Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 60

 
XIN CHO ANH TRÒN GIẤC NGỦ
 
TÂM TÌNH của người lính VNCH năm xưa - Trạch Gầm

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
What's Going On? - Marvin Gaye & the Vietnam War
  
Eric Burdon & The Animals - Sky Pilot - Long Version
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến tranh Nga - Chechnya: Trận đánh trên điểm cao 776 (1)
  
Trận tử thủ vĩ đại của 39 lính dù Liên Xô trước phiến quân Afghanistan

Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên

Thứ Hai, ngày 02/03/2020 06:00 AM (GMT+7)

Trong suốt một thời gian dài, việc Liên Xô trực tiếp can thiệp vào các cuộc không chiến trên bầu trời Triều Tiên giai đoạn năm 1950-1953, được giữ bí mật trong khi Mỹ đã đoán rằng có phi công Liên Xô trực tiếp tham chiến.

Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên - 1
Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.
Theo Spunik, người Mỹ từng hết sức hoài nghi, không rõ làm cách nào các phi công thiếu kinh nghiệm của Trung Quốc và Triều Tiên lại có thể bắn rơi vô số máy bay Mỹ.
Cuối tuần trước, Nga kỷ niệm ngày đặc biệt dành riêng cho các cựu quân nhân Liên Xô tham chiến ở khắp nơi trên thế giới trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Phóng viên Nga nhân dịp này đã phỏng vấn cựu phi công, thiếu tướng Sergei Kramarenko.
Kramarenko, 97 tuổi, là phi công Liên Xô cuối cùng còn sống đến ngày nay, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Dù tuổi cao, Kramarenko vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu, từ giai đoạn cao trào trong Thế chiến 2.
“Đến khi Thế chiến 2 khép lại, chúng tôi đã vượt xa người Đức về khả năng không chiến. Chúng tôi bước vào Chiến tranh Triều Tiên với một nền tảng tốt và được trang bị đầy đủ. Đó là lý do chúng tôi vượt trội hơn phi công Mỹ”, Kramarenko nói.
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên - 2
Kramarenko trong Thế chiến 2.
Cá nhân Kramarenko cho rằng phi công Mỹ không giỏi như phi công Đức. Phi công Mỹ thường né tránh giao tranh, không quyết liệt trong chiến đấu. Ở thời điểm chiến tranh Triều Tiên, các tiêm kích MiG-15 của Liên Xô còn vượt trội hơn tiêm kích F-86 của Mỹ, Kramarenko nói.

Tháng 11.1950, Kramarenko cùng 31 phi công Liên Xô khác âm thầm sang Trung Quốc đào tạo các phi công cho cuộc chiến tranh Triều Tiên. Một trong những ưu tiên hàng đầu của các phi công Liên Xô là tìm hiểu thông tin về tiêm kích Sabre của Mỹ, từ đó đề ra các phương án đối phó.
Phi công Liên Xô chỉ thực sự tham chiến trên bầu trời Triều Tiên vào năm 1951. Kramarenko nói ông tham gia nhiệm vụ chiến đấu vào ngày 1.4.1951.
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên - 3
Tiêm kích F-86 Sabre của Mỹ.
“Chúng tôi đánh chặn một phi đội máy bay trinh sát có tiêm kích hộ vệ của Mỹ”, Kramarenko nhớ lại. Ở độ cao 7.000 mét, chúng tôi thấy máy bay địch ở phía trước. Máy bay trinh sát của họ có hai động cơ, theo sát là 8 tiêm kích, chia làm hai phi đội”.
Kramarenko nói phi đội của ông khi đó chỉ có 4 chiếc MiG. “Tôi ra lệnh chiến đấu”, Kramarenko nói. Vừa điều khiển máy bay, Kramarenko vừa quan sát trận chiến để đưa ra chỉ dẫn trực tiếp cho các đồng đội.
Kramarenko cũng tham gia vào trận chiến khốc liệt ngày 12.4.1951. Đó là ngày mà phi công Mỹ gọi là “Thứ Năm đen tối”. 30 chiếc MiG-15 tấn công phi đội oanh tạc cơ B-29 của Mỹ với 100 tiêm kích F-80 và F-84.
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên - 4
Oanh tạc cơ B-29.
Trong ngày đó, các tiêm kích MiG-15 bắn rơi nhiều oanh tạc cơ B-29 mà không hứng chịu bất cứ tổn thất nào. Bộ Chỉ huy Mỹ khi đó bị sốc đến mức ngừng ngay các hoạt động ném bom ở Triều Tiên để điều tra nguyên nhân.
“Trong trận đó, chúng tôi bắn rơi 25 trong số 48 chiếc B-29”, Kramarenko nói. Các máy bay Mỹ khi đó nhắm đến cây cầu trên sông Áp Lục, nối liền Trung Quốc và Triều Tiên. Các phi công MiG-15 thực hành tấn công một cách thuần thục bằng cách bổ nhào từ trên xuống.
Kramarenko cũng có lần chạm trán với phi công ưu tú (ACE) của Mỹ. Đó là Glenn Eagleston, chỉ huy phi đội số 334.
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên - 5
Kramarenko năm nay 97 tuổi.
“Eagleston bay theo đội hình 3 chiếc. Hai phi công hỗ trợ anh ta ở hai bên sườn để anh ta chủ động tấn công. Chúng tôi đã có màn rượt đuổi căng thẳng và tôi đã bắn rơi máy bay của anh ta”, Kramarenko kể lại. “Eagleston bị thương và tôi nghe tin rằng anh ấy được đưa về Mỹ, không bao giờ bay một lần nào nữa”.
Ngày 17.1.1952, Kramarenko cuối cùng cũng bị bắn rơi. Ông nhảy dù xuống một cánh rừng ở Triều Tiên. Ông được người địa phương tìm thấy, đưa về làng chăm sóc.
Ngày hôm sau, có xe chở Kramarenko ra sân bay. Đó cũng là lần cuối cùng ông tham chiến trước khi về Liên Xô. Theo báo Nga, trong số các phi công Liên Xô được đưa sang Triều Tiên tham chiến, có 8 người thiệt mạng và tổn thất 12 máy bay. Họ bắn rơi tổng cộng 50 máy bay ném bom Mỹ và một số lượng không xác định các tiêm kích.
Về phần mình, Kramarenko nói ông bắn rơi 21 máy bay đối phương, chỉ được công nhận 13 lần vì số còn lại rơi xuống biển.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/phi-cong-lien-xo-cuoi-cung-ke-ve-chuyen-ban-roi-hang-loat-may-bay-my-...
Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô
Chiến đấu cơ Liên Xô từng không ít lần đụng độ với chiến đấu cơ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và không phải lúc nào...

Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)

Trận TQ đánh úp chiếm đảo khiến Liên Xô không kịp trở tay

Thứ Hai, ngày 30/10/2017 00:30 AM (GMT+7)

Căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến cuộc xung đột biên giới, tranh chấp ở hòn đảo Trân Bảo/Damansky khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Trận TQ đánh úp chiếm đảo khiến Liên Xô không kịp trở tay - 1
Binh sĩ Trung Quốc xo xát với lính biên phòng Liên Xô trên đảo Trân Bảo/Damansky.
Cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc năm 1969 xảy ra ở điểm nóng tranh chấp trên đảo Trân Bảo/Damansky và một số khu vực khác suýt kéo hai quốc gia vào một cuộc chiến tranh hạt nhân. Loạt bài này khai thác rõ hơn về lần hiếm hoi hai quốc gia láng giềng trở nên mâu thuẫn đến đỉnh điểm.
Trong hàng thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tốn khá nhiều giấy mực để tìm hiểu nguyên nhân khiến chiến tranh biên giới Liên Xô-Trung Quốc năm 1969 nổ ra.
Theo History, trong giai đoạn những năm 1960, quan hệ Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu đi xuống sau những cuộc đàm phán phân chia lại biên giới.
Liên Xô nói đã bàn giao cho Trung Quốc toàn bộ lãnh thổ do phát xít Nhật chiếm đóng trong Thế chiến 2, cũng như giúp đỡ để chống Quốc dân đảng.
Trung Quốc gián tiếp yêu cầu Liên Xô nhượng bộ về phần lãnh thổ theo hiệp ước từ thế kỷ 19 giữa nhà Thanh ký với Sa hoàng Nga. Moscow không chấp nhận cách giải thích này.
Năm 1964, hai bên đạt thỏa thuận sơ bộ về việc phân chia lại biên giới phía đông, bao gồm việc Liên Xô bàn giao đảo Trân bảo/Damansky cho Trung Quốc.
Nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông được cho là đã nhắc đến việc Đế quốc Nga từ xa xưa chiếm lãnh thổ Trung Quốc ở Siberia và vùng Viễn Đông như Kamchatka. Điều này đã khiến lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nổi giận và không ký thỏa thuận biên giới.
Năm 1968, Liên Xô huy động một lượng lớn quân đội áp sát khu vực biên giới trải dài 4.380km với Trung Quốc, bao gồm 1.200 máy bay và 120 tên lửa tầm trung.
Phía Trung Quốc khi đó được cho là có 1,5 triệu quân đóng ở biên giới. Ở thời điểm đó, quân số Trung Quốc luôn vượt trội bởi theo chiến lược của Mao Trạch Đông, “quân số quan trọng hơn vũ khí”.

Trận TQ đánh úp chiếm đảo khiến Liên Xô không kịp trở tay - 2
Mao Trạch Đông và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong bức ảnh chụp năm 1958.
Trong cuốn "Những truyền thuyết đảo Damansky", tác giả người Nga D.S.Ryabushkin cho rằng, chiến dịch tấn công Damansky là do Trung Quốc chuẩn bị từ trước.
Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng trong tranh chấp biên giới khiến Trung Quốc muốn xích lại gần Mỹ hơn, trong khi vẫn muốn chiếm ưu thế trước Liên Xô trên bàn đàm phán.
Nhà sử học người Mỹ Thomas Robinson nhận định lý do dẫn đến cuộc xung đột biên giới một phần bởi tình hình nội bộ Trung Quốc ở thời điểm đó.
"Vào cuối năm 1968 và đầu năm 1969, cuộc Cách mạng văn hóa đã đến hồi bế tắc. Để thoát ra khỏi tình trạng đó, Trung Quốc cảm thấy cần phải làm một điều gì đó bất ngờ”, Thomas Robinson viết.
Nhà sử học Trung Quốc Yang Kuisong viết trong cuốn “The Sino-Soviet Border Clash of 1969", rằng chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự với Liên Xô một cách kỹ lưỡng.
"Từ tháng 1.1968, Quân ủy Trung ương Trung Quốc dưới sự chủ trì của Mao Trạch Đông đã thảo luận về tình hình biên giới giáp phía bắc với Liên Xô. Kết quả của các cuộc họp này đã cho ra đời các chỉ thị với quân khu Thẩm Dương và quân khu Bắc Kinh”, ông Kuisong viết.
“Nội dung của các chỉ thị này nhấn mạnh việc chuẩn bị chiến dịch quân sự chống Liên Xô là một cách để Trung Quốc gia tăng ưu thế ngoại giao trên bàn đàm phán".
Cụ thể, chỉ huy quân khu Thẩm Dương được lệnh tuyển chọn đội quân đặc biệt để chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống đụng độ với lính biên phòng Liên Xô. Đội quân này sau đó được đưa đến khu vực đảo Kirkinsky, cách đảo Trân Bảo/Damansky khoảng 3km về hướng Bắc.
Trận TQ đánh úp chiếm đảo khiến Liên Xô không kịp trở tay - 3
Vũ khí Liên Xô thu được từ quân Trung Quốc trong sự kiện xung đột trên đảo Trân Bảo/Damansky năm 1969.
Địa điểm xảy ra xung đột được xác định là hòn đảo tranh chấp Trân Bảo/Damansky. Đội quân này sẽ là đơn vị đầu tiên tấn công lính biên phòng Liên Xô khi cơ hội đến.
Nhà sử học Yang Kuisong cũng có cuộc phỏng vấn với chỉ huy quân khu Thẩm Dương, tướng Chen Xiliangyi để làm rõ tình hình căng thẳng khi đó. Ông Chen nói đội quân tấn công lính Liên Xô ở Trân Bảo là những người lính Trung Quốc tinh nhuệ, được huấn luyện kỹ càng.
"Để tham gia trận đánh ngày 2.3.1969, chúng tôi đã phải chuẩn bị trước 2-3 tháng. Chúng tôi đã chọn ra 3 đội quân, một đại đội biên chế 300 người. Chỉ huy đại đội là các sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến đấu”, ông Chen nói.
Ông Chen nói thêm: “Chúng tôi được huấn luyện kỹ lưỡng, trang bị vũ khí đầy đủ và chiếm ưu thế hơn hẳn lính Liên Xô. Chúng tôi đã giành chiến thắng trong trận đó”.
Trên thực tế, một nhóm binh sĩ Trung Quốc tấn công lính biên phòng Liên Xô trên đảo Trân Bảo. Cuộc giao tranh ngắn khiến 58 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng, bao gồm một đại tá và 94 người khác bị thương. Phía Trung Quốc được cho là tổn thất 29 người.
Các bức ảnh được phía Liên Xô công bố sau đó, cho thấy lính Trung Quốc tay cầm cuốn "Mao tuyển" (cuốn tuyển tập các câu nói của Mao Trạch Đông, rất nổi tiếng trong Đại cách mạng văn hóa và được gọi là "Hồng bảo thư") tranh cãi với lính biên phòng Liên Xô rất căng thẳng. Lính Trung Quốc cũng được cho là nổ súng đầu tiên.
Trong khi đó, nguồn tin từ Trung Quốc nói rằng, đây chỉ là cuộc chiến tranh tự vệ. Binh sĩ nước này đã xuất sắc ngăn chặn các đợt tấn công của Liên Xô, bảo toàn quyền kiểm soát đảo Trân Bảo, buộc Liên Xô phải ngồi vào bàn đàm phán.
___________________
Để chiếm lại đảo Trân Bảo, Liên Xô tung vũ khí bí mật khi đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo để hiểu rõ hơn về một chiếc xe tăng đã khiến Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi leo thang xung đột.
Giây phút sỹ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi họa hạt nhân
Chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ đến gần như vậy trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, khi các tàu ngầm Liên Xô trang bị...

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét