Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

TỔ TIÊN THIÊN CỔ 06/b (Thời dựng nước)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
HÙNG VƯƠNG Dựng Nước VĂN LANG Vào Lúc Nào - Cương Vực Xích Quỷ So Với Văn Lang Ra Sao
Nội dung: Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương Thục Phán. Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn sơ khai và có phần sớm khi trong xã hội phân hóa chưa sâu sắc (như do tác động mạnh mẽ của yêu cầu thuỷ lợi và chống ngoại xâm thúc đẩy cho sự ra đời sớm) nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam- mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. 

Thời kỳ nhà nước Văn Lang

21237
0
Thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên tính tới nay gọi là 4000 năm văn hiến. Chia làm hai thời kỳ:
     Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.
     Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun – Đông Sơn.
Nước Văn Lang thời xưa
Nước Văn Lang thời xưa
Lịch sử hình thành và phát triển nước Văn Lang

   Thời kỳ đầu dựng nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương (năm 2879 tới năm 258 tr. Công nguyên) chia làm hai giai đoạn : giai đoạn đầu gồm nhà nước Văn lang và nhà nước Âu Lạc.
Thời đại Hùng Vương với 18 triều đại tức 18 Chi kéo dài 2.581 năm. Chi Hùng Vương đầu tiên là Chi Cán có hiệu vua Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục với số năm giữ vương quyền là 86 (từ 2879-2794 tr. CN). Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép rằng :”Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh cháu ba đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hố Nam – Trung Quốc) gặp một nàng tiên lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trai trưởng là Đế Nghi lam vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỹ.” Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ Bắc giáp Động Đình hồ (tỉnh Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (nước Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên), phía Đông giáp biển Nam Hải.
Vẫn theo Việt Nam sử lược và Sổ tay Báo cáo viên năm 2005, Chi thứ hai là Chi Khan hiệu vua là Lạc Long Quân (2793-2525) húy Sùng Lãm lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ và đẻ ra một lần được một trăm người con trai rồi chia đôi, kẻ lên núi người xuống biển. Khoa Khảo cổ học, Dân tộc học và Tiền sử đã giúp cho các nhà nghiên cứu sử học xác định dân Bách Việt thời thượng cổ đã sinh tụ dàn trải khắp đất nước Trung Hoa, trước ở Hoa Bắc rồi vượt sông Hòang Hà xuống sinh tụ ở Hoa Nam sau khi bị Hán tộc đánh đuổi đi và nhà nước Văn Lang được thành lập có cương vực như lãnh thổ Bắc Bộ ngày nay kể luôn cả tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.Nước Văn Lang do 15 bộ lạc hợp thành là: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Cửu Đức, Chu Diên, Tân Xương, Bình Văn, Kê Từ, Bắc Đái (theo VSL).Kinh đô là Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú và có đền thờ các vua Hùng). Các vua Hùng thay nhau làm chủ đất nước đầu tiên của dân Việt (Lạc Việt), tới đời thứ 18 là vua cuối cùng thuộc Chi Quý hiệu Hùng Duệ Vương húy Huệ Lang (408-258 Tr. CN).
Vào khoảng năm 218 (tr.CN) cuối đời Hùng Vương thứ 18, Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt 6 nước ở Hoa Bắc, Hoa Trung (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần) đã đưa quân tràn xuống phía Nam đánh chiếm tiếp Hoa Nam thuộc vùng Lĩnh Nam (ta có sách ghi chép các sự kiện huyền thoại trong sách “Lĩnh nam trích quái”) gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây rồi xâm phạm nước Văn Lang (không có người lạnh đạo – có thể vua Hùng 18 đã qua đời nhưng không người thay thế) do tướng Đồ Thư lãnh đạo 50 vạn quân. Cuộc kháng chiến (vào rừng đánh du kích) của nhân dân Văn lang với quân xâm lược nhà Tần kéo dài từ năm 214 đến năm 208 (Tr.CN) thì châm dứt do Tần Thủy Hoàng qua đời. Thời gian này, dân Lạc Việt (nước Văn Lang) liên kết với dân Tây Âu do Thục Phán (một thủ lĩnh nước Thục, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, di cư tới đất Âu Lạc nắm lấy cơ hội – theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc) lãnh đạo chống quân xâm lược phương Bắc nên đã chuyển sang nước Âu Lạc ra đời với tên vua tự xưng là An Dương Vương (257-207 tr.CN) đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Về Mô hình xã hội nước Văn Lang
– Đứng đầu đất nước là vua Hùng thế lập cha truyền con nối.
– Giúp việc bên cạnh vua có các quan Lạc hầu (gọi là Hồn)
– Lạc tướng là chức quan cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ).
– Dưới Lạc tướng là chức Bồ chính đứng đầu các làng, bản.
– Dân gọi là Lạc dân – Lạc dân làm kinh tế gia đình nộp tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho Nhà nước Văn Lang. Nghề chính là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu bò, lợn gà, đánh cá, săn bắn. Ngoài ra còn có các nghề thủ công như làm gốm, chế tác đồ đá, đan lát tre nứa, đan lưới, dệt vải, nấu đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền, sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ v.v… Đã xuất hiện một bộ phận làm nghề buôn bán đổi chác.
– Có một tỷ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng thần bộc nữ lệ) phục vụ gia đình quí tộc trong nhà nước Văn Lang. Ở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua Hùng và Lạc dân rất gần gũi “cùng cày ruộng, cùng tắm sông, cùng săn bắn, cùng xem hội” sử cũ gọi là “đời hồn nhiên” (Lĩnh Nam chích quái thế kỷ 15).
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách “Hậu Hán thư” viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cũng có thể “luật Việt” mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.
Đời sống vật chất nước Văn Lang:
Ăn: Lương thực chủ yếu là gạo tẻ, gạo nếp nấu cơm; bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, quốc tục là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin. tiệc ngọc, đãi khách.
: Kiểu nhà sàn là chủ yếu. Cung điện lầu các của vua cũng làm theo lối gác sàn.
Mặc: Vải còn hiếm. Ngày thường nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khô cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chìm, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.
Đời sống tinh thần:
Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác.
Cư dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và chuyện kể đã phát triển.
Về quốc phòng:
Lực lượng quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (dân binh), vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nồ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đĩ bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngụa hoặc voi. Trường huấn luyện quân sĩ đặt ở cẩm Đội (Thụy Vàn).
Về ngoại giao:
Phương lược ngoại giao của các Vua Hùng là mềm dẻo thân thiện và bảo vệ chủ quyền. Đời Chu Thành Vương, vua sai đem biếu con chim trĩ trắng, vua Chu biếu lại cỗ xe chỉ Nam*. Song đa cự tuyệt gay gắt và chuẩn bị đối phó khi Việt Vương Câu Tiễn muốn ép làm chư hầu.”
Kinh đô nước Văn Lang:
Triều Hùng Vương đóng đô à thành Văn Lang (nay là Việt Trì). Tập truyền rằng:
– Cung điện nhà vua dựng ở gò Làng cả thôn Việt Trì (khu Mì Chính).
– Tháp Lọng (Kim Đức) là nơi các Lạc Hầu ở.
– Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt trường huấn luyện quân sĩ.
– Nông Trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua.
– Chợ Lú là chợ mua bán lúa gạo.
– Đồng Lú Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước.
– Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho công chúa Ngọc Hoa và xẩy ra câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh.
– Xứ đồng Hương Trầm hoàng tử Lang Liêu trồng lúa nếp thơm, làm bánh dày, bánh chưng.
– Lầu Thượng, Lầu Hạ là khu lầu các vợ con vua ố.
– Thậm Thình là tiếng tượng thanh nhắc lại làng đó đã có lần giã gạo mấy ngày đêm, dâng vua.
– Làng Khang Phụ, làng cổ Tích có mộ của các vua
Nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam – mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bình chọn:

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Loigiaihay.com

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

Bình chọn:

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”

3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc  (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Loigiaihay.com
 
TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc loài người. Nếu dân tộc Việt Nam có "Lạc Long Quân và Âu Cơ", thế giới có muôn vàn câu chuyện khác để kể...Truyền thuyết về Bàn Cổ (Trung Quốc), Truyền thuyết về thần Atum (Ai Cập), Truyền thuyết về âm thanh khởi thủy (Hindu), Truyền thuyết về Izanagi và Izanami (Nhật Bản), Truyền thuyết về người khổng lồ Ymir (Thần thoại Bắc Âu)...
Còn đây là Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Việt Nam):
Theo truyền thuyết Việt Nam, Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ phụ và tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Lạc Long Quân và Âu Cơ ăn ở với nhau được chừng hơn một năm thì sinh hạ được một cái bọc, cho đó là điềm chẳng lành nên vất ra ngoài đồng. Bảy ngày sau, bọc ấy nở thành một trăm cái trứng, mỗi trứng lại nở thành một người con trai. Lạc Long Quân bèn đón về nhà nuôi, chẳng cần cho bú mớm mà các con người nào cũng tự lớn, trí dũng song toàn, ai trông thấy cũng đều kính phục, cho là đàn con phi thường.
Nhưng, Lạc Long Quân cứ ở mãi dưới Thủy phủ, khiến cho mẹ Âu Cơ cứ phải chịu cảnh lẻ loi, cho nên, cũng muốn trở về đất Bắc. Khi mẹ con Âu Cơ dắt díu nhau về đến biên giới, Hoàng đế hay tin, lấy làm lo sợ, bèn sai quân ra canh giữ các cữa ải, vì thế, mẹ Âu Cơ không thể về Bắc được, đêm ngày cứ gọi Lạc Long Quân rằng:
Bố ơ nơi nào,
Mà sao nỡ để,
Mẹ con buồn đau.
Lạc Long Quân liền về, gặp Âu Cơ ở Tương Dã, Âu Cơ vừa khóc vừa nói rằng:
- Thiếp vốn người phương Bắc, cùng chàng ăn ở với nhau mà sinh hạ được trăm đứa con trai, giờ chẳng biết nương tựa vào đâu mà nuôi nấng chúng được, vậy, thiếp xin theo chàng, xin chàng đừng ruồng bỏ, làm cho thiếp làm kẻ không chồng, các con thành kẻ không cha, thực là đau khổ lắm.
Lạc Long Quân nói:
- Ta giống rồng, đứng đầu các loài dưới nước, còn nàng giống tiên, làm người trên đất. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa, thật khó bề bền lâu. Nay, đành phải chia li, ta mang năm mươi con trai về thủy phủ và chia cho chúng cai trị các nơi, còn năm mươi người con theo nàng ở lại trên đất, chia nước mà cai trị. Khi lên ngàn hay xuống nước, có việc thì phải gắn bó với nhau mà làm, chớ rời bỏ nhau.
Cả trăm người con trai cùng nghe theo rồi cùng nhau tạm biệt. Âu Cơ và năm mươi người con trai đến đất Phong Châu, tức vùng huyện Bạch Hạc, cùng nhau tôn người con trưởng lên làm vua, xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang.
Nước ấy, về phía đông thì giáp Nam Hải, về phía nam thì giáp nước Hồ Tôn ( nay là nước Chiêm Thành ), về phía tây thì giáp nước Ba Thục, còn phía bắc thì giáp Động Đình.
Nước chia thành mười lăm bộ, gồm:
Giao Chỉ
Châu Diên
Ninh Sơn
Phúc Lộc
Việt Thường
Ninh Hải
Dương Tuyền
Quế Dương
Vũ Ninh
Y Hoan
Cửu Chân
Nhật Nam
Chân Định
Quế Lâm
Tượng Quận
Vua sai các em chia cai trị. Dưới vua có các chức quan văn võ gọi là Lạc Tướng. Con trai của vua thì gọi là Quan Lang, con gái của vua thì gọi là Mỵ Nương, chức Tư Mã thì gọi là Bồ Chính, kẻ nô bộc thì gọi là Trâu, nô tì thì gọi là Tinh và các quan khác thì gọi là Khối. Các chức đời đời cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo. Vua truyền ngôi cho nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương chứ không thay đổi".
Lời bàn: Lạc Long Quân và Âu Cơ, tiên rồng kỳ ngộ, vậy mà mối tình trần tục làm sao! Bạn đang băn khoăn về sự huyền bí đến độ phi lí chung quanh chuyện mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng chăng? xin bạn chớ bận tâm, bởi vì có cổ tích nào lại không bồng bềnh trong những chi tiết hư ảo đại loại như thế?
Người bốn phương muôn thuở vẫn thân ái gọi nhau là đồng bào, tình ruột thịt chung bọc trứng Âu Cơ ngàn năm còn đó. Dân tộc Việt Nam được coi là con Rồng cháu Tiên cũng từ đó mà ra.
Lòng người xưa lấp lánh tỏa sáng mãi
trong sử cũ bạn có thấy không?
-----
Nguồn tham khảo: Việt sử giai thoại I...
#AdmB41


Nước Văn Lang và tên gọi Hùng vương
A. Nước Văn Lang
1. Nước Văn Lang hình thù như thế nào?
Cho đến nay, sử sách đều thừa nhận quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Văn Lang. Văn Lang tương ứng với thời kỳ các vua Hùng, và được gọi chung là Thời đại Hồng Bàng. Do nguồn gốc dân tộc ta là Lạc Việt, nên sau này có thành ngữ “Con Lạc cháu Hồng”, hay “dòng giống Lạc Hồng”…
Theo sách “Lĩnh Nam chích quái” thì nước Văn Lang đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận
Theo bộ “Đại Việt Sử ký Toàn thư” thì Văn Lang có 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô.
Như vậy, cả huyền thoại (Lĩnh Nam chích quái) lẫn sử thành văn (Đại Việt sử ký toàn thư) đều thừa nhận và giới thiệu về nước Văn Lang. Tuy nhiên, từ lâu tôi thường tự hỏi: Vậy thì thực chất nước Văn Lang ở đâu?
Đặt ra câu hỏi ấy, có thể các bạn cho rằng tôi “ấm ớ”. Nhưng hãy đọc lại đi, nước Văn Lang có địa giới cương vực như Lĩnh Nam chích quái nói, tức là “bắc tới hồ Động Đình”, tức là gồm phần đất Nam Trung Quốc, bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quý Châu và đảo Hải Nam bây giờ của Trung Quốc.
Địa danh Động Đình hồ còn liên quan với địa danh gọi là Núi Ngũ Lĩnh, đó là 5 ngọn núi chia Trung Hoa thành 2 khu vực Nam và Bắc. Ngũ Lĩnh cách Động Đình Hồ vài trăm dặm về phía Nam. Cho nên, sử cũ tự nhận phần đất của người Việt là Lĩnh Nam.
Sau này, cương vực có thay đổi, đến đời Triệu Đà lập nước Nam Việt, thì phần biên giới nước Nam Việt có co lại, chỉ gồm đại bộ phận Quảng Đông, Quảng Tây và Nam Quý Châu ngày nay (và Bắc Việt Nam ngày nay). Theo các nhà sử học, đặc biệt là ông Trần Đại Sỹ đã đi điền dã tại Nam Trung Hoa, ông khẳng định rằng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là xảy ra trên phần đất nước Nam Việt cũ, lan lên cả phần đất giáp Hồ Động Đình, nơi địa giới của người Bách Việt. Tại các tỉnh Nam Trung Hoa, đều có đền thờ Vua Bà chống quân Hán.
Tóm lại: Nước Văn Lang theo quan niệm sử Việt, là phần đất phát tích của các bộ tộc Bách Việt, trong đó có bộ Văn Lang, mà thủ lĩnh là Hùng vương đóng đô ở Phong Châu. Khi đó, Hùng vương là tộc trưởng hùng mạnh nhất đã chinh phục và hàng phục các bộ tộc khác ở phía Nam núi Ngũ Lĩnh (Trung Quốc). Âm vang của nước Văn Lang còn phản chiếu qua nước Nam Việt của Triệu Đà, và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm “phục quốc” dựng lại nước Văn Lang. Các cụ tổ Việt Nam vẫn coi Triệu Đà là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. (Chú ý rằng: Cách dạy lịch sử từ trước đến nay có 2 sai phạm chính: 1/ Bỏ qua nguồn gốc một thời nhà Triệu, từ đó khiến cho đại đa số học sinh học sử chỉ lầm tưởng rằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chỉ  diễn ra ở Bắc Việt Nam. 2/ Nước Văn Lang không phải nhà nước cai quản phần đất thuộc bộ Văn Lang. Bộ Văn Lang ở Phong Châu chỉ là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang rộng lớn.
Hậu quả của việc diễn đạt lịch sử không chân thực, khiến cho chúng ta không hiểu nổi mấy sự kiện sau: 1/ Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, câu mở đầu ghi rõ: “Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần xây nền độc lập…” Nhà Triệu là nhà nước cai quản phần đất Bắc Việt Nam ngày nay, đối kháng với nhà Hán. 2/ Vua Quang Trung có lý để tính chuyện đòi đất Quảng Đông, Quảng Tây đối với nhà Thanh 3/ Hai Bà Trưng hy sinh ở đâu? Chiếm 65 thành của nhà Hán ở đâu, nếu chỉ có Bắc Việt Nam sao có 65 thành…”
Ai là người “sợ” thuyết về nước Văn Lang và nước Nam Việt? Dĩ nhiên là những nhà chính trị có đầu óc Đại Hán rất không muốn người Việt nào nhận tổ tông mình xuất phát từ núi Ngũ Lĩnh, không muốn ai đi Quảng Châu mà lại nghĩ đây là thủ đô xưa của nhà nước dân tộc Việt. Thực sự, do biến thiên của lịch sử, mà các tộc người hùng mạnh đã không ngừng chinh phạt, mở rộng bờ cõi, sáp nhập dân cư. Dân tộc Hán đã xâm nhập chiếm đất và đồng hóa nhiều dân tộc trong Bách Việt, đó là phần sự thật không thể chối cãi trong lịch sử của họ. Chỉ có Lạc Việt là tự hào đã giữ lại danh xưng Việt trong quốc hiệu của mình, tự hào là tộc Việt duy nhất còn tồn tại không bị Hán hóa đến mất tên.
 
2. Con người của nước Văn Lang?
Theo sử liệu, nước Văn Lang tổ chức nhà nước có Lạc hầu, Lạc tướng, quan địa phương Bồ Chính, có con gái vua gọi là Mỵ Nương, con trai vua gọi là Lang (Quan Lang). Sản xuất chủ yếu là lúa nước, săn bắn, đi thuyền, đồ sinh hoạt có cày, trống đồng, vũ khí là rìu, cung tên.
Điều đáng nói là sinh hoạt tinh thần: tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen, mẫu hệ và thờ cúng tổ tiên.
Tục xăm mình còn được sử thành văn ghi chép, đến thời Trần các vua đều xăm mình, đến Trần Anh tông mới bỏ. Ăn trầu, nhuộm răng đen thì thế hệ U60 còn nhìn thấy các cụ ăn trầu nhuộm răng. Mẫu hệ thì mất sớm nhất, theo làn sóng Hán hóa, do Trung Quốc đô hộ. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một minh chứng về một thời mẫu hệ còn sót lại. Chắc rằng, ngay cả ở nước Nam Việt, thì nhà nước theo phụ hệ kiểu phong kiến Hán, nhưng dân chúng vẫn là mẫu hệ. Như vậy, cho đến nay, chỉ còn lại tục thờ cúng tổ tiên là sót lại, trong sinh hoạt tinh thần của người Việt cổ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng kèm theo tập quán thờ cúng các thần thiên nhiên, đa thần giáo.
Trích Lĩnh Nam chích quái: "Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân."
Đó là ghi chép của một người Nho học soạn sách Lĩnh Nam chích quái, theo quan điểm Nho Trung Quốc nhìn về tập tục của người Việt cổ. Đọc đoạn này, ta có thể hình dung ra người Việt cổ của nước Văn Lang: mặc quần áo bằng vỏ cây, dùng gạo nếp nương, cất rượu nếp, ở nhà sàn, cắt tóc ngắn. Chi tiết “giã cối làm lệnh”, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là động tác đánh trống đồng, dùng chày. Còn “việc hôn thú lấy gói đất làm đầu” thì ngày nay còn cãi nhau xem đó là cái gì… Nhiều bài báo cho biết, vùng Vĩnh Phúc vẫn còn những làng có tục ăn đất, có thể đó là chìa khóa giải mã việc “hôn thú lấy gói đất làm đầu” chăng?
 
B. Hùng vương
1. Hùng vương hay Lạc vương
 
Trong bộ sử chính thức đầu tiên của Đại Việt do Lê Văn Hưu viết, có nói đến Hùng vương và nguồn gốc dân tộc Việt, tuy nhiên, bộ sử này đã thất truyền. chỉ còn lại hình bóng trong các bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên biên soạn. Theo đó, Hùng vương là triều đại phong kiến đầu tiên của nước ta: “Đế Minh sinh ra Lộc Tục, Lộc Tục sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh được 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ” Triều đại Hùng vương kết thúc năm 258 trước Công nguyên, bị Thục Phán An Dương Vương đánh đổ.
Xét về dân tộc học, thì Hùng vương làm vua trong cương vực của người Lạc Việt. Trong “triều đình” Hùng vương, quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ là Lạc tướng, quan địa phương là Bồ Chính. Từ tư liệu này, mà có học giả cho rằng, thực chất vua không phải là “Hùng vương”, mà phải là “Lạc vương”
Đến đây, phải mở ngoặc một chút. Các cụ ta chép sử, ngay cả Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên, thì đều tham khảo sử liệu của người Trung Quốc. Mà người Trung Quốc, khi đến miền đất mới, thì ghi lại (phiên âm) tiếng nói bằng thứ chữ của họ. Giả sử khi đó, tại đất của Hùng vương, có thứ chữ bản địa như nòng nọc, thì người Trung Quốc đô hộ cũng đã tiêu diệt rồi, cho nên sau này, chúng ta chỉ có thể tham khảo sử liệu của cha ông mình từ chính kho sách của Trung Quốc. Các học giả theo “thuyết Lạc vương”, cho rằng, ban đầu người Hán viết chữ Lạc vương, trong đó chữ Lạc là  雒. Nhưng người Hán đời sau hoặc người Việt, đã đọc nhầm mặt chữ Lạc thành chữ Hùng  雄. Do mặt chữ Lạc và Hùng gần giống nhau, chỉ khác bộ bên trái. Vả lại, nghĩa chữ Hùng cũng đẹp, Hùng là hùng tráng, là giống đực mạnh mẽ, đồng âm với từ Hùng chỉ con gấu. Từ đó mà hậu thế Đại Việt gọi Lạc vương là Hùng vương.
Xét về logic và về dân tộc học, thì người Việt thờ phụng Lạc vương là ông tổ mới chính xác và có nhiều ý nghĩa. Một nguyên nhân khác, là sử liệu không hề tìm thấy bất cứ chữ “Hùng” nào trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc Lạc Việt. Vô lý vua thì Hùng vương, mà quan lại là Lạc hầu, Lạc tướng. Hùng cũng không phải là họ, để có thể gọi một triều đại (như Lý, Trần, Lê) mà là danh xưng của mấy nghìn năm triều đại, vậy phải là Lạc vương (vua của người Lạc) mới đúng. Do chữ Hùng vương được chấp nhận lâu rồi, nên chúng ta cứ gọi cụ tổ là các vua Hùng
 
2.     Hùng vương là Vua Khun.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, trong một bài báo, đã đặt ra giả thuyết về chữ Hùng. Giáo sư cho rằng, khi Trung Hoa có xã hội phong kiến tập quyền là nhà Hạ, nhà Thương, thì ở đất phía Nam của người Lạc Việt, chưa có nhà nước kiểu như vậy, mà chỉ có các bộ lạc. Trong số các bộ lạc của người Lạc Việt, tất nhiên có một ông tộc trưởng lớn nhất được các tộc trưởng khác tôn sùng. Mà tộc trưởng, tiếng bản địa phát âm là “Khun” hay na ná như thế. Khi người Hán đô hộ, họ coi ông tộc trưởng to nhất kia như là vua của người Lạc Việt, và gắn vào chữ “vương”. Chữ Hán không có chữ nào tương tự như “khun”, nên họ phải dùng chữ “Hùng”. Và, thế là có chữ “Hùng vương” để chỉ tộc trưởng của các tộc trưởng người Lạc Việt.
 
3.     Hùng vương và Tráng vương.
Một giả thuyết, có vẻ yếu hơn, thì cho rằng, xa xưa có bộ tộc Hùng, nằm trong khối các bộ tộc Việt. Bởi vì ngay cả khi nhà Hán hùng mạnh, thì phía Nam Trung Hoa vẫn còn nhà nước Nam Việt của Triệu Đà. Phần đất đó, cơ bản là nơi sinh sống của các bộ tộc Việt, gọi chung là Bách Việt. Trong đó, người Việt Nam sau này tự nhận là hậu duệ của Lạc Việt. Thật ra, phải là Lạc Việt và Tây Âu Việt. Vì khi Thục Phán đánh xong Hùng vương, thì lập nước Âu Lạc, là hỗn cư của Lạc Việt và (Tây) Âu Việt. Trong số các bộ tộc Việt, có bộ tộc gọi là Hùng Việt, và có ông vua Hùng thật sự. Lý luận này cho rằng trong số các bộ tộc Việt, nếu bộ tộc nào phát triển, lập nên nhà nước thì mới có vua lấy tên dân tộc mình làm danh xưng. Không có Bộc vương (của Bộc Việt), không có Mân Vương (của Mân Việt), nhưng lại có Kinh Dương vương (Dương Việt).
Lý luận này có một tư liệu, là hiện nay vùng Quảng Tây còn bộ tộc gọi là Tráng (giống như Nùng ở Việt Nam). Chữ Tráng khác xa mặt chữ Hùng, nhưng nghĩa “tráng” gần như hùng tráng. Đó cũng là dấu vết có tính sử liệu. Mặt khác, người Nùng hiện nay cư trú trên phần đất mà theo truyền thuyết. 50 người con Lạc Long Quân lên núi.  Tâm lý dân tộc khiến cho đại đa số người tự nhận là con cháu Lạc vương, Hùng vương khó chấp nhận rằng cụ tổ của mình chính là dân tộc Nùng. Đây cũng chỉ là một giả thuyết nêu ra bàn cho hết nhẽ mà thôi.
 
hoang le nguyen manh Gửi lúc : (15/11/2015 | 12:24:00)
bài viết hay chữ viết có chỗ sai
son goku Gửi lúc : (15/11/2015 | 12:21:00)
rất hay và xuất sắc
nguyen dinh quy Gửi lúc : (08/11/2015 | 11:04:00)
sao ko co hinh vay
trường Gửi lúc : (18/07/2015 | 12:19:00)
Lĩnh Nam chính quái thì tôi chưa đọc hết, nhưng Đại Việt sử ký toàn thư thì đọc nhiều rồi. Các sự kiện lịch sử cũng liên kết. Tôi thấy cũng hơi rối. Rốt cuộc đất mình ngày xưa đến đâu. Đến hồ động đình hay chỉ miền bắc hiện nay. Thời Việt vương Câu Tiễn có phải của ta không. Mà nếu Triệu Đà là một phần của ta sao lại cất quân đánh ta? Xác nhà sử học nên nghiên cứu lại và phổ biến rộng rãi nội dung này.
Trần Khắc Kim Gửi lúc : (24/05/2015 | 05:02:00)
Không có Nhà Nước Văn Lang nào hết, cũng chẳng có Hùng Vương. Tất cả chỉ là một đống huyền thoại được nhập nhằng rồi gọi thành cổ sử.
Chỉ có duy nhất nhà nước Âu Lạc là vương quốc chính danh đầu tiên của người Việt. Cần phân biệt sử liệu với những di chỉ chính xác, với các lới truyền tụng, tự ý thêm bớt của huyền thoại.
Hoàng Long Gửi lúc : (26/01/2015 | 07:24:00)
Nên viết ngắn lại và phóng to chữ ra
Trần Thúy Vinh Gửi lúc : (22/01/2015 | 03:01:00)
Cảm ơn trang này đã cho chúng tôi được tham giáy kiến.
Đã từ mấy năm nay chúng tôi nghiên cứu lại một số vấn đề về ngôn ngữ học tiếng Việt hiện đại nhất là các từ Hán Việt cổ sử. Có thể nhận thấy rằng, tiếng và chữ của ta đã bị sử dụng thành một hệ thống âm thanh khác khi đọc chữ tượng hình của tổ tiên. Khi vùng đất của Đại Việt rơi vào tay nhà Minh Thanh thì chính sách ngôn ngữ đã làm đảo lộn tất cả. Loại chữ tượng hình có thể được đọc bằng loại âm thanh của một ngôn ngữ rất gần tiếng Việt về hình thái, hệ thống âm vị, cấu tạo âm tiết, cấu trúc cú pháp thì đương nhiên sẽ không hề gặp khó khăn gì. Chính vì vậy, dân Việt Mường ở những vùng đất này đã mất hết tiếng nói, văn hóa và mất luôn cả nguồn gốc. Bao nhiêu thời gian thì hoàn thành được công việc đồng hóa này? Xin đưa ra một con số rắt khiêm tốn là chỉ cần sau 30 năm là có thể không còn tiếng nói mẹ đẻ nữa. Chữ viết thì không học là mù luôn. Khi tra cứu trên google.dich thì dịch Việt - trung là khó khăn nhất. Đương nhiên, phương pháp nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào tìm được con đường di chuyển tín hiệu ngôn ngữ và phát hiện một điều cực kì kinh ngạc về tên của Hùng Vương, Lạc Vương, Văn Lang. Chúng tôi sẽ hy vọng được gửi đến mọi người khi hoàn thành nghiên cứu.
Nguyễn vũ phương linh Gửi lúc : (10/12/2014 | 02:31:00)
Hay đấy, cũng giúp mình bt được nhiều thứ về nhà nước Văn Lang :))
huy Gửi lúc : (20/10/2014 | 01:33:00)
chu viet bai van sai
Hoàng Siêu Nhân Gửi lúc : (23/09/2014 | 03:57:00)

Ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang

Khoảng thế kỉ VII TCN, các vua Hùng đã dựng nên nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ nước ta. Đó là nhà nước Văn Lang. Quốc hiệu Văn Lang có ý nghĩa như thế nào? Đó là câu hỏi mà mỗi người con đất Việt muốn tìm hiểu khi nhìn lại cội nguồn dân tộc.
Nước Văn Lang năm 500 TCN
Bản đồ Nước Văn Lang năm 500 TCN
Hiện tại, ít nhất có ba cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang:
Cách thứ nhất cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách Đới Kí của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là “Điêu Đề” cũng không ngoài ý nghĩa này (Điêu nghĩa là chạm, xăm; đề là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán).
Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là cũng không ngoài ý nghĩa này ( nghĩa là chạm, xăm; là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán).
Cách thứ hai cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ “tân lang” (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, “tân lang” là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. Vì vậy, cách giải thích này xem ra khó có thể thuyết phục được nhiều người.
Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. Vì vậy, cách giải thích này xem ra khó có thể thuyết phục được nhiều người.
Cách thứ ba cho rằng: Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành Ngữ âm học lịch sử. Theo đó thì:
Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành . Theo đó thì:
1. Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,…
2. Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán – Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer).
Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông.
Lập luận của những người chủ trương giải thích theo cách thứ ba được củng cố thêm bởi kết quả của hàng loạt những cuộc khai quật khảo cổ dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Bởi lẽ này, cách giải thích thứ ba được nhiều người tán thành nhất.

BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT THỜI NHÀ NƯỚC VĂN LANG

​Trong truyền thuyết dân gian có những câu: Vua truyền rằng…, vua ban rằng… Những mệnh lệnh đó được đảm bảo thực hiện bằng cả sự cưỡng chế nên đó là luật pháp. Cũng theo truyền thuyết dân gian, những lệnh miệng của vua thưởng được sứ giả truyền đi các nơi. Ở các cấp chính quyền địa phương, hình thức pháp luật khẩu truyền thống được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất, như thăng quan bãi chức, xử tội, tổ chức chống giặc…
    Trong điều kiện tổ chức nhà nước còn đơn giản, việc điều hành bộ máy nhà nước còn chưa phức tạp, khi mà uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn lớn thì hình thức pháp luật khẩu truyền chắc chắn là có hiệu lực và phổ biến. Ngay đến cả sau này, trong thời kì phong kiến, tuy luật pháp thành văn được phát triển nhưng hình thức pháp luật khẩu truyền vẫn xuất hiện thưởng ngày từ vua chúa, quan lại.
- Pháp luật thành văn: Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ thời đại Hùng Vương đã có chữ viết hay chưa, nên cũng chưa biết là thời bấy giở có pháp luật do bộ máy cai trị ban bố hay không. Tuy nhiên, có thể giả định rằng, khi phạm vi lãnh thổ của nhà nước đã được mở rộng hơn nhiều so với các thị tộc, bộ lạc thì nhất định phải có cách thức thể hiện và truyền mệnh lệnh của ngưởi chỉ huy bằng các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thể. Các hình thức biểu hiện đó có thể rất phong phú, sinh động và đó sẽ là đề tài thú vị cho sự nghiên cứu để tìm lởi giải đáp.
    Về nội dung pháp luật của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc cũng chỉ được phản ánh một cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, trong đó, giữa luật lộ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên, qua các truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ có thể thấy một số loại quan hệ cơ bản trong xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như:
    Về quan hệ hôn nhân gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng, các truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau… cho thấy, hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chổng và cũng đã có việc thách cưới, ngưởi con gáicũng có vai trò chủ động trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia đình… Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ táng, ngưởi chết cũng được chia tài sản, điều đó chứng tở ngưởi sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản. về quan hệ sở hữu ruộng đất, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng, về hình phạt, ngưởi phạm trọng tội có thể bị phạt lưu đày, sau khi thụ hình xong có thể được phục hồi quyền lợi (truyền thuyết Mai An Tiêm) hoặc có thể bị giết chết (truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thuỷ)…
    Tóm lại, Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thuỷ và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội có “phong tục thuần hậu chất phác”.
Quảng Bình trong thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc 


Theo thư tịch và truyền thuyết, với sự phát triển toàn diện của các cộng đồng dân cư trong thời đại đồ đồng, đất nước ta bước vào thời kỳ nước Văn Lang, thời kỳ các Vua Hùng của lịch sử Việt Nam.
Nhà nước Văn Lang được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thuỷ, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và cùng chống ngoại xâm. Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả và thủ lĩnh Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử, đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt thành lập nhà nước Văn Lang. Người đứng đầu nhà nước Văn Lang sử cũ gọi là Hùng Vương (Vua Hùng) và các đời vua của nhà nước Văn Lang kế tục đều được mang danh hiệu đó. Lãnh thổ của những cư dân Lạc Việt của nhà nước Văn Lang là miền Bắc Việt Nam.
Theo sử cũ và truyền thuyết, bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và châu thổ. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ yếu ở tại miền Việt Bắc. Ở nhiều nơi, người Âu Việt và Lạc Việt sống xem kẻ với nhau và sống cạnh những thành phần dân cư khác". Theo sự phân chia bộ lạc dưới thời kỳ Văn Lang, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, một bộ ở phía nam trong 15 bộ lạc của Nhà nước Văn lang.
Những cư dân của Nhà nước Văn Lang sống chủ yếu nhờ vào trồng trọt đặc biệt là nghề trồng lúa nước. Do yêu cầu của việc canh tác lúa nước các công trình trị thuỷ, các công trình tưới tiêu được quan tâm xây dựng. Cùng với nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm và chăn nuôi, nghề thủ công cũng hình thành và phát triển, đặc biệt là nghề luyện kim đồng thau. Điển hình của thời đại đồng thau, gắn với việc hình thành Nhà nước Văn Lang là thời đại đồng Đông Sơn. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú về thể loại và chủng loại, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ trang sức, dụng cụ gia đình với nhiều hoa văn trang trí độc đáo.
Bấy giờ, cư dân Văn Lang ở Quảng Bình đã biết kế thừa, phát huy những thành tựu văn hoá của các thời kỳ trước để bước vào thời kỳ đồng thau nhằm mục đích phát triển kinh tế trồng trọt. Sau thời kỳ đồ đá mới, bước vào giai đoạn sơ kỳ kim khí, những di tích khảo cổ học ở Khương Hà, Cổ Giang, Quảng Lưu, Long Đại, Thanh Trạch... chứng tỏ sự kế tiếp của các thời kỳ văn hoá khá rõ nét. Người ta tìm thấy đồ đồng Đông Sơn ở Quảng Bình với nhiều loại mũi tên đồng, rìu đồng, lưỡi giáo, cán dao găm, thố đồng, đồ trang sức bằng đồng và cả trống đồng ở nhiều di chỉ khảo cổ học khác nhau.
Dấu tích đồ đồng đã phát hiện tại di chỉ Cồn Nền (Quảng Trạch) chứng tỏ kỹ thuật đúc đồng của cư dân Văn Lang ở Quảng Bình lúc này là phát triển ở trình độ cao. Trống đồng Phù Lưu (Quảng Trạch) và một số trống đồng mới phát hiện trên địa bàn Quảng Bình là loại trống đồng được đúc bằng những chiếc khuôn kín hai hay nhiều mang, một kỹ thuật đặc trưng của trống đồng Đông Sơn. Đặc biệt, khuôn đúc rìu đồng lưỡi lệch (lưới xéo) tìm thấy ở Hoá Hợp (Minh Hoá) có hai mang làm bằng đá sa thạch với kỹ thuật tinh xảo, chứng tỏ những dụng cụ, vũ khí đồ đồng Đồng Sơn của Quảng Bình đã được đúc tại chỗ.
Công việc luyện kim và đúc đồng đòi hỏi phải có trình độ tổ chức và kỹ thuật cao, nhất là đối với những hiện vật phức tạp như trống đồng Phù Lưu, thố đồng Thanh Trạch. Việc tổ chức luyện kim là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải được chuyên môn hoá và phân công lao động. Chính vì vậy cùng với sự ra đời của việc luyện kim và đúc đồng nghề này đã trở thành một nghề sản xuất độc lập, tách khỏi nông nghiệp. Do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi và dưới tác động trực tiếp của nghề luyện kim, đúc đồng các nghề thủ công khác như làm đồ gốm, đồ gỗ, đan lát, đệt vải, làm đồ trang sức đều có sự phát triển so với giai đoạn trước. Đặc biệt ở Quảng Bình vào thời kỳ này nghề làm đồ trang sức phát triển. Nhiều loại hạt chuỗi vòng tay bằng đá quý bên cạnh vòng tay, vòng nhẫn làm bằng đồng được phát hiện ở nhiều địa điểm Văn hoá Đông Sơn ở Quảng Bình. Ở Quảng Bình còn tìm được nhiều đồ trang sức làm bằng thuỷ tinh như các loại vòng tay, hạt chuỗi và khuyên tai có mấu.
Nhờ có kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, đời sống của các cư dân Văn Lang trên đất Quảng Bình được cải thiện, đời sống tinh thần của cư dân phong phú hơn. Với các loại trang sức phong phú về thể loại, chất liệu, chứng tỏ cư dân ở đây đã chú ý đến cuộc sống tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ. Những hoa văn, hình ảnh trên bình gốm, rìu đồng, thố đồng Bàu Khê, trống đồng Phù Lưu đã phản ảnh tư duy, khả năng thẩm mỹ, trình độ hội hoạ và điêu khắc của người dân ở đây không thua kém cư dân Văn Lang ở các nơi khác.
Đời sống tinh thần còn phản ánh trên những hình ảnh sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt chung của tập thể cộng đồng. Các phong tục tập quán như tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình được lưu giữ trong một thời gian dài ở Quảng Bình, chứng tỏ cư dân ở đây cũng như nhiều nơi khác của nước Văn Lang có chung một bản sắc văn hoá truyền thống của thời đại. Tuy vậy, do điều kiện địa lý đặc thù, bộ Việt Thường ở phía nam của nước Văn Lang, nên cư dân Văn Lang ở trên mảnh đất này có những sắc thái riêng biệt.
Trên lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam ngày nay bên cạnh bộ tộc Lạc Việt của nhà nước Văn Lang còn có bộ tộc Âu Việt cùng chung sống. Nước Văn Lang vào cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên, kinh tế đã phát triển hơn trước, dân số đông hơn, lãnh thổ được mở rộng. Đó cũng là thời kỳ phong kiến phương bắc có những bước phát triển mới. Thời Chiến quốc (481 - 221 trước công nguyên) kết thúc và nhà Tần đã thống nhất được toàn Trung Quốc. Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế (Tần Thuỷ Hoàng). Với tư tưởng "bình thiên hạ", chủ nghĩa bành trướng phát triển, nhà Tần âm mưu mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược xuống phía nam.
Trước tình hình đó, sự tồn tại riêng lẻ của một bộ tộc không đủ sức đối phó với nạn ngoại xâm. Trên cơ sở nền tảng kinh tế đã phát triển và do nhu cầu chống xâm lược, sự hợp nhất giữa những bộ tộc gần nhau về địa vực, về dòng máu, về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá là một nhu cầu lịch sử, tất yếu khách quan. Đó là cơ sở của sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việc dẫn đến sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
Vào cuối thế kỷ III trước công nguyên, nhân việc suy yếu của triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán, một thủ lĩnh của Âu Việt ở miền núi đã tiến đánh kinh đô Văn Lang (miền Lâm Thao, Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phú) dựng nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương và dời đô về Cổ Loa. Nước Âu lạc ra đời là sự kế tục và phát triển cao hơn của quốc gia Việt Nam đầu tiên là nước Văn Lang - trên cơ sở ý thức dân tộc đã phát triển ở tầm cao mới. Hai thành phần dân tộc Lạc Việt và Âu Việt được thống nhất, hai lãnh thổ của người Âu Việt ở miền núi và Lạc Việt ở miền xuôi được hợp nhất. Sự thống nhất đó làm cho Âu Lạc mạnh hơn.
Kinh tế văn hoá của nhà nước Âu Lạc tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành quả của hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt và của nền văn hoá Văn Lang. Nông nghiệp được phát triển trên miền châu thổ Bắc Bộ phì nhiêu, trù phú. Thủ công nghiệp có bước phát triển, trên cơ sở đồ đồng Đông Sơn cùng với kỹ thuật đồng thau, người Âu Lạc đã bắt đầu có kỹ thuật rèn sắt. Ngoài nghề luyện kim, nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc phát triển thêm, người Âu Lạc đã có thêm nghề làm gạch, ngói. Việc giao lưu kinh tế phát triển mạnh theo các đường sông và đường biển. Đời sống văn hoá của cư dân Âu Lạc đã có bước phát triển mới.
Trên cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật quốc phòng của người Âu Lạc đã có bước phát triển nhảy vọt với các loại vũ khí, điển hình là loại vũ khí được thần thánh hoá trong truyền thuyết "Nỏ thần". Thục Phán cũng đã cố gắng tăng cường khả năng phòng thủ. Ông đã cho xây dựng kinh đô - thành Cổ Loa và tăng cường quân đội thường trực của nhà nước Âu Lạc để chuẩn bị đối phó với các cuộc xâm lược từ phương bắc.
Thực hiện ý đồ bành trướng xâm lược, Nhà Tần đã tổ chức nhiều cuộc chiến tranh đánh phá xuống phía nam. Khi quân Tần đánh vào đất Việt đã bị người Âu Việt và Lạc Việt anh dũng đánh trả. Người Âu Lạc đã tổ chức cuộc kháng chiến bền bỉ, lâu dài hàng chục năm chống quân xâm lược Tần. Hàng chục vạn quân Tần bị tiêu diệt, chủ tướng Tần là Đồ Thư bị giết. Trong cuộc kháng chiến đó nhân dân các bộ tộc của nước Âu Lạc đã đoàn kết tập hợp dưới ngọn cờ của An Dương Vương cùng chống kẻ thù chung.
Năm 207 trước công nguyên, Triệu Đà, một viên quan của nhà Tần chiếm ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng lập nên nước Nam Việt và xưng vương. Sau khi Nhà Tần sụp đổ, nhà Hán nắm quyền thống trị ở Trung Quốc, Triệu Đà quy phục triều Hán.
Sau khi lập nước Nam Việt, Triệu Đà, đã nhiều lần phát động cuộc chiến tranh xâm lược Âu Lạc. Nhưng với ý chí quật cường, và tinh thần thượng võ của người Âu Việt và Lạc Việt, với lòng yêu nước và tinh thần dân tộc ngày càng được củng cố và phát triển, nhân dân Âu Lạc đã đánh bại các cuộc tiến công xâm lược của kẻ thù.
Triệu Đà biết không thể thắng được Âu Lạc về quân sự đã xin cầu hoà với An Dương Vương. Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ cầu hôn với Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương và ở rể tại nước Âu Lạc. Chính trong thời gian đó Trọng Thuỷ đã học cách chế nỏ và phá nỏ, một loại vũ khí lợi hại của người Âu Lạc; do thám tình hình quân sự rồi về nước báo cho Triệu Đà đem quân tiến đánh. Nước Âu Lạc mất vào tay Triệu Đà vào khoảng năm 179 trước công nguyên.
Theo Địa chí Quảng Bình

Văn Lang - Hùng Vương nguồn cội
GN - Lịch sử lập quốc của 18 đời vua Hùng trong mạch truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã kết tụ khí thiêng sông núi tại đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiều thế hệ cha ông đã luôn khẳng định sự phát triển và thăng hoa kỳ diệu trên mảnh đất máu thịt này hàng bốn ngàn năm qua.
gio to.jpg
Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3
Không một người Việt Nam nào không tự hào về tính lịch sử và truyền thống tổ tiên xây dựng nền móng độc lập, tự chủ và mở mang bờ cõi từ thời đại các vua Hùng cho đến giai đoạn ngày nay. Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhưng đã cố kết được lòng người, từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt, đã bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc dẫn thủy nhập điền, trao đổi sản phẩm và đấu tranh gìn giữ bản làng, đất nước.
Cũng trong thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết thể hiện tinh thần quật khởi của người Lạc Việt được lan truyền mãi trong dân gian: Phù Ðổng Thiên Vương và Sơn Tinh Thủy Tinh.
Truyền thuyết Hùng Vương, dưới mắt nhiều nhà nghiên cứu sử, dù có tính cách thần thoại, nhưng kể từ khi được ghi vào chính sử trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên năm 1479 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đã có tác động mạnh vào tâm lý người Việt Nam, trở thành niềm tin, niềm tự hào về ngày Giỗ Tổ của dân tộc. Trong lịch sử thế giới, chỉ có Việt Nam chúng ta là quốc gia duy nhất có ngày Giỗ Quốc Tổ cho cả dân tộc.
Trong lịch sử nước ta, truyền thuyết (huyền thoại) Quốc Tổ Hùng Vương là mẫu số chung cho tất cả dân tộc cộng tồn trên dải đất hình chữ S, thể hiện bản sắc và truyền thống người Việt. Tinh thần đoàn kết dân tộc, sống với tình thương hài hòa giữa mọi sắc tộc dù có sự khác biệt về tập quán, tín ngưỡng, hệ thống gia đình mẫu hệ hay phụ hệ nhưng luôn luôn giữ vững ý chí bất khuất, cương quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.
Hai ngàn năm lẻ, dân an lạc
Mười tám đời vua, nước thái hòa.
Thời đại Hùng Vương là thời đại mà dân tộc Việt Nam chúng ta có một quốc gia đa dân tộc, có cương vực và địa bàn lãnh thổ thống nhất. Theo những sử liệu cổ nhất của Trung Quốc trước Tây lịch đến những sử liệu Việt Nam thời đại phong kiến thì nước Văn Lang có 15 bộ, tương ứng với 15 khu vực sinh sống của các cộng đồng, của nhiều bộ tộc khác nhau nhưng cùng một ý thức quốc gia thể hiện là Hùng Vương.
Cương vực nước Văn Lang cụ thể như thế nào thì cần nghiên cứu thêm nhưng rõ ràng là “Nước Văn Lang thời Hùng Vương đến nước Âu Lạc thời An Dương Vương, rồi đến hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định: Địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay và một phần phía Nam Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc”. (Lịch sử Việt Nam, tập 1 - NXB Đại Học và Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1991).
Trong hoàn cảnh nửa lên non, nửa xuống bể, nhiều dân tộc anh em đã cùng chung sống và từ đó ý thức xây dựng quốc gia, bảo vệ chủ quyền dân tộc đã dần hình thành. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc đã chứng minh, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì các dân tộc anh em đều cùng chung lưng sát cánh để bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có ý thức mạnh mẽ chống lại sự thống trị của ngoại bang, và thực tế cha ông ta đã nỗ lực cởi bỏ ách nô dịch văn hóa trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và sự chi phối của các thế lực xâm lược phương Tây. Ý nghĩa thiêng liêng hàm tàng trong bề dày lịch sử nhiều nghìn năm đã hun đúc nên tinh thần quật khởi bằng xương máu trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Mỗi dịp kỷ niệm Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, mỗi người Việt Nam chúng ta luôn khắc ghi tinh thần dựng nước và giữ nước trong khối đại đoàn kết dân tộc với niềm tự hào mang trong mình dòng giống Lạc Hồng, tinh thần bất khuất, kiên cường chống lại các thế lực ngoại lai, đồng thời ý thức xây dựng một nền văn hóa sáng tạo của người Việt Nam, đẩy lùi mọi âm mưu đen tối gây chia rẽ bằng nhiều phương cách khác nhau, trong đó nô dịch văn hóa là một trong những mối nguy hại cho thế hệ trẻ hôm nay, ngay cả trong lĩnh vực tín ngưỡng tâm linh - tôn giáo.
Nhà nước Văn Lang, quá khứ lịch sử xa xôi, một nền văn minh rực rỡ đã ẩn mình trong lòng đất sâu khảo cổ học cùng với một kho tàng văn hóa dân gian cực kỳ phong phú. Nhà nước ấy đã được ghi lại trong các thư tịch cổ, trong kho tàng truyền thuyết đã một thời in đậm trong tiềm thức của người xưa nhưng lại có nguy cơ mờ nhạt dần trong tiềm thức của những thế hệ tương lai. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” vừa được UNESCO cấp Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chính là sự tôn vinh những đóng góp của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa trên bình diện toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, lời dặn dò của Hồ Chủ tịch với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 trước giờ tiếp quản thủ đô Hà Nội tại sân chùa Thiên Quang ở khu vực đền Hạ năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, mang hào khí của một bản Tuyên ngôn Vệ quốc
!
Thích Thiện Bảo

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ là sự biến đổi không gian sinh tồn của người Việt Nam, thể hiện bởi các triều đại chính thống đã được công nhận trong lịch sử Việt Nam. Mang tính chất rất phức tạp, lúc thì bị mất lãnh thổ về các nước khác, lúc lại chinh phục được những vùng lãnh thổ mới.
Nhìn chung lại vùng lãnh thổ cốt lõi nơi phát sinh ra người Việt hiện nay là vùng châu thổ sông Hồng, sau nhiều thế kỷ đi chinh phục, đồng hóa, khai khẩn mà lãnh thổ ngày nay đã trải dài đến tận đồng bằng sông Cửu Long.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ khái quát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ thời Hồng Bàng khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cho đến ngày nay

Hồng Bàng:

Khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên một số sử liệu và huyền thoại cho rằng vào đầu thời Hồng Bàng, bộ tộc người Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) đến tận vùng Thanh Hóa. Thực chất các bộ tộc Việt phía Nam sông Trường Giang không có cùng sắc tộc, chủng tộc và ngôn ngữ. Cái tên Bách Việt là chỉ chung cho các bộ tộc các nhà nước phía Nam của Trung Nguyên

Nước Văn Lang

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky1
Nước Văn Lang thuộc bộ tộc Lạc Việt đã hình thành trên vùng bình nguyên bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam.

Nước Âu Lạc

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky2
Sau khi chiếm được Văn Lang, Thục Phán đã sát nhập Văn Lang vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây,Trung Quốc) kéo xuống tận dãy Hoành Sơn thuộc Hà Tĩnh ngày nay

Thời Bắc Thuộc

Nếu coi nhà Triệu (từ 207  đến năm 111 trước công nguyên) là một phần của hệ thống phân chia lịch sử thời kỳ Bắc thuộc lần 1 thì lãnh thổ nước Việt Nam thuộc nước Nam Việt của 5 đời vua nhà Triệu.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky3
Nam Việt xâm lược và đô hộ 179 – 111 TCN
Năm 111 trước công nguyên, nhà Triệu để mất nước về tay nhà Hán. Sau đó lãnh thổ nước Nam Việt cũ bị chia thành 6 quận, đồng thời xác lập thêm phần đất ở 3 quận mới là Nhật Nam, Chu Nhai, Đạm Nhĩ
Lãnh thổ của dân tộc Việt Nam thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó Chiêm Thành thường lấy lại được.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky4
Nhà Hán xâm lược và đô hộ 111 TCN – 34 SCN
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky5
Lãnh thổ Giao Chỉ 40 TCN – 33 SCN

Nước Vạn Xuân

Vạn Xuân là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky6
Nước Vạn Xuân 554 – 602

Lãnh thổ Việt Nam Thời phong kiến tự chủ

Sau khi Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ của Tĩnh Hải quân năm 905, Việt Nam bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ. lãnh thổ Tĩnh Hải quân gồm 12 châu

Tĩnh Hải Quân

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky7
Tĩnh Hải Quân 905
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky8
Tĩnh Hải Quân 930
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky9
Tĩnh Hải Quân 931
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky10
Tĩnh Hải Quân 937
Việt Nam chính thức vào kỷ nguyên độc lập từ khi Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán vào năm 938. Tuy nhiên lãnh thổ bị co lại chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu bị nhà Nam Hán chiếm là Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky11
Tĩnh Hải Quân 938
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky12
Tĩnh Hải Quân 944
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky13
Tĩnh Hải Quân 966 – 967
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky14
Tĩnh Hải Quân 967

Đại Cồ Việt

Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau hơn 400 năm, là Đại Cồ Việt
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky15
Đại Cồ Việt 968
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky16
Đại Cồ Việt 980
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky17
Đại Cồ Việt 1010
Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sáp nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky18
Lanh thổ Việt Nam thời Đại Cồ Việt 1014
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky19
Lãnh Thổ Đại Cồ Việt 1048

Đại Việt

Sau đó Lý Thái Tổ đổi tên nước là Đại Việt năm 1054
Vào Năm 1069, vua Lý Thánh Tông nam tiến đánh nước Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm lúc bấy giờ là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về kinh đô Thăng Long. Để được tha mạng vua Chiêm đã phải cắt các vùng đất phía bắc của Chiêm Thành gồm ba châu là: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý cho nước Đại Việt. Những châu ấy ngày nay ở địa phận các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky20
Lãnh thổ nước Đại Việt 1069
Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky21
Nước Đại Việt 1159
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky22
Nước Đại Việt 1225
Việt Nam thời nhà Trần năm 1306 vua nước Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman) đã cắt đất hai châu Ô và Rí cho vua Trần Anh Tông của Đại Việt để làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa, vùng đất mà ngày nay là phía nam Quảng Trị và Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky23
Lãnh thổ Việt Nam thời nhà Trần 1306

Đại Ngu

Đại Ngu là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ (1400 – 1407). Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky24
Lãnh thổ nước Đại Ngu 1400
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky25
Lãnh thổ nước Đại Ngu 1402

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 2)

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ
Xem Thêm: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)

Bắc thuộc lần 4

Vào cuối thế kỉ 14 nhà Trần bấy giờ đã sa sút, Hồ Quý Ly dần dần nắm quyền kiểm soát cả triều đình, dùng những biện pháp thanh trừng những đại thần trung thành với triều Trần. Hồ Quý Ly lên ngôi vua vào năm 1400, đặt quốc hiệu Việt Nam là Đại Ngu, ông thực hiện rất nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội lúc bấy giờ. Nhưng do thực hiện quá nhiều sự thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được các cựu thần nhà Trần và dân chúng ủng hộ, thêm tình hình kinh tế xã hội hoàn toàn suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài phù Trần diệt Hồ, nhà Minh mang quân sang xâm lược Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng tsụp đổ hoàn toàn vào khoảng giữa năm 1407. Nước Đại Ngu lúc này bị tiêu diệt hoàn toàn và bị sát nhập lãnh thổ vào Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky26
1407 nước Đại Ngu bị tiêu diệt và sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh (Trung Quốc)

Khởi Nghĩa Lam Sơn

Vào năm 1418 Lê Lợi và các hào kiệt phất cờ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tại vùng miền núi Thanh Hóa, ông tự xưng là Bình Định Vương, kêu gọi người dân Việt Nam đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Lúc này lãnh thổ đất Việt chỉ còn Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky27
năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành lại được vùng lãnh thổ nay thuộc Huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
Vào năm 1424 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu tiến vào phía Nam và dành được những thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1425, Lê Lợi đã làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky28
Năm 1425 Lê Lợi đã làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào

Nhà Hậu Lê

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi đã thống nhất được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Lê Lợi lên ngôi vào năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê. Do chiến công hiển hách đánh bại quân Minh dành lại quyền tử chủ cho người Việt, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, tên tuổi được lưu truyền đến ngàn đời sau
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky29
Nước Đại Việt dành lại quyền tử chủ năm 1428
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông mang 20 vạn quân nam tiến đánh vào kinh đô Vijaya ( đất Bình Định ngày nay) nước Chiêm Thành, kinh đô Vijaya của Chiêm Thành thất thủ. Vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky30
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông sát nhập thêm vùng đất phía bắc của Chiêm Thành
Năm 1478, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man, vua Lê Thánh Tông đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây của Thanh Hóa, phía tây Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Đại Việt
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky31
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1479

Giai đoạn Nam – Bắc triều

Khoảng đầu kỷ 16, nhà Hậu Lê lúc này đã bắt đầu suy yếu. Một võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy, dần dần nắm lấy quyền hành triều Lê. Mạc Đăng Dung đánh dẹp các lực lượng chống đối nhà hậu Lê và đến 1527 thì phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc.
Lúc này có một võ tướng cũ của nhà Lê, là Nguyễn Kim  lập một người dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Lào ngày nay), tức vua Lê Trang Tông. Sau nhiều lần tổ chức tấn công ngược về Đại Việt không thành công, mãi tới năm 1539, Nguyễn Kim mới chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa; sang năm sau tiến vào đất Nghệ An. Nhà Hậu Lê bắt đầu xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky32
Nguyễn Kim chiếm lại được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky33
Năm 1540 Nhà Hậu Lê xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt
Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội.
Năm 1554, Trịnh Kiểm lập hành dinh tại quê hương Biện Thượng, sau đó điều quân đánh Thuận Hóa. Khi quân Lê – Trịnh tiến vào phía nam, các quan lại nhà Mạc và các hào trưởng địa phương phần lớn đi theo. Tướng Mạc ở Thuận Hóa là Hoàng Bôi mang quân ra đánh bị tử trận. Quân Mạc bị đánh tan, nhà Lê – Trịnh lấy lại được Thuận Hóa và Quảng Nam.
Toàn bộ lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 nửa: từ Ninh Bình trở ra trong tay nhà Mạc, từ Thanh Hóa trở vào trong tay nhà Lê – Trịnh
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky34
Năm 1554 lãnh thổ Đại Việt bị chia làm 2 nửa nhà Mạc phía Bắc, nhà Lê – Trịnh phía Nam

Nguyễn Hoàng xây dựng cơ đồ mở mang bờ cõi Đại Việt

Năm 1569, Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim và là em vợ của Trịnh Kiểm ra Thanh Hóa yết kiến vua Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thái sư lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm rất hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa. Lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky35
Năm 1569 Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân cai quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa
Năm 1611, do quân Chăm Pa tiếp tục quấy nhiễu vùng biên giới Hoa Anh, Nguyễn Hoàng đã sai Văn Phong đi dẹp, quân Chăm Pa nhanh chóng bị đánh bại trước lực lượng của chúa Nguyễn. Vua Po Nit của Chăm Pa phải rút quân xuống phía Nam đèo Cả. Sau đó vùng đất Hoa Anh này được lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa vàĐồng Xuân, giao cho Lương Văn Chánh làm tham tướng, Văn Phong làm lưu thủ.
Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa. Diện tích 2 xứ Thuận Quảng rộng khoảng 45000 km²
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky36
Năm 1611 đất họ Nguyễn đã trải dài đến vùng cực nam Phú Yên

Trịnh – Nguyễn phân tranh

Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành. Lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên (vùngKauthara) đặt dinh Thái Khang. Phần phía Tây sông (vùng Panduranga) vẫn thuộc về Chăm Pa.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky37
Năm 1653  chúa Nguyễn Phúc Tần chiếm được vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành
Năm Mậu Tuất (1658) vua nước Chân Lạp mất rồi, chú cháu tranh nhau ngôi vị, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bắt được vua nước ấy là Nặc-Ông-Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều-cống và phải bênh vực người Việt sang làm ăn ở bên ấy.
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 38
Năm 1658 người Việt đã xuất hiện ở vùng đất Đồng Nai ngày nay
Năm KỷTỵ (1679) có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó-tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (tức là đất Gia Định). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai), ở Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), ở Ban Lân (thuộc Đồng Nai) rồi cày ruộng làm nhà lập ra phường phố
Lúc này nhà Mạc ở phía bắc đã bị tiêu diệt hoàn toàn
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky39
Lãnh thổ Đại Việt Năm 1679
Năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành nay  là vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay, tuy nhiên chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky40
Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong.
Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình nhà Lê bắt và giết. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang, từ đó dòng dõi “Chúa Bầu” chấm dứt. Lãnh thổ chúa Bầu chính thức sáp nhập vào đất nhà Lê-Trịnh
Năm 1708, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn, chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704,Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky41
Lãnh thổ Đại Việt năm 1708 khai phá đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay
Vào  năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú (Chúa Ninh) nhận đất dâng từ vua nước Chân Lạp là Satha (Nặc Tha), lãnh thổ Đại Việt được mở rộng thêm hai vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long).
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky42
bản đồ lãnh thổ Việt Nam năm 1732
Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con trai của Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ (của Chân Lạp) sát nhập những khu vực này vào lãnh thổ phía Đàng Trong.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky43
Từ 1736 – 1739 Lãnh thổ Việt Nam mở rộng đến tận mũi Cà Mau như ngày nay
Năm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương đánh bại đã dâng vùng đất Tân An, Gò Công (Long An, Tiền Giang ngày nay) để cầu hòa
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky44
Năm 1755 sát nhập thêm Long An và Tiền Giang vào Lãnh thổ Đại Việt
Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng 2 xứ Preah Trapeang và Basac (vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng) để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước sự tấn công của Xiêm La (Thái Lan), vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúa Nguyễn.
Riêng Mạc Thiên Tứ, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky45
bản đồ lãnh thổ Việt Nam vào năm 1757

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 3)

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ
Xem thêm: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 2)

Khởi Nghĩa Tây Sơn

Sau giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh đât nước bị chia làm 2 thì vào năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng phát bắt đầu từ vùng đất Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky46
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1771
Đến năm 1773 khởi nghĩa Tây Sơn dành được nhiều thắng lợi quan trọng kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Lúc này đất nước bị chia làm 3 những vẫn thuộc quyền quản lý của người Việt
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky47
Lãnh thổ Việt Nam bị chia làm 3 vào năm 1773
Cuối năm 1774 đầu năm 1775 quân Trịnh tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn lúc này không chống nổi quân Trịnh phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hóa.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky48
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1774
Quân Trịnh ở phía bắc đánh vào. Chúa Nguyễn không địch nổi hai kẻ địch phải bỏ chạy vào Gia Định. Tây Sơn bèn đầu hàng Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, cả Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị giết. Vào năm này Chúa Nguyễn đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát ở Đại Việt
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky49
bản đồ lãnh thổ Việt Nam 1777
Vào năm 1786 Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánhThăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.
Với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải,Trịnh Tông tự sát. Lúc này Tây Sơn đã kiếm soát được gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng, dần dần Nguyễn Ánh lấy lại được vùng đất Nam Hà dẹp yên được vùng đất Gia Định
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 50
Lãnh thổ Việt Nam 1788

Nhà Nguyễn

Vào năm 1802 sau khi tiêu diệt được nhà Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi vua, để tượng trưng sự thống nhất Bắc Nam, lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky51
1802 Lãnh thổ Đại Việt được thống nhất sau nhiều năm bị chia cắt
Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật
Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây
Năm 1832 nhà Nguyễn bỏ chế độ tự trị của người Chăm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay) chính thức sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky52
bản đồ lãnh thổ Việt Nam 1832
Vào năm 1835 Vua Minh Mạng cho thành lập Trấn Tây Thành (Campuchia ngày nay) thời kỳ này lãnh Thổ Việt Nam vươn tới cực đại tới tận Ai Lao, Chân Lạp
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky53
Vào năm 1835 Lãnh thổ Việt Nam vươn tới cực đại
Việc đặt Trấn Tây Thành cùng với chính sách cai trị mất lòng dân Chân Lạp của Vua Minh Mạng và quan lại đã gây hao binh tổn lương, tướng sĩ mệt nhọc.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Vua Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, vua Thiệu Trị thuận ý, truyền cho quan quân Đại Nam rút quân về giữ An Giang.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky54
Năm 1841 bỏ trấn Tây Thành

Thời kỳ bị Pháp xâm lăng và đô hộ

Năm 1859 thực dân Pháp đánh thành Gia Định
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky55
Lãnh thổ Việt Nam năm  1859
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) buộc triều đình nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho cho Pháp. Tiếp sau đó tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Vĩnh Long cũng bị sát nhập nốt vào lãnh thổ bảo hộ của Pháp.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky56
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Nhâm Tuất 1862
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky57
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Nhâm Tuất 1862
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky58
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Nhâm Tuất 1862
Năm 1870, Pháp ký với Campuchia hiệp định phân định biên giới.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky59
Đại Nam 1870
Năm 1874, Pháp ký với Việt Nam Hòa ước Giáp Tuất (1874) công nhận sự thống trị của Pháp với toàn Nam Kỳ.
Hòa ước Quý Mùi, 1883 được ký, Việt Nam mất một phần Trung Kỳ và toàn bộ Bắc Kỳ vào tay Pháp. Việt Nam cũng mất quyền tự quyết về đối ngoại vào tay Pháp
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky60
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Quý Mùi, 1883
1884 Hòa ước Giáp Thân  được ký, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky61
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 61
Năm 1887 người Pháp nhân danh nước Bảo hộ triều đình Huế ký Hiệp ước Pháp-Thanh nhường một dải đất cho nhà Thanh. Sông Dương Hà (sông An Nam Giang) trước kia là đường biên giới nay lùi biên giới xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky62
Việt Nam 1887

Liên Bang Đông Dương

Năm 1893, lúc này Pháp đã thành lập liên bang Đông Dương, dựa theo địa hình đã cắt tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky63
Lãnh thổ Việt Nam 1893
1895, từ công ước Pháp-Thanh 1895đã đưa về phần lớn vùng đất Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc Kỳ còn một phần đất ở bắc sông Bắc Luân thuộc về nhà Thanh. Sâm Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky64
Lãnh thổ Việt Nam 1895
Năm 1893, hiệp ước Pháp-Xiêm (1893) theo đó nhượng toàn bộ vùng lãnh thổ phía Đông sông Mê Kông cho Pháp, gạt bỏ lực lượng quân sự và những ảnh hưởng của Xiêm tại vùng cao nguyên thượng sông Sêrêpôk. Vùng đất nhượng lại này bao gồm cả tỉnh Stung Treng, năm 1899 địa khu Đắc Lắc được thành lập từ Stung Treng. Năm 1904, Đắc Lắc được sáp nhập vào Việt Nam.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky65
Năm 1904 Pháp sát nhập Đak Lac vào lãnh thổ Việt Nam
Đến 1905 thì sát nhập các tỉnh Tây Nguyên còn lại
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky66
Việt Nam 1905

Lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945

Đế quốc Việt Nam là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky68
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 68
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky69
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 69
Từ 1954 đến 1975, Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17 sau hiệp định Giơ-ne-vơ
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky70
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 70
30/4/1975 Lãnh Thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất như ngày nay
bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 72
Lãnh thổ Việt Nam ngày nay

Quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa, nhưng Hoàng Sa nay đang bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đóng từ sau Hải chiến Hoàng Sa, 1974.

Quần Đảo Trường Sa

Hiện Quần đảo Trường Sa đang bị nhiều quốc gia trong khu vực tranh chấp do có tiềm năng lớn về dầu khí và nguồn cá dồi dào. Việt Nam là quốc gia nắm giữ nhiều đảo nhất. Các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,Philippines, Malaysia, Brunei.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét