TỔ TIÊN THIÊN CỔ 02/d (Kinh Dương Vương)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hình tượng mẫu thoải trong dân gian Việt Nam
Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Ðại Việt Sử Ký, Khâm Ðịnh Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau "Ðế Minh cháu bốn đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam..." (Trần Ðại Sỹ, Từ Triết Học Ðến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại tr.1046). Về nguồn gốc dân Việt là con cháu vua Thần Nông bên Tầu này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Người cho Thần Nông là người Tầu, kẻ lại cho Thần Nông là người Việt (Hừng Việt).
Việt ngữ Nông:
Việt ngữ nông có những nghĩa sau:
Nông cũng liên hệ với nọng. Trong bài "Cái Ðầu Lâu Hoa Cái Nhà Mày" khi nói về từ cổ, chúng tôi đã nói về từ nọng này. Nọng là phần thịt xệ xuống ở dưới cổ như cái nọng heo. "Ðầu trọng nọng khinh" là thịt đầu thì trọng, thịt nọng cổ thì khinh. Ở người mập thịt dưới cằm xệ xuống gọi là nọng cằm. Chim bồ nông là loài chim có cái túi, cái bao, cái nọng dưới mỏ. Tóm lại Nông với ý nghĩa liên hệ với nước và là cái bao cái túi. Nói gộp lại hai nghĩa, nông hàm chứa ý nghĩa cái bọc nước. Vậy Thần Nông là thần Bọc Nước (sẽ giải thích ở dưới). Bây giờ chúng ta mò tìm những từ gần cận với nông. Sau đây là những chữ gần cận với nông:
Nang
Theo chuyển hóa o=a (hột = hạt) ta có nông = nang.
Nang là cái bao, cái bọc, quả cau, cái trứng.
Ðá Cần lại rằng:
(tập I tr. 810)
Ðoạn trên đây trích trong bài hát tế "Ðẻ Ðất, Ðẻ
Nước" của thầy mo Mường. Ðá Cần cũng gọi là Tá Cần,
con trai trưởng trong số năm mươi người ở lại trên núi
với mẹ Ngu Cơ. Bẹ nang trứng là buồng cau trứng, hai tác
giả dẫn trên giải thích là quả cau to tròn như quả trứng.
Thật ra nang là trứng. Cau là trứng. "Nang cloọng" là từ ghép
điệp nghĩa. Ta thấy rõ quả cau là quả nang, quả trứng.
Mo nang là mo cau. Mã Lai ngữ pinang là cau. Nang là từ nôm. Người
Trung Hoa gọi cau là binh lang, họ không thờ trầu cau và không
ăn trầu cau nên nang là Việt ngữ, Mường ngữ, Mã ngữ không
phải là Hán Việt. Hán Việt binh lang chắc chắn chỉ có thể
là từ phiên âm của chúng ta.
-- Ta cũng có từ ghép trứng nước ví dụ phải dập tắt âm mưu từ trong trứng nước. Chúng ta nói trứng nước vì trứng là một cái bọc nước và trứng khởi đầu là một tế bào mầm có nước bên trong. Do đó nông nghĩa là bọc nước ta đã thấy ở trên cũng có nghĩa là trứng. Thần Nông là thần Bọc Nước, Thần Trứng. Như thế nang là cái bọc nước, cái trứng. Ðến đây với nghĩa của Nông và nang vừa giải thích ta thấy rõ Thần Nông là Thần Bọc Nước, Thần Trứng.
Ngoài ra cau còn có nghĩa là không qua chứng tích từ ghép trầu không.
ăn trầu không = ăn trầu cau
lá trầu không = lá trầu cau
ước lược những chữ giống nhau ở mỗi vế, ta còn lại:
không = cau
Không có một nghĩa là khoảng không, không gian, vũ trụ. Vậy cau = nang = nông = không với không có hàm nghĩa là không gian vũ trụ. Ta có thể kiểm chứng lại cho chắc ăn. Trong toán học số không (zero) biểu tượng bằng vòng tròn như chữ o. Ta ví o tròn như quả trứng gà. Như thế không = o (zero) = trứng = cau. Trái cau là trái trứng, trái không (gian). Ta cũng đã biết Pháp ngữ non (đọc là nông) có nghĩa là không là chuyển hóa của Việt ngữ không. Trong bài viết "Mỡ Ểu Áo Vàng Chẳng Có Việc" chúng tôi đã chứng minh Pháp ngữ non = không (Việt ngữ) theo qui luật chuyển hóa kh=n như khỏ (khô, trái bưởi khỏ là trái bưởi múi bị khô) = nỏ, khện = nện. Như thế nông (túi, cau, Pháp ngữ non) dù cùng nghĩa hay khác nghĩa về thanh âm cũng vẫn là chuyển hóa của không (gian, zero, chẳng) được. Vậy trái không là trái nông, trái nang, trái cau. Trầu không là trầu cau. Quả cau, quả không là hình ảnh không gian, vũ trụ. Gộp lại các nghĩa vừa có ta thấy thần nông, thần nang là thần trứng không gian, trứng vũ trụ. Tiến sâu hơn nữa, đọc thêm hơi vào cau ta có cau = chau, châu. Châu là đỏ, trời. Trái cau ăn với trầu cho ra chất nước màu đỏ. Trầu là châu cũng có nghĩa là đỏ. Phạn ngữ pan hay pahn, trầu cau. Theo p=b, pan = ban, Việt ngữ ban là đỏ như ban sởi (Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ Hùng Vương, số trước). Trầu cau đều là đỏ nên dùng để thờ cúng Tổ Ðỏ và đây là lý do sự tích trầu cau có từ thời vua Ðỏ Mặt Trời Mọc Hừng vương. Vậy nông, nang là trứng không gian vũ trụ. Thần Nông, thần Nang là thần Trứng vũ trụ (cosmic egg).
Nung
Theo chuyển hóa o=u (tôi = tui), nông = nung. Nung là nóng, đốt, hầm lửa như nung nấu, nung gạch. Thần nông, thần nung là thần nóng, thần lửa. Thần Nông với nghĩa là Thần Nung có hiệu là Viêm đế thì đúng đứt đuôi con nòng nọc rồi.
Nong
Nong là vật đan bằng tre tròn, lớn để phơi đồ. Cái nong mang hình ảnh của mặt trời. Thần Nong là thần mặt trời, thần vòm trời.
Nồng
Nồng là nóng như nồng nực, oi nồng... Ðiều này cũng thích ứng với thần Nông, thần Nồng có tên hiệu là Viêm đế.
Nọng
Nông liên hệ với nọng như đã thấy ở trên. Ở đây xin nói tới nọng với nghĩa là lọng (n=l). Lọng là cái tán che. Lọng tròn đỏ ngày nay còn thấy thờ trong đền chùa và dùng cho vua. Chúng ta thờ lọng đỏ tiêu biểu cho mặt trời tròn đỏ, cho vòm trời. Nọng, lọng cho ra nón. Chiếc nón thúng của người Bắc tiêu biểu cho mặt trời. Người Ao (Âu) Naga ở Assam, phần cực tây của địa khối Vân Nam cũng thờ mặt trời (In a way, there is a sun worship...) (William Carlson Smith, The Ao Naga Tribe of Assam, 1925, tr.87) cũng có nón thúng hình tròn như người Bắc: "They have a large cicular hat, about three feet in diameter, made of palm leaves and bamboo strips" (William Carlson Smith, tr.19) (Họ có cái nón hình tròn đường kính khoảng ba bộ làm bằng lá gồi và nan tre). Ðường kính ba bộ dài gần một mét giống hệt nón thúng quai thao của phụ nữ miền Bắc ngày nay còn dùng. Trong các đền miếu còn thờ các loại nón thúng mặt trời này nhất là đền của các bà đồng thờ Mẹ trời.
Hình 4: Phụ nữ miền Bắc đội nón thúng quai thao. (hình sưu tập của Poujade de Ladevèze, Femme coiffée du grand chapeau, in lại trong Những Hình Ảnh Xưa, Nguyễn Khắc Ngữ). Nơi đất tổ lập quốc của Lạc Việt ở Bắc tổ tiên chúng ta đã đặt tên cho ngọn núi cao nhất là núi Tản:
Nhất cao là núi Tản Viên
Núi Tản Viên vừa có nghĩa là núi hình "tán tròn", núi hình lọng tròn tiêu biểu cho vũ trụ, vòm trời, mặt trời vừa có nghĩa là núi Tản, núi Ðản nghĩa là núi Trứng, núi Ðẻ. Vậy thần Nông là thần Lọng, Thần Vòm Trời, Thần Mặt Trời.
Nùng
Theo o=u ta có nồng = nùng. Chúng ta có câu nói "núi Nùng sông Nhị". Núi Nùng cũng là tên gọi núi Tản. Tại sao gọi là núi Nùng? Xin thưa nùng là số một (number one). Núi Nùng sông Nhị là núi Một sông Hai. Thật vậy chứng tích còn thấy là trong Thái ngữ nung là một. Ðiều này cho thấy núi Nùng là núi Nguyên Thể (primeval mountain) tạo ra trái đất. Tại thượng du Bắc Việt có một sắc tộc nổi tiếng gan dạ là người Nùng. Sắc tộc này đã gọi mình theo thần Nông. Vậy thần Nông thần Nùng là thần số Một, thần Vũ Trụ.
Nòng
Theo n=l=tr, nòng = lòng = tròng. Ta nói lòng trứng, tròng trứng, lòng đỏ, tròng đỏ... Con mắt có tròng nâu tròn và phần trắng bao quanh trông giống cái trứng có tròng đỏ và tròng trắng nên ta cũng nói tròng, lòng mắt. Mắt là tiêu biểu cho trời. Mắt và mặt cùng một vần. Lòng còn có nghĩa là bụng, là dạ. Ta có từ ghép lòng dạ. Dạ đây không hẳn là dạ dầy mà là dạ con. Lòng-dạ-con mang nghĩa sinh đẻ tương đương với trứng. Vậy Thần Nông là thần Nòng, Lòng, thần Ðẻ, thần Mắt, thần Trứng.
Nàng, Nường
Nàng chuyển hóa với nồng. Nàng chỉ người có nang, có trứng, có "nường" (với nghĩa tục) nghĩa là phái nữ. Nàng là mẹ, là đẻ. Như thế Thần Nông là thần Nàng, là bà Thần Nông chứ không phải ông Thần Nông. Trứng tiêu biểu cho tạo sinh, sinh đẻ, giống cái. Mẹ Nông, Mẹ Nàng, Mẹ Tạo hóa, mẹ khai sinh ra vũ trụ, thế giới, con người. Chuyển hóa với nàng là nường cũng hàm nghĩa là phái nữ, mẹ, con gái ngoài ra còn chỉ bộ phận sinh dục nữ như Nõ Nường. Thần Nông là thần Nàng, thần Nường, là Mẹ tối cao tối thượng. Tóm lại Thần Nông của chúng ta là thần Nang, thần Nung, thần Nồng, thần Nùng, thần Nòng, thần Nong, thần Nàng, thần Nường, thần Lọng... thần tạo ra, đẻ ra vũ trụ, trời đất, vạn vật, là mẹ vũ trụ, mẹ trời. Với ý nghĩa là vị thần tối cao tối thượng thì thần Nông là Thần Nang là Thần Mẹ Trứng Vũ Trụ. Trứng vũ trụ (cosmic egg) bao hàm ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, tạo ra vạn vật nhưng trong thực tế vũ trụ cũng giống hình quả trứng. Hãy ngửa mặt nhìn lên trời, chúng ta thấy vòm trời khum khum như hình vỏ trứng. Không gian trong suốt giống lòng trắng trứng. Mặt trời đỏ giống tròng đỏ trứng. Vũ trụ quả là một trái trứng. Ðể kiểm chứng lại cho đúng và để đánh tan những nghi ngờ nếu còn sót lại trong đầu những người đa nghi trong số một tỉ người Tầu và bẩy mươi lăm triệu người Việt đã bị điều kiện hóa tin Thần Nông là nông thần, y thần, chúng tôi xin đối chiếu Mẹ Trứng vũ trụ, bầu trời của chúng ta với một vị thần bầu trời của một tộc Nam Man ngày nay sống ở miền cực tây địa khối Vân Nam. Ðó là người Ao Naga. Người Ao Naga là một tộc Nam Man "săn đầu người" (head hunters) có lẽ là một tộc Âu Việt. Họ có rất nhiều điểm giống Lạc Việt chúng ta như thờ con dao (vừa là vũ khí) giống cái rào của ta (thấy trên trống đồng) họ cũng gọi y chang như chúng ta là "dao", họ cũng xâm mình, ăn trầu, có nón thúng tròn hình mặt trời như phụ nữ miền Bắc, có nhà rong (nhà rồng), nhà làng gọi là morong. Họ cũng kiêng không ăn thịt quạ và phụ nữ miền Bắc ngày nay còn chít khăn mỏ quạ. Cả hai đều tôn thờ quạ. Các người con gái Aor khi đi lấy chồng ngoài tộc vẫn giữ những biểu hiệu cũ của thị tộc của mình trên quần áo mặc hay đồ trang sức. Phụ nữ miền Bắc chít khăn mỏ quạ cũng là một truyền thống cổ giữ lại biểu hiệu cũ của thị tộc có từ ngàn xưa. Chẳng lẽ phụ nữ miền Bắc tôn thờ đội trên đầu mỏ quạ đen ăn thịt người? Dĩ nhiên là không. Quạ đây là con quạ vàng kim ô tiêu biểu cho mặt trời. Các bà đồng chít khăn đỏ, khăn điều mỏ quạ. Ngày nay phụ nữ bình dân miền Bắc đội khăn đà, khăn nâu, khăn đen cho sạch. Phụ nữ miền Bắc chít khăn mỏ quạ mà vẫn thấy đây là một tập quán đẹp không có chút gì xấu hổ và các mhà đạo đức, trí thức Việt không hề bài xích việc đội trên đầu loài chim quạ ăn thịt người, loài chim quạ biểu tượng cho chết chóc. Ðiều này chứng tỏ đây là một thứ sùng bái, một thứ tín ngưỡng, thờ phượng chim trời của chúng ta. Và còn nhiều thứ nữa chúng tôi sẽ khai triển thêm khi có dịp.
Hình 5: Người Ao, Nagaland ở Assam
Có nhiều học giả đã giải thích từ Naga. Có hai nghĩa ăn khớp với chúng ta. Naga là rắn ăn khớp với thuồng luồng, sấu dao (dao long), rồng của chúng ta. Naga có thể là dao đã Ấn hóa (Nhận Diện Chân Tướng Vật Tổ Giao Long của Hừng Việt, YHTT xuân Bính Tý). Nghĩa thứ hai Naga là noga do gốc nog, nok, Ao ngữ nok hay noka là "people", người, liên hệ với Phạn ngữ loka, people, ăn khớp với chúng ta Mường, Mán, Mọi đều có nghĩa là Người, people. Từ Ao có lẽ là Âu. Họ gọi họ là Aor. Các nhà nhân chủng học trước đây giải thích Aor là "the going ones" (William Carlson Smith, The Ao Naga Tribe of Assam, 1925, tr.171) chỉ những người vượt qua con sông lớn Dikku ở Assam. Ta thấy Aor có nghĩa là "vượt" (sông), "bỏ đi" chính là nghĩa của Việt. Có người đã giải thích từ Việt là do người Trung Hoa gọi nhóm Xích quỉ Vượt sông Dương Tử xuôi nam. Aor và Việt đều chỉ "vượt" (sông) bỏ đi. Aor Việt mang âm Âu Việt đều là Hừng Việt. Họ cũng thờ mặt trời. Họ cũng có taboo (cấm kỵ) gọi là genna hay kenna (liên hệ với Việt ngữ kiêng, khem) là không ăn trứng chỉ những pháp sư lúc làm lễ mới ăn trứng sống (Pháp sư là những kẻ môi giới với thần linh nên ăn trứng để biến mình thành ruột thịt với thần trứng mới có thể liên lạc được với thần Trứng được). Họ treo vỏ trứng thờ thần. "When the weather is inclement for several days, the priests collect a number of eggs and going to a particular spot, break them and eat them raw, hanging up the shells for the deity. Then they implore the sun deity to grant favorable weather..." (William Carlson Smith, 1925, tr.87) ["Khi thời tiết độc địa (kéo dài) nhiều ngày, các pháp sư, thầy tế tìm nhặt trứng và tới một địa điểm đặc biệt, đập trứng ăn sống, treo vỏ lên cho thần linh. Rồi họ cầu xin thần mặt trời ban cho họ thời tiết thuận hòa..."]. Chúng ta biết con người có taboo không ăn thịt vật tổ hay vật thờ ví dụ người Ấn Ðộ thờ bò không ăn thịt bò, thờ heo không ăn thịt heo. Từ đó ta có thể suy ra người Ao Naga cũng thờ trứng nên có taboo không ăn trứng. Ông Tổ tối cao của người Aor ngày nay có một tên là Anung tsungrem ("god of the aerial expanse", thần bầu trời) (tr.78). Tsungrem là thần. Rõ ràng (A)Nung, bầu trời giống hệt mặt chữ Nung, Nông, thần trứng vũ trụ, bầu trời của chúng ta. Nếu giải thích theo Việt ngữ thì Anung có thể là Ả Nung với ả chỉ phái nữ thì Ả Nung là bà hay mẹ Nung. Thần Nông của chúng ta cũng là Mẹ Nung, Mẹ Nông, Mẹ Bầu trời, Mẹ Vũ trụ. Rõ như ban ngày là chúng ta và người Ao ở Nagaland đều thờ thần Bầu Trời Nung (Nông)/ Anung và chúng tôi đã giải thích Nung, Nông là Trứng Vũ Trụ. Nếu còn ai khó tính vẫn chưa tin, chúng tôi kiểm chứng thêm một lần nữa qua ngôn ngữ học. Ở trên ta đã biết Nung là bầu trời, không gian, trời và Nung cũng có nghĩa là một như núi Nùng là núi Một và Thái ngữ nung (one) là một. Vũ trụ giống trái trứng có nghĩa là không gian, số không (zero), hư vô nhưng trong một vài ngôn ngữ, vũ trụ lại có nghĩa hoán đổi với trời có nghĩa là một. Ví dụ Anh Pháp ngữ vũ trụ gọi là Universe. Giải tự Universe có Un, Uni (verse) là Pháp ngữ Un (một), unique (độc nhất). Trong Pháp, Anh... rõ ràng vũ trụ là số một, là đầu tiên, là trời là Nung (One). ...
Ai Cập
Thuyết vũ trụ tạo sinh của Ai cập cũng rất phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, theo từng vùng. Ðiều này cho thấy sự thờ bái mặt trời và trứng vũ trụ có gốc gác không phải phát xuất ra từ Ai Cập mà du nhập từ ngoài vào. Bằng chứng hùng hồn nhất là chỉ vua chúa thờ bái mặt trời xây kim tự tháp còn dân dã không thờ mặt trời. Nếu sự thờ bái gốc gác ở Ai Cập thì phải được dân dã Ai Cập sùng bái.
Cũng như Việt Nam các vua chúa đều được đẻ ra từ một quả trứng. Theo Cổ Thư thoạt khởi thủy thế giới là một khối hỗn mang trời đất chưa tách biệt, hình dạng giống như một quả trứng nhưng không có giới hạn. Sau đó, phần tinh khiết hơn, trong sáng hơn biến thành trời (heaven). Phần nặng hơn, thô kệch hơn lắng xuống biến thành đất. Lúc này đất như cá trôi nổi trên mặt đại dương nguyên thủy (primeval ocean)... Thái Dương Thần nữ là đời thứ sáu giống hệt bà Âu Cơ cũng là con cháu dòng thứ sáu của Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông (Thần Nông, tam vương là bốn, Ðế Lai là năm, Âu Cơ là sáu).
Ấn Ðộ
Ấn Ðộ có nhiều thuyết vũ trụ tạo hình. Cổ nhất thấy trong kinh Rig Veda sáng tác bằng Phạn ngữ ở vùng Tây bắc Ấn Ðộ vào khoảng năm 1.500 trước Tây lịch. Truyền thuyết chính yếu của Rig Veda là truyền thuyết tạo sinh vũ trụ. Thêm vào đó có nhiều truyền thuyết khác viết trong Brahmanas vài thế kỷ sau. Trong kinh Rig Veda truyền thuyết cũng được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. . Vũ trụ thoạt đầu là một khối hỗn mang. Sau đó thần tổ Indra, vua của tất cả các thần linh và là thần mưa cùng thần mặt trời Vishnu tách ra thành trời và đất. Rồi mặt trời mọc từ rốn trái đất, tại đó dựng lên một cái trụ trời giữ trời đất tách biệt ra.
Trong kinh Rig Veda về sau lại nói tới một truyền thuyết khác về tạo sinh vũ trụ. Ðó là ông tổ vũ trụ Purusha, người tự hy sinh chặt thân thể mình tạo ra vũ trụ và bốn giai cấp xã hội (giáo sĩ, chiến sĩ, thường dân và nô lệ). Purusha tương đương với Bàn Cổ.
Dần dần dẫn đến một vị thần duy nhất được coi như là tác giả tạo ra vũ trụ. Ðó là Prajapati 'Ðấng Tạo Hóa', về sau gọi là đấng Brahma. Trong Rig Veda, thần trời loạn luân với con gái là thần rạng đông gieo hạt giống mầm sống xuống đất. Trong Brahmanas thì cho là Prajapati làm công việc này. "Hạt giống vàng" cho vào nước vũ trụ nở ra trái trứng vàng vũ trụ sau đó tách ra làm hai trời và đất. Mặt trời là lòng đỏ của trứng vũ trụ. Về sau nữa vũ trụ được gọi là trái Trứng Brahma. Phạn ngữ Brahmânda chỉ thế giới, vũ trụ; Brahmânda do Brahma-anda với anda là trứng. Ðấng tạo hóa Brahma chui ra từ cái trứng này và hóa phép cho các phần quả trứng biến thành tám con voi đứng bốn góc và bốn điểm giữa để giữ trời đất tách biệt ra.
Trung Hoa
Chúng tôi đã nói trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ Hùng Vương số trước là thuyết tạo sinh vũ trụ của người Trung Hoa có một thuyết cho là lúc Hỗn Mang hay Hỗn Ðộn (Chaos) vũ trụ giống như một cái trứng gà. Lúc đó đất trời chưa có. Từ trái trứng này đẻ ra ông Bàn Cổ. Thuyết này xuất hiện rất muộn, không thống nhất, rất hỗn độn vá víu... rõ ràng là Bàn Cổ không phải của người Trung Hoa. Quan niệm vũ trụ là một cái trứng là của Nam Man chúng ta.
Các Dân Tộc Khác
Trong các cổ mộ thời sơ khai tiền sử người ta tìm thấy nhiều trứng bằng đất sét biểu tượng cho bất tử, tái sinh. Người La Mã chôn trứng với người chết. Người Maori ở New Zealand, trước khi giống chim Moa tuyệt chủng, có tục là để trứng của loài chim lớn này vào tay người chết. Thiên Chúa giáo cũng coi trứng là biểu tượng cho tái sinh, Phục Sinh. Biểu tượng của tái sinh nhân dịp đầu mùa xuân của lễ Phục Sinh Easter của chúa Christ với tục lệ là nhuộm hay sơn trứng đủ màu và trẻ em đi săn trứng ngày nay còn thấy ở Hoa Kỳ.
Giai Thoại Thủy Tổ Người Việt LỘC TỤC Con Cháu Họ Thần Nông Vị Vua Khai Sáng Ra Nước Xích Quỷ
Kinh Dương Vương - ông là ai?
06/09/2013 15:42 -
Như trong bài viết trước1, chúng tôi đã nhận định
Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) - bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam
đề cập những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII - là một tư liệu
được biên soạn trên tư duy đa nguyên “văn - sử - triết” của thời Trung
Đại. Trong đó, bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời
sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Ở bài này, chúng tôi
tiếp tục làm rõ hơn nhận định trên thông qua việc phân tích một nhân vật
vốn được coi là thủy tổ của người Việt và nước Việt nhưng cứ liệu lại
cho thấy chỉ là ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết
truyền kỳ của Trung Quốc.
Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương
Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương được Ngô Sĩ Liên coi như vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ - con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV bình luận đoạn này như sau: “Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”2.
Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:
“1- Tượng mảng xưa sách trời đã định,
Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,
Nước Nam từ chúa Kinh Dương,
Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.
5- Tới Lạc Long nối vì cửu ngũ,
Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,
Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,
Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.
Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,
10- Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc xởn xơ,
Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn”.3
Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá “Kinh Dương Vương lăng”. Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự “Nam Tổ miếu” và “Thần truyền thánh kế“. Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên Trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc4. Năm 2012, NXB Văn hóa dân tộc ấn hành cuốn Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương của các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm, tập hợp các tư liệu từ Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Thủy Kinh chú… và từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả.
Ngày 25/2/2013, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành. Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng5.
Từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa?
Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là nhân vật lịch sử có thật. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?
Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”.6
Chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)7, rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang8.
Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu các đời sau. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường9. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên10.
Liễu Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, truyện được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”11. Liễu Nghị trở thành tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra đời, như nhà Tống có “Liễu Nghị đại thánh nhạc”; nhà Kim có “Liễu Nghị truyền thư”; triều Nguyên có “Liễu Nghị Động Đình long nữ”; thời Minh Thanh có “Quất bồ ký”, “Long tiêu ký”, “Long cao ký”, “Thẩn trung lâu”, “Thừa long giai thoại”12. Trong đó, cho đến nay, “Liễu Nghị truyền thư” (còn có tên “Thủy tinh cung”, “Liễu Nghị kỳ duyên”) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn hiện chưa thể thống kê hết được13. Không những thế, tích truyện này còn trở thành đề tài làm tranh khắc ván và thư họa truyền thống (thủy mặc). Ngày 17/7/2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”, gồm bốn con tem với bốn hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”14.
Những nhận định của sử gia đời sau
Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô-típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân - Âu Cơ, và coi đó như nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương - triều đại mà người Việt ngày nay coi như lịch sử đích thực của mình.
Các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn phải biết đến một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như truyện Liễu Nghị. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ “Liễu Nghị truyền thư”. Nhưng đó là chuyện của văn học.
Còn với tư cách người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí Tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”15
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”16. Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”17.
Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định.
Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi18
----
1 Đinh Bộ Lĩnh: Huyền thoại và lịch sử (Tia Sáng số 16, ngày 20/08/2013)
2 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.
3 Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh, ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). NXB Văn học. Hà Nội.
4 Thọ Bình - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng). Theo tienphong.vn
5 Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn
6 Chính Hòa thứ 18 (1697). Toàn thư. sđd. tr 133
7 Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện nghiên cứu Hán Nôm), tr.4a-4b.
8 Nguyễn Thanh Tùng. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại.
M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam. (Tập 1) NXB Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.
9 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Tái bản 2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.
10 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr.409.
Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo: Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.
11 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.
12 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.
13 Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com
14 http://www.fhstamp.com/bbs/read.php?tid=784
15 Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). NXB KHXH.H.1997. tr.40.
16 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.
17 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sđd.: R.591, tờ 9b-10a.
18 Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.
Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương được Ngô Sĩ Liên coi như vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ - con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV bình luận đoạn này như sau: “Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”2.
Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:
“1- Tượng mảng xưa sách trời đã định,
Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,
Nước Nam từ chúa Kinh Dương,
Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.
5- Tới Lạc Long nối vì cửu ngũ,
Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,
Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,
Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.
Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,
10- Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc xởn xơ,
Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn”.3
Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá “Kinh Dương Vương lăng”. Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự “Nam Tổ miếu” và “Thần truyền thánh kế“. Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên Trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc4. Năm 2012, NXB Văn hóa dân tộc ấn hành cuốn Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương của các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm, tập hợp các tư liệu từ Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Thủy Kinh chú… và từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả.
Ngày 25/2/2013, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành. Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng5.
Từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa?
Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là nhân vật lịch sử có thật. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?
Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”.6
Chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)7, rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang8.
Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu các đời sau. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường9. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên10.
Liễu Nghị truyện được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện đã được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, truyện được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”11. Liễu Nghị trở thành tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra đời, như nhà Tống có “Liễu Nghị đại thánh nhạc”; nhà Kim có “Liễu Nghị truyền thư”; triều Nguyên có “Liễu Nghị Động Đình long nữ”; thời Minh Thanh có “Quất bồ ký”, “Long tiêu ký”, “Long cao ký”, “Thẩn trung lâu”, “Thừa long giai thoại”12. Trong đó, cho đến nay, “Liễu Nghị truyền thư” (còn có tên “Thủy tinh cung”, “Liễu Nghị kỳ duyên”) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn hiện chưa thể thống kê hết được13. Không những thế, tích truyện này còn trở thành đề tài làm tranh khắc ván và thư họa truyền thống (thủy mặc). Ngày 17/7/2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Dân gian truyền thuyết - Liễu Nghị truyền thư”, gồm bốn con tem với bốn hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”14.
Những nhận định của sử gia đời sau
Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô-típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân - Âu Cơ, và coi đó như nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương - triều đại mà người Việt ngày nay coi như lịch sử đích thực của mình.
Các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn phải biết đến một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như truyện Liễu Nghị. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ “Liễu Nghị truyền thư”. Nhưng đó là chuyện của văn học.
Còn với tư cách người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí Tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”15
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”16. Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”17.
Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định.
Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi18
----
1 Đinh Bộ Lĩnh: Huyền thoại và lịch sử (Tia Sáng số 16, ngày 20/08/2013)
2 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.
3 Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh, ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). NXB Văn học. Hà Nội.
4 Thọ Bình - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng). Theo tienphong.vn
5 Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn
6 Chính Hòa thứ 18 (1697). Toàn thư. sđd. tr 133
7 Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện nghiên cứu Hán Nôm), tr.4a-4b.
8 Nguyễn Thanh Tùng. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại.
M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam. (Tập 1) NXB Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.
9 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Tái bản 2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.
10 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr.409.
Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo: Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.
11 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.
12 Tiền Chung Liên và cộng sự (tổng chủ biên). Sđd. Tr. 831.
13 Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com
14 http://www.fhstamp.com/bbs/read.php?tid=784
15 Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). NXB KHXH.H.1997. tr.40.
16 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.
17 Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sđd.: R.591, tờ 9b-10a.
18 Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.
Tags:
Thần Nông là ông Tổ của Bách Việt
Các dữ liệu khẳng định Thần Nông là ông Tổ của Bách Việt nay đã rõ ràng.
Thần Nông tức là vị Thần Nông nghiệp. Vị Thần này thường được hình dung cưỡi trâu để đi lại. Vị Thần này gần gũi thân thương với đồng lúa nước, văn hóa lúa nước của người Việt. Con trâu gắn với người Việt cày trên ruộng lúa nước từ khai thiên lập địa. Trung Quốc không có văn minh lúa nước. Dân tộc Hán ở phương Bắc trước đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục, sau khi học được nghề trồng trọt của dân Bách Việt mới định cư ở hai bờ sông lớn là Trường Giang và HoàngHà.
Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam). Thần Nông được coi là vị Thần cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt).
Ngày nay, khoa học khảo cổ và Tâm linh Việt Nam đã tìm được chứng tích Thần Nông là Nhân Thần, là một trong những liệt Tổ tài năng, có công lớn dạy dân Việt cổ trồng lúa nước, được tôn thành Thần Nông. Tên gọi Thần Nông thân thương gắn với nghề nông nghiệp Việt Nam. Đã phát hiện khu di tích, mộ của liệt Tổ Thần Nông và gia quyến Thần Nông tại huyện Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay.
Tại chùa Trầm huyện Chương Mỹ có tượng thờ Đế Thần tức vua Thần Nông. Điện thờ chính trong hang chùa Trầm có tượng Đế Thần, bệ thờ, bát hương bằng đá.
Động Long Tiên - khu di tích chùa Trầm
Ở phía Nam chùa Cực Lạc có điện thờ vua Thần Nông.
Hai con trai của Thần Nông là Đế Tiết và Đế Thừa.
Đế Tiết còn gọi là Đế Tiết Vương con cả của Thần Nông dân gian gọi là Đức Thánh Cả.
Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công (Đế Quý Công) con thứ của Thần Nông, thay Đế Tiết nối dõi Thần Nông. Dân gian gọi cụ là Đức Thánh Hai (Đức Thánh đệ nhị). Cụ đã thu phục được bảy mươi hai bộ lạc, sáp nhập thành chín bộ lạc gọi là Cửu Long Chân Chính. Tòa Thượng Cửu Long ở các chùa Việt Nam là biểu tượng thờ chín ông Tổ
của dòng người Việt. Đế Thừa lập nước lấy tên là Xích Quỷ.
Xã Quang Lâm- Thanh Oai- Hà Nội có các khu mộ và và nơi thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai.
Ba con trai của Đế Thừa là Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh, Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi và Nguyễn Long Cảnh.
Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi (con thứ) được cha Đế Thừa giao làm chủ Ô Châu, sinh ra dòng Sở Hùng Thông, cụ mất tại nước Sở. Đế Nghi làm vua phương Bắc sinh ra Đế Lai.
Cụ Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh là Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết (con cả) bài vị thờ ở chùa Kim Liên- Hồ Tây, thay cha đứng đầu nước Xích Quỷ, dời nơi cụ Tổ Phục Hy (vùng làng Sở- Thạch Thất) về Khương Thượng- Hà Nội ngày nay. Cụ kết hôn cùng công chúa Đoan Trang (Đỗ Quý Thị). Tục truyền Đỗ Quý Thị là con gái cụ Long Đỗ (Thần Long Đỗ thờ tại Đền Bạch Mã- Hà Nội). Cụ Đỗ Quý Thị tu đạo Sa bà đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát, là đạo Mẫu đầu tiên của con cháu đất Việt.
Đền Bạch Mã - Hà Nội
Theo Họ Đỗ Việt Nam hai cụ Đế Minh và Đỗ Quý Thị sinh ra Lộc Tục- Kinh Dương Vương, được tôn xưng là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Lộc Tục lớn khỏe, văn võ song toàn, xin cha Đế Minh đi đánh Giặc Ma. Lộc Tục lên thuyền ra trận trên sông Trường Giang đổ về sông Dương Tử, chiến thắng trở về, Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục. Phong Lộc Tục làm vua cai quản nước Xich Quỷ đất phương Nam từ bờ Nam sông Dương Tử trở xuống vùng biển Đông.
Nước Xích Quỷ được xác định phía Bắc giáp Hồ Động Đình. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giáp đất Ba Thục. Phía Nam giáp đất Hồ Tôn (Chiêm Thành).
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 TCN, lập kinh đô nước Xích Quỷ tại vùng núi Ngàn Hống, huyện Can Lộc- Nghệ Tĩnh, gọi là Kinh Đô Nghĩa Lĩnh. Dưới chân dãy Ngàn Hống, vợ Lộc Tục sinh con trai tuấn tú đặt tên là Sùng Lãm.
Lớn lên Sùng Lãm được cha Kinh Dương Vương phong Hoàng Thái Tử, sau truyền ngôi kế vị phong là Lạc Long Quân.
Kinh Dương Vương cùng dân Việt nước Xích Quỷ khai hoang mở nước. Sau đó Kinh Dương Vương chuyển kinh đô về đất Phong Châu vùng núi Nghĩa Lĩnh- Phú Thọ. Cây lúa Thần của Tổ Thần Nông được gieo cấy khắp các vùng đất Xích Quỷ, ôm trọn biển Đông.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là cháu của Nguyễn Nghi Nhân con của Nguyễn Như Lai- Đế Lai ở Ô Châu. Sau này gia đình Lạc Long Quân- Âu Cơ được kể thành huyền thoại bọc trăm trứng. Lạc Long Quân phong người con trưởng thay mình, đổi tên nước Xích Quỷ thành Văn Lang xưng là Hùng Vương sinh ra mười tám đời Hùng Vương. Và Thời đại Hùng Vương đã trở nên rất gần gũi với người Việt Nam về Tổ tiên của mình.
Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sỹ Liên ghi Kinh Dương Vương là con cháu Thần Nông. Vua là bậc thánh trí thông minh, cai trị phương Nam gọi là nước Xích Quỷ.
Người Việt là con cháu Thần Nông
Không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày nay chúng ta đã tìm được hồn thiêng dấu tích của Tổ tiên Việt tộc với nền Văn minh lúa nước rực rỡ của thời kỳ Thần Nông.
Thần Nông là con người thật được tôn làm Thần. Thần Nông sinh ra trong dòng máu Văn minh Việt cổ, nối dõi Tổ tiên mình, sáng tạo và phát triển Kinh Dịch Phục Hy, Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Thuần dưỡng cây lúa nước sáng tạo nghề nông nghiệp lúa nước, nuôi sống đời đời con cháu.
Cháu bốn đời của Thần Nông, con cụ Tổ Nguyễn Minh Khiết là Lộc Tục- Kinh Dương Vương đã lập nước Xích Quỷ của Việt tộc khoảng năm nghìn năm nay, với biên giới rộng dài từ Nam sông Dương Tử xuống ôm lấy biển Đông là chuyện ghi trong sử sách, không thể cãi bàn.
Mẹ Việt Nam đã sáng tạo Đạo Việt với Pháp danh Hương Vân Cái Bồ Tát khoảng năm nghìn năm nay vẫn truyền linh thiêng huyền diệu cho con cháu.
Kẻ thù Bắc phương xâm lược lấy cắp và hủy diệt kho tàng Văn minh lúa nước vô giá, linh thiêng buổi bình minh của lịch sử. Chúng đã cướp mang về nước những sách quý, những tài sản trí tuệ cảu ông cha để lại. Chúng triệt phá “Đào tận gốc, trốc tận rễ” Tinh hoa trí tuệ của dân tộc Việt nhằm đồng hóa để dễ cai trị. Chúng tìm cách lung sục, vơ vét các di sản trong dân gian. Chúng đánh tráo, bôi nhọ, xuyên tạc, cố làm cho người Việt quên Tổ tiên của mình.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn Cục Tuyên huấn Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói Lịch sử hàng nghìn năm, tính tử Nhà nước Văn Lang đến nay, dân Việt phải hứng chịu mười sáu cuộc chiến tranh giữ nước, trong đó mười bốn cuộc chống Trung Quốc.
Mười bốn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng đều thua thảm hại. Nhưng đau đớn cho dân Việt là chúng đã thu mang về nước quá nhiều di sản Tinh hoa Việt. Nhà Chu, nhà Tần đã đốt sách của dân Việt không tiếc tay, ăn cắp di sản trí tuệ của Việt tộc biến thành của mình. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc (1038 năm) chúng đã cướp sạch di sản Văn hóa mang về nước, hoặc bắt dân ta thu nộp để chúng đốt. Năm 1406 bọn xâm lược nhà Minh bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các tướng lĩnh triều Hồ, thu hết sách quý, triệt phá những di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Năm 1418, nhà Minh lại một lần nữa sai một số nhà Hán học sang nước ta chuyên trách việc truy lùng, tìm kiếm, vơ vét, tịch thu mọi sách quý của các Hiền nhân Đại Việt cùng các di sản Văn hóa khác, nhất là phả cổ, thư tịch cổ cất giấu trong dân gian, khiến dân ta phải tìm mọi cách giấu kín trong các đình, đền, miếu, mộ cổ, chôn trong lòng đất (không còn nhiều để giấu) hoặc tự hủy, không chịu để rơi vào tay giặc. Những trí thức tài năng đã biến phần lớn những di sản, dấu tích của các vị Tiền liệt Việt tộc thành Thần phả, huyền tích, huyền thoại để thờ cúng các Anh linh và truyền thông điệp của Tổ tiên cho con cháu muôn đời. Nhiều tài liệu quý, phả cổ, được biên soạn lại vào thời Hậu Lê, ngay khi Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi và Dân ta đuổi giặc Minh cút về nước.
Điều này giải thích vì sao các huyền thoại, huyền tích Việt Nam đều là chuyện thật, còn dấu tích của người thật. Và các Vị Thần Việt Nam, các Vị Thần Thăng Long đều là Nhân Thần, khác với các nhân vật Thần thoại do tưởng tượng của con người của các dân tộc khác trên thế giới.
Dân ta coi đó là di chúc của Tổ tiên, là tài sản quý còn lại mà chúng ta cần dày công sưu tập, bảo tồn, giữ gìn, phát triển, ứng dụng trong đời sống hiện đại.
Tâm linh Việt đời đời bất diệt. Cao Biền đã yểm triệt nhiều nơi trên đất cổ của Tổ tiên Thần Nông vùng Câu Lâu (Tây Phương, chùa Cực Lạc, chùa Trầm, chùa Thầy…) để triệt Tâm linh Tổ tiên Thần Nông, phải nhục nhã ôm đầu mà kêu “Vượng khí nước Nam không đời nào hết được” mà chuồn về Trung Quốc.
Thế kỷ XXI. Tâm linh Tổ tiên Thần Nông rực rỡ hào quang trở về cùng con cháu Thần Nông. Chúng ta sử dụng những phương pháp nghiên cứu đa ngành theo Tâm linh và Khoa học hiện đại, để tiếp nhận di sản tri thức của Tổ tiên qua khảo cổ, cảm xạ học, ghi chép, xác định địa danh di tích, nghiên cứu đình, chùa, miếu, mồ mả, thành quách cổ, những phả cổ, thuần phong, mỹ tục, huyền thoại, huyền tích, cổ tích, truyện dân gian, các dòng tộc, làng xã…
Những công trình khám phá mới trong vài ba chục năm gần đây của những tác giả người Việt trong, ngòai nước và các học giả phương Tây (Pháp, Mỹ, Trung Quốc…) đã nghiên cứu chuyên đề, tập trung vào các chuyên đề sâu.
*Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn, không phải bài chuyên đề khoa học với dẫn chứng tỉ mỉ đầy đủ được (vì dài vô cùng) và còn phải chèn ghép ảnh mất thời gian, đây là một góc nhìn khác và lí do vì sao dân tộc ta bị hổng những khoảng trắng lịch sử.
Bài viết của Tung Viet Nguyen, thành viên nhóm Science2vn
Tên nước Việt cổ từ 5.000 năm trước, rộng lớn gấp 10 lần ngày nay, lại tập hợp đủ các thị tộc người Việt (Bách Việt) hẳn phải mang theo bản sắc văn hóa dân tộc. Bài đồng dao ai cũng biết được lưu truyền đến tận ngày này cũng nhắc lại cội nguồn xưa kia của dân tộc.
>> Lãnh thổ nước Việt xưa kia lớn gấp 10 lần ngày nay
Theo
Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3
đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú
phương nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ
tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế
Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên
muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi
cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối
cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua
phương bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương nam, lấy sông Dương Tử làm
giới tuyến “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác.
Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết
dưới đao thương”.
Lộc
Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 trước công
nguyên đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đất nước rộng lớn gồm tất cả các thị
tộc người Việt (Bách Việt)
Xích
Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của người Việt có diện tất rất rộng lớn, phía
bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm
Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên)
kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông.
Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2
Trong khi đó diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), tức chỉ bằng khoảng 1/10 so với Xích Quỷ trước kia.
Ý nghĩa của quốc hiệu Xích Quỷ
Là quốc hiệu đầu tiên của người Việt, vậy Xích Quỷ mang ý nghĩa gì?
Có
các cuộc nghiên cứu cùng các lý giải khác nhau về tên Xích Qủy, theo
giải thích trên wiki thì “Xích” nghĩa là đỏ, như vậy Xích Quỷ là quỷ đỏ,
ám chỉ trang phục ngày xưa màu đỏ, trên người lại mang hình xăm, về sau
người Xích Quỷ gọi là người Việt.
Cũng
có nghiên cứu cho rằng “Xích” là đỏ tức ở phương nam (theo kinh dịch
thì phương nam có khi hậu nóng mang hành hỏa có màu đỏ), còn “Quỷ” là
tên một ngôi sao ở phương nam trong nhị thập bát tú.
Tuy
nhiên trong cuốn “Ngọc Phả truyền thư” của từ đường họ Nguyễn có giải
thích rằng chữ “Xích” là màu đỏ ngụ ý phương nam, từ “Qủy” là từ chữ
Vương của người Việt cổ, 3 chữ Vương ghép lại thành chữ “Quỷ”. Vậy ba
Vương cu thể là những ai?
Chữ “Quỷ”do ba chữ Vương ghép thành
Đế Thừa là cháu hai đời của Thần Nông (Viêm Đế) có 3 con trai:
- Con trưởng là Nguyễn Minh Khiết (tức Đế Minh) làm Đế phương nam
- Nguyễn Nghi Nhân là Đế phương bắc
- Nguyễn Long Cảnh, còn gọi là Lý Lang Công (tên khác là Ba Công, Long Đại Vương)
Ba
người con của Đế Thừa đều làm Vương ở 3 phương. Theo “Ngọc Phả truyền
thư” thì Kinh Dương Dương là con trai của Đế Minh (tức Đế vùng phương
nam) thấy ba Vương đều là Đế ở ba nơi, nên ghép ba chữ “Vương” này tạo
thành chữ “Quỷ”. Tên “Xích Quỷ” nêu rõ Vương ở phương nam, ngụ ý nước
nam đã có chủ.
Có thể tìm thấy “ba Vương” từ bài đồng dao cổ xưa mà đến nay người Việt hầu như ai cũng biết:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ú tim bắt được
Ù à ù ập!”
“Chi
chi” là chi nọ nối tiếp chi kia trong một họ tộc; “chành chành” nghĩa
là không có chi kế tiếp thì phải ‘chành’ sang họ trực hệ hoặc đồng tông.
“Cái
đanh thổi lửa” là nói về ông Toại Nhân, đây là ông tổ tạo ra lửa giúp,
tạo ra văn minh giúp con người nấu chín thức ăn, không phải ăn thịt sống
như loài cầm thú. Sau này vua Phục Hy là người kế nhiệm ông. Dẫu là
“chi chi chành chành” nào thì cũng có chung một tổ là từ ông Toại Nhân,
câu này nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn.
“Con
ngựa chết trương” chỉ Hiên Diên Hoàng Đế vì để thống nhất thiên hạ đã
tiến hành các cuộc chinh phạt, nhiều người đồng ý theo Hoàng Đế, những
ai không theo thì bị chinh phạt gây ra cuộc chiến đẫm máu, thể hiện qua
hình tượng “con ngựa chết trương” chỉ rất nhiều kỵ binh tử trận trong
cuộc chinh phạt.
“Ba
Vương ngũ Đế”: “Ba Vương” là ba người con trai của Đế Thừa, cháu hai
đời của Thần Nông như đã nêu ở trên; “ngũ đế” là Phục Hy, Thần Nông,
Viêm Đế, Hiên Diên Hoàng Đế, Đế Thức.
“Chấp chế đi tìm” ba Vương ngũ Đế đều đi tìm thể chế nhằm xây dựng cơ đồ bền vững.
“Ú
tim bắt được” câu này liên quan đến câu “chi chi chành chành chành” ở
trên, ngụ ý liên kết các chi họ lại xây dựng lại thành một nước.
“Ù à ù ập” là câu tán thán ngỏ ý vui mừng.
Ánh Sáng
Những tranh luận về “Xuất xứ của Mẫu Thoải” trong Đạo mẫu Việt Nam
(PLO) -Mẫu Thoải được người dân trong nhân gian tôn thờ là mẹ của
sông nước Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những huyền tích về Mẫu thoải được
tương truyền thì những cuộc tranh cãi của các nhà nghiên cứu về “Xuất xứ
của Mẫu Thoải” trong Đạo mẫu Việt Nam cũng là câu chuyện chưa có hồi
kết. Ai cũng có lập luận của riêng mình, chính vì lẽ đó mà những bí ẩn
về Mẫu thoải vẫn còn là một dấu chấm hỏi còn bỏ ngỏ…
Huyền tích Mẫu Thoải trong dân gian Việt Nam
Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con
cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Thuở trời
đất mới mở mang, đất đai đang chờ khai phá, vua Kinh Dương Vương đi chu
du các nơi.
Một ngày nọ, Kinh Dương Vương còn lấy cô
gái chăn dê có nhan sắc tuyệt trần, tự xưng là con gái út của Động Đình
Quân tên là Thần Long rồi sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long
Quân sau lấy Âu Cơ - con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con
lên rừng, 50 con xuống biển.
Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong
là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV bình luận đoạn này như sau:
“Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh
Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt.
Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc
Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm
con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay
sao?”
Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã
chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở
thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (ngày
nay).
Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu
hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển
chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần.
Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở
huyện Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn, còn có Đền Mẫu Thoải ở thị
xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng có ngôi đền ở bến sông Hồng, gần cầu
Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa
Sông.
Mẫu Thoải xuất hiện trong bản hát Chầu…
Trong cõi nhân gian, cõi thủy cung chính
là nơi Bát Hải Long Vương cai quản. Mọi việc mưa gió trần gian đều do
lệnh chỉ từ Động Đình Hồ. Long Vương Động Đình Hồ có đệ tam công chúa là
Xích Lân Long Nữ.
Công Chúa được Vua Cha rất mực yêu quý.
Nàng thường ra vào mọi nơi trong thủy cung mà không bị quản thúc. Vua
Động Đình Hồ có ý gả công chúa cho Kính Xuyên. Kính Xuyên cũng là dòng
dõi lệnh tộc chốn thủy cung.
Sau khi công chúa xuất giá về cửa nhà
Kính Xuyên, nàng luôn giữ tròn đạo tiết kính thờ cha mẹ chồng. Đối với
chồng thì hết mực mến thương, thuận đạo phu tòng không hề sai khác. Kính
Xuyên vốn dòng nho nhã nhưng tính khí lại ưa chơi bời, thường xuyên
cùng bạn bè trà tửu mà bỏ bê nghĩa phu thê, lâu ngày chẳng đoái hoài đến
công chúa.
Ít lâu sau Kính Xuyên cưới một người vợ
lẽ là Thảo Mai. Thảo Mai cũng là người có nhan sắc nhưng lại gian xảo
khôn lường. Một hôm nọ, Thảo Mai viết một bức tình thư trá rằng đó là
thư của công chúa viết cho tình nhân, không giữ trọn đạo tiết với Kính
Xuyên. Kính Xuyên đùng đùng nổi giận từ mặt mà đuổi công chúa đi.
Cha mẹ chồng cũng ít nhiều khuyên can
nhưng không được. Vậy là Công Chúa mắc vào dây gieo oan thất tiết mà bị
Kính Xuyên sai gia nhân đày lên nơi rừng xanh xa xôi. Lúc bấy giờ, Liễu
Nghị là hàn sĩ trên đường lai kinh tái thí thì gặp công chúa và nhận
lời giúp công chúa đưa thư về cho “cố quốc”.
Công Chúa liền viết bức thư phong rồi
trao cho Liễu Nghị cùng với cây kim thoa tín vật. Xong rồi Liễu Nghị tạ
từ công chúa rồi lên ngựa thẳng lối mà đi, bụi vẫn tung mù mà bóng chàng
dần dần khuất dạng… Liễu nghị đưa thư về tới Động Đình Hồ, Công Chúa
được khải hoàn thủy quốc.
Long Vương liền thiết tiệc khải hoàn
đón công chúa và khoản đãi đáp ơn đối với Liễu Nghị. Công Chúa lúc bấy
giờ từ trong cung bước ra mà cúi đầu cảm tạ Liễu Nghị.
Liễu Nghị quả thực cũng có cảm tình với
Công Chúa nay lại thuận duyên nên nghĩa phu thê, chàng bèn cúi đầu mà
ưng thuận. Đức Long Vương đứng ra làm chủ hôn cho công chúa và Liễu Nghị
.
ADVERTISEMENT
Thủy
cung mở đại tiệc linh đình , khắp nơi vang lời ca tiếng hát, tiêu thiều
nhã nhạc. Đức oai danh tiên chúa vang dội khắp nơi, gần xa kính vái.
Muôn dân lập đền thờ tôn ngài làm “Thủy cung Thánh Mẫu” - bậc Mẫu Nghi
Thiên Hạ.
Những tranh cãi chưa hồi kết về Mẫu Thoải
Trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa
Bùi Trọng Hiền ( Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam) về huyền tích Mẫu
Thoải trong nhân gian. Anh Hiền thể hiện sự đồng tình tuyệt đối với
những gì mà Tiến sĩ Trần Trọng Dương đã từng phân tích trong “Kinh
Dương Vương – ông là ai” đăng trên tạp chí Tia sáng (năm 2013).
Ở đó, Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng
truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện
(柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường. Đồng thời, Tiến sĩ Trần
Trọng Dương nhận định về nguồn gốc của các mô-típ, các nhân vật, cũng
như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Toàn thư.
Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi
tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long
Quân - Âu Cơ, và coi đó như nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng
Vương - triều đại mà người Việt ngày nay coi như lịch sử đích thực của
mình.
“Từ những phân tích của Tiến sĩ Trần
Trọng Dương, thì có chăng Việt Nam đang tôn thờ một nhân vật trong văn
học Trung Quốc được thần thánh hóa trở thành Mẫu của Việt Nam? Nếu thật
thì có khác gì chúng ta thờ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới của Ngô Thừa
Ân…” – nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tỏ thái độ khẳng khái khi nói về
tục thờ Mẫu Thoải.
Nhà nghiên cứu văn hóa cũng bày tỏ quan
điểm của mình rằng, ngày xưa ở những làng xã tiểu nông, khi tầm nhìn còn
hạn hẹp thì người ta thấy cái gì hay người ta thờ. Tuy nhiên, lúc này
khi chúng ta đang sống trong kỷ nguyên văn minh chúng ta phải có sự so
sánh, nhận định một cách khoa học, bình tĩnh hơn.
Đừng nên vì nghĩ rằng ngày xưa nhân gian
tôn thờ cái gì thì có nghĩa bây giờ tất cả những cái đó là đúng. Ngày
xưa, có thể nó có tính hợp lý của nó vì là thời phong kiến, trung cổ.
Còn ngày nay thì không thể im lặng trước luồng dư luận cho rằng “Chúng
ta đang tôn thờ một nhân vật văn học Trung Quốc mãi mãi được”. Chúng ta
cần phải làm sáng tỏ nó ra. Và cho dân chúng một câu trả lời chính xác
để tránh sự hoài nghi và sự phân tán tư tưởng.
Bên cạnh những hoài nghi ấy, cũng đã có
nhiều người đứng ra giải thích nhằm “lấp đầy” những khiếm khuyết về lịch
sử như đã trình bày trên.
Tuy nhiên, dường như chưa có một lời
giải thích nào thuyết phục để nhằm làm ngưng lại hoàn toàn cuộc tranh
luận về Huyền tích Mẫu Thoải. Chính vì lẽ đó mà đến nay những băn khoăn
về gốc gác của mẹ tổ sông nước trong tam tòa tứ phủ vẫn là một dấu chấm
hỏi chưa hẹn ngày có hồi đáp.
NHẬN DIỆN CHÂN TƯỚNG
VUA THẦN NÔNG
VUA THẦN NÔNG
NGUYỄN XUÂN QUANG
Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Ðại Việt Sử Ký, Khâm Ðịnh Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau "Ðế Minh cháu bốn đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam..." (Trần Ðại Sỹ, Từ Triết Học Ðến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại tr.1046). Về nguồn gốc dân Việt là con cháu vua Thần Nông bên Tầu này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Người cho Thần Nông là người Tầu, kẻ lại cho Thần Nông là người Việt (Hừng Việt).
Thần Nông là người Việt?
Trong các học giả cho Thần Nông là người Việt, người
tiêu biểu là giáo sư Kim Ðịnh. Giáo sư Kim Ðịmh theo Mộng
Văn Thông cho là Thần Nông là vua của Viêm tộc tức Việt.
Theo Mộng Văn Thông trong Cổ Sử Nhân Vi, Viêm là Việt + Miêu,
giáo sư Kim Ðịnh gọi là Vimê. "Theo thuyết trên thì vua Thần
Nông hiệu là Viêm đế là Việt chứ không phải Tàu. Vua ấy
giỏi nông nghiệp và bị một thủ lãnh của Tàu là Hiên Viên
hạ sát để cướp đất và cướp luôn nền văn minh nông
nghiệp đó" (Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc
Việt Nam tr.93).
Thần Nông Là người Tầu?
Học giả Bình Nguyên Lộc chống đối kịch liệt lại việc
cho rằng Thần Nông là người Việt. Cụ cho rằng Mộng Văn
Thông gọi chúng ta là Viêm là có ý đồ chính trị "sách của
ông là một mưu đồ chính trị rất là thâm sâu và độc
ác... Khi mà họ làm cho 700 triệu người Tàu tin rằng Tàu
là Việt thì 700 triệu người ấy hẳn sẽ có khuynh hướng
thống nhất ta... và khi 30 triệu người Việt cũng tin in hệt
như thế thì ta mất hết cả ý chí chống xâm lăng. Hoa và
Việt đã là một thì thống nhứt là đúng, còn chống làm
gì nữa" (tr.91). Người Tàu có gọi ta là Viêm bang : "họ có
chỉ nước ta là Viêm bang, nhưng đó là sau đời Hán" (tr.86).
Cụ kết luận "như thế thì Thần Nông chỉ có thể là Tàu"
(tr.103). Theo câu sử trên ta cũng thấy Ðế Minh "đi tuần thú
phương nam" chứng tỏ ông là người phương bắc, tức là
người Trung Hoa. Ðế Minh lấy một nàng tiên ở Ðộng Ðình
Hồ, vùng núi Ngũ Lĩnh đẻ ra Lộc Tục nhưng con cả lại
là Ðế Nghi như thế Long Nữ là vợ bé và Kinh Dương Vương
là con vợ bé. Vua đầu tiên của Việt Nam là con vợ bé ông
vua phương bắc Ðế Minh. Như thế Thần Nông là ông vua Tầu.
Nguồn gốc chúng ta là người Tầu.
Thần Nông là ông tổ chung cả Tầu và Việt?
Theo câu sử trên ta cũng thấy Thần Nông là ông tổ chung
của Tầu và Việt. Chúng ta là dòng con vợ bé. Bác sĩ Trần
Ðại Sỹ cũng chấp nhận điều này: "Xét triều đại Thần
Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây (Ðế
Minh) thì chia làm hai:
1. Thần Nông Bắc
- Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
- Vua Lai (2843-2794 TTL)
- Vua Ly (2795-2751 TTL)
- Vua Du Võng (2752-2696 TTL)
2. Triều Ðại Thần Nông Nam
Thái tử Lộc Tục lên làm vua năm Nhâm Tuất (2879 TTL) hiệu
là Kinh Dương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm
này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho tới nay là
4872 năm, vì vậy người Việt hằng tự hào là có năm nghìn
năm văn hiến" (Tr.1046). Ðó là sử Việt viết về Thần Nông
còn sử Trung Hoa họ nói gì về Thần Nông?
- Theo truyền thuyết thì Thần Nông là vị vương thứ nhì
trong tam vương: Phục Hy, Thần Nông và Yen Ti. Theo truyền thuyết
thì Thần Nông là một vị thần nông nghiệp. Ông là vị thần
đầu giống hình đầu bò, người dậy dân chúng cách làm
ruộng, trồng trọt cũng như dùng cây cỏ làm thuốc. Ngày
nay còn quyển sách thuốc có tên là Thần Nông Bản Thảo.
Ông có hiệu là Viêm đế. Hình 1: Vua Thần Nông (Shennong) đầu
bò, vị vương thứ nhì của Trung Hoa, dậy con người trồng
trọt và dùng dược thảo. (Bản khắc trong Sanzai tuhui (năm
1607). Ðại Học Hồng Kông.) Theo cái hiệu Viêm đế này có
người cho rằng ông là vị thần "gió nóng" (burning wind). Có
người cho ông là vị thần lửa. Giáo sư Kim Ðịnh theo Mộng
Văn Thông cho ông là người Việt vì người Trung Hoa thời
nhà Chu gọi chúng ta là Viêm bang và gọi phương nam là viêm
phương.
- "Theo sử Tầu thì Thần Nông làm vua được 8 đời mới
bị Hiên Viên diệt" (BNL tr.104). Hiên Viên là Hoàng Ðế.
Có Hay Không Có Thần Nông?
Vì có nhiều điều không ổn về Thần Nông nên khiến chúng
ta khó tin rằng Thần Nông là ông tổ của chúng ta.
- Thần Nông là vị vương thứ nhì của Trung Hoa. Ông tổ
của chúng ta là một người Tàu. Dĩ nhiên không thể chấp
nhận được. Các học giả Việt Nam cũng biết vậy nên tìm
một giải pháp dung hòa cho Thần Nông là ông vua của cả Tàu
và Việt.
- Thần Nông chỉ có làm vua tám đời và cách đây chừng
5.000 năm. Tổ của chúng ta quá trẻ. Như thế tổ của Thần
Nông là ai? Như thế Thần Nông không phải là ông tổ tối
cao thật sự theo đúng nghĩa của nó. Nhưng tại sao các nhà
viết sử hay dã sử lại dừng lại tại thời điểm Thần
Nông? Có một sự gì sai lạc ở đây.
- Thần Nông là ông vua giỏi về canh tác làm ruộng thì
là ông tổ của Hừng Việt chuyên sống về nông nghiệp sông
nước là hữu lý rồi. Nhưng những khai quật khảo cổ học
cho thấy việc trồng trọt cây cỏ sinh sống đã có từ lâu
rồi chứ không phải chỉ mới có 5.000 năm gần đây thôi.
Giáo sư về nhân chủng học Wilhelm G. Solheim II, Ðại học
Hawaii trong bài New Light On a Forgotten Past (Ánh sáng mới rọi
vào Quá Khứ Lãng Quên) đã tuyên bố "Tôi đồng ý với Sauer
rằng những thảo mộc đã được trồng cấy thuần canh đầu
tiên (first domestication of plants) trên thế giới đã được
thực hiện bởi những người có nền văn hóa Hòa Bình, ở
một chỗ nào đó tại Ðông Nam Á. Tôi không lấy gì làm ngạc
nhiên là sự thuần canh này đã bắt đầu sớm tới 15.000
trước Tây lịch" (National Geographic, March 1971 tr.339). Như thế
Thần Nông ông tổ nông nghiệp chỉ có 5.000 tuổi sai thấy
rõ.
- Người Trung Hoa gốc dân du mục săn bắn mà có ông tổ
nông nghiệp chung với chúng ta thật là phi lý.
- Vua Thần Nông chuyên nông nghiệp có hiệu là Viêm đế
tức vua lửa thật là tréo cẳng ngỗng. Cái niên hiệu Viêm
đế trái ngược với tên Thần Nông hiểu theo nghĩa nông nghiệp.
Trồng trọt canh tác cần nước nhất. Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống. Một ông vua Nông nghiệp mà lấy hiệu
là vua "nóng" vua "lửa" thì cây cỏ bị hạn hán chết hết.
Viêm đế không thể nào đi với Thần Nông có nghĩa là nông
nghiệp. Không ổn. Nên nhớ Thần Nông theo sử chỉ cách đây
có 5.000 năm thôi mà sự phát kiến ra lửa phải là lâu đời
lắm. Như thế nếu Viêm đế đúng là thần lửa thì cái tên
Thần Nông hiểu theo nông nghiệp là sai và ngược lại. Chính
sự không ăn khớp, trống đánh xuôi kèn thổi ngược này
giúp ta tìm ra chân tướng Thần Nông là ai. Có người lại
cho rằng ông vua này đem lửa vào Trung Hoa. Dĩ nhiên quá ấu
trĩ. Lửa đã có từ thuở khai thiên lập địa. Con người
biết tới lửa rất lâu chứ không phải mãi tới đời vua
Thần Nông chỉ cách đây có 5.000 năm thôi. Lửa thiên nhiên
như núi lửa, cháy rừng, cháy núi, cháy các đồng cỏ (savanna)
con người khi còn là đười đã biết tới và có kinh nghiệm
với lửa. Sự cháy hoang dã (wild fire) này làm côn trùng và
thú nhỏ bị chết cháy rất nhiều và thú lớn chạy tản
mát đi nơi khác. Muông thú đã phải đi theo sau các đám cháy
này tìm mót thực phẩm. Loài đười cũng phải kiếm sống
bằng cách này. Và người thái cổ đã khám phá ra thịt thú
vật bị chết cháy ăn thơm ngon hơn ăn sống. Món ăn chín
đầu tiên mà loài thú, loài đười và người homo sapiens nếm
là món thịt nướng do những đám cháy thiên nhiên. Biết lửa
từ lâu và khám phá ra món thịt nướng cháy thiên nhiên ăn
ngon hơn thịt sống tanh tưởi đã khiến con người nghĩ đến
cách nướng thức ăn. Do dó con người nghĩ đến việc tìm
cách giữ lửa và gầy lửa. Dĩ nhiên phải mất một thời
gian dài. Gần vùng hồ ngầm dưới đất Escale ở Pháp các
nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích của lửa và của con
người cư ngụ lâu đời tới 700.000 năm, tuy nhiên chứng tích
rõ ràng nhất là các hố lò lửa khám phá thấy cách đây
300.000 năm. Như thế vua Thần Nông chuyên về trồng trọt lại
kiêm là vua biết gầy ra lửa hay giữ lửa chỉ cách đây có
5.000 thì quá gần, không thể nào chấp nhận được Ðể giải
thích sự vô lý giữa cái tên Thần Nông trồng trọt và tên
hiệu Viêm đế, các học giả Trung Hoa ngày xưa đã cố thêu
dệt cho ông cũng là thần "gió nóng" ("burning wind") có khả
năng làm hết được hạn hán.
- Thần Nông theo sử Tàu làm vua được tám đời nhưng
chẳng thấy dấu tích đâu cả. Tại sao lại tám đời ?
- "Cứ theo các cổ thư Trung Hoa thì vua Thần Nông đánh
diệt Bổ Toại". (BNL tr.93). Nhưng Bổ Toại là ai? Nước nào?
Sử không nói rõ. Vậy đây chỉ là hoang thoại? Người Trung
Hoa đã cóp nhặt Thần Nông từ các chủng tộc khác? Cũng
giống như đã nói trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ Hùng
Vương ở số trước vì những điểm vá víu, vô nghĩa nên
Thần Nông cũng như Bàn cổ có lẽ Trung Hoa đã lấy của chúng
ta rồi sửa đổi và cải danh đi.
Thần Nông Người Là Ai?
Dù gì thì cổ sử cũng vẫn chép rằng ông tổ tối cao
của chúng ta là Thần Nông. Chúng ta nhận là con cháu Thần
Nông. Thần Nông có hiệu là Viêm đế rất ăn khớp với chúng
ta Xích quỉ Hừng Việt thờ Mặt Trời. Viêm là nóng là lửa
là mặt trời... Vậy Thần Nông người là ai? Chúng ta phải
quật "mồ" người lên để nhận diện chân tướng người.
Chúng tôi lại dựa vào phương pháp truy tìm tầm nguyên ngữ
học của chúng tôi. Nếu chúng ta nhận Thần Nông là người
Việt thì từ Nông phải là Việt ngữ. Chúng ta ai cũng biết
Hán ngữ nông là làm ruộng như nông nghiệp. Vì là Hán ngữ
chúng ta gạt nghĩa nông nghiệp này ra ngoài. Tổ tiên ta không
thể có tên bằng Hán ngữ. Tổ tối cao tối thượng của
chúng ta chưa biết làm ruộng.
Việt ngữ Nông:
Việt ngữ nông có những nghĩa sau:
- Nghĩa thông thường nhất là cạn, không sâu. Ý nghĩa
cạn với sâu này liên hệ tới nước (nông liên hệ với
na, lã, với nỏng, lỏng).
- Nông là cái bọc, cái túi, ví dụ chim bồ nông. Tại sao lại gọi là chim bồ nông? Xin thưa bồ là do bổ đọc trại đi mà thành. Theo b=m (b là dạng cổ của m như bồ hôi = mồ hôi), bổ = mổ = mỏ. Cái mỏ là cái mổ, cái bổ. Còn nông là cái bao, cái túi. Chim bồ nông là loại chim dưới mỏ và cổ có cái bao, cái bọc, cái túi để xúc cá (xem hình).
Nông cũng liên hệ với nọng. Trong bài "Cái Ðầu Lâu Hoa Cái Nhà Mày" khi nói về từ cổ, chúng tôi đã nói về từ nọng này. Nọng là phần thịt xệ xuống ở dưới cổ như cái nọng heo. "Ðầu trọng nọng khinh" là thịt đầu thì trọng, thịt nọng cổ thì khinh. Ở người mập thịt dưới cằm xệ xuống gọi là nọng cằm. Chim bồ nông là loài chim có cái túi, cái bao, cái nọng dưới mỏ. Tóm lại Nông với ý nghĩa liên hệ với nước và là cái bao cái túi. Nói gộp lại hai nghĩa, nông hàm chứa ý nghĩa cái bọc nước. Vậy Thần Nông là thần Bọc Nước (sẽ giải thích ở dưới). Bây giờ chúng ta mò tìm những từ gần cận với nông. Sau đây là những chữ gần cận với nông:
Nang
Theo chuyển hóa o=a (hột = hạt) ta có nông = nang.
Nang là cái bao, cái bọc, quả cau, cái trứng.
- Nang là cái bọc. Thường chỉ cái bọc có nước bên
trong vì nang có na(ng) là na, nã, lã, nác, nước. Danh từ y
học bướu nang hay bước bọc nước dịch từ chữ cyst.
- Nang là quả cau. Về hình dạng bên ngoài thuôn tròn trái soan cau trông giống quả trứng. Khi bổ ra làm đôi quả cau trông cũng giống hệt trái trứng. Quả cau có hột tròn bao quanh bởi lớp thịt trắng, trông giống lòng đỏ và lòng trắng của trứng. Bổ dọc một quả cau ra làm đôi trông giống hệt một quả trứng luộc bổ dọc làm hai. Người Mường ngày nay vẫn gọi cau là nang. Ðả Cần rằng:
"Còn thểu thứ ăn khang oỏng cloọng"
Binh Mường lể phất phất lả clù màng
Kịt kịt buồng nang clởng
Cla bao đệp, xếp bao đọi
Rằng:
Binh Mường lể phất phất lả clù màng
Kịt kịt buồng nang clởng
Cla bao đệp, xếp bao đọi
"Tâu mơi ôông, hỡi ôông hà
Cảy nì là chù man nang
Choo ôông ăn khang oỏng cloọng"
Cảy nì là chù man nang
Choo ôông ăn khang oỏng cloọng"
(Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện, Vốn Cổ Văn Hóa Việt Nam, nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội 1995, tập II, tr.694).
Dịch ra Việt ngữ:Ðá Cần lại rằng:
"Còn thiếu thứ ăn sang uống trọng"
Binh Mường lấy phất phất lá trầu màng,
Trĩu trĩu bẹ nang trứng,
Tra vào đệp, xếp vào đọi,
Ðưa lại rằng:
Binh Mường lấy phất phất lá trầu màng,
Trĩu trĩu bẹ nang trứng,
Tra vào đệp, xếp vào đọi,
"Tâu ông ơi, hỡi ông à!
Ðây là trầu, nang,
Cho ông ăn sang, uống trọng".
Ðây là trầu, nang,
Cho ông ăn sang, uống trọng".
(tập I tr. 810)
Ðoạn trên đây trích trong bài hát tế "Ðẻ Ðất, Ðẻ
Nước" của thầy mo Mường. Ðá Cần cũng gọi là Tá Cần,
con trai trưởng trong số năm mươi người ở lại trên núi
với mẹ Ngu Cơ. Bẹ nang trứng là buồng cau trứng, hai tác
giả dẫn trên giải thích là quả cau to tròn như quả trứng.
Thật ra nang là trứng. Cau là trứng. "Nang cloọng" là từ ghép
điệp nghĩa. Ta thấy rõ quả cau là quả nang, quả trứng.
Mo nang là mo cau. Mã Lai ngữ pinang là cau. Nang là từ nôm. Người
Trung Hoa gọi cau là binh lang, họ không thờ trầu cau và không
ăn trầu cau nên nang là Việt ngữ, Mường ngữ, Mã ngữ không
phải là Hán Việt. Hán Việt binh lang chắc chắn chỉ có thể
là từ phiên âm của chúng ta.
-- Ta cũng có từ ghép trứng nước ví dụ phải dập tắt âm mưu từ trong trứng nước. Chúng ta nói trứng nước vì trứng là một cái bọc nước và trứng khởi đầu là một tế bào mầm có nước bên trong. Do đó nông nghĩa là bọc nước ta đã thấy ở trên cũng có nghĩa là trứng. Thần Nông là thần Bọc Nước, Thần Trứng. Như thế nang là cái bọc nước, cái trứng. Ðến đây với nghĩa của Nông và nang vừa giải thích ta thấy rõ Thần Nông là Thần Bọc Nước, Thần Trứng.
Ngoài ra cau còn có nghĩa là không qua chứng tích từ ghép trầu không.
ăn trầu không = ăn trầu cau
lá trầu không = lá trầu cau
ước lược những chữ giống nhau ở mỗi vế, ta còn lại:
không = cau
Không có một nghĩa là khoảng không, không gian, vũ trụ. Vậy cau = nang = nông = không với không có hàm nghĩa là không gian vũ trụ. Ta có thể kiểm chứng lại cho chắc ăn. Trong toán học số không (zero) biểu tượng bằng vòng tròn như chữ o. Ta ví o tròn như quả trứng gà. Như thế không = o (zero) = trứng = cau. Trái cau là trái trứng, trái không (gian). Ta cũng đã biết Pháp ngữ non (đọc là nông) có nghĩa là không là chuyển hóa của Việt ngữ không. Trong bài viết "Mỡ Ểu Áo Vàng Chẳng Có Việc" chúng tôi đã chứng minh Pháp ngữ non = không (Việt ngữ) theo qui luật chuyển hóa kh=n như khỏ (khô, trái bưởi khỏ là trái bưởi múi bị khô) = nỏ, khện = nện. Như thế nông (túi, cau, Pháp ngữ non) dù cùng nghĩa hay khác nghĩa về thanh âm cũng vẫn là chuyển hóa của không (gian, zero, chẳng) được. Vậy trái không là trái nông, trái nang, trái cau. Trầu không là trầu cau. Quả cau, quả không là hình ảnh không gian, vũ trụ. Gộp lại các nghĩa vừa có ta thấy thần nông, thần nang là thần trứng không gian, trứng vũ trụ. Tiến sâu hơn nữa, đọc thêm hơi vào cau ta có cau = chau, châu. Châu là đỏ, trời. Trái cau ăn với trầu cho ra chất nước màu đỏ. Trầu là châu cũng có nghĩa là đỏ. Phạn ngữ pan hay pahn, trầu cau. Theo p=b, pan = ban, Việt ngữ ban là đỏ như ban sởi (Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ Hùng Vương, số trước). Trầu cau đều là đỏ nên dùng để thờ cúng Tổ Ðỏ và đây là lý do sự tích trầu cau có từ thời vua Ðỏ Mặt Trời Mọc Hừng vương. Vậy nông, nang là trứng không gian vũ trụ. Thần Nông, thần Nang là thần Trứng vũ trụ (cosmic egg).
Nung
Theo chuyển hóa o=u (tôi = tui), nông = nung. Nung là nóng, đốt, hầm lửa như nung nấu, nung gạch. Thần nông, thần nung là thần nóng, thần lửa. Thần Nông với nghĩa là Thần Nung có hiệu là Viêm đế thì đúng đứt đuôi con nòng nọc rồi.
Nong
Nong là vật đan bằng tre tròn, lớn để phơi đồ. Cái nong mang hình ảnh của mặt trời. Thần Nong là thần mặt trời, thần vòm trời.
Nồng
Nồng là nóng như nồng nực, oi nồng... Ðiều này cũng thích ứng với thần Nông, thần Nồng có tên hiệu là Viêm đế.
Nọng
Nông liên hệ với nọng như đã thấy ở trên. Ở đây xin nói tới nọng với nghĩa là lọng (n=l). Lọng là cái tán che. Lọng tròn đỏ ngày nay còn thấy thờ trong đền chùa và dùng cho vua. Chúng ta thờ lọng đỏ tiêu biểu cho mặt trời tròn đỏ, cho vòm trời. Nọng, lọng cho ra nón. Chiếc nón thúng của người Bắc tiêu biểu cho mặt trời. Người Ao (Âu) Naga ở Assam, phần cực tây của địa khối Vân Nam cũng thờ mặt trời (In a way, there is a sun worship...) (William Carlson Smith, The Ao Naga Tribe of Assam, 1925, tr.87) cũng có nón thúng hình tròn như người Bắc: "They have a large cicular hat, about three feet in diameter, made of palm leaves and bamboo strips" (William Carlson Smith, tr.19) (Họ có cái nón hình tròn đường kính khoảng ba bộ làm bằng lá gồi và nan tre). Ðường kính ba bộ dài gần một mét giống hệt nón thúng quai thao của phụ nữ miền Bắc ngày nay còn dùng. Trong các đền miếu còn thờ các loại nón thúng mặt trời này nhất là đền của các bà đồng thờ Mẹ trời.
Hình 4: Phụ nữ miền Bắc đội nón thúng quai thao. (hình sưu tập của Poujade de Ladevèze, Femme coiffée du grand chapeau, in lại trong Những Hình Ảnh Xưa, Nguyễn Khắc Ngữ). Nơi đất tổ lập quốc của Lạc Việt ở Bắc tổ tiên chúng ta đã đặt tên cho ngọn núi cao nhất là núi Tản:
Nhất cao là núi Tản Viên
Núi Tản Viên vừa có nghĩa là núi hình "tán tròn", núi hình lọng tròn tiêu biểu cho vũ trụ, vòm trời, mặt trời vừa có nghĩa là núi Tản, núi Ðản nghĩa là núi Trứng, núi Ðẻ. Vậy thần Nông là thần Lọng, Thần Vòm Trời, Thần Mặt Trời.
Nùng
Theo o=u ta có nồng = nùng. Chúng ta có câu nói "núi Nùng sông Nhị". Núi Nùng cũng là tên gọi núi Tản. Tại sao gọi là núi Nùng? Xin thưa nùng là số một (number one). Núi Nùng sông Nhị là núi Một sông Hai. Thật vậy chứng tích còn thấy là trong Thái ngữ nung là một. Ðiều này cho thấy núi Nùng là núi Nguyên Thể (primeval mountain) tạo ra trái đất. Tại thượng du Bắc Việt có một sắc tộc nổi tiếng gan dạ là người Nùng. Sắc tộc này đã gọi mình theo thần Nông. Vậy thần Nông thần Nùng là thần số Một, thần Vũ Trụ.
Nòng
Theo n=l=tr, nòng = lòng = tròng. Ta nói lòng trứng, tròng trứng, lòng đỏ, tròng đỏ... Con mắt có tròng nâu tròn và phần trắng bao quanh trông giống cái trứng có tròng đỏ và tròng trắng nên ta cũng nói tròng, lòng mắt. Mắt là tiêu biểu cho trời. Mắt và mặt cùng một vần. Lòng còn có nghĩa là bụng, là dạ. Ta có từ ghép lòng dạ. Dạ đây không hẳn là dạ dầy mà là dạ con. Lòng-dạ-con mang nghĩa sinh đẻ tương đương với trứng. Vậy Thần Nông là thần Nòng, Lòng, thần Ðẻ, thần Mắt, thần Trứng.
Nàng, Nường
Nàng chuyển hóa với nồng. Nàng chỉ người có nang, có trứng, có "nường" (với nghĩa tục) nghĩa là phái nữ. Nàng là mẹ, là đẻ. Như thế Thần Nông là thần Nàng, là bà Thần Nông chứ không phải ông Thần Nông. Trứng tiêu biểu cho tạo sinh, sinh đẻ, giống cái. Mẹ Nông, Mẹ Nàng, Mẹ Tạo hóa, mẹ khai sinh ra vũ trụ, thế giới, con người. Chuyển hóa với nàng là nường cũng hàm nghĩa là phái nữ, mẹ, con gái ngoài ra còn chỉ bộ phận sinh dục nữ như Nõ Nường. Thần Nông là thần Nàng, thần Nường, là Mẹ tối cao tối thượng. Tóm lại Thần Nông của chúng ta là thần Nang, thần Nung, thần Nồng, thần Nùng, thần Nòng, thần Nong, thần Nàng, thần Nường, thần Lọng... thần tạo ra, đẻ ra vũ trụ, trời đất, vạn vật, là mẹ vũ trụ, mẹ trời. Với ý nghĩa là vị thần tối cao tối thượng thì thần Nông là Thần Nang là Thần Mẹ Trứng Vũ Trụ. Trứng vũ trụ (cosmic egg) bao hàm ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, tạo ra vạn vật nhưng trong thực tế vũ trụ cũng giống hình quả trứng. Hãy ngửa mặt nhìn lên trời, chúng ta thấy vòm trời khum khum như hình vỏ trứng. Không gian trong suốt giống lòng trắng trứng. Mặt trời đỏ giống tròng đỏ trứng. Vũ trụ quả là một trái trứng. Ðể kiểm chứng lại cho đúng và để đánh tan những nghi ngờ nếu còn sót lại trong đầu những người đa nghi trong số một tỉ người Tầu và bẩy mươi lăm triệu người Việt đã bị điều kiện hóa tin Thần Nông là nông thần, y thần, chúng tôi xin đối chiếu Mẹ Trứng vũ trụ, bầu trời của chúng ta với một vị thần bầu trời của một tộc Nam Man ngày nay sống ở miền cực tây địa khối Vân Nam. Ðó là người Ao Naga. Người Ao Naga là một tộc Nam Man "săn đầu người" (head hunters) có lẽ là một tộc Âu Việt. Họ có rất nhiều điểm giống Lạc Việt chúng ta như thờ con dao (vừa là vũ khí) giống cái rào của ta (thấy trên trống đồng) họ cũng gọi y chang như chúng ta là "dao", họ cũng xâm mình, ăn trầu, có nón thúng tròn hình mặt trời như phụ nữ miền Bắc, có nhà rong (nhà rồng), nhà làng gọi là morong. Họ cũng kiêng không ăn thịt quạ và phụ nữ miền Bắc ngày nay còn chít khăn mỏ quạ. Cả hai đều tôn thờ quạ. Các người con gái Aor khi đi lấy chồng ngoài tộc vẫn giữ những biểu hiệu cũ của thị tộc của mình trên quần áo mặc hay đồ trang sức. Phụ nữ miền Bắc chít khăn mỏ quạ cũng là một truyền thống cổ giữ lại biểu hiệu cũ của thị tộc có từ ngàn xưa. Chẳng lẽ phụ nữ miền Bắc tôn thờ đội trên đầu mỏ quạ đen ăn thịt người? Dĩ nhiên là không. Quạ đây là con quạ vàng kim ô tiêu biểu cho mặt trời. Các bà đồng chít khăn đỏ, khăn điều mỏ quạ. Ngày nay phụ nữ bình dân miền Bắc đội khăn đà, khăn nâu, khăn đen cho sạch. Phụ nữ miền Bắc chít khăn mỏ quạ mà vẫn thấy đây là một tập quán đẹp không có chút gì xấu hổ và các mhà đạo đức, trí thức Việt không hề bài xích việc đội trên đầu loài chim quạ ăn thịt người, loài chim quạ biểu tượng cho chết chóc. Ðiều này chứng tỏ đây là một thứ sùng bái, một thứ tín ngưỡng, thờ phượng chim trời của chúng ta. Và còn nhiều thứ nữa chúng tôi sẽ khai triển thêm khi có dịp.
Hình 5: Người Ao, Nagaland ở Assam
Có nhiều học giả đã giải thích từ Naga. Có hai nghĩa ăn khớp với chúng ta. Naga là rắn ăn khớp với thuồng luồng, sấu dao (dao long), rồng của chúng ta. Naga có thể là dao đã Ấn hóa (Nhận Diện Chân Tướng Vật Tổ Giao Long của Hừng Việt, YHTT xuân Bính Tý). Nghĩa thứ hai Naga là noga do gốc nog, nok, Ao ngữ nok hay noka là "people", người, liên hệ với Phạn ngữ loka, people, ăn khớp với chúng ta Mường, Mán, Mọi đều có nghĩa là Người, people. Từ Ao có lẽ là Âu. Họ gọi họ là Aor. Các nhà nhân chủng học trước đây giải thích Aor là "the going ones" (William Carlson Smith, The Ao Naga Tribe of Assam, 1925, tr.171) chỉ những người vượt qua con sông lớn Dikku ở Assam. Ta thấy Aor có nghĩa là "vượt" (sông), "bỏ đi" chính là nghĩa của Việt. Có người đã giải thích từ Việt là do người Trung Hoa gọi nhóm Xích quỉ Vượt sông Dương Tử xuôi nam. Aor và Việt đều chỉ "vượt" (sông) bỏ đi. Aor Việt mang âm Âu Việt đều là Hừng Việt. Họ cũng thờ mặt trời. Họ cũng có taboo (cấm kỵ) gọi là genna hay kenna (liên hệ với Việt ngữ kiêng, khem) là không ăn trứng chỉ những pháp sư lúc làm lễ mới ăn trứng sống (Pháp sư là những kẻ môi giới với thần linh nên ăn trứng để biến mình thành ruột thịt với thần trứng mới có thể liên lạc được với thần Trứng được). Họ treo vỏ trứng thờ thần. "When the weather is inclement for several days, the priests collect a number of eggs and going to a particular spot, break them and eat them raw, hanging up the shells for the deity. Then they implore the sun deity to grant favorable weather..." (William Carlson Smith, 1925, tr.87) ["Khi thời tiết độc địa (kéo dài) nhiều ngày, các pháp sư, thầy tế tìm nhặt trứng và tới một địa điểm đặc biệt, đập trứng ăn sống, treo vỏ lên cho thần linh. Rồi họ cầu xin thần mặt trời ban cho họ thời tiết thuận hòa..."]. Chúng ta biết con người có taboo không ăn thịt vật tổ hay vật thờ ví dụ người Ấn Ðộ thờ bò không ăn thịt bò, thờ heo không ăn thịt heo. Từ đó ta có thể suy ra người Ao Naga cũng thờ trứng nên có taboo không ăn trứng. Ông Tổ tối cao của người Aor ngày nay có một tên là Anung tsungrem ("god of the aerial expanse", thần bầu trời) (tr.78). Tsungrem là thần. Rõ ràng (A)Nung, bầu trời giống hệt mặt chữ Nung, Nông, thần trứng vũ trụ, bầu trời của chúng ta. Nếu giải thích theo Việt ngữ thì Anung có thể là Ả Nung với ả chỉ phái nữ thì Ả Nung là bà hay mẹ Nung. Thần Nông của chúng ta cũng là Mẹ Nung, Mẹ Nông, Mẹ Bầu trời, Mẹ Vũ trụ. Rõ như ban ngày là chúng ta và người Ao ở Nagaland đều thờ thần Bầu Trời Nung (Nông)/ Anung và chúng tôi đã giải thích Nung, Nông là Trứng Vũ Trụ. Nếu còn ai khó tính vẫn chưa tin, chúng tôi kiểm chứng thêm một lần nữa qua ngôn ngữ học. Ở trên ta đã biết Nung là bầu trời, không gian, trời và Nung cũng có nghĩa là một như núi Nùng là núi Một và Thái ngữ nung (one) là một. Vũ trụ giống trái trứng có nghĩa là không gian, số không (zero), hư vô nhưng trong một vài ngôn ngữ, vũ trụ lại có nghĩa hoán đổi với trời có nghĩa là một. Ví dụ Anh Pháp ngữ vũ trụ gọi là Universe. Giải tự Universe có Un, Uni (verse) là Pháp ngữ Un (một), unique (độc nhất). Trong Pháp, Anh... rõ ràng vũ trụ là số một, là đầu tiên, là trời là Nung (One). ...
Những Chứng Tích Việt Nam Thờ Thần Trứng
Chúng ta có thờ trứng vũ trụ không? Dĩ nhiên là có.
- Thờ cúng trái cau (trái nang, trái trứng) vật biểu của
Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông. Sự tích trầu cau có từ đời
Hùng vương.
- Thờ Mẹ Trứng Vũ Trụ Trống Ðồng Ðông Sơn. Vật tổ
Thần Nông có khắc trên trống đồng Ngọc Lũ (sẽ nói rõ
trong bài Ý Nghĩa Trống Ðồng đăng trên YHTT nay mai).
- Ông Bàng Tổ được sinh ra từ một cái trứng vũ trụ.
(Ông Bàng Tổ là của chúng ta xem Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ
Hùng Vương số trước).
- Truyền thuyết bà Âu Cơ đẻ ra một trăm cái trứng nở
ra trăm con, trăm Việt. Bà Âu Cơ là một hình bóng của Mẹ
Trứng Vũ trụ Thần Nông.
- Hừng vương Mặt Trời Mọc do trứng bà Âu Cơ nở ra.
- Núi Tản: Tổ tiên chúng ta đã đặt tên ngọn núi cao
nhất tại vùng đất lập quốc là núi Tản có nghĩa là núi
Trứng.
- Thờ dâm thần Nường: Tại Bắc Việt trước đây kể cả nơi đất tổ Phú Thọ,
nhiều làng dân dã còn tục thờ phượng, rước lễ dâm thần.
Thờ Nường (cùng với Nõ).
- Ngày nay dân Việt cũng còn coi trứng là tiểu biểu cho
sự đầu thai, tái sinh. Chúng ta ngày nay cũng còn tục lệ
cúng người chết với một chén cơm bên trên có một quả
trứng luộc bóc vỏ để kẹp giữa hai cái đũa vót còn để
dăm bào xù một đầu. Ðũa đầu xù là hình thức cây nêu
để hồn có chỗ đậu xuống. Người Ainu có nhiều loại
nêu Inau. Một trong những inau đặc thù là loại inau chuốt
còn để lại vỏ dăm bào tua tủa, xoắn tít, rũ xuống, xù
ra ở một đầu gậy. Hình ảnh này thấy trong các cây nêu
Việt Nam làm bằng cây tre vẫn giữ lại cành lá ở chỏm
ngọn. Inau với phần xù trên đầu làm bằng nhiều mảnh dăm
bào dài, xoắn, còn để dính lại gọi là inau kike... Nêu này
được coi là loại có nhiều thần lực... (Nguyễn Xuân Quang,
'Cây Nêu, Một Cái "Nêu" Nhân Chủng Học', Y Tế Phổ Thông
xuân Ất Hợi, tr.66-72). Ta có thể kiểm chứng lại với các
dân tộc khác thờ Trứng vũ trụ như chúng ta:
A. Họ Hồng Bàng Thờ Mặt Trời
Truyền thuyết về tạo sinh vũ trụ của nhiều tộc thờ
mặt trời như Nhật, Ðại Hàn, Ai cập, Thổ dân châu Mỹ...
cũng chia xẻ quan niệm Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông của chúng
ta.Ai Cập
Thuyết vũ trụ tạo sinh của Ai cập cũng rất phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, theo từng vùng. Ðiều này cho thấy sự thờ bái mặt trời và trứng vũ trụ có gốc gác không phải phát xuất ra từ Ai Cập mà du nhập từ ngoài vào. Bằng chứng hùng hồn nhất là chỉ vua chúa thờ bái mặt trời xây kim tự tháp còn dân dã không thờ mặt trời. Nếu sự thờ bái gốc gác ở Ai Cập thì phải được dân dã Ai Cập sùng bái.
- Một con chim được
cho là đẻ ra trứng vũ trụ là con cò ibis. Thần Cò có tên
là Thoth. Thần Cò Thoth cũng là thần của xứ mặt trời Heliopolis.
- Thần thoại về tạo sinh vũ trụ (creation myths) của Hermopolis
cũng giống như Heliopolis và Memphis, khởi sự từ gò đống
nguyên khởi (primeval mound) (tương ứng với núi Một, núi Nùng
của chúng ta). Tại Hermopolis, đền xây gần hồ thiêng và
trong hồ có một đảo nhỏ đó là gò nguyên tạo và là chỗ
hành hương (great place for pilgrimages). Từ gò đống này, vào
thời hỗn mang, xuất hiện một con ngỗng trời (celestial goose)
"Thiên Nga". Ngỗng trời đẻ ra một cái trứng. Trứng nở
ra thần Mặt Trời Ra và đấng tạo hóa (Sun god and creator of
the world).
- Ai Cập có nữ thần bầu trời tên Nut. Ta thấy nữ thần
Bầu Trời Nut gần cận với thần mẹ bầu trời Nung (Nông)
của chúng ta. Theo t=n ta có Nut = nun = nung = nông. Nữ Thần
Nut gần cận với nữ Thần Nung, thần Nông của chúng ta và
thần Anung của người Ao ở Nagaland.
- . Những hình quả trứng vẽ trên xác ướp trong các hình
tượng Ai Cập cũng tiêu biểu cho "hạt giống sinh thành" ("the
seed of becoming").
- . Mắt (tròng, trứng) là biểu tượng cho Mặt Trời Ra (eye of Ra). Việt Nam từ mắt chỉ khác mặt có một cái dấu và gọi trời là mặt trời và cũng có từ trời có mắt. Con của thần Mặt Trời là Ma'at, nữ thần Chân Lý và Công Lý, biểu tượng bằng cái lông chim trên đầu. Ma'at chính là Mắt, Mặt Việt ngữ. Con đò trời (solar barque, đò chở mặt trời) của Ai Cập có vẽ ở mũi thuyền hình con mắt giống y hệt các thuyền ở miền Trung Nam Việt Nam ngày nay còn vẽ con mắt ở mũi thuyền (xem hình).
- Ai Cập ngữ Ankh, life, sự sống, đời, thường biểu tượng
bằng hình chữ thập trên đầu có lỗ hình quả trứng mà
các học giả thường gọi là "cái chìa khóa của sự sống"
("key of life") (xem hình). Thật ra theo chúng tôi đây là trái
trứng và cái cọc sinh ra đời sống. Ðây chính là biểu tượng
âm dương của Ai Cập (cái que, cái cọc, biểu tượng cho sinh
dục nam, trái trứng cũng tượng trưng cho dạ con, bộ phận
sinh dục nữ là biểu tượng cho âm, nữ giới). Ai Cập ngữ
Ankh liên hệ với Phạn ngữ anda (trứng).
Cũng như Việt Nam các vua chúa đều được đẻ ra từ một quả trứng. Theo Cổ Thư thoạt khởi thủy thế giới là một khối hỗn mang trời đất chưa tách biệt, hình dạng giống như một quả trứng nhưng không có giới hạn. Sau đó, phần tinh khiết hơn, trong sáng hơn biến thành trời (heaven). Phần nặng hơn, thô kệch hơn lắng xuống biến thành đất. Lúc này đất như cá trôi nổi trên mặt đại dương nguyên thủy (primeval ocean)... Thái Dương Thần nữ là đời thứ sáu giống hệt bà Âu Cơ cũng là con cháu dòng thứ sáu của Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông (Thần Nông, tam vương là bốn, Ðế Lai là năm, Âu Cơ là sáu).
B. Những Chủng Tộc Khác
Các chủng khác ngày nay không còn thấy rõ thờ mẹ Trời
nữa như Ấn Ðộ, Trung Hoa... cũng có thuyết trứng vũ trụ.Ấn Ðộ
Ấn Ðộ có nhiều thuyết vũ trụ tạo hình. Cổ nhất thấy trong kinh Rig Veda sáng tác bằng Phạn ngữ ở vùng Tây bắc Ấn Ðộ vào khoảng năm 1.500 trước Tây lịch. Truyền thuyết chính yếu của Rig Veda là truyền thuyết tạo sinh vũ trụ. Thêm vào đó có nhiều truyền thuyết khác viết trong Brahmanas vài thế kỷ sau. Trong kinh Rig Veda truyền thuyết cũng được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. . Vũ trụ thoạt đầu là một khối hỗn mang. Sau đó thần tổ Indra, vua của tất cả các thần linh và là thần mưa cùng thần mặt trời Vishnu tách ra thành trời và đất. Rồi mặt trời mọc từ rốn trái đất, tại đó dựng lên một cái trụ trời giữ trời đất tách biệt ra.
Trong kinh Rig Veda về sau lại nói tới một truyền thuyết khác về tạo sinh vũ trụ. Ðó là ông tổ vũ trụ Purusha, người tự hy sinh chặt thân thể mình tạo ra vũ trụ và bốn giai cấp xã hội (giáo sĩ, chiến sĩ, thường dân và nô lệ). Purusha tương đương với Bàn Cổ.
Dần dần dẫn đến một vị thần duy nhất được coi như là tác giả tạo ra vũ trụ. Ðó là Prajapati 'Ðấng Tạo Hóa', về sau gọi là đấng Brahma. Trong Rig Veda, thần trời loạn luân với con gái là thần rạng đông gieo hạt giống mầm sống xuống đất. Trong Brahmanas thì cho là Prajapati làm công việc này. "Hạt giống vàng" cho vào nước vũ trụ nở ra trái trứng vàng vũ trụ sau đó tách ra làm hai trời và đất. Mặt trời là lòng đỏ của trứng vũ trụ. Về sau nữa vũ trụ được gọi là trái Trứng Brahma. Phạn ngữ Brahmânda chỉ thế giới, vũ trụ; Brahmânda do Brahma-anda với anda là trứng. Ðấng tạo hóa Brahma chui ra từ cái trứng này và hóa phép cho các phần quả trứng biến thành tám con voi đứng bốn góc và bốn điểm giữa để giữ trời đất tách biệt ra.
Trung Hoa
Chúng tôi đã nói trong bài Nhận Diện Danh Tính Vua Tổ Hùng Vương số trước là thuyết tạo sinh vũ trụ của người Trung Hoa có một thuyết cho là lúc Hỗn Mang hay Hỗn Ðộn (Chaos) vũ trụ giống như một cái trứng gà. Lúc đó đất trời chưa có. Từ trái trứng này đẻ ra ông Bàn Cổ. Thuyết này xuất hiện rất muộn, không thống nhất, rất hỗn độn vá víu... rõ ràng là Bàn Cổ không phải của người Trung Hoa. Quan niệm vũ trụ là một cái trứng là của Nam Man chúng ta.
Các Dân Tộc Khác
Trong các cổ mộ thời sơ khai tiền sử người ta tìm thấy nhiều trứng bằng đất sét biểu tượng cho bất tử, tái sinh. Người La Mã chôn trứng với người chết. Người Maori ở New Zealand, trước khi giống chim Moa tuyệt chủng, có tục là để trứng của loài chim lớn này vào tay người chết. Thiên Chúa giáo cũng coi trứng là biểu tượng cho tái sinh, Phục Sinh. Biểu tượng của tái sinh nhân dịp đầu mùa xuân của lễ Phục Sinh Easter của chúa Christ với tục lệ là nhuộm hay sơn trứng đủ màu và trẻ em đi săn trứng ngày nay còn thấy ở Hoa Kỳ.
Kết Luận
Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông là của Hừng Việt, là một
nữ thần tạo sinh ra vũ trụ là Mẹ, là Nàng. Trung Hoa đã
"hấp thụ" của rợ Nam Man rồi đổi qua thành thần Nông nông
thần lơ lửng trong sử Trung Hoa chẳng ăn nhập đâu vào đâu
cả. Thần Nông lại vá víu với nông thần và y học và chỉ
có khoảng 5.000 tuổi. Những cái gì chép nhặt bao giờ cũng
đầu Ngô mình Sở (đúng là lấy đầu của Ngô Việt ghép
vào đuôi Sở Việt làm thành Trung Hoa), chép nhặt bao giờ
cũng dấu đầu lòi đuôi. Các nhà nho ta đã Hoa hóa Mẹ Thần
Nông Trứng vũ trụ của chúng ta thành ông Thần Nông nông
thần của Trung Hoa. Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông của chúng
ta có từ khai thiên lập địa già 4.6 tỉ tuổi từ lúc thái
dương hệ ra đời và trái đất thành hình.
- Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông có hiệu là Viêm đế hiển
nhiên là đúng trăm phần trăm.
- Cổ sử Trung Hoa chép là thần Nông làm vua được tám đời. Cả Tầu lẫn ta đều không ai biết tám đời này là ai. Nhưng chúng tôi đã khám phá ra. Ðó là tam vương ngũ đế. Ba đời vương cộng với năm đời đế tổng cộng là 8 đời. Và chúng tôi cũng bật mí được cái bí mật là tại sao Ðế Minh là vị đế đầu tiên lại là cháu bốn đời vua Thần Nông. Rõ như ban ngày đế Minh sau tam vương nên là cháu bốn đời của Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông của chúng ta.
Nguyễn Xuân Quang
Nhận xét
Đăng nhận xét