CHUYỆN ÍT BIẾT 15
(ĐC sưu tầm trên NET)
(Kiến Thức) - Một số vua chúa Việt Nam có những khả năng đặc biệt khiến hậu thế kinh ngạc và không thể nào lý giải nổi.
Tài xem tướng, xét việc của Lý Thái Tông
Theo đó, trong một lần ban yến cho các quan hầu và tướng súy,
vua đã nhắc đến Định thắng đại tướng Nguyễn Khánh và nhận định rằng:
“Khánh thế nào cũng làm phản”. Nghe thấy lời này, các quan tướng đều
kinh ngạc hỏi: “Bệ hạ làm sao mà biết, xin nói rõ cho”.
Tài thấu cảm, tiên tri của Lý Huệ Tông
Tài “câu khách” của “Chúa Chổm” Lê Trang Tông
(Kiến Thức) - Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt
Nam ghi danh vì những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi
lên nắm quyền.
An Dương Vương
Sau chiến thắng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhằm củng
cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tòa thành này có cấu trúc độc đáo,
theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, được củng cố bởi mạng lưới
hào nước liên kết với nhau chạy dưới chân thành. An Dương Vương cũng
phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế
quân sự vững chắc cho Cổ Loa.
Lý Nam Đế
Triệu Việt Vương
Ngô Quyền
Khi cuộc chiến diễn ra, Ngô Quyền đã nhử quân Nam Hán vào khu
vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân
Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu
Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc
mộng xâm lược.
(Còn nữa…)
(Kiến Thức) - Nhiều vị vua Việt Nam đã chứng minh mình
không chỉ là một nhà cai trị anh minh mà còn là một nhà quân sự tài
năng.
Đinh Tiên Hoàng
Sau các biến động chính trị dồn dập, tình hình đất nước trở nên
rối loạn và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử gọi
là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư,
cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần
Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình).
Lê Đại Hành
Trần Nhân Tông
Trong cả 2 lần kháng chiến vào các năm 1285 và 1288, vua Trần
Nhân Tông đã đóng vai trò của một ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo
quân dân Đại Việt vượt nhiều thời khắc khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới
thắng lợi cuối cùng. Trong các cuộc chiến này, nhà vua đã nhiều lần trực
tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, vừa đưa ra được
những quyết sách đúng đắn trong vai trò của một nhà chiến lược tài giỏi.
(Còn nữa…)
Lê Thái Tổ
Trong những năm đầu tiên, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi và
nghĩa quân thường phải lẩn trốn trong rừng núi. Năm 1424, khi quân lực
được củng cố, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Sau
nhiều trận thắng, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ
Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.
Lê Thánh Tông
Chúa Nguyễn Hoàng
Hoàng đế Quang Trung
Sau khi Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa quân Thanh về cướp
nước, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu
Quang Trung và ngay hôm sau thực hiện một cuộc hành quân thần tốc ra
miền Bắc để đánh quân Thanh. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão và đánh bại kẻ
thù trong trận quyết chiến ở Ngọc Hồi - Đống Đa vào đầu xuân Ký Dậu
1789.
Bất ngờ với biệt tài bí ẩn của vua chúa VN
(Kiến Thức) - Một số vua chúa Việt Nam có những khả năng đặc biệt khiến hậu thế kinh ngạc và không thể nào lý giải nổi.
Tài xem tướng, xét việc của Lý Thái Tông
Lý Thái Tông (1000 – 1054, tên thật Lý Phật Mã, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Lý. Nổi tiếng là vị vua giỏi, ông không chỉ có tài dụng binh, trị dân… mà còn có khả năng xem tướng xét việc chính xác.
Tác phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
đã đề cập đến khả năng này của Lý Thái Tông như sau: “Vua là người trầm
mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được
đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông”.
Một minh chứng là việc Lý Thái Tông
biết trước được mưu phản của tướng Nguyễn Khánh chỉ nhờ vào những biểu
hiện bên ngoài của viên tướng này.
Tượng vua Lý Thái Tông. |
Lý Thái Tông trả lời: “Lòng Khánh có
điều không thường nên nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất thố, nói
năng trái lẽ. Lấy đó mà xét thì đủ biết là nó có ý khác, hình trạng đã
rõ lắm rồi”.
Một thời gian sau, vua đem quân đi dẹp
loạn ở Ái Châu. Vừa lúc giành thắng lợi thì nhận được tin báo là phe
Nguyễn Khánh đang mưu phản. Sự việc đúng như lời nhà vua nói trước kia,
khiến các phi tần kinh ngạc, vái lạy và thưa rằng: “Bọn thiếp nghe nói
Thánh nhân có thể thấy được chỗ chưa hiện hình, biết trước được việc
chưa xảy ra, nhưng nay mới được chính mắt mình trông thấy”.
Do đã bị vua nhìn thấu tâm can từ trước nên âm mưu của kẻ phản phúc nhanh chóng bị đập tan.
Tài thấu cảm, tiên tri của Lý Huệ Tông
Lý Huệ Tông (1194 – 1226) tên thật Lý
Sảm, là vị vua thứ tám của nhà Lý. Ông cầm quyền trong giai đoạn nhà Lý
suy vong, họ Trần lũng đoạn triều đình, do lực bất tòng tâm mà cuối đời
đã phát điên.
Dù mang tiếng vua điên, nhưng lại có
những lời nói, khả năng dự đoán hậu vận, cảm được ẩn ý trong câu nói của
người khác một cách rất chính xác, khiến người đời tin rằng cái sự điên
của ông không phải là điên của người phàm.
Có một số câu chuyện đã được ghi lại trong sử sách về khả năng này của Lý Huệ Tông.
Vào năm 1224, Lý Huệ Tông trao quyền
bính cho con gái nhỏ Lý Chiêu Thánh. Thái sư Trần Thủ Độ của họ Trần sợ
lòng người còn hướng về nhà Lý, liền cho quản thúc Lý Huệ Tông trong
chùa Chân Giáo. Một hôm Trần Thủ Độ đi ngang qua chùa, thấy Lý Huệ Tông
đang nhổ cỏ ở sân chùa, liền nhắc nhở: Nhổ cỏ thì nhổ cả gốc!
Huệ Tông nghe xong, hiểu Trần Thủ Độ có ý muốn giết mình. Ông đáp: "Câu ngươi nói ta hiểu rồi".
Sau lần đó, Trần Thủ Độ cho người đến xin Lý Huệ Tông một việc. Huệ Tông chưa nghe dứt câu đã đáp: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử".
Đây chính là mong muốn của Trần Thủ Độ
trong kế hoạch tiêu diệt tận gốc nhà Lý. Lý Huệ Tông hiểu rõ, nhưng bất
lực và đành chấp nhận số phận.
Ông vào trong buồng ngủ rồi khấn rằng:
“Thiên hạ của nhà ta đã về tay nhà mày rồi, mày lại còn giết ta, ngày
nay ta chết, đến ngày khác con cháu nhà mày cũng lại thế”. Sau đó ông
thắt cổ tự tử ở vườn phía sau chùa.
Lời khấn của Lý Huệ Tông sau này đã
ứng nghiệm. Sự nghiệp của nhà Trần đã kết thúc trong bi kịch với cuộc
giành ngôi của Hồ Quý Ly.
Tài “câu khách” của “Chúa Chổm” Lê Trang Tông
Lê Trang Tông (1533-1548) tên thật Lê
Duy Ninh, là vua đầu tiên của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Dù sự nghiệp làm vua khá mờ nhạt nhưng ông lại “nổi như cồn” với biệt
danh “Chúa Chổm” vì một giai thoại lạ lùng.
Theo những lời truyền miệng trong dân
gian, Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm. Mẹ ông từng qua lại với vua Lê
Chiêu Tông khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng, rồi có mang với vua.
Sau khi sinh ra Chổm, mẹ đem ông và cả bảo ấn “Ngọc tỷ truyền quốc” của
vua lánh đi nơi khác sinh sống.
Do nhà nghèo, Chổm phải đi làm thuê và
kiếm củi nuôi mẹ. Những lần vào thành bán củi, Chổm thường la cà vào ăn
ở các quán cơm cửa ô. Lạ lùng một điều là Chổm ăn hàng nào thì hàng đó
hôm ấy bán đắt như tôm tươi.
“Biệt tài” của Chổm khiến các hàng
quán thi nhau mời Chổm đến ăn uống và sẵn sàng cho chịu. Ðược thể, Chổm
chè chén bạt mạng, nợ đầm đìa khắp nơi, ai đòi cũng thì bảo: "Chờ lúc
tôi làm nên sẽ trả".
Sau này Nguyễn Kim khởi binh chống nhà
Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua Lê Trang Tông.
Sau khi thắng quân Mạc, vua trở lại kinh thành Thăng Long, khi đi qua
làng cũ, Chổm đã trả hết tiền cho chủ nợ cũ và còn miễn thuế một năm cho
dân cả làng…
(Kiến Thức) - Cách xa nhau về thời gian và địa lý nhưng sự nghiệp
của các vị hoàng đế nổi tiếng của VN và thế giới có nhiều điểm trùng hợp
kỳ lạ.
Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng
Không chỉ tương đồng về tên gọi (Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều
có ý nghĩa là hoàng đế đầu tiên) sự nghiệp của hai vị hoàng đế còn có
nhiều điểm khá trùng hợp nhau.
Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ
Cả Lê Lợi và
Lưu Bang đều xuất thân từ gia đình nông dân và là con thứ ba trong nhà.
Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ còn trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng.
Quang Trung - Nguyễn Huệ và Napoleon Bonaparte
Điểm tương đồng lớn nhất của Quang Trung và Napoleon là cả hai
đều là những nhà quân sự kiệt xuất với những chiến công lẫy lừng trong
sự nghiệp của mình, trước cũng như sau khi lên ngôi.
Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”. Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước.
520 năm sau, cũng năm Canh Thìn (1400), ngoại thích Hồ Quý Ly
thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở
thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Tổ tiên ông vốn ở Chiết
Giang, Trung Quốc, sau di cư sang sống ở Diễn Châu, Nghệ An rồi chuyển
ra hương Đại Lại, Thanh Hóa lập nghiệp. Nhà Hồ truyền qua hai đời vua
trong 7 năm (1400 - 1407).
Không chỉ là nơi phát vua, phát chúa,
Ái Châu – Thanh Hóa còn nhiều lần đóng vai trò trung tâm của đất nước
khi từng giữ vị trí là đất Thần Kinh. Cụ thể là Tây Đô thời Hồ với thành
An Tôn, hay Tây Giai (1400 - 1407).
Khi vua Lê Trang Tông phục quốc bên Ai Lao năm Quý Tỵ (1533), đến năm Quý Mão (1543) cũng chọn xứ Thanh để đóng làm nơi phát binh Bắc tiến đánh Thăng Long diệt Mạc. Năm Bính Ngọ (1546) thì lập điện để ở tại sách Vạn Lại, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tạo nên Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở Thăng Long.
Ngày nay, Thanh Hóa là một trong 63 tỉnh, thành phố của đất nước, được xếp theo vị trí địa lý là tỉnh mở đầu vùng Bắc Trung Bộ.
Trùng hợp lạ lùng giữa vua chúa VN và thế giới
(Kiến Thức) - Cách xa nhau về thời gian và địa lý nhưng sự nghiệp
của các vị hoàng đế nổi tiếng của VN và thế giới có nhiều điểm trùng hợp
kỳ lạ.
Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng
Đinh Tiên Hoàng
(924 - 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, là vị vua sáng lập triều đại nhà
Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 968 –
979.
Tần Thủy Hoàng (259
TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là vua của nước Tần ở Trung
Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị
Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210
TCN.
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng (trái) và tranh vẽ Tần Thủy Hoàng (Phải). |
Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng đều
trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán để lập
nên một đất nước thống nhất, tự chủ, chuyển đổi chế độ phong kiến phân
quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.
Đinh Tiên Hoàng là người có công đánh
dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên
của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc, trong khi Tần Thủy Hoàng khi tiêu
diệt các nước chư hầu khác trong giai đoạn Chiến quốc. trở thành vị
hoàng đế đầu tiên của một nước Trung Quốc thống nhất.
Trước khi làm hoàng đế, cả hai đều đã từng xưng vương, Tần Doanh Chính là Tần Vương, Đinh Bộ Lĩnh là Vạn Thắng Vương.
Cả hai vị hoàng đế đều lập đô ở những vùng núi non hiểm trở, đó là Hàm Dương của nhà Tần và Hoa Lư của nhà Đinh.
Để phòng thủ đất nước, Tần Thuỷ Hoàng
đã cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn
có của các nước chư hầu, còn Đinh Tiên Hoàng nối lại các dãy núi đá
trong tự nhiên ở Hoa Lư bằng tường thành nhân tạo.
Cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi làm vua đều dùng chính sách cai trị bằng pháp luật nghiêm khắc. Họ đều
ở ngôi trong 12 năm, khi băng hà đều còn đương quyền, người kế tục sự
nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần.
Cả hai triều đại Tần và Đinh đều tồn
tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng mang ý nghĩa trọng đại trong
lịch sử. Triều Đinh chính là khởi đầu của nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền đầu tiên và Đinh Tiên Hoàng là người mở nền chính thống cho
các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Với ý nghĩa tương tự,
Tần Thủy Hoàng đã mở ra gần hai thiên niên kỷ cai trị của phong kiến
Trung Quốc.
Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ
Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên thật là Lê Lợi, là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh và trở thành vị vua đầu tiên của Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1428 - 1433.
Hán Cao Tổ (256 TCN - 195 TCN), tên
thật là Lưu Bang, là vị Hoàng đế sáng lập nhà Hán trong lịch sử Trung
Quốc. Ông ở ngôi Hoàng Đế từ năm 202 TCN đến 195 TCN.
Dù cách nhau tới 15 thế kỷ, giữa hai vị hoàng đế của Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng.
Tượng vua Lê Thái Tổ (trái) và tranh vẽ Hán Cao Tổ (phải). |
Cuộc khởi nghĩa của cả hai ông đều gặp
rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu tiên, phải thường xuyên lẩn trốn
sự truy kích của kẻ thù, thậm chí có những lúc rơi vào tính thế hiểm
nghèo.
Cả hai đều giữ được mạng sống nhờ
những thuộc hạ tâm phúc sẵn sàng hi sinh thân mình cứu thủ lĩnh. Khi gặp
hiểm nguy, Lưu Bang đã phải nhờ Kỷ Tín ra hàng, lừa đối phương và bị
Hạng Vũ giết. Lê Lợi cũng phải nhờ Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát
nạn. Lê Lai cũng bị quân Minh giết.
Sau khi lên ngôi, hai vị hoàng đế đều
giết các công thần khai quốc. Lê Lợi vì nghe những lời gièm pha mà giết
Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, trong khi Lưu Bang lần lượt trừ khử hoặc
phế truất các công thần làm vua chư hầu để hạn chế quyền lực của họ.
Về sau này, cơ nghiệp của hai vị hoàng
đế đều bị họ khác cướp ngôi. Nhà Hán và nhà Lê đều bị gián đoạn một
thời gian, nhưng rồi lại phục hồi. Nhà Tây Hán bị nhà Tân của Vương Mãng
cướp ngôi, nhưng sau đó được nhà Đông Hán kế tục. Nhà Lê (Lê sơ) bị
nhà Mạc của Mạc Đăng Dung cướp ngôi, rồi sau đó được nối tiếp bởi nhà Lê
trung hưng.
Sau khi qua đời, cả Lê Thái Tổ và Hán
Cao Tổ đều được đặt chữ "Cao". Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi
là (Thái Tổ) Cao hoàng đế.
Quang Trung - Nguyễn Huệ và Napoleon Bonaparte
Hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792), tên thật Nguyễn Huệ, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, ở ngôi từ 1788 tới 1792. Cùng thời với ông là Napoleon Bonaparte (1769 –1821), người giữ ngôi Hoàng đế của nước Pháp từ năm 1804 - 1815 với đế hiệu là Napoleon I.
Tạo hình nghệ thuật rất giống nhau của Quang Trung (trái) và Napoleon (phải), hai vị hoàng đế nổi tiếng về tài quân sự. |
Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ là
người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài
giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn ở phía Nam, lật đổ
hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê và đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt
của Xiêm La từ phía Nam, Đại Thanh từ phía Bắc. Lịch sử ghi nhận ông
chưa từng nếm trải một thất bại quân sự nào trong sự nghiệp.
Bonaparte nổi tiếng từ khi là một viên
chỉ huy trong các chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất và thứ hai
chống Pháp và cuộc chinh phạt bán đảo Italy. Sau khi lên ngôi, ông đã
tham gia vào một loạt xung đột, lôi kéo mọi cường quốc chính ở châu Âu
tham gia và giành thắng lợi trong đa số các trận đánh của mình.
Trong sự nghiệp của mình, cả hai vị
hoàng đế đều đưa đất nước đạt đến vị thế đỉnh cao của một cường quốc
quân sự, khiến các quốc gia trong khu vực kiêng nể.
Dưới thời của Hoàng đế Quang Trung,
nước Việt không những không có địch thủ ở khu vực Đông Nam Á mà còn tự
tin đưa ra các yêu sách lãnh thổ đối với người láng giềng khổng lồ Trung
Hoa ở phương Bắc. Trong khi đó, nước Pháp của Napoleon đã đạt được vị
trí thống trị ở lục địa châu Âu sau hàng loạt thắng lợi quân sự.
Không chỉ là thiên tài quân sự, cả
Quang Trung và Napoleon đều là những vị hoàng đế có tầm nhìn chính trị
sáng suốt. Cả hai ông đều đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ nhằm xây
dựng dất nước trong thời gian nắm quyền của mình.
Cái chết của hoàng đế Quang Trung và
Napoleon đều gây ra nhiều nghi vấn. Có giả thuyết cho rằng, Quang Trung
bị chết do chiếc áo có yểm bùa mà vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng,
trong khi một số học giả cho rằng, Napoleon là nạn nhân của một vụ đầu
độc bằng thạch tín.
Vì sao Thanh Hóa là “cái nôi” sản sinh vua chúa Việt?
(Kiến Thức) - Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Vì sao vậy?
Nếu tính từ khi nước
Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho đến khi kết thúc triều đại phong kiến
cuối cùng là nhà Nguyễn, thì điểm lại hầu hết các dòng họ vua, chúa đa
phần đều phát tích từ đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra. Đây được xem là
vùng đất có nhiều dòng vua, chúa nhất nước.
Hình thế và con người
Đất Thanh Hóa, trải qua các đời có
nhiều tên gọi khác nhau. Xưa thuộc bộ Cửu Chân, đời Tần thuộc Tượng
Quận, đời Triệu là quận Cửu Chân… Tên gọi Ái Châu quen thuộc được biết
đến vào thời Lương Vũ Đế nhà Lương. Đến thời nhà Lý được đổi làm phủ
Thanh Hóa, tên gọi Thanh Hóa từ đó mà được biết đến.
Về hình thể, sách Đại Nam nhất thống
chí, quyển VI, phần Thanh Hóa tỉnh chí cho biết: “Mặt đông trông ra biển
lớn, mặt tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chăm hiểm ở
phía Nam, (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, núi
Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông
Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở.
Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Lại xét, Ái Châu là vùng đất mà
như ngày nay nói là “khu IV đẩy ra, khu III đẩy vào”, tức là nơi giao
nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có thể xem như là yết hầu của nước Nam
nơi cõi Bắc vậy. Nhờ có địa thế tự nhiên với biển, núi, sông che chở,
nên vùng đất này có được cái thế hiểm yếu hiếm có trong quân sự. Chẳng
thế mà sau này quân Tây Sơn lại chọn lui về Tam Điệp (còn gọi là đèo Ba
Dội giao nhau giữa Ninh Bình, Thanh Hóa) và Biện Sơn để ngăn bước tiến
quân Thanh.
Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. |
Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”. Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước.
Cũng vì là đất đế vương, cho nên không
phải ngẫu nhiên mà nhà Trần đã từng phải cho người đục núi, lấp sông ở
nơi đây để trấn yểm các huyệt mạch đế vương. Điều này được chứng thực
bởi Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, nguyên văn như sau:
“Trần Thái Tông niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), sai
người giỏi về phong thủy đi trấn áp vượng khí trong khắp núi sông, như
núi Chiêu Bạc, sông Bà, sông Lễ ở Thanh Hóa, đều đào và đục đi. Lấp các
khe kênh, mở đường ngang lối dọc không kể xiết”. Núi Chiêu Bạc chính là
núi Chiếu Sơn thuộc huyện Nga Sơn. Sông Bà thuộc địa giới huyện Đông
Sơn, còn sông Lễ chính là sông Mã. Nhưng việc làm ấy cũng chỉ như muối
bỏ biển, bởi ngay sau nhà Trần thì nhà Hồ đã phát ra từ xứ Thanh rồi.
Thế nên lời của sử thần Ngô Sĩ Liên quả chẳng sai chút nào: “Từ khi có
trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân
ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam, hết Nam rồi lại
quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu.
Thời vận có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại
lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp
thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp
thuật gì trấn áp được không? Ví như Tần Thủy Hoàng biết là phương Đông
Nam có vượng khí thiên tử, đã mấy lần xuống phương ấy để trấn áp, mà rút
cuộc Hán Cao vẫn nổi dậy, có trấn áp được đâu”.
Liên tiếp các triều đại vua, chúa phát
tích từ đất Ái Châu mà ra, nên trong dân gian đời xưa có câu ngạn ngữ
truyền đời: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là nơi phát
tích của các triều đại đế vương. Còn xứ Nghệ An là nơi có các tôi thần
giỏi giang giúp vua trị nước. Theo thống kê của tác giả, kể từ khi nước
ta có vua thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng
là nhà Nguyễn vào năm 1945 với vua Bảo Đại, thì Thanh Hóa chính là nơi
khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là
vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay quả chẳng ngoa chút
nào.
Đất của vua
Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải bà vương
Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa làm quân
giặc khiếp đảm tôn phục với câu cửa miệng “Hoành qua đương hổ dị. Đối
diện bà Vương nan” (Múa giáo chống hổ dễ. Đối mặt vua bà khó). Dù chưa
lập triều nghi, nhưng ngay quân Ngô đã tôn xưng người con gái của chiến
tuyến bên kia làm vua rồi.
Tháng 12 năm Tân Mão (931), Dương Đình
Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường,
chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ, nhưng thực ra đã là một “vua
không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng họ Khúc dựng
nên từ năm Ất Sửu (905).
Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thái hậu
Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi để thống
nhất lòng dân chống quân xâm lược Tống, từ đó mở ra nhà Tiền Lê (980 -
1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê
Trung Tông (1005), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009).
Nguyễn Hoàng và họ hàng vào Thuận Hóa. |
Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn
tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng
(1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sau
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Ông
quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị
vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh trị của chế
độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì
(1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê
sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông
(1533 - 1548), và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789).
Triều đại cuối cùng của Việt Nam là
nhà Nguyễn (1802 - 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của
ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện
Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay), đất Thanh Hóa. Nhà Nguyễn
truyền được 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 - 1820) cho đến
vua Bảo Đại (1926 - 1945).
“Nhà” của chúa
Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận
chính thức có hai dòng chúa là chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Cả hai dòng
chúa đều phát tích từ xứ Thanh.
Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh
thế kỷ XVI - XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn
từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tuy tiếng là phò giúp nhà
Lê, nhưng quyền lực thực tế của các chúa Trịnh lại át cả vua Lê, có cung
vua thì có phủ chúa. Vua Lê có Lục Bộ thì chúa Trịnh có Lục phiên. Vua
Lê dạo Trung hưng chỉ có hư vị mà thôi. Thế nên dân gian mới có câu:
“Phi đế phi bá, quyền nghiêng thiên hạ” để chỉ thế lực của chúa Trịnh.
Dòng dõi chúa Trịnh bắt đầu từ chúa Trịnh Kiểm (1545 - 1570) cho đến
thời chúa Trịnh Bồng (1786 - 1787) bị Bắc Bình vương Nguyễn Huệ dẹp thì
dứt hẳn.
Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau
thời chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng nghe theo lời
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung
thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là con
trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim người Gia Miêu ngoại trang được
nói tới ở trên. Dòng dõi chúa Nguyễn trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng
(1558 - 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777), có công lập nên
và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất nước cho tới tận
Mũi Đất, Cà Mau.
Khi vua Lê Trang Tông phục quốc bên Ai Lao năm Quý Tỵ (1533), đến năm Quý Mão (1543) cũng chọn xứ Thanh để đóng làm nơi phát binh Bắc tiến đánh Thăng Long diệt Mạc. Năm Bính Ngọ (1546) thì lập điện để ở tại sách Vạn Lại, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa tạo nên Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở Thăng Long.
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (1)
(Kiến Thức) - Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt
Nam ghi danh vì những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi
lên nắm quyền.
An Dương Vương
An Dương Vương, tên thật là Thục Phán, là vị vua đầu tiên và duy nhất
của nhà nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà
nước Văn Lang của các vua Hùng. Theo sử cũ, ông làm vua trong khoảng
thời gian từ 257 TCN đến 208 TCN.
Vào thời kỳ đó, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Hoa và tiếp tục tham
vọng xâm chiếm vùng đất phía Nam của các bộ tộc người Việt. Quân Tần do
Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh
thổ Trung Hoa.
Trước tình hình này An Dương Vương đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần
của quân dân Âu Lạc. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt,
Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân
Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng
suy yếu do thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức thì
quân Âu Lạc xuất trận. Đồ Thư mất mạng, quân Tần thua to, phải bỏ chạy
về phương Bắc.
Sơ đồ thành Cổ Loa. |
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. Nhờ sự chuẩn bị quân sự
tốt và ưu thế của thành Cổ Loa, An Dương Vương đã chống cự hiệu quả cuộc
xâm lược này.
Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai
mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được
bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành
công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự
tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
Lý Nam Đế
Lý Nam Đế (503–548) tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn, sinh ra trong
hoàn cảnh nước Việt bị nhà Lương đô hộ. Có tư chất thông minh, thể chất
mạnh khỏe từ nhỏ, khi lớn lên Lý Bí trở thành một người văn võ song
toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu
(huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), nhưng do bất bình với các quan
lại đô hộ tàn ác nên bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính
quyền đô hộ.
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh và thu phục
được nhiều nhân vật xuất chúng như tù trưởng Triệu Túc cùng con là Triệu
Quang Phục, Tinh Thiều, lão tướng Phạm Tu…
Lý Bí đã liên kết với các châu lân cận và cuối năm 541 chính thức khởi
binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tiêu Tư liệu không chống nổi
quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được
tha chạy thoát về Quảng Châu để quân của Lý Bí chiếm thành Long Biên.
Tháng 4/542, vua Lương Vũ Đế sai quân từ phường Bắc kết hợp với quân của
các châu còn kiểm soát ở phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý Bí. Lý Bí
đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam
đánh lui cuộc phản công của nhà Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Cuối năm 542, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán
đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6-7
phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc
Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay).
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam,
vua nước Lâm Ấp “đục nước béo cò”, đem quân đánh Giao Châu vào tháng
5/543. Lý Bí sai Phạm Tu cầm quân đánh Lâm Ấp và thắng lớn.
Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn
Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn
Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Triệu Việt Vương
Triệu Quang Phục (?-571) là con Triệu Túc, tù trưởng huyện Chu Diên. Ông
cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh
đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, Triệu
Quang Phục được ủy thác việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của
nhà Lương.
Tháng 1/547, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có
nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có
thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể
vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi
xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền
đất trong đầm, và dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để
khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh
doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu
dài.
Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về. Triệu Quang
phục tận dụng thời cơ tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về nước.
Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng làm Triệu Việt Vương.
Đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi
Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30
năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.
Ngô Quyền
Ngô Quyền (898 - 944) sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở
châu Đường Lâm. Ông lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy
yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở
địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành
Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.
Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy
giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất
Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền,
nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam
Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều
Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo
chỉ huy.
Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng
cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi
cọc bị che lấp.
Mô hình trận Bạch Đằng. |
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc
thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ông không
có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô
Vương. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ
Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.
(Còn nữa…)
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (2)
(Kiến Thức) - Nhiều vị vua Việt Nam đã chứng minh mình
không chỉ là một nhà cai trị anh minh mà còn là một nhà quân sự tài
năng.
Đinh Tiên Hoàng
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở thôn Kim
Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn,
Ninh Bình) vào thời kỳ đất nước bị nhà Ngô đô hộ. Ông là con của Đinh
Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ. Từ bé ông đã mê đánh trận giả
và tỏ ra là người có khả năng chỉ huy.
Ảnh minh họa. |
Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ
Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô
và các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, ông lần lượt đánh thắng 11 sứ
quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Sau khi xóa bỏ tình trạng cát cứ, năm
968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế,
niên hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa
Lư. Ông là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người
mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Đinh Tiên Hoàng ở ngôi đến năm 979 thì
mất. Theo chính sử, một viên quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào
miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên
Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
Lê Đại Hành
Lê Hoàn sinh năm 941, quê quán chưa
được xác định rõ ràng. Mồ côi từ nhỏ, ông được một vị quan là Lê Đột
nhận về nuôi, lớn lên đi theo đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn,
lập được nhiều chiến công.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm
968, Lê Hoàn được giao chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ
Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó
ông mới 27 tuổi.
Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và
Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính cho Vệ vương Đinh
Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa phe
của Lê Hoàn và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã
giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà
Tống ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, nhiều lần viết thư
sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng.
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân
Nga cùng các tướng lĩnh và triều thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê
Hoàn lên ngôi (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên
Phúc.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân
sang đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đã lãnh đạo quân dân đánh bại quân
Tống ở các trận Bạch Đằng, Tây Kết, giết và bắt sống nhiều tướng giặc
chủ chốt, khiến quân Tống phải tháo chạy về nước.
Trong vòng 26 năm trị vì, Lê Đại Hành
là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều
hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các
thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc biên giới, mà còn
trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi.
Lý Thánh Tông
Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là vị vua
thứ ba của nhà Lý. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý
Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai Thị. Không chỉ nổi tiếng là một
minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam, ông còn là một nhà
quân sự lỗi lạc.
Trong thời kỳ trị vì của vua cha Lý
Thái Tông, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên
cương và lập nhiều chiến công, được sử sách ghi nhận như dẹp bạo loạn ở
Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm
1043.
Sau khi Lý Thái Tông băng hà năm 1054,
Lý Thánh Tông lên ngôi, tiếp tục ổn định tình hình trong nước và chú
trọng mở rộng cương thổ. Quân đội dưới thời gian ông trị vì được tổ chức
rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân
Tống ở biên cương phía Bắc vào các năm 1059-1060, khiến nhà Tống phải nể
sợ.
Do nước Chiêm Thành phía Nam hay sang
quấy nhiễu, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu
không thành công, ông đem quân trở về. Đi nửa đường vua nghe thấy nhân
dân khen bà Nguyên phi Ỷ Lan (vợ thứ của vua) ở nhà giám quốc, trong
nước được yên trị, liền nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như
thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn
lắm sao?". Vua lại đem quân trở lại đánh và bắt được vua Chiêm Thành là
Chế Củ.
Chế Củ đã phải dâng đất ba châu là Địa
Lý, Ma Linh và Bố Chính (ngày nay thuộc các huyện Quảng Ninh, Quảng
Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải
tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt để chuộc tội.
Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên
thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là con trai trưởng
của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần
Thị Thiều, được vua cha nhường ngôi vào năm 1278.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là
một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người
đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan
trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và
3.
Hình minh họa. |
Ngoài cuộc đối đầu với người Mông Cổ,
vào năm 1290, nhà vua cũng thân chinh đi đánh dẹp quân Ai Lao, những kẻ
thường hay quấy nhiễu biên giới, bảo vệ vững chắc bờ cõi phía Tây.
Vua Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh.
(Còn nữa…)
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (3)
Bên cạnh những cuộc kháng chiến oai hùng chống lại kẻ xâm lược, các vua chúa Việt cũng có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.
Lê Lợi sinh năm 1385 ở vùng đất Lam Sơn, Thanh Hóa, vào cuối đời nhà
Trần - giai đoạn lịch sử rối ren của đất nước. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế
Truất nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Năm 1407 nhà Hồ sụp đổ trước sự xâm lược của quân Minh, nước Việt một
lần nữa nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc.
Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng chính thức phất
ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh
đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.
Tượng đài vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội. |
Từ tháng 8/1426, Lê Lợi cho quân tiến ra Bắc. Đội quân của ông thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan.
Cuối năm 1427, vua Minh điều một lực lượng viện binh lớn sang nước Việt.
Lê Lợi chủ động đánh chặn các đạo quân này và giành thắng lợi lớn trong
trận Chi Lăng – Xương Giang. Các cánh viện binh còn lại nghe tin, hoảng
hốt rút về phương Bắc.
Sau thất bại này, quân Minh xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi muốn giữ
hòa khí nên đồng ý để quân xâm lược về nước và sai Nguyễn Trãi thảo bàiBình Ngô đại cáo để báo cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh.
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức
dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở
Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm 1430. Lê Thái
Tổ băng hà năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi.
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên thật là Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5
của nhà Hậu Lê. Tư Thành là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp
dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông lên ngôi năm 1460, sau cuộc đảo chính do Nguyễn
Xí và Đinh Liệt cầm đầu, giết chết vua Lê Nghi Dân.
Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân, người
đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông đã để
lại nhiều dấu ấn trên phương diện quân sự trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội để
tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Ông thường thân chinh đi tuần phòng
ở các vùng biên ải xa xôi, trở thành tấm gương tốt cho các quan phụ
trách võ bị.
Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do
vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh
xảo của Đại Việt thời nhà Hồ, kết hợp với số vũ khí khá tân tiến thu
được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh.
Đó là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những thắng lợi quan trọng trong
các hoạt động quân sự của mình. Đó là công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi
Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm
1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú
Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về
phía Tây đất nước vào năm 1479.
Năm 1497 vua Lê Thánh Tông băng hà vì lâm bệnh nặng.
Chúa Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn
Kim, sinh ra ở Thanh Hóa. Ông là vị chúa đầu tiên trong số 9 chúa Nguyễn
trước khi nhà Nguyễn hình thành.
Dưới triều Lê trung hưng, Nguyễn Hoàng là một tướng tài lập nhiều công
lớn. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền
lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Sau này, anh ruột
của ông là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết.
Do lo sợ bị sát hại, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực
từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Năm 1558, ông cùng gia quyến
và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Ông xưng chúa, lập thủ phủ
ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong)
tỉnh Quảng Trị.
Từ đó cho đến đầu những năm 1600, Nguyễn Hoàng lo phát triển và củng cố
lực lượng, từng bước trở thành một thế lực độc lập với họ Trịnh.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến, chiếm đất từ
đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc
Chăm Pa đang suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. Trong thời gian Nguyễn
Hoàng tiến hành Nam tiến, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang,
Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), bây giờ là vùng
cực Nam Phú Yên.
Các sử gia đời sau coi Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở
rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam
của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà
Nguyễn.
Năm 1613, ông lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
Hoàng đế Quang Trung
Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà
Tây Sơn. Ông cùng hai người anh Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là con của
Nguyễn Phi Phúc một người chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt.
Năm 1971, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan,
ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn
Huệ cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn
tại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ được tài quân sự xuất chúng của mình
trong cuộc chiến này, giúp quân Tây Sơn đánh bại Chúa Nguyễn đầu những
năm 1780.
Dưới danh nghĩa “Phù lê diệt Trịnh”, quân của Nguyễn Huệ cũng tiến ra
Bắc lật đổ tập đoàn họ Trịnh, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai
tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía Nam.
Sau các thất bại lớn, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm dẫn đến Trận Rạch Gầm
- Xoài Mút đầu năm 1785. Đây là một trận đánh lớn trên sông giữa liên
quân Xiêm-Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút (Tiền
Giang) với kết quả toàn thắng thuộc về quân Tây Sơn.
Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ. |
Sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung dốc sức
cho cuộc chiến cuối cùng với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Kế hoạch
này đã không bao giờ được hoàn thành do ông đột ngột qua đời năm 1792 ở
tuổi 40. Sau cái chết của hoàng đế Quang Trung, nhà Tây Sơn suy yếu và
nhanh chóng sụp đổ
Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung –
Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất
của lịch sử Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét