MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 28: "Hòa Bình"
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hòa Bình
Tỉnh của Việt Nam
Hòa
Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía
nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' -
105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm
thủ đô Hà Nội 73 km. Wikipedia
Diện tích: 1.800 mi²
Danh lam thắng cảnh ở Hòa Bình
> Lũng Vân - Thung lũng mây ở Hòa Bình
> Chốn bình yên ở bản Mường - Giang Mỗ
Cửu thác Tú Sơn
Cửu thác Tú Sơn, cách trung tâm TP. Hà Nội hơn 60 km thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của huyện Kim Bôi.
Để lên tới thác, du khách phải cuốc bộ gần 2 km từ quốc lộ 12B. Trên
con đường tới thác, mọi người đều cảm nhận được nét hoang sơ, mộc mạc
của cảnh vẫn thiên nhiên lẫn bản sắc văn hóa của người Mường.
Đỉnh núi Cửu thác Tú Sơn có độ cao trên 1.300 m. Từ đấy, những thác nước đổ từ độ cao xuống như những dải lụa trắng giữa núi rừng xanh thẳm. Như tên gọi, ở đây có chín ngọn thác lớn nhỏ với vẻ đẹp riêng.
Cuốn hút du khách ngay từ chân núi là dòng thác mang tên Âu Cơ. Dòng nước trắng trong đổ xuống quyện với nước hồ Lạc Long Quân, bên cạnh là tảng đá tròn như quả trứng khổng lồ trong sự tích Trăm trứng nở trăm con.
Bên cạnh đó lại có những dòng thác hùng vĩ, tung bọt trắng xóa đầy sức sống như thác Trượng Phu, thác Bạc… Có dòng thác hiền hòa, uốn lượn giữa các thảm cỏ và phiến đá trắng như thác Trải Chiếu, thác nàng Út Lót, hồ chàng Liêu… cho người ta cảm giác thanh bình.
Thác Thung Nai
Nhiều du khách đi Thung Nai thường thuê thuyền để lang thang trên sông Đà, nhưng ít người dừng thuyền để khám phá dòng suối Trạch và thượng nguồn của nó là một con thác còn nguyên sơ.
Để khám phá suối Trạch và dòng thác ở đây, từ bến thuyền Thung Nai du
khách phải trải qua khoảng 20 phút trên thuyền máy. Sau khi dừng thuyền
bên lòng hồ sông Đà, mọi người tiếp tục đi bộ khoảng 1km nữa, càng đi
tới gần càng cảm nhận thấy tiếng thác nước chảy ồ ạt quện với dòng suối
róc rách.
Thác ở thượng nguồn suối Trạch tuy không cao, nhưng rất thơ mộng, hai dòng nước trắng xóa đổ xuống từ vách núi đá tạo thành một khu hồ bơi lý tưởng.
Thác Pùng
Mai Châu giữa vùng núi rừng Hòa Bình dường như đã quen thuộc với du khách gần xa. Nhưng đến Mai Châu bây giờ, chúng ta còn có một điểm khám phá, vui chơi mới đó là thác Pùng thuộc bản Phùng, nằm cách thị trấn Mai Châu khoảng 25 km.
Thác Pùng mới được du khách biết đến thời gian vừa qua nên đường sá
đi lại vào đây còn rất khó khăn. Nhiều đoạn đường mòn chỉ có thể đi bằng
xe máy.
Nhưng xe máy thì cũng chỉ tới được vị trí cách thác 3 km. Từ đây, chúng tôi phải gửi xe máy lại nhà dân trong bản để chinh phục quãng đường núi khá dốc và khó đi. Sau quãng đường thử thách lòng người ấy, chúng tôi cũng tới được thác.
Ngọn thác Pùng đổ từ độ cao gần 50 m xuống. Dòng nước chia thành nhiều nhánh chảy qua các mảng rêu xanh tạo thành cảnh sắc rất đẹp mắt. Những tia nước nhỏ li ti bắn ra khi dòng nước đổ xuống vách đá, mảng rêu làm cho ai nấy đều thích thú.
Thác Mu
Mùa hè vừa qua, thác Mu thuộc xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ đi phượt. Ngọn thác nằm ở độ cao trên 1.000 m thuộc đoạn đầu tiên của dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Để tới được thác Mu, du khách phải trải qua quãng đường 140 km từ
trung tâm TP. Hà Nội. Từ Hà Nội, chúng tôi đi theo đường Hồ Chí Minh
được hơn 100 km rồi rẽ phải 15 km để tới thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc
Sơn).
Nhưng đoạn đường 20 km từ Vụ Bản tới thác Mu (xã Tự Do) mới thực sự thử thách các tay lái. Do tuyến đường này rất khó đi và khá nhỏ nên phương tiện thích hợp nhất là xe máy.
Tới chân thác, ai nấy đều phải thốt lên trước vẻ đẹp kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Dòng nước trong xanh, mát lạnh cực lớn đổ xuống các mỏm đá thành từng tầng rất đẹp mắt.
Dọc theo con thác từ hạ nguồn lên tới thượng nguồn đều có những tán cây rừng âm u, mọi người có thể men theo đó để chinh phục từng tầng. Dưới chân thác có nhiều vùng nước xoáy tạo một cảm giác như trong bể sục mát-xa.
Chỗ sâu nhất của những vũng nước dưới chân từng tầng thác cũng chỉ
tầm 2 m nên không quá nguy hiểm cho du khách. Một trong những điểm nhấn
của thác Mu chính là đoạn chân thác có độ cao hơn 100 m sau bao năm do
nước chảy xuống đã tạo ra một bể bơi thiên nhiên khá rộng.
Nếu có thời gian ở lại xã Tự Do, du khách có thể đi cùng người dân bản địa để bắt cá suối. Những món ăn được chế biến từ cá suối tự nhiên đều rất ngon, rất đậm đà.
HBĐT tổng hợp


Hai ảnh trên: Một góc Hang đá Xóm Trại. Ảnh: Vũ Xuân Bân
Điều đặc biệt là chính cựu sinh viên khoa sử khóa 13 Hà Hùng Tiến trong lần đi thực tập thám sát khảo cổ học năm 1968 đã phát hiện ra di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại và đến năm 1970 công bố trên tuần báo Văn hóa nghệ thuật.

Ông Hà Hùng Tiến (ngoài cùng bên phải) cựu SV khoa sử khóa 13 Đại học tổng hợp Hà Nội cũ là người đầu tiên phát hiện ra di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Đã nhiều năm nay, di tích lich sử Hang đá Xóm Trại được Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cũng là một trong những cựu sinh viên khoa sử khóa 13 Đại học tổng hợp Hà Nội cũ – người trực tiếp khai quật, nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí chăm lo bảo tồn Hang này.
Cuối năm 2014, TS Nguyễn Việt là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ Bạn của những người yêu mến Văn hóa Hòa Bình” đã đứng ra kêu gọi bạn bè và các nhà hảo tâm yêu mến Di sản dân tộc đóng góp hơn chục triệu đồng mua nguyên vật liệu và công thợ để khắc phục triệt để tình trạng đá lở và tu sửa lại ngôi am chùa đã bị đá rơi làm hư hại.

Ngôi am chùa tại hang đá Xóm Trại bị đá rơi làm hư hại đã được khôi phục

Nơi phát hiện dấu tích của người tiền sử cách đây 21000 năm
Di tích Hang đá Xóm Trại nằm ở trung tâm của vùng Mường cổ (Mường Vang- là một trong 4 Mường nổi tiếng ở Hòa Bình- “Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động”). Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, rẽ trái theo đường 12B khoảng 8km, rẽ trái theo đường liên xã đi Tân Lập khoảng 4km là đến di tích.
Hang đá Xóm Trại nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m quay theo hướng Đông hơi chếch Bắc 600, hang ăn sâu vào trong 13m; cửa hang cao 10m. Cửa có hình vòng cung trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang. Hang đá Xóm Trại là nơi tìm thấy vết tích nền văn hóa Hoà Bình vào loại sớm nhất lưu vực sông Hồng.

Có thể tìm thấy nhiều xương trong Hang đá Xóm Trại
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện tiếp hệ thống dấu mòn của hai tuyến đường ra vào hang của người nguyên thuỷ ở ngách hang phía bắc tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình).
Trước đó, di tích Hang đá Xóm Trại được đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật lần đầu vào tháng 7/1980. Hơn 30 năm với các cuộc khai quật lớn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng vạn hiện vật, bao gồm xương răng động vật các loại, vỏ ốc, hến, công cụ đá cuội được ghè đẽo cẩn thận quanh rìa tạo hình dáng ổn định… Ngoài ra còn hàng trăm mảnh gốm thô thu nhặt được tầng văn hóa và trên mặt hang. Chúng thuộc loại gốm thô dầy trang trí văn thừng có niên đại văn hóa Đa Bút cách nay 8-6 ngàn năm và hệ thống gốm thời đại kim khí cách nay trên 3 ngàn năm.

Bia "Anh linh thiên cổ tại" tại Đình Thượng, xóm Tân Thành, xã Yên Trị, huyên Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Trong di tích Hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm. Di tích của người xưa để lại còn có một số bếp lửa, trong đó rõ nhất là chiếc bếp được xếp bởi ba hòn đá lớn, khá đẹp và điển hình với đống tro tàn màu đỏ sậm. Các nhà khảo cổ học còn sang được các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu tới 180cm. Việc phát hiện ra lối đi cổ tại Hang đá Xóm Trại có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay như nói ở trên là một thành tự khoa học rất đáng chú ý ở đây, chứng tỏ phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học Vi tư liệu giúp chứng thực những điều vốn trước đây được coi như là không tưởng. Việc sang lọc được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của Hang đá Xóm Trại có thể hé mở về một nền nông nghiệp trồng lúa sơ khai ở thời Văn hoá Hoà Bình. Cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa hoàn toàn giải mã hết những bí ẩn lưu giữ tại hang đá Xóm Trại.
Đến hang đá Xóm Trại, chúng ta sẽ được trở về với cuộc sống của người Mường cổ xưa trong lòng hang đá. Đi theo lối đi cổ 21 ngàn năm tuổi, tay chạm vào những lớp vỏ ốc dày, khơi dậy trong ta trí tò mò và khát khao muốn khám phá. Lòng hang đá Xóm Trại khá rộng, phía trên, vòm hang chia thành ba ngăn, ngăn giữa cao nhất với hai hốc lõm vào như hai quả trứng gà khổng lồ dính liền. Phía dưới là một bãi đất đá lẫn với vỏ ốc khá bằng phẳng, nơi tìm được xương người có niên đại 17.000 năm, chúng ta sẽ được ngắm toàn cảnh "ngôi nhà" 2 vạn tuổi đã được tái hiện.
Đến với di tích Hang đá Xóm Trại, chúng ta sẽ có điều kiện tham quan tìm hiểu về không gian văn hoá dân tộc Mường và một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của thung lũng Mường Vang, một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hoà Bình. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh, thám hiểm độc đáo. Tiếc rằng tỉnh Hòa Bình chưa chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông đi vào khu di tích lịch sử nổi tiếng này để thu hút du khách trong nước và quốc tế./.
Người Hòa Bình.Com
- Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm
Đa) là một ngôi chùa thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh
Hòa Bình. Chùa được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích
lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989.
Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.
Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.
Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.
Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.
Chùa Tiên toạ lạc dưới chân núi Tung Sê trên một khu đất khá bằng phẳng có mặt tiền quay về hướng Đông Bắc. Theo truyền thuyết, Chùa Tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn với nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá. Trải qua năm tháng, ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998, bằng nguồn vốn trùng tu tôn tạo di tích của Bộ Văn hoá Thông tin và sự đóng góp của chính quyền và nhân dân trong xã, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo khang trang như ngày nay. Đến dâng hương tại Chùa Tiên, du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên các đức Phật các ước mong của mình.Phía sau Chùa Tiên ngay trong dãy núi Tung Sê, du khách sẽ được tới thăm danh thắng Động Tiên với nhiều điều kỳ thú. Đây là di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1989.
Bên cạnh giá trị khảo cổ, động Tiên còn là di tích có giá trị thẩm mỹ cao. Đi sâu vào bên trong, ta sẽ bắt gặp không gian đầy huyền thoại. Ngẩng đầu lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô, đông đúc căng chật hàng trăm, hàng ngàn khối nhũ đá rủ xuống. Chỗ thì vàng óng toả ra như một rừng hoa, chỗ thì trắng xoá, bầu thon như những viên ngọc; chỗ thì rực rỡ như một căn phòng với các chùm đèn trang trí. Các khối nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ, bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại và khá cân đối.
Nét đặc biệt ở động Tiên là quần thể các cột đá mọc lên từ nền hang, giữa phòng là một khối nhũ lớn, xung quanh là bạt ngàn các cột nhũ nhỏ như hội quần tiên ở rừng thệ đà đông đúc các vị La Hán, các Bồ Tát, các thanh văn quây quần bên nhau nghe đức Phật Như Lai giảng kinh. Tất cả đều lặng lẽ trang nghiêm, không xô bồ ồn ã. Không gian cũng tĩng mịch u huyền càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm. Và du khách càng ngắm, càng ngỡ như được đắm chìm vào tiên cảnh ấy. Và con người như được cảm thấy thanh cao hơn.Theo cungphuot.info

Khoảng sân trước cổng chính nhà chùa


Giếng Tam Linh. Giếng nước xưa ngay khoảng sân trước cổng chính nhà chùa từng quanh năm đầy nước, theo nguồn nước tự nhiên trong lòng núi...

Toàn cảnh không gian núi chùa Hang nhìn từ "Hang Một"

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan

Một phần Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo, hàng chữ nghĩa tiếng Việt là "Văn Quang Động"


Gian Chính điện Tam Bảo

Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo

Góc đỉnh mái mặt trước gian Tam Bảo


Cửa đức Ông



Gian thờ Mẫu





Toàn cảnh nhìn từ bên trong gian thờ Tam Vị Chúa Mường

Cầu thang đá dẫn lên chùa nhìn từ dưới lên...

...và nhìn từ trên xuống.

Ngọn núi thiêng hùng vĩ sừng sững mờ ảo như cây thần bút tỏa ánh hào quang. Núi có động gọi là động Văn Quang, động có chùa Thanh Lam thờ Phật và đền thờ Thổ thần. Động có muôn vàn thạch nhũ, thạch nhũ nào cũng đẹp linh lung, kỳ ảo. Có đề bài thơ dịch nghĩa là:
Thường Nguyên
Hang
Muối nằm trong núi đá Ba Bến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân
Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn
Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và
rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo hướng Đông
nam thoáng mát về mùa hè và tránh được những cơn gió lạnh thấu xương
về mùa Đông.
Miền núi Hòa Bình nổi tiếng bởi phong
cảnh núi rừng vừa hoang sơ kì vĩ, vừa nên thơ hữu tình. Những du khách
đã từng một lần thăm thú Hòa Bình đều không khỏi trầm trồ ngỡ ngàng và
ấn tượng sâu sắc bởi hương vị đậm đà quyến rũ của những món ăn mang đậm
nét đặc trưng vùng Tây Bắc nơi đây.
1. Cơm lam
Chắc các bạn đã biết, Hòa Bình nổi tiếng
có loại gạo nương vô cùng dẻo thơm. Đó chính là bí quyết để tạo nên sức
hấp dẫn của món cơm lam này. Gạo nếp nương được ngâm qua đêm cho mềm,
trộn lẫn với cùi dừa thái sợi, lèn thật chặt vào trong ống nứa để khi
chín cơm còn nguyên hình hạt gạo. Ống để làm cơm lam được cắt dài khoảng
30 phân, nứa còn tươi để giữ được mùi thơm đặc trưng và hương vị. Khi
nén gạo vào ống, người ta sẽ bỏ thêm một chút nước cốt dừa, sau đó nút
ống lại bằng mía hoặc lá chuối, rồi nướng trong khoảng 2 tiếng trên bếp
củi, dậy mùi thơm nghĩa là cơm đã chín tới rồi.
Chẻ qua lớp vỏ cháy bên ngoài, rồi tách từng phần vỏ sao cho còn giữ được lớp màng lứa bao bọc những hạt cơm bên trong, bạn sẽ ngất ngây với mùi vị và hương thơm tinh tế của đặc sản miền sơn cước.
2. Thịt trâu nấu lá lồm
3. Lợn mán thui luộc
Lợn mán đặc sản Hòa Bình
được nuôi thả tự nhiên, sau khi cắt tiết sẽ được đem thui vàng, thui
đến đâu cạo sạch lông đến đó, rồi đem rửa sạch. Người ta xẻ thịt lợn cho
vào luộc lửa liu riu cho đến khi vừa chín tới, thái thật mỏng, bày trên
lá chuối rừng. Đĩa thịt nóng hôi hổi dậy mùi thơm ngon chấm với muối
rang và hạt dổi nướng giã nhỏ sẽ khiến bạn ngất ngây bởi vị ngọt của
thịt và lớp da giòn béo ngậy, hòa quyện trong hương vị nồng nồng của hạt
dổi và vị đậm đà của muối rang.
4. Thịt lợn rừng xiên nướng
Thêm một lựa chọn hấp dẫn nữa từ thịt lợn
Mường. Sau khi thui lợn thật vàng, người ta chọn những phần thịt ngon
nhất thái miếng rồi đem tẩm ướp rất nhiều loại gia vị khác nhau: muối,
ớt bột, hồi, giềng, sả, lá móc mật, gừng, nghệ, dấm … tùy vào lượng
thịt. Chờ sau khoảng 15-20 phút cho gia vị đã ngấm đều, thịt được xiên
que và đem nướng cho tới khi chảy hết mỡ ngấy, vàng ruộm, dậy mùi thơm.
ón ăn sẽ càng tuyệt vời hơn khi ăn kèm cùng với xà lách, rau sống bên
một chén rượu cần.
5. Rau rừng đồ
6. Măng đắng
Măng đắng là sản vật của vùng miền núi
phía Bắc, măng mọc quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa. Người ta
có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn tùy vào sở thích của
từng người, có thể xào mẻ, luộc, hầm, hay đặc biệt là nướng – đối với
những người sành ăn. Chọn những mầm măng mới nhú nướng cho đến khi quắt
lại, bóc dần từng bẹ, chấm với hỗn hợp nước chấm gồm muối, ớt, mắc khén,
lá tỏi và tỏi giã nhỏ, sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm khó
quên về hương vị.
7. Ong rừng xào măng
Ong rừng và măng rừng là một sự kết hợp
hoàn hảo cho món ăn của bạn. Dịp lý tưởng nhất để thưởng thức món ăn này
ở Mai Châu là vào độ cuối hè, khi những người dân bản mang những tổ ong
rừng to như chiếc rổ con về, vừa để chế biến thuốc, vừa để làm những
món ăn đặc sản khiến người ta mê mẩn.
Những con ong non béo tròn múp míp sau khi lấy ra khỏi tổ được rửa qua bằng nước lạnh để ráo, đảo đều qua hành mỡ đã phi thơm cho đến khi ngả màu vàng thì bắc ra bỏ vào đĩa. Măng xào cho chín rồi mới bỏ ong đã xào vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Vị béo ngậy thơm lừng của ong non lẫn với vị chua cay của măng và ớt, vị hăng hăng của củ kiệu muối ăn kèm sẽ khiến bất cứ ai nếm thử sẽ nhớ mãi không quên.
8. Xôi nếp nương Mai Châu
Vẫn là gạo nếp nương nổi tiếng dẻo thơm,
sau 4-5 tiếng được ngâm và để ráo nước sẽ được bỏ vào xửng, đặt lên trên
nồi đã bỏ vừa lượng nước, đậy kín rồi đun cách thủy. Khoảng 1 tiếng
kiểm tra thấy hạt xôi chín dẻo là ăn được. Đây là món ăn được đồng bào
nấu nhiều vào những ngày lễ tết, ngày hội xuống đồng, mừng lúa mới.
9. Thịt lợn muối chua
Dường như thịt lợn ở Hòa Bình luôn có
cách chế biến độc đáo. Cũng vẫn là lợn, nhưng thịt lợn muối chua lại cho
ta cảm giác thưởng thức cả cây cỏ và vị rừng do cách làm khá độc đáo.
Lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa,rải một
lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lợn lên, cứ một lần
xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối.
Thịt lợn không phải cứ thế cho vào mà phải được ướp với men lá rừng cùng gạo rang giã nhỏ khoảng một tiếng. Sau đó, người ta đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. Món này khi ăn nghe vị chua chua nhẹ nhẹ do men lá, thịt còn ngậy, dai, mặn vừa và thơm gạo quyện vào. Thịt lợn muối chua – món ngon Hòa Bình thường ăn kèm với các loại lá rừng của riêng đất này.
10. Cá sông Đà nướng
Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất
nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể
làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá
nướng đồ. Từng con cá tươi roi rói từ sông lên được thọc các que nhỏ,
dài từ miệng xuống đuôi. Sau đó, cá còn được kẹp bằng tre ở ngoài để
không bị gãy, rơi khi chín. Tiếp đó, từng xiên cá ấy được đưa lên bếp
nướng thơm.
Cá nướng dù đã ngon nhưng không ăn ngay mà được cho thêm muối, gói vào lá chuối rồi đồ lên. Khi cá được mang ra, mùi thơm rất đặc biệt, không chỉ là mùi của than ấm, mùi của thịt cá ngọt tươi mà còn thoang thoảng hương chuối, hương tre của rừng và đậm đà vị mặn mà đơn sơ của muối.
Từ những sản vật của núi rừng, ngọn rau, con cá, hay hạt lúa trồng trên nương người Mường Bi ở Hòa Bình biết chế biến thành những món ăn cực kỳ hấp dẫn mang hương vị đặc biệt của núi rừng. Trong bữa ăn hàng ngày, đầu tiên phải nhắc tới món rau đồ. Chị Bùi Thị Diên cho biết khí hậu ở Hòa Bình mát mẻ hiền hòa, là điều kiện phù hợp để trồng các loại rau củ quả, nhất là rau cải. Chị Bùi Thị Diên cho biết: “Chọn nhiều loại rau như rau đu đủ, rau cải mèo, nếu cho thêm rau lá lốt, rau cải đồng thì mùi rất thơm. Rau cải mèo thường mùa đông mới gieo trồng, nhanh phát triển. Rau cải đồng tự mọc tự nhiên. Rau cải này thường có vị đắng hơn các loại rau khác, và vị này là vị truyền thống của người Mường”.
Ba Khan - thiên đường có thật ở Hoà Bình
Thung lũng Ba Khan với khung cảnh thơ mộng và hoang sơ là điểm đến hấp dẫn của dân phượt.
Động Tam Hòa - Phú Lão
Nằm trong quần thể chùa Tiên Phú Lão - Động Tam Hòa
được xem là hang động hùng vĩ và kì ảo nhất. Tham gia tour du lịch Hòa
Bình để khám phá nét hùng vĩ nơi đây.
Chốn bình yên ở bản Mường - Giang Mỗ
Bản Mường - Giang Mỗ là khu bảo tồn sống của văn hóa
Mường Hòa Bình với nhiều nét nguyên sơ trọn vẹn, vừa chân thật, giản dị
vừa sống động và tinh tế.
Khu du lịch thác Thăng Thiên
Khu du lịch Thác Thăng Thiên được bao phủ bởi một
cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn màu xanh với rất nhiều loài động thực
vật phong phú.
Mai Châu - Hòa Bình, thung lũng đẹp làm ngẩn ngơ du khách
Mai Châu hiện lên giữa khung trời, nền núi với những màu sắc thiên nhiên rất đỗi hài hòa, say đắm biết bao con người.
Lũng Vân - Thung lũng mây ở Hòa Bình
Lũng Vân được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, một
trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình (Bi,
Vang, Thàng, Động).
Thung Nai - Hòa Bình
Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen
thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào,
khói bụi.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau nhà máy thủy điện Sơn La.
Độc đáo động Thác Bờ Thung Nai
Động Thác Bờ là điểm đến thú vị dành cho những du
khách thích khám phá trên hành trình du lịch Thung Nai với không gian
linh thiêng cùng những thạch nhũ kỳ ảo.
Động Tiên Phi - thắng cảnh đẹp ở Hòa Bình
Động Tiên Phi - một trong những di tich thắng cảnh
cấp quốc gia ở Hòa Bình. Tham gia tour du lịch Hòa Bình để khám phá vẻ
đẹp huyền bí của thắng cảnh này.
> Nhà máy thủy điện Hòa Bình> Lũng Vân - Thung lũng mây ở Hòa Bình
> Chốn bình yên ở bản Mường - Giang Mỗ
Khám phá những thác nước tuyệt đẹp ở Hòa Bình
Cửu thác Tú Sơn, Thung Nai hay Thác Pùng đều là những thắng cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà du khách không thể bỏ qua.
Tiết trời mùa thu mà vẫn nóng oi ả, chúng tôi quyết định rời Hà Nội
ngược lên Tây Bắc khám phá núi rừng, suối thác. Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ
phía Tây Bắc giáp Hà Nội có nhiều thắng cảnh đẹp. Đến với Hòa Bình
ngoài việc lang thang quanh các bản nhỏ ở Mai Châu, đi thuyền ngược sông
Đà… thì giờ đây du khách không thể bỏ qua những ngọn thác đẹp hoang sơ,
hùng vĩ ở mảnh đất này.Cửu thác Tú Sơn
Cửu thác Tú Sơn, cách trung tâm TP. Hà Nội hơn 60 km thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của huyện Kim Bôi.
Dòng nước mềm mại như dải lụa trắng ở khu Cửu thác Tú Sơn. |
Đỉnh núi Cửu thác Tú Sơn có độ cao trên 1.300 m. Từ đấy, những thác nước đổ từ độ cao xuống như những dải lụa trắng giữa núi rừng xanh thẳm. Như tên gọi, ở đây có chín ngọn thác lớn nhỏ với vẻ đẹp riêng.
Cuốn hút du khách ngay từ chân núi là dòng thác mang tên Âu Cơ. Dòng nước trắng trong đổ xuống quyện với nước hồ Lạc Long Quân, bên cạnh là tảng đá tròn như quả trứng khổng lồ trong sự tích Trăm trứng nở trăm con.
Bên cạnh đó lại có những dòng thác hùng vĩ, tung bọt trắng xóa đầy sức sống như thác Trượng Phu, thác Bạc… Có dòng thác hiền hòa, uốn lượn giữa các thảm cỏ và phiến đá trắng như thác Trải Chiếu, thác nàng Út Lót, hồ chàng Liêu… cho người ta cảm giác thanh bình.
Thác Thung Nai
Nhiều du khách đi Thung Nai thường thuê thuyền để lang thang trên sông Đà, nhưng ít người dừng thuyền để khám phá dòng suối Trạch và thượng nguồn của nó là một con thác còn nguyên sơ.
Những bạn trẻ khám phá và tắm mát ở thác nước tại Thung Nai. |
Thác ở thượng nguồn suối Trạch tuy không cao, nhưng rất thơ mộng, hai dòng nước trắng xóa đổ xuống từ vách núi đá tạo thành một khu hồ bơi lý tưởng.
Thác Pùng
Mai Châu giữa vùng núi rừng Hòa Bình dường như đã quen thuộc với du khách gần xa. Nhưng đến Mai Châu bây giờ, chúng ta còn có một điểm khám phá, vui chơi mới đó là thác Pùng thuộc bản Phùng, nằm cách thị trấn Mai Châu khoảng 25 km.
Dòng nước thác Pùng đổ xuống các mảng rêu, dương xỉ. |
Nhưng xe máy thì cũng chỉ tới được vị trí cách thác 3 km. Từ đây, chúng tôi phải gửi xe máy lại nhà dân trong bản để chinh phục quãng đường núi khá dốc và khó đi. Sau quãng đường thử thách lòng người ấy, chúng tôi cũng tới được thác.
Ngọn thác Pùng đổ từ độ cao gần 50 m xuống. Dòng nước chia thành nhiều nhánh chảy qua các mảng rêu xanh tạo thành cảnh sắc rất đẹp mắt. Những tia nước nhỏ li ti bắn ra khi dòng nước đổ xuống vách đá, mảng rêu làm cho ai nấy đều thích thú.
Thác Mu
Mùa hè vừa qua, thác Mu thuộc xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ đi phượt. Ngọn thác nằm ở độ cao trên 1.000 m thuộc đoạn đầu tiên của dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Những tầng thác Mu trong khu rừng già âm u. |
Nhưng đoạn đường 20 km từ Vụ Bản tới thác Mu (xã Tự Do) mới thực sự thử thách các tay lái. Do tuyến đường này rất khó đi và khá nhỏ nên phương tiện thích hợp nhất là xe máy.
Tới chân thác, ai nấy đều phải thốt lên trước vẻ đẹp kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này. Dòng nước trong xanh, mát lạnh cực lớn đổ xuống các mỏm đá thành từng tầng rất đẹp mắt.
Dọc theo con thác từ hạ nguồn lên tới thượng nguồn đều có những tán cây rừng âm u, mọi người có thể men theo đó để chinh phục từng tầng. Dưới chân thác có nhiều vùng nước xoáy tạo một cảm giác như trong bể sục mát-xa.
Một du khách nhỏ tập thiền trong hộc núi giữa thác. |
Nếu có thời gian ở lại xã Tự Do, du khách có thể đi cùng người dân bản địa để bắt cá suối. Những món ăn được chế biến từ cá suối tự nhiên đều rất ngon, rất đậm đà.
Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình
Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2011 | 3:27:56 Chiều
(HBĐT) - Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện
trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn
tại như những chứng nhân lịch sử.
|
Trong
quá trình cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ở tỉnh
Hoà Bình đã lần lượt hình thành 4 khu căn cứ địa cách mạng, nằm trong hệ
thống chiến khu Hoà – Ninh – Thanh, bao gồm:
- Khu căn cứ mường Khói và “ Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” tại huyện Lạc Sơn.
- Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong.
- Khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương ở huyện Đà Bắc.
- Khu căn cứ Mường Diềm ở huyện đà Bắc.
Cùng
với hoạt dodọng ở các khu căn cứ là phong trào đấu tranh cách mạng mà
dấu ấn còn để lại đến ngày nay, gồm các di tích lịch sử cách mạng.
Nhà tù Hoà Bình:
Địa
danh lịch sử này gắn liền với tên tuổi các chiến sỹ cách mạng như: Lê
đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Đức Tâm, Lê Quốc Thân, NGuyễn Văn
Hậu....Hoạt động trong Chi bộ nhà tù và các đồng chí Vũ Thơ, Vũ Đình
Bản, Phan Lang là cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ được cử lên Hoà Bình lãnh đạo,
tổ chức phong trào cách mạng ở Hoà Bình.
Di tích Nhà tù Hoà Bình hiện nằm ở suối Đúng, cách bờ trái sông Đà 300m, thuộc phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
Nhà
tù được xây dựng năm 1896 để giam giữ thường phạm. Đến năm 1943, thực
dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ Nhà tù Sơn La về đây giam giữ.
Những
năm 1943-1945, phong trào hoạt động cách mạng của Chi bộ Nhà tù do đồng
chí Lê Đức Thọ là Bí thư đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách
mạng ở Hoà Bình.
Di
tích Nhà tù Hoà Bình vừa là nơi ghi dấu tôi ác của thực dân, vừa là
nhân chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến
sĩ cách mạng Việt Nam. Di tích Nhà tù Hoà Bình đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia.
Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan
Trong
9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hoà BÌnh
đã có nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.
đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh và nhiều trận đánh oanh liệt diễn
ra dọc theo quốc lộ 6, đường 12, đường 21 và trên sông Đà.
Ngày
13 - 12 – 1951 tại dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Kỳ Sơn ( nay là
huyện Cao Phong), đã diễn ra một trận đánh quyết liệt. Trong trận đánh
này, anh Hùng Cù Chính Lan đã nêu một tầm gương chiến đấu dũng cảm làm
nức lòng quân dân cả nước - một mình dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng
Pháp. Địa điểm trận đánh và xác xe tăng bị anh hùng Cù Chính Lan tiêu
diệt đã trở thành di tích lịch sử và được Bộ VH-TT công nhận năm 1993.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam,
tương đài anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng trên đường số 6 đã được
khanh thành đúng nơi diễn ra trận đánh xưa, do hoạ sỹ Mai Chí Tẩu thực
hiện.
Tượng đài Triệu Phúc Lịch
Năm
1947, một trung đội du kích người Dao xã Toàn Sơn do Trung đội trưởng
Triệu Phúc Lịch lãnh đạo đã anh dũng chống trả sự tấn công của một đội
quân Pháp tại khu vực dốc Tra. Trong trận đánh này, Trung đội trưởng
Triệu Phúc Lịch đã anh dũng hy sinh. Tại khu vực diễn ra trận đánh ( Dốc
Tra, Toàn Sơn, Đà Bắc), nhà
nước đã cho xây dựng tượng đài Triệu Phúc Lịch. Tượng được xây dựng năm
1979, do họa sỹ Nắng Mai thể hiện.
Tượng đài có chiều cao hơn 3m, nằm ở sườn đồi bên phải đường lên thị trấn Tu Lý, được Bộ VH-TT công nhận di tích năm 1996.
Tượng đài Tây Tiến
Đầu
năm 1947, đoàn quân Tây Tiến (Trung đoàn 52) được thành lập có nhiệm vụ
phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao địch
ở thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất
Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến rất rộng, gồm vùng rừng
núi Tây Bắc Việt Nam
và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc, sang tận Sầm Nừa rồi vòng về qua
miền tây Thanh Hoá. Những nơi này lúc đó rất hoang vu và hiểm trở, núi
cao, sông sâu, rừng rậm, nhiều thú dữ. Sinh hoạt của những người lính
Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét
và trận mạc.
Tại
một ngọn đồi ở xóm Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện lạc Sơn ( Nơi đặt
Trạm Quân y Trung đoàn ), cách đây hơn 50 năm đã có hơn 200 chiến sỹ của
đoàn quân Tây Tiến nằm lại trong tiếng cồng thương tiếc của người dân
Mường Vang.
Năm
1991, huyện uỷ, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng tượng đài Tây Tiến để
tưởng niệm những chiến sỹ trong đoàn quân Tây Tiến đã hy sinh vì tổ
quốc. Trên tấm bia đá dựng ở chân tượng đài có khắc đoạn thơ trích từ
bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng nói về cái chết bi
tráng của những người lính Tây Tiến:
“Rải rác biên cương mùa viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Thăm di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại ( Lạc Sơn- Hòa Bình)
Ngày
hôm qua chủ nhật (25/10), lớp sử khóa 13 (1968-1972) Đại học tổng hợp
Hà Nội cũ (nay là Đại học xã hội nhân văn thuôc Đại học Quốc gia Hà Nội)
đã tổ chức chuyến thăm di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại thuộc xã Tân
Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là một trong số hang tiền sử thuộc Văn
hóa Hòa Bình nổi tiếng trên thế giới. Hang đã được xếp hạng di tích cấp
quốc gia và được xây dựng bảo tồn rất tốt. Hàng năm, Hang được hàng
ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm viếng và nghiên cứu.
Hai ảnh trên: Một góc Hang đá Xóm Trại. Ảnh: Vũ Xuân Bân
Điều đặc biệt là chính cựu sinh viên khoa sử khóa 13 Hà Hùng Tiến trong lần đi thực tập thám sát khảo cổ học năm 1968 đã phát hiện ra di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại và đến năm 1970 công bố trên tuần báo Văn hóa nghệ thuật.
Ông Hà Hùng Tiến (ngoài cùng bên phải) cựu SV khoa sử khóa 13 Đại học tổng hợp Hà Nội cũ là người đầu tiên phát hiện ra di tích lịch sử Hang đá Xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Đã nhiều năm nay, di tích lich sử Hang đá Xóm Trại được Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cũng là một trong những cựu sinh viên khoa sử khóa 13 Đại học tổng hợp Hà Nội cũ – người trực tiếp khai quật, nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí chăm lo bảo tồn Hang này.
Cuối năm 2014, TS Nguyễn Việt là một trong những người sáng lập “Câu lạc bộ Bạn của những người yêu mến Văn hóa Hòa Bình” đã đứng ra kêu gọi bạn bè và các nhà hảo tâm yêu mến Di sản dân tộc đóng góp hơn chục triệu đồng mua nguyên vật liệu và công thợ để khắc phục triệt để tình trạng đá lở và tu sửa lại ngôi am chùa đã bị đá rơi làm hư hại.
Ngôi am chùa tại hang đá Xóm Trại bị đá rơi làm hư hại đã được khôi phục
Nơi phát hiện dấu tích của người tiền sử cách đây 21000 năm
Di tích Hang đá Xóm Trại nằm ở trung tâm của vùng Mường cổ (Mường Vang- là một trong 4 Mường nổi tiếng ở Hòa Bình- “Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động”). Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, rẽ trái theo đường 12B khoảng 8km, rẽ trái theo đường liên xã đi Tân Lập khoảng 4km là đến di tích.
Hang đá Xóm Trại nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m quay theo hướng Đông hơi chếch Bắc 600, hang ăn sâu vào trong 13m; cửa hang cao 10m. Cửa có hình vòng cung trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang. Hang đá Xóm Trại là nơi tìm thấy vết tích nền văn hóa Hoà Bình vào loại sớm nhất lưu vực sông Hồng.
Có thể tìm thấy nhiều xương trong Hang đá Xóm Trại
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện tiếp hệ thống dấu mòn của hai tuyến đường ra vào hang của người nguyên thuỷ ở ngách hang phía bắc tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình).
Trước đó, di tích Hang đá Xóm Trại được đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật lần đầu vào tháng 7/1980. Hơn 30 năm với các cuộc khai quật lớn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng vạn hiện vật, bao gồm xương răng động vật các loại, vỏ ốc, hến, công cụ đá cuội được ghè đẽo cẩn thận quanh rìa tạo hình dáng ổn định… Ngoài ra còn hàng trăm mảnh gốm thô thu nhặt được tầng văn hóa và trên mặt hang. Chúng thuộc loại gốm thô dầy trang trí văn thừng có niên đại văn hóa Đa Bút cách nay 8-6 ngàn năm và hệ thống gốm thời đại kim khí cách nay trên 3 ngàn năm.
Bia "Anh linh thiên cổ tại" tại Đình Thượng, xóm Tân Thành, xã Yên Trị, huyên Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Trong di tích Hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm. Di tích của người xưa để lại còn có một số bếp lửa, trong đó rõ nhất là chiếc bếp được xếp bởi ba hòn đá lớn, khá đẹp và điển hình với đống tro tàn màu đỏ sậm. Các nhà khảo cổ học còn sang được các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu tới 180cm. Việc phát hiện ra lối đi cổ tại Hang đá Xóm Trại có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay như nói ở trên là một thành tự khoa học rất đáng chú ý ở đây, chứng tỏ phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học Vi tư liệu giúp chứng thực những điều vốn trước đây được coi như là không tưởng. Việc sang lọc được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của Hang đá Xóm Trại có thể hé mở về một nền nông nghiệp trồng lúa sơ khai ở thời Văn hoá Hoà Bình. Cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa hoàn toàn giải mã hết những bí ẩn lưu giữ tại hang đá Xóm Trại.
Đến hang đá Xóm Trại, chúng ta sẽ được trở về với cuộc sống của người Mường cổ xưa trong lòng hang đá. Đi theo lối đi cổ 21 ngàn năm tuổi, tay chạm vào những lớp vỏ ốc dày, khơi dậy trong ta trí tò mò và khát khao muốn khám phá. Lòng hang đá Xóm Trại khá rộng, phía trên, vòm hang chia thành ba ngăn, ngăn giữa cao nhất với hai hốc lõm vào như hai quả trứng gà khổng lồ dính liền. Phía dưới là một bãi đất đá lẫn với vỏ ốc khá bằng phẳng, nơi tìm được xương người có niên đại 17.000 năm, chúng ta sẽ được ngắm toàn cảnh "ngôi nhà" 2 vạn tuổi đã được tái hiện.
Đến với di tích Hang đá Xóm Trại, chúng ta sẽ có điều kiện tham quan tìm hiểu về không gian văn hoá dân tộc Mường và một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của thung lũng Mường Vang, một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hoà Bình. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh, thám hiểm độc đáo. Tiếc rằng tỉnh Hòa Bình chưa chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông đi vào khu di tích lịch sử nổi tiếng này để thu hút du khách trong nước và quốc tế./.
Du lịch Chùa Tiên
Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.
Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.
Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.
Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.
Chùa Tiên toạ lạc dưới chân núi Tung Sê trên một khu đất khá bằng phẳng có mặt tiền quay về hướng Đông Bắc. Theo truyền thuyết, Chùa Tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn với nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá. Trải qua năm tháng, ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998, bằng nguồn vốn trùng tu tôn tạo di tích của Bộ Văn hoá Thông tin và sự đóng góp của chính quyền và nhân dân trong xã, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo khang trang như ngày nay. Đến dâng hương tại Chùa Tiên, du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên các đức Phật các ước mong của mình.Phía sau Chùa Tiên ngay trong dãy núi Tung Sê, du khách sẽ được tới thăm danh thắng Động Tiên với nhiều điều kỳ thú. Đây là di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1989.
Bên cạnh giá trị khảo cổ, động Tiên còn là di tích có giá trị thẩm mỹ cao. Đi sâu vào bên trong, ta sẽ bắt gặp không gian đầy huyền thoại. Ngẩng đầu lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô, đông đúc căng chật hàng trăm, hàng ngàn khối nhũ đá rủ xuống. Chỗ thì vàng óng toả ra như một rừng hoa, chỗ thì trắng xoá, bầu thon như những viên ngọc; chỗ thì rực rỡ như một căn phòng với các chùm đèn trang trí. Các khối nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ, bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại và khá cân đối.
Nét đặc biệt ở động Tiên là quần thể các cột đá mọc lên từ nền hang, giữa phòng là một khối nhũ lớn, xung quanh là bạt ngàn các cột nhũ nhỏ như hội quần tiên ở rừng thệ đà đông đúc các vị La Hán, các Bồ Tát, các thanh văn quây quần bên nhau nghe đức Phật Như Lai giảng kinh. Tất cả đều lặng lẽ trang nghiêm, không xô bồ ồn ã. Không gian cũng tĩng mịch u huyền càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm. Và du khách càng ngắm, càng ngỡ như được đắm chìm vào tiên cảnh ấy. Và con người như được cảm thấy thanh cao hơn.Theo cungphuot.info
Vẻ đẹp nguyên thủy của chùa Hang (Hòa Bình)
(PGVN)
Cái tên “Văn Quang Động” ở đây rất có ý nghĩa, có thể cô đọng như sau: Tự nhiên đã bao dung với văn hóa. Văn hóa nương tựa vào tự nhiên. Từ đó, hình thành nên quần thể chùa Hang đã được xếp hạng di tích lịch sử ngày nay.
Một
chiếc chuông cổ đã được giới khảo cổ học Việt Nam tìm thấy và xác định
có từ thời Cảnh Hưng, tức thời vua Lê Hiển Tông trị vì (1740-1786).
Chiếc chuông là bằng chứng cho thấy, vào thế kỷ 18 Hang Chùa đã được khai thác, hang được biến thành chùa bởi những vị tu hành đạo cao, đức trọng. Đó cũng chính là chùa Hang nơi xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình ngày nay. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết.
Chiếc chuông là bằng chứng cho thấy, vào thế kỷ 18 Hang Chùa đã được khai thác, hang được biến thành chùa bởi những vị tu hành đạo cao, đức trọng. Đó cũng chính là chùa Hang nơi xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình ngày nay. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết.
Khoảng sân trước cổng chính nhà chùa
Giếng Tam Linh. Giếng nước xưa ngay khoảng sân trước cổng chính nhà chùa từng quanh năm đầy nước, theo nguồn nước tự nhiên trong lòng núi...
Càng về trưa, trời lại thêm ấm áp.
Nắng rải khắp các nẻo đường, phủ vàng vùng núi đồi lân cận nhìn từ lưng
chừng núi Chùa Hang. Từ dưới sân chùa trước cổng chính, qua từng nấc
thang đá lên tới “sân” chùa, nắng len lỏi qua tán cây lấp lánh mỗi bước
chân người về với chùa Hang một sáng thứ 7 cuối tuần.
Hai bên hành lang lối cầu thang đá nhân tạo dẫn lên chùa chính, qua chừng 20-30 bậc thang, cây cối um tùm, lác đác đá chen chân nâng đỡ những cây nguyên sinh tán lá bạc sắc thời gian.
Hai bên hành lang lối cầu thang đá nhân tạo dẫn lên chùa chính, qua chừng 20-30 bậc thang, cây cối um tùm, lác đác đá chen chân nâng đỡ những cây nguyên sinh tán lá bạc sắc thời gian.
Toàn cảnh không gian núi chùa Hang nhìn từ "Hang Một"
Qua những nấc thang cuối, một khuôn
viên bán sơn với vách núi to sừng sững ngay trước mặt. Chếch tầm mắt
ngay phía bên phải là Cửa Đức Ông, theo lối đi bên phải cách Cửa Đức Ông
vài chục mét là gian Thờ Mẫu. Phía bên trái lối lên chính, đi chừng mấy
chục bước chân, khuất tầm mắt sau sườn núi đá là gian Chính điện Tam
Bảo. Ngay sát hông gian Chính điện là gian thờ Chúa (thờ Tam Vị Chúa Mường). Tất cả đều ở… trong
hang.
Những vòm hang núi tự nhiên đã tồn tại
hàng trăm năm nay. Dễ thấy trong từng hang, như nơi gian thờ Tam Vị Chúa
Mường, những nét nguyên sơ của thạch nhũ tự nhiên, với kiến trúc nguyên
bản thiên nhiên tạo khá đẹp mắt.
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan
Cũng theo Giáo sư Sử học Lê Văn Lan: “Không
khó để thấy dấu vết của người nguyên thủy từng có mặt nơi này, cách đây
ít cũng 10 ngàn năm về trước. Những nghiên cứu khảo cổ của chúng tôi
cho thấy, người nguyên thủy từng sinh sống ở những hang nơi nhà chùa khi
nay. Một vài dấu tích đặc trưng khai thác được, cho thấy thực phẩm
chính họ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là ốc, loài sinh vật sống ở các
nguồn suối quanh thung lũng ở đây.
Rất nhiều vỏ ốc, từ hai loại chủ yếu là ốc Dài và ốc Tròn. Những vỏ ốc để lại, trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm trở thành những tầng văn hóa khảo cổ học, đã vôi hóa, và dần trở thành hóa thạch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy không ít những dụng cụ sinh hoạt thô sơ, là những vật chứng cho thấy một tầng văn hóa đầu tiên của người xưa tại nơi đây.
Rất nhiều vỏ ốc, từ hai loại chủ yếu là ốc Dài và ốc Tròn. Những vỏ ốc để lại, trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm trở thành những tầng văn hóa khảo cổ học, đã vôi hóa, và dần trở thành hóa thạch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy không ít những dụng cụ sinh hoạt thô sơ, là những vật chứng cho thấy một tầng văn hóa đầu tiên của người xưa tại nơi đây.
Đến thời Trung cổ, những tao nhân
mặc khách, những nhà tu hành đức hạnh vân du khắp mọi nơi đã đặt chân
đến nơi này. Và sớm nhất, những tư liệu để lại, chúng ta có được chiếc
chuông cổ từ thời Cảnh Hưng - thời vua Lê Hiển Tông. Chuông cổ ghi rõ
“Niên hiệu Cảnh Hưng”, là bằng chứng cho thấy Hang Chùa sớm được khai
thác từ những vị tu hành vân du đến nơi đây. Hang từ đó có tên rất đẹp
là: Văn Quang Động!
Một phần Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo, hàng chữ nghĩa tiếng Việt là "Văn Quang Động"
“Văn Quang”, là ánh sáng từ văn
hóa, văn minh, văn học… Ánh sáng từ văn minh, văn học này khi được đặt
tên thành địa danh của cái “Động” (tức là hang), trở thành ba chữ “Văn
Quang Động”. Đó là, văn hóa đã hòa nhập làm cho thăng hoa, làm cho đẹp
đẽ thêm những giá trị tự nhiên vốn là hoang vu và vẫn là nguyên thủy từ
thời một vạn năm trước”.
Cái tên “Văn Quang Động” ở đây rất có ý
nghĩa là như vậy. Hay, chúng ta có thể cô đọng như sau: Tự nhiên đã bao
dung với văn hóa. Văn hóa nương tựa vào tự nhiên. Từ đó, hình thành nên
quần thể chùa Hang đã được xếp hạng di tích lịch sử ngày nay. Giáo sư
Lan nhấn mạnh.
Những hình ảnh vẻ đẹp nguyên thủy chùa Hang xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình:
Gian Chính điện Tam Bảo
Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo
Góc đỉnh mái mặt trước gian Tam Bảo
Cửa đức Ông
Gian thờ Mẫu
Toàn cảnh nhìn từ bên trong gian thờ Tam Vị Chúa Mường
Cầu thang đá dẫn lên chùa nhìn từ dưới lên...
...và nhìn từ trên xuống.
Ngọn núi thiêng hùng vĩ sừng sững mờ ảo như cây thần bút tỏa ánh hào quang. Núi có động gọi là động Văn Quang, động có chùa Thanh Lam thờ Phật và đền thờ Thổ thần. Động có muôn vàn thạch nhũ, thạch nhũ nào cũng đẹp linh lung, kỳ ảo. Có đề bài thơ dịch nghĩa là:
Đây động Văn Quang giữa hùng quan
Ngàn đồi muôn núi tỏa hòa quang
Bên chùa, bên động ngời ánh phúc
Đặt bút đề thơ tựa núi non.
Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ (1955-1975), động này là nơi đặt cơ sở chỉ huy, cất giấu kho
bạc và vũ khí trang bị của quân đội, góp phần vào chiến thắng chung của
cả nước.
… (* trích dẫn nội dung từ bia đá
giới thiệu đặt trước cổng lối chính dẫn lên chùa bên tay trái. Người
viết có chút biên tập lại, mong Bạn đọc từng thực tế thăm quan chùa
Hang, đã biết nội dung từ bia đá hoan hỷ đón nhận).


Nét đẹp tự nhiên của "Cây trong đá"
Nét đẹp tự nhiên của "Cây trong đá"
Thường Nguyên
Hang Muối (Hòa Bình) – Di tích khảo cổ học cấp quốc gia
Thứ năm, 27/12/2012 | 00:26 GMT+7
Nền
hang lồi lõm do quá trình thám sát khai quật. Nền hang cao hơn mặt
ruộng khoảng 2m. Giữa hang có một tảng đá khá lớn, các nhà khoa học nhận
định rằng có thể tảng đá này rơi xuống trước khi người nguyên thuỷ đến
đây cư trú.
Tháng
9/1963, đội khai quật của Vụ Bảo tồn - Bảo tàng thuộc Bộ Văn hoá đã
tiến hành khai quật đợt 1, tháng 6 và 7 năm 1965, Viện Bảo tàng lịch sử
Việt Nam tiến hành khai quật lần thứ 2 phần còn lại của di tích hang
Muối vực chưa được nghiên cứu của các lần trước đây, nhằm bổ sung
hiện vật cho công tác nghiên cứu và trưng bày trong cuộc chỉnh lý tiến
hành vào năm 1966. Đây là một trong những cuộc khai quật đầu tiên có quy
mô tương đối lớn của ngành khảo cổ học nước ta về Văn hoá Hoà Bình từ
sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Quá
trình thám sát, khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy sự cấu tạo của tầng văn hoá rất dầy (đến 1,70m); phát hiện
thấy hai hố đất mùn (hố rác) bếp nguyên thuỷ và một số hiện vật rất lớn
(hơn 900 hiện vật); và 2 mộ táng, điều đó chứng tỏ rằng đây là một di
chỉ cư trú của người nguyên thuỷ.
Kết quả cuộc khai quật xác định di tích hang Muối thuộc nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 10.000 đến 7.000 năm cách ngày nay.
Di
vật thu được ở hang Muối khá phong phú, gồm nhiều loại hình khác nhau
như: Công cụ ghè đập; Công cụ chặt thô; Rìu ngắn; Rìu dài; Rìu mài
lưỡi; Công cụ hình đĩa; Công cụ hình hạnh nhân; Công cụ nạo nhỏ; Công
cụ chày; Bàn nghiền; Công cụ cắt khía;<> Hòn ghè; Hạch đá; Công cụ mũi nhọn; Mảnh tước; Hòn cuội nguyên và phế liệu; Công cụ xương; Mộ táng; Bếp.../.
Nguồn : Tin tức Du lịch
Thăm hang động Đầm Đa, Hòa Bình
Nguồn: SGTT
| ||
Cập nhật: 31/03/2010, 08:50:48
| ||
Tỉnh
Hoà Bình vốn nổi tiếng với các địa danh du lịch như Mai Châu, công
trình thuỷ điện sông Đà, suối nước khoáng Kim Bôi… Tuy nhiên, vẫn còn
một địa danh có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú cùng những di tích lịch sử
lâu đời vẫn chưa được nhiều người biết tới – khu thắng cảnh Đầm Đa.
Đầm
Đa, còn được gọi là cụm di tích chùa Tiên, đã được Nhà nước công nhận
là di tích lịch sử văn hoá. Đây đồng thời cũng là một di chỉ khảo cổ cấp
quốc gia với nhiều dấu tích của người Việt cổ ở động Tiên, hang Hồ
(động Người xưa).
Quanh
đây bao gồm các đền chùa như đền Trình (hay còn gọi là Quán Trình), đền
Mẫu, chùa Tiên… thờ những nhân vật trong truyền thuyết như Mẫu Âu Cơ,
Mẫu Long, Quan Hoàng Bảy, Quan Hoàng Mười, Cô Chín, Tam Toà Thánh
Mẫu…Tới Đầm Đa, du khách có cơ hội tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu – tín
ngưỡng bản địa từ xa xưa.
Ngoài những giá trị về văn hoá - lịch sử, Đầm Đa còn
là một vùng đất có nhiều hang động thiên nhiên mang vẻ đẹp tuyệt mỹ.
Động Tam Toà, động Thuỷ Tiên, động Cung Tiên, động Hoàng Mười, động Cô
Chín… thật khó có thể kể hết tên các hang động đã được phát hiện tại nơi
đây. Cửa vào các hang động này hầu hết đều nằm ở lưng chừng các núi gần
kề nhau, nên du khách phải trải qua một hành trình leo núi hơi vất vả
nhưng khá thú vị để tới thăm từng nơi.
Những khối thạch nhũ trong các hang động ở Đầm Đa như
những dòng thác đang tuôn chảy, khơi dậy trong trái tim lữ khách xúc
cảm ngỡ ngàng đến kinh ngạc bởi nét đẹp kỳ vĩ mà tinh tế.
| ||
|
Về dưới mái đá làng Vành
Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2011 | 3:06:46 Chiều
(HBĐT) - Những bậc thềm phủ kín cỏ dại và rêu
xanh dẫn chúng tôi lên với mái đá làng Vành. Cả không gian sống của cư
dân văn hoá Hoà Bình có khung niên đại tuyệt đối từ 17.000- 8.000 năm
cách ngày nay hiện lên sinh động ngay trước mắt chúng tôi qua những lớp
trầm tích của kỷ đệ tứ trên vách đá và lớp vỏ ốc dày gần 4 m dưới đáy
hang.
|
Đứng
trước cửa mái đá, có thể phóng tầm mắt ra khắp thung lũng bằng phẳng
phía trước bà con nông dân tấp nập tích cực sản xuất vụ mùa. Xa xa là
con sông Khị bốn mùa ăm ắp nước tưới cho vựa lúa Mường Vang. Nơi đây
thực sự phù hợp là nơi cư trú lâu đời của người Mường cổ.
Nằm
ở phía cực tây của dãy núi Trắng, thuộc địa phận xóm Vành, xã Yên Phú
(Lạc Sơn), “Mái đá làng Vành” là di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc
nền văn hoá Hoà Bình. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia, rất có
giá trị lịch sử và khoa học. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quốc Khánh –
Phó giám đốc Bảo tàng Hoà Bình nhấn mạnh: “Di tích Mái đá làng Vành có
nhiều hiện vật đa dạng và phong phú, cùng với sự bố trí của các hiện vật
trong tầng văn hoá đã cho thấy đây là di tích khảo cổ học quan trọng.
Di tích có giá trị cao trong công tác nghiên cứu khoa học và tham quan
về một nền văn hoá thời tiền sử “Văn hoá Hoà Bình”.
Theo
những tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, di tích mái đá làng Vành được
nhà khoa học M.Colani phát hiện và khai quật vào năm 1929 trong đợt
điều tra khảo cổ học khu vực núi đá vôi phía nam của tỉnh. Khai quật di
chỉ mái đá làng Vành đã thu được 951 hiện vật các loại. Bên cạnh công cụ
ghè đẽo đã thu được một số lượng rất lớn công cụ mài gồm đục, công cụ
mài lưỡi, rìu mài toàn thân, viên đá có khoét lỗ và vòng đá. Kết quả
nghiên cứu khai quật được công bố năm 1930 cho thấy di tích mái đá làng
Vành thuộc nền văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000-
8.000 năm cách ngày nay. Do đó, mái đá làng Vành được xếp vào giai đoạn
trung gian của văn hoá Hoà Bình.
Sau
hơn 80 năm được khai quật, hiện nay, mái đá làng Vành vẫn còn bảo vệ,
lưu giữ được một tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều
những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Toàn bộ dãy núi đá trắng và phần cực
tây khu vực mái đá làng Vành vẫn còn được giữ nguyên trạng.
Mái
đá làng Vành là một mái đá khá rộng và thoáng mát, cửa rộng 30 m, sâu
18 m, vòm trần cao 10 m, thấp dần về phía trong. Mặt bằng mái đá cao hơn
mặt ruộng xung quanh khoảng 5 m. Toàn bộ phần có vết tích tầng văn hoá
được chiếu sáng tự nhiên, cửa quay về hướng tây nam. Tầng văn hoá ở đây
do được tiếp nhận nhiều ánh sáng nên độ gắn kết khá bền vững. Trước đây,
ngay sát cửa mái đá có một cây đa cổ thụ và thung lũng rộng với cây cối
rậm rạp, thuận lợi cho người Mường cổ cư trú. Kết quả khai quật cho
thấy tầng văn hoá ở đây cũng giống như hang núi đá, mái đá được cấu tạo
bởi đất sét vôi cùng với các vỏ nhuyễn thể, vỏ trai, ốc núi tạo thành.
Mỗi tầng văn hoá là những tàn tích sau bữa ăn của người Hoà Bình cổ.
Đồng thời, các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ đã phản ánh
một quá trình phát triển kỹ nghệ cuội ở Việt Nam.
Đồ đá chiếm số lượng lớn nhất trong sưu tập của mái đá làng Vành, là tư
liệu chủ yếu tìm hiểu đặc trưng của nền văn hoá như rìu hình tam giác,
rìu ngắn, rìu mài lưỡi, rìu có vai mài lưỡi, rìu mài toàn thân, chày,
bàn nghiền, hòn kê đập, vòng đá…. Bàn mài được làm bằng sa thạch mịn,
hình dáng không ổn định có vết mài lõm cong ở một hoặc hai mặt đôi khi ở
rìa cạnh. Điều đặc biệt là đã tìm thấy ở di tích mái đá Làng Vành 3
tiêu bản vòng đá được làm từ đá xanh chu vi gần tròn được khoét lỗ ở
giữa hai mặt thông nhau. Vòng đá rất hiếm trong di chỉ văn hoá Hoà Bình.
Di tích Mái đá làng Vành không được trùng tu, trông giữ nên đang bị bỏ hoang và xâm phạm.
Ở
di tích Mái đá làng Vành, các nhà khoa học cũng đã khai quật được nhiều
di vật gốm. Bên cạnh những loại gốm thông thường, đáng chú ý là ở đây
đã tìm thấy một mảnh đáy gốm. Đây là một mảnh đáy tròn, có hình trứng,
phần đáy được dập hoa văn chằng chịt, đáy dày 10 mm, mảnh gốm này mang
ký hiệu của Bảo tàng lịch sử LS 19438/529. Ngoài ra, ở di tích này còn
tìm thấy các mảnh của hộp sọ, vết than tro, các hòn đá bị nung chứng tỏ
là bếp sinh hoạt và gần đó có mộ táng.
Với
những giá trị lịch sử và khoa học quý giá của di tích, Mái đá làng Vành
đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Di tích văn hoá cấp
quốc gia” vào năm 2004. Bắt đầu từ năm 2005, lễ hội Khai hạ của người
dân Yên Phú được phục dựng gắn với di tích Mái đá làng Vành tạo thành lễ
hội xuống đồng được tổ chức 3 năm 1 lần vào ngày mồng 7 tháng giêng
hàng năm (theo lịch của người Mường). Lễ hội được tổ chức vừa bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vừa góp phần tôn vinh giá trị
của di tích.
Đáng
tiếc là ngoài lễ hội xuống đồng, gần như di tích Mái đá làng Vành đang
bị bỏ quên. Sau khi được cấp bằng công nhận “Di tích văn hoá cấp quốc
gia”, khu di tích Mái đá làng Vành mới được xây dựng thêm một đoạn đường
đi ngắn lên mái đá. Do không có kinh phí nên hiện nay, di tích không có
người trông nom, coi giữ và đang bị bỏ hoang. Đã có thời điểm người dân
đổ xô xúc đất mùn trong hang mang về bón ruộng. Trao đổi với chúng tôi
về vấn đề này, chị Bùi Thị Thanh – cán bộ văn hoá xã Yên Phú cho biết:
“Cách di tích Mái đá làng Vành không xa là các di chỉ hang Trại, hang Đá
Lý, hang Dúng, Mái đá Đa Phúc, chùa Khộp, đình Vành, chùa Rả…. Các di
chỉ này hợp thành một cụm di tích chạy dọc thung lũng Mường Vang nên rất
thuận lợi cho việc hình thành tuyến tham quan, du lịch, khám phá. Tuy
nhiên, trước khi có thể phát triển mái đá làng Vành thành một địa điểm
du lịch thì địa phương rất mong muốn được chính quyền các cấp, ngành
quan tâm đầu tư sửa sang, bảo vệ, tôn tạo để lưu giữ và phát huy giá trị
di tích Mái đá làng Vành”.
Đứng
dưới vòm hang mát lạnh, lặng lẽ ngắm nhìn các lớp trầm tích trên vách
đá và vốc đầy tay những chiếc vỏ ốc suối có niên đại hơn 10.000 năm để
cảm nhận được mạch nguồn sự sống âm thầm chảy cùng thời gian. Về với Mái
đá làng Vành để có cảm giác như đang tìm về nguồn cội. Chúng tôi luyến
tiếc rời mái đá - rời ngôi nhà xưa của tổ tiên với một suy nghĩ day dứt:
nếu không có sự quan tâm, trùng tu và bảo vệ kịp thời thì chỉ một thời
gian ngắn nữa thôi cỏ dại sẽ che kín cửa hang và di tích Mái đá làng
Vành sẽ chỉ còn trong ký ức!
Dương Liễu
10 món ăn đặc sản không thể quên của Hòa Bình
Miền núi Hòa Bình nổi tiếng bởi phong
cảnh núi rừng vừa hoang sơ kì vĩ, vừa nên thơ hữu tình. Những du khách
đã từng một lần thăm thú Hòa Bình đều không khỏi trầm trồ ngỡ ngàng và
ấn tượng sâu sắc bởi hương vị đậm đà quyến rũ của những món ăn mang đậm
nét đặc trưng vùng Tây Bắc nơi đây.
1. Cơm lam
Chắc các bạn đã biết, Hòa Bình nổi tiếng
có loại gạo nương vô cùng dẻo thơm. Đó chính là bí quyết để tạo nên sức
hấp dẫn của món cơm lam này. Gạo nếp nương được ngâm qua đêm cho mềm,
trộn lẫn với cùi dừa thái sợi, lèn thật chặt vào trong ống nứa để khi
chín cơm còn nguyên hình hạt gạo. Ống để làm cơm lam được cắt dài khoảng
30 phân, nứa còn tươi để giữ được mùi thơm đặc trưng và hương vị. Khi
nén gạo vào ống, người ta sẽ bỏ thêm một chút nước cốt dừa, sau đó nút
ống lại bằng mía hoặc lá chuối, rồi nướng trong khoảng 2 tiếng trên bếp
củi, dậy mùi thơm nghĩa là cơm đã chín tới rồi.
Chẻ qua lớp vỏ cháy bên ngoài, rồi tách từng phần vỏ sao cho còn giữ được lớp màng lứa bao bọc những hạt cơm bên trong, bạn sẽ ngất ngây với mùi vị và hương thơm tinh tế của đặc sản miền sơn cước.
2. Thịt trâu nấu lá lồm
Món ăn này của người Mường ở Hòa Bình rất
phổ biến vì được ưa thích. Thịt trâu đem thui, cạo sạch sẽ sau đó, đem
bung cho mềm. Khi thịt đã chín tương đối thì thái miếng nhỏ hơn, cho vào
nồi đất hầm kĩ. Lá lồm (một loại lá chua) giã nhỏ và tấm gạo cho vào
nồi hầm chung với thịt trâu. Cứ giữ lửa cho đến khi gạo tấm nở và sánh
lại là được. Thịt trâu hầm xong nhừ kĩ, ngấm vị chua lá lồm và hương
gạo, khá dễ ăn.
3. Lợn mán thui luộc
Lợn mán đặc sản Hòa Bình
được nuôi thả tự nhiên, sau khi cắt tiết sẽ được đem thui vàng, thui
đến đâu cạo sạch lông đến đó, rồi đem rửa sạch. Người ta xẻ thịt lợn cho
vào luộc lửa liu riu cho đến khi vừa chín tới, thái thật mỏng, bày trên
lá chuối rừng. Đĩa thịt nóng hôi hổi dậy mùi thơm ngon chấm với muối
rang và hạt dổi nướng giã nhỏ sẽ khiến bạn ngất ngây bởi vị ngọt của
thịt và lớp da giòn béo ngậy, hòa quyện trong hương vị nồng nồng của hạt
dổi và vị đậm đà của muối rang.
4. Thịt lợn rừng xiên nướng
Thêm một lựa chọn hấp dẫn nữa từ thịt lợn
Mường. Sau khi thui lợn thật vàng, người ta chọn những phần thịt ngon
nhất thái miếng rồi đem tẩm ướp rất nhiều loại gia vị khác nhau: muối,
ớt bột, hồi, giềng, sả, lá móc mật, gừng, nghệ, dấm … tùy vào lượng
thịt. Chờ sau khoảng 15-20 phút cho gia vị đã ngấm đều, thịt được xiên
que và đem nướng cho tới khi chảy hết mỡ ngấy, vàng ruộm, dậy mùi thơm.
ón ăn sẽ càng tuyệt vời hơn khi ăn kèm cùng với xà lách, rau sống bên
một chén rượu cần.
5. Rau rừng đồ
Rừng núi Hòa Bình có vô vàn loại lá cây
rừng ăn được mà người dân gọi là rau. Những loại này khá dễ kiếm ở đây:
rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả
quạnh… Tất cả đều là nguyên liệu cho món rau đồ. Món này khá đơn giản,
chỉ cần hái rau, đem rửa sạch rồi đem đồ khoảng 30 – 40 phút là được.
Rau đồ ăn chung với bánh dày làm từ gạo
và sắn cùng thứ nước chấm lạ lạ của người bản xứ. Chỉ vậy thôi mà thu
hút bao người. Do các loại lá có nhiều vị nên thử món này, khách sẽ cảm
nhận được đủ hương vị đắng, cay, ngọt, bùi và thơm thảo khác nhau. Đây
cũng là điểm đặc biệt và quyến rũ nhất.
6. Măng đắng
Măng đắng là sản vật của vùng miền núi
phía Bắc, măng mọc quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa. Người ta
có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn tùy vào sở thích của
từng người, có thể xào mẻ, luộc, hầm, hay đặc biệt là nướng – đối với
những người sành ăn. Chọn những mầm măng mới nhú nướng cho đến khi quắt
lại, bóc dần từng bẹ, chấm với hỗn hợp nước chấm gồm muối, ớt, mắc khén,
lá tỏi và tỏi giã nhỏ, sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm khó
quên về hương vị.
7. Ong rừng xào măng
Ong rừng và măng rừng là một sự kết hợp
hoàn hảo cho món ăn của bạn. Dịp lý tưởng nhất để thưởng thức món ăn này
ở Mai Châu là vào độ cuối hè, khi những người dân bản mang những tổ ong
rừng to như chiếc rổ con về, vừa để chế biến thuốc, vừa để làm những
món ăn đặc sản khiến người ta mê mẩn.
Những con ong non béo tròn múp míp sau khi lấy ra khỏi tổ được rửa qua bằng nước lạnh để ráo, đảo đều qua hành mỡ đã phi thơm cho đến khi ngả màu vàng thì bắc ra bỏ vào đĩa. Măng xào cho chín rồi mới bỏ ong đã xào vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Vị béo ngậy thơm lừng của ong non lẫn với vị chua cay của măng và ớt, vị hăng hăng của củ kiệu muối ăn kèm sẽ khiến bất cứ ai nếm thử sẽ nhớ mãi không quên.
8. Xôi nếp nương Mai Châu
Vẫn là gạo nếp nương nổi tiếng dẻo thơm,
sau 4-5 tiếng được ngâm và để ráo nước sẽ được bỏ vào xửng, đặt lên trên
nồi đã bỏ vừa lượng nước, đậy kín rồi đun cách thủy. Khoảng 1 tiếng
kiểm tra thấy hạt xôi chín dẻo là ăn được. Đây là món ăn được đồng bào
nấu nhiều vào những ngày lễ tết, ngày hội xuống đồng, mừng lúa mới.
9. Thịt lợn muối chua
Dường như thịt lợn ở Hòa Bình luôn có
cách chế biến độc đáo. Cũng vẫn là lợn, nhưng thịt lợn muối chua lại cho
ta cảm giác thưởng thức cả cây cỏ và vị rừng do cách làm khá độc đáo.
Lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa,rải một
lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lợn lên, cứ một lần
xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối.
Thịt lợn không phải cứ thế cho vào mà phải được ướp với men lá rừng cùng gạo rang giã nhỏ khoảng một tiếng. Sau đó, người ta đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. Món này khi ăn nghe vị chua chua nhẹ nhẹ do men lá, thịt còn ngậy, dai, mặn vừa và thơm gạo quyện vào. Thịt lợn muối chua – món ngon Hòa Bình thường ăn kèm với các loại lá rừng của riêng đất này.
10. Cá sông Đà nướng
Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất
nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể
làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá
nướng đồ. Từng con cá tươi roi rói từ sông lên được thọc các que nhỏ,
dài từ miệng xuống đuôi. Sau đó, cá còn được kẹp bằng tre ở ngoài để
không bị gãy, rơi khi chín. Tiếp đó, từng xiên cá ấy được đưa lên bếp
nướng thơm.
Cá nướng dù đã ngon nhưng không ăn ngay mà được cho thêm muối, gói vào lá chuối rồi đồ lên. Khi cá được mang ra, mùi thơm rất đặc biệt, không chỉ là mùi của than ấm, mùi của thịt cá ngọt tươi mà còn thoang thoảng hương chuối, hương tre của rừng và đậm đà vị mặn mà đơn sơ của muối.
Thanh Xuân
Ẩm thực của người Mường ở Hòa Bình
06 Tháng Mười 2014 - 19:26:22
- Độc đáo ngôi nhà sàn của người Mường Bi, Hòa Bình
- Nghề dệt và nét tinh hoa trên trang phục của người Mường
- Cồng chiêng trong đời sống dân tộc Mường
(VOV5)
- Văn hóa ẩm thực của người Mường được tạo lên từ những món ăn đơn
giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối như món rau đồ, món
cá suối, món thịt lợn. Ngày nay những món ăn đặc trưng này vẫn được cộng
đồng người Mường Bi ở Hòa Bình chế biến trong bữa cơm hàng ngày hay
trong mâm cỗ ngày lễ tết.
Món cá suối nướng của người Mường Vang. Ảnh: baohoabinh |
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Từ những sản vật của núi rừng, ngọn rau, con cá, hay hạt lúa trồng trên nương người Mường Bi ở Hòa Bình biết chế biến thành những món ăn cực kỳ hấp dẫn mang hương vị đặc biệt của núi rừng. Trong bữa ăn hàng ngày, đầu tiên phải nhắc tới món rau đồ. Chị Bùi Thị Diên cho biết khí hậu ở Hòa Bình mát mẻ hiền hòa, là điều kiện phù hợp để trồng các loại rau củ quả, nhất là rau cải. Chị Bùi Thị Diên cho biết: “Chọn nhiều loại rau như rau đu đủ, rau cải mèo, nếu cho thêm rau lá lốt, rau cải đồng thì mùi rất thơm. Rau cải mèo thường mùa đông mới gieo trồng, nhanh phát triển. Rau cải đồng tự mọc tự nhiên. Rau cải này thường có vị đắng hơn các loại rau khác, và vị này là vị truyền thống của người Mường”.
Trong
món rau đồ của người Mường có lá cây đu đủ nên trong vườn nhà nào cũng
trồng loại cây này. Hoa, lá hom, quả non của cây đều được sử dụng để chế
biến tạo ra vị đắng cho các món ăn. Về cách chế biến, các loại rau sau
khi rửa sạch, được thái nhỏ, trộn đều thêm một ít hoa chuối thái mỏng,
rồi đồ lên bằng chõ gỗ. Nước đun sôi, lúc đó mới cho rau vào chõ gỗ để
đồ. Sau khoảng 15 phút, khi ngửi thấy mùi thơm của các loại rau, đặc
biệt là lá lốt, có nghĩa là rau đã chín: “Rau được đồ chín bằng hơi nên
không nát. Đây là món ăn bình thường. Người ta đi rẫy hái rau về làm
món ăn hàng ngày luôn”.
Món
rau đồ được ăn kèm mới nước chấm ớt lòng cá. Nước chấm được làm khá cầu
kỳ, là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu đầy màu sắc: màu vàng của gừng,
màu đỏ của ớt, cà chua, màu xanh của thì lá hành lá, màu trắng của mẻ.
Anh Bùi Văn Hai cho biết: “Món rau đồ quen thuộc gồm cả các loại lá trên
rừng là những lá thuốc. Khi lấy về chế tạo thành món ăn là rau đồ và
chấm với lòng cá rất là ngon. Những vị đắng mỗi một loại có khác nhau.
Hoa chuối có vị chát, rau đu đủ có vị đắng, các loại ngọt đắng chát kết
hợp với nhau rất là ngon”.
Rau
đồ là món ăn trong bữa cơm hàng ngày của người Mường. Còn trên mâm cỗ
cúng vào ngày giỗ, ngày lễ tết của người Mường không thể thiếu món cá.
Món cá được chế biến thành nhiều món nhưng món cá đặc trưng của người
Mường được gọi là ốt đồ. Cá được ướp với nhiều loại gia vị như muối,
tiêu, gừng giã nhỏ. Củ xả, ớt thái thật nhỏ, gừng giã nhuyễn được trộn
lẫy với nhau rồi nhồi vào bụng cá. Nồi cá hấp được đun trên bếp củi liu
riu tỏa ra mùi thơm của cá, của xả quyện lẫn với mùi khói bếp tạo nên
một sự hấp dẫn đặc biệt. Ông Bùi Văn Khẩn cho biết: “Món cá thông thường
người ta cho vào lá ốt lên, cho đồ cách thủy, bọc trong lá chuối. Con
cá tượng trưng con cá biết bơi, biết lội, biết chìm, biết nổi”.
Cạnh
món cá hấp thơm ngon, món thịt lợn luộc của người Mường cũng thơm ngon
không kém. Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ.
Khách thưởng thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của thịt lợn, giòn của
bì và mỡ, mùi thơm của lá chuối, hương thơm của hạt dổi và vị đậm đà
của muối rang.
Người
Mường thường sử dụng lá chuối để bày các món ăn. Ông Bùi Văn Khẩn lý
giải: “Các thức ăn đều cho vào lá chuối. Lá chuối thì lấy lá ở ngọn. Tổ
tiên ngày xưa chắc là nghèo khổ dùng lá gói, bọc thức ăn nên đến giờ
phong tục đó vẫn còn. Thịt để trên lá chuối có mùi thơm, dễ xếp mâm cỗ
hơn. Để trên lá chuối ai thích ăn món nào cũng dễ”.
Mâm
cỗ thường bày trên mẹt có lót lá chuối đã hơ lửa và người Mường thường
gọi là cỗ lá. Trên mỗi mẹt lá bày đủ các món nướng, luộc, hấp và được
sắp xếp rất đẹp mắt. Thưởng thức cỗ lá, khách phương xa cảm nhận được
tình cảm mộc mạc, chân thành thông qua cách bày cỗ, cảm nhận được lễ
giáo, phép tắc thông qua cách ngồi, cách ăn… của người Mường. Cỗ lá là
nét tinh túy trong ẩm thực của người Mường, chứa đựng ân tình của con
người đối tổ tiên, với đất, trời, núi rừng./.
Món ngon Hòa Bình: Hoang sơ và đơn giản
20/11/2012 11:17 GMT+7
Ẩm
thực Hòa Bình nằm trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa các dân
tộc miền núi Tây Bắc. Đến thăm Hòa Bình bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng
thức những món ăn khá đơn giản, mang dấu ấn hoang sơ của người dân nơi
đây.
Lợn thui luộc
Thịt lợn muối chua
Măng chua nấu thịt gà
Chả cuốn lá bưởi
Món cá nướng đồ
Thịt trâu nấu lá lồm
Cơm lam
Xôi các màu
Măng đắng
Rau rừng đồ
Canh Loóng
Nước chấm ớt
Rượu cần
Theo Vietq
Lợn thui luộc
Lợn
thả rông được thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó rồi rửa sạch
trước khi mổ lấy phần nội tạng. Không rửa lại nước mà chỉ lấy lạt giang
buộc treo lên cho ráo máu. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không bị
ôi thiu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt
độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới đem ra thái mỏng, bày trên lá chuối
rừng tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo ra hương vị thơm
ngon.
Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng
giã nhỏ. Khách du lịch thưởng thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của
thịt lợn, giòn của bì và mỡ, mùi thơm của lá chuối, hương vị của hạt
dổi, đậm đà của muối rang. Mỗi khi ăn xong không ai có thể quên được.Thịt lợn muối chua
Thịt
lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ thời
gian khoảng 60 phút. Sau đó lấy lá chuối rừng hơ trên lửa, lau sạch rồi
lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới
của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối
rang sau đó xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang
với muối. Sau đó đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang
bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. Khi khách du lịch thưởng thức món
thịt lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua
của men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này
thường được ăn với các loại lá rừng.
Măng chua nấu thịt gà
Gà
nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi mổ bỏ phần
nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua (măng muối
càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30 phút cho ngấm
hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần quanh bếp củi than
khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ rắc thêm một ít hạt dổi
nướng giã nhỏ. Món này khi ăn, thịt gà, măng chua, hạt dổi được quyện
với nhau.
Chả cuốn lá bưởi
Thịt
lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt làm
đôi, cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre
nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa
mỏng mơn man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Khi khách
du lịch cắn miếng chả, lá bưởi thơm giòn, gãy mảnh lẫn vào thịt săn vàng
làm tiêu tan sự ngấy, chỉ còn lại mùi thơm, khi nuốt miếng chả rồi còn
lại cảm giác tê tê đầu lưỡi.
Món cá nướng đồ
Một
số loại cá như: cá diếc, cá trê, cá chép... thường được đem nướng thơm.
Trước khi nướng, cá được thọc các que nhỏ dài qua miệng xuống bụng,
xuống tận đuôi cá rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào cho cá khỏi rơi, gãy. Cá
nướng được đem rắc muối, gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn.
Thịt trâu nấu lá lồm
Thịt
trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng
nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm (một loại lá chua), nêm
một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh
thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây là món ăn
phổ biến của người Mường Hoà Bình.
Cơm lam
Cơm
lam được làm bằng cách bỏ gạo nếp vào ống nứa tươi non, đổ nước xâm xấp
sau đó đem nướng trên lửa. Cơm chín với vị thơm của hạt gạo quyện với
mùi thơm tự nhiên của nứa tươi khiến du khách khó lòng quên một món ăn
vùng Tây Bắc. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản của khách
sạn, nhà hàng ở nhiều nơi trong nước, không chỉ riêng ở Hoà Bình.
Xôi các màu
Người
ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu
đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi
xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi
nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là món ăn dân
tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.
Măng đắng
Măng
ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới nhú
khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Khi
bóc bẹ ra, thân măng trắng muốt, nuột nà.
Muốn có món
măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú lấy củi nướng cho
đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo
gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ
cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của
ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏi
cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.
Rau rừng đồ
Rau
rừng đồ được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm rất nhiều
loại như: Rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa
chuối, quả quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 30-40 phút. Khách
du lịch thưởng thức món ăn này bằng cách ăn rau rừng đồ chấm với loại
nước chấm đặc biệt, qua đó sẽ cảm nhận được hương vị đắng, chát, cay,
ngọt, bùi của món ăn.
Canh Loóng
Đây
là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng.
Cây chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ bóp với
muối sau đó thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30 phút. Sau
đó rắc vào một ít hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái mảnh trước
khi ăn.
Nước chấm ớt
Ớt nướng
giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn
rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt. Đây là nước
chấm cổ truyền của người Mường. Món này dùng để chấm thịt luộc rất ngon.
Rượu cần
Rượu
cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh
bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống,
khách du lịch chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng
chai vào đầy bình, vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình
rượu bao giờ cũng đầy. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên
nhau, cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất của rượu cần,
cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, tràn ngập không khí hội hè.
Theo Vietq
Nhận xét
Đăng nhận xét