MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 27:"Hải Phòng"
(ĐC sưu tầm trên NET)


Hải Phòng
Thành phố ở Việt Nam
Hải
Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển
lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn
hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên
hải Bắc Bộ. Wikipedia
Diện tích: 590 mi²
Thời tiết: 29°C, Gió N với 3 km/h, 79% Độ ẩm
Danh lam thắng cảnh ở Hải Phòng
Du ngoạn đảo hòn Dấu Hải Phòng
Hòn Dấu điểm du lịch sinh thái lý tưởng danh cho mọi du khách khi đến với Hải Phòng
Thắng cảnh Tràng Kênh bên dòng Bạch Đằng lịch sử
Thắng cảnh Tràng Kênh thuộc huyện Thủy Nguyên, là
quần thể đồi núi đá vôi hang động, sông, nước với cảnh trí thiên nhiên
nên thơ, hữu tình.
Vườn Quốc gia Cát Bà - Khám phá những bí ẩn
Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu thông tin về danh lam thắng cảnh ở Hải Phòng nổi tiếng này.
Thiên đường du lịch biển Đồ Sơn
Đồ Sơn bãi biển đẹp có phong cảnh hữu tình với núi non, với hàng ngàn cây phi lao,thông,cọ,..
Khu du lịch sinh thái Nam Sơn Hải Phòng
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Nam Sơn Hải Phòng, điểm du lịch sinh thái lý tưởng dịp cuối tuần danh cho gia đình bạn.
Suối nước nóng Tiên Lãng - điểm họ hẹn cuối tuần đầy lý tưởng
Suối nước khoáng nóng Tiên Lãng một trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt của Việt Nam.
Vịnh Lan Hạ - khám phá vẻ đẹp đầy hấp dẫn
Vịnh Lan Hạ thiên đường thu nhỏ với những hòn đảo đá nhỏ nhấp nhô, những bãi cát trắng mịn đầy cuốn hút.
Du hí thắng cảnh núi Voi ở Hải Phòng
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray.
Khám phá nét quyến rũ của biển Cát Cò
Biển Cát Cò điểm du lịch hấp dẫn nơi với những bãi tắm đẹp tuyệt vời hấp dẫn du khách.
Kỳ bí động Thiên Long Cát Bà
Động Thiên Long nằm trên địa bàn xã Phù Long (huyện Cát Hải) là một điểm du lịch đang hút khách với nhiều điều huyền bí.
Hải Phòng trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Du lịch Hải Phòng vùng
đất nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Những thắng cảnh
ở Hải Phòng nổi tiếng nhất phải lượn quanh bán đảo Đồ Sơn, du lịch đảo
Cát Bà. Xem thêm:
Đắm chìm với... cảnh quan du lịch của Hải Phòng
Cập nhật lúc: 09:07 09/05/2016
(Khám phá) - Là trung tâm du lịch lớn, Hải phòng với những bãi biển lượn quanh, những khu nghỉ mát là giải trí nổi tiếng sẽ là điểm dừng chân đầy thú vị.
Hút hồn bởi những danh lam nổi tiếng trong Tây Du Ký
10 điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Nha Trang
7 điểm du lịch gần Hà Nội không tồi để khám phá
Đồ Sơn là một quận của thành phố
Hải Phòng và đảo Hòn Dấu do dãy núi có chín ngọn vươn dài ra vịnh Bắc
Bộ, còn một ngọn núi đứng tách ra một mình gọi là núi Độc – không nối
liền với các ngọn kia. Núi như muốn lấn dần ra biển, biển lại như muốn
ăn sâu vào núi. Biển bao la ba mặt, Đồ Sơn quanh năm lộng gió, mang đặc
trưng của khí hậu đại dương nhiệt đới, với núi đồi thoai thoải, thông
reo, sóng vỗ tạo nên một cảnh sơn thủy hữu tình. Du lịch Đồ Sơn là danh
lam thắng cảnh, là khu du lịch nổi tiếng của miền Bắc – Việt Nam, có phế
tích tháp Tường Long từ thế kỷ thứ XI, có lễ hội dân gian Chọi Trâu –
Đồ Sơn; có bờ biển đẹp, bãi tắm và phong cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên
xếp đặt và ban tặng cho thành phố Hải Phòng.
Bãi biển Đồ Sơn
Nằm ở
quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.Ðồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở
miền Bắc. Ðồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển,
với hàng chục mỏm cao từ 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ
biển rợp bóng phi lao. Sau là những ngọn núi và đồi thông. Ðồ Sơn hội tụ
các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường
xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Ðồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi,
hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác
kiên cố của Bảo Ðại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Hòn Dáu - Mắt ngọc của Tổ quốc
Sau khi đi thuyền ra đảo, theo con đường
nhỏ khoảng gần 600m, du khách sẽ đến với hải đăng đảo Dấu. Đó là một
toà nhà 2 tầng và chính giữa toà nhà là tháp đèn.
Cây
đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc lại là một nét
nhìn mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa
đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi
biển xa khi bắt được ánh hải đăng Hòn Dấu là được trở về bến đậu.
Đèn biển đảo Dấu được người Pháp xây
dựng từ năm 1892 và hoàn thành năm 1896. Tháng 6 năm 1898 đèn chính thức
hoạt động và được ra thông báo Hàng hải. Ngày 15/5/1955, sau khi Hải
Phòng giải phóng, bộ đội Việt Nam tiếp quản đèn biển này.
Ngọn hải đăng anh hùng trên biển hằng
ngày dẫn dắt tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng đã từng là nơi bị máy bay
của đế quốc Mỹ oanh tạc. Ngày 27/4/1967 đèn bị sập hoàn toàn. Công nhân
trạm đèn đã khẩn trương dựng cột đèn bằng sắt cao 17 mét thay thế đèn bị
sập để đảm bảo khôi phục hoạt động của hải đăng, phục vụ sản xuất và
chiến đấu. Năm 1986 đèn được xây dựng lại trên nền móng cũ và năm 1995
được sửa chữa, khôi phục theo hình dáng ban đầu.
3. Khu Casio sầm uất duy nhất tại miền Bắc
Kiến trúc mang phong cách lâu đài Âu
châu thời Phục hưng với hai chóp nhọn ấy là công trình mang đậm dấu ấn
Hải Phòng hồi những năm 20 của thế kỷ trước. Đây từng là sòng bạc lớn
nhất và duy nhất tại miền Bắc, dành cho tầng lớp thượng lưu và nổi tiếng
một thời về sự "ăn chơi" của thành phố Đất Cảng.
Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu Resort
Hòn Dấu resort nằm cách nút giao đường
cao tốc 5B với đường Phạm Văn Đồng chừng 10km, cách Hà Nội 1 giờ chạy
xe. Từ Hà Nội và những tỉnh thành lân cận, để tránh không khí ồn ào,
ngột ngạt của đô thị, rất nhanh chóng bạn đã có thể đến được Hòn Dấu
Resort để trở về với thiên nhiên của biển.
Đây là nơi lý tưởng để phát triển các
loại hình du lịch biển như: sinh thái biển, hội thảo - du lịch, nghiên
cứu khoa học, nghỉ dưỡng .... bởi vẻ đẹp tiềm ẩn và sự đa dạng của các
hệ sinh thái rừng, biển, đa dạng các loại hải sản.
Đến với Hon Dau Resort, quý khách hoàn toàn đắm chìm trong một không gian sống lý tưởng, hài hòa trong thiên nhiên rộng mở, với hồ nước, cây xanh và các không gian của biển và núi. Với những hàng thông rì rào, quanh năm xanh mướt mang lại cho chủ nhân của những ngôi biệt thự cảm giác như đang sống trong không gian cao nguyên Đà Lạt mộng mơ.
Đến với Hon Dau Resort, quý khách hoàn toàn đắm chìm trong một không gian sống lý tưởng, hài hòa trong thiên nhiên rộng mở, với hồ nước, cây xanh và các không gian của biển và núi. Với những hàng thông rì rào, quanh năm xanh mướt mang lại cho chủ nhân của những ngôi biệt thự cảm giác như đang sống trong không gian cao nguyên Đà Lạt mộng mơ.
Du lịch Cát Bà
Cát Bà được mệnh danh là Hòn Ngọc của
Vịnh Bắc Bộ với vẻ đẹp nguyên sơ hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ
mộng. Và hơn thế nữa có thể du lịch biển Cát Bà nơi có những bãi tắm
mịn màng, phẳng lặng, đầy trong xanh của nước biển, ngoài ra có vườn
Quốc Gia rộng 600 ha tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng hấp dẫn
khách du lịch.
Cát Bà
đẹp trong cả bốn mùa của năm,mùa xuân Cát Bà mộng mơ vui đùa với những
cơn mưa xuân nhè nhẹ và mùi thơm nồng nàn từ các loài hoa ở vườn Quốc
gia. Khi mùa hè, Cát Bà sôi động với tiếng gió biển thổi mát rượi trên
các bãi tắm đầy ắp người.Đến mùa thu, Cát Bà lại kiêu sa như những cô
gái đẹp đến tuổi kén chồngbên mặt biển trong xanh, nắng như dát vàng
trên các triền núi, trên các hòn đảo vịnh Lan Hạ.
Tới
mùa đông, lại đằm thắm, e ấp trong làn sương mờ ảo của buổi bình minh,
đứng ngắm nhìn mây mù lãng đãng bay. Cát Hải được nói nhiều đến bơi được
bồi đắp bởi phù sa hai bên, là đảo không có núi khá bằng phẳng . Hiện
nay đã được xây dựng hệ thống kênh kè với các đường liên xã, bảo vệ an
toàn. Khung cảnh như con người bảo vệ những gì dang có của Cát Bà, các
hàng dừa, hàng phi lao như những bức tường thành ngăn chặn kẻ thù, hiên
ngang đứng thể hiện ý chí trước bão táp phong ba.
Những hòn đảo có hình dáng kì lạ nhất hành tinh
(Khám phá) - (Phunutoday) - Trên thế giới có rất nhiều những hòn đảo có hình dạng kì lạ và rất thú vị, hãy điểm qua hòn đảo được cho là có hình dạng độc đáo nhất.
(Khám phá) - (Phunutoday) - Trên thế giới có rất nhiều những hòn đảo có hình dạng kì lạ và rất thú vị, hãy điểm qua hòn đảo được cho là có hình dạng độc đáo nhất.
Hải Phòng công bố 8 điểm du lịch
UBND Thành phố Hải Phòng đã công bố Quyết định số 288/QĐ-UBND công nhận 3 tuyến du lịch và 8 điểm du lịch trên địa bàn.
Theo đó, tuyến thứ nhất là tuyến du lịch nội thành tham quan di tích
lịch sử như Bảo tàng Thành phố, dải trung tâm thành phố (Nhà hát Thành
phố, Quán hoa, tượng nữ tướng Lê Chân, đền Nghè), chùa Dư Hàng, đình
Hàng Kênh, Từ Lương Xâm thờ Đức Vương Ngô Quyền.
Thứ hai là tuyến du lịch Hải Phòng - Kiến Thụy - Đồ Sơn, bao gồm các
điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng, tắm
biển: tháp Tường Long, đền Bà Đế, biệt thự Bảo Đại, Bến Nghiêng, bến tàu
không số, khu du lịch quốc tế Hòn Dấu, đảo Dấu (quận Đồ Sơn); di tích
Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc và từ đường họ Mạc, đền Mõ (huyện
Kiến Thụy).
Thứ ba là tuyến du lịch Hải Phòng - Thủy Nguyên (bắc sông Cấm) tham quan các điểm: đình Kiền Bái, chùa Mỹ Cụ, làng cau Cao Nhân, quần thể di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia Tràng Kênh - Bạch Đằng (quần thể di tích đền thờ Trần Quốc Bảo - đền Tràng Kênh).
8 điểm du lịch được công bố gồm: dải trung tâm thành phố, Bảo tàng Thành phố, đình Hàng Kênh, khu du lịch quốc tế hòn Dấu, đảo Dấu, biệt thự Bảo Đại, quần thể di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia Tràng Kênh - Bạch Đằng (quần thể di tích đền thờ Trần Quốc Bảo - đền Tràng Kênh), di tích khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc và từ đường họ Mạc.
Việc công bố các tuyến, điểm du lịch sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, tạo không gian du lịch mới đa dạng, phong phú cho người dân địa phương và du khách tham quan, tìm hiểu.
Dải công viên trung tâm thành phố. Ảnh: Mạnh Thắng. |
Thứ ba là tuyến du lịch Hải Phòng - Thủy Nguyên (bắc sông Cấm) tham quan các điểm: đình Kiền Bái, chùa Mỹ Cụ, làng cau Cao Nhân, quần thể di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia Tràng Kênh - Bạch Đằng (quần thể di tích đền thờ Trần Quốc Bảo - đền Tràng Kênh).
8 điểm du lịch được công bố gồm: dải trung tâm thành phố, Bảo tàng Thành phố, đình Hàng Kênh, khu du lịch quốc tế hòn Dấu, đảo Dấu, biệt thự Bảo Đại, quần thể di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia Tràng Kênh - Bạch Đằng (quần thể di tích đền thờ Trần Quốc Bảo - đền Tràng Kênh), di tích khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc và từ đường họ Mạc.
Việc công bố các tuyến, điểm du lịch sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, tạo không gian du lịch mới đa dạng, phong phú cho người dân địa phương và du khách tham quan, tìm hiểu.
Theo Thanh Tâm/TITC
(Zing đặt lại tiêu đề bài viết)
Du lịch Hải Phòng thăm quê hương của hoa hậu Phạm Hương
Không quá sôi động và
nhộn nhịp như Hà Nội và Sài Gòn, tuy vậy Hải Phòng – quê hương của hoa
hậu Phạm Hương vẫn thu hút du khách bằng những vẻ đẹp rất riêng của
mình.
Du lịch Hải Phòng thăm quê hương của hoa hậu Phạm Hương
Cùng iVIVU.com khám phá những nét hấp dẫn của Hải Phòng – quê hương của hoa hậu Phạm Hương nhé!
Đồ Sơn
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20
km về hướng Đông Nam, Đồ Sơn là bãi biển có nhiều khu nghỉ dưỡng phong
cảnh đẹp nhất nhì ở miền Bắc. Đến với Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm
biển mà còn nghỉ ngơi, thưởng thức hải sản, leo núi, cắm trại và ngắm
phong cảnh đẹp buổi chiều tà. Nơi đây như một bức tranh non nước hữu
tình, với sự kết hợp tuyệt vời của thiên nhiên giữa một bên núi non
trùng điệp, hàng phi lao xanh rì rào trong gió, đồi thông và biển cả
mênh mông đỏ màu phù sa.
Hồ Tam Bạc
Hồ Tam Bạc có nguồn gốc từ lạch Liêm
Khê, ngăn cách đường Quang Trung và đường Trần Nguyên Hãn và là điểm
nhấn trong dải trung tâm thành phố Hải Phòng. Hồ có độ sâu khoảng 3 m,
diện tích mặt hồ khoảng 4.82 ha và quanh hồ được lợp đá granite với màu
sắc sinh động.
Đến với hồ Tam Bạc, du khách có thể tận
hưởng không gian bình yên trong buổi sớm mai, ngắm nhìn dải nước miên
man trong buổi chiều lộng gió, chiêm ngưỡng những dải màu rực rỡ, lung
linh, huyền ảo từ hệ thống ánh sáng được chiếu sáng đối xứng quanh hồ và
mê mẩn cùng đêm nhạc nước với hiệu ứng nghệ thuật giữa hồ đầy thú vị.
Tràng Kênh
Thắng cảnh Tràng Kênh là một quần thể
đồi núi đá vôi, sông nước, mây trời với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.
Đây là vùng đất nằm ở hữu ngạn sông Bạch Đằng, cảnh sắc thiên nhiên
hoang sơ và hùng vĩ, núi đồi trùng điệp, thời tiết dịu nhẹ, mát mẻ quanh
năm.
Tràng Kênh có nhiều động kỳ thú. Hang
Vua thuộc xã Minh Tân với nhiều ngách có suối nước quanh năm trong mát
cao 18 m, rộng 10 m. Du khách tới đây còn được ghé thăm công trường chế
tác đá trang sức của người xưa cách đây 4.000 năm.
Cầu Bính
Cầu Bính là cây cầu được bắc qua sông
Cấm, nối liền thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên. Cầu Bính còn là
chiếc cầu dây văng hình hạc đẹp và hiện đại nhất của đất Hải Phòng với
chiều dài gần 1,3 km.
Từ cầu Bính, du khách đến Hải Phòng sẽ
được ngắm nhìn sông Cấm miên man dòng nước, ngược xuôi dòng chảy hơn 7
km. Nếu có dịp chạy bộ qua cầu Bính đón ánh bình minh, du khách hẳn sẽ
thích thú và mê mẩn khung cảnh bình yên của bầu trời, lấp lánh những vạt
nắng vàng xuyên làn dây văng.
Nhà hát Lớn Hải Phòng
Nhà hát Lớn Hải Phòng được xây dựng vào
đầu thế kỷ XX (năm 1904 – 1912), mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tiêu
biểu trong giai đoạn lúc bấy giờ. Nhà hát Lớn có kiến trúc theo lối
Baroc, sở hữu vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc châu Âu. Nhà hát Lớn từng
là sinh hoạt chính trị văn hóa của người Pháp và là nơi biểu diễn của
những gánh xiếc nổi tiếng của nước ta. Ngày nay, nhà hát Lớn thành phố
Hải Phòng là nơi kỉ niệm những ngày lễ lớn, hòa mừng những sự kiện quan
trọng và biểu diễn hoạt động nghệ thuật đặc sắc.
Chợ Tam Bạc
Chợ Tam Bạc (còn được gọi là chợ Đổ) nằm
trên phố Phan Bội Châu, được xây dựng trên nền đất cũ trong khu nhà đổ
thời chiến tranh. Vì thế, chợ Tam Bạc đã gắn liền với những thăng trầm
của thành phố Hải Phòng hơn 4 thế kỷ nay.
Trong chuyến du lịch Hải Phòng, du khách
có thể đến chợ Tam Bạc tham quan kiến trúc cổ kính và mua sắm hàng hóa.
Chợ Tam Bạc là chợ đầu mối trái cây, nông sản lớn của thành phố Hải
Phòng dọc ven sông Tam Bạc và khu chợ phía trong kinh doanh đa dạng,
phong phú các loại thực phẩm, hàng hóa khác.
Quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà cách trung tâm thành phố
30 km. Nơi này từng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Các điểm du lịch nổi tiếng ở Cát Bà gồm đảo Khỉ, Vườn quốc gia Cát
Bà, động Trung Trang, Hùng Sơn… Cát Bà là nơi hội tụ giữa rừng với
biển. Biển và rừng nơi đây hoà quyện vào nhau tạo nên phong cảnh có một
không hai.
Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm
1874, là cảng biển lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai ở Việt Nam. Đồng
thời, cảng Hải Phòng cũng là cửa ngõ quốc tế, giao thương với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới.
Trước đây, cảng Hải Phòng là nơi để tiếp
tế quân đội viễn chinh cho chính quyền Pháp. Ngày nay, mỗi ngày cảng
Hải Phòng đều đón một lượng lớn tàu thuyền cập bến, giao thương sôi nổi
và nhộn nhịp.
Hoa phượng
Cứ đến đầu hè, những bông hoa phượng lại
thắp lửa ở khắp mọi miền đất nước. Nhưng có một nơi, hoa phượng được
coi là biểu tượng, là tâm hồn của thành phố và đi vào thơ ca, nhạc họa.
Nơi đó chính là Hải Phòng – thành phố trồng nhiều hoa phượng nhất Việt
Nam. Ở Hải Phòng, hoa phượng được trồng ở khắp mọi nơi, trên hè phố, bến
sông, trong trường học… Vậy nên, khi hoa bung nở, dường như nhuộm đỏ cả
bầu trời.
Đảo Hòn Dáu
Đảo Hòn Dáu hay còn gọi là Hòn Dấu là
một hòn đảo nhỏ nằm giữa biển Đồ Sơn cách trung tâm Hải Phòng 20 km. Nơi
đây là địa điểm khá quen thuộc với nhiều dân du lịch bụi Việt Nam vì
hòn đảo này chứa đựng sự bình yên và vẻ đẹp còn nhiều tiềm ẩn.
Đến với Hòn Dáu, ngoài việc viếng thăm
đền thờ Nam Hải Thần Vương linh thiêng, bạn cũng đừng quên leo lên ngọn
hải đăng hòn Dáu, để nhìm ngắm khung cảnh biển hùng vĩ.
Bên trong Biệt thự Bảo Đại, điểm du lịch hút khách của Đồ Sơn
Bên trong Biệt thự Bảo Đại, điểm du lịch hút khách của Đồ Sơn. Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung (Hải Phòng) được xem là hành cung duy nhất của triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc. |
Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng xưa và nay
Năm 1900, chính quyền Pháp bắt chuyển chợ đi nơi khác, nhà hát được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp thiết kế rất công phu kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Pari, nguyên vật liệu xây dựng được mang từ Pháp sang |
Đình Đức Hậu: Di tích lịch sử cấp thành phố
Đình Đức Hậu, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn là một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân làng Đức Hậu xưa và tổ dân phố Bình Minh, phường Hợp Đức ngày nay |
Vết tích thương cảng cổ ở làng Minh Thị
Chùa Minh Phúc ở thôn Minh Thị, xã Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) trong số những ngôi chùa còn may mắn giữ lại được các văn bia, đó là văn bia thông tin quý về một vùng thương cảng sầm uất năm xưa của huyện Tiên Lãng.Trên đỉnh núi “Cửu Long chầu ngọc”: Huyền thoại tháp Tường Long tỏa sáng
Rất nhiều câu chuyện vừa huyền thoại, vừa có thật về tháp Tường Long với những giá trị về lịch sử và kiến trúc. |
Bến tàu không số
Bến
tàu không số (là Bến nghiêng Đồ Sơn hiện nay) ở chân đồi Vạn Hoa cạnh
thung lũng xanh, nay là khách sạn 100 phòng của công ty du lịch quốc tế
Đồ Sơn. Dấu tích cầu cảng K15 nay còn lại là những cột bê-tông. Cầu cảng
này được xây dựng và bảo vệ tuyệt đối bí mật, là nơi đỗ của những chiếc
tàu không số, chở vũ khí chi viện cho miền Nam.
|
Đình Kim Sơn – Di tích cách mạng
Năm 1944, phòng trào Việt Minh ở nơi đây phát triển mạnh. Những cuộc biểu tình thị uy của nhân dân Kim Sơn khiến ngụy quyền trong vùng rất hoang mang, dao động. Chớp thời cơ dó, lực lượng cách mạng trong khu vực phủ Kiến Thụy và một số nơi khác đã phát động nhân dân địa phương đấu tranh xóa bỏ bộ máy ngụy quyền, thiết lập chính quyền cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa, tiêu biểu là ở Kim Sơn |
"Như một lời hẹn ước"
Mùa hè năm 1953... tôi kết thúc năm lớp nhì tiểu học với một quyển học bạ toàn điểm ưu. Cha tôi rất hài lòng. Ông không nói nhưng tôi biết điều đó qua phần thưởng mà ông dành cho tôi mùa hè năm ấy: cho phép tôi đi nghỉ hè ở thị xã Cẩm Phả với chị gái của ông. Vì tôi còn nhỏ nên chị tôi được đi cùng cho có chị có em. Ngày ấy Cẩm Phả có hai khu vực, được gọi theo đặc điểm công việc: Cẩm Phả “Min” (khu khai thác than) và Cẩm Phả “Port” (khu cảng biển.) |
Hải Phòng nhớ mãi Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Hải Phòng tháng 5/1955 – 5/1995, cựu chiến binh, thanh niên và nhân dân Hải Phòng có nguyện vọng mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Hải Phòng, vì Đại tướng là Tổng tư lệnh đã chỉ huy Hải Phòng không những thời chín năm chống Pháp mà còn chỉ huy Hải Phòng thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ nữa. |
Độc đáo, ấn tượng Rặng Thị quận Đồ Sơn
Đến với Đồ Sơn, du khách có thể thăm quan Rặng Thị gồm 17 cây thị cổ thụ với tuổi đời từ 200-800 năm tuổi trên con đường nhỏ dẫn lên Chùa Tháp Tường Long. |
Truyền thuyết Hùng Vương và di tích hang Vua ở Hải Phòng
Thứ Tư, 13/04/2016, 15:28 [GMT+7]
... |
Nhằm tìm mối liên hệ giữa con cháu thời đại Hùng Vương với
các tổ tiên Phục Hy - Thần Nông - Đế Viêm - Đế Minh - Kinh Dương Vương,
Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hải Phòng đã phát động sưu tầm,
nghiên cứu về truyền thuyết Hùng Vương trên đất Hải Phòng. Các nhà
nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Hải Phòng đã đặc biệt chú ý đến
huyền tích bộ chủ quan lang Hùng Phúc ở hang Vua Dưỡng Động, xã Minh
Tân, huyện Thủy Nguyên, phản ánh mối quan hệ mâu thuẫn và liên kết các
bộ tộc thời Văn Lang - Âu Lạc.
Trong đợt kiểm kê di tích lịch sử Hải Phòng những năm 1977-1978 của Bảo tàng Hải Phòng đã phát hiện ra nhiều nơi thờ vua Hùng và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương như: hang Vua (Minh Tân - Thủy Nguyên); đình Bắc Thanh Lãng (Quảng Thanh - Thủy Nguyên) thờ tướng Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa; miếu thờ Tổ Mẫu và danh tướng Hùng Sơn (Nghĩa Lộ - Cát Hải); đình Tiểu Trà (Kiến Thụy) thờ danh tướng Phạm Hải; đình Nhân Giả (Vinh Quang - Vĩnh Bảo) thờ Phùng Đại Lực; đình Tri Yếu (Đặng Cương - An Dương) thờ Chàng Rồng; đình Bích Động (Liên Am - Vĩnh Bảo) thờ 4 anh em họ Đặng; đình Phù Liễn (Thủy Sơn - Thủy Nguyên) thờ 3 anh em họ Trịnh; đình Kiều Hạ, Mỹ Khê, Trữ Khê thờ tướng Phạm Văn và Phạm Minh; đình Quán Khái (Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo) thờ Tản Viên Sơn Thánh Bùi Thiên Quý…
Đặc biệt, qua công tác điền dã, các hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hải Phòng đã phát hiện tại huyện Tiên Lãng 12 nơi thờ Qýt Minh và đình An Tử Hạ thờ vợ của Hùng Duệ vương; huyện Vĩnh Bảo có 21 đình, đền, miếu thờ 10 tướng của Hùng Vương thứ 18; huyện Thủy Nguyên có gần 30 nơi thờ Quý Minh đại vương, gần như các làng xã ở vùng Thượng huyện đều thờ danh tướng Quý Minh; huyện An Lão và Cát Hải đều phát hiện thấy truyền thuyết về thời đại Hùng Vương…
Xét về công lao nghiên cứu khoa học về thời đai Hùng Vương tại Hải Phòng còn phải ghi nhận ý nghĩa của việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh, mộ cổ Việt Khê và các di chỉ văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng, của giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa, văn nghệ dân gian Hải Phòng. Thời đại Hùng Vương là một phạm trù sử học tương đương với thời đại đồng thau và sắt sớm ở nước ta.
Qua nhiều lần thay đổi tên gọi và cương vực, vùng đất Hải Phòng ngày nay có lịch sử khá lâu đời. Thời Hùng Vương, vùng đất Hải Phòng thuộc Bộ Dương Tuyền (có sách chép là Thang Tuyền), một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Du khách có thể đến thăm các di tích thờ các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương ở Hải Phòng bằng nhiều loại phương tiện đường thủy, đường bộ khá thuận lợi.
Trong cuộc hành hương về nguồn cội, nếu không có điều kiện và cơ duyên về với đất Tổ đền Hùng, du khách có thể viếng thăm di tích lịch sử văn hóa quốc gia: đình Tây và hang Vua ở Minh Tân, Thủy Nguyên. Hang Vua thờ bộ chúa Hùng Phúc, người Ái Châu đến trang Dưỡng Động lập đồn phòng thủ mặt biển bảo vệ bờ cõi Văn Lang và thờ 8 vị tướng: Hải Quang, Đông Hải, Linh Quang, Quảng Lực, Quảng Tế, Quảng Đạt, Hùng Đoán và Quỳnh Trân ngọc nữ.
Theo thần tích làng Dưỡng Động ký hiệu AE19/II thư viện Hán Nôm do Lễ
bộ Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng
Phúc nguyên niên 1572, Quản giám Bách thần tri điện Hùng Lĩnh Thiếu
khanh Nguyễn Hiền phụng sao năm Hoàng triều Vĩnh Hựu thứ 3 (1737), cho
biết: Các thần có công lớn giúp vua cha đánh giặc Thục. Thời vua Hùng
thứ 18, Dưỡng Động nằm trong vùng núi cao ven biển, rừng cây xanh biếc,
ngày đêm vui tiếng chim kêu vượn hót, có sông nước lung linh sáng tỏa,
cảnh đẹp như tranh. Nơi đây có một bộ quan lang bộ chúa ở Ái Châu, quê ở
phủ Thiệu Thiên, trang Chu Nguyễn, họ Hùng tên húy là Phúc, vốn là danh
tướng của họ Hùng, Hùng Vương bèn phong làm bộ quan lang.
Lúc bấy giờ, quốc gia yên ổn, bộ chúa quan lang Hùng Phúc dong buồm chu du khắp thiên hạ. Một ngày kia, bộ Chúa đến trang Dưỡng Động, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, thấy địa thế quanh co khuất khúc, núi non như long bàn hổ cứ. Ngắm xem bốn phía, trước thì dòng Tinh giang uốn lượn, sau thì núi cao dẫn mạnh rồng bao phong phải trái, bèn chọn làm nơi định cư. Trong trang có một nhà họ Hoàng, tên là Nhân Công, sinh được một người con gái Quế Nương nhân đức, hiền từ và rất mực hiếu đễ. Bộ Chúa xin với Hoàng Nhân Công được phối duyên cùng nàng Quế Nương.
Lại nói, thấy Hùng Duệ vương đã 115 tuổi không có người kế nghiệp, bộ chủ Ai Lao là Thục Phán khởi binh đánh vua Hùng. Duệ Vương liền gấp rút ra hịch kêu gọi các sơn thần hậu duệ của họ Hùng giúp nước. Bốn vị tướng họ Cao: Cao Hiển, Cao Quang, Cao Tấn, Cao Tuấn và Tản Viên Sơn Thánh về trang Dưỡng Động cùng cha con Chúa quan Hùng Phúc phòng thủ tuyến sông Bạch Đằng và mặt biển đón đánh quân Thục một trận liên hồi, diệt gọn 30 vạn tên. Hùng Duệ Vương cũng về tận cung sở Dưỡng Động động viên quân sĩ đánh giặc, ngài ngự tại hang núi Vệ - hang Vua.
Quân Thục thua to, Duệ Vương cả mừng mở yến tiệc khao quân. Hai năm sau, Thục Phán nổi binh phục thù, 4 anh em họ Cao và 4 thần tướng Minh tự Linh Hải, Phổ tự Văn Thành, Tế tự Trung Trường, Trân Nương lại theo Tản Viên Sơn Thánh dùng linh trượng tiêu diệt quân Thục. Hùng Duệ Vương quyết định nhường ngôi cho con rể nhưng Tản Viên và các tướng họ Cao, 4 anh em thần tướng trang Dưỡng Động khuyên Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán bởi Thục Phán cũng thuộc dòng dõi nhà Hùng, nhà vua y lời.
Sau đó, nhà vua cùng vợ chồng Tản Viên Sơn Thánh và các tướng Cao Hiển, Cao Quang, Cao Tấn, Cao Tuấn lên trời vào cõi bất diệt còn 4 anh em Minh tự Linh Hải, Phổ tự Văn Thành, Tế tự Trung Trường, Trân Nương về chốn thủy cung, âm phù con dân đất Việt bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thục Phán nhận ngôi báu, cảm kích lập đàn thờ thề nguyền giữ cơ nghiệp nhà Hùng.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, người Hải Phòng và khách hành hương du xuân lại đến xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, dự hội hang Vua, tưởng nhớ Hùng Vương, anh em đức Thánh Tản và các vị thủy thần Dưỡng Động. Hang Vua cũng như lễ hội đình Tây Dưỡng Động cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để tương xứng với tầm vóc của tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Trần Phương
Trong đợt kiểm kê di tích lịch sử Hải Phòng những năm 1977-1978 của Bảo tàng Hải Phòng đã phát hiện ra nhiều nơi thờ vua Hùng và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương như: hang Vua (Minh Tân - Thủy Nguyên); đình Bắc Thanh Lãng (Quảng Thanh - Thủy Nguyên) thờ tướng Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa; miếu thờ Tổ Mẫu và danh tướng Hùng Sơn (Nghĩa Lộ - Cát Hải); đình Tiểu Trà (Kiến Thụy) thờ danh tướng Phạm Hải; đình Nhân Giả (Vinh Quang - Vĩnh Bảo) thờ Phùng Đại Lực; đình Tri Yếu (Đặng Cương - An Dương) thờ Chàng Rồng; đình Bích Động (Liên Am - Vĩnh Bảo) thờ 4 anh em họ Đặng; đình Phù Liễn (Thủy Sơn - Thủy Nguyên) thờ 3 anh em họ Trịnh; đình Kiều Hạ, Mỹ Khê, Trữ Khê thờ tướng Phạm Văn và Phạm Minh; đình Quán Khái (Vĩnh Phong - Vĩnh Bảo) thờ Tản Viên Sơn Thánh Bùi Thiên Quý…
Đặc biệt, qua công tác điền dã, các hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hải Phòng đã phát hiện tại huyện Tiên Lãng 12 nơi thờ Qýt Minh và đình An Tử Hạ thờ vợ của Hùng Duệ vương; huyện Vĩnh Bảo có 21 đình, đền, miếu thờ 10 tướng của Hùng Vương thứ 18; huyện Thủy Nguyên có gần 30 nơi thờ Quý Minh đại vương, gần như các làng xã ở vùng Thượng huyện đều thờ danh tướng Quý Minh; huyện An Lão và Cát Hải đều phát hiện thấy truyền thuyết về thời đại Hùng Vương…
Xét về công lao nghiên cứu khoa học về thời đai Hùng Vương tại Hải Phòng còn phải ghi nhận ý nghĩa của việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh, mộ cổ Việt Khê và các di chỉ văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng, của giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa, văn nghệ dân gian Hải Phòng. Thời đại Hùng Vương là một phạm trù sử học tương đương với thời đại đồng thau và sắt sớm ở nước ta.
Qua nhiều lần thay đổi tên gọi và cương vực, vùng đất Hải Phòng ngày nay có lịch sử khá lâu đời. Thời Hùng Vương, vùng đất Hải Phòng thuộc Bộ Dương Tuyền (có sách chép là Thang Tuyền), một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Du khách có thể đến thăm các di tích thờ các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương ở Hải Phòng bằng nhiều loại phương tiện đường thủy, đường bộ khá thuận lợi.
Trong cuộc hành hương về nguồn cội, nếu không có điều kiện và cơ duyên về với đất Tổ đền Hùng, du khách có thể viếng thăm di tích lịch sử văn hóa quốc gia: đình Tây và hang Vua ở Minh Tân, Thủy Nguyên. Hang Vua thờ bộ chúa Hùng Phúc, người Ái Châu đến trang Dưỡng Động lập đồn phòng thủ mặt biển bảo vệ bờ cõi Văn Lang và thờ 8 vị tướng: Hải Quang, Đông Hải, Linh Quang, Quảng Lực, Quảng Tế, Quảng Đạt, Hùng Đoán và Quỳnh Trân ngọc nữ.
Hang Vua (Thủy Nguyên) |
Lúc bấy giờ, quốc gia yên ổn, bộ chúa quan lang Hùng Phúc dong buồm chu du khắp thiên hạ. Một ngày kia, bộ Chúa đến trang Dưỡng Động, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, thấy địa thế quanh co khuất khúc, núi non như long bàn hổ cứ. Ngắm xem bốn phía, trước thì dòng Tinh giang uốn lượn, sau thì núi cao dẫn mạnh rồng bao phong phải trái, bèn chọn làm nơi định cư. Trong trang có một nhà họ Hoàng, tên là Nhân Công, sinh được một người con gái Quế Nương nhân đức, hiền từ và rất mực hiếu đễ. Bộ Chúa xin với Hoàng Nhân Công được phối duyên cùng nàng Quế Nương.
Lại nói, thấy Hùng Duệ vương đã 115 tuổi không có người kế nghiệp, bộ chủ Ai Lao là Thục Phán khởi binh đánh vua Hùng. Duệ Vương liền gấp rút ra hịch kêu gọi các sơn thần hậu duệ của họ Hùng giúp nước. Bốn vị tướng họ Cao: Cao Hiển, Cao Quang, Cao Tấn, Cao Tuấn và Tản Viên Sơn Thánh về trang Dưỡng Động cùng cha con Chúa quan Hùng Phúc phòng thủ tuyến sông Bạch Đằng và mặt biển đón đánh quân Thục một trận liên hồi, diệt gọn 30 vạn tên. Hùng Duệ Vương cũng về tận cung sở Dưỡng Động động viên quân sĩ đánh giặc, ngài ngự tại hang núi Vệ - hang Vua.
Quân Thục thua to, Duệ Vương cả mừng mở yến tiệc khao quân. Hai năm sau, Thục Phán nổi binh phục thù, 4 anh em họ Cao và 4 thần tướng Minh tự Linh Hải, Phổ tự Văn Thành, Tế tự Trung Trường, Trân Nương lại theo Tản Viên Sơn Thánh dùng linh trượng tiêu diệt quân Thục. Hùng Duệ Vương quyết định nhường ngôi cho con rể nhưng Tản Viên và các tướng họ Cao, 4 anh em thần tướng trang Dưỡng Động khuyên Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Phán bởi Thục Phán cũng thuộc dòng dõi nhà Hùng, nhà vua y lời.
Sau đó, nhà vua cùng vợ chồng Tản Viên Sơn Thánh và các tướng Cao Hiển, Cao Quang, Cao Tấn, Cao Tuấn lên trời vào cõi bất diệt còn 4 anh em Minh tự Linh Hải, Phổ tự Văn Thành, Tế tự Trung Trường, Trân Nương về chốn thủy cung, âm phù con dân đất Việt bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thục Phán nhận ngôi báu, cảm kích lập đàn thờ thề nguyền giữ cơ nghiệp nhà Hùng.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, người Hải Phòng và khách hành hương du xuân lại đến xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, dự hội hang Vua, tưởng nhớ Hùng Vương, anh em đức Thánh Tản và các vị thủy thần Dưỡng Động. Hang Vua cũng như lễ hội đình Tây Dưỡng Động cần được quan tâm đầu tư hơn nữa để tương xứng với tầm vóc của tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Trần Phương
Đền Tràng Kênh - Hải Phòng : Ngôi đền bên dòng Bạch Đằng lịch sử
Chủ nhật, 2014-02-10 13:18:59
đền tràng kênh minh đức hải phòng | đền tràng
kênh hải phòng | đền tràng kênh thủy nguyên hải phòng | đền tràng kênh |
đền tràng kênh ở đâu
ĐỀN TRÀNG KÊNH – MINH ĐỨC – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Đền Tràng Kênh thuộc quần thể di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Tràng Kênh thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng đã tồn tại theo dòng lịch sử Việt Nam từ 4000 ngàn năm nay. Tràng Kênh, vùng đất cổ được biết đến qua di chỉ khảo cổ học nổi tiếng, hiện còn bảo lưu trong lòng đất. Theo các nhà nghiên cứu, Tràng Kênh
là một di chỉ khảo cổ học, một công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá
lớn nhất vùng Đông Bắc Tổ quốc, có niên đại cách ngày nay gần 4000 năm,
thuộc sơ kỳ đại kim khí. Từ buổi khai sơn, phá thạch, tạo dựng cuộc
sống, người Tràng Kênh với bàn tay khéo léo đẫ chế tác ra những đồ trang
sức bằng đá tinh xảo, với những vòng tay, hoa tai, chuỗi hạt đa dạng,
phong phú, đầy màu sắc.Thông qua các cuộc khai quật và nghiên cứu, các
nhà khảo cổ học đã kết luật rằng: Tràng Kênh cách đây gần 4000 năm đã
thực sự là một công xưởng chế tác đồ đá có quy mô lớn, sản phẩm của nó
không chỉ được trao đổi ở nội địa, mà còn vượt biển tới các nước Đông
Bắc Á và Đông Nam.
Theo bước chân cha ông dựng nước và giữ nước, dòng sông Bạch Đằng đã ghi dấu lại những chiến công hiển hách, để ngày nay con cháu ngàn đời vẫn ghi lòng, tạc dạ công lao trời biển của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đền Tràng Kênh là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và một ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam.
Từ cổng vào, chúng ta sẽ bắt gặp Tứ Trụ
là bốn cột đá, được tạc rất tinh sảo, dùng bằng đá xanh của vùng đất
Tràng Kênh. Dọc hai bên đường đi là những hàng cây bon sai và cây lưu
niệm do các đồng chí lãnh đạo nhà nước, các bộ và các đồng chí lãnh đạo
thành phố Hải Phòng trồng.
Ngôi đền đầu tiên quý khách sẽ được thăm trong quần thể di tích Đền Tràng Kênh Thành phố Hải Phòng là Đền Thờ Đức Vua Lê Đại Hành. Đây
là vị vua của triều Tiền Lê, đã có công đánh thắng quân Tống xâm lược
tại dòng sông Bằng Đằng vào năm 981. Cổng đền được làm hoàn toàn bằng đá
xanh, trạm khắc nhiều hoa văn. Bên trong Hậu Cung đền có đặt tượng đức
vua Lê Đại Hành được sơn son thếp vàng.
Quần thể di tích Đền Tràng Kênh với ngôi đền chính, nổi bật nhất đó là Đền thờ Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngôi đền được xây dựng hướng ra dòng sông Bạch Đằng và ngọn núi U Bò,
nơi trước đây Trần Hưng Đạo đã đứng trên ngọn núi, chỉ huy quân dân Nhà
Trần đánh tan quân xâm lượng Mông Nguyên vào năm 1288. Qua nghi môn của
đền được làm bằng đá xanh địa phương. Qua tiền tế và trung từ là nơi thờ
các vị quan văn, quan võ, quý khách sẽ vào Hậu Cung, nơi đặt tượng Đức
Thánh Trần.
Ngôi đền cuối cùng trong quần thể Đền Tràng Kênh là Đền thờ đức vua Ngô Quyền,
người đã có công đánh thắng quân Nam Hán cũng ngay tại dòng sông Bạch
Đằng này vào năm 938, xóa bỏ ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn
1000 năm, mở ra thời kỳ độc lập dân tộc lâu dài. Nghi môn đền được làm
cầu kỳ, công phu bằng đá xanh địa phương. Qua Nghi Môn, du khách bước
chân vào sân đền, với 2 con voi quỳ phục trước cửa đền. Tượng của Đức
Vua Ngô Quyền được đặt trong Hậu Cung rất tôn nghiêm và được sơn son
thếp vàng.
Từ
của Đền Ngô Quyền, du khách có thể ra thẳng dòng sông Bạch Bằng bằng
một đường đi được lát gạch gốm. Du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để
chiêm ngưỡng dòng sông Bạch Đằng, nơi trước đây đã diễn ra những trận
chiến oai hùng bậc nhất trong lịch sử khách chiến chống ngoại xâm của
cha ông ta.
Trong quần thể di tích Đền Tràng Kênh, còn có ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm,
tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, hướng ra dòng sông Bạch Đằng. Trong chùa
các bức tượng được mạ vàng. Mặc dù chùa khá nhỏ, nhưng rất uy nghiêm và
có một phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Khuân viên của Đền Tràng Kênh khá rộng, với những cảnh đẹp tự nhiên và nhân tạo đang ngày càng thu hút du khách thập phương trẩy hội.
Tràng
Kênh Bạch Đằng, một địa danh lịch sử từ lâu đã đi vào tiềm thức của
người dân thành phố Hải Phòng như một ký ức không thể nào quên về một
chiến công vĩ đại chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cách đây trên 7
thế kỷ. Cùng với nhiều di sản mang những nội dung lịch sử văn hoá có giá
trị, Tràng Kênh vùng đất thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên,
thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và
danh lam thắng cảnh năm 1962.
Cổng Tam Quan Đền Ngô Quyền
Sân đền Ngô Quyền
Tam quan đền Trần Hưng Đạo
Sân đền Trần Hưng Đạo
Tam quan đền vua Lê Đại Hành
Bến nước sông Bạch Đằng, xa xa là ngọn núi U Bò
Chùa Tràng Kênh Trúc Lâm trên đỉnh núi
Tượng La Hán dưới chân Chùa Tràng Kênh Trúc Lâm
Núi U Bò, nơi Trần Hưng Đạo chỉ đạo quân dân đánh bại cuộc chiến của quân Nguyên Mông năm 1288
Quang cảnh Đền Tràng Kênh nhìn từ trên cao
9 món ăn nổi tiếng của Hải Phòng
Bánh đa cua, bánh bèo, bánh cuốn đất cảng có cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách.
1. Bánh mì cay: Bánh mì chỉ nhỏ bằng hai ngón tay,
phần nhân là một lớp patê, ruốc và tương ớt. Bánh được nướng bằng bếp
than, giòn và nóng hổi. Đây là món ăn lót dạ được yêu thích của học sinh
- sinh viên.
Bánh mì cay được bán phổ biến tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Hàng Kênh, quán Hồng Quân đường Cát Cụt hoặc Khánh Nạp ở Chợ Con…
2. Các loại ốc: Món ốc ở Hải Phòng đa dạng, chế biến
thành ốc luộc, xào dừa, các món nướng… cộng thêm gia vị tuyệt vời bao
gồm ớt, sả, gừng, dừa tươi thơm ngon. Ngoài các loại ốc quen thuộc, nơi
đây còn nhiều loại ốc biển độc, lạ, cho hương vị khó quên.
Các quán ốc bán tại Hải Phòng có rất nhiều, hầu như phố nào cũng có, và luôn đông khách. Tuy nhiên đông nhất là những khu ký túc xá các trường đại học, ngoài ra những quán nổi tiếng như Ốc Thương (ngõ 269 Lê Lợi), Ốc Hường (Lê Lai), Ốc Tường (ngõ 308 Cát Dài), Ốc Hoa (đường Lương Văn Can), chợ Lương Văn Can, đường Đình Đông, đường Chu Văn An, đường Trần Nguyên Hãn, hay trên đường Văn Cao, Hàng Kênh…
3. Nem cua bể: Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Nguyên liệu làm nem cua phải có mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, hành lá, miến, lòng đỏ trứng gà, giá đỗ… và không thể thiếu cua gạch. Nem cua bể hình vuông được cắt nhỏ, ăn kèm với bún, rau sống, và nước chấm có vị ngọt chua đậm đà.
Một số quán tên tuổi gồm Nem Nga (92 Trần Nhật Duật), Phương Mai (87 Cát Cụt), Ngọc Tuấn (96 Trần Nhật Duật), Thanh Ngà (90 Trần Nhật Duật), trong chợ Cố Đạo, số 323 Tô Hiệu…
4. Bánh đa cua: Bánh đa đỏ được trần qua nước nóng
rồi đổ vào bát to, cùng với rau muống chín tái, rau nhút, chả cá, chả lá
lốt, hành lá thái nhỏ, thêm gạch cua chưng với thịt cua cùng cà chua,
thả ít hành khô thái mỏng trên cùng. Tất cả phải rất cẩn thận, kỳ công,
mới tạo nên được bát bánh đa cua mà bất kỳ người con đất cảng nào đi xa
đều luôn nhớ.
Một số nơi nổi tiếng: hàng ở ngõ cạnh Công ty Điện lực trên đường Minh Khai, phố Trần Phú, đường Phạm Ngũ Lão, Hoàng Văn Thụ, ngõ Lê Quýnh, đầu đường Đà Nẵng đối diện sân vận động Máy Tơ, bánh đa cua bể Bà Cụ 179 Cầu Đất, phố Chợ Toan…
5. Bánh bèo: Loại bánh hấp dẫn không chỉ với người Hải Phòng mà ngay cả với du khách, được làm từ thịt nạc băm nhuyễn, xào với mộc nhĩ và củ đậu, hành phi băm nhỏ… khi xào lên bánh có vị thơm nồng rất hấp dẫn. Món này ăn kèm nước chấm làm từ nước ninh xương, lúc ăn đun nóng nước chấm với ớt bột, hạt tiêu, vài miếng thịt viên…
Một số địa chỉ quán bánh bèo có tiếng lâu năm như ở đường Lê Đại Hành, gần UBND quận Hồng Bàng, trong chợ Lương Văn Can, đằng sau sân vận động, chợ Cát Bi…
6. Cháo sườn - cháo cay: Những món cháo hết sức đặc biệt gắn liền với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên. Cháo cay được nấu từ thịt trai và nước sườn đặc, cho thêm tương ớt, hành, rau dăm… Có dịp thưởng thức bát cháo cay thơm ngon bạn sẽ có cầm lòng để gọi thêm bát thứ 2, thứ 3, bởi càng ăn càng ngon, càng thấy hấp dẫn. Cháo sườn ngon có phần cháo mịn và sánh, thịt sườn được xé nhỏ màu hồng nhạt được ninh thật kỹ và rất thơm, rắc thêm chút tiêu và ớt bột và quẩy giòn cắt nhỏ.
Để ăn cháo cay thơm ngon, bạn có thể tới các quán tại đường Trần Bình Trọng. Còn cháo sườn có tại quán cháo 267 Hàng Kênh, chợ Cột Đèn, ngã 3 Hoàng Văn Thụ - Phan Bội Châu.
7. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, bạn sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.
Một số quán bánh cuốn ngon cho các bạn tham khảo: Địa chỉ thì bạn nên tìm tới 207 và 187 Cát Dài, hoặc quán ở đối diện ngõ Lửa Hồng (Cầu Đất), bánh cuốn Bảy (66 Cát Cụt)...
8. Lẩu cua đồng: Món lẩu cua đồng tại Hải Phòng có
hương vị đậm đà hơn so với các địa phương khác, do người dân Hải Phòng
đặc biệt ưa thích những món ăn chế biến từ cua (gồm cả cua đồng và cua
bể). Nguyên liệu chính của món này là cua đồng loại tươi, khi ăn nước
lẩu ngọt đậm đà với riêu cua, ăn kèm rau, hành, thịt bò, đậu rán, chả
cá, trứng vịt lộn…
Các quán lẩu cua đồng ngon cho bạn lựa chọn: Lẩu cua đồng Minh Quỳnh ở phố Văn Cao, hay quán ở đường Chu Văn An sau sân vận động Lạch Tray.
9. Bánh đúc tàu: Món ăn với cái tên khá xa lạ, nhưng đối với các bạn trẻ Hải Phòng thì đây lại là món ăn quen thuộc. Một bát bánh đúc tàu bao gồm phần bánh đúc cắt nhỏ, ăn cùng tôm, thịt, đu đủ rán kỹ, và nước mắm giấm được chan vào trong bát. Với hương vị vừa chua chua ngọt ngọt, lại có vị mặn và cay của dấm ớt, hương vị kết hợp trở nên thanh tao nhẹ nhàng, ấn tượng rất khó quên.
Hàng lâu đời và nổi tiếng nhất là hàng ở gần ngã tư Cát Dài - Cát Cụt, hay quán bánh đúc ở chợ An Dương.
Bánh mì cay được bán phổ biến tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Hàng Kênh, quán Hồng Quân đường Cát Cụt hoặc Khánh Nạp ở Chợ Con…
Bánh mì cay. Ảnh: Toidi.net. |
Các quán ốc bán tại Hải Phòng có rất nhiều, hầu như phố nào cũng có, và luôn đông khách. Tuy nhiên đông nhất là những khu ký túc xá các trường đại học, ngoài ra những quán nổi tiếng như Ốc Thương (ngõ 269 Lê Lợi), Ốc Hường (Lê Lai), Ốc Tường (ngõ 308 Cát Dài), Ốc Hoa (đường Lương Văn Can), chợ Lương Văn Can, đường Đình Đông, đường Chu Văn An, đường Trần Nguyên Hãn, hay trên đường Văn Cao, Hàng Kênh…
3. Nem cua bể: Đây cũng là một trong những món đặc sản hấp dẫn của Hải Phòng với hương vị không lẫn với nơi nào khác. Nguyên liệu làm nem cua phải có mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, hành lá, miến, lòng đỏ trứng gà, giá đỗ… và không thể thiếu cua gạch. Nem cua bể hình vuông được cắt nhỏ, ăn kèm với bún, rau sống, và nước chấm có vị ngọt chua đậm đà.
Một số quán tên tuổi gồm Nem Nga (92 Trần Nhật Duật), Phương Mai (87 Cát Cụt), Ngọc Tuấn (96 Trần Nhật Duật), Thanh Ngà (90 Trần Nhật Duật), trong chợ Cố Đạo, số 323 Tô Hiệu…
Nem cua bể Hải Phòng. Ảnh: Dulichhaiphong.gov.vn. |
Một số nơi nổi tiếng: hàng ở ngõ cạnh Công ty Điện lực trên đường Minh Khai, phố Trần Phú, đường Phạm Ngũ Lão, Hoàng Văn Thụ, ngõ Lê Quýnh, đầu đường Đà Nẵng đối diện sân vận động Máy Tơ, bánh đa cua bể Bà Cụ 179 Cầu Đất, phố Chợ Toan…
5. Bánh bèo: Loại bánh hấp dẫn không chỉ với người Hải Phòng mà ngay cả với du khách, được làm từ thịt nạc băm nhuyễn, xào với mộc nhĩ và củ đậu, hành phi băm nhỏ… khi xào lên bánh có vị thơm nồng rất hấp dẫn. Món này ăn kèm nước chấm làm từ nước ninh xương, lúc ăn đun nóng nước chấm với ớt bột, hạt tiêu, vài miếng thịt viên…
Một số địa chỉ quán bánh bèo có tiếng lâu năm như ở đường Lê Đại Hành, gần UBND quận Hồng Bàng, trong chợ Lương Văn Can, đằng sau sân vận động, chợ Cát Bi…
6. Cháo sườn - cháo cay: Những món cháo hết sức đặc biệt gắn liền với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên. Cháo cay được nấu từ thịt trai và nước sườn đặc, cho thêm tương ớt, hành, rau dăm… Có dịp thưởng thức bát cháo cay thơm ngon bạn sẽ có cầm lòng để gọi thêm bát thứ 2, thứ 3, bởi càng ăn càng ngon, càng thấy hấp dẫn. Cháo sườn ngon có phần cháo mịn và sánh, thịt sườn được xé nhỏ màu hồng nhạt được ninh thật kỹ và rất thơm, rắc thêm chút tiêu và ớt bột và quẩy giòn cắt nhỏ.
Để ăn cháo cay thơm ngon, bạn có thể tới các quán tại đường Trần Bình Trọng. Còn cháo sườn có tại quán cháo 267 Hàng Kênh, chợ Cột Đèn, ngã 3 Hoàng Văn Thụ - Phan Bội Châu.
7. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản nổi tiếng tại Hải Phòng, bạn sẽ dễ dàng tìm được các quán thơm ngon đặc trưng vào buổi sáng. Bánh ngon là phải được tráng mỏng, rắc ruốc và hành khô lên, khi ăn sẽ ăn kèm với nước chấm mắm ninh xương, có thể thêm dấm ớt. Ngoài ra nếu thực khách không thích ăn kiểu bánh chay, có thể thêm nhân thịt cho hương vị thêm đậm đà, ăn kèm chả hoặc chả viên làm từ thịt nạc.
Một số quán bánh cuốn ngon cho các bạn tham khảo: Địa chỉ thì bạn nên tìm tới 207 và 187 Cát Dài, hoặc quán ở đối diện ngõ Lửa Hồng (Cầu Đất), bánh cuốn Bảy (66 Cát Cụt)...
Bánh cuốn Hải Phòng. Ảnh: Nhahangbepviet.com. |
Các quán lẩu cua đồng ngon cho bạn lựa chọn: Lẩu cua đồng Minh Quỳnh ở phố Văn Cao, hay quán ở đường Chu Văn An sau sân vận động Lạch Tray.
9. Bánh đúc tàu: Món ăn với cái tên khá xa lạ, nhưng đối với các bạn trẻ Hải Phòng thì đây lại là món ăn quen thuộc. Một bát bánh đúc tàu bao gồm phần bánh đúc cắt nhỏ, ăn cùng tôm, thịt, đu đủ rán kỹ, và nước mắm giấm được chan vào trong bát. Với hương vị vừa chua chua ngọt ngọt, lại có vị mặn và cay của dấm ớt, hương vị kết hợp trở nên thanh tao nhẹ nhàng, ấn tượng rất khó quên.
Hàng lâu đời và nổi tiếng nhất là hàng ở gần ngã tư Cát Dài - Cát Cụt, hay quán bánh đúc ở chợ An Dương.
Những món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng
14/04/2014 15:55 GMT+7
Với nguồn tài nguyên hải sản phong phú, ẩm thực Hải Phòng đa dạng, đa sắc màu và mang đậm hương vị biển.
Tại mảnh đất của những cá tính mạnh mẽ, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ.
1. Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất Cảng. Mỗi bát bánh đa là sư tổng hòa các màu sắc phong phú: màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.
Bánh
đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh
(quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không
nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ cũng là loại đặc biệt, được
chế biến theo một vài cách thứ gia truyền. Người Hải Phòng ăn bánh đa
cua vào tất cả các bữa. Món ăn ngày nay đã nức tiếng khắp nơi, trở thành
niềm tự hào của người dân đất Cảng, giống như phở của người Hà Nội hay
bún bò đậm đà xứ Huế.
2. Bánh mì que
Bánh
mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh "nhỏ mà có võ" của ẩm
thực Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc
bánh mì thông thường nhưng nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì
que đúng kiểu thường ăn với pa tê gan và rau thơm thái nhỏ, không thể
thiếu tương ớt "chíu trương" - thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì
Hải Phòng.
3. Bún tôm
Bún
tôm cũng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng, có nguyên liệu chủ
đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi
to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn
non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm
hương, thì là, hành lá. Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng
nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải
Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.
4. Sủi dìn
Sủi
dìn tương tự bánh trôi tàu nhưng viên nhỏ hơn. Món ăn mang cái tên nghe
có phần lạ tai bởi có xuất xứ từ cộng đồng người Hoa sống ở Hải Phòng
trước đây. Nguyên liệu chính tạo nên sự hấp dẫn cho sủi dìn là bột nếp,
vừng đen, dừa nạo, gừng tươi, đường cùng hương liệu đặc biệt. Cũng tương
tự bánh trôi tàu, vị nước gừng ấm nóng của món sủi dìn thích hợp ăn vào
mùa đông hơn cả. Món ăn lâu nay đã trở thành món quà vặt phổ biến đất
Cảng mùa lạnh. Tuy nguyên liệu dễ kiếm nhưng không phải ai cũng biết
cách chế biến sủi dìn ngon. Nếu không khéo léo có thể làm vỡ nhân hoặc
nhân bật ra ngoài vỏ.
5. Cơm cháy hải sản
Không
cần phải tới mảnh đất cố đô Ninh Bình mới có thể thưởng thức cơm cháy.
Người Hải Phòng cũng có cơm cháy, lại mang hương vị biển độc đáo, ấy là
cơm cháy hải sản. Ngoài cơm cháy giòn, nước sốt trong món cơm của người
Hải Phòng được chế biến từ các nguyên liệu hải sản từ biển quê hương như
tôm, cua, mực, tu hài...Vì vậy mà món cơm cháy Hải Phòng mang hương vị
rất riêng, khác biệt hoàn toàn với cơm cháy vùng đặc sản dê núi Ninh
Bình.
6. Nem cua bể
Người
nước ngoài đến Hà Nội thường rất mê những chiếc nem cua bể vuông vức,
giòn rụm. Thật ra, món ăn này nổi tiếng hơn cả phải là ở Hải Phòng.
Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, nem cua bể có
thêm sự có mặt của thịt cua bể, cũng là một trong những đặc sản của
vùng biển quê hương. Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là
loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói
bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi chiên lên vẫn
còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể. Nem có thể chấm với nước chấm
hoặc ăn kèm bún và rau sống.
7. Lẩu cua đồng
Cua
đồng tuy không phải là đặc sản vùng biển nhưng lẩu cua đồng chế biến
theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn với nhiều
nơi khác. Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm
với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là "chính hãng" đất Cảng. Ngoài vị
ngon, lẩu cá Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một
vài nơi khác.
8. Bún cá biển
Bên
cạnh bún cá đồng cũng đã nức tiếng xa gần, Hải Phòng còn có thêm món
bún tận dụng tiềm năng hải sản phong phú của mình nữa là bún cá biển.
Bún cá biển có vị thơm; thịt cá biển săn chắc, ngọt đậm; không thể thiếu
miếng chả cá dai ngậy. Tùy khẩu vị, có người còn thích ăn bún cá với
móng giò, bởi vị chua cay dịu của nước dùng có thể dung hòa hoàn hảo các
nguyên liệu với nhau. Tuy dùng cá biển nhưng bún cá được chế biến theo
phương thức bí truyền nên rất dễ ăn và không ngán.
Ngoài ra, ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ còn vô số món ngon mời gọi như các loại hải sản tươi ngon, gỏi cá thanh mát, nem thính lạ vị…Những món ăn Hải Phòng đều hội tụ đủ hương vị ngọt ngào lẫn mạnh mẽ, mềm mại mà không thiếu phần cay tê quyết liệt, cũng như cốt cách và cá tính nổi bật của người dân đất Cảng.
(Theo Depplus.vn/MASK)
Tại mảnh đất của những cá tính mạnh mẽ, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ.
1. Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất Cảng. Mỗi bát bánh đa là sư tổng hòa các màu sắc phong phú: màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.
2. Bánh mì que
3. Bún tôm
4. Sủi dìn
5. Cơm cháy hải sản
6. Nem cua bể
7. Lẩu cua đồng
8. Bún cá biển
Ngoài ra, ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ còn vô số món ngon mời gọi như các loại hải sản tươi ngon, gỏi cá thanh mát, nem thính lạ vị…Những món ăn Hải Phòng đều hội tụ đủ hương vị ngọt ngào lẫn mạnh mẽ, mềm mại mà không thiếu phần cay tê quyết liệt, cũng như cốt cách và cá tính nổi bật của người dân đất Cảng.
(Theo Depplus.vn/MASK)
Nhận xét
Đăng nhận xét