Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

HÁT NỮA ĐI, ĐỜI ! 21

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Nhạc chế ra đời từ đâu?

Thanh Niên 8 liên quan

(iHay) Một ca khúc ra đời được công chúng đón nhận với những mức độ tình cảm khác nhau. Người không thích nó có thể coi như chưa hề nghe đến nó. Người yêu thích nó thì có thể thấm âm được ngay giai điệu toàn bài. Có một lúc nào đó, giai điệu tự nhiên ngân vang trong ký ức của họ và họ... tự đặt ra một ca từ mới để hát cho vui. Nhạc chế ra đời như vậy.
Nhac che ra doi tu dau? - Anh 1
Minh họa: DAD
Tôi còn nhớ năm 1965, bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung được dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch ra với tựa đề Cô gái Đồ long rất thịnh hành tại Sài Gòn. Ngày tết, người Sài Gòn thường chơi bầu cua cá cọp để lấy may. Vậy là một ai đó đã chế ra một câu hát khá vui theo giai điệu một bài tình ca của một nhạc sĩ viết trước đó: “Có cô gái Đồ long lắc bầu cua/Lắc một cái ra hai con gà mái/Hai chú cọp/Hai trái bầu”. Câu nhạc chế nổi tiếng hơn cả bản nhạc của chính tác giả, phổ biến rộng rãi đến độ đi vào một con hẻm nào có người chơi bầu cua là cũng nghe được thiếu nhi hát. Tôi cũng lẩm nhẩm hát theo “Có cô gái Đồ long lắc bầu cua...”.
Nhạc chế ra đời như một tất yếu của sự thưởng ngoạn âm nhạc . Vốn trước đó, người nhạc sĩ viết ra ca khúc chỉ có một con đường để đi, một tâm trạng cần diễn đạt, một nội dung cần gởi gắm. Ca khúc đi vào cuộc đời và “sinh mệnh” của nó phụ thuộc vào sự yêu thích của người thưởng ngoạn. Một ca khúc hay có thể hàng vạn, thậm chí hàng triệu người nghe (hoặc xem). Và bởi công chúng thưởng ngoạn đông đảo quá cho nên cách thưởng ngoạn cũng rất khác nhau. Có những người không thích, nghe hoặc xem qua một lần rồi không chú ý nữa. Có những người yêu thích, mới nghe hát vài lần đã thẩm thấu giai điệu ca khúc dù không thể thuộc và nhớ trọn vẹn phần lời. Vậy là trong một lúc cao hứng, người ta... nghĩ ra một lời mới - thông thường là một lời vui vui, đặt vào giai điệu của ca khúc. Thuật ngữ của pháp luật gọi đó là tác phẩm phái sinh (nếu so với nguyên tác). Ngôn ngữ phổ thông gọi đó là nhạc chế.
Có nhiều nhạc sĩ cảm thấy khó chịu, bực bội khi nghe người khác chế lời mới cho giai điệu ca khúc của mình. Họ đứng ở góc độ chủ quan của người sáng tác, cứ muốn cho đứa con tinh thần mình còn gin mãi nên rất sợ người khác pha chế nó. Họ gọi việc chế ra lời hát khác là hành động xuyên tạc lời bài hát (nguyên tác). Tôi đã chứng kiến một cảnh khá hy hữu trước năm 1975: một nhạc sĩ gây gổ rồi nhào vào định đánh một diễn viên kịch hài khi anh này hát “Khói lam buồn như khói của tàu bay” (nguyên tác: Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian).
Tôi thì ngược lại không bao giờ nghĩ như vậy và cũng không bao giờ phiền trách một người nào đó chế nhạc của mình ra với lời mới của họ. Chuyện hiển nhiên là nhạc sĩ không thể cấm đoán người thích nghe ca khúc của mình chế ra một lời mới bởi nhạc sĩ không thể biết họ là ai, họ ở đâu. Người ta có yêu thích giai điệu ca khúc của nhạc sĩ thì mới chịu khó gia công chế ra lời mới, chứ không yêu thích thì huỡn đâu mà chế với pha cho tốn thì giờ.
Những năm 1993, chiếc phonelink (máy nhắn tin) được xem là phương tiện tiên tiến để truyền đạt thông tin di động. Báo Thanh Niên ký hợp đồng thuê bao cả chục chiếc phonelink, trang bị cho ban biên tập, thư ký tòa soạn và trưởng ban. Bạn có chiếc phonelink trong người, cơ quan muốn thông tin cho bạn thì chỉ cần gọi điện thoại bàn đến tổng đài, nhờ nhắn tin cho phonelink số đó. Câu nhắn tin thường ngắn gọn “Về cơ quan gấp. Họp giao ban”. Tổng đài truyền thông tin ấy đi là 1 phút sau bạn nhận được thông tin.
Ai có phonelink, mỗi tháng phải đóng phí 30.000 đồng cho tài vụ. Vàng thời điểm ấy giá 300.000 đồng/chỉ; nghĩa là số tiền cước phí phonelink hằng tháng tương đương 350.000 đồng ngày nay. Mất hết 30.000 đồng để mỗi tháng chỉ nhận được cỡ... 10 câu nhắn tin, quả thật là cái giá quá mắc. Tôi cũng có một cái phonelink như vậy và mỗi tháng cũng ngoan ngoãn đóng 30.000 đồng cho nhà mạng thông qua hình thức trừ lương.
Chính vì vậy mà anh em trong Báo Thanh Niên lưu truyền bài Phonelink ca - chế theo giai điệu Tàu đêm năm cũ của nhạc sĩ Trúc Phương: “Trời ơi là trời/Tôi có phonelink nên nó trừ lương tôi dài dài/Hỡi quý công ty, tôi trả lại phonelink được không?/Nếu không tôi phải đeo/Nó trừ lương là méo/Một đêm dần tàn/Tay xách phonelink tôi thẫn thờ đi qua cầu Hàn/Liệng xuống sông sâu cho của nợ trôi theo dòng ngâu/Bởi phonelink còn đeo/Nó trừ lương là nghèo”.
Tháng 8.1995, tôi đến thăm nhạc sĩ Trúc Phương, vui miệng khoe luôn ra chuyện có bài Phonelinkca chế theo giai điệu Tàu đêm năm cũ. Anh Trúc Phương nói: “Đâu đâu, em hát cho anh nghe coi”. Tôi lên dây đàn, chơi đúng boléro mùi, hát bài nhạc chế trên. Nhạc sĩ Trúc Phương không được khỏe lắm nhưng nghe bài hát thì cười tươi như hoa: “Hay! Hay! Nghe vừa thú vị vừa tức cười lắm”. Anh bảo tôi hát lại rồi lẩm nhẩm hát theo “Trời ơi là trời/Tôi có phonelink nên nó trừ lương tôi dài dài...”.
Ca khúc là tài sản riêng của từng nhạc sĩ nhưng âm nhạc lại là cái vốn chung của con người. Bạn thấy đó, nhạc chế chính là con đường để phát triển dân ca, đặc biệt là trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Thoạt tiên, các nhạc sư, thầy đờn hoặc một người nào đó sáng tác được bài bản. Nếu giai điệu bài bản ấy hay, người đi sau có quyền lấy giai điệu ấy làm nền, viết ra lời mới, diễn tả một tâm tình mới, nội dung mới. Thí dụ chỉ một giai điệu nhạc bài Văn Thiên Tường, những người yêu đờn ca tài tử có thể viết cả ngàn bài Văn Thiên Tường khác với cả ngàn nội dung khác nhau. Ví giặm Nghệ An, quan họ Bắc Ninh cũng được phát triển như vậy.
Trong các mục đích của sinh hoạt âm nhạc thì mục đích cơ bản nhất, gần gũi nhất vẫn là nhằm góp phần giải trí cho con người. Buồn hay vui, không buồn hay không vui thì chuyện đầu tiên của âm nhạc cũng hướng đến việc giải trí. Nhạc chế chủ yếu tạo ra nụ cười hồn nhiên; mà có thêm được nụ cười thì càng tốt cho cuộc sống con người. Một lần tôi đau răng, phải đến nha sĩ. Trong khi chờ, tôi nghe một ông khách cao hứng hát: “Xưa hôn em một lần/Về đau răng một tháng”. Câu hát ngộ nghĩnh khiến tôi cười lăn cười bò. Một lần khác, tôi về quê ở Duy Xuyên (Quảng Nam), nghe một anh hát trên bàn nhậu: “Trồng cỏ ta nuôi bò/Bò ăn cho bò béo/Béo nên bò vàng ươm mỡ sa”. Tôi hỏi người hát: “Nhạc ai vậy anh?”. Đáp: “Đó là bài Bài thơ quê lụa của Vũ Đức Sao Biển. Nguyên ổng viết là Trồng dâu ta nuôi tằm nhưng quê tôi chừ đã mất nghề trồng dâu nên bà con tôi chế ra như vậy. Trồng cỏ thực tế hơn trồng dâu”. Tôi thật vui khi thấy anh có lý hơn mình. Cũng may, anh không biết tôi là tác giả của Bài thơ quê lụa.
Lại một lần khác, một ca sĩ ở nước ngoài về, hát bài nhạc chế bằng tiếng Anh theo giai điệu ca khúc Điệu buồn phương Nam của tôi: “I want to love you/I want to see you/I want to find you, I want to sleep with you/I want to find yau, I want to sleep with you”. Tôi xin lỗi, không hiểu những câu tiếng Anh trên có sai sót gì không bởi nó là nhạc chế, ai muốn chế cỡ nào thì chế. Những câu này không do tôi viết ra. Thế nhưng, bản dịch nhạc chế này ra tiếng Việt thì cực kỳ xuất sắc, e còn hay hơn cả ca từ trong nguyên tác của tôi “Anh muốn yêu em/Muốn trông em hoài/Muốn được nhìn em, anh muốn ôm em ngủ vùi/Muốn được nhìn em, anh muốn ôm em ngủ say”. Tôi tạm gọi bài trên đây là Điệu buồn phương... Tây; bởi chỉ có ở phương Tây mới có ca từ tiếng Anh được hát theo giai điệu của dân ca Việt!
Trong vòng mười năm trở lại đây, các trang mạng xã hội phát triển cực nhanh. Sự phát triển ấy tạo điều kiện cho các bạn trẻ muốn được đóng góp, muốn được tự giới thiệu, muốn được tự chứng tỏ nên tham gia rộng rãi những tiết mục “chế biến” độc đáo, mới lạ. Đã có nhiều tài năng, kỹ năng mới được khen ngợi; nhiều sáng kiến được cộng đồng mạng yêu thích. Cái hay nhất của những tiết mục chế biến này là đem lại nụ cười vui tươi, sảng khoái cho đông đảo dân cư mạng; đồng thời thu nhận được các ý kiến chia sẻ tích cực. Cuộc sống thường ít niềm vui, nhiều lo nghĩ; các bạn đem lại nụ cười cho cuộc sống là hành động giàu tính nhân văn, nhân hậu. Hãy cứ suy nghĩ tích cực như vậy để thấy nhạc chế đem lại nhiều ích lợi cho cuộc sống. Tất nhiên ở mặt khác, rất mong các bạn cũng nên quan tâm chọn cách chế cho thích hợp, chủ yếu để làm vui cho đời mà không tổn thương chính tác giả.
Vũ Đức Sao Biển

"Thánh chế" Củ Tỏi: "Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc"

00:06:00 30/01/2016

Có bạn nào từng mê mẩn những clip chế tỉnh như ruồi của "Thánh chế" Củ Tỏi chưa?

Từ lâu, mạng xã hội phát triển cho ra đời rất nhiều trào lưu, trong đó là trào lưu "chế": chế hình, chế bài hát, chế phim...Và cũng từ "nghệ thuật chế" này đã cho ra đời rất nhiều gương mặt trẻ đầy tài năng và sáng tạo, mà mỗi sản phẩm của họ đều được đám đông chờ đón theo dõi cũng như ủng hộ.
Và nhắc tới "nhạc chế", không thể không nhắc tới chàng trai được mệnh danh là "Thánh chế" Củ Tỏi. Xấu trai, tỉnh tỉnh, điên điên...những clip chế của Củ Tỏi luôn khiến người ta phải cười nghiêng ngả vì điệu bộ cũng như sự sáng tạo mà cậu mang đến, đặc biệt là clip chế "Con người ta"(ăn theo ca khúc Vợ người ta) đang rất nổi gần đây. Nhiều người còn gọi cậu là một hiện tượng mạng tương tự như Lệ Rơi. Thậm chí, trong bảng xếp hạng 10 nhân vật bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội năm 2015 vừa qua, Củ Tỏi đã đứng đầu danh sách, vượt xa những cái tên như Cô giáo Lê Na, mỹ nữ Hạ Vi, Rocker Nguyễn...
Vậy "thánh chế" Củ Tỏi là ai?
Gặp Củ Tỏi, ấn tượng đầu tiên chính là "Xấu y chang trong clip". Tuy vậy, khác với vẻ tưng tửng, ngoài đời Củ Tỏi lại khá nghiêm túc và trầm lặng. Các câu hỏi được cậu trả lời rành mạch, gọn gàng. Đôi lúc, dường như có cảm giác đây không phải là Củ Tỏi trong các clip chế đang xuất hiện đầy trên mạng nữa. Mà thường như vậy đấy, không phải ai cũng có khả năng biến hóa thành một hình tượng khác xa con người thật của mình như anh chàng này đâu!
"Thánh chế" Củ Tỏi: "Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc" - Ảnh 1.
Củ Tỏi
Tên thật: Nguyễn Tiến Dũng
Năm sinh: 01-05-1994
  • Hiện đang là sinh viên năm 2 của trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh HCM, khoa đạo diễn điện ảnh truyền hình.
  • Chủ nhân của hàng loạt clip chế như Cô gái Trung Hoa, Xăng tăng giá, Con người ta, Tôi là tôi chế...
Một số clip chế nhận được nhiều lượt xem nhất của Củ Tỏi

Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 2.
 "Thánh chế" Củ Tỏi. 
Xin chào "Thánh chế" Củ Tỏi. Khi bắt đầu được mọi người biết đến, bạn cảm thấy như thế nào?
Mình cảm thấy rất thú vị khi được nhiều người quan tâm đến như vậy, đi đâu cũng hỏi mình có phải là người hát bài Con Người Ta hay không.
Bạn còn nhớ về clip chế đầu tiên của bạn không? 
Clip chế đầu tiên của mình không hẳn là chế, mà là hát cover bài You Are Beautiful bằng tiếng Việt. Sau một vài clip ra mắt thì mình bắt đầu chế bài đầu tiên là Cô Gái Trung Hoa, nhưng cũng chỉ chế một đoạn chứ không chế hoàn toàn cả bài.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 5.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 6.
Lúc bắt đầu làm, bạn có nghĩ tới ngày mình nổi tiếng không?
Ban đầu mình chỉ quay clip lại và đăng lên Facebook để bạn bè mình vào xem giải trí thôi, dần dần được bạn bè ủng hộ nhiều nên mình bắt đầu "chế" nhiều hơn. Không nghĩ sẽ được hưởng ứng và trở nên nổi tiếng như vậy, thật bất ngờ.
Thường thì một đề tài, một ca khúc như thế nào sẽ tạo cho bạn cảm hứng để chế?
Thường thì mình chọn các bài có giai điệu vui tươi, và phải có beat không lời, sau đó dùng chính tựa của bài gốc để làm chủ đề và từ từ chế lời bài hát.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 7.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 8.
Quá trình thực hiện 1 clip chế sẽ như thế nào nhỉ, ví dụ từ ý tưởng cho đến chế lời tốn bao nhiêu thời gian? Rồi quá trình ghi hình như thế nào?
Quá trình chế bài hát cũng không phức tạp lắm. Đầu tiên mình chọn bài, thường là những bài mới, nhạc vui tươi, nhạc hay, hit, và phải có beat không lời. Sau đó mình tiến hành xác định chủ đề của bài hát, rồi mới bắt đầu chế từng lời bài hát. Mình mở bảng chữ cái để ghép chữ rồi điền khuyết từng câu, chỗ nào khó mình bỏ qua, sau đó mới quay lại. Quá trình chế này mất từ vài tiếng cho đến cả tháng nếu như lịch của mình quá dày.
Quá trình ghi hình cũng không khó, mình đặt camera cạnh màn hình để có thể xem lại lời nếu lỡ quên, tận dụng độ sáng của màn hình để chiếu sáng mặt. Để có thể diễn tự nhiên mà không bị áp lực, mình thu âm và mix giọng thu vào nhạc beat trước, rồi lúc quay thì nghe nhạc nhép theo, đôi khi nhép sai, mình quay lại từ đầu, làm cho tới khi có được đoạn vừa ý rồi tiến hành biên tập, làm phụ đề. Quá trình này cũng tốn vài tiếng.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 9.
Khó khăn nhất khi thực hiện clip chế nằm ở khâu nào?
Mình nghĩ là khâu chọn chủ đề, vì mình mất nhiều ngày để chọn chủ đề. Còn chế lời thì chỉ tốn vài tiếng nếu thời gian rảnh xuyên suốt.
Clip chế nào của bản thân mà bạn thích nhất hoặc ấn tượng nhất?
Mình thích clip hát trộn Nghe Tháng Sáu và Xuân Họp Mặt nhất, trông mình hát rất là dễ thương, giai điệu và bài hát rất vui tươi. Nhưng có vẻ clip này lại không được hưởng ứng nhiều.
Một vài người so sánh bạn với Lệ Rơi vì ngoại hình lạ cũng như phong cách không giống ai. Bạn cảm thấy thế nào?
Mình nghĩ họ nói cũng đúng, do giọng hát của mình không hát theo kiểu đàng hoàng, có thể gọi là một thảm họa âm nhạc. Nhưng sao cũng được, mình chỉ hướng đến việc làm clip vui mà thôi.

Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 10.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 11.
Có bao giờ bạn phải đối diện với những comment thiếu tế nhị?
Trước đây những hình chế của mình cũng đã đối mặt với những comment như thế, nhưng mình nghĩ đó cũng là một thành phần của xã hội, có khen thì phải có ném đá, như vậy bản thân mới cân bằng và tự sửa chữa lỗi mỗi khi ra sản phẩm tiếp theo.
Comment chê bai hoặc phê bình nào mà bạn nhớ nhất? 
Comment chê bai nhiều nhất là "nổi được nhờ clip Con Người Ta, sau đó ra thêm nhiều clip lại hết hay" Thật ra, mình bắt đầu hát chế từ năm 2012 rồi. Nhưng mãi đến clip Con Người Ta thì mới may mắn được chú ý.  Bản thân mình vẫn thường xuyên làm clip mới khi ý tưởng mới. Chẳng qua là do clip Con Người Ta quá hay nên những clip khác bị dìm xuống mà thôi.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 12.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 13.
Chắc hẳn sự nổi tiếng cũng mang lại nhiều phiền toái đúng không? 
Nhiều lắm. Tin nhắn xin kết bạn gửi đến liên tục, mình rất khó để lọc lại những tin quan trọng và tin của bạn bè, người thân. Trong số đó có rất nhiều tin nhắn khiếm nhã của những bạn anti. Tài khoản Facebook và Gmail thì liên tục báo có người cố gắng truy cập.  Một vài bạn xin add Facebook rồi tự ý tag em vào các bài không liên quan để quảng cáo sản phẩm, câu like, câu follow...
Còn điều tuyệt vời nhất? 
Đó là các mối quan hệ từ các nhà đầu tư truyền thông, họ tìm đến mình để hợp tác và giúp mình cơ hội để vươn xa hơn.
Bạn có kiếm được tiền từ các clip chế của mình không?
Những clip trước đây, kể cả clip Con Người Ta, mình đều không kiếm được tiền.  Nhưng dạo này mình đã lập kênh Youtube riêng nên đã bắt đầu kiếm được thu nhập nhờ quảng cáo.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 14.
Gia đình có biết về sự nổi tiếng của cậu con trai? 
Hiện tại mẹ mình vẫn không biết gì về chuyện này, nhưng mình đoán khi mẹ biết thì cũng không có chuyện ngăn cấm gì xảy ra cả. Do bản thân mình đang học đạo diễn, đi đóng phim cũng khá nhiều nên mẹ cũng đã quen những chuyện này rồi.
Bạn có dự định phát triển kế hoạch cá nhân nào nữa không, hay có dự định tham gia showbiz ở lĩnh vực đóng hài chẳng hạn? 
 Hiện tại mình vẫn đang tiếp tục thực hiện việc học, song song là đi làm các phim ngắn, tham gia đủ khâu trong quá trình làm phim như kịch bản, đạo diễn, dựng phim, diễn viên.
Xin cảm ơn Củ Tỏi và chúc bạn ngày càng thành công hơn nữa. 
Theo Pat; Ảnh: Vivian / Trí Thức Trẻ

Tác giả nhạc chế 'Hậu duệ mặt trời' nổi tiếng mạng là ai?


    Đó là Nguyễn Xuân Tài, đến từ Nghệ An. 9X sở hữu khá nhiều clip vui nhộn như parody "Ai là triệu phú", "Hãy yêu trai Phan", "Gái Phan là của trai Phan"...
    Nguyễn Xuân Tài (sinh năm 1994, Nghệ An) hiện là sinh viên ngành Kỹ sư phần mềm, Đại học FPT Hà Nội. Không có chiều cao lý tưởng, cũng không sở hữu gương mặt chuẩn Hàn hay thân hình cơ bắp, song chàng trai này lại được nhiều cô gái để ý theo một cách khác: học giỏi, hài hước.
    Học sinh giỏi tỉnh môn Tin lớp 12, Trưởng ban tổ chức sự kiện tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), học bổng toàn phần Đại học FPT, giải nhất cuộc thi hát tiếng Nhật năm 2013 tại Đại học FPT... là vài nét về Xuân Tài.

    Có năng khiếu sáng tác và cover nhạc

    Cựu học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là chủ nhân của khá nhiều clip vui nhộn, mang tính sáng tạo, nhận được sự quan tâm từ dân mạng như Parody Ai là triệu phú, Hãy yêu trai  Phan, Gái Phan là của trai Phan, bài hát Đêm chia tay...
    Chia sẻ với Zing.vn, 9X cho biết: "Ai là triệu phú Parody là kỷ niệm khá vui khi cả hai nhân vật đều do mình đóng nhưng có nhiều bạn không nhận ra và nghĩ có sự tham gia của người khác. Mình cảm thấy đó là thành công bước đầu".

    Nguyễn Xuân Tài bắt đầu có ý tưởng thực hiện khi còn là sinh viên năm nhất. Trước đây, chàng trai chủ yếu cover các ca khúc hot theo theo lối diễn vui nhộn để giải tỏa những căng thẳng sau giờ học, cũng như muốn dành tặng bạn bè sự vui vẻ, bất ngờ.
    Ngoài cover nhạc, nam sinh còn có năng khiếu sáng tác và viết lời. "Ngày sinh nhật bạn bè, trước hoặc sau các sự kiện ở trường lớp, hoặc nhiều khi đột nhiên có cảm hứng, mình có thể cho ra đời sản phẩm.
    Mình sử dụng smartphone và học cách dùng các phần mềm chỉnh sửa video, cắt ghép nhạc…, tận dụng nội dung tìm được trên mạng, nảy ra ý tưởng là làm luôn, tránh để lâu quên", 9X tâm sự.
    Tháng 9-12/2015, nam sinh này có cơ hội thực tập tại Nhật Bản. Thời gian đó, từ sáng đến tối phải đi làm, đêm về, chàng sinh viên FPT ngồi nghĩ nội dung và bắt tay thực hiện clip để vơi bớt nỗi nhớ nhà.
    Ngoài clip Gái Phan là của trai Phan, phần MV hình ảnh cần sự trợ giúp của bạn bè, các video còn lại đều do chàng trai tự lên kịch bản, ý tưởng, tự hát và biểu diễn.
    "Mình thích kiểu con gái nhỏ nhắn dễ thương, hay cười, biết thông cảm, thông minh một chút", Tài bật mí.
    Sau mỗi đoạn video được đăng tải, chàng trai cho biết nhận được khá nhiều lời khen và hưởng ứng tích cực của mọi người. Chính những sự cổ vũ này khiến Tài thấy hạnh phúc khi công sức mình bỏ ra được công nhận.
    "Mình nhận được một số tin nhắn động viên và quan tâm từ phía bạn bè và cả những người chưa có dịp nói chuyện ngoài đời. Có bạn còn vẽ tặng tranh, còn tỏ tình thì chưa có", 9X thổ lộ.
    Tuy nhiên cũng có không ít bình luận trái chiều, cho rằng nội dung chưa hay, giọng hát không nổi bật hay MV chưa được đầu tư công phu. Chàng sinh viên cho biết cũng không bị ảnh hưởng nhiều vì mục tiêu ban đầu "sản phẩm" chủ yếu để dành cho bạn bè và những người yêu quý mình.
    Tac gia nhac che 'Hau due mat troi' noi tieng mang la ai? hinh anh 1
    Ở trường, lớp, Tài được bạn bè nhận xét dễ gần, hòa đồng, lúc nào cũng tạo niềm vui cho mọi người xung quanh. Ảnh: NVCC.

    Sẽ quay lại Nhật làm việc

    Chàng trai xứ Nghệ cho biết dự định sắp tới tập trung hoàn thành chương trình đại học năm cuối và bảo vệ đồ án tốt nghiệp thật tốt. Sau khi học xong, Tài muốn làm việc tại công ty Nhật trước đây từng thực tập.
    Tài nghĩ rằng nghề nghiệp đối với mỗi người cũng là cái duyên, khó có thể nói trước. Vì vậy, biết đâu mọi người sẽ được thấy cái tên Nguyễn Xuân Tài trong ngành nghệ thuật trong tương lai không xa. Còn con đường nam sinh chọn hiện tại vẫn là kỹ sư phần mềm, âm nhạc chỉ dừng lại ở mức đam mê và sở thích.
    Tài nhớ kỷ niệm ở Nhật thường đi xe đạp đến ga tàu điện gần nhà để đi làm. Những người trông giữ xe ở đây khá niềm nở, thân thiện. Có lần, xe Tài bị hỏng khóa nên gửi mà không khóa trong gần một tuần.
    "Bỗng một hôm đi làm về, thấy xe bị khóa và chìa vẫn còn trong ổ, mình nhận ra các bác bảo vệ làm giúp. Lúc đó khá muộn nên ngày hôm sau mình mới cảm ơn các bác được. Hành động nhỏ thôi nhưng thật sự khiến mình ấn tượng và biết ơn con người nơi đây", một trong những lý do thôi thúc nam sinh xứ Nghệ quay trở lại đất nước Mặt trời mọc lần nữa.


    Huy Cung: 'Mình từng mất giọng 3 ngày vì làm vlog'

    Chàng trai sinh năm 1995 chia sẻ, anh từng tắt tiếng đến 3 ngày sau khi phải nói lớn, liên tục trong nhiều giờ đồng hồ thực hiện vlog.
    Thúy Hằng

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét