PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 14 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.


                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"!


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Gia sản 'khủng' của gia đình ông Trần Bắc Hà trên đất Bình Định
 
Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà bị bắt và khởi tố trước ĐẠI HỘI 13

Con trai cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà tự ý bán bò dự án lấy tiền tư túi

Dân trí Cơ quan CSĐT Bộ Công an bước đầu làm rõ, Trần Duy Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà, đã tự ý bán bò của dự án lấy tiền tư túi. Đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà không có khả năng trả nợ gây thiệt hại cho BIDV khoảng 890 tỉ đồng.
>>Công an thu giữ gì khi khám xét nơi làm việc con trai ông Trần Bắc Hà?
>>Phong toả tài sản gia đình ông Trần Bắc Hà
>>Khởi tố con trai cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà



1du-an-chan-bo.png
Từng nuôi nhốt hàng ngàn con bò, nhưng trang trại nuôi bò của Cty Bình Hà giờ không còn một con bò nào. (Ảnh, Văn Dũng).
Theo tài liệu cơ quan chức năng, năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà với quy mô 254.200 con bò/năm. Tổng mức đầu tư dự án hơn 4.500 tỷ đồng. Dự án được triển khai trên diện tích hơn 2.100ha tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) Hà Tĩnh.
Để thực hiện dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã phải điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch phát triển cao su, hoa màu, rừng sản xuất sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ. Hàng trăm ha đất rừng sản xuất, đất trồng hoa màu, trồng lúa của người dân các xã ở 2 huyện trên bị thu hồi giao cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà thực hiện dự án.
Theo đó, BIDV chấp thuận cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà vay hơn 3.100 tỷ đồng thực hiện dự án. Trong đó, vốn tín dụng dài hạn là 2.190 tỷ đồng, vay ngắn hạn để nhập khẩu bò giai đoạn 1 và giai đoan 2 là 970 tỷ đồng. Năm 2016, dự án khởi công và hoạt động.


3-du-an-chan-bo.jpg
Con trai cựu Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà tự ý bán bò dự án. Trong ảnh là công nhân Cty CP chăn nuôi bò Bình Hà chăm sóc bò tại một trang trại ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên. (Ảnh, Văn Dũng).
Hai năm sau, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà xây dựng được 65 chuồng trại, hai khu nhà điều hành, hệ thống và các công trình phụ trợ khác, đồng thời trồng cỏ trên diện tích gần 600 ha. Nhưng sau gần 3 năm triển khai, dự án chỉ mới đạt quy mô bình quân gần 15.000 con bò/năm, bằng 6% so quy mô đề ra.
Khoảng 43.000 con bò nuôi sau khi vỗ béo từ 3-4 tháng được công ty xuất bán, song số lượng này giảm dần. Tháng 6/2017 đến nay, công ty không nhập thêm bò và số bò được chăn nuôi tại dự án chỉ còn chưa đến 500 con.
Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Bộ Công an bước đầu xác định, việc Trần Duy Tùng, con trai của cựu Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền rồi sử dụng cá nhân mà không báo cáo.
Trong quá trình hoạt động, dự án này liên tiếp hoạt động không hiệu quả, công ty lỗ lũy kế hơn 900 tỉ đồng. Hiện Công ty Bình Hà không có khả năng trả nợ cho BIDV, tổng thiệt hại cho BIDV đến thời điểm hiện tại là hơn 890 tỉ đồng.
Hiện các hạng mục tại trang trại chăn nuôi bò của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà ở xã Kỳ Tân (Kỳ Anh) bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng, cỏ dại mọc um tùm.
Căn cứ những tài liệu điều tra, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Duy Tùng (SN 1985) để điều tra về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài”.


4-du-an-chan-bo.jpg
Ông Trần Bắc Hà cùng con trai Trần Duy Tùng bị bắt vì những sai phạm tại Ngân hàng BIDV và Dự án chăn nuôi bò.
Cùng bị khởi tố với Trần Duy Tùng do liên quan đến những sai phạm của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà trong vấn đề sử dụng nguồn vốn vay của BIDV, cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng tiến hành khởi tố bắt tạm giam 3 đối tượng khác gồm: Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà); Trần Anh Quang (nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà) và Thái Thành Vinh (Cổ đông Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà). Cả ba người này bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, riêng Đinh Văn Dũng bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các quyết định trên đã được VKSND tối cao phê chuẩn.
Tuấn Hợp

Kỷ luật Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn Trịnh Đình Sính

authorThanh Tuyền Thứ Sáu, ngày 29/03/2019 12:57 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bắc Kạn vừa quyết định thi hành kỷ bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trịnh Đình Sính - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn) giai đoạn 2010-2015.   

    Theo kết luận của UBKT Tỉnh ủy: Ông Trịnh Đình Sính - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn), giai đoạn 2010-2015 trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp phép san ủi đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Bắc Kạn không đúng quy định.
    Cụ thể, với trách nhiệm là Phó Chủ tịch UBND thị xã Bắc Kạn, Chủ tịch Hội đồng xét giao đất tái định cư thị xã Bắc Kạn, ông Trịnh Đình Sính đã làm trái quy định của Nhà nước trong việc giao đất cho hộ ông Hà Văn Minh thửa đất số 55, tờ bản đồ số 09, tổ 8, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn; ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa có đủ căn cứ và có diện tích vượt so với biên bản họp của hội đồng xét giao đất.
     ky luat pho bi thu thuong truc thanh uy bac kan trinh dinh sinh hinh anh 1
    Ông Trịnh Đình Sính - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Bắc Kạn (bên trái).
    Ông Sính ký quyết định chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn khi quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị là thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
    Ông Sính không đôn đốc cơ quan chuyên môn, UBND xã, phường kiểm tra, giám sát việc thực hiện thi công san ủi đất, thu phí bảo vệ tài nguyên môi trường sau khi được cấp giấy phép, để các hộ gia đình, cá nhân thực hiện chưa đúng quy định, làm ảnh hưởng đến việc thoát nước tự nhiên, gây úng lụt và nộp phí bảo vệ tài nguyên môi trường chưa kịp thời, đầy đủ.
    Xét những khuyết điểm, vi phạm trên, UBKT Tỉnh ủy đã quyết định kỷ luật ông Trịnh Đình Sính bằng hình thức cảnh cáo.
    Cũng theo Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, những sai phạm trên địa bàn TP.Bắc Kạn như: Hồ sơ cấp phép san ủi đất cho các hộ gia đình trên địa bàn thành phố phần lớn không đầy đủ như thiếu bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đại diện; thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… dẫn đến việc xác định khối lượng cần phải san ủi đất không chính xác, việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước không chính xác; quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu cấp phép san ủi đất chưa tốt.
    Hồ sơ xin cấp phép san ủi đất cho một số hộ, cá nhân có quy hoạch là đất nông nghiệp hoặc một phần đất nông nghiệp nhưng vẫn được cấp phép san ủi. Cấp phép diện tích lớn nhưng không xem xét thực tế, chưa xem xét đến nhu cầu sử dụng đất, chưa xem xét đến yêu cầu lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
    Đặc biệt, nhiều hộ được cấp phép nhưng không thực hiện san ủi đúng theo cao độ san nền “coos san nền” của Hồ sơ cấp phép san ủi như gia đình ông Phạm Quyết Thắng cao độ san nền cao bằng mặt đường QL3 hiện tại, thực tế cao độ san nền của gia đình ông Thắng cao trên 3,5 – 5m; hồ sơ cấp phép của gia đình ông Nguyễn Văn Minh Đắc cao hơn đường QL3 đi Trung tâm huấn luyện Công an tỉnh 3m nhưng thực tế cao độ san nền của gia đình ông Đắc cao trên 7m.
    Cũng từ đó, quá trình ông Đắc san ủi đã ảnh hưởng đến việc thoát nước tự nhiên, gây úng lụt tại khu Trung tâm huấn luyện Công an tỉnh và các hộ dân xung quanh tổ 12, phường Phùng Chí Kiên.
    Thanh tra tỉnh Bắc Kạn chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ông Lèng Văn Chiến - nguyên Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn, hiện là Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởng phòng QLĐT, Chủ tịch UBND các phường. Đến nay UBKT Tỉnh ủy mới thi hành quyết định kỷ luật với ông Trịnh Đình Sính bằng hình thức cảnh cáo, còn ông Lèng Văn Chiến, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Kạn đã thống nhất bỏ phiếu đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét hình thức kỷ luật.

    Con trai ông Trần Bắc Hà bị khởi tố



    Con trai ông Trần Bắc Hà bị khởi tố
    (PLO)- Ông Trần Duy Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú (trụ sở TP Quy Nhơn), bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
    Ngày 29-3, nguồn tin từ VKSND Tối cao cho biết Viện này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đối với ông Trần Duy Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú (trụ sở TP Quy Nhơn), về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
    Con trai ông Trần Bắc Hà bị khởi tố - ảnh 1
    Ông Trần Duy Tùng (trái) và ông Trần Bắc Hà (phải) trong một sự kiện chung với đối tác nước ngoài. Ảnh Internet
    Ông Tùng là con trai ông Trần Bắc Hà, Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Tùng bị khởi tố do liên quan đến các sai phạm tại dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (trụ sở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư.
    Trước đó vài ngày, tại TP Quy Nhơn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở một số người  liên quan là thành viên Công ty CP Đầu tư Chăn nuôi Bình Hà (trụ sở TP Quy Nhơn).
    Theo hồ sơ, năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Bình Hà với tổng vốn hơn 4.500 tỉ đồng, trên diện tích hơn 2.163 ha thuộc 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Dự án này được BIDV chấp thuận cho vay 3.162 tỉ đồng, đến đầu năm 2016 đã giải ngân trên 800 tỉ đồng. Sau khi được BIDV giải ngân vốn, Công ty Bình Hà đã xây dựng hệ thống chuồng trại, kho bãi trồng mấy trăm hecta cỏ để nuôi bò. Tuy nhiên, sau đó dự án này hoạt động không hiệu quả, năm 2016 dự án này thua lỗ hàng trăm tỉ đồng.
    Liên quan đến vụ án trên, ngày 22-11-2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 46/C03-P13 về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại BIDV. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với: Trần Bắc Hà; Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV; Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh; Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh; Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
    NGUYỄN ĐỨC

    Sau ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng bị bắt tạm giam



    Sau ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng bị bắt tạm giam
    (PLO)- Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV.

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Đoàn Ánh Sáng (57 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
    Ông Sáng bị bắt để điều tra hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
    Sau ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng bị bắt tạm giam - ảnh 1
    Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV
    Cùng với ông Sáng, bốn thuộc cấp của bị can này cũng bị khởi tố, bắt giam, gồm: Ngô Duy Chính (Giám đốc BIDV chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Xuân Giáp (Phó Giám đốc chi nhánh Hà Thành), Phạm Hồng Quang (Trưởng Phòng khách hàng doanh nghiệp I, BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Thanh Nam (cán bộ BIDV chi nhánh Hà Thành).
    Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, CQĐT cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đoàn Trung Dũng, Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch Trung Dũng, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 
    Trước đó, cuối tháng 11-2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt giam một loạt bị can của BIDV trong vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng. Bao gồm: Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV), Trần Lục Lang (cựu Phó Tổng giám đốc BIDV), Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh) và Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng Phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh).
    Trong số trên, các ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang và Kiều Đình Hòa bị bắt tạm giam; bà Lê Thị Vân Anh bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
    Vi phạm nghiêm trọng
    Tại kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã xem xét, kết luận dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
    Theo đó, ông Đoàn Ánh Sáng và ông Trần Lục Lang cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
    Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, phải xem xét xử lý kỷ luật.
    T.PHAN

    Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị khởi tố bổ sung



    Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị khởi tố bổ sung
    (PLO)- CQĐT đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Bắc Hà do có hành vi sai phạm liên quan đến việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng.
    Ngày 10-1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đang điều tra vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số Chi nhánh thuộc BIDV.
    Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị khởi tố bổ sung - ảnh 1
    Ông Trần Bắc Hà bị khởi tố bổ sung do có sai phạm liên quan đến việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng
    Quá trình điều tra mở rộng, C03 ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Thành và Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng.
    Tiếp đó, C03 đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam một loạt bị can nguyên là lãnh đạo và cán bộ của BIDV.
    Trong số này, C03 ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch HĐQT BIDV) về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
    CQĐT xác định ông Hà đã có hành vi sai phạm liên quan đến việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng. Đáng chú ý, một cựu lãnh đạo cấp cao khác của BIDV cũng bị bắt trong vụ án nói trên là ông Đoàn Ánh Sáng (cựu Phó Tổng giám đốc BIDV).
    Trước đó, cuối tháng 11-2018, ông Trần Bắc Hà bị cơ quan CSĐT khởi tố bị can, bắt tạm giam.
    Trước khi bị áp dụng các biện pháp tố tụng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà.
    Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Hà chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 gồm: vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc.
    Bên cạnh đó còn vi phạm quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, Ban Thường vụ còn để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động tại BIDV.              
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định những vi phạm của ông Hà là rất nghiêm trọng.
    Cụ thể, ông Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV.
    Cựu Chủ tịch BIDV cũng vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ. Trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
    Tại phiên xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm gây thiệt hại 6.000 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) vào tháng 7-2018 vừa qua, ông Trần Bắc Hà được tòa triệu tập nhưng đã có đơn xin vắng mặt với lý do đang chữa bệnh tại Singapore.
    T.PHAN

    Cuộc đời ông Trần Bắc Hà và dấu ấn tại BIDV

    Đồ họa: HỒ TRANG
    (PLO)- Ngày 29-11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt ông Trần Bắc Hà cùng 3 bị can khác liên quan... Rốt cuộc, sau 35 năm gắn bó với BIDV, ông tạo dựng nhiều thành công nhưng gần cuối đời lại vướng vòng lao lý.

    Gia đình ông Trần Bắc Hà sắp ‘tán gia bại sản’

    Khu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn, ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Hình: Người Lao Động)
    BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Sau khi phong tỏa tài khoản ngân hàng, Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An tiếp tục điều tra nhà, đất nơi đặt trụ sở các doanh nghiệp liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà, quyết tịch biên hết mọi thứ.
    Ngày 26 Tháng Mười Hai, 2018, báo Người Lao Động cho biết, theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An, cơ quan hữu trách tỉnh Bình Định đã cung cấp các hồ sơ nhà đất đặt trụ sở các doanh nghiệp liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV).
    Cụ thể, đó là địa chỉ đặt trụ sở của ba doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, gồm Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn An Phú và công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà.
    Ngoài ra, Bộ Công An cũng yêu cầu các cơ quan trách nhiệm của tỉnh Bình Định phong tỏa tài sản liên quan đến Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn và Công ty Cổ Phần Tập Đoàn An Phú.
    Tin cho biết, công ty Cổ Phần Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn – sở hữu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn, trước đây do vợ ông Trần Bắc Hà là bà Ngô Kim Lan làm chủ sở hữu, đến cuối năm 2017 chuyển nhượng cho em ruột mình là bà Ngô Thị Kim Oanh (ngụ tại Sài Gòn).
    Còn công ty Cổ Phần Tập Đoàn An Phú được thành lập với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, do con trai ông Trần Bắc Hà là ông Trần Duy Tùng sáng lập và làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.
    Dự án Khu đô thị – Thương mại An Phú do Công ty Cổ Phần Tập Đoàn An Phú làm chủ đầu tư. (Hình: Người Lao Động)
    Trước đó, hồi giữa Tháng Mười Hai, Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An cũng đã yêu cầu BIDV phong tỏa tài khoản cá nhân của con gái ông Trần Bắc Hà là bà Trần Lan Phương tại ngân hàng này, sau khi các cơ quan trách nhiệm của tỉnh Bình Định tiến hành phong tỏa tài sản liên quan đến ông Trần Bắc Hà ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, gồm tài sản sở hữu cá nhân và doanh nghiệp liên quan.
    Báo chí Việt Nam cho biết, thời ông Trần Bắc Hà còn đương chức, người dân xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, choáng ngợp với những lần ông Hà về quê cùng nhiều bạn bè, xe hơi hạng sang nối hàng dài cả cây số.
    Hiện, khu lưu niệm của gia đình ông được xây dựng bề thế ở làng An Thường 2 (xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân), đây là nơi lưu giữ những di vật của gia đình, các hình ảnh công trình và chương trình do gia đình ông Hà và thân hữu tài trợ.
    Tên của cha ông Trần Bắc Hà là ông Trần Đình Châu được lấy đặt cho một trường mầm non. Theo tấm bảng lưu niệm được gắn tại trường, đây là công trình Ngân hàng BIDV xây tặng nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống BIDV. (Tr.N)

    Người dân Bình Định nói gì về ông Trần Bắc Hà?

    authorNhóm PV Chủ Nhật, ngày 03/06/2018 07:35 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Theo dõi thông tin kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) về vi phạm liên quan đến Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và cá nhân ông Trần Bắc Hà, nhiều người dân ở Bình Định (quê hương ông Hà) cảm thấy tiếc nuối nhưng rất đồng tình với kết luận của Trung ương và yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội.

       
    Ông Hà rất ít khi về quê
    Khu lưu niệm của gia đình liệt sĩ Trần Đình Châu (cha ruột ông Trần Bắc Hà) được xây dựng tại làng An Thường 2 (Ân Thạnh). Đây là nơi lưu giữ những di vật của gia đình, các hình ảnh công trình và chương trình do gia đình ông cùng nhà hảo tâm đã tài trợ trên quê hương Hoài Ân.
    Theo người dân địa phương, ông Hà hiếm khi về quê. Chỉ thỉnh thoảng có giỗ trong gia đình, dòng tộc… mới thấy ông xuất hiện cùng với rất đông quan khách.
    “Mỗi khi có giỗ, người kéo về khu lưu niệm rất đông, xe ô tô đậu kín đường. Ông Hà không ở đây, mỗi năm chỉ về thăm quê vài lần vậy thôi. Thường ngày, khu lưu niệm không có người. Gia đình ông Hà chỉ thuê một người quét dọn, trông coi”, chị N.T.N (trú làng An Thường 2) cho hay.
    Thời đương chức tại BIDV, ông Trần Bắc Hà cùng gia đình bỏ kinh phí và đứng ra vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng và sửa chữa nhiều công trình tại xã Ân Thạnh như: trường học, đình làng, khu di tích, cổng chào…
     nguoi dan binh dinh noi gi ve ong tran bac ha? hinh anh 1
    Đường dẫn vào làng An Thường, quê hương ông Trần Bắc Hà.
    Ngôi Trường Mầm non Ân Thạnh - Điểm trường Trần Đình Châu (ngôi trường mang tên cha ruột ông Trần Bắc Hà) được xây dựng với đầy đủ tiện nghi học tập, khuôn viên, khu vui chơi dành cho trẻ em. Theo tấm bảng lưu niệm được gắn tại trường, đây là công trình Ngân hàng BIDV kính tặng nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống BIDV (1957 - 2012).
     nguoi dan binh dinh noi gi ve ong tran bac ha? hinh anh 2
    Bên trong công trình lưu niệm của gia đình liệt sĩ Trần Đình Châu (cha ruột ông Trần Bắc Hà).
    Theo ông Phạm Thanh Bình, Trưởng thôn An Thường 2, ông Trần Bắc Hà là con út trong gia đình và có nhiều anh em, họ hàng công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Ông Hà chỉ về quê khi có giỗ hoặc dự khánh thành các công trình do gia đình ông tài trợ và kêu gọi các đơn vị khác xây dựng.
    Ông Bình cho hay, gia đình ông Hà vận động kinh phí để xây dựng nhiều công trình tại thôn như: trường mầm non, cổng chào thôn, huyện, trùng tu lại đình An Thường. Ngoài ra, gia đình ông còn vận động kinh phí xây dựng các tuyến đường nông thôn, trùng tu các công trình di tích lịch sử, góp quỹ khuyến học...
    “Các công trình thường do ông Hà trực tiếp đứng ra kêu gọi tài trợ nhưng hầu hết đều lấy danh nghĩa gia đình ông Trần Đình Châu (cha ruột ông Hà), tôi cũng chẳng hiểu vì sao? Những cái kể trên chỉ mới là xây dựng trên quê cha ông Hà, còn quê mẹ xã Ân Phong cũng được ông huy động kinh phí đầu tư xây dựng đường xá, cầu cống...”, ông Bình nói.
    Đề nghị xử lý nghiêm, tránh tạo tiền lệ xấu
    Chiều 2.6, UBKTTƯ đã ra thông cáo kỳ họp thứ 26, trong đó có kết luận những dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo UBKT, ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
    Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
     nguoi dan binh dinh noi gi ve ong tran bac ha? hinh anh 3
    Cây vạn niên tùng của gia đình ông Trần Bắc Hà trồng tại khu lưu niệm.
    Theo dõi thông tin kết luận của UBKT về vi phạm liên quan Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng BIDV và cá nhân ông Trần Bắc Hà, nhiều người dân ở Bình Định (quê hương ông Hà) cảm thấy tiếc nuối nhưng rất đồng tình với kết luận của Trung ương và yêu cầu xử lý đúng người, đúng tội.
    Ông Nguyễn Văn Trung (trú TP.Quy Nhơn, Bình Định) cho hay: “Sau khi nắm thông tin qua báo chí, tôi rất hoan nghênh việc UBKTTƯ đã vào cuộc và chỉ ra những vi phạm của ngân hàng BIDV và cá nhân ông Trần Bắc Hà. Người dân mong muốn, Trung ương sẽ xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan, sai đến đâu phải xử lý đến đó để tránh tiền lệ xấu lặp lại. Ông Hà và gia đình ông có rất nhiều đóng góp cho quê hương nhưng người đứng đầu ngân hàng mà sai phạm nghiêm trọng như thế thì không thể chấp nhận được. Trước giờ, chúng tôi nghe rất nhiều "tin đồn" không hay về ông Hà, giờ mọi chuyện đã rõ ràng rồi, ai sai phải chịu trách nhiệm thôi”.
     nguoi dan binh dinh noi gi ve ong tran bac ha? hinh anh 4
    Ngôi Trường Mầm non Ân Thạnh - Điểm trường Trần Đình Châu, công trình ngân hàng BIDV kính tặng thời ông Hà còn đương chức tại BIDV. 
    Ông Trần Bắc Hà sinh năm 1956, quê Bình Định.
    Tháng 2.1981, lúc 25 tuổi, ông bắt đầu làm việc ở BIDV. Sau 10 năm công tác, ngày 1.7.1991, lúc 35 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Trước đó ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Giao dịch III của BIDV, Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV, Giám đốc Công ty Chứng khoán BIDV.
    Ông giữ chức vụ Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định đến ngày 30.9.1999.
    Từ ngày 1.10.1999 đến tháng 5.2003, ông là Phó Tổng Giám đốc BIDV.
    Tháng 5.2003, ông là Ủy viên Hội đồng quản trị BIDV.
    Từ ngày 15.5.2003 đến ngày 31.12.2007 ông là Tổng Giám đốc BIDV.
    Từ tháng 1.2008 đến 20.10.2011, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.
    Từ tháng 10.2011 đến 30.4.2012, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV.
    Từ 1.5.2012 đến 1.9.2016, ông giữa chức Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.
    Ngày 18.8.2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1662/QĐ-NHNN về việc cho ông thôi làm Người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV. Ông đại diện 40% vốn Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc này là cổ đông lớn nhất của BIDV với tỷ lệ sở hữu đạt 95,3%). Ngày 1.9.2016, ông nghỉ hưu.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH