BÍ ẨN KHẢO CỔ 40
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mưa axit có thể phá hủy nhiều di tích khảo cổ của người Maya cổ đại. Ảnh: Dailystar
"Súng máy" bắn tên tự động với số lượng tên lớn vào thời cổ đại. Ảnh: Pinterest
Đội quân có sức mạnh khiến nhiều người khiếp sợ của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh minh họa
Những Bí Ẩn Khảo Cổ Học Chưa Có Lời Giải - Khám Phá Cùng Tốp 5 Lạ Kỳ
4 bí ẩn khảo cổ mà các nhà khoa học "vắt não" vẫn chưa giải thích được
Gucci |
Đây đều là những bí ẩn mà các nhà khoa học dù tốn nhiều công sức vẫn chưa thể tìm ra lời giải.
Con người luôn tò mò, tìm hiểu về những thứ thuộc về lịch sử.
Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn tồn tại rất nhiều điều bí ẩn chưa có
lời giải, đang chờ các nhà khoa học khám phá.
Xung quanh hộp sọ là chiếc vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.
Trong hầm mộ, nhóm nghiên cứu cũng thu thập được nhiều đồ tạo tác bao gồm các bộ phận của khung dệt vải, các bức tượng nhỏ và nhiều bát gốm có niên đại từ năm 600 đến 700.
Giới chuyên gia cho rằng, thi thể này là một phụ nữ hoàng gia liên quan đến K'inich Janaab Pakal I - vị vua nổi tiếng của người Maya. Do đó họ đặt tên cho thi thể này là "Nữ hoàng Đỏ". Qua nghiên cứu, "nữ hoàng" đã 60 tuổi, tuy nhiên danh tính thực sự của Nữ hoàng chưa được xác định.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận định, những cái đầu đá này được cho là sản phẩm của văn minh Olmec, vốn phát triển rực rỡ trong giai đoạn 1400 - 400 TCN. Những chiếc đầu Olmec được khắc từ đá badan núi lửa nguyên khối của núi Tuxtlas và có chiều cao dao động từ 1,47m đến 3,4m.
Tuy nhiên, việc tạo tác các chiếc đầu khổng lồ này cũng như việc di chuyển chúng ra sao vẫn là bài toán đau đầu với giới nghiên cứu.
Điều lạ là quần áo và làn da của các xác chết đều chuyển sang màu nâu. Mặc dù đã nghiên cứu trong một thời gian dài nhưng các nhà khoa học cũng không thể đưa ra được lời giải thích thỏa mãn nhất cho hiện tượng lạ này.
Người dân địa phương đã từng đưa ra một vài lời giải thích như do nguồn nước, sự thiếu hụt hóa chất, điều kiện nhiệt độ của nền đất hay do thói quen ăn 2 loại quả đặc trưng của vùng là guatila và balu đã khiến xác chết được bảo quản như vậy.
Khi
vị hoàng đế yên nghỉ, quân lính của ông cho 1.000 con ngựa chạy qua mộ
để tiêu hủy bất cứ dấu vết gì còn sót lại. Trong 800 năm từ khi Thành
Cát Tư Hãn qua đời, chưa từng có ai tìm ra lăng mộ ông.
Các học giả đã sử dụng những tư liệu lịch sử để tìm vị trí của lăng mộ, có người cho là nó được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông Bắc nhưng các giả thuyết họ đưa ra lại thường đối lập nhau.
Mặc dù lăng mộ Thành Cát Tư Hãn có thể chứa đựng những kho báu vô giá từ khắp đế chế Mông Cổ, người dân nước này vẫn mong nơi yên nghỉ của vị vua vĩ đại mãi là một bí ẩn.
Nguồn: Brightside, Telegraph, Listverse
1. Thi thể "Nữ hoàng Đỏ" của người Maya
Vào năm 1994, khi đang tiến hành nghiên cứu ngôi đền XIII tại Palenque (Mexico), các nhà khảo cổ học đã phát hiện một bộ xương được bảo quản bởi chất chu sa (cinnabar) màu đỏ.Xung quanh hộp sọ là chiếc vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.
Trong hầm mộ, nhóm nghiên cứu cũng thu thập được nhiều đồ tạo tác bao gồm các bộ phận của khung dệt vải, các bức tượng nhỏ và nhiều bát gốm có niên đại từ năm 600 đến 700.
Giới chuyên gia cho rằng, thi thể này là một phụ nữ hoàng gia liên quan đến K'inich Janaab Pakal I - vị vua nổi tiếng của người Maya. Do đó họ đặt tên cho thi thể này là "Nữ hoàng Đỏ". Qua nghiên cứu, "nữ hoàng" đã 60 tuổi, tuy nhiên danh tính thực sự của Nữ hoàng chưa được xác định.
2. Bí ẩn đầu khổng lồ ở Mexico năm 1947
Các nhà khảo cổ vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra những chiếc đầu đá khổng lồ, ngửa mặt lên trời ở Mexico vào khoảng năm 1947.Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận định, những cái đầu đá này được cho là sản phẩm của văn minh Olmec, vốn phát triển rực rỡ trong giai đoạn 1400 - 400 TCN. Những chiếc đầu Olmec được khắc từ đá badan núi lửa nguyên khối của núi Tuxtlas và có chiều cao dao động từ 1,47m đến 3,4m.
Tuy nhiên, việc tạo tác các chiếc đầu khổng lồ này cũng như việc di chuyển chúng ra sao vẫn là bài toán đau đầu với giới nghiên cứu.
3. Những xác chết còn nguyên vẹn ở San Bernardo, Columbia
Hơn 50 năm trước, các thợ đào mộ ở nghĩa trang San Bernado, Colombia đã mở một số quan tài cũ ra và nhận thấy: những xác người bên trong đã khô quắt lại và còn nguyên hình dáng.Điều lạ là quần áo và làn da của các xác chết đều chuyển sang màu nâu. Mặc dù đã nghiên cứu trong một thời gian dài nhưng các nhà khoa học cũng không thể đưa ra được lời giải thích thỏa mãn nhất cho hiện tượng lạ này.
Người dân địa phương đã từng đưa ra một vài lời giải thích như do nguồn nước, sự thiếu hụt hóa chất, điều kiện nhiệt độ của nền đất hay do thói quen ăn 2 loại quả đặc trưng của vùng là guatila và balu đã khiến xác chết được bảo quản như vậy.
4. Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn từng một thời thống trị mọi vùng đất, từ Thái Bình Dương đến Biển Caspian. Trước khi qua đời, ông yêu cầu được chôn cất bí mật.Các học giả đã sử dụng những tư liệu lịch sử để tìm vị trí của lăng mộ, có người cho là nó được chôn cất trên đỉnh Burkhan Khaldun của dãy núi Khentii, cách thủ đô Ulaanbaatar 160 km về phía Đông Bắc nhưng các giả thuyết họ đưa ra lại thường đối lập nhau.
Mặc dù lăng mộ Thành Cát Tư Hãn có thể chứa đựng những kho báu vô giá từ khắp đế chế Mông Cổ, người dân nước này vẫn mong nơi yên nghỉ của vị vua vĩ đại mãi là một bí ẩn.
Nguồn: Brightside, Telegraph, Listverse
theo Helino
Phát hiện thủ phạm có thể "quét sạch" công trình khảo cổ 4.000 năm tuổi ở Mexico
Nguyễn Hằng |
Các nhà nghiên cứu cảnh báo mưa axit có thể trở thành “thủ phạm” phá hủy nhiều công trình khảo cổ quý giá ở Mexico trong vòng 100 năm tới.
Theo các chuyên gia, mưa axit đang dần phá hủy các tượng đài và đền thờ cổ ở Mexico. Ô nhiễm gia tăng kéo theo mưa axit có thể phá hủy hoàn toàn nhiều công trình khảo cổ điêu khắc của người Maya cổ đại trong khoảng 100 năm tới.
Nhiều
nhà nghiên cứu ở Mexico cảnh báo rằng mưa axit có thể "quét sách" một
số di sản lịch sử của quốc gia, trong đó có công trình bằng đá 4.000 năm
tuổi.
Tiến sĩ Pablo Sanchez tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, cho biết: "Trong 100 năm tới, tất cả các văn tự cổ trên tường và những trụ cột đá có thể bị mất".
Đặc biệt là những công trình khảo cổ, dấu tích của người Maya đều được xây dựng từ đá vôi có chứa Canxi cacbonat (CaCO3)– một chất hóa học tan nhanh chóng trong mưa axit.
Nguyên nhân gây mưa axit: "Nỗi ám ảnh" của các công trình khảo cổ nghìn năm
Mưa axit xảy ra là do nước mưa có hòa tan những khí "độc hại" như SO2, SO3, N2O, ... và tạo ra các axit tương ứng của chúng, khiến cho độ pH giảm thấp (<5 p="">5>
Sự gia tăng lượng oxit của nitơ, lưu huỳnh trong khí quyển chủ yếu là do các hoạt động của con người gây nên.
Mưa
axit có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, hệ sinh thái, phá hủy nhiều
vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... cũng như là suy giảm
tuổi thọ của nhiều công trình xây dựng, di tích lịch sử bằng đá.
Nhiều công trình, di tích khảo cổ bằng đá vôi của người Maya đang bị đe dọa do tác động của mưa axit. Ảnh: CEN
Thành
phố Mexico đã phải "vật lộn" với tình trạng ô nhiễm suốt mấy thập kỷ
qua và bị coi là thành phố ô nhiễm nhiều nhất thế giới vào năm 1992.
Trên
thực tế, những chuyên gia tại các di tích bằng đá vôi của người Maya cổ
đại đang phải nỗ lực để tìm kiếm giải pháp ứng phó với tình trạng mưa
axit.
Không đơn giản là việc che chắn một lớp màng bảo vệ, Tiến sĩ Sanchez cho biết: "Đá vôi cần được thở, hấp thụ độ ẩm và nước. Do đó, nếu che kín lại có thể gây ra sự gia tăng hiện tượng xói mòn".
Các
nhà khoa học cho biết, ô nhiễm gây mưa axit có thể không nhất thiết
phát sinh ở Mexico, vì chúng có thể di chuyển trên một quãng đường rất
xa trong khí quyển. Chính vì vậy, việc truy tìm nguồn gốc gây ô nhiễm
khá khó khăn.
Nền văn minh Maya huyền bí được cho là bắt đầu vào khoảng năm 1.800 TCN và kéo dài tới năm 1697.
Đây
là một trong những nền văn minh bí ẩn bậc nhất trong lịch sử nhân loại
với nhiều ẩn số chưa có lời giải đáp. Hàng năm, có rất nhiều du khách
tìm đến "miền đất hứa" này để tham quan những công trình khảo cổ, di
tích đền thờ cổ đại của người Maya.
Tuy nhiên, tình trạng mưa axit đã và đang "đe dọa" đến chất lượng, tuổi thọ của những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa này.
Các
nhà khoa học phát hiện nhiều cổ vật, dấu tích của người Maya cổ đại tại
hang động ngầm lớn nhất trên thế giới ở Mexico. Ảnh: CEN
Không
riêng gì các đền thờ, tượng đài cổ, mà mới đây các chuyên gia cho rằng ô
nhiễm và mưa axit cũng đang đe dọa đến hệ thống hang động ngầm lớn nhất
thế giới ở dưới nước Sac Actun.
Theo các nhà nghiên cứu, mưa axit có thể ăn mòn làm hỏng các bộ xương hàng nghìn năm tuổi trong hang động.
Hang động "khổng lồ" này mới được lập bản đồ và được coi là địa điểm khảo cổ dưới nước quan trọng nhất trên thế giới.
Một
số cổ vật được tìm thấy ở đây có niên đại lên tới hơn 12.000 năm và
nhiều dấu vết đậm nét kỳ bí của người Maya cổ đại khiến giới khoa học
kinh ngạc.
Bài viết tham khảo các nguồn: Dailymail, Mirror
theo Helino
Bí ẩn "súng máy" bắn tên tự động: Vũ khí quân sự đáng sợ thời cổ đại
Nguyễn Hằng |
Được ví như “súng máy” thời cổ đại, cỗ máy Polybolos có khả năng bắn tên tự động khiến quân địch khiếp sợ khi giao chiến.
Polybolos là một loại vũ khí
được sử dụng trong thế giới cổ đại. Đây được coi là phiên bản tự động
hóa của Ballista, cỗ máy bắn tên được sử dụng rất phổ biến trong đế chế
Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Khác với Ballista phải nạp các mũi tên nặng sau một vài lần bắn, Polybolos ưu việt hơn vì có hộp nạp tên và hệ thống bánh xích giúp người sử dụng có thể bắn liên tiếp mà không cần nạp lại. Đó có thể là lý do khiến người ta cho rằng Polybolos được ví như "súng máy" thời cổ đại.
Khác với Ballista phải nạp các mũi tên nặng sau một vài lần bắn, Polybolos ưu việt hơn vì có hộp nạp tên và hệ thống bánh xích giúp người sử dụng có thể bắn liên tiếp mà không cần nạp lại. Đó có thể là lý do khiến người ta cho rằng Polybolos được ví như "súng máy" thời cổ đại.
Cả
Ballista và những phiên bản cải tiến như Polybolos đều khiến những cư
dân cổ đại nhanh chóng nhận ra sức mạnh to lớn và uy lực khủng khiếp của
chúng trên các chiến trường.
Cải tiến từ máy bắn đá: "Súng máy" uy lực thời cổ đại
Ngoài
Polybolos, Ballista còn có một phiên bản chuyên được sử dụng cho nhiệm
vụ công thành, nhưng vật liệu là đạn đá chứ không phải những mũi tên.
Những cỗ máy bắn đá này thường có kích cỡ rất lớn.
Polybolos được coi là một trong những phát minh tuyệt vời về vũ khí quân sự thời cổ đại. Ảnh: Flickr
Theo
các tài liệu nghiên cứu, máy bắn đá có thể đã được sử dụng từ thế kỷ
thứ 9 TCN và dần trở nên nổi tiếng khắp khu vực Địa Trung Hải vào thế
kỷ thứ 4 TCN.
Máy bắn đá là vũ
khí tầm xa có uy lực rất lớn. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, những cỗ máy
bắn đá đầu tiên dùng tính đàn hồi của cần và nguyên lý đòn bẩy để bắn
đá.
Chúng được cải tiến mạnh mẽ và
được sử dụng trong những cuộc chiến trên sa trường của vua Phillip II xứ
Macedonia và con trai ông là Alexander Đại đế.
Trên
thực tế, có hai loại máy bắn đá chính. Loại thứ nhất sử dụng lực của
dây lò xo xoắn để đẩy đá lên, còn loại thứ hai thì dùng lực đòn bẩy được
tạo ra từ vật nặng ở đầu bên kia của cần nên có thể bắn đá xa và chính
xác hơn.
Polybolos
được coi là vũ khí được cải tiến dựa trên công nghệ của máy bắn đá đã
tồn tại trước đó. Cỗ máy "đáng sợ" này được Dionysius, một kỹ sư người
Hy Lạp đang làm việc ở xưởng công binh Rhodes, phát minh vào khoảng thế
kỷ thứ 3 TCN.
Trong khoảng thời
gian đó, người ở vùng Rhodes có mối quan tâm đặc biệt về pháo binh và đã
theo dõi sát sao những cải tiến mới nhất liên quan tới chúng.
Cấu tạo của Polybolos được cho là cải tiến và vượt trội hơn nhiều so với Ballista vì có khả năng tự động hóa.
Không
giống như máy bắn đá, "súng máy" Polybolos có thể bắn được nhiều tên
trước khi cần được nạp lại. Nhờ hệ thống bánh xích hoạt động như những
bánh răng ngược và hộp nạp tên được liên kết, giúp người lính có thể
điều khiển cỗ máy bắn tự động mà không cần nạp nhiều lần.
Hơn
nữa, những mũi tên trong hộp tên được luân chuyển trên một khay xoay
trước khi được bắn ra, do đó, tốc độ bắn của cỗ máy Polybolos cao hơn
nhiều so với các loại pháo binh lúc bấy giờ.
Khác
với Ballista có sức xuyên thấu mạnh hơn so với máy bắn đá, có thể sử
dụng để công phá thành cổ, hay những bức tường kiên cố, Polybolos được
sử dụng chủ yếu nhằm mục đích tấn công, tiêu diệt sinh lực địch thuộc
mục tiêu nhắm đến.
Một trong những lý do chủ yếu là nhờ "súng máy" thời cổ đại này có thể khóa và tiêu diệt vào một mục tiêu có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, quá chính xác cũng có thể là một nhược điểm của vũ khí này.
Một
nhà văn thời cổ đại đã từng phàn nàn rằng cỗ máy Polybolos quá chính
xác và thiếu sự phân tán trong mô hình bắn. Do vậy, sử dụng chúng để
tiêu diệt một đội quân lớn là việc gần như "quá sức".
Dẫu vậy, bên cạnh những cỗ máy công thành khét tiếng, Polybolos vẫn là vũ khí quân sự đáng sợ trên chiến trường thời cổ đại.
Tham khảo ảnh/nguồn: Ancientorigins, Kotsanas
theo Helino
4 vũ khí "dị" nhất TQ: Cái cuối cùng là khắc tinh của samurai Nhật Bản
Trần Quỳnh |
Những thứ vũ khí kỳ lạ mới được nhắc tên lần đầu này sẽ khiến hậu thế không khỏi ngạc nhiên trước uy lực của chúng.
Trong số muôn vàn binh khí
Trung Hoa, có những thứ hậu thế đã quen mặt, thuộc tên, nhưng cũng có
những loại mà chúng ta mới chỉ nghe đến lần đầu, nhưng lại sở hữu uy lực
từng làm giới võ đạo khiếp sợ.
Bốn loại binh khí kỳ lạ được ghi nhận trong lịch sử võ thuật Trung Quốc dưới đây cũng nằm trong số đó.
1. Long Đầu Đại Trát Đao
Long Đầu Đại Trát Đao có đầu rồng, đuôi cá cùng phần lưỡi mỏng sắc và phần cán cầm tương đối dài. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đây
là thứ vũ khí đặc biệt của Khí Công Trường Quyền Môn. Tương truyền
rằng, người sáng tạo Long Đầu Đại Trát Đao đã lấy ý tưởng từ chiếc máy
chém Long Đầu Trảm trong giai thoại về Bao Thanh Thiên.
Sở
dĩ trong tên gọi của loại đao này có hai chữ "Long Đầu" là bởi nó có
hình đầu rồng, chuyên thiết kế chuyên cho người luyện võ sử dụng.
Đại Trát Đao toàn thân dài 80-100 cm, tay cầm dài khoảng 130 cm, phạm vi đả thương tương đối rộng.
Tổng
thể cả cây đao nhìn giống như "giao long xuất hải", thể hiện rõ sự uy
nghi của rồng thần. Phần cuối đao có hình đuôi cá, chính giữa đuôi là
hình một đồng tiền cổ.
2. Bút Phán Quan
Bút Phán Quan là thứ vũ khí linh hoạt và có khả năng tạo yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến. (Ảnh: Nguồn Internet).
Bút
Phán Quan còn được biết tới với tên gọi khác là Bút Trạng Nguyên. Thứ
vũ khí này thường xuyên góp mặt trong các bộ phim võ hiệp.
Phán Quan Bút có hình dạng như Nga Mi Thích, trên thân có vòng, khi đeo vào ngón tay có thể xoay tròn.
Năm
xưa, một trong "thất hiệp Võ Đang" là đại hiệp Trương Thúy Sơn cũng
từng sử dụng một cây Bút Phán Quan làm bằng thép. Uy lực của thứ vũ khí
ấy chấn động giang hồ, khiến nhiều kẻ vừa nghe tới tên đã sợ mất mật.
Trong
"Đại Đường du hiệp truyện", tác giả Lương Vũ Sinh có viết, một trong
tam đại cao thủ đại nội thời Đường là Vũ Văn Thông cũng sử dụng cây Phán
Quan Bút dài bảy tấc làm vũ khí.
Bút
Phán Quan thoạt nhìn có vẻ ngắn, nhưng thực tế thứ vũ khí này lại có
thiết kế một cơ quan bí mật, chỉ cần ấn chốt là có thể biến thành dạng
dài, khiến cho kẻ thù không kịp trở tay.
3. Kê Đao Liêm
Chiếc Kê Đao Liêm hiện đại đã có phần được biến tấu so với Kê Đao Liêm trước kia. (Ảnh: Nguồn Internet).
Thứ
vũ khí này có nguồn gốc từ Tâm Ý Môn, chủ yếu phổ biến ở vùng Sơn Tây
(Trung Quốc). Tương truyền rằng Kê Đao Liêm được sáng lập bởi tổ sư của
Tâm Ý Môn quyền – Cơ Long Phong.
Kê
Đao Liêm có chiều dài trên dưới 80cm, bao gồm thân liêm, miệng gà, mài
gà, lưỡi liêm, sống liêm, chuôi liêm, cán liêm và đốc liêm.
Ưu điểm nổi bật của loại vũ khí này là sự nhẹ nhàng, linh hoạt, vừa công vừa thủ, đánh cận chiến rất tốt.
4. Bút Giá Xoa
Bút Giá Xoa hay còn gọi là Thiết Chỉ, lưu truyền sớm nhất ở vùng Phúc Kiến, về sau du nhập sang Nhật Bản.
Để
tiện mang theo bên mình làm vũ khí ra trận, người Nhật đã cách tân Bút
Giá Xoa bằng cách bẻ đi một xiên và đổi tên thành "Thập Thủ".
Trên
các chiến trường xứ Phù Tang, Bút Giá Xoa được biết tới như "khắc tinh
sinh mạng" của các võ sĩ đạo nhờ khả năng khắc chế kiếm Katana một cách
hoàn hảo.
Những thanh kiếm Kanata khét tiếng của võ đạo Nhật Bản cũng phải "khiếp sợ" khi đối đầu với Bút Giá Xoa. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đặc điểm nổi bật của Bút Giá Xoa là ngắn gọn, có thể cầm ngược, lại có khả năng giấu đi như ám khí, vừa công, vừa thủ.
Chưa dừng lại ở đó, độ dài và chiều rộng của thứ vũ khí ấy có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Thông
thường, chúng thường sở hữu chiều dài hơn 3cm so với cẳng tay người sử
dụng, xiên phụ dài 10cm, xiên chính chia thành hình tròn, hình lăng
giác, lục giác và bát giác.
Bút Giá
Xoa thường được chế tạo từ các vật liệu kim loại như thép mỏng, đồng…
Khi sử dụng, người dùng có thể cầm ngược và cầm xuôi, cũng có thể dùng
đơn hoặc cả đôi tùy thích.
Các động
tác võ thuật để sử dụng Bút Giá Xoa ít nhất có 18 bước, nhiều nhất lên
tới 108 bước. Phương pháp tấn công chủ yếu cũng hết sức đa dạng, bao gồm
chém, cắt, đâm, đỡ…
*Tổng hợp nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ
Hé lộ "vũ khí bí ẩn" giúp đại quân hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn đánh đâu thắng đó
Nguyễn Hằng |
Nhờ vũ khí bí mật ít người ngờ tới mà đội quân Mông Cổ hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn “càn quét” qua phần lớn châu Á, tràn sang cả châu Âu cách đây khoảng 800 năm.
Khoảng 800 năm trước, đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn đã trở thành nỗi ám ảnh đối với hàng triệu người dân châu Á và châu Âu.
Người
Mông cổ đã biết nhìn nhận và nắm bắt cơ hội. Đặc biệt, trong bối cảnh
ấy lại có sự xuất hiện và nổi lên của một thủ lĩnh xuất chúng, người góp
phần gia tăng sự đoàn kết cho họ.
Đội
quân bách chiến bách thắng của Khả hãn Mông Cổ này không những tinh
nhuệ, hung hãn, hiếu chiến mà còn nổi tiếng là tàn bạo, đến nỗi: "Cỏ không mọc được dưới vó ngựa Mông Cổ".
Trong nhiều năm qua, bí mật về đội quân Mông Cổ và nhà quân sự Thành Cát Tư Hãn vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học, sử gia trên thế giới.
Vũ khí bí ẩn của đội quân thiện chiến
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện khoa học quốc gia Mỹ
vào tháng 3/2014, đưa ra kết luận rằng sự phát triển lớn mạnh của đế
chế Mông Cổ "hung bạo" dưới thời cai trị của Thành Cát Tư Hãn có thể là
nhờ vào yếu tố khí hậu, thời tiết.
Theo
đó, Neil Pederson và Amy Hessl, hai chuyên gia nghiên cứu thực vật học
tại ĐH Virginia (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu đặc biệt này dựa vào vòng
tăng trưởng (vòng tuổi) trên các cây thông Siberia ở miền trung của Mông
Cổ.
Ban
đầu, các chuyên gia chỉ tiến hành nghiên cứu về dấu tích của các vụ
cháy rừng ở khu vực này. Tuy nhiên, không ngờ qua việc quan sát vòng
tăng trưởng trên các thân cây mà họ đã tìm thấy bí mật liên quan tới sự
phát triển hùng mạnh của đế quốc Mông Cổ nổi tiếng trong lịch sử.
Bằng
cách lấy mẫu vật trên các vòng tăng trưởng của những cây thông Siberia
trên dãy núi Khangai ở miền Trung Mông Cổ, nhóm nghiên cứu đã tái tạo
được mô hình thời tiết từ năm 900 đến nay, tức là khoảng 1.100 năm.
Bằng
cách quan sát và phân tích các mẫu vật trên vòng tăng trưởng của một số
cây ở Mông Cổ, các nhà nghiên cứu đã nhận ra mối liên hệ giữa khí hậu
và đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Ảnh: Kenvin Krajick/Earth Institute,
Columbia University
Trước
đó, quan điểm truyền thống cho rằng sở dĩ người Mông Cổ di chuyển và
không ngừng mở rộng lãnh thổ là vì họ mong muốn thoát khỏi điều kiện
sống khắc nghiệt ở quê nhà. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này lại
cho thấy điều ngược lại.
Cụ thể, từ
những phân tích, các chuyên gia nhận thấy thời điểm phát triển hùng mạnh
của Mông Cổ dưới thời trị vì của Thành Cát Tư Hãn trùng khớp với giai
đoạn khí hậu ôn hòa, kéo dài tới hơn 1.000 năm.
"Mưa
thuận, gió hòa" với độ ẩm cao, nhiệt độ ấm áp trong khoảng thời gian từ
giữa năm 1211 – 1225 có thể đã giúp cho các hoạt động sản xuất đồng cỏ
phát triển mạnh, gia tăng nguồn năng lượng, tài nguyên dồi dào, góp phần
thúc đẩy thuận lợi cho các cuộc chinh phạt khét tiếng của đội quân Mông
Cổ.
Dưới
sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn, đội quân Mông Cổ đã thực hiện nhiều
cuộc chinh phạt, không ngừng mở rộng lãnh thổ từ Á sang Âu. Ảnh minh họa
Theo nhà nghiên cứu Amy Hessel tại ĐH West Virginia, cho biết: "Trong khoảng thời gian 15 năm liên tiếp, độ ẩm ở khu vực này đều cao hơn bình thường.
Đặc
điểm khí hậu thời tiết này lại diễn ra đúng vào thời kỳ quan trọng
trong lịch sử của Mông Cổ. Độ ẩm bất thường sẽ tạo ra năng suất cây
trông bất thường".
Và điều
này thực sự rất quan trọng đối với một đế chế sống dựa nhiều vào chăn
nuôi trên đồng cỏ. Người ta cho rằng mỗi chiến binh của Thành Cát Tư Hãn
có ít nhất 5 con ngựa, và việc năng suất cây trồng tăng lên sẽ giúp ích
rất nhiều cho đội quân chinh phục Á-Âu trên lưng ngựa.
Nhiều cỏ, nhiều ngựa, giàu quyền lực
Điều
kiện thời tiết khí hậu tốt "bất thường" tồn tại trong một thời gian
dài, đồng nghĩa với việc gia tăng lượng cỏ và điều này góp phần giúp
phát triển số lượng lớn về gia súc và ngựa chiến. Đây vốn là nền tảng
quyền lực của đội quân mà Thành Cát Tư Hãn đứng đầu.
Khí
hậu cũng cho thấy một sự tương phản rõ rệt đối với việc phát triển và
duy trì sự hùng mạnh của một đế chế trên thảo nguyên. Trong thập niên từ
năm 1180-1190, hạn hán kéo dài và nghiêm trọng đã gây nên sự bất ổn và
phân chia đối với các bộ lạc ở Mông Cổ.
Mông
Cổ thường có khí hậu lạnh và khô, có ít nước cung cấp cho cỏ trên các
thảo nguyên. Ảnh: Kenvin Krajick/Earth Institute, Columbia University
Đó
chính là một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử thế giới,
Thành Cát Tư Hãn, nhà quân sự có tầm nhìn lỗi lạc, mang lại sự thống
nhất cho các bộ lạc Mông Cổ, thực hiện hàng loạt các cuộc chinh phạt với
quy mô lớn.
Có vẻ như thời tiết khí hậu là một vũ khí bí mật, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mạnh mẽ của đế chế này.
Chuyên
gia Amy Hessl nhận định, sự chuyển đổi từ hạn hán khắc nghiệt đến độ ẩm
cực kỳ cao cho thấy khí hậu đóng vai trò trong các sự kiện của con
người.
Dù khí hậu không phải là yếu
tố duy nhất, nhưng nó chắc chắn tạo ra những điều kiện lý tưởng giúp vị
thủ lĩnh tài ba thoát ra khỏi thời kỳ hỗn loạn, phát triển quân đội, tập
trung quyền lực và đưa đế chế của mình lên vị trí đứng đầu.
Thành
Cát Tư Hãn là nhà quân sự tài ba. Ông đã chinh phạt được nhiều vùng
đất, lãnh thổ trên thế giới mà hiếm có vị thủ lĩnh nào làm được. Ảnh
minh họa
Khí hậu thuận
lợi đóng vai trò quan trọng, nhưng bí quyết chính trị, biết cách sử dụng
sức mạnh công nghệ, chiến thuật quân sự của Thành Cát Tư Hãn cũng nắm
giữ phần không nhỏ gia tăng sức ảnh hưởng và sự bành trướng về lãnh thổ
của đế chế Mông Cổ.
Quan sát bức
ảnh bên dưới có thể thấy, màu đỏ cho thấy sự phát triển của đế chế Mông
Cổ. Đến cuối những năm 1200, đế chế của Thành Cát Tư Hãn chia thành bốn
"tiểu bang" (cho những người con được công nhận của Khả hãn), thể hiện
trong ảnh bằng màu vàng, xanh nhạt, xanh đậm và tím.
Mông
Cổ không phải là đế chế duy nhất bị ảnh hưởng bởi tác động của khí hậu.
Trước đó, các nhà khoa học cũng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa
khí hậu với sự suy vong của các đế chế như Đế quốc Angkor ở Campuchia
cách đây gần 600 năm.
Tuy
nghiên, đây là một trong số ít những nghiên cứu khám phá sâu vào góc độ
tích cực của khí hậu, có vai trò thúc đẩy sự phát triển thuận lợi của
một đế chế.
Ngay cả những thời kỳ
biến động của lịch sử, các nền văn minh lớn, những đế quốc hùng mạnh vẫn
có thể được "hưởng lợi" hay chịu tổn thương trước biến động của khí
hậu.
Và đội quân của Thành Cát Tư Hãn cũng không nằm ngoại lệ, họ may mắn sở hữu và biết tận dụng "vũ khí bí mật" ít ai ngờ tới.
Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) là người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.
Vị
Khả hãn Mông Cổ này được coi là một trong những nhà lãnh đạo, nhà quân
sự lỗi lạc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử thế giới.
Ông
luôn được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất. Lãnh thổ Mông
Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn trị vì trải rộng từ Á sang Âu, bao gồm
nhiều khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Hungary, Đông Âu,...
Tham khảo nguồn: NatGeo, BI
theo Helino
Nhận xét
Đăng nhận xét