địa ngục trần gian, nơi mà các viên cai ngục vào vai dã thú một cách hoàn hảo nhất. Còn các công trình, tác phẩm, tư liệu của nhiều tác giả, nhiều nhân chứng viết về nhà ngục Phú Quốc thì đều nhắc đến 45 hình thức tra tấn tù nhân độc ác ngoài sức tưởng tượng, trong đó đặc biệt “choáng váng” là những trò “sáng tạo vượt bậc” do Bảy Nhu và đồng bọn quái đản của chúng áp dụng trên thân thể chính đồng bào yêu nước của chúng, thông qua các dụng cụ tra tấn “danh bất hư truyền”: Vồ sầu đời và gậy biệt li. Rằng: Bị cái vồ ấy đã đụng vào là coi như sầu đời, chết ném xuống biển làm mồi cho cá dữ, sống thì cũng sầu đời mãn kiếp với các thương tật khiếp vía (vồ sầu đời); còn cái gậy ấy, ai đã bị nếm, coi như li biệt gia đình, đồng đội và cả... cõi dương gian (gậy biệt li).

    Hàng chục nhân chứng đã đem thân tàn ma dại của mình ra chứng minh cho sức mạnh của gậy biệt li, vồ sầu đời, cả các cái gậy cái vồ ấy đều đã được trưng bày tại Phú Quốc và nhiều địa phương, cả những bức ảnh nạn nhân đã chết và còn sống; cả các pho tượng tạc hình nhân bị tra tấn kinh dị nhất..., tất cả hiện lên trước mắt tôi, với lời thuyết minh của các nhân viên phòng trưng bày tại Nhà tù Phú Quốc. Nhưng, ngần ấy vẫn chưa thật sự ám ảnh và khiến tôi phải mất ăn mất ngủ vì sợ hãi, như là khi tới nhà gặp và trò chuyện với Bảy Nhu, kẻ đã từng vặn hàng ngàn chiếc răng của những người tù Cộng sản...
     
    Theo hồ sơ lưu trữ, ở nhà tù Phú Quốc, trong những ngón đòn tra tấn cực kì hiểm ác được bọn chúng “đúc kết kinh nghiệm” và “ghi chép thành văn bản” để chuyền tay nhau “học tập”, “thực hành”, có ngón đòn “đục răng” là khủng khiếp nhất, man rợ nhất.

    Thượng sĩ Nhu (Bảy Nhu) được bầy ác quỷ ở các khu giam tôn làm “sư phụ” của ngón đòn này. Ông Nguyễn Minh Hoàng, một cựu tù Phú Quốc, hiện sinh sống ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bị tên Thượng sĩ Nhu đục mất hai chiếc răng trong thời gian ba ngày ba đêm. Anh (Hoàng) kể: “Bọn chúng cùm tay cùm chân rồi lấy hai mảnh ván bắt ốc vít xiết ép ngực cho há miệng ra. Sau đó, tên Thượng sĩ Nhu dùng đục để đục răng tôi. Gã làm nhẩn nha như là giỡn chơi nhưng đau nhói buốt tận óc, khiến tôi chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần...”.

    Rất nhiều tù nhân thân thể tiều tụy khi bị tra tấn bằng ngón đòn đục răng đã phải từ giã cõi đời vì không sao chịu đựng nổi. “Gã đục răng tù nhân để dành được cả mấy bơ sữa bò rồi kết lại thành chuỗi tràng hạt đeo tòng teng trên cổ, ngó giống hệt Sa Tăng đeo xâu đầu lâu trên người!” (Trích tác phẩm đã công bố của tác giả Nguyễn Tam Mỹ).


    Nhà tù Phú Quốc: Tội ác man rợ đến ác quỷ cũng kinh hãi

    Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn chặt đứt đầu rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.
    Kỳ 1: Những chuyện không tưởng tượng nổi ở địa ngục trần gian
    Trong những ngày đất nước tưng bừng chuẩn bị cho ngày Quốc khánh, tôi hòa vào dòng người xuống tàu cao tốc rời TP. Rạch Giá ra hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc.Những ngày này, các phương tiện đưa người ra Phú Quốc đều quá tải, không đáp ứng nổi. Phần lớn người ra đảo để nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp đảo ngọc, nhưng cũng có không ít cựu chiến binh muốn tìm lại ký ức kinh hoàng chưa bao giờ nguôi ngoai.

    [​IMG]


    Mô hình "chuồng cọp" nhốt tù binh cộng sản. Họ phải đứng, nằm, ngồi, lom khom... phơi nắng, mưa nhiều ngày trong một tư thế.


    Nhà tù Phú Quốc gần như chẳng còn gì. Mọi thứ hầu như đều là phục dựng lại. Thế nhưng, những hình nộm mô tả cảnh tra tấn các chí sĩ yêu nước, cũng đủ làm bất cứ ai phải rùng mình sợ hãi.Những chiếc răng, những mảnh xương bánh chè, những chiếc đinh xuyên mẩu xương lượm được từ những nấm mồ tập thể, đã tố cáo một tội ác ghê rợn mà thế hệ trẻ chưa được biết đến, hoặc không thể tưởng tượng nổi.Để thực hiện loạt phóng sự, dựng lại phần nào những cảnh tàn ác gầm trời có một ở nhà lao Phú Quốc, chúng tôi đã phải nhiều lần ra vào Phú Quốc, đi theo đội tìm kiếm, khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ, trong số 4.000 tù chính trị bị sát hại. Những cuộc khai quật đầy đau thương và nước mắt ấy, đã dựng lại những trang sử bi tráng về những chiến sĩ cộng sản.

    [​IMG]

    Di tích Lịch sử nhà lao Phú Quốc


    Tôi đã có nhiều chuyến theo cô Vũ Thị Minh Nghĩa đi tìm mộ liệt sĩ và cho đến lúc này, tôi vẫn không lý giải nổi những bí ẩn trong tâm hồn cô. Cô từng có chồng con, có gia đình hạnh phúc, nhưng rồi một ngày, cô cưới vợ cho chồng, bỏ lại quê hương bản quán, một thân một mình vào Nam, rồi cứ lăn lộn hết rừng này đến núi nọ để tìm mộ, quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc.

    [​IMG]


    Vợ chồng lương y Phạm Văn Thanh từ Lào Cai vào Phú Quốc thắp hương cho các liệt sĩ nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7. Anh cũng là người tặng rất nhiều thuốc điều trị bệnh cho cựu tù nhân Phú Quốc Vũ Minh Tằng, nhân chứng của những cuộc tra tấn khủng khiếp. Nhờ có thuốc của lương y Thanh, ông Tằng đã khỏe hơn rất nhiều.



    Ngồi trong căn nhà đơn sơ, nơi âm khí và hài cốt vây quanh ở thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhắc lại những cuộc đào bới hài cốt ở Phú Quốc, cô Nghĩa rưng rưng xúc động. Trong suốt cuộc đời cất bốc hài cốt, từ rừng núi, biển khơi, đến tận nước bạn Lào, Campuchia, nhưng chưa có cuộc khai quật nào khiến cô khóc nhiều đến vậy.

    [​IMG]


    Cô Minh Nghĩa (ngoài cùng bên phải) cùng các chiến sĩ đội quy tập hài cốt tỉnh Kiên Giang đang bới đất tìm hài cốt liệt sĩ.


    Thân phận các tù nhân chính trị Phú Quốc quá tàn khốc, quá thương tâm. Không đâu trên thế giới này mà con người đối xử với con người lại khủng khiếp như vậy. Từ những bộ hài cốt bị đóng đinh, xương bị đập bể vụn, sọ lìa khỏi xương sống, những hình ảnh tra tấn khủng khiếp các chiến sĩ cộng sản hiện hữu như thước phim rõ nét trước mắt cô.Chúng tôi từng có mặt tại Phú Quốc vào đúng đợt cao điểm khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại những hố chôn tập thể. Trung tá Nguyễn Văn Cao, Đội phó Đội K92, tỉnh Kiên Giang, phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ đội K92 phải huy động nhiều nhân lực, máy móc cho cuộc khai quật như thế này. Xương cốt các anh tầng tầng lớp lớp, vùi sâu đến ngót chục mét trong lòng núi non hiểm trở, sỏi đá lèn chặt đến nỗi cuốc bổ quằn lưỡi”.

    [​IMG]

    Đồng chí Nguyễn Văn Sắc bị bắn chết trong trại giam.

    Ban tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ được lập gồm 40 đồng chí, do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban. Để chuẩn bị cho công cuộc đào bới này, họ phải khảo sát địa hình, phát quang, rà phá bom mìn, lên phương án tỉ mỉ suốt cả tháng trời.Hố khai quật rộng cả trăm mét vuông được máy xúc, máy ủi bới ra. Cô Minh Nghĩa cùng các chiến sĩ trẻ nhảy xuống hố khai quật sâu tới 5m. Họ dùng chiếc bay nhỏ gạt từng lớp đất đen.


    [​IMG]

    Đồng chí Lê Văn Hanh bị cố vấn Mỹ bắn chết sau khi thẩm vấn


    Linh cảm của người có mấy mươi năm cất bốc hài cốt nên nhìn màu đất là cô biết được có hài cốt hay không. Mọi công việc đều phải nhẹ nhàng, thận trọng. Cô và các chiến sĩ nhặt lên, xếp đủ 5 bộ xương người.Hố khai quật tiếp tục được đào sâu, mở rộng. Càng đào bới, càng đau thương, càng xót xa, càng căm phẫn. Hầm mộ thứ nhất tìm được tới 513 hài cốt, hầm mộ thứ hai phát hiện 508 hài cốt, hầm mộ thứ ba có 118 hài cốt, hầm mộ thứ tư là 80 hài cốt.

    [​IMG]

    Bọn cai ngục dùng đinh dài 8cm đóng vào xương gót chân tù binh


    Tổng cộng, trong mấy tháng nếm mật nằm gai, bới từng nắm đất, cô Nghĩa và các chiến sĩ đội quy tập đào lên từ lòng đất sâu thẳm hơn 1.000 hài cốt vô danh. Đây là một kỳ tích chẳng biết nên vui hay buồn. Đến trời Phú Quốc cũng phải nổi cơn giông trút mưa sầu gió thảm.Cô Minh Nghĩa giơ bàn tay gầy guộc cho tôi xem. Cuộc cất bốc hài cốt diễn ra đã mấy năm, nhưng di chứng chất độc hóa học ăn ruỗng tay cô, để lại sẹo nhẳng nhịt vẫn còn hiện rõ.Mấy chục năm đi cất bốc liệt sĩ, chưa bao giờ cô thấy khủng khiếp và xót xa đến vậy. Khi máy xúc múc đất lên, lộ ra trắng xóa xương cốt, nhiều người chóng mặt, nôn nao, thậm chí ngất xỉu vì không chịu nổi mùi xác người yếm khí do chôn quá sâu, và mùi chất độc hóa học bay lên sau bao năm ủ kín dưới lòng đất.

    [​IMG]

    Những chiếc đinh vẫn còn trên sọ người. Liệt sĩ này đã bị chúng đóng đinh vào đầu đến chết.

    Mọi người đưa găng tay cho cô, nhưng cô không dùng vì sờ xương cốt không thật. Thà đôi bàn tay sưng mọng vì nhiễm độc, chứ cô không chịu nổi chuyện bỏ sót xương cốt đồng đội.Bọn địch thật quá tàn nhẫn. Đẩy các chiến sĩ cách mạng xuống hố sâu, chúng còn xả hàng tấn hóa chất để tiêu hủy da thịt, xương cốt các chiến sĩ cách mạng, để che giấu tội ác ngàn đời. Vậy nên, gạt lớp đất, nhìn thấy rành rành mẩu xương, nhưng khi nhặt lên, thì lập tức vỡ vụn. Xương cốt đã bị chất hóa học phân hủy.Cô Nghĩa đã khóc, cả trăm người tham gia cuộc khai quật cũng đã không cầm được nước mắt. Đầu lâu của các anh, các chú nằm một chỗ, thân thể nằm một nơi. Nhìn hài cốt, cô Nghĩa hiểu cả.


    [​IMG]

    Hố khai quật phát hiện mồ chôn tập thể cựu tù Phú Quốc

    Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn dùng xẻng, dùng dao chặt đứt đầu, rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.Đào hết lớp xương thứ ba trong hố khai quật, thì gặp tảng đá khổng lồ. Mọi người nghĩ rằng, hố khai quật đã đến đáy, nhưng nhìn lớp đất, nhìn tảng đá, với sự nhạy cảm của mình, cô Minh Nghĩa tin rằng vẫn còn hài cốt.Phải máy cẩu mới nhấc được tảng đá khổng lồ, nặng vài tấn lên khỏi hố. Giời ạ! Dưới tảng đá đó là vô số xương cốt vỡ vụn. Cả trăm thi thể được đùn xuống hố, chúng xả hóa chất xuống, lại còn vần tảng đá khổng lồ xuống hố nghiền nát thi thể các tù nhân.


    [​IMG]

    Hơn ngàn hài cốt quy tập ở đảo Phú Quốc toàn liệt sĩ vô danh

    Trong số hơn ngàn hài cốt được tìm thấy trong cuộc khai quật lịch sử trong tổng số 4.000 cựu tù đã bỏ mạng ở địa ngục trần gian, chỉ có duy nhất đồng chí Nguyễn Văn Khai, quê Thanh Hóa là có tên.Sau này mọi người mới biết, khi chúng bắt tù nhân phải vác xác đồng đội mình đi chôn, một đồng chí đã nhanh tay viết tên đồng đội của mình, bọc vào nilon rồi nhét vào xác.


    [separate]

    Trong buổi quy tập đau thương khủng khiếp ấy, chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng thắt lòng khi bến tàu An Thới ngập tràn tiểu sành được chuyển từ đất liền ra. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã phải huy động cả mấy tỉnh thành mới có đủ số lượng tiểu sành chở ra đảo phục vụ cho cuộc khai quật hài cốt.Cuộc khai quật hài cốt đau thương ngoài sức tưởng tượng ở Phú Quốc đã tái hiện cảnh tượng địa ngục trần gian một thời ở hòn đảo mà bây giờ người ta gọi là thiên đường du lịch.
    Đóng đinh mãi mà tinh thần đồng chí Nguyễn Thanh Long không hề suy suyển, nên chúng dùng cả đinh 8cm lẫn 1 tấc đóng chi chít vào hộp sọ, xuyên thủng màng tai, hốc mắt để tước đi mạng sống của người cộng sản kiên trung.

    Kỳ 2: Man rợ đóng đinh vào người cho đến chết

    [​IMG]
    Hỏi một câu, chúng lại đóng 1 chiếc đinh vào ngón tay

    Lần chứng kiến cuộc khai quật hố chôn tập thể lớn nhất từ trước đến nay ở Phú Quốc, cô Vũ Thị Minh Nghĩa đôi mắt mọng đỏ sụt sùi đưa cho chúng tôi xem những mẩu xương vẫn còn những chiếc đinh to bằng ngón tay, bằng cái đũa xuyên qua.
    Cô bảo: “Đau xót lắm cháu ạ. Có những bộ xương cô đếm được tới 16 cái đinh mười (dài 10cm, hay còn gọi là đinh 1 tấc) xuyên qua. Hộp sọ mà có mấy chiếc đinh to bằng ngón tay xuyên vào thì làm sao sống được. Trên đời này có giống loài nào tàn độc như bọn Ngụy không cháu?”.

    [​IMG]
    Đóng đinh vào đầu để giết hại tù binh cộng sản.

    Chỉ trong một hầm mộ, mà cô Minh Nghĩa lượm được tổng số 300 chiếc đinh vẫn dính vào những mẩu xương. Đinh cắm chặt vào xương sống, xương ống chân, mắt cá chân, ống tay, xương bánh chè, xương sọ, xương bả vai… Xương dính đinh là những bằng chứng rõ rệt nhất tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù, được đựng đầy trong mấy thúng to nộp cho Phòng văn hóa huyện đảo Phú Quốc.
    Trong ngôi nhà tuềnh toàng ở Vụ Bản (Nam Định), cựu tù Phú Quốc Vũ Minh Tằng mang thương tật khắp người, nhớ lại những tháng ngày ở “địa ngục trần gian” với thái độ rất bình thản. Ông chậm rãi kể lại những ngón đòn tra tấn của bọn ác ôn.

    [​IMG]
    Nhà tù Phú Quốc nhìn từ trên cao

    Theo đó, bọn chúng có đủ các loại nhục hình, tra tấn dã man, quái gở mà bình thường khó ai có thể tưởng tượng nổi.
    “Tôi đã nghiên cứu hầu hết các nhà tù ở Việt Nam, tìm hiểu các hình thức nhục hình tàn bạo trên thế giới, song không thấy đâu có những trò tra tấn, giết người dã man như ở nhà lao Phú Quốc” – ông Tằng kể.
    Thời Pháp, sau khi dùng nhục hình, tra khảo, chúng tống các tù nhân vào trai giam, nhốt kín. Thế nhưng, thời Ngụy, có lẽ rút được bài học đối phó với tù nhân cộng sản vô cùng kiên trung nên chúng thực hiện các thủ đoạn thâm độc nhất nhằm làm lung lay ý chí của chiến sĩ cộng sản. Không làm nhụt được ý chí người cộng sản, thì chúng tra tấn cho đến chết, hoặc giết chết theo một cách dã man, quái đản nhất.

    [​IMG]
    Hỏi một câu, chúng lại đóng 1 chiếc đinh vào ngón tay

    Hành động tra tấn bằng đóng đinh vào người thì hầu như những chiến sĩ cộng sản kiên gan đều phải trải qua.
    Theo ông Tằng, khi nhập nhà lao, việc đầu tiên là chúng dùng đòn phủ đầu để đè bẹp ý chí của người chiến sĩ cộng sản.
    Vừa đặt chân xuống An Thới (Phú Quốc), các chiến sĩ cộng sản đã bị một toán lính làm nhiệm vụ tiếp nhận xông tới đánh bằng báng súng, dùi cui, đấm, đá bằng giày đinh đến khi hộc máu mồm, choáng váng, ngất xỉu.
    Tiếp đó là lên xe để nhập trại, rồi vào các phân khu trại giam. Cứ mỗi lần lên xe, xuống xe, các chiến sĩ cách mạng lại bị một trận đòn khủng khiếp.

    [​IMG]
    Những chiếc đinh đóng vào người tù binh cộng sản thu được trong các cuộc khai quật hài cốt

    Ông Ba Toản, cựu tù Phú Quốc, hiện đang sống ở huyện đảo này kể: “Nhiều đồng chí nóng tính, không kiềm chế được bản thân sẽ thiệt mạng ngay khi nhập trại. Đợt chúng đưa tôi ra Phú Quốc còn có mấy đồng chí nữa. Khi chúng vừa đánh đòn phủ đầu vừa chửi bới cộng sản, ba đồng chí ức quá liền phản ứng.

    [​IMG]
    Những chiếc đinh đóng vào người tù binh cộng sản thu được trong các cuộc khai quật hài cốt

    Mặc dù sự phản ứng không lớn lắm, chỉ là yêu cầu chúng đối xử như tù binh chiến tranh, chứ không phải con vật, thế mà chúng gọi lại, rồi liên tiếp những tiếng đoàng khô khốc vang lên. Ba đồng chí gục tại chỗ, máu chảy thấm đỏ bãi cát. Chứng kiến cảnh đó, Ai không vững chí là lung lay ngay”.
    Sau đòn phủ đầu, sẽ là quá trình tra khảo. Tại bộ chỉ huy trại giam của địch có 3 ban tra khảo mà các tù nhân cộng sản gọi là ban ác ôn.

    [​IMG]
    Bọn cai ngục đóng đinh vào xương tù binh Phú Quốc
    Lần lượt từng tù binh được đưa vào phòng để thẩm vấn. Những chiếc đinh 3cm được chuẩn bị sẵn, cùng với búa, đặt trên mặt bàn. Hai tên làm nhiệm vụ giữ tay tù binh cộng sản cố định trên mặt bàn. Tên tra khảo một tay giữ đinh đứng thẳng trên đầu ngón tay tù binh, một tay cầm búa.
    Cứ sau mỗi câu hỏi, hắn lại giáng búa, đinh phập xuyên ngón tay, vỡ nát xương, cắm chặt xuống mặt bàn, không rút tay lên được. Các tù binh cộng sản đều kiên trung bất khuất, chẳng bao giờ hé răng khai báo, nên sau khi được chúng quẳng về phòng giam, thì 10 đầu ngón tay đều tơi tả, rỉ máu đỏ lòm.
    Đầu ngón tay là nơi tập trung đầu dây thần kinh, nên mỗi lần đóng đinh, đau đớn buốt tận óc, ngất xỉu. Tuy nhiên, biết rằng kiểu gì cũng bị đóng đinh, nên các tù binh cộng sản đều bình thản chấp nhận trải qua màn tra tấn này.

    [​IMG]
    Đồng chí Đỗ Hòa anh dũng hi sinh khi bị đóng đinh vào đầu
    Mặc dù màn tra tấn đó vô cùng dã man, nhưng cũng không làm ý chí người cộng sản lung lay, nên sau này, bọn chúng đã nâng thêm nhiều bước nữa. Chúng dùng những chiếc đinh 6cm, 8cm rồi tiếp đó là đinh 10cm.
    Sau khi đóng nát 10 ngón tay, bàn tay các chiến sĩ cộng sản, thì chúng tiếp tục đóng đinh vào chỗ khác trên cơ thể.
    Liệt sĩ Lâm Rô, sau khi bị tra tấn bằng việc đóng đinh vào các ngón tay, không tra khảo được gì, chúng tiếp tục đóng đinh vào khắp nơi trên cơ thể đồng chí. Những chiếc đinh được đóng vào chân, vào lưng, xương bánh chè… cũng chẳng khiến đồng chí mở miệng.

    [​IMG]
    Chỉ trong thời gian ngắn mà có tới 4 ngàn tù binh cộng sản bị giết hại, tra tấn đến chết.
    Cuối cùng, những chiếc đinh ghim vào đầu đã cướp đi mạng sống của người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Sau này, khi quật mộ ở nghĩa địa tù binh trên đồi 100, đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Dương Đông, những người bốc mộ đã không kìm được nước mắt khi đếm được 7 chiếc đinh dài 8cm còn dính trên xương cốt của liệt sĩ.
    Trong số cả trăm tù nhân cộng sản ở Phú Quốc hi sinh vì bị đóng đinh vào người, thì liệt sĩ Nguyễn Thanh Long bị chúng tra tấn bằng đinh khủng khiếp nhất.
    Trong ký ức của những cựu tù còn sống, thì ngày 9-4-1970 là ngày đáng nhớ, bởi sự hi sinh anh dũng bất khuất của tù nhân cộng sản Nguyễn Thanh Long.

    [​IMG]
    Cảnh tượng bọn ác ôn đóng đinh vào tay người tù cộng sản

    Vừa nhập trại, chưa kịp hồi phục sau những trận đòn phủ đầu, đồng chí đã bị lôi lên phòng ác ôn để tra khảo. Tại căn phòng đẫm máu này, đồng chí đã ra đi mãi mãi. Không thấy bạn tù về phòng, ai cũng hiểu đồng chí đã hi sinh anh dũng.
    Chỉ đến khi mộ đồng chí ở đồi 100 được cải táng, các cựu tù mới biết rõ đồng chí hi sinh thảm khốc như thế nào. Đóng đinh nát hai bàn tay không làm lung lay ý chí người tù cộng sản, bọn địch đã dùng đinh đóng tiếp vào cổ chân phải và cổ chân trái.
    Hành động đóng đinh của chúng điệu nghệ, tỉ mẩn chẳng khác gì thợ mộc. Đinh to như vậy, nhưng chúng đóng xuyên qua mắt cá, xuyên qua khớp. Những chiếc đinh 1 tấc, to bằng ngón tay được đóng xuyên qua bả vai.


    [​IMG]
    Một bộ hài cốt có nhiều đinh và dây thép siết cổ.
    Đóng đinh mãi mà tinh thần đồng chí Nguyễn Thanh Long không hề suy suyển, nên chúng dùng cả đinh 8cm lẫn 1 tấc đóng chi chít vào hộp sọ, xuyên thủng màng tai, hốc mắt để tước đi mạng sống của người cộng sản kiên trung.
    Trong quá trình khai quật mộ, còn làm phát lộ vô vàn những liệt sĩ bị đóng đinh đến chết. Những chiếc đinh được đóng ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cựu tù cộng sản.
    Một liệt sĩ vô danh khi quật mồ thì thấy rằng: Sau khi bị trói còng tay bằng dây chì gai cùng với còng sắt, bị vô số đinh đóng vào chân, tay, đầu gối, đùi, bả vai… vẫn chưa chết, chúng đã dùng sợi dây dù cực bền siết cổ để loại bỏ một tù binh cộng sản cứng đầu. Giết tù binh rồi, chúng đào hố quẳng xác xuống và lấp lại. Còng sắt, dù siết cổ và những chiếc đinh đóng vào bộ hài cốt vẫn còn nguyên vẹn dưới lòng đất.



    [separate]

    Hắn khéo léo chỉnh đục, rồi đóng những cú chính xác. Hắn đóng vài cái thì xương bánh chè tuột khỏi đầu gối đồng chí Bảy Ni. Cả hai miếng xương bánh chè bị đục một cách đơn giản.

    Kỳ 3: Man rợ đục xương bánh chè

    [​IMG]
    Chỉ đục vài cái, hai xương bánh chè đã rời khỏi chân đồng chí Bảy Ni

    Hôm có mặt ở hố chôn tập thể tù nhân Phú Quốc, nhiều người rơi nước mắt khi cô Vũ Thị Minh Nghĩa lầm lụi, tỉ mẩn nhặt nhạnh từng mẩu hài cốt gói vào lá cờ Tổ quốc, rồi đánh số chi chít. Khi vào chiến trường, các chú, các bác đều có tên, có tuổi, nhưng giờ chỉ còn mảnh xương tàn, hay vệt đất mờ mờ hoa thổ.Cô Minh Nghĩa bảo rằng, bốc cất hài cốt, cô thấy có một điều lạ, là rất nhiều hài cốt không có xương bánh chè. Sau này, tìm hiểu từ các cựu tù Phú Quốc, tôi mới biết, nhiều tù binh cộng sản bị bọn cai ngục dùng đục bóc mất bánh chè khi thẩm vấn.


    [​IMG]
    Cô Minh Nghĩa và những hài cốt khai quật ở hố chôn tập thể


    Tại khu nhà trưng bày chứng tích của nhà tù Phú Quốc ở An Thới, có một tấm hình, chụp một người tù binh cộng sản tuy khá mờ, nhưng khuôn mặt, ánh mắt vẫn lộ rõ nét rắn rỏi, hiên ngang. Bên dưới tấm hình là dòng chú thích: Đồng chí Nguyễn Văn Ni (Bảy Ni, sinh năm 1937, tại Củ Chi), bị đục xương đầu gối và dùng cây sắt nung đỏ đâm xuyên bắp chân.Vài dòng chữ ngắn ngủi như vậy, chưa đủ nói hết những thảm khốc mà người tù cộng sản kiên trung này đã phải trải qua.

    [​IMG]
    Tù binh chỉ còn xương và da


    Mặc dù trại giam tù binh Phú Quốc có chế độ ngặt nghèo, tàn ác, nhưng các tù binh cộng sản vẫn không ngừng đấu tranh. Đồng chí Bảy Ni được chọn làm Bí thư Đảng ủy một phân khu của trại giam tù binh Phú Quốc.

    [​IMG]
    Tù binh Phú Quốc bị bắn chết.

    Thời điểm năm 1968, tại trại A2, có tên Hương, giám thị trưởng vô cùng tàn bạo. Tên này có ham thích đánh đập tù nhân. Ngày nào hắn cũng phải lôi một vài tù nhân ra đánh đập cho đã tay. Hành hạ các tù nhân càng đau đớn, hắn càng khoái trá. Đến người già, người yếu hắn cũng không tha. Anh em tù binh vô cùng phẫn nộ, nên đề xuất Đảng ủy cho tiêu diệt tên Hương.Tuy nhiên, đồng chí Bảy Ni đã khuyên anh em nên bình tĩnh, vì giết tên Hương này, thì sẽ lại có tên Hương khác, không thay đổi được gì. Đồng chí khuyên các tù binh nhịn nhục, đấu tranh những thứ lớn hơn.


    [​IMG]
    Mô hình khu chuồng cọp

    Nhân kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngày 23-11-1968, các cuộc đấu tranh trong trại giam hừng hực khí thế. Các tù binh trại A2 tố cáo sự tàn ác của tên Hương. Để ổn định tình hình trại giam, tên thiếu tá Thức đã tát tên Hương vài cái và chấp nhận yêu sách thay giám thị khác.Thế nhưng, tên giám thị mới còn ác ôn, tàn độc hơn tên Hương nhiều lần. Tên Thức đã thay một tên ác ôn bằng một tên ác ôn gấp ngàn lần, đó là thượng sĩ Bảy Nhu.



    [​IMG]
    Điểm danh


    Hôm tên Bảy Nhu về nhận nhiệm vụ giám thị trưởng A2, hắn lạnh lùng đi lại, ngó mặt từng phạm nhân. Cứ ngó mặt mũi phạm nhân một lượt, hắn lại ngửa mặt lên trời cười sằng sặc: “Chúng mày đã rơi vào tay ông thì tốt nhất là ngoan ngoãn như con chó, con lợn. Nếu không, ông sẽ cho chúng mày xuống biển làm mồi cho cá mập cả lút. Hừ, rồi chúng mày chờ xem”.Tên Nhu vừa về nhận trại, liền gọi một số tù binh đến phòng ác ôn để thẩm tra. Một nửa tù binh không thấy quay về nữa, còn một nửa thì được ném về trại với thân thể đầm đìa máu, đinh đóng nát bàn tay, chi chít trên người.

    [​IMG]
    Có tới 4.000 tù binh Phú Quốc bị chúng sát hại

    Rồi cũng đến lượt đồng chí Bảy Ni bị tên thượng sĩ Nhu gọi. Chúng đưa đồng chí Bảy Ni đến thẳng Bộ Chỉ huy, tra tấn dã man để hỏi tung tích các đồng chí lãng đạo Đảng ở phân khu.Tên Nhu chỉ hỏi đi hỏi lại mỗi câu: “Ai là Đảng ủy, ai là Bí thư?”. Cứ sau mỗi câu hỏi, hắn lại đóng một chiếc đinh vào ngón tay đồng chí.



    [​IMG]
    Di ảnh đồng chí Bảy Ni


    Đóng đinh nát hai bàn tay, thượng sĩ Bảy Nhu tiếp tục đóng đinh xuyên mắt cá chân, chi chít vào đầu gối. Hắn cứ lạnh lùng như không, kê chiếc đinh mười, rồi giương búa đóng thụp một cái. Hắn làm việc này cần mẫn, tỉ mẩn và chính xác như một thợ mộc lành nghề.Xong màn đóng đinh mà không khai thác được gì, tên Bảy Nhu gọi người mang bếp than và thanh sắt nhọn hoắt đến. Than cháy rừng rực, thanh sắt ủ hồi lâu cũng đỏ lòm.Hắn lạnh lùng cầm thanh sắt đỏ rực ấy xuyên vào bắp chân đồng chí Bảy Ni. Thanh sắt nhọn, lại nóng ngàn độ, đốt thịt cháy xèo xèo. Thanh sắt nguội, hắn lại cho vào lò than. Đủ độ nóng, hắn lại xuyên tiếp. Cứ xuyên như thế vài lần thì thủng một lỗ ở bắp chân và chín luôn một mảng thịt.

    [​IMG]
    Cảnh tượng đục xương bánh chè


    Sau một hồi thẩm tra, thì hai bắp chân của đồng chí Bảy Ni đã chi chít lỗ thủng. Cả hai bắp chân của đồng chí đã bị thanh sắt đỏ rực nướng chín, mùi khét của thịt nồng nặc khắp phòng.Cứ mỗi lần xuyên thanh sắt nóng vào bắp chân, đồng chí Bảy Ni lại đau đớn ngất xỉu. Thế nhưng, mỗi khi tỉnh dậy, đồng chí không hề kêu la đau đớn, mà luôn miệng mắng chúng là bọn bán nước, dắt quân Mỹ về dày xéo nước nhà, giết hại nhân dân ta. Mắng chúng chán rồi, đồng chí lại hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Mỹ – Thiệu! Hồ Chí Minh muôn năm!”.Dù xuyên thủng chi chít bắp chân, nhưng không lấy được lời khai nào từ người chí sĩ cộng sản kiên trung, tên thiếu úy quân cảnh Chu Quốc Minh (quê ở Trà Ôn, Vĩnh Long) đã nhận nhiệm vụ đục xương bánh chè của đồng chí Bảy Ni.Tên này lẳng lặng ra góc phòng lấy chiếc đục, dụng cụ của thợ mộc. Hắn khéo léo chỉnh đục, rồi đóng những cú chính xác. Hắn đóng vài cái thì xương bánh chè tuột khỏi đầu gối đồng chí Bảy Ni. Cả hai miếng xương bánh chè bị đục một cách đơn giản.Thấy máu chảy lênh láng, đỏ lòm, tên Bảy Nhu làm bộ khuôn mặt thương xót bảo: “Để tao cầm máu cho mày nhé. Chứ máu chảy thế này thì chết mất thôi”.Rồi Bảy Nhu cầm thanh sắt đỏ lửa châm vào vết đục bánh chè ở đầu gối. Thịt bị đốt cháy xèo xèo, nên máu không chảy nữa. Lúc đó, đồng chí Bảy Ni đã kiệt sức rồi, nhưng vẫn tuôn một tràng mắng mỏ tên Bảy Nhu là đồ bát nước, dày xéo đồng loại.

    [​IMG]
    Cảnh tượng đục xương bánh chè

    Tên Bảy Nhu bảo: “Để tao xin mày mấy cái răng làm kỷ niệm”. Hắn đi kiếm đục để lấy răng, thế nhưng, đồng chí Bảy Ni đã ngất xỉu. Chờ mãi không tỉnh, chúng quẳng đồng chí vào phòng biệt giam.Thân thể bị nát bấy, máu mất nhiều, chỉ nằm một chỗ, nên một thời gian ngắn sau, đồng chí Bảy Ni đã trút hơi thở cuối cùng.Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền huyện Phú Quốc đã tìm được hài cốt của đồng chí Bảy Ni. Khi cất bốc hài cốt, vẫn thu được mấy cây đinh cắm vào xương cốt đồng chí. Năm 1997, đồng chí được gia đình đưa về quê hương Củ Chi an táng.Năm 1998, xét đề nghị của Ban Liên lạc cựu tù binh Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Văn Ni.Đó là sự ghi nhận của đất nước đối với người chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã không tiếc mạng sống để đất nước có được như ngày hôm nay.



    [separate]

    Chúng nhét con đỉa vào vết rạch, rồi khâu kín lại. Nằm trong máu, nên con đỉa tha hồ hút. Chỉ một lúc, nó đã phình to và cựa quậy cơ thể căng phình của nó. Nó lớn nhanh chả khác gì bơm xe. Vùng kín người chiến sỹ kiên trung căng nhức như muốn nổ tung, buốt tận óc.
    Kỳ 4: Những trò tra tấn man rợ nhất lịch sử
    Có lẽ, không đâu trên thế giới này mà những đòn đánh đập, tra tấn, áp chế tinh thần lại khủng khiếp như ở nhà tù Phú Quốc.Tại nhà trưng bày ở nhà tù, hiện còn mô tả 24 ngón đòn tra tấn man rợ mà bọn cai ngục sử dụng để hành hạ thể xác và tinh thần tù binh cộng sản
    [​IMG]
    Chúng vặn ốc vít đến khi vỡ lồng ngực tù binh


    Những ngón đòn mà chỉ cần nhắc đến, nhiều người cũng phải rùng mình khiếp đảm: dùng chày đập nát vụn mắt cá chân, đục từng miếng xương bánh chè, dùng ván gỗ và đinh vít ép vỡ lồng ngực, tẩm dầu đốt cháy vùng kín, luộc người trong chảo nước sôi hay nướng người trên lửa than rực hồng…Một trong số ít tù binh cộng sản bị tra tấn khủng khiếp mà vẫn sống sót đến ngày nay là cựu tù Trần Hồng. Ông đã từng gây chấn động trong lịch sử nhà tù Phú Quốc bằng cuộc vượt ngục có một không hai. Ông đã vượt 18 lớp rào kẽm gai giữa thanh thiên bạch nhật dưới hàng ngàn con mắt cú vọ của bọn cai ngục.Trải qua những thử thách quá thảm khốc, nhưng giờ đây, ngồi giữa phố phường Sài Gòn, ông kể lại cứ bình thản như thường. Cựu tù Trần Hồng cởi manh áo trên người, để lộ vòm ngực chằng chịt dọc ngang những vết sẹo to, sâu như những vết dao chém.Ông vén hai ống quần khoe hai bắp chân sùi lên những đống sẹo do bọn cai ngục nướng sắt xuyên qua.

    [​IMG]
    Cảnh đưa tù binh ra Phú Quốc bằng trực thăng


    Cựu tù Trần Hồng là chiến sĩ cách mạng kiên trung, bị coi là tù binh cứng đầu cứng cổ, nên ông phải trải qua hầu hết những ngón đòn tra tấn độc ác nhất của nhà tù này.Trần Hồng là người gốc Bình Định. Ông rất giỏi võ cổ truyền. Năm 1968, ông bị bắt ở mặt trận Huế và bị đày ra Phú Quốc khi vừa tròn đôi mươi.Máu nóng, lại có khí phách thượng võ, nên bọn cai ngục rất… ngứa mắt, nên vừa vào trại, chúng đã cho ông nếm đủ các hình phạt, rồi tống vào khu biệt giam.

    [​IMG]
    Nghĩa địa chôn các tù binh Phú Quốc

    Phòng biệt giam được coi là “địa ngục trên mặt đất”. Căn phòng rộng chỉ vẻn vẹn 22 mét vuông, nhưng chúng nhốt tới 197 tù binh. Tính ra, mỗi mét vuông giành cho 8 người. 8 con người phải đứng, ngồi, lom khom chồng chất lên nhau. Hôi hám, bệnh tật, ghẻ lở không tưởng tượng nổi.Với tham vọng biến tù binh cứng đầu Trần Hồng thành người tàn phế cả thể chất lẫn tinh thần, cứ thi thoảng bọn cai ngục lại lôi ông ra phòng tra tấn ở đầu phòng biệt giam.Chúng bắt ông đặt tay lên bàn, rồi lần lượt lúc dùng búa, lúc dùng chày nện thẳng cánh rất mạnh vào từng ngón tay. Mỗi cú nện hơi chếch, móng tay ông tuột ra, văng xuống đất, hoặc còn dính da lủng lẳng.


    [​IMG]
    Mỗi cú đập, móng tay tù binh tuột khỏi ngón tay, xương dập nát


    “Biết rằng chúng sẽ bóc hết móng tay, nên chẳng để chúng phải ép, tôi tự động xòe cả bàn tay cho chúng nó đập. Đập hết móng nay rồi chúng nó ném tôi lại phòng biệt giam” – cựu tù binh Trần Hồng bình thản kể.Khi những ngón tay vừa khô máu, chúng lại lôi ông ra bẻ răng, nướng thanh sắt nhọn chọc thủng bắp chân.Chúng trói ông lại, ép miệng ông vào cái lỗ tròn của vỉ sắt, rồi kê thước bằng đồng vào miệng ông. Cứ vỗ vào chuôi thước một cái, thì một cái răng văng ra.Cựu tù Trần Hồng chẳng thèm kêu đau, còn chửi: “Mẹ chúng mày. Oai gì cái lối trói người lại để tra tấn. Giỏi thì ra bìa rừng kia, tao chấp cả chục thằng”.

    [​IMG]
    Lộn vỉ sắt đến tứa máu


    Tất nhiên bọn hèn nhát ấy chẳng giám đấu với tù binh Trần Hồng. Ngay lập tức, chúng quẳng ông vào chuồng cọp, chuồng chó với mục đích hành ông đến chết.Chuồng cọp kẽm gai là một hình thức tra tấn làm suy kiệt thể chất và tinh thần của những tù binh cứng đầu. Chuồng cọp được bố trí ngoài trời ở mỗi phân khu, có loại nhốt một người, có loại nhốt đến 5 người.Có loại người tù chui vào buộc phải nằm dưới cát, có loại nằm trên dây kẽm gai sắc nhọn, có loại chỉ ngồi được, có loại chỉ đứng lom khom. Các tù binh cứ phải giữ tư thế đó cả ngày, cả đêm, cả tuần. Chỉ cần cựa quậy, đổi tư thế là thép gai cứa rách da thịt.

    [​IMG]
    Chuồng cọp


    Khi đã vào chuồng cọp là tù nhân phải cởi trần. Ngày thì phơi nắng, đêm dãi sương, trời mưa thì lóp ngóp như cá. Đêm rét thì chúng tặng cho vài xô nước lạnh cho… mát; ngày nắng thì chúng dội nước muối cho… giảm cân. Hôm nào nắng to, chúng đốt thêm lửa ở gần cho… ấm.Chỉ vài ngày nhốt chuồng cọp, toàn thân tù binh sẽ lột da như cua, như rắn. Da non mọc lên ngứa ngáy khủng khiếp, nhưng rồi lớp da non lại bị đốt cháy và lột tiếp. Nhốt chuồng cọp độ 10 ngày, tù nhân chỉ còn da bọc xương.Chúng hành hạ tù binh Trần Hồng trong việc ăn uống cũng dã mãn thú tính. Cơm chỉ được một nắm bằng quả trứng, nhưng chúng trộn với cát và nước tiểu. Không ăn thì chúng đánh, nôn ra cũng đánh. Chúng dùng roi cá đuối quất veo véo.

    [​IMG]
    Ép lồng ngực


    Roi cá đuối phơi khô là thứ khủng khiếp. Khi vụt, lớp gai sẽ móc vào thịt da. Chúng giật mạnh khiến chóc da, tóe máu. Vụt vài cái thì cơ thể bê bết máu. Tranh thủ lúc máu đang chảy, chúng lấy muối ớt xát vào để… tiệt trùng.Hành hạ ở chuồng cọp khiến nhiều tù binh phẫn uất, không chịu nổi mà phát điên. Có tù binh điên tiết chửi bới bọn cai ngục. Chửi chán thì rạch bụng cho ruột gan thòi lòi ra ngoài, rồi chết trong danh dự.Riêng tù binh Trần Hồng thì tinh thần vẫn vững như bàn thạch. Lom khom trong chuồng cọp mà ông vẫn luyện khí công.Chuồng cọp không ăn thua gì, chúng bắt ông lộn vỉ sắt. Tấm vỉ sắt với những lỗ tròn, đầy gai, mấu. Chẳng cần ép, cựu tù Trần Hồng tự cởi áo, cắm đầu lộn vỉ sắt. Lộn vài vòng thì lưng rách toác nham nhở, máu me bê bết. Tóc bị lột cả mảng. Khi ông bất tỉnh, không lộn nổi nữa, thì chúng quẳng lại phòng biệt giam.

    [​IMG]
    Trò tra tấn đến ác quỷ cũng kinh hãi

    Anh em, đồng chí trong tù xót ruột, người nhường nước lau vết thương, người nhường quần áo, nhưng cựu tù Trần Hồng gạt đi: “Mặc làm gì. Mặc vào nó đánh lại rách nữa”.Đảng ủy phát hiện một tên chỉ điểm trà trộn vào phòng biệt giam, Trần Hồng đã xin khử tên này. Ông cùng một người tù nữa trùm áo lên đầu hắn rồi bóp cổ đến chết.Giết hắn rồi thì khiêng xuống nhà bếp dúi đầu vào bến than đang cháy. Hôm sau, bọn cai ngục phát hiện, thì mọi người thống nhất khai: “Nửa đêm lạnh quá tù nhân này mò xuống bếp sưởi đã trúng gió, gục đầu vào bếp than chết”.Tên giám thị vằn mắt: “Chúng mày giỏi lắm. Giờ tao sẽ cho chúng mày chui đầu vào lò lửa xem có chết cảm không”.



    [​IMG]
    Tù binh tự mổ bụng mình


    Nói xong, hắn cầm dùi cui gõ vào đầu từng người. Gõ vào ai, thì có nghĩa người đó ra khỏi phòng. Các cựu tù trong phòng đều tin chắc chúng sẽ giết cho đến khi tìm ra người sát hại tên chỉ điểm.Trong hoàn cảnh đó, tù nhân Trần Hồng đứng lên bảo: “Không phải tra khảo gì cả. Chính tao đã giết nó”.Ngay lập tức, tên giám thị đưa Trần Hồng xuống phòng tra khảo của Bộ chỉ huy nhà tù. Tại đây, chúng áp dụng cực hình chưa từng được sử dụng ở nhà tù này.Hai thằng cai ngục lột truồng ông Trần Hồng, rồi trói nghiến ông vào cái cọc chôn giữa phòng tra khảo. Một tên dùng dao lam rạch một đường thật sâu, dọc theo vùng kín. Máu chảy ròng ròng xuống sàn nhà.Hắn mở hộp sắt, lấy ra con đỉa trâu to bằng ngón tay, đen bóng nhầy nhẫy. Loài đỉa Phú Quốc hút máu rất mạnh. Khi nó xơi no, cơ thể bằng ngón tay của nó sẽ trương lên bằng cổ tay.Chúng nhét con đỉa vào vết rạch, rồi khâu kín lại. Nằm trong máu, nên con đỉa tha hồ hút. Chỉ một lúc, nó đã phình to và cựa quậy cơ thể căng phình của nó. Nó lớn nhanh chả khác gì bơm xe. Vùng kín người chiến sỹ cách mạng kiên trung căng nhức như muốn nổ tung, buốt tận óc.Lớp da ngoài vùng kín rách dần theo độ lớn của con đỉa. Con đỉa bên trong vẫn không ngừng hút máu, cựa quậy. Đau quá, ông Trần Hồng ngất xỉu, không biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy, nhìn xuống, chỉ thấy một nhúm thịt tơi tả. Trong lúc ông ngất xỉu, chúng đã triệt sản ông.Một tù binh nữa, cũng bị chúng hành hạ khủng khiếp không kém gì ông Trần Hồng, đó là tù binh Tô Hồng Minh.

    [​IMG]
    Đồng chí Trịnh Văn Thanh bị địch cưa chân để khỏi vượt ngục

    Tên trung sĩ Điền và trung sĩ Nghĩa đánh đập tra khảo ông Minh mãi không được gì, chúng liền đổi cách. Chúng lột quần ông Minh, bắt ngồi dạng giữa hai ghế kê cạnh nhau.Tên trưởng trật tự Dương Văn Hai bưng vào phòng một chiếc đĩa đựng bột màu đen, đặt phía dưới ghế. Hắn bật diêm, chiếc đĩa bùng lên thành ngọn lửa.Chỉ một lát sau, bộ phận sinh dục của cựu tù này bị nướng chín, nứt da, nhỏ mỡ xuống đĩa cháy xèo xèo. Tù binh Tô Hồng Minh ngất lịm. Bộ phận sinh dục của ông đã bị nướng chín.



    [separate]

    Hắn đưa cây gậy vào miệng người chiến sĩ kiên trung, rồi cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một răng bật ra.
    Kỳ 5: Vồ sầu đời, gậy biệt ly và kỹ nghệ đục răng tàn bạo

    Một ngày, có một cựu tù binh Phú Quốc đến Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội) tặng… 8 chiếc răng. Chuyện bảo tàng tư nhân này trưng bày 8 chiếc răng, cùng với lá thư nghuệch ngoạc, đã gây chấn động dư luận một thời. Sau mấy mươi năm hòa bình, mà cả nước vẫn còn sững sờ bởi những câu chuyện tra tấn khủng khiếp ở nhà lao Phú Quốc.Vài ngày sau khi người chiến sĩ kiên trung Vũ Minh Tằng lặn lội lên tận Hà Nội tặng răng, tôi cùng lương y Phạm Văn Thanh về thôn Tiên Hào (Vĩnh Hào, Vụ Bản, Nam Định) gặp ông. Lương y Thanh bắt mạch, khám bệnh, bốc thuốc cho ông Tằng.

    [​IMG]
    Cảnh tượng đục răng


    Anh lần sờ những vết thương trên cơ thể người cựu tù, vẫn thấy lạo xạo xương vỡ, lộm cộm những mảnh đạn trong người. Ngay hốc mắt của ông vẫn còn mảnh đạn mà ai sờ cũng thấy. Lương y Thanh cứ lắc đầu không hiểu vì sao người tù cộng sản này vẫn sống được qua những đòn tra tấn khủng khiếp như thế.Ngôi nhà ngói dột nát ở Tiên Hào có 3 con người bệnh tật, héo hon. Vợ ông Tằng, bà Nguyệt suốt ngày chỉ ngồi trên giường, thi thoảng bò lê ra ghế. Bà bị viêm khớp nặng quá, đầu gối sưng tấy như quả bưởi, không đi lại nổi. Chẳng có tiền mua thuốc, khám bệnh, nên mặc kệ căn bệnh tác quái.[​IMG]
    Chiến sĩ Vũ Minh Tằng (bên phải) và lương y Phạm Văn Thanh. Lương y Thanh đã tặng thuốc điều trị nhiều bệnh cho ông Tằng.

    Người em trai của ông Tằng là Vũ Văn Mỹ, hơn 60 tuổi, mà vẫn như một đứa trẻ, tật nguyền và ngây dại. Năm 10 tuổi, Mỹ trèo cây cau bắt chim, bị ngã gẫy cột sống. Không được chữa trị kịp thời nên bại liệt, mất trí. Vợ chồng ông Tằng thay nhau chăm bẵm người em suốt 50 năm qua.Ông Tằng lấy vợ năm 1958. Vợ chuẩn bị sinh người con thứ hai thì ông xung phong vào chiến trường. Trong trận quyết chiến ở hang Đá Chẹt (Quảng Ngãi), bị địch tập kích, một viên đạn trúng đầu, vỡ hộp sọ, nhưng người chiến sĩ này vẫn nã đạn diệt địch.Không khuất phục được nhóm bộ đội cứng đầu, địch ném lựu đạn hơi cay. Lúc tỉnh dậy, ông đã thấy nằm trên máy báy ra nhà tù Phú Quốc.


    [​IMG]

    Chỉ đập nhẹ chiếc đục, răng lập tức bật ra


    Từ năm 1968, ông Tằng cùng đồng đội chính thức rơi vào cảnh sống ở địa ngục trên trần gian, nếm trải đủ mọi hình phạt khủng khiếp.Vào trại, ông Tằng được Đảng ủy phân công làm Bí thư Chi bộ phân khu 2. Ông Tằng cũng là người tổ chức cho anh em vượt ngục. Sau hơn một năm dùng thìa, dĩa đào từng nhúm đất, 100 tù binh đã đào tẩu ra ngoài. Một số lạc trong rừng, bệnh tật chết, một số bị bắn chết, một số theo dân chài trốn được vào đất liền, tiếp tục hoạt động cách mạng.Riêng ông Tằng chưa kịp độn thổ thì cuộc vượt ngục bại lộ. Ông cùng nhiều chiến sĩ cách mạng được giao cho ác quỷ Bảy Nhu tra tấn.

    [​IMG]
    Bảy Nhu hiện nay


    Xác định rơi vào tay Bảy Nhu thì kiểu gì cũng chết, nên ông Tằng vui vẻ chấp nhận, xác định rõ tư tưởng. Chúng tra khảo kiểu gì, ông cũng chẳng khai, nhận tất chủ mưu cuộc vượt ngục về mình.Bảy Nhu lạnh lùng bảo: “Mày được lắm. Có khí chất người cộng sản. Tao sẽ cho mày nhấm nháp cái chết từ từ. Giờ mày muốn nộp răng nào?”. Ông Tằng nhìn vào mặt Bảy Nhu bảo: “Mạng tao trong tay mày, mày thích lấy cái nào thì tùy”.Ông Tằng nhe răng, hắn đưa cây gậy nhỏ vào miệng người chiến sĩ kiên trung, rồi điệu nghệ như gã thợ mộc lành nghề. Cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một chiếc răng của ông Tằng bật ra.

    [​IMG]
    Chôn sống tù binh


    Bình thường, Bảy Nhu bắt tù binh nhè răng ra để hắn dùng làm toòng teng đeo cổ, hoặc đựng vào ống bơ, còn máu thì phải nuốt ngay vào bụng kẻo bẩn phòng tra tấn, nhưng riêng với ông Tằng thì hắn bắt nuốt cả răng lẫn máu.Đục 3 cái rồi, mà người chiến sĩ cộng sản vẫn thản nhiên để hắn đục, chả thành khẩn khai báo gì, nên hắn chuyển phương án khác, cho ông Tằng tự chọn răng. Bảy Nhu bảo: “Tao cho mày quyền chọn răng hiến tặng. Mày kê nhầm, mất vài cái thì đừng có trách”.Hắn đưa cho ông Tằng cây gỗ nhỏ hơn, bắt ông cắn chặt cây gỗ đó. Hắn cầm vồ đập từ trên xuống, thì chiếc răng hàm trên văng ra, còn đập từ dưới lên, thì răng hàm dưới văng ra ngoài. Cứ thế, hắn đục rụng 9 cái răng của tù binh Vũ Minh Tằng.

    [​IMG]
    Nhốt tù binh cộng sản trong container rồi phơi ngoài trời cho chết nóng


    Cứ cái răng nào rơi ra, ông Tằng lại nhặt bỏ vào miệng. Không hiểu tên Bảy Nhu đập kiểu gì, mà răng tuột cả chân, nuốt cứ vướng ở họng. Nuốt mãi không được, chúng vạch miệng đổ nước cho trôi cả vào dạ dày.Bẻ răng xong, chúng ném ông về phòng biệt giam cho hồi sức. Mỗi lần đại tiện, ông lại bới phân tìm răng. Mấy lần tìm kiếm, mà chỉ thấy 8 chiếc. Cách đây mấy năm, đi chiếu chụp ở bệnh viện, mới biết còn chiếc răng nữa dính chặt ở dạ dày. Chân răng nhọn quá, xuyên thủng dạ dày, rồi cứ nằm đó mấy chục năm nay.Theo cựu tù Vũ Minh Tằng, màn lấy răng của Bảy Nhu là đòn tra tấn nhẹ nhất trong tổng số khoảng 30 ngón đòn mà bọn cai ngục áp dụng với tù binh Phú Quốc. Đó cũng là màn khởi đầu nhẹ nhất mà ông phải trải qua

    [​IMG]
    Cảnh tù binh làm việc trong nhà bếp

    Sau khi chờ ông Tằng hồi tỉnh, cai ngục Bảy Nhu tiếp tục gọi ông lên để tra tấn. Những lúc như thế, ông mới trộm nghĩ, đồng đội của mình bị chúng đứng trên chòi cao nã đại liên hoặc cối 82 ly hóa ra lại hay. Chỉ đoàng cái là được đoàn tụ với ông bà, tổ tiên. Cái chết kiểu từ từ thế này đúng là khủng khiếp.Ông Tằng lôi hàm răng giả đặt trên mặt bàn móm mém bảo: “Đến giờ tôi vẫn không tin là mình sống được đâu. Tôi cùng anh em cựu tù trải qua những cực hình ở nhà lao Phú Quốc rồi mới hiểu vì sao không giặc nào đè bẹp được ý chí của người Việt mình. Ngày xưa, rồi mãi mãi, sẽ chẳng có kẻ thù nào khuất phục được người Việt”.Khi tên Bảy Nhu đứng ở cửa phòng biệt giam, ông Tằng đã đứng lên móm mém hỏi lại: “Mày gọi tao đi tra tấn hả?”. Hắn lạnh lùng gật đầu. Thế là ông Tằng lững thững đi theo hắn.



    [​IMG]
    Đánh tù binh bằng roi cá đuối. Quất vào người, roi cá đuối móc vào thịt, rứt toạc da, tứa máu.

    Đến phòng ác ôn, hắn lôi từ góc phòng ra mấy thứ và giới thiệu công năng từng thứ một. “Đây là chày vồ, đây là gậy. Tao dùng chày vồ đánh vào mắt cá cho ngon cơm. Đây là gậy bỏ cháo, đây là gậy sầu đời, gậy biệt ly, gậy sanh tử. Ngày nào không đánh tụi bay là tao ăn cơm không ngon”.Súng đạn ông Tằng còn chả sợ, nên nhìn những chiếc gậy, chày vồ ấy, ông Tằng tỉnh queo, coi thường. Thế nhưng, nếm trải những ngón đòn ấy, ông Tằng mới thấy khủng khiếp. Nếu kêu la, khóc lóc thì còn xả được đau đớn, đằng này người tù cộng sản đều phải nghiến răng chịu đựng, thậm chí đau ngất lịm mà vẫn phải làm mặt lạnh, coi thường đòn tra tấn của chúng.Chiếc chày vồ được Bảy Nhu chế tác như chiếc chày giã gạo, cầm vừa tay, còn gậy thì to nhỏ từng loại. “Gậy bỏ cháo” có nghĩa là đánh người nào thì người đó không những cơm không ăn nổi mà cháo cũng bỏ luôn, “gậy sầu đời” là đánh xong thì tàn phế, rầu rĩ cả đời, “gậy sanh tử” gồm hai đầu, đánh bằng đầu sanh thì còn hy vọng sống, còn đánh bằng đầu tử thì chỉ có chết.


    [​IMG]
    Nhiều tù binh Phú Quốc chỉ còn da bọc xương

    Bảy Nhu cho người khiêng tấm sắt lỗ tròn sắc lẻm đến, nhét chân ông Tằng vào. Đau thế nào người tù cũng phải ngồi im, vì giãy chân là tấm sắt cứa rách chân, toạc da, máu chảy lênh láng.Bảy Nhu cầm chày vồ đập từng nhát dứt khoát vào mắt cá chân. Đập vài nhát thì mắt cá hai bên chân vỡ vụn. Hắn tiếp tục nhẩn nha đập xương bánh chè ở đầu gối, rồi khuỷu tay, bả vai. Khi người chiến sĩ ngất thì hắn dừng, tỉnh hắn đập tiếp. Cứ hết gậy lại đến chày, hắn đập đến khi xương khớp trên cơ thể ông Tằng nát vụn hết thì dừng tay.Vài hôm sau, đợi ông Tằng tỉnh táo, hắn cho người khiêng ông lên phòng ác ôn và tiếp tục hành hạ. Lần này thì những chiếc đinh 10 được đóng chi chít vào ống chân, ống tay, đầu gối. Tổng cộng có đến mười mấy hình phạt thảm khốc mà người chiến sĩ cộng sản kiên trung Vũ Minh Tằng phải trải qua.Sau khi nếm đòn chuồng cọp, thì cơ thể vốn đã suy kiệt của ông Tằng chỉ còn lại nguyên bộ xương, với lớp da bó sát xương ở ngoài. Ngày vào quân ngũ, ông nặng ngót 70kg, cao 1,75m, nhưng lúc trao trả tù binh, đồng đội dìu lên cân, cả quần áo, cùng 8 chiếc răng dắt cạp quần chỉ có 23kg.Ông Tằng nhớ lại: “Tôi được nếm gậy biệt ly mấy lần mà không chết. Lúc quẳng vào biệt giam, thằng Nhu còn khen tôi là sống dai như đỉa. Tôi sống được là nhờ ăn phân, uống nước đái đấy chứ.


    [​IMG]
    Phân khu B10


    Sau khi bị tra tấn, ném vào phòng biệt giam, nó cũng mang cơm đến cho, nhưng nó trộn phân người và nước tiểu, cốt để mình không dám ăn rồi chết đói. Nhưng tôi và anh em cứ nhắm mắt nhắm mũi mà ăn. Nó không cho nước, nên anh em nào tiểu tiện ra, thì chia nhau mỗi người một ngụm, không bỏ phí giọt nào. Thế mới sống được để tiếp tục đấu tranh chứ”.
    (St)

    Chia sẻ cùng bạn bè


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét