THẾ CUỘC GIANG HỒ 20 (Trí tuệ dân gian)
(ĐC sưu tầm trên NET)
------------------------------------------------------------
Danh ngôn cờ tướng.
Những lý luận này được trích trong ''Kỳ Kinh'',một tác phẩm về cờ vây của tác giả Án Thiên Chương đời Tống TQ (hóa mình post cái này để tặng riêng bạn Go Player).Tuy nói về cờ vây nhưng những lý luận của tác phẩm này hoàn toàn tương đồng với cờ Tướng. 1. Người đánh cờ dùng chính hợp làm thế của mình,lấy quyền biến để chế ngự kẻ địch.Cho nên kế định ở bên trong,thế thành tại bên ngoài.
2.Trận chiến chưa khép lại mà đã tính được mình thắng là người tính toán giỏi;người tính được mình không thắng là người tính toán ít.Trận chiến đã khép lại mà chưa biết thắng bại,đó là người không biết tính toán.
3.Binh pháp nói rằng:Tính toán nhiều -thắng,tính toán ít-không thắng,huống hồ không tính toán?Từ đó mà xét thì thắng bại có thể thấy được.
4.Cái đạo rộng của việc đánh cờ,quý ở chỗ nghiêm túc cẩn thận.Người cao cờ ở giữa,người thấp cờ ở bên,người trung bình chiếm góc,đó là phép thường của người đánh cờ.Cho nên Pháp nói rằng:thà mất một số quân,không thể để mất nước Tiên.
5.Có đi trước mà trở thành sau có đi sau mà lại trở thành trước.Đánh bên trái tất phải nhìn bên phải,tấn công đằng sau phải xem đằng trước...Rộng không thể quá thưa,chật không thể quá chen chúc.
6.Tham giữ quân để cầu sống không bằng bỏ quân mà giữ thế.Khi không có chuyện gì mà miễn cưỡng tấn công không bằng nhân lúc đó mà điều chỉnh thế trận.
7.Địch đông ta ít,trước hết phải tính ra đường sống;Ta đông địch ít,nhất thiết phải khuếch trương thế lực của ta.Người giỏi không cần tranh đoạt cũng thắng,giỏi thế trận thì không cần đánh,người đã giỏi ắt không bại,người giỏi khi thua thì cũng vẫn không bị rối loạn.
8.Nói đến cờ,bắt đầu dùng chính hợp,cuối cùng dùng kỳ binh dành thắng lợi.Nhất thiết phải nhìn đất bốn phía,vững chắc không thể phá mới có thể nhân lúc người ta vô ý đánh úp vào chỗ không phòng bị.
Điển tích “Sở hà Hán giới”
"Sở hà Hán giới" là đây:
Sở vương Hạng Võ bên Tàu,
Xưng hùng xưng bá tranh cùng Hán vương.
Lưu Bang vua Hán cũng cương!
Đánh qua đánh lại, không thương dân tình...
Hai bên không thắng tướng binh,
Bèn dùng "diễn biến hòa bình" mà chơi!
Nghĩa là dùng một chốn nơi:
Hồng Câu giang ấy làm nơi phân thành...
Tích xưa cùng với sử xanh,
Ngày nay Cờ Tướng giới ranh giữa hà:
Kỳ phùng địch thủ chẳng tha,
Đụng cờ chọn nước-vượt qua chiến hào!
Mỗi bên mười sáu chiến bào,
Tướng quan, quân sỹ, tượng nào cùng phen
Pháo, xe, tốt, mã đua chen...
Cố giành chiến thắng đáng khen anh hùng./.
Sở vương Hạng Võ bên Tàu,
Xưng hùng xưng bá tranh cùng Hán vương.
Lưu Bang vua Hán cũng cương!
Đánh qua đánh lại, không thương dân tình...
Hai bên không thắng tướng binh,
Bèn dùng "diễn biến hòa bình" mà chơi!
Nghĩa là dùng một chốn nơi:
Hồng Câu giang ấy làm nơi phân thành...
Tích xưa cùng với sử xanh,
Ngày nay Cờ Tướng giới ranh giữa hà:
Kỳ phùng địch thủ chẳng tha,
Đụng cờ chọn nước-vượt qua chiến hào!
Mỗi bên mười sáu chiến bào,
Tướng quan, quân sỹ, tượng nào cùng phen
Pháo, xe, tốt, mã đua chen...
Cố giành chiến thắng đáng khen anh hùng./.
Giải cờ thế giang hồ Tập 20 Những thế cờ hay nhất
Điều bất ngờ ít ai biết về xuất xứ của môn cờ tướng
Nhiều người vẫn nhầm tưởng, xuất xứ cờ tướng từ đất nước
Trung Quốc. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng cũng chưa hẳn là chính
xác.
Cờ Tướng, cùng với cờ Vua, đều có xuất
xứ từ Saturanga, đây là trò chơi của Ấn Độ. Cờ Saturanga đi về phía Tây
và biến đổi trở thành Cờ Vua, và đi về phía Đông theo lịch sử trở thành
Cờ Tướng. Đây cũng chính là lý do vì sao Cờ Tướng và Cờ Vua lại có nhiều
điểm giống nhau.
Một
trò chơi được phát minh ở nơi này, khi di chuyển sang đến nơi khác, sẽ
được thay đổi để trở nên phù hợp với văn hóa của nơi đó. Như vậy, Cờ
Tướng đã có những thay đổi gì để trở thành “Quốc Hồn Quốc Túy” của Trung
Hoa? Dưới đây là một vài chi tiết cơ bản cho thấy sự khác biệt với cờ
vua về những thay đổi này:
– Thay vì dùng “Ô”, Cờ Tướng dùng “Đường” hay lộ để đi quân, nhờ vậy mà nâng điểm đi quân từ 64 lên 81 điểm.
–
Đã là 2 nước phân tranh thiên hạ, thì cần phải có biên giới. Bởi vậy mà
Cờ Tướng mới xuất hiện “Sông”. Kể từ đó, số điểm đi lại được nâng lên
thành 90.
Sức hấp dẫn của cờ tướng
–
Là Quốc gia thì phải có “Cung cấm” dành cho vua và đã là Tướng, soái
thì không thể chạy lung tung khắp bàn cờ được. Vì thế mà “Cung” ra đời,
khiến Tướng chỉ có thể di chuyển trong 9 điểm (Trung Quốc thường gọi là
“Cửu Cung”).
– Để đơn giản hóa tối đa việc tạo
ra một bàn cờ, các quân của Cờ Tướng đều được thiết kế giống nhau và
phân biệt bằng chữ khắc trên đó. Điều này giúp Cờ Tướng trở nên dễ dàng
phổ biến bên trong Trung Quốc, nhưng lại gây khó khăn khi tiến ra thế
giới.
Ngoài ra, vào thời mới bắt đầu của trò
chơi này, Cờ Tướng không có quân Pháo. Chỉ mãi về sau, vào thời nhà
Đường, quân Pháo mới được đưa vào bàn cờ, và từ đó tạo ra những sự khác
biệt đầy đặc sắc trong chất chiến thuật của Cờ Tướng.
Có
thể dễ dàng nhận thấy rằng, sau khi thay đổi, Cờ Tướng đã mang trong
mình những nét đặc sắc, tinh hoa cực kỳ nổi bật của nền văn hóa đậm chất
phương Đông. Những khái niệm như “Sông”, “Thành”… là những điểm đặc thù
vô cùng quen thuộc với người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói
riêng. Cũng bởi lẽ đó, Cờ Tướng đã trở thành một trò chơi trí tuệ thú vị
và đầy tính chiến thuật được người Việt ưa chuộng từ xưa cho đến nay.
Ngày
nay với công nghệ hiện đại, môn cờ tướng được chuyển thể thành game cờ
tướng online giúp mọi người có thể kết nối sở thích, đam mê với nhau.
Điều này không chỉ góp phần giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền Việt Nam, còn
kết nối đam mê, rèn luyện trí tuệ rất hiệu quả. Nhiều người còn coi đây
là một trò chơi không thể thiếu trong những giờ giải lao hay những kỳ
nghỉ của mình.
Mục đích và ý nghĩa của ván cờ tướng
Ván
cờ được bắt đầu khi có hai người (không nên chơi cờ một mình bỏ mặc bạn
bè nhé!), một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen
(hay Xanh lá cây) tùy vào quân cờ bạn mua hoặc trang bạn chơi cờ. Mục
đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật
chơi cờ tướng để chiếu bí Tướng (hay Soái) của đối phương nhằm bắt quân
Tướng và giành thắng lợi.
Bàn cờ là một hình chữ
nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 giao
điểm (giao lộ) hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm
ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai nửa đối xứng và bằng nhau. Mỗi
bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các
đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có
vẽ hai đường chéo xuyên qua dành cho quân Sĩ di chuyển.
Theo
quy ước, khi bàn cờ được nhìn theo chính diện, phía dưới sẽ là quân
Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen. Các đường dọc bên Trắng (Đỏ)
được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được
đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
Ranh
giới giữa hai bên là “sông” (hà). Con sông này có tên là “Sở hà Hán
giới” (楚河漢界)- con sông định ra biên giới giữa nước Sở và nước Hán. Theo
lịch sử Trung Hoa cổ thì khởi nghiệp nhà Hán, Lưu Bang có cuộc chiến
liên miên với Sở vương là Hạng Vũ cuộc chiến cân tài cân sức.
Cuộc
chiến trường kỳ giữa hai bên khiến trăm họ lầm than. Hạng Vũ bèn nói
với Hán vương rằng: “Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta.
Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa”. Hán vương
trả lời: “Ta chỉ đấu trí chứ không đấu sức”.
Hai
bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương tức Lưu Bang bèn kể 10 tội
lớn của Hạng Vũ, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán
vương đeo tên chạy vào Thành Cao.
Từ đó hai bên
giữ vững thành trì của mình. Mãi đến khi thấy sức lực ngang bằng không
ai có thể tiêu diệt được ai, hai bên mới chịu giao ước phân đôi thiên
hạ: từ Hồng Câu trở về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở. Từ
điển tích này, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và
Sở, coi ranh giới là một dòng sông. Cho tới nay, trên các bàn cờ tướng, ở
khoảng “hà” nằm chính giữa, chia đôi bàn cờ, người ta thường ghi “Sở hà
Hán giới” (bằng chữ Hán) chính là vì như vậy.
Mỗi
ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân
Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên
có thể viết khác nhau giữa 2 bên (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị
của từng quân cờ và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn.
Ba thiên tài cờ tướng của Trung Quốc !, Câu chuyện vỉa hè
Ba thiên tài cờ tướng của Trung Quốc !, Câu chuyện vỉa hè
Hồ Vinh Hoa-Hứa Ngân Xuyên-Triệu Hâm Hâm
(Ván cờ tướng đầy kịch tính của Hồ Vinh Hoa)
(Ván cờ tướng đầy kịch tính của Hồ Vinh Hoa)
Dưới đây là bài viết đánh giá về
các anh tài cờ tướng Trung Quốc đăng trên tạp chí Kỳ Nghệ tháng 1 năm
2008 (Tác giả : Nhạn Điểm Thanh Thiên) :
Từ năm 1956,khi giải vô địch cờ tướng quốc gia lần đầu tiên được tổ chức,tính đến nay đã qua hơn 40 năm tranh đấu,kỳ đàn Trung Quốc đã chứng kiến sự lên ngôi của 13 nhà vô địch khác nhau.Họ đều là những danh kỳ thủ xuất chúng nổi bật hơn cả giữa hàng nghìn,hàng vạn các kỳ thủ khắp Trung Hoa.Tuy nhiên thời gian thì dài và anh hùng không hiếm nhưng mới chỉ xuất hiện có 3 nhân vật thiếu niên nhờ vào tài năng kiệt xuất mà có được vinh quang tột đỉnh khi tuổi đời chưa đến đôi mươi.Thực là những bậc anh tài,thiên tư kỳ lạ vậy !
Người thứ nhất khi mới ở tuổi 15 sinh ở thành phố Thượng Hải tên là Hồ Vinh Hoa,người thứ 2 sinh ở huyện Huệ Lai tỉnh Quảng Đông tên là Hứa Ngân Xuyên,còn người thứ 3 mới đây nhất tên là Triệu Hâm Hâm sinh ở huyện Ôn Lĩnh tỉnh Chiết Giang năm nay 20 tuổi nhưng đã lên ngôi cách đó 1 năm khi tuổi đời mới 19 mà thôi.
Năm 1960,thiếu niên Hồ Vinh Hoa lần đầu tham chiến tại giải đấu quốc gia toàn quốc ngay tại trận thứ nhất đã phải đụng độ “Kỳ đàn thần đồng” của tỉnh Hồ Bắc là Lý Nghĩa Đình mà không hề thua kém.Trận thứ 2 đụng độ “Sát tượng minh vương” của tỉnh Liêu Ninh là Mạnh Lập Quốc đã chiến thắng vẻ vang,gây cơn chấn động đầu tiên trong làng cờ.Trận thứ 3 tiếp kiến “Thần Châu đệ nhất nhân” và cũng là tượng kỳ quốc thủ,Dương Quan Lân,đã đánh 1 trận xuất thần,trung tàn ghê gớm buộc họ Dương phải đầu hàng.Sau đó liên hồi gây ra sóng to gió lớn,cuối cùng ở trận cuối cùng (trận thứ 10) gặp “Lão tiên nhân” Lưu Ức Từ,bằng tài cao chí lớn đã xảo diệu điều binh lập nên đại nghiệp mở đầu thời kỳ Hồ Vinh Hoa thập liên bá chủ kéo dài mãi sau này.
Hứa Ngân Xuyên tham gia kỳ đàn trong lúc quần hùng cát cứ phân tranh.Năm 1991,khi mới 16 tuổi đã đoạt hạng 3 toàn quốc được giới cờ đặt cho biệt danh là Tiểu Ngân Xuyên.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,lĩnh hội ý tứ cho rằng sau này sẽ là kỳ vương Trung Quốc.Năm 1993,Thanh Đảo hội chiến,Tiểu Hứa đệ nhất kỳ phong giáp mặt hàng loạt các anh hùng bách chiến như “Đông phương điện não” Liễu Đại Hoa,”Yên Triệu kiêu tử” Lý Lai Quần,”Giang Nam tài tử” Từ Thiên Hồng,”Tân Đông Bắc Hổ” Triệu Quốc Vinh,”Dương Thành thiếu soái” Lữ Khâm mà không hề nao núng và đã đánh đến trận cuối cùng chiến thắng trước “Bố cục chuyên gia” Hà Bắc Diêm Văn Thanh để đắc vị đăng quang chính thức hoành không xuất thế.
Triệu Hâm Hâm,Tiểu bá vương miền Hoa Đông lại là hiện tượng mới của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Bắt đầu nổi danh từ những năm đầu của thế kỷ mới.Năm 2002,Tiểu Triệu đoạt ngôi vô địch Trung Quốc ở độ tuổi thiếu niên.Năm 2004,khi mới 16 tuổi đã đứng hạng 6 Trung Quốc được phong Tượng kỳ đại sư.Năm 2006,trong cuộc hội chiến vinh danh Dương tiền bối lại đoạt được đệ nhất Dương Quan Lân Bôi trước rất nhiều hảo thủ.Năm 2007,tại giải Y Thái Bôi toàn quốc tổ chức ở Nội Mông Cổ,phong độ thăng hoa,liên hồi bách chiến,sau đó dùng đến tuyệt kỹ cờ nhanh loại bỏ cả Triệu Quốc Vinh và Lữ thiếu soái để một mình độc chiếm ngôi đầu,trở thành người thứ 13 trong lịch sử Trung Quốc từ trước đến nay có được vinh dự tối cao này.
Ba vị Hồ,Hứa,Triệu khi mới ở tuổi thiếu niên đã 3 lần gây lên chấn động,làm xôn xao toàn bộ giới cờ,quả thật đều khiến người ta kinh ngạc !
Sở dĩ như vậy vì cả 3 khi còn rất nhỏ đều được thừa hưởng niềm say mê đánh cờ từ gia đình,được cha mẹ dạy dỗ,truyền thụ sự hứng thú,đam mê với các quân cờ kỳ lạ,chính là gốc rễ cơ bản nhất để phát triển tài năng trở thành những anh tài tiếng tăm lừng lẫy khắp nước.Kỳ vương Hồ Vinh Hoa khi được các ký giả hỏi chuyện đều luôn nhắc đến sự truyền thụ những nước cờ đầu tiên của người cha khi ấy chỉ là 1 người công nhân bình thường ở bến Thượng Hải,còn như kỳ vương Hứa Ngân Xuyên thì may mắn hơn lúc còn ấu thơ được chính cha mình,1 người chơi cờ có tiếng ở địa phương tận tình dạy dỗ.Tân khoa Trạng nguyên Triệu Hâm Hâm thì xuất thân trong 1 gia đình doanh nhân ở Ôn Lĩnh,cha tuy bận bịu kinh doanh nhưng lại rất đam mê cờ tướng,sẵn sàng bỏ nhiều tiền của cho con học đánh cờ,sau này lại cho phép con theo nghiệp cờ với mong muốn trở thành người tài tiếng tăm nổi bật.
Để có thể trở thành những đại cao thủ như ngày nay thì cả 3 người Hồ,Hứa,Triệu đều không chỉ nhờ ở bản thân mà vẫn phải cần đến sự giúp đỡ,bồi đắp của các bậc danh sư,tài năng mới mãn thành và đạt được thành công như ý.Hồ Vinh Hoa thuở nhỏ theo học Đại Khánh tiên sinh được tập luyện bài bản mới có nhiều bước tiến sau này nhập tuyển lại được 2 lão danh thủ trứ danh toàn quốc là Hà Thuận An và Từ Thiên Lợi hết lòng đào tạo nên dù còn khá ít tuổi nhưng Hồ Vinh Hoa đã thông thạo rất nhiều chiêu thức cổ kim và lãnh hội đầy đủ tinh hoa của thế giới kỳ nghệ.Hứa Ngân Xuyên sau khi nhờ cha truyền thụ,võ công chỉ đủ để đoạt được quán quân nhi đồng sau chuyển sang theo học danh thủ Chương Hán Cường của Quảng Đông,nhờ thế kỳ nghệ mới ngày một tiến nhanh,đạt được thành công bước đầu,rồi khi 12 tuổi được nhận vào đội tuyển cờ tướng Quảng Đông có thêm sự huấn luyện nghiêm túc của các danh gia đương thời như Dương Quan Lân,Thái Phúc Như nên mới nhanh chóng thành tài và đảm đương trọng trách dành cho các kỳ thủ cao cấp nhất.Còn Hoa Đông tiểu tướng,Triệu Hâm Hâm khi còn 7,8 tuổi vốn đã là 1 thần đồng của huyện Ôn Lĩnh.Tiểu Triệu với danh hiệu Bách chiến hoan quân khi tham gia thi đấu ở tỉnh đều gặt hái vô số thành tích và để lại rất nhiều ấn tượng khó quên.Sau đó Triệu được chuyển sang học tập với 2 danh thủ là Trần Hàn Phong và Vương Hâm Hải thì kỳ nghệ bỗng chốc đại tiến cực nhanh.Năm 14 tuổi đã đoạt được danh hiệu quan quân thiếu niên toàn Trung Quốc được danh thủ năm xưa là Tổng tiêu đầu của đội cờ Thâm Quyến là đại sư Lưu Tinh chú ý,mời vào đội cờ của mình tham chiến các giải quốc gia,sau này khi ngồi ở vị trí tiên phong tại Giải đồng đội toàn quốc năm 2002,Tiểu Triệu với 9 trận bất bại (7 thắng,2 hòa) trở thành 1 hiện tượng rất đáng chú ý của năm đó.Đặc cấp đại sư Mạnh Lập Quốc chứng kiến bước tiến thần tốc của Tiểu Triệu còn viết hẳn 1 bài đánh giá đăng trên tạp chí Kỳ nghệ công khai ngưỡng mộ tài năng của Triệu đủ thấy Triệu tuy còn nhỏ nhưng chắc chắn đã không phải là 1 kẻ tầm thường !
Dẫu biết “Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên” chỉ bằng những căn cơ nhen nhóm,chỉ học từ chỗ đơn sơ “Mã tẩu nhật,Tượng tẩu điền,Xa hoành trực,Pháo cách sơn” mà sau vẫn có thể trở thành nhất quốc kỳ quân thì tất không thể chỉ nhờ vào mỗi có thiên tư tuyệt đỉnh trời ban mà cần phải có tinh thần mạnh mẽ,ý chí phi thường,ngày đêm rèn luyện công phu như giũa ngọc mài kim mới mong có được thành tựu to lớn sau này.Hồ Vinh Hoa dù 15 tuổi đã ở ngôi cao nhưng vẫn không hề tự mãn,vẫn một lòng học đạo 2 lão danh sư,sau cùng vận dụng như ý mới có được sự nghiệp liên bá lẫy lừng về sau.Hứa Ngân Xuyên năm 12 tuổi đã phải rời xa gia đình một mình lên tỉnh tập trung quyết tâm cầu nghệ.Triệu Hâm Hâm sau khi đoạt ngôi quán quân thiếu niên Trung Quốc nhưng tinh thần không lung lay,ngoài việc học Trung học ở trường ra thì ngày đêm vẫn không quên tập huấn nâng cao trình độ cùng các bậc đàn anh tại Trung tâm cờ tướng Hải Dương Trung của tỉnh Chiết Giang.
Hồ,Hứa,Triệu cũng như bao kỳ thủ kiệt xuất khác,xuất phát điểm thì khác nhau nhưng mục đích chung thì giống nhau là đều luôn luôn không muốn dừng lại,luôn muốn cầu tiến trong mọi tình thế của mình.Hồ Vinh Hoa khi đã quá ngũ tuần nhưng uy phong vẫn chưa hề suy giảm không phải vì tài nghệ của lão tướng quân này quá mức ổn định mà vì Hồ Vinh Hoa nhất quyết bỏ qua ý định thoái ẩn phong đao,vẫn luôn cầu mong chiến đấu,cống hiến và thách thức sự tiến lên của lớp trẻ.Hứa Ngân Xuyên sau khi đã có tên tuổi,trong suốt 10 năm đạt được vô số thành công nhưng vẫn chưa vừa lòng,tinh thần và thể lực lúc nào cũng ở trạng thái dồi dào,lầm trận là quyết thắng,phát huy hết mọi khả năng của mình.Triệu Hâm Hâm,tuổi còn trẻ,tính tình vui vẻ nhưng niềm say mê và khả năng tập trung thì rất lớn.Trước trận nói nói cười cười tự nhiên thoải mái.Trong trận nghiêm chỉnh,lặng lẽ.Sau trận vẫn chưa muốn bỏ qua,vẫn thích bình luận thêm về ván đấu.Tại giải Dương Quan Lân Bôi lần thứ 2 năm 2006 đã từng luận kiếm với Lữ Khâm đến tận nửa đêm mà chưa muốn dứt.
Hồ,Hứa,Triệu,3 vị kỳ thủ xét về tâm lý thì dù cho tuổi đời có khác nhau nhưng phong thái thi đấu,tiến thủ thì rất mực vững vàng,bản lĩnh.Mỗi người một phong cách nhưng tựu chung lại đều ở nước cờ tự nhiên với niềm tin tuyệt đối.”Công tâm vi thượng”,điều khiển quân cờ mà mình đang có,suy nghĩ thấu đáo,nhận xét tinh tường,tấn công vào mọi trang thái yếu kém của quân địch,buộc quân địch phải tự đầu hàng.Cách đánh biến hóa khôn lường nhưng không phát sinh kiêu ngạo,coi thường nên nhờ thế sức cờ đuợc duy trì ở mức tối thượng,đạt được vô chiêu mà thắng hữu chiêu,đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác chắc chắn không phải nhờ ở may mắn và sự ngẫu nhiên.Hồ Vinh Hoa được biết đến với phong cách chơi cờ Đa mưu thiện biến,quỷ đạo cơ binh.Hứa Ngân Xuyên nổi danh với công phu Kim Cương bất hoại,lối đánh chính thường dĩ bất biến ứng vạn biến.Triệu Hâm Hâm bản tính sáng tạo,khảng khái,lấy nhanh thắng nhanh,lấy vô thắng vô,dùng hữu hạ hữu,bất luận cương nhu đều là hòa hơp.Hồ,Hứa,Triệu khi lâm trận thấy biến thì không sợ,cơ mưu linh hoạt,phân tích rõ ràng,đi cờ dứt khoát phản ánh trạng thái thi đấu tinh anh,sắc sảo,bền vững dài lâu.
Người Trung Quốc vốn dĩ rất tin vào mệnh trời,trong lĩnh vực cờ tướng cũng thế.Họ tin rằng các kỳ thủ kiệt xuất đều là những người có thiên tướng chiếu mệnh.Mà đã là có thiên tướng thì dù có thất bại thế nào thì vẫn có thể đứng lên đạt được những gì mong muốn.”Khổ tâm chí,lao cân cốt,tiên nhược suy,hậu mãn thành”.Năm 1960,sau 1 vài thắng lợi rất đáng ngạc nhiên,Hồ Vinh Hoa gặp Vương Gia Lương bị danh tướng Hoa Bắc này xuất tuyệt chiêu thí quân công sát,Hồ không đỡ nổi mà thốt lên rằng ” Sát chiêu cao” nhưng dù vậy vẫn không chột dạ mà tiếp tục tiến lên.Rồi đến thời kỳ 1980 bị mất chức vô địch ở Lạc Sơn vào tay Liễu Đại Hoa,không còn xưng hùng xưng bá được nữa,tiếp đó trong các năm 1981,1982 lại liên tục thất bại.Kỳ nghiệp đã có phần chững lại.Rút ra từ thất bại đó,Hồ Vinh Hoa thâm sơn luyện kiếm để đến năm 1983 mới quay trở lại uy chấn giang hồ đoạt được quan quân,lấy lại danh tiếng năm xưa trở thành truyền kỳ không dứt của kỳ đàn Trung Hoa đại lục.Hứa Ngân Xuyên sau 2 năm tham gia giải cá nhân toàn quốc dù sắp vinh quang nhưng lại tuột mất.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,trên thế thắng lại thất bại nên chưa thuyết phục được quần hùng nhưng sau đó vì không cam lòng mà quyết tâm phục hận đến lần thứ 3 mới có cơ hội lên ngôi,hội kiến Triệu Quốc Vinh bị Triệu dùng chủy thủ “đoản thối xa” đánh cho tan tành nhưng vẫn ngẩng đầu tiến về phía trước,cuối cùng đắc vị quán quân,xưng vương từ đó.Triệu Hâm Hâm năm 17 tuổi tham gia giải cá nhân toàn quốc bị vướng vào rắc rối bên lề bị cấm thi đấu 1 năm,sau đó bị nhiều điều tiếng không hay,đúng là 1 cú sốc khó thể vượt qua nhất là với 1 kỳ thủ tuổi đời còn quá non trẻ.Tuy nhiên Tiểu Triệu đã bỏ qua nhiều lời phê bình,không phát sinh tư tưởng chán chường bỏ nghiệp nên cuối cùng đến năm 19 tuổi vẫn được đến Nội Mông Cổ thi đấu,đánh cờ chậm không khuất phục hết chư hầu,đến khi đấu cờ nhanh tình hình lại không sáng sủa,lành ít dữ nhiều bỗng dưng tâm tư thoát ngộ liên tục đánh ra thần chiêu quái biến vào tới tận trận chung kết rồi đoạt luôn quán quân,lập nên công trạng to lớn cho quê hương mà từ đó vang danh khắp nước,trở thành ngôi sáng sáng chói trên kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.
Hồ,Hứa,Triệu thực lực có thừa,cộng thêm tinh thần bền vững,có ý chí quật khởi mạnh mẽ,cầu tiến,có thắng có bại nhưng đều luôn coi trọng lấy đó làm bài học cho mình,sau đó nhờ vào lợi thế thiên tài trời ban mà phát huy đúng lúc đạt được công lao bậc nhất đến các danh thủ lâu năm đều phải hằng mơ ước,người bình thường chắc phải mấy mấy chục năm bỏ nhiều tâm huyết may ra mới có được thành công như thế.Họ không phải ở mức cao siêu thần thánh mà đều nhờ ở 1 khát vọng lớn lao,khai phá và nghiên cứu đầy đủ những lý thuyết cờ đã qua trở thành năng lực,tài nghệ ngấm dần vào tiềm thức của chính mình.Dựa trên nền tảng về 1 kho kiến thức vững vàng rồi từ đó biến hóa lên chứ không hề là sự ngẫu nhiên bộc phát.Hồ Vinh trong khi thi đấu các giải lớn vẫn không quên bỏ nhiêu công sức chuyên tâm xem lại các dạng khai cục cổ để cải tiến rồi bổ sung chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn của mình.Hứa Ngân Xuyên,căn bản thâm hậu coi chuyện nghiên cứu Khai cục là rất quan trọng,trong lối đánh chính thường bất biến vẫn luôn có điểm đột phá mới nhờ thế mới dành được nhiều chiến thắng vẻ vang.Triệu Hâm Hâm thừa hưởng tinh hoa trận thức của mấy trăm năm cộng lại nhưng không quá gò bó,vận dụng linh hoạt,sáng tạo,trong trận vẫn can đảm đem ra thử nghiệm chiêu mới,biến hóa kỳ lạ gây bất ngờ cho đối phương.
Thời đại mới,phát triển hơn,cờ tướng chắc chắn sẽ còn có nhiều bước tiến dài mạnh mẽ,sẽ xuất hiện nhiều anh tài cờ tướng tuổi trẻ và tài cao hơn nữa.Nhưng với những gì đã qua,đã được chứng thực,đã được ghi chép tỉ mỉ,cặn kẽ,có thứ tự và khoa học hơn có thể tạm coi như kỳ đàn ngày nay mới chỉ có 3 vị tướng gia đáng được gọi là thiên tài xuất chúng vậy.Ở họ chứa đựng đầy đủ tố chất và biểu hiện hơn người đủ sức thu hút lòng người mến mộ.Hồ Vinh Hoa với 40 năm chinh chiến chói lọi đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ năm xưa đang trên đường khai phá lý luận và thực tiễn thi đấu khốc liệt,khẩn trương của cờ tướng hiện đại.Hứa Ngân Xuyên với kiến văn sâu sắc,tư duy sâu xa,đại diện cho thế hệ kỳ thủ đương thời vừa tiếp thu vốn cũ,vừa mở rộng phát triển nâng cao lý luận hiện đại của cờ tướng.Triệu Hâm Hâm với lối nghĩ táo bạo,phong cách tự tin,không quên tinh hoa nguồn cội đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ tương lai,không ngừng tìm tòi,giao lưu mở rộng,trao đổi thông tin để đi đến 1 mức độ hoàn thiện và phổ quát hơn nữa trong nghệ thuật chơi cờ.
Từ năm 1956,khi giải vô địch cờ tướng quốc gia lần đầu tiên được tổ chức,tính đến nay đã qua hơn 40 năm tranh đấu,kỳ đàn Trung Quốc đã chứng kiến sự lên ngôi của 13 nhà vô địch khác nhau.Họ đều là những danh kỳ thủ xuất chúng nổi bật hơn cả giữa hàng nghìn,hàng vạn các kỳ thủ khắp Trung Hoa.Tuy nhiên thời gian thì dài và anh hùng không hiếm nhưng mới chỉ xuất hiện có 3 nhân vật thiếu niên nhờ vào tài năng kiệt xuất mà có được vinh quang tột đỉnh khi tuổi đời chưa đến đôi mươi.Thực là những bậc anh tài,thiên tư kỳ lạ vậy !
Người thứ nhất khi mới ở tuổi 15 sinh ở thành phố Thượng Hải tên là Hồ Vinh Hoa,người thứ 2 sinh ở huyện Huệ Lai tỉnh Quảng Đông tên là Hứa Ngân Xuyên,còn người thứ 3 mới đây nhất tên là Triệu Hâm Hâm sinh ở huyện Ôn Lĩnh tỉnh Chiết Giang năm nay 20 tuổi nhưng đã lên ngôi cách đó 1 năm khi tuổi đời mới 19 mà thôi.
Năm 1960,thiếu niên Hồ Vinh Hoa lần đầu tham chiến tại giải đấu quốc gia toàn quốc ngay tại trận thứ nhất đã phải đụng độ “Kỳ đàn thần đồng” của tỉnh Hồ Bắc là Lý Nghĩa Đình mà không hề thua kém.Trận thứ 2 đụng độ “Sát tượng minh vương” của tỉnh Liêu Ninh là Mạnh Lập Quốc đã chiến thắng vẻ vang,gây cơn chấn động đầu tiên trong làng cờ.Trận thứ 3 tiếp kiến “Thần Châu đệ nhất nhân” và cũng là tượng kỳ quốc thủ,Dương Quan Lân,đã đánh 1 trận xuất thần,trung tàn ghê gớm buộc họ Dương phải đầu hàng.Sau đó liên hồi gây ra sóng to gió lớn,cuối cùng ở trận cuối cùng (trận thứ 10) gặp “Lão tiên nhân” Lưu Ức Từ,bằng tài cao chí lớn đã xảo diệu điều binh lập nên đại nghiệp mở đầu thời kỳ Hồ Vinh Hoa thập liên bá chủ kéo dài mãi sau này.
Hứa Ngân Xuyên tham gia kỳ đàn trong lúc quần hùng cát cứ phân tranh.Năm 1991,khi mới 16 tuổi đã đoạt hạng 3 toàn quốc được giới cờ đặt cho biệt danh là Tiểu Ngân Xuyên.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,lĩnh hội ý tứ cho rằng sau này sẽ là kỳ vương Trung Quốc.Năm 1993,Thanh Đảo hội chiến,Tiểu Hứa đệ nhất kỳ phong giáp mặt hàng loạt các anh hùng bách chiến như “Đông phương điện não” Liễu Đại Hoa,”Yên Triệu kiêu tử” Lý Lai Quần,”Giang Nam tài tử” Từ Thiên Hồng,”Tân Đông Bắc Hổ” Triệu Quốc Vinh,”Dương Thành thiếu soái” Lữ Khâm mà không hề nao núng và đã đánh đến trận cuối cùng chiến thắng trước “Bố cục chuyên gia” Hà Bắc Diêm Văn Thanh để đắc vị đăng quang chính thức hoành không xuất thế.
Triệu Hâm Hâm,Tiểu bá vương miền Hoa Đông lại là hiện tượng mới của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Bắt đầu nổi danh từ những năm đầu của thế kỷ mới.Năm 2002,Tiểu Triệu đoạt ngôi vô địch Trung Quốc ở độ tuổi thiếu niên.Năm 2004,khi mới 16 tuổi đã đứng hạng 6 Trung Quốc được phong Tượng kỳ đại sư.Năm 2006,trong cuộc hội chiến vinh danh Dương tiền bối lại đoạt được đệ nhất Dương Quan Lân Bôi trước rất nhiều hảo thủ.Năm 2007,tại giải Y Thái Bôi toàn quốc tổ chức ở Nội Mông Cổ,phong độ thăng hoa,liên hồi bách chiến,sau đó dùng đến tuyệt kỹ cờ nhanh loại bỏ cả Triệu Quốc Vinh và Lữ thiếu soái để một mình độc chiếm ngôi đầu,trở thành người thứ 13 trong lịch sử Trung Quốc từ trước đến nay có được vinh dự tối cao này.
Ba vị Hồ,Hứa,Triệu khi mới ở tuổi thiếu niên đã 3 lần gây lên chấn động,làm xôn xao toàn bộ giới cờ,quả thật đều khiến người ta kinh ngạc !
Sở dĩ như vậy vì cả 3 khi còn rất nhỏ đều được thừa hưởng niềm say mê đánh cờ từ gia đình,được cha mẹ dạy dỗ,truyền thụ sự hứng thú,đam mê với các quân cờ kỳ lạ,chính là gốc rễ cơ bản nhất để phát triển tài năng trở thành những anh tài tiếng tăm lừng lẫy khắp nước.Kỳ vương Hồ Vinh Hoa khi được các ký giả hỏi chuyện đều luôn nhắc đến sự truyền thụ những nước cờ đầu tiên của người cha khi ấy chỉ là 1 người công nhân bình thường ở bến Thượng Hải,còn như kỳ vương Hứa Ngân Xuyên thì may mắn hơn lúc còn ấu thơ được chính cha mình,1 người chơi cờ có tiếng ở địa phương tận tình dạy dỗ.Tân khoa Trạng nguyên Triệu Hâm Hâm thì xuất thân trong 1 gia đình doanh nhân ở Ôn Lĩnh,cha tuy bận bịu kinh doanh nhưng lại rất đam mê cờ tướng,sẵn sàng bỏ nhiều tiền của cho con học đánh cờ,sau này lại cho phép con theo nghiệp cờ với mong muốn trở thành người tài tiếng tăm nổi bật.
Để có thể trở thành những đại cao thủ như ngày nay thì cả 3 người Hồ,Hứa,Triệu đều không chỉ nhờ ở bản thân mà vẫn phải cần đến sự giúp đỡ,bồi đắp của các bậc danh sư,tài năng mới mãn thành và đạt được thành công như ý.Hồ Vinh Hoa thuở nhỏ theo học Đại Khánh tiên sinh được tập luyện bài bản mới có nhiều bước tiến sau này nhập tuyển lại được 2 lão danh thủ trứ danh toàn quốc là Hà Thuận An và Từ Thiên Lợi hết lòng đào tạo nên dù còn khá ít tuổi nhưng Hồ Vinh Hoa đã thông thạo rất nhiều chiêu thức cổ kim và lãnh hội đầy đủ tinh hoa của thế giới kỳ nghệ.Hứa Ngân Xuyên sau khi nhờ cha truyền thụ,võ công chỉ đủ để đoạt được quán quân nhi đồng sau chuyển sang theo học danh thủ Chương Hán Cường của Quảng Đông,nhờ thế kỳ nghệ mới ngày một tiến nhanh,đạt được thành công bước đầu,rồi khi 12 tuổi được nhận vào đội tuyển cờ tướng Quảng Đông có thêm sự huấn luyện nghiêm túc của các danh gia đương thời như Dương Quan Lân,Thái Phúc Như nên mới nhanh chóng thành tài và đảm đương trọng trách dành cho các kỳ thủ cao cấp nhất.Còn Hoa Đông tiểu tướng,Triệu Hâm Hâm khi còn 7,8 tuổi vốn đã là 1 thần đồng của huyện Ôn Lĩnh.Tiểu Triệu với danh hiệu Bách chiến hoan quân khi tham gia thi đấu ở tỉnh đều gặt hái vô số thành tích và để lại rất nhiều ấn tượng khó quên.Sau đó Triệu được chuyển sang học tập với 2 danh thủ là Trần Hàn Phong và Vương Hâm Hải thì kỳ nghệ bỗng chốc đại tiến cực nhanh.Năm 14 tuổi đã đoạt được danh hiệu quan quân thiếu niên toàn Trung Quốc được danh thủ năm xưa là Tổng tiêu đầu của đội cờ Thâm Quyến là đại sư Lưu Tinh chú ý,mời vào đội cờ của mình tham chiến các giải quốc gia,sau này khi ngồi ở vị trí tiên phong tại Giải đồng đội toàn quốc năm 2002,Tiểu Triệu với 9 trận bất bại (7 thắng,2 hòa) trở thành 1 hiện tượng rất đáng chú ý của năm đó.Đặc cấp đại sư Mạnh Lập Quốc chứng kiến bước tiến thần tốc của Tiểu Triệu còn viết hẳn 1 bài đánh giá đăng trên tạp chí Kỳ nghệ công khai ngưỡng mộ tài năng của Triệu đủ thấy Triệu tuy còn nhỏ nhưng chắc chắn đã không phải là 1 kẻ tầm thường !
Dẫu biết “Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên” chỉ bằng những căn cơ nhen nhóm,chỉ học từ chỗ đơn sơ “Mã tẩu nhật,Tượng tẩu điền,Xa hoành trực,Pháo cách sơn” mà sau vẫn có thể trở thành nhất quốc kỳ quân thì tất không thể chỉ nhờ vào mỗi có thiên tư tuyệt đỉnh trời ban mà cần phải có tinh thần mạnh mẽ,ý chí phi thường,ngày đêm rèn luyện công phu như giũa ngọc mài kim mới mong có được thành tựu to lớn sau này.Hồ Vinh Hoa dù 15 tuổi đã ở ngôi cao nhưng vẫn không hề tự mãn,vẫn một lòng học đạo 2 lão danh sư,sau cùng vận dụng như ý mới có được sự nghiệp liên bá lẫy lừng về sau.Hứa Ngân Xuyên năm 12 tuổi đã phải rời xa gia đình một mình lên tỉnh tập trung quyết tâm cầu nghệ.Triệu Hâm Hâm sau khi đoạt ngôi quán quân thiếu niên Trung Quốc nhưng tinh thần không lung lay,ngoài việc học Trung học ở trường ra thì ngày đêm vẫn không quên tập huấn nâng cao trình độ cùng các bậc đàn anh tại Trung tâm cờ tướng Hải Dương Trung của tỉnh Chiết Giang.
Hồ,Hứa,Triệu cũng như bao kỳ thủ kiệt xuất khác,xuất phát điểm thì khác nhau nhưng mục đích chung thì giống nhau là đều luôn luôn không muốn dừng lại,luôn muốn cầu tiến trong mọi tình thế của mình.Hồ Vinh Hoa khi đã quá ngũ tuần nhưng uy phong vẫn chưa hề suy giảm không phải vì tài nghệ của lão tướng quân này quá mức ổn định mà vì Hồ Vinh Hoa nhất quyết bỏ qua ý định thoái ẩn phong đao,vẫn luôn cầu mong chiến đấu,cống hiến và thách thức sự tiến lên của lớp trẻ.Hứa Ngân Xuyên sau khi đã có tên tuổi,trong suốt 10 năm đạt được vô số thành công nhưng vẫn chưa vừa lòng,tinh thần và thể lực lúc nào cũng ở trạng thái dồi dào,lầm trận là quyết thắng,phát huy hết mọi khả năng của mình.Triệu Hâm Hâm,tuổi còn trẻ,tính tình vui vẻ nhưng niềm say mê và khả năng tập trung thì rất lớn.Trước trận nói nói cười cười tự nhiên thoải mái.Trong trận nghiêm chỉnh,lặng lẽ.Sau trận vẫn chưa muốn bỏ qua,vẫn thích bình luận thêm về ván đấu.Tại giải Dương Quan Lân Bôi lần thứ 2 năm 2006 đã từng luận kiếm với Lữ Khâm đến tận nửa đêm mà chưa muốn dứt.
Hồ,Hứa,Triệu,3 vị kỳ thủ xét về tâm lý thì dù cho tuổi đời có khác nhau nhưng phong thái thi đấu,tiến thủ thì rất mực vững vàng,bản lĩnh.Mỗi người một phong cách nhưng tựu chung lại đều ở nước cờ tự nhiên với niềm tin tuyệt đối.”Công tâm vi thượng”,điều khiển quân cờ mà mình đang có,suy nghĩ thấu đáo,nhận xét tinh tường,tấn công vào mọi trang thái yếu kém của quân địch,buộc quân địch phải tự đầu hàng.Cách đánh biến hóa khôn lường nhưng không phát sinh kiêu ngạo,coi thường nên nhờ thế sức cờ đuợc duy trì ở mức tối thượng,đạt được vô chiêu mà thắng hữu chiêu,đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác chắc chắn không phải nhờ ở may mắn và sự ngẫu nhiên.Hồ Vinh Hoa được biết đến với phong cách chơi cờ Đa mưu thiện biến,quỷ đạo cơ binh.Hứa Ngân Xuyên nổi danh với công phu Kim Cương bất hoại,lối đánh chính thường dĩ bất biến ứng vạn biến.Triệu Hâm Hâm bản tính sáng tạo,khảng khái,lấy nhanh thắng nhanh,lấy vô thắng vô,dùng hữu hạ hữu,bất luận cương nhu đều là hòa hơp.Hồ,Hứa,Triệu khi lâm trận thấy biến thì không sợ,cơ mưu linh hoạt,phân tích rõ ràng,đi cờ dứt khoát phản ánh trạng thái thi đấu tinh anh,sắc sảo,bền vững dài lâu.
Người Trung Quốc vốn dĩ rất tin vào mệnh trời,trong lĩnh vực cờ tướng cũng thế.Họ tin rằng các kỳ thủ kiệt xuất đều là những người có thiên tướng chiếu mệnh.Mà đã là có thiên tướng thì dù có thất bại thế nào thì vẫn có thể đứng lên đạt được những gì mong muốn.”Khổ tâm chí,lao cân cốt,tiên nhược suy,hậu mãn thành”.Năm 1960,sau 1 vài thắng lợi rất đáng ngạc nhiên,Hồ Vinh Hoa gặp Vương Gia Lương bị danh tướng Hoa Bắc này xuất tuyệt chiêu thí quân công sát,Hồ không đỡ nổi mà thốt lên rằng ” Sát chiêu cao” nhưng dù vậy vẫn không chột dạ mà tiếp tục tiến lên.Rồi đến thời kỳ 1980 bị mất chức vô địch ở Lạc Sơn vào tay Liễu Đại Hoa,không còn xưng hùng xưng bá được nữa,tiếp đó trong các năm 1981,1982 lại liên tục thất bại.Kỳ nghiệp đã có phần chững lại.Rút ra từ thất bại đó,Hồ Vinh Hoa thâm sơn luyện kiếm để đến năm 1983 mới quay trở lại uy chấn giang hồ đoạt được quan quân,lấy lại danh tiếng năm xưa trở thành truyền kỳ không dứt của kỳ đàn Trung Hoa đại lục.Hứa Ngân Xuyên sau 2 năm tham gia giải cá nhân toàn quốc dù sắp vinh quang nhưng lại tuột mất.Năm 1992,hội ngộ Hồ Vinh Hoa,trên thế thắng lại thất bại nên chưa thuyết phục được quần hùng nhưng sau đó vì không cam lòng mà quyết tâm phục hận đến lần thứ 3 mới có cơ hội lên ngôi,hội kiến Triệu Quốc Vinh bị Triệu dùng chủy thủ “đoản thối xa” đánh cho tan tành nhưng vẫn ngẩng đầu tiến về phía trước,cuối cùng đắc vị quán quân,xưng vương từ đó.Triệu Hâm Hâm năm 17 tuổi tham gia giải cá nhân toàn quốc bị vướng vào rắc rối bên lề bị cấm thi đấu 1 năm,sau đó bị nhiều điều tiếng không hay,đúng là 1 cú sốc khó thể vượt qua nhất là với 1 kỳ thủ tuổi đời còn quá non trẻ.Tuy nhiên Tiểu Triệu đã bỏ qua nhiều lời phê bình,không phát sinh tư tưởng chán chường bỏ nghiệp nên cuối cùng đến năm 19 tuổi vẫn được đến Nội Mông Cổ thi đấu,đánh cờ chậm không khuất phục hết chư hầu,đến khi đấu cờ nhanh tình hình lại không sáng sủa,lành ít dữ nhiều bỗng dưng tâm tư thoát ngộ liên tục đánh ra thần chiêu quái biến vào tới tận trận chung kết rồi đoạt luôn quán quân,lập nên công trạng to lớn cho quê hương mà từ đó vang danh khắp nước,trở thành ngôi sáng sáng chói trên kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.
Hồ,Hứa,Triệu thực lực có thừa,cộng thêm tinh thần bền vững,có ý chí quật khởi mạnh mẽ,cầu tiến,có thắng có bại nhưng đều luôn coi trọng lấy đó làm bài học cho mình,sau đó nhờ vào lợi thế thiên tài trời ban mà phát huy đúng lúc đạt được công lao bậc nhất đến các danh thủ lâu năm đều phải hằng mơ ước,người bình thường chắc phải mấy mấy chục năm bỏ nhiều tâm huyết may ra mới có được thành công như thế.Họ không phải ở mức cao siêu thần thánh mà đều nhờ ở 1 khát vọng lớn lao,khai phá và nghiên cứu đầy đủ những lý thuyết cờ đã qua trở thành năng lực,tài nghệ ngấm dần vào tiềm thức của chính mình.Dựa trên nền tảng về 1 kho kiến thức vững vàng rồi từ đó biến hóa lên chứ không hề là sự ngẫu nhiên bộc phát.Hồ Vinh trong khi thi đấu các giải lớn vẫn không quên bỏ nhiêu công sức chuyên tâm xem lại các dạng khai cục cổ để cải tiến rồi bổ sung chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn của mình.Hứa Ngân Xuyên,căn bản thâm hậu coi chuyện nghiên cứu Khai cục là rất quan trọng,trong lối đánh chính thường bất biến vẫn luôn có điểm đột phá mới nhờ thế mới dành được nhiều chiến thắng vẻ vang.Triệu Hâm Hâm thừa hưởng tinh hoa trận thức của mấy trăm năm cộng lại nhưng không quá gò bó,vận dụng linh hoạt,sáng tạo,trong trận vẫn can đảm đem ra thử nghiệm chiêu mới,biến hóa kỳ lạ gây bất ngờ cho đối phương.
Thời đại mới,phát triển hơn,cờ tướng chắc chắn sẽ còn có nhiều bước tiến dài mạnh mẽ,sẽ xuất hiện nhiều anh tài cờ tướng tuổi trẻ và tài cao hơn nữa.Nhưng với những gì đã qua,đã được chứng thực,đã được ghi chép tỉ mỉ,cặn kẽ,có thứ tự và khoa học hơn có thể tạm coi như kỳ đàn ngày nay mới chỉ có 3 vị tướng gia đáng được gọi là thiên tài xuất chúng vậy.Ở họ chứa đựng đầy đủ tố chất và biểu hiện hơn người đủ sức thu hút lòng người mến mộ.Hồ Vinh Hoa với 40 năm chinh chiến chói lọi đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ năm xưa đang trên đường khai phá lý luận và thực tiễn thi đấu khốc liệt,khẩn trương của cờ tướng hiện đại.Hứa Ngân Xuyên với kiến văn sâu sắc,tư duy sâu xa,đại diện cho thế hệ kỳ thủ đương thời vừa tiếp thu vốn cũ,vừa mở rộng phát triển nâng cao lý luận hiện đại của cờ tướng.Triệu Hâm Hâm với lối nghĩ táo bạo,phong cách tự tin,không quên tinh hoa nguồn cội đại diện cho 1 thế hệ kỳ thủ tương lai,không ngừng tìm tòi,giao lưu mở rộng,trao đổi thông tin để đi đến 1 mức độ hoàn thiện và phổ quát hơn nữa trong nghệ thuật chơi cờ.
Giai thoại Cờ tướng - Hồn Trương Ba da hàng thịt
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Ngày xưa ở một làng nọ có một người tên là Trương Ba. Sinh thời Trương Ba đánh cờ rất cao nổi tiếng khắp vùng không ai thắng được. Nghe nói trên núi nơi Trương Ba thường hay lấy củi có hai ông tiên thường hiện lên đánh cờ, gợi cho Trương Ba ý tò mò muốn tìm hiểu xem người tiên đánh cờ như thế nào?
Một hôm Trương Ba gánh củi về thì thấy hai ông già râu tóc bạc phơ ngồi đánh cờ trên bàn đá. Trương Ba đến một bên xem thử mà hai ông già vẫn không hề hay biết vì tâm trí chỉ để vào bàn cờ. Thấy ông già bên cờ đen sắp thua Trương Ba bèn lên tiếng mách nước gỡ thế cờ bí. Thấy Trương Ba cũng biết đánh cờ và giải được thế cờ hiểm nên ông già bên cờ đỏ bèn rủ Trương Ba đánh thử. Đánh mãi, đánh mã nhưng ông già cờ đỏ không thắng được, mến nộ tài cờ tướng nên ông già cờ đỏ mới kết nghĩa huynh đệ với Trương Ba. Khi chia tay ông già tặng không cho Trương Ba mấy nén hương và dặn rằng:
-
“ Khi nào muốn gặp nhau thì cứ việc đốt hương ấy lên thì ông sẽ đến”. Trương Ba hỏi ra thì mới biết ông già đó chính là vị tiên Đế Thích mà người đời thường nhắc đến…ngưỡng mộ. Trương Ba về nhà cất kĩ mấy nén hương.
Trương Ba đánh cờ với Tiên trong một vở kịch sân khấu
Sau đó Trương Ba bị bệnh chết. Một thời gian lâu, vợ Trương Ba dọn nhà mới phát hiện mấy nén hương bèn đem đốt đi. Tiên Đế Thích biết được Trương Ba muốn gặp mình nên hiện đến, lúc này vợ Trương Ba mới kể sự tình và khẩn cầu Tiên Đế Thích cứu chồng sống lại. Nhưng Trương Ba chết đã lâu, nhưng Trương Ba chết đã lâu thi thể thối rửa cả rồi thì làm sao sống lại được. Biết trong xóm có một người hàng thịt vừa mới chết chưa chôn nên Tiên Đế Thích mới bắt hồn Trương Ba cho nhập vào xác anh hàng thịt.
Sống lại, ông hàng thịt thấy mọi vật trong nhà và những người xung quanh đều xa lạ (vì thi thể là của anh hàng thịt nhưng hồn là của Trương Ba). Ai hỏi gì cũng chả biết, lại tìm về nhà vợ của Trương Ba.
Vợ người hàng thịt đi theo bảo chồng về, nhưng chồng lại không chịu về, vợ người hàng thịt tưởng là vợ Trương Ba dụ dỗ, mê hoặc chồng mình nên mới làm đơn trình lên quan nhờ xét xử.
Trước công đường vờ người hàng thịt và vợ Trương Ba đều một mực giành chồng. Quan lúng túng chẳng biết xử cho ai được. Suy nghĩ mãi, quan mới nghĩ ra: “Nếu đúng là Trương thì sinh thời đánh cờ rất cao, vậy cứ cho đánh cờ thì sẽ biết”. Quả nhiên người chết sống lại đánh cờ rất cao, cả làng không ai thắng được, nên quan xử cho vợ Trương Ba được chồng. Vợ người hàng thịt cũng thú nhận là chồng mình sinh thời không biết đánh cờ.
( Theo Dương Diên Hồng - "Kỳ đạo - nghệ thuật cờ tướng" )
Giai thoại Cờ tướng - Không đập đầu chốt
KHÔNG ĐẬP ĐẦU CHỐT
Cách nay đã lâu – Chừng hai mươi năm có dư, khi tôi còn trẻ trung, có lần tôi gặp một cụ già. Tên thật của cụ không rõ là gì, chỉ nghe mọi người xung quanh gọi cụ là bác Chín nên tôi cũng gọi cụ như thế.
Bác Chín ở huyện Hàm Tân (La Gi) thuộc tỉnh Bình Tuy cũ, nay thuộc tỉnh Bình Thuận. Được biết bác Chín là người cao cờ nổi tiếng cả tỉnh Bình Tuy, đã từng thủ hòa với danh thủ Việt Nam Lý Anh Mậu (lúc đó Lý Anh Mậu là Tượng Kỳ Viện Sài Gòn, Biên Hòa), tại Giải trí trường Thị Nghè vào những năm 1959, 1960. Tôi và bác Chín đã có trao đổi về nghệ thuật cờ tướng và đúng là tiếng đồn không sai – những ván cờ bác Chín thủ hòa với Lý Anh Mậu tại cuộc thi đấu ở Giải trí trường Thị Nghè bác Chín còn nhớ như in trong tâm trí. Bác Chín đã đi lại ván cờ đó cho tôi xem từ nước sơ khởi cho đến nước kết thúc.
Tôi tấm tắc thán phục:
- Ván cờ này bác Chín xuất quân khai cuộc rất vững, còn ở trung cuộc thì có nhiều nước sáng tạo rất hay. Qủa là “danh bất hư truyền”.
Được tôi ngưỡng mộ nhưng bác Chín không tỏ thái độ khoái chí mà lại tỏ ra hối tiếc, Bác nói:
- Không hay đâu: Lý ra bác đã thắng nhưng vì đi sai một nước chốt nên Lý Anh Mậu mới thủ hòa được. Tuy vậy, hồi đó khán giả cũng hoan nghênh tán thưởng ghê lắm.
Tôi trầm ngâm suy nghĩ một lát để tìm nước đi sai lầm của bác Chín. Tôi hỏi:
- Có phải do nước đi sai lầm là chốt 5 bình 4 mà lý ra phải đi chốt 5 tấn 1 ăn sĩ?
Bác Chín gật đầu:
- Phải đó. Cơ hội làm bàn để thắng kiện tướng Lý Anh Mậu không còn nữa. Bác cứ ân hận mãi mà cũng vì thế mà ván cờ này bác không bao giờ quên được.
Tôi động viên bác:
- Không thắng, nhưng hòa được với Lý Anh Mậu thì cũng tốt rồi.
- Thì cũng được thôi, nhưng tiếc là vì mình không chịu suy nghĩ, bỏ lỡ đi một dịp “làm bàn” hiếm có.
- Có tiếc rẻ thì dịp may đó cũng không còn nữa, ở đời ai mà chẳng mắc phải sai lầm.Đó chính là những bài học kinh nghiệm nhớ đời nhắc nhở mình luôn phải cẩn trọng trước những danh thủ.
Trong những ván cờ tôi và bác Chín đấu giao hữu, có khi hứng chí tôi đập quân chốt của bác một cái “cốc” nên thân, bác Chín liền ngừng cuộc cờ và đi lấy dầu xoa đầu cho quân chốt vừa bị tôi bắt.
Tôi lấy làm lạ, cứ tưởng bác Chín giận nên xin lỗi:
- Cháu vì hứng chí nên nặng tay, xin bác Chín thứ lỗi.
Bác Chín ôn tồn:
- Tôi đâu có giận cậu, nhưng nghĩ tội nghiệp con chốt quá. Xức dầu cho nó là để tỏ lòng quí trọng nó đó chớ.
- Quân cờ làm bằng sừng vô tri vô giác mà bác Chín làm như quân cờ là con người vậy? Tôi hỏi.
- Thế thì cậu không hiểu gì cả, bác Chín nghiêm sắc mặt – Cậu đánh cờ có khá thật, nhưng cái đạo lý cờ tướng thì dường như cậu chưa biết gì nhiều.
Lời nhận xét của bác Chín vừa đúng đắn vừa sâu sắc nên làm cho tôi hổ thẹn. Tôi cúi mặt, không còn dương dương tự đắc như trước.
- Quả thật cháu chưa hiểu cái gì gọi là đạo lý cờ tướng cả. Xin bác vui lòng chỉ giáo.
Thấy tôi thật lòng muốn học hỏi bác Chín mới nói tiếp:
- Trong cờ tướng có nhiều loại quân cờ như cậu biết đó. Ngoài tướng là thành phần độc tôn vì quí giống như vua của một nước thì còn có sĩ, tượng, xe, pháo, mã, chốt. Nếu nói về tôn ti trật tự thì cao nhất là tướng rồi mới đến sĩ, tượng, xe, pháo, mã và cuối cùng là quân chốt. Chốt là hàng binh lính. Người ta sẵn sàng thí chốt bất cứ lúc nào. Người ta xem chốt như con vật hy sinh. Khi nào thấy có lợi thì họ thí chốt. Chỗ nào nguy hiểm thì đẩy chốt tới trước, giống như con chó săn thui thủi vào bờ bụi để bắt con mồi cho chủ dẫu có chết cũng không trốn chạy. Người ta không hề biết quý trọng quân Chốt. Người ta yến tiệc linh đình mừng chiến công. Vua quan tướng tá chỉ biết hỉ hả, có ai để ý nhớ tới quân chốt đã hy sinh để cho họ được sung sướng đâu.
Bác Chín trầm ngâm, tư lự, không nói nữa. Một lúc lâu sau, bác Chín nhìn tôi, rồi hỏi:
- Cậu thấy sao? Nhân tình thế thái như vậy có được không?
- Như vậy thì bạc nghĩa quá. Tôi trả lời.
- Vậy mà quân chốt nó nghĩ sao cậu có biết không?
Ôi! Câu hỏi thật là hóc búa. Quân chốt được làm bằng gỗ, hoặc sừng, quí lắm thì cũng bằng ngà voi thôi. Những thứ đó đều là vật vô tri vô giác thì làm gì có suy nghĩ được. Tôi cứ ngỡ bác Chín già rồi lẫn thẫn, nên tôi hỏi lại:
- Bác Chín hỏi đùa cháu phải không?
- Đâu có đùa. Tôi hỏi thật chứ.
Bác Chín lặp lại câu hỏi – Quân chốt nó suy nghĩ gì cậu có biết không?
- Cháu xin chịu – có gì xin bác chỉ giáo cho.
- Nếu cậu không biết thiệt thì tui nói cho cậu nghe. Bác Chín đằng hắng rồi tiếp – Quân chốt nó chỉ có một ý nghĩ là lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tướng. Biết rằng đi vào chỗ chết nhưng lúc nào nó cũng tuân lệnh tiến lên chứ không bao giờ chịu thụt lùi. Cậu thấy có đúng không?
Lúc này tôi mới vỡ lẽ:
- Đúng ạ! Bác Chín phân tích thật chí lý. Vì bác hiểu được quân chốt suy nghĩ như vậy nên bác mới xức dầu xoa dầu cho quân chốt chứ gì?
- Đúng thế. Có được chiến công thắng lợi trước tiên phải ghi công đầu cho quân chốt chứ. Mình phải biết quí trọng quân chốt. Bác Chín cười rồi tiếp – Chứ ai lại nhè đầu quân chốt mà đập như cậu vậy. Bây giờ cậu đã phần nào hiểu được đạo lý của cờ tướng chưa?
- Dạ cháu hiểu rồi ạ! Từ nay về sau cháu xin chừa không bao giờ dám đập đầu quân chốt nữa. Nhưng thưa bác Chín ngoài quân chốt ra còn tất cả các quân cờ khác cháu có thể đập đầu chứ?
- Đập tuốt. Vì trừ quân chốt ra thì các quân cờ còn lại dẫu thiện chiến như xe, pháo, mã, sĩ, tượng đều chạy lui hết. Hễ thấy thắng thì tiến lên, còn thấy bại thì thụt lùi.
- Còn tướng thì sao bác Chín? Có được đập đầu không hở bác?
- Đập tuốt luôn – Bác Chín cười thoải mái. Vì tướng cũng thụt lùi như các quân cờ khác vậy. Cái đạo lý của cờ tướng là quý trọng sự trung thành, cái dũng cảm dám hy sinh thân mình cho sự sinh tồn của Tổ quốc mà không hề nghĩ tới một tí lợi riêng tư nào, như quân chốt ấy vậy.
- Xét cho cùng cái đạo lý của cờ tướng cũng sâu sắc quá bác Chín nhỉ!
- Đúng thế. Nếu nghệ thuật cờ tướng không phong phú và sâu sắc thì làm sao nó tồn tại hàng mấy ngàn năm qua cho được.
Từ dạo chia tay bác Chín đến nay, tôi chưa có dịp nào gặp lại bác. Không biết bác Chín có còn không. Tuy nhiên cái đạo lý cờ tướng mà bác đã dạy bảo hôm nào thì vẫn còn đọng mãi trong tôi. Cũng như kể từ ngày ấy tôi biết khiêm tốn hơn, không muốn tranh hơn thua với ai. Đánh cờ chỉ cốt để tìm hiểu cho am tường bộ môn nghệ thuật phong phú của người xưa, rút ra cho được cái sâu sắc tiềm ẩn trong đạo lý của cờ tướng và tìm ra được những cách ứng xử hợp với đạo lý của cuộc đời.
( Theo Dương Diên Hồng - " kỳ đạo - nghệ thuật cờ tướng " )
Nhận xét
Đăng nhận xét