Chuyển đến nội dung chính

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 29: "Hậu Giang"

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bản đồ của Hậu Giang 
Hậu Giang
Tỉnh của Việt Nam
Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Wikipedia
Diện tích: 621 mi²
Dân số: 773.800 (1 thg 7, 2013)



Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu của Hậu Giang

Ở Hậu Giang có lợi thế là hệ thống sông ngòi chằng chịt với các vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm do đó rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, cách trung tâm Thành phố cần Thơ khoảng 30km, quy mô diện tích 20ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch sinh thái Tây Đô được khai thác vào cuối năm 2001 và xây dựng với nhiều nhóm như: đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn. Khu được trang bị đầy đủ tiện nghi như: nhà nghỉ, hội trường, các trò vui chơi giải trí, không gian thoáng mát, yên tính thích hợp cho du khách đến tham quan. Du khách đến đây có thể dạo chơi dưới những vườn nhãn bạt ngàn hoặc bơi thuyền ra các đảo nhỏ giữa hồ xem những chứ khỉ đùa nghịch tranh nhau ăn, hoặc ngắm những loại chim muông lạ, trông rất hấp dẫn.
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô
Ở đây có những căn nhà nghỉ với nhiều kiến trúc khác nhau, tạo nên một sự phong phú, du khách tha hồ lựa chọn nghỉ ngơi sau những ngày lao động căng thẳng. Khách có thể ăn ở các nhà hàng với những món ăn đặc sản đồng quê bình dân nhưng ngon miệng.
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Lung Ngọc Hoàng là tên gọỉ của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật tại Lung Ngọc Hoàng mang nét đặc thù hoang dã bởỉ các loài thực vật ngập nước theo mùa với các loài động vật nước phong phú như: rùa, rắn, cua, các loài chim nước và cá nước ngọt nổi tiếng. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích hơn 2.800ha. Bao quanh khu bảo tồn là vùng đệm rộng gần 900ha chuyển tiếp giữa khu bảo tồn với vùng kinh tế. Những nểt độc đáo sinh hoạt, sản xuất sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương; nghề gác kèo ong lấy mật và sấp; ca nhạc tài tử Nam bộ; phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào của khu căn cứ cách mạng qua các thời kỳ quật khởi của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khu du lịch sinh thắi rừng Tràm huyện Vị Thuỷ

Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140ha, đến đây du khách có dịp được thư giãn, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Chợ nổi Ngã Bảy

Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng.
Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ nổi Ngã Bảy
Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở  đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các hàng hoá muốn bán lên cây sào cắm mũi. Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng ” năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.




Thăm Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Cần Thơ





Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Cần thơ
Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Cần thơ

Kênh Xáng Xà No là một con kênh đổ ra Sông Cần Thơ. Kênh có chiều dài 39 km. Kênh Xáng Xà No chảy qua các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang

Hò ơ …. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No.
Anh có thương em thì mua một con đò
Để em qua lại. Hò ơ… để em qua lại thăm dò ý anh.

Không biết tự bao giờ câu hò như dòng kinh xáng Xà No ngọt ngào tuôn chảy vào đời sống tâm tư, tình cảm của người dân vùng sông nước Hậu Giang. Chỉ biết rằng con kinh trên trăm tuổi này vẫn bền bỉ trẻ trung ngày đêm vun đắp cho đôi bờ luôn tràn đầy sức sống. . .
Mời bạn xem video clip của đài truyền hình Cần Thơ quay phong cảnh và giới thiệu lịch sử của kênh xáng xà no

Khởi nguồn:
Kinh xáng Xà No là công trình lớn đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kỹ thuật Tây phương đã biểu diễn với tất cả sức mạnh và hiệu năng.
Kinh Xà No có chiều dài gần 40 km nối từ ngã 3 rạch Cần Thơ đến ngã 3 rạch Cái Nhứt đi qua địa phận huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và các huyện Châu Thành A, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang.
Theo những người lớn tuổi ở địa phương cho biết tên gọi Xà No được đọc trại từ tên của người Pháp chỉ huy xáng múc con sông này là Saint-Tanoir. Còn theo nhà văn Sơn Nam thì tên Xà No bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Nhà văn Sơn Nam cũng đã nhận định: “Vì đây là con kinh có quy mô dài nhất và lớn nhất ở Nam Kỳ nên nhứt thiết phải dùng phương tiện cơ giới mới có thể đáp ứng nhanh mục đích thu lợi đầy tham vọng. Hơn ai hết, người Pháp biết rất rõ rằng, với công trình này tuy có tốn kém trước mắt nhưng khi đã hoàn thành thì chẳng bao lâu nó sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn cho nhà nước thuộc địa”. Lịch sử khẩn hoang miền Nam có ghi: Kinh Xà No thi công đến tháng 7/1903 hoàn thành. Bề ngang trên mặt rộng 60 mét, đáy 40 mét; phí tổn lên đến 3.680.000 quan. Xáng đào chạy bằng hơi nước với những giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng mạnh 350 mã lực, mỗi gàu sắt múc được 375 lít, thổi bùn ra xa đến 60 mét. Từ xa trông chiếc xáng giống như chiếc chiến hạm, máy nổ ầm ầm vang xa năm ba cây số ngàn. Nó mang theo chuyên viên, nhơn công đến hàng trăm người. Dọc theo hai bên bờ người ta phải chở củi đem tới sẵn, vì xáng đốt nồi sốt de bằng củi… Bọn chuyên viên người Pháp đứng cao trên xáng, hò hét như các chỉ huy chiến hạm. . . Công trình kinh xáng Xà No hoàn thành, dài 34km, trong đó phần thuộc tỉnh Rạch Giá 22 km, chạy từ rạch Cần Thơ qua chợ Bảy Ngàn tỉnh Hậu Giang trổ ra biển Tây ở Rạch Giá.
Khi hoàn thành công trình Kinh xáng Xà No, trong những năm 1920 đến 1930, Pháp tập trung khai thác đất đai xây dựng đồn điền. Đồn điền Bảy Ngàn của Tây Albert là một trong những đồn điền lớn nhất thời bấy giờ có diện tích trên 30.000 ha với hơn 3.000 hộ tá điền. Mỗi năm Tây Albert thu lúa ruộng, lúa vay hàng triệu giạ. Nơi chứa lúa của Tây Albert tại xã Tân Hòa mà người dân quen gọi là Lầu Trắng, Lầu Ông Kho rộng hơn 1 ha. Tất cả công sức, mồ hôi và nước mắt của nông dân đều đổ vào đây. Nông dân phải làm quần quật suốt tháng quanh năm đến cuối mùa lúa tay trắng lại hoàn tay trắng. Với chính sách cho vay nặng lãi bọn địa chủ vơ vét người nông dân đến tận xương tủy. Cuộc sống tá điền vô cùng khốn khó lại bị hành hạ, đánh đập bất cứ lúc nào.
Tiện ích cho nông nghiệp và giao thông thủy:
Việc đào kinh đối với thực dân Pháp là chỉ nhằm ý đồ vơ vét hàng hóa và bóc lột thành quả lao động của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, con kinh này cũng đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực là mang dòng nước ngọt từ sông Hậu về tháo phèn, rửa mặn cho những vùng đất hoang hóa rộng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó cũng mang đến sự tiện ích nhất định cho cư dân trong giao thông đi lại. Nhờ có kinh xáng Xà No và các chi lưu của nó mà vùng đất Cần Thơ, Rạch Giá được vỡ hoang và không bao lâu đã trở thành vùng đất tốt, diện tích trồng lúa và sản lượng lúa gạo vùng này tăng lên đáng kể. Những năm đầu sau khi con kinh mới hoàn thành, cư dân đến sinh sống dọc hai bên bờ kinh còn thưa thớt. Dần dần họ đến lập nghiệp ngày càng đông và lập nên vườn tược trồng cây trái. Một số chợ như Vàm Xáng, Bảy Ngàn, Cái Nhum… được thành lập và trở nên sung túc. Nhiều nhà máy xay xát, chành lúa (kho lẫm) được mọc lên, đã làm cho cảnh quan dọc hai bên bờ kinh xáng Xà No thay đổi đáng kể.
Kinh xáng Xà No là tuyến đường giao thông thủy hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ Cà Mau, Kiên Giang lên Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Tháng 8-1997, Chính phủ đã phê duyệt dự án và cho triển khai thực hiện nâng cấp tuyến đường thủy nội địa phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, trong đó có đoạn đi qua kinh xáng Xà No. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, hàng ngày trên tuyến kinh xáng Xà No có hàng ngàn ghe tàu ngược xuôi tấp nập, vận chuyển một lượng lớn hàng hóa, hành khách đi khắp nơi. Đúng như ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau”.
Thực tế, với vai trò là tuyến đường thuỷ cấp quốc gia, kinh xáng Xà No luôn rộn ràng một nhịp sống mới. Với hai chiều lưu thông con kinh này chuyên chở các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng đi theo hướng xuống, còn ngược trở lên là các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Xà No ngày nay:
40 cây số chiều dài của kinh Xà No chỉ là khoảng không gian ngắn so với chiều dài đất nước và 100 năm hình thành nên kinh Xà No cũng là khoảng thời gian không dài so với 4000 năm văn hiến của dân tộc. Thế nhưng trong khoảng không gian và thời gian ấy đã có bao sự đổi thay kỳ diệu.



Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Cần thơ
Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Cần thơ
Bằng đôi tay lao động cần cù của người dân mà xóm của những cây điên điển ngày xưa phải nhường chổ cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Một thế kỷ trôi qua, theo lở bồi của thời gian, bối cảnh hai bên bờ sông bây giờ là quá trình thu nhỏ sự phát triển nông nghiệp của vùng đất này. Đó là sự thay đổi về cơ cấu giống, thay đổi về phương thức sản xuất.
Ngày xưa nông dân phải thức khuya, dậy sớm ra đồng khi mặt trời chưa mọc cho đến tối mịt mới về nhà mà bà con quen gọi là cảnh “ một nắng hai sương “. Vất vả như vậy mà quanh năm chỉ làm được một vụ lúa mùa. Người dân phải thực hiện nhiều công đoạn như gieo mạ, cấy giâm tức cấy lần thứ nhất, gần 2 tháng sau lại bứng lên cấy xuống lần nữa mới xong nhưng năng suất chưa tới 2 tấn/ha
Ngày nay nông dân đã biết làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo nên một bước phát triển mới về năng suất và chất lượng lúa. Đất ruộng lúa 2 bên bờ kinh đã trở thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Ông Lâm Ngọc Quang – 1 trong những nông dân sản xuất giỏi và cũng là chủ nhiệm CLB lúa giống chất lượng cao huyện Vị Thủy cho rằng: “Đối với nông dân chúng tôi dòng Xà No rất cần thiết. Ngoài nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, dòng kênh còn mang lại nguồn nước tưới tiêu cho những cánh đồng đang canh tác. Hàng năm dòng Xà No còn mang lại không ít phù sa vun đắp cho những cánh đồng vàng. Từ đó, nông dân có thể làm 1 năm đến 3 vụ lúa mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà nông”. Ông Lâm Ngọc Quang khẳng định: “Dòng kinh Xà no như dòng máu con tim của nhà nông khu vực này”.
Dòng nước Xà No tiếp tục được khơi nguồn với hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh mang nước ngọt và phù sa đến các vùng đất phèn chua nắng cháy, giúp nông dân chủ động tưới tiêu, trồng thêm vườn cây, nuôi thêm ao cá. Những căn nhà lá đơn sơ trước kia nay đang được thay dần bằng nhà ngói, nhà tường. Năm tháng qua đi, nước trên dòng kinh vẫn ngày hai buổi lớn ròng, nhưng đời sống của người dân ở đây thì có nhiều thay đổi. . .
Nét đẹp hiện đại của dòng Xà No:
Gần 20km bờ kè trải dọc bờ kinh xáng Xà No qua địa bàn thị xã Vị Thanh và các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đang được thi công và đã hoàn thành hơn 90% khối lượng giai đoạn 1. Mục đích xây công trình bờ kè này không chỉ ngăn chặn sạt lở, làm đẹp dòng Xà No mà còn phục vụ nhiều lợi ích dân sinh.
Men theo bờ kinh xáng Xà No những ngày gần đây, mọi người không còn nhìn thấy những căn nhà cấp bốn lụp xụp mọc sát mép kinh thường xuyên đối mặt với nguy cơ nhà “nhảy sông” vì lở đất. Thay vào đó là một tuyến kè kiên cố bằng bêtông dài hàng trăm mét trải dọc từ thị xã Vị Thanh men theo quốc lộ 61.
Bờ kè chống sạt lở và là nơi vui chơi giải trí rất lý tưởng – Ảnh: Thanh Xuân
Bên trên phần kè đã hoàn chỉnh đang hình thành một công viên được lát gạch vỉa hè với hệ thống bồn cây xanh, đèn chiếu sáng, cầu thang lên xuống sông Xà No trông đẹp mắt. Nhìn công trình kè ngày một dài thêm, bà Lê Thị Hương – 68 tuổi, người dân sống lâu năm tại Vị Thanh – nói: “Trước đây khi bờ kè chưa được xây dựng, hai bên bờ kinh toàn những căn nhà ổ chuột, cây cối mọc um tùm, dọc mép kênh lều bều rác thải rất nhếch nhác. Bây giờ khác rồi, một bờ kè khá tươm tất đang mọc lên”.
Theo nhiều người dân tại Hậu Giang, thời gian qua tỉnh chưa có nhiều khu vui chơi giải trí cho người dân nên việc xây dựng công viên ngay trên bờ kè làm nơi vui chơi giải trí là rất lý tưởng. Vào buổi chiều người dân thường tìm đến đây để vui chơi, hóng mát, đi bộ hoặc tập thể dục.
Trong 1 phát biểu đăng báo Tuổi trẻ, ông Trần Thành Lập – phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – cho rằng tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng ĐBSCL trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ TP.HCM đi Cà Mau và ra biển Tây. Ông Lập nhấn mạnh: Mục đích chính của công trình này nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở. Nhưng tỉnh cũng muốn tận dụng lợi thế này để chỉnh trang đô thị, sắp xếp lại hệ thống dân cư; hình thành trên tuyến kè khu vui chơi giải trí, một phố đi bộ xanh – sạch để phát triển du lịch; hạn chế việc xây cất nhà trái phép dọc tuyến kênh”.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cũng khẳng định: Giờ đây, Xà No là tuyến đường thủy quan trọng trong vùng, tạo nên cảnh quan đặc sắc của Hậu Giang. Nhịp sống thương hồ, quán xá, các cửa hàng bán buôn ven sông Xà No đã tạo nên một đô thị sầm uất ở Nam sông Hậu.
Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết: “Trung tâm Thương mại, hệ thống nhà máy xay xát, chợ đầu mối, khu du lịch hồ Đại Hàn, các chuyến du thuyền… sẽ trải dài trên tuyến Xà No. Trong tương lai không xa, dòng Xà No sẽ là một thương cảng hoành tráng liền kề với du lịch sông nước”.
Hiện tại, rất nhiều cửa hàng kinh doanh trang trí nội thất, tiệm vàng, cơ khí – điện máy đều “nương tựa” vào dòng Xà No. . .
Kinh xáng Xà No luôn rộn ràng một nhịp sống mới. Năm tháng qua đi, nước trên dòng kinh vẫn ngày hai buổi lớn ròng, nhưng đời sống của người dân ở đây thì có nhiều thay đổi.
Trên 100 năm tuổi, dòng kinh Xà No lại chuyển mình đón nhận một loạt sự kiện trọng đại đó là thị xã Vị Thanh – tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang đang tiến tới đô thị loại 3, Hậu Giang đang ráo riết chuẩn bị tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất và bờ kè Kinh xáng Xà No sẽ là 1 trong những công trình trong chuỗi sự kiện của 1.000 năm Thăng Long Hà Nội – đánh dấu bước phát triển mới của vùng đất này.

Khu du lịch sinh thái Tân Bình, Hậu Giang

Thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30km. Khu du lịch sinh thái Tân Bình được khai trương vào cuối năm 2001, trở thành điểm du lịch rộng nhất, hấp dẫn nhất tỉnh Hậu Giang.

Khu du lịch sinh thái Tân Bình là một quần thể thiên nhiên, bao gồm cây trái, hoa cảnh, chim thú hoang dã ở trên một vùng đất có hồ nước rộng, có những đảo nhỏ, kênh rạch. Du khách đến đây có thể dạo chơi dưới những vườn nhãn bạt ngàn hoặc bơi thuyền ra các đảo nhỏ giữa hồ xem những chú khỉ đang đùa nghịch tranh nhau ăn, hoặc ngắm những loại chim muông lạ, trông rất hấp dẫn.

Ở đây có những căn nhà nghỉ với nhiều kiến trúc khác nhau, tạo nên một sự phong phú, du khách tha hồ lựa chọn nghỉ ngơi sau những ngày lao động căng thẳng. Bạn có thể ăn ở các nhà hàng với những món ăn đặc sản đồng quê bình dân nhưng ngon miệng.

Tầm Vu (Hậu Giang): Di tích lịch sử cấp quốc gia

Nguồn: website dulichhaugiang.com
Cập nhật: 15/05/2013, 10:08:21
Khu di tích lịch sử Tầm Vu tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam theo quốc lộ 61. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích đã được Bộ Văn hoá - Thông tin của Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định số 154VH/QĐ, ngày 25/01/1991 công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Tầm Vu là nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử cách mạng địa phương những năm đầu chống Pháp. Trận đánh thứ nhất ở Tầm Vu diễn ra vào ngày 20/01/1946 do ông Nguyễn Đăng chỉ huy quân cách mạng giết chết đại tá Dessert - một trong 5 sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trận đánh thứ hai diễn ra vào ngày 12/11/1946 dưới sự chỉ huy của ông Ngô Hồng Giỏi, quân cách mạng đã phục kích và đánh bại một tốp quân Pháp. Trận đánh thứ ba diễn ra vào ngày 03/05/1947, do khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy quân cách mạng tấn công vào một đoàn xe chở lính Pháp, tiêu diệt quân Pháp và cướp súng. Trận Tầm Vu IV diễn ra vào ngày 19/04/1948 dưới sự chỉ huy của chi bộ trưởng Trương Văn Giàu và tham mưu trưởng Võ Quang Anh, quân cách mạng cướp được khẩu đại bác 105 ly của Pháp đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ. Sự kiện này còn được nhắc lại qua gai thoại Trâu kéo pháo, hình ảnh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng chân đất đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc và được khắc họa qua ca khúc “Chiến thắng Tầm Vu” nhạc của Đức Nhẫn, lời của Quốc Hương.

Tầm Vu đã được tỉnh Hậu Giang đầu tư xây dựng thành khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa. Ở đây có tượng đài chiến thắng cao 8 m sừng sững nổi lên giữa những thảm lúa xanh mơn mởn, vườn cây ăn trái ngút ngàn. Khu du lịch xanh với những nét bản sắc văn hoá, truyền thống của địa phương, nhiều nhóm động vật quý hiếm và một hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới phong phú. Đến đây bạn còn được tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Tầm Vu và những phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ./.


Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang)


Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (Địa điểm lưu niệm chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9) phân bố tại 2 địa điểm: khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chương Thiện từng là một tỉnh, được chế độ Ngụy quyền Sài Gòn thành lập ngày 24/12/1960, gồm huyện Long Mỹ, Vị Thanh; một phần của huyện Giồng Riềng (thuộc tỉnh Kiên Giang); một số xã của huyện Phước Long - Thạnh Trị (thuộc tỉnh Sóc Trăng), huyện Ngang Dừa - Hồng Dân (thuộc tỉnh Minh Hải). Nơi đây là đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng để đi các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Giá. Địch coi Chương Thiện là tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ đầu não vùng IV chiến thuật (đóng tại thành phố Cần Thơ), là lá chắn ngăn chặn quân chủ lực của ta tấn công, làm bàn đạp để đánh phá căn cứ địa cách mạng U Minh. Do đó, Chương Thiện trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch. Với ta, Chương Thiện là vành đai vững chắc để bảo vệ căn cứ U Minh, là bàn đạp để tấn công vào Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá. Nơi đây còn là hậu phương lớn, dự trữ người và của phục vụ cho công cuộc kháng chiến.
Sau khi Hiệp định Paris (năm 1973) có hiệu lực, Ngụy  quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ vẫn có ý đồ tiêu diệt cách mạng miền Nam, xóa bỏ vùng giải phóng với những kế hoạch bình định, lấn chiếm… Nhận biết được tình hình và âm mưu của địch, quân ta đã có sự chuẩn bị để đối phó. Trong suốt 11 tháng (từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1973), quân và dân ta đã kiên cường bám trụ, chiến đấu dũng cảm, giữ vững được địa bàn. Tính đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực của Quân khu 9 và quân dân Cần Thơ, cùng các tỉnh Sóc Trăng, Rạch Giá đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch có ý định bình định, lấn chiếm Chương Thiện - Long Mỹ, Vị Thanh, giải phóng nhiều địa bàn quan trọng, như Long Phú, Vĩnh Quới, Lái Thiêu… Kế hoạch bình định Chương Thiện của địch bị thất bại hoàn toàn.
Chiến thắng Chương Thiện năm 1973 là minh chứng sống động cho một chủ trương đúng đắn, táo bạo, kịp thời của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long. Chiến thắng này cũng góp phần tạo ra một trong những cơ sở quan trọng để Nghị quyết 21 ra đời, tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng năm 1975. Trải qua hơn 40 năm sau chiến tranh, giờ đây, những hố bom, đồn bốt của địch đã được bà con sang lấp, để trở thành những vườn cây, ruộng lúa, trường học, trạm y tế, công trình văn hóa… phục vụ cho bà con sinh hoạt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng, điểm di tích khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và điểm di tích ấp 1 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đã được chọn làm địa điểm lưu niệm sự kiện chiến thắng Chương Thiện của quân và dân khu 9.
Tại địa điểm khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: Theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, điểm di tích này có diện tích 44.303.7m2, với các hạng mục: khu nhà trưng bày hiện vật (1024m2), khu trưng bày ngoài trời, tượng đài, sân lễ và một số hạng mục phụ trợ khác. Khi hoàn tất, di tích này sẽ là một trung tâm văn hóa, du lịch, một trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng của khu vực.
Hiện nay, cụm tượng đài đã được xây dựng xong, gồm 3 khối kiến trúc chính, với khối giữa là tượng đài, cao từ 18 - 21m (phần chân tượng đài cao 3,1m); khối bên phải cao 14,4m; khối bên trái cao 10,6m. Sau lưng tượng đài là hình ảnh lá dừa cách điệu, một biểu tượng của vùng Hậu Giang và các tỉnh lân cận. Cụm tượng đài thể hiện 3 đội quân, 3 mũi giáp công, cùng nhiều sự kiện tiêu biểu khác của chiến tranh nhân dân được khắc họa…
Phía sau tượng đài là nhà trưng bày, đã xây dựng xong phần kiến trúc. Phía trước tượng đài là một sân lễ, có sức chứa từ 10.000 - 15.000 người, có khả năng đáp ứng được yêu cầu tổ chức của nhiều sự kiện khác nhau.
Hiện nay, nhiều hiện vật liên quan đến khu di tích, như hơn 100 ảnh tư liệu về một số trận đánh tiêu diệt phân chi khu Cái Nai, yếu khu Quang Phong, diệt đồn Rọc Dứa, Cái Sơn, Cái Cao...; 117 hiện vật, gồm vũ khí, quân trang, xe tăng, máy bay…, đã được tiếp nhận, lưu giữ tại kho hiện vật của Bảo tàng tỉnh Hậu Giang.
Tại địa điểm ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang: Năm 1998, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã quy hoạch tổng diện tích 58.000m2 đất để xây dựng các hạng mục sau: nhà trưng bày (900m2), nhà hội, sân đường nội bộ và một số hạng mục phụ trợ khác.
Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch bình định lấn chiếm Chương Thiện sau hiệp định Paris 1973, không những đã đánh bại chiến thuật, mà còn làm sụp đổ ý đồ chiến lược của Mỹ - Ngụy muốn giành thế mạnh trong giải pháp chính trị, góp phần tạo ra bước ngoặt, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của địch. Chiến thắng này đã tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng mùa Xuân 1975.
Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013)./.
Nguyễn Khắc Đoài (Theo Hồ sơ xếp hạng di tích - Tư liệu Cục Di sản văn hóa) 
Di tích lich sử Đặc Ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang

Trên đường vào phường Long Hoà, Long Tuyền (Quận Bình Thủy) bên phía tay phải có căn nhà mang số 34/7 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ ngày xưa là căn nhà được thuê làm cơ quan của Đặc Uỷ An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang.



 Di tích lịch sử Đặc Ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang

Trung tuần tháng 9/1929 tại đây đã diễn ra sự kiện rất quan trọng đối với Đảng bộ miền Hậu Giang. Đó là Hội nghị thành lập tổ chức “Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang” do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì và chỉ đạo bầu Ban chấp hành Đặc uỷ gồm đồng chí: Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Trí... do đồng chí Ung Văn Khiêm làm Bí Thư.

Sau 5 tháng hoạt động Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang đã xây dựng các cơ sở Đảng khắp miền Hậu Giang, góp phần quan trọng trong việc tiến tới thống nhất Đảng thành một tổ chức Đảng duy nhất,  để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Sau ngày 3/2/1930, thống nhất ba tổ chức đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đặc ủy trực thuộc Xứ Uỷ Nam kỳ. Đồng chí Ung Văn Khiêm được phân công làm Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ. Đồng chí Hà Huy Giáp làm Bí thư Đặc ủy Hậu Giang.

Tháng 04/1930 do yêu cầu bảo toàn cho Đặc ủy, nên cơ quan Đặc ủy chuyển sang tỉnh Sa Đéc.

Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng có giá trị lịch sử, đã đặt nền tảng đầu tiên, là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng và phát triển Đảng bộ và phong trào cách mạng ở các tỉnh miền Hậu Giang. Do đó, Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 154.VH/QĐ, ngày 25-01-1991 công nhận cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng Sản Đảng Hậu Giang là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Năm 1995 Ủy ban Nhân dân TP Cần Thơ cùng với nhân dân phường Bình Thủy đã xây dựng công trình bia tưởng niệm Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang, tại phường Bình Thuỷ. 
Nguồn: sưu tầm








 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 10 món đặc sản ngon nổi tiếng của Hậu Gian 


Tỉnh Hậu Giang nổi tiếng không chỉ với vùng đất phì nhiêu rất có tiềm năng về du lịch sinh thái mà cũng từ nhiều món đặc sản ngon đặc trưng vùng sông nước.

Nếu có dịp đặt chân đến Hậu Giang, du khách hãy thử qua những đặc sản sau đây như: cháo lòng Cái Tắc, chả cá thác lác Hậu Giang, bưởi năm roi Phú Hữu, bún gỏi già… Các bạn sẽ rất ngạc nhiên về hương vị thơm ngon của những món ăn dân dã này đấy.

1. Cháo lòng Cái Tắc

Cháo lòng Cái Tắc là món ăn đơn giản, phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long như cháo lòng Cái Tắc (huyện Châu Thành A) lại mang những hương vị độc đáo, đặc trưng của vùng đất này mà những ai một lần thử qua đều rất ấn tượng. Cũng vẫn là tim, gan, phèo, phổi, gia vị, gạo nhưng mỗi cửa hàng lại có cách nêm nếm khác nhau tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này. Một tô cháo lòng thơm lừng, nóng hổi ăn kèm với rau đắng biển, bắp chuối, giá sống, chanh ớt tạo nên một bản hòa ca mùi vị mà du khách khó có thể cưỡng lại khi một lần dùng thử.

mon-an-dac-san-hau-giang


2. Chả cá thác lác Hậu Giang

Món chả cá thác lác hầu như ở khu vực nào cũng có nhưng từ khi món chả các thác lác cườm ở Hậu Giang xuất hiện thì nó nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của món ngon này. Cách làm đơn giản nhất là cá thác lác được chiên với sả ớt, cá được đánh sạch vảy, khứa nhẹ nhiều khứa theo chiều ngang ướp với bột ngọt, sả giã nhuyễn và chiên cá ngập trong chảo dầu. Khi các bốc mùi thơm là du khách có thể thưởng thức được, chả cá ngon nhất là chấm với nước mắm ăn kèm với các loại rau sống cho đỡ ngán. Chả cá thác lác đặc sản Hậu Giang quả thực là một món ngon hấp dẫn du khách.

mon-an-dac-san-hau-giang-1

3. Bưởi Năm roi Phú Hữu

Tại Hậu Giang du khách phải thưởng thức bưởi năm roi Phú Hữu, loại trái cây ngon nhất của tỉnh. Chất lượng bưởi năm roi Phú Hữu được khẳng định từ nhiều năm nay. Muối bưởi đều đặn, không hạt, tép bưởi ráo, vị ngọt thoảng, chua thanh. Ăn bưởi năm roi Phú Hữu phải chấm với muối tiêu sọ hoặc muối ớt cay thì du khách mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon của loại trái cây nổi tiếng này.

mon-an-dac-san-hau-giang-2

4. Bún gỏi già

Nếu một lần ghé thăm Hậu Giang du khách có thể thưởng thức món bún gỏi già, nhìn sơ qua thì du khách có thể nhầm với món mắm bởi nguyên liệu chính cho món ăn này là mắm cá linh. Bún gỏi già phải nấu chung với me mới cho ra vị chua chua ngọt ngọt ăn không ngán và điều đặc biệt là bún gỏi già phải ăn chung với tép thì mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của tô bún. Những con tép, tôm luộc đỏ au cùng với màu xanh bắt mắt của các loại rau ăn kèm như: rau muống bông chuối làm cho tô bún vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

mon-an-dac-san-hau-giang-3

5. Cá thác lác cườm

Nhiều người nói rằng: “Đi du lịch Hậu Giang mà không ăn được cá thác lác cườm coi như thiếu sót lớn”. Ở hầu hết các nhà hàng, tiệm ăn lớn ở Hậu Giang đều có các món ăn được chế biến từ cá thác lác. Người dân Hậu Giang lâu nay coi cá thác lác là món đặc sản rất đáng tự hào của tỉnh nhà.

mon-an-dac-san-hau-giang-8
Đơn giản và dễ làm nhất là thác lác chiên sả ớt. Cá được làm sạch, khứa nhẹ rồi ướp muối, bột ngọt, ớt, sả băm nhuyễn cho thấm, sau đó cho vào chảo rán giòn. Khi mặt cá chuyển sang màu vàng ươm, mùi thơm quyện cùng sả, ớt bốc lên là chín. Ngoài ra, món cá thác lác nướng cũng có vị ngọt lan tỏa nơi đầu lưỡi cùng cảm giác cay nồng và vị thơm của sả, ớt. 

6. Sỏi mầm

Tên món ăn dễ làm người nghe liên tưởng đến mầm đá của Trạng Quỳnh. Tuy không phải vậy nhưng sỏi mầm – đặc sản Hậu Giang – cũng có cách thưởng thức rất khác biệt. Lần đầu tiên nhìn thấy cách bài trí món ăn hẳn ai cũng phải ngạc nhiên.

mon-an-dac-san-hau-giang-7
Bởi thay vì nồi niêu hay bếp, thì lại có 3 hoặc 4 viên sỏi được nung thật nóng đặt trên đĩa, xung quanh bày rau sống và cải bắp thái nhỏ, rau thơm, ớt tươi, còn thịt heo rừng ướp sẵn gia vị được bày riêng. Người ăn gắp thịt heo rừng mỏng dính để lên hòn sỏi đang nóng rẫy cho đến khi mùi thơm tỏa lan, vàng săn là đạt. Sau đó, gắp thịt từ trên sỏi cùng rau sống và chấm nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức.
Cái ngon của sỏi mầm là tổng hợp từ cả vị thịt heo rừng dai thơm, ngọt, rau xanh mát, nước chấm đậm đà với sự thích thú của thực khách khi chờ đợi thịt chín trên sỏi, nghe tiếng thịt reo xèo xèo ngay trước mặt dù không có bếp. Một món ăn đặc biệt như thế này tất nhiên không nên bỏ qua khi thăm thú Hậu Giang.

7. Khóm (dứa) Cầu Đúc

Có nguồn gốc từ Thái Lan, khóm Cầu Đúc dần trở thành loại cây đặc sản của Hậu Giang. Thuộc giống Queen, khóm ở xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh này có vị ngọt thanh, ngon nổi tiếng. Vẻ ngoài của khóm cũng đẹp và bắt mắt, quả nào quả nấy to đều, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu. Bổ ra thấy thịt khóm màu vàng đậm, ít xơ, ít nước. Đặc biệt, riêng trái khóm có thể để khoảng 10 – 15 ngày vẫn không bị hỏng. 

mon-an-dac-san-hau-giang-9
Khóm Cầu Đúc có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm hương vị đồng quê như canh chua khóm cá rô đồng, thịt ba rọi xào khóm chua ngọt, hay khóm kho cá… Hiện nay, khóm Cầu Đúc còn được xuất khẩu sang nước ngoài và trở thành nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế như nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, kẹo, mứt, rượu, nước giải khát có ga… rất được ưa chuộng. 

8. Ốc len xào dừa

Ốc Len còn được gọi là Linh Hoa vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Thường thì ốc Len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. Ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân Hậu Giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người Hậu Giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản. Vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở Hậu Giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. Những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.

mon-an-dac-san-hau-giang-4

9. Đọt choại

Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng vũng như Đồng Tháp Mười, Vị Thanh, Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn chắc ít ai có thể nghĩ đây là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon như vậy. Đọt choại có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là đọt choại xào. Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê nên đọt choại được các bà nội trợ miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Hậu Giang.

mon-an-dac-san-hau-giang-6

10. Cá ngát

Cá ngát là loài cá rất tinh ranh chỉ sống ở những nơi nước sâu, thậm chí có khi cá khoét hang sâu tận 2-3m để trú ngụ. Vì thế, việc khai thác cá cũng khá khó khăn.

mon-an-dac-san-hau-giang-5
Có nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá ngát như: nấu canh chua,  nướng bẹ chuối, kho tộ, hấp, hoặc làm món khô ăn với củ kiệu… Tuy nhiên, chế biến đơn giản và dân dã nhất chính là cá ngát cuốn vào bẹ chuối hột, nướng trên bếp than hồng để giữ nguyên vị ngọt của cá đồng thời thơm ngon hơn. Khi cá chín có thể ăn kèm với các loại rau, chấm muối ớt. Món cá ngát kho tộ là món ăn thường nhật của người dân mộc mạc vùng sông nước miền Tây. Sau khi được làm sạch, thì cá được tẩm ướp với nước mắm ngon, thêm chút đường, hạt tiêu, ớt, bột ngọt và đun trên lửa liu riu để cá thấm đều.

Thanh Xuân
Ẩm thực Hậu Giang những món ăn dân dã hấp dẫn

Nguồn: vanhoa.gov.vn
Cập nhật: 16/06/2015, 10:54:07
Hậu Giang là tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, các món ăn dân dã của vùng đất này cũng rất hấp dẫn bạn bè gần xa.


Nếu đã từng một lần thăm Hậu Giang, du khách sẽ không thể quên hình ảnh một làng quê yên ả, thanh bình với những ruộng lúa bát ngát và hệ thống kênh rạch trù phú. Bởi địa chất đa dạng gồm cả khu vực đồng bằng và kênh rạch do đó rất dễ hiểu vì sao tại nơi này có nhiều món ẩm thực lạ, lôi quấn. Tiêu biểu của âm thực Hậu Giang phải nói đến như: Ốc len xào dừa; Đọt choại xào; Canh cá thát lác nấu cải bẹ; Sỏi mầm; Khóm cầu đúc; Bưởi năm roi…

Ốc Len còn được gọi là Linh Hoa vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Thường thì ốc Len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. Ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân Hậu Giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người Hậu Giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản. Vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở Hậu Giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. Những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.


Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng vũng như Đồng Tháp Mười, Vị Thanh, Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn chắc ít ai có thể nghĩ đây là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon như vậy. Đọt choại có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là đọt choại xào. Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê nên đọt choại được các bà nội trợ miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Hậu Giang.



Cá thác lác có thân dài, đuôi nhỏ và dẹt. Loài cá này phân bổ tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ lâu cá thác lác đã được coi là đặc sản đặc biệt của vùng sông nước dù vậy mỗi tỉnh lại có món ngon riêng chế biến từ loài cá này. Ở Hậu Giang đó là món cá thác lác nấu canh cải bẹ và cá thác lác chiên xù hoặc kẹp sake. Cùng với những gia vị địa phương và sự khéo léo của người đầu bếp mà món cá này không bị tanh khi nấu canh. Thoạt nhìn tuy có vẻ đơn giản có phần quá bình dị nhưng nếu đã nếm thử thì khó ai có thể quên được hương vị ngọt, dẻo của loài cá này đặc biệt khi chúng được kết hợp với rau cải bẹ.


Một món ăn nữa hấp dẫn từ tên gọi đó là sỏi mầm. Sỏi mầm thực chất là món heo rừng nướng trên sỏi nhưng thịt heo rừng được tẩm ướp gia vị địa phương do đó có mùi vị rất riêng khi được nướng trên sỏi nóng lại có tiếng xèo xèo và mùi thịt thơm khiến thực khách thích thú.


Bên cạnh những món ăn đặc trưng tiêu biểu đó tại Hậu Giang còn có canh chua cá lóc bông điên điển; bông điên điển xào cùng cá linh; cháo lòng cái tắc; bưởi năm roi Phú Hữu; khóm cầu đúc….

Hầu như tất cả các món ẩm thực Hâu Giang đều là những món ăn dân dã, bình dị nhưng hương vị của nó thì đủ để làm hài lòng bất kỳ thực khách nào khi ghé chân đến vùng sông nước này./. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!