Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 28

Thức ơi là Thức, thối quá!

---------------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)

Tiểu Sử

Trần Huỳnh Duy Thức – một doanh nhân tiên phong
Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966 tại Việt Nam trong một gia đình nghèo với  tám anh chị em. Thời niên thiếu, Thức biểu thị  một niềm đam mê với kiến thức và giáo dục vì ông tin rằng đó là phương tiện  đáng tin cậy nhất để giúp đỡ gia đình mình. Thôi thúc bởi ý chí và quyết tâm, ông luôn luôn cố gắng học tập và làm việc cùng một lúc.  Với tất cả nỗ lực của mình, ông đã thi đậu vào Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM chuyên ngành công nghệ thông tin.
t14
Đầu năm 1993, Trần Huỳnh Duy Thức mở một cửa hàng vi tính nhỏ. Chỉ  một vài tháng sau, cửa hàng của Thức đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên. Dù nhỏ, nhưng cửa hàng không chấp nhận làm giảm giá trị thương hiệu EIS  của riêng  mình, từ chối chạy theo trào lưu thời thượng bằng một nhãn hiệu nước ngoài giả nào đó, cho dù khi đó thị trường Việt Nam vừa được mở cửa rất ưa chuộng hàng ngoại nhập. Cuối cùng, sự quyết tâm  đã giúp cửa hàng của Thức tìm thấy thành công đáng ngạc nhiên vì khách hàng bắt đầu đặt niềm tin vào một thương hiệu nội địa nhờ chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi của nó. Do đó, doanh thu của EIS tăng nhanh,  EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994.
Cuối năm 1994, Thức gặp Lê Thăng Long, người bạn cũ của anh tại trường đại học và khi đó đang thành công ở vị trí giám đốc một công ty liên doanh tại Hà Nội. Anh đã đề nghị Long cùng mình thành lập một công ty mới. Tại thời điểm đó, mặc dù doanh nghiệp tư nhân đã được công nhận hợp pháp, hầu hết người Việt Nam đều cảm thấy an toàn hơn với một công việc tại các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Thức và Long là một trong số ít người đã chọn đi ngược lại công thức đó; với hành trang là niềm tin, họ rời bỏ những công việc đầy hứa hẹn tại công ty liên doanh để khởi sự bằng doanh nghiệp của chính mình, qua đó tạo ra một xu thế  mới.
Internet đến cuối năm 1997 mới được cho phép sử dụng ở Việt nam nên ngay cả việc sử dụng các công ty tin học Việt Nam cũng chưa biết, huống chi là hiểu về công nghệ. Nhưng công ty EIS đã quyết định nhắm vào thị trường này để cạnh tranh với các công ty nước ngoài sừng sỏ lúc đó như IBM và Spring.
t11
Từ năm 1998 trở đi, Internet chính thức được sử dụng ở Việt Nam, tạo nên một nhu cầu truy cập Internet bùng nổ. Tuy nhiên, thời điểm đó các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vẫn còn sử dụng công nghệ truy cập analog qua đường điện thoại nên dung lượng và tốc độ truy cập rất hạn chế, không đáp ứng được cho nhu cầu đang tăng rất nhanh. Nhận thấy lỗ hổng trên, công ty EIS đã giới thiệu vào thị trường công nghệ truy cập digital mới nhất vào lúc đó, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ truy cập nhiều lần so với công nghệ analog cũ. Nhờ vậy Duy Việt thắng thầu nhiều dự án mở rộng hạ tầng Internet trước các hãng lớn nước ngoài, tạo nên một hiện tượng mới lạ.
Năm 2000, công ty TNHH Tin học EIS chuyển đổi thành công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.”
Chỉ 2 năm sau, với 3 công ty con gồm One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), Sài Gòn (Việt Nam) và Singapore, EIS đã tự tin và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới lúc đó.
t10
Sau khi ra mắt vào tháng 2 năm 2003, One Connection Singapore nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin rầm rộ sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kể từ đó Trần Huỳnh Duy Thức thường được mời và đối đãi trọng thị bởi cơ quan phát triển kinh tế Singapore theo chính sách thu hút nhân tài và đầu tư của họ.
t09
Trong thời gian đó One-Connection Singapore đang phát triển mạnh mẽ sang các thị trường Mỹ, Úc, Canada. Nhưng với một tấm lòng luôn hướng về đất nước, cuối năm 2008 Trần Huỳnh Duy Thức đã thuyết phục Hội đồng quản trị EIS, Inc.  thông qua quyết định đưa doanh số ở nước ngoài về Việt Nam để tăng đóng góp cho ngân sách quốc gia. One-Connection Singapore được chuyển thành một dạng như tổng đại lý bán hàng cho One-Connection Việt Nam, nộp hết doanh thu về Việt Nam sau khi đã trừ các chi phí hoạt động cần thiết, trong khi One-Connection Việt Nam trở thành chủ thể cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong lẫn ngoài nước.
t08
Nhưng điều trớ trêu là ngay tại trên quê nhà One-Connection không những không được nghênh đón mà nó còn bị gây khó dễ. Các đối tác nước ngoài dự định làm đại lý cho One-Connection khi vào Việt Nam làm ăn đều bị ngầm “cảnh báo” rằng không nên hợp tác với One-Connection vì nó “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TPHCM ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị. Không chấp nhận sự vô lý và cường quyền đó nên One-Connection Việt Nam khiếu nại lên bộ Thông tin – Truyền thông. Đồng thời, đến tháng 5 năm 2009, dưới sự chỉ huy pháp lý của luật sư Lê Công Định, One-Connection Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ khởi kiện sở Thông tin – Truyền thông Tp.HCM ra tòa án hành chính Tp.HCM, và đang nghiên cứu để kiện ra tòa án Singapore.
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một cách vô lý, chỉ một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với Thức bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền” gây chấn động. Trong khi đó, cáo buộc trộm cước viễn thông đối với Thức đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào sau hàng tháng sục tìm hệ thống thiết bị và sổ sách công ty, để rồi sau đó được chuyển thành khởi tố “kinh doanh trái phép”. Nhưng đến tháng 12 năm 2009, quyết định khởi tố này cũng không thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào dù là mơ hồ nên nó đã buộc phải hủy.
Theo sau việc bắt bớ, One-Connection Việt Nam và EIS, Inc. bị thanh tra thuế toàn bộ quá trình hoạt động hàng chục năm của 2 công ty này trong 3 tháng liên tiếp với lý do liên quan đến “xâm phạm an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không tìm được bất cứ bằng chứng nào cáo buộc các công ty này trốn thuế. Không lâu sau đó, One-Connection Việt Nam bị rút giấy phép, còn dự án mở rộng của EIS, Inc. ra Đà Nẵng để làm trung tâm hỗ trợ khách hàng toàn cầu lại không được cấp phép. Các công ty này chỉ còn cách phá sản, giải thể khi vây quanh là những rào cản và sự cô lập có chủ đích.
Hiện tại, các cựu nhân viên của EIS và One Connection Việt Nam đều đang có những công việc tốt tại nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Có những người có mức lương cao đến 5000 USD/tháng. Cũng có người ra thành lập doanh nghiệp và cũng khá thành đạt. Tất cả họ đều ghi nhận EIS là một lò đào tạo nhân tài và Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ là người lãnh đạo có tầm nhìn mà còn là một người thầy tận tụy, một huấn luyện viên giỏi, luôn biết truyền cảm hứng, nhiệt huyết và lòng tự hào về Việt Nam cho họ.

Trần Huỳnh Duy Thức sẵn sàng chết cho mục tiêu dân chủ


Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
‘Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn.’ Đó là lời giải thích của một tù nhân lương tâm với người thân khi tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật tại Việt Nam.
Nhà hoạt động trẻ Trần Huỳnh Duy Thức, người nhất quyết không chấp nhận bất cứ hình thức thỏa hiệp nào trong bản án 16 năm tù về tội danh ‘lật đổ chính quyền’ vì các hoạt động cố xuý cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, đã thông báo với thân nhân anh sẵn sàng chết vì mục tiêu này trong cuộc thăm gặp hôm 14/5 tại trại giam Nghệ An.
Sau cuộc thăm gặp, em trai của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, anh Trần Huỳnh Duy Tân đã chia sẻ với Tạp chí Thanh niên VOA những ưu tư, hoài bão, và nguyện vọng của một người trẻ đã không ngần ngại từ bỏ vị trí một doanh nhân nổi tiếng thành đạt để trở thành một nhà tranh đấu cho một xã hội Việt Nam bình đẳng và tôn trọng luật pháp.
00:00 /11:16
Đường dẫn trực tiếp
Duy Tân: Gia đình đi thăm anh ngày thứ bảy vừa rồi, trông anh gầy hơn trước rất nhiều. Sức khỏe của anh thấy không tốt lắm, nhưng tinh thần vẫn bình tĩnh. Anh vẫn kiên định.
Trà Mi: Trong trại giam anh Thức được đối xử thế nào về thể chất lẫn tinh thần?
Thưa ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật, không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý, trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước. Nếu đó là định mệnh thì con sẵn sàng chết cho mục tiêu này."
Duy Tân: Trước đây anh được gửi thư về, nhưng 3-4 tháng gần đây họ không cho nữa. Anh đã có nhiều thư tố cáo trại giam vi phạm nhân quyền. Chính vì vậy, họ cũng tăng cường đàn áp anh. Họ thực hiện chế độ biệt giam đối với anh và việc anh được đi ra ngoài hít thở không khí môi trường bên ngoài cũng rất hạn chế. Gia đình gửi sách cho anh, nhưng họ chỉ cho gửi những cuốn sách thông thường có đề nhà xuất bản và bằng tiếng Việt. Trong đó anh cũng thiếu thốn về thông tin lắm. Lần gặp này, anh thông báo và xin lỗi gia đình khi nói về quyết định tuyệt thực. [Về chuyện được phóng thích với điều kiện trục xuất ra nước ngoài,] anh nói anh có linh cảm sẽ bị đi xa, đi nước ngoài xa, chứ không có thông tin nào chính thống xác nhận về chuyện đó hết. Tôi nghĩ có chuyện gì đó mà anh không tiện thông báo cho gia đình về vấn đề đó. Tuy trong cuộc gặp, anh Thức không nói điều đó trực tiếp hay cụ thể ra, nhưng khi anh tuyên bố tuyệt thực thì gia đình hiểu rằng anh đã chọn cách thức ở lại cho dù như thế nào đi nữa. Gia đình nhiều lần nói với anh là luôn mong anh thoát ra khỏi lao tù sớm lúc nào tốt lúc đó, cho dù ở Việt Nam hay ra nước ngoài. Anh cũng đã nhiều lần nói với ba, và lần này cũng vậy, anh nói rằng anh sẽ ở lại và đấu tranh cho tới cùng chứ anh không chọn con đường đi ra nước ngoài.
Trà Mi: Thông điệp anh Thức muốn thể hiện qua quyết định tuyệt thực lần này?
Duy Tân: Nguyên văn lời anh mà gia đình ghi chép lại như sau: ‘Thưa ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật, không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý, trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước. Nếu đó là định mệnh thì con sẵn sàng chết cho mục tiêu này.’ Thấy rõ ràng là anh đã rất quyết tâm. Quyết định này khó mà thay đổi nếu không có sự nhượng bộ, thay đổi từ chính quyền trong việc tôn trọng pháp luật và quyền con người.
Trà Mi: Có thể thấy lý tưởng, niềm tin, suy nghĩ và những lời nói của anh Thức như lời anh vừa trích dẫn ‘Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn’ đã vượt lên trên mức đời thường. Đây không phải là điều dễ hiểu với mọi người trong bối cảnh môi trường chính trị-xã hội hiện nay ở Việt Nam khiến có người cho đó là ‘ảo tưởng, ảo vọng’. Anh nghĩ sao về nhận xét đó?
Duy Tân: Cũng không phải là điều bất thường đâu. Phải nhìn xuyên suốt từ trước tới nay mới hiểu được ý chí của anh Thức thế nào. Bản thân tôi trước đây là một nhân viên dưới quyền của anh Thức, tôi thấy anh là người không chấp nhận sự bất công hay không bình đẳng. Anh sẵn sàng tranh đấu đến cùng, chỉ ra sự bất công như hối lộ hay lạm quyền. Những thứ anh dùng để tranh đấu cho lẽ phải chính là luật pháp, những điều luật của Việt Nam và quốc tế. Anh không lật đổ chính quyền gì cả mà chỉ chống cường quyền. Trước đây, anh cũng là một doanh nhân bình thường không quan tâm nhiều đến chính trị. Nhưng khi va chạm trong hoạt động kinh tế, anh thấy có sự bất công giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Anh bắt đầu tìm hiểu, đưa ra phân tích và tìm giải pháp. Năm 2004 hay 2005 anh bắt đầu trang blog viết và phân tích về thời cuộc trên trang Trần Đông Chấn của anh.
Từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại Toà án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010. Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án nặng nhất trong bốn người.
Từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại Toà án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010. Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án nặng nhất trong bốn người.
Trà Mi: Với những nhà đấu tranh độc thân, tinh thần bất chấp gian nguy để theo đuổi lý tưởng là chuyện không hiếm thấy, nhưng với những người có ràng buộc gia đình, đặc biệt là có một gia đình lớn gồm cha già-con nhỏ như anh Thức, thì đây quả là một trường hợp đặc biệt. Là em của anh Thức, anh hiểu sự đặc biệt này như thế nào?
Duy Tân: Anh chấp nhận hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng anh đã chọn. Không vì có gia đình, có vợ, có con nhỏ mà làm ngăn bước chân của anh yêu nước, yêu dân tộc, yêu Việt Nam. Tình yêu Việt Nam của anh lớn hơn rất nhiều. Anh không chấp nhận để cho con anh lớn lên trong một môi trường bất bình đẳng như vậy và anh đấu tranh cho điều đó. Những điều anh đang đấu tranh đó cũng là cho gia đình, cho con cái của anh nữa.
Trà Mi: Phản hồi của vợ con, của gia đình anh Thức về những suy nghĩ và hành động của anh ra sao: tán đồng hay bất đồng?
Duy Tân: Trong cuộc sống hàng ngày bị chia lìa con xa cha, vợ xa chồng như vậy thì cũng rất khó khăn. Vợ con anh đôi khi cũng tủi thân, mủi lòng nhưng vì lý tưởng của anh như vậy nên cả nhà cũng ủng hộ anh.
Trà Mi: Con đường Việt Nam anh Thức dấn thân, trả giá để đòi hỏi sự đổi thay. Tới nay đã thấy được những thay đổi về cuộc sống gia đình, về tương lai, sự nghiệp của bản thân nhưng những đổi thay mà anh hướng tới đã thấy được phần nào chăng?
Duy Tân: Tôi thấy rất xứng đáng vì mục tiêu anh theo đuổi là một xã hội tôn trọng pháp luật và quyền con người. Đó là nền tảng vững chắc của bất kỳ đất nước nào. Cho dù anh có đạt được mục tiêu một cách cụ thể hay không, tôi vẫn hy vọng mọi người nhìn thấy được những giá trị đó và ủng hộ anh để cùng xây dựng sự thượng tôn pháp luật và quyền con người. Gia đình rất mong muốn chính quyền lắng nghe anh Thức, hiểu anh Thức, trả tự do cho anh và những tù nhân lương tâm tranh đấu như anh. Mong thế giới và người dân trong-ngoài nước cùng lên tiếng áp lực để chính quyền Việt Nam hiểu được điều đó.
Trần Huỳnh Duy Thức từng là một doanh nhân thành đạt.
Trần Huỳnh Duy Thức từng là một doanh nhân thành đạt.
Trà Mi: Trong quá khứ từng có các trường hợp được trả tự do với điều kiện bị bị trục xuất ra nước ngoài. Theo anh chia sẻ, anh Thức không thỏa hiệp và cũng không muốn tự biến mình thành món hàng đổi chác. Gia đình muốn chia sẻ điều gì với thế giới bên ngoài về quyết định của anh Thức?
Duy Tân: Những người như anh Thức mà bị đưa ra nước ngoài, không có điều kiện giúp ích trực tiếp cho đất nước thì quả là một thiệt thòi cho bản thân anh và thiệt thòi cho đất nước này. Anh luôn mong đóng góp cho đất nước Việt Nam này. Cho nên, tôi nghĩ không nên để anh phải đi tị nạn chính trị như vậy.
Trà Mi: Từ một doanh nhân trẻ thành đạt bỗng trở thành một nhà dân chủ, một tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Là em của anh Thức, anh mong muốn người trẻ Việt Nam hiểu thế nào và chia sẻ thông điệp gì về lý tưởng dân chủ-nhân quyền cho nhân dân Việt Nam?
Duy Tân: Con đường anh chọn và bản thân anh cũng là một bài học cho tôi, cho con cháu noi theo. Chúng tôi mong tinh thần đấu tranh không sợ hãi, không lùi bước trước những khó khăn của anh Thức được mọi người nhìn nhận và cảm hiểu. Không có người đi trước thì làm sao thành công được. Phải có những người đi trước mở đường, hy sinh như anh Thức để mọi người nối bước đi theo.

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức đồng hành tuyệt thực cùng anh

Bước sang ngày thứ hai tuyệt thực, trên trang facebook Trần Huỳnh Duy Thức kêu gọi những người ủng hộ xin đừng quên giành sự quan tâm cho bốn tù nhân lương tâm, bạn tù của ông Thức trong trại giam Xuyên Mộc là Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Liêu Ly với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Trần Vũ Anh Bình quyết định tuyệt thực đồng hành cùng ông Thức.
By
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, một kỹ sư - doanh nhân Việt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, là một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Ngày 20 tháng 01 năm 2010, ông kết án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Hiện ông đang tuyệt thực vô thời hạn tại Nhà tù số 6 ở Nghệ An.
Mai Hoa đã hỏi chuyện bà Kim Thoa, vợ của ông Trần Huỳnh Duy Thức gia đình chị gồm 10 người cùng tuyệt thực trong ngày 24/5 để đồng hành cùng với ông Thức.
Gia đình tuyệt thực cùng trần Huỳnh DuyThức

Trí thức tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-05-27
tran-huynh-duy-thuc.jpg
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây.
Courtesy photo

Hôm nay đã bước sang ngày thứ ba, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong tù để chống lại sự giam giữ bất công và đòi trả tự do ngay lập tức cho ông bất kể bản án mà ông bị tuyên vẫn còn kéo dài hơn 6 năm nữa.

Trợ lực cho Trần Huỳnh Duy Thức

Trước việc ông từ chối để sang Mỹ và chấp nhận ở lại tuyệt thực cho đến chết, một phong trào hưởng ứng thái độ bất khuất của ông đã nổ ra bắt đầu bằng các cuộc tuyệt thực tập thể từ ngày 24 tháng 5 nhằm trợ lực cho ông thêm sức mạnh trong nhà giam và những mục tiêu ông nhắm tới.
Sáng hôm nay cuộc tuyệt thực bên ngoài nhà giam bắt đầu với những trí thức nổi tiếng, một trong những người tham gia có Giáo sự Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghệ Khoa học cho biết lý do ông hưởng ứng cuộc tuyệt thực này:
Mỗi người có một cách lựa chọn khác nhau nhưng cách lựa chọn của Trần Huỳnh Duy Thức là cách mà theo tôi nghĩ là xứng đáng với nhân phẩm của Trần Huỳnh Duy Thức.
-GS Chu Hảo
“Thứ nhất tôi đánh giá rất cao những phát biểu và có thể nói là tư tưởng của Trần Huỳnh Duy Thức. Mỗi người có một cách lựa chọn khác nhau nhưng cách lựa chọn của Trần Huỳnh Duy Thức là cách mà theo tôi nghĩ là xứng đáng với nhân phẩm của Trần Huỳnh Duy Thức. Càng đọc Trần Huỳnh Duy Thức tôi càng có cảm nhận rằng đây là một người có trí tuệ, bản lĩnh vá viết lên những điều mình suy nghĩ một cách rất chân thành và tôi kính trọng điều đó. Bây giờ trong hoàn cảnh bị tù tội nhưng kiên quyết không chịu đi theo lời đề nghị của nhà cầm quyền là sang Mỹ định cư và quyết ở lại đất nước tôi lại càng đánh giá Trần Huỳnh Duy Thức cao hơn.
Vì vậy cho nên tôi muốn cùng một số anh em làm một việc đơn giản là cùng tuyệt thực từ 6 giờ sáng hôm nay tới 6 giờ sáng ngày mai để nói lên sự đồng cảm, ủng hộ của mình với Trần Huỳnh Duy Thức.”
Một trí thức khác là TS Vật lý Nguyễn Thanh Giang, từ Hà Nội ông cho biết sự ngưỡng mộ của ông đối với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức như sau:
“Trong những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam thì tôi đánh giá rất cao Trần Huỳnh Duy Thức. Trần Huỳnh Duy Thức là một người tài vừa có tâm vừa có tầm. Một nhân vật như Trần Huỳnh Duy Thức là của quý của đất nước của dân tộc. Qua những bài viết của Trần Huỳnh Duy Thức cho thấy có những tư tưởng rất nhân ái. Ông không những có tài kinh doanh mà còn có tài tổ chức và có tầm nhìn, định hướng tương lai không những cho một doanh nghiệp hay một nhóm nhỏ nào đấy mà có tầm định hướng được cho cả một dân tộc. Tôi rất yêu quý thậm chí kính trọng ông ấy. Nay tôi thấy Trần Huỳnh Duy Thức bị ngược đãi trong tù và quyết định tuyệt thực cho đến chết tôi rất đau lòng. Tôi khổ tâm lắm nếu mình không góp phần gì đó để cứu Trần Huỳnh Duy Thức thì hết sức ân hận.”
Ông Trần Huỳnh Duy Thức nguyên là Tổng giám đốc Công ty dịch vụ điện thoại internet OCI bị bắt giam và xét xử vào năm 2010 với bản án 16 năm tù giam với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Tài liệu bị mang ra kết án là 49 bài viết ký tên Trần Đông Chấn do ông viết tập trung phân tích những yếu tố cần thiết cho một nền dân chủ pháp trị cho Việt Nam.

Cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức: ‘Tôi rất tự hào về sự lựa chọn của con tôi’

RFA | Cập nhật 25/05/2015
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa ngày 20/01/2010 Files photos
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa ngày 20/01/2010
Files photos
Ngày 24 tháng 5 vừa qua là đúng 6 năm người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm sau khi bị kết án 16 năm kèm 5 năm quản chế. Bản án này được đưa ra với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong phiên toà diễn ra đúng duy nhất một ngày, ngày 20 tháng 1 năm 2010. Cát Linh có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Cát Linh: Xin chào ông Trần Văn Huỳnh. Ngày 24 tháng 5 này là 6 năm anh Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm. Gần đây ông có cơ hội để vào thăm anh Thức hay không? Anh Thức có bị đối xử khác gì so với những tù nhân khác hay không?
Trần Văn Huỳnh: Theo qui định mỗi tháng tôi và gia đình có thể đi thăm 1 lần. Hôm qua chúng tôi gồm 8 người đi thăm Thức. Thức bị giam ở trại giam Xuyên Mộc, nằm trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Thức gọi là tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Có 1 khu dành cho tù thượng phạm, và 1 khu dành cho tù nhân lương tâm.
Cát Linh: Xin ông cho biết tình hình sức khoẻ của anh Thức? Về tinh thần, niềm tin của anh Thức vẫn vững vàng trong những ngày bị giam cầm không thưa ông?
Trần Văn Huỳnh: Thậm chí là rất kiên định, Thức nói rằng là Thức đã lựa chọn con đường , gọi là “con đường Việt Nam” thì trước nói thế nào thì bây giờ vẫn không thay đổi, vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn như đã viết trong cuốn sách “Con đường nào cho Việt Nam.” Thức vẫn nói rằng để có 1 nước Việt Nam dân chủ thật sự mà trên nền tảng là quyền con người phải được tôn trọng trên hết và trước hết. Đó là con đường mà Thức và những người bạn cùng chung bản án vẫn kiên định,đấu tranh cho dân chủ và quyền con người được lên ngọi 1 cách ôn hoà.
Cát Linh: Thưa ông Huỳnh, khi đến thăm anh Thức, ông và gia đình đã nói gì với anh ấy? trong thời gian đó thì có công an ngồi đó hay không và họ có những phản ứng thế nào khi diễn ra cuộc trao đổi giữa anh Trần Huỳnh Duy Thức và gia đình?
Trần Văn Huỳnh: Khi nói chuyện với gia đình thì luôn luôn có cán bộ quản giáo, ít nhất là 3 người cùng ngồi trên 1 cái bàn, họ ngồi 1 bên và gia đình ngồi 1 bên. Trước đây, mỗi lần nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình thì họ luôn nhắc là không nên nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình. Nhưng bây giờ trong những tháng vừa qua thì Thức đã nói chuyện về thời sự, nhựng sự kiện diễn ra như dàn khoan HD81, ITU132, chuyến viếng thăm của chính phủ Việt Nam sang các nước, chủ tịch nước sang Mỹ hoặc chuyến đi sắp đến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và nói 1 cách rất công khai, trước các quản giáo, họ không cản trở gì cả.
“Thức có nói thế này, nếu bản án được xét lại, được giải oan, được minh oan thì đó là một sự đột phá niềm tin cho trong nước lẫn ngoài  nước. Nền tư pháp Việt Nam sẽ có một hình ảnh, uy tín cao hơn vì Trước giờ đã có quá nhiều án oan sai. Nếu có một quyết định sau khi tái thẩm, đòi được công lý thât sự thì đó là một sự đột phá niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam.”
Cát Linh: Xin được hỏi là riêng với ông thì ông có tin rằng sẽ có một quyết định tái thẩm và bản án oan sai này sẽ được thay đổi không ạ?
Trần Văn Huỳnh: Chính tôi cũng có gửi đơn với tư cách là thân sinh của Trần Huỳnh Duy Thức. Con làm việc này là theo luật thôi. Con tôi bị án oan sai mà. Tôi nghĩ nó vô tội. Tôi và gia đình tôi cũng kỳ vọng là nền tư pháp Việt Nam sẽ phải làm việc này. Có rất nhiều việc mà làm cho người ta mất niềm tin vì có nhiều vụ án oan sai. Không phải chỉ 1 vụ án mà thôi. Riêng tôi, gia đình tôi rất mong đợi có một cái nhìn, tái thẩm xem xét lại vụ án và Thức sẽ được minh oan, sẽ được trả lại tự do và chúng tôi đòi lại được chân lý cho con tôi, một nền chân lý thật sự của nền tư pháp thật sự là dân chủ. Để trả lời câu hỏi của quí đài, tôi cũng rất mong sẽ đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Con tôi ở trong tù nhưng nó rất kiên định vì việc làm của nó, lẽ ra đây là một sự đóng góp ý kiến mà bất kỳ công dân nào cũng có quyền tham gia ý kiến đúng hay sai, theo luật và theo hiến pháp, kể cả công pháp quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền, kể cả công ước vế chính trị, dân sự của liên hiệp quốc, bất cứ người dân nào cũng có quyền góp ý.  Tấm lòng đó đối với đất nước thì bị gọi là âm mưu lật đổ chính quyền.
Cát Linh: Thưa ông ,ông vừa nhắc đến bản án oan sai mà anh Trần Huỳnh Duy Thức và ba người nữa là luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long đã phải chịu vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. Một câu hỏi xin được đặt ra là trong ba người, anh Trần Huỳnh Duy Thức là người phải chịu bản án lâu nhất, nặng nhất, 16 năm kèm 5 năm quản chế, trong khi những người kia thì theo thứ tự lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm, và 5 năm kèm 3 năm quản chế. Và những người này đã được tha bỗng. là thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức, ông có suy nghĩ thế nào về bản án như thế thưa ông?
Trần Văn Huỳnh: Con tôi, Trần Huỳnh Duy Thức bị bản án dài nhất, 16 năm trong một phiên xử 1 ngày và nó có những vấn đề về bộ luật tố tụng hình sự. những chứng cứ đưa ra để áp dụng, ban đầu là điều 88 cho ra chống chính quyền, sau đó chuyển sang điều 79, là “có âm mưu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Sự kết án như vậy đưa ra những chứng cứ thiếu tính hợp pháp thì lấy gì để có thể lật đổ 1 hệ thống chính trị có quân đội, có công an? Thức và các bạn lấy gì để lật đổ? Những điều Thức nói, viết trước khi bị bắt là 1 sự góp ý, cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra, những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội có thể xảy ra. Đọc những điều đó, tôi nghĩ rằng con tôi và các bạn chỉ muốn góp ý với nhà nước để tìm ra những giải pháp tránh được những khủng hoảng đó, tránh những nguy cơ sẽ bị ngoại bang thôn tính trong bối cãnh toàn cầu hoá hiện nay. Việc làm đó lẽ ra không bị kết tội mà lại bị xem là một âm mưu lật đổ.
Cát Linh: Để kết thúc buổi phỏng vấn hôm nay, dưới sự tác động của các tổ chức nhân quyền quốc tế thế giới cũng như các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, anh Trần Huỳnh Duy Thức được xét xử lại bản án oan sai và được trả tự do, đứng trước mặt con của mình, câu đầu tiên ông sẽ nói là gì thưa ông?
Trần Văn Huỳnh: Tôi và gia đình tôi rất mong ngày gia đình đoàn tụ. Câu đầu tiên tôi sẽ nói là tôi rất tự hào về sự lựa chọn của con tôi, có một người con như con tôi. Tôi sẽ hỏi con tôi là tiếp tục con đường bằng cách nào? Tôi sẽ tiếp tục động viên khuyến khích con tôi tiếp tục con đường đã chọn.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét