Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 115

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đạo sĩ tu luyện 300 năm trong núi sâu vén mở bí mật về công năng đặc dị

Trên thế gian này có tồn tại những người tu đạo, đặc biệt trong những núi sâu rừng già, họ đã từng sống rất lâu, có người đã sống mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm. Điều này nói ra có thể nhiều người sẽ không tin nổi … Dưới đây là câu chuyện được kể lại của một người như vậy.

tu đạo, tu luyện, thần Phật, núi sâu, công năng đặc dị, Bài chọn lọc, 300 năm,
Tác giả của câu chuyện là người đã 330 tuổi và có tới 300 năm tu đạo trong núi sâu. (Ảnh: Internet)
Trước hết xin được nói rõ, bài viết này không phải là câu chuyện hư cấu. Những gì được viết được kể, hoàn toàn đều là những trải nghiệm chân thật, cảm ngộ chân thật của bản thân tôi. Các vị có thể tin, cũng có thể không tin, nhưng mong các vị hãy tu tích khẩu đức, đừng có tạo nghiệp chướng cho bản thân mình.
Những người bình thường nhìn thấy “300 năm” trong tiêu đề, nhất định sẽ cho rằng tôi đang khoác lác, nhưng tôi xin nói với các vị rằng, tuổi thật sự của tôi chính xác là 330 tuổi, cũng chính là nói rằng tôi sinh ra vào giữa những năm Khang Hy triều đại nhà Thanh. Kỳ thật, 330 tuổi cũng không thể nói là rất già, những người hơn 2.000 tuổi tôi đều đã đích thân gặp qua, nghe nói còn có những người sống trên 5.000 tuổi ở nhân gian, chỉ là không có cơ hội gặp được mà thôi.
Tôi là người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, giữa những năm Ung Chính, vì để tránh chiến loạn, cả nhà chúng tôi chạy nạn đến núi Đại Ba, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, nhưng không may gặp phải lở đất, cuối cùng chỉ có một mình tôi may mắn thoát được, năm đó tôi 30 tuổi. Về sau tôi bị lạc đường trong núi, tự mình đã đi lang thang trong suốt mười mấy ngày liền, ngay chính vào lúc sắp bị đói chết, một vị Đạo sĩ đã cứu sống tôi. Vị Đạo sĩ này chính là sư phụ của tôi sau này, lúc đó ông đã ở trong núi Đại Ba tu luyện hơn 700 năm. Từ đó, tôi liền đi theo ông bắt đầu tu luyện. Ở đây cần phải nói rõ, tôi và sư phụ tuy đều là Đạo sĩ, tu là Pháp môn Tam Thanh, nhưng chúng tôi không phải là Đạo giáo, không có một chút quan hệ gì với Đạo giáo cả.
Sư phụ của tôi là người của triều đại nhà Đường, tuy đã tu luyện hơn 700 năm rồi, nhưng ông nhìn còn trẻ hơn tôi lúc đó nhiều. Bởi ông đã tu đến cuối cùng rồi, dù có cố gắng thế nào cũng không tu lên trên được nữa, vậy nên đã thu tôi làm đồ đệ, truyền thừa Đạo chính thống trong môn này của chúng tôi. Mọi người nhất định sẽ không nghĩ được rằng, công pháp tu luyện trong môn này của chúng tôi, vô cùng vô cùng đơn giản, đặc biệt thích hợp cho những người lười biếng, bởi vì công pháp của chúng tôi chính là ngủ.
Sau khi sư phụ truyền công pháp cho tôi xong, lần đầu tiên tôi đã ngủ hơn một tháng, sau khi tỉnh dậy thân thể có những biến đổi rất lớn, gần như đã thay đổi thành một người khác vậy, khỏe mạnh hơn trước đây rất nhiều. Sau đó, ông lại bảo tôi đọc “Đạo Đức Kinh”, đọc xong kinh thư lại đi ngủ. Cứ không ngừng đọc kinh thư, nằm ngủ như vậy, một lần dài nhất, tôi đã ngủ một giấc hơn 2 năm. Cứ lặp đi lặp lại không ngừng như vậy, một mạch tu đến hơn 60 năm, cuối cùng tôi đã đạt đến cảnh giới tiểu thừa (thiên mục đã mở, đại chu thiên toàn bộ đều đã được đả thông). Lúc này tôi đã có được rất nhiều công năng đặc dị, ví như tịch cốc (nhịn ăn nhịn uống mà không mệt mỏi), thuật ban vận, đi lại trên không, tha tâm thông, thấu thị nhân thể, v.v….Cũng phải nói thêm, kể từ khi bắt đầu tu luyện, tướng mạo của tôi như dừng lại ở tuổi 30, mãi cho đến tận hôm nay cũng không có bất cứ sự thay đổi gì.
Tu đến cảnh giới tiểu thừa, sư phụ bảo tôi trở lại cõi người đi vân du. Sư phụ nói, nếu như tôi chìm đắm vào danh lợi thanh sắc, bị thế giới phồn hoa làm cho mờ mắt, thì không cần trở về núi nữa, tôi có thể tự mình chọn con đường sau này. Nếu như sau 3 năm, tôi vẫn không bị sa ngã, thì hãy trở về núi Đại Ba, ông sẽ chỉ đạo tôi tiếp tục tu luyện công pháp tiếp theo.
Vân du ở bên ngoài rất khổ, quy định cũng nhiều. Thứ nhất, trong cõi trần không được sử dụng bất kể công năng đặc dị nào, trước lúc xuống núi sư phụ đã khóa hết công năng của tôi, bao gồm cả tịch cốc, bởi trong thời gian vân du, tôi tự mình nghĩ cách giải quyết vấn đề ăn uống. Thứ hai, không được đụng đến tiền bạc, chỉ có thể thông qua phương thức xin ăn để có được thức ăn. Thứ ba, còn có rất nhiều giới luật, trộm cắp, tà dâm, uống rượu, v.v….giống như những quy định trong Phật giáo. Sư phụ có thể dùng thiên nhãn thông giám sát tôi mọi lúc mọi nơi, nếu như tôi phạm phải bất cứ quy định nào, thì sẽ không còn có cơ hội đi theo sư phụ tu luyện nữa.
Sau khi rời khỏi núi Đại Ba, tôi trước tiên đi đến Vị Nam vùng Thiểm Tây, sau đó lại đi Đồng Quan. Ở Đồng Quan, tôi cuối cùng đã phải tự giải quyết vấn đề ăn uống. Bởi vì tướng mạo của tôi là một người đàn ông khỏe mạnh của tuổi 30, xin ăn vô cùng khó khăn, thường hay bị mắng, chẳng có mấy ai đồng ý bố thí cho tôi cả. Ở Đồng Quan tôi đã làm thuê cho một nhà địa chủ họ Lưu, chỉ cần có chỗ ăn chỗ ngủ, không cần tiền công. Địa chủ rất lấy làm vui mừng, cũng đồng ý với tôi. Tôi cũng không có tâm trạng muốn đi những nơi khác, ở nhà địa chủ họ Lưu, yên bình trải qua 3 năm, rất may là không có phạm giới nào cả, thời hạn 3 năm đã hết, tôi lại trở về núi Đại Ba, bên cạnh sư phụ.
Những ngày tháng sau này chính là không ngừng tu luyện, cứ cách 35 năm một lần, đều sẽ phải xuống núi vân du mấy năm, có những lúc sư phụ sẽ cùng đi vân du với tôi, khi đó tôi không có cách nào làm biếng nữa, không thể sống thảnh thơi như ở nhà Lưu địa chủ nữa, mà mỗi ngày đểu cần phải ra ngoài xin ăn. Vân du nhiều năm như vậy, hết thảy chua ngọt đắng cay, phong ba bão tố của nhân gian đều đã trải qua hết cả, nhưng ý chí tu luyện của tôi trước sau không hề bị lay dộng. Đối với những thay đổi triều đại, thế sự biến hóa của thế gian, chúng tôi xưa nay đều không can thiệp, bao gồm cả những tai nạn và chiến tranh kia, chúng tôi trước sau không hề quản. Vì những thứ này đều là có định số, ai loạn động, thì người đó sẽ phải lãnh tai ương.
Tôi biết trong cõi trần có rất nhiều rất nhiều người có hứng thú với tu Đạo, nhưng họ không rõ được rằng tu Đạo cần phải chịu đựng rất nhiều cái khổ, phải trải qua bao nhiêu dày vò và ma nạn. Chỉ pha mấy ấm trà, hẹn vài người bạn, ngồi mà luận đạo, đó không phải là tu hành, mà là nghỉ ngơi. Tu hành thật sự, là phải trải qua rất nhiều cái khổ.
Sau khi tu luyện hơn 200 năm, nói một cách chính xác là 1 năm trước khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, sư phụ của tôi qua đời, từ đó về sau môn phái của chúng tôi chỉ còn lại một mình tôi. Mục tiêu sau cùng của tu Đạo chính là đắc Đạo thành Tiên, để có được sự vĩnh hằng của sinh mệnh, nhưng pháp môn này của chúng tôi cao nhất chỉ có thể tu đến “ngũ khí triều thiên”, cách trường sinh bất lão vẫn còn một quãng rất xa. Sau khi sư phụ qua đời, thi thể ông không hề bị mục nát, tôi đem nó bảo tồn trong một ngôi miếu cũ ở Hán Trung, về sau nơi này bị chiến tranh phá hủy, nhục thân của sư phụ cũng bị hủy luôn trong đó. Thực ra, đây cũng không có gì phải nuối tiếc cả, chẳng qua chỉ là một lớp da thịt mà thôi.
Sau khi sư phụ mất, tôi phải độc tu một mình. Đối với một người tu luyện đơn độc mà nói, cái khổ lớn nhất, chính là cô quạnh và đơn độc. Có những lúc ngồi thiền một năm, sau khi xuất định được mấy ngày rồi lại nhập định tiếp, mười mấy năm không thấy một bóng người, không nói một lời nào là chuyện rất bình thường. Vì để khắc phục cô đơn buồn tẻ, tôi thích đi vân du, bắt đầu từ năm 1960, tôi vừa đi vân du vừa tiếp tục việc tu luyện của mình.
Đợi đến măn 1988, cái năm xảy ra vụ hỏa hoạn lớn ở núi Đại Hưng An, tôi cuối cùng đã tu đến cảnh giới cao nhất trong môn của chúng tôi là “ngũ khí triều thiên”. Lúc này, công năng đặc dị của tôi, đã đạt đến cao độ trước nay chưa từng có, trên cơ bản những công năng mà bạn từng nghe nói thì tôi đều có hết cả, hơn nữa công lực lớn mạnh, hoàn toàn không phải là thứ mà những người có công năng đặc dị trên thế gian kia có thể so sánh được. Hơn nữa từ đó về sau, những lúc vân du, tôi có thể không còn cần phải tuân thủ giới luật nữa, công năng đặc dị cũng có thể sự dụng tùy ý rồi, nhưng điều kiện trước hết là không được phép can thiệp vào bất cứ sự tình nào của thế gian con người, dẫu cho là một việc nhỏ rất là nhỏ nhặt cũng không được, nếu không sẽ gặp phải báo ứng, hoặc công năng bị mất đi.
May mắn hữu duyên gặp sư phụ thứ hai
Sau khi tu thành rồi, tôi du ngoạn ở nhân gian 5 năm, đi khắp hết mọi ngõ ngách trên thế giới, đã quen biết rất nhiều những người tu luyện như tôi, nếm đủ cuộc sống các dạng các loại, nhưng lại cảm thấy những thứ đó đều không có ý nghĩa gì nữa. Thế là, vào trung tuần Tháng 8/1993, tôi ngồi một chuyến xe lửa trở về miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, chuẩn bị tiếp tục sống cuộc sống ẩn cư của mình, đợi khi cơ duyên chín mười rồi, cũng thu nhận một đồ đệ, truyền thừa đạo pháp chính thống trong môn pháp này của mình. Chính là trên chuyến xe lửa này, tôi đã gặp được một người đã thay đổi vận mệnh của tôi. Lúc đó, người này và tôi cùng ngồi ở một toa tàu, chúng tôi vừa nhìn mặt nhau thì đã biết đôi bên đều là người tu đạo, người này trông rất là trẻ, mặt mày hiền hậu, lúc nào cũng như đang mỉm cười.
Tôi đi đến trò chuyện với ông ấy một lúc, thì lại không khỏi hết sức kinh hoàng, bởi tôi phát hiện, công lực của người này cao đến nỗi, quả thật là tôi không cách nào tưởng tượng ra được. Rốt cuộc là cao đến mức nào, bây giờ tôi cũng không nói ra được, bởi vì đạo hạnh của tôi, căn bản không có cách nào thăm dò vấn đề này được, bản thân tôi ngay cả cái ngón chân của ông đều không sánh được. Về sau, tôi đã bái người này làm thầy, ông đã truyền cho tôi công pháp trong pháp môn đó của ông.
Dưới sự giúp đỡ của sư phụ thứ hai, chưa đến một tháng, tôi đã đột phát giới hạn trong pháp môn trước đây của tôi, thành công tu đến được cảnh giới “tam hoa tụ đỉnh”. Cũng chính là nói, từ sau lần này, tôi đã đạt được thân thể bất tử.
Bây giờ, tôi lại đến cõi người vân du, đây là lần vân du sau cùng của tôi, có nhiều tâm nguyện cần phải hoàn thành, tôi lên mạng viết ra bài viết này, thuật lại và tiết lộ một vài lí luận có liên quan đến công năng đặc dị và tu đạo, đây cũng chính là một trong những tâm nguyện của tôi. Những người có duyên với tôi, tự nhiên sẽ đọc được, tự nhiên sẽ có những thu hoạch, những thể ngộ của bản thân mình, cũng coi là một phương thức đặc thù trong thệ nguyện “cứu thế độ nhân” của ngày xưa.
Dưới đây, tôi xin được nói rõ một số vấn đề mà người thường được phép biết đến, cũng để cho đọc giả làm một nghiệm chứng thật giả đối với bài viết này.
Trên thế giới thật sự có Thần, Phật, yêu, ma tồn tại không?
Đây là điều không cần phải nghi ngờ gì cả. Hình thức tồn tại của các sinh mệnh nhiều đến nỗi không thể lường được, cũng không có cách nào tính toán được, những sinh mệnh có sắc thân giống như con người này, trong vũ trụ chỉ là số rất ít. Tôi đi trên phố, những người bình thường làm sao biết được thân phận thật sự của tôi? Cũng giống như vậy, thử hỏi có bao nhiêu chư Thần chư Phật, kể cả yêu ma quỷ quái lấy hình hài của người thường đi lại trên thế gian, cái này tôi cũng không biết được.
Có rất nhiều người khinh rẻ những người ăn mày, thậm chí có kẻ còn quá đáng hơn lại đi chà đạp những người ăn mày, nhưng tôi xin nói với các vị rằng, rất nhiều người ăn mày đều là có nguồn gốc không hề tầm thường, không phải là những người tu đạo đến cõi người vân du, thì chính là những vị Thần mang theo sứ mệnh mà đến. Có thể nói như vậy, chư Thần nhiều đến nỗi không chỗ nào không có, câu nói “ngẩng đầu ba thước có thần linh” này, hoàn toàn là sự thật, chỉ là những người bình thường không có thiên nhãn thông, nhìn không thấy mà thôi.
Vận mệnh của con người, sự phát triển của xã hội nhân loại, đều là Thần Phật đang khống chế cả. Một người bình thường ngay từ khi mới sinh ra, cho đến lúc chết đi, vận mệnh trong một đời này của họ đều là được an bài hết cả rồi, dẫu cho là sự việc hết sức nhỏ nhặt như rụng một sợi tóc, đều là đã được an bài kỹ lưỡng trước đó cả rồi. Một người trong xã hội nên làm những gì, nên có những gì, từ sớm đã có định số, sự nỗ lực của con người, cơ bản là đang đi trên quá trình đã được định sẵn từ trước.
Các vị ắt hẳn sẽ không tin, các vị có thể cảm thấy rằng rất nhiều thứ của mình đều là thông qua phấn đấu nỗ lực mà có được, kỳ thật, dùng công năng mà nhìn, quá trình phấn đấu của con người, đều là những vị Thần nắm giữ vận mệnh của con người, ở đằng sau thao túng các vị làm, con người chính là giống như con rối. Chư Thần dùng các loại quan niệm, tình cảm, dục vọng, cho đến cả những sự việc mà mọi người cho là ngẫu nhiên, để mà điều khiển hành vi của con người. Những động vật khác cũng đều giống như con người vậy, cũng đều là được chư Thần thao túng như vậy cả.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV.com

Những năng lượng lạ lùng của đạo sĩ xứ Ấn

Những năng lượng lạ lùng của đạo sĩ xứ Ấn
Con người có thể thực hiện được những khả năng tưởng như không thể, ví như đi trên lửa.
Các tư liệu sách vở cổ xưa của xứ Ấn đã ghi lại rất nhiều về những con người có những quyền năng lạ lùng như đạo sư Trailinga - một nhân vật phi thường có tuổi đời gần 300. Vị đạo sĩ này được biết đến là người ăn rất ít, suốt ngày chỉ tham thiền nhập định trong một thiền viện nhỏ hẹp bằng đá và đất.

Theo các tài liệu thu thập được của một tu sĩ thuộc phái Yoga tên là Yogananda, (một vị thiền sư nổi tiến của Ấn Độ) thì đạo sư Trailinga có nhiêu khả năng siêu phàm khó có ai tưởng tượng được như đi trên nước, lặn sâu dưới nước mấy ngày vẫn không chết. 

Đạo sư Trailinga còn có khả năng chữa được lành cho người bệnh nhất là bệnh nan y qua đôi tay của mình, nhiều người bệnh chỉ sờ vào đôi chân của ông cũng đã thấy bệnh thuyên giảm do năng lực siêu đẳng trong người của ông ta truyền sang.

Ðiều kỳ lạ là đạo sư Trailinga còn có thể uống bất cứ loại chất độc nào vào ngươì mà không sợ bị ngộ độc. Ngay cả những loại acid cực mạnh như loại acid nitrique đậm đặc cũng không làm miệng lưỡi gan ruột ông bị cháỵ Sự kiện vừa kể thật ra khá phổ biến ở Ấn Ðộ thời xưa. 
Có lần một phái đoàn ngoại giao của tiểu vương Ranjit Singh đã qua thăm nước Anh. Trong chuyến công du ấy, nhà vua đã đem theo nhiều người có khả năng siêu phàm để giới thiệu những khả năng về huyền thuật của người Ấn Ðộ. 

Một đạo sĩ đã cho các nhà khoa học tại đại học nổi tiếng của nước Anh là Ðại học Oxford chứng kiến tận mắt những chất độc, những chất vô cùng nguy hiểm lưu trữ cẩn thận tại một kho chứa của phòng thí nghiệm hóa học đều được các đạo sĩ này yêu cầu dùng thử. Ông đã uống một số lượng chất acid đậm đặc, khói bốc nghi ngút trước một số đông giáo sư và sinh viên khiến mọi người đều kinh ngạc.

Nhưng sự kiện làm cho các khoa học gia kinh ngạc hơn nữa là khi đạo sĩ này yêu cầu hãy đào một cái hố để chôn sống ông ta xuống đó trong khoảng 48 ngày. Lúc đầu các nhà khoa học Anh tỏ ý nghi ngờ nhất là các y bác sĩ tại các bệnh viện và các viện nghiên cứu y khoa. Những người này tỏ sự chống đối ra mặt. Khoa trưởng của một đại học Y đã phát biểu như sau:

- Chúng ta không nên phí phạm thì giờ vào những trò bịp bợm, ảo giác. Nhà khoa học chỉ nên nghiên cứu và tìm hiểu sự kiện đúng với tinh thần khoa học thực nghiệm. Chưa đến lúc chúng ta tìm hiểu những trò vô bổ, những điều thực hiện qua kỷ xảo của những ảo thuật gia, những Fakir...

Tuy nhiên khi tiểu vương Rajit Singh đoan chắc với chính phủ Anh là ông ta với thiện chí đã đem chút văn hóa, nghệ thuật và khả năng của người Ấn Ðộ nói riêng và Ðông Phương nói chung đến nước Anh và tuyệt nhiên không xử dụng bất cứ ma thuật nào thì viện trưởng Ðại học Oxford đã gạt ra ngoài tai những chống đối vủa một số giáo sư, những nhà khoa học và yêu cầu vị đạo sĩ hãy thực hiện điều ông nói.

Trước tiên các nhà khoa học yêu cầu được phép khám nghiệm, kiểm tra thể chất, sức khoẻ đạo sĩ. Ðây là ý đồ của các nhà khoa học muốn xem thử vị đạo sĩ này có uống loại thuốc gì hay không. Bác sĩ Claude Wade đã được chỉ định để lo phần nàỵ Người ta đào một cái hố vừa đủ để thả chiếc quan tài mà trong đó vị đạo sĩ nằm duỗi tay chân như người đã chết. Nắp áo quan được đậy lại cẩn thận có niêm phong. Người ta ghi chú giờ bắt đầu hạ huyệt và lấp đất chôn vị đạo sĩ. 

Dĩ nhiên suốt mấy ngày đêm đều có người túc trực canh chừng cẩn mật. Ðối với nhóm người chống đối, họ còn cắt cử riêng những người của họ theo dõi vì biết đâu là đã có sự ngấm ngầm hổ trợ, giúp đỡ của chính những vị giáo sư hay các nhà khoa học cho phái đoàn Ấn vì lý do chính trị, tôn giáo hay có lợi về tiền bạc bởi tiểu vương Ranjit Singh nổi tiếng là một người hào sản?

Trong suốt 48 ngày tự chôn sống dưới đất qua sự kiểm tra nghiêm ngặt của các nhà khoa học, không ai nghĩ được rằng vị đạo sĩ kia sẽ còn sống khi mộ huyệt được khai quật.

Ðúng vào ngày thứ 48, vào lúc 11 giờ 20 phút trưa, Ủy bàn Khoa học - đại diện Ðại học Oxford và rất nhiều nhân vật tay mắt của nước Anh đã có mặt tại địa điểm và hồi hộp theo dõi kết quả của một sự kiện đã gây sôi nổi dư luận trong nước. 

Khi nắp quan tài được bật mở, bác sĩ Claude Wade là người được phép quan sát trước tiên. Với ống nghe trong tay, vị bác sĩ này đã khám nghiệm xem thử vị đạo sĩ còn thở hay không. Chỉ mấy phút sau vừa lúc ông ta gục gặt đầu việc tỏ ý mọi việc vẫn tiến triển tốt nghĩa là vẫn còn nghe được nhịp thở và nhịp đập của tim thì vị đạo sĩ từ từ ngồi dậy ngay trong chiếc quan tài chưa kịp mang lên khỏi mộ huyệt. Mọi người lúc bấy giờ đều há hốc mồm, kinh ngạc. 
Theo Hành trình về Phương Đông
Lời cảnh báo của lão đạo sĩ núi Thanh Thành


Tác giả: Tân Dân
[Chanhkien.org] Nhà lý học Chu Hy thời Nam Tống (1130-1200 SCN) viết như sau trong quyển 2 cuốn «Văn Công Dịch Thuyết» của ông: “Trong lục kinh bởi vậy nói cái lý này, theo Dịch thì việc chưa xảy ra mà đã có lý ở đó rồi. Do đó dự ngôn của Thánh nhân có thể nói trước với người ta“. Ở đây, Chu Hy đã đề cập đến “việc chưa xảy ra mà đã có lý ở đó rồi”. Tại Trung Quốc ngày nay, do chịu ảnh hưởng độc hại của thuyết duy vật, thuyết vô thần trong hàng chục năm, nên rất ít người tin điều này. Trên thực tế, đạo lý “lý có trước việc” đã được các bậc Thánh nhân và trí giả khẳng định; chính nhờ cái “lý” này mà các Thánh nhân và trí giả có thể biết trước “việc”, từ đó nói ra để cảnh tỉnh thế nhân.
Điều này khiến tôi nhớ lại về lời cảnh báo của một lão đạo sĩ núi Thanh Thành. Người từng bán nhà cho tôi là một người luyện võ tên Vương Vị (tên mượn); ông là người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Đầu năm 2001, Vương Vị kể với tôi một chuyện thế này: Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, mẹ của ông mắc một căn bệnh mãn tính, chữa mãi không khỏi; ông và anh trai phải đưa mẹ lên núi Thanh Thành, thỉnh một vị lão đạo để chữa trị. Một ngày năm 1988, ông lên núi Thanh Thành đưa lương thực cho mẹ và bắt gặp lão đạo sĩ chữa bệnh cho mẹ ông. Đợi Vương Vị đi rồi, lão đạo sĩ mới hỏi mẹ ông: “Người hôm nay đưa lương thực lên đây là gì của bà?” “Là con tôi”, mẹ ông đáp. Lão đạo sĩ nói tiếp: “Tôi xem con bà, tính tình ngay thẳng, tính cách cương ngạnh, tuổi còn rất trẻ (lúc bấy giờ Vương Vị mới chỉ hơn 20 tuổi), dễ hành động theo cảm tính. Sang năm, nhân gian sẽ có một trường kiếp nạn, người nhà bà nhớ phải quản thật chặt anh ta, đừng để anh ta ra ngoài mà gây họa.” Sau khi nghe lão đạo sĩ nói xong, mẹ Vương Vị rất lo lắng, lập tức nhắn cho anh trai và chị gái ông: “Nhớ tăng cường quản lý em trai các con, đặc biệt là sang năm, không cho nó ra ngoài gây họa!”
Một năm sau, kiếp nạn mà lão đạo sĩ nói tới quả nhiên phát sinh: Năm 1989, tại Trung Quốc xảy ra thảm án “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6), không ít thanh niên, sinh viên và dân chúng chỉ vì nhiệt tình ái quốc, đứng ra phản đối hủ bại mà bị chết oan dưới nòng súng và xích xe tăng của cỗ máy bạo lực Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vương Vị nói, khi ấy ở cả Thành Đô lẫn Bắc Kinh, học sinh và dân chúng đều bị trấn áp tàn khốc. Sớm ngày 4/6, ông chạy bộ trên phố Đông, chạy tới trước bách hóa nhân dân Thành Đô (là 1 trong 10 bách hóa lớn nhất toàn quốc bấy giờ), nhìn thấy dưới bách hóa nhân dân khói bốc nghi ngút, một lúc lửa bốc ngút trời. Vương Vị quan sát một lúc lâu, mà không thấy nhân viên phòng cháy chữa cháy tới cứu hỏa. Ông cảm thấy thật kỳ quái, thành phố lớn thế này, tại sao không có xe cứu hỏa đến dập lửa? Sau đó ông mới biết, nguyên là hai ngày trước vụ cháy, bách hóa nhân dân đã chuyển hết thương phẩm có giá trị đi nơi khác, là chính phủ đã phái người châm lửa đốt bách hóa để sau đó vu oan cho sinh viên và dân chúng, cuối cùng lấy cớ để trấn áp.
Quả là không thể tin được! Sau đó một vị bằng hữu nói với tôi, vào tháng 7 năm 1999, sau khi ĐCSTQ do Giang Trạch Dân cầm đầu bức hại Pháp Luân Công, một vị quan lớn tại Tứ Xuyên vẫn không hay biết. Ông khá hiểu Pháp Luân Công, biết rằng người tập Pháp Luân Công đều chiểu theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, hơn nữa Pháp Luân Công quả thật là có hiệu quả thần kỳ về chữa bệnh khỏe người; công pháp này đối với quốc qua, đối với xã hội, đối với gia đình thì chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại, vì sao bỗng chốc lại biến thành “tà”, nói đàn áp là đàn áp ư? Ông cảm thấy rất khó lý giải, nên mới lên núi Thanh Thành tìm lão đạo sĩ để hỏi rõ căn nguyên. Sau khi lên núi Thanh Thành, ông đem «Chuyển Pháp Luân», cuốn sách chính yếu của Pháp Luân Công đưa cho lão đạo sĩ xem, và nhờ lão đạo sĩ giám định. Lão đạo sĩ lật sách xem một lượt và nói với ông một cách chân thành: “Đây là chân kinh, Pháp Luân Công là Đại Pháp đức cao khó gặp.” Lão đạo sĩ còn nghiêm túc cảnh báo ông: “Không được tham gia bức hại Pháp Luân Công, người bức hại Pháp Luân Công sẽ bị đọa vào vực thẳm vạn kiếp không trở lại!” Sau đó người này đối đãi tiêu cực với chỉ lệnh bức hại Pháp Luân Công của Trung ương ĐCSTQ, xếp đặt cho chính vị trí của mình. Nghe nói gia tài ông lên tới bạc tỷ, từng có người báo cáo ông lên Trung ương ĐCSTQ, nhưng kết quả không có gì xảy ra. Khi đến tuổi về hưu, người này rút lui khỏi chốn quan trường một cách an toàn.
Từ xưa tới nay, các bậc trí giả xác thực là có trí tuệ tiên tri tương lai và khả năng phân biệt chính-tà. Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã sớm dự ngôn về tội ác của chủ nghĩa cộng sản như sau: “Hai cuộc cách mạng sẽ được gây ra bởi kẻ mang lưỡi liềm tà ác” (“Two revolutions will be caused by the evil scythe bearer“—Các Thế Kỷ I, Khổ 54). “Lưỡi liềm tà ác” (evil scythe) ở đây chính là chủ nghĩa cộng sản, bởi vì lịch sử đã chứng minh rằng: chỉ có cờ xí của đảng cộng sản mới có ký hiệu “búa liềm”, “hai cuộc cách mạng” (Two revolutions) ở đây là chỉ đích thị cách mạng tháng Mười Nga trong Đại Thế chiến I và cách mạng cộng sản ở Đông Âu và Trung Quốc trong Đại Thế chiến II. Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của học giả Triều Tiên Nam Sư Cổ là một cuốn sách thần kỳ tiết lộ thiên cơ. Từ 450 năm trước, Nam Sư Cổ đã dùng rất nhiều giấy mực để miêu tả chi tiết quá trình hạ thế truyền Pháp và cứu độ chúng sinh của “Chuyển Luân Thánh Vương”, thể hiện rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như mô tả rất nhiều tình tiết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ và đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Còn tại Trung Quốc, Tượng 41 dự ngôn «Thôi Bối Đồ» do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào triều Đường cũng đề cập: “Cửu thập cửu niên thành đại thác, Xưng Vương chỉ hợp tại Tần Châu“; ở đây chỉ đích thị năm 1999, ĐCSTQ phạm sai lầm lớn khi đàn áp Pháp Luân Công, dẫn tới sự diệt vong không thể tránh khỏi. Từ 2500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói với các đệ tử của Ngài rằng Pháp của Ngài sẽ không thể cứu độ thế nhân thời mạt pháp, đến khi ấy sẽ có “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Ngài đã minh xác khuyên bảo đệ tử đời sau và con người thế gian rằng, đến thời kỳ mạt pháp thì không thể giữ cứng pháp lý trong kinh Phật, mà phải tiếp thụ Đại Pháp do “Chuyển Luân Thánh Vương” truyền. Những điều này đều đã được nghiệm chứng.
Hôm nay, là những người sống trong lúc giao thời giữa vũ trụ cũ và vũ trụ mới, chúng ta nên tiếp nhận lời cảnh báo từ Thần Phật và các bậc trí giả để có được lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình, từ đó tiến nhập tương lai tươi sáng.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2010/5/1/65864.html

Vị đạo sĩ tài ba đả hổ, diệt xà trên đỉnh Cấm Sơn

(NLĐO) - Với thành tích hơn 80 năm bốc thuốc cứu người, đạo sĩ Ba Lưới được người dân trong vùng Bảy Núi xem như huyền thoại sống.

Hai lần hạ gục mãng xà
Đạo sĩ Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, 102 tuổi, (ngụ ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang). Hơn 80 năm trước, từ vùng quê sông nước thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, cụ lén bỏ nhà và mang theo tấm lưới lên núi Cấm để tầm sư học đạo. Chính hành động kỳ lạ này mà dân làng đặt cho cụ biệt danh là Ba Lưới.
“Khi sắp bước sang tuổi 20 (năm 1930), tôi đã đặt chân đến vùng rừng thiêng, nước độc này rồi. Cọp beo đi từng đàn, còn rắn độc đầy ắp luôn chực chờ dưới chân. Chính vì vậy mà tôi cũng như các bậc tiền nhân đều phải tự cứu mình bằng cách tầm dược, luyện võ nghệ và tu học”- cụ Ba Lưới nhớ lại.

Chân dung cụ Ba Lưới.
Chân dung cụ Ba Lưới.

Những năm sau đó, cụ Ba Lưới lần lượt được nhiều vị đạo sĩ tu hành đắc đạo truyền dạy cho các phương thuốc quý cứu người rất hữu dụng. Cụ cũng là một trong số ít đệ tử võ phái Đường Phong học được tuyệt chiêu “Bình Phong Lạc Nhạn”. Đây là môn võ mà Lý Tiểu Long (Trung Quốc) thường dùng, thế võ tung người lên cao và thực hiện một loạt cú đá nhanh như chớp. Tuy nhiên, để có thể thuần thục thế võ này, hằng ngày đạo sĩ trẻ Ba Lưới phải tập gánh đá từ vài chục cho đến vài trăm kg để rèn luyện sức dẻo dai cho đôi chân, đào hố từ cạn đến sâu để nâng sức bật.
“Thế võ này chỉ là làm sao cho cơ thể được nhẹ nhàng để có thể phi thân lên cao và dùng liên hoàn cước. Đơn giản vậy nhưng nó vô cùng lợi hại. Sau thời gian khổ luyện, tôi chỉ cần nhún chân 1 cái là có thể bay từ vồ đá này sang vồ đá khác hoặc ngồi luôn trên đọt cây cao đến cả chục mét”- cụ Ba Lưới khẳng định.
Nhờ thế võ này, cụ đã chiến thắng khi đối đầu mãng xà (rắn hổ mây) nặng khoảng 500 kg. Lúc đó, cả khu rừng như nổi cơn giông vì tiếng động kinh hoàng của mãnh thú này. Trong phút chốc, đạo sĩ Ba Lưới thấy trước mắt mình là con mãng xà đang trong tư thế tấn công.
“Con này quá hung dữ nên tôi quyết tâm ra tay hạ sát nó để trừ họa cho dân làng. Tôi sử dụng thế võ “Bình Phong Lạc Nhạn” bay lên không trung rồi dùng chiếc quéo có sẵn trong tay và chặt đứt đầu nó trong tích tắc. Sau khi hay tin con mãng xà bị hạ gục, nhiều người kéo đến đây chúc mừng và lấy thịt của nó đem về”- cụ Ba Lưới nhớ lại.

Cụ Ba Lưới vẫn còn khỏe khoắn khi đã bước sang tuổi 102.
Cụ Ba Lưới vẫn còn khỏe khoắn khi đã bước sang tuổi 102.

Cũng theo cụ Ba Lưới, những năm sau đó, cụ lần lượt hạ sát được rất nhiều mãnh thú như rắn hổ mây, cọp dữ và cả heo rừng nặng đến 200 kg để đem lại sự bình yên cho người dân. Chuyện diệt cọp và hổ mây khổng lồ của đạo sĩ Ba Lưới hiện đã đi vào cẩm nang giới thiệu về vùng Bảy núi.
Chuyên tâm bốc thuốc cứu người
Dù hiện đạo sĩ Ba Lưới đã hơn 100 tuổi nhưng cụ rất khỏe khoắn và hằng ngày vẫn vào rừng sâu tầm dược để cứu giúp người nghèo hoặc sơn dân chẳng may bị rắn độc cắn.
Nói như ông Phạm Việt Tân, Trưởng Ban ấp Vồ Đầu, xã An Hảo thì cụ Ba Lưới thắm đượm tinh thần đạo sĩ Thất Sơn, chuyên tâm tu thân và tầm dược cứu người. Cũng nhờ cụ mà trong suốt mấy chục năm qua, biết bao người ở vùng đất núi này bị rắn độc cắn được cứu sống. Người dân trên núi trước đây mỗi khi bị bệnh cũng trông nhờ tài nghệ của cụ.
Còn cụ Ba Lưới cho rằng chính nguồn dược liệu phong phú và quý giá nơi miền sơn cước này giúp cụ có thêm điều kiện chữa trị cho dân nghèo. Việc luyện võ cũng là nhằm để phòng thân trong những lúc vào rừng sâu tầm dược, bản thân cụ sống khỏe cũng là nhờ vào cây rừng và thuốc núi.

Cụ Ba Lưới đang bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo ở địa phương.
Cụ Ba Lưới đang bốc thuốc trị bệnh cho dân nghèo ở địa phương.

“Võ nghệ và thuốc có tỉ lệ thuận với nhau, ai võ cao sẽ dễ tầm được thuốc quý, thuốc hay nơi chốn núi non trùng điệp. Tôi đây năng tập võ nghệ cũng chính vì mục đích tầm thuốc quý cứu người, chứ chẳng phải là để xưng hùng, xưng bá, vị danh vị tiếng gì đâu”- cụ Ba Lưới khề khà.
Mỗi ngày có từ 30 đến 50 lượt người đến để nhờ cụ thăm mạch, bốc thuốc chữa bệnh. Trong số này không ít người là khách đến du lịch núi Cấm, nhân tiện muốn được mục sở thị vị đạo sĩ cuối cùng của miền Thất Sơn huyền thoại. Nhiều người tìm đến cụ còn muốn được sẻ chia bí quyết sống khỏe, sống thọ. Có những lúc cao điểm (vào mùa hành hương từ tháng Giêng đến tháng 5 Âm lịch), mỗi ngày cụ Ba Lưới thăm mạch và hốt thuốc cho cả trăm lượt người.
Khi được hỏi về những đệ tử kế thừa môn võ cổ truyền, cụ Ba Lưới lắt đầu lia lịa. “Thôi, tôi đã quyết rồi, từ lâu rồi không truyền võ nghệ cho ai hết. Ngày xưa giặc dã, còn vị thân, vị kỷ.  Đất nước thanh bình, tự do, xứ sở cũng không còn thú dữ nào không cần phải đánh đấm nữa, chiêu cước, võ nghệ làm gì, dẹp bỏ, lo làm việc nghĩa. Nếu muốn học tầm thuốc cứu người, tôi đây sẵng sàng truyền hết”- cụ Ba Lưới quả quyết.
Chia sẻ đến đây, cụ Ba Lưới buồn giọng, cứ ngậm ngùi tiếc kho dược liệu núi Cấm mà mình gắn bó suốt gần 80 năm qua đang cạn kiệt. Cả buổi trầm ngâm, cụ cứ nhắc đi nhắc lại: “Hồi trước núi Cấm là kho dược liệu, cả các loại thuốc quý như nhân sâm, linh chi cũng không thiếu. Nhưng do người ta săn lùng quá, không chịu dung dưỡng nên cạn kiệt gần hết. Nhiều loại bây giờ tôi phải nhờ đệ tử mua từ Nam Vang (Campuchia). Sau này mới có chuyên nhận tiền của khách là vì phải mua thêm thuốc, chứ trước đây miễn phí hoàn toàn”.

Mua thịt heo đãi hổ
Cụ Ba Lưới cho biết chỗ gia đình mình đang sinh sống từng là nơi tập trung số lượng lớn cá thể khỉ. Chính vì vậy mà có rất nhiều hổ về đây để săn mồi rồi khoét vách núi để làm chỗ trú ẩn nên có địa danh là hang Long Hổ Hội.
“Hồi đó, cứ mỗi buổi sáng là có hàng chục ông (hổ) nằm phía trước nhà tôi để phơi nắng. Còn ban đêm, mấy ổng đi bắt mồi làm cho đàn khỉ kêu la inh ỏi đến xót cả dạ. Thấy vậy, nhiều lần tôi phải xuống núi tìm mua thịt heo lên đây đãi mấy ổng để đàn khỉ thoát nạn tuyệt chủng. Thế rồi không lâu sau đó, không biết mấy ổng đi đâu mất dạng”- cụ Ba Lưới kể.
Người dân địa phương còn nhắc nhiều đến cụ Ba Lưới với những đóng góp quý báo trong việc xây dựng tượng Phật Di Lặc cao 33,6 m bằng bê - tông và công trình chùa Phật Lớn uy nghiêm trên đỉnh núi Cấm. Cũng vì công đức đó mà trong suốt hàng chục năm qua vẫn chưa có ai thay thế cụ để giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý Thiền viện Chùa Phật Lớn.


Bài và ảnh: Thốt Nốt

Tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ.


   
Giữa mặt bia không có chữ, nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa Thu".

Tương truyền tấm bia đó là một đạo "Bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc.
 tam bia tran yem o vung that son huyen bi hinh anh 1
Cô Út và tấm “Cao Biền trấn phù bia"
Chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang còn có tên gọi khác là chùa Bài Bài, Bà Bài hoặc chùa Ông Đạo Lập. Ngôi chùa cổ ven biên giới này được ghi nhận là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ của tỉnh An Giang.

Đây là một trong những địa chỉ giao liên đầu mối quan trọng của Thị ủy Châu Đốc và là nơi ẩn quân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước năm 1975.

Không chỉ là di tích lịch sử cách mạng mà chùa Bồng Lai còn ẩn chứa nhiều di tích tâm linh kỳ thú. Hiện tại, nơi hậu liêu chùa có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu".

Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc.

Huyền tích giải ếm phù bia


Tấm bia bằng đá sa thạch, cao khoảng 90 cm, ngang khoảng 40 cm. Giữa mặt bia có vẻ như đã từng có chữ nhưng bị đục xóa trắng. Cô Út Diệu An - người giúp việc công quả thờ phụng trong chùa Bồng Lai từ nhiều năm nay khẳng định: "Cái bia ếm này có từ khi chùa mới lập cách nay hàng thế kỷ.

Hàng ngày chúng tôi vẫn phải cắm nhang cúng bái để giữ trấn. Nguyên thủy tấm bia trấn phù này có chữ bùa nhưng đã bị sư Cố đục bỏ để giải ếm".

Sư Cố mà cô Út nhắc đến là sư Lập - người tạo dựng ngôi chùa. Cô Út còn cho biết thêm, tấm bia trấn phù này là một đạo bùa "Cao Biền".

Rất nhiều tài liệu khảo cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng như Nguyễn Văn Hầu, Trần Văn Quế, Huỳnh Minh đều ghi nhận: Vào khoảng năm 1850, trong một lần cùng các vị đệ tử đi viếng Thủy Đài sơn (Núi nước), Phật Thầy Tây An phát hiện dưới gốc cổ thụ có ẩn một tấm bia đá được chôn giấu từ thuở nào, đất bồi lấp gần chìm hết.

Qua những nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An cho rằng đó là loại "Cao Biền trấn phù bia" dùng để trấn yểm linh khí.

Theo lịch sử, Cao Biền là một nhân vật có thật, tên chữ là Thiên Lý, sinh vào năm 821, mất năm 887. Ông ta là một viên tướng của nhà Đường được giao chức Tiết Độ Sứ (Thái Thú) có nhiệm vụ cai quản Giao Châu (tên nước Việt cổ) từ năm 866 đến năm 875. Cao Biền rất mê kinh dịch, lý số, phong thủy. Truyền thuyết kể rằng, trong 9 năm đô hộ, Cao Biền đã 3 lần dùng pháp thuật lập bia trấn yểm để "nhốt" linh khí, yểm tài nước ta.

Với phù bia, Cao Biền có tham vọng hùng cứ phương Nam làm vua một cõi. Nghe tin Cao Biền có ý làm phản xưng vương, vua Đường chiêu dụ triệu hồi về nước rồi giết chết vào năm 887. Theo các pháp sư, "Cao Biền trấn phù bia" là một loại bùa trấn yểm linh mạch. Nơi bị trấn yểm sẽ không xuất hiện người tài, cư dân sẽ thần phục người đứng ra trấn yểm.
Chùa Bồng Lai bên dòng kênh Vĩnh Tế
Chùa Bồng Lai bên dòng kênh Vĩnh Tế.
Căn cứ vào dòng chữ còn sót lại cho thấy bức trấn phù bia này được lập vào năm Càn Long thứ 57 tức là năm 1792. Thời điểm này, Cao Biền đã qua đời gần… 1.000 năm. Căn cứ vào lịch sử, đây là thời điểm Lê Chiêu Thống - vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lê - bị Vua Quang Trung đánh đuổi, đang lưu vong ở Trung Hoa để xin vua nhà Thanh cho "rước voi giày mả tổ".

Thời kỳ này, ở phía Nam thuộc về chúa Nguyễn, dư âm phong trào Thiên địa hội phản Thanh phục Minh của thế hệ hậu sinh của Mạc Cửu vẫn còn hoạt động. Phong trào Thiên địa hội có sử dụng nhiều yếu tố tâm linh để quy tựu thành viên. Có lẽ, bức “Cao Biền trấn phù bia” này được Thiên địa hội lập nên với ý đồ hùng cứ vùng đất núi non hiểm trở Thất Sơn.

Trong tài liệu khảo cứu của giáo sư Nguyễn Văn Quế về Bửu Sơn Kỳ Hương và trong các di tự của tín đồ cho biết, sau khi phát hiện ra bức “Cao Biền trấn phù bia”, Phật Thầy Tây An đã sai ông Đạo Lập khai quật lên đục bỏ những chữ bùa rồi đem về chùa Bồng Lai dùng phù chú "giam" trong cái miếu.

Ông Đạo Lập dùng xích sắt có yểm phù "trói" chân đế, phần chìm dưới đất của tấm bia để đảo ngược tác dụng. Có nghĩa là vùng đất bị trấn yểm sẽ nảy sinh nhiều nhân tài. Đó là lý do, dù là bia trấn yểm nhưng các tín đồ vẫn phải hương khói hàng ngày.

Ngoài ra, Phật Thầy Tây An còn sai Quản cơ Trần Văn Thành dùng cây rừng đẽo 5 trụ trấn phù đi cắm ở 5 điểm theo dịch đồ Ngũ long trấn phục bao bọc vùng đất Thất Sơn để làm ranh giới quy tụ dân lập làng kháng chiến chống Pháp.

Những mẩu chuyện về “Cao Biền trấn phù bia” mang đầy màu sắc huyền bí hư ảo nhưng qua đó cũng thể hiện lòng yêu nước, mong muốn bảo vệ bờ cõi chống các thế lực xâm lược của tiền nhân.

Truyền thuyết về ông Đạo Lập

Theo quyển "Khảo cứu lịch sử giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương" của ông Trần Văn Quế - nguyên giảng sư lịch sử Trường đại học Vạn Hạnh và Đại học Văn khoa Sài Gòn (trước năm 1975) thì ông Đạo Lập là 1 trong 12 vị đại đệ tử của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. 12 vị đại đệ tử này được tín đồ gọi là "Thập nhị hiền thủ".

Ông Đạo Lập có tên khai sinh là Phạm Thái Chung, nguyên quán ở Cồn Tiên, làng Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang (ngày nay là xã Đa Phước). Là người lập nên chùa Bồng Lai nên dân địa phương gọi ông là Đạo Lập.
Bảng di tích lịch sử chùa Bồng Lai
Bảng di tích lịch sử chùa Bồng Lai.
Lúc sinh thời, Phật Thầy Tây An đặt pháp danh cho ông là Sùng Đức Võ Tiên Sinh và thường gọi ông là Đức tiên sinh. Hiện nay, trong bài vị thờ ông tại chùa Bồng Lai lại ghi là "Bồng Lai La Hồng Tiên Sinh".

Không có tài liệu nói ông được xếp hàng thứ mấy trong "thập nhị hiền thủ" nhưng chắc chắn ông là người được Phật Thầy Tây An cắt cử lập làng Bài Bài từ khi khai sáng đạo.

Sau khi chiêu mộ dân tứ xứ về lập làng, ông cất ngôi chùa Bồng Lai để tu hành và mở phòng thuốc nam trị bệnh cho dân làng. Khi Cố quản Trần Văn Thành lập chiến khu Bãi Thưa - Láng Linh, chùa Bài Bài được chọn làm nơi chôn 1 trong số 5 cây thẻ trấn biên phù của Phật Thầy Tây An.

Cho đến tận bây giờ, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo vẫn tin rằng thuở sinh tiền, ông Đạo Lập được Phật Thầy Tây An truyền mật pháp thần thông, biết đi mây về gió, dùng phù chú trị bệnh. Ông Huỳnh Văn Thiện (đã qua đời) là người từng theo ông Đạo Lập sang núi Tà Lơn tu luyện đã từng kể cho con cháu nghe rất nhiều chuyện về tài hô phong hoán vũ của ông Đạo Lập.

Ông Hai - cháu nội ông Thiện, cư ngụ tại thị xã Châu Đốc cho biết: "Có lần ông nội tôi chứng kiến sư Cố (tức ông Đạo Lập) dùng thần chú điều khiển chiếc tàu không người lái chạy lòng vòng trên sông. Có năm ông nội tôi và một người tên Ngạc theo sư Cố sang núi Tà Lơn tu luyện.

Một hôm, sư Cố có việc phải rời khỏi cốc. Đêm đó, ông Ngạc bị trúng gió lăn ra chết bất đắc kỳ tử. Ông nội tôi ôm xác bạn lo lắng suốt đêm. Giữa rừng hoang vu lấy đâu ra chiếu để tẩn liệm. Sáng sớm hôm sau, ông nội tôi ra bìa rừng ngóng trông thì thấy từ xa sư Cố xách gói đồ và chiếc chiếu. Ông nội chưa kịp nói gì thì sư Cố bảo mấy thứ này dùng để tẩn liệm ông Ngạc".

Nữ sĩ Mộng Tuyết nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" (gồm: Mộng Tuyết và chồng là thi sĩ Đông Hồ, Lư Khê, Trúc Hà) đã từng đưa ông Đạo Lập vào bút ký “Ông Đạo Lập quá hải”: Từ trang 356 đến trang 358, bà kể về một chuyến dùng thuyền buồm vượt biển đi buôn của cha bà.

Trước khi ra khơi, ông có xin ông Đạo Lập 3 lá bùa hộ mạng. Khi ra đến cửa biển, chiếc thuyền buồm bất ngờ gặp một con kình ngư khổng lồ tấn công. Nhờ ông Đạo Lập dùng phép, chiếc thuyền vượt qua kình ngư về đến đất liền an toàn.

Người dân địa phương cho rằng, khi muốn qua sông, ông Đạo Lập chỉ cần đạp nón lá lướt sóng.

Do nuôi ý đồ lập làng kháng chiến nên ông Đạo Lập trở thành nhân vật bị truy nã của thực dân Pháp. Để ẩn giấu tông tích của ông, các tín đồ không được phép sử dụng tài liệu ghi chép. Vì vậy, không ai nhớ ông sinh năm nào và mất năm nào.

Các tín đồ chỉ nhớ ngày giỗ của ông hàng năm vào ngày 29/9 (âm lịch). Theo di ngôn, khi ông qua đời, ngôi mộ được lập ở Vĩnh Ngươn, Châu Đốc nhưng không được đắp nấm. Ngày nay, không ai còn biết chính xác vị trí ngôi mộ ở đâu.

Giải mã những hiện tượng kỳ bí xảy ra trước năm 1975

Vào những năm 1965 - 1972, chùa Bồng Lai được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đặt trong vùng biệt khu số 44 (gồm Kiến Phong, Châu Đốc và một phần Kiên Giang). Thời điểm này ngôi chùa trở nên linh thiêng, nhiều chuyện huyền bí xảy ra khiến ít người dám bén mảng đến nhất là lực lượng thám báo của lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Lúc đó chưa có cầu treo, con kênh Vĩnh Tế cắt ngang khiến Bài Bài trở thành một ốc đảo tiếp giáp đất bạn Campuchia. Có lần viên Thiếu tá Chi khu Châu Đốc biệt phái một thám báo viên gan dạ nửa đêm giả làm dân câu vượt sông mò lên chùa Bồng Lai để tìm thông tin về lực lượng cách mạng.

Không hiểu người thám báo này đã gặp chuyện gì mà sáng hôm sau người ta thấy ông ta đi lơ ngơ trong trạng thái tâm thần bất ổn, miệng cứ lảm nhảm mỗi một câu: "Ông già râu dài tha cho con". Sau đó, người này được đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị.

Lần khác, viên thiếu tá đích thân chỉ huy một trung đội biệt động được tăng viện về Châu Đốc dùng tàu tuần duyên bất ngờ vượt kênh Vĩnh Tế xông lên chùa để "bắt gọn ổ Việt Cộng". Khi xộc vào chùa, toán lính không thấy một bóng người. Một người lính đứng tiểu ngay góc chánh điện.

Bất ngờ người lính này ngã lăn ra, co giật liên hồi. Mọi người xúm lại cấp cứu, bất ngờ anh ta ngồi bật dậy rượt đuổi mọi người cắn đến đổ máu. Cuộc hành quân trở nên hỗn loạn, viên thiếu tá cho trói gô người lính điên rồi lui quân. Khi về đến Châu Đốc, viên thiếu tá phải nhờ một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương có giữ một mẩu "ông thẻ" mài ra bột hòa nước cho người lính uống mới hóa giải được.

Trong thời gian Nguyễn Văn Thiệu ứng cử tổng thống VNCH lần thứ 2 vào năm 1971, nhiều người dân sống phía bờ bên đây kênh Vĩnh Tế chứng kiến một hiện tượng lạ. Cứ hễ đêm về là người ta thấy một cục lửa màu xanh không phát tia cứ bay qua lại từ nóc chùa Bồng Lai đến một ngọn cây cổ thụ tới sáng.

Thấy hiện tượng lạ, mặc dù đó là vùng chính quyền VNCH cấm lai vãng nhưng hàng đêm người ta vẫn lén lút đi xem.

Nhiều người dân địa phương sinh sống lâu năm ở vùng đất này có thể kể suốt năm không hết kho chuyện kỳ bí xảy ra quanh ngôi chùa cổ Bồng Lai. Họ tin tuyệt đối vào những chuyện huyền bí đó.

Tuy nhiên, ông Ba Cư - một cựu chiến binh, 79 tuổi, hiện cư ngụ tại Lấp Vò, Đồng Tháp đã từng là bộ đội chủ lực ém quân tại chùa Bồng Lai khẳng định: "Tất cả những điều kỳ bí đó đều là sản phẩm của chúng tôi. Phải dùng xảo thuật như vậy để tụi lính ngụy, tụi Phượng hoàng (gián điệp) không dám bén mảng tới nơi chúng tôi ém quân".

Dù những chuyện hiển linh không có thật nhưng di tích Ông Thẻ, “Cao Biền trấn phù bia” và những câu chuyện truyền khẩu cũng là một di sản lịch sử chứng minh tinh thần yêu nước bất khuất của tiền nhân.
Theo (Theo CAND)

Huyền bí: Kỳ nhân có thuật tàng hình, cưỡi nón lá sang sông

Ông Đạo Lập sống trong đời sống tâm linh của người An Giang với những câu chuyện đầy huyền bí.

Trong ký ức về con người có thật này của làng Đa Phước, ông Đạo Lập hiện lên như một kỳ nhân với khả năng tàng hình hóa rắn, vượt sông bằng nón lá, có biệt tài tiên tri, đi mây về gió để cứu nhân độ thế,... Những giai thoại ấy vẫn vương vấn bên mái chùa Bồng Lai, nơi ông từng một tay gây dựng.
Huyền tích vị chân tu
Ngôi chùa Bồng Lai nhỏ xinh thu mình trên con kênh Vĩnh Tế (thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang) thu hút khách tham quan trong ngoài tỉnh không chỉ bởi sự bình yên, mộc mạc mà còn là nơi chứa đựng những huyền tích của kỳ nhân Đạo Lập. Những câu chuyện kể về cuộc đời của con người thực hòa quyện nhiều yếu tố liêu trai giờ đã trở thành huyền thoại vẫn cuốn hút người mộ đạo.
  Huyền bí: Kỳ nhân có thuật tàng hình, cưỡi nón lá sang sông - Ảnh 1
Cổng vào chùa Bồng Lai và cây cầu treo bắc qua kênh Vĩnh Tê. Ảnh: Hà Nguyễn.
Chùa không thật sự khang trang, uy nghi tráng lệ nhưng vẫn là nơi để lại trong lòng khách viếng thăm những câu chuyện huyền bí đầy hứng thú. Một trong những huyền tích gần gũi nhất nói về ông Đạo Lập là chuyện tấm bia trấn yểm vùng Thất Sơn còn lưu lại tại chùa. Giai thoại trên cho đến nay vẫn ám ảnh trí tò mò, lòng ham khám phá của người đời từ mọi miền đất nước. Ghi nhận tại chùa, tấm bia trên được người xưa cho là một đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu. Theo chia sẻ của ban trị sự chùa Bồng Lai, tấm bia trên có từ hàng trăm năm trước và được làm bằng sa thạch.
Tấm bia cao khoảng 90cm được dựng trong ngôi miếu nhỏ, sau chùa Bồng Lai, mặt trước bia không hề có chữ ngoài vết đục đã cũ kỹ. Tuy nhiên, bên viền mép phải của bia có khắc hàng chữ Hán khá rõ nét. Những phật tử lâu năm của chùa khẳng định, trước đây, mặt trước của bia vốn có chữ là bùa của người Tàu nhằm trấn yểm đất này nhưng đã bị ông Đạo Lập phát giác và dùng phép đục bỏ, giải yểm. Giải thích những Hán tự trên tấm bia, cô Út Diệu An, người nhiều năm công quả tại chùa cho biết: "Lúc tới chùa, tôi cũng được các thầy trụ trì kể lại truyền thuyết về tấm bia được gọi là "phù chú bia" này. Những chữ Hán kia có nội dung là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu" còn việc mặt trước bia có chữ gì thì không ai biết".
Cũng theo người này, câu chuyện về sự xuất hiện của tấm bia đã trở thành truyền thuyết mà ai cũng biết. Theo đó, vào khoảng năm 1850, Phật Thầy Tây An khi đi viếng Thủy Đài Sơn vô tình phát hiện tấm bia được chôn dưới đất. Thông qua những chữ viết trên bia, Phật Thầy nhận biết đây là loại bùa chú Cao Biền dùng để trấn yểm linh khí. Biết được ý nghĩa thâm hiểm của tấm bia cổ, Phật Thầy lập tức sai ông Đạo Lập một trong 12 người đệ tử giỏi nhất của mình quật lên, đục bỏ những chữ bùa. Hơn thế, để triệt tiêu hoàn toàn sự nguy hại của tấm bia, ông Đạo Lập quyết định đưa về chùa Bồng Lai và dùng phù chú "giam" tấm bia trong miếu mãi mãi.
  Huyền bí: Kỳ nhân có thuật tàng hình, cưỡi nón lá sang sông - Ảnh 2
Chùa Bồng Lai nơi chứa đựng những huyền tích về kỳ nhân Đạo Lập. Ảnh: Hà Nguyễn.
Giai thoại tàng hình, đạp nón lá sang sông
Ghi nhận tại chùa Bồng Lai, ông Đạo Lập tên thật là Phạm Thái Chung. Sinh thời ông sống tại ở làng Đa Phước, huyện An Phú, nay thuộc tỉnh Đa Phước tỉnh An Giang là một đạo sỹ thuộc Bửu Sơn Kỳ Hương phái. Tài liệu về người này không còn nhiều. Tuy nhiên, theo các bậc cao niên, ban trị sự chùa Bồng Lai, ông thuộc một trong 12 đệ tử chân truyền của Phật Thầy Tây An và từng được Phật Thầy giao nhiệm vụ mộ dân, lập làng. Ông Dương Kim Hiền (66 tuổi ngụ xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc) khẳng định: "Các cụ xưa luôn nhắc nhở con cháu công đức của ông Đạo Lập. Đầu tiên là việc ông lập ra làng, xây chùa Bồng Lai. Hơn thế, sau khi ông xây xong chùa, ông lại mở nhà thuốc nam chữa trị bệnh miễn phí cho người trong làng, ấp".
Tuy nhiên, trong đời sống tâm linh của người dân Đa Phước, ông Đạo Lập không chỉ trở thành vị chân tu tinh thông đạo pháp mà còn được biết đến như một kỳ nhân có tài phép khôn lường. Và ông dành cuộc đời tu hành cùng những tài phép biến hóa ấy với mục đích cứu nhân độ thế. Một trong nhiều truyền thuyết, giai thoại về tài phép của ông Đạo Lập là biệt tài tàng hình, hóa rắn. Kể lại truyền thuyết nhuốm màu liêu trai trên, ông Trần Minh Hiển (ấp Búng Lớn, xã Đa Phước, huyện An Phú) cho biết: "Chuyện ly kỳ này, tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như người dân Đa Phước ai cũng biết. Người xưa truyền rằng, ngày đầu chống Pháp, cũng như 11 vị đệ tử của Phật Thầy, ông Đạo Lập cũng tích cực chống giặc".
Ông Hiển kể, tinh thần bất hợp tác của ông Đạo Lập khiến giặc lùng bắt, truy sát ông cho kỳ được: "Một lần nọ, ông đến miệt Hà Tiên thăm người quen thì bị lộ tung tích. Bọn Pháp ùa vào làng, xộc vào ngôi nhà nơi nuôi giấu ông Đạo Lập. Nghe động, ông nhảy vọt ra cửa sau, đẩy cửa trốn vào nhà kho để người nhà khóa trái lại. Sau khi lùng sục khắp nơi trên nhà lớn vẫn không thấy kẻ khả nghi, bọn chúng định ra về thì một tên lính báo cáo phía sau nhà còn có một nhà kho. Giặc yêu cầu chủ nhà mở cửa để lục soát. Không cách nào khác, chủ nhà đành mở cửa. Cửa mở toang, bọn lính bồng súng ống ùa vào. Tuy nhiên, giữa bốn bức vách chỉ là những nông cụ vương vãi, ông Đạo Lập đã biến mất tự bao giờ dù các cánh cửa vẫn bị khóa từ bên trong".
  Huyền bí: Kỳ nhân có thuật tàng hình, cưỡi nón lá sang sông - Ảnh 3
Tấm bia được nhận định là Cao Biền phù chú được ông Đạo Lập hóa giải giam tại chùa Bồng Lai. Ảnh: Hà Nguyễn.
Sau chuyện này, người dân khẳng định, ông đã dùng thuật tàng hình để che mắt giặc, sau khi giặc rút đi ông mới lẳng lặng rời đi vân du hóa độ. Trên con đường vân du hóa độ làm việc thiện của mình, ông cũng để lại những truyền thuyết hư ảo. Một trong số đó là chuyện kể của nữ sỹ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (thuộc nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Mộng Tuyết và chồng là thi sỹ Đông Hồ, Lư Khê, Trúc Hà). Tại bút ký mang tên "Ông Đạo Lập quá hải", bà cho biết, sinh thời ông cố của bà vốn là nhà hàng hải thường xuyên sang Xiêm (Thái Lan) buôn bán. Khi gia đình ông cố của bà vừa đóng xong tàu lớn đặt tên Minh Thuận, chuẩn bị làm lễ xuất cảng chở hồ tiêu, đồi mồi, hải sâm,... sang Xiêm kinh doanh thì ông Đạo Lập ghé thăm. Tại đây, ông Đạo Lập cho biết đoàn sẽ gặp những tai ương khó tránh nên làm lễ và trao cho đoàn thủy thủ 3 lá bùa, dặn đốt vào những lúc cần kíp. Về sau, quả nhiên đoàn đụng độ thủy quái, nhờ 3 tấm bùa trên của ông Đạo Lập đoàn mới cập cảng an toàn.
Một trong những truyền thuyết khác về tài phép của ông Đạo Lập là đạp nón lá sang sông. Cô Út Diệu An cho biết: "Đến nay, người ta vẫn nhắc đến tài phép kỳ diệu này. Người xưa kể, thường ngày, khi vân du hóa độ chúng sanh, ông Đạo Lập chỉ ăn mặc tuềnh toàng, tay cầm gậy, đầu đội chiếc nón lá rộng vành. Chiếc nón này ngoài chức năng che nắng, che mưa còn là vật để ông băng sông, vượt biển". Tương truyền, khi qua sông, vượt biển, ông chỉ cần đặt chiếc nón lá xuống mặt nước, bước lên trên rồi dùng gậy chống thay mái chèo mà vượt sông, vượt biển. Những truyền thuyết về ông Đạo Lập cùng những huyền tích còn in dấu tại chùa Bồng Lai ngày nay vẫn được người dân từ vùng Bảy Núi đến tận miệt Hà Tiên, Kiên Giang truyền kể cho nhau từ đời này sang đời khác như một nét đẹp tâm linh của vùng Thất Sơn huyền bí.
Chùa Bồng Lai nuôi giấu cách mạng Chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang còn có nhiều tên khác như chùa Bài Bài, Bà Bài hoặc chùa Ông Đạo Lập. Chùa cổ ven biên giới này đã trở thành di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ của tỉnh An Giang. Chùa Bồng Lai nằm trong những địa chỉ giao liên đầu mối quan trọng của Thị ủy Châu Đốc và là nơi ẩn quân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước năm 1975.
Nguyễn Hà - Ngọc Lài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét