CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/b
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nga cáo buộc CIA đã đưa ra những bức ảnh chụp giả mạo trong vụ đầu độc Skripal.
Ying Lin lấy hàng từ các sĩ quan quân đội Trung Quốc đang làm việc tại Phái bộ Liên hợp quốc tại New York và đưa chúng lên các chuyến bay về Trung Quốc mà không có những người ấy đi cùng. Điều này vi phạm các quy tắc an toàn hàng không của Mỹ. Đổi lại, Lin nhận được các lợi ích bao gồm mua rượu, thuốc lá và các thiết bị điện tử miễn thuế. Theo các nhà chức trách Mỹ, những đặc quyền này "trị giá hàng chục nghìn đô la".
Các công nhân xây dựng Trung Quốc đã làm việc tự do tại hai khu dân cư thuộc quận Queen nơi Lin đang sống. Theo điều khoản visa, họ chỉ được phép hoạt động tại các cơ sở của chính phủ Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
"Lén lút làm việc cho quân đội Trung Quốc trên đất Mỹ là phạm pháp. Lin và quân đội Trung Quốc đã lợi dụng một doanh nghiệp thương mại để trốn tránh sự kiểm soát của chính phủ Mỹ hợp pháp", John C. Demers, trợ lý bộ trưởng tư pháp về an ninh quốc gia, tuyên bố.
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P3
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P4
Điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc: CIA đã đưa bằng chứng gì khiến ông Trump tức giận và trừng phạt Nga?
TƯỜNG NGUYỄN |
Nga cáo buộc CIA đã đưa lên Tổng thống Donald Trump những bức ảnh chụp giả mạo trong vụ điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc.
Đại sứ quán Nga tại London cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung
ương (CIA) của Mỹ đã đệ trình lên Tổng thống Donald Trump những hình ảnh
giả mạo về những đứa trẻ được cho là bị thương bởi chất độc thần kinh ở
thành phố Salisbury của Anh.
Hãng tin TASS, dẫn thông cáo của cơ quan ngoại giao này, cho biết các bức ảnh có thể là bằng chứng ngụy tạo do các nhân viên tình báo Anh tạo ra và gửi cho CIA.
Đại sứ quán Nga lên tiếng: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Anh khẩn trương làm rõ vấn đề này”.
Ngày 16/4, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Tổng thống Trump ban đầu không có kế hoạch trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga vào năm 2018 liên quan đến vụ cựu nhân viên GRU (Tổng cục Tình báo Quốc phòng Nga) Sergei Skripal và con gái của ông bị đầu độc ở Anh, nhưng ông đã thay đổi quyết định bởi những lập luận của người đứng đầu CIA, bà Gina Haspel.
Yếu tố quyết định dẫn tới sự thay đổi của ông Trump chính là hình ảnh của những đứa trẻ được cho là bị ngộ độc bởi chất độc thần kinh Novichok (nhóm chất độc thần kinh được Liên Xô phát triển trong thập niên 1970 và 1980, bị liệt vào danh sách vũ khí hóa học). Những bức ảnh này đã gây ấn tượng mạnh đối với ông Trump và ông đã ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Vào ngày 26/3/2018, chính quyền Mỹ đã quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga với lý do Nga đứng sau vụ mưu sát cựu nhân viên tình báo hoạt động hai mang Sergei Skripal. Các nhà ngoại giao bị trục xuất bao gồm nhân viên của đại sứ quán Nga ở Washington, tổng lãnh sự quán Nga ở New York và đoàn đại biểu thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc.
Ngày 4/3/2018, ông Sergei Skripal và con gái Yulia được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh tại thành phố Salisbury của Anh trên một băng ghế công viên. Theo kết luận của các nhà điều tra Anh, họ đã tiếp xúc với chất độc thần kinh Novichok - được cho là vẫn còn sản xuất tại Nga.
London cho biết sau cuộc điều trị kéo dài, cả hai cha con ông Skripal đã tỉnh lại và được xuất viện. Kể từ thời điểm đó, ông Sergei Skripal chưa một lần xuất hiện trước công chúng.
Nga ngay từ đầu phủ nhận mọi cáo buộc của Anh, yêu cầu London đưa ra bằng chứng thuyết phục và kêu gọi Tổ chức Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học toàn cầu (OPCW) vào cuộc điều tra.
Cho tới nay cả London và OPCW chưa đưa ra được kết luận chính thức nào về sự tham gia của Nga.
Hãng tin TASS, dẫn thông cáo của cơ quan ngoại giao này, cho biết các bức ảnh có thể là bằng chứng ngụy tạo do các nhân viên tình báo Anh tạo ra và gửi cho CIA.
Đại sứ quán Nga lên tiếng: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Anh khẩn trương làm rõ vấn đề này”.
Ngày 16/4, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Tổng thống Trump ban đầu không có kế hoạch trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga vào năm 2018 liên quan đến vụ cựu nhân viên GRU (Tổng cục Tình báo Quốc phòng Nga) Sergei Skripal và con gái của ông bị đầu độc ở Anh, nhưng ông đã thay đổi quyết định bởi những lập luận của người đứng đầu CIA, bà Gina Haspel.
Yếu tố quyết định dẫn tới sự thay đổi của ông Trump chính là hình ảnh của những đứa trẻ được cho là bị ngộ độc bởi chất độc thần kinh Novichok (nhóm chất độc thần kinh được Liên Xô phát triển trong thập niên 1970 và 1980, bị liệt vào danh sách vũ khí hóa học). Những bức ảnh này đã gây ấn tượng mạnh đối với ông Trump và ông đã ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Vào ngày 26/3/2018, chính quyền Mỹ đã quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga với lý do Nga đứng sau vụ mưu sát cựu nhân viên tình báo hoạt động hai mang Sergei Skripal. Các nhà ngoại giao bị trục xuất bao gồm nhân viên của đại sứ quán Nga ở Washington, tổng lãnh sự quán Nga ở New York và đoàn đại biểu thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc.
Ngày 4/3/2018, ông Sergei Skripal và con gái Yulia được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh tại thành phố Salisbury của Anh trên một băng ghế công viên. Theo kết luận của các nhà điều tra Anh, họ đã tiếp xúc với chất độc thần kinh Novichok - được cho là vẫn còn sản xuất tại Nga.
London cho biết sau cuộc điều trị kéo dài, cả hai cha con ông Skripal đã tỉnh lại và được xuất viện. Kể từ thời điểm đó, ông Sergei Skripal chưa một lần xuất hiện trước công chúng.
Nga ngay từ đầu phủ nhận mọi cáo buộc của Anh, yêu cầu London đưa ra bằng chứng thuyết phục và kêu gọi Tổ chức Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học toàn cầu (OPCW) vào cuộc điều tra.
Cho tới nay cả London và OPCW chưa đưa ra được kết luận chính thức nào về sự tham gia của Nga.
theo VTC News
Nhân viên sân bay New York làm gián điệp cho quân đội Trung Quốc
Sau khi giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng bất hợp pháp, người này sẽ mua được những món hàng miễn thuế mà giá trị lên đến hàng chục nghìn đô la.
Đài kiểm soát không lưu tại sân bay Quốc tế John F. Kennedy. Ảnh: CNN
CNN dẫn nguồn Bộ Tư pháp Mỹ đưa tin bà Ying Lin, một người Mỹ gốc
Hoa, cựu nhân viên của một hãng hàng không Trung Quốc đang làm việc ở
hai sân bay lớn của New York đã nhận tội vận chuyển các gói hàng bất hợp
pháp thay cho quân đội Trung Quốc.Ying Lin lấy hàng từ các sĩ quan quân đội Trung Quốc đang làm việc tại Phái bộ Liên hợp quốc tại New York và đưa chúng lên các chuyến bay về Trung Quốc mà không có những người ấy đi cùng. Điều này vi phạm các quy tắc an toàn hàng không của Mỹ. Đổi lại, Lin nhận được các lợi ích bao gồm mua rượu, thuốc lá và các thiết bị điện tử miễn thuế. Theo các nhà chức trách Mỹ, những đặc quyền này "trị giá hàng chục nghìn đô la".
Các công nhân xây dựng Trung Quốc đã làm việc tự do tại hai khu dân cư thuộc quận Queen nơi Lin đang sống. Theo điều khoản visa, họ chỉ được phép hoạt động tại các cơ sở của chính phủ Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
"Lén lút làm việc cho quân đội Trung Quốc trên đất Mỹ là phạm pháp. Lin và quân đội Trung Quốc đã lợi dụng một doanh nghiệp thương mại để trốn tránh sự kiểm soát của chính phủ Mỹ hợp pháp", John C. Demers, trợ lý bộ trưởng tư pháp về an ninh quốc gia, tuyên bố.
Các
công tố viên không nêu tên hãng hàng không mà Lin làm việc, nhưng nói
rằng đó là một hãng bay quốc tế có trụ sở tại Trung Quốc. Ban đầu, Lin
làm đại diện cho hãng tại sân bay Quốc tế John F, sau đó chuyển tới sân
bay Quốc tế Newark Liberty trong vai trò giám đốc nhà ga. Theo điều
tra, chỉ có Air China, hãng hàng không quốc gia có nhiều chuyến bay quốc
tế nhất, là hãng bay duy nhất của Trung Quốc có chuyến bay tới cả hai
sân bay này.
Khi bị kết án, bà Lin sẽ phải đối mặt với 10 năm tù.
Ngày 18/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói ông không biết về vụ này. "Khi chính quyền Mỹ đưa ra các cáo buộc như vậy, họ phải có bằng chứng cụ thể thay vì chỉ cố "đuổi hình bắt bóng" bởi điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương".
CNN đã liên hệ với hãng Air China nhưng vẫn chưa được phản hồi.
Khi bị kết án, bà Lin sẽ phải đối mặt với 10 năm tù.
Ngày 18/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói ông không biết về vụ này. "Khi chính quyền Mỹ đưa ra các cáo buộc như vậy, họ phải có bằng chứng cụ thể thay vì chỉ cố "đuổi hình bắt bóng" bởi điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương".
CNN đã liên hệ với hãng Air China nhưng vẫn chưa được phản hồi.
Bảo Linh (Theo CNN)
Nguồn: Tin Mới - Tinnhanhonline.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét