Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

SIÊU QUẦN 46

(ĐC sưu tầm trên NET)

8 người đàn ông trí tuệ nhất thời Trung Quốc cổ đại


AncientVillageSchool
Trung Quốc từ xưa đến nay có rất nhiều người trí tuệ. Để tìm ra được người trí tuệ nhất thì quả là không phải việc dễ dàng. Bởi vì, lựa chọn ai cũng e là có người không phục. Nhưng chắc hẳn mọi người sẽ không phải nghi hoặc gì khi liệt kê 8 người đàn ông dưới đây vào danh sách những người trí tuệ nhất thời Trung Quốc cổ đại.
1. Lão Tử
Người ngày nay thường nói: “Lão Tử thiên hạ đệ nhất.” Lão Tử tên là Lý Nhĩ, là nhà triết học và nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Ông là người sáng lập trường phái Đạo giáo. Tác phẩm “Đạo đức kinh” của ông giải thích sự diễn biến của vũ trụ và vạn vật, cho rằng “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.” Khổng Tử bình luận về Lão Tử: “Long thừa phong vân nhi thượng cửu thiên dã! Ngô sở kiến lão tử dã, kỳ do long hồ.”. Khổng Tử đại ý muốn nói rằng sau khi gặp Lão Tử xong, ông mới cảm thấy mình là người có học vấn kém cỏi.
Lao Tu
2. Quỷ Cốc Tử
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật rất bí ẩn. Theo truyền thuyết, ông là một người thông thiên triệt địa, có kiến thức học vấn sâu rộng người đời không sánh kịp. Một là nhà thần học: Có khả năng chiêm tinh, xem bói bát quái, dự đoán thế sự chuẩn xác vô cùng. Hai là nhà binh học, sáu thao ba lược, biến hóa vô cùng, bày binh bố trận quý thần khó lường. Ba là nhà du học, thấy nhiều biết rộng, xuất khẩu thành thơ. Bốn là xuất thế học, tu thân dưỡng tính, trừ bỏ bệnh tật, kéo dài thọ mệnh. Tương truyền, Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Nguyên và Trương Nghị người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương đều là học trò xuất sắc của ông.
2head_clamp
3. Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng được người đời biết đến là một bậc trí tuệ sáng chói của cổ đại Trung Quốc. Ông nổi danh với “thuyền cỏ mượn tên”, khẩu chiến quần hùng, xem thiên tượng mà biết thế sự. Bất luận là truyền thuyết dân gian hay tư liệu lịch sử thì những câu chuyện về ông đều cực kỳ huyền thoại. Đáng nhắc tới chính là, Gia Cát Lượng từng tự so sánh mình với Quản Trọng, công trạng của đời ông lớn hơn Quản Trọng. Như vậy xem ra, Khổng Minh không thể nghi ngờ là người có khả năng toàn diện mạnh nhất.

Nói về những câu chuyện thần bí thuộc loại hàng đầu thì không ai qua được nhà chính trị Gia Cát Lượng Khổng Minh kiệt xuất thời Tam Quốc.
Nói về những câu chuyện thần bí thuộc loại hàng đầu thì không ai qua được nhà chính trị Gia Cát Lượng Khổng Minh kiệt xuất thời Tam Quốc.

4. Quản Trọng
QuanTrong
Quản Trọng là nhà kinh tế học đứng đầu của Trung Quốc cổ đại. Người đời sau đã đem những tài năng của ông viết thành sách có nội dung vô cùng phong phú. Là nhà tư tưởng và thiên văn, là người có tri thức về kinh tế và nông nghiệp… Bộ não của ông chính là một bộ bách khoa toàn thư.
5. Khổng Tử
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự hiệu là Trọng Ni. Ông là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn, nhà chính trị lớn nổi danh của Trung Quốc. Khổng Tử là người khai sáng tập tục cá nhân dạy học, là người sáng lập Nho giáo. Tương truyền ông có 3000 đệ tử, trong đó 72 đệ tử là người hiền tài. Ông từng được liệt vào “10 đại danh nhân văn hóa lớn Thế giới”. Ngay cả tướng mạo của Khổng Tử cũng rất đặc biệt, đỉnh đầu của ông thấp, bốn xung quanh cao, trán rộng. Người có tướng mạo này trí nhớ chắc chắn siêu phàm.

“Nếu khoác cho ta hai chữ thánh nhân ta đâu dám nhận. Nhưng thực hiện theo công việc của bậc thánh và bậc nhân thì ta từ trước đến nay chưa biết chán, dạy học trò chưa bao giờ biết mệt mỏi, chỉ có vậy thôi” (Ảnh: internet)
“Nếu khoác cho ta hai chữ thánh nhân ta đâu dám nhận. Nhưng thực hiện theo công việc của bậc thánh và bậc nhân thì ta từ trước đến nay chưa biết chán, dạy học trò chưa bao giờ biết mệt mỏi, chỉ có vậy thôi” (Ảnh: internet)

6. Trương Lương
Trương Lương tự là Tử Phòng. Ông là mưu thần quan trọng của Lưu Bang. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được coi là “Hán sơ tam kiệt” (ba người kiệt xuất thời Hán). Kỳ thực Trương Lương là người “trói gà không chặt” nhưng dựa vào trí tuệ cực kỳ xuất sắc mà trợ giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đoạt được thiên hạ. Khi về già, ông không lưu luyến đại vị mà sống cuộc sống thong dong không màng chính trị, dạo chơi bốn phương. Hán cao tổ Lưu Bang đánh giá về Trương Lương: “Phu vận trù sách duy trướng chi trung, quyết thắng vu thiên lý chi ngoại, ngô bất như tử phòng.” (Ý Lưu Bang muốn nói về trù tính sách lược, ông không bằng được Trương Lương).

Trương Lương khuyên nhủ Lưu Bang (Ảnh: Catherine Chang/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Trương Lương khuyên nhủ Lưu Bang (Ảnh: Catherine Chang/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

7. Khang Hi
Nếu như tính đến bậc quân vương giác ngộ của Trung Quốc cổ đại phải xếp Khang Hi ở vị trí đầu bảng. Ông là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh. Mặc dù việc chính sự tiêu hao của Khang Hi phần lớn thời gian và tinh lực nhưng ông vẫn là vị Hoàng đế có trí nhớ “kinh người”. Mỗi khi rảnh rỗi ông vẫn không quên nghiên cứu toán học, thiên văn học và những ngành học đứng đầu thời kỳ ấy.
Khang Hi
8. Dương Tu
Dương Tu được cho là “Trí thương hữu dư, tình thương bất túc” (chỉ số trí tuệ có thừa, chỉ số tình cảm chưa đủ). Rốt cuộc chỉ số trí tuệ của Dương Tu là bao nhiêu? Chúng ta có thể lấy Tào Tháo làm tham chiếu. Tào Tháo là người kiệt xuất thời ấy, trí nhớ hơn người (không tính về sự nghi ngờ). Vậy, Tào Tháo đánh giá thế nào về Dương Tu? Tào Tháo nói về Dương Tu: “Ngã tài bất kiến khanh (Dương Tu), nãi giác tam thập lý”. Đại ý Tào Tháo muốn nói rằng, chỉ số trí tuệ của Dương Tu vượt xa của ông 30 dặm. Chính trí tuệ của Dương Tu khiến Tào Tháo phải nể phục và nhiều lần phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
12115621109
Theo NTDTV 
Mai Trà biên dịch

Từ chuyện tên trộm vàng trên xác chết, nghĩ đến thuyết đại trượng phu của Lão Tử


Lao Tu

Plato, một triết học gia Hy Lạp lỗi lạc sống khoảng năm 427-347 trước công nguyên trong tác phẩm “Quốc gia lý tưởng” có một câu chuyện ngụ ngôn thế này:
Chuyện kể về một mục đồng tên Wijks lấy trộm chiếc nhẫn vàng trên xác một người chết. Rồi sau anh ta phát hiện ra chiếc nhẫn này có một năng lực phi thường. Hễ anh ta xoay chiếc nhẫn vào trong thì anh lập tức trở nên tàng hình, không ai có thể nhìn thấy anh ta, còn khi xoay chiếc nhẫn ra ngoài thì anh ta liền hiện hình trở lại bình thường.
Từ đó, anh mục đồng này đã sử dụng quyền năng của chiếc nhẫn để làm rất nhiều chuyện bất chính. Anh ta tư thông với hoàng hậu, rồi sau đó giết chết vua và nắm giữ quyền lực. Không ai phát hiện ra việc làm của anh ta và anh ta cũng không sợ việc làm xấu xa của mình bị ai đó phát giác ra.

Câu hỏi đặt ra là, nếu không có ai có thể phát giác ra việc làm sai trái của bạn, thì bạn có biết mình đang làm điều xấu và cảm thấy bất an hay không?

Nếu vì sợ người khác biết mà không làm điều xấu, hay sợ bị bại lộ mà phải làm điều đúng đắn, thì thật ra trong tâm người này không hề có đạo. Lão Tử rất xem trọng chữ đạo nên ông cho rằng “Đại trượng phu xử kì hậu, bất xử kì bạc; cư kì thực, bất cư kì hoa.” (“Người trượng phu nên giữ chỗ đại đạo sâu dày, chớ nên giữ chỗ lễ pháp nông cạn; nên thận trọng đại đạo chứ không phải cái hào hoa.”)
Người trong lòng không có đạo, đối với bất kỳ chuyện gì cũng tỏ ra sợ sệt, họ sợ người ta nhìn thấy cuộc sống của mình. Trái lại trong lòng người có đạo thì dù làm gì, ở đâu, hay chỉ có một mình cũng không cảm thấy lo lắng sợ hãi, quang minh lỗi lạc, không nói cũng không làm những điều xấu, sống rất ngay thẳng vô tư.
(Sưu tầm)

“Tri giả bất bác, bác giả bất tri” – Lão Tử


Nguồn: internet
Nguồn: internet

Có người chèo thuyền nhỏ ra biển đánh cá, không cẩn thận bị trôi dạt ra khơi, chỗ nước mang theo đã uống sạch, không thể không uống nước, nhưng chung quanh chỉ thấy đại dương mênh mông, đều là nước muối không thể uống được. Đương nhiên lúc này đây một ly nước còn hữu dụng hơn là một biển nước.
Đạo lý cũng giống như vậy, nếu như đọc nhiều biết rộng, luôn nói lời đạo đức, nhân nghĩa, nhưng lại không rõ lý lẽ, tự tư tự lợi. Như vậy những gì được học cũng có hạn.
Hy Lạp có câu danh ngôn:” Sức phán đoán không mạnh, học vấn cao mấy cũng vô dụng”. Cái gọi là sức phán đoán, một mặt nhằm chỉ tình huống sự việc phù hợp với cái cụ thể trong cuộc sống, mặt khác thì chỉ “đạo lý đối nhân xử thế” cũng tức là cái gọi là “đại đạo” mà Lão Tử đã nói, bởi vì từ đó có thể giúp cho bản thân hướng đến cái thiện, đề cao tinh thần:
“Tri giả bất bác, bác giả bất tri” – Lão Tử
(Người chính hiểu rõ đạo lớn trong vũ trụ, không cần phải là người học rộng, người học rộng biết nhiều vốn không phải là người hiểu rõ đại đạo)
Sưu tầm

‘Xí giả bất lập, khoá giả bất thành’ – Lão Tử


Nguồn: internet
Nguồn: internet

Mạnh Tử từng kể một câu chuyện như sau: Nước Tống có một nông phu nhìn thấy hoa màu nở trên đất người khác phát triển ngày một nhanh, còn hoa màu của mình thì chẳng phát triển tí nào, khiến anh ta lo lắng mất ngủ suốt mấy đêm liền.
Một ngày nọ, anh ta chạy thật nhanh ra ruộng của mình, kéo từng cây mạ non lên, dù là mệt đến mức mồ hôi đầm đìa, nhưng anh ta vẫn hì hục làm, đến lúc anh ta ngẩng đầu lên thì trời đã tối, đám mạ cũng cao lên được thêm hai tấc, ba tấc. Trong lòng cảm thấy hân hoan, cho rằng mình đã phát hiện ra một phương pháp giúp cho mạ mau lớn.
Nhổ xong anh về đến nhà dương dương tự đắc khoe với vợ:” Hôm nay tôi mệt nhưng giúp cho mạ nhà mình cao thêm mấy tấc đấy.” Con của anh nông phu thì tỏ ra rất lo lắng, chạy vội ra ruộng thì thấy mạ non đều héo hết cả.
Việc “sải bước tiến lên trước”, “kéo mạ mau lớn” trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều. Bước nhanh ra khỏi cửa, thăng quan phát tài là việc ai cũng muốn làm thật nhanh. Nhưng thành công không phải ngày một ngày hai mà có được. Nếu trái với quy luật tự nhiên, như “sải bước lớn mà tiến về phía trước” thì sự việc sẽ trái với mong muốn.
Lão Tử là người sống có lòng, ông đem hiện tượng nhảy bước dài cầu được đi xa. ham thích cao xa quy về hai câu danh ngôn “xí giả bất lập, khoá giả bất thành” (Nhón gót hướng lên cao muốn vượt qua người khác mà trái lại không đứng vững. Chân sải bước dài muốn vượt lên trước người khác, trái lại đi không được lâu) như một lời khuyên răn.
Sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét