Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

DƯ LUẬN XÃ HỘI 37

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phe cánh ông Giang Trạch Dân bị bao vây ráo riết trong tuần qua (22-28/5)

Tuần trước (ngày 22 – 28/5/2016), phe cánh ông Tập Cận Bình đã ráo riết bao vây gia đình ông Giang Trạch Dân; Trong thời khắc nhạy cảm, ông Bí thư Ban Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn ẩn thân hơn một tháng, hành động khiến ngoại giới nghi ngờ ông Vương Kỳ Sơn đang chuẩn bị có hành động đặc biệt quan trọng (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Tuần trước (ngày 22 – 28/5/2016), phe cánh ông Tập Cận Bình đã ráo riết bao vây gia đình ông Giang Trạch Dân; Trong thời khắc nhạy cảm, ông Bí thư Ban Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn ẩn thân hơn một tháng, hành động khiến ngoại giới nghi ngờ ông Vương Kỳ Sơn đang chuẩn bị có hành động đặc biệt quan trọng (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Tuần trước (ngày 22 – 28/5/2016), Tập Cận Bình và những cộng sự của ông đã ráo riết bao vây gia đình Giang Trạch Dân. Mạnh tay siết chặt các tử huyệt chân rết của Giang, gây áp lực đối với các Ủy viên Thường vụ tay chân còn lại của phái Giang…
Ngày 23/5, ông Tập Cận Bình đi khảo sát ở Hắc Long Giang, dừng chân đầu tiên ở thị trấn Y Xuân, khu vực có công trình trồng rừng trọng điểm quốc gia. Trước đây truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về tình trạng vi phạm kỷ luật của bà Giang Trạch Huệ (em gái Giang) và ông Vương Cương (thân tín của ông Giang) trong thời gian phụ trách hệ thống lâm nghiệp. Đây là địa bàn lợi ích của bà Giang Trạch Huệ.
Ngày 24/5, ông Tập Cận Bình đi lên đảo Bolshoy Ussuriysky ở vùng biên giới Nga – Trung Quốc khiến dư luận quan tâm đến tội bán lãnh thổ Trung Quốc cho Nga của ông Giang Trạch Dân. Khu vực này bị quân đội Nga chiếm cứ vào hơn 80 năm trước, được trao trả về Trung Quốc năm 2008. Theo thông tin, ông Giang Trạch Dân từng muốn bán một nửa khu vực này cho Nga.
Ngày 27/5, tại buổi họp lãnh đạo tỉnh Hắc Long Giang, ông Tập chia sẻ tâm trạng không hài lòng về cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước vùng đông bắc, cho rằng khu vực này đang gặp nhiều khốn khó và mâu thuẫn xã hội mạnh là có nguồn gốc từ vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước vào cuối thập niên 90, thời ông Giang Trạch Dân còn nắm quyền.
Ngày 23/5, quan trường Thượng Hải tuyên bố cử phái Tổ Kiểm tra Kỷ luật kiểm tra Ủy ban Giao thông thành phố Thượng Hải, địa bàn của ông Giang Miên Khang (con trai ông Giang Trạch Dân) phụ trách. Cùng ngày, truyền thông chính thống Trung Quốc đưa tin, trong hệ thống thương mại của gia tộc nhà Giang có 10 người bị cách chức, 3 người bị điều tra.
Ngày 24/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố “cần thúc đẩy cạnh tranh công bằng trên thị trường, hạn chế tư nhân tham gia vào các lĩnh vực điện lực, bưu chính viễn thông, giao thông, dầu khí, y dược, giáo dục”. Các lĩnh vực giao thông, dầu khí và giáo dục xưa nay là địa bàn lợi ích của gia tộc ông Giang Trạch Dân, người con trưởng Giang Miên Hằng của ông Giang được xem là “Đại vương Viễn thông”, còn hệ thống giáo dục do người tình Trần Chí Lập của ông Giang khống chế từ lâu.
Ngày 25/5, báo Quân đội Trung Quốc nhắc lại sai phạm chính trị nghiêm trọng của ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng liên quan đến “thực hiện quyết định của Đảng, giữ bí mật của Đảng, và vấn đề trung thành với Đảng”.

Có thể thấy, những thông tin do truyền thông chính thống Trung Quốc tập trung nhắm vào tội trạng của phe phái ông Giang Trạch Dân được đẩy mạnh dần từ vấn đề kinh tế đến vấn đề chính trị.

Ngày 25/3, “thái tử Đảng” Thái Tiểu Tâm có bài viết “Có con rồng trong quân đội” đăng trên Weibo bị bắt phải gỡ bỏ. Trước đó, ngày 23/5, có thông tin từ truyền thông Trung Quốc hải ngoại đưa tin, ông Thiếu tướng Liêu Dương Tuấn, cựu Phó Tư lệnh Quân khu tỉnh Quý Châu bị bắt. Ông này là em của ông cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần Liêu Tích Long. Vì thế dư luận nghi ngờ “con rồng trong quân đội” mà Thái Tiểu Tâm đề cập chính là ông Liêu Tích Long.
Hệ thống Hậu cần trong Quân đội Trung Quốc là địa bàn trọng điểm trong tội ác mổ cướp nội tạng Pháp Luân Công. Ông Liêu Tích Long nhờ theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công mà được thăng tiến. Năm 2002 trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, là nhân vật chủ chốt trong tội ác mổ cướp nội tạng tại địa bàn này.
Ngày 27/5, ông Phó Bí thư Thượng Hải là Trường Trần Dần được nhậm chức Phó Thị trưởng Thượng Hải thay thế ông Ngải Bảo Tuấn ngã ngựa vào tháng 11 năm ngoái. Ngày 25/5, truyền thông Trung Quốc hải ngoại đưa tin, ông Hàn Chính, Bí thư Thượng Hải, được điều về Chính phủ, người lên thay có thể là ông Tôn Chính Tài – Bí thư Trùng Khánh; còn ông Thị trưởng Thượng Hải Dương Hùng sắp nghỉ hưu. Theo tin từ truyền thông Hồng Kông, ngày 1/5 ông Hàn Chính đã có báo cáo gửi Bộ Chính trị Trung Quốc đề nghị được nghỉ hưu vào sau Đại hội 19 vào năm tới… Có thể thấy, hàng loạt dấu hiệu cho thấy phe cánh ông Giang Trạch Dân ở Thượng Hải đã thất thủ.

Ông Tân Tử Lăng, Đại tá quân đội đã nghỉ hưu cho rằng, cuộc đấu Tập – Giang đã “đến hồi quyết định”, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã hoàn thành xong điều tra về ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Ngày 26/5, tại tòa nhà Rayburn, Hạ viện Mỹ đã tổ chức thảo luận “Thảm họa nhân quyền Trung Quốc và trách nhiệm của kẻ bức hại”. Tại thảo luận, có 10 học viên Pháp Luân Công đã kể lại quá trình họ bị bức hại tra tấn và kêu gọi trừng phạt hung thủ đứng đầu là ông Giang Trạch Dân. Các học viên đưa ra danh sách hơn 200 kẻ tham gia bức hại tàn nhẫn gửi đến Chính phủ Mỹ, Ủy ban về vấn đề Trung Quốc (CECC), Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Giang Miên Hằng bị giam lỏng và con số tham ô khổng lồ của gia tộc họ Giang

Thời gian gần đây, ông Tập Cận Bình đang tập trung toàn lực để thanh trừng phe cánh của ông Giang Trạch Dân, tình hình tham ô 'khủng' của gia tộc họ Giang cũng đã bị chính quyền ông Tập nắm rõ. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Thời gian gần đây, ông Tập Cận Bình đang tập trung toàn lực để thanh trừng phe cánh của ông Giang Trạch Dân, tình hình tham ô 'khủng' của gia tộc họ Giang cũng đã bị chính quyền ông Tập nắm rõ. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Thời gian gần đây, lãnh đạo đương nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung toàn lực để thanh trừng phe cánh của ông Giang Trạch Dân, nhiều sự cố liên tiếp xảy ra với gia tộc họ Giang, dự báo những “hổ to hơn” sẽ sớm bị xử lý.
Theo thông tin điều tra của Đại Kỷ Nguyên, ông Giang Miên Hằng đang bị giam lỏng tại một địa điểm bí mật ở ngoại ô Thượng Hải. Chính quyền ông Tập Cận Bình đã nắm được tình hình tham ô khủng khiếp của gia tộc họ Giang, một con số nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Giang Miên Hằng bị giam lỏng ở ngoại ô

Người khai thác thông tin của Ban Kỷ luật Thượng Hải gần đây đã tiết lộ với Đại Kỷ Nguyên rằng, chính mắt nhìn thấy ông Giang Miên Hằng, con trai cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bị giam lỏng tại một địa điểm bí mật ở vùng ngoại ô Thượng Hải. Mục đích bắt ông này được cho là để khai thác tình hình tài chính chi tiết của gia tộc họ Giang.
Người tiết lộ thông tin chia sẻ, qua điều tra đã nắm chắc được tình trạng tham ô của gia tộc nhà Giang, một con số khủng khiếp đến nỗi có thể nuôi sống toàn dân Trung Quốc trong vài năm. Suốt bao năm qua, vô số doanh nghiệp Trung Quốc thường xuyên phải “dâng lễ” cho gia tộc này, mỗi lần hơn trăm triệu Nhân dân tệ là chuyện bình thường.
Trước đó, những thông tin xấu liên quan đến ông Giang Miên Hằng không ngừng được phanh phui. Gần cuối tháng Ba vừa qua, luật sư nhân quyền Trịnh Ân Sùng ở Thượng Hải cũng chia sẻ thông tin ông Giang Miên Hằng đã bị quản thúc.
Vừa qua, ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc tiết lộ, cuộc đấu Tập – Giang đã đến giai đoạn quyết chiến, việc điều tra tội tham ô của gia tộc ông Giang Trạch Dân đã hoàn thành.
Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) đưa tin, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã gặp ông Giang Miên Hằng vào ngày 14/5 vừa qua, yêu cầu ông này phải khai báo công khai gia sản cá nhân và gia tộc. Thông tin còn cho biết, ngày hội âm nhạc thường niên của ông Giang Trạch Dân hiện đã bị cấm không cho tổ chức; ông Giang Trạch Dân vừa bị trúng gió trong lúc đang xem tài liệu.
Mới đây, truyền thông Hồng Kông còn đưa tin, có khoảng 1500 người thân của giới quan to Trung Quốc bị hạn chế xuất cảnh và yêu cầu phải khai báo tình hình quốc tịch, hộ chiếu, gia sản… Trong danh sách này có 42 người thân của các ông: Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lý Trường Xuân, Giả Khánh Lâm, Hạ Quốc Cường, Ngô Quan Chính. 17 người đã nhận được lệnh cấm.
Ngày 30/5, Hội nghị Khoa học và Công nghệ “3 trong 1” đã được tổ chức ở Bắc Kinh với sự tham gia của 6 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có ông Tập Cận Bình và Trương Cao Lệ. Tại hội nghị, 78 Viện sĩ Viện Khoa học và Công nghệ đã ký một lá thư chung gửi ông Tập Cận Bình yêu cầu bỏ phong tỏa Internet, để Trung Quốc được chia sẻ thành quả nghiên cứu khoa học của quốc tế. Việc này làm cho vụ bê bối xây dựng hệ thống tường lửa của cha con ông Giang Trạch Dân lại bị chú ý.
Những năm qua, địa bàn lợi ích của ông Giang Miên Hằng như China Mobile, China Netcom, Học viện Khoa học Trung Quốc… liên tục bị càn quét. Những tâm phúc của ông này như Ngải Bảo Tuấn (Phó Thị trưởng Thượng Hải), Thường Tiểu Binh (Chủ tịch China Telecom), Mã Hiểu Đông (Phụ trách Dự án lá chắn vàng Golden Shield)… đều đã bị bắt.

Con số tham ô khủng khiếp của gia tộc họ Giang

Trong thời kỳ ông Giang Trạch Dân còn nắm quyền, chỉ trong vài năm, ông Giang Miên Hằng đã xây dựng được “vương quốc viễn thông” khổng lồ, đồng thời còn thâu tóm mọi dự án lớn ở Thượng Hải. Vì vậy ông Miên Hằng được mệnh danh là “Đệ nhất tham quan Trung Quốc”. Một số vụ án tham ô lớn nhất ở Trung Quốc có liên quan đến ông ta như: vụ án Chu Chính Nghị, Lưu Kim Bảo, Vương Duy Công, Hoàng Cúc, Chiêu Cô… Đây là những vụ án mà tội tham ô lên đến con số… ‘thiên văn’.
Gần đây, trang “Sự vụ Trung Quốc” tiết lộ, ông Giang Trạch Dân có tài khoản bí mật trị giá 350 triệu Đô la Mỹ ở ngân hàng Thụy Sĩ; đã mua một biệt thự tại Bali, Indonesia vào năm 1990 với giá trị 10 triệu Đô la Mỹ.
Ngoài ra, ông Lưu Kim Bảo, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông (BOCHK) đã khai báo ở trong tù rằng, vào tháng 12/2005, ngân hàng thanh toán quốc tế tại Thụy Sĩ đã phát hiện một khoản tiền hơn 2 tỷ Đô la Mỹ không có chủ nhân. Khoản tiền này là do ông Giang Trạch Dân chuyển ra nước ngoài vào trước Đại hội 16 để chuẩn bị đường rút lui.
Ngày 7 – 9/4, Tổng thống Thụy Sĩ Johann Schneider-Ammann khi trả lời phỏng vấn về chuyến thăm Trung Quốc đã cho biết, ông sẽ tăng cường hợp tác và đối thoại với Bắc Kinh trong công tác chống tham nhũng. Vì tình trạng Thụy Sĩ được cho là thiên đường trốn thuế, phía Thụy Sĩ cũng cho biết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về người nước ngoài có tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ cho chính phủ các nước.
Ngoại giới mong đợi, cùng với công tác “đả hổ” chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình, tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ của gia tộc họ Giang sẽ được đưa ra ánh sáng.

Ông Tập đang âm thầm chuẩn bị cho trận đánh lớn

Vừa qua, ông Vương Kỳ Sơn lại “ẩn thân” từ ngày 21/4 đến ngày 30/5 mới xuất hiện tại Hội nghị Đổi mới Khoa học công nghệ Quốc gia, thời gian “ẩn thân” kéo dài 40 ngày. Trong tuần cuối cùng này, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã xử lý hai quan to: ông Dương Chấn Siêu, Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy ngã ngựa ngày 24/5; và ông Lý Vân Phong, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tô ngã ngựa ngày 30/5.
Theo báo Quân đội Trung Quốc đưa tin, từ ngày 24 – 29/5, hàng trăm ngàn cảnh sát vũ trang đã từ Bắc Kinh di chuyển về các cứ điểm quan trọng diễn tập chiến đấu. Điều bất thường là phạm vi diễn tập ở xung quanh Bắc Kinh và thành phố Thiên Tân, theo đó họ giả định việc tòa nhà hành chính thành phố bị tấn công.
Ngày 31/5, trên diễn đàn Tân Hoa xã đăng tải một bài viết nhận định về vấn đề ông Vương Kỳ Sơn “ẩn thân”, theo đó cho rằng “đang có diễn biến chính trị ngầm, tiềm ẩn nhiều biến cố lớn”.
Nhà bình luận thời sự chính trị Tạ Thiên Kỳ nhận định, trong thời điểm nhạy cảm kỷ niệm 27 năm sự kiện Thiên An Môn, những hành động của chính quyền Trung Quốc đối với cha con ông Giang Trạch Dân như: hẹn gặp ông Giang Miên Hằng, cấm ngày hội âm nhạc của ông Giang Trạch Dân, hai quan to phái Giang ở An Huy và Giang Tô ngã ngựa, còn ông Hàn Chính (Thị trưởng Thượng Hải) thì vắng mặt trong Đại hội Khoa học Công nghệ toàn quốc…, cho thấy quê quán của ông Giang Trạch Dân và cả sào huyệt ở Thượng Hải của ông này đều đã thất thủ.
Việc diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm ngàn cảnh sát vũ trang cho thấy ông Tập đang chuẩn bị cho “trận đánh lớn”, có thể cha con ông Giang Trạch Dân và nhiều quan to phái Giang đã bị bắt bí mật, biến động lớn về chính trị đang diễn ra âm thầm.


Xác minh thông tin Giang Trạch Dân bị bắt tại nhà riêng

Hôm qua, nhiều trang tin tức quốc tế đưa tin cựu Chủ tịch Đảng CS Trung Quốc Giang Trạch Dân bị bắt tại nhà riêng. Tuy nhiên theo nguồn tin riêng của PetroTimes từ Bắc Kinh, tính đến sáng nay (18/6), ông Giang Trạch Dân vẫn chưa bị bắt.

petrotimes xac minh thong tin giang trach dan bi bat tai nha rieng
Lần cuối cùng ông Giang Trạch Dân (giữa) xuất hiện cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại duyệt binh kỷ niệm 70 năm kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2015.
Ngày 16/6, trang The Epoch Times (Mỹ) dẫn nguồn tin của báo này tại Trung Quốc cho biết, 4 giờ sáng ngày 10/6/2016, Giang Trạch Dân đã bị bắt đưa ra khỏi nhà riêng và được giao cho Cảnh sát vũ trang Nhân dân theo lệnh của một chỉ huy biệt đội.
Biệt đội cảnh sát vũ trang thực hiện vụ bắt giữ trên do Chánh Văn phòng Bộ Công an chỉ huy. Sau đó họ đưa Giang Trạch Dân đến căn cứ quân đội thuộc quân đội vùng Bắc Kinh và giao cho một Thiếu tướng và một Đại tá thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).
The Epoch Times cho biết thêm, lệnh bắt Giang Trạch Dân được phê chuẩn trực tiếp từ Cục Chỉ huy Trung ương – cơ quan cao nhất trong Quân đội. Nhiệm vụ này được thực hiện cực kỳ bí mật.
Tuy nhiên, nguồn tin riêng của PetroTimes từ Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay xác minh rằng ông Giang Trạch Dân vẫn chưa bị bắt như The Epoch Times đã đưa tin.
Tuy nhiên, với những gì mà chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày binh bố trận trong suốt thời gian qua có thể thấy tương lai của ông Giang Trạch Dân rất mờ mịt.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cho đến nay, hàng loạt tay chân của Giang Trạch Dân trong chính trường cũng như quân đội đều đã bị “chặt”, có thể kể đến như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu….
Con trai của ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng cũng đang bị giam lỏng ở Thượng Hải.
Bản thân ông Giang Trạch Dân cũng vắng trong 3 sự kiện trọng đại gần đây nhất của chính quyền Trung Quốc.
Tập Cận Bình sắp “chĩa súng vào đầu” Giang Trạch Dân
Dường như mọi công tác chuẩn bị cho việc bắt giữ Giang Trạch Dân đã được chính quyền Bắc Kinh ...
TQ thắt chặt vòng vây quanh Giang Trạch Dân
Gần hai năm qua, trong hoạt động tư pháp, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra nhiều quy định mới ...
Hé lộ gia sản tham ô khổng lồ của gia tộc Giang Trạch Dân
Thời gian gần đây, lãnh đạo đương nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình đang tập trung toàn lực để thanh ...
Giang Trạch Dân sắp bị bắt?
Trả lời phỏng vấn The Initium, một trang web tin tức mới, có trụ sở tại Hồng Kông, ông Hứa ...
Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
Đội quân tiên phong bị giải thể trong Chương trình Cải cách Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét