Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 17

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
Chuyện Tiểu Sử Của NGUYỄN VĂN THIỆU VNCH Đến Con Đường Chiến Bại Qua Lời ĐỖ MẬU

Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu: Chết còn ôm hận

Thế là đã 38 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vĩnh viễn từ thời điểm 30/4/1975 đã kết thúc một chế độ của những thế lực chỉ muốn dựa vào ngoại bang để mưu cầu danh lợi và rốt cuộc đã phải kết thúc đời mình trong cô tủi.





Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu: Chết còn ôm hận

Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu: Chết còn ôm hận
Thế là đã 38 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vĩnh viễn từ thời điểm 30/4/1975 đã kết thúc một chế độ của những thế lực chỉ muốn dựa vào ngoại bang để mưu cầu danh lợi và rốt cuộc đã phải kết thúc đời mình trong cô tủi.
Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu: Chết còn ôm hận - ảnh 1
 
Một trong những nhân vật như thế là Nguyễn Văn Thiệu, người đã ngồi trên ghế tổng thống của chế độ Sài Gòn cũ tới cả một thập niên, và trước lúc bắt buộc phải rời đi đã tức tưởi thốt lên những câu đầy oán hận đối với các quan thầy Mỹ.
Lỡ một bước, lỡ một đời
Nguyễn Văn Thiệu là người con thứ tám trong một gia đình có cha làm nghề đi biển và lo chuyện ruộng đồng tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Một số tư liệu cho rằng, ông ta sinh ra vào ngày 5/4/1923.
Gia đình vị tổng thống tương lai của chế độ Sài Gòn cũ tuy không thuộc loại khá giả nhưng cũng có đủ điều kiện cho cậu con trai đi học tiểu học và trung học ở Phan Rang dù học lực của cậu bé lầm lì và đa nghi từ nhỏ rất tầm tầm. Hết lớp 9 ở quê nhà, Nguyễn Văn Thiệu đã lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị (sau đổi là Trường Cao Thắng) rồi lại nhảy sang học ở Trường Hàng hải Dân sự.
Trong bối cảnh Việt Nam thời đó đang sôi sục phong trào chống ngoại xâm, Nguyễn Văn Thiệu đã không chọn con đường đi cùng nhân dân đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc mà lại xung vào đội ngũ những tay sai mới cho thực dân Pháp chống lại đất nước. Có thể lúc đó chàng trai quê ra tỉnh không hình dung được rõ tất cả những hệ lụy nảy sinh từ định mệnh mà mình đã chọn mà chỉ vui sướng với những phù hoa hiện hữu nhỡn tiền dễ dãi trong kiếp làm lính phục vụ ngoại bang.
Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, Nguyễn Văn Thiệu không còn lối lui trong những nỗ lực công danh được xây dựng bởi cuộc đời binh nghiệp tưởng như phục vụ cho lý tưởng dân chủ tự do nhưng thực chất chỉ là theo đóm ăn tàn phản dân hại nước. Đây chính là một sai lầm định mệnh, khiến cho mọi nỗ lực sau này của Nguyễn Văn Thiệu đều trở thành vô nghĩa, mặc dù không thể phủ nhận được những phẩm chất lính tẩy cá nhân của ông ta.
Tháng 12/1948, Nguyễn Văn Thiệu đã vào học Khóa Sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ quan Đập Đá (Huế) cùng với hơn 60 phần tử khác. Tốt nghiệp trường này vào tháng 6/1949 (do nhu cầu chiến tranh nên quan thầy Pháp đã không thể dành nhiều thời gian hơn để đào tạo lứa tay sai đầu tiên của thế hệ “hậu 1945”), Nguyễn Văn Thiệu với quân hàm thiếu úy đã tham gia binh nghiệp trong lực lượng người Việt trong quân đội liên hiệp Pháp và đã được quan thầy cử tới khu vực miền Tây Nam Bộ.
Ở đó có lẽ ông ta cũng đã sớm bộc lộ khá rõ sự hung hăng và trung thành với “mẫu quốc” nên đã được chọn đi thụ huấn ở Trường Sĩ quan căn bản Bộ binh tại Coequidan, Pháp. Trong thời gian trước năm 1954, là một sĩ quan trong cái gọi là quân đội quốc gia của chính quyền do thực dân Pháp dựng lên, Nguyễn Văn Thiệu đã cầm súng chống lại nhân dân ta ở nhiều nơi trong nước, ở cả Hưng Yên…
Năm 1952, sau khóa đào tạo tiểu đoàn trưởng và liên đoàn lưu động tại Hà Nội, Nguyễn Văn Thiệu được điều chuyển cùng với Cao Văn Viên, lúc đó cũng là trung úy, và Đại úy Đỗ Mậu về Bộ Chỉ huy Mặt trận Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan làm chỉ huy trưởng. Tại đó, Ðỗ Mậu được giữ chức tham mưu trưởng, còn Nguyễn Văn Thiệu giữ chức trưởng phòng 3 và Cao Văn Viên giữ chức trưởng phòng nhì…
Trong hồi ký của mình, Đỗ Mậu nhận xét:
“Thiệu trầm tĩnh khôn ngoan, lại có khả năng về tham mưu, đã từng được Đại tướng Pháp De Linarès, Tư lệnh chiến trường Bắc Việt phê điểm rất tốt: Thông minh sắc bén, siêng năng, có phương pháp và tỉ mỉ. Sĩ quan hảo hạng. Có ý thức tuyệt hảo về tổ chức và bảo mật…”. Một số người thân cận với Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận xét, ông ta là “người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển”…
Mặc dầu những phẩm chất quân nhân của Nguyễn Văn Thiệu vẫn nặng phần hoang tưởng, nhưng trong bối cảnh cụ thể của chính trường Sài Gòn lúc ấy, trong thế bó buộc của đội ngũ nhân sự xuất thân từ lực lượng đã cam tâm làm tay sai cho Pháp nhưng vẫn còn cơ để thay thầy đổi chủ, Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn là một trong những gương mặt có thể đầu tư được đối với những thủ lĩnh sắp sửa nắm quyền ở đây với sự trợ giúp của ngoại bang.
Nói cho cùng, lý lịch công vụ của ông ta cũng còn hơn rất nhiều kẻ đồng thời. Chính vì thế nên năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại nhục nhã và phải rời khỏi Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu đã gia nhập cái gọi là quân lực Việt Nam cộng hòa, phục vụ chính quyền Ngô Đình Diệm và được xếp vào vị trí chỉ huy của Sư đoàn 1 Bộ binh của quân đội Sài Gòn đóng tại Huế.
Rồi năm 1958, ông ta lại được đưa lên cấp trung tá, giữ chức chỉ huy trưởng Trường Võ bị quốc gia Đà Lạt. Những ông chủ mới từ bên kia đại dương tới cũng đã kịp để ý tới viên sĩ quan trầm tính và có vẻ đa mưu Nguyễn Văn Thiệu. Chính vì thế nên năm 1957, Trung tá Thiệu được cho đi học một khóa chỉ huy và tham mưu tại Command and General Staff College ở Ft. Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ (tuy nhiên, trong danh sách khóa sinh tốt nghiệp học đường quân sự này đã không có tên Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, có thể vì một lý do nào đó mà ông ta đã không dự thi tốt nghiệp).
Năm 1959, Nguyễn Văn Thiệu cũng được đi tu nghiệp tại Trường Phối hợp kế hoạch đồng minh ở Okinawa, Nhật Bản, và năm 1960 trở lại Mỹ học về vũ khí mới ở Fort Bliss.. Chính trong những chuyến đi như thế, CIA đã tiếp cận ông ta để tìm hiểu rõ hơn về một con bài có thể sẽ trở thành đắc dụng trên chính trường Sài Gòn.
Nguyễn Văn Thiệu đi thị sát một đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa. Ảnh tư liệu
Nguyễn Văn Thiệu đi thị sát một đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa. Ảnh tư liệu.
 
Lừa thầy phản bạn
Nhìn chung, dưới chế độ Ngô Đình Diệm, con đường binh nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu đã được rộng mở vì như Đỗ Mậu nhận xét, tính xu thời của viên sĩ quan này, dám “dứt khoát bỏ đạo Phật để theo đạo Công giáo bên vợ” (vợ ông ta là một bà sơ người Mỹ Tho xuất dòng) nên đã được các linh mục vốn rất có quyền uy nâng đỡ và đang làm tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh hành quân cho tướng Dương Văn Minh đã được Ngô Đình Diệm cử giữ chức chỉ huy trưởng Trường Võ bị quốc gia Đà Lạt.
Đỗ Mậu kể tiếp: “Ngày ông Diệm có ý định cử Thiệu giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 (gồm toàn những binh lính là người Nùng từ Bắc vào theo chân thực dân Pháp, rất lì lợm và trung thành, được coi như tinh binh của chế độ - TG), ông bảo tôi làm tờ trình về Thiệu. Trong mục ý kiến, tôi đã viết rằng: “Thiệu không theo một đảng phái nào mặc dù có người anh ruột theo đảng Đại Việt. Ông Thiệu là một trong số những sĩ quan ưu tú nhất của quân đội…”.
Cũng Đỗ Mậu nhận xét: “Dù sao thì Công giáo mới là yếu tố chính để hình ảnh Nguyễn Văn Thiệu được ghi khắc vào con tim ông Diệm để Thiệu được ông tín nhiệm và nâng đỡ…”.
Theo một số nguồn tin, cuối năm 1960, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu từ Mỹ trở về Sài Gòn và được Ngô Đình Nhu xếp vào làm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh hành quân do tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh. Có ý kiến cho rằng, Bộ tư lệnh hành quân này thực ra chỉ là một tổ chức mới được lập ra để làm vì cho tướng Minh “ngồi chơi xơi nước” vì chính quyền Diệm – Nhu lúc đó đã nghi ngờ tướng Minh có mối quan hệ với Hà Nội qua người em trai là một cán bộ cao cấp, đảng viên cộng sản. Vì sợ “rút dây động rừng”, và lại cũng không có những chứng cớ rõ ràng nên Ngô Đình Diệm đành ngậm bồ hòn làm ngọt và vô hiệu hóa tướng Dương Văn Minh bằng cách này.
Hiểu rõ tình thế của mình, Nguyễn Văn Thiệu đã đi một nước cờ khá cao là xin gia nhập đảng cần lao để lấy lòng Ngô Đình Nhu hòng mua được sự tin tưởng hơn và có thể nhảy lên chức vụ hữu lợi hơn. Không những thế, Nguyễn Văn Thiệu còn cống hiến cho cố vấn Nhu nhiều ý kiến mà ông ta cho là rất xuất sắc để lấy lòng gia đình họ Ngô.
Sau khi Tổng thống chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm quyết định giải tán Bộ tư lệnh hành quân và đưa tướng Dương Văn Minh về ngồi ở một vị trí thực ra cũng hữu danh vô thực khác là “cố vấn quân sự” của tổng thống, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu được cử đi làm Tư Lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở Huế.
Đầu năm 1963 (hoặc cuối năm 1962, theo một số nguồn tư liệu khác), khi thấy tình hình có vẻ như lộn xộn và bất trắc, Ngô Đình Diệm đã đưa Nguyễn Văn Thiệu về làm chỉ huy Sư đoàn 5 đồn trú ở Biên Hòa. Đại tá Thiệu còn được cố vấn Ngô Đình Nhu trao nhiệm vụ giải cứu thủ đô khi có đảo chính.
Trớ trêu thay! Bởi lẽ chính với cương vị này, ông ta đã tham gia cuộc binh biến ngày 1/11/1963 vì mặc dù được hưởng ân huệ không ít của chế độ Ngô Đình Diệm nhưng thực tâm, trong mắt của Nguyễn Văn Thiệu, ông quan to còn lại từ triều đình nhà Nguyễn này, với rất nhiều tham vọng và định kiến, khó có thể trở thành minh chủ đối với một đội ngũ tướng lĩnh nhiều tham vọng và xu thời của Sài Gòn khi đó.
Và Nguyễn Văn Thiệu đã như “buồn ngủ gặp chiếu manh” khi một nhóm tướng lĩnh chóp bu và sĩ quan cao cấp của chế độ Sài Gòn dưới sự khuyến khích khá trắng trợn của quan thầy Mỹ đã tiến hành cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 để lật đổ chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu.
Thực ra, trong cuộc đảo chính này, Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy vẫn chỉ là đại tá, chỉ là kẻ theo đóm ăn tàn, hành xử theo lệnh của CIA, cụ thể là thông qua Lucien Conein, đặc sứ của CIA ở Sài Gòn lúc đó. Trong vòng chơi nhớp nháp của cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, Nguyễn Văn Thiệu đã hành xử theo kiểu đòn xóc hai đầu.
Một mặt, ông ta nhất nhất tuân theo lệnh của những viên tướng cầm đầu đảo chính nhưng mặt khác, vẫn để cho mình kẽ hở để sau này “thanh minh thanh nga” về sự bất đắc dĩ của mình. Vào lúc 1 giờ rưỡi ngày 1/11/1963, tại một vài nơi ở Sài Gòn đã vang lên tiếng súng.
Khi ông Cao Xuân Vĩ, Tổng giám đốc Thanh niên, đã gọi cho cố vấn Ngô Đình Nhu, đang ở Dinh Gia Long, hỏi thăm tin tức, ông Nhu bảo ông Vĩ đi quanh thành phố xem binh tình ra sao. Ông Vĩ lái xe đi một vòng rồi vào báo tin cho ông Nhu biết tình hình có vẻ vẫn yên tĩnh. Ngô Đình Nhu hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng nào để đảo chính?”. Bản thân cố vấn Nhu cũng không thể hiểu được rằng, người vừa sáng nay vào gặp ông ta, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, để nói chuyện và báo cáo tình hình vẫn yên tĩnh, thực ra lại đang chỉ huy Sư đoàn 5 tham gia đảo chính.
Trong tình cảnh rối bời và chua chát của chính trường Sài Gòn lúc ấy, Nguyễn Văn Thiệu cũng rất khéo lảng chuyện vì khi Trung tá Lê Như Hùng, Tham mưu trưởng biệt bộ tại Phủ Tổng thống đặc trách liên lạc với quân đội, được gọi đến Dinh Gia Long để liên lạc với những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn và liên lạc ngay với Đại tá Nguyễn Văn Thiệu thì được trả lời rằng viên chỉ huy sư đoàn này “đang đi hành quân”(!).
Nguyễn Văn Thiệu, với tư cách Sư trưởng Sư đoàn 5, đã không làm việc gì để thay đổi tình thế hòng giúp cho kết cục chính trị của gia đình họ Ngô đỡ thảm thiết hơn. Thế nhưng, sau khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị sát hại, Nguyễn Văn Thiệu, như sau này ông ta kể lại, đã về trình diện Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn và tiếp theo, ra lệnh cho lính mở bửng thiết vận xa để chào thi hài anh em Diệm, Nhu trước khi về nhà.
Và sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, hàng năm cứ đến ngày này, Nguyễn Văn Thiệu lại xin thánh lễ cầu hồn cho anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu tại Dinh Độc lập… Một cử chỉ lễ nghĩa thật lòng hay là một hành động nước mắt cá sấu?!
Sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, Nguyễn Văn Thiệu đã có chân trong cái gọi là Hội đồng quân nhân cách mạng do Dương Văn Minh, lúc đó là trung tướng cầm đầu.
Trong nhóm này với những chức danh nghe rất kêu còn có đệ nhất Phó chủ tịch, Trung tướng Trần Văn Đôn; đệ nhị Phó chủ tịch: Trung tướng Tôn Thất Đính; Tổng thư ký kiêm ủy viên ngoại giao, Trung tướng Lê Văn Kim; uỷ viên chính trị, Thiếu tướng Đỗ Mậu; uỷ viên quân sự, Trung tướng Trần Thiện Khiêm; uỷ viên kinh tế, Trung tướng Trần Văn Minh; uỷ viên an ninh, Trung tướng Phạm Xuân Chiểu cùng các ủy viên khác như các Trung tướng Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có (người từng đậu thủ khoa trong khóa đào tạo thiếu úy của thực dân Pháp ở Đập Đá cùng Nguyễn Văn Thiệu)... Tiếp theo, gần cuối năm 1964, Nguyễn Văn Thiệu còn được phong lên cấp Thiếu tướng, giữ chức Tư lệnh Quân đoàn IV và vùng 4 chiến thuật kiêm đại biểu chính phủ miền Tây…
Tay sai dưới búa
Ngay từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, Washington đã nhanh chóng nhìn thấy trong Nguyễn Văn Thiệu một quân bài mới cho cuộc chơi tiếp theo của mình trong ván cờ Việt Nam. Người Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều để Nguyễn Văn Thiệu và đảng Dân chủ do ông ta lập ra chiếm được thế thượng phong trên chính trường Sài Gòn.
Chính nhờ thế nên trong cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu ngày 4/9/1967, Nguyễn Văn Thiệu trong liên danh với Nguyễn Cao Kỳ dù chỉ giành được 34,8% số phiếu của các cử tri đi bầu nhưng vẫn trở thành tổng thống của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa. Tuy nhiên, tiếng gọi là tổng thống của một quốc gia độc lập nhưng trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Văn Thiệu thực ra chỉ là một kẻ tay sai luôn nằm dưới búa của các quan thầy Mỹ…
Và ông ta cũng đã có lần phải cay đắng thú nhận: “Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”.
Khi nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 3/1968, để lấy điểm với cử tri, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã buộc phải tuyên bố ngừng bắn vô điều kiện miền Bắc Việt Nam và cam kết sẽ không tái tranh cử nữa để, như chính lời ông ta nói, “dồn sức cho những nỗ lực hòa bình”.
Và để tìm kiếm cơ hội thắng cử cho Phó tổng thống Hubert Humphrey của ông ta có thể vượt lên truớc các đối thủ từ đảng Cộng hòa. Hà Nội lúc đó cũng đồng ý đàm phán với đối phương. Tuy nhiên, người đã chơi xấu ông Johnson lại chính là nhân vật mà ông ta đã góp phần dựng lên trong Dinh Độc Lập.
Bản tính thích những trò chơi hai mang, Nguyễn Văn Thiệu một mặt tỏ ra thuần phục Johnson nhưng mặt khác đã có nhiều lần tiếp xúc với ứng cử viên Tổng thống Mỹ Nixon thông qua nữ thành viên trong nhóm vận động tranh cử Tổng thống Nixon là bà Anna Chennault. Và khi cảm thấy có thể dùng mới để nới cũ, Tổng thống Thiệu đã tuyên bố ngay truớc khi bầu cử ở Mỹ bắt đầu là chính quyền Sài Gòn sẽ không tham gia đàm phán ở Paris như đã định trước đó.
Việc làm này đã được đánh giá như những điểm cộng rất đáng kể cho ưu thế của ứng cử viên Tổng thống Nixon và dồn ông Johnson vào thế bí và trong bộ sậu của ông này đã nảy sinh ra ý định hạ bệ Tổng thống Thiệu cho rảnh nợ. Người bộc lộ rõ nhất ý định này là Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford…
Vì nhiều lý do, Tổng thống Thiệu đã sống sót được qua năm 1968. Người kế nhiệm ông Johnson trong Nhà Trắng là vị Tổng thống Mỹ thứ 37 Richard Nixon về sau đã được biết về âm mưu ám sát tổng thống Thiệu qua lời cảnh báo của cố vấn Henry Kissinger. Ông Kisinger nói: “Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết…”.
Tuy nhiên, khi Nixon đã làm chủ Nhà Trắng rồi thì cũng chính Nguyễn Văn Thiệu vẫn gây nên những nỗi đau đầu bất tận cho các quan thầy Mỹ. Để có thể tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã gia tăng những nỗ lực để “Việt Nam hóa chiến tranh” và loại dần sự có mặt về quân sự của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Một mặt, Washington gia tăng viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn. Mặt khác, sau những thất bại của các đợt ném bom tàn bạo xuống miền Bắc Việt Nam, chính quyền Mỹ đã buộc phải tìm cách thương thảo với Hà Nội tại bàn hội nghị ở Paris. Lo sợ vì bị quan thầy “đem con bỏ chợ”, Nguyễn Văn Thiệu lại thêm một lần trở nên cứng đầu cứng cổ, tìm mọi cách chống phá quá trình thương thảo ở Paris.
Đến mức ngay cả Henry Kissinger, Trưởng phái đoàn đàm phán của Mỹ ở Paris, trong hồi ký của mình cũng đã phải nhận xét rằng, trong suốt 5 năm từ 1968, Nguyễn Văn Thiệu, với tư cách là tổng thống của chế độ Việt Nam cộng hòa, đã phá hoại tất cả những nỗ lực của quan thầy như muốn “bóp nát trái tim nước Mỹ”. Nắm 1972, khi mọi việc đã gần như suôn sẻ ở Paris, Nguyễn Văn Thiệu đã nhất định không chấp nhận ký Hiệp định. Cực chẳng đã, Tổng thống Mỹ Nixon đã phải nhắn khéo về một nguy cơ đảo chính có thể xảy ra ở Sài Gòn.
Trong bức thư đề ngày 6/10/1972, Nixon viết: “Tôi yêu cầu ông cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...”.
Bản tính lì lợm, lại phải đối mặt với vấn đề sinh tử là mất hay còn tương lai, Nguyễn Văn Thiệu bất chấp những đe dọa từ phía Mỹ vẫn ngoan cố chống phá việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam. Già néo dễ đứt dây, Tổng thống Mỹ Nixon, chuẩn bị cho lễ nhậm chức lần thứ hai trong Nhà Trắng, tỏ ra rất bức xúc vì thái độ hỗn hào của kẻ “muốn ăn không muốn làm” theo ý người trả tiền trong Dinh Độc Lập, đã viết thẳng toẹt ra cho Nguyễn Văn Thiệu về nguy cơ đảo chính: “Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp định vào ngày 23/1, và sẽ ký vào ngày 27/1/1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình… Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ của ông cũng không thể cứu vãn được…”.
Và đành “thân lươn chẳng quản lấm đầu”, dù rất cay đắng nhưng rốt cuộc Nguyễn Văn Thiệu vẫn bắt buộc phải xuống nước và thế là Hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết coi như là suôn sẻ vào đúng thời hạn mà Nixon đã nói…
Một tay sai như thế hiển nhiên không thể được quan thầy ưa chuộng. Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình đã dành những lời rất nặng nề để nói về Nguyễn Văn Thiệu, mặc dù không phủ nhận rằng Tổng thống Thiệu là một người khôn ngoan hoạt bát nhưng lại cho rằng, Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu “tàn bạo”, “xấc láo”, “ích kỷ, độc ác” với những “thủ đoạn gần như điên cuồng” khi làm việc với người Mỹ… Kissinger cũng tiết lộ rằng, trong những câu chuyện riêng, khi nói về Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Mỹ Nixon đã giận dữ thốt lên: “Đó là một thằng chó đẻ” (!)
Ngày tàn tức tưởi
Cuộc tấn công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân năm 1975 đã dồn chế độ Việt Nam cộng hòa vào con đường cùng. Tới lúc đó thì người Mỹ không thể không nhìn thấy sự phá sản của con bài Nguyễn Văn Thiệu trong ván cờ thế sự ở đây. Washington đã cố gắng tạo mọi sức ép để buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đưa một nhân vật nào đó khả dĩ hơn lên sân khấu chính trị nhằm vớt vát được chừng nào hay chừng ấy những điều kiện thuận lợi nào đó.
Ngày 21/4/1975, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn Martin đã báo cáo cho ông Kissinger, lúc này là Ngoại trưởng Mỹ: “Tôi sẽ nói cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu từ chức thì các tướng lĩnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông ta làm điều này…”. Và thế là, cùng ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức trong một tâm trạng thật là tức tưởi và đầy oán hận đối với các quan thầy Mỹ.
Người lên thay Nguyễn Văn Thiệu là một gương mặt rất cựu trào ở Sài Gòn thuở đó, ông Trần Văn Hương. Ông Hương cũng chẳng hẹp lòng gì mà đuổi Nguyễn Văn Thiệu ra khỏi Dinh Độc Lập ngay nhưng dưới sức ép của dư luận xã hội, đã phải tìm cách để cựu Tổng thống Thiệu tháo lui ra hải ngoại.
Nhân dịp có tang lễ Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, ông Hương lại sử dụng bài bản cũ là đề cử Nguyễn Văn Thiệu cũng như Trần Thiện Khiêm làm đại sứ lưu động sang Đài Loan dưới danh nghĩa phái đoàn đại diện Việt Namcộng hòa đến phúng điếu Tưởng Giới Thạch… Và thế là đêm 25/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn phải rời khỏi Việt Nam.
Câu chuyện khởi hành ly hương của kẻ đã từng một thời làm mưa làm gió ở Sài Gòn đã được các thuộc hạ về sau tường thuật như sau: “Vào khoảng 7 giờ 30 tối, Tổng thống Thiệu thay bộ đồ bốn túi trong phòng ngủ rồi qua phòng nhỏ bên cạnh nghiêng đầu qua cửa sổ nhìn xuống.
Dưới sân, bên cạnh thềm tam cấp một chiếc xe Mercedes màu xanh đậm đã đậu sẵn. Người lái xe là Đại tá Nhan Văn Thiệt. Thấy mọi việc đã sẵn sàng, Tổng thống Thiệu vội vã rút trong hộc tủ cây Browning đã lắp đạn, ông khóa chốt an toàn rồi cho vào túi áo.
Ông xuống tầng trệt bằng thang máy. Khi cánh cửa mở ra thì Đại tá Trần Thanh Điền đã túc trực tại đó. Ông vừa bước xuống bậc tam cấp thì cũng vào lúc có hai binh sĩ (tên là Sanh và Khình) xuất hiện làm ông giật mình. Thực ra là họ chỉ đến để đổi gác.
Ông Thiệu và ông Điền lanh lẹ bước vào xe. Đại tá Điền ngồi bên phải Tổng thống Thiệu ở băng sau. Như vậy là ông Điền đã ngồi vào chỗ chính thức của tổng thống và chịu làm Lê Lai liều mình cứu chúa! Vừa ngồi vào xe, ông Thiệu hỏi: “Có mấy cây súng?”. Đại tá Điền đáp: “Có hai cây, một cây dài, một cây ngắn”.
Như vậy thì vào lúc đó, Tổng thống Thiệu đã nhận thấy ông bị nguy hiểm trên đường tới Bộ tổng tham mưu (ta nhớ lại là Tổng thống Diệm đã bị sát hại trên đường tới Bộ tổng tham mưu).
Việc ông Điền ngồi vào chỗ chính thức của tổng thống thì cũng trùng hợp với câu chuyện ông Thiệu kể cho chúng tôi là khi đi xe tới dự nghi lễ bên quốc hội hay nơi khác, ông thường ngồi ngay bên cạnh tài xế lái xe chứ không ngồi chỗ dành cho tổng thống ở băng sau. Khi đoàn xe tới phi trường Tân Sơn Nhất, Thiếu tá Phận kể lại là đã “giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt…
Đoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho Hãng hàng không Air America của cơ quan tình báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn di chuyển trong bóng đêm. Sau đó một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sáng, một loại máy bay giống như DC6. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người…
Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M.16 dựng đứng bên hông, trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Rồi hình ảnh ông Đại sứ Graham Martin hiện ra tại chân cầu thang máy như một vị thần hộ mạng”.
Chuyện này làm cho chúng tôi mới hiểu được tại sao khi nói về chuyến ra đi của Tổng thống Thiệu, Đại sứ Martin cứ nói úp úp mở mở là “ông Thiệu đã ra đi trong điều kiện hết sức khó khăn,” và “chúng tôi đã để ý và cố gắng sắp xếp mọi chi tiết.” Thì ra, mọi chi tiết được sắp xếp gồm cả việc cắt điện để phi trường tối om và việc đoàn xe phải di chuyển trong bóng đêm. Khi máy bay đáp xuống thì đã có sẵn một toán lính Mỹ canh gác để đề phòng những biến động có thể xảy ra vào phút chót…”.
Cho tới cuối đời, Nguyễn Văn Thiệu vẫn không nguôi nỗi oán hận quan thầy mặc dù đã phải “bó thân” về ở trên đất Mỹ. Cựu phụ tá đặc biệt Nguyễn Văn Ngân nhận xét rằng, Tổng thống Thiệu “đã mang mối hận thù xương tủy người Mỹ đến tận cuối đời…”.
Đến mức, lúc chết vào ngày 29/9/2001, Nguyễn Văn Thiệu đã bày tỏ ý nguyện rằng, nếu có thể ông ta muốn xác của mình được hỏa táng để đem tro cốt về Việt Nam, bằng không thì sẽ rải xuống biển chứ không muốn chôn trong lòng đất Mỹ…
Theo Anninhthegioi

                                    
Nguyên Nhân NGUYỄN VĂN THIỆU Quyết Định Bỏ Vùng 1 Và Vùng 2 Theo Lời Kể Của Tướng VNCH

Những bóng hồng qua tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Trái với người phó của mình là Nguyễn Cao Kỳ thủa còn làm việc chung ở Phủ Đầu Rồng tức Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu trên cương vị Tổng thống của nền đệ nhị cộng hòa trong chuyện tình ái có phần kín kẻ hơn, đúng với bản chất của một tay họat đầu chính trị gặp thời. Nếu Nguyễn Cao Kỳ “phổi bò”, đúng chất võ biền của con nhà tướng bất đắc dĩ nhảy ra làm chính trị nên trong chuyện “cua gái” cũng tỏ ra hào hoa, phong nhã, thích được người ta ca ngợi là một người đàn ông có nhiều “tuyệt chiêu” chinh phục mỹ nhân.
Ngược lại, Nguyễn Văn Thiệu cũng khoái “ăn vụng” nhưng “ăn vụng trong bóng tối, cũng thích “cua gái” nhưng “cua gái” bằng những tính toán, mưu mô thâm hiểm và giấu rất kỹ như “mèo giấu cứt”.
Tuy nhiên, ở Sài Gòn trước năm 1975 chuyện “ăn vụng” của Nguyễn Văn Thiệu vẫn bị phát hiện, có điều do ở cương vị đương kim tổng thống đương thời, thế lực trùm thiên hạ nên những bê bối tình ái này được đám đàn em thân tín, vây cánh của Thiệu cố gắng dàn xếp, bưng bít.
Nhưng “cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cuộc đời, ái tình, sự nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu riêng phần ái tình ít nhất có 3 mỹ nhân đã được ghi nhận là người tình hoặc “vợ ngoài luồng” của ông ta được dư luận biết đến.
Đặc biệt cả 3 “chuyện tình” này đều rất ly kỳ, thuộc vào loại “thâm cung bí sử” của ông chủ Phủ Đầu Rồng trước năm 1975 được bàn tán suốt mấy chục năm qua mà vẫn chưa  ngã ngũ: trong đó có câu chuyện tình với ca sĩ Kim Loan và nàng gái nhảy Kim Anh Cyrnos
Lời phủ nhận yếu ớt của ca sĩ Kim Loan
Ở số báo trước, chúng tôi đã đề cập đến nghi vấn về mối tình của ca sĩ Kim Loan với Nguyễn Văn Thiệu – nguyên nhân khiến Kim Loan phải bỏ sự nghiệp đang rực sáng của mình ở Sài Gon để sang Đức sống.
Mặc dù ca sĩ Kim Loan đã phủ nhận mối quan hệ của cô vói TT Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên những lời giải thích của ca sĩ Kim Loan đã không thuyết phục được dư luận, nhất là với cánh nhà báo.
Ca sĩ Kim Loan - người tình của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?
Bởi lẽ chuyện Kim Loan trở thành “phòng nhì “ của TT Nguyễn Văn Thiệu được Trung tướng Đặng Văn Quang và Trung tá Ngân kể cả Hoàng Đức Nhã, Tổng trưởng Dân vận-Thông tin và Chiêu hồi chế độ cũ cố gắng dàn xếp, tém dẹp gọn gàng bằng cách “gài độ” cho Kim Loan…di tản sang Đức với người chồng hờ làm “Lê Lai cứu chúa” cũng không che mắt được thế gian, nhất là với bà Mai Anh, vợ chính thức của Nguyễn Văn Thiệu.
Còn vì sao, phải đợi khi TT Nguyễn Văn Thiệu mất rồi, ca sĩ Kim Loan mới “dám” lên tiếng nhằm “giải nỗi oan tình” bấy lâu nay phải đa mang cũng là chuyện dễ hiểu.
Nhưng Kim Loan đã quên rằng vẫn còn nhiều nhân chứng sống biết được chuyện này tường tận đến từng chân tơ kẽ tóc mà có thể hồi còn “dung dăng dung dẻ” với ngài Tổng thổng đầy quyền uy, Kim Loan đã không để ý hoặc đã quên.
Trong số những nhân chứng sống ấy có một người từng là “đầu bếp” của đôi tình nhân Thiệu-Loan, phục vụ trên chiếc tàu chiến của lực lượng Hải Quân vùng Duyên Hải để lo câu cá, chế biến những món ăn “đặc sản biển” theo kiểu dân dã, lạ miệng, hợp khẩu vị với ngài Tổng thống đã chán cao lương mỹ vị và người đẹp ca sĩ cũng bắt đầu quen thói cao sang, thích được Tổng thổng chiều chuộng và có “lính” để hầu hạ 24/24 giờ những khi Thiệu lén lút bà Mai Anh với lý do công vụ để ra đảo Phú Quốc du hí với Kim Loan.
Phải nói đây là mưu kế của Đặng Văn Quang và Trung tá Ngân nhằm tổ chức một cuộc hẹn hò cho Thiệu với Kim Loan xa đất liền, tới một nơi chỉ có trời và nước và những tay chân thân tính nhằm tránh miệng lưỡi thế gian.
Nhất là tai mắt của “đệ nhất phu nhân” Mai Anh và những đối thủ chính trị của Thiệu. Nhưng Đặng Văn Quang cũng không dại ra mặt, tay trùm tình báo này có thừa mưu ma chước quỷ để “né đạn” với cô cháu gái Mai Anh gọi ông ta bằng cậu mà vừa lấy được lòng đứa cháu rể Tổng thống nên đã giao nhiệm vụ tổ chức cuộc hẹn hò, du hí này cho đàn em thân tín dưới quyền của mình là Trung tá Ngân, còn Quang chỉ đứng phía sau chỉ đạo.
Trung tá Ngân đã tới tận nhà gặp ca sĩ Kim Loan khéo léo nhắn lời của ngài tổng thống mời cô tham gia với đoàn văn nghệ hát giúp vui cho sĩ quan, binh lính Hải Quân thuộc Bộ Tư lệnh vùng 4 Duyên Hải tại căn cứ An Thới đảo Phú Quốc. Tất nhiên Kim Loan hoan hỉ nhận lời.
Cuộc hoan lạc trên đảo Phú Quốc của TT Thiệu và người tình
Tới ngày N, giờ G của cuộc hò hẹn với người đẹp, Đặng Văn Quang tổ chức cho Nguyễn Văn Thiệu bay ra đảo Phú Quốc trước với một toán cận vệ trung thành bằng chiếc D.C4 đáp xuống sân bay An Thới (Lúc này Phú Quốc có 2 sân bay dã chiến, nhưng chỉ có sân bay An Thới sử dụng, còn sân bay Dương Đông bỏ hoang).
Trước khi Thiệu bay ra Phú Quốc, Đặng Văn Quang đã mật lệnh cho cho Đại tá Đỗ Kiểm Tư lệnh Hải Quân vùng 4 Duyên Hải và Đại tá Trần Văn Thì, Đặc Khu trưởng Phú Quốc biết tổng thống sẽ ra Phú Quốc nghỉ mát xã stress để hai ông trùm xứ biển này tổ chức nghênh đón và dàn đội hình tàu chiến ra bảo vệ an ninh vòng ngoài.
Đại úy Phạm Ngọc Kình chỉ huy Hải đội 4 lập tức nhận lệnh đưa toàn bộ tàu PCF của Hải đội ra biển án ngữ cách địa điểm tổng thống “nghỉ mát” chỉ non cây số để cảnh giới, đề phòng bất trắc từ đêm hôm trước.
Khi chiếc D.C4 vượt trùng dương vừa đưa ngài tổng thống đáp xuống phi trường An Thới, hai ông đại tá trùm xứ biển Phú Quốc đã tục trực, tiền hô, hậu ủng đón rước đưa ra một chiếc tàu chỉ huy lúc bấy giờ đã được ngụy trang giống như một chiếc du thuyền nghỉ ngơi chờ người đẹp.
Trong khi đó, ở đất liền, Trung tá Ngân tới tận nhà đón ca sĩ Kim Loan ra phi trường Tân Sơn Nhất có Trung tướng Đặng Văn Quang chờ sẵn cũng trên một chiếc D.C4 rồi cùng bay ra Phú Quốc hội ngộ với tổng thống Thiệu.
Kết quả hình ảnh cho nguyễn văn thiệu
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Có lẽ chán những món cao lương mỹ vị mà trùm xứ biển khoản đãi hay người đẹp Kim Loan nổi chứng…thèm hải sản nên một hôm Thiệu hỏi “chúa đảo” Trần Văn Thì xem có đệ tử nào là tay sát cá tiến cử cho Thiệu để đưa lên “du thuyền” làm nhiệm vụ câu cá, rồi chế biến luôn trên tàu thành những món ăn dân dã để Thiệu và “em bé ca sĩ” thưởng thức.
“Chúa đảo” Trần Văn Thì đáp ứng ngay yêu cầu của ngài tổng thống, lập tức Phan Văn Muôn, một anh lính nghĩa quân người tại An Thới xuất thân từ gia đình “ ngư ông” thứ thiệt thuộc thế hệ thứ 2 được tay chân của “Chúa đảo” truy tìm đưa tới, Thì tiến cử  ngay Phan Văn Muôn cho Thiệu.
Ngắm nghía Phan Văn Muôn từ đầu tới chân, Thiệu rất ưng ý gã thanh niên cục mịch, vai u thịt bắp ra dáng một ngư ông đích thực, nhất là gương mặt lầm lì, ít nói và hầu như chẳng quan tâm tới người ngồi trước mặt mình là ai.
Cái ngữ lầm lì, ít nói này rất được việc và kín tiếng, đó là điều kiện tiên quyết để trở thành người hầu cận thân tín của thiệu trong những chuyến vui chơi, giải trí với người đẹp mà không sợ “tai vách, mạch rừng”. Thiệu hài lòng  cho Phan Văn Muôn thử tay nghề “thợ câu”.
Ngay lập tức, Phan Văn Muôn đã cho ngài tổng thống biết tài nghệ siêu quần của mình. Anh ta câu được rất nhiều cá, mực, tôm, cua, ghẹ…nói chung là quà tặng của biển cả.
Phan Văn Muôn còn hay ở chỗ là biết chế biến các loại hải sản tươi sống thành những món ăn dân dã tuyệt ngon khiến Thiệu và người đẹp Kim Loan mê tít và giữ rịt anh thợ câu này suốt 24/24 trên tàu và lệnh cho Trần Văn Thì miễn tất cả mọi thứ trực gác cho anh lính nghĩa quân, biệt phái luôn lên tàu làm hầu cận cho “vợ chồng” Thiệu suốt những ngày du hí ở Phú Quốc.
Sau đó “cái ông tổng thống mê hài sản” này còn ra du hí với người đẹp ca sĩ vài lần nữa rồi…mất hình luôn. Phan Văn Muôn cũng được “giải tháo số phận hầu cận, đưa về vị trí cũ.
Anh ta thắc mắc với ngài Đại tá “Chúa đảo” sao không thấy tổng thống và người đẹp mê hải sản ra chơi nữa? Trần Văn Thì chỉ nói một câu gọn lỏn: “Từ bây giờ mày hãy quên chuyện ấy đi”.
Nhưng ca sĩ Kim Loan có thể quên hoặc cố tình không nhớ chứ Phan Văn Muôn thì còn nhớ rất rõ những cuộc du hí giữa trời nước mênh mông của cô với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bởi ngoài những kỷ niệm câu cá, chế biến các món ăn từ hải sản tươi sống cho hai người ăn ngon miệng, tăng cường sinh lực tha hồ du hí.
Phan Văn Muôn trong vai trò người hầu cận thân tín suốt một thời gian cho ngài tổng thống đã được ông ta tưởng thưởng rất nhiều tiền, đồng thời cả hai ông Đại tá trùm xứ đảo Phú Quốc vì muốn lấy lòng “người hầu cận thân tín của vua” nên cũng cho rất nhiều bổng lộc đủ để Phan Văn Muôn xây một ngôi nhà khang trang tại An Thới.
Và trở thành một trong những nhân chứng sống kể chuyện mối tình của ngài tổng thống đệ nhị cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu và cô ca sĩ Kim Loan thời ân ái mặn nồng tại đảo Phú Quốc mà dù muốn quên đi chuyện cũ, cô ca sĩ cũng khó “đỡ” nổi.
Nàng Kim Anh Cyrnos
Nàng Oanh ở bến Sông Cầu tỉnh Phú Yên mối tình thắm thiết, lãng mạn của Nguyễn Văn Thiệu thời trai trẻ, công chưa thành, danh chưa toại gặp nhiều trắc trở, do hoàn cảnh chiến tranh nên chia tay rồi không có con đường quay lại.
Đến cô ca sĩ Kim Loan khi danh đã toại, công đã thành thì Nguyễn Văn Thiệu sợ các thế lực chính trị thù địch moi móc ra chuyện bê bối này để tấn công, hạ uy thế nên cực chẳng đã trong lúc hương đang đượm, lửa đang nồng mà phải tổ chức…di tản người đẹp sang Tây Đức để lánh nạn.
Nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa dừng lại trong cuộc chơi ái tình khi Nguyễn Cao Thăng, một dược sĩ tên tuổi, giàu nứt đố đổ vách trước năm 1975 ở Sài Gòn đồng thời giữ chức “phụ tá” cho tổng thống vì mưu đồ chính trị, lợi lộc kinh doanh đã bày mưu tính kế với Đặng Văn Quang và Hoàng Đức Nhã gài độ cho Nguyễn Văn Thiệu một kiều nữ lẳng lơ, dâm đãng bậc nhất Sài Gòn để “ăn vụng” rồi trở thành vợ bé của ông ta mãi tới khi Sài Gòn sụp đổ.
Người đẹp lẳng lơ dâm đãng nổi tiếng “chài trai” này chẳng phải ai khác mà chính là “nhân tình” của Nguyễn Cao Thăng.
Nàng tên là Trần Thị Kim Anh, một phụ nữ không còn trẻ, chẳng phải thuộc hạng hoa khôi, hoa hậu, chân lại ngắn, thân hình đẩy đà, nước da chẳng trắng như trứng gá bóc nhưng bù lại ăn nói có duyên, giọng như rót mật vào tai dàn ông và có biệt tài trong khoa giường chiếu nên làm cho bao đàn ông mê mệt.
Trần Thị Kim Anh xuất thân là ca ve hạng sang rồi nhảy lên làm chủ quán bar, vũ trường Cyrnos nổi tiếng ở Vũng Tàu nên có biệt danh là Kim Anh Cyrnos. Nguyễn Cao Thăng đã “xài” nàng Kim Anh Cyrnos chán chê nên đã biến cô nàng thành “hàng gài” cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Chắc chắn Thiệu cũng như Nguyễn Cao Thăng chẳng yêu thương gì Kim Anh Cyrnos, nhưng rõ ràng là rất “kết mô đen” người phụ nữ dâm đãng lộ ra tới gương mặt này. Do đó khi được bộ ba hoạt đầu chính trị Đặng Văn Quang-Hoàng Đức Nhã-Nguyễn Cao Thăng gợi ý, tổ chức cho Thiệu gặp Kim Anh Cyrnos tại Vũng Tàu, Thiệu hoan hỉ OK.
Đứa con rơi của Tổng thống Thiệu và Kim Anh Cyrnos
Chỉ một vài lần Nguyễn Văn Thiệu và bộ sậu: Quang, Nhã, Thăng đi họp “chuyện quốc gia đại sự” ở Vũng Tàu thì…nàng Kim Anh Cyrnos mang thai và hạ sinh một cậu con trai. Cậu con trai không mong muốn này chẳng biết có phải của Thiệu không chắc chỉ có…nàng Kim Anh Cyrnos biết hoặc một người nữa là “phụ tá tổng thống” Nguyễn Cao Thăng biết.
Nhưng con rơi thiệt hay con “gài hàng” sự có mặt của cậu bé này sau khi nàng Kim Anh Cyrnos quan hệ với ngài tổng thống dù bí mật, cũng không thể chấp nhận, bởi nếu thông tin này lọt ra ngoài thì sự nghiệp chính trị của Thiệu có thể đi tong trong phút chốc.
Do đó sau khi sinh ra được ít lâu, cậu bé này bỗng dưng…biến mất như chưa hề có mặt trên đời. Người ta đồn rằng n2ng Kim Anh Cyrnos đã gửi con cho người khác nuôi ở một nơi bí mật, lớn lên cậu bé đã được đưa ra nước ngoài du học.
Còn nàng Kim Anh Cyrnos thì từ giã quán bar, vũ trường Cyrnos ở Vũng Tàu nhảy vào chính trường, được Nguyễn Văn Thiệu chống lưng đưa lên làm dân biểu quốc hội, tức bà Nghị Kim Anh danh giá một thời ở Hạ nghị viện Sài Gòn.
Gần ngày 30/4/1975 thời thế đã xoay chuyển với tốc độ cực nhanh. Quân Giải phóng đã làm chủ miền Trung và Tây Nguyên đang tiến về Sài Gòn bằng 5 cánh quân thần tốc.
Ván cờ đã sắp tàn, con cờ Nguyễn Văn Thiệu không còn sử dụng vào việc gì được nữa, ngay cả làm con chốt thí cũng chẳng xong nên Mỹ muốn thay Thiệu bằng ê kíp khác bằng giải pháp chính trị hơn là quân sự.
Do đó Nguyễn Văn Thiệu bị Mỹ ép từ chức và ra đi trong danh dự, không còn con đường nào khác, nguyễn Văn Thiệu chấp nhận giải pháp này và lên truyền hình đọc bài diễn văn lâm ly bi đát khóc than đã bị Mỹ bỏ rơi rồi nhường ghế tổng thổng lại cho ông già gân Trần Văn Hương vào ngày 21/4/1975.
Rồi cũng rất nhanh chóng ông già gân Trần Văn Hương lên đài giọng run rẩy, lắp bắp…nhường ghế Tổng thống lại cho Big Minh, tức tướng Dương Văn Minh dẫn tới sự đầu hàng vô điều kiện của chính phủ này vào trưa 30/4/1975 lịch sử.
Trước đó, sau khi đọc xong bài diễn văn từ chức có những lúc phải nghẹn ngào dừng lại trong khoảnh khắc, Nguyễn Văn Thiệu lập tức ra phi trường Tân Sơn Nhất “bỏ của chạy lấy người”.
Thiệu đi một mình mà không có vợ con, bởi “đệ nhất phu nhân” Mai Anh đã mang theo của nả, con cái đi trước đó mấy ngày. Người ta cũng chẳng thấy Thiệu cho nàng Kim Anh Cynos đi theo mà bị Thiệu bỏ lại trong tình thế hỗn loạn của cuộc đào thoát có tổ chức.
Kim Anh Cyrnos là CIA của Mỹ "Gài" cho Thiệu ?
Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đào thoát không mang theo nàng Kim Anh Cynos trong giờ phút cuối cùng, cũng như nghi vấn đứa con rơi của ông ta với người tình Kim Anh Cynos vẫn còn là một ẩn số cho tới ngày Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam.
Nhưng chuyện nàng Kim Anh Cyrnos là một nhân viên CIA thì đã rõ, sau ngày 30/4/1975 Trần Thị Kim Anh bị bắt đi cải tạo tập trung tại trại giam Tam Hiệp, TP Biên Hòa- Đồng Nai.
Tại đây Kim Anh Cynos có cơ hội gặp gỡ một người đàn ông khác, một cán bộ cách mạng biến chất và một lần nữa đã dùng nhan sắc và sự hấp dẫn của mình để mồi chài Nguyễn Hữu Giộc tức Mười Vân Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thời kỳ đó để được Nguyễn Hữu Giộc ký lệnh trả tự do, thoát khỏi trại giam Tân Hiệp sống lén lút với nhau “già nhân ngãi non nghĩa vợ chồng”.
Chính cuộc gặp gỡ định mệnh và mối tình sét đánh với nàng Kim Anh Cyrnos đã biến Mười Vân thành con cờ trong tay để nàng sai khiến, rồi đưa Mười Vân ra pháp trường lãnh án tử. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Trở lại với Nguyễn Văn Thiệu, sau khi ra nước ngoài ông ta không chung sống với vợ con ở Mỹ mà sống riêng một mình ở Anh Quốc. Không biết có phải Thiệu sống như vậy là cố ý đợi nàng Kim Anh Cyrhos tái hợp ở trời Tây không?
Nhưng khi nàng Kim Anh Cyrnos xỏ mũi được Nguyễn Hữu Giộc, được ông Đại tá Giám đốc CA Đồng Nai chống lưng cho làm chủ một số bãi đáp tổ chức đưa người vượt biên có thu tiền thời đó, cả hai đã tạo được một khối lượng tài sản kếch sù, thu cả bao vàng mỗi đêm.
Sau đó Nguyễn Hữu Giộc đã tổ chức cho nàng Kim Anh Cyrnos  vượt biên mang theo số tài sản khổng lồ mà hai người kiếm được qua Mỹ với kế hoạch mua nhà, chuẩn bị điều kiên vật chất đầy đủ đợi Nguyễn Hữu Giộc tìm cơ hội vượt biên qua đó sống chung.
Tái hồi Kim Trọng và cú đánh hiểm hạ Nốc - ao Mười Vân
Nhưng với một người như Kim Anh Cyrnos, gián điệp của CIA thì Nguyễn Hữu Giộc cũng chỉ là một con cờ để ả lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ của mình. Sau khi qua Mỹ, Kim Anh Cyrnos đã tìm cách liên lạc với Nguyễn Văn Thiệu và hai người đã “tái hợp” nơi đất khách sau khoảng thời gian dài cách biệt.
Đồng thời không biết có phải nàng Kim Anh Cyrnos đã bàn mưu, tính kế với Thiệu để “triệt buộc” Nguyễn Hữu Giộc hay không mà sau đó nàng đã viết đơn  gửi về tố cáo “ân nhân” đã cứu mình ra khỏi trại giam Tam Hiệp rồi tạo dựng cho nàng một sự nghiệp bên trời Tây với lời hứa hẹn sẽ gặp lại nhau, hưởng vinh hoa phú quý, hạnh phúc suốt đời.
Nhưng khi đã đạt được ý nguyện, nàng Kim Anh Cyrnos đã quay lại với người tình cũ, một ông tổng thống thua cuộc, chạy trốn, náu thân nơi xứ người để quay ngoắt 180 độ đánh cho Nguyễn Hữu Giộc tức Mười Vân một đòn hiểm hóc hạ đo ván ông này ngay tại võ đài.
Ai Đã Đưa NGUYỄN VĂN THIỆU Lên Ngai Vàng – Giải Mã Tứ Trụ Triều Đình Thời Đệ Nhị VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã cai trị miền Nam trong 10 năm. Ngày 17/6/1965, Thiệu mua chuộc để được các tướng lĩnh tôn lên làm Quốc trưởng sau những vụ mặc cả kéo dài nhiều ngày, giúp loại được tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ. Hai năm sau, Thiệu được bầu làm Tổng thống và lại tự làm cho mình tái đắc cử 30/10/1971.
 
Tổng thống VNCH NGUYỄN VĂN THIỆU và những lời hối hận muộn màng trước quân lực VNCH

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và niềm tin mù quáng vào "chân mạng đế vương"

Nhiều người đã đặt câu hỏi: Vì sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, một người theo Tây học lại tin vào tâm linh, tin vào tử vi, bói toán, phong thủy đến mức cuồng tín đến vậy? Dường như trong suốt quãng đời làm chính trị, ông Thiệu luôn tin rằng “chân mạng đế vương” của mình là do những thế lực “siêu hình” nào đó nâng đỡ cho nên ông đã hết lòng phụng sự những điều phù phiếm một cách mù quáng.


   
Lời “quỷ cốc tiên sinh” và nấc thang quyền lực
Có người cho rằng, chính vợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bà Nguyễn Thị Mai Anh, là người đã đưa ông vào mê cung mê tín dị đoan. Bà Mai Anh là con gái thứ 7 trong một gia đình lương y truyền thống ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Tuy là người theo đạo Công giáo toàn tòng nhưng bà lại chịu ảnh hưởng khá lớn về nề nếp, gia phong của một gia đình phong kiến, mang nặng tư tưởng Khổng giáo.
 tong thong nguyen van thieu va niem tin mu quang vao "chan mang de vuong" hinh anh 1
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong lễ nhậm chức.
Chính vì lớn lên trong gia đình nặng về tín ngưỡng nên bà rất mê tín dị đoan. Người ta đồn rằng chính bà đã “đạo diễn” cho chồng câu chuyện “tứ Tý” khá bí hiểm và nặng dấu ấn tâm linh khi chồng ngấp nghé vào chính trường.
Hồi ông Nguyễn Văn Thiệu khởi đầu sự nghiệp, bà Mai Anh đã cho mời “Quỷ cốc tiên sinh” Huỳnh Liên đến gặp Thiệu. Thầy Huỳnh Liên phán chắc nịch: “Ông đây cầm tinh Giáp Tý, năm Quý Mão (1963) tất gặp chông gai. Ông phải đích thân đứng ra đẩy bật tảng đá chắn đường mình đi, nếu không thì mạng vận của ông sẽ bị tảng đá này đè nát”. “Tảng đá” đó, không ai khác chính là Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Quỷ cốc tiên sinh còn phán thêm: “Số phần đã vạch, ông chớ có nhị tâm mà rước họa vào thân, chết không toàn mạng”. Nguyễn Văn Thiệu tin sái cổ, líu ríu nghe theo và thề độc sẽ theo phe đảo chính, chính thức ký tên vào danh sách những kẻ sẽ nhúng tay tắm máu anh em Ngô Đình Diệm. Khi ấy, Nguyễn Văn Thiệu đang là tư lệnh Sư đoàn 5 cơ động, đóng quân tại Biên Hòa.
Hứa là làm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu kéo binh lính về bao vây, tấn công Dinh Gia Long, buộc anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải đầu hàng. Về sau, ai hỏi đến cái chết của anh em Diệm, Nhu, ông Thiệu lấp liếm bảo rằng, ông chỉ ra lệnh nổ súng bắn vào Dinh Gia Long khi biết chắc Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đã thoát ra ngoài.
Quẻ bói của Quỷ cốc tiên sinh Huỳnh Liên đã linh nghiệm, giúp Nguyễn Văn Thiệu lập công, “đẩy bật tảng đá chắn đường mình đi”, tạo đà cho Thiệu gác việc binh đao, trở thành một chính trị gia. Nhờ lập công lớn, từ cấp hàm đại tá, Thiệu bay vù lên thiếu tướng.
Chỉ hơn một năm sau, năm 1965, Thiệu lại được gắn lon Trung tướng. Nhờ có sự hậu thuẫn của nhóm tướng trẻ, Thiệu đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo Quốc gia, trở thành Quốc trưởng của miền Nam.
Trên cương vị này, ngày 31 tháng 10 năm 1966, Nguyễn Văn Thiệu đã đứng chủ tọa, cắt băng khánh thành Dinh Độc Lập. Ông chính thức đặt những bước chân đầu tiên lên nấc thang quyền lực trong bộ máy chính quyền Sài Gòn đang cảnh rối ren, hỗn loạn “quần ngư tranh thực”.
Thầy địa lý cao tay Hồng Kông và “sự tích” hồ Con Rùa
Năm 1967, dưới sự hậu thuẫn từ phía Mỹ và lực lượng đảng Dân chủ do chính mình thành lập, Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam với 34,8% số phiếu. Sau khi lên làm tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu càng ngày càng say mê hơn với những lá tử vi, các thuật phong thủy.
Song cũng vì quá tin vào tâm linh nên ông luôn sống trong tâm trạng bất an, lo lắng. Đã hai lần Nguyễn Văn Thiệu tổ chức lễ cầu siêu theo nghi lễ Thiên Chúa giáo cho anh em cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tâm vẫn chưa yên, vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hồng Kông, vợ chồng ông Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Sau mấy ngày khảo sát, đo đạc, nghiên cứu kỹ lưỡng, thầy địa lý phán rằng: “Dinh Độc Lập được xây dựng trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng.
 tong thong nguyen van thieu va niem tin mu quang vao "chan mang de vuong" hinh anh 3
Ông Thiệu và vợ.
Đuôi rồng nằm cách đó chừng 1 km, rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững”. Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu tin theo, lập tức cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa.
Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Nó được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến sĩ trận vong được đổi thành Công trường quốc tế nhưng người dân Sài Gòn vẫn thường gọi là hồ Con Rùa.
Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử Tổng thống một lần nữa. Sau cố gắng bất thành của Nguyễn Văn Thiệu trong kỳ bầu cử trước kia nhằm gạt hẳn Nguyễn Cao Kỳ ra khỏi cuộc đua, trong kỳ này, Dương Văn Minh rút lui không tham gia tranh cử và Nguyễn Cao Kỳ cũng từ chối ra tranh cử nên cuộc bầu cử chỉ có duy nhất một ứng cử viên là chính Nguyễn Văn Thiệu.
Bất chấp sự phản đối, tẩy chay mạnh mẽ của sinh viên, học sinh và đa số nhân dân miền Nam, cưỡng bức và gian lận, ngày 6 tháng 3 năm 1971, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố tái đắc cử ghế Tổng thống với tỉ lệ 94,36% số phiếu. Kết quả này được hợp thức hóa bởi sự công nhận của Tối cao Pháp viện Sài Gòn vào ngày 22 tháng 10 năm 1971, chính thức đưa Nguyễn Văn Thiệu, lần thứ hai, ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Ngay sau khi tự tuyên bố đắc cử, thực hiện theo nghi thức truyền thống Khổng học, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân, bà Nguyễn Thị Mai Anh, đã đưa gia đình về thăm quê, làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận để kính báo tổ tiên.
 tong thong nguyen van thieu va niem tin mu quang vao "chan mang de vuong" hinh anh 4
Hồ Con Rùa trước năm 1975.
Ông chuyển hết mồ mả tổ tiên vào đặt ở đảo Ninh Chữ, gần Phan Rang, nơi được cho là có phong thủy rất tốt và lệnh cho tỉnh trưởng Ninh Thuận phải thường xuyên cắt hai lính bảo an ôm súng đứng gác. Ông cũng cho sửa sang lại ngôi chùa cổ Trùng Sơn tự trên đỉnh núi Đá Chồng, một ngọn núi linh thiêng nổi tiếng nằm giữa hai xã Khánh Hải và Văn Hải, và cho trùng tu lại Văn Thánh miếu, nơi thờ Thánh Khổng Tử ở lưng chừng núi.
Trùng Sơn tự là nơi mẹ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chọn làm nơi quy y cửa Phật lúc tuổi xế chiều. Còn Văn Thánh miếu là nơi thờ tự, lễ lạt của những thành viên Hội Khổng học Ninh Thuận. Ông Thiệu muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết rằng, dù đã cải sang đạo Thiên Chúa, mang tên Thánh Martino Nguyễn Văn Thiệu, ông vẫn chưa hề quên truyền thống Nho học của gia đình. (Năm 1951, Nguyễn Văn Thiệu cưới vợ, bà Nguyễn Thị Mai Anh, con gái một gia đình Công giáo toàn tòng ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Do đó, năm 1957, Nguyễn Văn Thiệu được rửa tội và trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo).
Tảng đá sinh mệnh
Vùng quê Ninh Hải có ngọn núi tên Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn đặt tên là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc núi Đá Chồng, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, màu đất sét, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giống như con dao, nên được gọi tên là hòn Đá Dao.
Các thầy phán hòn Đá Dao chính là  “yểm mệnh” của Nguyễn Văn Thiệu. Dân xứ này có câu: “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao”. Sở dĩ Nguyễn Văn Thiệu thăng quan, tiến chức, phát quang lộ mặc dù nhà gần chân núi Mặt Quỷ là nhờ hòn Đá Dao. Bởi thế, trong đoàn người “vinh quy bái tổ”, Tổng thống mới tái đắc cử Nguyễn Văn Thiệu cũng không quên mang theo cả một thầy địa lý, tử vi thuộc hàng cao thủ để chấm, trấn, yểm long mạch trên núi Đá Chồng, nhằm bảo vệ sự vững bền cho ngôi vị Tổng thống.
 tong thong nguyen van thieu va niem tin mu quang vao "chan mang de vuong" hinh anh 5
Núi Mặt Quỷ.
Nhìn Hòn Đá Dao, thầy phán: “Khi nào tảng Đá Dao đổ thì ngôi Tổng thống của ngài mới có thể đổ”. Ngọn Đá Dao đứng chênh vênh nhìn về phía đông bắc, hướng thôn Tri Thủy, quê ông Thiệu.  Ngay trước mặt nó còn có 3 tảng đá lớn chồng lên nhau, dân gian gọi là tảng đá Mặt Quỷ nằm ở thôn Tân An, xã Tri Hải. Thầy lại phán thêm: “Tổng thống cầm tinh Giáp Tý. Nếu vượt qua được năm kị Ất Mão 1975 thì mệnh đế vương sẽ vững như bàn thạch núi Đá Chồng”.
Nghe lời thầy, Nguyễn Văn Thiệu đã tìm cách “ém” long mạch ngay phía trước mặt hai tảng Đá Dao và Mặt Quỷ. Ông ra lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận điều một trung đội công binh gấp rút xây lại Văn Thánh miếu thành 3 ngôi nhà lớn tạo hình chữ Công, án chóp phía Bắc núi Đá Chồng, sau đó làm gấp một con đường trải nhựa chạy thành hình vòng cung từ dưới tỉnh lộ lên đến Văn Thánh miếu.
Công trình hoàn tất, một trung đội biệt động quân đã được điều về để ngày đêm bảo vệ Văn Thánh miếu và ngọn Đá Dao, bởi ông Thiệu luôn nơm nớp lo sợ quân Giải phóng ở núi Cà Đú và các rặng núi lân cận sẽ tràn về phá tan núi Đá Chồng – nơi có “lá bùa hộ mệnh”. Tiếp đó, một sân bay dã chiến dành để đáp trực thăng và cầu cảng Ninh Chử cũng được gấp rút xây dựng, nằm cách núi Đá Chồng chỉ non 1 km.
Âm dương bài bố đầy đủ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh yên tâm ngủ ngon và tin tưởng đến mức gửi trọn tiền đồ quốc gia cho những lời phán truyền sấp ngửa. Đầu xuân năm 1972, theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu, Đại tá Trần Văn Lâm, Giám đốc Việt Tấn xã đã long trọng mời 3 ông thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn lên đài truyền hình nói trước dân chúng về vận mạng quốc gia.
Cả 3 thầy đều thao thao bất tuyệt nói về “một nền hòa bình vĩnh cửu đang đến rất gần”, về “quốc gia may mắn có một vị tổng thống anh minh và sáng suốt, có chân mạng đế vương tất sẽ lãnh đạo binh sĩ và dân chúng giành thắng lợi tuyệt đối trước Cộng sản”. Nhưng người tính không bằng trời tính. Từ cổ chí kim, nhân mệnh rất khó thắng thiên.
Năm 1974, vào một buổi chiều không mưa, trời quang mây tạnh, từ lưng chừng núi Đá Chồng, tảng Đá Dao – linh vật trấn yểm giữ vận mạng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỗng dưng bị vỡ đôi, trôi lăn lông lốc xuống, đánh vỡ tan ba hòn đá Mặt Quỷ rồi lăn xuống chân núi khiến mọi người vô cùng kinh hãi. Chưa dừng lại. Vào dịp Tiết Kinh trập (sâu nở) mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một trận thiên địch lớn chưa từng thấy.
Hàng triệu con sâu bọ, côn trùng các loại, nhất là sâu róm, sâu gai, xuất hiện dày đặc. Chúng kết thành từng đàn, từng đàn. Quét hết đợt này, đợt khác lại xuất hiện, tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông. Chúng tàn phá tan hoang các loại hoa màu, ruộng lúa khiến nhiều gia đình quá kinh hãi phải chạy di tản. Tiếp đó là hàng ngàn con bươm bướm bay rợp trời. Chưa hết. Tại núi Đá Chồng, trong các hốc đá của hòn Đá Dao bị vỡ, sâu và bọ hung cũng xuất hiện lũ lượt. Chúng túa ra, bò hàng đàn qua lộ, ra phía biển. Trước những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ chưa từng thấy, dân chúng đồn rầm rĩ: vận ông Thiệu đã hết. Đá Mặt Quỷ, hòn Đá Dao đổ đồng nghĩa với “mệnh trời” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ngã theo.
Báo ứng
Quả đúng như vậy. Đầu năm 1975, Quân Giải phóng đã đánh chiếm Phước Long. “Giáp Tý kỵ Ất Mão” như lời thầy tử vi phán về đời Thiệu bắt đầu. Nhưng trên mặt báo vẫn còn có những kẻ xu nịnh ca tụng “quý số” và tài năng của ông Thiệu hết lời, đại loại như: “Người lãnh tụ phải biết trị quốc.
Ông Ngô Đình Diệm cầm quyền 9 năm bị 2 lần đảo chánh, vậy không biết trị quốc và quá tin người nên chết thảm. Đại tướng Dương Văn Minh cầm quyền 3 tháng bị 1 lần đảo chánh, vì không biết trị quốc nên thân bại danh liệt. Nguyễn Khánh cầm quyền 13 tháng, Phan Huy Quát 5 tháng, Nguyễn Cao Kỳ 2 năm. Tất cả đều bị lật đổ. Vậy không biết trị quốc nên sự nghiệp tiêu tùng. Riêng ông Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền 10 năm không một lần đảo chánh. Vậy là người biết trị quốc – xứng danh là lãnh tụ”.
Ca tụng làm vậy nhưng cái gì phải đến tất sẽ đến. Cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thắng lợi vang dội từ khắp các chiến trường Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Nha Trang giải phóng. Các sắc lính Việt Nam cộng hòa cuống cuồng kéo nhau theo Quốc lộ 1 chạy về phía Phan Rang. Theo đề xuất của tướng Feredrich C.Weyand – Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu quyết định lập phòng tuyến Phan Rang để chặn bước tiến của Quân Giải phóng.
Thiệu ra lệnh sáp nhập 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của Quân khu 2 vào Quân khu 3, lập Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3, cử Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư lệnh, đại bản doanh đặt tại Sân bay Thành Sơn, Phan Rang. Trên khắp mặt trận mới mở thuộc hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Thiệu đã ném vào canh bạc cuối cùng hơn 75.000 quân các loại.
Nhưng chỉ hai tuần sau đó, sức tiến công vũ bão của Quân Giải phóng đã đập nát tuyến phòng thủ Phan Rang, bắt sống 1.665 binh sĩ Việt Nam cộng hòa, 11 xe tăng, thiết giáp và 51 máy bay nguyên vẹn. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, tại xóm Dừa, phường Đô Vinh (Tháp Chàm), Bộ Tư lệnh tiền phương của Quân đoàn 3 Việt Nam cộng hòa gồm Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và toàn bộ sĩ quan tùy tùng đã bị bắt gọn trên 3 chiếc xe bọc thép.
Trước đó, ngày 13 tháng 4 năm 1975, trung đội lính bảo vệ núi Đá Chồng đã bắn chết người cai quản Văn Thánh miếu, rồi xô vào đập nát các bệ thờ, cạy cả mái ngói để “tìm vàng ông Thiệu giấu”. Đau đớn hơn, ở đảo Ninh Chữ, nơi chôn cất mồ mả của gia tộc Nguyễn Văn Thiệu, chính những người lính hàng ngày canh gác đã nổi loạn, dùng máy ủi san phẳng các ngôi mộ.
Trong cuốn sách “55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ”, tác giả Alan Dawson đã mô tả sự việc này khá chi tiết: “Khi biết tỉnh Phan Rang đã sắp thuộc quyền kiểm soát của quân Giải phóng, một binh nhì tên Đức đã kêu gọi đồng đội nổi loạn để quay về nhà. Ba lính thuỷ quân lục chiến đã bẻ khóa công tắc máy ủi, một người lính ngồi ghế lái, binh nhì tên Đức và những người khác ngồi trên nóc, ở phía sau.
Trong vòng 5 phút, các bia đá bị lưỡi gạt nghiến nát và mặt đất bị xới tung lên, chẳng còn cách nào để nhận ra những ai đã được chôn ở đấy. Nhóm lính sau đó bỏ đi, Trung tá Bảo (chỉ huy nhóm bảo vệ) không ngăn cản được nên chỉ gọi điện về báo cáo cho tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, rồi sau đó cũng bỏ trốn. Nguyễn Văn Thiệu mặt mày trở nên trắng bệch khi nghe báo cáo về điều đó”.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu đã phải ngậm ngùi lên đài đọc lời từ chức, thú nhận sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và chính bản thân ông, để rồi sau đó chạy ra nước ngoài sống hết những năm còn lại trong kiếp lưu vong.
Thế là cuối cùng, ước nguyện và lá số “làm vua vĩnh cửu” của Nguyễn Văn Thiệu đã không linh nghiệm, dù vị Tổng thống Việt Nam cộng hòa đã cố sức để sắp đặt ở cả hai cõi âm dương. Điều duy nhất Nguyễn Văn Thiệu để lại được trên quê hương Ninh Thuận của ông chỉ là một “huyền thoại” về núi Đá Chồng, “huyền thoại” về sự sụp đổ.
(Hết)
 
Trận đánh táo bạo của biệt động Sài Gòn đập tan căn cứ radar Phú Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét