Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA 41

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chân dung tay đấm huyền thoại khiến cả Đông Dương dậy sóng

14:42 21/12/2015

- Võ sư Minh Cảnh được người yêu mến võ thuật tôn vinh gọi ông với cái tên trang trọng: Võ vương Minh Cảnh.

Bất bại trên võ đài
Lão võ sư Minh Cảnh sinh năm 1922 ở H.Cai Lậy, Tiền Giang trong một gia đình nông dân nghèo. Trong suốt sự nghiệp đấu võ đài lừng lẫy của mình, võ sư Minh Cảnh nổi tiếng với cú móc trái tay sấm sét và cách di chuyển linh hoạt.
Về tài nghệ và thành tích, võ sư Minh Cảnh được giới chuyên môn nhận định chỉ xếp sau huyền thoại boxing Kid Dempsey, trên cả Huỳnh Tiền, Văn Hoán và Văn Đại. Do đó, cái tên Minh Cảnh luôn có sức hút mãnh liệt đối với công chúng yêu võ thuật thời trước năm 1975. Với hàng trăm trận thắng trên võ đài, trong thời gian suốt hơn 30 năm thượng đài, lão võ sư Minh Cảnh được xem là người giàu thành tích nhất của làng đấm bốc Việt Nam.
Dù kiếm được khá nhiều tiền từ những trận thượng đài, nhưng khi về già, võ sư Minh Cảnh lại rơi vào tình cảnh trắng tay. Ông nổi tiếng là người ham chơi, thích giao du cùng bạn bè.
Trận thượng đài “kỳ quặc”
Giữa năm 1969, người hâm mộ võ thuật miền Nam không khỏi hồi hộp, nôn nao trước thông thông tin có sự xuất hiện trở lại của “võ vương” Minh Cảnh so găng với tay đấm đến từ Mỹ John C.Millev trong “độ then chốt.
Trước thông tin, “võ vương” thượng đài, rất đông khán giả đã kéo tới sân Tinh Võ để chứng kiến “võ vương” Minh Cảnh sẽ làm cho tay đấm người Mỹ phải khóc hận như thế nào.
Rồi giây phút ấy cũng đến, “võ vương” Minh Cảnh từ phòng chờ bước ra sàn đấu trong tiếng hô vang, hò reo của hàng ngàn khán giả nhà. Nhưng bất chợt, những tiếng hò heo ấy đột nhiên bị trùng xuống, và mọi ánh mắt đều đổ dồn, chứng kiến sự xuất hiện của võ sĩ ngoại quốc.
Võ sĩ người Mỹ John C.Millev (thuộc ngành quân y, 24 tuổi) cao tới 1m8, nặng xấp xỉ 80kg, người rắn chắc, sải tay dài, bắp thịt cuồn cuộn, hơn “võ vương” tới 19kg và 22cm. Những sự chênh lệch về thể chất và độ tuổi quá lớn từ tay đấm người Mỹ, khiến mọi người không khỏi lắc đầu trước sự “cáp độ” quá thiếu hợp lý từ ban tổ chức.
Trong hiệp đầu tiên của trận đấu, với lợi thế về sải tay dài, võ sỹ người Mỹ John C.Millev thường xuyên sử dụng những cú ra đòn chọc thẳng để vờn “võ vương” Minh Cảnh. Sau một hiệp đầu có phần bị ngộp trước đối thủ “nặng ký”, tới hiệp đấu thứ “võ vương” Minh Cảnh bắt đầu tung ra được những cú đánh có chất lượng hơn về phía đối thủ. Cuối hiệp hai, võ sĩ người Mỹ chủ động dồn “võ vương” Minh Cảnh vào góc đài và tung ra một số cú móc khá mạnh trúng đích nhưng không hạ knock – out được võ sĩ chủ nhà. Đến hiệp cuối, có lẽ vì thấy rất khó để đánh bại được đối thủ “nặng ký” tới từ nước Mỹ nên “võ vương” Minh Cảnh chủ động lui về thế thủ. Về phần mình, tuy có lợi thế về thể hình và thể lực hơn võ sĩ phía chủ nhà, nhưng John C.Millev cũng không thể làm lên chuyện trước lối di chuyển thông minh, già dặn kinh nghiệm của “võ vương” Minh Cảnh.
Chan dung tay dam huyen thoai khien ca Dong Duong day song
“Võ vương” Minh Cảnh thời còn trẻ.
Cả hai sau đó vờn qua, vờn lại chờ tới hết giờ. Chứng kiến cảnh thi đấu thiếu “lửa” trên sàn đấu của 2 võ sĩ, không ít khán giả bất bình la ó, phản đối rầm trời. Rồi trận đấu cũng kết thúc, kết quả, trọng tài bắt chính Nguyễn Son tuyên bố võ sĩ John C.Millev thắng điểm.
Sau trận đấu, người hâm mộ võ thuật Sài Gòn – Chợ Lớn thời bấy giờ đã không khỏi bàn tán xôn xao, phân tích mổ xẻ trận đấu “kỳ quặc” kể trên. Đồng thời mọi người cũng tỏ thái độ không hài lòng trước sự “cáp độ” quá chênh lệch của ban tổ chức khi để “võ vương” Minh Cảnh ngày đó đã 47 tuổi thi đấu với tay đấm trẻ sung sức, cùng với lợi thế cực lớn về thể hình. Về phần mình “võ vương” Minh Cảnh đã từ chối bình luận vì ông muốn tránh những lời chê bai và cái nhìn săm soi của người hâm mộ thời đó.
Nhắc lại trận đấu “kỳ quặc” nhất trong cuộc đời thượng đài của “võ vương” Minh
Cảnh, võ sư Minh Hoàng sau này tiết lộ: “Thật sự ba tôi không biết nhiều về võ sĩ người Mỹ này, nên khi ban tổ chức yêu cầu thi đấu thì nhận lời thượng đài vì nghĩ mình còn đủ khả năng để thể hiện. Nhưng đến lúc bước lên võ đài, ba tôi mới ngỡ ngàng bởi sự “cáp độ” tùy tiện của ban tổ chức do quá chênh lệch hạng cân và tuổi tác giữa hai tay đấm, song vì danh tiếng và vì khán giả, ông cụ phải cố sức chịu đòn của đối thủ suốt cả 3 hiệp, chỉ chịu thua điểm trong danh dự”.
LINH LINH

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn - Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng
Thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, làng võ Sài Gòn xuất hiện võ đường Long Hổ Hội (ấp Cộng Hòa 5, xóm Võ Ngói, xã Hạnh Thông, Gò Vấp) với võ sư Lâm Hữu Hội - môn phái Thiếu Lâm Nững Xị. Năm 1932, Lâm Hữu Hội từng hạ đo ván Surivong - nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok.
Võ sư Long Hổ Bill bên di ảnh thân phụ Long Hổ Hội tại tổ đường (Q. Gò Vấp)

Những năm 1950 - 1970, đoàn võ sĩ chuyên đánh đài lưu động của võ phái Long Hổ Hội tạo sóng gió khắp sàn đấu ba nước Đông Dương. Ít ai biết ông đến với nghiệp làm thầy võ từ một tình huống rất oái oăm: Dạy võ để trả nợ.
Cao nhân tất hữu cao nhân
Võ sư Lâm Hữu Hội (1907-1988), sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Người biết chuyện kể lại, ngay từ nhỏ ông đã có tính hào phóng, thương người, chuộng nghĩa khí và đặc biệt say mê quyền cước. Ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc), rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền, sau đó thọ giáo võ công suốt bảy năm ròng với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền).
Vốn có máu "giang hồ lãng tử" nên sau đó ít năm, Lâm Hữu Hội rời quê đi phiêu bạt khắp nơi, thường sống ở các bến xe khắp Nam kỳ Lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay "anh chị" sừng sỏ và ông được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông thường giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.
Một hôm, ông tình cờ gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy Tiều). Khi người bạn hỏi: "Lâu nay anh có học thêm võ nghệ ở đâu không?", ông tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa! ". Người bạn chỉ cười mỉm rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn nhận định: "Võ nghệ của anh chưa thấm vào đâu". Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị tỉ thí. Kết quả, ông dễ dàng bị người bạn đánh bại. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ và năn nỉ người bạn dạy lại cho, nhưng người bạn từ chối và giới thiệu ông đi tìm thầy.
Ông tìm lên núi Tà Lơn (Thất Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) gặp ba người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò, nhỏ thó. Người cao to hỏi ông có muốn học thuật Phi hành không, ông trả lời: "Thưa thầy, con học võ là để đánh chứ không phải để chạy!". Cả ba người cùng cất tiếng cười vang, tỏ ra thích thú trước câu trả lời ngang ngang đúng "chất" con nhà võ của người xin theo học. Kế đến, người mập tròn ngỏ ý dạy cho ông môn Thiết thủ công nhưng Lâm Hữu Hội cũng từ chối khi biết thời gian luyện thành môn công phu này quá lâu. Sau cùng, ông xin theo học với người thầy nhỏ thó (cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị,  một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, võ phái này có đặc điểm là chỉ có tấn công, sở trường đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, ba người thầy gọi ông lại, cho biết họ là những người trước đây bị dính vào oan án nên phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan nên trở về nước. Trước lúc chia tay, sư phụ bảo: "Con sau này có số làm thầy!", Lâm Hữu Hội chỉ cười buồn, nghĩ rằng thầy mình nói cho vui, hơn nữa ông cũng không có mộng làm thầy.
Từ con nợ thành võ sư
Sau khi ba người thầy về nước, Lâm Hữu Hội xuống núi, phiêu bạt về Sài Gòn tìm kế sinh nhai rồi trở thành "tay anh chị" bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (Quận 5). Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Chẳng mấy chốc bao nhiêu tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Nhưng chính nhờ vậy mà cuộc đời ông lại rẽ sang hướng khác. Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng. Lâm Hữu Hội kết hợp chữ "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội, đến lúc này ông mới sực nhớ và nghiệm ra: "Lời thầy dặn năm xưa quả không sai". Võ đường Long Hổ Hội lừng lẫy giới võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn với thành tích từng đào tạo nhiều thế hệ võ sĩ tài năng, những "sát thủ" trên võ đài như Triệu Sen, Mã Sơn Ba, Long Mousemy (Quang "cao"), Long Vân, Long Phi Hải (tự Lễ), Long Phi Báu, Long Mouse (tức Đới Văn Quý), Ruby lớn, Ruby nhỏ... và đặc biệt là "tứ đại thiên vương" gồm hai anh em võ sĩ gốc ấn Độ là A Mách và Mostaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh từng vô địch 6 tỉnh miền Trung suốt nhiều năm liền.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn nhớ hình ảnh võ sư Lâm Hữu Hội với dáng người cao to khoảng 1m80, thường đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt màu, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longgines.
Nghĩa khí võ lâm
Giới võ lâm ngày ấy cũng thường truyền tụng nhiều câu chuyện về nghĩa khí, tình cảm của thầy trò võ đường Long Hổ Hội. Hồi những năm 1960, võ sĩ Long Mousemy (tức Đới Văn Quý) một lần xin thầy ra Nha Trang đánh giúp cho võ đường bạn một độ đài quan trọng nhưng thầy không đồng ý. Anh này vẫn lén đi và khi biết chuyện, thầy nổi giận cho rằng anh phản sư, khai trừ khỏi võ đường dù anh đã hết lời năn nỉ. Chia tay, anh quỳ lạy thầy: "Nếu thầy không thương mà tha lỗi cho con, thì  từ nay trở đi con thề sẽ không dùng đến nghề võ nữa!", rồi gạt nước mắt đi về. Khoảng hai tháng sau, tại một quán cà phê, do sơ ý làm ngã xe của một đám "ma cô", Long Mousemy bị chúng vây đánh. Dù trình độ võ công của anh có thể hạ gục hàng chục tên "giang hồ vặt" loại này nhưng nhớ đến lời thề với thầy, anh xuôi tay chịu đòn, bị đánh "thừa sống thiếu chết". Tình cờ biết chuyện, võ sư Long Hổ Hội nhận ra đó là một đệ tử trung thành nên đã xúc động tìm đến thăm và bỏ qua tất cả lỗi lầm của anh.
Tháng 2-1974, một võ sĩ lò Long Hổ Hội vì "túng quá hóa liều" nên lận "hàng nóng" trong người vào cướp tiền trong một sòng bạc trên đường Bạch Đằng (hẻm Long Vân Tự, gần võ đường Lê Quang Đại), bị cảnh sát bắt tại trận, đưa về bót Hàng Keo. Hay tin, võ sư Lâm Hữu Hội như "ngồi trên đống lửa", bởi nếu gã đệ tử khai "môn đồ võ phái Long Hổ Hội đi cướp sòng bạc" thì còn mặt mũi nào ông đứng trong giới võ lâm. Sự việc được "hóa giải" khi võ sư Trần Hữu Hoàng (võ phái Hắc Hổ) can thiệp. Chỉ vài tiếng sau đó, võ sĩ đi cướp bạc này đã được phóng thích. Mang ơn võ phái Hắc Hổ, từ ấy võ sư Lâm Hữu Hội ra một "điều luật" phổ biến rõ ràng đến tất cả các môn sinh: "Từ nay, nghiêm cấm môn sinh Long Hổ Hội động thủ với võ sinh Hắc Hổ dù bất cứ lý do gì!".
Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12-9-1988, thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, Q. Gò Vấp, TP.HCM. Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn có nghề chữa bong gân, trật khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.                                                

Thiện Ngọc (Pháp Luật & Đời Sống)
Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn - Kỳ 2: Vang danh tuyệt kỹ “dị” môn
Một số võ đường ở Sài Gòn trước kia có những tuyệt chiêu được học từ các môn phái võ ở Trung Quốc như: Hầu quyền (mô phỏng loài khỉ), Xà quyền (loài rắn)... Thế nhưng khi vào Việt Nam, những tuyệt chiêu này đã được nghiên cứu, cải tiến mang đậm chất Việt Nam.
Là Thiếu Lâm Bắc phái nên Thái Cực Đường Lang chú trọng các tấn công đối phương bằng cước pháp. (Võ đường Trần Minh năm 1969)

Tuyệt chiêu mô phỏng hành động của loài hạc (Võ đường Nam Tông) và tuyệt chiêu mô phỏng bọ ngựa (Võ đường Thái Cực Đường Lang) là những ví dụ tiêu biểu.
Tuyệt kỹ Hạc quyền Việt Nam
Những năm 1960 - 1970, giới võ lâm ở Sài Gòn đã có nhiều lời đồn đại về tuyệt kỹ song thiết của môn phái Nam Tông. Tuyệt kỹ mô phỏng theo cách chiến đấu của loài chim hạc này không chỉ đáng sợ vì tính sát thương chết người của nó, mà còn bí ẩn hơn khi chỉ có vài đại đồ đệ của môn phái trong hàng vạn môn sinh mới nắm được. Vì đặc điểm lợi hại cứ sử dụng là cầm chắc gây thương tích cho đối thủ, tuyệt kỹ này gần như rồi không được truyền dạy cho các thế hệ võ sinh sau này, và đến nay gần như đã thất truyền.
Đây là một trong những tuyệt kỹ nổi bật của môn phái Nam Tông do võ sư Lê Văn Kiển (Tám Kiển) truyền dạy từ cuối những năm 1940. Vị võ sư này sinh năm 1917 tại Sóc Trăng, từ bé đã theo học môn Bạch Hạc, một võ phái xuất phát từ Trung Quốc. Tương truyền, tổ sư của môn phái này là nữ giới, sống trên một ngọn núi hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ, một hôm tình cờ chứng kiến trận chiến giữa cáo và chim hạc. Tưởng chim hạc sẽ bị cáo vồ chết, ai ngờ chim hạc uyển chuyển tránh những cú lao người, mổ những cú trời giáng khiến kết cục cáo kiệt sức mà chết vì mất máu. Học theo chim hạc, bà sáng tạo nên những quyền cước theo nguyên tắc mềm dẻo, uyển chuyển, lấy âm nhu thắng dương cương, vận sức địch đánh địch... Các thế hệ đệ tử sau này tiếp tục vận dụng, sáng tạo thêm nhiều tuyệt chiêu, binh khí để sử dụng khi giao chiến, ví dụ như tuyệt kỹ song thiết.
Binh khí "bách chiến bách thắng"
Song thiết gồm hai sợi dây xích, mỗi dây dài độ 0,9m (chưa kể tay nắm) được cấu tạo bởi 5 lưỡi dao inox (hình ôvan, dày 3 - 5 ly) nối liền nhau bằng 3 khoen inox tròn. Tay nắm của song thiết dài khoảng 0,2m, có trục xoay.
Song thiết gọn nhẹ và tiện dụng, dễ dàng xếp bỏ vào túi quần, khi sử dụng có thể thủ hoặc tấn công (cận chiến lẫn tầm xa, tương tự khúc côn). Về kỹ thuật, song thiết bao gồm các thế: Loang, đâm, chụp dây, tung dây, chặn dây, hất dây, vừa đánh vừa xoay người từ trước ra sau và ngược lại, vừa đánh vừa xoay người tiến dần lên phía trước, vừa lăn tròn thân người vừa đánh... Khi lâm trận, võ sĩ đan chéo hai tay, vai uyển chuyển, loang dây bao bọc thân người để thủ. Lúc tấn công, song thiết với nhiều thế như tung dây quấn lấy binh khí, hai tay song song đâm thẳng về phía trước theo bộ đinh tấn, tung dây chém chẻ từ phần đầu trở xuống, dùng bộ xà tung dây chém ống chân đối phương hoặc kết hợp với đá bay để thu dây về...
Các cao thủ của làng võ cho biết, kỹ thuật khó nhất của song thiết là loang dây và chụp dây (thu dây). Khi loang dây, hai cánh tay phải luôn cặp sát hông, cổ tay thật dẻo, đường loang phải tròn, đều, che kín thân người. Chụp dây cần chính xác, khéo léo và nhanh gọn. Song thiết có độ sát thương cao, thường "bách chiến bách thắng" mỗi khi được sử dụng.
Khi Nam Bộ nổi dậy kháng chiến, được sự khuyến khích của chính quyền cách mạng, võ sư Tám Kiển đã xung phong huấn luyện võ thuật cho lực lượng Thanh niên Cứu quốc. Kỹ thuật sử dụng song thiết, mã tấu, côn, cách đánh cận chiến... mà ông truyền dạy cho một số du kích, tự vệ ở chiến khu Trà Lồng, Trà Cú, Mỹ Phước... đã một thời là nỗi kinh hoàng với lính lê-dương Pháp, lính ngụy.
Năm 1948, võ sư Tám Kiển lập ra võ đường Âm Dương tại Sài Gòn - Chợ Lớn vào năm 1950, đến năm 1957 đổi tên võ đường là Nam Tông. Theo võ sư Tám Kiển: "Nam Tông là môn phái võ thuật thực hành theo nguyên lý âm - dương nên chữ Nam Tông ở đây vừa mang vết tích của nhà Phật (võ phục màu nâu), vừa là biểu tượng của Thiếu Lâm Nam phái và Bạch Hạc phái".
Nam Tông là võ phái đầu tiên ở miền Nam dạy binh khí cho môn sinh, thu hút hàng chục ngàn thanh thiếu niên luyện tập. Thế nhưng riêng với tuyệt kỹ song thiết, do có độ sát thương cao, có thể dễ dàng dẫn đến cái chết của đối thủ nên song thiết chỉ được tổ sư Tám Kiển truyền dạy cho số ít cao đồ, trong số đó nổi bật 3 đại đệ tử sử dụng song thiết đạt đến mức thượng thừa là võ sư Lê Văn Minh (hiện dạy Nam Tông ở Bình Dương), võ sư Quan Vân Triều (hiện dạy Nam Tông tại Nhà Thiếu nhi Q.10) và võ sư Trần Thị Cúc (hiện ngụ ở "ngã ba Thái Lan", thị trấn Long Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Sau này, có khá nhiều người hoài nghi: "Tuyệt kỹ này ghê gớm đến mức nào mà phải hạn chế truyền dạy như vậy? ". Các đệ tử của môn phái cho biết, điều này hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của võ phái: Không thu học phí môn sinh, dạy và học võ với mục đích Dân khỏe - Nước cường. Một điều đặc biệt khác: Võ sư Tám Kiển nghiêm cấm môn đồ thượng đài, bởi theo ông thì "thắng bại hơn thua trên sàn đấu chỉ chuốc lấy oán thù...".
Năm 1969, võ sư Lê Văn Kiển vận động thành lập Tổng hội Võ học và  được các đồng nghiệp tín nhiệm bầu làm Chủ tịch từ 1968 - 1973. Sau năm 1975, võ sư Tám Kiển mở lớp dạy tại nhà riêng và đứng lớp tại Trường Cao đẳng Thể dục TW II. Sau một tai nạn giao thông, ông qua đời vào năm 2003.
Vang danh Thái Cực Đường Lang Chợ Lớn
Một trong những lò võ khác ở Sài Gòn cũng có những tuyệt chiêu mô phỏng theo hành động của loài vật là võ đường Thái Cực Đường Lang, có những cú ra đòn "chết người" dũng mãnh như bọ ngựa.
Người sáng lập võ đường này là võ sư Trần Minh (người Hoa, sinh năm 1927). Sư phụ của ông là Triệu Trúc Khê, người đã dành cả cuộc đời theo môn phái Đường Lang, môn võ dựa theo lối đánh của con bọ ngựa. Tổ sư của môn phái này khi vào rừng tìm thuốc, tình cờ chứng kiến trận đấu giữa chim và bọ ngựa với kết cục chim bị đôi càng đối thủ cắt đứt cổ. Biết bọ ngựa có lối chiến đấu rất đặc biệt, ông đã dành nhiều năm nghiên cứu tỉ mỉ các động tác đó rồi tự tập luyện rồi chế tác ra một môn võ riêng gọi là Đường Lang quyền.

vs_jpg.jpg
Võ sư Quan Vân Triều biểu diễn tuyệt kỹ
Song Thiết - môn binh khí đặc trưng của võ phái Nam Tông

 
Võ sư Trần Minh nghiên cứu, tổng hợp, chắt lọc tinh hoa Thiếu Lâm Bắc phái, Tinh Võ môn, Đường Lang cùng các môn võ Nam phái tổng hợp thành môn võ riêng, tuy vậy vẫn giữ tên võ đường là Thái Cực Đường Lang. Võ đường này không chỉ có những tuyệt chiêu mô phỏng hành động bọ ngựa chém đứt cổ chim như đã miêu tả ở trên, mà còn học theo những tuyệt kỹ khác của môn phái Bắc Đường Lang của Trung Quốc. Những tuyệt kỹ này ra đời khi tổ sư của môn phái học theo những ngón đòn mà bọ ngựa thường đánh phanh bụng loài dế đến chết, học theo bộ pháp ảo diệu nhanh nhẹn của loài khỉ ...
Ở võ đường Thái Cực Đường Lang, võ sư Trần Minh thường nói với học trò: "Có những thế võ đỡ rồi mới đánh, như vậy là chậm. Đối phương sau khi tấn công sẽ có thời gian lui về thủ, ta đánh khó trúng. Nếu hiểu cái lý đó, ta nghiên cứu điều chỉnh lại: Vừa đỡ vừa đánh (liên tiêu đới đả) đối phương sẽ khó tránh đòn". Đặc điểm của Thái Cực Đường Lang là dùng tay để thủ, dùng chân tấn công đối phương, khẩu quyết là  "Thủ thị lưỡng phiến môn / Toàn bằng cước đả nhân" (Tạm dịch: Tay là hai cánh cửa / Toàn nhờ chân đánh đối phương").
Ngoài việc dạy võ thuật, dạy biểu diễn lân sư rồng, trước năm 1975 võ sư Trần Minh còn dạy tiếng Anh, Pháp, Hoa cho những học viên nước ngoài công tác tại các lãnh sự quán ở Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn thông thạo cả 3 thứ tiếng Triều Châu, Quảng Đông và Phúc Kiến.              

Thiện Ngọc (Pháp Luật & Đời Sống)



Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn (Kỳ 3) Những võ sư làm “thất điên bát đảo” quân xâm lược

ĐS&PL

Học võ nghệ trước là để rèn luyện bản lĩnh, sức khỏe, sau là để góp công bảo vệ điều ngay lẽ phải, bảo vệ quê hương... Chân lý này càng được khẳng định rõ khi nhìn lại lịch sử làng võ Sài Gòn, người ta có thể kể tên ra nhiều võ sư đã theo cách mạng, trở thành những chiến sĩ tham gia những trận đánh làm "thất điên bát đảo" quân xâm lược.
Nỗi khiếp đảm của lính Pháp Vị chưởng môn sáng lập Lam Sơn võ đạo, võ sư Quách Văn Kế là một trong những trường hợp nêu trên. Quê Hà Nội và lưu lạc vào Sài Gòn, sau 33 năm khổ luyện ông được tôn vinh là một trong những cao thủ của làng võ Sài Gòn - Chợ Lớn. Tài nghệ của ông được ngưỡng mộ đến mức năm 1943 có một "đại gia" bỏ tiền lập võ đường để mời thầy Kế truyền dạy võ công cho thanh niên. Tháng 8/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, nhân dân cả nước nổi dậy kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Võ sư Quách Văn Kế tình nguyện gia nhập cách mạng, trở thành chiến sĩ trong một đơn vị biệt động. Với thân thủ phi phàm, võ công cái thế, hàng đêm ông thường một mình bí mật đột nhập vào các trại lính, đồn bót địch "tỉa" bớt số lượng quân giặc. Mất đến hàng trăm quân chỉ vì một chiến sĩ biệt động, quân Pháp khiếp sợ ông đến mất ăn mất ngủ, bái phục ông là có tài xuất quỷ nhập thần và đặt cho ông biệt danh "Sát thủ trong đêm". Võ sư Quách Văn Kế cũng là người có công đào tạo võ công cho nhiều chiến sĩ, du kích. Ông từng tổ chức dạy nhiều lớp Phương pháp cận chiến cấp tốc cho tự vệ, du kích ở sân vận động Hoa Lư và Phan Đình Phùng (Sài Gòn); huấn luyện võ thuật cho lực lượng vũ trang tại Đức Hòa (Long An)... Năm 1948, theo sự phân công của cách mạng, ông quay lại Chợ Lớn mở cửa hàng bán xe đạp nhưng thực chất làm cơ sở hoạt động cách mạng nội thành cho tới ngày Hiệp định Gèneve về lập lại hòa bình được ký kết vào năm 1954. Trên 30 năm dạy võ, chiến sĩ - võ sư Quách Văn Kế đã tiêu diệt nhiều lính Pháp, đào tạo được hơn 20.000 môn sinh. Lam Sơn võ đạo kết hợp võ Thiếu Lâm và Tây Sơn - Bình Định có sở trường đòn ngắn, nhập nội, thế đánh dũng mãnh qua các bài trấn môn Phượng Hoàng quyền, Phượng Hoàng song đao, Lão Mai côn, Quách gia đại đao... danh bất hư truyền. “Trường võ bị” giữa vùng địch chiếm Đại sư Mai Văn Phát (chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo) trong một buổi “thiền tọa” cho môn sinh (Ảnh chụp năm 1960) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), một trong những vũ khí lợi hại của quân dân miền Nam là mã tấu. Võ sư Chín Hóa (môn phái Tây Sơn Nhạn) là người đã có công lớn hoàn thiện kỹ thuật sử dụng vũ khí này để phổ biến cho quân dân. Vị võ sư này có tên đầy đủ là Bùi Văn Hóa sinh năm 1894, gốc Bình Định. Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến, võ sư Chín Hóa bèn mở lớp huấn luyện cấp tốc phương pháp sử dụng mã tấu (đao), tầm vông, những bài quyền cơ bản cho hàng trăm kháng chiến quân... Những người này sau khóa huấn luyện đã tỏa về các chiến khu dạy lại kỹ thuật chiến đấu cho quân dân Nam Bộ. Riêng võ sư Chín Hóa vẫn ở lại Sài Gòn mở lớp dạy võ tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng, Q.5) thu nạp hàng ngàn thanh thiếu niên. Ngoài 10 thế đánh bằng cùi chỏ cực kỳ ảo diệu, những đệ tử của võ sư Chín Hóa cũng là người sáng tạo ra nhiều thế võ thường được chiến sĩ tự vệ Sài Gòn - Chợ Lớn sử dụng khi chiến đấu khiến giặc "táng đởm kinh hồn". Đó là Nhất Hổ (Lý Phi Sơn Hổ) với lối đánh bạo liệt như hổ vồ mồi; Tám Miêu (Nguyễn Văn Miêu) có độc chiêu rình rập rồi bất thần hạ đối thủ trong nháy mắt; đòn "gối bay" mạnh như giông bão khiến đối thủ phải kinh hoàng của Tư Tính (Nguyễn Văn Tính)... Võ đường của đại sư Chín Hóa ngày càng lớn mạnh. Thời "hoàng kim", chỉ riêng tại trung tâm Sài Gòn, Tây Sơn Nhạn có hệ thống 6 võ đường, hàng ngàn môn sinh. Trong hai thập niên 1960 - 1970, Tây Sơn Nhạn là "võ hiệu" nổi tiếng, chuyên đào tạo đấu sĩ thượng đài, người yêu thích võ thuật vẫn chưa quên một Hồng nhạn - trưởng nam thầy Mười Mách - được coi là "kỷ lục gia" chuyên knock - out (hạ gục) đối thủ hiệp đầu tiên, một Hùng nhạn là "nhà sưu tập" danh hiệu vô địch ở cả hai đấu trường quyền anh và quyền tự do, cặp "ngọc nữ" Hồng Yến nhạn - ái nữ thầy Mười Mách và Hồng Vân nhạn chia nhau "thống trị" các hạng cân nhẹ nhiều năm liền. Luyện võ cho nghĩa quân trên sân chùa Giới võ lâm Sài Gòn thập niên 1960 - 1970 luôn dành vị trí trang trọng trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong ông thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là vị chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (Tân Định). Ông sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Năm 10 tuổi, ông được gia đình đưa lên núi Thất Sơn (Châu Đốc, An Giang) theo sư phụ chữa bệnh và tu học. Sư phụ của ông nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng cầm đầu nghĩa quân đốt cháy tàu Espéranto của thực dân Pháp trên dòng Nhật Tảo. Khởi nghĩa thất bại, người nghĩa quân này bị thực dân Pháp truy lùng, phải lánh nạn lên chùa mai danh ẩn tích. Chốn thiền môn không chỉ là chỗ người nghĩa quân dung thân, ông còn dùng sân chùa đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên dưới chân núi. Võ sư Phát được sư phụ truyền cho lòng yêu nước nồng nàn từ thưở ấy. Năm 1934, Mai Văn Phát xuống núi trở về quê. Hai năm sau, ông tiếp tục theo học khí công, khinh công, y thuật và môn điểm huyệt. Năm 1942, ông về Châu Đốc mở lớp dạy võ với mục đích giúp thanh thiếu niên nâng cao thể lực và bản lĩnh để cứu quốc và kiến quốc, khoảng năm 1945, Mai Văn Phát rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Tại đây, ông ngụ ở ấp Đông Ba (Phú Nhuận), vừa làm công nhân, vừa dạy võ tại gia, đồng thời nghiên cứu, hệ thống hóa tinh hoa võ thuật từ hai vị ân sư, sắp xếp thành chương trình huấn luyện từ thấp đến cao. Năm 1963, sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ, xã hội miền Nam xáo trộn, làn sóng xung đột diễn ra khắp nơi. Nhằm thu hút thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, võ sư Mai Văn Phát quyết định xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dùng việc dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức làm người và khả năng tự vệ. Ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự. Ngoài dạy võ, đại sư Mai Văn Phát còn chữa trị các bệnh khớp xương và thần kinh tọa. Báo nước ngoài từng có những bài viết ca tụng ông là "vị thầy tu giỏi võ, một huyền thoại sống". Là thiền sư, lấy chữ Bi làm đầu, đại sư Mai Văn Phát hạn chế đưa đệ tử đấu đài bởi ông tâm niệm "võ thuật nhằm rèn luyện nhân cách, học võ không phải để tranh tài cao thấp, phân định hơn thua". Môn phái do ông sáng lập có nhiều tuyệt chiêu như: Đao pháp "đao như mãnh hổ, thương tựa giao long"; 10 thế điểm huyệt mật truyền; tuyệt kỹ Hầu xiềng (vừa đánh ngã vừa điểm luôn huyệt đối phương), Bạch hổ thủ điểm hầu trung cực (thế của con cọp trắng vừa chụp siết yết hầu vừa chụp siết hạ bộ đối phương. Đối phương sẽ chết ngay nếu ta không kịp buông tay ra), Phương dực đăng sơn đại bàng (dùng chỏ đánh từ tam tinh xuống yết hầu đối phương), Phi ngưu trá hình (đối phương nhập nội, ta phóng đến dùng gối chỏ tấp ngay vào chấn thủy đối phương)... THIỆN NGỌC >> Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng >> Kỳ 2: Vang danh tuyệt kỹ “dị” môn >>Kỳ cuối: Những tuyệt chiêu “danh bất hư truyền”



Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn (Kỳ cuối) Kỳ nhân giấu mặt

ĐS&PL

Làng võ Sài Gòn không thiếu những giai thoại về những người ngụ cư bình dị, sống âm thầm một cuộc đời cực nhục hàng chục năm nhưng một ngày nào đó bỗng "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha". Phải đến khi ấy, người ta mới biết rằng những người này là những cao thủ võ lâm, do một biến cố nào đó trong cuộc đời nên phải bỏ xứ tha phương cầu thực.
Cao thủ trong vai người đan sọt Những năm 1940, người dân trong khu vực Nhị tỳ Quảng Đông (sau đổi thành giao lộ Phó Cơ Điều - Trần Quý, phường 6, Quận 11) chỉ biết anh Đặng Tây là một người Hoa bỏ xứ đến Sài Gòn kiếm sống bằng nghề đan giỏ. Không ai ngờ người đàn ông tính tình hiền lành, khiêm tốn, vui vẻ với mọi người, sống trong một căn nhà xập xệ lại là một cao thủ võ lâm. Một hôm, anh tình cờ gặp tên “trùm” giang hồ khu vực Chợ Lớn là Tín Mã Nàm (Nàm Chảy), vốn là người có thân hình hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lý Phật và có va chạm. Tín Mã Nàm khăng khăng bắt anh phải đấu võ với hắn thì hắn mới "bỏ qua" chuyện này. Nhiều lần từ chối không xong, sau cùng ông nhận lời tỉ thí mà theo ông, cũng nhân dịp này dạy cho tên giang hồ một bài học để bỏ thói ngang tàng, hống hách, ỷ mạnh hiếp yếu. Trước khi trận đấu diễn ra, ai cũng nghĩ phen này anh thợ đan sọt "chết chắc". Thế nhưng kết quả ngược lại, trận đấu quyền diễn ra khá chóng vánh, gã đại ca hung hãn 3 lần lao vào đều bị người đan sọt đẩy văng ra xa, lồm cồm ngồi dậy trong nỗi kinh ngạc lẫn thán phục. Từ lúc đại náo giang hồ đến nay, hắn chưa từng gặp một kỳ nhân võ công cái thế như ông đan sọt này. Biết mình đã đụng nhầm "núi Thái Sơn", Tín Mã Nàm bèn sụp người xuống, chắp tay bái Đặng Tây làm sư phụ, hết lời năn nỉ ông truyền cho nghề võ. Đời cực khổ chịu cảnh tha hương VS Huỳnh Kiều - người đứng giữa (bên trái). VS Huỳnh Há (đứng đầu bên phải). Đến khi đó, người ta mới biết anh đan sọt chính là một cao thủ Thái Lý Phật là Đặng Văn Thành từ Quảng Châu (Trung Quốc) qua Việt Nam từ năm 1932. ông theo học võ từ lúc 5 tuổi, tinh thông quyền cước, binh khí, trong đó có các tuyệt kỹ như Thiết chỉ (thủ pháp đánh bằng ngón trỏ), Cầm nã thủ... Năm 17 tuổi, do hạ đo ván võ sư Nhật Kanashi (vô địch karate và judo) tại Hội Tinh Võ Quảng Châu và bị nhiều phiền hà từ sự việc này. Cuối năm 1932, Đặng Tây cùng người cô ruột lẳng lặng xuống thuyền vượt biển trốn chạy đến Vũng Tàu rồi Chợ Lớn, trở thành một trong hai sứ giả đầu tiên đưa môn phái Thiếu Lâm Chánh Tông Thái Lý Phật vào Việt Nam. Sau này, võ sư Đặng Tây quản lý trật tự tại một số rạp hát thuộc khu vực Q.5 như Đại Quang, Toàn Thắng, Hào Huê, Đống Đa, Lệ Thanh, Thủ Đô... Những năm trước giải phóng, tình hình an ninh trật tự khu vực Chợ Lớn cực kỳ phức tạp, với tài nghệ võ công tuyệt luân và đức độ hơn người, võ sư Đặng Tây còn là "vị sứ giả hòa bình" khi nhiều lần "đơn thân độc mã" đứng ra thuyết phục, hòa giải thành công hiềm khích, thù hận giữa một số băng đảng giang hồ người Hoa "máu mặt" vùng Chợ Lớn, nhờ đó, tránh được nhiều cuộc hỗn chiến giữa các môn phái. Các bài võ đặc trưng của môn phái là Thập tam gia tỏa (13 thế mở khóa) tuyệt kỹ mà nhân vật Võ Tòng trong truyện Thủy Hử từng áp dụng; Phụng hoàng tiêu (đánh bằng cây tiêu, sáo); Kim long phiến (đánh bằng quạt không mở); Hồ điệp phiến (mở quạt ra đánh); Bàng long phất tử (đánh bằng cây phất trần)... Sở trường của lão võ sư Đặng Tây là đoản kình, chưởng trảo pháp. Năm 1978, ông thành lập đội lân sư rồng Thắng Nghĩa Đường (Nghĩa bất hậu nhân tức làm việc nghĩa phải trước mọi người) gồm 70 thành viên tinh thông quyền cước và binh khí. Học trò ruột võ sư Đặng Tây, ngoài "Thắng Nghĩa Huỳnh gia mãnh hổ" (Huỳnh Chí Cường, Chí Quyền, Chí Thắng, Chí Lợi, Chí Dân, Chí An, Chí Hữu, Chí Phước, Chí Mãng, Chí Đường) còn có Dương Cẩm An, Dương Cẩm Nguyên, Huỳnh Gia Bá, Lương Khải Bình, Liêu Quốc Hoa, Vương Cẩm Văn, Ngô Chấn Oai, Đỗ Lập Hoa... võ công cái thế. Tổ sư Đặng Văn Thành khuất núi năm 2004, thọ nhất so với các đồng đạo cùng thời (90 tuổi). Kỳ nhân đến từQuảng Đông Thời Pháp thuộc, xưởng thuộc da và chế biến thủy tinh khu Phú Thọ (Quận 11) bị chính quyền thuộc địa cô lập. Sau giờ làm việc, người Hoa bị cấm ra khỏi phạm vi này, ban đêm không được thắp đèn, tụ tập, đã vậy họ còn luôn bị đám giang hồ bên ngoài hiếp đáp, bóc lột. Trong đám thợ, có một công nhân luôn tỏ thái độ lầm lì tên Huỳnh Thuận Quý. Sau nhiều ngày bị ức hiếp, không chịu nổi sự dồn nén, ông Quý với thân thủ phi phàm, đòn thế biến ảo, một mình đánh bạt đám du thủ du thực trên 20 tên. Chuyện này chấn động chính quyền Pháp và giới võ lâm vùng Chợ Lớn. Từ đó, dưới sự dẫn dắt của ông Quý, môn Thiếu Lâm Hồng Gia bắt đầu được truyền dạy cho cánh thợ thuộc da và thủy tinh cùng con cháu của họ. 4 cao thủ đưa Thiếu Lâm Bạch Mi vào Chợ Lớn Đầu những năm 1920, bốn võ sư Khưu Nhơn Hòa, Huỳnh Thiệu Long, Lại Quý Đình và Tăng Huệ Bác (người Hoa) cũng có công đưa môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi du nhập vào Việt Nam. Không được truyền bá rộng rãi do chính quyền thực dân Pháp cấm đoán, đại sư Tăng Huệ Bác (người Quảng Đông) vào Chợ Lớn tổ chức dạy kín cho một số người thân, bạn bè ở đường Phùng Hưng, Quận 5. Tại đây, Tăng đại sư đào tạo nhiều học trò giỏi, nổi bật là Diệp Quốc Lương (đoàn lân Liên Thắng đường, trụ sở trên đường Hà Tôn Quyền, Quận 11), Huỳnh Thiếu Hùng (đội lân Quần Anh đường, đường Võ Trường Toản Quận 5) và Trần Lâm - nổi tiếng với bài quyền Thập bát ma kiều - tuyệt kỹ công phu của Bạch Mi phái. Theo lịch sử Thiếu Lâm tự, vào năm 1736, khi binh lính Mãn Thanh tấn công và hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, Bạch Mi hòa thượng đã trốn thoát lên núi Nga Mi (tỉnh Tứ Xuyên) - một trong năm ngọn núi thiêng của đất nước Trung Hoa. Sau tám năm luyện võ trong hang động, thiền định theo lối đạo sĩ, Bạch Mi đạo nhân đã chế tác một môn võ công thượng thừa gọi là Thiếu Lâm Bạch Mi. Võ sư Huỳnh Thuận Quý sinh năm 1908 tại huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Năm 1932 ông cùng 3 sư đệ là Lưu Tín, Lương Nhuận và Huỳnh Vận Tài đến Việt Nam làm công nhân xưởng thuộc da và chế biến thủy tinh khu Phú Thọ. Sau sự kiện trên, ông Quý sáng lập Thích Nhàn Lạc, đây là nơi thư giãn, giải trí và dạy võ cho con em công nhân ngành thuộc da và thủy tinh khu Phú Thọ. Sau khi truyền bá vào Việt Nam, Thiếu Lâm Hồng Gia nhanh chóng được công chúng đón nhận, có thể xuất phát từ những chiêu thức kỳ ảo, biến hóa khôn lường như Ma vân thủ, Thập hình quyền (171 thế) bộ pháp tinh diệu của Địa đàng công hoặc ở phần tâm pháp Xã kỷ tùng nhân... Thiếu Lâm Hồng Gia dịch chuyển theo "ngũ hình", khắc chế đối phương theo nguyên lý lấy nhu thắng cương, "nước mềm làm mòn đá cứng". Môn võ công đặc dị này xuất xứ từ miền Nam Trung Hoa, sử dụng đòn đánh ngắn: Kiều thủ (từ cùi chỏ đến cổ tay) gồm ổn mã ngạnh kiều (ngựa vững cầu cứng) tức bộ tấn có vững thì đòn đánh ra mới chính xác; đoản kiều tẩu mã (bộ tấn hẹp đòn đánh ngắn); trường kiều đại mã (bộ tấn rộng đòn đánh dài). Từ đây, võ sư Huỳnh Thuận Quý tập trung truyền bá môn phái Hồng quyền rộng khắp ra bên ngoài, ông còn lãnh đạo các đệ tử đến các tỉnh thành biểu diễn võ thuật nhằm truyền bá võ thuật, phát dương môn phái Hồng quyền, đồng thời đến các cơ quan đoàn thể biểu diễn nhằm gây quỹ từ thiện. Năm 1959, võ sư Huỳnh Thuận Quý sang Hồng Kông sinh sống và đến năm 1968 thì mắc bệnh nặng trong cảnh nghèo đói, túng thiếu. Trước hoàn cảnh khó khăn, tuổi già bệnh tật của sư tổ nơi đất khách quê người, các đệ tử của ông ở Sài Gòn đã quyên tiền, đi biểu diễn lân và võ thuật gây quỹ nhằm đủ tiền điều trị bệnh. Năm 1972 ông mất tại Hồng Kông khi 64 tuổi. Một năm sau khi sư phụ qua đời, các sư huynh đệ góp công sức, tiền của, xây tổ đường thờ tự thầy (vào năm Quý Sửu 1973) tại số 27 âu Cơ, P.14, Q.11, tại đây hiện vẫn còn tấm bia khắc tên những người có công đóng góp xây nên tổ đường. THIỆN NGỌC

Vị lương y - võ sư già nức tiếng Sài Gòn

14:36 16/12/2015

- Ông nổi danh với việc châm cứu và bốc thuốc trị bệnh vùng Củ Chi này.

    Chúng tôi gặp vị lương y này đang khi thầy đang chăm chú châm cứu chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân tại căn nhà của thầy ở số 10/13 ấp Phú Mỹ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Đến đây, hỏi lương y - võ sư Ngô Văn Hương ai ai cũng biết. Dù đã bước qua tuổi 76 nhưng vị lương y này còn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn đúng kiểu “con nhà võ”.
    Vi luong y - vo su gia nuc tieng Sai Gon
    Lương y - võ sư Ngô Văn Hương
    Chia sẻ về những người mắc bệnh hiểm nghèo, lương y Ngô Văn Hương tỏ ra thông cảm và rất tâm lý. Ông cho biết những người mắc những căn bệnh như vậy họ rất chán chường, buồn nản. Tinh thần họ xuống rất nhanh, vì thế, sức khỏe của họ cũng ngày một yếu đi. Tuy nhiên, đây không phải bệnh “nan y”, Đông y có bài thuốc và thuật châm cứu có thể chữa trị được mà không phải phẫu thuật như Tây y. Hơn nữa kinh phí chữa trị bằng phương pháp Đông y cũng tiết kiệm cho bệnh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, những người học châm cứu cũng phải nghiên cứu một cách kỹ càng, chu đáo, nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
    Huyệt đạo trên người bệnh nhân có rất nhiều, tuy nhiên, phải biết bệnh nào là phát xuất từ huyệt đạo nào mà có cách châm cứu cho đúng thì mới phát huy tác dụng. Nếu không sẽ gây hậu quả khôn lường, không thể nào khắc phục được. Căn bệnh sa tử cung của chị Hồng là một ví dụ điển hình. Chính vì nắm rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh do tổn thương vùng nào và phát xuất từ huyệt đạo nào nên ông mới có thể châm cứu chữa trị cho chị một cách nhanh chóng như vậy.
    Chia sẻ về căn bệnh sa tử cung, lương y Hương chia sẻ: “Đây cũng là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh nhiều con. Sa tử cung là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và phải lao động nặng ngay sau khi sinh. Bởi thế, những người phụ nữ sau khi sinh phải cố gắng kiêng cữ”.
    Sau khi chia sẻ về căn bệnh sa tử cung quái ác, tư lự một lúc, vị lương y này cũng thân tình chia sẻ đôi chút về cuộc đời phong trần của mình. Cuộc sống gia đình ông không nơi cố định, chưa đầy 10 tuổi, ông đã lang thang kiếm sống khắp Sài Gòn - Chợ Lớn. May mắn thay, ông được một vị thầy chùa cưu mang đưa về cho ở chùa, ăn cơm chay và cho học võ Thiếu Lâm Tự. 15 tuổi ông đã được vị sư phụ cho “thượng đài” khắp miền Đông cùng các “đồng môn” của mình.
    “Tôi đến với nghề thuốc vì một lần bị “hạ đo ván. Lần đó thượng đài, tôi bị đối thủ đánh trúng và làm sụp xương đòn. Bị trúng đòn, tôi ngã quỵ xuống và được các “đồng môn” đưa về chùa. Lúc này, một vị huynh đệ với sư phụ tôi làm thầy thuốc. Ông nắn lại xương khớp và bó thuốc cho tôi. Chỉ sau mấy ngày tôi đã thấy cơ thể mình khỏe lại và sinh hoạt bình thường.
    Vi luong y - vo su gia nuc tieng Sai Gon
    Lương y - võ sư Ngô Văn Hương
    Vị này cũng chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khác và rất hiệu quả. Sau lần đó tôi đã quyết theo thầy để học thuốc trị bệnh. Thế nên mỗi lần nhìn thầy châm cứu trị bệnh cho bệnh nhân, tôi lại lấy một quyển tập, vẽ hình một cơ thể người lên trang giấy và theo dõi cách trị bệnh của thầy”, vị lương y cười nhớ lại. Nhận thấy ông có ham mê nghề thuốc trị bệnh cứu người, vị sư phụ kia đã nhận lời chỉ dạy cho ông và sau khi mất, vị này đã truyền hết các bí-kíp châm cứu trị bệnh cũng như bài thuốc gia truyền cho người học trò này.
    Nhận lấy những tập sách bí-kíp thầy truyền lại cũng là nhận lãnh trách nhiệm cứu người, nên từ đó đến nay, ông luôn chú ý đến trách nhiệm của mình với bệnh nhân và với người sư phụ quá cố. “Vì nghe tiếng thầy trị bệnh hiệu quả, không chỉ ở Đồng Nai hay Sài Gòn, mà còn rất nhiều bệnh nhân đến đây chữa bệnh từ miền Tây hay miền Trung xa xôi, thế nhưng, những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, già cả, ông thường chữa bệnh miễn phí hoặc lấy tiền rất rẻ. Ông đúng là một lương y có tấm lòng cao thượng, vị kỷ”, chị Võ Thị Hồng chia sẻ về vị lương y đã “tái sinh” cuộc đời mình.
    THÀNH GIÁP

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét