Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

HÁT NỮA ĐI, ĐỜI ! 17

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Sử dụng nhạc “chế” là vi phạm tác quyền 

Hầu hết nhạc “chế” đều phạm pháp. Vì vậy, không được biểu diễn, lưu hành, kinh doanh, phát sóng nhạc “chế”

Ca khúc “Sáu mươi năm cuộc đời” nổi tiếng của nhạc sĩ Y Vân được nghệ sĩ Chí Tài biểu diễn bằng những lời chế hài hước trong chương trình “Bí mật đêm chủ nhật”, phát sóng ngày 26-7 trên kênh HTV7 như sau: “Cô Lan tóc mái ngang/ Dáng cô không đụng hàng/ Nên anh mơ màng/ Ngây ngất yêu Xuân Lan/ Khi anh yêu Lan thì anh yêu thật lòng/ Lan ơi, anh hứa sẽ ngoan/ Lan ơi lấy anh nha/ Sống đến khi mình già/ Anh sẽ mua nhà, mua xế cho em nha/ Anh đi bôn ba rồi kiêm luôn việc nhà, Lan ơi anh muốn làm cha...”.
Nhiều câu hỏi đặt ra sau chương trình này là khi chế lời mới để diễn như vậy, người chế có xin phép tác giả hay không? Sử dụng nhạc “chế” trong chương trình biểu diễn có vi phạm pháp luật hay không?
Từ mạng lên sóng truyền hình
Nhạc “chế” tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tính hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm. Nhạc “chế” được đưa lên mạng và tạo hiệu ứng lớn nhất có lẽ là bài “Hà Nội mùa này phố cũng như sông” chế lại từ bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải - thơ Bùi Thanh Tuấn. Từ đó, cứ có sự kiện là nhạc “chế” xuất hiện trên các trang mạng. Nhiều trang nghe nhạc trực tuyến khai thác những bài hát chế lời này nhằm mục đích câu khách.
Nhạc “chế” phần nhiều có nội dung mang tính hài hước nên hầu hết những nghệ sĩ hài đều “lận lưng” những ca khúc được chế lại lời hài hước để chọc cười khán giả. Từ sân khấu, nhạc “chế” xuất hiện trong nhiều chương trình hài phát sóng trên các đài truyền hình: “Gặp nhau cuối năm - Táo quân VTV”, “Ơn giời, cậu đây rồi!” trên VTV3, “Bí mật đêm chủ nhật” trên HTV7...

Tiết mục trình diễn nhạc chế của Chí Tài trong “Bí mật đêm chủ nhật” Ảnh: LÊ NHÂN
Tiết mục trình diễn nhạc chế của Chí Tài trong “Bí mật đêm chủ nhật” Ảnh: LÊ NHÂN

Việc chế lời các bản nhạc danh tiếng của Việt Nam lẫn ngoại quốc đã trở thành “mốt” không chỉ ở thế giới hài. Trang web của hội những người thích chế lời bài hát thu hút hơn 10.000 người tham gia.
Mới đây, ca khúc “Và tôi cũng yêu ăn” do Bùi Nhật Anh chế lại lời của bài hát “Và tôi cũng yêu em” (Đức Huy) được nhiều người thích khi phổ biến trên internet, thậm chí “tác giả” chế lời còn được Đài Truyền hình Việt Nam mời phỏng vấn nhân vật trong chương trình “Cuộc sống thường ngày” của kênh VTV1.
Tác giả không mấy chú tâm
Nhiều tác giả âm nhạc tỏ ra không quan tâm lắm đến nhạc “chế” và việc kinh doanh nhạc “chế” từ tác phẩm của mình trên các phương tiện thông tin giải trí mà chỉ chú tâm đến những trường hợp sử dụng tác phẩm của mình trong các chương trình biểu diễn ca nhạc thuần túy có trả tác quyền hay không.
Vợ cố nhạc sĩ Y Vân (tác giả ca khúc “Sáu mươi năm cuộc đời”) nói: “Thực sự, tôi không để ý lắm đến những chương trình hài và cũng chưa nghe được lời chế mới của ca khúc “Sáu mươi năm cuộc đời”. Nhưng tôi thấy chuyện ấy cũng không có gì phải căng thẳng. Họ chỉ làm cho vui thôi nên cũng chẳng hại gì”. Vậy tức là yếu tố tác quyền trong nhạc “chế” chưa được tác giả và người sở hữu tác phẩm quan tâm.
Tuy nhiên, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tại TP HCM, khẳng định: “Đó là hành vi vi phạm pháp luật bởi hầu hết các ca khúc chế lời đều không xin phép tác giả. Tất cả những bản nhạc “chế” (được xem là tác phẩm phái sinh) bất hợp pháp được sử dụng khai thác với mục đích kinh doanh hay không kinh doanh trên các trang mạng như YouTube, nghe nhạc trực tuyến đang hoạt động hợp pháp kể cả việc trình diễn trong các tiết mục tấu hài trên sân khấu, trong những chương trình truyền hình đã và đang phát sóng đều được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT)”.
Cũng theo ông Cẩn, những đoạn quảng cáo thường sử dụng các ca khúc nổi tiếng để làm nhạc nền, nhạc hiệu, dù chỉ chỉnh sửa 1-2 từ trong ca khúc, người sử dụng vẫn phải xin phép tác giả và sử dụng sau khi đã đóng tiền tác quyền đầy đủ.
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, khẳng định: “Sở không bao giờ cấp phép cho những chương trình biểu diễn nhạc chế và cũng không cấp phép cho ca khúc đổi lời ca. Nếu không có sự đồng ý của tác giả thì rõ ràng đó là hành vi phạm pháp”.
Gỡ bỏ những tác phẩm vi phạm
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thời gian qua cũng đã tiến hành các biện pháp, như: Yêu cầu các website gỡ bỏ những tác phẩm có hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm phái sinh bất hợp pháp nêu trên; cung cấp cho các website danh mục các tác phẩm do chính tác giả kê khai và yêu cầu sử dụng đúng tên tác phẩm, tác giả khi đưa thông tin tác phẩm lên các website này; tuyên truyền cho các tác giả, các nhà xuất bản về việc khi làm tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm không thuộc quyền sở hữu của mình thì phải xin phép tác giả trước khi thực hiện và xuất bản (bao gồm các tác phẩm Việt Nam và quốc tế).
Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, việc các website cho phép người dùng đăng tải các tác phẩm này mà không kiểm duyệt nội dung cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với hình thức sử dụng kể trên.
Ông Cẩn khẳng định rằng thời gian tới, ngoài các biện pháp nêu trên, trung tâm sẽ phối hợp với tác giả để xác định tính hợp pháp (là tác giả cho phép) hoặc bất hợp pháp đối với các tác phẩm phái sinh để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu trên. Trung tâm cũng sẽ làm việc với các website để thống nhất việc gỡ bỏ những tác phẩm vi phạm.

Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 4, điều 19 Luật SHTT năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.
Căn cứ Quyền tài sản của tác giả quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 20 Luật SHTT, việc sữa chữa, cắt xén, công bố tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc (bao gồm các tác phẩm nổi tiếng hay không nổi tiếng) khi chưa được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả, những tác phẩm này được gọi là tác phẩm phái sinh bất hợp pháp.

Thùy Trang


Hải Tặc Bóng Đêm: Nhạc “chế” One Piece hay đến mức được làm luôn nhạc nền game mobile


Người đăng: Team 2Game Ngày đăng: 09/04/2016 Giới thiệu game
Hải Tặc Bóng Đêm
Đấu thẻ tướng / Game mobile
▪ Ngôn ngữ:
Hải Tặc Bóng Đêm
Những đoạn nhạc One Piece “chế” bất ngờ xuất hiện trong tựa game One Piece “dị bản” đầu tiên của Việt Nam: Hải Tặc Bóng Đêm.
Trong những ngày vừa qua, tựa game One Piece Việt Hải Tặc Bóng Đêm đã thu hút sự chú ý của đông đảo người chơi. Đặc biệt, khi game mở cửa thử nghiệm, ngay lập tức các server đã trở nên quá tải vì lượng người đăng nhập cực lớn, lên đến hàng ngàn người.
Hải Tặc Bóng Đêm: Nhạc “chế” One Piece hay đến mức được làm luôn nhạc nền game mobile
Hải Tặc Bóng Đêm đang là tâm điểm chú ý của fan One Piece
Chính vì lý do này mà rất nhiều game thủ đã không có cơ hội được trải nghiệm Hải Tặc Bóng Đêm trước ngày ra mắt chính thức. Tuy nhiên, gameplay cũng như những điều thú vị trong game đã được khám phá ngay lập tức, khiến nhiều người không khỏi thích thú và càng thêm phần chờ đợi ngày Hải Tặc Bóng Đêm trình làng game thủ Việt.
Đây sẽ là tựa game One Piece “dị bản” đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu lối chơi nhập vai chiến thuật độc đáo cộng với cốt truyện chính trong game đi theo một phiên bản hoàn toàn khác của One Piece. Thêm vào đó, tạo hình các nhân vật như Luffy, Nami hay Zoro đều được thiết kế một cách chi tiết, ấn tượng, mang những nét riêng chỉ có trong Hải Tặc Bóng Đêm.
Hải Tặc Bóng Đêm: Nhạc “chế” One Piece hay đến mức được làm luôn nhạc nền game mobile
Tạo hình các nhân vật chi tiết, ấn tượng, mang những nét riêng chỉ có trong Hải Tặc Bóng Đêm
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những nét đặc sắc, khác biệt mà Hải Tặc Bóng Đêm tạo nên. Một điểm gây chú ý không nhỏ của rất nhiều game thủ khi trải nghiệm Hải Tặc Bóng Đêm đó chính là các bản nhạc nền trong game.
Đúng như vậy, nhạc nền trong game không đơn thuần chỉ là một bản nhạc được cắt ghép, chỉnh sửa từ những bản nhạc có sẵn, thay vào đó, các ca khúc One Piece “chế” được chính cộng đồng fan One Piece sáng tác đã được “bê” nguyên si làm nhạc nền trong Hải Tặc Bóng Đêm.
Ca khúc Một Nhà phiên bản One Piece
Bản nhạc đầu tiên là bài hát mang tên Một Thuyền, ca khúc này được “chế” từ ca khúc hit của nhóm Da Lab – Một Nhà, và bài hát thứ hai là Lặng Thầm Luffy, phiên bản gốc đến từ Âm Thầm Bên Em của ca sĩ trẻ Sơn Tùng M-TP. Cả hai ca khúc One Piece này đều từng được đăng tải trên fanpage, do chính các fan của bộ truyện manga này sáng tạo nên.
Bản nhạc “chế” Lặng Thầm Luffy được đưa vào làm nhạc nền game
Chính vì vậy mà hầu hết người chơi đều ngỡ ngàng bởi một lần nữa đã được nghe lại các ca khúc “chế” thú vị về chính thế giới hải tặc rộng lớn trong One Piece. Những bản nhạc này không chỉ tái hiện lại chuyến hành trình khó khăn của Luffy cùng băng hải tặc Mũ Rơm, mà nó còn thể hiện được đúng tinh thần trong bộ truyện One Piece: vì anh em, vì đồng đội.
Kết
Sự việc fan sáng tác nhạc “chế” và được đưa vào làm nhạc nền trong game là sự việc gần như chưa từng xảy ra. Chính điều đó đã một phần khiến cho Hải Tặc Bóng Đêm trở nên đặc biệt hơn so với rất nhiều tựa game One Piece đang tràn lan trên thị trường game Việt.
Fanpage: Fb.com/Haitacbongdem.vn.
Thông tin chia sẻ của NPH Game với 2Game


Hát không hay, nhưng hãy cứ yêu nhạc nhé các con của mẹ!

Cô gái và chàng trai của mẹ rất thích hát hò trước khi đi ngủ. Hai anh em coi đó là niềm vui và phân công nhau đều đặn từng bài, từng bài. Bài nào các bạn cùng thích thì hát song ca. 
Và bài mà cách đây vài tháng các bạn thích hát song ca là Gặp mẹ trong mơ Trách ai vô tình. Cả hai đều rất chi không hợp cảnh ngộ.
Cô gái hôm nay học đâu không biết, hát nhạc chế. Có bài nào như này không: "Một hai một hai đập nhau nhé" (Theo mẹ đoán là "đập tay nhé" - kiểu Hi 5). Lại một bài khác: “Ra vườn hoa em chơi… Nhưng cô dạy em đừng hái bông hoa này là của cô".
Bài này thì rất may là hồi nhỏ mẹ cũng được học "bông hoa này là của chung" nên biết rồi nè. Và mỗi lần mẹ biết em hát sai, mẹ sẽ chỉnh cho đúng, dù không phải lúc nào em cũng nghe theo mẹ mà hát lại. Như bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”, thay vì hát “À ơi à ơi, bé ngủ cho ngoan” thì em luôn hát rằng: “Bà ơi bà ơi, bé ngủ cho ngoan”.
Trớt quớt không liên quan gì nhau nhưng em đưa ra lý do: “Vì em thương bà nên em muốn hát bà ơi bà ơi như vậy”. Đôi khi lý do trời ơi đất hỡi như thế được em bảo vệ tối đa không hề thay đổi khiến mẹ dần phải chấp nhận vì dù sao lý do ấy cũng đáng yêu đấy chứ.
Anh Đốm biết hát nhiều trước khi biết nói. Anh là một cậu nhóc ADHD (tăng động giảm chú ý) nên anh rất khó khăn trong việc giao tiếp. Ban đầu anh chỉ ưm ửm theo đúng giai điệu, về sau anh có thể hát ngọng líu lô, và giờ thì có vẻ hát tương đối rõ lời.
Anh được bà ngoại hát cho nghe nhiều bài hát, từ bài hát con nít tới người lớn, nhiều nhất là những bài về tình mẹ con. Mấy ngày gần đây chở anh đi học, bỗng nghe anh hát lại những bài hát bà ngoại từng hay hát như “địu con đi nhà trẻ”, “thằng Cuội”..., có lúc nước mắt mẹ chực trào ra. Bà ngoại mất đã qua giỗ đầu lâu rồi nhưng những câu hát bà vẫn hát thì Đốm vẫn hát đó, thật gần.
Mẹ hát không hề hay. Thậm chí đôi khi mẹ vẫn thấy có vẻ thảm họa. Và có vẻ như cả chàng trai cô gái nhà mình đều di truyền giọng ca của mẹ. Có lần một cậu em mẹ nói, cậu không thích để con cái mình hát, xướng ca vô loài.
Và quả là, mẹ chưa từng nghe những đứa trẻ trong nhà cậu ấy hát một câu nào... Mẹ không tranh luận vì quá khác nhau quan điểm. Mẹ chỉ nói bông đùa rằng, hát đôi khi chỉ để cất giọng, sảng khoái, vui là chính. Xướng ca được thì trời ơi, giàu gấp mấy đời bố mẹ gõ chữ ăn tiền cộng lại chứ vô hay hữu loài cái gì?
Có một lần tình cờ ở hồ bơi Sky Garden, mẹ nhìn thấy một cặp vợ chồng trẻ người Hàn Quốc. Người chồng có thân hình một múi, bụng ưỡn ngược với chiếc quần bơi nhỏ xíu. Người chồng đứng bên hồ bơi, thay vì làm vài động tác khởi động trước khi xuống hồ thì chú ấy bỗng hát khe khẽ và lắc lư uốn éo như thể nhảy múa. Vài người nhìn chú tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng chú mặc kệ.
Gần đó, trên ghế đợi, cô vợ trẻ và cô con gái tầm một tuổi cười nắc nẻ. Bàn tay bé xíu mũm mĩm của cô con gái vỗ vào nhau đầy phấn khích. Và ở góc hồ bơi ấy, tiếng hát của gia đình nhỏ ấy mẹ không hiểu, không thể nhớ nhưng hình ảnh họ cùng ca hát nhảy múa chỉ để con cười đẹp thật đẹp trong mắt mẹ. Và mẹ tin họ gắn kết nhau hơn từ những khoảnh khắc ngọt ngào nhỏ bé ấy.
Quả thực, mẹ vẫn luôn nghĩ hát, múa, nhảy... cũng là một cách nuôi dưỡng cảm xúc rất tốt cho bọn trẻ con và cả những người lớn có tí trẻ con như mẹ. Và vì thế, mẹ vẫn luôn mong chàng trai cô gái của mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng đánh mất đi niềm vui có thể ngồi hát ca bên nhau trong veo, hồn nhiên như thế.
Khôi Nguyên Thảo
Hát không hay, nhưng hãy cứ yêu nhạc nhé các con của mẹ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét