Có trách nhiệm hơn với cuộc sống
cũng chính là trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
tích đức, phục thiện, trong luân hồi chuyển sinh. (Ảnh: Sưu tầm)
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn
là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là
có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo
Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những
câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn
với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Nhân quả báo ứng là quy luật xưa
nay không sai lệch. Người làm việc ác tất sẽ chuốc lấy tai họa, không
chỉ cho bản thân mà thân nhân gia đình cũng có thể vì đó mà vạ lây. Vậy
nên, nhân tâm hướng thiện, từ bỏ việc ác mà quy chính là điều nên làm
nhất.
Trong các giáo lý nhà Phật từ xưa đến
nay đều cho rằng, con người có luân hồi chuyển kiếp và thiện ác đều có
báo ứng. Còn có một loại gọi là hiện tượng “nhập hồn”,
chính là người sau khi chết đi, vong linh bám lên thân người khác,
miệng của người này sẽ nói theo ý của vong linh kia, hiện tượng loại này
tương đối phổ biến. Còn có người sau khi chết đi rồi sống lại, có thể nhớ lại được cảnh tượng mà mình chứng kiến được dưới âm phủ. Ở nước ngoài còn có các nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, lại có một số người thông qua thôi miên mà có thể nhận biết được một ít tín tức từ âm gian.
Dưới đây là vài ví dụ, đều là những sự
việc có thật, hơn nữa đã từng làm chấn động ở địa phương nơi phát sinh
sự việc. Những ví dụ này cũng chính là những lời khuyên nhủ con người
hãy dừng làm việc ác.
Người con chết yểu nhập hồn, cảnh báo cha hãy dừng làm việc ác
Hoạt Hải Anh, là ủy viên Ủy ban thanh tra kỷ luật huyện Tán Hoàng tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Tại thị trấn Thành Quan thuộc huyện Tán
Hoàng, có chàng thanh niên có tên Đinh Cương Tử, hiền lành, tốt bụng
sống bằng nghề sửa chữa xe đạp.
Một ngày, mọi người không hiểu tại sao
Đinh Cương Tử, một người vốn làm ăn chân chính, lương thiện, lại bị bắt
vào Trung tâm giam giữ của huyện. Tại trung tâm giam giữ, lính canh dùng
dây thừng trói tay, xiềng chân, rồi dùng dùi cui điện tra tấn anh. Vào
ngày 11/6/2001, Đinh Cương Tử đã bị đánh đập đến chết. Trưa hôm đó,
cuồng phong bỗng nhiên nổi lên, thổi quét tung mù mịt khắp mặt đất huyện
Tán Hoàng. Những viên cai ngục chột dạ sợ bị mất mạng, bèn mua pháo về
đốt giữa trưa, để lấy thêm dũng khí, cho vơi bớt nỗi sợ.
Chiều cùng ngày 11/6, vào khoảng 2h, con
trai cả của Hoạt Hải Anh là Hoạt Hằng mới 18 tuổi, đi xe máy không biết
vì sao bị tông chết. Người cô của Hoạt Hằng nghe tin liền chạy vội đến
nhà Hoạt Hải Anh, vừa vào tới cửa đã gào khóc thảm thiết. Sau đó âm
giọng liền thay đổi, lớn tiếng kêu to: ‘Ta muốn tìm cha ta nói chuyện! Ta muốn tìm cha ta nói chuyện! Hãy gọi ông lại đây!”. Thì ra vong hồn của Hoạt Hằng đã nhập lên người cô này.
Hoạt Hải Anh đi đến trước mặt nói: “Con có lời gì nói với ba thì nói đi, ba nghe đây”.
“Ba à, ba sau này đừng bức hại những
người tốt nữa. Những người tu theo Pháp Luân Công là những người tốt,
Pháp Luân Đại Pháp là Phật Gia, bức hại Pháp Luân Đại Pháp là phạm tội
chết. Ba có nghe thấy không?”,từ miệng của người cô phát ra giọng nói của Hoạt Hằng. Hoạt Hải Anh sững sờ không biết phải làm sao, đành im lặng không nói gì.
Hóa ra, Hoạt Hải Anh chấp hành mệnh lệnh
của cấp trên, sai khiến cán bộ hương, thôn đến nhà Đinh Cương Tử bắt
anh và ép anh ký giấy cam đoan ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một
môn tu luyện Phật gia vốn bị bắt bớ và bức hại ở Trung Quốc, do chính
quyền e sợ số lượng lớn người tham gia luyện tập môn này có thể gây ảnh
hưởng đến chính quyền. Nhưng Đinh Cương Tử đã nhất quyết không từ bỏ
niềm tin vào các giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn” của mình và đã bị đánh đến
chết.
Người cô bị vong hồn Hoạt Hằng điều khiển, túm lấy cổ áo Hoạt Hải Anh và lắc mạnh như muốn liều chết, nhắc lại: “Ba sau này đừng bức hại Pháp Luân Công nữa, bức hại Pháp Luân Đại Pháp là phạm tội chết. Ba có nghe thấy không? Ba có nghe thấy không?”.
Lúc ấy một người bà con đứng bên cạnh Hoạt Hải Anh liền nói với ông ta: “Đến lúc này anh còn không mau trả lời thằng bé đi!”. Hoạt Hải Anh dường như nhận ra điều gì đó, liền nói: “Ba nghe thấy rồi. Được rồi, đi đi … Ba sẽ nghe lời của con”.
Tận mắt chứng kiến người con trai nhập
hồn mà cảnh báo mình, Hoạt Hải Anh tự ý thức được rằng, chính vì mình đã
làm việc ác, nên con trai mới gặp nạn chết thảm. Đây là nhân quả báo
ứng ngay tức thời cho việc làm ác của anh ta.
Sự việc này diễn ra đã làm chấn động cả huyện Tán Hoàng lúc bấy giờ. Bởi vì vào thời điểm đó Pháp Luân Công đang bị bức hại ghê gớm, mọi người đều đang chú ý, đột nhiên lại xảy ra sự việc như vậy, nên cả huyện không khỏi ngỡ ngàng.
Từ đó, thông tin về sự việc nhanh chóng
được lan truyền rộng rãi. Hoạt Hải Anh bàng hoàng, thật thà đem sự thật
kể hết ra cho mọi người, sau đó còn xin từ chức không làm nữa.
Một
bức ảnh mô tả lại cảnh một người tập Pháp Luân Công bị bắt, tra tấn.
Thay vì oán trách, họ hướng tới đức tin cao hơn. (Tranh:
zhenshanrenart.com)
Làm chuyện ác, sau khi chết nhập hồn cảnh tỉnh đồng nghiệp
Tại Văn phòng tổ chức quản lý thị trấn
Cao Kiều, huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông, có một cậu thanh niên tên là
Vu Trường Lượng. Lượng mới 27 tuổi, là người thôn Gia Hà cách thị trấn
40 dặm, đã tốt nghiệp đại học và hiện là nhân viên thử việc của ngành
công an.
Tiết Thanh Minh năm 2006, Vu Trường
Lượng đi đến vùng dân ở sông Thuật thực thi công việc, xong rồi về thôn
Vũ Gia Câu la cà uống rượu. Sau đó Vu đi xe máy về nhà, khi đi đến con
đường phía Đông thôn Quan Trang thì lao xe vào ven đường, ngã lăn ra
đất, đầu bị đập mạnh gần như vỡ thành hai, tử vong tại chỗ.
Mọi người thấy Vu Trường Lượng tuổi còn trẻ mà đã chết thảm, rất lấy làm đáng tiếc.
Hơn 20 ngày sau, trưởng công an thị trấn
Trương Vĩnh Tân, chập tối mới về đến nhà, đột nhiên thấy vợ của mình là
Lão Phan dáng vẻ khác lạ dị thường. Giọng nói của Lão Phan đột nhiên
thay đổi, dùng giọng nói của Vu Trường Lượng nói: “Ta là Vu Trường Lượng, mấy ngày nay phải vất vưởng ở nơi này, không về nhà được, hãy gọi thư ký La, Đậu Trấn Trường đến đây”.
Trương Vĩnh Tân tức giận, nghĩ thầm: “Vu Trường Lượng vốn đã chết hơn 20 ngày rồi, làm sao hắn có thể tới đây mà dọa nạt ta được!”. Sau đó cầm chiếc giày lên đánh vào mặt vợ 3 cái liền. Chỉ nghe Lão Phan vẫn nói giọng của Vu Trường Lượng: “Ông cứ đánh đi, ông không đánh chết cô ấy, thì tôi cũng hành hạ cô ấy đến chết!”.
Việc này khiến Trương Vĩnh Tân sợ hãi, vội vàng gọi thư ký La, Đậu Trấn Trường đến. “Vu Trường Lượng” còn nói: “Còn thiếu Vương Thiểu Ba vẫn chưa tới”. Vương Thiểu Ba chính là chủ nhiệm Văn phòng tổ chức quản lý. Trương Vĩnh Tân nói: “Để tôi đi gọi”.
Trương Vĩnh Tân chưa kịp đi, đã thấy Lão
Phan từ từ nhắm hai mắt lại, cầm lấy di động, bấm bấm số, gọi điện cho
Vương Thiểu Ba đến gấp.
Vu Trường Lượng lúc ấy bị ngã chết thì
đầu bị vỡ, hai mắt cũng bị dập nát. Lão Phan bị hồn nhập, khi bấm số
điện thoại mặc dù hai mắt nhắm chặt nhưng vẫn bấm rất thuần thục. Kỳ lạ
hơn nữa là Lão Phan không rành về điện thoại, cũng không biết số của
Vương Thiểu Ba. Mấy người kia chứng kiến việc này thì đều sợ đến kinh
hồn bạt vía.
Sau đó, “Lão Phan” nằm ở trên ghế salon nhắm nghiền hai mắt, nói: “Người
ở Văn phòng tổ chức quản lý không phải là người tốt, mặt của tôi bị
tông đến biến dạng, cũng không còn nguyên vẹn nữa. Đã nhiều ngày như vậy
rồi, cũng không có ai đến thăm hỏi mẹ tôi”.
Vương Thiểu Ba nói: “Tôi có lỗi, là tôi đã không phải, mấy ngày nữa tôi sẽ đến thăm mẹ cậu”. “Vu Trường Lượng’ chỉ tay vào mấy người này nói: “Tôi
muốn nói với các ông mấy lời. Các ông mấy năm nay không làm nổi một
việc tốt, nếu các ông không chịu hối cải sửa sai, thì tất cả sẽ xong
thôi! Ngay cả tôi đây cũng xong rồi!”.
Văn phòng tổ chức quản lý những năm đó
đều là tích cực bức hại học viên Pháp Luân Công trong thị trấn, lời nói
đó khiến ai ai cũng xanh mặt.
Đức tin vào nhân quả báo ứng, làm điều tốt nhận thiện nghiệp, làm điều xấu phải chịu báo ứng. (Tranh: zhenshanrenart.com)
“Vu Trường Lượng” nói tiếp: “Các ông hãy mau đưa tôi về nhà, nếu không tôi sẽ gọi mẹ tôi tới làm náo động cả nhà các ông”.
Thư ký La vừa nhìn thấy sự tình này liền
len lén chạy ra ngoài, rồi vội vàng phái người đi mời thầy cúng đến trừ
tà. Trong phòng, “Vu Trường Lượng” liền hỏi: “Thư ký La đi đâu rồi?”. Một người nói: “Đã ra xe về rồi”.
Một lúc sau, thầy cúng được mời tới, vị
này dán một lá bùa lên người Lão Phan rồi lôi cô ra bên ngoài. Bỗng nghe
“Vu Trường Lượng” lớn tiếng nói: “Ông xem bộ dạng ông đi, xem là
thứ gì, hơn 50 tuổi, bị bệnh lao, làm sao chịu nổi một cú đấm của tôi.
Giờ ông muốn chơi gì thì chơi đi, muốn ăn uống gì thì ăn đi, muốn xem gì
thì xem đi, nếu không thì cũng sắp tiêu rồi. Còn không thì để tôi tiễn
ông đi!”. Vị thầy cúng nghe thấy vậy thì mặt mày xám xịt, vội bỏ đi.
Cứ thế làm ầm ĩ cả một đêm, mọi người
trong phòng khuyên “Vu Trường Lượng” nhanh về nhà đi, hứa sẽ đưa cậu về
nhà. Xe cứu thương bệnh viện được gọi tới, Lão Phan vẫn gồng mình chống
cự, mọi người phải vất vả lắm với đưa được cô ấy lên xe. Ngồi trong xe
cứu thương, Lão Phan vẫn còn bị hồn nhập, hai mắt vẫn nhắm nghiền.
Thư ký La, Đậu Trấn Trường, Vương Thiểu
Ba, chủ tịch công đoàn Vương, Trương Vĩnh Tân, chủ nghiệm Phòng quản lý
xí nghiệp Vương Tân Lương … cùng đi về nhà mẹ của Vu Trường Lượng cách
thị trấn 40 dặm.
Nhưng mọi người đều không biết đường,
Lão Phan lúc này ở trong xe vẫn nhắm nghiền mắt, chỉ dẫn lái xe tường
tận đường đi rẽ trái rẽ phải ra sao. Khi xe chạy đến đúng trước cửa nhà,
“Vu Trường Lượng” nói: “Dừng lại, tới nơi rồi!”. Cả đám người trong xe đều sững người sợ hãi.
Lúc này có chú ba của Vu Trường Lượng là Vu Đông Ba làm kinh doanh ở huyện Nghi Thủy đến thăm. “Vu Trường Lượng” nói: “Chú ba à, con năm nay đã 27 tuổi rồi, mà vẫn chưa có vợ”. Nghe thấy vậy thì có người cười thành tiếng. “Vu Trường Lượng” nói:“Không được cười, không được cười tôi. Tiết Thanh Minh năm nay tôi cũng không được ăn trứng gà”. “Vu
Trường Lượng” bèn bảo chú ba là muốn ăn trứng gà, chú ba cậu chạy nhanh
xuống nhà cầm lên 3 quả trứng gà. Còn chưa đi tới nơi, “Vu Trường
Lượng” đã nói: “Các ông xem chú ba lấy trứng gà như vậy thì làm sao mà ăn đây?”. Thư ký La nói: “Luộc, nhanh đi luộc đi”. Sau khi luộc chín, ăn hết 3 quả trứng gà, “Vu Trường Lượng” lại nói với chú ba: “Có người đứng ở trên cao đang gọi cháu, là cha của cháu đã tới rồi, đang gọi cháu lên phía trên kia”.
Cha của Vu Trường Lượng từ hơn 10 năm
trước đi về vùng phía Nam mua trâu, tại nhà ga Thanh Châu bị mất tích
cho đến đó không một chút tin tức.
Vu Trường Lượng vốn là một cậu bé hiền
lành, hai mẹ con sống dựa vào nhau, vất vả học xong đại học, không nghĩ
rằng lại tìm được một công việc hại người như vậy, khiến cho cậu nay
phải rơi vào ác báo.
Xe cứu thương lại chở Lão Phan chạy đến khu nghĩa trang có mộ của Vu Trường Lượng. “Vu Trường Lượng” nói: “Thư ký La, tôi không đủ sức làm cho các ông minh bạch, một trận mưa nhỏ sẽ tiễn tôi đi”. Sau đó quả thực đã có một cơn mưa phùn chừng hơn 10 phút. Đám người có mặt không khỏi tròn mắt kinh ngạc.
“Vu Trường Lượng” miệng nói “Đi rồi, đi rồi”, nói
xong lập tức nằm sấp xuống phần mộ của mình. Một lát sau, Lão Phan mới
tỉnh lại, mọi người hỏi cô nhưng cô chẳng nhớ điều gì.
Chuyện này được rất nhiều người chứng kiến.
Môn Chấn Lượng – phó chủ nhiệm Văn phòng tổ chức quản lý, người cũng đã ra sức bức hại Pháp Luân Công, có người vợ bị ung thư vú và chết khi tuổi đời vẫn còn trẻ, trước khi lâm chung trong cơn mê tỉnh, cô cũng dặn dò chồng: “Sau này đừng tiếp tục bức hại nữa, học viên Pháp Luân Công đều là người tốt”.
Hai câu chuyện này quả thực đã làm chấn
động tới nhân viên công tác ở thị trấn Cao Kiều, khiến cho những người
đã từng tham gia bức hại cũng muốn tìm một cơ hội để thoát thân.
Nhân tâm hướng thiện, từ bỏ việc ác mà quy chính là điều nên làm trong đời người. (Ảnh: Sưu tầm)
Nhân quả báo ứng là quy luật xưa
nay không sai lệch. Người làm việc ác tất sẽ chuốc lấy tai họa, không
chỉ cho bản thân mà thân nhân gia đình cũng có thể vì đó mà vạ lây. Vậy
nên, nhân tâm hướng thiện, quy chính từ bỏ việc ác là điều nên làm nhất.
Lý thư sinh không hiểu sao người
bạn cùng phòng của mình luôn đeo một chiếc găng tay bên tay trái và
không bao giờ để trần như những người khác ngay cả vào những ngày vô
cùng nắng nóng. Cho đến một hôm người bạn đã kể với anh ta một bí mật…
Vào những năm Đồng Trị, triều đại nhà Thanh, có một câu chuyện được lưu truyền rộng khắp trong dân gian như thế này:
Một năm trong những năm Đồng Trị ở phủ
Hoàng Châu, Hồ Quảng có tổ chức một kỳ thi. Trong kỳ thi ấy có một vị
thư sinh họ Lý quê quán ở Hy Thủy, Hồ Bắc đến ứng thí. Anh ta ở cùng
phòng với một người đồng hương họ Trần cũng tới dự thi. Họ Lý cảm thấy
rất kỳ lạ bởi vì người họ Trần này bất luận làm việc gì hay bất kể lúc
nào thì bên tay trái của anh ta đều đeo một chiếc găng tay màu đỏ và mặc
áo dày. Cho dù trời nắng nóng vô cùng nhưng anh ta cũng không cởi chiếc
găng tay màu đỏ này ra, cũng không để trần như những người khác.
Mọi người sống cùng phòng, ai nấy đều
cảm thấy họ Trần rất kỳ quái. Họ to nhỏ bàn tán với nhau về những nghi
hoặc và giả thuyết của mình để giải thích cho việc này. Chỉ có Lý thư
sinh là im lặng, không lên tiếng. Sau khi cuộc thi được tổ chức xong,
mọi người đều chờ đợi kết quả nên không ai trở về nhà ngay.
Một hôm, khi các bạn sống cùng phòng đều
đã đi ra ngoài, trong phòng chỉ còn lại một mình Lý thư sinh. Trần thư
sinh đột nhiên nói: “Lý huynh, ta thấy huynh là người thành thật nên
rất tin tưởng ở huynh. Ta có chuyện muốn kể với huynh. Huynh có biết vì
sao mà ta luôn phải mang găng tay và mặc áo dày kể cả những hôm trời
nóng bức cũng không tháo và cởi ra không? Đó là vì ta trải qua luân hồi
ba đời mới được là người đấy!”
Lý thư sinh nghe xong giật mình hỏi: “Trần huynh nói gì vậy?”
Trần thư sinh trầm tĩnh nói: “Lý huynh hãy từ từ nghe ta kể…”
Ta nhớ kiếp trước nữa ta là một con tê
tê. Vào năm ấy trời hạn hán kéo dài, mấy tháng liền mà không có một hạt
mưa. Vì thế ta cũng rất ít khi được uống nước, thậm chí còn phải chịu
khát một thời gian dài. Điều này cũng là bởi vì loài vật chúng ta không
thể được tùy tiện xuống núi.
Hôm đó vì quá khát nên ta đã xuống chân
núi để đi đến bờ sông tìm nước uống. Khi vừa đến gần bờ sông, ta lại
phát hiện ra ở ngay bên cạnh bờ sông có một phụ nữ đang mang thai ngồi ở
đó giặt quần áo. Lúc ấy, ta liền nghĩ: “Nếu giờ mình xuống bờ sông,
chắc chắn sẽ khiến người phụ nữ mang thai kia sợ hãi. Có thể mình sẽ
hại chết hai mạng người. Nhưng nếu không xuống thì mình sẽ chết vì
khát.”
Ta đứng ở đó do dự, suy nghĩ một hồi lâu và cuối cùng quyết định: “Một mình mình chết khát vẫn còn tốt hơn so với hai người chết.” Thế là ta đã chọn cách chịu khát mà chết.
Sau khi chết xuống âm phủ, Diêm Vương nói với ta: “Lần này ngươi đã tích được đại đức nên có thể được chuyển sinh đến một nơi tốt.” Ta nói rằng bản thân không muốn chuyển sinh, nhưng Diêm Vương nói rõ ràng rằng: “Không thể thuận theo ý của người được!”
Thế là đời sau ta chuyển sinh thành một
con heo. Chủ của ta là một đôi vợ chồng già nhưng không có người con
nào. Họ chăm sóc và đối xử với ta tốt. Ta cũng rất nhanh lớn, chớp mắt
cái mà đã đến cuối năm. Hai vợ chồng ông lão bàn bạc với nhau đem ta đi
bán. Ta nghe thấy và thầm nghĩ: “Chẳng phải lại sắp bị chết sao? Mình phải chạy mau.”
Ngày hôm sau ta chạy trốn được lên ngọn
núi gần nhà và ẩn náu ở trên đó. Hai vợ chồng ông lão đưa cả người mua
heo đi bốn phía tìm kiếm, hô hào. Ta ở trong bụi rậm cảm thấy lòng mình
vô cùng khó chịu. Trong đầu ta, những suy nghĩ đối lập nhau cứ liên tục
hiện ra, lúc thì thúc giục ta “Ra ngoài đi!” nhưng vừa dứt suy nghĩ ấy thì suy nghĩ “Đi ra ngoài là chết!”
lại xuất hiện. Ta cứ nghĩ đi nghĩ lại như vậy một hồi, nếu không đi ra
ngoài thì uổng phí công nuôi dưỡng và tiền bạc của hai vợ chồng họ. Cuối
cùng ta đi ra ngoài và lại chết một lần nữa.
Sau khi chết xuống âm phủ, Diêm Vương lại nói: “Lần này ngươi lại tích được đại đức nên có thể được chuyển sinh làm người.” Ta nói rằng không muốn chuyển sinh. Diêm Vương nói: “Bởi
vì cả hai lần ngươi đều là suy nghĩ cho người khác mà hy sinh chính
mình, tích được đại đức. Cho nên lần này người được gửi hồn vào một
người tốt để hưởng phúc” Và đây là ta ở kiếp này.
Vừa nói, Trần thư sinh vừa kéo bao tay ra và nói: “Lý huynh không tin có thể xem, trên người ta vẫn còn ấn ký tam thế.”
Lý thư sinh vội cúi người xuống nhìn và
phát hiện ra trên tay trái của Trần thư sinh vẫn còn một cái dấu là móng
của con heo và trên lưng có 9 cái dấu là vẩy của con tê tê hiện ra rõ
mồn một.
Lý thư sinh nhìn xong thở dài mãi không
thôi. Từ đó trở đi Lý thư sinh cũng từ bỏ các cuộc thi làm quan, một
lòng tu Phật hướng thiện.
Thân người là vô cùng trân quý, bởi vì
bên nhà Phật cho rằng, chỉ có con người mới được phép tu luyện. Động vật
là không được phép tu luyện. Cho nên, mỗi người đều nên trân quý bản
thân và tìm con đường đi đúng đắn cho sinh mệnh của mình!
Trong cuốn “Cảm ứng thiên hối
biên” ghi lại một câu chuyện về chuyến đi xuống địa ngục chứng
kiến vụ xét xử tội tà dâm ở dưới đó như sau:
Lữ Thanh là người triều nhà Minh. Anh ta
thường xuyên nói về những chuyện dâm dục và hay rình ngắm phụ nữ. Đồng
thời, anh ta còn tùy tiện dùng mắt và miệng tạo dâm nghiệp, hành vi vô
cùng phóng đãng trụy lạc. Đã 30 tuổi, nhưng gia cảnh của anh ta vẫn vô
cùng nghèo khó. Hai người con trai của anh ta cũng lần lượt chết sớm.
Một ngày nọ, Lữ Thanh đột nhiên chết bất đắc kỳ tử. Anh ta gặp lại ông nội ở dưới âm phủ. Ông nội rất tức giận nói với anh ta: “Nhà chúng
ta đã hai đời tích đức hành thiện, trong mệnh của ngươi lẽ ra đã có rất
nhiều tài phú. Không ngờ ngươi tham luyến sắc đẹp, lời nói và ánh
mắt đều tạo nghiệp, cho nên, phúc báo đã sắp hết rồi. Ta chỉ e rằng nếu
ngươi cứ tiếp tục phạm tội tà dâm xấu xa, thì Lữ gia chúng ta sẽ tuyệt
tự, không còn trông cậy vào đâu. Vì thế, ta đã cầu khẩn Diêm Vương bắt
ngươi xuống âm tào địa phủ sớm hơn để ngươi nhìn thấy phạm tội tà dâm
khi xuống địa phủ sẽ bị trừng phạt như thế nào.”
Lữ Thanh nói: “Con nghe nói ai gian
dâm với vợ của người khác, thì người đó sẽ bị báo ứng tuyệt hậu. Thực ra
con cũng rất sợ bị báo ứng như thế, cho nên con chưa từng phạm qua.”
Nghe thấy câu nói của Lữ Thanh, một viên phán quan của âm phủ liền nói vào: “Há
chỉ phải chịu tuyệt hậu thôi sao? Nếu là người nữ chủ động đến dụ dỗ mà
bản thân mình biết sai nhưng lại không cự tuyệt, thì đã đủ để bị tội
tuyệt hậu rồi. Nếu như là tự mình dụ dỗ ép buộc người nữ, nhiều lần tái
phạm, hãm hại vợ của người khác, thậm chí phá thai hay sát hại vợ hoặc
chồng của người khác, thì chỉ phải chịu báo ứng tuyệt hậu thôi sao? ”
Lữ Thanh đứng lặng im nghe vị quan viên nói tiếp: “Đối
với việc trừng phạt tội tà dâm, pháp luật tại dương gian quá khoan
dung, nhưng pháp luật tại âm gian lại là nghiêm minh nhất. Phàm là người
hễ động một dục niệm tà dâm thôi, thì đã là tạo nghiệp rồi. Tam Thi
Thần sẽ trình báo, Táo Quân và Thành Hoàng liền xem xét tấu minh thực
tế, nếu họ che giấu hoặc bỏ sót thì họ cũng phạm tội rất nặng. Hôm nay,
ngươi thử xem những kẻ phạm tội này bị xét xử như thế nào thì sẽ biết.”
Một lát sau, quỷ tốt liền dẫn rất nhiều
những linh hồn khi làm người đã từng phạm qua tội tà dâm lên điện. Họ
đều bị khoác một chiếc gông xiềng trên vai và phải quỳ dưới đất.
Diêm Vương bắt đầu nghiêm nghị tuyên án
từng người một: Người này sẽ trở thành kẻ ăn mày bị điên và bị câm trong
kiếp tới. Người kia sẽ chuyển sinh thành một kỹ nữ bị mù. Có người sẽ
phải chuyển sinh làm trâu trong hai kiếp liền. Cũng có người lại sẽ phải
làm heo trong mười kiếp…
Lữ Thanh tận mắt chứng kiến những linh hồn run rẩy sợ hãi khi nghe phán xét của Diêm Vương mà thấy sợ hãi vô cùng.
Đang còn sợ hãi thì một vị minh quan của âm phủ nói với anh ta: “Còn
có những hình phạt đáng sợ hơn như thế này rất nhiều. Ngươi nhất định
phải nhớ, đừng vì thèm muốn khoái lạc trong chốc lát mà đánh mất đi thân
người của mình. Phải tránh sắc giống như tránh tên, hơn nữa, ngươi nên
viết những gì ngươi đã chứng kiến, để khuyên giải con người dương gian
đừng phạm tội ác này nữa.”
Ngay sau đó, Diêm Vương liền thả cho Lữ
Thanh trở về dương gian. Lữ Thanh khi về nhà liền viết cuốn “Du Minh
lục” (những ghi chép về chuyến đi xuống âm phủ), in thành một ngàn bản
để cảnh tỉnh thế nhân. Ngoài ra, từ đó anh ta cũng không ngừng nỗ lực
làm việc thiện.
Khi Lữ Thanh đến 40 tuổi, vợ chồng anh
ta sinh được hai người con trai, gia đình giàu sang phú quý. Sau này, Lữ
Thanh quyết định đoạn tuyệt với thế tục, đến Nam Hải tu Đạo.
Dân gian có câu rằng: “Tiên Khương Thượng, hậu Tôn Tẫn, ngũ bách niên tiền Gia Cát Lượng, ngũ bách niên hậu Lưu Bá Ôn.”
(Tạm dịch: Trước là Khương Tử Nha (Khương Thượng), sau là Tôn Tẫn, năm
trăm năm trước là Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau là Lưu Bá Ôn). Khương
Tử Nha, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn rốt cuộc là có mối liên
hệ gì? Dưới đây là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian để giải
thích cho câu nói này…
Khương Tử Nha
Minh họa Khương Tử Nha (Ảnh: Internet)
Khương Tử Nha, tức Khương Thượng là
người khai lập nước Tề. Sau khi phong Thần, Khương Thượng vốn định
quay trở về núi Côn Luân để tu Đạo thành tiên. Nhưng, Nguyên Thủy Thiên
Tôn nói với Khương Tử Nha rằng, cốt cách của ông quá kém nên hãy chuyển
thế tiếp tục tu hành, cũng tự hứa sẽ ban cho ông quả vị Đại La Thần
Tiên.
Vì việc Khương Tử Nha phong Thần đối với
bổn giáo là có công lao to lớn, do đó Nguyên Thủy Thiên Tôn đặc biệt
sai người truyền đạt ý chỉ đến Địa Phủ rằng, Khương Thượng cần phải là
bậc kỳ tài, thông minh tuyệt đỉnh, có Cửu Khiếu Linh Lung Tâm (trái tim
có 9 lỗ) mới được chuyển thế. Cửu Khiếu Linh Lung Tâm, phải 500 năm mới
xuất hiện một lần. Vì thế, sau khi Khương Tử Nha qua đời, phải đợi mãi
đến thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm mới xuất hiện.
Tôn Tẫn
Khương Tử Nha chuyển thế thành Tôn Tẫn
để tiếp tục con đường tu luyện, nên khi vừa ra đời, Tôn Tẫn đã thông
minh hơn người thường. Sư phụ của Tôn Tẫn là Quỷ Cốc Tử biết rõ lai lịch
của ông, nên đặc biệt yêu quý người học trò này. Thật không ngờ, Tôn
Tẫn bị sư huynh của ông là Bàng Quyên đem lòng ganh ghét đố kỵ, bị hãm
hại chặt đứt đôi chân.
Tôn Tẫn sau khi tu Đạo, biết rõ về lai
lịch của mình, nhưng lại phát hiện đôi chân đã mất, ông nghĩ nếu cứ như
vậy mà thành Tiên, thì cả đời chỉ có thể ngồi trên xe lăn, trong lòng vô
cùng buồn phiền nên cuối cùng đành phải chuyển sinh lần nữa.
Gia Cát Lượng
Địa Phủ theo lời căn dặn của Nguyên
Thủy Thiên Tôn trước kia, lại để ông chờ đợi 500 năm nữa, đến khi Cửu
Khiếu Linh Lung Tâm tái xuất lần nữa, mới để ông chuyển sinh đến dương
gian. Ở kiếp này, ông chính là Gia Cát Lượng. Theo ghi chép, Gia Cát
Lượng, văn thì có tài trị quốc của Khương Thượng, võ thì có đạo luyện
binh của Tôn Tẫn. Ông tự ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Vì Tôn Tẫn bị chặt mất đôi chân chỉ có
thể ngồi xe lăn, vậy nên sau khi chuyển sinh thành Gia Cát Lượng, ông
rất thích ngồi xe lăn (thói quen từ đời trước). Về sau, cả đời ông lại
khổ sở vì Lưu Bị, hỏa thiêu quân Đằng Giáp, âm đức bị tổn hại, nên không
thể thành Tiên.
Lưu Bá Ôn (Lưu Cơ)
Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành phải
chuyển sinh. Lần chuyển sinh này, ông chính là Lưu Bá Ôn, trợ giúp Chu
Nguyên Chương đánh đuổi quân Mông Nguyên. Sau khi công thành, ông liền
lui thân, tu Đạo thành Tiên.
Truyền thuyết kể rằng, Lưu Bá Ôn trợ
giúp Chu Nguyên Chương lấy được thiên hạ, được phong làm quan lớn. Một
hôm, ông tình cờ đi ngang qua một ngôi miếu, nhìn thấy bên trong có một
tấm bia đá, trên tấm bia đá có viết: “Tiên Khương Thượng, hậu Tôn Tẫn, ngũ bách niên tiền Gia Cát Lượng, ngũ bách niên hậu Lưu Bá Ôn.”. Xem xong, ông biết rõ mình chính là Gia Cát Lượng chuyển sinh nên toại nguyện mà từ quan về ở ẩn.
Lại có tương truyền rằng: Lưu Bá Ôn, tể
tướng triều Minh, sau thời Tam Quốc, là người trên thông thiên văn, dưới
tường địa lý, trăm trận trăm thắng, và là một nhân vật lớn hậu
duệ Khổng Minh. Lưu Bá Ôn sống ở Thiếu Thành, lại chính là phủ Khổng
Minh, trên phủ có treo một bảng hiệu: “Thiên hạ đệ nhất nhân”. Ông liền hỏi rằng đây là ai mà lại to gan như vậy, dám tự phong bản thân là “thiên hạ đệ nhất nhân”.
Tùy tùng nói cho ông biết, đó là Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. Lưu Bá Ôn nghe xong, vô cùng tức giận, thầm nghĩ: “Khổng
Minh tuy là bậc kỳ tài, nhưng cũng không thể tự xưng mình là “thiên hạ
đệ nhất nhân” được! Lưu Bá Ôn ta nếu sinh sớm mấy trăm năm, nói không
chừng có khi còn vượt xa hơn cả ông ta!”
“Các người mau dẹp bỏ tấm bảng hiệu này cho ta!”. Khi tùy tùng tháo bỏ tấm bảng đó đi, lại phát hiện thấy bên trong còn có một tấm bảng nữa, trên đó ghi một bài thơ: ”Tiền triều quân sư Gia Cát Lượng, hậu triều quân sư Lưu Bá Ôn, Ngũ bách niên tiền ngô tri nhu, ngũ bách niên hậu nhu tri thùy?”
(Tạm dịch: Quân sư triều trước là Gia Cát Lượng, quân sư triều sau là
Lưu Bá Ôn, năm trăm năm trước ta biết ngươi, năm trăm năm sau ngươi
có biết ta?’. Lưu Bá Ôn đối mặt với tấm bảng hiệu, quỳ mãi không dậy
nổi.
Đây là câu chuyện được người dân
ở thôn Lâm Thành Phố, xã Ngưu Đà, huyện Cố An, tỉnh Hồ Bắc lưu truyền
rộng rãi từ xưa đến nay. Câu chuyện kể về việc người phụ nữ hàng xóm vì
ăn trộm đã phải chuyển sinh thành ngựa để trả nợ cho gia đình người đàn
ông tên là Ngụy Hán Thần. Câu chuyện kể rằng:
Khi còn trẻ, Ngụy Hán Thần đã kết hôn
với một cô gái đoan chính, hiền lành. Theo phong tục ở địa phương họ, mẹ
ông đã tặng cho con dâu một cặp vòng xuyến bằng vàng. Đây là
một món quà đắt nhất trong buổi lễ ra mắt. Người con dâu rất vui mừng và
yêu thích món quà này nên thường xuyên đeo chúng bên mình.
Sau đám cưới, hai vợ chồng họ sống một
cuộc sống hạnh phúc. Một hôm, người vợ ở trong bếp chuẩn bị thức ăn cho
vật nuôi của họ. Những chiếc vòng tay của cô luôn cọ xát vào vành chậu
mà phát ra tiếng kêu. Vì sợ làm hỏng những chiếc vòng yêu thích của
mình, cô đã tháo chúng ra và đặt lên chiếc bàn trong bếp. Sau đó cô quay
lại và tiếp tục làm công việc nấu ăn bận rộn của mình.
Ngay lúc đó, một người hàng xóm của
cô tên là Huệ đến chơi. Hai người phụ nữ vừa cười vừa nói chuyện một
lúc, sau đó cô Huệ ra về. Nấu ăn xong, người vợ đi rửa tay sạch sẽ và
quay trở lại để lấy vòng tay, nhưng cô không còn thấy chúng ở đó nữa.
Cô tìm kiếm khắp xung quanh hết lần này
đến lần khác, nhưng không thể tìm thấy chúng. Cô rất buồn và đau lòng,
ngồi một mình và khóc.
Ngụy Hán Thần trở về nhà nhìn thấy vợ
khóc liền hỏi cô xem đã xảy ra chuyện gì. Được vợ kể cho đầu đuôi mọi
chuyện, Nguỵ Hán Thần an ủi: “Sau này ta sẽ mua cho nàng một đôi vòng mới!”
Sau đó, sự việc cũng trôi qua, người vợ dần quên đi chuyện này và cuộc sống của họ lại diễn ra bình an vui vẻ như lúc trước.
Mấy năm sau cô Huệ đột nhiên qua đời.
Năm ấy, một ngày trước khi đội sản xuất
bị giải tán, Ngụy Hán Thần đang cho các con vật nuôi ở điểm sản xuất
ăn thì một chú ngựa nhỏ bỗng nhiên từ đâu chạy vào trong làng. Chú ngựa
con này dường như mới cai sữa chưa lâu. Suốt cả ngày hôm đó, mọi người
cố gắng bắt nó lại nhưng không bắt được. Khi đã mệt mỏi, mọi người ai
nấy đành trở về nhà để nghỉ ngơi.
Kỳ lạ thay, vào lúc chạng vạng tối hôm
ấy, chú ngựa nhỏ kia đi lang thang ở chuồng nuôi gia súc. Ngụy Hán
Thần đang chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi thì thấy chú ngựa nhỏ từ từ tiến
vào trong chuồng nuôi, đi qua những con vật khác, và dừng lại.
Ngụy Hán Thần nhặt một chiếc dây thừng
tiến lại gần chỗ ngựa con và con ngựa vẫn đứng yên ở đó, như thể là nó
đang đợi để được buộc vào dây. Đêm hôm đó, Ngụy Hán Thần đã mang nó về
nhà mình.
Khoảng 20 ngày sau, Ngụy Hán Thần mang
bán chú ngựa nhỏ ở chợ. Ngay sau khi bán, ông đã có một giấc mơ. Trong
giấc mơ ấy cô Huệ đã xuất hiện. Cô nói với ông rằng: “Là tôi đã lấy
trộm đôi vòng vàng của vợ ông. Vì kiếp trước tôi nợ vợ chồng ông, nên
đời này tôi đã phải chuyển sinh thành con ngựa nhỏ kia để trả lại món nợ
đó. Bây giờ món nợ đã được trả xong rồi!”
Sau khi nói xong, cô Huệ biến mất. Ngụy
Hán Thần vội vã gọi với theo cô và ông chợt tỉnh giấc. Mồ hôi toát ra
trên người ông, giấc mơ ấy giống y như thật khiến ông vừa thấy kỳ lạ lại
vừa bàng hoàng.
Tỉnh hẳn lại, Ngụy Hán Thần vội vã đem
số tiền bán con ngựa nhỏ ra đếm lại mấy lần nữa thì phát hiện số tiền
ấy đúng bằng với số tiền để mua đôi vòng xuyến bằng vàng như đôi vòng mà
vợ ông đã bị mất.
Trải qua một thời gian dài, Ngụy Hán
Thần không thể quên được giấc mơ và sự việc đã xảy ra. Ông đi đâu và gặp
ai đều kể lại chi tiết câu chuyện cho mọi người nghe. Ông còn nói với
họ rằng: “Nếu trong đời này, một người làm một việc xấu thì vào
kiếp sau, người đó có thể phải chuyển sinh thành một con bò hay một con
ngựa để trả nợ. Nhưng một người làm những việc tốt, thì họ nhất định sẽ
nhận được phúc báo!”
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét