Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 69

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thiếu trách nhiệm - một suy thoái “kép” của cán bộ, đảng viên - Báo QDND

Đại úy công an 'vòi tiền'

Nguyễn Văn Hưng, nguyên Trưởng công an xã Khánh An, bị khởi tố với cáo buộc chiếm đoạt tài sản của người dân.


   
Hồi tháng 5/2018, đại úy Nguyễn Văn Hưng, Trưởng công an xã Khánh An, huyện U Minh tiếp nhận vụ trình báo về việc con trai ông Cao Văn Dợt dẫn người yêu cùng 15 tuổi vào nhà nghỉ.
Dù biết sự việc không cấu thành tội Giao cấu với người chưa thành niên, Hưng và công an viên Phạm Văn Nguyễn đã dọa ông Dợt, buộc đưa 20 triệu đồng (nhận trước 10 triệu đồng) để xử lý cho con trai ông không phải đi tù.
Thời gian sau, Nguyễn tiếp tục thúc ông Dợt đưa 10 triệu đồng còn lại. Do không có tiền nên ông này đi vay mượn. Biết được việc ông này mượn tiền để "chung chi" cho công an xã, người cho vay đã làm đơn tố cáo.
Sau thời gian điều tra, ngày 10/9, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã khởi tố bị can đối với Hưng và Nguyễn về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo Hoàng Hạnh (VNE)

Khoản đầu tư lỗ 1.000 tỷ, Bộ Tài chính cảnh báo giám sát đặc biệt

Tổng công ty Xi măng Việt Nam đầu tư vào Vicem Tam Điệp 1.132 tỷ đồng, nhưng Vicem Tam Điệp lỗ tới hơn 1.103 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu chỉ còn 86 tỷ đồng.

Nhiều công ty thua lỗ, giám sát đặc biệt
Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), trong đó đề cập đến khoản đầu tư của VICEM vào Vicem Tam Điệp.
VICEM đầu tư vào Vicem Tam Điệp 1.132 tỷ đồng. Nhưng Vicem Tam Điệp lỗ tới hơn 1.103 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu chỉ còn 86 tỷ đồng. Bộ Tài chính đánh giá điều này cho thấy công ty mẹ không bảo toàn được vốn đầu tư tại công ty con.
Năm 2018, doanh thu của Vicem Tam Điệp là gần 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 14 tỷ đồng. Nhưng do số lỗ lũy kế khá lớn (hơn 1.000 tỷ đồng) nên vốn chủ sở hữu chỉ còn 86 tỷ đồng.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 17,7 lần, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 0,25. Bộ Tài chính nhận định công ty mất an toàn tài chính nghiêm trọng, mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ công ty mẹ.
Như vậy, căn cứ theo điều 24 Nghị định 87 của Chính phủ, Bộ Tài chính đánh giá công ty Vicem Tam Điệp thuộc diện "phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt".
Khoản đầu tư lỗ 1.000 tỷ, Bộ Tài chính cảnh báo giám sát đặc biệt
Nhiều dự án xi măng của Vicem lỗ nặng.
Ngoài ra, hai công ty mà Vicem phải tiếp nhận về từ Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị theo chủ trương của Chính phủ là Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao vẫn chưa khởi sắc.
Xi măng Hạ Long vẫn lỗ lũy kế tới gần 3.600 tỷ đồng. Công ty vẫn bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, khó cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp, thuộc diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Xi măng Sông Thao lỗ lũy kế hơn 400 tỷ đồng, cũng mất an toàn về tài chính và thuộc diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Vicem, Bộ Xây dựng tăng cường công tác giám sát đối với Vicem Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao; đồng thời chỉ đạo, điều hành để các công ty này dần dần khắc phục khó khăn và trả được nợ vay.
Nhiều công ty sản xuất xi măng khác của Vicem như Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai, Xi măng Bỉm Sơn cũng bị Bộ Tài chính đánh giá là có sự tăng trưởng nhưng với hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn đều thấp hơn 1, đặc biệt các công ty có hệ số từ 0,5 trở xuống, cho thấy các công ty này gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về tài chính.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ - Vicem: Năm 2018 tổng doanh thu gần 1.700 tỷ đồng, bằng 52% so với năm 2017. Cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết năm 2018 của công ty mẹ giảm so với năm 2017.
Vicem giá trị bao nhiêu khi cổ phần hóa?
Trong báo cáo kiểm toán về việc xử lý tài chính trước khi cổ phần hóa gửi đến Bộ Xây dựng mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cũng chỉ ra nhiều vấn đề trong hoạt động của Vicem.
Đáng chú ý, liên quan đến giá trị tiềm năng phát triển của công ty mẹ Vicem, Vicem Tam Điệp và Vicem Hải Phòng, KTNN và đơn vị tư vấn xác định giá trị tiềm năng phát triển bằng 0 đồng. Lý do là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nhỏ hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố.
Ngoài ra, KTNN xác định tổng giá trị phần vốn nhà nước tại Vicem tăng khoảng 1.169 tỷ đồng khi xác định lại giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản. Cụ thể, giá trị tài sản Vicem thời điểm tháng 10/2018 khoảng 28.227 tỷ đồng và giá trị vốn nhà nước khoảng 27.803 tỷ đồng, theo kết quả của KTNN.
Trường hợp xác định giá trị Vicem theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, Kiểm toán Nhà nước khẳng định tổng giá trị vốn nhà nước tại Vicem đạt 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với con số báo cáo của Vicem.
Nguyên nhân chênh lệch nghìn tỷ đồng khi xác định tài sản, giá trị vốn nhà nước tại Vicem trước cổ phần hóa được KTNN chỉ ra là khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa, Vicem và đơn vị kiểm toán độc lập - Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC - chưa tính đến giá trị quyền khai thác khoảng sản của một số công ty con trực thuộc Vicem.
Bên cạnh đó, một loạt thiếu sót khác cũng được KTNN chỉ ra trong báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa do Vicem và đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Đó là việc tính toán chưa đầy đủ giá trị đất đai vào giá trị doanh nghiệp.
Hiện Vicem và các công ty con đang sở hữu nhiều lô đất, tài sản trên đất có giá trị tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị Vicem và đơn vị kiểm toán xác định đầy đủ giá trị các lô đất để đưa vào giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa nhằm tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Ngày 10/7/2018, Ban bí thư TƯ Đảng quyết định kỷ luật cách chức đối với nguyên Tổng giám đốc VICEM Trần Việt Thắng.
Trong thời gian giữ chức phó bí thư Đảng uỷ, Tổng giám đốc VICEM và chủ tịch HĐQTị, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1, ông Thắng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty, ký ban hành và tổ chức thực hiện một số quy định về quản lý kinh doanh không đúng thẩm quyền. 
Lương Bằng

Dự án Habour Ville: Vũ nhôm “băm nhỏ” đất nền, đút túi 416 tỷ đồng

Dự án Habour Ville: Vũ nhôm “băm nhỏ” đất nền, đút túi 416 tỷ đồng
Ảnh Internet
(ĐTCK) Cơ quan điều tra làm rõ một loạt hành vi sai phạm của cựu dàn lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng vi phạm quản lý đất đai. Riêng tại dự án Habour Ville, các bị can đã giúp sức cho Vũ nhôm thâu tóm, “băm nhỏ” đất nền thành 527 thửa đất riêng để bán cho các cá nhân, tổ chức, đút túi hơn 416 tỷ đồng.
Một trong những dự án “đình đám” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) là Dự án Habour Ville (diện tích 170.213 m2) thuộc khu đất ký hiệu A2, A4, A6, A8 Khu phức hợp đô thị, thương mại và dịch vụ cao tầng tại phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).
ADVERTISEMENT
Theo kết luận điều tra, năm 2007, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng cụm các khu đất công trình dịch vụ công cộng (từ A1-A8) đơn giá 2,5 triệu đồng/m2. Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng đã đăng thông tin từ ngày 20/11 đến ngày 5/12/2007 nhưng chỉ có duy nhất CTCP Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông 586 nộp đơn.
UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý giao quyền sử dụng đất cho Công ty 586. Năm 2011, Công ty 586 xin chuyển quyền sử dụng đất sang cho Phan Văn Anh Vũ đối với 4 lô đất ký hiệu A2, A4, A6, A8 và được chấp thuận.
Trên tờ trình của Vũ, ngày 28/10/2011, Nguyễn Đình Thống, Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng ký hợp đồng giao đất với đơn giá 812.000 đồng/m2, diện tích đất là 170.213 m2. Vũ nhôm đã nộp 124 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Do nộp tiền 1 lần nên Vũ được giảm 10%.
Sau khi giao dịch, Vũ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đứng tên các khu đất trên, thời hạn sử dụng đất lâu dài.
Cuối năm 2012, Vũ có đơn đề nghị tách thửa với 4 khu đất trên theo quy hoạch được duyệt và cấp lại 527 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 25/10/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng có báo cáo 591 xác định việc giao đất và cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân vượt hạn mức giao đất ở là “chưa có cơ sở thực hiện”.
Tuy nhiên, ngày 26/10/2012, UBND TP Đà Nẵng vẫn ban hành Công văn số 8915 đồng ý cấp 527 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 495 thửa đất ở (diện tích là 91.420,9 m2) và 32 thửa đất thương mại – dịch vụ (diện tích 29.167,4 m2).
“Đến nay, Phan Văn Anh Vũ đã chuyển nhượng 525 lô đất cho các cá nhân, tổ chức với giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng là 416,9 tỷ đồng. Vũ còn sở hữu 2 thửa đất số B3-13-35 và số B3-13-51 tại Khu đô thị Habour Ville”, kết luận viết.
Kết luận giám định xác định việc chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty 586 sang Phan Văn Anh Vũ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc giảm tiền sử dụng là trái quy định pháp luật. Riêng tại dự án này, nhà nước bị thiệt hại 109,4 tỷ đồng (tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội, giá thị trường 4 lô đất là 233,8 tỷ đồng) và 2.864 tỷ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án).
Theo kết luận điều tra, bị can Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) biết rõ Vũ không thuộc diện mua chỉ định nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới dự thảo văn bản để ký với nội dung tạo điều kiện để Vũ được nhận chuyển nhượng, điều chỉnh và giá và giảm tiền sử dụng đất. Hành vi của các bị can Minh và Vũ bằng mọi thủ đoạn để thực hiện tội phạm đến cùng.
Cơ quan điều tra đã kê biên 37 nhà đất liên quan đến Phan Văn Anh Vũ. Tháng 6/2019, cơ quan CSĐT Bộ Công an yêu cầu định giá số tài sản trên. Khi có kết luận, cơ quan điều tra sẽ chuyển đến VKSND Tối cao để phục vụ hoàn thành cáo trạng truy tố các bị can ra trước pháp luật.
Hiện cơ quan điều tra đã đề nghị khởi tố đối với 14 bị can gồm cựu lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, giám đốc một số sở ngành, doanh nghiệp về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm quy định về quản lý đất đai. 
Đỗ Mến - Bùi Trang

Sai phạm đất đai "động trời" ở Khánh Hòa: Lãnh đạo tỉnh nhận kỷ luật

Thứ Tư, ngày 11/09/2019 10:00 AM (GMT+7)

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương ngày 10-9 đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến các sai phạm về đất đai và các dự án BT của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa theo kết luận của UBKT trung ương

Tối 10-9, một lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thông tin: Cùng ngày, tại trụ sở Tỉnh ủy Khánh Hòa, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương do ông Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm UBKT trung ương, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh này để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến các sai phạm về đất đai và các dự án BT của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa theo kết luận của UBKT trung ương.
Sai phạm đất đai "động trời" ở Khánh Hòa: Lãnh đạo tỉnh nhận kỷ luật - 1
Dự án Bến du thuyền Hoàng Gia được giao đất chỉ 4,7 triệu đồng/m2 theo hợp đồng BT đường Mai Xuân Thưởng Ảnh: KỲ NAM/NLĐO
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế…, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách nhà nước.
Trong các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này thì ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa - là người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ông Lê Đức Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Chiến Thắng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh - cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Ông Trần Sơn Hải - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đào Công Thiên - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và chịu trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Những cá nhân sai phạm trên đã tự nhận mức kỷ luật là khiển trách và cảnh cáo. Trong đó, ông Lê Đức Vinh tự nhận mức kỷ luật là cảnh cáo.
UBKT Trung ương thông báo kết luận sai phạm ở Khánh Hòa
Chiều 4-9, một lãnh đạo Tỉnh ủy Khánh Hòa xác nhận đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đang có buổi làm...

Theo M.Hiếu (Người lao động)

Cựu bí thư Bình Định: "Xẻ núi tạc phù điêu, đừng theo kiểu tư duy nhiệm kỳ”

authorDũ Tuấn Thứ Tư, ngày 11/09/2019 17:42 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ chi hơn 86 tỷ đồng (tiền ngân sách hơn 34 tỷ, nguồn xã hội hóa hơn 51 tỷ) để thực hiện công trình phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ” tạc vào vách núi với quy mô lớn chưa từng có. Tuy nhiên, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà cho rằng, cần lấy ý kiến rộng rãi từ người dân.


   
Dự kiến tốn hơn 86 tỷ đồng (!)
Thường trực Tỉnh ủy Bình Định vừa gặp mặt các cựu lãnh đạo tỉnh để lắng nghe ý kiến về việc chuẩn bị xây dựng công trình phù điêu tạc vào vách núi chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ” tại đường Võ Nguyên Giáp (TP.Quy Nhơn).
UBND tỉnh Bình Định cho biết, về nội dung phác thảo bức phù điêu, đơn vị tư vấn đã tiếp thu và hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo đó, bức phù điêu được khắc họa 3 lớp nhân vật. Lớp thứ nhất nằm chính giữa, chiếm ½ chiều cao của bức phù điêu là hình tượng cha Rồng - mẹ Tiên, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim. Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi Rồng Tiên của cư dân Lạc Việt.
Lớp thứ 2, hai bên cha Rồng mẹ Tiên thể hiện 18 nhân vật nam, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương. Các vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.
Lớp thứ 3, thể hiện các nhân vật, đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa 1 người nam và một người nữ cùng với trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
 cuu bi thu binh dinh: "xe nui tac phu dieu, dung theo kieu tu duy nhiem ky” hinh anh 1
Phối cảnh phù điêu tạc vào vách núi chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ”.
Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực địa và lên phương án xây dựng, cắt sâu vào vách núi mặt phẳng đứng để tạc phù điêu trực tiếp vào vách núi, phần mặt phẳng nằm tạo thành sân quảng trường với diện tích dự kiến 2.500m2. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, sân chơi để người dân chiêm ngưỡng bức phù điêu.
Đơn vị tư vấn sẽ thiết kế công trình phù điêu cách ranh giới quy hoạch nút giao thông ngã 5 Đống Đa là 6m. Từ ranh giới chân núi cắt bạt theo hình cánh cung, vị trí sâu nhất là 25m, vị trí gần nhất là 10-20m. Phía trên đỉnh, dọc theo mô hình phù điêu và đồi núi, xây dựng mương thu nước không cho nước chảy về phía mặt phù điêu. Tổng chiều dài hình cong phù điêu 80m, vị trí cao nhất của phù điêu là 36m.
Theo UBND tỉnh Bình Định, thời gian thực hiện công trình từ năm 2020-2022 và dự kiến tổng mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách do tỉnh quản lý để triển khai phần hạ tầng cắt bạt núi, di dời và hạ ngầm đường điện… là hơn 34 tỷ, kêu gọi tài trợ xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai phần mỹ thuật phù điêu tạc vào vách núi là hơn 51 tỷ đồng.
Không để sau 1,2 nhiệm kỳ, phù điêu “sạt lở”
Tại buổi gặp mặt với Thường trực Tỉnh ủy Bình Định, nhiều cựu lãnh đạo tỉnh ủng hộ việc triển khai dự án để tạo điểm nhấn cho tỉnh nhà, tuy nhiên cũng có ý kiến chưa đồng tình đối với phương án xây dựng được đưa ra.
Theo cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà, công trình phù điêu tạc vào vách núi “Lạc Long Quân - Âu Cơ” dự kiến xây dựng ở cửa ngõ ra vào TP. Quy Nhơn, còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc trước khi có quyết định chính thức.
 cuu bi thu binh dinh: "xe nui tac phu dieu, dung theo kieu tu duy nhiem ky” hinh anh 2
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà.
“Việc tạc phù điêu sẽ tạo dấu ấn rất đặc biệt và điều này là hợp lý. Tuy nhiên, muốn đặt ở vị trí hiện nay, cần ưu tiên quy hoạch cơ sở hạ tầng, giao thông tại khu vực ngã 6 với tầm nhìn đường Trần Hưng Đạo phải mở rộng 40m (thay vì 20m hiện nay), xây dựng cầu vượt, vòng xuyến giao thông. Quảng trường đủ diện tích để người dân vui chơi an toàn, không đặt sát đường vì rất dễ gây tai nạn. Có quy hoạch giao thông thì mới xác định vị trí đặt phù điêu thích hợp, đảm bảo không che khuất tầm nhìn”, ông Hà nói.
Ông Hà cũng chưa đồng tình về tính thẩm mĩ nội dung phác thảo bức phù điêu vì nhiều chi tiết còn quá “rối”.
“Lớp thứ 3 thể hiện hình ảnh hơn 100 người được sắp xếp, giống hệt đứng chụp hình thì không đẹp, cái này cần cách điệu để khi nhìn vào dễ dàng biết rằng Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Ngoài ra, cũng cần đặt thẳng vấn đề, ý tưởng tạc phù điêu chủ đề Lạc Long Quân - Âu Cơ có nhiều ý kiến “nói ra, nói vào” chưa đồng thuận, vậy có nên giữ ý tưởng này hay làm chủ đề khác? Tôi nghĩ cần có sự thống nhất và lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, Bộ Văn hóa”, cựu Bí thư Bình Định nêu lý do.
 cuu bi thu binh dinh: "xe nui tac phu dieu, dung theo kieu tu duy nhiem ky” hinh anh 3
Khu vực núi Bà Hỏa nơi dự kiến tạc phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ”.
Ông Vũ Hoàng Hà cho rằng, tỉnh Bình Định phải hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn ngân sách để xây dựng công trình, lãnh đạo tỉnh nên đi tận nơi kêu gọi đóng góp xã hội hóa.
“Nguồn từ xã hội hóa phải đưa vào ngân sách quản lý, chứ không phải bỏ ra một quỹ riêng biệt để tự do chi. Nếu làm không kỹ, sau này thanh tra, kiểm toán nhà nước vào cuộc, cán bộ phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, công trình này dựa vào vách núi, cần nghiên cứu loại đá ở đây có đủ tiêu chuẩn không, cắt sâu thì có bền vững muôn đời hay chỉ 1,2 nhiệm kỳ lãnh đạo sẽ sạt lở, hư hỏng? Việc này, cần mời chuyên gia khoáng sản kết luận, có biện pháp kỹ thuật thực hiện”, ông Hà chia sẻ.
Cựu Bí thư Bình Định đặc biệt lưu ý, công trình phù điêu tạc vào vách núi cần lấy ý kiến rộng rãi từ người dân.
“Cần thiết triển lãm các phương án để người dân xem, khi đã đồng tình mới thực hiện. Tôi nghĩ rằng, lãnh đạo tỉnh đã quyết làm thì phải làm chất lượng và có đặc sắc, chứ không phải làm theo kiểu cho có tư duy nhiệm kỳ. Vì nếu chất lượng không tốt, sau này công trình “đổ bể”, biết ăn nói sao với người dân”, ông Vũ Hoàng Hà nhấn mạnh.

Dấu chấm hết với hai ông Huỳnh Tiến Mạnh, Hồ Văn Năm

11/09/2019 06:35 GMT+7

TTO - Cả ông Huỳnh Tiến Mạnh và ông Hồ Văn Năm chỉ còn chờ một bước nữa là phải rời khỏi chiếc ghế của mình.

Dấu chấm hết với hai ông Huỳnh Tiến Mạnh, Hồ Văn Năm - Ảnh 1.
Ông Hồ Văn Năm và ông Huỳnh Tiến Mạnh - Ảnh tư liệu
Với ông Mạnh, bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyết định kỷ luật hành chính đối với chức danh giám đốc công an tỉnh của ông.
Với ông Năm, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét để ông thôi đại biểu Quốc hội; đồng nghĩa mất luôn ghế trưởng đoàn đại biểu Quốc hội mà ông mới ngồi hồi năm ngoái (tháng 8-2018).
Tất cả chỉ còn là thủ tục.
Quyết định của Ban bí thư thực chất đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của hai ông. Một kết cục đã được dự báo.
Khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố vi phạm của ông Năm, bài viết "Vết xe đổ" trên Tuổi Trẻ ngày 9-7 đề cập: Ngay lúc này đã có thể thấy bóng dáng ông Năm trong "vết xe đổ" của người tiền nhiệm ở đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai (bà Phan Thị Mỹ Thanh mất chức cũng do án kỷ luật).
Tính từ đầu khóa 14 của Quốc hội đến nay, năm vị đã phải rời ghế đại biểu Quốc hội vì liên quan "củi lửa", lần lượt là các ông bà Võ Kim Cự, Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh, Phan Thị Mỹ Thanh và Lê Đình Nhường.
Nay, ông Hồ Văn Năm "xếp hàng" chờ tới lượt.
Như vậy, riêng Đồng Nai góp mặt 2/6 nhân vật và cùng lúc Ban thường vụ tỉnh trống luôn hai ghế bởi ông Năm, ông Mạnh đều đã bị cách chức về Đảng.
Rõ ràng chuyện nhân sự ở tỉnh này rất có vấn đề!
Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị cách mọi chức vụ trong Đảng Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh bị cách mọi chức vụ trong Đảng
TTO - Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính ông Mạnh tương ứng với kỷ luật Đảng.
ĐÀ TRANG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét