Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 31

(ĐC sưu tầm trên NET)

Brunei

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc gia Brunei Darussalam
برني دارالسلام
Negara Brunei Darussalam
  (tiếng Mã Lai)
Flag of Brunei.svg Emblem of Brunei.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Brunei Darussalam
Khẩu hiệu
Sentiasa membuat kebajikan dengan petunjuk Allah
Luôn phục vụ với sự dẫn dắt của Allah
Quốc ca
Allah Peliharakan Sultan
Hành chính
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
Sultan Hassanal Bolkiah
Ngôn ngữ chính thức tiếng Mã Lai
Thủ đô Bandar Seri Begawan
4°55′B, 114°55′Đ
Thành phố lớn nhất Bandar Seri Begawan
Địa lý
Diện tích 5.765 km² (hạng 172)
Diện tích nước 8,6% %
Múi giờ UTC+ 8
Lịch sử
Ngày thành lập 1 tháng 1 năm 1984
Dân cư
Dân số ước lượng (2013) 415.717 người (hạng 175)
Dân số (2001) 332.844 người
Mật độ 67,3 người/km² (hạng 134)
Kinh tế
GDP (PPP) (2012) Tổng số: 21,907 tỉ đô la Mỹ
GDP (danh nghĩa) (2012) Tổng số: 17,092 tỷ đô la Mỹ
Bình quân đầu người: 39.355 đô la Mỹ
HDI (2013) 0,855 rất cao (hạng 30)
Đơn vị tiền tệ Dola Brunei (BND)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bn
¹ 080 từ Malaysia
Brunei (phiên âm tiếng Việt: "Bờ-ru-nây"), tên chính thức là Quốc gia Brunei Darussalam (tiếng Mã Lai: Negara Brunei Darussalam, chữ Jawi: نڬارا بروني دارالسلام), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Huyện Limbang của bang Sarawak phân chia Brunei thành hai phần. Đây là quốc gia có chủ quyền duy nhất nằm hoàn toàn trên đảo Borneo, Malaysia và Indonesia phân chia phần lãnh thổ còn lại của đảo. Dân số Brunei là 408.786 vào tháng 7 năm 2012.
Lịch sử chính thức của quốc gia cho rằng Brunei có thể có vết tích bắt đầu từ thế kỷ 7, khi nó là một thuộc quốc tên là P'o-li của Đế quốc Srivijaya có trung tâm trên đảo Sumatra. Sau đó, nước này trở thành chư hầu của Đế quốc Majapahit có trung tâm trên đảo Java. Brunei trở thành một vương quốc hồi giáo vào thế kỷ thứ 14, dưới quyền vị quốc vương (sultan) mới cải sang Hồi giáoMuhammad Shah.
Vào thời kỳ đỉnh cao của Vương quốc Brunei, Sultan Bolkiah (trị vì 1485–1528) kiểm soát các khu vực phía bắc của đảo Borneo, bao gồm Sarawak và Sabah ngày nay, cũng như quần đảo Sulu ở ngoài khơi mũi đông bắc của Borneo, Seludong (Manila ngày nay), và các đảo ở ngoài khơi mũi tây bắc của Borneo. Đoàn thám hiểm Magellan của Tây Ban Nha viếng thăm quốc gia hàng hải này vào năm 1521, và Brunei chiến đấu chống lại Tây Ban Nha trong chiến tranh Castille vào năm 1578.
Vương quốc Brunei bắt đầu suy sụp; và đến thế kỷ 19 thì Sultan của Brunei nhượng lại Sarawak cho James Brooke để báo ơn người này vì công giúp đỡ dập tắt một cuộc nổi dậy và phong cho Brooke làm rajah; và nhượng lại Sabah cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo của Anh Quốc. Năm 1888, Brunei trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc và một Thống sứ Anh Quốc được bổ nhiệm trong vai trò người quản lý thuộc địa vào năm 1906. Sau khi bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một hiến pháp mới được thảo ra vào năm 1959. Năm 1962, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ quân chủ bị dập tắt với sự giúp đỡ của người Anh.
Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Quốc gia trải qua tăng trưởng kinh tế trong thập niên 1970 và 1990, đạt mức bình quân 56% trong giai đoạn từ 1999 đến 2008, biến đổi Brunei thành một quốc gia công nghiệp hóa mới. Brunei trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên rộng lớn. Brunei có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore, và được phân loại là một nước phát triển. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng thứ năm thế giới về tổng sản phẩm bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF ước tính vào năm 2011 rằng Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong GDP quốc gia. Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ năm trong số 182 quốc gia, nhờ vào các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên.

Từ nguyên

Theo truyền thuyết, Brunei do Awang Alak Betatar thành lập. Ông đi từ Garang, một nơi tại huyện Temburong  đến cửa sông Brunei, phát hiện ra Brunei. Theo truyền thuyết, trong lúc đổ bộ thì ông kêu lên Baru nah! ("chỗ đó"), tên gọi "Brunei" bắt nguồn từ đó.
Tên gọi được đổi thành Barunai vào thế kỷ 14, có thể là do ảnh hưởng từ tiếng Phạn "varuṇ" (वरुण), nghĩa là đại dương hay là "quan nhiếp chính của đại dương" thần thoại. Từ "borneo" cũng có cùng nguồn gốc. Tên đầy đủ của quốc gia, Negara Brunei Darussalam, darussalam (tiếng Ả Rập: دار السلام) nghĩa là "chốn hòa bình", trong khi negara nghĩa là "quốc gia" trong tiếng Mã Lai.

Lịch sử

Lịch sử ban đầu


Lăng mộ của Abdul Majid Hassan, quân chủ Bột Nê Quốc, tại Nam Kinh
Do thiếu vắng các bằng chứng khác, các học giả thuyết minh lịch sử ban đầu của Brunei dựa trên việc diễn giải từ các bản văn Trung Quốc. Các tư liệu Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 đề cập đến một quốc gia được gọi là P’o-li (tiếng Trung: 婆利; Hán-Việt: Bà Lợi) trên vùng bờ biển tây bắc của đảo Borneo.  Trong thế kỷ thứ 7, các ghi chép Trung Hoa và Ả Rập đề cập đến một địa điểm được gọi là Vijayapura (tiếng Trung: 佛逝補羅; Hán-Việt: Phật Thệ Bổ La), được cho là do các thành viên vương thất Phù Nam thành lập.  Họ được cho là đổ bộ lên bờ biển tây bắc của Borneo cùng một số tùy tùng của mình. Sau khi chiếm Bà Lợi, họ đổi tên lãnh thổ thành 'Vijayapura', nghĩa là 'chiến thắng' trong tiếng Phạn). Năm 977, các ghi chép Trung Hoa bắt đầu sử dụng thuật ngữ Po-ni (tiếng Trung: 渤泥; Hán-Việt: Bột Nê) thay vì Vijayapura để đề cập đến Brunei. 
Năm 1225, một viên quan của nhà TốngTriệu Nhữ Quách (趙汝适) ghi lại trong Chư Phiên chí (諸蕃志) rằng Bột Nê Quốc có 100 chiến thuyền đề bảo vệ ngành mậu dịch của mình, và có nhiều vàng tại vương quốc. Một ghi chép vào năm 1280 mô tả rằng Bột Nê Quốc kiểm soát một diện tích lớn trên đảo Borneo.
Đến thế kỷ 14, Bột Nê Quốc trở thành một nước chư hầu của Majapahit, mỗi năm phải nộp 40 cân long não. Năm 1369, người Sulu tấn công Bột Nê Quốc, cướp bóc châu báu và vàng. Một hạm đội từ Majapahit thành công trong việc đánh đuổi người Sulu, song Bột Nê Quốc trở nên yếu kém hơn sau cuộc tấn công này.  Một ghi chép của Trung Quốc vào năm 1371 mô tả Bột Nê Quốc nghèo nàn và hoàn toàn chịu kiểm soát của Majapahit.
Sức mạnh của Vương quốc Brunei lên đến đỉnh điểm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, khi thế lực của nước này trải rộng từ bắc bộ Borneo đến nam bộ Philippines. Đến thế kỷ 16, Hồi giáo đã bén rễ vững chắc tại Brunei, và quốc gia đã xây dựng một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất của mình. Năm 1578, một lữ khách người Tây Ban Nha tên là Alonso Beltrán mô tả nó cao năm tầng và được xây trên nước. 

Chiến tranh với Tây Ban Nha

Thế lực của người châu Âu dần khiến cho một cường quốc khu vực đi đến hồi kết, Brunei bước vào một thời kỳ suy yếu kết hợp với xung đột nội bộ do xung đột kế vị trong vương thất. Nạn hải tặc cũng gây thiệt hại cho vương quốc.  Tây Ban Nha tuyên chiến vào năm 1578, tiến công và chiếm được thủ đô khi đó của Brunei là Kota Batu. Điều này một phần là kết quả của việc hai quý tộc Brunei là Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna yêu cầu giúp đỡ, Pengiran Seri Lela trước đó đi đến Manila- trung tâm thuộc địa của Tây Ban Nha trong khu vực, đề nghị Brunei trở thành nước triều cống cho Tây Ban Nha để đổi lấy sự giúp đỡ nhằm đòi lại vương vị bị người anh/em là Saiful Rijal chiếm lấy. 
Vào tháng 3 năm 1578, hạm đội Tây Ban Nha bắt đầu đi từ Manila đến Brunei dưới sự lãnh đạo của Đề đốc De Sande. Đội quân viễn chinh gồm có 400 người Tây Ban Nha, 1.500 người Philippines bản địa và 300 người Borneo.  Người Tây Ban Nha xâm chiếm kinh đô vào ngày 16 tháng 4 năm 1578, với sự giúp đỡ của Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna. Sultan Saiful Rijal và Paduka Seri Begawan Sultan Abdul Kahar buộc phải chạy đến Meragang rồi Jerudong. Tại Jerudong, họ lên các kế hoạch nhằm đuổi quân xâm lăng ra khỏi Brunei. Quân của Tây Ban Nha Chịu cảnh tử vong cao do bùng phát dịch tả hoặc lỵ,  rồi quyết định từ bỏ Brunei và trở về Manila vào ngày 26 tháng 6 năm 1578, sau 72 ngày. Trước khi rút đi, họ đốt thánh đường Hồi giáo-một cấu trúc có năm tầng mái.
Các tường thuật bản địa tại Brunei có khác biệt lớn so với quan điểm được công nhận rộng rãi về sự kiện. Theo đó, sự kiện gọi là Chiến tranh Castille được nhìn nhận như một chương anh hùng, theo đó người Tây Ban Nha bị đẩy lui bởi Bendahara Sakam, được công khai là một người anh em của Sultan cầm quyền, và một nghìn chiến binh bản địa. Hầu hết các sử gia xem đây là một tường thuật anh hùng dân gian, mà có lẽ được phát triển trong các thập niên hoặc thế kỷ sau đó.

Nội chiến

Trong thời gian trị vì của Sultan Muhammad Ali (1660-1661), có một bất đồng giữa con trai của Sultan là Pengiran Muda ("Vương tử") Bongsu và Pengiran Muda Alam- con trai của Pengiran Abdul Mubin về kết quả của một trận đá gà mà Pengiran Muda Bungsu thua.  Pengiran Muda Alam chế nhạo Vương tử về việc thua cuộc. Vương tử Bongsu nổi cơn thịnh nộ và sát hại Pengiran Muda Alam rồi chạy trốn khỏi hiện trường.
Abdul Mubin cùng bộ hạ sát hại Sultan Muhammad Ali nhằm báo thù, Abdul Momin sau đó tự lập mình làm Sultan và chọn hiệu "Sultan Hakkul Abdul Mubin".  Ông cố gắng xoa dịu các bộ hạ của Sultan tiền nhiệm bằng việc bổ nhiệm cháu trai của Muhammad Ali là Muhyiddin làm Bendahara ("Tể tướng") mới.  Tuy nhiên, sau một thời gian, những người ủng hộ Muhammad Ali thực hiện trả thù bằng cách thuyết phục Bendahara Muhyiddin đứng lên chống lại Abdul Mubin. Bendahara Muhyddin ban đầu từ chối, song sau đó lại đồng ý. Những người ủng hộ Muhyiddin bắt đầu tạo nhiễu loạn.  Sultan Abdul Hakkul Momin sau đó chuyển cung điện của mình đến Pulau Chermin theo lời khuyên của Muhyiddin với ý định chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc. 
Tuy nhiên, sau khi Sultan Abdul Hakkul Mubin rời đi, Muhyiddin tự tuyên bố mình là Sultan. Một trận chiến giữa hai người xảy ra sau đó, cuộc nội chiến Brunei bùng nổ. Trong Nội chiến, Sultan Abdul Hakkul Mubin chạy đến Kinarut, ông ở đó trong 10 năm, đẩy lui các cuộc tiến công liên tiếp của Sultan Muhyiddin. Đội quân của Sultan Muhyiddin trở về Brunei sau khi thất bại trong một cuộc tấn công quyết định.  Muhyiddin lo ngại rằng nội chiến kéo dài quá lâu và đề nghị Sultan của Sulu cử binh giúp đỡ. Muhyiddin hứa sẽ trao vùng đất phía đông Sabah để báo ơn giúp đỡ của Sulu.  Muhyiddin cuối cùng giành được thắng lợi năm 1673, Sultan Abdul Hakkul Mubin bị giết trong nội chiến.

Anh Quốc can thiệp


Biên giới Brunei (lục) từ năm 1890
Người Anh nhiều lần can thiệp vào công việc của Brunei, họ tiến công Brunei vào tháng 7 năm 1846 trong một cuộc xung đột nội bộ tranh giành ngôi Sultan. 
Trong thập niên 1880, Vương quốc Brunei tiếp tục suy yếu, Sultan trao vùng đất mà nay là Sarawak cho James Brooke vì có công giúp ông đàn áp một cuộc nổi dậy và cho phép James Brooke thành lập Vương quốc Sarawak. Theo thời gian, Brooke và các cháu trai của người này thuê hoặc sáp nhập thêm nhiều đất đai. Brunei mất đi phần lớn lãnh thổ của mình cho Vương quốc Sarawak.
Sultan Hashim Jalilul Alam Aqamaddin thỉnh cầu người Anh giúp ngăn chặn nhà Brooke xâm lấn hơn nữa.  "Hiệp định Bảo hộ" do Hugh Low dàn xếp và được ký có hiệu lực vào ngày 17 tháng 12 năm 1888. Hiệp định ghi rằng Sultan "không thể nhượng hay cho thuê bất kỳ lãnh thổ nào cho thế lực ngoại bang mà không có sự tán thành của Anh Quốc"; cho phép Anh Quốc kiểm soát thực sự công việc đối ngoại của Brunei, biến Brunei thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc.  Tuy nhiên, đến khi Vương quốc Sarawak thôn tính vùng Pandaruan vào năm 1890, người Anh lại không tiến hành hành động nào để ngăn chặn. Người Anh không nhìn nhận Brunei hay Vương quốc Sarawak là 'ngoại quốc' (theo Hiệp định Bảo hộ). Lần sáp nhập cuối cùng này của Sarawak khiến cho Brunei chỉ còn lại vùng lãnh thổ nhỏ bé bị phân làm hai phần như hiện nay.
Các thống sứ Anh Quốc được đưa đến Brunei theo Thỏa thuận Bảo hộ Bổ sung vào năm 1906. Các thống sứ tham mưu cho Sultan trên tất cả các vấn đề quản lý. Theo thời gian, Thống sứ nắm giữ nhiều quyền hành chính hơn là Sultan. Hệ thống thống sứ kết thúc vào năm 1959.

Phát hiện ra dầu

Dầu được phát hiện vào năm 1929 sau một số nỗ lực không có kết quả.  Hai người là F.F. Marriot và T.G. Cochrane phát hiện ra dầu gần sông Seria vào cuối năm 1926.  Họ thông báo sự việc cho một nhà địa vật lý học, người này chỉ đạo một cuộc nghiên cứu tại đó. Năm 1927, khí rỉ ra được ghi nhận trong khu vực. Giếng Seria số 1 (S-1) được khoan vào ngày 12 tháng 7 năm 1928. Giếng Seria số 2 được khoan vào ngày 19 tháng 8 năm 1929, và vẫn tiếp tục cho sản phẩm tính đến năm 2009.  Sản lượng dầu tăng lên đáng kể vào những năm 1930 cùng với sự phát triển của thêm nhiều mỏ dầu. Năm 1940, sản lượng dầu là hơn 6 triệu thùng Công ty Dầu lửa Malaya Anh được thành lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1922.  Giếng dầu ngoài khơi đầu tiên được khoan vào năm 1957.  Dầu và khí đốt thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của Brunei kể từ cuối thế kỷ 20.

Nhật Bản chiếm đóng


Các tàu chiến Nhật Bản tại Brunei vào tháng 10 năm 1944
Tám ngày sau khi tiến công Trân Châu Cảng, đến ngày 16 tháng 12 năm 1941 thì người Nhật xâm chiếm Brunei. 10.000 quân của Phân đội Kawaguchi từ vịnh Cam Ranh tiến vào Kuala Belait. Sau sáu ngày giao tranh, họ chiếm đóng toàn bộ quốc gia. Lực lượng duy nhất của Đồng Minh trong khu vực là Tiểu đoàn số 2 của Trung đoàn Punjab số 15 đóng tại Kuching, Sarawak.
Khi chiếm được Brunei, người Nhật tiến hành một thỏa thuận với Sultan Ahmad Tajuddin về việc cai quản quốc gia. Nguyên Thư ký của Thống sứ Anh Quốc Ernest Edgar Pengilly là Inche Ibrahim được bổ nhiệm là Trưởng quan hành chính dưới quyền Thống sứ Nhật Bản. Pengilly và những người dân tộc Anh khác vẫn ở lại Brunei bị người Nhật giam giữ tại trại Batu Lintang ở Sarawak.

Sultan duy trì ngôi vị của mình và nhận được trợ cấp cùng sự tôn kính của người Nhật. Trong giai đoạn sau của thời kỳ chiếm đóng, ông ở tại Tantuya, Limbang và có ít việc để làm với người Nhật. Chính phủ Brunei được tái tổ chức thành 5 tỉnh, bao gồm Bắc Borneo thuộc Anh. Các tỉnh bao gồm Baram, Labuan, Lawas, và Limbang.
Người Anh dự đoán được về một cuộc tiến công của người Nhật, song họ thiếu các nguồn lực để phòng thủ khu vực do đang phải giao chiến ở châu Âu. Binh sĩ từ Trung đoàn Punjab đổ bê tông vào các giếng dầu vào tháng 9 năm 1941 để ngăn người Nhật sử dụng chúng. Các thiết bị và máy móc còn lại bị phá hủy khi Nhật Bản xâm chiếm Malaya. Đến cuối chiến tranh, 16 giếng dầu ở Miri và Seria được tái khởi đầu, sản lượng đạt khoảng một nửa so với mức trước chiến tranh. Sản xuất than tại Muara cũng được khôi phục, song thành công với mức độ khiêm tốn.
Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật dạy ngôn ngữ của họ trong các trường học, các viên chức chính quyền được yêu cầu học tiếng Nhật. Đồng nội tệ được thay thế bằng duit pisang (tiền chuối). Từ năm 1943, siêu lạm phát làm mất giá trị tiền tệ, và đến cuối chiến tranh thì loại tiền này không còn giá trị. Các cuộc tiến công vào thương thuyền khiến cho hoạt động mậu dịch phải ngưng lại. Thực phẩm và dược phẩm rơi vào cảnh thiếu hụt, người dân phải chịu cảnh đói và bệnh tật.
Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Sư đoàn số 9 của Úc đổ bộ lên Muara trong Chiến dịch Oboe Six nhằm tái chiếm Borneo từ Nhật Bản. Họ nhận được hỗ trợ từ các đơn vị không quân và hải quân của Hoa Kỳ. Đô thị Brunei bị ném bom trên phạm vi rộng và bị Đồng Minh tái chiếm sau ba ngày quyết chiến. Nhiều tòa nhà bị phá hủy, bao gồm cả Thánh đường Hồi giáo. Quân Nhật tại Brunei, Bắc Borneo, và Sarawak, dưới quyền Trung tướng Masao Baba, chính thức đầu hàng tại Labuan vào ngày 10 tháng 9 năm 1945. Chính quyền quân sự Anh Quốc tiếp quản lãnh thổ từ tay người Nhật Bản và duy trì cho đến tháng 7 năm 1946.

Sau Thế chiến II

Sau Thế chiến II, một chính phủ mới được hình thành tại Brunei dưới quyền Chính phủ quân sự Anh Quốc (BMA), chủ yếu gồm các viên chức và nhân viên người Úc.  Việc quản lý Brunei được chuyển cho Chính phủ dân sự vào ngày 6 tháng 7 năm 1946. Hội đồng Quốc gia Brunei cũng được phục hồi vào năm này.   BMA được giao nhiệm vụ khôi phục kinh tế của Brunei, phải dập tắt các đám cháy trên các giếng dầu ở Seria do người Nhật phóng hỏa trước khi bị đánh bại.
Trước năm 1941, Thống đốc Các khu định cư Eo biển tại Singapore chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của Cao ủy Anh tại Brunei, Sarawak, và Bắc Borneo (nay là Sabah).  Cao ủy Anh Quốc đầu tiên của Brunei là Thống đốc Sarawak, Charles Ardon Clarke. Barisan Pemuda ("Phong trào Thanh niên") là chính đảng đầu tiên được thành lập tại Brunei, vào ngày 12 tháng 4 năm 1946. Mục đích của đảng là "Bảo tồn chủ quyền của Sultan và quốc gia, và để bảo vệ quyền của người Mã Lai". Đảng bị giải thể vào năm 1948 do hoạt động kém.
Năm 1959, một bản hiến pháp mới được thảo ra, tuyên bố Brunei là một quốc gia tự trị, trong khi các vấn đề đối ngoại, an ninh và quốc phòng vẫn là trách nhiệm của Anh Quốc  Một cuộc nổi dậy nhỏ nhằm chống lại chế độ quân chủ bùng phát vào năm 1962, Anh Quốc hỗ trợ chính quyền Brunei dập tắt cuộc nổi dậy này. Cuộc Nổi dậy Brunei này góp phần vào thất bại trong việc thành lập Liên bang Bắc Borneo, và cũng ảnh hưởng một phần đến quyết định của Brunei là không tham gia vào Liên bang Malaysia.  Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. 
Ngày 14 tháng 11 năm 1971, Sultan Hassanal Bolkiah đến Luân Đôn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959. Một thỏa thuận mới được ký kết vào ngày 23 tháng 11 năm 1971 với đại diện của Anh Quốc là Anthony Henry Fanshawe Royle, theo đó Anh Quốc vẫn nắm giữ công việc đối ngoại và quốc phòng.  Ngày 7 tháng 1 năm 1979, một hiệp định khác được ký kết giữa Brunei và Anh Quốc, đại diện cho Anh Quốc là Chúa công Goronwy-Roberts. Hiệp định này trao cho Brunei tiếp quản trách nhiệm quốc tế như một quốc gia độc lập. Anh Quốc chấp thuận giúp đỡ Brunei trên các vấn đề ngoại giao.  Vào tháng 5 năm 1983, Anh Quốc tuyên bố Brunei sẽ độc lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1984. Lúc nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 1984, Sultan Hassanal Bolkiah đọc bản Tuyên ngôn độc lập. 

Chính trị và chính phủ


Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei.
Hệ thống chính trị tại quốc gia do hiến pháp và truyền thống Quân chủ Mã Lai Hồi giáo chi phối. Ba thành phần của Quân chủ Hồi giáo Mã Lai, Melayu Islam Beraja (MIB), là văn hóa Mã Lai, Hồi giáo, và khuôn khổ chính trị dưới quyền quân chủ. Brunei có hệ thống pháp luật dựa theo Hệ thống pháp luật Anh, song bị luật shariah Hồi giáo thay thế trong một số trường hợp.
Theo hiến pháp năm 1959 của Brunei, Paduka Seri Baginda Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah Điện hạ là nguyên thủ quốc gia với đầy đủ quyền lực hành pháp. Từ năm 1962, Sultan lại có thêm quyền lực tình trạng khẩn cấp, được gia hạn mỗi hai năm. Quốc gia được đặt dưới thiết quân luật kể từ Nổi dậy Brunei năm 1962.  Sultan Hassanal Bolkiah cũng giữ vai trò là Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia.  Gia đình vương thất vẫn được tôn kính trong quốc gia.  Brunei có một Hội đồng lập pháp

Quan hệ đối ngoại

Cho đến năm 1979, quan hệ đối ngoại của Brunei do chính phủ Anh Quốc quản lý. Từ sau đó, trách nhiệm thuộc về Cơ quan Ngoại giao Brunei. Sau khi độc lập vào năm 1984, Cơ quan này được nâng thành cấp bộ và nay gọi là Bộ Ngoại giao.
Về mặt chính thức, chính sách đối ngoại của Brunei là: 
  • Tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền lãnh thổ, tính toàn vẹn và độc lập của các đối tác khác
  • Duy trì các mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
  • Không can thiệp vào các công việc nội bộ của những quốc gia khác
  • Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Brunei có mối quan hệ truyền thống với Anh Quốc, và trở thành thành viên thứ 49 của khối Thịnh vượng chung ngay vào ngày độc lập 1 tháng 1 năm 1984. Nhằm khởi đầu cho việc cải thiện các mối quan hệ cấp khu vực, Brunei gia nhập ASEAN vào ngày 7 tháng 1 năm 1984, trở thành thanh viên thứ sáu của Hiệp hội. Đến năm 1984, nhằm đạt được sự công nhận về chủ quyền và nền độc lập của mình, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc vào ngày 21 tháng 9
Là một quốc gia Hồi giáo, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (nay là Tổ chức Hợp tác Hồi giáo) vào tháng 1 năm 1984 trong Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo lần thứ tư tổ chức tại Maroc.
Sau khi tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989, Brunei tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2000 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7 năm 2002.  Brunei trở thành một thành viên sáng lập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995,  và là một thành viên chính của Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA)- được hình thành tại Davao, Philippines vào ngày 24 tháng 3 năm 1994.
Brunei chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ với Philippines và Singapore. Vào tháng 4 năm 2009, Brunei và Philippines ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm cố gắng tăng cướng quan hệ song phương giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực nông nghiệp cùng mậu dịch và đầu tư liên quan đến trồng trọt.
Brunei là một trong nhiều bên tham gia vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Brunei không công nhận tình trạng của Limbang là một phần của Sarawak kể từ khi khu vực này bị thôn tính vào năm 1890.  Vấn đề được tường trình là đã giải quyết xong vào năm 2009, theo đó Brunei đồng ý chấp thuận biên giới để đổi lấy việc Malaysia từ bỏ yêu sách đối với các mỏ dầu trên vùng biển của Brunei. Chính phủ Brunei phủ nhận điều này và nói rằng không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ đối với Limbang. 

Hành chính

Brunei được chia thành bốn huyện (daerah) và 38 phó huyện (mukim). 
Daerah Temburong về mặt tự nhiên tách biệt với phần còn lại của Brunei qua bang Sarawak của Malaysia.
No. District Thủ phủ Dân số (2011) Diện tích (km2)
1. Belait Kuala Belait 60.744 2.724
2. Brunei-Muara   Bandar Seri Begawan 279.924 571
3. Temburong Pekan Bangar 8.852 1.304
4. Tutong Pekan Tutong 43.852 1.166

Địa lý

Ảnh tầm rộng Bandar Seri Begawan, thể hiện Kampong Ayer trên sông Brunei trong Cuộc đua thuyền Brunei 2013
Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là 5.765 kilômét vuông (2.226 sq mi) trên đảo Borneo. Quốc gia có 161 kilômét (100 mi) bờ biển giáp biển Đông, và có 381 km (237 mi) biên giới với Malaysia. Quốc gia có 500 kilômét vuông (193 sq mi) lãnh hải, và 200 hải lý (370 km; 230 mi) vùng đặc quyền kinh tế.
Khoảng 97% cư dân sinh sống ở phần phía tây rộng lớn hơn của quốc gia, và chỉ khoảng 10.000 dân sinh sống ở phần đồi núi phía đông. Tổng dân số của Brunei là khoảng 408.000 (tính đến tháng 7 2010), trong đó khoảng 150.000 sống tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Các đô thị lớn khác là thị trấn cảng Muara, thị trấn sản xuất dầu mỏ Seria và thị trấn lân cận Kuala Belait. Tại huyện Belait, khu vực Panaga là nơi sinh sống của một số lượng lớn người Âu tha hương, nhà ở của họ do Royal Dutch Shell và Quân đội Anh Quốc cung cấp, và có một số phương tiện giải trí được đặt ở đó. 
Hầu hết lãnh thổ Brunei nằm trong vùng sinh thái rừng mưa đất thấp Borneo. Các khu vực rừng mưa vùng núi nằm ở vùng nội địa của quốc gia.
Brunei có khí hậu nhiệt đới xích đạo.  Nhiệt độ trung bình năm là 26,1 °C (79,0 °F), trung bình là 24,7 °C (76,5 °F) từ tháng 4-5 và 23,8 °C (74,8 °F) từ tháng 10-12.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Bandar Seri Begawan
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 33.9 35.3 38.3 37.6 36.4 35.5 35.7 36.6 35.5 34.7 34.5 36.2 38,3
Trung bình cao °C (°F) 30.4 30.7 31.9 32.5 32.6 32.5 32.3 32.4 32.0 31.6 31.4 31.0 31,8
Trung bình thấp, °C (°F) 23.3 23.3 23.5 23.7 23.7 23.4 23.0 23.1 23.1 23.2 23.2 23.2 23,3
Thấp kỉ lục, °C (°F) 18.4 18.9 19.4 20.5 20.3 19.2 19.1 19.4 19.6 20.5 18.8 19.5 18,4
Lượng mưa, mm (inch) 292.6
(11.52)
158.9
(6.256)
118.7
(4.673)
189.4
(7.457)
234.9
(9.248)
210.1
(8.272)
225.9
(8.894)
226.6
(8.921)
264.4
(10.409)
312.3
(12.295)
339.9
(13.382)
339.6
(13.37)
2.913,3
(114,697)
Số ngày mưa TB 16 12 11 16 18 16 16 16 19 21 23 21 205
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 196 191 225 239 236 210 222 218 199 206 205 211 2.558

Kinh tế

Brunei có một nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh vượng, pha trộn giữa các hãng ngoại quốc Quốc(8,95×108 cu ft) khí đốt thiên thiên hóa lỏ

Nhân khẩu


Dân số Brunei trong tháng 7 năm 2011 là 401.890, trong đó 76% sống tại các khu vực đô thị. Tuổi thọ bình quân là 76,37 năm. Năm 2004, 66,3% dân số là người Mã Lai, 11,2% là người Hoa, 3,4% là người bản địa, cùng các nhóm cư dân khác. 
Ngôn ngữ chính thức của Brunei là tiếng Mã Lai. Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao khuyến khích một phong trào ngôn ngữ nhằm mục đích nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ này tại Brunei.  Khẩu ngữ chính tại Brunei là tiếng Mã Lai Brunei, tiếng Mã Lai Brunei khá khác so với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn và các phương ngữ khác của tiếng Mã Lai, và tương tự ở mức khoảng 84% với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn,  và thường là không hiểu lẫn nhau.  Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được nói rộng rãi, tiếng Anh cũng được sử dụng trong kinh doanh với địa vị là ngôn ngữ làm việc, và là ngôn ngữ giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc đại học,  và được một cộng đồng ngoại quốc tha hương tương đối lớn sử dụng.  Các khẩu ngữ khác là Kedayan, Tutong, Murut, DusunIban. 
Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Brunei,  và hai phần ba cư dân tại quốc gia trung thành với Hồi giáo. Các tín ngưỡng khác cũng hiện diện là Phật giáo (13%, phần lớn là người Hoa) và Thiên Chúa giáo (10%). Những người theo tư tưởng tự do chiếm khoảng 7% dân số, hầu hết là người Hoa. Mặc dù hầu hết trong số họ thực hành các nghi lễ với các yếu tố của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, song họ muốn biểu thị rằng mình không theo tôn giáo chính thức nào, do vậy được xếp là người vô thần trong thống kê chính thức. Những người theo các tôn giáo bản địa là khoảng 2%. 

Văn hóa


Bảo tàng vương thất Regalia
Nền văn hóa Brunei chủ yếu là văn hóa Mã Lai, với các ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo, và được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia.  Các nền văn hóa Mã Lai từ quần đảo Mã Lai ảnh hưởng đến văn hóa Brunei. Bốn giai đoạn ảnh hưởng về văn hóa đã diễn ra trong lịch sử Brunei, lần lượt là thuyết vật linh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, văn minh phương Tây. Hồi giáo có ảnh hưởng rất mạnh, trở thành hệ tư tưởng và triết lý của Brunei 
Brunei là một quốc gia thi hành luật Sharia, theo đó cấm việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn công khai. Những người không theo Hồi giáo được phép đem một lượng đồ uống có cồn hạn chế từ bên ngoài vào để tự sử dụng. 

Truyền thông

Freedom House xếp Brunei vào tình trạng "Không tự do"; hiếm khi có việc báo chí chỉ trích chính phủ và nền quân chủ. Chính phủ cho phép một công ty in ấn và xuất bản là Brunei Press PLC hoạt động, công ty thành lập từ năm 1953. Công ty tiếp tục xuất bản nhật báo tiếng Anh Borneo Bulletin, tờ báo này lúc đầu chỉ là một bài luận cộng đồng hàng tuần và trở thành nhật báo vào năm 1990  Ngoài Borneo Bulletin, Brunei còn có các nhật báo tiếng Mã Lai là Media PermataPelita Brunei. The Brunei Times là một tờ báo độc lập khác bằng tiếng Anh, được xuất bản tại Brunei kể từ năm 2006. 
Chính phủ Brunei sở hữu và điều hành sáu kênh truyền hình kỹ thuật số sử dụng công nghệ DVB-T (RTB 1, RTB 2, RTB 3 (HD), RTB 4, RTB 5 và RTB New Media (thông tin thể thao) và năm kênh phát thanh là (FM quốc gia, Pilihan FM, Nur Islam FM, Harmony FM và Pelangi FM). Một công ty tư nhân có kênh truyền hình cáp (Astro-Kristal) và kênh phát thanh Kristal FM. 

Quốc phòng

Brunei duy trì ba tiểu đoàn bộ binh trên toàn quốc.  Hải quân Brunei có một số tàu tuần tra lớp "Ijtihad" mua từ một hãng chế tạo của Đức. Anh Quốc cũng duy trì một căn cứ quân sự tại Seria, trung tâm của ngành công nghiệp dầu tại Brunei. Tiểu đoàn Gurkha có 1.500 công nhân viên đang đóng quân tại đây. Các nhân viên quân sự Anh Quốc đóng tại đây dựa trên một thỏa thuận quốc phòng ký kết giữa hai quốc gia. 

Cơ sở hạ tầng


Sân bay quốc tế Brunei
Các trung tâm dân cư tại quốc gia được kết nối thông qua một mạng lưới đường bộ có tổng chiều dài 2.800 kilômét (1.700 mi). Xa lộ dài 135 kilômét (84 mi) nối từ Muara Town đến Kuala Belait được nâng cấp thành làn kép.
Có thể tiếp cận Brunei bằng đường không, đường biển, và đường bộ. Sân bay quốc tế Brunei là cửa ngõ chính của quốc gia. Royal Brunei Airlines  là hãng vận chuyển quốc gia. Ngoài ra, Brunei còn có sân bay Anduki tại Seria. Bến phà ở Muara phục vụ các chuyến phà thường lệ đến Labuan (Malaysia). Các tàu cao tốc vận chuyển hành khách và hàng hóa đến huyện Temburong.  Xa lộ chính chạy qua Brunei là Xa lộ Tutong-Muara. Hệ thống đường bộ của quốc gia phát triển tốt. Brunei có một cảng biển lớn nằm tại Muara 
Cứ 2,09 cư dân Brunei lại có một ô tô riêng, quốc gia này do vậy nằm trong số những nơi có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất trên thế giới. Điều này được quy cho là do quốc gia không có một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuế nhập khẩu thấp và giá xăng không chì chỉ là 0,53 đô la Brunei mỗi lít 
Một xa lộ dài 30 kilômét (19 mi) nối giữa các huyện Muara và Temburong của Brunei dự kiến hoàn thành vào năm 2018, 14 km chiều dài của xa lộ sẽ băng qua vịnh Brunei.

Chăm sóc sức khỏe

Do trong nước không có sẵn hỗ trợ về y tế, các công dân được đưa ra hải ngoại bằng kinh phí của chính phủ. Trong giai đoạn 2011–12, 327 bệnh nhân được điều trị tại MalaysiaSingapore với chi phí 12 triệu đô la do chính quyền chi trả. Bệnh viện lớn nhất tại Brunei là Bệnh viện Raja Isteri Pengiran Anak Saleha (RIPAS) với 538 giường bệnh,  nằm tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Có 2 trung tâm y tế tư nhân là Gleneagles JPMC Sdn Bhd.  và Jerudong Park.

Tới thiên đường Kota Kinabalu

thien-duong-Kota
Du lịch Brunei - Thiên đường Kota KinabaluNằm ở phía Đông Malaysia, thành phố xinh đẹp này ẩn chứa nét thanh bình, tươi mát, là nơi bạn có thể thoả sức vui chơi, nghỉ ngơi cùng những người thân yêu.
Điều đặc biệt ở Kota Kinabalu là những bãi tắm [ … ]

Xứ sở của các ngôi thánh đường

thanh-duong
Du lịch Brunei - Vương quốc Brunei không chỉ nổi tiếng bởi sự giàu có, sở hữu trữ lượng xăng dầu lớn nhất thế giới, mà nơi này còn có các ngôi thánh đường sang trọng bậc nhất thế giới.
Toàn đất nước Brunei có hơn 100 ngôi thánh đường để phục vụ cho tín ngưỡng của người dân nơi đây. Mỗi ngôi thánh [ … ]

Thành phố vàng

Xem kết quả: / 2
Bình thườngTuyệt vời 
Thanh-pho-vang
Du lịch Brunei - Có thể nói Brunei là một quốc gia nhỏ bé vể mặt diện tích và dân số, nhưng nếu nói đến tiềm lực kinh tế và một cuộc sống xa hoa thì Brunei có thể đứng trong những thứ hạng đầu. Nhờ có trữ lượng dầu mỏ phong phú mà Brunei đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của quốc gia mình, mang lại [ … ]

Đẹp nhất Châu Á

Xem kết quả: / 2
Bình thườngTuyệt vời 
Thanh-duong-dep-nhat-chau-a

Du lịch Brunei - Tuy chi là một quôc gia nhỏ bé, nhưng Brunei luôn làm các cường quốc kinh tế phải giật mình bởi những công trình kiến trúc để đời của mình. Người đi tiên phong luôn luôn là quốc vương Brunei, ông cũng là một trong những người giàu có và quyền lực nhất thế giới. Nhân dịp kỉ niệm 25 [ … ]

Tutong - nét đẹo thông quê

Tu-tong-doc-dao-noi-thong-que
Du lịch Brunei - Một địa danh khác cũng nổi tiếng không kém là Tutong, một vùng đất cách thủ đô Bandar Seri Begawan chỉ 30 phút lái xe. Cách thủ đô không xa nhưng Tutong lại có một không gian hoàn toàn khác nhau và phong cách sống độc đáo nơi thôn quê.
Phong cách thiên nhiên ở Tutong cũng nổi bật không [ … ]

Thành phố Kuala Belait

bai-bien-cua-thanh-pho
Du lịch Brunei - Kuala Belait là thành phố hiện đại của Brunei. Đây là thành phố lớn thứ hai, sau  thủ đô – thành phố Bandar Seri Begawan và các tổ chức hành chính của quận Belait Brunei. “Kuala Belait” có nghĩa là “cửa sông Belait”. Tên của nó đến từ “Kuala” có nghĩa là nơi hợp lưu của hai con sông [ … ]

làng nổi Kampong Ayer

toan-canh-lang-noi-Kampong-Ayer
Du lịch Brunei - Làng nổi Kampong Ayer là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Người ta thường nói, đến Brunei mà chưa đến thăm Kampong Ayer thì coi như chưa đến Brunei. Kampong Ayer theo tiếng Mã Lai nghĩa là "Làng Nước", tức là làng nổi trên mặt nước. Với diện tích hơn 10 kilomet vuông và khoảng [ … ]

Du lịch Brunei - Xứ sở của các thánh đường

quang-canh-dat-nuoc-brunei
Du lịch Brunei - Vị trí địa lí vương quốc Brunei rộng 5.765km², dân số 380.000 người, được hình thành từ cuối thế kỷ XIV. Nằm lọt thỏm giữa đảo Borneo của Malaysia và nhìn ra biển Đông, Brunei có trên 75% diện tích là rừng cây nên phố và rừng gần gũi, hài hòa. Trừ khu trung tâm có những công trình xây [ … ]

Seria in Brunei

cong-trinh-cua-thi-tran-sam-uat
Du lịch Brunei - Seria là thành phố thuộc quận Belait của Brunei Darussalam. Tên đầy đủ của thành phố là Pekan Seria.
Theo từ của Mã Lai “Pekan” có nghĩa là “Thị trấn”. Tên gọi “Seria” của thành phố đến từ các con sông nằm rất gần nơi dầu lần đầu tiên được phát hiện trong khu vực của đất nước Brunei [ … ]


Những điều gây sốc khi đến Brunei


    Brunei vốn được biết đến là đất nước Hồi giáo giàu có nhờ dầu mỏ, thế nhưng nhiều du khách vẫn sốc về sự thịnh vượng của vương quốc này.
    Vàng có ở khắp nơi
    Chóp của các Thánh đường ở Brunei đều được dát vàng 24k. Ảnh Telegraph
    Chóp của các Thánh đường ở Brunei đều được dát vàng 24k. Ảnh Telegraph
    Ở ngay khách sạn 4 - 5 sao hay các Thánh đường Hồi giáo, bảo tàng, cung điện bạn đều có thể nhìn thấy vàng được sử dụng để trang trí. Thánh đường Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque có 29 đỉnh chóp đều được dát vàng. Ước tính khoảng 5 tấn vàng được sử dụng để làm thánh đường này. Đền thờ Hồi giáo Omar Ali Saifuddin là biểu tượng cho sự giàu có và sung túc của vương quốc Brunei. Điều đó được thể hiện ngay trên mái vòm và những nóc tháp được mạ vàng rực rỡ.
    Hoàng cung Istana Nurul Iman có mái vòm làm bằng vàng thiết kế theo kiểu Hồi giáo Malaysia. Sàn cung điện được lát bằng đá cẩm thạch nhập từ 38 nước trên thế giới. Cung điện này được xây dựng vào năm 1984 với chi phí khoảng 400 triệu mỹ kim.

    Những điều gây sốc khi lần đầu đến Mỹ

    Khi tới Mỹ lần đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp những điều không thể tin nổi, nhưng đó lại là những đặc điểm làm nên một nền văn hóa Mỹ cực kỳ đa dạng và không giống bất kỳ nơi đâu.
      Chỉ 1 USD Brunei là được cấp nhà
    Những ngôi nhà ở Brunei rất đẹp do Nhà nước cấp cho người dân. Ảnh
    Những ngôi nhà ở Brunei rất đẹp do Nhà nước cấp cho người dân. Ảnh photobucket
    Người dân Brunei được cấp nhà miễn phí nhà ở. Họ chỉ cần đóng cho nhà nước 1 USD để đăng kí nhận nhà. Sau 3-5 năm người dân sẽ được nhà nước cấp nhà.
    Miễn học phí, viện phí
    Người dân Brunei được khám, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Ảnh The Brunei Times
    Người dân Brunei được khám, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Ảnh The Brunei Times
    Học sinh ở Brunei được đi học miễn phí, nam và nữ học ở các trường riêng. Nếu tốt nghiệp THPT mà muốn học Đại học ở nước ngoài, Nhà nước sẽ cấp bổng du học với điều kiện thời gian du học nước ngoài bao nhiêu năm thì sau khi trở về người đó phải làm việc cho nhà nước bấy nhiêu năm. Ví dụ nếu đi học ở Anh 4 năm thì về nước người đó phải làm việc cho nhà nước ít nhất 4 năm.
    Chữa bệnh ở Brunei cũng hoàn toàn miễn phí. Nếu bệnh nhân bị bệnh nặng mà bệnh viện không có khả năng chữa sẽ được chuyển sang Singapore điều trị. Viện phí ở Singapore sẽ do nhà nước Brunei chi trả.
    Taxi, xe bus rất hiếm
    Taxi ở Brunei rất ít, muốn đi là phải gọi điện đặt trước. Ảnh The Brunei Times
    Taxi ở Brunei rất ít, muốn đi là phải gọi điện đặt trước. Ảnh The Brunei Times
    Một khó khăn cho du khách khi đến Brunei là rất ít taxi vì người dân ở đất nước Hồi giáo này đều sở hữu ô tô riêng nên dịch vụ taxi không phát triển. Muốn đi taxi thăm thành phố bạn phải nhờ lễ tân gọi điện đặt trước một tiếng và hẹn thời gian đón về. Nếu không hẹn trước, rất có thể bạn sẽ không có phương tiện để quay trở lại khách sạn.
    Xe bus ở Brunei có nhưng rất ít, chỉ dùng làm phương tiện di chuyển cho người nước khác đến Brunei làm việc.

    Đi chợ đêm mua đồ ăn nhanh
    Ảnh Cebu smile
    Chợ đêm Gadong luôn tấp nập, người dân đến đây chủ yếu mua đồ ăn nhanh. Ảnh Cebu smile
    Người dân ở Thủ đô Bandar Seri Begawan có thói quen ra chợ đêm Gadong mua đồ ăn nhanh. Các loại thức ăn đều được đóng sẵn thành từng suất như cá nướng, gà nướng, chè, cơm đóng hộp, thịt xiên nướng… Buổi tối thay vì nấu ăn, nhiều gia đình lái xe đến chợ đêm mua các hộp thức ăn chế biến sẵn.  Chợ đêm họp từ 7h tối rất tấp nập và đây là chợ đêm duy nhất ở thủ đô có 150.000 người sinh sống này.
    Sống trên sông nhưng đi làm bằng ô tô
    Ngồi nhà trên làng nổi
    Mặc dù xây dựng trên sông nhưng những ngôi nhà được làm rất đẹp và hiện đại. Ảnh ruzhiwashere
    Làng nổi trên sông mang tên Kampong Aye có 290.000 người sinh sống. Điều đặc biệt ở ngôi làng này là dù sống trên sông nhưng thiết bị trong các ngôi nhà rất hiện đại, hệ thống điều hòa mát lắp đặt khắp nơi. Người dân sống trên làng nổi nhưng đi làm ở trong thành phố. Thường họ di chuyển từ nhà lên bờ bằng 5 phút đi thuyền, sau đó lấy ô tô để sẵn trên bờ để đi làm. Xưa kia người dân Brunei sống chủ yếu bằng đánh bắt cá ở trên sông, từ khi phát hiện ra dầu mỏ, người dân làng này bỏ nghề.

    Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng ở Brunei

    Thánh đường Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque ở Brunei là thánh đường hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á.

    Người Việt có thể đến những nước nào không cần visa?

    Có những nước không yêu cầu công dân Việt Nam phải làm visa (thị thực) để nhập cảnh, miễn là hộ chiếu còn thời hạn nhất định.
    Tùng Sơn

    Brunei cổ tích

    Nha-tho-dep-em-diu-nhu-co-tichDu lịch Brunei – Brunei đẹp và êm dịu như cổ tích. Đó chính là nhận định chung của nhiều du khách khi ghé thăm Brunei, đất nước Hồi Giáo xinh đẹp và giàu có này quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp đơn sơ nhưng long lanh như cổ tích của mình.
    Thế mạnh của Brunei chính là những ngôi thánh đường có dáng vẻ hao hao như các lâu đài trong truyện cổ tích. Những ngôi thánh đường Hồi Giáo dát vàng long lanh là điểm đến gần như là phải có trong bất cứ cuộc hành trình nào ghé thăm Brunei.
    Thành phố cũng có nhiều cây xanh, được trồng để tạo bóng râm và giúp người dân nơi đây thoải mái đi bộ mà không sợ nắng nóng. Chính những điều này đã làm cho Brunei trở nên tuyệt vời hơn trong mắt du khách, một xứ sở hòa bình, và sạch đẹp thoáng mát y như trong cổ tích.
    Thêm nữa là người Brunei rất có ý thức trong việc cư xử với khách du lịch nên chắc rằng họ sẽ không bao giờ làm du khách buồn lòng.
    Nguồn: Brunei

    Brunei: Vương quốc bí ẩn



    Khám Phá Những Địa Điểm Nổi Tiếng Tại Brunei

    11/8/2015 17:43:58 | From: Administrator
         
    Vương quốc Brunei là một “thiên đường du lịch” đầy sức hút bởi sự giàu có của đất nước dầu mỏ nổi tiếng thế giới. Theo tiếng Malay, Brunei Darussalam là nơi ở của hòa bình, đất nước này còn được gọi với cái tên gọi là “hòn ngọc xanh” của Đông Nam Á, Brunei nổi tiếng với những đền đài cổ, các cung điện, các biểu tượng hoàng gia bằng vàng, bạc rất thu hút du khách như cung điện hoàng gia, xe ngựa hoàng gia, huy hiệu hoàng gia, thánh đường. Sự yên bình, những mái vòm của nhà thờ Hồi giáo, ánh mặt trời chiếu xuống dòng sông Kamper Yayer và dòng ôtô nối đuôi nhau… tất cả đã tạo nên sự phồn thịnh và một nét rất riêng cho Brunei. Hãy cùng Xone Radio khám phá những địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đến với vương quốc Brunei này nhé!
    Cung điện Hoàng gia Brunei ( Istana Nurul Iman)
    Tọa lạc trên một ngọn đồi được phủ đầy bóng cây xanh trên hạ lưu sông Brunei, mặt tiền của cung điện hướng về phía Nam nơi có Thủ đô Bandar Seri Begawan. Hoàng cung Istana Nurul Iman là nơi ở của quốc vương Hassanal Bolkiah và dòng dõi hoàng tộc của ông. Đồng thời cung điện cũng chính là chỗ ở và làm việc của Chính phủ Brunei và Văn phòng Thủ tướng. Du lịch Brunei du khách không nên bỏ qua điểm du lịch nổi tiếng ở Brunei này.
    Công viên giải trí Jerudong
    Park Jerudong là công viên vui chơi lớn nhất ở Đông Nam Á, điểm du lịch hấp dẫn ở Brunei, được quốc vương Brunei xây dựng vào năm 1994 để dành tặng cho người dân yêu quí của mình. Công viên Jerudong có diện tích 104 ha, có rất nhiều trò chơi thú vị và hấp dẫn, nổi bật với tiết mục Nhạc nước (Musical Fountain) sôi động diễn ra lúc 22h dành cho khách tham quan tại đây. Những đảo nhỏ nhân tạo, DinoPark, sân chơi, rạp chiếu phim…tất cả làm nên một khu vui chơi đầy sắc màu, là thiên đường náo nhiệt và rực rỡ nhất dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn nhỏ khi đi du lịch đến Brunei.
    Khu làng nổi Kampong Ayer
    Ngôi làng Kampong Ayer có lịch sử hơn 1.300 năm với khoảng 39.000 người dân sinh sống. Nơi đây còn có 4.200 công trình gồm trường học, thánh đường, nhà hàng, bệnh viện, văn phòng và nhà ở. Tất cả cư dân ngụ dưới sông nhưng ai nấy đều có xe hơi trên bờ. Hàng ngày, họ lái thuyền máy vào đất liền, sau đó dùng xe hơi đi làm, tới chiều tối lại dùng xuồng về nhà. Hiện nay, nơi đây được xem là điểm du lịch nổi tiếng ở Brunei vẫn còn loài khỉ mũi to sinh sống và nhà cửa đơn sơ ngay bên sông. Ngôi làng có đầy đủ trường học, nhà thờ Hồi giáo, cơ quan hành chính, cây xăng, chợ... Để ngắm những ngôi nhà sàn truyền thống hay các cây cầu gỗ bắc từ nơi này sang nơi khác, du khách chỉ có thể thuê một chiếc taxi nước. Nhiều người thường bày tỏ niềm vui khi cảm nhận nhịp sống yên bình trong lúc băng qua từng ngõ ngách
    Bảo tàng Hoàng gia Royal Regalia
    Bảo tàng Hoàng gia Regalia là nơi lưu giữ những chứng tích minh chứng cho cuộc sống của hoàng gia Brunei qua nhiều thời kỳ khác nhau. Nhưng sâu sắc và đầy đủ nhất là thời kỳ Hoàng gia Regalia trị vì. Bảo tàng mang lại cho khách du lịch Brunei có cái nhìn tổng  thể về cuộc sống cũng như lối sinh hoạt của gia đình vương gia. Bảo tàng còn lưu giữ được nhiều hiện vật liên quan đến các vị vua đã từng trị vì vương quốc Brunei. Bảo tàng cũng có dáng dấp lối kiến trúc khá ấn tượng. Du khách đi du lịch Brunei có thể tham quan Bảo tàng Hoàng gia Regalia vào các ngày trong tuần.
    Nhà thờ Hồi giáo Omar Ali Saifuddien
    Nhà thờ Hồi giáo xinh đẹp này là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến Bandar Seri Begawan. Đại thánh đường cao 52m này có thể được nhìn thấy từ bất kỳ nơi nào ở thủ đô Bandar Seri Begawan với những tháp cao bằng cẩm thạch và mái vòm tròn. Cấu trúc của các tháp là sự kết hợp của dòng phong cách kiến trúc thời kỳ Phục hưng của Ý, điều vốn rất hiếm gặp ở các nhà thờ Hồi giáo trên thế giới. Nơi đây cũng miễn phí vé ra vào và chỉ có những người là tín đồ Hồi giáo mới được phép đi vào bên trong khu nhà nguyện.
    Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về địa chỉ: new@xonefm.com

    8 món ăn không thể bỏ qua khi đến Brunei

    13/04/2015   11:55
    Brunei nổi tiếng với nền ẩm thực mang đậm phong cách hồi giáo cùng cách chế biến món ăn vô cùng độc đáo và đặc sắc. Bên dưới là một vài món ăn ngon và hấp dẫn mà bạn nên nếm thử nếu có cơ hội du lịch đến Brunei.
    1. Sầu riêng
    Sầu riêng
    Sầu riêng ở Brunei khá đặc biệt, có quả rất to nhưng lại có quả lại nhỏ như kiểu mít tố nữ nhưng đều rất mềm rất thơm và mềm. Đây là một trong những món ăn rất phổ biến ở Brunei. Thời xưa sầu riêng là món ăn dành cho bậc hoàng thân trong vương triều Brunei. Những quả sầu riêng ở Brunei có múi khá to và thơm. Ngoài ra, người dân Brunei cũng chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ sầu riêng như các loại bánh, các loại kẹo, hay nước uống.
    2. Ambuyat
    Ambuyat
    Ambuyat là món ăn được chế biến từ cây cọ Sago. Ở Brunei cây cọ Sago trồng khá nhiều, người dân dùng cây cọ Sago với nhiều mục đích khác nhau. Người dân Brunei dùng phần thân cây bào nhuyễn rồi đem đi đun trong nước trong nhiều giờ cho đến khi nó sánh lại, trong veo và có màu đục đục. Vị của Ambuyat rất nhạt nên thường được dùng kèm với nhiều loại sốt tùy thuộc vào sở thích của bạn nhưng ngon nhất là sốt bơ đậu phộng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người dùng Ambuyat để giảm cân vì Ambuyat chủ yếu là nước.
    3. Cá nướng Brunei
    Cá nướng Brunei
    Cá nướng là món ăn truyền thống độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng rất lạ miệng với du khách khi ghé thăm Brunei. Món cá nướng được chế biến từ những loại cá to, thịt cá nhiều và dày. Trước khi nướng cá được làm sạch ruột và bùn đất, sau đó được tẩm ướp các loại gia vị đặc trưng. Món này thường được dùng chung với những loại nước chấm đặc trưng, tuy nhiên mỗi gia đình sẽ có cách pha chế nước chấm khác nhau.
    4. Bánh bột mì nướng
    Bánh bột mì nướng
    Giống với tên gọi, đây là một loại bánh mỳ nướng được làm từ bột mì, sau đó được cắt lát thành từng miếng mỏng. Tùy theo từng nhà hàng hay gia đình mà công thức chế biến món này khác nhau vì thế hương vị bên trong bánh rất đa dạng và phong phú. Bánh thơm mùi đặc trưng của bột mì, mùi sữa béo ngậy và vị bùi của các loại hạt. Bánh thường được ăn kèm với các loại sốt, thịt và rau củ hầm.
    5. Thịt cừu xào
    Thịt cừu xào
    Ở Brunei, du khách có thể dễ dàng thưởng thức món thịt cừu. Phần lớn người dân ở đây theo đạo Hồi nên thịt cừu là loại thực phẩm khá phổ biến nơi đây. Để làm món thịt cừu xào, người dân Brunei thường tẩm ướp thịt với những gia vị đặc trưng sau đó xào chung với các loại rau củ. Đây là món khá dễ ăn, thịt cừu xào thường ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi.
    6. Gà nướng
    Gà nướng
    Gà nướng là món ăn quen thuộc của người dân vương quốc Brunei. Món gà nướng có trong các bữa ăn gia đình hay trong các hàng quán từ sang trọng đến bình dân. Món này cũng thường xuất hiện trong các tiệc chiêu đãi của quốc vương với các vị khách. Để chế biến món này, gà sau khi được làm sạch sẽ được ướp với nhiều gia vị đặc trưng. Tuy mỗi đầu bếp có một cách thức ướp khác nhau nhưng món này phải có độ mặn vừa phải, ngấm vị qua từng miếng thịt. Món gà nướng thường ăn kèm các loại rau cùng nước chấm đặc trưng.
    7. Ketupat
    Ketupat
    Ketupat là một loại bánh gạo bọc trong lá dứa hoặc lá cọ. Những hạt gạo sau khi rửa sạch được bao trong một lá cọ đan kết lại và đun sôi để làm chín. Ketupat là món ăn bất kể sang giàu. Những người dân nghèo thường mua loại bánh giá rẻ được bán rong ngay trên hè phố và ăn bánh gạo "chay" qua bữa hay cùng một xiên thịt nướng. Trong khi đó, giới công chức văn phòng thường mua Ketupat tại các cửa hàng chuyên bán bánh gạo, rồi cắt nhỏ bánh ăn kèm các món thức ăn mang theo. Trong bữa cơm của người giàu, chiếc bánh gạo được dùng bằng chất gạo ngon, bày đẹp trên đĩa cùng nhiều món đồ ăn khác.
    8. Mì xào thịt cừu
    Mì xào thịt cừu
    Là món ăn kèm trong các bữa cơm chính của người dân Brunei. Những cọng mì được trụng sơ qua nước sôi cho mềm, sau đó được xào chung với thịt cừu đã tẩm ướp gia vị vừa ăn theo khẩu vị của từng người. Mì xào thường ăn chung với nhiều loại rau xanh khác nhau. Đây là món ăn phổ biến trong các bữa ăn của người dân Brunei vì vậy bạn có thể tìm thấy món này ở bất cứ nơi nào của Brunei.
    Theo Traveltimes

    Thưởng thức ẩm thực cực ngon của Brunei


    Người Brunei có vị giác sành điệu và ngon miệng rất mạnh. Do đó, ở Brunei có rất nhiều dạng nhà hàng khác nhau, từ nhà hàng ẩm thực địa phương đến các quầy hàng đêm hay các nhà hàng sang trọng cao cấp. Một chuyến du lịch tới Brunei, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác say mê với việc thưởng thưc ẩm thực cực ngon của Brunei.
    Dưới đây là một số món ăn độc đáo, đặc sắc mà bạn không thể bỏ qua khi tới Brunei:
    Ambuyat
    Thưởng thức ẩm thực cực ngon của Brunei
    Người Brunei ăn tất cả mọi bộ phận của cây cọ sago, nhưng thú vị nhất có lẽ là thân cọ, nó được bào nhuyễn như mùn cưa, đun sôi với nước trong nhiều giờ. Chờ cho đến khi nó sánh lại như ximăng hay cao su thì mang ra ăn. Dùng chiếc nĩa lăn nhiều vòng như khi ăn mì ống, chấm khối cao su này với bơ đậu phộng. Lưu ý là dùng món Ambuyat lúc còn nóng. Nếu để nguội Ambuyat sẽ trở thành khuôn nhựa plastic cứng ngắc. Ambuyat có thể giúp giảm cân, do nguyên liệu chủ yếu là nước.
    Sầu riêng Brunei
    Thưởng thức ẩm thực cực ngon của Brunei
    Sầu riêng ở Brunei khá lạ, có quả to như mít khô có quả lại nhỏ như kiểu mít tố nữ. Sầu riêng ở Brunei ăn mềm và rất thơm. Thời xưa sầu riêng là món ăn dành cho bậc hoàng thân trong vương triều Brunei. Những trái sầu riêng to thơm lừng, múi nở lớn được dùng ăn trực tiếp. Từ sầu riêng, người dân Brunei cũng có những món ăn được chế biến từ sầu riêng cũng khá ngon như các loại bánh, các loại kẹo, hay nước uống.
    Thịt cừu
    Thưởng thức ẩm thực cực ngon của Brunei
    Đa số người dân Brunei theo hồi giáo nên thịt cừu là loại thực phẩm khá phổ biến nơi đây. Thịt cừu được pha chế thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Một số món ăn từ thịt cừu như: cừu nướng, cừu xốt vang, cừu hầm rau củ… Món thịt cừu xào là món khá dễ ăn. Có thể dùng thịt cừu xào ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi. Thịt cừu được tẩm ướp xào chung với các loại rau củ, món có độ sền sệt, óng ả.
    Gà nướng Brunei
    Thưởng thức ẩm thực cực ngon của Brunei
    Gà nướng Brunei là món ăn quen thuộc của người dân vương quốc Brunei. Món này cũng thường xuất hiện trong các tiệc chiêu đãi của quốc vương với các vị khách. Thường gà sau khi được làm sạch sẽ được đem đi ướp với nhiều gia vị đặc trưng. Có thể chế biến món gà nướng thành nhiều món ăn khác nhau. Gà sau khi được nướng, du khách có thể yêu cầu chế biến thành các món tùy khẩu vị. Món gà nướng ăn kèm các loại rau cùng nước chấm đặc trưng.

    Chợ đêm ẩm thực Brunei 

    Đến với đất nước Brunei, du khách không chỉ ngắm nhìn những thánh đường Hồi giáo tráng lệ, đi dạo trên những bờ biển tuyệt đẹp, chiêm nghiệm những nét văn hóa bản địa…mà còn thăm thú chợ ẩm thực về đêm để hiểu thêm về con người và cuộc sống ở vương quốc bé nhỏ này.
    Các món nướng thật hấp dẫn!
    Chợ đêm nổi tiếng nhất, lớn nhất Brunei nằm ngay trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan. Trên một khuôn viên rộng khoảng vài km vuông, hàng trăm gian hàng nối tiếp nhau trong hai khu vực chính, một dành cho nông sản và thực phẩm, phần còn lại rộng lớn và sầm uất hơn dành cho ẩm thực và giải trí.
    Brunei hoàn toàn vắng bóng những quán bar, hộp đêm và những khu giải trí náo nhiệt, nhất là từ sau năm 1997 khi luật cấm rượu được áp dụng nghiêm ngặt trên toàn quốc. Chính vì vậy, chợ trở thành một nơi mang lại những niềm vui cho nhiều người dân Brunei.
    Người ta đến chợ không chỉ để mua sắm, ăn uống mà còn để giao lưu, gặp gỡ, để hẹn hò và trò chuyện, để thư giãn và giải trí. Các chợ đêm ở Brunei hình thành từ hàng chục năm trước, buổi đầu chỉ là vài gian hàng lẻ tẻ rồi ngày càng phát triển cũng dựa trên những nhu cầu đó.
    Đồng giá 1 đôla Brunei
    Mặt khác, chợ đêm còn là một giải pháp ưu việt để chính phủ Brunei giúp một bộ phận cư dân chưa có việc làm và thu nhập ổn định. Những khu đất rộng được quy hoạch, chia thành nhiều ki-ốt cho người nghèo hoặc thất nghiệp thuê với giá tượng trưng (chỉ 1-10 đôla Brunei/đêm).
    Với du khách phương xa, chợ đêm ở Brunei là một không gian tuyệt vời để khám phá ẩm thực truyền thống của người dân bản địa. Trong khu vực này, những món nướng hấp dẫn trên bếp lửa hồng, hương vị lan tỏa khắp nơi, đánh thức tất cả các giác quan của người đến chợ, và lôi cuốn họ bằng một sức mạnh khó cưỡng!
    Gian hàng bánh các loại
    Hàng chục dãy hàng san sát những cá nướng, mực nướng, hải sản và vô vàn thức ăn thơm ngon bày biện, mời mọc… Nhiều khách đi cùng đoàn với tôi đành phải dừng bước để thưởng thức những xiên thịt nướng nóng hổi dù đã ăn bữa chiều tại khách sạn.
    Mà đâu chỉ có thế, tiếp đó là các gian hàng bánh truyền thống. Người Brunei rất chuộng các món bánh được làm bằng gạo, bột gạo hoặc bột mì, có hương vị nhẹ nhàng, ít ngọt, hoặc có nhân đậu hoặc đơn giản chỉ là bánh bột gạo dẻo thơm, ăn nhiều không ngán.
    Còn đây là các loại xúc xích
    Có thể nói món bánh là một nét đẹp ẩm thực của Brunei. Chúng phản ánh lối sống giản dị của cư dân qua hình dáng và hầu hết được gói bằng lá chuối đơn sơ mà gần gũi với hầu hết các dân tộc vùng Đông Nam Á.
    Khu bày bán nông sản và thực phẩm chưa qua chế biến cũng mang một nét riêng, độc đáo. Toàn bộ các loại nông sản được bán theo mớ và đều đồng giá 1 đôla Brunei: những mớ ớt, đậu bắp, rau củ quả được bày biện đẹp mắt và thật dễ mua, khỏi phải trả giá.
    Đổ bánh tại chợ ẩm thực đêm
    Những trái cà tím, dưa leo, khổ qua, mớ cải xanh thân thuộc hệt như Việt Nam khiến khách phương xa chợt thấy nhớ nhà! Một đêm lang thang quanh chợ, ngắm những cô gái kín đáo trong khăn choàng đầu, váy áo thướt tha đi lại nhẹ nhàng, trò chuyện mà như đang nói thầm rồi ăn vài món nướng thật thơm ngon, mua thêm vài chiếc bánh gạo mang về khách sạn để nhấm nháp vào lúc tỉnh giấc giữa khuya đã đem lại cho tôi nhiều tình cảm đối với xứ sở vốn khác biệt với chúng ta về văn hóa và lối sống.
    Ông Kg Boy, một nhà nghiên cứu về ẩm thực và văn hóa Brunei, cho biết ông đã “nghiện” chợ đêm vì qua đó ông thấy người dân Bandar Seri Begawan như gần lại với nhau, thân thiện và quý mến nhau hơn. Nhiều lúc chẳng có nhu cầu mua sắm gì, ông cũng đến chợ để nhấm nháp một món ăn gì đó là thấy tâm hồn thư thái.„
    Đặc sản Brunei
    Món cơm gà nướng hết sức thông dụng tại Brunei
    Ẩm thực Brunei chịu ảnh hưởng lớn từ hai quốc gia láng giềng là Malaysia và Singapore, cũng như từ người Hoa sinh sống lâu đời tại đây. Đến Brunei, du khách chỉ có thể ăn món Âu từ các nhà hàng của các khách sạn lớn, nơi cũng phục vụ món ăn Malaysia, Trung Hoa và Ấn Độ.
    Nhưng phần đông du khách thích ẩm thực đường phố hay trong các quán xá bình dị ở khu trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan. Ở đó, phổ thông nhất là các món ăn theo kiểu Mã Lai với cơm, cá tươi được nấu nướng với rất nhiều gia vị, đặc biệt là rất cay.
    Các món được coi là đặc sản của Brunei gồm: Daging Masak Lada Hitam (thịt bò nấu thật mềm với khoai tây và đậu); Udang Sambal Serai Bersantan (cơm chiên với tôm rang nước cốt dừa); Serondeng Pandag (gà nướng tỏi gói lá dứa), hay đơn giản hơn là Nasi Ayam Goreng Penyet Sari Wangi (cơm gà nướng).
    Nhiều du khách Việt Nam thích gọi một cái lẩu satế với các loại hải sản tươi sống vừa lạ vừa quen. Chỉ tiếc là hoàn toàn không có bia rượu nên đành chén “mồi” suông!
    LƯU HƯƠNG
    Bài và ảnh: HUỲNH THU DUNG
    Ý kiến phản hồi

     

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét