Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KIẾP GIANG HỒ 131
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc đấu súng với tướng cướp "người không
mang họ"
Toán cướp gồm 30 đối tượng, do kẻ thủ lĩnh Trương Hiền (tức Toọng) cầm đầu, tung hoành ở miền Trung cách đây gần 40 năm.
Bí mật về một băng cướp khét tiếng
Tôi đã tìm đến gặp ông, người thượng tá năm xưa từng có trận chiến
giáp mặt Toọng và bắt giữ hắn. Trong ngôi nhà ở TP.Vinh (Nghệ An),
Thượng tá công an về hưu Nguyễn Văn Bình, nguyên Đội phó đội Cảnh sát
hình sự Công an TP.Vinh bồi hồi kể lại cho tôi nghe giây phút đặc biệt
ấy. Câu chuyện của hơn 30 năm trước "sống" lại...
Chân dung Trương Hiền – Toọng.
Những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, băng cướp gồm 30 tên do
Trương Hiền, còn có biệt danh khác là Toọng, tung hoành dọc dải đất miền
Trung, từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, gây ra hàng loạt vụ trộm, cướp
kinh hoàng.
Ngày đó, thị xã Vinh là điểm trung chuyển hành khách từ Bắc vào Nam
và ngược lại. Tàu chở khách từ Hà Nội vào, dừng tại ga Vinh. Nếu muốn đi
tiếp, khách phải chuyển sang đi xe đò. Việc đi lại rất phức tạp.
Chính trong thời gian này, ở Vinh xuất hiện một băng cướp có trang bị
vũ khí nóng. Từ khi nhóm này hình thành ở đây, những vụ cướp giật diễn
ra với mật độ dày hơn. Nghe đâu, dẫn đầu băng cướp là một gã đàn ông tên
Trương Hiền, giỏi võ nghệ và có tài bắn súng nhanh như chớp. Đêm đến,
phố xá vắng hoe. Không mấy ai dám ra đường một mình. Băng cướp mà Trương
Hiền cầm đầu, gây nhiều vụ chấn động.
Cho đến nay, vẫn chưa ai giải thích được vì sao hồi đó, đàn em của
Trương Hiền lại gọi gã với cái tên nghe lạ tai: Toọng. Chỉ biết sau này,
dân trong giới giang hồ lưu truyền câu: "Lỳ như Toọng".
Chẳng hiểu sao, lại có thông tin hư hư thực thực, Toọng xuất thân
trong làng biệt kích của chế độ VNCH xưa?! Hắn được đào tạo bài bản tại
trung tâm huấn luyện kín ở tiểu bang San Diego, Mỹ. Sau đó, Toọng trở
mặt, thành một tay anh chị khét tiếng ở vùng Đông Hà (Quảng Trị).
Thượng tá Nguyễn Văn Bình kể lại phút giây đối mặt với "Người không mang họ".
Tuy nhiên, theo hồ sơ của công an, Toọng
tên thật là Trương Hiền (SN 1957), quê xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh
(tỉnh Quảng Trị), thường trú thị xã Đông Hà. Xuất thân trong một gia
đình trung nông, hắn có bố mẹ làm nghề bán nước chè dạo.
Ngày Toọng bắt đầu bước vào giang hồ,
gây ra bao phi vụ ngổ ngáo, cụ thân sinh buồn phiền, bệnh tật, rồi mất
sớm. Hắn bỏ học giữa chừng, ai thuê gì làm nấy. Sau lần ăn cắp chiếc máy
ảnh của tên lính chế độ cũ bán được mấy chục đồng bạc, thấy "kiếm tiền
không khó", Toọng chính thức sa chân vào con đường tội lỗi.
Thủ đoạn của băng nhóm của Toọng là trà
trộn vào hành khách trên các chuyến tàu, xe đò từ Huế ra Nghệ An và
ngược lại để cướp bóc. Sau một thời gian ngắn, băng nhóm đã tự trang bị
cho mình mỗi tên một khẩu K54 hoặc K59, để sẵn sàng chống trả khi bị
phát hiện.
Hành trình bắt giữ kẻ đầu sỏ
Trong ký ức gần như nguyên vẹn của
Thượng tá Bình, lúc bấy giờ, trước hoạt động "tác oai, tác quái" của
băng nhóm Trương Hiền, cả khu vực TP.Vinh dường như bị xáo trộn.
Đặc biệt là từ sau vụ trấn cướp táo tợn xảy ra đối với một giảng viên đại học Vinh, khi ông này vừa từ Huế trở về.
Vị giảng viên này vừa bước xuống tàu,
ông không thể ngờ mình đã lọt vào những con mắt rình mồi của đàn em
Trương Hiền, khi chúng tia thấy được chiếc cặp lớn của ông. Bọn cướp này
ngang nhiên, trắng trợn tới mức, lao đến khống chế, bịt mặt ông này
ngay bến tàu, đưa đến nơi vắng, cướp sạch tài sản rồi bỏ đi. Còn các nhà
xe chuyên liên tỉnh, chất đầy hàng hóa, chúng lại đóng vai hành khách.
Khi đến vị trí định sẵn, chúng trút bỏ
"lốt", ép tài xế và các hành khách phải "cống nạp" hết tài sản. Những
cuộc rượt đuổi trong đêm, những tiếng súng "đinh tai nhức óc" xuất hiện
nhiều hơn. Chúng sử dụng đủ chiêu trò hoạt động, tạo nên liên tiếp các
vụ việc, gây hoang mang cho bà con bấy giờ.
Trước tình hình này, bộ Công an đã chỉ đạo Công an Nghệ Tĩnh nhanh
chóng triệt xóa băng nhóm này. Đội phó đội Cảnh sát hình sự Nguyễn Văn
Bình được giao nhiệm vụ chỉ huy anh em theo dõi, xóa sổ băng nhóm khét
tiếng này.
Đội phó Bình và Nguyễn Văn Học, cán bộ trong đội, cải trang thành
những kẻ bụi đời, lang thang khắp các bến xe, ga tàu để lần tìm tung
tích của Toọng. Quá trình bám địa bàn cho thấy, Toọng rất ít khi ra mặt
mà thường chỉ đạo đàn em, gồm những tên vào tù ra tội như Đậu Sơn, Kháng
"bệu", Hương "ba tai", Việt "con"... hoạt động theo hình thức "đại lý",
"chi nhánh".
Trước khi nhận bản án kết liễu cuộc đời, Toọng đã hai lần bị bắt
trong 2 năm liên tiếp: 1976 và 1977. Tuy nhiên, khi tướng cướp này được
dẫn giải về nhà tạm giữ để lấy lời khai, nửa đêm, bọn đàn em dàn cảnh
đến "giải cứu" thành công.
Sau những lần này, Toọng càng liều lĩnh
và có số má hơn trong giới giang hồ. Đến đoạn giáp mặt với tên cướp sừng
sỏ này vào năm 1979, người Thượng tá về hưu ấy chợt kể với giọng hào
sảng hơn, chứa đầy khí thế.
Đó là vào một buổi trưa nắng nóng tháng
Bảy, đang âm thầm mai phục ở khu vực chợ Vinh, ông và đồng nghiệp Học
phát hiện Toọng chuẩn bị "ăn hàng" của một thương gia. Lập tức, hai
trinh sát ập đến, hòng tóm gọn tướng cướp này, nhưng Toọng nhanh hơn.
Khi phát hiện nguy hiểm, gã rút súng
nhằm hai chiến sỹ, bắn liên tiếp 3 phát, đạn sượt qua mang tai. Đến phát
thứ tư, sau tiếng lẩy cò khô khốc, chỉ có tiếng "khậc" từ họng súng bị
kẹt đạn. Nhận thấy thời cơ đã đến, hai chiến sỹ đồng loạt ập vào, tước
súng và quật ngã đối tượng.
Trước sự chống trả "không còn gì để mất"
của Toọng, cả ba cùng rớt xuống ao bùn. Lúc bấy giờ, nhân dân lao ra,
giúp hai trinh sát khống chế thành công đối tượng đưa về Cơ quan điều
tra. Băng cướp gây điên đảo một thời tan rã từ đó, TP. Vinh trở lại yên
bình.
Năm 2011, sau nhiều năm công tác, gắn bó
với Công an TP.Vinh, Thượng tá Nguyễn Văn Bình nghỉ hưu. Trở về đời
thường, nhiều lúc kể lại chuyện đối mặt với tên cướp Toọng khét tiếng
một thời, ông vẫn không khỏi trăn trở, suy nghĩ về tội phạm và cái ác.
Năm 1983, tiểu thuyết "Người không mang
họ" của nhà văn Xuân Đức ra đời. Nhân vật chính Trương Sỏi - còn có tên
là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm, Đệ nhị mãi võ - trong tiểu thuyết hình
sự này có nguyên mẫu chính từ cuộc đời Toọng (Trương Hiền), và trên hết,
cuốn sách ca ngợi chiến công của các chiến sỹ công an, cùng với lòng
dũng cảm và mưu trí, họ đã tóm gọn, bắt chúng về quy tội, đem lại bình
yên cho xóm làng...
(còn nữa)
Cuộc đấu súng với tướng cướp "người không mang họ"
Toán cướp gồm 30 đối tượng, do kẻ thủ lĩnh Trương Hiền (tức Toọng) cầm đầu, tung hoành ở miền Trung cách đây gần 40 năm.
Bí mật về một băng cướp khét tiếng
Tôi đã tìm đến gặp ông, người thượng tá năm xưa từng có trận chiến
giáp mặt Toọng và bắt giữ hắn. Trong ngôi nhà ở TP.Vinh (Nghệ An),
Thượng tá công an về hưu Nguyễn Văn Bình, nguyên Đội phó đội Cảnh sát
hình sự Công an TP.Vinh bồi hồi kể lại cho tôi nghe giây phút đặc biệt
ấy. Câu chuyện của hơn 30 năm trước "sống" lại...
Chân dung Trương Hiền – Toọng.
Những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, băng cướp gồm 30 tên do
Trương Hiền, còn có biệt danh khác là Toọng, tung hoành dọc dải đất miền
Trung, từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, gây ra hàng loạt vụ trộm, cướp
kinh hoàng.
Ngày đó, thị xã Vinh là điểm trung chuyển hành khách từ Bắc vào Nam
và ngược lại. Tàu chở khách từ Hà Nội vào, dừng tại ga Vinh. Nếu muốn đi
tiếp, khách phải chuyển sang đi xe đò. Việc đi lại rất phức tạp.
Chính trong thời gian này, ở Vinh xuất hiện một băng cướp có trang bị
vũ khí nóng. Từ khi nhóm này hình thành ở đây, những vụ cướp giật diễn
ra với mật độ dày hơn. Nghe đâu, dẫn đầu băng cướp là một gã đàn ông tên
Trương Hiền, giỏi võ nghệ và có tài bắn súng nhanh như chớp. Đêm đến,
phố xá vắng hoe. Không mấy ai dám ra đường một mình. Băng cướp mà Trương
Hiền cầm đầu, gây nhiều vụ chấn động.
Cho đến nay, vẫn chưa ai giải thích được vì sao hồi đó, đàn em của
Trương Hiền lại gọi gã với cái tên nghe lạ tai: Toọng. Chỉ biết sau này,
dân trong giới giang hồ lưu truyền câu: "Lỳ như Toọng".
Chẳng hiểu sao, lại có thông tin hư hư thực thực, Toọng xuất thân
trong làng biệt kích của chế độ VNCH xưa?! Hắn được đào tạo bài bản tại
trung tâm huấn luyện kín ở tiểu bang San Diego, Mỹ. Sau đó, Toọng trở
mặt, thành một tay anh chị khét tiếng ở vùng Đông Hà (Quảng Trị).
Thượng tá Nguyễn Văn Bình kể lại phút giây đối mặt với "Người không mang họ".
Tuy nhiên, theo hồ sơ của công an, Toọng
tên thật là Trương Hiền (SN 1957), quê xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh
(tỉnh Quảng Trị), thường trú thị xã Đông Hà. Xuất thân trong một gia
đình trung nông, hắn có bố mẹ làm nghề bán nước chè dạo.
Ngày Toọng bắt đầu bước vào giang hồ,
gây ra bao phi vụ ngổ ngáo, cụ thân sinh buồn phiền, bệnh tật, rồi mất
sớm. Hắn bỏ học giữa chừng, ai thuê gì làm nấy. Sau lần ăn cắp chiếc máy
ảnh của tên lính chế độ cũ bán được mấy chục đồng bạc, thấy "kiếm tiền
không khó", Toọng chính thức sa chân vào con đường tội lỗi.
Thủ đoạn của băng nhóm của Toọng là trà
trộn vào hành khách trên các chuyến tàu, xe đò từ Huế ra Nghệ An và
ngược lại để cướp bóc. Sau một thời gian ngắn, băng nhóm đã tự trang bị
cho mình mỗi tên một khẩu K54 hoặc K59, để sẵn sàng chống trả khi bị
phát hiện.
Hành trình bắt giữ kẻ đầu sỏ
Trong ký ức gần như nguyên vẹn của
Thượng tá Bình, lúc bấy giờ, trước hoạt động "tác oai, tác quái" của
băng nhóm Trương Hiền, cả khu vực TP.Vinh dường như bị xáo trộn.
Đặc biệt là từ sau vụ trấn cướp táo tợn xảy ra đối với một giảng viên đại học Vinh, khi ông này vừa từ Huế trở về.
Vị giảng viên này vừa bước xuống tàu,
ông không thể ngờ mình đã lọt vào những con mắt rình mồi của đàn em
Trương Hiền, khi chúng tia thấy được chiếc cặp lớn của ông. Bọn cướp này
ngang nhiên, trắng trợn tới mức, lao đến khống chế, bịt mặt ông này
ngay bến tàu, đưa đến nơi vắng, cướp sạch tài sản rồi bỏ đi. Còn các nhà
xe chuyên liên tỉnh, chất đầy hàng hóa, chúng lại đóng vai hành khách.
Khi đến vị trí định sẵn, chúng trút bỏ
"lốt", ép tài xế và các hành khách phải "cống nạp" hết tài sản. Những
cuộc rượt đuổi trong đêm, những tiếng súng "đinh tai nhức óc" xuất hiện
nhiều hơn. Chúng sử dụng đủ chiêu trò hoạt động, tạo nên liên tiếp các
vụ việc, gây hoang mang cho bà con bấy giờ.
Trước tình hình này, bộ Công an đã chỉ đạo Công an Nghệ Tĩnh nhanh
chóng triệt xóa băng nhóm này. Đội phó đội Cảnh sát hình sự Nguyễn Văn
Bình được giao nhiệm vụ chỉ huy anh em theo dõi, xóa sổ băng nhóm khét
tiếng này.
Đội phó Bình và Nguyễn Văn Học, cán bộ trong đội, cải trang thành
những kẻ bụi đời, lang thang khắp các bến xe, ga tàu để lần tìm tung
tích của Toọng. Quá trình bám địa bàn cho thấy, Toọng rất ít khi ra mặt
mà thường chỉ đạo đàn em, gồm những tên vào tù ra tội như Đậu Sơn, Kháng
"bệu", Hương "ba tai", Việt "con"... hoạt động theo hình thức "đại lý",
"chi nhánh".
Trước khi nhận bản án kết liễu cuộc đời, Toọng đã hai lần bị bắt
trong 2 năm liên tiếp: 1976 và 1977. Tuy nhiên, khi tướng cướp này được
dẫn giải về nhà tạm giữ để lấy lời khai, nửa đêm, bọn đàn em dàn cảnh
đến "giải cứu" thành công.
Sau những lần này, Toọng càng liều lĩnh
và có số má hơn trong giới giang hồ. Đến đoạn giáp mặt với tên cướp sừng
sỏ này vào năm 1979, người Thượng tá về hưu ấy chợt kể với giọng hào
sảng hơn, chứa đầy khí thế.
Đó là vào một buổi trưa nắng nóng tháng
Bảy, đang âm thầm mai phục ở khu vực chợ Vinh, ông và đồng nghiệp Học
phát hiện Toọng chuẩn bị "ăn hàng" của một thương gia. Lập tức, hai
trinh sát ập đến, hòng tóm gọn tướng cướp này, nhưng Toọng nhanh hơn.
Khi phát hiện nguy hiểm, gã rút súng
nhằm hai chiến sỹ, bắn liên tiếp 3 phát, đạn sượt qua mang tai. Đến phát
thứ tư, sau tiếng lẩy cò khô khốc, chỉ có tiếng "khậc" từ họng súng bị
kẹt đạn. Nhận thấy thời cơ đã đến, hai chiến sỹ đồng loạt ập vào, tước
súng và quật ngã đối tượng.
Trước sự chống trả "không còn gì để mất"
của Toọng, cả ba cùng rớt xuống ao bùn. Lúc bấy giờ, nhân dân lao ra,
giúp hai trinh sát khống chế thành công đối tượng đưa về Cơ quan điều
tra. Băng cướp gây điên đảo một thời tan rã từ đó, TP. Vinh trở lại yên
bình.
Năm 2011, sau nhiều năm công tác, gắn bó
với Công an TP.Vinh, Thượng tá Nguyễn Văn Bình nghỉ hưu. Trở về đời
thường, nhiều lúc kể lại chuyện đối mặt với tên cướp Toọng khét tiếng
một thời, ông vẫn không khỏi trăn trở, suy nghĩ về tội phạm và cái ác.
Năm 1983, tiểu thuyết "Người không mang
họ" của nhà văn Xuân Đức ra đời. Nhân vật chính Trương Sỏi - còn có tên
là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm, Đệ nhị mãi võ - trong tiểu thuyết hình
sự này có nguyên mẫu chính từ cuộc đời Toọng (Trương Hiền), và trên hết,
cuốn sách ca ngợi chiến công của các chiến sỹ công an, cùng với lòng
dũng cảm và mưu trí, họ đã tóm gọn, bắt chúng về quy tội, đem lại bình
yên cho xóm làng...
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét