Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

KÝ ỨC CHÓI LỌI 135

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Lần Quân Giải Phóng Giáng Đòn Vào VNCH Tại Điểm Cao Charlie 1015 Và Delta 1049

Điểm cao Charlie sau 46 năm

12 Thanh Niên Online
Ngày 12.5, tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy (Kon Tum), Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức lễ khánh thành công trình nhà bia di tích lịch sử điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta).
Nhà bia di tích lịch sử vừa được xây dựng trên đỉnh đồi Charlie
Ảnh: Độc Lập
Đồi Charlie (đồi Sạc Ly) - điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum.
Do điểm cao chiến lược này có thể quan sát, khống chế cả vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương, nên ngay từ những năm 1960, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã xây dựng 1 cứ điểm quân sự để kiểm soát khu vực.

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 1
Biển chỉ dẫn đường lên 2 điểm cao, tại trung tâm xa Rờ Kơi (H.Sa Thầy, Kon Tum)
Ảnh: Độc Lập
Đại tá Nguyễn Thế Tân, nguyên Sư đoàn trưởng sư đoàn 320 thuộc quân đoàn 3, cho biết: Bước vào chiến dịch Xuân - Hè 1972, quân giải phóng Miền nam Việt Nam quyết định phá vỡ tuyến phòng thủ phía tây sông Pô Cô, thuộc tuyến phòng ngự vòng ngoài của căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh, trong đó có 2 điểm cao chiến lược Charlie (1015) và Delta (1049).

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 2
Con suối dưới chân đồi Charlie, cách đây 46 năm là nơi cán bộ chiến sĩ trung đoàn 64 tập kết, hành quân tấn công điểm cao 1015 Charlie
Ảnh: Độc Lập
Từ cuối tháng 3.1972, tại 2 điểm cao này đã diễn ra các trận đánh vô cùng khốc liệt giữa trung đoàn bộ binh 64, 52, 48 và tiểu đoàn 19 đặc công thuộc sư đoàn 320A với lực lượng đóng giữ của quân lực VNCH có sự chi viện của pháo binh, máy bay…
Đặc biệt, từ ngày 12 - 15.4.1972, trung đoàn bộ binh 64 do trung tá Khuất Duy Tiến chỉ huy đã cùng quân và dân địa phương kiên cường chiến đấu, chấp nhận hy sinh để diệt gọn tiểu đoàn nhảy dù 11 quân lực VNCH, chiếm và kiểm soát hoàn toàn điểm cao Charlie.

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 3
Điểm cao Charlie bao năm cây cối vẫn không mọc nổi
Ảnh: Mai Thanh Hải
Thắng lợi tại Charlie và Delta đã giáng đòn chí tử vào tuyến phòng ngự vòng ngoài của quân lực VNCH bên bờ tây sông Pô Cô, buộc VNCH phải tung lực lượng ra để quân giải phóng giam chân, tiêu diệt, tạo điều kiện cho các lực lượng tiến công làm nên chiến thắng Đác Tô - Tân Cảnh, phá vỡ toàn bộ trung tâm phòng ngự mạnh của VNCH, giải phóng một vùng rộng lớn, làm thay đổi cục diện trên chiến trường Bắc Tây Nguyên.
46 năm sau trận đánh Charlie khốc liệt, những người lính của sư đoàn 320A (nay là sư đoàn 320 thuộc quân đoàn 3) đã qua trở lại chiến trường xưa kiếm tìm đồng đội, ký ức chiến tranh và làm công tác đền ơn đáp nghĩa.
46 năm, Tây Nguyên đã xanh rì cao su, hồ tiêu, cây lấy gỗ… nhưng Charlie vẫn trơ một màu đen bom đạn dội xuống, cỏ tranh vàng khè không mọc cao nổi bởi chất độc dioxin nồng độ cao rải xuống từ thời chiến tranh vẫn còn ảnh hưởng và mỗi tảng đá, nắm đất còn thâm đậm màu máu…
Một số hình ảnh về Charlie do các PV Thanh Niên ghi lại giữa tháng 5.2018. 

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 4
Đường lên Charlie
Ảnh: Độc Lập

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 5
Con đường này chủ yếu dành cho xe máy và người đi bộ
Ảnh: Độc Lập
Quảng cáo

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 6
Gần tới đỉnh đồi Charlie là miếu thờ hàng chục công nhân trồng rừng bị tử nạn trong những năm gần đây
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 7
Đại tá Nguyễn Thế Tân, nguyên sư đoàn trưởng 320 xúc động nhớ tới các đồng đội hy sinh trong trận đánh
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 8
Dấu vết hầm pháo trên đỉnh đồi
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 9
Nắp bảo quản đạn pháo trên đỉnh đồi
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 10
Vỏ đạn pháo
Ảnh: Mai Thanh Hải
Quảng cáo

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 11
Kíp nổ của đạn trong chiến tranh
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 12
Miếu thờ các quân nhân tiểu đoàn nhảy dù 11, quân lực VNCH được người thân dựng lên ngay trận địa đồn trú của họ 46 năm trước, cạnh điểm cao Charlie
Ảnh: Mai Thanh Hải

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 13
Bộ đội sư đoàn 320 kéo cờ Tổ quốc trên đỉnh Charlie, tháng 5.2018
Ảnh: Độc Lập

Điểm cao Charlie sau 46 năm - ảnh 14
Bia di tích lịch sử vừa dựng trên đỉnh Charlie
Ảnh: Trần Hiếu
 
Khánh thành di tích lịch sử điểm cao 1015 và 1049


Tham dự buổi lễ có Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 và các tướng lĩnh, các cựu chiến binh của Mặt trận Tây Nguyên-Quân đoàn 3 qua các thời kỳ, cùng lãnh đạo tỉnh Kon Tum, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Thầy.

Điểm cao 1015 có tên gọi là đồi Charlie, còn điểm cao 1049 có tên gọi là căn cứ Delta thuộc tuyến phòng ngự phía Tây sông Pô Kô do Tiểu đoàn Dù 11 và Tiểu đoàn Dù 2 thuộc Lữ đoàn Dù 2 (Quân lực Việt Nam cộng hòa) chiếm giữ. Từ ngày 12/4 đến 15/4/1972, Trung đoàn Bộ binh 64 thuộc Sư đoàn 320A do Trung tá Khuất Duy Tiến, Trung đoàn trưởng chỉ huy cùng với quân dân địa phương tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch, làm chủ điểm cao 1015. Từ ngày 30/3 đến 5/4/1972, Trung đoàn Bộ binh 52 thuộc Sư đoàn 320A do Thiếu tá Hồ Hải Nam, Trung đoàn trưởng chỉ huy cùng với quân và dân địa phương đã vây lấn, tiến công điểm cao 1049 nhưng trận đánh không dành được thắng lợi. Đến ngày 21/4/1972 Sư đoàn 320A tăng cường thêm Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn Đặc công 19 cho Trung đoàn Bộ binh 52 tiến công lần nữa, đã tiêu diệt toàn bộ Tiểu đoàn Dù 2 và các lực lượng khác đến ứng cứu làm chủ điểm cao 1049 và các điểm cao lân cận, chọc thủng tuyến phòng ngự 2 điểm cao này để các lực lượng khác của chiến dịch tiến vào giải phóng Đắk Tô, Tân Cảnh ngày 24/4/1972.

Được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum, huyện Sa Thầy, lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 320 và Ban Liên lạc Đại đoàn Đồng Bằng đã thống nhất triển khai xây dựng di tích lịch sử tại 2 điểm cao này thuộc xã Rờ Kơi. Sau hơn 4 tháng tiến hành xây dựng, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ trên diện tích 269m2 mỗi nhà bia, với các hạng mục bia đá, nhà bia và khuôn viên xung quanh. Số tiền xây dựng hơn 2 tỷ đồng được đóng góp chủ yếu từ các cựu chiến binh Mặt trận Tây Nguyên và từng tham gia 2 trận đánh trên.

Việc khánh thành di tích lịch sử điểm cao 1015 và 1049 nhằm thêm một lần tri ân và ghi công không chỉ đối với các anh hùng liệt sĩ của Sư đoàn 320, mà còn là ghi công lao của quân và dân Kon Tum trong chiến thắng lịch sử này. Đây cũng là nơi để giáo dục truyền thống lịch sử cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 nói chung và nhân dân địa phương nói riêng./.
Duuy Hiển-Danh Quang (QĐND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét