Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ132

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải

Những bí ẩn lâu đời luôn thu hút sự chú ý của nhiều người hiếu kì, và càng được quan tâm hơn nữa khi lời giải dần được hé mở.

1. Nguyên nhân của thảm họa nổ khinh khí cầu Hindenburg

Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Vụ tai nạn xảy ra vào năm 1937 đã kết thúc kỉ nguyên của khinh khí cầu. Chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Tổng thống Đức dưới chế độ Hitler là Hindenburg bốc cháy trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ). 35 người đã thiệt mạng trong tổng số 97 người lên tàu. Được biết, trước khi bị cháy, chiếc Hindenburg định hạ cánh để tránh cơn giông nhưng thảm kịch đã xảy ra.
Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Đến năm 2013, nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn mới được công bố chính thức. Các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai nạn của chiếc khinh khí cầu huyền thoại này, đó là sự tĩnh điện. Các chuyên gia đã cho rằng con tàu đã bay vào một đám mây tích điện dẫn đến cháy, nổ.

2. Đội quân 50.000 người của vua Cambyses biến mất

Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Khoảng năm 524 trước công nguyên, đội quân 50.000 người của vua Cambyses được lệnh tiến về Thebes nhưng đã biến mất không vết tích. Nhiều lời đồn đại tung ra cho rằng đội quân này đã bị vùi trong bão cát sa mạc. Nguyên nhân thật sự bị chôn vùi hàng thế kỉ.
Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Tuy nhiên sự thật được sáng tỏ khi nhà Ai Cập học Olaf Kaper trình bày phát biểu của mình. Ông cho biết ngay từ thế kỉ 19 người ta đã bắt đầu tìm kiếm đạo quân này, khó có thể tin được một đạo quân đông đúc lại biến mất không dấu vết. Olaf Kaper cho rằng đội quân Ba Tư này trên đường hành quân đã bị phiến quân nổi loạn do Petubastis III cầm đầu. Tiếp đến Petubastis chinh phục Ai Cập và trở thành Pharaoh. Darius I, vị vua của Ba Tư đã chấm dứt triều đại của Petubastis và để cứu vãn danh tiếng cho vua Cambyses, ông đã tung tin đạo quân 50.000 người năm đó bị mất tích trong sa mạc.

3. Sự biến mất của nền văn minh Nazca

Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Nền văn minh Nazca là vấn đề tranh cãi của giới khoa học trong nhiều năm trời. Sự biến mất của họ trong những năm 500 sau công nguyên, những bức vẽ cực lớn để lại trên các cao nguyên đá… luôn là một thách thức đầy bí ẩn.
Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Ngày nay các nhà khoa học chứng minh được nền văn minh Nazca tự diệt vong. Hứng chịu hậu quả từ hiện tượng El Nino và nạn phá rừng khiến lương thực thiếu hụt trầm trọng.

4. Tại sao thành phố cổ Palmyra được xây dựng trong sa mạc

Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Palmyra là một trong những thành phố cổ nổi tiếng với số dân lên đến 100.000 người. Điều đáng nói là tại sao Palmyra có thể tồn tại ở nơi sa mạc với khí hậu khắc nghiệt như thế?
Những bí ẩn nổi tiếng trong lịch sử đã có lời giải
Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy thực chất khu vực này không phải là sa mạc mà vốn là một thảo nguyên khô cằn với những thảm cỏ ngầm giữ nước mưa ở dưới lòng đất. Nước mưa từ đó lại chảy về các con lạch và sông ngòi mà người Ả-rập gọi là “wadi” (ốc đảo). Cư dân thành phố Palmyra cổ đại cùng nhiều ngôi làng gần đó đã dự trữ nước mưa trong đập nước và bể chứa phục vụ quá trình chăn nuôi, trồng trọt, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm ổn định và ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra trong thời gian hạn hán.
Cập nhật: 19/03/2015 Theo Tin nhanh Việt Nam

Sáng tỏ những hình vẽ bí ẩn ở Trung Quốc

Những cấu trúc bí ẩn vừa được công cụ Google Maps phát hiện trên khu vực thuộc sa mạc Gobi ở Trung Quốc rất có thể là điểm tựa để vệ tinh do thám định hướng.
Trong vài ngày qua, báo chí, từ chính thống tới phi chính thống, phỏng đoán rằng đó có thể là những địa điểm thử vũ khí hạt nhân, bản đồ đường phố ở Washingtn D.C, TP. New York, hay thậm chí đó là những thông điệp của người ngoài hành tinh.
Nhưng có vẻ những hình vẽ đó được sử dụng để các vệ tinh do thám của Trung Quốc định hướng. Đây là ý kiến của kỹ sư Jonathon Hill ở ĐH Bang Arizona – nơi điều khiển nhiều camera được sử dụng trong các sứ mệnh sao Hoả của NASA. Hill nghiên cứu những hình ảnh trên bề mặt sao Hoả do robot thăm dò và vệ tinh gửi về, cũng như dữ liệu thu thập bởi các công cụ bay quanh trái đất của NASA.
Những cấu trúc bí ẩn vừa được công cụ Google Maps phát hiện trên khu vực thuộc sa mạc Gobi ở Trung Quốc rất có thể là điểm tựa để vệ tinh do thám định hướng.
Những cấu trúc bí ẩn vừa được công cụ Google Maps phát hiện trên khu vực thuộc  sa mạc Gobi ở Trung Quốc rất có thể là điểm tựa để vệ tinh do thám định hướng.
Hệ thống những vạch trắng theo đường zic zag trong 2 bức ảnh – kỳ lạ nhất trong số các cấu trúc trên sa mạc – là những mục tiêu của vệ tinh do thám. Các camera vệ tinh tập trung vào những cấu trúc rộng khoảng 1km và dài khoảng 2km này để định hướng trong vũ trụ.
Trung Quốc lâu nay vẫn được biết là đang vận hành các vệ tinh trinh thám, và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, vẫn đang làm như vậy.
Những vạch trắng rộng khoảng 20m tạo nên những cấu trúc đó không được làm từ kim loại phản chiếu như nhiều trang tin nói. “Có thể các đường vạch được sơn chứ không phải từ bột trắng hay phấn để tránh bị gió thổi bay”, Hill nói.
Các mục tiêu định hướng có kích thước lớn hơn bình thường, cho thấy những camera vệ tinh đang được sử dụng để xác định mục tiêu có độ phân dải mặt đất thấp.
Một hình ảnh kỳ lạ khác được chụp cách đó không xa cho thấy một cấu trúc gần giống cánh đồng đá Stonehenge. “Có thể khẳng định tương đối chắc chắn đó là mục tiêu cho các thiết bị radar vệ tinh”, Hill nói. “Vì lượng tín hiệu radar gửi về mặt đất phụ thuộc vào mức độ gồ ghề của bề mặt, nên có thể họ đang thử nghiệm tạo ra những khu vực quanh mặt phẳng đủ gập ghềnh để che giấu một phần mặt phẳng”.
Nói một cách khác, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị radar để gửi tín hiệu về mặt đất tại mục tiêu xác định, và xác định lượng tín hiệu radar gửi trở lại những thiết bị đó từ các máy bay chiến đấu, cũng như lượng tín hiệu bị những vật mấp mô trên mặt đất được sắp xếp theo cấu trúc tương tự cánh đồng đá Stonehenge cản trở đến mức nào.
Từ khi những bức hình đầu tiên về các hình vẽ trên sa mạc Gobi được phát tán, độc giả của trang blog Gizmodo đã phát hiện thêm một số cấu trúc thú vị khác nữa ở Trung Quốc...
Từ khi những bức hình đầu tiên về các hình vẽ trên sa mạc Gobi được phát tán, độc  giả của trang blog Gizmodo đã phát hiện thêm một số cấu trúc thú vị khác nữa ở Trung Quốc...
Từ đây, các chuyên gia radar của nước này có thể biết cách tránh để các hoạt động quân sự của nước này bị vệ tinh của nước ngoài phát hiện, cũng như tìm ra cách phát hiện những mục tiêu che giấu ở nước khác. Tuy nhiên, những bề mặt làm từ kim loại sẽ làm tăng lượng tín hiệu radar trở lại mặt đất và khiến việc che giấu hoàn toàn trở nên rất khó khăn.
Từ khi những bức hình đầu tiên về các hình vẽ trên sa mạc Gobi được phát tán, độc giả của trang blog Gizmodo đã phát hiện thêm một số cấu trúc thú vị khác nữa ở Trung Quốc. Theo Hill, một trong những cấu trúc như thế có vẻ là một địa điểm thử nghiệm vũ khí, có thể là để thử các chất nổ. Một cấu trúc khổng lồ khác trông giống mạng lưới anten Yagi. Những thiết bị như thế này có thể được sử dụng vào nhiều mục đích, như theo dõi thời tiết và nghiên cứu tầng khí quyển trên cao.
Cập nhật: 17/11/2011 Theo Livescience, Đất Việt

Giải mã những tiếng ầm ì bí ẩn từ lòng đất

Người dân ngôi làng nhỏ Woodland (Durham - Anh) hầu như đêm nào cũng phải nghe thấy những tiếng ầm ì bí ẩn kỳ lạ phát ra từ lòng đất.
Những tiếng ầm ì từ lòng đất – còn được biết đến với cái tên “Taos hum” (Tiếng ầm Taos), bắt nguồn từ trường hợp đáng chú ý đầu tiên tại ngôi làng Taos của nước Mỹ – thường nghe giống như tiếng của một động cơ diezel chạy không tải, đôi khi còn mạnh như những tiếng nổ làm cho đồ đạc trong nhà phải rung lắc. Hiện tượng bí ẩn trên theo thời gian vẫn thường nảy sinh tại nhiều khu vực khác nhau trên khắp thế giới.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và giả thuyết khác nhau giải thích cho hiện tượng này – những thử nghiệm bí mật của chính phủ, hội chứng ảo giác tập thể hay tiếng động nảy sinh từ những quá trình kiến tạo dưới lòng đất v.v… Có điều tất cả những giả thuyết trên hoặc chưa được chứng minh rõ ràng, hoặc không thể lý giải cho mọi trường hợp.
Ngôi làng Taos nhỏ bé tại Mỹ đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới sau khi xuất hiện những tiếng động kỳ lạ
Ngôi làng Taos nhỏ bé tại Mỹ đã trở nên nổi tiếng
toàn thế giới sau khi xuất hiện những tiếng động lạ
Từ hơn hai tháng qua, tất cả 300 người dân ngôi làng Woodland gần như không ngủ yên vì những tiếng ầm lớn phát ra từ lòng đất trong suốt vài tiếng vào ban đêm. Âm thanh giống như tiếng một động cơ ôtô chạy không tải này liên tục phát ra từ nửa đêm cho đến tận 4 giờ sáng. Tiếng động mạnh và khó chịu đến nỗi tất cả đều cảm thấy bất an, không thể ngủ yên giấc.
Trên thực tế, những âm thanh có tần số thấp như vậy là chuyện không phải quá hiếm – chúng được nghe thấy tại nhiều nơi trên thế giới từ Mỹ, Bắc Âu, New Zealand, Anh, Thụy Sĩ v.v… Nhưng trường hợp nổi tiếng được biết nhiều nhất từ trước tới giờ đã xảy ra tại một ngôi làng của người da đỏ có tên Taos (bang New Mexico, Mỹ) từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Sau 3 năm liên tục nhận được sự phản ánh của người dân, Quốc hội Mỹ đã nhìn nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng, nên đã giao nhiệm vụ cho một phái đoàn chuyên gia tới đây để tìm hiểu. Trước các nhà chức trách, người dân địa phương đã thi nhau phàn nàn về những triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, chảy máu cam, đau đầu vì tiếng ầm kỳ lạ. Tuy nhiên, các chuyên gia cuối cùng đã không thể tìm ra nguồn gốc của âm thanh bí ẩn trên.
Woodland là trường hợp tương tự gần nhất mới được ghi nhận. Người dân tại đây còn chia nhau tổ chức canh gác nhằm tìm ra nguồn gốc âm thanh. Khi tất cả mọi nỗ lực tìm hiểu đều bất thành, chính quyền địa phương đã phải báo cáo lên chính phủ để nhờ giúp đỡ. Tiếng ầm trong lòng đất tại Woodland khác với nhiều trường hợp trước đây, đều được tất cả mọi người nghe thấy rất rõ. Trong khi, theo như tờ “Daily Telegraph”, tại khu vực này không có bất cứ một cơ sở công nghiệp, luyện kim hay hầm mỏ nào có thể gây ra những âm thanh tương tự. Theo một số người dân địa phương, tiếng động này được nghe rõ hơn tại một số ngôi nhà, có cảm tưởng như chúng xuyên qua các bức tường từ bên ngoài, nén vào tai.
Ngôi làng nhỏ Woodland
Ngôi làng nhỏ Woodland (Durham - Anh)
Khoa học cho tới giờ vẫn chưa thể giải thích một cách toàn diện về nguồn gốc của những âm thanh bí ẩn trên. Chuyên gia về âm học David Baguley từ Bệnh viện Addenbrooke (Cambridge) cho rằng, có ít nhất 1/3 trường hợp xảy ra có thể xác định được nguyên nhân tiếng ầm. “Đó có thể là một chiếc tủ lạnh, một chiếc quạt công nghiệp hay một tổ hợp máy công nghiệp nặng nào đó từ nhà máy bên cạnh” – Baguley giải thích. Chẳng hạn như “tiếng ầm Kokomo” tại thị trấn Kokomo (bang Indiana) xuất phát từ một nhà máy tại địa phương của Hãng Chrysler. Năm 2005, sau một thời gian dài nghiên cứu hiện tượng tại Taos, giới khoa học chỉ nhận định đây rất có thể là một trường hợp ảo giác tập thể kỳ lạ tác động lên màng nhĩ, ngoài những cư dân địa phương là người da đỏ, những người khác lại không nghe thấy âm thanh này. Tuy nhiên, nguyên nhân tiếng ồn tại Woodland hiện giờ vẫn còn là một bí ẩn.
Năm 1998, khoa học đã chứng minh được rằng, trái đất luôn phát ra một âm thanh nhỏ tần số thấp mà tai chúng ta không thể nhận biết. Rất có khả năng âm thanh trên đôi khi lại tăng về cường độ khiến con người nhận biết được. Một vài nhà khoa học cho rằng, tiếng ầm trên có liên quan đến những quá trình kiến tạo địa chất, chẳng hạn như các chuyển động kiến tạo hay chuyển động của các dòng magma phía dưới lớp vỏ mỏng của trái đất. Có một giả thuyết được cho là chính xác đối với hiện tượng xảy ra tại khu vực bờ biển phía Thái Bình Dương của Bắc Mỹ.
Năm 2009, người ta xác định được tiếng ầm từ lòng đất tại đây trên thực tế là từ dưới nước, hình thành khi những con sóng khổng lồ va vào đáy biển. Khi hai con sóng với tần số gần nhau có hướng di chuyển ngược va chạm vào nhau, chúng tạo ra một con sóng mang năng lượng của mình ở dưới đáy biển. Khi đó nảy sinh một đợt rung động thường xuyên với tần số gần 10 milihertz. Rung động này ở các tần số siêu thấp và hạ âm (tương ứng từ 0 milihertz đến 3 hertz, và từ 3 đến 20 hertz) có khả năng không chỉ lan truyền dưới nước mà còn tới đất liền.
Tại một vài trường hợp khác, các nhà khoa học đã đổ lỗi thủ phạm cho chương trình nghiên cứu cực quang tần số cao của Mỹ (HAARP), chương trình tương tự “Sura” của Nga, hay hoạt động của các tàu ngầm sát khu vực bờ biển v.v… Nhưng vẫn còn không ít trường hợp, giới chuyên gia hoặc là không thể xác định nổi nguyên nhân, hoặc là chỉ đưa ra những giả thuyết phỏng đoán không thể chứng minh.
Cập nhật: 15/12/2011 Theo Báo Mới 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét