Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

KIẾP GIANG HỒ 165/1 (Chà Và Hương)


(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lãng khách Chà Và Hương (P.1): Võ sư giang hồ khét tiếng trước năm 1975 là ai?
 
Lãng khách Chà Và Hương (P.2): Những trận đấu sinh tử, từng coi võ đài hơn tiền bạc và mỹ nữ
 
Lãng khách Chà Và Hương (P.3): Kết nghĩa anh em với Đại Cathay
  
ĐẠI CATHAY VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN VUI
 
Lãng khách Chà Và Hương (P.4): "Đại Cathay nghiện thuốc phiện, Huỳnh Tỳ, Ngô Cái, Ba Thế cũng vậy"
Trong tù, Chà Và Hương đã cứu Đại Cathay. Sau đó, hai người kết nghĩa huynh đệ, sống chết có nhau. Đại Cathay chỉ biết viết một chữ duy nhất, đó chính là tên của ông trùm này. Người dạy Đại Cathay viết chữ này chính là võ sư Chà Và Hương. Theo Chà Và Hương tiết lộ, Tứ đại thiên vương Sài Gòn (Đại Cathay - Huỳnh Tỳ - Ngô Cái - Ba Thế) đều là những con nghiện á phiến (thuốc phiện). Ngay ở trong khám Chí Hòa, bốn ông trùm này cũng được đàn em hầu hạ điếu đóm. Theo lời kể của lãng khách Chà Và Hương, Đại nghiện á phiến nhưng không bị thuốc vật như Huỳnh Tỳ, Ngô Cái, Ba Thế....


Giai thoại một thời oanh liệt của “ngọn cước Sáu Trừ” khiến giang hồ bạt vía


Thứ ba, 10/05/2016 | 18:56 GMT+7
(ĐSPL) - Thời trai trẻ, võ sư Sáu Trừ chỉ bằng một cú đá đã hạ gục những tay đấm lừng lẫy. Ngay cả khi về già, ông cùng 5 người con vẫn tả xung hữu đột suốt 3 đêm ròng rã chống lại hàng trăm đối tượng giang hồ ở quận 4. Sau trận đánh, cha con Sáu Trừ khiến giới giang hồ Sài thành kinh hồn bạt vía.
Giai thoại một thời oanh liệt của “ngọn cước Sáu Trừ” khiến giang hồ bạt vía - Ảnh 1

Võ sư Sáu Trừ (phải, quần đen) trên sàn đấu.

Cú đá trứ danh
Võ sư Sáu Trừ tên thật là Ngô Văn Trừ (SN 1936, người gốc Sài Gòn). Ông sinh ra trong một gia đình bề thế, có truyền thống võ học. Thời nhỏ, biết ông mê võ nên cha ông cho ông đi thọ giáo nhiều môn phái. Lớn lên, võ sư Sáu Trừ nghe danh thầy Chín Hóa (tên thật là Bùi Văn Hóa), sáng tổ của môn phái Thiếu Lâm tự – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn tại Việt Nam kiến thức võ học hơn người, là một trong ba người nổi danh đánh hổ nên đã đến tầm sư học võ.
Thời ấy ở võ đường của tổ sư Chín Hóa đã có các tên tuổi lừng danh võ lâm như Ba Liễn, Ba Tốc, Ba Lai, Ba Vè, Ba Sửu, Nguyễn Văn Mách (Mười Mách). Họ được gọi là “ngũ tam nhất thập” của môn phái. Nhờ vào cốt cách hiếm quý, lại qua rèn giũa, trau dồi tinh hoa môn phái Thiếu Lâm tự – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn nên chỉ sau một thời gian, Sáu Trừ đã làm rạng danh môn phái.
Thời điểm năm 1965, giới võ lâm khi nhắc đến môn phái của tổ sư Chín Hóa là phải kể đến “Nhất Hổ, Nhì Miêu, Tam Trừ, Tứ Tính”. Ý nói 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn gồm Lý Sơn Phi Hổ với lối đánh mãnh liệt như mãnh hổ vồ mồi. Tám Miêu với lối đánh khôn khéo, ru ngủ đối thủ rồi bất ngờ tung đòn như vũ bão. Sáu Trừ với ngọn cước “Bình Sa Lạc Nhạn” trứ danh của môn phái Tây Sơn Nhạn nhanh tựa sấm chớp, Tứ Tính với đòn gối bay nặng tựa ngàn cân giáng lên đối thủ. Ở đấu trường tự do thời ấy, 4 cao thủ của Tây Sơn Nhạn là nỗi khiếp sợ của các đối thủ.
Trước năm 1975, giang hồ Sài thành nổi lên như nấm sau mưa, khiến Ngụy quyền bất lực. Giai thoại về Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Ba Thế, Minh “cầu Muối”, Sám Sò, Tín Mã Nàm, Hải Phùng Kiên, Bảy Sy, Chà Và Hương,... hẳn còn là nỗi khiếp sợ với dân Sài thành xưa. Ngay những người còn sống như Chà Và Hương, mỗi khi nhắc lại kỷ niệm vẫn còn hừng hực trong lòng. Chà Và Hương vốn là giang hồ hảo hán, huynh đệ chí cốt với Đại Cathay, Minh “cầu Muối”, từng một thời làm mưa, làm gió ở Sài thành. Ông cũng là một cao thủ võ công biệt danh “cặp dao cạo” với cặp cùi chỏ linh hoạt và có độ sát thương như dao sắc lẹm, bất bại trên sàn đấu. Đã có lần Chà Và Hương nói rằng, thời đó, phàm là giang hồ thì phải có võ nghệ. Mỗi lần đánh nhau, họ thường cử một đấu một, chỉ khi mâu thuẫn không giải quyết được mới kéo cả đám quân ra đánh . Bởi thế, ai giỏi võ thời ấy rất được trọng dụng.
Trước đây, khi nói chuyện với PV báo ĐS&PL, ông Chà Và Hương nói rằng, kỷ niệm không bao giờ quên đó là một lần đi chơi gặp đúng cao thủ võ công. “Lúc ấy, tôi trai trẻ lại có máu ngao du giang hồ nên tâm tình cũng phong lưu lắm. Có lần tôi đến Đông Tây học đường (quận 1) chơi với đám con gái. Mà đám con gái thời ấy thấy tôi cũng mê tít nên bắt chuyện làm quen. Bỗng đâu trên lầu có một thanh niên lực lưỡng ném cái cốc xuống nhưng chẳng may lại trúng vào vai một thiếu nữ. Tức giận tôi mới ngước lên kêu “mày làm gì đó?”. Lúc ấy, người thanh niên đáp “mày cũng nói được tiếng Việt à?”. Tôi hăng máu rủ thanh niên đó xuống đất đấu một trận cho biết”, ông Chà Và Hương kể.
Lúc người thanh niên đó xuống, Chà Và Hương bị ngợp bởi đôi mắt quắc thước, dáng người đậm chất võ. Ông Chà Và Hương rút dao thủ sẵn trong người ra nhưng rồi lại đưa cho bạn giữ để thể hiện khí nam nhi. Chà Và Hương thủ thế rồi lao vào đối thủ, rất nhanh, cao thủ kia liền tung ra cú quét trụ rồi giáng một cước vào bụng Chà Và Hương khiến ông ói và gục tại chỗ. Về sau, ông Chà Và Hương hỏi ra mới biết đó là Sáu Trừ, cao thủ của Tây Sơn Nhạn với cú đá “Bình Sa Lạc Nhạn” trứ danh.
Trận huyết chiến với giới giang hồ
Giai thoại về Sáu Trừ có kể cả ngày cũng chưa hết, giới võ thuật kể, chỉ cần tiếp xúc với ông, người không đam mê võ thuật cũng cảm giác như có ma lực. Nói như thế không phải ông ăn nói hay mà bởi những câu chuyện ông chia sẻ rất sống động và phảng phất hào khí oanh liệt của con nhà võ. Hiểu ông hơn ai hết có lẽ phải kể đến Chưởng môn đời thứ 3 - Tô Đình Thanh (biệt danh Xuyên Sơn Nhạn) của môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn Nhạn. Võ sư Tô Đình Thanh cũng được thọ giáo sư thúc Sáu Trừ ở ngọn cước trứ danh nên ông cũng hạ gục nhiều đối thủ trên võ đài bằng ngọn cước ấy.
Chia sẻ với PV, võ sư Thanh cho hay: “Con cái của sư thúc Sáu Trừ cũng đều rất giỏi võ. Nhưng chỉ tiếc sau này, họ đã thất lạc hết. Sư thúc Sáu Trừ tạ thế tại quận 2 cách nay cũng đã 5 năm (2011) nhưng những giai thoại về ông còn vang mãi. Giới đồng môn chúng tôi biết về ông không chỉ là thần thái võ học, giai thoại oanh liệt mà còn là một cao thủ võ học mà có nhiều người tu luyện cả đời cũng khó mà đạt được. Khi sư thúc còn sống, tôi thường lui tới nên những giai thoại ông kể cứ in hằn trong tâm trí tôi như một tiểu thuyết võ hiệp lừng danh”.
Nét mặt của võ sư Tô Đình Thanh hiện rõ sự tự hào mỗi khi nhắc đến võ sư Sáu Trừ. Ông kể, thời trẻ, võ sư Sáu Trừ từng hạ gục nhiều võ sỹ quyền anh nước ngoài và không ít võ sỹ Muay Thái của Thái Lan. Ở đấu trường tự do cùng hạng cân có thể nói võ sư Sáu Trừ là một đại cao thủ bất bại. Không thể kể hết những chiến thắng vang dội của võ sư Sáu Trừ, nhưng một trong những trận chiến oanh liệt nhất của ông là lần diệt cả trăm tên giang hồ cộm cán náo loạn Sài thành.
Võ sư Tô Đình Thanh kể: “Tiếc là tôi không thể tìm gặp được những đứa con của sư thúc Sáu Trừ bởi họ mới biết ngọn ngành sự việc. Nhưng trong những lần trò chuyện với sư thúc Sáu Trừ trước đó, tôi cũng biết sơ sơ về trận chiến oanh liệt của cha con ông với giang hồ thời đó. Thời sau năm 1975, giang hồ quận 4 vẫn còn hoành hành dữ lắm. Sư thúc Sáu Trừ có 5 người con trai, một trong số đó có lần đi chơi bên quận 4 xích mích với giới giang hồ. Sẵn có võ nghệ, người con này đã một mình ra tay đánh gục cả chục tên. Nhưng anh này đâu biết rằng đã đụng phải đàn em trùm giang hồ quận 4 là Lệ “què’ và Ve Sầu. Lúc này võ sư Sáu Trừ đã ở tuổi 60”.
Chỉ sau hôm đó, đám giang hồ Lệ “què”, Ve Sầu đã kéo hàng trăm tên đến bao vây nhà võ sư Sáu Trừ. Đám giang hồ tuyên bố rằng, cứ mỗi 17h chiều mỗi ngày sẽ kéo quân đến giao chiến với gia đình Sáu Trừ. Thế rồi, võ sư Sáu Trừ cùng các con phải kẹp tập sách, quấn dây xích quanh người làm áo giáp giao chiến. Hết đêm thứ nhất rồi đến đêm thứ hai giao chiến, hàng trăm tên giang hồ bao vây từ 3 phía mà cha con võ sư Sáu Trừ vẫn trụ vững. Đến đêm thứ 3, khi đám giang hồ tới, vợ của võ sư Sáu Trừ ra dõng dạc tuyên bố “ngã đứa nào bỏ đứa đó”, ý muốn nói nếu có đứa con nào ngã xuống thì những đứa khác phải kiên cường chiến đấu tiếp. Nghe thế đám giang hồ khiếp vía, cha con võ sư Sáu Trừ lại có thêm nhuệ khí. Đêm ấy, thủ lĩnh Lệ “què”, Ve Sầu bị cha con võ sư Sáu Trừ đánh gục tại chỗ. Đám giang hồ lâu la tan tác. Sau trận chiến cả khu phố được phen ăn mừng, tung hô cha con Sáu Trừ vì đã dạy cho đám giang hồ một bài học.
Lúc cuối đời, võ sư Sáu Trừ còn dành tặng võ sư Tô Đình Thanh cây côn đã đánh bại lũ giang hồ lúc ông hơn 60 tuổi. Ý võ sư Sáu Trừ muốn nói với võ sư Tô Đình Thanh rằng trong sự nghiệp truyền bá võ thuật cần kiên cường, bất khuất, nếu chiến đấu vì chính nghĩa thì không bao giờ được lùi bước.
HOÀNG MINH

Ký ức Giang hồ Sài thành của võ sư Chà Và Hương

Kỳ 1: Ký ức trận thượng đài ‘chí tử’

Miền Nam trước 1975 vốn hỗn độn với hàng loạt băng nhóm giang hồ chia vùng hoạt động. Đó là ký ức của võ sư Chà Và Hương nhân chứng sống – một võ sỹ, giang hồ, tình như thủ túc với Đại Cathay, Minh “Cầu Muối”. Ông tiết lộ với PV báo Người Đưa Tin nhiều câu chuyện thú vị về đời sống giang hồ Sài Gòn xưa. Võ sư với “cặp dao cạo” lừng lẫy khiến đối phương khiếp sợ đã từng từ chối “tổ chức” của Năm Cam.
Bỏ nhà đi lang thang sống cuộc sống du thủ, du thực với đám trẻ du côn, Chà Và Hương học được bản lĩnh lì lợm. Không có tiền, Chà Và Hương đăng ký thượng đài khi mới 14 tuổi, không chút võ nghệ và bị đánh một trận nhừ tử. Sau trận thua ấy, ông quyết tâm tìm thầy học võ…
Bài học ân tình đầu tiên
Căn nhà đơn sơ nhưng rộng rãi của võ sư Chà Và Hương (tên thật là Ngô Văn Hương, sinh năm 1940, tại An Giang, lớn lên ở Hóc Môn, TP.HCM) ở huyện Củ Chi hiện là nơi chữa trị đông y. Ít ai biết cách đây 60 năm, Chà Và Hương là một đấu sỹ lừng danh, giang hồ cộm cán tình như thủ túc với Đại Cathay, Minh “Cầu Muối”. Chà Và Hương là con thứ 5 trong gia đình có 8 anh em, ông là con lai gốc Ấn Độ (thường gọi Chà Và) nên người ta thường gọi ông là Chà Và Hương.

Võ sư Chà Và Hương (ngoài cùng bìa phải) trong ban cố vấn võ thuật Liên đoàn võ thuật TP.HCM.
Thuở nhỏ, nhà nghèo khổ, Chà Và Hương thường theo mẹ đi bán bánh ít ngoài chợ. Năm ấy Hương lên 9 tuổi, cõng em đi theo mẹ được cho cắc bạc mua kẹo là mừng lắm. Hương thấy mấy đứa nhỏ đánh giày có được ba đồng bạc thì mê, mỗi ngày cõng em theo lũ đánh giày để kiếm tiền, chiều lại về cùng mẹ. Đến khi cái bụi bặm tự do của thành phố cuốn hút Hương, Hương quyết định tự lập bằng cách trốn gia đình đi bụi.
Thấy thằng em đi theo tội nghiệp, chiều về Hương chỉ má cho em, rồi xách thùng giày đi luôn. Hương về chợ Bà Chiểu, Gia Định (bây giờ là Bình Thạnh) có đường ray xe lửa bắt đầu cuộc sống lang thang đường phố. Chà Và Hương kể: “Đi đánh giày được khoảng hơn hai năm thì tụi tui gặp một nhóc bảo kê tên Tới. Lúc đó nó hơn tui chừng bốn tuổi, thuộc hạng lưu manh sống gần bến xe, nó lấy tiền, lấy thùng giày và đánh đập tụi tui. Những ngày sau đó mỗi lần đụng nó là nó lại lấy tiền của tụi tui, trong đầu tui luôn nghĩ có ngày sẽ phục thù”.
Năm Hương lên 14 tuổi, gặp một người tên Sáu “cà” cụt một cánh tay, chuyên bảo kê quán bar. Lần đầu gặp Sáu “cà”, Hương vội cúi rạp xuống để đánh giày cho Sáu “cà”. Sáu “cà” giật mình toan quay lại quát mắng, nhưng khi thấy cậu bé Chà đen nhẻm thì ông bảo “đừng đánh giày anh, đứng lên ngồi đây ăn cơm đi”. Xong Sáu “cà” hỏi Hương ở đâu rồi kêu Hương về ở với vợ chồng ông. Sáu “cà” vốn là người trượng nghĩa và có máu mặt, nghe Chà Và Hương kể có kẻ trấn lột tiền đánh giày thì Sáu “cà” rất tức.
Sáu “cà” liền dẫn Chà Và Hương quay lại tìm kẻ trấn lột để đòi tiền và dạy cho hắn một bài học nhớ đời. Được hậu thuẫn, Chà Và Hương quay lại tìm gặp kẻ tên Tới để đánh. Thấy Chà Và Hương có người lớn đi cùng, Tới toan bỏ chạy nhưng bị chặn lại đánh tới tấp. Nhiều người thấy máu đổ thì chạy tới bênh, Sáu “cà” quát lớn “anh em dang ra đi, để thằng em tui nó đánh cho thằng nhóc này một trận. Thằng nhóc này giang hồ lắm, đã trấn lột hết tiền đánh giày mồ hôi công sức của thằng em tui”.
Một lần Sáu “cà” ra đường gặp lính Tây, hai bên đụng độ, Sáu “cà” rút súng bắn một tên gục. Thấy đối phương có súng, lính tây đổ xô vào bắn chết Sáu “cà”. Người ta đi đường thấy vậy liền chạy về báo cho Chà Và Hương, ông chạy ra thì thấy Sáu “cà” đã nằm sõng soài bên ống cống, người đầy máu, bao quanh là cảnh sát. Chà Và Hương hoảng loạn bỏ chạy một mạch về phòng, đợi chị dâu về Hương thông báo rồi hai chị em ôm nhau khóc ngất. Được một thời gian thì người chị dâu này bỏ Chà Và Hương mà đi đâu không ai biết. Chà Và Hương một lần nữa lại bơ vơ, nhưng cái cảm giác bơ vơ của lần này pha lẫn chút sợ hãi và bất cần.
Trận thượng đài “nhừ tử”
Sau lần mất Sáu “cà”, Chà Và Hương quay lại nghề đánh giày. Hương ra vùng Đa Kao, Tân Định (quận 1) vì thấy ở đó làm ăn được, nhưng ở đó lại có thằng Cà Na làm “trùm” đánh giày, không phải dạng thường. Cà Na da đen nhẻm, thấp hơn Hương, nhưng người đậm hơn và rất lì, hễ cứ có kẻ nào lạ mặt tới địa bàn của Cà Na là nó đánh đuổi. Chà Và Hương nhiều phen bị Cà Na đánh cho chạy bán sống, bán chết.
Cà Na ở khu Đa Kao sang ghẹo lần nào là bị Hương phục cầm đòn gánh đánh, Cà Na cũng đánh trả làm Hương bể đầu nhiều lần. Về sau cứ đánh qua đánh lại không bên nào chịu thua bên nào, Cà Na mới thương lượng với Hương làm huề. Lúc ấy Hương về khu Cà Na ở, hai người trở nên thân thiết.
Một lần đoàn xe đua tổ chức đua xe đạp, Cà Na rủ Hương đi xem chung. Đoàn đua đi tới Tây Ninh rồi lại từ đó về đích là Sài Gòn. Hương với Cà Na bắt xe đò đi theo, nhưng đến Trảng Bàng thì đường bị kẹt, đoàn xe đạp đi mất. Hai gã xuống xe đi lang thang, tới một sân lớn người ta để bảng đấu võ đài thì Cà Na bỏ nhỏ “ê, tao với mày vô uýnh”. Lúc đó Hương chỉ mới 14 tuổi, nặng 37kg.

Chà Và Hương thời còn trẻ.

Theo trí nhớ của võ sư Chà Và Hương, thời đó Sài Gòn nổi tiếng với các tay đấm Mã Thành Long, Long Hổ Hội, Cao Thành Sang… Họ đấu đài không cần biết võ sỹ thuộc môn phái nào, có nghề hay không. Chà Và Hương can thì Cà Na bảo “ở dưới đất uýnh lộn mày chịu được, còn lên đài uýnh có người can, thắng được 400 đồng, thua cũng được 300 đồng, làm gì ra?”. Hai người đồng ý vào đăng ký rồi được phát mỗi người một cái phiếu ăn cơm, còn tiền bạc mang theo họ bỏ ra tự mua quần áo giống kiểu người đi thi đấu.
Chà Và Hương bảo: “Thời đó người ta không có cân ký để lựa chọn đối thủ ngang tầm, người ta cứ lựa người nào thì đánh với người đó. Cà Na chọn thằng Ba Tăng (Văn Tâm), một du côn ở Thị Nghè, tướng cao to lực lưỡng, có học võ của võ sư Văn Hai. Thằng Cà Na quả quyết “tao có uýnh thằng đó rồi, lần đó nó bỏ chạy”. Thấy thằng Cà Na chỉ thằng to con, tôi đâu chịu thua, cũng chỉ ngay một người to con lại trúng ngay cao thủ Cao Thành Hai học trò của võ sư Cao Thành Sang. Thằng Cà Na uýnh rất táo tợn, cứ lao thẳng đập vào mặt đối thủ, chỉ ít phút sau là đối thủ chịu thua. Tôi cũng bắt chước thằng Cà Na, nhưng tôi gặp cao thủ nên bị đập gãy cả răng, muốn xỉu luôn…”.
Khi Cà Na hạ gục đối thủ xong thì có một ông già tới hỏi “con là học trò của ai?”, Cà Na khẳng khái nói “Huỳnh Tiền”. Nhưng đâu có ngờ ông già hỏi Cà Na chính là Huỳnh Tiền. Huỳnh Tiền mới bảo: “Tao nè, mày đem danh dự của tao ra thì cũng được, bây giờ mày có muốn học nghề không thầy đưa mày về dạy”. Lúc đấy Cà Na mừng quá chạy lại ôm Hương rồi bảo “tao theo thầy tao, hai anh em chia tay”.
Còn khi ấy, mousetaza Anh Tú đưa Chà Và Hương về Bà quẹo chăn bò. Ông để bao cát trong chuồng bò, bắt Hương tập đá. Sau sáu tháng Hương được thầy đưa xuống Mỹ Luân đánh đài. Tối đó Hương gặp Hoàng Mã và thắng thuyết phục đối thủ này bằng những cú đá sấm sét. Ở với thầy được hơn một năm anh trai Chà Và Hương tìm gặp được. Lần gặp Hương, người anh của ông khóc vì thương em, cảm tình nghĩa ấy mà Hương theo anh về học chữ, nhưng không thành công.
————-0————–0——————-

Kỳ 2 : Anh hùng chê… mỹ nữ

Ở đỉnh cao sự nghiệp võ thuật, cặp cùi chỏ của Chà Và Hương được ví như “cặp dao cạo”, hung thần của các võ sỹ trên sàn đấu. Ông đã đánh thắng võ sư lừng danh đất Trà Ôn, được Quận trưởng ngỏ ý gả con gái yêu, nhưng mê tiếng hò reo tán thưởng, Chà Và Hương đã từ chối tiền bạc, mỹ nữ.
Cặp chỏ tàn khốc, bất bại
Giới giang hồ thượng võ bấy giờ vẫn thường nói câu vần “cặp chân Sáu nhỏ, cặp chỏ Chà Và Hương”. Ý muốn nói cặp chân của Sáu “nhỏ” nhanh lẹ như chớp, thoáng chốc hạ gục đối thủ, còn cặp chỏ của Chà Và Hương thâm hiểm, tàn khốc chẳng chừa một ai. Thời ấy, người ta gọi cặp chỏ của Chà Và Hương là “cặp dao cạo” sắc lẹm, vô địch hạng gà miền Nam năm 1961. Cả Sáu “nhỏ” và Chà Và Hương đều là những đứa trẻ thân nhau từ nhỏ, chở nhau trên chiếc xe đạp và cùng chung một sư phụ Kít Đăm Xây.

Võ sư Chà Và Hương kể về những chiến tích của mình.
Đất miền Tây thời ấy có rất nhiều cao thủ, nhưng hầu hết những người đấu với Chà Và Hương đều phủ phục. Có lần võ sỹ lừng danh Nguyễn Hữu Thọ bảo với các võ sỹ miền Tây rằng: “Nghề võ tui bay dữ, nhưng không có thằng nào có gan hết. Tụi bay thấy máu là sợ xanh mặt, còn thằng Chà Và nó thấy máu, nó vuốt máu, nó liếm máu rồi cười ha hả. Nó gí tụi bay chạy khắp sàn đấu. Tao khoái thằng đó”.
Trong số những võ sỹ miền Tây có người tên Nguyễn Hữu Tiết (thường gọi là Sáu), lỡ lời ngạo mạn “tụi bay coi tối nay tao bẻ cổ nó (ý muốn bẻ cổ Chà Và Hương)”. Nghe thấy vậy trọng tài Sơn bảo: “Ở đây tụi bay không thằng nào đánh ăn được thằng ấy hết, tối nay mày bẻ được không thì mày biết”. Nghe thấy vậy võ sỹ Sáu bực mình nói ngay với ban tổ chức cho đấu với Chà Và Hương. Tối đó, thượng đài trong không khí sục sôi, võ sỹ Sáu đã không giữ được bình tĩnh, lao vào toan hạ gục Chà Và Hương.
Nhưng võ sỹ Sáu đâu ngờ Chà Và Hương nhanh như sóc, tung chân đạp văng ông ra ngoài. Tiếp theo đó, Chà Và Hương nhấp chân trái, tung chân phải đá tạt ngang trúng ngay tay võ sỹ Sáu, rồi bồi thêm cú chỏ cực mạnh khiến đối thủ gục xuống sàn. Sau đòn liên hồi, võ sỹ Sáu được đỡ dậy, đưa tay lên thì thấy cánh tay mình đã bị gãy gập. Trận đấu kết thúc chóng vánh khiến cả khán đài ồ lên tiếc nuối.
Lần tranh đai vô địch để đi thi đấu ở Thái Lan khiến Chà Và Hương tiếc nuối. Trận đó, ông gặp Hoàng Sơn (lính trinh sát chế độ cũ) sau hồi giao đấu kinh thiên động địa, hết hai hiệp mà Hoàng Sơn vẫn không ngã trước những đòn tấn công vũ bão của Chà Và Hương nên người ta xử hòa. Lúc ấy Chà Và Hương đòi đánh tiếp hiệp ba và tuyên bố rằng “nếu Hoàng Sơn vẫn đứng được tôi bỏ nghề võ không chơi nữa”.
Nhưng thầy của Chà Và Hương không cho ông đấu tiếp. Ông toan xé tấm bằng hành nghề võ, nhưng thầy tát vào mặt và ôm Chà Và Hương rồi bảo: “Mày học trò tao tao biết, không thằng nào đánh ăn mày đâu. Nhưng thôi con ạ, nó mới lên cho nó chút tiếng tăm đi con, nó lính đấy”.

Võ sư Chà Và Hương (ngoài cùng bìa phải) trong ban cố vấn võ thuật.
Thắng võ sư được Quận trưởng ngỏ ý gả con gái
Khắp các vùng từ miền Tây đến Tây Nguyên, miền Trung đều biết đến tên “cặp dao cạo” Chà Và Hương. Năm 25 tuổi, Chà Và Hương xuống Trà Ôn (nay thuộc Vĩnh Long) cùng sư huynh đệ có Hải Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Sáu “nhỏ”, Hoàng Kiếm, năm đấu thủ lừng danh của Kít Đăm Xây. Vừa đặt chân đến Trà Ôn, thầy trò Chà Và Hương đã thấy cảnh tượng nam, nữ thanh niên đất này mặc quần, áo sau lưng đề chữ Nguyễn Khâm. Hỏi ra mới biết đấy là tên một võ sư nổi tiếng khắp vùng Trà Ôn.
Khi ngồi uống cà phê, vô tình thầy trò Chà Và Hương gặp võ sư Khâm. Sau hồi bắt chuyện, võ sư Nguyễn Khâm bảo: “Cách đây 10 năm trước tôi hạ đo ván ông già cậu”. Chà Và Hương nghe tới đó mà máu nóng nổi lên, nhưng không làm gì được. Một hồi sau Kít Đăm Xây quay lại Chà Và Hương liền hỏi thì Kít Đăm Xây kêu “xưa nó đánh ba mày chỉ bằng hai cú ra tay, đánh nó đi con”. “Tôi nói: “Thôi ba ơi, võ sư mà uýnh cái gì”. Cái ổng nói: “Mày khùng quá, tao dạy mày, mày uýnh thua tao xé giấy tờ không làm thầy nữa”” – Chà Và Hương kể lại.
Kít Đăm Xây vốn biết lối đánh của Chà Và Hương, nên ông chắc mẩm sẽ hạ gục được võ sư Nguyễn Khâm. Nói đoạn Kít Đăm Xây lại nói với Lê Ngọc Sánh thuộc ban tổ chức là “cho Chà Và này uýnh với võ sư Nguyễn Khâm cho tôi”.
Những giờ phút sau đó Chà Và Hương như người mất hồn, không tin rằng mình có thể hạ được một võ sư lừng danh. Buồn lòng mà không biết tâm sự với ai, Chà Và Hương bỏ đi ra bờ sông ngồi lo âu. Tới 11h trưa, Kít Đăm Xây ra chỗ Chà Và Hương rồi bảo “mày đánh thua thì tao xé giấy tờ không bao giờ làm thầy nữa”.
Đêm thứ hai là cuộc giao chiến giữa võ sư Nguyễn Khâm gặp Chà Và Hương, con cưng Kít Đăm Xây – võ sỹ gốc Thái. Sân vận động không còn chỗ đứng. Lên võ đài võ sư Nguyễn Khâm khinh thường địch thủ khi không mang cuki, không mang găng, nhưng trọng tài bắt buộc theo luật lệ, không được quyền chấp.
Vào tiếp chiêu võ sư, ban đầu Chà Và Hương còn e dè, cẩn trọng, nhưng chỉ sau vài bước di chuyển Chà Và Hương liền áp sát ra đòn. Trong thế tấn chắc, cộng thêm tốc độ kinh hồn, Chà Và Hương khóa chân võ sư Nguyễn Khâm, vung tay tung chỏ, tung cước đạp văng võ sư Nguyễn Khâm ra sàn.
Bỗng dưng nhà thi đấu nóng lên bởi dân chúng ùa lên ném ghế hành hung Chà Và Hương. Lúc này có ông Quận trưởng đứng lên quát lớn, tay cầm súng đe dọa nếu có kẻ nào manh động ông sẵn sàng bắn bỏ. Nhờ vậy mà Chà Và Hương được giải thoát. Cũng sau đêm ấy, ông Quận trưởng có ngụ ý gả con gái cho Chà Và Hương, nhưng Hương không chịu.
Chà Và Hương kể: “Đêm đó, chúng tôi ở nhà ông Ba Vạn, người nổi tiếng giàu có với nhiều tiệm vàng. Ông có ba người con đặt tên là Long, Hổ, Hội và một người con gái. Ông tỏ lòng thương mến tôi mà bảo ông có mỗi đứa con gái và rằng tôi có muốn làm con rể ông không? Tôi từ chối. Quả thực lúc đó những trận đấu trong tiếng reo hò của người xem cuốn hút tôi còn hơn tiền bạc và mỹ nữ”.
Hôm sau, ba thầy trò Chà Và Hương toan từ biệt gia đình ông Ba Vạn để về lại Sài Gòn, thì em trai võ sư Nguyễn Khâm về. Em trai Nguyễn Khâm là Nguyễn Khiêm, một võ sỹ lực lưỡng, võ nghệ cao cường, trong tâm trạng bực dọc đã thách đấu Chà Và Hương. Lúc ấy ba thầy trò Chà Và Hương đang ăn cháo, thầy ông một mực không cho ông đấu, còn bà bán cháo thì hỏi ông rằng: “Con lội nổi cái sông này không? Ở đây là dân của nó không, học trò của nó không à”. Kít Đăm Xây nghe xong lo lắng nhưng ông Quận trưởng trấn an: “Anh yên tâm cho thằng Chà Và uýnh đi, xong tui lấy ca nô đưa đi, khỏi đi bằng đường đó, đường đó là đường độc đạo mà”.
Đêm ấy, trước khi lên sàn, Kít Đăm Xây gọi Chà Và Hương lại mà rằng: “Thôi con, để cho nó đứng đi, đừng uýnh nó gục”. Nhưng khi nhập trận, khí thế sục sôi khiến Chà Và Hương không thể kìm hết, vô tình ông quay gót ngay cằm võ sỹ Nguyễn Khiêm. Lúc này Kít Đăm Xây lại lên nhắc nhở, còn ông Quận trưởng thì la lớn “uýnh đi, uýnh gục cho mày 500”. Lúc ấy, Kít Đăm Xây ghì chặt Chà Và Hương mà rằng: “Cho nó đứng đi, giết thằng anh còn thằng em để nó đứng, còn danh dự của nó nữa”. Nghe lời sư phụ, Chà Và Hương dừng tay rồi yêu cầu trọng tài xử hòa.
—————-0————-0—————–

Kỳ 3 : Mưu đồ bá nghiệp của ‘trùm’ Đại Cathay

Thời trẻ, hai kẻ giang hồ ở cùng nhau mưu đồ bá nghiệp, nhưng thường xuyên bị chính quyền chế độ cũ truy lùng…
Những kẻ trượng nghĩa
Năm 1959, một cuộc tổng động viên du đãng của chính quyền chế độ cũ đã bắt hết những nhóm du côn, du đãng, bảo kê… về viện tế bần. Các nhân vật giang hồ lừng lẫy của đám người Hoa như Tín Mã Nàm, Hải Phùng Kin, Sú Hùng, Sám Sò… cho đến đám giang hồ người Việt như: Trần Đại (Đại Kathay), Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Ba Thế… đều bị bắt về đây.
Chà Và Hương, Lê Tây, Lê Hoàng Hải… trong đám Gia Định lúc này không biết Đại Kathay là ai. Mỗi tối, cai trại kê bốn cái giường làm võ đài, cứ người Việt nhảy lên là võ sỹ người Hoa cũng nhảy lên sàn để đấu chơi. Bữa đó Đại Kathay gặp ngay Bảy “bò” có cặp tay cực mạnh, trong khi Đại không hề biết gì về võ nghệ. Vừa vào trận Đại bị đập tới tấp, văng ra khỏi sàn. Lúc này Chà Và Hương bước lên, lôi Đại Kathay ra ngoài kêu “mày dang ra, để tao đánh với nó”.

Thời trẻ ngoài việc đấu đài, Chà Và Hương như hình với bóng cùng Đại Kathay.
Vừa dứt lời, Chà Và Hương nhảy lên sàn, nhưng Bảy “bò” không đánh với Hương. Ngay sau đó Sám Sò nhảy lên sàn giao đấu, nhưng Hải Phùng Kin can ngăn. Bởi Hải Phùng Kin và Chà Và Hương vốn đụng độ vài lần rồi chơi với nhau, trong khi đó Sám Sò là đệ của Hải Phùng Kin.
Xong việc, Đại Kathay kéo Chà Và Hương qua một bên rồi hỏi “mày ở đâu?”, Hương bảo “tao ở Gia Định”. Từ đó hai người thân với nhau rồi khi được thả về Đại Kathay rủ Chà Và Hương về hẻm ve chai sau rạp hát Kathay ở chung. Tối tối hai tay giang hồ trò chuyện với nhau bên chiếc ghế bố rồi ngủ luôn ở đó. Ban ngày ăn cơm ông Ba “chó”, sáng thì ăn cháo ở tiệm tàu không mất tiền.

Chà Và Hương bây giờ vẫn rất… phong độ.
Đại Kathay trong mắt người anh em Chà Và Hương là một con người đáng kính, trượng nghĩa hơn người. Thuở nhỏ Đại theo gia đình từ miền Trung vào Nam. Cha Đại mất sớm, mẹ Đại đi lấy người đàn ông mới bỏ Đại cho bà nội nuôi.
Nghe câu chuyện thấm đẫm của thủ túc nên mỗi lần má của Đại có chuyện về kiếm Đại thì Chà Và Hương tức ra mặt. Nhưng Đại rất có hiếu với mẹ, mỗi khi mẹ về nhà thì Đại sẵn sàng dốc hết từng đồng xu cắc bạc cuối cùng cho mẹ mà không cần tính toán. Mỗi tối về nhà ở với bà nội, Đại Kathay và Chà Và Hương lội nước lên tới đầu gối, dù cơm rau, cơm cháo bà nội vẫn chừa lại cho hai người.
Khổ là thế, nhưng người mẹ vô tâm ấy vẫn không hề hay biết, vẫn nhận đồng tiền mồ hôi, công sức của Đại mà chẳng chút áy náy. Cái khổ của mẹ Đại là lấy phải người chồng nghiện ma túy, nên bà cũng muối mặt lấy tiền của đứa con tội nghiệp. Có lần bà đi xích lô sang nhà tìm gặp Đại, bà gặp Chà Và Hương ở ngoài mới bảo “tụi bay có thấy thằng Đại con tao không?”, Hương lạnh lùng đáp “ai giữ thằng Đại con bà?”. Tối đến, Đại thủ thỉ với Chà Và Hương “thôi Hương ơi, dù sao cũng là má mình”.

Đại Kathay và vợ.
Chà Và Hương và Đại Kathay sống với nhau suốt quãng tuổi trẻ. Ban ngày Đại vẫn đi bảo kê khu vực lân cận để kiếm tiền tiêu xài, tối về ôm gối bố ngủ chung với Chà Và Hương. Sau này, Chà Và Hương chuyển đi nơi khác sống nhưng hai người vẫn liên lạc với nhau, thỉnh thoảng đi nhảy đầm, đi bar. Lúc này, Chà Và Hương giữ bar trên đường Tự Do, đường Hai Bà Trưng như bar: Lyly, Karina, Ok, Fuji…
Trong thời gian này Chà Và Hương theo nghiệp võ đi thi đấu khắp nơi, còn Đại Kathay khởi nghiệp giang hồ hùng cứ Sài Gòn khiến các đối thủ cùng thời nể sợ. Sau này Chà Và Hương lấy vợ và Đại Kathay cũng lấy cô Thúy ở đoàn Thúy Nga về làm vợ. Đại thường đi chiếc xe hơi sang trọng mỗi tối lại qua chỗ Chà Và Hương rủ đi chơi.
Ngoài Đại Kathay, Chà Và Hương còn tình như thủ túc với Minh “cầu Muối”. Thời xưa loạn lạc nên người ta chơi với nhau là hoàn toàn vì tình nghĩa. Mỗi lần có phi vụ thanh toán vì bảo kê của Chà Và Hương hay Minh “cầu Muối”, Đại Kathay là một trong ba người lại tìm đến địa bàn của người kia tá túc. Sau thời gian gắn bó chí cốt, Minh “cầu Muối” lấy em gái nuôi của Chà Và Hương. Đến khi Minh “cầu Muối” chết, thì Chà Và Hương cũng là người chôn cất.
Cái chết uất hận của Đại Kathay
Giang hồ xưa ít khi xâm phạm lãnh thổ của nhau, mỗi khi có chuyện mâu thuẫn thường tìm đến nhau rồi cử người ra đánh tay đôi. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng hòa chứ không có chuyện hai băng nhóm kéo ra hỗn chiến. Nếu không tuân thủ luật lệ đó thì một là vào tù hai là đi nhảy đầm bị đâm chết. Thời đó đại ca giang hồ ai cũng biết nhảy đầm, ai cũng ăn chơi sa đọa nhưng tuyệt nhiên đường ai nấy đi, tiền ai nấy xài, không đụng chạm nhau.
Kẻ ăn trộm ở vùng nào thì bán đồ ở vùng đó, nếu bán chỗ khác thì kể cả là đại ca cũng không dám mua. Nếu bất cứ ai vi phạm đều bị giang hồ họp lại xử và như thế là hết đường về. Thời đó lính kêu án, tòa kêu án thì vẫn có cơ hội về chứ giang hồ kêu án là hết đường. Số phận của một số giang hồ cũng bị tước đoạt tương tự như Lâm Chín Ngón…
Trong giới giang hồ thời đó, chỉ có Đại Kathay là dám xâm chiếm sang địa bàn khác. Ngày ấy, Đại một mình cầm dao vào sào huyệt của các đại ca giang hồ gốc Hoa như Tín Mã Nàm, Sám Sò, Sú Hùng, Hải Phùng Kin… Đại liều thân làm việc này chỉ với một mục đích lấy của giang hồ giàu chia cho giang hồ nghèo.
Chính điều này khiến Đại lắm phen bị phục kích suýt mất mạng. Sau cuộc bành trướng, nhờ bản lĩnh hơn người mà Đại được giới giang hồ ưu ái, một cuộc điều đình đã diễn ra giữa giới giang hồ người Hoa với Đại. Họ đồng ý chia phần lợi tức từ việc bảo kê, sòng bài, kinh doanh… cho Đại Kathay và một số băng nhóm ở khu vực khác trong đó có băng của Chà Và Hương.
Khi có nhiều tiền từ nhiều đầu mối, Đại Kathay nhờ ông Ba “chó” quản lý và thu nhận nhiều đệ tử là giới trí thức. Nhưng tuyệt nhiên Đại không biết một chữ cắn đôi. Có lần Chà Và Hương đi với Đại Kathay chơi ở Đà Lạt, Chà Và Hương bảo “con người phải có cái tên, mày nên biết viết tên của mình”.
Nói đoạn Chà Và Hương tiếp “mày biết cây cung không? Tên mày trong cây cung. Mày quay cây cung lại, thấy sợi dây xuống thì mày lấy cái cây làm mũi tên gạch ngang giữa cây cung, đó là chữ Đ, chữ A giống như biển báo giao thông gạch ngang ở giữa, còn chữ I giống như cây sắt cắm từ trên xuống rồi đóng một cây đinh bên dưới chữ A. Đó là tên của mày”. Tập mãi thì Đại cũng ký được cái tên của mình. Tuy chỉ có vậy nhưng Đại rất hay, bất kể kẻ nào giả chữ ký Đại đều phát hiện ra.
Trước năm 1975, lệnh tổng động viên du đãng lại được chính quyền cũ thực hiện với khẩu hiệu “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn pháp luật”. Lúc này cả Chà Và Hương, Đại Kathay và Minh “cầu Muối” đều bị bắt đi. Nhờ Chà Và Hương có chơi với con trai bà Tuyết – Thượng nghị viện, chị của tướng Loan – tổng nha xưa mà được lãnh ra ngoài.
Ông xin bà Tuyết cứu Đại Kathay, Minh “cầu Muối” nhưng nhất định bà này không cứu. Số phận Đại Kathay được định đoạt tại đây. Do trước đó trong một đêm đi vũ trường, Đại gây hấn với tướng Nguyễn Cao Kỳ nên khi bị bắt Đại bị đày đi Phú Quốc giam giữ.
Sự nghiệp đang lên cao, tiền tài đang vượng phát, Đại Kathay không chịu khuất phục nằm chờ ngoài đảo. Đại quyết định vượt biên để tìm kế phục hưng sự nghiệp, nhưng ai ngờ tử nạn trên đường trốn chạy.
——————0—————0—————–

Kỳ 4: Khuấy đảo giang hồ, chết lãng xẹt

Sơn Đảo từng nhiều lần vào tù ra tội và có quen biết quân lính chế độ cũ, vì vậy giới giang hồ nể sợ. Cũng vì thế lực mạnh, Sơn Đảo trở nên ngang tàng, ngạo mạn. Hắn đâu có ngờ, chỉ vì một cái tát vào mặt gã giang hồ mang biệt danh “tay súng bá vàng” mà hắn phải đổi lại bằng mạng sống. Giới giang hồ vẫn còn nhắc mãi cái chết của kẻ từng khuấy đảo cả Sài Gòn khi ấy.
Trùm giang hồ khiến giới “anh chị” nể sợ
Hồi còn niên thiếu, Vũ Đình Khánh (SN 1944, về sau đổi tên Sơn Đảo), chỉ là tay giang hồ vô danh tiểu tốt hoạt động ở quận Tân Bình. Trong một lần cướp giật, Khánh bị kết án năm năm tù và bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Khánh gặp “ông trùm” nghĩa hiệp Sơn Vương (tên thật là Trương Văn Thoại, SN 1910, tại Gò Công, Tiền Giang), người hành hiệp trượng nghĩa như là giang hồ hảo hán, luôn đấu tranh cho chính nghĩa.
Ở Côn Đảo, Khánh năm lần bảy lượt năn nỉ Sơn Vương dạy võ nghệ và lấy tên là Sơn Đảo. Sau khi ra tù năm 1971, Sơn Đảo về lại Tân Bình tổ chức sòng bài và chơi thân với đám lính dù khiến giang hồ thời bấy giờ rất ghét. Chà Và Hương kể lại: “Ra tù, Sơn Đảo mở sòng bài ở ngã ba ông Tạ và hoạt động dưới sự bao che của đám lính dù.
Sơn Đảo có người em là Vũ Đình Cương, rất giỏi võ, cũng hoạt động giang hồ như Sơn Đảo nhưng có lần ở tù Cương tranh giành làm đại bàng với Lâm “chín ngón” nên bị đâm chết. Dưới Sơn Đảo còn có hai người em trai nữa nhưng đều chết do bệnh tật và rượu chè. Thời đó, tui làm bảo kê cho các sòng bài như sòng bài Sơn Đảo, sòng bài Balikao, sòng bài Hai Niệm, sòng bài Năm Thông Lợi, sòng bài Tín Mã Nàm… mỗi tuần đều lấy tiền bảo kê nên rất rành”.
Danh tiếng của Chà Và Hương là tay đấm bất bại, khiến Sơn Đảo rất phục. Vì đam mê thể dục thể thao, Sơn Đảo chủ động làm thân Chà Và Hương trong những cuộc ăn chơi ở quán bar, vũ trường. Sơn Đảo bảo: “Mày dạy tao đi, mày muốn gì cũng được, chỉ trừ gan trời thôi”. Chà Và Hương là dân lành nghề, nhìn thấy Sơn Đảo thì phán rằng: “Cốt cách mày yếu kém, tay to như bắp đùi còn chân lại tong teo, hình thể rất mất cân đối, khó mà học võ”. Và sau nhiều lần năn nỉ nhưng vẫn không được Chà Và Hương nhận dạy võ, Sơn Đảo tức tối vô cùng. Song dưới thế lực mạnh của Hương thời đó, Sơn Đảo đành ngậm ngùi.

Chà Và Hương vô địch thời trẻ.
Chết vì ngang tàng, ngạo mạn
Quân của Sơn Đảo rất mạnh, nhưng thời đó nhắc đến thế lực cậu Mười “út”, em vợ của Tổng thống Thiệu, thì giới giang hồ phải nể phục. Cậu Mười vốn ăn chơi nức tiếng và khi từ bên Mỹ về cậu cũng vẫn ăn chơi. Thấy con trai như vậy nên mẹ của cậu Mười mở cho con một sòng bài ở ngay nhà thờ Ba Chuông để… vừa chơi vừa kiếm tiền.
Sòng bài gồm ba tầng, dân chúng có tiếng khắp Sài Gòn tìm đến đây giải khuây. Bản thân cậu Mười cũng chơi, được thì cậu mừng vui ra mặt, trả lại tiền cho người chơi hoặc dẫn người ta đi ăn uống, nhảy nhót. Thời đó nghe tới sòng bài của cậu Mười thì không ai trong đám quân cảnh dám tới bắt. Giới giang hồ vì thế cũng hay tới đây để đặt phòng, ăn chơi thác loạn.
Hôm ấy, Chà Và Hương, võ sỹ Thạch Mách và vệ sỹ Luân (vệ sỹ của cậu Mười) đang ngồi trước quầy tiếp tân chờ nhận tiền thì có chuyện chẳng lành. Ngồi một lúc thì Phan Bá Y, tự Y “cà lết” tới. Sở dĩ có tên đó vì bản thân Y khi sinh ra đã mang tật, đi cà lết, lớn lên thì không còn nhưng người ta vẫn hay thuận miệng gọi như vậy.
Y “cà lết” đánh chiếc xe jeep, trên xe chở thiếu phụ tên Trang là vợ Lộc “điên” (giang hồ thân cận với Y “cà lết”) tới đậu trước cửa sòng bài cậu Mười. Cậu Mười thường ngày thương Y “cà lết”, nên khi nghe vệ sỹ báo thì cậu Mười đã đon đả chạy ra hỏi han. Bấy giờ Y hỏi cậu Mười: “Cậu còn chỗ nào cho con chơi không?”, cậu Mười bảo “tao còn lầu ba, mày chơi gì cũng được”.
Y “cà lết” chưa kịp chốt thì Sơn Đảo, đầu đội mũ, đeo mắt kính đen chở Thiếu tá Đường (Sư đoàn trưởng Sư đoàn dù của Ngụy) trên chiếc mô tô đi tới. Vừa thấy Sơn Đảo, vợ Lộc “điên” mở cửa xe chạy ra ôm lấy Sơn Đảo rồi đon đả, lả lơi. Trang bảo với cậu Mười: “Cậu ơi cậu, cậu còn chỗ nào cho anh Sơn anh ấy chơi không?”.
Cậu Mười trước đó đã hứa cho Y “cà lết” nên bảo: “Mày lại trễ quá, thằng Y nó thuê rồi”. Sơn Đảo nghe thế thì bực mình, quay qua Y “cà lết” hỏi: “Mày biết tao là ai không?”, Y “cà lết” lắc đầu. Vừa lúc ấy Sơn Đảo vung tay tát thẳng vào mặt Y “cà lết”.
Chà Và Hương kể lại rằng: “Y “cà lết” bị cái tát đau, chửi thề vào mặt Sơn Đảo rồi hỏi sao lại đánh Y. Sơn Đảo hất mặt, trợn mắt bảo: “Tội mày không chào tao”. Y “cà lết” nghiến răng: “Chào hay không là quyền của tui, tui không biết anh là ai, anh đánh tui bạt tai này anh nhớ nha”. Sơn Đảo nóng máu dằn mặt: “Mày dám nhát tao hả”. Y “cà lết” không thèm nói lại, quay qua gằn giọng hỏi Trang: “Về chưa?”. Trang leo lên xe Y “cà lết” bỏ đi. Còn tui, ở bên trong, tui lấy làm xấu hổ cho hành động ngông cuồng của Sơn Đảo vì đánh kẻ tàn tật, nên khi Sơn Đảo quay qua chào, tui làm thinh””.
Ở Sài Gòn khi ấy, Y “cà lết” được mệnh danh là “cây súng bá vàng” với tài bắn súng thượng thặng. Hơn nữa, tính Y liều lĩnh ngang tàng, nói là làm nên đám giang hồ biết Y đều nể sợ. Sau khi bị Sơn Đảo tát vào mặt, Y “cà lết” căm tức vô cùng. Y “cà lết” ngược lên Đà Lạt, tìm đến nhà nghỉ Tịnh Tâm và bảo với chủ nhà nghỉ: “Tôi mới lên đây ở nhưng ghi vào giấy là tôi lên đây hai tháng rồi nha, tôi trả tiền anh hai tháng ấy”. Xong Y “cà lết” ngược về Sài Gòn, ngay lập tức lên kế hoạch trừ khử Sơn Đảo để trả mối hận.
Về Sài Gòn, sau một vài ngày thì Xệ (đàn em của Y) chở Y “cà lết” đi tìm kiếm Sơn Đảo. Y “cà lết” phát hiện chiếc mô tô của Sơn Đảo đang dựng trước quán ăn. Gần quán ăn có tiệm sửa xe, Y “cà lết” cho đứa nhóc bán đậu phộng 10 đồng, rồi đưa cho đứa nhóc một cây căm và bảo qua xì lốp xe mô tô của Sơn Đảo.
Đứa nhóc nhận được 10 đồng, khi ấy là rất lớn nên sẵn sàng làm theo. Khi Sơn Đảo trở ra cùng Thiếu tá Đường thì phải dắt xe đi bộ lại tiệm sửa xe. Lúc này Y “cà lết” và đàn em đang núp sau gốc cây gần đó. Đợi Sơn Đảo tới, Y “cà lết” gọi “Sơn” rồi bóp cò. Đạn xuyên qua vai Sơn Đảo. Y “cà lết” cảnh báo: “Tao nói mày rồi, đứa nào đụng đến tao là đứa đó chết”.

Cái chết của Sơn Đảo vì ngang tàng, ngạo mạn.
Lúc này, Sơn Đảo nói như van lơn: “Tao nói có vậy không lẽ mày giết tao?”. Y “cà lết” nã thêm một phát đạn trúng bụng của Sơn Đảo. Xong, Y “cà lết” leo lên xe cùng đàn em cao chạy xa bay. Còn Sơn Đảo được đàn em đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng không qua khỏi.
—————-0—————0—————–

Kỳ 5: Năm Cam và món nợ ân tình

Thời niên thiếu Năm Cam gánh tội thay anh rể là Bảy Sy, phải đi khám Chí Hòa. Thời gian ấy Chà Và Hương cũng xộ khám chờ ngày xét xử. Vì nể Bảy Sy và được nhờ vả, nên Chà Và Hương nhận chăm sóc cho Năm Cam. Về sau, khi Năm Cam giàu có, nhiều lần đích thân đến thuyết phục Chà Và Hương về ở cùng để tiện bề chăm sóc. Nhưng vì đã giã từ giang hồ, Chà Và Hương nhất quyết thoái thác.
Bảo vệ Năm Cam vì chữ tình
Cuối năm 1962, khi ấy Trương Văn Cam (tức Năm Cam) mới 15 tuổi, nhưng đã lấy vợ là em của Nguyễn Văn Sy (tức Bảy Sy). Bảy Sy lúc ấy là một trùm giang hồ quận 4, chủ của sòng bài Bảy Sy, thu hút rất nhiều con bạc. Bản thân Năm Cam từ nhỏ đã bám theo anh vợ để mưu sinh giang hồ và là thân cận của Bảy Sy. Một lần, bảo vệ sòng bạc, Bảy Sy dùng dao đâm chết Nguyễn Văn Lót (Trần Ánh Tuyết) trên đường Nguyễn Công Trứ, thuộc khu Da Heo. Để cứu lấy cơ nghiệp bài bạc mà anh rể tạo dựng, Cam chịu tội thay anh. Đến đầu năm 1964, Cam bị kết án ba năm tù giam ở Chí Hòa.
Khi bị kết án, Năm Cam còn nhỏ, tuổi đời giang hồ còn non nớt. Lúc này Chà Và Hương vì trốn lính nên cũng bị bắt giam tại Chí Hòa chờ ngày xét xử. Trong thời gian này, người thân ở ngoài lo sợ đám giang hồ trong trại quấy quả Năm Cam, nên nhớ tới Chà Và Hương, người từng bảo kê sòng bài Bảy Sy. Người nhà Năm Cam nhờ Chà Và Hương chăm lo bảo vệ cho đàn em Năm Cam qua khỏi kiếp nạn. Vì là người từng vào tù ra tội, nên Chà Và Hương thống lĩnh đám giang hồ trong trại.

Chà Và Hương bên bức tượng một học trò đúc tặng ông.
Vừa vào trại Chà Và Hương đã hỏi “thằng nào là thằng Cam?”. Ngay lúc ấy một cậu nhóc gầy gò bước ra bảo “dạ em”. Chà Và Hương kéo Năm Cam lại rồi nhìn đám tù bảo “thằng này giờ là em tao, không đứa nào được làm khó nó”. Kể từ đó, Chà Và Hương xem Cam như em, bảo ban chăm sóc từng tý một.
Thời ấy, đám tù chỉ được ăn cơm gạo lức nhưng Chà Và Hương thì luôn được cho ăn cơm trắng. Hơn nữa, đám tù người Hoa nghe thấy tiếng Chà Và Hương thì sợ nên mới cung phụng đồ ăn, thức uống đủ kiểu. Chà Và Hương ăn không hết, liền kéo những anh em tù nghèo khó tới ăn, lúc nào Năm Cam cũng được miếng ngon nhất.
Ở trong khám nước uống rất quý giá, dân trong khám thậm chí không có nước để rửa mặt. Đám lâu la bên ngoài thấy chùa kế bên nhiều nước liền đến ăn cắp, rồi bị các tiểu sư đuổi đi, nhưng chúng chống trả. Thấy vậy Chà Và Hương ra mặt bênh thầy tu, đuổi đánh đám côn đồ. Nhà chùa cảm kích ơn trên mà cho Hương mỗi ngày một thùng phuy nước vừa tắm, vừa lấy nước uống.
Tiết kiệm số nước nhà chùa cho, Chà Và Hương sai Năm Cam và đàn em trong trại mang bán cho những tù nhân người Hoa. Tiền có được từ bán nước, Chà Và Hương cho đàn em nghèo khổ cất giữ rồi tới tháng gửi về cho gia đình chúng. Đám tù thời đó rất nể phục Chà Và Hương.
“Ông trùm” và cuộc hội ngộ sau 20 năm
Bên quân lao nhốt Chà Và Hương vài tháng ở Chí Hòa, rồi đưa ra xét xử. Tòa xử Chà Và Hương 18 tháng, làm lao công đầu binh ở hầm đá Núi Leo, Bình Tuy. Vừa vào tù buổi sáng thì tối Chà Và Hương vượt ngục. Ông chui qua hàng rào thép gai, băng qua Hàng Gòn, vào Lò Than để tìm cách về. Mấy tháng trời lang bạt ông mới tìm về lại khu vực hoạt động của mình. Trong thời gian ông lang bạt, trốn chạy thì Năm Cam vẫn còn trong khám Chí Hòa và được giang hồ Lâm “chín ngón” chăm sóc, bảo ban.
Thuở trước cứ mỗi tuần Chà Và Hương lại ghé các sòng bài thu tiền bảo kê như sòng Balikao, Hai Niệm, Năm Thông Lợi, Bảy Sy, Sơn Đảo, Tín Mã Nàm… lấy mỗi nơi vài ngàn về tiêu xài và chia cho đàn em. Sau khi trốn chạy vài tháng, Chà Và Hương về và ghé chỗ ông Hai Niệm (trùm sòng bài vừa về quy ẩn) vừa để lấy tiền, vừa thăm bệnh.
Khi Năm Cam đã được thả quay trở về hoạt động cho Bảy Sy. Năm Cam tới nhà Hai Niệm, nhưng chỉ dám lấp ló ngoài cửa sổ. Lúc ấy Năm Cam còn nghèo khổ, mặc quần đùi đen, đi chiếc xe đạp cà tàng. Gặp Chà Và Hương, Năm Cam mừng rỡ hỏi han, nhưng Chà Và Hương chỉ ừ à cho qua chuyện. Bởi với ông đàn em trong khám ai ông cũng nâng đỡ, chăm sóc.
Hai mươi năm sau, Năm Cam hôm nào nghèo khổ đã đổi khác. Một lần đang chạy xe trên đường Tự Do buổi tối, con đường vắng tênh, Chà Và Hương chợt giật mình khi nghe có tiếng còi xe hơi rú sau mình. Hương tưởng xin đường nên không dòm lại, mà ngoắc tay ra hiệu cho xe hơi vượt. Xe không vượt mà tiếp tục tuýt còi khiến Chà Và Hương bực dọc, nhưng ông vẫn cố nhịn ngoắc tay thêm lần nữa. Xe hơi đằng sau lại tiếp tục tuýt còi.
Hương quay lại toan quát mắng, thì Năm Cam từ trên xe thò đầu ra chào Chà Và Hương rồi kêu Chà Và Hương chạy thẳng ra mé sông. Chà Và Hương kể: “Lúc ấy ở cuối đường Tự Do là nhà hàng mé sông, nó nói là của nó đấy. Lúc ấy tui thấy chiếc xe jeep của đại tá Ngọc trong thành phần bài trừ du đãng. Bởi khắp vùng ấy chỉ có chiếc xe jeep này là có hình con đại bàng đôi chân nạm vàng. Chỉ ngần ấy năm mà tôi không hiểu sao thằng Cam giàu và có thế lực đến vậy”.
Vào bàn ăn, Năm Cam hỏi Chà Và Hương “bây giờ anh làm gì vậy?”, Hương trả lời “mày biết anh có cái nghề võ rồi, anh dạy tụi nhỏ kiếm sống”. Năm Cam mời Chà Và Hương về ở với mình. Sau lần gặp bất ngờ ấy, Chà Và Hương về nhà cả đêm không ngủ, đắn đo không biết có nên nghe theo Năm Cam về mưu đồ nghiệp lớn hay không. Nghĩ đoạn Chà Và Hương lại tự dằn mình “liệu có phải thằng Cam bán xì ke không, chứ sao nó giàu nhanh thế được”.
“Bản thân tui tuy là vào tù ra tội nhiều vì bênh anh em, trốn lính chứ chưa bao giờ làm cắp, trộm, cướp, giết hay bán xì ke gì hết. Nghĩ tới chuyện phạm pháp lớn như vậy tui e dè, không dám dính tới. Nhiều dịp Cam kêu đàn em đến tận nhà tui dưới Củ Chi, để mời lên sống với nó, nhưng tui kêu “thôi anh dạy võ vậy sống được rồi, hơn nữa anh cũng giã từ giang hồ rồi”. Thấy giang hồ đồn đại Năm Cam giờ làm “vương” một cõi, lại giàu có hơn người nên vợ tui cũng sợ hãi bèn khuyên tui thôi đừng dính tới. Nghe vợ khuyên, tui quyết định từ chối thẳng thừng lòng tốt của Năm Cam” – Chà Và Hương quả quyết.

Năm Cam từng trả nghĩa cho Chà Và Hương nhưng bất thành.
Năm 1984 vợ Chà Và Hương đi theo người con lai qua Mỹ ở. Cuộc sống khốn khó đẩy Chà Và Hương vào cảnh túng quẫn, bệnh tật. Có lần Chà Và Hương bị bệnh đi từ bệnh viện Trưng Vương về, gặp Năm Cam. Năm Cam mời Chà Và Hương ăn, uống rồi bảo chút xíu đến nhà Năm Cam chơi. Nhưng, Chà Và Hương từ chối với lý do đã già, lại bệnh mong Năm Cam đừng kiếm nữa, đừng nghĩ gì đến chuyện ân tình xưa, vì Chà Và Hương từng giúp rất nhiều người chứ không riêng gì Năm Cam. Bản thân Chà Và Hương cũng lường trước được những gì mà Năm Cam làm với đám anh em có ân với Năm Cam như Bảy Sy, Lâm “chín ngón”, nên ông thà nghèo chứ không theo. Sau lần ấy, giữa Năm Cam và Chà Và Hương không liên lạc với nhau nữa.
————–0———–0————–

Kỳ cuối: Duyên tình trời định ly tan

Chính biến cố trong trận đấu khiến ông gặp được người phụ nữ mang “duyên tiền định” ở độ tuổi 31. Nhưng chuyện tình chưa thắm thì vội phai, bởi cuộc ly tán hơn 20 năm trời.
Trận thách đấu cuối cùng
Đối với Chà Và Hương việc mất đi người anh em Đại Kathay chí cốt như cứa vào lòng ông một vết cứa hằn sâu. Khi về lại Sài Gòn, địa bàn của Chà Và Hương đã bị các giang hồ mới nổi chiếm đóng lại càng làm ông buồn bực. Ông lang thang ở quận 3 cùng đám đệ tử tối ngày luyện tập đấu võ đài như những sát thủ vô hồn.
Trong thời gian này, Kít Đăm Xây vẫn luôn sát cánh bên Chà Và Hương trong từng trận đấu. Suốt từ năm 15 tuổi cho đến năm 31 tuổi, Chà Và Hương rất hiếm khi bị thua khi thượng đài. Nhưng, ngựa chạy mãi cũng chùn chân, hùm thiêng cô độc rồi cũng có ngày thèm được sống bình yên. Chà Và Hương quyết định đến Quy Nhơn thách đấu “hùm xám miền Trung” Hà Trọng Sơn rồi giải nghệ.
Thách đấu võ sư Hà Trọng Sơn thời ấy được tới 25 ngàn đồng, một số tiền rất lớn, nhưng với Chà Và Hương đó còn là niềm vinh dự. Chà Và Hương kể: “Khi gặp Hà Trọng Sơn bên ngoài, ông nhìn tôi rồi bảo “tao có người đánh với mày”. Hà Trọng Sơn cho Hà Trọng Khôi (lính chế độ cũ) đấu với tôi. Lúc ấy Hà Trọng Khôi rất to con, trên đài dân Quy Nhơn ồ lên, không xem tôi ra gì, ai cũng nghĩ tôi không chịu nổi vài hiệp.
Lúc này ông Thị trưởng Quy Nhơn không cho tôi đánh, thầy tôi cũng không cho đánh vì đối thủ quá to con. Lúc ấy thầy Minh Cảnh là người đi theo đoàn, nhiều đấu sỹ mượn danh của thầy Minh Cảnh để được lên đài. Lúc này Thị trưởng yêu cầu thầy Minh Cảnh phải kêu học trò tự chịu trách nhiệm, ký tên cam kết. Sư phụ Kít Đăm Xây lo lắng, nhưng tôi quả quyết “ở đời này con chỉ trừ thầy và cha là con không đánh, còn ai con cũng dám hết””. Thế là Chà Và Hương thượng đài trong sự hồi hộp của hầu hết khán giả có mặt.
Thấy võ sỹ Khôi to con, ngay cả trọng tài cũng đến bảo với Chà Và Hương là trong lịch sử võ thuật chưa thấy ai đô con như Hà Trọng Khôi, nên khuyên Hương bỏ cuộc. Nhưng thay vì bỏ cuộc, Chà Và Hương bảo “cứu em lần chót nha anh Sơn (trọng tài- PV), đánh xong trận này em giải nghệ luôn”. Ông Sơn không nói gì, nhưng ông quay qua võ sỹ Hà Trọng Khôi bảo “đây là sân nhà của anh, nhưng anh phải đánh đúng luật, nếu sai luật tôi đuổi anh xuống đất, xử anh thua luôn”.
Vừa vào trận đấu Chà Và Hương đã tính đánh đòn phủ đầu, ông tung cước đá vào mạng sườn của Hà Trọng Khôi, đối thủ không hề nao núng liền chụp chân Hương. Ngay sau đó, võ sỹ Khôi bốc cả thân hình của Chà Và Hương lên toan ném mạnh xuống sàn. Là con nhà nghề lâu năm, Chà Và Hương ôm chặt lấy đầu của đối thủ, như thế nếu võ sỹ Khôi ném Chà Và Hương thì ngay lập tức ông ta cũng ngã sàn.
Trọng tài liền tới can ngăn kêu hai người thả nhau ra, nhưng hiệp đấu chưa kết thúc. Hai người vừa buông nhau ra thì võ sỹ Khôi quay người bỏ đi, bất ngờ trọng tài kêu “zô”, Chà Và Hương liền tấn công. Không kịp trở tay võ sỹ Khôi lãnh trọn một cú lên gối, tiếp thêm một cùi chỏ vào mặt, tứa máu, ngã xuống sàn. Trong khi võ sỹ Khôi đang ngồi trấn tĩnh thì Chà Và Hương quay qua kêu võ sư Hà Trọng Sơn rằng “ông ném khăn đi, nếu không tôi đánh nó chết”.
Nhìn thấy đòn đánh quá nặng, lại thấy thần sắc của võ sỹ Khôi rũ rượi trong gương mặt nhuốm đỏ, võ sư Sơn liền ném khăn trắng xin hàng. Nào ngờ võ sỹ Khôi lượm khăn trắng, lau mặt rồi ném xuống đất ý muốn đấu tiếp. Nhưng Thị trưởng thành phố bước đến nói với trọng tài rằng ngừng trận đấu, vì nếu đấu tiếp ắt võ sỹ Khôi sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trận đấu kết thúc, trọng tài xử Chà Và Hương thắng.
Tuy vậy, đám lính đồng đội với võ sỹ Khôi ở Quy Nhơn trên khán đài như một biển lửa quá khích lao lên sàn đấu. Hàng trăm người xách cả ghế lên sàn đấu đòi xé găng của Chà Và Hương, rồi khi thấy găng không có vấn đề gì họ tấn công Chà Và Hương trong tiếng thét inh ỏi. Lúc này Thị trưởng phải huy động cảnh sát kéo Chà Và Hương người đầy máu, cho lên xe mang đi khỏi hiện trường. Có một cô gái sau này thành duyên trời định với Chà Và Hương hôm ấy cũng tất tưởi chạy theo.
“Duyên tiền định” và cuộc ly tán hơn 20 năm
Trước khi lên sàn đấu, Chà Và Hương thấy một cô gái chạy đến tỏ ra mến mộ mình. Trong một khoảnh khắc, Chà Và Hương chợt đưa đồ đạc cho người con gái này giữ thay vì đưa cho sư phụ, sư huynh đệ. Và trong khi Chà Và Hương bị lính đánh đổ máu, ông được đưa đi thì cô gái cũng ôm đồ chạy theo. Khi vào bệnh viện ở Quy Nhơn, các bác sỹ tại bệnh viện này thấy tình hình không ổn vì đám lính vẫn còn bám theo toan ám toán Chà Và Hương. Sợ ảnh hưởng tới tính mạng Chà Và Hương, nên Thị trưởng thành phố yêu cầu đưa ông ra phi trường, đưa qua Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) chữa trị.
Chính trong khoảnh khắc ấy, người con gái ôm đồ mang tên Tôn Nữ Thị Gái, kém Chà Và Hương 15 tuổi, vẫn đi theo để đợi Chà Và Hương tỉnh dậy trả đồ. Khi tới bệnh viện ở Nha Trang, bác sỹ khám thấy Chà Và Hương bị gãy xương sườn, xương ngực liền bảo mổ. Nhưng lúc ấy Chà Và Hương tỉnh dậy bảo “không được, cuộc đời tôi mà mổ thì coi như hết”. Bác sỹ đành lấy kim hút máu bầm ở vết thương trên cơ thể ông rồi băng bó lại.
Sau một thời gian tạm ổn, đàn em của Chà Và Hương từ Sài Gòn vào rước đại ca quay lại Quy Nhơn với ngụ ý mang bà Gái trở về. Nhưng khi vừa đặt chân đến đất Quy Nhơn thì đám lính lại truy lùng Chà Và Hương rồi chém ông gây thương tích ở tay. Thương người võ sỹ có nghĩa, bà Gái tình nguyện đi theo Chà Và Hương để chăm sóc cho ông. Về lại Sài Gòn ngay sau ấy, bà Gái bán hết tài sản trên người của mình để lấy tiền mua thuốc thang, chăm sóc cho Chà Và Hương. Định mệnh đã kéo “hùm thiêng cô độc” về với mảnh tình chân chất ấy, ông đem lòng cảm mến bà Gái, một thiếu nữ ngây thơ. Sau đó không lâu, họ kết hôn.
Giang ho Sai Thanh Ky cuoi: Duyen tinh troi dinh ly tan
Vợ chồng võ sư Chà Và Hương thời còn trẻ.
Lấy vợ, nhưng hai ông bà không sinh con mà nhận con nuôi, bởi bà Gái còn quá trẻ nên không muốn sinh. Một người phụ nữ có con với Tây, sau khi sinh con thì không thể nuôi nấng nên vợ Chà Và Hương nhận về làm con nuôi, đặt tên là Linda. Sau giải phóng, Chà Và Hương bị đưa đi cải tạo rồi về lại sống với mẹ già ở Hóc Môn. Năm 1984 có diện di cư qua Mỹ theo chế độ con lai, vợ Chà Và Hương đưa cô bé Linda đi. Gia đình bên vợ giấu không cho Chà Và Hương biết bà Gái ở đâu. Một mặt sau khi bà Gái đi thì gia đình nói rằng Chà Và Hương đã chết. Chà Và Hương sống cuộc đời khốn khó bên mẹ. Khi bà mất thì ông về Củ Chi tạm lánh cuộc sống xô bồ.


Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 1.
õ thuật vốn sinh ra trong quá trình sinh tồn của con người với thiên nhiên từ hàng ngàn năm nay. Từ những hoạt động hàng ngày trong sản xuất, cạnh tranh, con người đúc kết mô phỏng nhiều động tác để tạo ra các hình thái võ thuật có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống lại thú dữ hoặc chiến đấu với nhau vì mục đích sinh tồn.
Với hình thái chiến đấu, mỗi môn võ lại có hiệu quả riêng biệt và mức độ thực chiến khác nhau. Ở Việt Nam, có một võ phái hiện đang sở hữu một nền tảng của thứ võ học mang tính thực chiến cao. Đó là võ phái Long Phi Thanh.

Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 3.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm thực chiến mặc dù hầu hết đều cho rằng thực chiến nghĩa là khả năng chiến đấu thực tế. Đối với những môn sinh của võ phái Long Phi Thanh, tính thực chiến đồng nghĩa với mức độ hiệu quả của môn võ ở ngoài thực địa, nơi không tồn tại các luật lệ và trọng tài, cũng không có các dây ring võ đài làm giới hạn.
Nhưng không chỉ có vậy. Một cao đồ của võ đường Long Phi Thanh, anh Nguyên Chính cho biết : "Tính thực chiến cao giúp chúng tôi tăng thêm khả năng sinh tồn khi rơi vào hoàn cảnh buộc phải giao đấu trong thực tế cuộc sống hàng ngày".
Thực chiến
Cũng như ở những võ phái chân chính khác, các môn đồ của võ phái Long Phi Thanh không học võ để vô cớ tấn công người. Họ được sư phụ dạy võ với mục đích tự vệ, giúp họ cơ hội sinh tồn giữa hiểm cảnh ngặt nghèo. Ở góc độ cao hơn, vị sư phụ Long Phi Thanh mong muốn các học trò của mình qua rèn luyện võ thuật mà hun đúc hoàn thiện nhân cách để đạt được tiêu chí "dũng" của người học võ.
Tính thực chiến của võ phái Long Phi Thanh thể hiện ở các đòn thế nằm ẩn trong những bài quyền và binh khí của võ phái này. Đó là các tổ hợp đòn thế được xây dựng cho những tình huống cơ bản chứ không phải là từng đòn thế riêng lẻ.
Khi đã đạt tới trình độ nhất định, các môn đồ của võ phái Long Phi Thanh được yêu cầu tự phân tích tình huống và luyện tập để tạo thành phản xạ có điều kiện nhằm đảm bảo mục tiêu đến là đòn xuất ra đúng thời điểm, hội đủ năm yếu tố nhanh, mạnh, bền, biến, nhu đặc trưng của võ phái.
Khả năng tự động xuất đòn nói trên được tăng cường bằng các bài bổ trợ với bao chạy – một điểm độc đáo của riêng dòng võ này - khiến các môn đồ võ phái Long Phi Thanh "canh" rất chính xác khoảng cách tới mục tiêu để ra đòn hiệu quả nhất. Đây chính là lý do một số võ sỹ ở môn phái khác thường đến võ phái Long Phi Thanh xin thọ giáo cách luyện tập với bao chạy trước khi họ tham dự một giải đấu nào đó.





















Có lẽ tính hiệu quả trong thực chiến của môn võ là một trong những lý do khiến võ sư Long Phi Thanh rất kén chọn học trò. Vài năm trước, sau khi phát hiện một môn đồ của mình tên Nguyễn P.T. thuộc thành phần "giang hồ xã hội", ông đã quyết định không dạy người này nữa.
Cả năm trời chỉ học được có mỗi một tổ hợp đòn nên rốt cuộc T. chán quá xin nghỉ. Oái ăm thay, trong một lần can gián hai nhóm đánh nhau khi làm bảo vệ ở bến xe MĐ, T. bị tấn công trực diện bằng dao và ra tổ hợp đòn đã học theo phản xạ tự nhiên. Hậu quả là kẻ tấn công... lên cáng đi viện, còn T. dĩ nhiên càng nổi đình đám. Anh chàng bèn quay lại xin võ sư Long Phi Thanh cho học tiếp nhưng rồi đành lủi thủi đi về vì sư phụ bắt T. phải thề độc không được... đánh người nữa.
Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 7.
Đối với những người luyện võ từ trước năm 1975, cái tên Long Hổ Hội không hề xa lạ. Lò võ của cố võ sư Lâm Hữu Hội là nơi đào tạo ra nhiều võ sỹ nổi danh của các võ đài đấu võ tự do thời bấy giờ như Chà Và Hương, Long Mouse, Mã Sơn Ba, Moustaza, A Mách, Tôn Ngọc Lực, Hải Huỳnh, Ruby "lớn", Ruby "nhỏ"...
Bộ pháp
Môn đồ Long Hổ Hội thượng đài từ Bắc chí Nam với tỷ lệ thắng nhiều hơn thua, đến mức bị đồn thổi có dùng bùa ngải. Võ sư Lâm Hữu Hội học nhiều môn võ khác nhau nhưng ông thành danh với môn Thiếu Lâm Nững Xị học được từ một sư phụ người Triều Châu (Trung Quốc). Là người cả đời theo nghiệp võ, ông trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ được phủ bởi lớp sương mù huyền ảo giữa sự thật và tin đồn.
Một trong những trận đánh nổi tiếng của võ sư Lâm Hữu Hội có thể kể tới là trận hạ nhà vô địch Muay Thái Surivong ngay tại Bangkok vào năm 1932 bằng đòn rờ-ve làm võ sỹ này ngã như chuối đổ khiến trọng tài không cần phải đếm.
Những học trò của võ sư Lâm Hữu Hội cũng góp phần xiển dương uy danh của võ phái bằng các trận thắng oanh liệt trên võ đài tự do. Đòn của Thiếu Lâm Nững Xị được đánh ra theo combo (tổ hợp đòn), phần lớn là đòn hiểm và có tính sát thương cao.
Theo thuật lại của một số môn đồ Long Hổ Hội thời ấy hiện nay còn sống thì võ sư Lâm Hữu Hội thường yêu cầu học trò đánh đài phải đánh "rớt" (tức là hạ nốc-ao) đối phương ngay trong hiệp đầu. Tương truyền khi có học trò thắc mắc rằng nếu không đánh rớt được thì sao, võ sư Lâm Hữu Hội trả lời dứt khoát : "Nó không rớt, thì mày rớt".
Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 9.
Thế nên trong trận đánh nổi tiếng hồi năm 1970 giữa Long Mouse (tên thật là Đới Văn Quý) của Long Hổ Hội và võ sỹ Kinh Kha của môn phái Bạch Mi (võ sỹ này lúc ấy đang biên chế trong đội bảo vệ của phủ tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu), suốt hiệp đầu võ sỹ Long Mouse thấp bé hơn, kém đến 20kg cân nặng chỉ có thể tránh né chạy quanh trước lối ra đòn dồn dập của võ sỹ Kinh Kha cao tới 1,8m.
Tình thế nói trên khiến võ sư Lâm Hữu Hội ngồi dưới khán đài rất khó chịu và ông đã định tung khăn trắng xin hàng, nhưng nhờ có vợ ông can "Thằng Quý nó chạy nhưng thằng Kinh Kha đã đụng được vào người nó đâu" mà Long Mouse được đấu tiếp hiệp hai với Kinh Kha.
Tình thế ở hiệp hai vẫn như hiệp đầu, Kinh Kha tiếp tục rượt Long Mouse chạy quanh võ đài nhưng chỉ một thoáng sơ hở lao vào tầm đòn, Kinh Kha đã lĩnh trọn cú chỏ lật khét tiếng của Thiếu Lâm Nững Xị. Cú đòn hiểm làm vỡ mắt trái của Kinh Kha buộc trọng tài phải dừng trận đấu. Sau trận thua đau ấy, võ sỹ Kinh Kha đã lập tức giải tán võ phái, rời khỏi đội bảo vệ phủ tổng thống và thoái ẩn giang hồ tới tận ngày nay.
Giỏi võ nghệ, lắm học trò song võ sư Lâm Hữu Hội không dạy kiểu đại trà mà dạy tùy theo phẩm chất của từng người. Một số đông học trò của ông được tham gia thử lửa tại các võ đài tự do và đã đem về không ít vinh quang cho võ phái Long Hổ Hội.
Có điều để đánh đài, các võ sỹ Long Hổ Hội thường chỉ luyện một vài đòn "ruột" có tính sát thương cao như đòn chỏ lật của Long Mouse chẳng hạn và họ cũng không cần phải học toàn bộ 36 đường quyền của Thiếu Lâm Nững Xị. Các học trò Long Hổ Hội nổi tiếng của võ sư Lâm Hữu Hội, vì thế phần lớn chỉ học từ 5-7 bài quyền từ sư phụ là đã đủ hành trang giương danh với đời.










































Đối với võ sư Long Phi Thanh (tên thật là Phạm Văn Thanh), con đường tới với Long Hổ Hội có điểm khác biệt. Ông từng luyện võ Bình Định với học trò của võ sư nổi tiếng Hồ Ngạnh và đã mở lò võ. Nhờ cơ duyên, ông có dịp đàm đạo về quan điểm võ học với một võ sư đến từ Trường võ bị Hoàng Phố và sau đó dịp may lại đến khi ông tình cờ gặp gỡ và được thụ giáo võ công từ võ sư Lâm Hữu Hội.
Là người có thiên bẩm võ học và tiếp thu rất nhanh, võ sư Phạm Văn Thanh được sư phụ Lâm Hữu Hội "chấm" để truyền lại những tinh túy của dòng võ Thiếu Lâm Nững Xị thay vì một võ sỹ đánh đài. Võ sư Long Phi Thanh cho biết võ sư Lâm Hữu Hội rất nghiêm khắc, chừng nào tập chưa đúng thì ông vẫn cứ đứng đó dòm lom lom cho đến lúc nào "vừa ý tao" mới thôi.
Quãng thời gian thụ giáo võ công Thiếu Lâm Nững Xị của võ sư Long Phi Thanh đã diễn ra như thế, với thời gian không dài và cũng không đánh đài như các sư huynh, nhưng ông lại là người được học gần như toàn bộ các pho võ công Thiếu Lâm Nững Xị từ võ sư Lâm Hữu Hội.
Võ sư Long Phi Thanh nhớ lại, hôm ấy, võ sư Lâm Hữu Hội cho gọi ông đến. Khác với mọi ngày, võ sư Lâm Hữu Hội không dạy võ nữa mà để lên bàn hai gói giấy, trong đó có một bài thuốc và một bài kệ để đọc mỗi lần cúng tổ. Rồi ông chỉ nói gọn lỏn : "Tao xong với mày rồi". Cuộc "xuống núi" chỉ đơn giản như thế để xác lập vị truyền nhân cuối cùng của võ phái Long Hổ Hội.
Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 11.
Nền tảng võ học của võ phái Long Phi Thanh chủ yếu dựa trên các tinh túy của dòng võ Thiếu Lâm Nững Xị được võ sư Lâm Hữu Hội truyền lại cho võ sư Long Phi Thanh. Điểm thú vị là từ hệ thống võ công học từ võ sư Lâm Hữu Hội, võ sư Long Phi Thanh đã kiểm chứng lại nhờ kiến thức lý thuyết được học từ vị võ sư của học viện Hoàng Phố năm xưa và điều đó giúp ông hiểu sâu sắc về môn võ cổ xưa Thiếu Lâm Nững Xị.
Đánh trong lúc bị đánh
Các đòn thế của dòng võ này dựa trên nguyên lý trục xoay nên lực chạm mục tiêu rất mạnh (vì thế đối phương dễ "rớt" nếu bị trúng một combo đòn với sức mạnh của lực ly tâm). Điểm độc đáo của Thiếu Lâm Nững Xị là các đòn thế phát triển xuôi về một phía, trong khi mọi bài quyền đều không hoàn nguyên về vị trí cũ như ở các môn phái khác.
Quyền pháp theo lối cương nhu phối triển, không trực tiếp đỡ đòn của đối phương mà sử dụng bộ pháp né tránh để phản công, đòn ra sau mà đến trước. Đánh trong lúc bị đánh là một trong những khẩu quyết quan trọng của võ phái Long Phi Thanh trên nền tảng Thiếu Lâm Nững Xị. Người bị tấn công không lùi mà nhập nội rất nhanh và xuất tổ hợp đòn đúng thời điểm với lực công phá cực lớn nhờ tập trung sức mạnh toàn thân để phát động lực theo trục xoay.
Kể từ khi tiếp quản và thực hiện lời hứa với võ sư Lâm Hữu Hội về việc duy trì, phát triển dòng võ Thiếu Lâm Nững Xị, võ sư Long Phi Thanh cũng đã từng cho phép học trò tham gia đánh đài.










































Thế nhưng ngay ở lần thượng đài đầu tiên, một học trò của ông đã khiến đối phương... nằm viện hàng tháng trời mặc dù đó là tình huống anh này say đòn lao vào tầm đánh hiệu quả và dính đòn combo, được xuất ra theo phản xạ kỹ năng. Hậu quả là ông... "đánh ngã tới 4 người" như nhận xét của võ sư Dương Thị Huệ vợ ông, bởi ngoài đi thăm nuôi "nạn nhân bất đắc dĩ", ông còn phải giúp tiền cho vợ con người kia do trụ cột gia đình họ đang nằm viện.

Lối ra đòn hiệu quả cùng khả năng sát thương lớn của đòn Thiếu Lâm Nững Xị rốt cuộc đã buộc võ sư Long Phi Thanh phải suy nghĩ lại và võ phái Long Phi Thanh đã không cho phép môn đồ giao đấu với bên ngoài từ nhiều năm nay dưới bất cứ hình thức nào.
Nững Xị, tiếng Triều Châu có nghĩa là né lực. Bản thân tên dòng võ đã cho thấy những người theo học nó không lấy công làm chủ đích áp đảo người khác dù hệ thống đòn rất hiểm với độ sát thương lớn.
Đối với võ sư Long Phi Thanh, điều mong mỏi của ông là đào tạo ra những học trò có năng lực trí tuệ cao và nhân cách đạo đức tốt bên cạnh việc giỏi võ. Xét cho cùng, không có môn võ nào đứng trên môn võ khác mà điều quan trọng là những người học võ phải có tinh thần cao thượng, dũng cảm của một võ sỹ chân chính.
Con người chiến đấu sinh tồn là để có thể sống cạnh nhau một cách hòa bình thay vì một mất một còn với nhau. Những quan điểm ấy vẫn thường được võ sư Long Phi Thanh nhắc nhở các học trò của mình như là một cách giữ gìn cái hồn cốt của nghề võ bởi chiêu thức có thể mai một theo thời gian song tinh thần của người võ sỹ thì rất cần tiếp nối vẹn nguyên qua nhiều thế hệ.
Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 14.

Quang Vinh

JC Nguyen

Team Paparazi
Ảnh: Bảo Ân                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét