Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 18

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tập 1 - Chảy nước mắt nghe tâm sự người đàn ông mù hát như Đan Nguyên bán vé số trên phố - Guufood
Đó là trường hợp anh Ngô Văn Lượng (SN 1978) bị khiếm thị, không vợ con, hiện đang ở cùng bà nội già 93 tuổi, ở khu vực Bình Đương,2 TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hàng ngày anh Lượng đi lang thang khắp nơi để hát và bán vé số. Anh có giọng hát cực hay, giống như ca sĩ Đan Nguyên hải ngoại. Guufood tình cờ gặp anh trên đường Hiệp Bình, quận Thủ Đức, để bán vé số và có giọng hát hay mê ly. Guufood đã có cuộc trò chuyện nhanh với anh Lượng trên đường phố. Anh Lượng kể rất nhiều về hoàn cảnh bi đát của anh trong đó có câu chuyện bị mẹ ruột bỏ rơi từ nhỏ khi anh 3 tháng tuổi. 1 tuổi anh bị mù vì phát ban và bà nội nuôi 40 năm nay. Cách đây chừng 2 năm, người mẹ ruột từ Mỹ trở về, thấy anh mù loà có cho vài triệu đồng rồi từ biệt kể từ đó. Anh kể, là hiện tại ra đường hát để bán vé số, tuy cực nhưng mà đó là niềm vui của cuộc đời anh. Guufood nghe tâm sự của anh Lượng mà rơi nước mắt. Câu chuyện của người đàn ông mù, hát hay như Đan Nguyên để bán vé số đã lay động những người qua lại. Guufood muốn chia sẻ câu chuyện của anh Lượng để mọi người có hỗ trợ để cuộc sống anh bớt nhọc nhằn hơn. Chân thành cảm ơn!! Liên hệ với kênh Guufood theo số điện thoại 0988.601.669 – Anh Duy

Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero

1 Thanh Niên
“Để rồi buồn ơi, ánh trăng soi còn đó/Và nghe hơi gió biết rằng mình vừa mơ...”. Khán phòng lặng thinh khi giọng hát của chàng trai mù lên cao. Anh hát “vừa mơ”, nhưng trong đêm nhạc ấy, ước mơ của anh đã thành sự thật.
Huy Đạt
Xa vợ và 2 con, mưu sinh trong bóng tối
Giọng ca Đinh Xuân Hòa (26 tuổi, quê Hòa Bình) không xa lạ gì trên YouTube với hàng triệu lượt xem cho mỗi bản anh cover. Với chất giọng trời phú, không riêng gì những bản bolero sâu lắng, Xuân Hòa còn để lại cho người nghe nhiều cảm xúc cả với những bài vọng cổ, dân ca Nam bộ. Hòa chiếm được sự mến mộ của bao người không chỉ bởi giọng ca ngọt ngào mà còn là cả “tuổi thơ dữ dội” cùng gia cảnh khó khăn với người vợ đồng cảnh ngộ - Nguyễn Thị Phương (22 tuổi, quê Vĩnh Phúc).
VIDEO: Chàng ca sĩ mù hát rong đoàn tụ vợ con và song ca cùng Ngọc nữ bolero Tố My
“Bố mẹ sinh được 3 anh em thì tôi và anh đầu bị khiếm thị. Tôi được mẹ đưa ra Hà Nội chữa trị thì bác sĩ xác định sẽ suốt đời sống trong bóng tối. Mẹ đã định ôm tôi lao vào ô tô tự vẫn. Nhưng rồi trời thương, cho mẹ một nghị lực để vươn lên”, Hòa kể.
Bệnh tật bủa vây nên từ nhỏ Hòa muốn tự lập. Năm 1999, Hòa vào Đà Nẵng lang thang bán vé số để kiếm tiền gửi về gia đình. Người bình thường bươn chải đã khó, Hòa mù lòa nên thu nhập mỗi ngày chẳng đáng là bao. Rồi nhờ chất giọng trữ tình ấm áp, Hòa đi hát. Năm 2006, khi đang sinh hoạt trong một đoàn nghệ thuật tình thương, Hòa đã gặp Phương rồi từ đó đem lòng nhớ nhung.
Để đến được với nhau, vợ chồng Hòa đã vượt qua không biết bao nhiêu cản lực từ phía gia đình. “Khi tôi hỏi vợ, nhà vợ cũng có 2 anh em bị mù như gia đình tôi nên khó khăn lắm bố mẹ Phương mới đồng ý. Bởi các cụ lo cho tương lai những đứa cháu...”, Hòa kể.
Hạnh phúc lớn nhất của đôi vợ chồng mù chính là 2 đứa con gái lần lượt ra đời với đôi mắt sáng, to tròn. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc nhà có thêm miệng ăn. Hòa gạt nước mắt thương con quyết định vào Đà Nẵng đi hát. Hằng ngày, Hòa nhờ bạn chở đi các tuyến phố có quán nhậu, tiệm ăn vừa ca hát vừa bán hàng kiếm tiền. Những hôm nắng ráo, Hòa kiếm được trên dưới 200.000 đồng, hôm nào trời mưa thì chẳng có đồng nào. Mỗi tháng không biết chi tiêu thế nào nhưng anh phải cố gắng dành dụm đủ 3 triệu đồng gửi về quê nuôi vợ và 2 con nhỏ. Anh mòn mỏi đếm từng ngày gặp lại vợ con...
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 2
Gia đình Hòa bất ngờ được đoàn tụ ngay tại Đà Nẵng trong Chạm vào ước mơ Ảnh: Nguyễn Tú
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 3
  
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 4
Bất ngờ nhận 50 triệu tương đương 2 năm tiền thuê trọ từ tay ông Nguyễn Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh
Ảnh: Nguyễn Tú
Tình người cho ước mơ
Một đêm thu Đà Nẵng, Xuân Hòa xuất hiện trong trang phục gọn gàng, được bạn đưa đến phòng trà ca nhạc Thanh Trà (Đà Nẵng). Từng đi hát nhiều nơi nhưng lần này với Xuân Hòa đặc biệt nhất bởi từ lời mời của chủ nhân phòng trà - ca sĩ Thanh Trà.
Ngồi nắn từng ngón tay, mân mê chiếc micro một hồi lâu Hòa mới hết run. Sau khi thể hiện 2 bản bolero bằng chất giọng ngọt ngào trong tiếng vỗ tay của cả phòng trà, Xuân Hòa định bước xuống sân khấu thì MC Hoàng Thủy nhanh tay đỡ anh lại và anh càng ngạc nhiên hơn khi được nữ MC thông báo: “Đinh Xuân Hòa là nhân vật của Chạm vào ước mơ số 15 của Báo Thanh Niên. Đêm nhạc hôm nay, Xuân Hòa sẽ là nhân vật chính”.
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero1
Ngọc nữ bolero Tố My xúc động sau khi song ca cùng Xuân Hòa
Hòa từng tâm sự với chúng tôi rằng anh mơ ước sẽ có được một ngày đứng trên sân khấu lớn, chuyên nghiệp để thể hiện giọng ca của mình. Khi nghe nguyện vọng này của Hòa, ca sĩ Thanh Trà đã không ngần ngại nhấc máy và gọi cho anh với lời đề nghị “em hát cho chị vài bản nhạc”. Đó là ước mơ thứ nhất mà ê kíp chương trình muốn mang đến cho Hòa.

Nhiều bất ngờ ngoài kịch bản
Ngoài những phần quà đã nêu, bạn đọc của Báo Thanh Niên hỗ trợ tiền ăn cho 2 con và chi phí thực hiện phòng thu âm nhỏ cho Hòa số tiền 25 triệu đồng. Cũng trong đêm nhạc, ca sĩ Tố My đã dành tặng món quà bất ngờ khác, đó là sẽ mời Xuân Hòa tham gia vào một MV thời gian tới. Đặc biệt, ca sĩ Thanh Trà cho biết sẽ mời Xuân Hòa hát tại phòng trà để giúp anh có thêm thu nhập. Và đến cuối chương trình, quá xúc động trước hoàn cảnh của Hòa, 2 vị khách của phòng trà đã tặng anh 20 triệu đồng.

Đến lúc này, Hòa tuy đã biết mình là khách mời đặc biệt nhưng anh vẫn không thể ngờ ngoài khán giả còn có nhiều nhà hảo tâm đang ngồi ở dưới để nghe anh hát. Trong đó có ông Nguyễn Thuận, đại diện Quỹ từ thiện Kim Oanh, đã từ tận TP.HCM ra để gặp Xuân Hòa. “Cảm thông và chia sẻ trước hoàn cảnh của Xuân Hòa, quỹ từ thiện chúng tôi muốn góp một chút tình cảm là kinh phí thuê nhà trọ trong 2 năm cho Hòa yên tâm đi hát”, ông Thuận nói.
Từ sự xúc động, Hòa chuyển sang hạnh phúc sau câu nói của MC “đó là số tiền 50 triệu đồng”. “Trời ơi, số tiền lớn quá, em ki cóp cả chục năm trời cũng không có được...”, Hòa nghẹn giọng.
Trong phần giao lưu với khán giả, Xuân Hòa đã kể lại những ngày anh lang thang các tỉnh, thành để hát rong kiếm tiền nuôi thân và lo cho gia đình nhỏ. MC Hoàng Thủy hỏi: “Đã bao giờ Hòa nghĩ mình sẽ làm một MV bài bản để up lên kênh YouTube của mình?”. Xuân Hòa thật thà: “Em có nghĩ đến nhưng tiền hát rong nuôi vợ con không đủ nên em thôi không nghĩ tới nữa”. Ngay lúc này, nhà báo Vũ Phương Thảo, Trưởng đại diện Văn phòng Báo Thanh Niên tại miền Trung tiến đến nắm tay và công bố phần quà của nhà tài trợ Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình tặng 10 triệu đồng để Hòa thực hiện MV ca nhạc. Giám đốc Nhà hát Trương Vương Đà Nẵng - ca sĩ Quang Hào cũng nhận hỗ trợ Hòa trong khâu thu âm.
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 6
Nhà báo Vũ Phương Thảo (phải) trao 10 triệu đồng do Công ty CPTĐ Hòa Bình tài trợ để giúp Hòa thực hiện MV
Ảnh: Nguyễn Tú
Xuân Hòa tâm sự: “Khi con bé đầu ra đời 15 ngày, tôi phải dứt áo đi làm. Đến đứa con thứ hai cũng vậy, tôi cũng chỉ gặp con có 3 ngày rồi lại vào Đà Nẵng mưu sinh. Những lần được gần con với tôi quý hơn vàng...”. Lúc này, loa phát to bài hát Cả nhà thương nhau ghi lại cảnh ba mẹ con Phương ngồi hát. Hòa nín lặng với dòng nước mắt lăn dài trên má: “Những tết không về, tôi đã khóc rất nhiều. Con người ta được ba mẹ đón đưa, mình chỉ mong được gần con cũng không được”. Khi nói chuyện với vợ qua điện thoại, Xuân Hòa cắn chặt răng: “Anh xin lỗi ba mẹ con em rất nhiều”.
Cả khán phòng lặng im, bỗng dưới sân khấu có tiếng gọi vọng lên: “Bố ơi, bố ơi...”. Đó là giọng nói quen thuộc của con gái út Xuân Hòa, bé Đinh Ngọc Như (2 tuổi). Bế Ngọc Như là một người phụ nữ trong vai một vị khách muốn tặng hoa, đi tới đứng cạnh Xuân Hòa. Vị khách nắm tay anh. MC Hoàng Thủy hỏi: “Cái nắm tay này Hòa thấy có quen không?”. Hòa nấc thành tiếng ngắt quãng: “Dạ... Quen... Là vợ của Xuân Hòa. Trời ơi, Hòa thật không ngờ”. Vợ chồng Hòa mừng mừng tủi tủi trong sự đoàn viên. Cô con gái nhỏ ôm cổ bố không rời, liên hồi gọi “Bố ơi, bố ơi...”.
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 8
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 9

Tiếp đó, con gái lớn là Đinh Xuân Thảo (4 tuổi) và cả bố vợ Hòa là ông Nguyễn Văn Thiều cũng bước lên sân khấu. Trong sự xúc động đến nghẹn ngào của đoàn tụ gia đình, Xuân Hòa cùng vợ cất cao giọng hát qua bài Sầu tím thiệp hồng. Cảnh cô con gái nhỏ ôm chặt bố, tay kia vít áo mẹ khiến người chứng kiến không thể cầm lòng. Để thực hiện cuộc đoàn tụ này, ê kíp đã cùng Vietjet Air bí mật đưa cả nhà Hòa lên máy bay.
Bất ngờ không dừng lại, một nữ ca sĩ bí ẩn cũng đang ngồi ở dưới và khi giai điệu bài Đêm tâm sự qua giọng ca ngọt ngào cất lên, cả khán phòng nín lặng, còn Hòa vừa hát vừa đoán. Để rồi anh thốt lên: “Ồ, Hòa được hát cùng thần tượng, chị Tố My”.
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 10
Chạm vào ước mơ: Chàng ca sĩ mù hát rong song ca cùng Ngọc nữ bolero - ảnh 11
Ngọc nữ Bolero Tố My cũng tặng Hòa 1 ước mơ bất ngờ: cùng tham gia MV với Tố My
Ảnh: Nguyễn Tú

Để ước mơ song ca cùng thần tượng của Hòa thành sự thật, ê kíp đã liên hệ với “Ngọc nữ bolero” Tố My và cô đồng ý ngay, dù rất bận việc. Theo dõi chương trình ở một góc khán phòng, từ đầu đến cuối Tố My đã rất xúc động trước hoàn cảnh và nghị lực vươn lên của Hòa và vợ. Cô cũng đã khóc: “Tố My rất hạnh phúc khi được tham gia chương đầy ý nghĩa và nhân văn của Báo Thanh Niên. Chứng kiến từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, Tố My cũng hạnh phúc lây..., rất mong anh sẽ tiếp tục cháy hết mình cho đam mê âm nhạc của mình”.



Tập 2 - Điều chưa biết về người đàn ông mù bán vé số chuyên hát nhạc buồn về đời mình - Guufood
Hôm nay Guufood đến tận nhà thăm anh Ngô Văn Lượng (SN 1978) ở khu Bình Đường, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương là nhân vật người đàn ông mù, hát nhạc buồn hay như ca sĩ Đang Nguyên để bán vé số mà Guuffood đã đăng tải khiến cộng đồng có nhiều cảm xúc. Guufood tiếp tục thăm nơi ở của anh Lượng mà sự thật là anh đang ở ké nhà thờ tổ cùng với bà nội 93 tuổi. Lại nghe tâm sự của anh Lượng thật là buồn da diết. Guufood hi vọng rằng hoàn cảnh của anh Lượng sẽ khiến cộng đồng lay động mà hỗ trợ cho anh qua những giai đoạn khó khăn để ổn định làm ăn. Lần này, anh Lượng hát chay một bài nhạc buồn gửi tặng tất cả mọi người. Theo anh Lượng, đời anh buồn nên anh hay hát nhạc buồn và những bài hát về tình cha mẹ, anh chưa bao giờ hát, bởi lẽ cha mẹ đối với anh không còn thiêng liêng.  


Tập 3 - Người đàn ông mù hát nhạc buồn Đan Nguyên đã khóc khi nhận hỗ trợ để trả nợ - Guufood
Guufood hôm nay trở lại câu chuyện buồn của anh Ngô Văn Lượng (SN 1978) – là người đàn ông mù bán vé số có hoàn cảnh bi đát, bị cha mẹ bỏ rơi 40 năm này mà Guufood đăng tải đã gây xúc động cho cộng đồng mạng. Hôm nay tâm sự với anh Lượng cũng có những nỗi buồn nhưng Guufood mang đến cho anh niềm vui bất ngờ. Tại clip trước khi Guufood đến thăm nhà, có trao đổi thì anh Lượng có chia sẻ, đang nợ khoản tiền chừng 10 triệu đồng. Ngay sau khi clip đăng tải những mạnh thường quân trong và ngoài nước đã gửi tiền cho anh Lượng thông qua Guufood để giúp anh giải quyết khoản nợ này. Nhận được khoản tiền ước mơ trong đời, từ nhỏ đến giờ chưa từng được cầm, anh Lượng đã bật khóc. Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi những bước chân và buồn – vui của anh Lượng, người đàn ông mù bán vé số chuyên hát nhạc buồn Đan Nguyên nhé. Guufood vẫn tiếp tục kêu gọi những tấm lòng hảo tâm để giúp anh Lượng ổn định cuộc sống, vơi bớt nhọc nhằn trong hành trình cuộc đời kém may mắn này. Chân thành cám ơn!!!! Liên hệ với kênh Guufood theo số điện thoại 0988.601.669 – Anh Duy 

Chuyện "Tám mù" hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái

Thứ bảy, 28/10/2017 19:13
Gia đình tan vỡ khi con gái mới 4 tuổi, ông "Tám mù" một mình lặn lội nuôi con, hàng ngày người nghệ sỹ khiếm thị này vẫn miệt mài cống hiến tiếng đàn tiếng hát trên đường phố để kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái nhỏ.


Chuyện "Tám mù" hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái
- Nếu cho con 3 điều ước con sẽ ước gì?
- Điều thứ nhất con sẽ ước... cho mắt của ba và con sáng bình thường như mọi người!
- Vậy điều thứ hai, con ước gì?
- .....
Người cha bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị con mắt còn lại cho cô con gái nhỏ - Thực hiện: Quỳnh Trân
Ông Tám mù 20 năm hát rong trên phố Sài Gòn
Chiều hôm đó, mưa về trên con hẻm nhỏ tại Sài Gòn, 2 người nghệ sĩ mù một người đi trước một người phía sau, họ kết nối với nhau bằng một sợi dây được cột vào nút áo.
Cứ thế họ mải mê với những giai điệu của mình, mặc cho nước không ngừng rơi trên từng phím đàn. Chốc chốc có vài người hảo tâm chạy vội ra bỏ vài đồng tiền lẻ vào chiếc túi vải treo trên cây đàn.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 2.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 3.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 4.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 5.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 6.
Tám mù là tên mà người trong xóm vẫn thường gọi ông Hồng Văn Triệu (52 tuổi). Còn riêng tôi, vẫn quen gọi ông là "Người hát rong".
Không ít lần tôi gặp ông Tám đàn và hát trên xe buýt, trong chợ hay trong những con hẻm của Sài Gòn. Ngón guitar điệu nghệ của người đàn ông khiếm thị khiến người ta dừng lại giây lát để thưởng thức và thán phục tài nghệ của ông.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 7.
Hàng ngày ông vẫn thường di chuyển bằng xe buýt đi khắp nơi ở Sài Gòn để mưu sinh.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em, có đến tận 6 người bị bệnh về mắt, ông Tám bị khiếm thị khi mới lọt lòng mẹ. Vốn đam mê âm nhạc, ngày còn nhỏ ông đã học lỏm bạn bè rồi tự mua máy cassette về nhà nghe để luyện đàn.
Ông trời lấy của ông Tám đôi mắt, nhưng lại bù cho ông đôi tai và đôi tay. "Chú học đàn nhanh lắm, khoảng mấy tuần là biết căn bản. Rồi sau này nghe máy cassette nhiều, cứ thích bài nào rồi học thuộc lời, tập bấm hợp âm rồi ráp vô thôi" - ông Tám kể.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 8.
Năng khiếu âm nhạc bẩm sinh giúp ông Tám nhanh chóng học thành thạo các ngón đàn.
Sức khỏe yếu, lại khiếm thị, việc mưu sinh của ông Tám càng khó khăn trăm bề. Không có vốn liếng gì trong tay, ông đi bán... tiếng hát.
Hơn 20 năm nay hàng ngày ông Tám cùng người bạn của mình là ông Đức rong ruổi khắp ngõ hẻm thành phố để phục vụ lời ca tiếng hát cho người đời.
Ông Tám đi trước vừa đánh đàn vừa hát, còn ông Đức - người "đồng nghiệp" mù ở cạnh nhà theo sau gõ trống BoBo đệm theo giai điệu.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 9.
"Cũng đành xin làm người hát rong/ Chỉ mong đời không chê trách/ Chỉ mong chuyến xe muộn màng/ Không dừng sớm khi đang rong chơi..." - Trích đoạn bài hát Xin làm người hát rong.
Những tháng năm rong ruổi trên đường phố cũng giúp ông Tám kết duyên cùng một người phụ nữ. Cả hai có với nhau một đứa con gái, ông đặt tên là Hồng Từ Triệu Vy (2008).
Năm Triệu Vy được 4 tuổi thì vợ chồng ông Tám chia tay, vợ ông đi tìm hạnh phúc mới. Ông chẳng oán trách, cũng chẳng đổ lỗi cho ai, chỉ buông lơi hơi thở dài: "Giữ người ở, ai giữ người đi".
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 10.
Triệu Vy - cô con gái lanh lợi của ông Tám.
Gà trống nuôi con, ông Tám cố gắng mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con ăn học. Triệu Vy bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, nên việc học tập cũng có phần vất vả hơn. Thương con gái, ông Tám ngày ngày dành dụm tiền để đưa con đi chữa trị.
Ba năm trước nhờ một mạnh thường quân hỗ trợ một ít tiền, ông Tám gom hết vốn liếng đi mổ trước mắt bên phải cho con.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 11.
Mắt phải của Triệu Vy đã được mổ lấy lại thị giác, còn mắt trái của em thì chẳng biết khi nào mới có điều kiện chữa trị.
"Đời chú coi như bỏ, giờ chỉ mong con bé sớm được chữa lành con mắt còn lại"
Tôi gọi Triệu Vy là "Én nhỏ", không phải vì con bé có cái tên giống cô diễn viên nổi tiếng bên Trung Quốc mà vì ở sự lanh lợi của con bé 9 tuổi khiến tôi nhiều lần bất ngờ lẫn thích thú.
Én kể: "Hồi trước ba xin cho con lên bàn đầu ngồi để dễ theo dõi bài học trên bảng, nhưng giờ có kính rồi nên cô giáo chuyển con xuống bàn cuối ngồi rồi. Cô chuyển mấy bạn học yếu hơn lên bàn đầu để dễ quản lý".
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 12.
Ước mơ lớn nhất hiện tại của ông Tám là có đủ tiền để chữa trị mắt còn lại của con gái.
Dù chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa, nhưng Én nhỏ vẫn luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi sáng, ông Tám đi làm sớm Én nhỏ phải nhờ người bà con chở đến trường để học.
Chiều tối về, dù có bận chuyện gì thì hai ba con cũng cùng nhau đi ăn tối.
Không thể hoàn hảo, không thể cho Én nhỏ những điều kiện đủ đầy như những người cha khác nhưng trong suốt 9 năm qua ông Tám chưa bao giờ để Én phải tủi thân.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 13.
Suốt những năm qua những đồng tiền lẻ này đã nuôi sống 2 cha con qua những ngày gian khó.
Nếu phải lựa chọn mắt của con gái được chữa lành hay mắt của bản thân được sáng rõ thì đương nhiên ông Tám luôn dành điều may mắn đó cho con gái.
Ông tâm sự: "Đời chú coi như bỏ, giờ chỉ mong con bé sớm được chữa lành con mắt còn lại, học hành thành tài để tự chăm sóc được cho bản thân".
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 14.
Nhiều người thương cho hoàn cảnh của bố con ông Tám nên ủng hộ ông ít tiền nuôi con ăn học.
Những ký ức của Én nhỏ về mẹ khá mơ hồ, con bé dường như chẳng còn quá nhiều ấn tượng về mẹ. Tôi từng hỏi Én: "Trên đời con thích điều gì nhất?".
Con bé ra vẻ trầm tư suy nghĩ: "Con thích ba!" - rồi quay sang cười hì hì với ba. Cuộc đời lấy của ông Tám rất nhiều thứ, nhưng đã đem Én nhỏ đến bên ông như một món quà vô giá.
Tôi tin sau những năm tháng vất vả mưu sinh trên đường phố, ông Tám thật sự hạnh phúc khi có cô con gái lanh lợi bên cạnh, và cả Én nhỏ cũng vậy cả cuộc đời này chỉ cần có ba là đủ.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 15.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 16.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 17.
Chuyện Tám mù hát rong - Người cha lang thang Sài Gòn bán tiếng ca kiếm tiền chữa trị đôi mắt cho con gái - Ảnh 18.
Cuộc sống không lấy đi của ai tất cả...
-Vậy điều thứ hai, con ước gì?
- Con ước cho con có nhiều tiền để nuôi ba.
- Còn điều cuối cùng, suy nghĩ kỹ nha!
- Điều cuối cùng con ước.... có thêm 5 điều ước nữa, để dành, mai mốt lớn lên con ước tiếp!
Theo Trí thức trẻ

Kỳ án 'giết mẹ' mù lòa vì 1,5 chỉ vàng ở Bắc Giang: Liên tục kêu oan

Thứ bảy, 28/10/2017 07:28

Tất cả các bản cung đều cho thấy, Vi Văn Phượng khai nhận mình là người giết mẹ. Khi bước ra tòa, Phượng lại cho rằng mình bị oan, bị ép cung, dùng nhục hình bắt phải nhận tội.
Theo nhiều bản cung, Vi Văn Phượng khai nhận về nguyên nhân giết mẹ là do bà đòi phải trả vàng. Giữa lúc nợ nần ngập đầu, việc mẹ liên tục đòi vàng khiến anh rất bực tức.
Giết mẹ vì 1,5 chỉ vàng?
Cụ thể, trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2012, bà Vui đã 2 lần đòi con phải trả vàng. Cũng trong tháng 9, vợ Phượng sau một thời gian đi lao động đã có tiền gửi về nhà để trang trải bớt nợ nần. Bà Vui biết việc này nên càng đòi ráo riết.
“Do tiền vợ gửi về chưa đủ mà mẹ lại đòi vàng vay nên Phượng rất bức xúc và nảy sinh ý định giết bà để trút gánh nặng gia đình”, các bản kết luận điều tra nhận định.
Ngày 2/10, Phượng đến hiệu vàng Thu Giang ở thị trấn Đồi Ngô để mua một đôi hoa tai trọng lượng 1,5 chỉ vàng để trả cho mẹ rồi đưa cho con trai là Vi Văn Hồ đưa cho bà.
Kỳ án giết mẹ mù lòa vì 1,5 chỉ vàng ở Bắc Giang: Liên tục kêu oan
Chiếu giường nơi bà Vui bị sát hại.
Đồng thời, Phượng cũng báo cho anh trai cả tên là Sáng biết việc này. Theo các bản án xét xử Vi Văn Phượng, tối 4/10, trong lúc chỉ có 2 mẹ con, bà Vui có hỏi: “Mày trả tao vàng giả à?” càng khiến cho Phượng thêm bức xúc vì nghĩ mẹ không tin mình và càng quyết tâm giết mẹ.
Hai cấp xét xử vẫn tuyên tử hình
Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang lập tức có mặt tại hiện trường, thu thập các chứng cứ của vụ án, tiến hành khám nghiệm tử thi, thu giữ chiếc áo phông màu trắng cộc tay và con dao quắm tại hiện trường.
Qua quá trình giám định mẫu máu của nạn nhân và mẫu máu ở hiện trường, dấu vết máu trên dao quắm và chiếc áo phông, cơ chế hình thành các vết thương và vết máu trên áo phông, ngày 18/10, 13 ngày sau cái chết của bà Vui, Vi Văn Phượng bị bắt khẩn cấp trong sự bất ngờ của người thân, họ hàng và người dân trong thôn.
Tại nhiều bản cung, Vi Văn Phượng thể hiện mình là người đã trực tiếp ra tay sát hại mẹ với nhiều tình tiết như động cơ gây án, diễn biến của hành vi phạm tội, chi tiết về từng động tác tàn độc của mình…
VKSND tỉnh Bắc Giang đã truy tố Vi Văn Phượng phạm tội Giết người trong đó có thêm 3 tình tiết tăng nặng là: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình; có tính chất côn đồ và vì động cơ đê hèn.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Vi Văn Phượng liên tục kêu oan và cho rằng mình bị cơ quan điều tra ép buộc phải khai như thế. Luật sư bào chữa cho Phượng cũng đưa ra nhiều lập luận cho thấy việc cơ quan điều tra, VKS truy tố chưa đủ căn cứ kết tội giết người đối với bị cáo Phượng.
Tuy nhiên, HĐXX cấp sơ thẩm vẫn quyết định Vi Văn Phượng chịu hình phạt tử hình cho tội danh Giết người với cả ba tình tiết tăng nặng như trên.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Phượng tiếp tục làm đơn kháng án toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông Vi Văn Sáng, anh ruột của Phượng cũng kháng án xin giảm hình phạt cho em trai.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng án của Phượng và ông Sáng, tiếp tục tuyên tử hình đối với Vi Văn Phượng, chỉ sửa bản án sơ thẩm về phần áp dụng điều luật. Theo đó, Vi Văn Phượng chỉ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “giết ông, bà, cha mẹ…” mà không phải chịu tình tiết “vì động cơ đê hèn” và “có tính chất côn đồ”.
Quặn lòng con trẻ
Vi Văn Hồ là con trai út của anh Vi Văn Phượng và cũng là nhân chứng cuối cùng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Vui trước khi bà bị giết chết. Khi vụ án xảy ra, Hồ đang là học sinh cấp 2. Hồ là người nấu cho bà nội bát mì tôm cuối cùng.
Lần xét xử nào, Hồ cũng đi dự và chỉ được mong gặp lại người bố của mình mà chưa bao giờ em nghĩ lại là kẻ giết người.
Hồ viết trong đơn gửi Chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao: “Ở nhà chỉ có hai bố con chăm sóc bà, bố cháu là người rất hiền lành, sống tình cảm, luôn dặn cháu phải chăm sóc cho bà thật chu đáo, từ việc phải đun nước cho bà tắm hàng ngày đến bữa ăn. Bố cháu chưa bao giờ có điều tiếng gì to hay xảy ra cãi vã với bà, bố cháu chăm lo cho bà từ bữa ăn sáng đến tất cả mọi thứ. Vậy tại sao bên công an lại kết luận bố cháu vì không muốn nuôi bà… Cháu thấy như thế là hoàn toàn vô lý…”.
Theo chị Nguyễn Thị Mai, vợ của tử tù Vi Văn Phượng, khoảng 10 ngày trước khi xảy ra án mạng, từ bên Đài Loan chị đã vay mượn bạn bè gửi về nhà số tiền gần 3.000 USD, quy đổi ra tiền Việt lúc đó khoảng hơn 60 triệu đồng.
Sau khi nhận được tiền, chị có gọi điện về hỏi về số tiền này thì Phượng thông báo là đã trả cho ngân hàng 15 triệu đồng, còn lại mua tiền vàng trả bà Vui và một người chị họ số tiền gần 10 triệu đồng nữa.
Số tiền còn lại khoảng hơn 35 triệu đồng chưa biết sử dụng vào việc gì. Nghi vấn đặt ra là trước khi xảy ra vụ bà Vui bị giết hại, liệu anh Vi Văn Phượng có tiết lộ với ai về việc vợ anh vừa gửi tiền về?
Theo Nguyễn Trường (Tiền Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét