Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

TIẾNG THƠ 28

(ĐC sưu tầm trên NET)


                                                  Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam

---------------------------------------------------------------------- 

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ THƠ

Đinh Kỳ Thanh sưu tầm
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010 1:30 PM

    Ngày Hội Thơ Việt Nam đã trôi qua êm đẹp song dư âm của nó vẫn còn đâu đó với những ấn tượng khác nhau không thể làm đẹp lòng tất cả mọi người. Nhân dịp này tôi xin mạo muội nhắc lại một số định nghĩa về Thơ của một số học giả cũng như của các thi hào nổi tiếng trên thế giới mà tôi sưu tầm được lâu nay.
   Đầu tiên là ý kiến của Alfred De Vigny ( 1797-1863) nhận định về Thơ :
      “ Thơ là sự Đẹp tuyệt trần của sự vật, và sự chiêm ngưỡng vẻ Đẹp ấy trong lý tưởng”   Còn đây là nhận định của Ste’phane Mallarme’ (1842-1898): 
   “Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa huyền bí của cuộc sống, bằng tiếng nói của con người được thu về với nhịp điệu thuần túy nhất
   Riêng Aime’ Ce’saire (1913-     ), một nhà văn Pháp, thì viết :
   “Nhà Thơ là một kẻ rất già nua và rất mới mẻ, rất phức tạp và rất giản dị, ở quãng giữa của đường biên từng qua lại, giữa Thực và Mộng, Sáng và Tối, Ẩn và Hiện; trong cơn đảo lộn bất thần của nội tâm, y tìm kiếm và nhận được một thứ ám hiệu, tiếng mật ước để hiểu ngầm mà giao ứng, và đi tới mãnh liệt”.
 Định nghĩa về một nhà thơ hiện đại, Max Jacob (1876-1944) cho là:
   “Cả một thế giới trong một con người, đó là nhà thơ hiện đại” Saint John Perse (1887-    ) , một nhà thơ nổi tiếng trong trào lưu thơ hiện sinh của nước Pháp thế kỷ XX thì lại nói về Thơ thật kỹ càng, tỉ mỉ như sau :
  “  Đúng với nhiệm vụ, tức là sự tìm tòi để hiểu thấu bí mật của con người, Thơ hiện đại dấn thân vào một công cuộc cần theo đuổi vì liên quan tới sự hòa đồng toàn diện của con người. Thơ không hề có tính cách tiên tri thần bí gì hết. Cũng không chỉ là một vẻ đẹp thuần túy. Thơ không phải là nghệ thuật của kẻ ướp thơm xác chết, hay của người chuyên môn trang trí vẽ vời. Thơ không tự nuôi loài trai để tạo hạt ngọc châu nhân tạo, không buôn bán những điều giả trá và những biểu tượng tượng trưng, và không một nhạc hội hòa tấu nào có thể làm cho nó thỏa mãn. Trên các nẻo đường, Thơ liên minh với cái Đẹp – một sự liên minh tối ư cao cả - nhưng nó không coi cái Đẹp là mục đích cuối cùng hoặc là chất nuôi sống độc nhất. Thơ từ chối không chịu tách rời Nghệ thuật và cuộc Đời, tình yêu và tri thức, nó là hành động, là cuồng nhiệt, là mãnh lực và cách tân không ngừng để đẩy lùi các giới hạn. Đối với Thơ, tình yêu là chốn nương náu, sự bất khuất là luật lệ, và chỗ của nó là ở khắp nơi trong cõi vị lai tiên đoán. Thơ không bao giờ chịu vắng mặt và chịu giữ thái độ tiêu cực. Tuy nhiên nó không mong đợi chút lợi lộc nào ở thời đại. Ràng buộc vào số phận riêng nhưng thoát ly khỏi mọi lý thuyết, Thơ tự khẳng định mình có giá trị đồng đẳng với cuộc đời.  Và cùng một vòng tay ôm ấp, như cùng trong một khúc hòa tấu bay lên, nó bao gồm vào hiện tại cả quá khứ lẫn tương lai, tính nhân loại và siêu nhân cách, tất thảy không gian của các hành tinh, và không gian của vạn vật”…   Apollinaire (1880-1918), một đại thi hào và cũng là một nhà lý luận về Thơ ca nổi tiếng ở nước Pháp trong đầu thế kỷ XX cũng đã từng nhận định:
  “ Các thi nhân bao giờ cũng tiêu biểu cho một hoàn cảnh, một dân tộc. Nghệ thuật chỉ mất hết tính cách quốc gia chừng nào toàn thể nhân loại cùng sống trong một bầu khí hậu, cùng ở trong những ngôi nhà xây theo một kiểu, nói năng cùng một thứ tiếng và cùng giọng , nghĩa là không bao giờ cả. Những sự dị biệt về chủng tộc và quốc gia sinh ra nhiều thứ ngôn ngữ văn chương; và chính tình trạng bất đồng đó cần được bảo tồn.
   Một ngôn ngữ nào bộc lộ tâm trạng chung cho toàn nhân loại, sẽ chỉ đem lại những tác phẩm không có giá trị rõ rệt, không có giọng điệu riêng, không có cốt cách, chỉ đáng coi như thứ xảo ngôn nghe quá nhàm tai ở chốn nghị trường quốc tế!”
  Cuối cùng xin trích lời của đại văn hào Victor Hugo (1086-1885), tác giả bộ tiểu thuyết bất hủ “Những người khốn khổ” và tiểu thuyết “thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà Paris” đã từng phán xét :
   “ Phàm nhà thơ nào xứng với tên gọi, không kể những ý tưởng nảy ra nhờ tư chất cá nhân của mình, và vì sự thật muôn thuở, phải chứa đựng được tất cả các ý tưởng của thời đại mình sống”.
 
   Và đây Blaise Cendrars (1887-1961), một nhà văn Thụy Điển chuyên viết các tác phẩm bằng tiếng Pháp trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX cũng đã viết : “ Nhà thơ là lương tri của thời đại mình” Ý kiến của Jean Cocteau.
    Nous ne pre’tendons pas analyser une puissance occulte (l’inspiration) qui impre`gne l’univers et ne se manifeste pas seulement  par l’entremise des artists. Cette puissance peut nous toucher aux larmes dans les phe’nome`nes ou l’art n’entre pas en ligne de compte. Par exemple, un certain feu d’artifice quelques jours avant la guerre, un goe’land blesse’ qui tombe du ciel, la premie`re fois que j’ai regarde’ la lune avec un te’le’scope, le sinistre du Titanic lu dans un journal, un voleur que la foule essaye de prendre rue de la Bourse… Je cite la` au hasard du souvenir, quelques circontances ou` le fluide poe’tique s’accumulait comme un orage et me remplissait de malaise , de pressentiment , de poesie.
   Nommons donc pour simplifier les choses ce fluide : poesie, et art, l’exercice plus ou moins heureux par quoi on le domine. Voila` le rôle de notre artiste. Mais “si le ciel en naissant ne l’a pas fait poe`te” comme dit l’excellent Boileau, il aura beau poser les fils ne’cessaires, la lampe ne s’allumera pas.
    Tạm dịch ra Việt ngữ là :
  Tôi không dám tự thị phân tích sức mạnh huyền bí kia (thi hứng) nó thấm nhuần vũ trụ và hiện ra ở nhiều trường hợp chứ không chỉ mượn tâm hồn nghệ sĩ. Sức mạnh đó có thể làm ta xúc động đến rơi lệ, trong những hiện tượng không liên quan gì tới nghệ thuật . Ví như , một  vài tai sáng pga1o hoa đốt vài ngày trước lúc xảy ra chiến tranh, một con hải âu bị thương từ trên trời rơi xuống, mặt trăng mà lần đầu tôi được ngắm qua ống kính viễn vọng của đài thiên văn, tin đắm tàu Titanic đọc được trên báo, một kẻ cắp bị quần chúng tóm cổ trên đường La Bourse …. tôi nhớ gì thì cứ thử kể ra vài trường hợp như trên. Khi luồng điện của thi ca tụ lại như khí áp trời giông, khiến tôi rất bực bội, phaa61p phỏng như có sự lạ gì sắp xảy tới, và thấy hồn thơ chan chứa.
  Nói cho dễ hiểu, luồng điện kia chính là Thơ, và nghệ thuật là cách luyện rèn với ít nhiều hiệu quả để làm chủ được luồng điện nọ. Đó là công việc của nghệ sĩ. Nhưng nếu Trời không phú cho tài làm Thơ, như lời Boileau, một nhà thơ rất đáng yêu, đã nói, thì dẫu đã gắn đủ những sợi dây dẫn, ngọn đèn cũng không bật sáng…
      Và đây là ý kiến của Goethe, đại thi hào nước Đức :
   Les lois de la poe’sie et de la peinture peuvent juisqu’a` un certain point être transmises, mais pour devenir un bon poe`te et un bon peintre, il faut avoir du ge’nie, ce qu’on ne saurait communiquer.
  Tạm dịch là : 
  Những quy luật của Thơ và hội họa có thể truyền thụ tới một mức nào đó, nhưng muốn trở thành một nhà thơ hay, một họa sĩ giỏi, phải có thiên tài, một sự không thể truyền thụ được !     Còn đây là ý kiến của Henri Michaux :
  La Poe’sie est un cadeau de la nature, un gra^ce, pas un travail. La seule ambition de fair un poe`me sufflit a` le tuer.
   Dịch nghĩa :
     Thơ là một tặng vật của Tạo hóa, một ơn trời, không phải là một việc làm khó nhọc mà thành. Chỉ nuôi tham vọng làm được một bài thơ, cũng đủ giết chết thơ.
    Xin trân trọng nhờ bạn Trần Nhương giới thiệu những ý kiến trên cùng bạn đọc yêu thơ và cả các nhà thơ.
     TP. Hồ Chí Minh ngày 01/3/2010.             ĐINH KỲ THANH

----------------------------------------------------------------------

 
NGÂM THƠ 2016 - Thơ Xuân Diệu | Ngâm Thơ Hay Nhất 2016

Xuân Diệu: Tương tác Thơ và Đời

Thanh Thảo | Thứ Năm, 28/04/2016 21:16 GM 
Xuân Diệu có thể viết những bài thơ lộng lẫy, ngân vang như "Nguyệt Cầm", lại có thể viết những bài thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông là một trong những nhà thơ Việt có ý thức làm thơ "như nói" từ khá sớm.
1-thơ như nói
Nhiều lần tôi với Ngô Thế Oanh và Trung Trung Đỉnh lên nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ Văn Cao, Xuân Diệu, lần nào chúng tôi cũng nói với nhau: chẳng biết ai là tác giả bức phù điêu chân dung Xuân Diệu tạc trên bia mộ Ông, trông giống Xuân Diệu vô cùng nhưng...buồn quá. Liệu khi còn sống Xuân Diệu có buồn đến thế không ? Nhìn bức phù điêu cứ như Ông đang khóc. "Giữa xã hội của đồng tiền lụ khụ/Đến nỗi thanh niên cũng thành ra cũ/Người ta thay tình ái tựa sơ mi/Như sạch trong không còn giá trị gì"(Aragon và Elsa), những câu thơ ấy Xuân Diệu viết từ năm 1962 cho xã hội phương Tây, bây giờ đọc lại như thấy Ông đang viết về xã hội mình. Có những câu thơ không cũ, và cùng với những khúc quanh của thời gian, nó như được làm mới lại. Dường như Xuân Diệu cũng có những bài thơ dễ dãi, nhất là trong những năm 60, 70, nhưng ta thử đọc một đoạn thơ đơn sơ này xem, viết vào năm 1962: "Một buổi chiều trong bếp nấu cơm/Má đang lặt rau, lửa nhè nhẹ cháy/Một buổi chiều trong vườn sạch lá/Đất còn mang dấu chổi quét ban mai"(Một buổi chiều) Những câu thơ thơm mùi đất, mùi bếp lửa, mùi của yêu thương có thể không bao giờ còn trở lại. Đơn sơ, giản dị khác với dễ dãi là vậy! Xuân Diệu có tập thơ mang tựa đề "Gửi hương cho gió", thì những câu thơ như vừa trích chính là mùi hương của thơ Ông "hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya", nó nhẹ nhàng mà khiến ta day dứt, nó đọng lại đâu đó trong ta khi gió đã ngừng và những ồn ào đã bặt.

Xuân Diệu có thể viết những bài thơ lộng lẫy, ngân vang như "Nguyệt Cầm", lại có thể viết những bài thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông là một trong những nhà thơ Việt có ý thức làm thơ "như nói" từ khá sớm: "Theo ý má, con là hơn tất cả/ Ánh mặt trời, má cũng gửi vào con/ Bánh con cho, má để dành lại đã/ Con ăn cùng, má mới thấy quà ngon/" (Thơ tặng má). Những ngắt nhịp của đoạn thơ khiến người đọc cảm thấy như tác giả đang một mình trò chuyện với mẹ mình, trong im lặng. Còn đây là một ngắt nhịp khác, như tiếng kêu thốt hồn nhiên của những đứa trẻ, trong bài "Cho chú xin một quả si"- "Mấy cháu trai cầm những nhành lá mượt tươi/Điểm những trái nhỏ, vàng, tròn, chín, mập /Một cháu hãy còn ngửa đầu tiếp tục/Nhón gót lên với bẻ những cành la...". Đó cũng là sự kín đáo của kỹ thuật "thơ vắt dòng" mà bây giờ một số người đang khuếch trương tới mức nống lên, làm toang hoác ra. Xuân Diệu, ngay từ thời Thơ Mới, đã có ý thức du nhập "kỹ thuật" thơ Phương Tây, đến nỗi nhiều người kêu Ông làm thơ "Tây quá". Thực ra, nếu chỉ đơn thuần dùng kỹ thuật thơ Phương Tây, dù là kỹ thuật tân kỳ, Xuân Diệu cũng không thể chinh phục được người đọc như Ông đã chinh phục. Chính hồn Việt, hồn Phương Đông, ngất ngây trong đạm bạc, giàu có trong tiết giản đã khiến thơ Xuân Diệu được người Việt yêu thích. Và sự chân thành đến tận cùng, đến không sợ những câu chữ có thể bị coi là ngây ngô, đã khiến thơ Xuân Diệu đặc biệt gần gũi với đời thường.  


2-Đi trên dây
Dĩ nhiên, đi như cách Xuân Diệu đã đi trong thơ "đời thường" là đi trên dây, quá một chút sẽ hóa văn xuôi, còn non một chút thì đó là thơ có vần chưa tới. Xuân Diệu, trong rất nhiều bài thơ của mình, đã giữ được sự thăng bằng động ấy, như một nghệ sĩ đích thực. Vâng, một nghệ sĩ đích thực là người thường phải "đi trên dây" trong những tác phẩm của mình. Sự chênh vênh, bập bênh của ngôn ngữ được thể hiện trong tác phẩm lại cũng là một thước đo để người ta đánh giá tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ. Từng là người làm thơ với "ngôn từ đẹp", Xuân Diệu đã tìm đến cái đẹp ẩn khuất của những từ ngữ bình thường, những ngôn từ sù sì và "không đẹp" nếu ta dùng thước cũ để đo. Bài thơ "Đêm ở Thái Bình" đã khiến không ít người phải ngạc nhiên: "Những cây xoan Thái Bình nói gì trên ngọn?/ Gió thổi qua biển về thổi qua đồng/ Và thổi trên trời: ba mênh mông/ Lại cả rằm trăng mây giăng nhẹ khuất/ Sẫm thấp chuối chen những tàu rộng mát/ Mấy thân cau, vài dăm bụi tre cao/ Vạn tiếng côn trùng trong đất xôn xao/ Một mặt ao cây vối nghiêng sát nước/ Thỉnh thoảng ếch kêu trội hơn tiếng khác/ Nhất là chó sủa văng vẳng hay hay/". Thế cũng là thơ ư ? "Nhất là chó sủa văng vẳng hay hay" là một câu thơ ư ? Hồi ấy người ta hỏi nhau vậy. Bây giờ, khi thơ đã tự giải phóng cho mình bao ràng buộc, đọc lại đoạn thơ này, tôi càng cảm phục Xuân Diệu: Ông đã đi một bước trước. Quả thật, đó là những câu thơ tuyệt hay. Và hiện đại. Là người có kiến văn rất rộng, và rất nhạy cảm, Xuân Diệu đã cùng lúc cho thơ mình chạy trên hai đường băng ấy. Không phải ai cũng phối hợp được sức đọc và sức cảm để có những tác phẩm đầy cá tính.
Xuân Diệu là người suốt đời khao khát, suốt đời thiếu hụt. Tôi đã không ít lần được ngắm nhìn Xuân Diệu...ăn. Ông ăn ngon lành và mê say như thể không còn được ăn một lần nữa. Bây giờ thì tôi hiểu: Ông "đói" đời sống, cái đời sống cụ thể, tươi mởn, tràn trề, sinh động kia, Ông "vội vàng" vì bị cái cảm thức "trôi qua" đe dọa. Chính từ cái chênh vênh giữa tồn tại và hư mất ấy, mà Ông làm thơ. Một quả sấu một quả si hay một quả táo với Ông là cả "một khối hồng". Khối hồng ấy chính là đời sống. "Có lẽ mùa xuân líu lưỡi tôi/ Lời dâu tôi nói chửa nên lời/ Dâu vừa mơn mởn, vừa xa thẳm/ Vừa lá long lanh, hom mát tươi/ " (Trên bãi sông Hồng). Bãi dâu ấy với Xuân Diệu cũng chính là đời sống. Ông là một trong những nhà thơ ngợi ca đời sống tuyệt vời nhất không chỉ của thơ ca Việt Nam. 
3-Thèm đời sống
Thèm đời sống là cái thèm đặc trưng trong thơ Xuân Diệu. Có lẽ nên đọc Ông bắt đầu từ đó. "Cay sống mũi như là ăn rau cải" (Lệ). Tôi chưa thấy ai có một so sánh đột ngột như thế, cái cảm giác "cay sống mũi" lúc muốn khóc lâm li hơn cái cảm giác "cay sống mũi" khi ăn rau cải cay hay mù tạt chứ ạ! Thơ Xuân Diệu đã vượt qua sự "lâm li" truyền thống ấy để nói với ta một điều: cảm giác là cảm giác. Và khi là cảm giác về đời sống, của đời sống thì tất cả đều có thể tương đồng. Dường như Apollinaire cũng đã ngợi ca một cách cảm nhận về cảm giác như thế. Trong bài thơ "Xoài thanh ca Bình Định" Xuân Diệu đã đi tới tận cùng cái cảm giác của một đứa trẻ ăn xoài như thế này: "Má gọt thịt cho ăn/ Đến khi lưa cái hột/ Vẫn ôm lấy cạp hoài/ Bởi cứ còn thơm ngọt/ ". Đó không chỉ là "cạp" trái xoài. Đó là "cạp" chính đời sống đấy! Đã lắm, những câu thơ như thế! Sau ngày giải phóng, về quê Gò Bồi thăm chị Bốn, được chị mình cho "Quả trứng gà ấp dở/ Chị nướng lên cho em/ Mùi trứng nướng thơm phức/ Đến già em chẳng quên/", ta lại thêm một lần ngạc nhiên về món ăn dân dã mà độc đáo này: món trứng nướng. Nhưng đây không phải món ăn trong nhà hàng đặc sản, mà là món quà tình quà nghĩa chị Bốn cho nhà thơ ăn sau mấy mươi năm xa cách, nó tích hợp được cái "ngon" của đời sống và cái "thương" cái "tình" của thơ. Đó là sự tương tác giữa thơ và đời thường thấy trong thơ Xuân Diệu. Về Phan Thiết thăm "kinh đô nước mắm", Xuân Diệu lại có bài thơ mà phải là người biết thưởng thức mùi thơm vị ngọt của nước mắm mới đọc ra cái hay của nó: "Tháng ba gió nam non/ Đánh cá ngừ, cá trích/ Tháng sáu gió nam già/ Lắm thiều, ngân, cơm, mực ". Và đây là hình ảnh ngư dân Phan Thiết:  "Người Phan Thiết vạn chài/ Sắc mắt từ khơi đến/ Gió cứng tóc trên đầu/ Tay vặn cùng sóng biển ". Có nhiều lắm những bài thơ Xuân Diệu như thế.  Ngày trước, trong một chủ trương "văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa" đầy tính quan phương và bất trắc, Xuân Diệu lại biết tìm cho thơ mình một lối đi riêng mà quan chức văn nghệ thì khen ông "làm thơ đúng đường lối", còn dân tình đọc thơ thì thấy gần gũi, còn bây giờ, giữa sự cởi mở ta lại nhận ra thơ ấy đích thực là...thơ hay. Bởi cái "cảm giác chủ" khi làm thơ là cảm giác thèm đời sống. Không thèm đời sống thì làm sao ra thơ ? Đến thơ Thiền, thơ thoát tục cũng là thơ thèm đời, chỉ cách thèm là khác thơ trần tục thôi. 

Chuyện về nhà thơ Xuân Diệu
Một công ty ăn uống ở Hà Nội mới làm được một loại bánh bao ngon, hy vọng hơn cả bánh của người Hoa ở phố Hàng Buồm. Chủ nhiệm công ty là người mê văn nghệ, mời hơn chục nhà thơ đến thưởng thức.
 Nhà thơ Xuân Diệu
Ngồi vào bàn, không chờ chủ mời, nhà thơ Xuân Diệu cầm một chiếc bánh bao ăn liền. Còn những người khác thì lịch sự nghe bài diễn văn của chủ nhiệm.

Đọc xong bài diễn văn ông mời các nhà thơ thưởng thức bánh. Nhìn đến cái đĩa trước mặt nhà thơ Xuân Diệu, thấy trống trơn, ông lừ mắt ra hiệu cho cô nhân viên bỏ thêm bánh vào. Nhà thơ Xuân Diệu lại thản nhiên ăn. Vừa ăn, Vĩnh Mai vừa lúi húi viết. Một lúc sau, mọi người chuyền tay nhau một mẩu giấy có bài thơ bốn câu:

Cái bánh bao hời, cái bánh bao
Mùa xuân kỳ diệu, Diệu kỳ sao!
Người ta một chiếc, ông hai chiếc
Thơ nghĩ chưa ra, bánh đã vào!

Xuân Diệu là người đọc bốn câu thơ luân lưu ấy sau cùng, ông gật gù khen hay.
(TapchiVannghePhuTho)





Xuân Diệu - hồn thơ mới gắn với hồn dân tộc
Để hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu, để thêm một lần khẳng định vai trò của nhà thơ đối với văn hóa dân tộc, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Diệu (1916 - 2016), Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, Hội đồng hương Bình Định đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Xuân Diệu với văn hóa dân tộc".

Nhà thơ Xuân Diệu
Nói về sự cống hiến của Xuân Diệu với sự nghiệp văn hóa dân tộc nước nhà, GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc khẳng định: Xuân Diệu là một tài năng đặc biệt của miền đất địa linh nhân kiệt Bình Định. Thơ Xuân Diệu như một biên niên sử về xã hội, văn hóa dân tộc, lịch sử, con người Việt Nam từ thủa còn nô lệ đến ngày độc lập tự do và tiến lên xã hội chủ nghĩa. 15 tập thơ, 5 tập tiểu luận và văn xuôi của Xuân Diệu đã được NXB Văn học tập hợp in thành 6 tập, gồm 6.000 trang sách là một di sản, đóng góp lớn lao cho nền văn hóa dân tộc nước nhà.
Cũng theo GS Hoàng Chương, có gần Xuân Diệu, có được nghe ông nói và có đọc kỹ thơ của ông mới thấy tâm hồn của ông là tâm hồn dân tộc, thi pháp thơ của ông là thi pháp thơ dân gian, dân tộc và luôn gắn kết với văn hóa dân tộc.
Theo nhạc sỹ Mai Tuyết Hoa, nhiều người vẫn chỉ nghĩ rằng Xuân Diệu là nhà thơ tình, nhà thơ mới, nhưng càng đọc, càng nghe nhiều thơ ông, sẽ càng thấy rõ về một thi sỹ toàn diện, một người mang tâm hồn dân tộc, cả cuộc đời gắn kết với văn hóa dân tộc, và đặc biệt ông rất thích âm nhạc dân tộc. Không chỉ giỏi về thơ, ca, nhà thơ Xuân Diệu còn là người rất yêu và am hiểu sâu sắc về những loại hình nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật hát tuồng, hát bài chòi, hát ca trù, xẩm, chầu văn...
Trong công trình tiểu luận về Á Nam Trần Tuấn Khải, Xuân Diệu đã có những nhận xét rất hay về âm nhạc dân tộc. Ông ví xẩm như một câu hát vặt lấy lục bát làm cơ sở, nhưng điệu hát xẩm thì nhanh nhẹn, đon đả, chỉ đệm thêm một số ít tiếng chữ vào câu sáu, tám, còn câu hát vặt thì ngâm nga theo điệu sa mạc…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, là người nặng lòng với văn hóa dân tộc, nhà thơ Xuân Diệu đã có bài phê bình nghiên cứu tuyệt hay về ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ. Bài viết có tên “Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ” viết năm 1963. Trong bài viết này, Xuân Diệu đã kể chuyện “tôi với em tôi chen chúc nghe hô bài chòi ngày Tết ở chợ làng Văn Quang. Làng nhỏ, chợ nhỏ, đồng bào rất hiền lành, anh hô bài chòi cũng hiền”. Rồi ông viết về chuyện đêm nằm đò dọc từ Vạn Gò Bồi xuống Giã (Quy Nhơn) nghe “gió nhẹ hiu hiu phần phật trên buồm” và “sóng nhỏ nghìn đập canh cánh dưới thân thuyền” - đó là chuyện về tục hát giã gạo ở Vạn Gò Bồi với những đợt hát kéo dài suốt mấy tháng liền.
Xuân Diệu viết “ca dao dân ca Nam Trung Bộ, Bình Định đã ru tôi ngủ và đánh thức tôi dậy với những thương mến bao la của quê hương thứ nhất, nơi má đẻ ra mình”. Ông Khoa đánh giá, cho đến nay, bài viết này vẫn là bài viết công phu nhất, toàn diện nhất, sâu sắc và giàu cảm xúc nhất về ca dao dân ca miền Nam Trung Bộ và Bình Định, bởi với Xuân Diệu, đây là “một thứ máu của Tổ quốc”.
Đại tá, nhà thơ Mai Nam Thắng cho rằng, không chỉ là nhà thơ mới, là ông hoàng thơ tình, mà Xuân Diệu còn là nhà thơ nhiệt thành làm thơ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Các tập thơ ông viết trong kháng chiến như “Mẹ con” năm 1953, “Ngôi sao” năm 1954 rồi đến “Riêng chung” năm 1960 đã đánh dấu sự đổi thay trong thơ ông.
Theo nhà thơ Mai Nam Thắng, từ một nhà thơ trữ tình bậc nhất trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu đã nhập thế một cách hăng hái nhiệt tình, trở thành một tác giả thơ ca cách mạng. Theo nhà thơ Mai Nam Thắng, bên cạnh khối lượng thơ đáng kể, Xuân Diệu còn để lại một di sản văn xuôi khá lớn, chủ yếu ở phê bình văn học…
Mơ về một khu tưởng niệm
Theo NSƯT Nguyễn Gia Thiện, Giám đốc nhà hát Tuồng Đào Tấn, công lao, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu là vô cùng to lớn. Ông đã mang ngọn gió rạo rực, đắm say, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương về con người, cuộc đời, đất nước, nhân thế bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị đến thơ ca. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển văn chương dân tộc, là mạch nguồn cảm hứng cho văn học - nghệ thuật, trong đó có cả các hoạt động phổ nhạc, viết kịch…
Tên ông, ngoài việc được đặt cho một số trường học, đường phố, trong đó có con đường biển đẹp nhất TP Quy Nhơn, đặt tên cho nhà văn hóa, cho câu lạc bộ văn học… năm 1995, còn được UBND tỉnh Bình Định ghép cùng tên danh nhân văn hóa Đào Tấn làm thành giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu, một giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý dành cho những người tham gia sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật ở Bình Định. Hơn 20 năm năm tồn tại, giải thưởng đã góp phần khích lệ, động viên và là mục tiêu để các văn nghệ sỹ phấn đấu.
Trong phát biểu của mình, GS Hoàng Chương bày tỏ sự mong muốn của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan văn hóa về việc chung tay xây dựng một khu tưởng niệm Xuân Diệu, để nơi đây trở thành một điểm đến của những người yêu thơ trong và ngoài nước.
Trong khu tưởng niệm này, ngoài những hiện vật sinh động, phong phú và nhiều ý nghĩa về cuộc đời một nhà thơ nổi tiếng, du khách có thể được nghe kể chuyện về cuộc đời của một ông vua thơ tình. Đồng thời nghệ thuật hóa, sân khấu hóa thơ ông để người xem đến đây có thể được đọc thơ, nghe thơ và xem biểu diễn thơ Xuân Diệu qua nhiều loại hình nghệ thuật từ dân gian đến đương đại…
Tương lai, có thể tổ chức cả chuỗi sự kiện, tour du lịch văn hóa ở Bình Định, bắt đầu từ Bảo tàng Quang Trung nối liền đến Đàn tế trời đất trên đỉnh Ấn Sơn, qua tháp Chăm cổ kính, đến quê hương hát bội của Đào Tấn, di tích nước Mặn - chữ quốc ngữ, nhà bảo tàng Xuân Diệu, đồi thi nhân Hàn Mặc Tử… GS Hoàng Chương cho rằng, tour du lịch theo lịch trình này chắc chắn sẽ là một lộ trình thu hút nhiều du khách tham gia.
Theo Lan Lộc (báo Tin tức)

100 năm sinh Xuân Diệu: Nhà thơ lớn, người của giai thoại

Nhớ Xuân Diệu là nhớ gương mặt đại biểu của thơ Mới, và người của giai thoại.
Hội Nhà văn Việt Nam tưởng niệm nhà thơ lớn Xuân Diệu nhân tuổi thứ 100 của ông bằng hội thảo sáng 3/2, còn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vinh danh người con của quê hương bằng chuỗi hoạt động vào 13/1 âm lịch. Nhớ Xuân Diệu là nhớ gương mặt đại biểu của thơ Mới, và người của giai thoại.
Nhà thơ lớn
Trong tham luận Xuân Diệu nhà thơ tiên phong, GS Hà Minh Đức dành cho Xuân Diệu những đánh giá rất cao và trích dẫn những đánh giá cao của người khác. GS Đức cho rằng Xuân Diệu đã từ một nhà thơ lãng mạn trở thành nhà thơ tiên phong trong thơ Mới và tiên phong cả trong thơ ca cách mạng. Đem lại cái mới cho thơ Mới, biểu hiện ở cảm nhận hết sức mới mẻ về cuộc đời, và biểu hiện qua thơ tình, đáp ứng thị hiếu của công chúng thời đó, đặc biệt là lớp trẻ.
100 nam sinh Xuan Dieu: Nha tho lon, nguoi cua giai thoai hinh anh 1
Khung cảnh hội thảo Xuân Diệu sáng 3/2 (trong ảnh là nhà thơ Vũ Quần Phương đang tham luận).
Ông Đức trích dẫn Tô Hoài: “So với Tản Đà thì Thế Lữ mới nhưng so với Xuân Diệu thì Thế Lữ không mới”. Trích dẫn Tế Hanh: “Trong một lần trả lời phỏng vấn, được hỏi nếu có Nobel thơ cho Việt Nam thì ai xứng đáng, Tế Hanh đáp: Nguyễn Du sống lại thì tôi bầu cho Nguyễn Du. Còn nhà văn hiện đại, trước tiên tôi nghĩ đến Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Thơ ThơGửi hương cho gió của Xuân Diệu, và Lửa thiêng của Huy Cận”. Trích dẫn Nguyễn Khải nhận xét Nguyễn Tuân và Xuân Diệu “nửa người nửa thần”.
Vũ Quần Phương gọi Xuân Diệu là một nhà thơ phong phú và một nhân cách phức tạp. Theo ông Phương, “bắt đầu năm thứ 100 của ông, có lẽ chúng ta nên mạnh dạn đi tìm một Xuân Diệu toàn diện hơn, xem Xuân Diệu có cái gì lớn và cái gì chưa phải lợi thế”.
Về thơ, Vũ Quần Phương phát hiện: Lãng mạn Thế Lữ là lãng mạn tiên cảnh kiêng khem và vô trùng. Lãng mạn Xuân Diệu nồng ấm da thịt trần gian đa sự, giàu sức sống. Xuân Diệu bám lấy trần gian rồi kỳ ảo hóa nó, tạo nên một trần gian kỳ ảo. Kỳ ảo mà đậm vị trần gian. Thơ Việt Nam trước Xuân Diệu chưa có không gian ấy.
Trong khảo cứu của Phạm Đình Ân, ở một số tập thơ Xuân Diệu, thời gian không còn là khái niệm chung mà trở thành một dấu hiệu phân biệt về phong cách sáng tạo, chỉ ra cá tính mạnh của nhà văn. Với Xuân Diệu, thời gian là một hiện thực phải chiếm lĩnh, một vật thể hữu hình cần nắm bắt, lưu giữ, bám chặt lấy. Thời gian trở nên một biện pháp cấu tứ, tu từ, chọn lọc hình ảnh. Ông Ân trích những câu thơ nổi tiếng về thời gian của Xuân Diệu: Ngọn gió thời gian không ngớt thổi/Giờ tàn như những cánh hoa rơi. Hoặc: Cái bay không đợi cái trôi/Từ tôi phút trước sang tôi phút này...
Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên nhận định thơ tình Xuân Diệu hay vì ông yêu thật, sống thật. Trong khi đó, nhà phê bình Đinh Quang Tốn lại đặc biệt chú ý sự cô đơn, nỗi niềm sâu thẳm cố giấu của nhà thơ. Và theo ông Tốn, dẫu thơ tình Xuân Diệu đến từ điều không có trong thực tế nhưng nó lại xuất phát từ cội nguồn thực trong tình cảm của ông, yêu đời và yêu người đến cháy lòng, cho nên ngoài giá trị hay của nghệ thuật, thơ tình của Xuân Diệu còn mang được phẩm chất của thánh hiền.
100 nam sinh Xuan Dieu: Nha tho lon, nguoi cua giai thoai hinh anh 2
Nhà thơ Xuân Diệu.
 
Người của giai thoại
Cũng như Tô Hoài, Nguyễn Tuân... Xuân Diệu được người cùng thời kể vô số chuyện nghề và chuyện đời, không biết thật đến đâu và hư đến đâu.
Trong trí nhớ của Vũ Quần Phương, Xuân Diệu từng tự nói về mình “Tôi làm thơ đấu tranh thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng dở như anh Huy Cận, anh Chế Lan Viên nhưng tôi còn có đặc sản là thơ tình”. Và Xuân Diệu gọi loại thơ phục vụ xã hội của mình là một thứ “thuế thân”, ông rất ý thức việc đóng thuế thân đó.
Cũng theo ông Phương: “Khi chúng tôi làm tuyển tập Xuân Diệu thời chưa đổi mới, Giám đốc NXB Văn học dặn Xuân Diệu chọn 20 bài thơ trước cách mạng. Xuân Diệu đòi in hơn, không được bèn dỗi nói thôi không in nữa. Nhưng hôm sau ông bảo tôi, Phương ạ anh nghĩ rồi. Mình dỗi bảo không in, nó lại không in thật. Thôi các cậu in được bài nào cứ in, như cứu những đồ vật trong cái nhà bị cháy. Cứu được bài nào vứt ra ngoài sân, được cái chổi cái cối đá cứ mang ra. Còn việc sắp xếp cái nào hơn cái nào thì thời các cậu chưa phải lúc”.
Trần Đăng Khoa điểm sơ hai chặng thơ rõ rệt của Xuân Diệu mà ai cũng biết - trước cách mạng thì rạo rực yêu đương và sống cuống quít, bay bổng, sau cách mạng thì kéo thơ về mặt đất và cố gắng đưa thật nhiều thực tế đời sống vào thơ. Nhiều lần Xuân Diệu phàn nàn với Khoa: “Cái mồm của thơ ta bé quá. Phải rạch nó ra để nhét đất đá của đời sống vào”.
Nhà phê bình Hồng Diệu kể Xuân Diệu vào năm 1960 về Nam Định tức cảnh làm bài thơ Trước cổng nhà máy xay có bốn câu cuối thế này: Cổng đóng, tôi tựa cổng - đứng chơi/Nhìn vào nhà máy với nhìn trời/Thấy mình chắc dạ, nghe no đủ/Như cả Nhà xay: gạo của tôi.
Đã nộp “thuế thân” đến mức ấy mà còn bị một nhà thơ trách cứ: “Mọi người đang lao động vất vả, tất bật xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước mà nhà thơ còn đứng chơi!”.
Nhớ thời chúng tôi học cấp 2, sách giáo khoa Văn có bài Ngói mới của Xuân Diệu. Trước đó đã kịp mê những Thơ thơ, Gửi hương cho gió. Nay thì: Trên những đường tôi dạo tôi qua/Tôi đã nghe nhiều những khúc ca... đại loại thế. Điệp từ ngói mới trở đi trở lại. Hồi đấy cũng ngoan ngoãn học, cũng thấy dễ thuộc.
Ông Hồng Diệu còn kể: Xuân Diệu có một quyển sổ ghi những thứ phải chi tiêu hàng ngày: Mấy mớ rau muống, vài lạng thịt chó, dăm ba quả trứng gà... do người giúp việc hoặc chính ông mua. Thấy Hồng Diệu cứ lật đi lật lại từng trang có vẻ soi mói, nhà thơ bảo: Chắc từ bé anh đã chịu khó chịu khổ quá nhiều nên bây giờ mới tỉ mẩn như một bà già lắm điều thế.
Đời thường của nhà thơ, nghệ sĩ có nhiều chuyện rất hay. Cũng có những chuyện làm ai đó thất vọng vì không như người ta hình dung. Nhưng lỗi nếu có, liệu có phải của nhà thơ? Đây là thơ Trần Dần: Đến bao giờ? Đến kiếp nào/Người ta mới biết nuôi thi sĩ/Chế độ nào dám bỏ hẳn một năm/ Cho anh làm một bài thơ?/Ồ ba tháng có gì quá đáng/Anh sẽ cháy hơn muôn đám cháy... (bài thơ Xin nghỉ phép).
Theo Vi Khanh/ Tiền Phong

Mối “tình trai” của nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Hoàng Cát

14:46 30/01/2016

Nhà thơ Hoàng Cát có một căn phòng riêng đầy kỷ niệm, căn phòng mà với ông, nó là một "cõi thiêng" với rất nhiều điều được lưu giữ. Rất nhiều sách, rất nhiều kỷ vật, ảnh, giấy bút, bản thảo, và cả một kho thuốc cho căn bệnh quái ác từng hành hạ ông tưởng không thể vượt qua để mà tồn tại được.

Lời kỹ nữ

Tác giả:
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá!

Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,
Tay em đây mời khách ngả đầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.

Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ.
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.

Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng

Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng,
Trôi phiêu liêu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh,
Tóc không phải những dây tình vướng víu,

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt,
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.

Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi. Du khách đã đi rồi.

(Hà Nội 1939)
Tặng Vũ Đình Liên

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.

Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu

29/02/2016 01:00

(Tổ Quốc)- Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất…


(Tổ Quốc)- Nhà thơ Xuân Diệu đã có một định nghĩa rất thú vị và độc đáo về thơ và tình yêu: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân” (1). Trong sự nghiệp cầm bút của mình, với hơn 450 bài thơ tình để lại, Xuân Diệu đã minh chứng một điều: Tình yêu không thể thiếu thơ và thơ không thể thiếu tình yêu. Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ “tôn giáo” và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất…Thiêng liêng quá những chiều không dám nói…Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau” (Xuân đầu). Chính niềm tin vào tình yêu với tất cả sự “ngoan đạo” của một “con chiên” có trái tim yêu đến cuồng si, nồng nàn là cội nguồn khiến thơ tình Xuân Diệu mang đậm sắc màu triết lý đặc biệt: Triết lý yêu. Và Triết lý yêu là một trong những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc nhất của thơ tình Xuân Diệu.
Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc: Lãng mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê, lỗi lầm… như một nhận thức tất yếu về đời sống, thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ yêu là nguồn sống: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ, không thương một kẻ nào? (Bài ca tuổi nhỏ) .
Quả thật, cuộc sống đúng như thi sĩ quan niệm: Đời không ân ái đời vô vị/ Kiếp sống không yêu kiếp sống thừa”. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại đơn điệu, vô nghĩa, nhạt nhẽo. Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra vốn là để sống và yêu nói như Gớt: “chúng ta sinh ra trong tình yêu, lớn lên trong tình yêu và chết đi trong tình yêu”. Tình yêu cho con người được trải nghiệm những cảm xúc Người nhất: buồn, vui, thương, nhớ, đau khổ và hạnh phúc… Cuộc sống thiếu tình yêu như mặt trời không có nắng, tình yêu tiếp thêm sinh lực cho con người, tình yêu là nơi vực dậy tinh thần cho con người trên hành trình cuộc sống đầy thử thách. Trong cái nhìn của người đang yêu vạn vật ánh lên những sắc màu tươi vui, ánh sáng tràn ngập khắp cõi thế gian… Tình yêu khiến con người trở nên cao thượng và nhân hậu, bao dung hơn. “Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu, càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao” (Victor Hugo).
Hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Con người ấy đã nhận kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. (Đa tình)
Những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu mãi mãi không bao giờ trả lời được trọn vẹn câu hỏi: tình yêu bắt đầu từ đâu? Và Xuân Diệu cũng vậy, với một khát vọng truy tìm câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở của nhân loại: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu? Thi sĩ đã đưa ra cách lý giải tưởng như rất vu vơ, hồn nhiên ngây thơ nhưng lại đúng với quy luật tình cảm, tâm lý của con người: Có khó gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao)… Yêu giản dị chỉ là như vậy, yêu như hít thở khí trời để sống, có duyên thì tình yêu tự đến, tình yêu nằm ngoài những toan tính, sắp đặt… đối với Xuân Diệu khởi đầu cho một tình yêu đích thực là tiếng tơ lòng rung động chân thành, đánh thức miền yêu nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Trong thơ của ông người đọc có thể thấy rõ sự phát hiện tinh tế diễn biến tâm lý của tâm hồn mới chớm yêu thương, và ông cho rằng khi yêu tâm hồn trở nên dễ xúc động, tinh tế, lãng mạn đến vô cùng: Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng/ Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang/ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá/ Và làm sai nhỡ nhịp trăng đang. (Trăng) Khí trời quanh tôi làm bằng tơ/ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị hồ)
Thi sĩ nâng niu những cảm xúc tình yêu vừa hé nở như nâng niu những gì quý giá nhất nhưng mong manh, dễ vỡ, dễ tan. Thái độ sống tích cực ấy của Xuân Diệu cho thấy ông không chỉ rất có ý thức gìn giữ tình yêu mà còn tôn thờ tình yêu như một chân giá trị, một khát vọng mà cuộc đời hướng tới. Ông trân quý tình yêu như trân quý cuộc sống của chính mình, và tình yêu đẹp bao giờ cũng là mục đích để con người dấn thân và hy sinh mà không hề nuối tiếc. Cho nên thi sĩ ví tình yêu như “viên ngọc thiêng liêng” và ông trân trọng tất cả những gì liên quan đến tình yêu và liên quan đến người mình yêu: đôi bàn tay, đôi mắt, làn môi hé nở, thân hình người yêu, và đến cả “dấu nằm”, cái nhìn, giọng nói … Đọc thơ Xuân Diệu chúng ta có cảm giác xúc cảm yêu như một dòng chảy khôn nguôi ám ảnh trong tâm thức thi sĩ. Trong sự luận giải đa dạng, phong phú của Xuân Diệu về tình yêu chúng ta có thể hiểu: Tình yêu có sức mạnh giúp con người sống vượt lên giới hạn của chính mình, giúp con người dám sống và được sống là chính mình…
Vì quan niệm yêu là nguồn sống nên hầu hết các bài thơ tình của Xuân Diệu như Hôn cái nhìn, Biển, Bóng đêm biếc, Bài thơ tuổi nhỏ, Vì sao, Yêu… đều cho thấy những cảm xúc trong ông luôn được đẩy đến tận cùng. Thi sĩ yêu cuộc sống đến cuống quýt “muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), và bởi thế nên ông như đắm chìm trong cõi yêu đương nồng nàn, cháy bỏng. Chính thi sĩ đã thừa nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì (Vì sao?). Ở đây, có thể coi sự “khờ khạo, ngu ngơ” của thi sĩ như một giá trị, một lối ứng xử văn hóa trong tình yêu. Nó chính là biểu hiện của những gì thanh khiết, chân thành, trong sáng, vô tư, phi vụ lợi của tình yêu đích thực. Sự thừa nhận “chỉ biết yêu thôi” đồng thời cũng cho chúng ta thấy một minh triết yêu trong thơ tình Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.
Quan niệm “tận hiến” trong tình yêu được thể hiện trong thơ Xuân Diệu rất rõ ràng, không chung chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. Khát vọng hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu được thể hiện qua rất nhiều bài thơ “để đời” của Xuân Diệu: Xa cách, Thân em, Biển, Bài thơ tuổi nhỏ, Cảm xúc, Thanh niên, Vô biên, Dâng, Phải nói
Trong thi ca nhân loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến: Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa mãn khát vọng kiếm tìm những “hạt ngọc” ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người yêu. Tâm hồn mỗi người luôn là thế giới đầy bí ẩn, là niềm say mê, cuốn hút khám phá đến vô cùng. Nhà thơ Ấn Độ R.Tagor từng viết:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả… (Thơ tình số 28)
Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy:
Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần (Phải nói );
Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều (Xa cách).
Gần gũi là thế mà sao vẫn cách xa là vậy… cho nên suốt một đời những trái tim biết yêu luôn luôn trong tâm thế hành trình kiếm tìm những giá trị chân thực của tình yêu, và càng kiếm tìm càng như chẳng hiểu gì về thế giới tâm hồn con người vốn vô cùng phong phú và phức tạp, quả đúng là “cuộc đời anh ở bên em như chính đời em vậy/ nhưng chẳng bao giờ em hiểu được nó đâu” (R.Tagor).

Nhà thơ Xuân Diệu (ảnh Internet)
Đọc Xuân Diệu chúng ta thấy Nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng. Trong sự luận giải của thi sĩ, yêu là hạnh phúc bởi tình yêu mang lại cho con người cảm xúc khác lạ, vừa dịu dàng, êm ái như sống trong cõi thần tiên: Lòng anh rạo rực không duyên cớ/ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành (Có những bài thơ), Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương (Vì sao?), Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ (Trăng); Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyêncon đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên)… vừa mạnh mẽ, xôn xao, dữ dội: Giơ tay muôn ôm cả Trái đất/ Ghì trước trái tim, ghì trước ngực…Hãy đốt đời ta trăm thứ lửa/ Cho bừng tia mắt đọ tia sao (Bài ca tuổi nhỏ) và trên hết là hạnh phúc được là chính mình để “hồn giăng rộng khắp không gian” được “ngơ ngẩn”, “nhung nhớ”, “bâng khuâng” (Dâng), được “bỡ ngỡ”, “xôn xao”, “rợn rợn”, “hồi hộp”… (Xuân không mùa).
Yêu cũng là lĩnh vực tình cảm nhiều khi khiến con người đau khổ tột cùng bởi không phải lúc nào mọi sự cũng đều chiều theo ý muốn của con người. Khát vọng tình yêu là vô biên, tuyệt đích, nhưng hành trình hướng đến khát vọng ấy lại luôn gặp phải rất nhiều giới hạn, rào cản. Xuân Diệu thấu hiểu quy luật vận hành tự nhiên bất khả kháng “ Sông trôi núi lở âm thầm/ Đường đi vũ trụ có cầm được đâu?” cho nên trong thơ của mình Xuân Diệu đã tìm cách cắt nghĩa rất riêng, rất sâu sắc về nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu:Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu/ Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết (…). Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt/ Những người si theo dõi dấu chân yêu/ Và cảnh đời là sa mạc vô liêu/ Và ái tình là sợi dây vấn vít/ Yêu, là chết ở trong lòng một ít (Yêu). Người ta khổ vì thương không phải cách/ yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người/ người ta khổ vì xin không phải chỗ…(Dại khờ), Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu/ Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu (Yêu mến). Tôi là một kẻ điên cuồng/ Yêu những ái tình ngây dại/ Tôi cứ bắt lòng tôi đau đớn mãi/ Đau vô duyên, đau không để làm gì. (Thở than). Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực/ Đem ái tình dâng kẻ phụ ta (Muộn màng). Tôi một mình đối diện với tình không/ Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng (Dối trá)… Và trong việc luận giải nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ của yêu, Xuân Diệu cho rằng sự xa cách luôn là nguyên nhân thường trực nhất. Nó làm cho lòng người luôn trong trạng thái bất ổn. Xa cách giày vò những trái tim yêu, làm cho người đang yêu rơi vào cảm giác lo sợ bởi tình yêu vốn mong manh, dễ bất ngờ tan vỡ “ tình yêu đến, tình yêu đi ai biết” (Giục giã), và con người nhiều khi cũng rơi vào trạng thái không thể kiểm soát và không hiểu nổi chính bản thân mình: “Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn/ Ai nói trước lòng anh không phản trắc/ Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ? ” (Giục giã) …bởi mọi cái “vô thường ” như thế nên xa cách làm cho nỗi nhớ thêm đầy và nhiều khi nỗi nhớ ấy quặn thắt con tim yêu đến đớn đau: Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em! Không gì buồn bằng những buổi chiều êm…Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ (Tương tư chiều)… Trong tình yêu, đau khổ cũng là một “thú đau thương”, cho nên Ler montov từng nói: “Anh chỉ mang đến cho em toàn là đau khổ…Có lẽ vì vậy mà em yêu Anh. Bởi vì niềm vui thì dễ quên, còn đau khổ thì không bao giờ”. Victor Hugo lại nói: “Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu”. Còn với Xuân Diệu, biển yêu dẫu “đắng” nhưng con người chưa bao giờ “nguôi nỗi khát thèm”…thậm chí khát vọng ấy mãnh liệt ấy đến mức giục lòng người “yêu khi đã hết tuổi rồi”, “khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình)…và điều ấy phải chăng đồng nghĩa với thông điệp nhắn nhủ của thi sĩ tới bạn đọc muôn sau: cho dù hạnh phúc hay đau khổ con người vẫn luôn khát vọng yêu và được yêu, vẫn mơ ước về một tình yêu viên mãn, vĩnh hằng.Yêu là câu chuyện dài bất tận, không biên giới, bến bờ, yêu không bao giờ có tuổi… và chỉ có những trái tim biết yêu chân thành, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc và biết chấp nhận đau khổ mà tình yêu mang lại thì mới mong thấy được giá trị thật sự của tình yêu đối với đời sống của riêng mình.
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó. Đó là thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. Nhiều bài thơ, câu thơ của Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng trên một cách say mê, đắm đuối:
Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những cánh tay ! hãy cuốn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt (Xa cách). Chúng ta đau, thôi em tới đây mà ! Mơn man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều - thật nhiều (Vô biên). Em phải nói, phải nói, và phải nói/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng vẻ thẹn , chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết (Phải nói).
Xưa nay, trong ý thức của nhiều người, dục tính trở thành vùng cấm địa không dám đụng tới, không dám nói tới, không dám nghĩ tới. Dục tính trở thành một ẩn dấu hoàn toàn. Nhiều khi đám đông trong xã hội luôn nói tới đạo đức, đề cao giá trị tinh thần thiêng liêng trên lý thuyết, ở những nơi đó, lúc nào cũng thấy nhân danh Thượng đế đề cao giá trị tinh thần và dĩ nhiên người ta cấm động đến những gì là vật chất, xác thịt bị coi là thấp hèn, vô luân, tội lỗi. Trong một số xã hội, “đạo đức không bao giờ nói đến những việc liên quan tới dục tính (…) trong ngôn ngữ hàng ngày người ta cố tránh không nói tới hoặc khi cần phải nói chỉ nói một cách ám chỉ”(2). Dưới ánh sáng của tư duy khoa học hiện đại, tiến bộ, ngày nay quan điểm phiến diện trên đã được hoàn thiện thêm bởi những nhận thức mới. Thân xác con người cũng là một giá trị cao quý xứng đáng được ca tụng, tôn vinh. Trong tình yêu, bên cạnh giá trị tinh thần, khát khao hòa hợp về thân xác được coi như một niềm khoái cảm thiêng liêng và thể hiện sự kết tinh cao độ của văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Những người biết yêu thật sự luôn là những người biết trân trọng vẻ đẹp thân thể của người mình yêu thương, biết thưởng thức vẻ đẹp ấy trong một niềm đam mê, say đắm của “nhục cảm lành mạnh” (F.Engels). Và với Xuân Diệu, khoái cảm về thân xác mật thiết gắn bó với khoái cảm mà vẻ đẹp tâm hồn do người yêu mang lại và chỉ khi nào yêu và được yêu như thế con người mới được sống trọn vẹn trong hạnh phúc. Làm chủ thân phận Người, được tự do vui, buồn, đau khổ, yêu đương, được sống là chính mình trong từng sát na hiện hữu… đó là giá trị đích thực của mỗi con người với tư cách là một Nhân vị tồn sinh trên cõi đời đầy bất an và cũng lắm nghiệt ngã này.
Và bởi coi sự hòa hợp với thân xác người yêu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì tình yêu, duy trì sinh lực sống nên trong thơ tình Xuân Diệu người đọc thấy tràn ngập hình ảnh tôn vinh vẻ đẹp hình thể của con người: Đôi môi, đôi mắt (Tương tư chiều), tóc liễu buông xanh (Nụ cười xuân), miệng vàng, nhan sắc (Mời yêu), đường vai, nét tay (Dấu nằm)… đối với thi sĩ vẻ đẹp hình thể của người yêu là “ngọc ngà tinh anh” do đất trời ban tặng. Và có lẽ vì thế cho nên chỉ đến Xuân Diệu trạng thái khát khao được hòa hợp cùng thân thể người yêu mới được diễn tả một cách đầy táo bạo. Thi sĩ đã không hề ngần ngại diễn tả những trạng thái yêu mạnh mẽ như muốn “ôm“, muốn “riết“, muốn “say”, muốn “cắn“, muốn “ngoàm“, muốn “hút... tất cả đều gợi cảm giác nồng nàn, tha thiết, đê mê của tình yêu rất trần thế, rất con người: Nên lúc môi ta kề miệng thắm/ Trời ơi, ta muốn uống hồn em (Vô biên) Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng) Em vui đi răng nở ánh trăng rằm/ Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự (Giục giã) Nghiêng đầu bên trái hãy kề nghe / Những ngón tay thần sẽ vuốt ve/ Cho điệu lòng anh thêm ấm dịu; Sờ xem ngực nóng khúc đê mê (Có những bài thơ)… Vượt qua rào cản của những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu về tình yêu nam nữ coi sự va chạm, tiếp xúc về thể xác là điều “xấu xa, hổ thẹn”, những cảm xúc nhục thể trong thơ Xuân Diệu rất chân thực, rất đời thường, gợi nhiều suy ngẫm về giá trị hiện hữu của con người. Có lẽ chính vì vậy nên đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến thơ tình Xuân Diệu thấm nhuần triết lý nhân sinh sâu sắc và có sức sống bền lâu trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Trong Tình mai sau Xuân Diệu viết: Người thi sĩ đã vào làng mây khói/ Không ở đâu, và ở khắp mọi nơi/ Như tiếng vọng trong sương xa dắng dỏi/ Máu vu vơ theo giữa trái tim đời… Như vậy ngay từ lúc sinh thời Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc về ý nghĩa tồn sinh và bất tử của người nghệ sĩ: điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. Nhà thơ Xuân Diệu với trái tim yêu nồng nàn, si mê, tha thiết nhất trong các thi sĩ Việt Nam đã đi vào “làng mây khói” vĩnh hằng. Nhưng những câu thơ mang đậm triết lý yêu của ông còn lưu lại “giữa trái tim đời” mãi mãi bởi: “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng (Bêlinxki). Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên những lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối, thiếu thành thực mà người ta vẫn cứ “tụng ca” như những “giá trị đạo đức” nhưng đó là những thứ đạo đức hoàn toàn xa lạ với bản chất Người. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu như đã trình bày ở trên, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến. Và chính những bài thơ với triết lý yêu rất Người và rất Đời (chứ không phải là những bài thơ tụng ca nào khác) trong sự nghiệp thơ đã làm cho thơ Xuân Diệu trở thành thơ của một đời chứ không phải thơ của một thời ngắn ngủi dễ quên... Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế - những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi:
…Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt... / Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến / Ngập bến của ngày đêm… (Biển)
Cao Thị Hồng
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng
- Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

4-4-1962
 
Biển (Thơ Xuân Diệu)
 
Biển-Xuân diệu-Ngọc Sang diễn ngâm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét