Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 26 (Hải Dương)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản đồ của Hải Dương
Tỉnh Hải Dương
Tỉnh của Việt Nam
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 636 mi²
Dân số: 1,748 triệu (1 thg 7, 2013)

Du lịch Hải Dương nên đi đâu

Hải Dương là một trong những tỉnh miền Bắc quy tụ nhiều di tích lịch sử với những danh lam thắng cảnh thu hút được nhiều khác du lịch đến tham quan và khám phá vùng đất yên bình nơi đây. Khi đi du lịch Hải Duong, các bạn có thể tìm hiểu du lịch Hải Dương nên đi đâu để có thể lên lịch trình cho chuyến đi của mình có nhiều điều thú vị.
Dưới đây sẽ là một số địa điểm đẹp ở Hải Dương mà các bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố này để thấy hết được vẻ đẹp cảnh quan và con người Hải Dương.
– Lộ trình 
  • Các bạn có thể đi ô tô khách tại những bến xe trong thành phố như bến xe Lương Yên, bến xe Giáp Bát,… Đây cũng là những nơi có những dịch vụ chuyển phát nhanh đi Hải Dương uy tín dành cho các bạn sinh viên, người đi làm muốn gửi đồ về Hải Dương.
  • Do Hải Dương cách không xa Hà Nôi, khoảng 57 cây, các bạn cũng có thể đi xe máy về Hải Dương để có một chuyến du lịch bụi hoặc chuyến phượt đầy mới mẻ.
– Những địa điểm du lịch Hải Dương
  • Côn Sơn – Kiếp Bạc
Côn Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng gắn liền với những vị anh hùng của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyên Du, Chu Văn An hay Lê Lợi thuộc vào xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, Hải Dương. Quần thể di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể thăng cảnh gắn liền với những sự kiện lịch sử về kháng chiến chông quân Nguyên Mông, khởi nghĩa Lê Lợi đều dành chiến thắng. Quần thể di tích này gồm có: chùa, rừng thông, suối, giếng ngọc, bàn cờ tiên,…
du-lich-hai-duong-nen-di-dau
du-lich-hai-duong-nen-di-dau2
  • Đền Kiếp Bạc
Đền kiếp Bạc nằm cách Côn Sơn 5 km, đây là nơi thờ: Trần Hưng Đạo, Thiên Thành Công Chúa, hoàng thái hậu Quyên Thanh, Anh Nguyên Quận chúa, phu nhân Phạm Ngũ Lão. Ngoài ra đây cũng là nơi thờ 4 con trai của Trần Hưng Đạo. Hàng năm, 18/8 âm lịch thường tổ chức lễ hội truyền thống thu hút được nhiều khách thập phương đến tham dự.
Khi đến đây các bạn cũng có thể lựa chọn mua những quà lưu niệm ý nghĩa cho chuyến đi của mình để tặng bạn bè, đặc biệt những nguwofi bạn ở xa bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh Tín Thành để gửi quà đi nhanh nhất.
du-lich-hai-duong-nen-di-dau3
  • Đảo Cò Chí Linh
Đây được coi là đảo tụ tập được nhiều loài cò, vạc, những loài chim đến sinh sống. Thông thường những loài cò thường tới đảo từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Các bạn khi muốn tham quan cũng nên chọn thời gian này bởi đây là thời gian cò đến làm tổ.
Các bạn cũng có thể tham khảo những địa điểm du lịch Nha Trang (http://checkin.com.vn/danh-lam-thang-canh/nhung-dia-diem-du-lich-noi-tieng-cua-nha-trang.html) ấn tượng để đi du lịch Nha Trang.
du-lich-hai-duong-nen-di-dau4
  • Chùa Kinh Chú
Cũng được coi là ngôi chùa cổ và nổi tiếng của Hải Dương với cảnh quan thiên nhiên đẹp xung quanh cũng thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và hành hương. Ngoài ra, trong chùa cũng thờ nhiều vị thần như Phật Tổ, thiền sư Minh Không, Trần Hưng Đạo, Huyền Quang.
– Đặc sản Hải Dương
Khi đi du lịch Hải Dương các bạn cũng có thể tìm hiểu và mua những loại đặc sản của Hải Dương để làm quà như bánh đậu Xanh, bánh gai, bành giò,… để làm quà biếu cho người thân. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể thực hiện chuyển phát nhanh quốc tế (http://chuyenphatnhanhquocte.org/) những đặc sản cho mọi người nếu các bạn vẫn tiếp tục hành trình đi du lịch của mình.
du-lich-hai-duong-nen-di-dau6
Trên đây là những địa điểm du lịch Hải Dương đẹp và thú vị dành cho những bạn có niềm đam mê khá phá những vùng miền khác nhau trên khắp tổ quốc.


Danh lam thắng cảnh Đảo Cò (Hải Dương): được công nhận di tích quốc gia
Nguồn: langvietonline.vn
Cập nhật: 20/10/2014, 09:43:40
Ngày 16/11/2014, UBND huyện Thanh Miện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương sẽ tổ chức đón nhận QĐ (quyết định) xếp hạng di tích Quốc gia cho Danh lam thắng cảnh Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện).

Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch, Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương cho biết: sau khi được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích Quốc gia (QĐ số 2104/QĐ-BVHTTDL ngày 8/7/2014) tỉnh đã lập kế hoạch xác định rõ các điểm tham quan chính trong khu Danh thắng và các dịch vụ hỗ trợ đồng thời kết nối với các điểm tham quan khác trong vùng để xây dựng tour du lịch hoàn chỉnh, thoả mãn nhu cầu tham quan cho du khách; Tuyên truyền cho người dân địa phương, du khách, doanh nghiệp lữ hành nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và khai thác có hiệu quả khu danh lam thắng cảnh, giới thiệu các giá trị đặc sắc của khu danh lam thắng cảnh Đảo Cò, từng bước tạo dựng thương hiệu cho khu du lịch, thu hút du khách.
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp với UBND huyện Thanh Miện, xã Chi Lăng Nam, một số doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu của tỉnh khảo sát chi tiết Khu Đảo Cò, các điểm tham quan phụ cận như: Đình Đông, Nhà tưởng niệm cố Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, Đền Tranh, đền thờ Khúc Thừa Dụ, nghệ thuật múa rối nước Hồng Phong, Bánh gai Ninh Giang; các điều kiện về hạ tầng như hệ thống đường giao thông, biển hiệu chỉ dẫn đến các điểm tham quan; các dịch vụ du lịch khác như: hệ thống cơ sở lưu trú, các nhà hàng…và các vấn đề liên quan khác như an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách,…
Hiện Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch đã xây dựng một số tour du lịch liên quan giới thiệu cho các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh, thành phố để giới thiệu cho du khách: Tour du lịch 01 ngày gồm: 1. Đình Đông và Nhà tưởng niệm cố Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng - Đảo Cò Chi Lăng Nam; 2. Đền Tranh - Múa rối nước Hồng Phong - Đền thờ Khúc Thừa Dụ - Đảo Cò Chi Lăng Nam - Bánh Gai Ninh Giang.
Tour du lịch 02 ngày: Ngày thứ nhất: Đền Tranh - Bánh Gai Ninh Giang - Múa rối nước Hồng Phong - Đền thờ Khúc Thừa Dụ - Đảo Cò Chi Lăng Nam; Ngày thứ hai: Đảo Cò Chi Lăng Nam - Đình Đông và Nhà tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng./.

Biển Hải Dương

Vị trí: huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Với bờ cát trắng trải dài, nước trong xanh, biển Hải Dương là một địa điểm dã ngoại lý tưởng cho các bạn trẻ vào những dịp cuối tuần. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này một phong cảnh đẹp nhưng còn hoang sơ, chưa được nhiều người khám phá.

Biển Hải Dương
Cách thành phố chưa đầy 20 km, nằm bên cạnh phá Tam Giang thơ mộng, cảnh vật của vùng biển Hải Dương (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện ra với những hồ nước nuôi tôm của cư dân quanh năm sống trên đất cát. Qua cầu Ca Cút, cơn gió mát thổi lên từ mặt biển đã xua tan cái nóng oi bức của mùa hè. Trên Phá, những ngư dân đang giăng lưới đánh bắt thủy hải sản. Chiếc thuyền chài có vẻ nhỏ bé trước sự mênh mông, rộng lớn của con phá Tam Giang.
Tìm một điểm dừng chân rồi vào xin gửi xe trong một ngôi nhà gần đó. Người dân ven biển rất thân thiện cho nên bạn đừng ngại ngùng nếu có gì cần nhờ sự giúp đỡ của họ. Leo bộ lên cồn cát cao hơn chục mét, cảm nhận từng hạt cát đang chảy dưới lòng bàn chân, một cảm giác sảng khoái tuyệt vời. Tới đỉnh, trước mặt các bạn là bức tranh đồng quê với màu xanh của cây cối, đồng ruộng; màu đỏ của mái ngói trong những ngôi nhà cổ xen lẫn với một vài biệt thự mới mọc lên. Cạnh đó, rừng phi lao chắn cát hiện ra với vẻ nguyên sơ, kỳ bí, không có dấu chân người. Những con còng tự do làm tổ, hàng cây nối tiếp nhau trên những đoạn đồi dốc thoai thoải. Giữa rừng có một hồ nước ngọt là nơi người dân địa phương thường xuyên tắm rửa sau những chuyến đi biển trở về.
Biển Hải Dương
Và đây rồi, bãi biển Hải Dương đã thoắt ẩn thoát hiện đằng xa. Bầu trời xanh trong, bãi cát trắng nên thơ, khung cảnh hữu tình thích hợp cho những chuyến dã ngoại hay cắm trại ngoài trời. Không gian thoáng đãng, mặt cát phẳng lì thuận lợi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí như thả diều, chơi bóng…
Khi hoàng hôn buông xuống, những chiếc thuyền đánh cá cập bờ mang theo hương vị của biển với tôm, cá, mực đầy ghe. Mặt trời lúc đó như một chiếc bánh nướng khổng lồ hiện ra từ nơi xa xăm của biến cả. Những tia nắng yếu ớt cuối ngày còn ngự trị trên biển làm cho những đám mây thật lung linh, huyền ảo. Về đêm, tiếng gió từ biển thổi vào bờ như lời tự tình của các nàng tiên cá.
Giữa chốn hoang sơ, huyền bí này, một bên là rừng xanh, bên kia là biển bạc, cùng bạn bè tận hưởng làn gió thổi vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào chắc chắc sẽ là một cảm giác thú vị và làm bạn quên đi mọi lo toan thường nhật


Di tích thắng cảnh Côn Sơn

Di tích danh thắng Côn Sơn- Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70km. Khu di tích này gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử; là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần. Khu di tích nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân. Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn – Yên Tử – Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Ðán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Tiêu biểu là:
Chùa Côn SơnChùa Côn Sơn : Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Ðán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia “Thanh Hư động” tạo từ thời Long Khánh (1373 – 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này(15/2/1965).
Giếng Ngọc: Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
Bàn Cờ TiênBàn Cờ Tiên : Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Ðỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Ðứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
Thạch Bàn : Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.


Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Di tích lịch sử quốc gia
Nguồn: website dulichhaiduong
Cập nhật: 12/09/2013, 09:31:32
Văn miếu Mao Điền, di tích lịch sử quốc gia, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn miếu Mao Điền, được xếp hạng di tích lích sử quốc gia năm 1992. Nơi đây thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến của tỉnh Hai Dương. Địa danh Mao Điền theo văn bia ghi lại mang ý nghĩa: Mao là cỏ lau, Điền là ruộng cấy. Như vậy, từ xa xưa Mao Điền là một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau.

Văn  miếu  Mao Điền nguyên là Văn miếu trấn Hải Dương xưa. Di tích được khởi dựng vào thời Lê Sơ (TK XV) tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng (nay thuộc xa Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang). Công trình gồm 5 gian Bái đường và 3 gian Chính Tẩm đặt trên một gò đất cao. Đồng thời với Văn miếu là trường thi Hương của trấn Hải Dương, được xây dựng tại xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng. Hai công trình này nằm cách nhau  khoảng 1 km theo đường chim bay.


Đầu thế kỷ XVI, do Thăng Long bất ổn về chính trị nên nhà Mạc đã tổ chức 4 khoa thi Hội tại trường thi Mao Điền. Trong đó có khoa thi Ất Mùi năm Đại Chinh thứ 6 (1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kỳ thi : Hương - Hội - Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên.



Đến thời Tây Sơn (1788 -1802), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, Văn miếu được di chuyển từ xã Vĩnh Lại, huyện Đường An về xã Mao Điền huyện Cẩm Giàng, hợp nhất với trường thi Hương (nay là Văn miếu Mao Điền và cánh đồng Tràng). Quy mô công trình rộng tới 10 mẫu (3,6 ha). Văn miếu  xây dựng theo hướng Nam gồm các hạng mục: Bái đường, Hậu cung mỗi toà 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị (    ), Đông vu, Tây vu, gác khuê văn, gác Chuông, gác Khánh, đài Nghiên, tháp Bút, Nghi môn, Thiên Quang tinh và Khải thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Các hạng mục được quy hoạch cân đối và đẹp mắt. Việc tế lễ và học tập diễn ra rất đông vui. Hàng năm  vào ngày "Đinh" (T) đầu tháng "trọng xuân" (tháng Hai) và "Trọng thu" (tháng tám), trấn Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, tiến sỹ về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống  "Hiếu học và tôn sư, trọng đạo" của người tỉnh Đông.

 Văn miếu và trường thi trấn Hải Dương có một lịch sử vẻ vang. Tại đây đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ nho học đứng vào hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ Đại khoa trong 185 kỳ thi (từ 1075 - 1919), cả nước có 2898 tiến sỹ thì trấn Hải Dương có 637 vi, trong số 46 Trạng Nguyên, Hải Dương có l2 người. Đặc biệt là Hải Dương còn có " Lò tiến sỹ xứ Đông" thuộc thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Tại đây có 39  vị tiến sỹ nho học qua các thời kỳ lịch sử. Sau khi đỗ đạt, hầu hết các vị Đại khoa đều mang hết tài năng của mình để xây dựng đất nước.



Trong thời đại phong kiến, hệ thống cơ sở thờ tự Khổng Tử và tôn vinh các Đại khoa nho học được xây dựng ở hầu hết các địa phương. Tại Kinh đô và các trấn  (lộ, xứ) có các văn miếu , còn các làng xã có các Văn chỉ.Tuỳ theo sự học phát triển mà các địa phương xây dựng Văn miếu, Văn chỉ với các quy mô khác nhau.



Văn miếu Mao Điền tồn tại khá nguyên vẹn tới năm 1947, đến năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng và lập quận Mao Điền. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Văn miếu được sử dụng làm nơi chứa lương thực và vật tư của Nhà nước. Do năm tháng và chiến tranh, vào những năm 1980 - 1990, Văn miếu Mao Điền bị xuống cấp rất  nghiêm trọng, hầu hết đồ thờ tự bị phá huỷ hoặc thất lạc. Năm 1991, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Điền đã đóng góp công sức tu bổ cấp thiết di tích. Năm 1992, Bộ VHTT đã ra Quyết định số 97/QĐ-VH xếp hạng Văn miếu Mao Điền là di tích lịch sử quốc gia.

Văn miếu Mao Điền tiếp tục được đầu tư tu bổ tôn tạo và quy hoạch mở rộng. Các hạng mục kiến trúc tiếp tục được xây dựng và cải tạo, tu bổ cùng với hệ thống cây xanh bao bọc sẽ tạo nên vẻ đẹp mới, xứng với một di tích lịch sử quốc gia tôn thờ các danh nhân và các anh hùng đã làm vẻ vang đất nước. Tại nơi đây diễn ra các hoạt động : Lễ hội truyền thống, tuyên dương học sinh giỏi, gặp mặt các tiến sỹ Hải Dương thời hiện đại, hội thảo khoa học, diễn xướng văn nghệ dân gian, hội trại học sinh sinh viên ...Với những hoạt động có ý nghĩa trên, Văn miếu Mao Điền xứng đáng là nơi tôn vinh văn hiến tỉnh Đông và là địa chỉ du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước về thăm tỉnh Hải Dương./.


Chùa Trông (Hải Dương) - Di tích lịch sử thời Lý

Chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) là một di tích lịch sử có quy mô lớn mang tính quần thể, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo nhân dân trong vùng và có những hoạt động lễ hội độc đáo.

Theo sử sách ghi lại, chùa Trông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, dưới  thời vua Lý Nhân Tông (1010-1225) và được trung tu tôn tạo vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18). Ngôi chùa nằm trên khu đất rộng gần 8.000m2.

Được xây dựng theo kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” gồm nhiều hạng mục khác nhau: Ao rối, rộng hơn 800m2; cổng tam quan, cao 19m, được cấu tạo gồm 2 cổng lớn (cổng đông và cổng tây). Nối giữa 2 cổng là một tắc môn, liền sau tam quan là một khoảng sân rộng; tiếp đến là Tuần Tranh, nhà mẫu, nhà tổ, nhà tăng và đền thờ Minh Không Thiền sư Nguyễn Chí Thành, một cao tăng thời Lý có công lớn trong việc chữa khỏi bệnh cho vua và được nhà vua phong tặng là “Lý triều Quốc Sư”. Do có công lao lớn với đất nước và Phật giáo, sau khi Minh Không Thiền Sư qua đời, triều đình đã xuống chiếu cho lập đền thờ gọi là chùa Trông ngày nay.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử và thời gian, song đến nay chùa Trông vẫn giữ được đường nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo và tinh tế, từ cổng tam quan, nhà mẫu, nhà tăng đến đền thờ Minh Không Thiền sư, các bức tượng phật, các hoa tiết, trang trí, bia ký đều do bàn tay những nghệ nhân tài giỏi qua nhiều thế hệ tạo dựng. Trải qua nhiều thế kỷ, những hiện vật trong di tích vẫn rất sống động với nghệ thuật điêu khắc tinh tế. Với giá trị nghệ thuật và lịch sử, chùa Trông là một ngôi chùa lớn có ảnh hưởng tới tâm linh phật giáo trong vùng.

Tại chùa Trông sau ngày giành được chính quyền tháng 8/1945, đã phát động phong trào ủng hộ kháng chiến trong giới nhà sư, tăng ni, Phật tử. Chùa Trông còn là nơi tổng bộ Việt Minh đóng trụ sở, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, hội họp của nhiều đoàn thể kháng chiến trong xã, trong huyện.

Để lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của chùa, hàng năm, nhân dân địa phương luôn quan tâm tu bổ. Vào ngày tuần, rằm, lễ tết, nhân dân địa phương và khách thập phương thường đến thắp hương cầu cho quốc thái dân an, cuộc sống người dân no ấm, hạnh phúc. Đặc biệt, hàng năm vào các ngày từ 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, địa phương tổ chức lễ hội truyền thống với nhiều khoá lễ khác nhau như: Lễ rước nước 15/3; Lễ xuất đông, nhập tây 20/3; Lễ tế thánh về trời 26/3. Trong phần lễ, ngoài việc tổ chức lễ rước thành hoang, lễ dâng hương, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nhiều trò diễn dân gian như: Rối nước, đấu vật, hát chèo, múa hoa đăng, đu quay, cầu kiều, trọi gà, cờ tướng...

Lễ hội chùa Trông xã Hưng Long mang đậm nét văn hoá cổ truyền của làng quê Việt Nam, là dịp để cho mỗi người dân giao lưu học hỏi, đoàn kết cộng đồng cùng nhau xây dựng đời sống văn hoá. Với những giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, chùa Trông xã Hưng Long đã được xếp loại di tích lịch sử cần được bảo tồn theo quy định của “Luật di sản văn hoá” vào tháng 07/2001.
Nguồn: Báo Hải Dương
                                        

Chùa Minh Khánh

Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại, thờ Phật và đức vua Trần Nhân Tông; được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia năm 1990. Địa chỉ: phố Trần Nhân Tông, thị trấn Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Toạ độ: 20°54’11″N 106°25’43″E, cách Hồ Gươm khoảng 75km về phía đông.


Từ Hà Nội du khách theo đường QL5, qua Hải Dương rồi qua ga Tiền Trung rẽ phải đi tiếp chừng 9km trên đường đê ĐT390B thì đến nơi.
chua-minh-khanh
Giếng chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Lược sử 
Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại nằm ở làng Bình Hà nay thuộc thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, một vùng vải thiều tươi tốt. Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý – Trần. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa tìm thấy chứng tích cho biết năm ra đời chính xác, ngoài việc chùa đã được tôn tạo trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 16, 17, 18, 19.
chua-minh-khanh1
Lễ hội chùa Minh Khánh năm 2012. Ảnh: Ngô Thê Vinh
Sự kiện lớn hàng năm của thị trấn Thanh Hà là lễ hội chùa Minh Khánh kéo dài 3 ngày liền. Chính hội tổ chức vào ngày 1/11 Âm lịch, kỷ niệm ngày đức vua Trần Nhân Tông viên tịch trên núi Yên Tử. Phần lễ có lễ rước sắc, lễ rước mâm ngũ quả, lễ mộc dục và lễ tế. Phần hội có các trò chơi như đấu cờ người, múa rối nước, diễn chèo, hát quan họ, thi mâm ngũ quả và thi làm bánh dầy. Hàng vạn già trẻ gái trai sở tại cùng quan dân thập phương tụ tập về đây tỏ lòng kính trọng và biết ơn vị anh hùng dân tộc.
chua-minh-khanh2
Sân tiền đường và ngõ chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Sau lần đại trùng tu gần đây vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, chùa Minh Khánh hiện có đầy đủ các công trình khang trang trong một khuôn viên rộng hơn 1ha, cảnh quan đẹp đẽ. Bên trong chùa còn bảo toàn được hệ thống tượng Phật, vườn tháp cổ và các di vật khác. Năm 1990 chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
chua-minh-khanh3
Hậu cung và nhà Tổ chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Kiến trúc 
Đi từ phố xá vào chùa Minh Khánh, trước tiên ta thấy một tam quan mái chồng diêm cao ba tầng, sau đó là sân gạch rất dài đi qua bên cái giếng tròn rất to có tường xây bao quanh và hai tấm bia mới. Tiếp theo du khách đi vào chùa trong qua một cổng ngách khá khiêm tốn ở ngay cạnh tiền đường 7 gian cửa bức bàn, bên kia xa hơn chút là tòa phương đình 3 tầng 12 mái đồ sộ.
chua-minh-khanh4
Vườn tháp chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Chùa có mặt bằng theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” truyền thống, sau tiền đường là tòa thiêu hương rồi đến thượng điện. Liền với gian bên phải tiền đường là hành lang kéo dài xuống Tổ đường, chỉ thiếu một hành lang đối diện ở vị trí áp lưng vào vườn tháp mộ. Vườn tháp, phương đình cùng các nếp nhà khác nằm vây quanh một sân gạch rất rộng ăn thông ra phía sau chùa. Khu vực cuối cùng này cũng rất rộng và có một hòn núi giả mới đắp khá dài.
chua-minh-khanh5
Phương đình chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Chùa chính được bài trí theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh” kết hợp tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”. Phía trước là chính điện, bao gồm các tượng Phật giáo Bắc tông, hầu hết được đúc mới bằng đồng. Phía sau trên bệ rất cao có một khám thờ bằng gỗ, bên trong đặt tượng đức Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông để ria mép, đội mũ miện và mặc áo cà sa, có lẽ để thể hiện trạng thái đang sắp chuyển hóa từ vua thành Phật.
chua-minh-khanh6
Khám thờ Phật hoàng ở chùa Minh Khánh. Photo: ©NCCong 1-2015
Di sản 
Theo sử sách và truyền thuyết, khi nhà Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 3 vào năm 1287, vua Trần Nhân Tông đã từ Tràng An đến hội quân với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đang đóng tại đây. Trước ngày xuất quân, đức vua lập đàn tế trời Phật rồi cắt máu ăn thề trước cửa chùa với quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên Mông. Tại vùng Bình Hà, ngày nay còn lưu lại các địa danh như giếng Ngự Dội (giếng vua tắm), đống Quan Cư (gò đất quan ở), kho Gạo (kho quân lương)…
chua-minh-khanh7
Trong tiền đường chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Sau chiến thắng, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, xuất gia tu hành và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm. Có lần Ngài quay về chùa Hương Đại để thuyết pháp và nhân đó đã đặt tên chữ cho chùa là Minh Khánh Tự. Hiện trong chùa còn lưu giữ một hộp đựng 9 viên xá lỵ của Ngài cùng 16 tấm bia và 13 đạo sắc phong của các vua chúa thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.
chua-minh-khanh8
Phật điện chùa Minh Khánh. Photo: ©NCCong 1-2015
Ngài cũng để lại huyết thư tại chùa, dấu tích là một tháp nhỏ trước tiền đường, mang tên “Lưu Huyết Thư Tháp”. Từ đó đến nay, ngôi chùa luôn luôn được nhân dân coi là chốn linh thiêng. Trên tấm bia đá “Minh Khánh Đại Danh Lam” được khắc dựng năm Hồng Thuận thứ 3 (1511, cuối thời Lê sơ) cũng có ghi việc vua Trần Nhân Tông đặt tên cho chùa và lưu huyết thư.
chua-minh-khanh9
Hành lang chùa Minh Khánh. Photo ©NCCong 1-2015
Một đoạn của văn bia nói trên viết như sau: “Tiên triều vua Trần Nhân Tông đã tu hành ở đây mà huyết thư còn lưu, đương thời coi là “Tiểu Tây Phương”. Một lâu đài quý báu nơi Trúc Quốc, sáng rực hoa soi. Lúc đó, đã có sư tiểu sớm hôm đèn hương, quét tước, nhân dân phụng thờ, tiếng tăm rộng khắp xa gần…”. Hai sắc phong của vua Lê năm Vĩnh Khánh thứ ba (1731, Lê Duy Phường) và năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740, Lê Hiển Tông) cũng ghi: “Triều Trần Hoàng đế, Thiền sư Nhân Tông tu hành, huyết thư lưu ở bài vị”.
 

Do những giá trị về lịch sử và kiến trúc, từ đầu TK20 Viện Viễn đông Bác cổ đã lập hồ sơ về chùa, và ngày 16-5-1925 Toàn quyền Đông Dương đã ký văn bản xếp hạng Minh Khánh Tự. Đây là một trong 4 ngôi chùa của tỉnh Hải Dương được xếp hạng di tích văn hóa – lịch sử – kiến trúc vào thời kỳ Pháp thuộc. Sau này chùa đã được trùng tu dựa theo hồ sơ nói trên.

Đông Tỉnh (vanhien.vn)

10 món ngon nhất định phải thưởng thức khi đến Hải Dương

10 món ngon nhất định phải thưởng thức khi đến Hải Dương

GiadinhNet – Nhắc đến Hải Dương, người ta không thể không nhắc đến những món ngon của vùng đất này như vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh, gà Mạnh Hoạch hay bánh đa gấc…

Những món ngon của vùng đất Hải Dương dưới đây có nhiều người biết nhưng không phải ai cũng biết hết.
Gà Mạnh Hoạch
Gà tươi Mạnh Hoạch nổi tiếng khắp cả nước 20 năm nay không phải là một loại gà như ông cha ta vẫn gọi như: gà ri, gà Tam Hoàng, gà chọi… mà là tên một thương hiệu xuất phát từ ông “vua gà” đến từ Hải Dương– Phạm Hồng Hoạch.
Từ một quán nhỏ do ông Phạm Hồng Hoạch làm chủ đến nay đã trở thành một thương hiệu có hệ thống nhà hàng trên khắp cả nước thu hút nhiều thực khách gần xa và là một món ngon mà dân sành ăn nhắc đến như một món ăn không thể bỏ qua của ẩm thực miền Bắc Việt Nam nói chung và ẩm thực Hải Dương nói riêng.
Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường lỡ bữa dừng chân tại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân, chỉ một lần rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này.
Chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực của thị trấn Gia Lộc. Bánh dày Gia Lộc có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối hòa quyện vào nhau tạo nên một dư vị rất độc đáo. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải vào bậc nghệ nhân.
Thưởng thức thứ bánh này, thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương. Giữa vô vàn những thứ quà ăn sáng như phở, bún, cháo… chiếc bánh dày truyền thống vẫn được nhiều du khách lựa chọn như một món ăn đượm tình quê hương.
Bánh lòng Kinh Môn
Bánh lòng từ lâu đã trở thành thứ bánh đặc sản truyền thống ở đây. Thế nhưng ở ngay trên mảnh đất Kinh Môn, người ta không thể thấy thứ bánh này ở quán nước hay bất cứ phiên chợ nào mà chỉ thấy trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết đón xuân về.
Để làm ra những khuôn bánh lòng thơm ngon, người làm bánh phải mất rất nhiều thời gian, công sức và khó mà thành công được nếu chỉ có một hai người tham gia. Chính bởi sự cầu kỳ, công phu mà ngày càng ít hộ gia đình trong hai xã An Phụ và An Sinh (thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương) còn tiếp tục làm.
Bánh lòng khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được.
Bánh cuốn Hải Dương
Về thành phố Hải Dương, tìm tới con phố Bắc Sơn, con phố với món bánh cuốn nổi tiếng đã được đưa vào từ điển Wikipedia. Ở đó có quán bánh cuốn bà Thấu gắn liền với thương hiệu bánh cuốn Hải Dương.
Chẳng như bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Hà Nam hay bánh cuốn Hàng Kênh, Nam Định nổi tiếng nhờ các phương tiện truyền thông hoặc phương tiện… giao thông do ở gần quốc lộ, không nhiều người còn nhớ đến bánh cuốn Hải Dương. Nhưng nếu ai đã thử, sẽ chẳng thể nào quên những tấm bánh mỏng mướt như giấy pơ-luya, thanh mát, trong suốt mà vẫn béo ngậy. Chẳng thế mà cách đây ít năm, khi quốc lộ 5 còn đi qua trung tâm thành phố Hải Dương, những chiếc xe gắn biển Hải Phòng, Hà Nội bao giờ cũng ghé vào Bắc Sơn ăn “Bánh cuốn bà Thấu”.
Từ một thương hiệu bánh cuốn bà Thấu, hàng loạt hàng bánh cuốn cũng mọc lên ở thành phố Hải Dương.
Bây giờ, những hàng bánh cuốn ở Bắc Sơn đã vãn. Nhưng miếng ngon nhớ lâu, nhiều vị khách ở nơi xa, dù chỉ một lần nếm thử bánh cuốn Hải Dương, mỗi lần đến đây vẫn phải cố công tìm ăn bằng được.
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh có thể nói là đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương. Đến Hải Dương ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Bánh được làm từ những nguyên liệu gần gũi với người nông dân: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến.
Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi.
Bánh gai Ninh Giang
Có lẽ, không ai còn lạ lẫm với món bánh gai làm từ bột nếp, đậu xanh, deo dẻo, thơm ngậy. Thế nhưng bánh gai Ninh Giang lại mang một hương vị rất riêng, đặc trưng của miền quê Hải Dương.
Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Thưởng thức bánh gai cũng phải có “nghệ thuật”, cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là “bà hoàng” của các loại vải. Vải thiều hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày mọng nước.
Trái vải lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đậm hơi sần sùi. Vị ngọt dịu mát hòa lẫn với mùi thơm của nước vải ngấm vào tận răng người thưởng thức. Hương vị của vải thiều Thanh Hà khi ăn xong còn vương vấn mãi.
Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương.
Chế biến bún cá tưởng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người làm. Những con cá được luộc chín, bóc thịt ra riêng rồi phi cùng hành mỡ có mùi thơm nức. Nước dùng của bún cá rô cũng được chế biến rất tỉ mỉ, nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá, người ta có thể bỏ ít gừng tươi để mùi hương thêm phần quyến rũ.
Thưởng thức bát bún cá rô đồng trong ngày đông lạnh giá mới là cái thú. Đó là cảm giác ngồi xì xụp bát bún cá nóng hổi, thìa nước dùng ngọt đậm, thịt cá mềm, ngon trộn lẫn cùng những sợi bún trắng đều tăm tắp khiến thực khách nhớ mãi.
Rươi Tứ Kỳ
Về Tứ Kỳ - Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này.
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể “đánh gục” cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối… cũng được ưa thích.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi.
Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt.
Những chiếc bánh đa có màu bắt mắt, vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, vị thơm nồng của gừng tươi hòa lẫn với mùi hương gạo mới.
Ngoài những đặc sản trên, Hải Dương còn nổi tiếng với cam Phù Tải, cau Đông, hành tỏi Kinh Môn, nếp cái hoa vàng Kim Thành, na dai, chuối mật Chí Linh.
TH (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Ngon mê hoặc đặc sản Hải Dương

Nếu có dịp đến thăm Hải Dương, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử những đặc sản giản dị mà đầy mê hoặc nơi đây.
1. Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là đặc sản không thể không nhắc tại Hải Dương. Bánh được làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
2. Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều là đặc sản mùa vụ. Mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.
Rươi cuối thu
Một đặc sản mùa vụ cũng không kém phần hấp dẫn khác ở Hải Dương là rươi. Mùa rươi bắt đầu từ độ tháng 8 âm lịch, ở Hải Dương rươi chỉ có ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và Đông Triều. Món rươi dễ chế biến nhất, thơm ngon bậc nhất là làm chả. Chả rươi được chế biến theo các phương cách đặc biệt, thơm lừng hấp dẫn. Chấm chả rươi với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn ăn cùng bún, rau thơm ngậy ngon hết sức.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
4. Bánh gai
Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không khỏi ngỡ ngàng. Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà hấp dẫn đến lạ kỳ. Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ... Bánh gai ở Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi
5. Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng Hải Dương ngon đặc biệt hơn nhiều nơi khác, bởi cách chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Ấy là cá rô làm sạch vẩy, bỏ vào nồi nước có nêm chút gia vị rồi luộc sôi. Chờ nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Cá phải đúng cá rô đồng, rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn. Cá rô đồng béo chắc cũng phải đủ to thì mới gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá. Bát bún được bưng lên, nghi ngút khói. Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm. Nếu có dịp ghé thăm Hải Dương, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.
Hỉ Dương, bánh đậu xanh, rươi 
(Theo Depplus/MASK)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét