Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

TỔ TIÊN THIÊN CỔ 02/c (Thời Hùng Vương)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lịch Sử Việt Na Thời Hùmng Vương

Thời đại Hùng Vương mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam

Thứ năm, 02/04/2009, 08:17:00
Print + | - Font Size: A


PTO- Đã từ lâu ông cha ta đã lập các đền thờ trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ để thờ tự các Vua Hùng là các bậc tiền nhân có công dựng nước. Ngày nay chúng ta tiếp tục tu bổ, tôn tạo các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh  và  xây dựng thêm đền thờ  cha “ Rồng “  mẹ “ Tiên” để con cháu Lạc Hồng ở khắp mọi miền đất nước về tri ân công đức Tổ tiên.




Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng lên nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay. Trong truyền thuyết còn lưu truyền những câu chuyện sinh động về việc Vua Hùng dạy dân làm ruộng, trồng lúa nước, Vua tôi cùng nhau săn bắn xẻ thịt thú rừng, thui trên dàn lửa, ăn uống vui vẻ không phân biệt sang hèn, chuyện Vua Hùng thứ 6 cầu người hiền tài giúp nước - kể về Thánh Gióng đánh giặc Ân và Lang Liêu dâng bánh chưng bánh dày. Những chuyện kể dân gian còn lưu truyền đến ngày nay cho chúng ta thấy, một thời kỳ văn minh trong buổi đầu dựng nước của dân tộc. Với  sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đến thời đại Hồ Chí Minh chúng ta đã từng bước phát hiện ra những di chỉ khảo cổ học để chứng minh thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử - là bước tiếp nối quá trình phát triển của lịch sử hình thành con người trên đất nước Việt Nam. Chúng ta không những tự hào vì co một thời đại mở đầu dựng nước, mà còn tự hào hơn vì Việt Nam là một trong những quê hương phát tích của loài người. Những chứng tích tìm thấy về thời đại đồ đá ở Thanh Hoá, Hoà Bình, Lạng Sơn đến Sơn Vi, Lâm Thao, cho chúng ta thấy cả quá trình phát triển của con người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam từ thời đồ đá cũ sang đồ đá mới và tiếp theo con người tiến bộ hơn đã phát hiện ra đồ đồng và đồ sắt qua những di chỉ khảo cổ ở Phùng Nguyên, Gò Mun (Lâm Thao), xóm Rền Gia Thanh - (Phù Ninh) và đặc biệt là ở làng Cả, Thanh Đình (Việt Trì)...
Thời đại Hùng Vương là bước tiếp nối của thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay chúng ta chưa thể xác định chính xác thời đại Hùng Vương tồn tại bao nhiêu năm. Theo ngọc phả Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay thì 18 đời Hùng Vương kéo dài trên 2000 năm. Còn một số nhà sử học dự đoán thời đại Hùng Vương tồn tại từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên.
Chúng ta có thể biết được vương triều cuối cùng của Hùng Vương là lúc nhường ngôi cho Thục Phán - để lập nhà nước Âu Lạc. Sau đó một thời gian ngắn đất nước ta  rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, tới 10 thế kỷ. Còn thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ thị tộc - bộ lạc hình thành nên Nhà nước chưa có thể tính toán chính xác được. Đây là thời kỳ chuyển tiếp của phương thức sản xuất kiểu phương Đông như Các Mác gọi là “Phương thức sản xuất Châu Á”, khác biệt với sự hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ của phương Tây.
Cho đến nay, qua những nguồn sử liệu của các sử gia phong kiến và dựa trên cơ sở những thành tựu của ngành Sử học cho chúng ta thấy được những điều kiện kinh tế, xã hội của thời kỳ mở đầu dựng nước của dân tộc. Do nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống ngoại xâm và việc trao đổi kinh tế văn hóa ngày càng được đẩy mạnh giữa những bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp lại, thống nhất với nhau. Thủ lĩnh bộ Lạc Việt dựng lên nước Văn Lang. Ông xưng Vua, sử gọi là Hùng Vương và truyền được 18 đời. Hùng Vương là những thủ lĩnh của thời kỳ Việt Nam bắt đầu dựng nước.
Lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên ta là miền Bắc Việt Nam. Đất không rộng lắm, người chưa đông lắm, nhưng đã có đủ điều kiện để dựng nước, có đủ điều kiện sinh tồn và phát triển.
Thời đại Hùng Vương là thời kỳ mở đầu dựng nước, mặc dù trình độ kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội còn ở mức sơ khai, nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo dựng nên những truyền thống quý báu của dân tộc ta: Cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; đoàn kết để chiến thắng thiên tai địch họa và dũng cảm kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm... Những truyền thống quí báu đó là nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn thử thách trong thời đại ngày nay, để chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
Nhìn nhận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, sách lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1971 có viết: “Thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam”.
Để tôn vinh thời đại mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, cha ông ta từ lâu đã xây dựng lên các đền đài thờ tự các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đầu tư tu bổ tôn tạo các ngôi đền thơ Vua Hùng và xây dựng thêm các ngôi đền mới để thờ tự các bậc tiền nhân có công dựng nước. Đồng bào cả nước đã và đang công đức tiền bạc, công sức và trí tuệ để tham gia tu bổ tôn tạo Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang to đẹp - nhằm tri ân công đức Tổ tiên và xây dựng Đền Hùng xứng tầm với một thời đại mở đầu dựng nước.
Được sinh ra trên đất nước Việt Nam - là con Hồng cháu Lạc, chúng ta tự hào có một ông Tổ chung là các Vua Hùng. Hàng năm cứ đến ngày mồng 10-3 Âm lịch con cháu lại nô nức trẩy hội Đền Hùng. Chính vì thế trong dân gian truyền tụng mãi câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Hội Đền Hùng năm nay có rất nhiều nét đổi mới, mời gọi con cháu Lạc Hồng cùng về dự,  thắp nén hương thơm trên bàn thờ Tổ và đóng góp công đức để tri ân công đức Tổ tiên.
Nguyễn Tiến Khôi

Thời đại Hùng Vương (Phần 1): Thần thoại về nhà nước Văn Lang

authorN.V.T Thứ Ba, ngày 04/04/2017 14:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Thời đại Hùng Vương tuy đã được dày công nghiên cứu nhưng huyền thoại và lịch sử vẫn còn hòa quyện vào nhau. Hiện nay, các bằng chứng khảo cổ học tuy phần nào xác minh một số vấn đề lịch sử trong thời đại này nhưng các vấn đề còn lại vẫn dựa trên một số “gợi ý” từ huyền thoại. Với các ý kiến dưới đây, tác giả mong muốn phác thảo một cái nhìn toàn cảnh hơn về thời đại vẫn còn mang màu sắc huyền thoại này.   

Các huyền thoại “gợi mở” sự thành lập nhà nước Văn Lang
Theo các huyền thoại được phản ánh trong dân gian và trong sử sách như “Đại Việt Sử ký toàn thư”, “Lĩnh Nam chính quái”, “Việt sử tiêu án”, “Ngọc phả đền Hùng”…, Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc), đóng tại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương.
Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ cưới Long Nữ, con gái Động Đình Quân và sinh ra Lạc Long Quân. Điều này được kể lại như sau: “Ngày xưa ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên Lộc Tục, hiệu Kinh Dương Vương có tài đi dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng sinh được một trai đặt tên là Sùng Lãm cũng đi dưới nước như đi trên cạn, nối nghiệp cha, lấy hiệu là Lạc Long Quân”. Do đó, sử cũ thời phong kiến có chép nước Việt ta được khai lập vào đời Kinh Dương Vương, năm Nhâm Tuất (2879 tr.CN), tính đến nay là được hơn 4000 năm lịch sử.
 thoi dai hung vuong (phan 1): than thoai ve nha nuoc van lang hinh anh 1
Bên cạnh đó cũng cần để ý đến bài đồng dao “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết trương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ú tim bắt được. Ù à ù ập!”. Giáo sư Lê Quang Châu đã giải mã bài đồng dao như sau: Chi chi là chi nọ (trong một tộc họ) nối chi kia. Chành chành là nếu không có chi kế tiếp thì “chành” sang họ trực hệ hoặc đồng tông. “Cái đanh thổi lửa” là biểu hiện thời cổ xưa có ông Toại Nhân dùng dùi đá lấy lửa. “Con ngựa chết trương” là hình ảnh chuyện nhân vật Hiên Viên phản vua Thần Nông, giết vua và mười bốn người, cướp ngôi, tự xưng chính mình là hậu duệ, phạm vào lời nguyền “Bắc Nam không xâm phạm nhau”, gây nên cảnh “người và ngựa chết trương đầy đồng nội”. “Ba vương Ngũ đế”, nói trước về ngũ đế là năm vị tổ của Kinh Dương Vương gồm Đế Thiên (Phục Hy), Đế Thích (Thần Nông), Đế Khôi (Viêm Đế, viêm là lửa), Đế Tiết (Hoàng Đế, vị vua đã phạm lời nguyền), Đế Thức (Thần Đế). Ba vương là ba vua anh em ruột dòng dõi Đế Thức: Vua Minh, vua Lai và vua Long Cảnh. Vua cả tên Minh đã đặt tên nước ta thời ấy là Xích Quỷ, xích là đỏ, màu lửa để chỉ rằng đây là dòng dõi của Viêm Đế, quỷ là một trong 28 ngôi sao, tượng trưng phương nam (không phải quỷ là ma quái). “Chấp chế đi tìm” kể từ Ba vương ngũ đế đã chấp nhận đi tìm một thể chế để có thể xây dựng cơ đồ bền vững. “Ú tim bắt được”, bắt được chế độ liên hiệp trăm họ lại, tạo dựng nên nhà nước Văn Lang. “Ù à ù ập” là tán thán từ tỏ dấu hiệu vui mừng. Như vậy, bài đồng dao trên cũng đã gợi ý được rằng con dân nước ta có nguồn gốc từ họ Thần Nông. Ngay cả dân tộc Hán của Trung Quốc với câu “Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc” (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc) cũng xem họ Thần Nông là dân tộc phát minh ra nghề làm ruộng, chế ra cày bừa, nghề làm thuốc trị bệnh. Chính vì vậy, trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.
Ngoài ra, Giáo sư Vũ Đức Vượng, một nhà nghiên cứu văn hóa Việt từng nhận định: “Câu chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long, do đó, trở nên viên đá gốc của văn hóa Việt”. Nhân đây tác giả cũng xin bàn luận về huyền thoại này. Bởi, như Giáo sư Vượng đã chỉ ra: “Ngoài việc dạy dỗ chúng ta về nguồn gốc, nó còn là một chuyện tình rất đẹp, rất nhân bản, và là một trang sử rõ ràng nhất về bình đẳng giới của người Việt nguyên thủy”.
Như chúng ta đã biết, các sử sách đều chép sau này Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh được trăm trứng nở trăm con. Nhưng Lạc Long Quân đã nói rằng: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”.
Một điều đáng suy ngẫm là trước khi chia tay Âu Cơ, Long Quân cũng đã từng chia tay với con dân Lĩnh Nam của mình để về sống với mẹ ở Động Đình hồ. Đến lúc Đế Lai xâm lược và cai trị Lĩnh Nam tàn bạo, Long Quân mới quay về đánh đuổi quân xâm lược. Như vậy, việc Long Quân không thể “sống được lâu dài trên cạn” chính là do lối sống mẫu hệ quy định. Có lẽ với nguyên tắc mẫu hệ nên Long Quân phải về ở với tộc người của mẹ, tức tộc người sống ở ven biển, hải đảo. Nhưng việc Long Quân quyết định chia tay Âu Cơ chứ không phải là điều ngược lại, Âu Cơ chia tay Long Quân, chứng tỏ tại thời điểm chia tay chế độ thị tộc phụ hệ đã bắt đầu được xác lập và đẩy lùi quyền lực mẫu hệ.
Bên cạnh đó, trước khi kết duyên với Âu Cơ và sinh ra trăm con Bách Việt, Long Quân là vị vua của vùng đất Lĩnh Nam. Theo truyền thuyết, Long Quân đã có nhiều chiến công hiển hách như: diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và đẩy lùi sự xâm lược của Đế Lai đến từ phương Bắc. Ngoài các chiến công đó, Long Quân còn có công dạy cho người dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ và đề ra quy tắc ứng xử cha con, vợ chồng.
Cần nhìn nhận sự việc này như thế nào? Theo người viết, đó là việc Đức Long Quân đã để lại cho những đứa con của mình những tiền đề để thành lập một quốc gia độc lập và tự chủ trên đất Lĩnh Nam.
Thứ nhất, việc đẩy lùi được sự xâm lược của Đế Lai đã bảo vệ được vị thế của những cư dân bản địa ở vùng đất Lĩnh Nam và tạo ra sức mạnh vượt trội về quân sự của cư dân vùng đất này đối với các cư dân ở những vùng đất xung quanh. Trên thực tế, với sự lớn mạnh của các tộc người phương Bắc thì việc “đồng hóa” hay “diệt chủng” các tộc người phương Nam là điều rất có thể xảy ra. Long Quân đã giúp người Lĩnh Nam ý thức được tương lai của mình ngoài tầm phạm vi lãnh thổ cư trú. Đây là tiền đề rất quan trọng để xuất hiện nhà nước ở phương Đông. Như cách nói của Các Mác (Karl Marx), nhà nước phương Đông bị “đẻ non” do làm thủy lợi cộng đồng và cố kết cộng đồng trước họa ngoại xâm. Việt Nam lại càng đặc thù về “lực đẩy” chống ngoại xâm và làm thủy lợi.
Thứ hai, việc Đức Long Quân đi tuần du khắp nơi, tiêu diệt các “loài quái vật” thực chất là việc khai hoang, san rừng lấp bể để mở rộng cương vực của những cư dân bản địa vùng Lĩnh Nam. Đây là một tiền đề quan trọng để thiết lập đúng nghĩa về cương vực một quốc gia. Bởi cương vực quốc gia cổ đại thường được thiết lập thông qua việc khai hoang hoặc viễn chinh, đóng quân đội thường trú.
Thứ ba, việc Long Quân lấy Âu Cơ, người phương Bắc (vì Âu Cơ là con của Đế Lai) và sinh con đẻ cái chứng tỏ đã có sự giao thoa, học hỏi văn hóa giữa các vùng miền, phá vỡ tính cục bộ địa phương của từng bộ lạc ở vùng đất Lĩnh Nam. Trên thực tế Văn Lang sau này là sự thống nhất của 15 bộ lạc vốn từng chia rẽ ở vùng đất này. Sự giao thoa văn hóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là một lực đẩy quan trọng để các bộ tộc nhanh chóng tích lũy được các nhu cầu về việc phân công lao động xã hội. Từ đó nảy sinh sự phân chia giai cấp, đối kháng quyền lợi và xuất hiện Nhà nước.
Theo người viết, việc “phân chia” con cái hay việc chia tay với Âu Cơ chính là việc phân chia các cư dân theo địa vực cư trú, “dấu hiệu” đầu tiên của sự hiện tồn Nhà nước. Dù chỉ là hình thức sơ khai nhất, phân chia giữa miền núi và miền biển. Nói rõ hơn, phân chia miền núi, miền biển tuy chỉ mới “chia hai” nhưng đã chứng tỏ một sự thật là: thị tộc (huyết tộc) đã không còn là sự lựa chọn ưu tiên cho cuộc sống và lao động sản xuất của cư dân vùng Lĩnh Nam. Chính sự giao lưu giữa các vùng miền kéo theo hôn nhân, hợp tác sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi địa vực của chế độ thị tộc làm cho xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Việc Long Quân quyết định mọi việc chứng tỏ thời điểm này là thời mạt kỳ của chế độ thì tộc mẫu hệ. Thậm chí có thể đã là thời kỳ hưng thịnh của thị tộc phụ hệ. Đây là một dấu hiệu tha hóa quyền lực, người phụ nữ bị tước mất quyền lực, tiền đề cho Nhà nước phụ quyền xuất hiện.
Tài liệu tham khảo:
Lê Thái Dũng (2010), Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Viện Khảo cổ học: Hùng Vương dựng nước, Tập I- 1970, Tập lI-1972, Tập III-1973, Tập IV - 1974.
Nguyễn Khánh Toàn: Về thời kỳ bắt đầu dựng nước: Hùng Vương - An Dương Vương - Văn Lang - Âu Lạc. Vai trò của khảo cổ học trong việc soi sáng những vân đề thuộc giai đoạn ấy, Tạp chí KCH số 1, 1969.
Nguyễn Lương Bích: Lạc Việt, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân là tổ tiên người Việt chúng ta hay là tổ tiên chung của nhiều dân tộc khác, Tạp chí NCLS số 56, 11-1963.
Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập T1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Huy Thông: 30 năm soi sáng thời các vua Hùng dựng nước, Tạp chí KCH số 3, 1984.
Tư Mã Thiên: Sử ký, Nxb. Văn học , Hà Nội, 1988.
Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.
Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12.1970.
Trần Quốc Vượng: Nhân đẩy mạnh nghiên cứu văn minh thời các Vua Hùng: Về những nhân tố tự nhiên, dân số, kỹ thuật. ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCH số 2 - 1983.
 Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.
 Vũ Tuấn Sán: Truyền thuyết về Thánh Gióng, Tạp chí NCLS số 106, 1.1968.
(Còn nữa)...

Thời đại Hùng Vương (Phần 2): Nhà nước Văn Lang có nghĩa là gì?

authorN.V.T Thứ Tư, ngày 05/04/2017 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Thời đại Hùng Vương tuy đã được dày công nghiên cứu nhưng huyền thoại và lịch sử vẫn còn hòa quyện vào nhau. Hiện nay, các bằng chứng khảo cổ học tuy phần nào xác minh một số vấn đề lịch sử trong thời đại này nhưng các vấn đề còn lại vẫn dựa trên một số “gợi ý” từ huyền thoại. Với các ý kiến dưới đây, tác giả mong muốn phác thảo một cái nhìn toàn cảnh hơn về thời đại vẫn còn mang màu sắc huyền thoại này…

Các chứng cứ lịch sử - khảo cổ học về thời đại Hùng Vương
Theo sử cũ thì đến khoảng thế kỷ thứ VII tr.CN, 15 vùng Việt Cổ đã chịu thừa nhận quyền lực chung của người thủ lĩnh bộ Văn Lang và tôn xưng là Hùng Vương. Điều này được phản ánh đầy đủ tại Bản Ngọc phả Hùng Vương. Bản Ngọc phả Hùng Vương được coi là viết sớm nhất về thế thứ các đời vua Hùng ra đời vào năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê. Các triều đại sau đó đều cho tiến hành sửa chữa, sao chép lại và bản Ngọc phả đền Hùng còn được lưu giữ đến ngày nay là bản được sao chép có niên đại vào năm Hoằng Định thứ nhất (năm 1600) đời vua Lê Kính Tông nhà Hậu Lê. Tên gọi đúng và đầy đủ của bản Ngọc phả này là “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền”, nghĩa là Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời vua Hùng; hoặc “Cổ Việt Hùng thị thất thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền”, nghĩa là Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời thánh vua triều Hùng nước Việt cổ.
 thoi dai hung vuong (phan 2): nha nuoc van lang co nghia la gi? hinh anh 1

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện văn hoá Đông Sơn được phát hiện ở xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chứng minh đã có nền văn minh trình độ Nhà nước ở nước ta. Các nhà khảo cổ học cho biết từ 80% hiện vật đồ đá ở giai đoạn Đồng Đậu, đã giảm xuống còn 13,4% vào giai đoạn Đông Sơn. Việc xuất hiện đồ kim khí, nhất là vũ khí đã chứng minh thời Hùng Vương đã có một đội quân mạnh để ủng hộ việc cai trị của vua Hùng và chống ngoại xâm.
Đặc biệt nhất là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Sơn La, Lau Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu... và cả hải đảo xa xôi Phú Quốc. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa, trao đổi, trống đồng còn có mặt ở các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... Trống đồng ngoài chức năng là một nhạc khí, còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa, một dấu hiệu của Nhà nước sơ khai.
Bên cạnh đó, chữ Khoa Đẩu là thứ chữ đầu tiên của người Việt cổ đang được nghiên cứu. Đó là một thứ chữ cổ, có hình dáng như những con nòng nọc nên còn gọi là chữ nòng nọc. Đây là thứ chữ đầu tiên của người Việt cổ, được phát hiện trên một số trống đồng và các hiện vật thời Đông Sơn. Tương truyền, chữ Khoa Đẩu bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Tuy nhiên, có chữ viết có nghĩa là phải có Nhà nước. Vì thực tế đã chứng minh, các dân tộc có chữ viết đều có Nhà nước riêng của họ.
Do đó, tất cả các chứng cứ nói trên đã góp phần đưa tới một kết luận có sức thuyết phục: Thời đại Hùng Vương, đó là một thời đại có thật, và đây là thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
Chính vì vậy nên đến khi người con cả Lạc Long Quân và Âu Cơ trưởng thành, Nhà nước Văn Lang đã có đủ điều kiện để ra đời và theo truyền thuyết thì truyền được 18 đời Hùng Vương (tính cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân).
Vậy Nhà nước Văn Lang có nghĩa là gì? Theo các tài liệu thì Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,… Còn Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán - Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer). Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Người Văn Lang cũng được gọi là người Việt. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt bộ Mễ nghĩa là thời bình người Việt làm nghề nông sinh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt bộ Tẩu nghĩa là thời chiến người Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nứớc. Điều này rất đúng với cư dân Việt cổ.
Tuy mới sơ khai nhưng Nhà nước Văn Lang đã có bộ máy cai trị từ trung ương đến tận địa phương. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng theo hình thức cha truyền con nối đến 18 đời. Dưới vua có lạc hầu và lạc tướng phò giúp. Con trai vua Hùng gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương. Cả nước chia làm 15 bộ do 15 lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các làng, kẻ, chiềng, chạ do bồ chính cai quản. Người dân trong nước Văn Lang gọi là lạc dân. Sử cũ chép về việc quản lí đất nước thời Văn Lang chủ yếu theo tục lệ cổ truyền: “Dân không có thói gian dối”, “buộc nút dây mà làm chính sự”.
Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang là nông nghiệp lúa nước. Đó là câu “Ruộng lạc, theo nước thủy triều lên xuống mà làm”, chứng tỏ rằng người Việt cổ đã có được phương thức làm ruộng nước ở ven sông, ven biển, tránh những ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Lịch nông nghiệp đã hình thành. Dân chúng thời Hùng Vương thạo nghề bắt cá, chài lưới (điển hình bằng tục vẽ mình), nghề nông (truyện bánh chưng, bánh dày, dưa hấu), nghề luyện kim (truyện Phù Đổng Thiên Vương), và nghề buôn bán (truyện Chử Đồng Tử, An Tiêm).
Về văn hóa tín ngưỡng, truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung cũng phản ánh tín ngưỡng sơ khai của thời đại Hùng Vương. Một số ý kiến cho rằng đây là đệ tử đầu tiên của Phật giáo cổ du nhập vào nước ta. Bên cạnh đó, nhuộm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã trở thành tục lệ chung. Cùng với nó, tục ăn trầu, xăm mình cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác. Và Việt Nam cũng có 2 di sản về thời đại Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là là hát Xoan, những điệu hát có từ thời Hùng Vương, được công nhận là di tích văn hóa cần được bảo tồn khẩn cấp năm 2011. Và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của việc thờ cúng tổ tiên của người Việt, được công nhận là di sản văn hóa tâm linh tiêu biểu của nhân loại vào năm 2012.
Tài liệu tham khảo:
Lê Thái Dũng (2010), Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Viện Khảo cổ học: Hùng Vương dựng nước, Tập I- 1970, Tập lI-1972, Tập III-1973, Tập IV - 1974.
Nguyễn Khánh Toàn: Về thời kỳ bắt đầu dựng nước: Hùng Vương - An Dương Vương - Văn Lang - Âu Lạc. Vai trò của khảo cổ học trong việc soi sáng những vân đề thuộc giai đoạn ấy, Tạp chí KCH số 1, 1969.
Nguyễn Lương Bích: Lạc Việt, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân là tổ tiên người Việt chúng ta hay là tổ tiên chung của nhiều dân tộc khác, Tạp chí NCLS số 56, 11-1963.
Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập T1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Huy Thông: 30 năm soi sáng thời các vua Hùng dựng nước, Tạp chí KCH số 3, 1984.
Tư Mã Thiên: Sử ký, Nxb. Văn học , Hà Nội, 1988.
Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.
Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12.1970.
Trần Quốc Vượng: Nhân đẩy mạnh nghiên cứu văn minh thời các Vua Hùng: Về những nhân tố tự nhiên, dân số, kỹ thuật. ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCH số 2 - 1983.
 Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1960.
 Vũ Tuấn Sán: Truyền thuyết về Thánh Gióng, Tạp chí NCLS số 106, 1.1968.
(Còn nữa...)

Thời đại Hùng Vương (Phần 3): Cương vực Văn Lang rộng tới đâu?

authorN.V.T Thứ Năm, ngày 06/04/2017 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Thời đại Hùng Vương tuy đã được dày công nghiên cứu nhưng huyền thoại và lịch sử vẫn còn hòa quyện vào nhau. Hiện nay, các bằng chứng khảo cổ học tuy phần nào xác minh một số vấn đề lịch sử trong thời đại này nhưng các vấn đề còn lại vẫn dựa trên một số “gợi ý” từ huyền thoại. Với các ý kiến dưới đây, tác giả mong muốn phác thảo một cái nhìn toàn cảnh hơn về thời đại vẫn còn mang màu sắc huyền thoại này…

Việc chống ngoại xâm và cương vực của Văn Lang
Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương là vị anh hùng đã giúp vua Hùng thứ sáu đánh tan giặc Ân xâm lấn bờ cõi nước Văn Lang. Có ý kiến cho rằng Thánh Gióng tượng trưng cho cả tâm hồn dân tộc. Bởi lời nói đầu tiên của một đứa bé lại là lời nói cứu nước. Đánh tan giặc, Thánh Gióng bay luôn về trời, không nghĩ gì đến quyền lợi cá nhân. Đó là một con người đại diện cho chủ nghĩa yêu nước thương nòi đầu tiên của cả dân tộc ta, mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhớ đến câu “gươm núi Sóc, cọc Bạch Đằng”. Sách giáo khoa (SGK) và kể cả giáo trình đại học & cao đẳng môn lịch sử Việt Nam đều có ghi chép chuyện Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6. Vậy giặc Ân là giặc nào?
 thoi dai hung vuong (phan 3): cuong vuc van lang rong toi dau? hinh anh 1
Thuyền của người Văn Lang.
Đại Việt Sử Ký Toàn thư, Quyển một, Kỷ Hồng Bàng thị viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn”. Rõ ràng, nếu cương vực Văn Lang gần như bao trọn lãnh thổ cư trú của Bách Việt (phía nam sông Dương Tử trở xuống) thì giặc Ân có thể là triều Ân Thương (thường biết đến ở Việt Nam là triều Thương, sau triều Hạ trước triều Chu) của Trung Quốc. Các triều đại này còn sau cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Do đó, Văn Lang với cương giới phía bắc gần với Ân Thương của tộc người Hán như vậy tất nhiên phải chịu họa xâm lấn từ triều đại này.
Có nhiều chi tiết nữa để chứng minh điều này. Chẳng hạn, đến thời Hai Bà Trưng tên nước Lĩnh Nam (gồm các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Hải Nam) cũng chính là tên nước xưa của Tổ phụ Lạc Long Quân. Bên cạnh đó, khi khởi nghĩa, Hai Bà Trưng muốn khôi phục lại “nghiệp xưa họ Hùng”, nghĩa là khôi phục lại lãnh thổ và chủ quyền của nước Văn Lang. Tuy nhiên lãnh thổ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng như trên lại hẹp hơn nước Lĩnh Nam thời Tổ Phụ Lạc Long Quân rất nhiều. Bởi nước Lĩnh Nam của Lạc Long Quân nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh (nay là năm ngọn núi thuộc các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tây - Trung Quốc ngày nay). Mặc dù vậy, điều này cũng chứng tỏ cương vực của nước Văn Lang là rất rộng lớn chứ không giống với quan điểm chính thống hiện nay là chỉ gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Như vậy, Biển Đông thời cổ đã là một vùng biển thuộc sở hữu của người Việt cổ. Điều này cũng là một sự thực lịch sử mà Trung Quốc hiện nay cũng không thể bác bỏ vì cương vực của dân tộc Hán ban đầu chỉ là một vùng đất nhỏ nhoi vùng Hoa Hạ ở phía Đông Bắc Trung Quốc.
Thậm chí, cũng có nhiều chi tiết lịch sử nữa liên quan đến điều cần làm rõ này. Chẳng hạn, đến đời Quang Trung nhà Tây Sơn, vị vua này còn yêu cầu Càn Long nhà Thanh trả Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) cho Đại Việt và Càn Long cũng đã đồng ý. Tuy nhiên, khi Quang Trung mất thì nhà Thanh cũng không đề cập đến lời hứa này nữa.
Việc lấy tên Lĩnh Nam để làm quốc hiệu thời Hai Bà Trưng và các động thái sau này như đòi đất, xin đổi quốc hiệu chứng tỏ cương vực nước Văn Lang của các vua Hùng phải rộng lớn hơn lãnh thổ Việt Nam ngày nay rất nhiều, có thể trùng với cương vực mà Đại Việt Sử Ký Toàn thư đã ghi chép.
Bên cạnh đó, theo hiểu biết của cá nhân người viết, nhiều đội quân ngoại xâm khác trong thời cổ đại của dân tộc như Đế Lai và Thục Phán cũng được ít người Việt Nam biết đến.
Nhiều sử sách có ghi rằng Đế Lai là anh em con chú con bác với Tổ Phụ Lạc Long Quân. Đế Lai thấy Lĩnh Nam trù phú nên cướp lấy và cai trị rất tàn bạo. Người dân bèn gọi vua của họ là Lạc Long Quân đang đi ngao du tứ hải về. Lạc Long Quân bèn bày mưu cướp được Âu Cơ (con gái Đế Lai) về làm vợ. Sau đó Người đã dốc sức tập hợp nhân dân, huấn luyện các loài mãnh thú và đánh đuổi được quân xâm lược về phía Bắc.
Còn Thục Phán vốn thuộc dòng dõi vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc. Thục là một quốc gia cổ ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc. Xuất phát quyền lực của nước Thục là đồng bằng Thành Đô, với lãnh thổ chủ yếu nằm ở vùng Trung và Tây bồn địa Tứ Xuyên, cũng như vùng thượng thung lũng sông Hán Thủy. Dân tộc chủ yếu ở Thục là người Khương. Kinh đô của Thục được đặt tại Thành Đô. Nước Thục bị Tần đánh bại vào năm 316 TCN. Đại Việt Sử Ký Toàn thư chép rằng: “Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước”. Và: “Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc” - Đại Việt Sử Ký Toàn thư chép tiếp.
 thoi dai hung vuong (phan 3): cuong vuc van lang rong toi dau? hinh anh 4
Trống đồng Đông Sơn.
Bên cạnh việc sẵn sàng đối phó khi có ngoại xâm, các vua Hùng cũng đã có sự chủ động trong chính sách đối ngoại. Hai sự kiện lớn nhất được truyền thuyết và sử sách ghi nhận là việc Hùng Vương sai sứ sang thông hiếu với triều đại ở phương Bắc, tặng “rùa thần” và chim “trĩ trắng”. “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn có viết: “Xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung Quốc, sau hai lần thông dịch mới hiểu được nhau. Rùa thần sống nghìn năm, vuông hơn ba thước, lưng có chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là lịch rùa”. Cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên (cuốn sử đầu tiên của Trung Quốc) viết: “Đất Giao Châu, ở phía Nam có Việt Thường thị, qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim trĩ trắng”. Trong tác phẩm sử học cổ nhất của nước ta còn giữ đến nay là Đại Việt sử lược đã chép: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, Việt Thường Thị mới đem dâng chim trĩ trắng…”.
Nhà nước Văn Lang thịnh trị suốt mấy thế kỉ liền, để lại nhiều thành tựu văn minh. Có thịnh tất suy, cuối thời Văn Lang, tình hình đất nước có những chuyển biến quan trọng. So với các vua Hùng trước đó, Vua Hùng thứ mười tám bỏ bê chính sự, ham thú tiêu khiển, vui chơi, không chăm lo đời sống nhân dân và sửa sang võ bị nên bị Thục Phán cướp ngôi.
Cướp được ngôi vua từ Hùng Vương, Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề rằng: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa đập”. Tiếc là sau đó, nước Âu Lạc của Thục Phán cũng bị nước Nam Việt của Triệu Đà tiêu diệt do những sai lầm chủ quan của cá nhân.
Tạm kết luận một số ý kiến về thời đại Hùng Vương
Với các ý kiến về sự thành lập nước Văn Lang, mô hình Nhà nước và xã hội Văn Lang, việc chống ngoại xâm và cương vực của nước Văn Lang dựa trên huyền thoại và đặc biệt là các chứng cứ lịch sử - khảo cổ học, tác giả mong muốn phác thảo một cái nhìn toàn cảnh hơn về thời đại Hùng Vương. Từ những ý kiến nói trên, tác giả khẳng định cương vực của Nhà nước Văn Lang rất rộng lớn, gồm cả phần đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, có nghĩa là từ sông Dương Tử (Trường Giang) thuộc Trung Quốc trở xuống đến tận Trung Trung Bộ thuộc nước Việt Nam ta ngày nay. Và rõ ràng, với “dấu ấn” văn hóa Đông Sơn như trống đồng lan tỏa tại vùng đất liền và các vùng biển phía nam Trung Quốc cũng như tại Đông Nam Á thì chủ nhân văn hóa của Biển Đông từ ngàn xưa chính là người Việt cổ chứ không phải dân tộc nào khác. Và Việt Nam chính là hậu duệ của người Việt cổ hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
Lê Thái Dũng (2010), Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Viện Khảo cổ học: Hùng Vương dựng nước, Tập I- 1970, Tập lI-1972, Tập III-1973, Tập IV - 1974.
Nguyễn Khánh Toàn: Về thời kỳ bắt đầu dựng nước: Hùng Vương - An Dương Vương - Văn Lang - Âu Lạc. Vai trò của khảo cổ học trong việc soi sáng những vân đề thuộc giai đoạn ấy, Tạp chí KCH số 1, 1969.
Nguyễn Lương Bích: Lạc Việt, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân là tổ tiên người Việt chúng ta hay là tổ tiên chung của nhiều dân tộc khác, Tạp chí NCLS số 56, 11-1963.
Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập T1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Huy Thông: 30 năm soi sáng thời các vua Hùng dựng nước, Tạp chí KCH số 3, 1984.
Tư Mã Thiên: Sử ký, Nxb. Văn học , Hà Nội, 1988.
Trần Quốc Vượng - Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời Hùng Vương, Tạp chí KCH số 9-10, 1971.
Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, Tạp chí KCH số 7-8, 12.1970.
Trần Quốc Vượng: Nhân đẩy mạnh nghiên cứu văn minh thời các Vua Hùng: Về những nhân tố tự nhiên, dân số, kỹ thuật. ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCH số 2 - 1983.

Những điều chưa biết về thời đại Hùng Vương ( Phần 4)

          Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài ra, các câu chuyện truyền  thuyết còn thể hiện về văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

        “Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh không bao giờ chết”. Trong 4 vị thánh dân gian tôn thờ, thời Hùng Vương đã có 3 tạo nên những giá trị truyền thống về lòng yêu nước, tính đoàn kết, lòng hiếu thảo, …
Thánh Tản Viên ( Sơn Tinh) - truyền thuyết: Sơn Tinh Thủy Tinh 
           Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi cập kê, rất xinh đẹp tên là Mỵ Nương. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài kén làm phò mã. Vua nước Tây Âu mang cau vàng trầu bạc đến dạm hỏi. Vua Hùng bèn hỏi ý các Lạc Hầu. Họ đáp: “Vua Tây Âu là người hung bạo, lại tuổi già, hình dạng xú quái, làm sao xứng với Mỵ Nương được”. Vua y theo Lạc Hầu mà làm, vì thế mà Văn Lang và Tây Âu hiềm khích từ đó. 
            Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
          Nhà vua không biết nên chọn ai, bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
          Hôm sau, trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh. Thần lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.
          Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
          Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Phù Đổng Thiên Vương - truyền thuyết: Thánh Gióng 


          Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.
           Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.
          Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.
          Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch. Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên rời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

 

  Chử Đồng Tử: vị thánh của lòng hiếu thảo

           Theo truyền thuyết vào thời Hùng Vương thứ 18 ở làng Chử Xá, phủ Khoái Châu có một người là Chử Cù Vân cùng vợ là Bùi Thị Gia, ăn ở nhân đức, sinh được người con trai rất khôi ngô đặt tên là Chử Đồng Tử. Năm Đồng Tử 13 tuổi, mẹ mất, nhà lại gặp hỏa hoạn nên gia tài khánh kiệt, chỉ còn một cái khố vải, khi có việc ra ngoài cha con thay nhau dung.
           Chẳng bao lâu Cù Vân bị bệnh, lúc hấp hối dặn lại con rằng: “ Cha chết đi, con giữ lại cái khố mà che than, cho thiên hạ khỏi chê cười. Con cứ tang trần cho cha cũng được”. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần, lấy khố niệm cho cha. Từ đó, Đồng Tử không có gì che than, ngày ngày lúc vắng ra song kiếm cá, có người qua lại thì ngâm mình xuống nước.
          Tiên Dung, con gái vua Hùng đã đến tuổi cập kê nhưng nàng khước từ nhiều lạc tướng, lạc hầu tới cầu hôn, chỉ thích đi đây đó chu du. Năm nào cũng vậy, khi mùa xuân đến, nàng thường đi thuyền dong chơi dọc sông Nhị Hà ra biển. Lần ấy, thuyền đến bãi cát ven sông, thấy cảnh đẹp, Tiên Dung bèn cho dừng thuyền vây màn trướng tắm, đúng nơi Chử Đồng Tử ở truồng đang nấp dưới lớp cát. Cho là Nguyệt lão xe duyên, Tiên Dung bèn cùng Chử Đồng Tử kết duyên vợ chồng.


          Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn, nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy sợ không dám về, ở lại cùng Chử ĐỒng Tử, mở bến chợ, lập phố xá. Chỗ ấy trở thành một nơi đô hội, phú thương ngoại quốc tới buôn bán tấp nập. Được một thời gian, hai người bỏ hết giàu sang đến bộ Hoài Hoan theo học đạo với cao sĩ Phật Quang, lên núi lập am Quỳnh, quyết chí tu hành. Phàm nơi nào dân chúng đói khổ, bệnh tật, hai người đều tìm đến giúp đỡ.
           Sau Chử Đồng Tử có thêm người vợ thứ là Tây Nương. Tiếng đồn về lòng nhân đức, sự giàu sang của vợ chồng Chử Đồng Tử- Tiên Dung- Tây Nương tới tai vua Hùng. Vua cho là họ có mưu đồ làm phản, sai quân tới đánh. Chử Đồng Tử- Tiên Dung không dám chống cự, chờ chịu tội. Nửa đêm, bỗng nhiên gió nổi sấm rền, cả nhà cửa và người, vật trong chốc lát cùng bay lên trời, để lại một khoảng đầm rộng.
          Người đời sau gọi bãi cát Chử Đồng Tử vùi thân là bãi TựNhiện, đầm nước nơi vốn là lâu đài của Chử Đồng Tử- Tiên Dung “hóa” về trời là đầm Nhất Dạ, chợ Đồng Tử - Tiên Dung lập là chợ Thám ( hay chợ Hà Lương). Dân chúng lập đền thờ Đồng Tử ở nhiều nơi, xưng tụng là Chử Tiên hoặc Chử Đạo Tổ.
           Đền thờ chính đặt tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu. Hàng năm, từ ngày 10 đến 16 tháng 3 âm lịch ( nay đổi từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch) là ngày hội dâng hương, khách thập phương tới lễ bái rất đông. Lễ hội Đa Hòa- Dạ Trạch là lễ hội tình yêu dân gian độc đáo của nước ta.
           ( Còn tiếp….)
  Tổ Sử - GDCD sưu tầm

Những điều chưa biết về thời đại Hùng Vương (Phần cuối)


         Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại của Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời Kinh Dương vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.
        Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).
         Vậy sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng? Giỗ tổ Hùng Vương là giỗ của ai?
         Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm.
         Hùng Vương, là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước.
Sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng? Giỗ Tổ 10/3 là giỗ vị vua nào? - Ảnh 1.
         Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu
        Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được" (Việt sử tiêu án).
         Con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. 
        Vì vậy mới có câu rằng:
Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
        Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
     Ức niên hương hoả ức niên phương.
         Nghĩa là:
Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
         Mười tám ngành vua, mười tám chương
         Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
        Đời đời đèn nến nức thơm hương.

        Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180 đời vua nối nhau trị vì
          "Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122 thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986 chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao giờ dứt".
Sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng? Giỗ Tổ 10/3 là giỗ vị vua nào? - Ảnh 3.
         Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
          Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ.
         Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc. Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
         Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
        Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

                                                                                 Tổ Sử - GDCD sưu tầm

Chuyện ít biết về “ông nội” Vua Hùng

Theo cách gọi của người dân làng Á Lữ, Bắc Ninh, Thủy tổ Kinh Dương Vương chính là “ông nội” của Vua Hùng.

Theo cách gọi của người dân làng Á Lữ, Bắc Ninh, Thủy tổ Kinh Dương Vương chính là “ông nội” của Vua Hùng. Sự thật có phải như vậy? Tại sao lại chọn ngày giỗ Hùng Vương làm ngày Quốc giỗ mà không lấy ngày giỗ của Kinh Dương Vương?
“Ông nội” của Vua Hùng là ai?
Khu Lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương nằm ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây được coi là nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Kinh Dương Vương. Lăng mộ này không rõ được xây dựng từ bao giờ, hiện chỉ còn bia đá đề bốn chữ Hán: Kinh Dương Vương Lăng, thể hiện được trùng tu thời Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1840. Trên lăng có hai chữ Hán: Bất Vong (không bao giờ mất).
Cách lăng mộ chừng 300 m là đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đền thờ hiện lưu giữ nhiều đạo sắc phong có niên đại từ năm 1810 - 1924 và một bức đại tự có chữ Đại Nam tổ miếu.
Tại Lăng Kinh Dương Vương có ghi: Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khỏe phi thường. Kinh Dương Vương hình thành Nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 trước Công nguyên), đặt Quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao có sắc đỏ rực rỡ), đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương lấy Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (húy là Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra 100 người con. Con cả là Hùng Quốc Vương. Kinh Dương Vương tạ thế ngày 18.1 (không ghi năm - PV) tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).
Cũng có cuốn sách ghi, vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông. Đế Minh truyền ngôi cho 2 con trai là Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi làm Vua phương Bắc, Lộc Tục làm Vua phương Nam. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, lấy Quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi và xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và đẻ ra 100 người con. Lạc Long Quân phong cho con trai cả làm Vua và đóng đô ở đất Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), lấy hiệu là Hùng Vương.
Như vậy, chỉ có một điểm tương đối thống nhất về Kinh Dương Vương, đó là xét về mặt thứ bậc, Ngài là “ông nội” của Vua Hùng”.
Chính vì theo truyền thuyết ấy, ngày nay, người dân Á Lữ, Bắc Ninh thường gọi Kinh Dương Vương là “ông nội” của Vua Hùng. Nếu tính cho đến năm nay, Á Lữ đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 4.895 năm Đức Thủy Tổ mở nước, một dấu ấn huy hoàng của lịch sử nước nhà.
Không nên hiểu theo phả hệ của dòng họ
PGS.TS. Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa nghệ thuật VN, một trong những người tham gia khảo sát và xây dựng bộ hồ sơ về Tín ngưỡng thờ Hùng Vương trình lên UNESCO đã giải thích vì sao ngày giỗ Tổ lại chọn giỗ Vua Hùng chứ không phải chọn ngày giỗ Kinh Dương Vương?
“Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương là người thuộc dòng dõi Thần Nông ở phương Bắc (trong đất Bách Việt) sinh ra, sau đó truyền ngôi cho Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đã kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai. Người con trưởng Hùng Vương được lên ngôi, lập ra Nhà nước Văn Lang đầu tiên của chúng ta, đóng đô ở Nghĩa Lĩnh - Việt Trì. Bởi vậy, người có công đầu tiên lập ra Nhà nước chính thống đó đã được cộng đồng tôn vinh là cội nguồn quốc gia, suy tôn là Quốc tổ, lấy ngày mất tương truyền làm ngày Quốc lễ - Quốc giỗ. Do vậy, không nên hiểu giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ của vị tổ đầu tiên của người Việt, của dân tộc Việt Nam”, ông nói.
Cũng theo PGS.TS. Bùi Quang Thanh, lịch sử bất cứ nước nào cũng bắt đầu từ kho tàng huyền thoại và truyền thuyết. Kinh Dương Vương hay Lạc Long Quân, Âu Cơ đều là nhân vật huyền thoại. Việc ghi nhớ đến những nhân vật này là sự tưởng niệm đến nguồn gốc xa xưa của tổ tiên, của cội nguồn dân tộc. Việc tìm thấy những khu lăng mộ cũng đều là chứng tích của những huyền thoại được các thế hệ về sau lịch sử hóa.
“Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xếp vào phần ngoại kỷ chứ không phải lịch sử chính thống. Vì đây là những nhân vật thần thoại chứ không phải nhân vật lịch sử, kể ra mang tính biểu tượng, để giải thích ra cuội nguồn dân tộc. Chính vì thế, chúng ta không nên hiểu như phả hệ của một dòng họ”, PGS.TS. Bùi Quang Thanh nói.
Trước câu hỏi, Kinh Dương Vương có phải là “ông nội” của Hùng Vương hay không, PGS.TS. Phạm Văn Khoái, Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết, tất cả nhân vật như Vua Hùng, Kinh Dương Vương đều là những nhân vật huyền thoại để nói về cội nguồn của dân tộc và khi đã là huyền thoại thì không thể giải thích bằng logic ý chí. “Kinh Dương Vương là nhân vật huyền thoại, không có thật.
Đến thế kỉ XV, lần đầu tiên được Ngô Sĩ Liên đưa vào Ngoại kỷ của Đại Việt sử kí toàn thư. Gọi Kinh Dương Vương là “ông nội” của Vua Hùng, đây là tư duy logic của thời bây giờ. Tuy nhiên, chúng ta không lấy tư duy hiện đại để áp vào lịch sử. Không nên gọi Kinh Dương Vương là “ông nội” của Vua Hùng”.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, hiện nay có một số địa phương phát huy lễ giỗ Thủy tổ Kinh Dương Vương và đó là tập tục của địa phương. Tuy nhiên, quan điểm của ông chỉ dừng lại thời Vua Hùng, không nên tìm hiểu sâu về chuyện “ông nội” của Vua Hùng. Ông Quốc cho là không cần thiết. “Nếu lần ngược lên không biết đi đến đâu cả”, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay.
Theo PV (Báo Giao Thông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét