VÕ THUẬT TINH HOA 40
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những
năm 50-70, đoàn võ sĩ chuyên đánh đài lưu động của võ phái Long Hổ Hội
tạo sóng gió khắp sàn đấu 3 nước Đông Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, từ miền
Trung đến miền Tây.
Người thầy trên núi Tà Lơn
Võ sư Lâm Hữu Hội (1907-1988) sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, trong một gia đình đại địa chủ, ruộng đất "thẳng cánh cò bay". Vốn mê quyền cước từ nhỏ, ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc) rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền - người Hẹ, sau đó thọ giáo võ công suốt 7 năm ròng với Huỳnh Long đại sư tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông (dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền)…
Vốn mang tâm hồn giang hồ lãng tử, nên khi đã "cứng nghề", Lâm Hữu Hội từ giã quê nhà “bôn tẩu giang hồ” cho thỏa chí tang bồng, ông lang bạt ở các bến xe khắp Nam Kỳ lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Trong thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay anh chị sừng sỏ, được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông lại tỏ ra tốt tính và thường hay giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.
Một hôm, trên đường xuôi ngược, tình cờ ông gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy người Tiều). Sau một hồi hàn huyên, người bạn ấy hỏi: "Lâu nay nị có học thêm võ nghệ ở đâu không?". Ông trả lời một cách tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa!". Người bạn chỉ mỉm cười lắc đầu rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn cho biết là cái vốn võ mà ông học được trước kia chẳng thấm vào đâu cả. Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị thử. Và rồi, cuộc tỉ thí giữa hai người bạn đã diễn ra. Kết quả, ông như con cừu non trước mãnh hổ. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ.
Sau đó người bạn dẫn ông lên núi Tà Lơn (Thất Sơn - Châu Đốc, An Giang) gặp 3 người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò nhỏ thó như một cậu bé, cả 3 người là võ sư. Ông xin theo học với người thầy nhỏ thó là cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị - một trong hai phái võ lớn của người Tiều (Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII, võ phái này đặc điểm là chỉ có tấn công và tấn công, sở trường dùng đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, 3 người thầy gọi ông lại, tiết lộ họ là những nghi phạm bị chính quyền Trung Quốc lùng bắt, phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan, nên trở về nước.
Những bước ngoặt cuộc đời
Cuộc đời lại đưa đẩy ông trở thành tay anh chị bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (quận 5). Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Chẳng mấy chốc bao nhiêu tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Nhưng chính nhờ vậy mà cuộc đời ông lại rẽ sang hướng khác.
Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng. Lâm Hữu Hội kết hợp "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội. Theo lời võ sư Trần Hữu Hoàng: Võ sư Lâm Hữu Hội dáng người cao to khoảng 1m80, thường đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longine.
Võ đường Long Hổ Hội là nơi từng đào tạo nhiều thế hệ võ sĩ tài năng, "tứ đại thiên vương" gồm hai võ sĩ gốc Ấn Độ là A Mách và Moustaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh (từng vô địch 6 tỉnh miền Trung nhiều năm liền). Bốn tay đấm này như 4 trụ đồng vững chắc, bảo đảm thương hiệu võ phái Long Hổ Hội suốt hơn 20 năm (1950-1975).
Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12/9/1988 (12/8 năm Mậu Thìn) hưởng thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, TP HCM). Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn chữa bong gân, sai khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.
Moustaza: Từ chuồng bò đến võ đài
Vào những năm đầu thế kỷ XX, khu Ngã sáu Chợ Lớn (bây giờ là xóm Bàu Sen), chẳng biết tự bao giờ hình thành ở đây một khu dân cư gồm những gia đình người Chà Và (Ấn Độ) chuyên nghề nuôi bò sữa. Moustaza là kết quả từ mối tình say đắm, lãng mạn trong... chuồng bò giữa một anh Chà giữ bò có cái nhìn huyền bí hớp hồn phái đẹp với cô gái Việt lẳng lơ làm nghề buôn sữa lẻ...
Đám trẻ con của khu xóm Bàu Sen thuở ấy coi Moustaza như thần tượng, người hùng bách chiến bách thắng vì rất lanh lẹ và lì đòn! Đến năm 14 tuổi, Moustaza tìm đến võ đường Long Hổ Hội. Nhận Moustaza làm đệ tử, thầy Lâm Hữu Hội rất thương cậu bé lai Chà nghèo khó nhưng có chí khí, đã không ngần ngại truyền cho Moustaza tuyệt kỹ là bài quyền "Tam chiến Lữ Bố". Moustaza miệt mài ngày đêm khổ luyện với ước mong được thượng đài. Ngày đó cũng đến.
Ngay trận đầu tiên, Moustaza đã dễ dàng hạ đo ván đối thủ chỉ bằng một cú "Đảo sơn cước". Cứ thế, các tay đấm tên tuổi ở thập niên 60 thế kỷ trước lần lượt "rụng như sung" trước "hiện tượng Moustaza", không một võ sĩ nào chịu nổi cú đá "nhanh và mạnh như điện 220V" của cậu bé chăn bò năm xưa. Moustaza trở thành võ sĩ không có đối thủ ở thể thức võ tự do, được báo chí tôn vinh mỹ từ “Độc cô cầu bại”.
Bi kịch trong ánh hào quang
Khi đã nhanh chóng nổi tiếng, với "hàng núi" tiền kiếm được quá dễ dàng sau các độ đấu thắng, Moustaza lập gia đình, đưa vợ về Bà Quẹo mở trang trại nuôi bò sữa, trở thành một ông chủ giàu có, tiếng tăm nổi như cồn. Nhưng rồi danh vọng, tiền bạc đã nhanh chóng cuốn Moustaza vào những trò ăn chơi, trụy lạc: cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút xách... Moustaza lừng lẫy thuở nào giờ đây vật vờ như một bóng ma, công phu luyện tập bao năm qua chẳng mấy chốc tiêu tan.
Rồi trong lần thượng đài với võ sĩ Ti Noi của Thái Lan, tổ chức tại võ đài sân Tinh Võ (quận 5), Moustaza đã không thể đứng vững sau một hiệp. Sau đó, còn bị võ sĩ Kinh Kha hạ "knock-out", đánh bại ngay đầu hiệp nhì. Lần thảm bại này, sư phụ Lâm Hữu Hội vừa buồn, vừa thương, vừa tức đứa học trò, không dằn được cơn thịnh nộ, ông đã phang cho Moustaza một đá ngay khi vừa bước xuống đài, như để cố ngăn dòng nước mắt...
Vợ và con bỏ đi biệt tăm, nỗi thất vọng, buồn chán ngày đêm giày vò tâm trí Moustaza, khiến nhà cựu vô địch càng lún sâu vào vũng bùn ăn chơi trụy lạc để mong qua đó sẽ tìm được sự lãng quên, và rồi, bước đường cùng của một tay đấm huyền thoại cũng đã đến: mùa đông năm 1969, Moustaza bị quân cảnh bắt giam vào bót Hàng Keo (Gia Định) vì đã lấy trộm một thùng... sữa Ông Thọ!
Đầu xuân 1970, mãn hạn tù, Moustaza chỉ còn lại tấm thân tàn, sống lang thang đầu đường xó chợ, rồi vật vã qua đời trên một sạp thịt heo trong "đêm đưa Ông Táo" tại chợ xóm Cháy (Ngã năm Chuồng chó) vì ma túy hành hạ chấm dứt bi kịch của một huyền thoại!
N.T
Giai thoại một thời oanh liệt của “ngọn cước Sáu Trừ” khiến giang hồ bạt vía
(ĐSPL)
- Thời trai trẻ, võ sư Sáu Trừ chỉ bằng một cú đá đã hạ gục những tay
đấm lừng lẫy. Ngay cả khi về già, ông cùng 5 người con vẫn tả xung hữu
đột suốt 3 đêm ròng rã chống lại hàng trăm đối tượng giang hồ ở quận 4.
Sau trận đánh, cha con Sáu Trừ khiến giới giang hồ Sài thành kinh hồn
bạt vía.
Võ sư Sáu Trừ (phải, quần đen) trên sàn đấu. |
Cú đá trứ danh
Võ
sư Sáu Trừ tên thật là Ngô Văn Trừ (SN 1936, người gốc Sài Gòn). Ông
sinh ra trong một gia đình bề thế, có truyền thống võ học. Thời nhỏ,
biết ông mê võ nên cha ông cho ông đi thọ giáo nhiều môn phái. Lớn lên,
võ sư Sáu Trừ nghe danh thầy Chín Hóa (tên thật là Bùi Văn Hóa), sáng tổ
của môn phái Thiếu Lâm tự – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn tại Việt Nam kiến
thức võ học hơn người, là một trong ba người nổi danh đánh hổ nên đã đến
tầm sư học võ.
Thời ấy ở
võ đường của tổ sư Chín Hóa đã có các tên tuổi lừng danh võ lâm như Ba
Liễn, Ba Tốc, Ba Lai, Ba Vè, Ba Sửu, Nguyễn Văn Mách (Mười Mách). Họ
được gọi là “ngũ tam nhất thập” của môn phái. Nhờ vào cốt cách hiếm quý,
lại qua rèn giũa, trau dồi tinh hoa môn phái Thiếu Lâm tự – Nội quyền –
Tây Sơn Nhạn nên chỉ sau một thời gian, Sáu Trừ đã làm rạng danh môn
phái.
Thời điểm năm 1965, giới võ lâm
khi nhắc đến môn phái của tổ sư Chín Hóa là phải kể đến “Nhất Hổ, Nhì
Miêu, Tam Trừ, Tứ Tính”. Ý nói 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn gồm Lý Sơn Phi
Hổ với lối đánh mãnh liệt như mãnh hổ vồ mồi. Tám Miêu với lối đánh
khôn khéo, ru ngủ đối thủ rồi bất ngờ tung đòn như vũ bão. Sáu Trừ với
ngọn cước “Bình Sa Lạc Nhạn” trứ danh của môn phái Tây Sơn Nhạn nhanh
tựa sấm chớp, Tứ Tính với đòn gối bay nặng tựa ngàn cân giáng lên đối
thủ. Ở đấu trường tự do thời ấy, 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn là nỗi khiếp
sợ của các đối thủ.
Trước năm 1975,
giang hồ Sài thành nổi lên như nấm sau mưa, khiến Ngụy quyền bất lực.
Giai thoại về Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Ba Thế, Minh “cầu
Muối”, Sám Sò, Tín Mã Nàm, Hải Phùng Kiên, Bảy Sy, Chà Và Hương,... hẳn
còn là nỗi khiếp sợ với dân Sài thành xưa. Ngay những người còn sống như
Chà Và Hương, mỗi khi nhắc lại kỷ niệm vẫn còn hừng hực trong lòng. Chà
Và Hương vốn là giang hồ hảo hán, huynh đệ chí cốt với Đại Cathay, Minh
“cầu Muối”, từng một thời làm mưa, làm gió ở Sài thành. Ông cũng là một
cao thủ võ công biệt danh “cặp dao cạo” với cặp cùi chỏ linh hoạt và có
độ sát thương như dao sắc lẹm, bất bại trên sàn đấu. Đã có lần Chà Và
Hương nói rằng, thời đó, phàm là giang hồ thì phải có võ nghệ. Mỗi lần
đánh nhau, họ thường cử một đấu một, chỉ khi mâu thuẫn không giải quyết
được mới kéo cả đám quân ra đánh . Bởi thế, ai giỏi võ thời ấy rất được
trọng dụng.
Trước đây, khi nói chuyện
với PV báo ĐS&PL, ông Chà Và Hương nói rằng, kỷ niệm không bao giờ
quên đó là một lần đi chơi gặp đúng cao thủ võ công. “Lúc ấy, tôi trai
trẻ lại có máu ngao du giang hồ nên tâm tình cũng phong lưu lắm. Có lần
tôi đến Đông Tây học đường (quận 1) chơi với đám con gái. Mà đám con gái
thời ấy thấy tôi cũng mê tít nên bắt chuyện làm quen. Bỗng đâu trên lầu
có một thanh niên lực lưỡng ném cái cốc xuống nhưng chẳng may lại trúng
vào vai một thiếu nữ. Tức giận tôi mới ngước lên kêu “mày làm gì đó?”.
Lúc ấy, người thanh niên đáp “mày cũng nói được tiếng Việt à?”. Tôi hăng
máu rủ thanh niên đó xuống đất đấu một trận cho biết”, ông Chà Và Hương
kể.
Lúc người thanh niên đó xuống,
Chà Và Hương bị ngợp bởi đôi mắt quắc thước, dáng người đậm chất võ. Ông
Chà Và Hương rút dao thủ sẵn trong người ra nhưng rồi lại đưa cho bạn
giữ để thể hiện khí nam nhi. Chà Và Hương thủ thế rồi lao vào đối thủ,
rất nhanh, cao thủ kia liền tung ra cú quét trụ rồi giáng một cước vào
bụng Chà Và Hương khiến ông ói và gục tại chỗ. Về sau, ông Chà Và Hương
hỏi ra mới biết đó là Sáu Trừ, cao thủ của Tây Sơn Nhạn với cú đá “Bình
Sa Lạc Nhạn” trứ danh.
Trận huyết chiến với giới giang hồ
Giai
thoại về Sáu Trừ có kể cả ngày cũng chưa hết, giới võ thuật kể, chỉ cần
tiếp xúc với ông, người không đam mê võ thuật cũng cảm giác như có ma
lực. Nói như thế không phải ông ăn nói hay mà bởi những câu chuyện ông
chia sẻ rất sống động và phảng phất hào khí oanh liệt của con nhà võ.
Hiểu ông hơn ai hết có lẽ phải kể đến Chưởng môn đời thứ 3 - Tô Đình
Thanh (biệt danh Xuyên Sơn Nhạn) của môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền –
Tây Sơn Nhạn. Võ sư Tô Đình Thanh cũng được thọ giáo sư thúc Sáu Trừ ở
ngọn cước trứ danh nên ông cũng hạ gục nhiều đối thủ trên võ đài bằng
ngọn cước ấy.
Chia sẻ với PV, võ sư
Thanh cho hay: “Con cái của sư thúc Sáu Trừ cũng đều rất giỏi võ. Nhưng
chỉ tiếc sau này, họ đã thất lạc hết. Sư thúc Sáu Trừ tạ thế tại quận 2
cách nay cũng đã 5 năm (2011) nhưng những giai thoại về ông còn vang
mãi. Giới đồng môn chúng tôi biết về ông không chỉ là thần thái võ học,
giai thoại oanh liệt mà còn là một cao thủ võ học mà có nhiều người tu
luyện cả đời cũng khó mà đạt được. Khi sư thúc còn sống, tôi thường lui
tới nên những giai thoại ông kể cứ in hằn trong tâm trí tôi như một tiểu
thuyết võ hiệp lừng danh”.
Nét mặt
của võ sư Tô Đình Thanh hiện rõ sự tự hào mỗi khi nhắc đến võ sư Sáu
Trừ. Ông kể, thời trẻ, võ sư Sáu Trừ từng hạ gục nhiều võ sỹ quyền anh
nước ngoài và không ít võ sỹ Muay Thái của Thái Lan. Ở đấu trường tự do
cùng hạng cân có thể nói võ sư Sáu Trừ là một đại cao thủ bất bại. Không
thể kể hết những chiến thắng vang dội của võ sư Sáu Trừ, nhưng một
trong những trận chiến oanh liệt nhất của ông là lần diệt cả trăm tên
giang hồ cộm cán náo loạn Sài thành.
Võ
sư Tô Đình Thanh kể: “Tiếc là tôi không thể tìm gặp được những đứa con
của sư thúc Sáu Trừ bởi họ mới biết ngọn ngành sự việc. Nhưng trong
những lần trò chuyện với sư thúc Sáu Trừ trước đó, tôi cũng biết sơ sơ
về trận chiến oanh liệt của cha con ông với giang hồ thời đó. Thời sau
năm 1975, giang hồ quận 4 vẫn còn hoành hành dữ lắm. Sư thúc Sáu Trừ có 5
người con trai, một trong số đó có lần đi chơi bên quận 4 xích mích với
giới giang hồ. Sẵn có võ nghệ, người con này đã một mình ra tay đánh
gục cả chục tên. Nhưng anh này đâu biết rằng đã đụng phải đàn em trùm
giang hồ quận 4 là Lệ “què’ và Ve Sầu. Lúc này võ sư Sáu Trừ đã ở tuổi
60”.
Chỉ sau hôm đó, đám giang hồ Lệ
“què”, Ve Sầu đã kéo hàng trăm tên đến bao vây nhà võ sư Sáu Trừ. Đám
giang hồ tuyên bố rằng, cứ mỗi 17h chiều mỗi ngày sẽ kéo quân đến giao
chiến với gia đình Sáu Trừ. Thế rồi, võ sư Sáu Trừ cùng các con phải kẹp
tập sách, quấn dây xích quanh người làm áo giáp giao chiến. Hết đêm thứ
nhất rồi đến đêm thứ hai giao chiến, hàng trăm tên giang hồ bao vây từ 3
phía mà cha con võ sư Sáu Trừ vẫn trụ vững. Đến đêm thứ 3, khi đám
giang hồ tới, vợ của võ sư Sáu Trừ ra dõng dạc tuyên bố “ngã đứa nào bỏ
đứa đó”, ý muốn nói nếu có đứa con nào ngã xuống thì những đứa khác phải
kiên cường chiến đấu tiếp. Nghe thế đám giang hồ khiếp vía, cha con võ
sư Sáu Trừ lại có thêm nhuệ khí. Đêm ấy, thủ lĩnh Lệ “què”, Ve Sầu bị
cha con võ sư Sáu Trừ đánh gục tại chỗ. Đám giang hồ lâu la tan tác. Sau
trận chiến cả khu phố được phen ăn mừng, tung hô cha con Sáu Trừ vì đã
dạy cho đám giang hồ một bài học.
Lúc
cuối đời, võ sư Sáu Trừ còn dành tặng võ sư Tô Đình Thanh cây côn đã
đánh bại lũ giang hồ lúc ông hơn 60 tuổi. Ý võ sư Sáu Trừ muốn nói với
võ sư Tô Đình Thanh rằng trong sự nghiệp truyền bá võ thuật cần kiên
cường, bất khuất, nếu chiến đấu vì chính nghĩa thì không bao giờ được
lùi bước.
HOÀNG MINHCuộc đời như trong phim của võ sư Lâm Hữu Hội
Học võ, hành tẩu giang hồ, bảo kê các sòng bạc rồi mở lò võ, đào tạo nhiều tay võ sĩ danh tiếng chính là cuộc đời của võ sư Lâm Hữu Hội.
Chúng tôi tìm đến lò võ Long Hổ Hội trên đường Nguyễn Văn
Công (phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM) để tìm hiểu về phái võ nổi danh
Sài Gòn này. Đến nơi, một tấm bảng cũ kỹ ghi "lò vò Long Hổ Hội" đã sờn
màu vẫn còn dựng lên trước cổng. Nhìn vào bên trong, chúng tôi thấy chỉ
có một ngôi nhà cấp bốn. Ngạc nhiên vì lò võ quá đơn sơ, chúng tôi hỏi
một số người dân sinh sống gần đó. Tất cả mọi người đều gật đầu đó chính
là nhà tổ sư khét tiếng Lâm Hữu Hội.
Lễ khai giảng lò võ Long Hổ Hội
Sư tổ từng vang danh giang hồ Sài Gòn
Bước vào trong nhà, chúng tôi mới thấy đây đúng là nơi khai sinh ra Long Hổ Hội. Phu nhân của cố võ sư Lâm Hữu Hội vẫn còn ngồi đó, trong căn nhà có nhiều kỷ niệm về phái võ. Bà đã gần 100 tuổi, mái tóc đã bạc trắng. Ra tiếp đón chúng tôi là một người đàn ông trạc trung niên. Người này cho biết, nếu muốn tìm hiểu về võ phái thì phải ra võ đường. Sau cuộc trò chuyện chóng vánh, chúng tôi muốn tìm thêm các tư liệu từ lời kể của các tuyền nhân. Tuy nhiên, người kế nghiệp võ của võ sư Lâm Hữu Hội là võ sư Long Hổ Bill (tức Lâm Hữu Bình) đã qua đời cách đây 2 năm vì bệnh. Hiện tại, người con trai của cố võ sư Long Hổ Bill đang kế nghiệp.
Theo tài liệu còn lưu lại tại tư gia thì người sáng lập ra Long Hổ Hội là cố võ sư Lâm Hữu Hội. Tuy tên tuổi ông vang danh ở đất Sài Gòn nhưng ông lại được sinh ra tại miền Tây, trong một gia đình đúng nghĩa công tử Bạc Liêu. Cố võ sư Lâm Hữu Hội sinh năm 1907 tại xã Vĩnh Lợi (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Theo tiểu sử còn lưu giữ tại võ phái thì ông sinh ra trong một gia đình khá giả. Cha ông vốn là một điền chủ, có nhiều ruộng đất. Sống trong gia cảnh sung sướng nên từ thuở thiếu thời, ông nổi tiếng là người ăn xài phóng khoáng.
Từ nhỏ, võ sư Lâm Hữu Hội là người rất mê và có năng khiếu trong võ thuật. Ông học võ từ một cao thủ người Tiều (Trung Quốc). Kế tiếp, suốt bảy năm trời, võ sư này thọ giáo võ công với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền). Nói chuyện với chúng tôi, võ sư Long Phi Báu, đệ tử của Long Hổ Hội cho biết: "Ngày trước tôi còn nghe kể lại rằng, cha (cách gọi sư phụ của môn đệ Long Hổ Hội - PV) còn được thọ giáo một người thầy về khả năng đỡ đạn. Một lần, có người lấy súng của Pháp, kê trên hai ngón tay nhưng không thể nào bắn trúng được ông. Học được một thời gian, vì ham chơi nên cha đã bỏ đi. Sau đó, sư phụ muốn truyền lại khả năng này nhưng cha mải chơi nên đã từ chối. Thế là ông lật bàn hương án đổ hết xuống núi. Từ đó thất truyền khả năng này".
Sau một thời gian thọ giáo nhiều cao thủ, Lâm Hữu Hội cho rằng mình đã đạt đỉnh công phu nên không cần học nữa. Có giai thoại kể rằng, khi gặp lại một người bạn và tỷ thí, Lâm Hữu Hội đã bị bại trận. Sau đó, ông mới ngộ ra "cao nhân ắt có cao nhân trị" nên tìm thầy học thêm võ nghệ.
Đó là lúc võ sư Lâm Hữu Hội mới tròn 17 tuổi. Với niềm ham mê võ thuật, ông đã rời xa gia đình, tìm lên núi Tà Lơn, giáp ranh Cao Miên (Thất Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay) để tìm thầy theo chỉ giáo của bạn. Sau chặng đường xa xôi, ông gặp ba người Tiều. Sau khi dò hỏi, Lâm Hữu Hội biết được, họ là những cao thủ của Trung Hoa sang lánh nạn và ẩn dật trên núi Tà Lơn. Thời ấy, khu vực núi này có muôn trùng nguy hiểm, nhất là thú dữ. Với võ nghệ cao cường nên ba cao thủ người Tiều giống như những thần núi, thoát ẩn thoát hiện. Biết được nguyện vọng của Lâm Hữu Hội, cao thủ người Tiều đã dạy cho ông võ công. Đó là phái Thiếu Lâm Nững Xị, một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu.
Võ sư Lâm Hữu Hội mất năm 1988, thọ 81 tuổi
Gây sóng gió ở các sàn đấu Đông Dương
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, thầy gọi ông lại cho biết đã hết nạn nên trở về nước. Lâm Hữu Hội cũng xuống núi và bắt đầu hành tẩu giang hồ. Cuộc sống của ông là những ngày tháng phiêu bạt khắp nơi. Vị võ sư này sống ở các bến xe khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Với võ công và bản lĩnh của mình, ông sống bằng nghề xếp bến và bảo tiêu, áp tải hàng cho các con buôn. Võ sư Long Phi Thanh (tên thật là Phạm Thanh), một trong những môn đệ của võ phái Long Hổ Hội đang truyền dạy Thiếu Lâm Nững Xị tại quận Thủ Đức cho biết, nghề áp tải thời ấy rất nguy hiểm. Một ông chủ muốn chuyển số lúa từ Vĩnh Long lên Sài Gòn rất cần phải có bảo tiêu. Nếu không, dọc đường thế nào cũng bị cướp. Thời ấy, thầy tôi là một trong những cao thủ nên được nhiều người thuê làm bảo tiêu.
Khi chán với nghề xếp xe ở các bến, Lâm Hữu Hội chuyển sang đấu võ kiếm tiền. Thời ấy, các võ đài dựng lên khá nhiều. Từ miền Tây, miền Trung và đặc biệt là tại Sài Gòn, nơi hội tụ nhiều cao thủ võ lâm, các võ đài liên tục được thành lập. Ngày ấy, các đệ tử của Long Hổ Hội liên tục đánh thắng và lập được nhiều kỳ tích vang dội Sài Gòn.
Suốt thời thanh niên, Lâm Hữu Hội đấu rất nhiều trận tại các võ đài ở Việt Nam. Rồi ông đi Campuchia, Myanma, Thái Lan, Lào... du đấu. Năm 1932, Lâm Hữu Hội hạ đo ván Surivong, nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok. Nghề đấu võ của ông thu nhập rất cao. Nhưng ngặt một nỗi, Lâm Hữu Hội lại rất mê trò đỏ đen. Vì thế, tiền vào tay ông như gió vào nhà trống. Cứ hết tiền thì lại lên đài thách đấu. Quãng thời gian ngốn nhiều tiền nhất chính là lúc Lâm Hữu Hội nhận bảo kê sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn. Sau này Đại Cathay là tay nối gót bảo kê sòng bài này. Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Từ đó, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ.
Nhưng cũng nhờ đó, Long Hổ Hội chuyển hướng sang dạy võ. Lúc đầu là dạy cho con cháu người quen để trả ơn. Rồi sau này, danh tiếng trên võ đài khiến người tìm đến học ngày càng đông. Rồi ông mở lò võ dạy Thiếu Lâm Nững Xị tại xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp (đường Nguyễn Văn Công, phường 13, quận Gò Vấp ngày nay). Lâm Hữu Hội kết hợp chữ Long và Hổ quyền ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội.
Võ sư Long Phi Báu cũng nghe kể lại: "Có lần, Long Hổ Hội đã giúp cho nghĩa quân Bình Xuyên lấy một đồn Pháp mà không tốn một viên đạn. Sau này, đồng chí Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Phó Thủ lãnh nghĩa quân Bình Xuyên còn đếm thăm cha".
Trung Nghĩa
Lễ khai giảng lò võ Long Hổ Hội
Sư tổ từng vang danh giang hồ Sài Gòn
Bước vào trong nhà, chúng tôi mới thấy đây đúng là nơi khai sinh ra Long Hổ Hội. Phu nhân của cố võ sư Lâm Hữu Hội vẫn còn ngồi đó, trong căn nhà có nhiều kỷ niệm về phái võ. Bà đã gần 100 tuổi, mái tóc đã bạc trắng. Ra tiếp đón chúng tôi là một người đàn ông trạc trung niên. Người này cho biết, nếu muốn tìm hiểu về võ phái thì phải ra võ đường. Sau cuộc trò chuyện chóng vánh, chúng tôi muốn tìm thêm các tư liệu từ lời kể của các tuyền nhân. Tuy nhiên, người kế nghiệp võ của võ sư Lâm Hữu Hội là võ sư Long Hổ Bill (tức Lâm Hữu Bình) đã qua đời cách đây 2 năm vì bệnh. Hiện tại, người con trai của cố võ sư Long Hổ Bill đang kế nghiệp.
Theo tài liệu còn lưu lại tại tư gia thì người sáng lập ra Long Hổ Hội là cố võ sư Lâm Hữu Hội. Tuy tên tuổi ông vang danh ở đất Sài Gòn nhưng ông lại được sinh ra tại miền Tây, trong một gia đình đúng nghĩa công tử Bạc Liêu. Cố võ sư Lâm Hữu Hội sinh năm 1907 tại xã Vĩnh Lợi (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Theo tiểu sử còn lưu giữ tại võ phái thì ông sinh ra trong một gia đình khá giả. Cha ông vốn là một điền chủ, có nhiều ruộng đất. Sống trong gia cảnh sung sướng nên từ thuở thiếu thời, ông nổi tiếng là người ăn xài phóng khoáng.
Từ nhỏ, võ sư Lâm Hữu Hội là người rất mê và có năng khiếu trong võ thuật. Ông học võ từ một cao thủ người Tiều (Trung Quốc). Kế tiếp, suốt bảy năm trời, võ sư này thọ giáo võ công với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền). Nói chuyện với chúng tôi, võ sư Long Phi Báu, đệ tử của Long Hổ Hội cho biết: "Ngày trước tôi còn nghe kể lại rằng, cha (cách gọi sư phụ của môn đệ Long Hổ Hội - PV) còn được thọ giáo một người thầy về khả năng đỡ đạn. Một lần, có người lấy súng của Pháp, kê trên hai ngón tay nhưng không thể nào bắn trúng được ông. Học được một thời gian, vì ham chơi nên cha đã bỏ đi. Sau đó, sư phụ muốn truyền lại khả năng này nhưng cha mải chơi nên đã từ chối. Thế là ông lật bàn hương án đổ hết xuống núi. Từ đó thất truyền khả năng này".
Sau một thời gian thọ giáo nhiều cao thủ, Lâm Hữu Hội cho rằng mình đã đạt đỉnh công phu nên không cần học nữa. Có giai thoại kể rằng, khi gặp lại một người bạn và tỷ thí, Lâm Hữu Hội đã bị bại trận. Sau đó, ông mới ngộ ra "cao nhân ắt có cao nhân trị" nên tìm thầy học thêm võ nghệ.
Đó là lúc võ sư Lâm Hữu Hội mới tròn 17 tuổi. Với niềm ham mê võ thuật, ông đã rời xa gia đình, tìm lên núi Tà Lơn, giáp ranh Cao Miên (Thất Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay) để tìm thầy theo chỉ giáo của bạn. Sau chặng đường xa xôi, ông gặp ba người Tiều. Sau khi dò hỏi, Lâm Hữu Hội biết được, họ là những cao thủ của Trung Hoa sang lánh nạn và ẩn dật trên núi Tà Lơn. Thời ấy, khu vực núi này có muôn trùng nguy hiểm, nhất là thú dữ. Với võ nghệ cao cường nên ba cao thủ người Tiều giống như những thần núi, thoát ẩn thoát hiện. Biết được nguyện vọng của Lâm Hữu Hội, cao thủ người Tiều đã dạy cho ông võ công. Đó là phái Thiếu Lâm Nững Xị, một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu.
Võ sư Lâm Hữu Hội mất năm 1988, thọ 81 tuổi
Gây sóng gió ở các sàn đấu Đông Dương
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, thầy gọi ông lại cho biết đã hết nạn nên trở về nước. Lâm Hữu Hội cũng xuống núi và bắt đầu hành tẩu giang hồ. Cuộc sống của ông là những ngày tháng phiêu bạt khắp nơi. Vị võ sư này sống ở các bến xe khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Với võ công và bản lĩnh của mình, ông sống bằng nghề xếp bến và bảo tiêu, áp tải hàng cho các con buôn. Võ sư Long Phi Thanh (tên thật là Phạm Thanh), một trong những môn đệ của võ phái Long Hổ Hội đang truyền dạy Thiếu Lâm Nững Xị tại quận Thủ Đức cho biết, nghề áp tải thời ấy rất nguy hiểm. Một ông chủ muốn chuyển số lúa từ Vĩnh Long lên Sài Gòn rất cần phải có bảo tiêu. Nếu không, dọc đường thế nào cũng bị cướp. Thời ấy, thầy tôi là một trong những cao thủ nên được nhiều người thuê làm bảo tiêu.
Khi chán với nghề xếp xe ở các bến, Lâm Hữu Hội chuyển sang đấu võ kiếm tiền. Thời ấy, các võ đài dựng lên khá nhiều. Từ miền Tây, miền Trung và đặc biệt là tại Sài Gòn, nơi hội tụ nhiều cao thủ võ lâm, các võ đài liên tục được thành lập. Ngày ấy, các đệ tử của Long Hổ Hội liên tục đánh thắng và lập được nhiều kỳ tích vang dội Sài Gòn.
Suốt thời thanh niên, Lâm Hữu Hội đấu rất nhiều trận tại các võ đài ở Việt Nam. Rồi ông đi Campuchia, Myanma, Thái Lan, Lào... du đấu. Năm 1932, Lâm Hữu Hội hạ đo ván Surivong, nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok. Nghề đấu võ của ông thu nhập rất cao. Nhưng ngặt một nỗi, Lâm Hữu Hội lại rất mê trò đỏ đen. Vì thế, tiền vào tay ông như gió vào nhà trống. Cứ hết tiền thì lại lên đài thách đấu. Quãng thời gian ngốn nhiều tiền nhất chính là lúc Lâm Hữu Hội nhận bảo kê sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn. Sau này Đại Cathay là tay nối gót bảo kê sòng bài này. Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Từ đó, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ.
Nhưng cũng nhờ đó, Long Hổ Hội chuyển hướng sang dạy võ. Lúc đầu là dạy cho con cháu người quen để trả ơn. Rồi sau này, danh tiếng trên võ đài khiến người tìm đến học ngày càng đông. Rồi ông mở lò võ dạy Thiếu Lâm Nững Xị tại xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp (đường Nguyễn Văn Công, phường 13, quận Gò Vấp ngày nay). Lâm Hữu Hội kết hợp chữ Long và Hổ quyền ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội.
Võ sư Long Phi Báu cũng nghe kể lại: "Có lần, Long Hổ Hội đã giúp cho nghĩa quân Bình Xuyên lấy một đồn Pháp mà không tốn một viên đạn. Sau này, đồng chí Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Phó Thủ lãnh nghĩa quân Bình Xuyên còn đếm thăm cha".
Trung Nghĩa
Huyền thoại Long Hổ Hội và đấu sĩ chăn bò Moustaza
11:40 10/02/2011Thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, làng võ Sài Gòn xuất hiện võ đường Long Hổ Hội (ấp Cộng Hòa 5, xóm Võ Ngói, xã Hạnh Thông, Gò Vấp, tp hcm) với võ sư Lâm Hữu Hội - môn phái Thiếu Lâm Nững Xị. Năm 1932, Lâm Hữu Hội từng hạ đo ván Surivong - nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok. Ở con người đặc biệt này, cái tốt cái xấu cứ đan xen đến khó phân biệt nhưng tài năng võ thuật của ông thì không thể phủ nhận.
Võ sư Lâm Hữu Hội. |
Người thầy trên núi Tà Lơn
Võ sư Lâm Hữu Hội (1907-1988) sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, trong một gia đình đại địa chủ, ruộng đất "thẳng cánh cò bay". Vốn mê quyền cước từ nhỏ, ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc) rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền - người Hẹ, sau đó thọ giáo võ công suốt 7 năm ròng với Huỳnh Long đại sư tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông (dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền)…
Vốn mang tâm hồn giang hồ lãng tử, nên khi đã "cứng nghề", Lâm Hữu Hội từ giã quê nhà “bôn tẩu giang hồ” cho thỏa chí tang bồng, ông lang bạt ở các bến xe khắp Nam Kỳ lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Trong thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay anh chị sừng sỏ, được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông lại tỏ ra tốt tính và thường hay giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.
Một hôm, trên đường xuôi ngược, tình cờ ông gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy người Tiều). Sau một hồi hàn huyên, người bạn ấy hỏi: "Lâu nay nị có học thêm võ nghệ ở đâu không?". Ông trả lời một cách tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa!". Người bạn chỉ mỉm cười lắc đầu rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn cho biết là cái vốn võ mà ông học được trước kia chẳng thấm vào đâu cả. Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị thử. Và rồi, cuộc tỉ thí giữa hai người bạn đã diễn ra. Kết quả, ông như con cừu non trước mãnh hổ. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ.
Sau đó người bạn dẫn ông lên núi Tà Lơn (Thất Sơn - Châu Đốc, An Giang) gặp 3 người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò nhỏ thó như một cậu bé, cả 3 người là võ sư. Ông xin theo học với người thầy nhỏ thó là cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị - một trong hai phái võ lớn của người Tiều (Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII, võ phái này đặc điểm là chỉ có tấn công và tấn công, sở trường dùng đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, 3 người thầy gọi ông lại, tiết lộ họ là những nghi phạm bị chính quyền Trung Quốc lùng bắt, phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan, nên trở về nước.
Võ sĩ "Chà Và Hương" (tức Nguyễn Phi Hoàng, môn sinh của võ sĩ Moustaza - trái) trong trận hạ knock-out võ sĩ Mã Thanh Lèo (Lò Mã Thanh Long) năm 1973 tại sân Tinh Võ (quận 5). Ảnh: Tư liệu. |
Cuộc đời lại đưa đẩy ông trở thành tay anh chị bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (quận 5). Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Chẳng mấy chốc bao nhiêu tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Nhưng chính nhờ vậy mà cuộc đời ông lại rẽ sang hướng khác.
Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng. Lâm Hữu Hội kết hợp "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội. Theo lời võ sư Trần Hữu Hoàng: Võ sư Lâm Hữu Hội dáng người cao to khoảng 1m80, thường đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longine.
Võ đường Long Hổ Hội là nơi từng đào tạo nhiều thế hệ võ sĩ tài năng, "tứ đại thiên vương" gồm hai võ sĩ gốc Ấn Độ là A Mách và Moustaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh (từng vô địch 6 tỉnh miền Trung nhiều năm liền). Bốn tay đấm này như 4 trụ đồng vững chắc, bảo đảm thương hiệu võ phái Long Hổ Hội suốt hơn 20 năm (1950-1975).
Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12/9/1988 (12/8 năm Mậu Thìn) hưởng thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, TP HCM). Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn chữa bong gân, sai khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.
Moustaza: Từ chuồng bò đến võ đài
Vào những năm đầu thế kỷ XX, khu Ngã sáu Chợ Lớn (bây giờ là xóm Bàu Sen), chẳng biết tự bao giờ hình thành ở đây một khu dân cư gồm những gia đình người Chà Và (Ấn Độ) chuyên nghề nuôi bò sữa. Moustaza là kết quả từ mối tình say đắm, lãng mạn trong... chuồng bò giữa một anh Chà giữ bò có cái nhìn huyền bí hớp hồn phái đẹp với cô gái Việt lẳng lơ làm nghề buôn sữa lẻ...
Đám trẻ con của khu xóm Bàu Sen thuở ấy coi Moustaza như thần tượng, người hùng bách chiến bách thắng vì rất lanh lẹ và lì đòn! Đến năm 14 tuổi, Moustaza tìm đến võ đường Long Hổ Hội. Nhận Moustaza làm đệ tử, thầy Lâm Hữu Hội rất thương cậu bé lai Chà nghèo khó nhưng có chí khí, đã không ngần ngại truyền cho Moustaza tuyệt kỹ là bài quyền "Tam chiến Lữ Bố". Moustaza miệt mài ngày đêm khổ luyện với ước mong được thượng đài. Ngày đó cũng đến.
Ngay trận đầu tiên, Moustaza đã dễ dàng hạ đo ván đối thủ chỉ bằng một cú "Đảo sơn cước". Cứ thế, các tay đấm tên tuổi ở thập niên 60 thế kỷ trước lần lượt "rụng như sung" trước "hiện tượng Moustaza", không một võ sĩ nào chịu nổi cú đá "nhanh và mạnh như điện 220V" của cậu bé chăn bò năm xưa. Moustaza trở thành võ sĩ không có đối thủ ở thể thức võ tự do, được báo chí tôn vinh mỹ từ “Độc cô cầu bại”.
Bi kịch trong ánh hào quang
Khi đã nhanh chóng nổi tiếng, với "hàng núi" tiền kiếm được quá dễ dàng sau các độ đấu thắng, Moustaza lập gia đình, đưa vợ về Bà Quẹo mở trang trại nuôi bò sữa, trở thành một ông chủ giàu có, tiếng tăm nổi như cồn. Nhưng rồi danh vọng, tiền bạc đã nhanh chóng cuốn Moustaza vào những trò ăn chơi, trụy lạc: cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút xách... Moustaza lừng lẫy thuở nào giờ đây vật vờ như một bóng ma, công phu luyện tập bao năm qua chẳng mấy chốc tiêu tan.
Rồi trong lần thượng đài với võ sĩ Ti Noi của Thái Lan, tổ chức tại võ đài sân Tinh Võ (quận 5), Moustaza đã không thể đứng vững sau một hiệp. Sau đó, còn bị võ sĩ Kinh Kha hạ "knock-out", đánh bại ngay đầu hiệp nhì. Lần thảm bại này, sư phụ Lâm Hữu Hội vừa buồn, vừa thương, vừa tức đứa học trò, không dằn được cơn thịnh nộ, ông đã phang cho Moustaza một đá ngay khi vừa bước xuống đài, như để cố ngăn dòng nước mắt...
Vợ và con bỏ đi biệt tăm, nỗi thất vọng, buồn chán ngày đêm giày vò tâm trí Moustaza, khiến nhà cựu vô địch càng lún sâu vào vũng bùn ăn chơi trụy lạc để mong qua đó sẽ tìm được sự lãng quên, và rồi, bước đường cùng của một tay đấm huyền thoại cũng đã đến: mùa đông năm 1969, Moustaza bị quân cảnh bắt giam vào bót Hàng Keo (Gia Định) vì đã lấy trộm một thùng... sữa Ông Thọ!
Đầu xuân 1970, mãn hạn tù, Moustaza chỉ còn lại tấm thân tàn, sống lang thang đầu đường xó chợ, rồi vật vã qua đời trên một sạp thịt heo trong "đêm đưa Ông Táo" tại chợ xóm Cháy (Ngã năm Chuồng chó) vì ma túy hành hạ chấm dứt bi kịch của một huyền thoại!
N.T
Nhận xét
Đăng nhận xét