Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng
là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc
Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương, những vị vua đầu tiên
của dân tộc. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch,
tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những
phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương
tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ
rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ
chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội: 1. Lễ rước kiệu vua:
Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu,
trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các
đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng
uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng. 2. Lễ dâng hương:
Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh.
Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói
thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn
người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có
gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần
hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan
(tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc
thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các
vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Từ năm 2001,
giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm
là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng
ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền
Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn
ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Đà Nẵng.v.v.
Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
-
"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn là
số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể
thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời
đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
- "Năm
lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân
tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ
dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ (xưa đây là kinh đô Phong Châu, nước Văn Lang)
Lịch sử Ngày giỗ Hùng Vương
từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam.
Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý
Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng
bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được
triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào
lính.
Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính
thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú
Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức
là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình
Huế cúng tế.
Ngày 10 Tháng 3
từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính
thức cho đến năm 1975.
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2007 chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".
Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Đền Hùng
Đền
Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể
đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa
Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa
điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài
liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền
Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời
Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Vị trí
Quần
thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao
175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy
Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ
nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và
vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì
khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô
Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương,
đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi
Nghĩa Lĩnh này.
Quá trình phát triển
Đền Hùng
được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia
vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh
vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích
lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng
nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.
Ngày 6 tháng 1 năm
2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định
về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng
năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Khu
di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc
và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây
dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3
năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng đến năm 2015.
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại
khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung
tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài
tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày
càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2
năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về
việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông
tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.
Ngày
6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố
thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm
nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng
đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng
Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc
nào cũng có.
Đặc điểm
Các di tích chính 1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. 2. Nhà bia:
Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái.
Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói
nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19
tháng 9 năm 1954. 3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. 4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. 5. Đền Thượng:
Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua
Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp
thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi
tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt
triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam). 6. Cột đá thề: Bên
phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền
do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện
bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói
trông nom miếu vũ họ Vương. 7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng)
tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền
Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức
năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7
(năm 1922) trùng tu lại. 8. Đền Giếng: Tương truyền
là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng
thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này.
Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18. 9. Đền Mẫu Âu Cơ:
Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành
tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn) 10. Đền thờ Lạc Long Quân:
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục
và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị
vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được
xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc
trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang,
thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền
thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách
núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1km về phía Đông Nam.
Hành trình của du khách
Khu
di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung,
đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách
sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền,
kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng
thứ 6.
Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng
mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi
Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi
vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm,
là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông
Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong
phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như
hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay
theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ
có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống
đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một
bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của
Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở
hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh
chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện
được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số
mới), số cũ là 1549.
Hình ảnh về đền Hùng:
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng
Đền Giếng
Đền Hạ
Đền Trung
Đền Thượng
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn
nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng,
những vị vua đầu tiên của dân tộc.
13/04/2019 09:11
Lễ hội Đền Hùng
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu
ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của
dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ
và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo
truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người
Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn
ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10
tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa
xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của
người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông
và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng,
nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến
triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi
đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào
việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như
vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý
Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng
bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế
500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến
đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê
Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày
Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo
do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15
(1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây,
ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai
(dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn
xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức
trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11
tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày
10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau
cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về
thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là
đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18
tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để
tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn
dân tộc.
Trong
ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được
thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm
bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về
đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an,
thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và
19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công
dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc:
“Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng
trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến
tham quan”.
Năm
1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là
ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với
các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3
đến 10/3 âm lịch).
Tại
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong
đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ
thể như sau:
-
“Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá -
Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
-
“Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân
dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể dự Lễ dâng hương.
-
“Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân
dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự
lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày
02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê
chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được
nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm
lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn -
QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày
giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi
trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi
cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước
còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng
thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân
đã vì dân giữ nước.
Trong
hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di
sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn
kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí,
đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức
chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày
6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ
Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng
nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước,
đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một
Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào
tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước,
kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”.
Uyên Linh
Đền Hùng - nguồn cội tâm linh
Những hình ảnh đẹp và đáng nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Hằng năm cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL), hàng
triệu đồng bào Việt Nam hành hương hướng về cội nguồn tại đền Hùng, Phú
Thọ. Hình ảnh hàng triệu người hướng về ngày giỗ tổ vua Hùng Vương thể
hiện tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam và đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong năm nay (2019) cũng sắp đến gần, hàng
triệu người đang mong đợi đến ngày này để cùng đến đền Hùng dâng hương.
Trong bài viết này DEAN2020 xin gửi đến các bạn đọc những hình ảnh đáng
nhớ và ý nghĩa trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 2018 vừa rồi.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Những hình ảnh đẹp và đáng nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Nguồn gốc ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra
100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả
được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương.
Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên
hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập
ra họ Hồng Bàng.
Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy
Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương
Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai
quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ
quan trọng của nòi giống Lạc Hồng.
Giỗ Tổ vì thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các
thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là
một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã
xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt
Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố
lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
Ngày giỗ tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia.
Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng –
tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành
hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa
biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những
tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ.
Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt
Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu
tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế
giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng.
Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn
thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ
linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự
ngăn cách nào dù mong manh nhất.
Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm
linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai
đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh
dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy
định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng
hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.
Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa
truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ
vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…
Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả
dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội
của mình.
Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật
tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi
nhiều màu…
Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính
là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn
giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, lễ giỗ Tổ
đang đến rất gần- đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn
là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi,
và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc.
Nghi thức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm
Nghi thức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm
Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng. Trong Công
văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 đã ghi rõ Lễ phẩm bao gồm:
Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc
(dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ
quả.
Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh
chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.
Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng
Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau, đều có xôi, oản, hoa
quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải
là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).
Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
Theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành
chính, sự nghiệp tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sau dịp
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 8 ngày dịp
giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5.
Trong đó, dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, người lao động được nghỉ 3
ngày và dịp lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động
1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.
Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 rơi vào Chủ Nhật 14/4, người lao động sẽ
được nghỉ bù 1 ngày vào thứ Hai 15/4. Cộng thêm ngày nghỉ cuối tuần là
ngày thứ Bảy, công chức, viên chức được nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2019 tổng
cộng 3 ngày, từ thứ Bảy 13/4 đến hết thứ Hai 15/4.
Những hình ảnh đẹp và đáng nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Các hoạt động phần lễ và phần hội trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội
Đền Hùng năm 2018 diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 21 đến hết ngày 25/4
(tức ngày 6 đến ngày 10/3 năm Mậu Tuất).
Hình ảnh đẹp trong ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3)Hình ảnh hàng triệu đồng bào đang hướng vào đề Hùng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Những hình ảnh đáng nhớ về ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Hình ảnh đẹp và đáng nhớ về ngày giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3
Hình ảnh đẹp người dân dâng lễ vào ngày giỗ tổ Hùng VươngHình ảnh ý nghĩa trang phục truyền thống đến dâng hương trong ngày giỗ tổ Hùng Vương
Hình ảnh nghi thức lễ hội trong ngày giỗ tổ Hùng VươngHình ảnh dòng người đông đúc, tấp nập trong ngày giỗ tổ Hùng Vương
Hình ảnh các gia đình cùng con nhỏ trong ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Hình ảnh đẹp trong ngày giỗ tổ Hùng Vương
Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dâng hương ngày giỗ tổ Hùng Vương
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét