Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

KIẾP GIANG HỒ 130

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 1)

09/10/2015
Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 1). Mặc dù băng cướp ở đất Thủy Nguyên đã bị tiêu diệt cách nay hơn 30 năm, nhưng mỗi khi nhắc lại cái tên “ngũ hổ rặng ổi”, nhiều người lớn tuổi vẫn không khỏi rùng mình sợ hãi.
Những người cùng thời kể lại, kẻ cầm đầu toán cướp “rách giời rơi xuống” ấy là Phạm Văn Động, con thứ 7 trong gia đình có tới 11 người con.
Cha Phạm Văn Động quê ở Yên Hưng (Quảng Ninh), bên kia sông Bạch Đằng. Mẹ là người thôn Kinh Triều (Thủy Nguyên, Hải Phòng).


 Làng Kinh Triều, nơi sản sinh ra băng cướp khét tiếng một thời
Làng Kinh Triều, nơi sản sinh ra băng cướp khét tiếng một thời
Thời đó vùng Kinh Triều vườn ruộng bạt ngàn, bãi sông mênh mông, trù phú. Cuộc sống mưu sinh dễ dàng hơn, nên cha Động xin sang ở rể. Cặp vợ chồng nông dân này tính tình chất phác, cả đời họ chỉ biết làm lụng, nuôi con bảy đứa con của mình khôn lớn.
Sinh ra và lớn lên vào thời chiến, trưởng thành, Phạm Văn Động cũng tiếp nối truyền thống cha ông, xung phong vào miền Nam đánh giặc, với ước vọng trả thù cho người anh cả, đã ngã xuống vì giặc.
Do sinh ra ở vùng sông nước, thạo nghề bơi lội, ngụp lặn, nên Phạm Văn Động được tào tạo trở thành lính đặc công. Thế nhưng Động không đem tài năng của mình phục vụ tổ Quốc, mà lại sử dụng kỹ năng được đào đạo bài bản để gây lộn với đồng đội, trộm cắp. Dù đã kinh qua mấy chiến trường, nhưng Động đã bị quân đội thải hồi.
Vốn giỏi võ, lại mang sẵn tính côn đồ, ngay khi rời quân ngũ về làng, Phạm Văn Động nhanh chóng trở thành một thanh niên bất trị.
Hắn lười lao động, thích giao du với những nhóm côn đồ trong vùng, kết bè, kết đảng, rồi tham gia cướp bóc.
Sau nhiều lần thực hiện các vụ cướp bóc trót lọt, chúng tự lập ra nhóm cướp gồm năm thành viên là anh em Phạm Văn Động, Phạm Văn Đông, Phạm Văn Hoạt, Phạm Văn Bi, cùng một tên nữa là Phạm Văn Tú, anh em họ trong nhà. Trong số năm tên trong băng nhóm, Phạm Văn Hoạt là kẻ có thành tích bất hảo hơn cả.
Hắn là con thứ 6 trong gia đình Động. Hoạt có dáng người mảnh khảnh, thường mặc bộ đồ rộng thùng thình. Dù có khuôn mặt hết sức thư sinh, thế nhưng, khi cầm kiếm, thì Hoạt ra tay lạnh lùng, tàn khốc.
Ít người biết về lai lịch của Hoạt, chỉ biết rằng hắn là kẻ thường giết trước cướp sau. Khi hành tẩu giang hồ, hắn thường lấy tên là Tiến “khứa”.
Riêng Phạm Văn Bi là người anh thứ hai, kế sau người anh liệt sĩ. Tên này cũng là kẻ cướp bóc khét tiếng đất Cảng.
Về Phạm Văn Động, khi bị quân đội thải hồi, Động chưa gia nhập toán cướp của mấy người anh. Thế nhưng, sau nhiều lần bị bắt giữ, rồi trốn trại, Động mới nhập bọn cùng đàn anh của mình, để trốn tránh sự truy lùng của Công an, đồng thời để bảo vệ lẫn nhau.


 Một trong những tên trong băng “ngũ hổ rặng ổi”
Một trong những tên trong băng “ngũ hổ rặng ổi”
5 tên đầu trộm đuôi cướp hàng đầu đất Cảng tụ họp với nhau, ngày đêm tung hoành, vẫy vùng, coi trời bằng vung. Từ đó, danh tiếng của chúng nổi như cồn, thế nhưng một cái tên chung thì chưa có.
Lúc đó, ở đầu làng Thủy Triều có rặng ổi hoang, là nơi gắn với tuổi thơ của năm anh em nhà Động, nơi chúng thường leo trèo lúc còn nhỏ. Sau nhiều lần bàn bạc, chúng quyết định đặt tên cho băng cướp của mình cái biệt danh khá lạ là “ngũ hổ rặng ổi”.
Đất nước mới trong giai đoạn hòa bình, chính quyền còn non trẻ, băng cướp “ngũ hổ rặng ổi” gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng.
Bọn chúng ban đầu chỉ đơn giản nghĩ, cướp để lấy tiền vượt biên sang Hồng Kông và các nước châu Âu. Thế nhưng, khi thấy việc cướp bóc tiền của trong nước dễ dàng, chúng lại quyết định ở lại làm chúa tể một vùng và tự coi mình như những hảo hán Lương Sơn Bạc.
Còn nữa…
Theo NĐT

Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 2)

12/10/2015
Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 2): Những tên cướp mặc áo mưa và các cuộc hoành hành điên cuồng. Mỗi lần chúng về, cả vùng lại được phen kinh hồn bạc vía như có giặc đến. Đêm chưa xuống, nhà nào nhà nấy vội cửa đóng then cài, đèn thắp sáng choang.
Lập đại bản doanh vùng sông nước hiểm trở
Thời đó, cứ mỗi đêm, chính quyền địa phương lại nhận được thông tin có 3 – 4 vụ cướp hết sức táo tợn. Bọn chúng là những kẻ mặc áo mưa kiểu bộ đội, trùm mũ len chỉ hở 2 mắt. Không chỉ cướp bóc trắng trợn, bọn chúng còn ra tay sát hại nhiều người dân vô tội.


 Một trong những đối tượng trong băng nhóm "Ngũ hổ rặng ổi"
Một trong những đối tượng trong băng nhóm “Ngũ hổ rặng ổi”
Biết trước nếu bị bắt, kiểu gì cũng bị tử hình, nên bọn chúng càng điên cuồng, bất chấp tính mạng, thách thức lực lượng thực thi pháp luật.
Trước sự hoành hành điên cuồng, tàn độc và coi thường luật pháp của băng “ngũ hổ rặng ổi”, lực lượng Công an địa phương bấy giờ đã phối hợp cả với Cục Cảnh sát Hình sự ráo riết truy bắt, tiêu diệt anh em nhà Động.
Thế nhưng, chúng không những không chùn bước, hay tìm đường lẩn trốn mà kéo về xã Lập Lễ (là xã nằm ven sông Bạch Đằng, chỗ ngã ba sông Ruột Lợn và sông Bạch Đằng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng – PV), vùng đất nằm tách biệt, quanh năm sóng nước trập trùng với rừng sú vẹt mênh mông, xen kẽ với những bãi bồi men dọc bên bờ để lập “căn cứ địa”.
Địa thế hiểm trở, việc thuyền bè len vào rừng sú vẹt đều rất khó khăn. Thậm chí, nếu sử dụng máy bay để càn quét trên đầu cũng không nhằm nhò, vì toán cướp này có thể lẩn trốn, tản mát vào rừng, lặn ngụp dưới nước, rúc vào gốc sú vẹt tua tủa rễ nằm bất động.
Có thể nói, lực lượng Công an dù càn quét vào rừng, chúng sẽ có nhiều đường thoát thân. Bởi chỉ cần bơi sang bên kia sông Bạch Đằng là thoát sang đất Quảng Yên (Quảng Ninh), hoặc xuôi sông Bạch Đằng, sẽ ra biển, sau đó lẩn trốn vào khu vực Đình Vũ tấp nập tàu thuyền, hay rẽ sang phía huyện đảo Cát Bà, rồi mất tích trong núi thẳm.
Nỗi khiếp đảm mang tên “Ngũ hổ rặng ổi”
Vốn được đào tạo bài bản trong quân ngũ, Động nhận thấy khu vực rừng sú vẹt thuộc xã Lập Lễ là địa bàn trú ẩn, phòng thủ rất lợi hại. Ngoài ra, đây cũng lại là địa bàn “làm ăn” cực kỳ thuận lợi. Bởi sông Bạch Đằng, sông Cấm, cảng Đình Vũ là chốn thuyền bè qua lại tấp nập, là “cửa ra vào” của phần lớn hàng hóa từ Hải Phòng đi các tỉnh và ngược lại.
Thạo nghề sông nước, lại được trang bị vũ khí đầy đủ, băng “ngũ hổ rặng ổi” thỏa sức tung hoành khắp sông nước, bến cảng để cướp bóc, “làm luật” tàu bè qua lại.
Không ít vụ, băng “ngũ hổ rặng ổi” dùng thuyền máy, hoặc lặn ngụp dưới sông, rồi bất ngờ đột nhập lên tàu, thuyền, dí súng vào đầu khổ chủ cướp bóc sạch sẽ. Đã có nhiều chủ tàu chết mất xác, làm mồi cho cá, thậm chí chúng còn đốt tàu, nếu cố tình chống cự.


 Nơi băng “ngũ hổ rặng ổi” lập làm đại bản doanh
Nơi băng “ngũ hổ rặng ổi” lập làm đại bản doanh
Người dân địa phương vẫn truyền tai nhau về một câu chuyện cho thấy sự nhẫn tâm, tàn độc của nhóm này. Trong một đêm đi “săn” mà không thấy “con mồi” nào xuất hiện trên sông, chúng nhảy lên con thuyền của một lão ngư nghèo kiết xác và tra tấn lão.
Dùng vũ lực tra tấn, lục tung thuyền chẳng thấy có gì đáng giá, chúng quay sang hành hạ lão ngư để làm trò vui. Trên thuyền, thấy một đoạn ruột lợn chưa kịp thái, chúng dí súng vào đầu, bắt ông lão nuốt cả đoạn lòng lợn ấy. Cố gắng mãi không nuổi nổi, bọn chúng đạp ông lộn xuống sông, cười khằng khặc rồi bỏ đi.
Họa hoằn, đám “phỉ sông nước” cũng mò mẫm về làng, bất chấp công an hay dân quân săn lùng, vây bắt ráo riết. Mỗi lần chúng về, cả vùng lại được phen kinh hồn bạc vía như có giặc đến. Đêm chưa xuống, nhà nào nhà nấy vội cửa đóng then cài, đèn thắp sáng choang. Gia đình nào cũng hoang mang, hộ nghèo thì sợ chúng “mượn” nhà làm đại bản doanh một vài ngày, gia đình nào có chút của ăn của để thì lo sợ nơm nớp.
Còn nữa…
Theo NĐT

Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 3)

13/10/2015
Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 3): Phục kích băng ‘phỉ sông nước’, 5 chiến sĩ Công an hi sinh. Trong một lần phục kích, năm chiến sĩ Công an đã ngã xuống vì “dính” âm mưu hiểm độc của Động và đồng bọn trong băng đảng “Ngũ hổ rặng ổi”.
Được đào tạo bài bản trong quân ngũ, sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ năng tác chiến của một chiến sĩ lính đặc công, những “con ác thú sông nước” tự tung tự tác, lộng hành cướp giết khắp vùng.
Kẻ cầm đâu băng “ngủ hổ rặng ổi” là Phạm Văn Động. Được đào tạo trong quân ngũ, khi tham gia nhóm cướp, hắn biến những kỹ năng đó thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại để trấn cướp, giết người.
Từ ăn cắp vũ khí của Nhà nước, vượt ngục và sát hại lực lượng công an, hắn đều thực hiện dễ như trở bàn tay. Tại một khu đảo thuộc Quảng Ninh, bất chấp các kho vũ khí luôn được đảm bảo bí mật, canh gác cẩn thận, Động cùng các đồng bọn đột nhập một kho quân khí và ăn cắp được vô số súng ống, lựu đạn, mìn sát thương…


 Ngày băng cướp tàn bạo nhất đất Cảng bị tiêu diệt đã được báo trước
Ngày băng cướp tàn bạo nhất đất Cảng bị tiêu diệt đã được báo trước
Không ai biết chúng đã lấy đi bao nhiêu vũ khí, chỉ biết rằng, mỗi tên trong nhóm đều được trang bị đầy đủ. Súng ống kè kè, lựu đạn đeo cả dây bên mình và sẵn sàng nhả cả băng đạn mỗi lần không tiếc. Chẳng thế mà mỗi lần chúng về làng, hay hành tẩu cướp bóc, không lần nào là không có tiếng súng.
Tàu bè qua lại không dừng theo hiệu lệnh, chúng nhả cả băng “kẹo đồng” không tiếc tay. Thậm chí, chúng hào hiệp “tặng” cho vài quả lựu đạn lên mạn thuyền. Số súng “nhảy” được, chúng thường mang về chôn dưới lòng đất tại “đại bản doanh” của mình, hay rải rác ém khắp nơi trong làng.
Dù cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kinh nghiệm trấn áp những loại tội phạm như Động còn hạn chế. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm trấn áp tội phạm, cùng sự mưu trí dũng cảm, các lực lượng Công an đã bày binh bố trận, tóm gọn băng cướp của Động và đồng bọn trong một lần chúng tổ chức cướp tại Quảng Ninh.
Thế nhưng, với kỹ năng của một lính đặc công, Phạm Văn Động đã tổ chức vượt ngục, đào tẩu một cách dễ dàng. Trước khi rời đi, chúng còn liều lĩnh đột nhập phòng làm việc của giám thị ăn cắp mấy khẩu súng, cướp một con thuyền rồi tẩu thoát bằng đường biển về đại bản doanh.
Trên đường trốn chạy, chúng bị lực lượng Công an Quảng Ninh đuổi kịp. Khi lực lượng Công an vừa cất tiếng loa gọi đầu hàng để nhận khoan hồng của pháp luật, chúng nhả đạn tung tóe mặt cửa sông Bạch Đằng.
Lực lượng Công an buộc phải nổ súng tiêu diệt. Trận đấu súng trên sông diễn ra khá lâu. Cả khúc sông súng nổ vang trời. Động cực kỳ tinh vi, hắn biết nếu đấu súng lâu trên sông, lực lượng hỗ trợ đến kịp, khó giữ được tính mạng, nên sử dụng kỹ năng của lính đặc công, trốn vào rừng sú vẹt.
Không để hắn có cơ hội tẩu thoát một lần nữa, lực lượng công an đánh thuyền vào rừng sú, quần thảo, ép chúng phải xuất đầu lộ diện.
Dưới sự bủa vây gắt gao của Công an, chúng đánh thuyền ra phía ngoài, cố tình chạy thuyền chậm lại, rồi nhảy ra khỏi thuyền, kéo thuyền lật úp.
Tưởng chúng đã bị trúng đạn, chết chìm cả, nhiều chiến sĩ tiến lại gần khu vực, nhả đạn liên tục vào thuyền, khiến chiếc thuyền nát bươm, chìm lập lờ trong dòng nước. Chừng vài phút không thấy động tĩnh gì, các anh cho thuyền tiến lại gần. Thế nhưng, một dấu hiệu bất thường, ngoài xác con thuyền, lực lượng chức năng không không thấy có máu, cũng không thấy mặt mũi chúng đâu.
Còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, thì một loạt tiếng súng vang lên từ bụi sú gần đó. Cả 5 đồng chí Công an dính đạn ngã xuống vì dính kế hiểm.
Bị lực lượng Công an áp sát gắt gao, Động tự làm thuyền lật úp, rồi cả bọn lặn vào bụi sú vẹt gần đó, trát bùi đất lên mặt để ngụy trang dưới lớp rễ cây, bùn lầy. Khi 5 chiến sĩ Công an rơi vào tầm ngắm, chúng ra tay sát hại.
Âm mưu sát hại lực lượng Công an, đã được Động và đồng đảng từng dự định thực hiện trước đó. Bởi trong một lần băng cướp Phạm Văn Động về làng, lực lượng Công an đã được huy động để vây bắt chúng.
Khi vòng vây khép chặt, Động bị tóm. Thế nhưng họ đã bị nhầm, người bắt được là Đông, em ruột của Động, kém Động có 1 tuổi và giống nhau y đúc. Lúc đó, Đông chưa tham gia băng cướp, nên phải thả Động ra.
Vụ phục kích này đã bị rò rỉ tin tức, bọn chúng đã bố trí lực lượng đối phó. Nhiều tay súng cừ khôi, cùng với súng và lựu đạn đã được bố trí sẵn bên chiếc ô tô giấu ở bụi tre, sẵn sàng nhả đạn, quăng mìn nếu đại ca bị bắt.
Theo dự kiến, nếu lực lượng Công an tóm được đại ca Động, thì bọn chúng sẽ xả đạn tiêu diệt toàn bộ để giải cứu.
Còn nữa…
Theo NĐT

Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 4)

14/10/2015
Chuyện về băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” ở Thủy Nguyên 30 năm trước (Kỳ 4): Phá án đêm giao thừa, dùng súng B40 tiêu diệt băng ‘phỉ sống nước’ Chỉ khi hai quả B40 chống tăng xé gió lao đi, băng cướp khét tiếng đất Cảng “ngũ hổ rặng ổi” bị xóa sổ.
Sau vụ sát hại 5 chiến sĩ Công an, băng “ngũ hổ rặng ổi” bị lực lượng Công an truy sát gắt gao, chúng lui vào nằm im. Nhưng đầu năm 1984, “ngũ hổ rặng ổi” đột nhiên hoạt động mạnh mẽ và phương thức càng trở lên tàn bạo hơn.
Chúng vác súng AK đi gõ cửa từng nhà vơ vét tài sản. Gia đình nào chống lại, chúng sát hại không thương tiếc. Trước tình thế cấp bách, Ban chuyên án của Cục Cảnh sát hình sự nhận định bọn chúng đang gom tiền bạc một cách liều lĩnh và manh động để trốn ra nước ngoài.
Cả Ban chuyên án đặt quyết tâm phải tóm chúng bằng mọi giá. Bởi nếu chúng ra nước ngoài trót lọt, thì xương máu 5 cán bộ chiến sĩ Công an và rất nhiều máu, nước mắt của người vô tội đổ xuống một cách vô ích.
Thời cơ đã đến, nắm được thông tin, đêm giao thừa năm 1984, Phạm Văn Động sẽ về nhà thắp hương cho tổ tiên. Một tổ lính đặc công được tăng cường cùng với các trinh sát Công an được điều động về làng Kinh Triều, bày binh bố trận đón lõng.
Nhận định, rất có thể Động sẽ dùng súng và lựu đạn chống trả, Ban chuyên án bố trí cả B40 để quyết tiêu diệt chúng.


 Khi băng cướp bị tiêu diệt, bình yên đã trở lại với vùng đất Thủy Nguyên, nơi có con sống Bạch Đằng hùng vĩ
Khi băng cướp bị tiêu diệt, bình yên đã trở lại với vùng đất Thủy Nguyên, nơi có con sống Bạch Đằng hùng vĩ
Tại thời khắc giao thừa, ba tên Động, Đông và Tú về làng. Lường trước sẽ bị lực lượng Công an mật phục, Động cùng đồng đảng của mình án binh bất động trên cánh đồng nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó, chỉ có Động xuất đầu lộ diện, tiến về làng.
Khi Động rơi vào ổ phục kích, các đơn vị chiếu đèn pin yêu cầu hắn đầu hàng. Tuy nhiên, lời kêu gọi chưa kịp phát ra, hắn đã rút súng chống trả. Một tiếng nổ ngọt đượm phát ra kết liễu tên ác ôn này.
Nhóm đồng đảng thấy động, vội vàng tìm đường thoát thân. Chúng nhảy lên một chiếc xe tải, uy hiếp lái xe chở ra tận Hạ Long. Rồi cướp thuyền của một ngư dân để trốn ra vịnh Hạ Long.
Hai ngày lênh đênh trên biển, chúng cưỡng ép chủ thuyền nấu nướng phục vụ, sau đó sử dụng chiếc thuyền đó đột nhập các con tàu tiến hành cướp bóc trên biển. Mục đích gom đủ tiền để vượt biên sang Hồng Kông.
Lường trước được âm mưu này, lực lượng Công an đã bố trí khép chặt vòng vây, ngày đêm quần thảo mọi con đường trên biển. Gần như, một con kiến cũng khó thoát khỏi sự bủa vây của lực lượng trong Ban chuyên án. Biết được điều này, chúng lần mò quay lại quay về đại bản doanh của chúng tại bãi sú vẹt dọc sông Bạch Đằng.
Để đánh lạc hướng lực lượng truy bắt, chúng giả vờ đang trốn trong đại bản doanh, thực chất đã rời đến nhà tên Tú ở huyện Yên Hưng. Nhưng tất cả di biến của chúng đã nằm trong tầm kiểm soát.
Các trinh sát từ nhiều mũi đã áp sát nhà của Tú. Tại đây, một cuộc đấu súng giữa những “con thú” trên đường trốn chạy và lực lượng truy bắt diễn ra. Một tên trong nhóm bị dính đạn, máu loang lổ khắp căn nhà. Lần theo dấu máu, các trinh sát theo đến một túp lều của người trông coi ao cá ngoài cánh đồng.
Nhận định chắc chắn bọn chúng đang lẩn trốn bên trong, các trinh sát đã bắc loa gọi chúng đầu hàng để hưởng khoan hồng. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi là những loạt đạn liên thanh, lạnh lẽo vọt ra từ phía căn lều trống.
Biết rằng bọn chúng sẽ cố thủ đến chết, nên ban chuyên án quyết định nổ súng tiêu diệt chúng. Hai quả B40 chống tăng xé gió, rít lên rồi hạ cánh trúng căn lều. Căn lều bằng gianh bốc cháy ngùn ngụt. Đạn súng và lựu đạn cùng 2 tên cướp bị ngọn lửa thiêu cháy đen.
Những thủ lĩnh của băng “ngũ hổ rặng ổi” lần lượt bị xóa sổ. Đám đàn em tan tác, kẻ bị bắt, đứa bị lực lượng truy bắt tiêu diệt. Bình yên đã được trả về với vùng đất Thủy Nguyên (Hải Phòng), dọc 2 con sông Bạch Đằng, sông Cấm và cảng Đình Vũ.
Hết.
Theo NĐT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét