Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 316

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải Mật Tướng Tình Báo Chiến Lược PHẠM XUÂN ẨN - 20 Năm Giới Chóp Bu VNCH Tin Tưởng Tuyệt Đối

Felix 'sắt đá' khai nghiệp KGB

Uỷ ban Đặc biệt toàn Nga (CHEKA) – tổ chức tiền thân của KGB được thành lập tại Saint Petersburg vào tháng 12-1917, chỉ hơn một tháng sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Không chút ngần ngại, sự lựa chọn cho vị trí người đứng đầu CHEKA của Lenin rơi vào Felix Edmundovich Dzerjinski (1877-1926) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất của Chính quyền Xô-viết thời kì này.
Sinh năm 1877 trong một gia đình Ba Lan ở Belarus, Felix Edmundovich trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp từ khi còn đi học, từng 6 lần bị bắt và 11 năm ngồi trong các trại giam của Sa hoàng. Đến khi chuyển sang phụ trách CHEKA, ông chỉ có “cẩm nang” duy nhất là lòng nhiệt tình cùng với những bài học kinh nghiệm được rút ra qua việc quan sát cách thức hoạt động của bộ máy cảnh sát Sa hoàng trong những lần bị chúng bắt giữ, tra khảo và giam cầm.
Felix Dzerjinski là người đầu tiên áp dụng thành công biện pháp cài điệp viên của CHEKA vào tù nhân chính trị để khai thác thông tin và xác định chứng cứ phạm tội của những tên bị bắt giữ.
Felix 'sắt đá' khai nghiệp KGB
Felix Edmundovich Dzerjinski. Ảnh: Wikipedia
Cũng chính ông đã thiết lập cơ chế bảo vệ chính trị nội bộ nhằm làm trong sạch đội ngũ Hồng quân, bộ máy Xô-viết và chống trả có hiệu quả sự thâm nhập của kẻ thù vào hàng ngũ cách mạng. Chính ông đã xây nền móng cho hệ phương pháp an ninh tình báo Xô-viết với phương châm nổi tiếng “Người tình báo phải là người có trái tim nóng bỏng của một người yêu nước, một bộ óc lạnh và thần kinh thép”,
Felix Dzerjinski nổi tiếng là người trong sạch, khắc kỷ, mô phạm, chính xác, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, xây dựng kế hoạch và hoạt động bí mật xuất sắc. Được mệnh danh là “Felix sắt đá” do tính không khoan nhượng với kẻ thù của cách mạng, tuy nhiên, Felix Edmundovich không thuộc túyp người say mê bạo lực hay nhận được khoái cảm trong việc hành hạ người khác. Đối với ông, tiêu diệt kẻ thù chỉ là sự cần thiết.
Trước sự chống phá điên cuồng của các phần tử phản cách mạng, nhất là sau khi người đứng đầu CHEKA ở Leningrad bị giết hại và sau khi Lenin bị mưu sát, Felix Dzerjinski yêu cầu và đã đạt được cho CHEKA quyền đặc biệt là độc lập thủ tiêu kẻ thù của chính quyền Xô-viết.
Ông nhấn mạnh: “Các cán bộ của CHEKA là những người lính của cách mạng. Đối với CHEKA, quyền xử bắn là cực kì quan trọng.. Nếu cách mạng đòi hỏi, và nếu bọn sĩ quan Sa hoàng không từ bỏ âm mưu giành lại các đặc quyền đặc lợi và tái thiết lập chế độ Sa hoàng, thì chúng sẽ bị tiêu diệt hết”.
Một trong những chiến tích đáng kể nhất của CHEKA non trẻ (sau trở thành “kinh điển” trong huấn luyện tình báo) dưới sự lãnh đạo của Felix Dzerjinski là khám phá và đập tan âm mưu phản loạn của phản động trong nước với sự trợ giúp của tình báo nước người trong vụ Savinkov.
Mùa hè năm 1918, nước Anh đầy thù hằn với chính quyền Xô-viết cử điệp viên Bruce Loccart núp dưới bình phong ngoại giao đến Moscow, bề ngoài là để “tiếp xúc không chính thức với những người Bolshevik”, song trên thực tế là tìm cách gây bạo loạn từ bên trong nước Nga để phối hợp với lực lượng can thiệp từ bên ngoài.
Thông qua điệp viên nằm vùng của mình là Sidney Raily, Loccart bắt liên lạc với B. Savinkov - một thủ lĩnh của đảng Xã hội dân chủ cánh tả. Hai người này lập kế hoạch bạo loạn nhằm sát hại các nhà lãnh đạo Bolshevik đúng vào đêm quân đồng minh đổ bộ vào Nga. Felix Dzerjinski đã trực tiếp chỉ đạo vụ án này.
Ông phái 2 cán bộ CHEKA đóng giả sĩ quan Hồng quân bất mãn thâm nhập vào hàng ngũ Savinkov xin nhận trách nhiệm ám sát Lenin và Dân ủy Quốc phòng Troski. Âm mưu bạo loạn bị phá sản. Loccart bị bắt và bị trục xuất; Savinkov bị bắt, bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình. Còn Raily tuy chạy thoát về Anh, nhưng đến năm 1925 lại bị CHEKA dụ đến Liên Xô, bị bắt và xử tử.
Felix Dzerjinski cũng là cha đẻ của tổ chức an ninh quân đội sau khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quân sự của các lực lượng nội vụ. Năm 1921, ông thành lập đơn vị đặc nhiệm bảo vệ Lenin (sau đó là bảo vệ Lăng Lenin) và các công sở quan trọng. Đơn vị này là tiền thân của Sư đoàn đặc nhiệm mang tên Dzerjinski sau này.
Dưới sự điều hành của Felix Dzerjinski, CHEKA ngày càng có vai trò chi phối to lớn. Tại mỗi nước cộng hoà đều có cơ quan CHEKA trực thuộc CHEKA Trung ương, chứ không phục tùng Chính phủ nước cộng hoà.
Felix 'sắt đá' khai nghiệp KGB
Đài tưởng niệm Felix Dzerjinski tại Moscow. Ảnh: Reuters
Cũng dưới thời Dzerjinski đã thiết lập một “truyền thống” mang tính nguyên tắc cho cả KGB sau này: Tình báo quốc gia không phục tùng sự chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương, mà được chỉ đạo theo ngành dọc. Dần dần, cơ quan này không chỉ thực hiện chức năng bảo vệ cách mạng, chống tội phạm nguy hiểm như trong những ngày đầu mới thành lập, mà đã biến thành một tổ chức giám sát toàn diện.
Felix Edmundovich làm việc không tiếc sức. Trong mọi vấn đề, ông như cháy lên, sáng lên, lúc nào sức lực và tinh thần cũng trong trạng thái tổng động viên. Cộng với những năm dài tù đầy, công việc nặng nề chồng chất đã huỷ hoại sức khoẻ Dzerjinski. Ngày 20/7/1926, đang phát biểu tại Hội nghị Trung ương về vấn đề nông dân, ông bỗng cảm thấy khó chịu trong người. Các bác sĩ khẩn trương cứu chữa, song đã muộn. Felix Dzerjinski, người được nhân dân tôn kính gọi là Hiệp sĩ của cách mạng, ra đi khi mới tròn 49 tuổi.
Nguyên Phong

Người đưa cơ quan tình báo 'cộm cán' Liên Xô lên đỉnh vinh quang

Trong suốt hơn 70 năm tồn tại dưới các cơ cấu tổ chức khác nhau, Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) có tất cả 17 vị chủ tịch, trong đó Yuri Vladimirovich Andropov được xem là đã đưa KGB lên đỉnh cao.

Bản thân Yuri Vladimirovich (1914-1984) là vị Chủ tịch KGB duy nhất sau khi rời Lubyanka được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn và sau đó là cao nhất đất nước – Tổng Bí thư.
Người đưa cơ quan tình báo 'cộm cán' Liên Xô lên đỉnh vinh quang

Trưởng thành từ công tác đoàn, công tác đảng, Yuri Andropov có điều kiện để nắm được nhiều thông tin đã chắt lọc và có chất lượng cao; hiểu biết bộ máy cơ chế và phương thức vận hành các đòn bẩy quyền lực. Cái thiếu của "tip" cán bộ này là thực tế đời thường khắc nghiệt được Yuri Andropov bổ sung bằng những năm công tác trong ngành ngoại giao – làm Vụ trưởng Vụ châu Âu 4, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, đặc biệt 3 năm làm đại sứ tại Hungary vào thời điểm nước này có chính biến (1956).
Là người có tầm nhìn chiến lược và có phương pháp luận khoa học, Chủ tịch KGB Yuri Andropov tập trung nhiều công sức cho lĩnh vực tư tưởng, thành lập thêm một số bộ phận nhằm theo dõi và nắm chắc hơn mọi mặt của đời sống xã hội.
KGB dưới thời Yuri Andropov đã tìm được cách tiếp cận cương quyết nhưng mềm dẻo và có hiệu quả đối với mọi vấn đề trong xã hội và mọi vùng của đất nước. Với hệ thống đại diện ở tất cả các địa phương, KGB nắm bắt, báo cáo cho lãnh đạo đất nước mọi việc xảy ra trong nước, để trên cơ sở đó, Bộ Chính trị chỉ đạo xử lí, giải quyết.
Cũng chính dựa trên tài liệu tác chiến do KGB cung cấp, Liên Xô vào thời điểm ấy bắt đầu tuyên chiến với nạn tham nhũng. Cũng chính KGB dưới thời Yuri Andropov đã cảnh báo lãnh đạo đất nước về việc trong xã hội bắt đầu xuất hiện một loại “bệnh dịch” thờ ơ và thụ động, những yếu tố làm cho tình hình xã hội căng thẳng, những dấu hiệu khủng hoảng trong chính trị, kinh tế đất nước…
Theo đánh giá, phải là một KGB đứng đầu bởi vị Chủ tịch có trí tuệ sắc sảo và tinh tế như Yuri Andropov thì mới giúp duy trì được đất nước Liên Xô ổn định, thịnh vượng trong hai chục năm, mới có một hệ thống kiểm soát xã hội một cách toàn diện và chắc chắn như thế.
Dưới thời Yuri Andropov, KGB triển khai được một mạng lưới điệp viên đông đảo, giỏi nghiệp vụ và rộng rãi chưa từng có trên toàn thế giới, cùng với đảm bảo về ngân sách và kĩ thuật khá hoàn hảo.
Tình báo Xô-viết cắm rễ được ở tất cả các khu vực, như một cái máy khổng lồ thu hút mọi thông tin trên toàn thế giới. KGB đã giúp lãnh đạo đất nước chỉ đạo xử lí thành công, hiệu quả một loạt vấn đề tối quan trọng như chiến tranh và hoà bình, giải trừ quân bị, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học, tiềm lực quốc phòng của Liên Xô, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
KGB cũng cung cấp thông tin, tham mưu cho lãnh đạo đất nước thực hiện nhất quán chủ trương bảo vệ kiên quyết các lợi ích chính trị của Liên Xô, không cho phép làm xấu tình hình và suy giảm ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế - đây chính là thời kì Liên Xô đạt được cân bằng chiến lược quân sự với Mỹ.
Cũng chính Yuri Andropov – với tư cách Chủ tịch KGB đã đề xuất ý kiến kiềm chế tối đa trong quan hệ với Trung Quốc, bằng mọi cách thu hẹp các cuộc xung đột với người láng giềng khổng lồ này.
Là thủ trưởng, Yuri Andropov rất quan tâm đến mọi mặt công tác, đời sống của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền; và họ đáp lại ông bằng lòng trung thành, mẫn cán, sự tận tâm phục vụ. Làm việc trong cơ quan an ninh trở thành một nghề danh giá và được nể trọng. Một nét đáng quý nữa ở Yuri Andropov là trong mọi vấn đề, ông không bao giờ nhận thừa trách nhiệm về phía mình hay có biểu hiện lạm quyền. Trong công tác và sinh hoạt, Yuri Andropov luôn là mẫu mực cho mọi cán bộ dưới quyền. Không uống rượu, không hút thuốc, không quát tháo, yêu âm nhạc và ca hát, ngay trong dáng đi của ông cũng thể hiện một cái gì đó khiêm nhường, giản dị.
Chính nhờ công lao, thành tích đối với đất nước, nhờ những phẩm chất cá nhân cao quý mà sau khi Leonid Breznhev từ trần, Yuri Andropov được bầu làm Lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô-viết (tháng 11-1982). Ở cương vị này, ông đã khởi xướng việc cải cách sâu rộng, toàn diện đời sống xã hội Liên Xô theo hướng đưa dần các yếu tố dân chủ đích thực vào hệ thống chính trị, áp dụng cơ chế thị trường trong kinh tế, nhưng với lộ trình và bước đi phù hợp, chắc chắn.
Người đưa cơ quan tình báo 'cộm cán' Liên Xô lên đỉnh vinh quang
Yuri Andropov, người có công đưa KGB lên đỉnh vinh quang
Có thể giả định rằng, nếu sống, làm việc thêm một thời gian nữa, Yuri Andropov hoàn toàn có thể thay đổi tiến trình lịch sử của Liên bang Xô-viết, xây dựng một hệ thống Xô-viết đổi mới mà không cần phải phá huỷ nó.
Tại một Hội nghị Trung ương, khi đánh giá về công tác an ninh tình báo, Tổng Bí thư Leonid Breznhev đã bỏ giấy nói "vo":  Uỷ ban An ninh quốc gia dưới sự lãnh đạo của đồng chí Andropov đã giúp đắc lực cho công tác của Trung ương, cả về đối nội và đối ngoại. Có người nghĩ rằng KGB - đó là bắt bớ, tù đầy. Nhầm! KGB trước hết là những công việc to lớn và đầy trách nhiệm. KGB không phải ai cũng làm đươc. Ở đây cần có năng lực và tính cách, lòng dũng cảm và lòng trung thành to lớn.
Đó là sự đánh giá xứng đáng đối với Yuri Vladimirovich – vị Chủ tịch có công đưa KGB lên đỉnh vinh quang.
Nguyên Phong

1/5 người Nga muốn con cháu trở thành sĩ quan tình báo

Kết quả cuộc khảo sát ở Nga mới đây cho thấy người dân nước này coi trọng nghề tình báo và muốn con cháu mình đi theo con đường này.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Dư luận Nga cho thấy khoảng 20% người dân nước này muốn con cháu mình đi theo ngành tình báo.
Kết quả khảo sát cho thấy người Nga đánh giá cao ngành nghề này.
Người Nga coi trọng nghề tình báo ở mức 4.32/5, coi mức lương và "hoa hồng" của nghề này đạt 4.10/5 và sức ảnh hưởng ở mức 4.02/5, theo TASS.
Cuộc khảo sát cũng hỏi về những sĩ quan tình báo nổi tiếng nhất và 3 cái tên được nhắc đến nhiều nhất là Richard Sorge (15%), Maxim Isayev (8%) và Nikolai Kuznetsov (5%).
1/5 nguoi Nga muon con chau tro thanh si quan tinh bao hinh anh 1
1/5 người Nga muốn con cháu trở thành sĩ quan tình báo. Ảnh: TASS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xếp thứ 4 với 4% người được hỏi nhắc đến. Tuy nhiên, khoảng 69% người được hỏi không thể nhớ tên một sĩ quan tình báo nào.
Cuộc khảo sát được tiến hành hôm 31/10 với việc phỏng vấn 1.600 người Nga trên 18 tuổi qua điện thoại.
Ngày Sĩ quan Tình báo Quân đội Nga 5/11 được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống Nga vào ngày 31/5/2006.



Nữ điệp viên Nga bay về nước ngay sau khi rời nhà tù Mỹ

Điệp viên Nga Maria Butina, người bị Washington bắt giữ và bỏ tù năm ngoái, dự kiến về Moscow vào sáng 26/10, theo Bộ Ngoại giao Nga.

Bí ẩn nữ điệp viên xỏ mũi cả loạt 'ông lớn' tình báo quốc tế

Tình báo Trung Quốc không hề biết Hu cũng làm việc cho tình báo CHDC Đức. Tình báo CHDC Đức chỉ biết Hu làm cho CIA. Trong khi, CIA không hề biết Hu là điệp viên của cả CHDC Đức và Trung Quốc.

Câu chuyện được bắt đầu vào năm 1967, khi chàng trai CHDC Đức Horst Gasde “vinh quy bái tổ” trở về từ Bắc Kinh sau những năm học tiếng Trung Quốc. Gasde không chỉ mang theo tấm bằng tốt nghiệp đại học mà còn giới thiệu với bố mẹ nàng dâu Hu Shi Meng người bản xứ.
Về nước, Gasde làm giảng viên ngôn ngữ tại Đại học Humbold, còn Hu làm gia sư cho các nhà ngoại giao và doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Berlin. Và cũng từ đây bắt đầu cuộc trường chinh của đôi vợ chồng vào thế giới đầy hấp dẫn của nghề tình báo.
Horst Gasde được Cơ quan Tình báo CHDC Đức (HvA) tuyển làm cơ sở chuyên theo dõi những người nước ngoài cùng công tác hoặc được anh giảng dạy, chủ yếu là người Trung Quốc. Gasde liền giới thiệu với cấp trên cô vợ người Hoa như “một điệp viên tiềm năng”.
Bí ẩn nữ điệp viên xỏ mũi cả loạt 'ông lớn' tình báo quốc tế
Ảnh minh họa
Lời giới thiệu và bảo lãnh của Gasde được lãnh đạo chấp thuận. Đôi vợ chồng trẻ bắt đầu hợp tác và nhận tiền của HvA mà lờ đi rằng Hu là nhân viên được trả lương của tình báo Trung Quốc. Họ thực hiện một trò chơi tình báo hết sức liều lĩnh, song cũng rất giản đơn là báo cáo bất kì điều gì biết được về bên này cho bên kia và ngược lại.
Thật bất ngờ là cả hai phía tỏ ra hài lòng về những gì đôi vợ chồng điệp viên nghiệp dư này báo về. Tiền thù lao từ cả hai phía bắt đầu chảy vào nhà Gasde-Hu, giúp cho vợ chồng họ thực hiện được những chuyến du lịch xa hoa, mua nhà, ôtô cùng nhiều tiện nghi xa xỉ.
Đó là những tháng năm mà quan hệ Xô - Trung ở vào trạng thái lạnh lẽo cực điểm. Cơ quan tình báo hai nước này chỉ có một “cửa” duy nhất để tìm hiểu về nhau là thông qua CHDC Đức. Tình báo đại lục dùng Hu Shi Meng để “đi” vào mặt sau của Xô-viết, còn HvA cũng sẵn sàng chuyển giao tất cả những gì họ biết về Trung Quốc cho ông anh KGB.
Vợ chồng Gasde-Hu lại có thêm việc làm, và két bạc trong nhà cũng như tài khoản ở ngân hàng của họ cứ đầy thêm mãi. Cứ mỗi lần họ về thăm quê ngoại, họ hàng nhà Hu đều choáng ngợp và thán phục sự giàu có, lịch lãm của cô cháu gái chỉ làm gia sư.
Trò chơi kéo dài đã được 10 năm. Kết quả duy nhất là vợ chồng Gasde ngày càng trở nên giàu có, còn cơ quan tình báo của ba nước thì cũng càng trở nên bối rối. Thực ra KGB bắt đầu nghi ngờ, nhưng họ im lặng để tự chắt lọc lấy những thông tin cần thiết cho mình trong số hàng chục báo cáo được người anh em HvA hào phóng trao cho.
Đến năm 1978, tình hình lại càng rắc rối khi HvA quyết định dùng Hu Shi Meng để nhử CIA vào cuộc. Tổ điệp báo của CIA ở Berlin là một trong những lưới điệp báo hoạt động luộm thuộm và kém cỏi nhất.
Thông qua các cuộc nghe trộm điện đàm của các nhân viên tổ này, CHDC Đức nắm bắt được nhu cầu của CIA tuyển mộ người Trung Quốc đang làm việc ngoài đại lục, để bù vào chỗ trống ở bên trong Trung Quốc mà CIA phải rút đi bởi những lí do tế nhị trong quan hệ hai nước. 
Hu Shi Meng liền được phái sang Tây Berlin. Cô suốt ngày thơ thẩn ở một trung tâm sách báo lớn và bỏ hàng tiếng đồng hồ xem những ấn phẩm bằng tiếng Hoa. Đúng như HvA dự đoán, chỉ một thời gian sau một người Mỹ đã tiếp cận Hu, nói bằng một thứ tiếng Đức giả cầy tồi đến nỗi Hu phải chủ động chuyển sang trò chuyện bằng tiếng Anh.
Gã này bắt đầu “tuyên truyền vận động” Hu, chỉ còn thiếu nói toạc ra mình là nhân viên CIA. Hu giả vờ tỏ ra quan tâm đến lời đề nghị nhưng nói để cho cô có thời gian suy nghĩ. “Thời gian suy nghĩ” chính là khi cô trở về Đông Berlin, báo cáo cấp trên là cá đã cắn câu.
Chỉ sau một tuần, Hu Shi Meng chính thức được CIA công nhận là điệp viên của họ. Có lẽ cảm thấy “buồn” và muốn có thêm thu nhập, Hu giới thiệu chồng với CIA, không quên quảng cáo rằng Gasde “có những mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức cao cấp CHDC Đức”.
Thật ngạc nhiên, ngay lập tức CIA kí hợp đồng làm ăn với Gasde, trong đó điều khoản quan trọng nhất là mỗi tháng CIA chuyển 300USD vào tài khoản của cặp vợ chồng “đầy triển vọng”. Hai vợ chồng sang Tây Berlin như đi chợ. Xe của CIA đợi sẵn ở bên kia trạm kiểm soát, đưa hai người - lúc đi cùng, lúc đi riêng đến một nơi an toàn.
Tại đây, họ thậm chí không cần viết báo cáo mà chỉ đơn giản ngồi kể những điều họ thu thập được về hoạt động của các nhà ngoại giao và doanh nghiệp Trung Quốc ở CHDC Đức. Điều người Mỹ không hề ngờ là những thông tin đó là do HvA chế biến từ những tin giả, tin rởm mà tình báo Trung Quốc giao cho Hu Shi Meng.
Cho đến giờ người ta vẫn không hiểu sao lại có chuyện ngớ ngẩn và khó tin như thế.
Hu làm việc cho tình báo Trung Quốc, nhưng tình báo Trung Quốc không hề biết cô đồng thời đang làm việc cho tình báo CHDC Đức. Tình báo CHDC Đức cũng không biết Hu là gián điệp Trung Quốc, nhưng biết cô hoạt động cho CIA. CIA không hề biết Hu là điệp viên của CHDC Đức và Trung Quốc.
KGB thậm chí không biết Hu là ai vì họ nhận mọi thông tin hầu như “miễn phí” qua HvA. Còn tin được gọi là “tình báo” mà các bên nhận được từ Hu đều là tin giả mà các cơ quan tình báo xào nấu lại từ chính các tin giả của nhau.
Gasde có công việc giống vợ, chỉ khác là anh ta không làm cho tình báo Trung Quốc, nhưng tham gia trò chơi cùng vợ và những điều anh ta thu lượm được cũng đến tai tình báo Trung Quốc thông qua Hu.
Trò chơi cứ thế tiếp diễn thêm 10 năm nữa, tiền bạc của cả 4 bên cứ thế chảy vào túi nhà Gasde. Mãi trước khi bức tường Berlin sụp đổ thì Gasde và Hu mới bị lộ chân tướng, nhưng HvA không kịp xử lí vì nước Đức tái thống nhất. Hồ sơ rơi vào tay cơ quan tình báo Cộng hoà Liên bang Đức.
Đến lúc đó các bên mới tá hoả rằng, họ đã bị vợ chồng Gasde qua mặt trong suốt từng ấy năm. Thế nhưng, không ai tính đến chuyện xử lí vụ việc này. Có lẽ vì các “ông lớn” tình báo thế giới cảm thấy hổ thẹn. Chính vì vậy mà vợ chồng Gasde-Hu vẫn sống bình yên, sung túc bằng chính những khoản tiền mà các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới biếu không.
Nguyên Phong

Tiến sĩ CIA điều hành chương trình kiểm soát trí não

Sidney Gottlieb từng được CIA cho phép toàn quyền tiến hành thí nghiệm tìm cách kiểm soát tâm trí con người để cạnh tranh với Liên Xô.

Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh, CIA tin rằng Liên Xô đã tìm ra phương thuốc hoặc biện pháp kỹ thuật cho phép kiểm soát tâm trí con người. Điều đó thúc đẩy cơ quan này tiến hành chương trình tuyệt mật mang mật danh "MK-ULTRA" nhằm tìm ra loại thuốc có thể cạnh tranh với Liên Xô trong lĩnh vực này.
Chương trình MK-ULTRA kéo dài từ thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, do tiến sĩ hóa học Sidney Gottlieb sáng lập và điều hành. Đây được cho là nghiên cứu dài nhất trong lịch sử về các kỹ năng kiểm soát tâm trí con người.
Gottliev khi còn làm việc của CIA. Ảnh: AP.
Gottliev khi còn làm việc của CIA. Ảnh: AP.
Một số thí nghiệm của Gottlieb được các trường đại học và trung tâm nghiên cứu bí mật tài trợ, số khác diễn ra trong các nhà tù ở Mỹ, Nhật Bản, Đức và Philippines. Rất nhiều đối tượng nghiên cứu bất đắc dĩ đã bị tra tấn tâm lý bằng các hình thức từ sốc điện đến sử dụng thuốc gây ảo giác (LSD) liều cao để phục vụ dự án của Gottlieb.
"Gottlieb muốn tạo ra phương thức chiếm giữ bộ não con người và phát hiện đây là tiến trình gồm hai phần. Bước đầu tiên là xóa bỏ tâm trí hiện có, sau đó tìm cách chèn thông tin mới vào não của đối tượng. Nhà hóa học này tập trung nhiều vào nghiên cứu bước đầu tiên", nhà báo Stephen Kinzer, người dành nhiều năm điều tra về chương trình của CIA, cho biết.
Các nhà khoa học của CIA biết đến sự tồn tại của LSD khi theo đuổi dự án trên. Điều này trở thành nỗi ám ảnh với Gottlieb, khi đó là giám đốc chương trình MK-ULTRA, đến mức ông được xem là người mang LSD đến Mỹ.
Đầu thập niên 1950, Gottlieb sắp xếp để CIA chi 240.000 USD nhằm mua toàn bộ nguồn cung LSD khắp thế giới. Số thuốc này được đưa đến Mỹ và tuồn cho các bệnh viện, phòng khám, nhà tù và nhiều tổ chức khác bằng hồ sơ giả. Gottlieb yêu cầu họ tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu về LSD, phản ứng của người sử dụng và cách dùng nó để kiểm soát tâm trí.
Trong số những tình nguyện viên tham gia thí nghiệm, rất nhiều người cảm thấy dễ chịu sau khi dùng LSD và kể cho bạn bè dù không biết tên thuốc. Điều này gây ra phản ứng ngược, khi những con nghiện LSD lại dẫn đầu làn sóng phản đối những giá trị xã hội mà CIA tìm cách bảo vệ.
Whitey Bulger là một tù nhân tình nguyện tham gia thí nghiệm với LSD khi được thông báo rằng nó sẽ giúp tìm ra phương pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt.
Ông dùng LSD mỗi ngày trong hơn một năm, trước khi nhận ra thí nghiệm không liên quan gì đến bệnh tâm thần phân liệt và mình chỉ là đối tượng kiểm tra phản ứng của con người với loại thuốc này. Bulger viết về những trải nghiệm của mình khi dùng LSD, mô tả rằng nó "rất kinh khủng" và gần như khiến ông phát điên.
Bulger khi mới vào tù và lúc về già. Ảnh: US Marshall.
Bulger khi mới vào tù và lúc về già. Ảnh: US Marshall.
MK-ULTRA về cơ bản là dự án nối tiếp các thí nghiệm tàn độc trên cơ thể người do Đức Quốc xã và phát xít Nhật tiến hành trong Thế chiến II. CIA không chỉ sử dụng tài liệu nghiên cứu thu được từ đối phương, mà trên thực tế còn thuê chính như kẻ tiến hành thí nghiệm đó để phát triển chương trình.
Gottlieb và CIA còn lập ra các trại giam bí mật tại khắp châu Âu và Đông Á, trong đó chủ yếu ở Nhật Bản, Đức và Philippines. Những nơi này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ vào đầu thập niên 1950 nên Gottlieb không phải lo ngại về các vấn đề pháp lý.
Các sĩ quan CIA ở châu Âu và châu Á bắt điệp viên đối phương và những đối tượng bị tình nghi rồi đưa họ đến các trại giam bí mật. Những tù nhân này bị áp dụng mọi biện pháp thí nghiệm như ép sử dụng ma túy, sốc điện, phơi mình trước nhiệt độ cao và cách ly mọi giác quan. Họ cũng liên tục bị tra hỏi nhằm kiểm tra khả năng kháng cự và giúp CIA xóa bỏ tâm trí.
Gottlieb được tự do hành động mà không bị giám sát, các lãnh đạo CIA không muốn biết về những thí nghiệm của ông. Giám đốc chương trình MK-ULTRA được trưng dụng mọi đối tượng ở Mỹ và trên thế giới, sử dụng mọi biện pháp bạo hành đến mức gây tử vong mà không phải lo lắng về điều gì.
Giám đốc CIA Richard Helms, người bảo trợ cho Gottlieb, bị tổng thống Mỹ Richard Nixon cắt chức năm 1972. Helms cũng là người duy nhất ở CIA biết được công việc của Gottlieb, vì thế họ tìm cách tiêu hủy mọi hồ sơ liên quan đến dự án MK-ULTRA. Tuy nhiên, một số bằng chứng vẫn còn sót lại và đủ để các sử gia tìm hiểu những gì Gottlieb đã làm.
Bản chất tối mật của dự án khiến các nhà nghiên cứu không thể xác định số người thiệt mạng trong quá trình thí nghiệm. Gottlieb sau này kết luận rằng nỗ lực kiểm soát tâm trí con người là không khả thi. Sau khi dự án MK-ULTRA bị chấm dứt, ông dẫn đầu một chương trình  khác của CIA nhằm chế tạo thuốc độc và thiết bị công nghệ cao dành cho điệp viên.
Duy Sơn (Theo NPR)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét