KIẾP GIANG HỒ
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sinh ra tại Phúc Kiến Trung Quốc, đi lên từ tiệm tạp hóa nhỏ
trở thành một ông chủ đầy quyền lực trong giới thương nhân người Hoa tại
Sài Gòn trước năm 1975 Lâm Huê Hồ cũng lại đánh mất tất cả sau ngày
30/4/1975.
“Ăn” từ xác tàu đến... vỏ đạn đại bác
Nhìn vào hình thức và dáng dấp bên ngoài, Lâm Huê Hồ chẳng khác nào một kẻ khố rách, áo ôm. Thật ra, tiền vận của Lâm Huê Hồ cũng chẳng hơn gì. Sinh năm 1923 tại Phúc Kiến (Trung Quốc), sang Việt Nam và cư trú tại khu vực Chợ Lớn trước Cách mạng Tháng Tám (1945), với hai bàn tay trắng, chỉ mong kiếm đủ cái ăn. Lâm Huê Hồ hoàn toàn mất liên lạc với gia đình, chẳng biết cha mẹ sống chết ra sao! Số phận bèo bọt gặp nhau, Lâm Huê Hồ lấy vợ là bà Huỳnh Hương, một phụ nữ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Bắt đầu từ nghề làm công cho một cơ sở kinh doanh mễ cốc của một người đồng hương, cái nghèo đã khiến Lâm Huê Hồ tiện tặn, chắt bóp từng đồng, từng cắc. Sau vài năm, ông ta tích lũy được một số vốn nho nhỏ, đủ để mở một tiệm tạp hóa. Cái nghề buôn bán tạp hóa là sở trường của người Hoa. Lợi nhuận thu được từ cửa tiệm này, được Lâm Huê Hồ tích cóp, mở thêm cửa tiệm khác. Cứ thế, chẳng bao lâu ông ta đã là chủ nhân của nhiều cửa tiệm tạp hóa.
Thời mới lưu lạc sang Việt Nam, Lâm Huê Hồ cũng từng quảy gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm để mua bán ve chai. Vì thế mà ông ta rất rành cái nghề lam lũ, nhưng cũng kiếm được tiền này. Ông ta nảy ra suy nghĩ, nếu như có một cơ sở thu mua phế liệu, thì cũng không khó để làm giàu. Thế là Lâm Huê Hồ hăm hở khai trương cơ sở thu mua phế liệu. Với kinh nghiệm sẵn có, ông ta tuyển mộ một số nhân công giỏi chuyên phân loại và tân trang những thứ mà người ta bỏ đi, để mua vào với giá hời. Thế là có những món ông ta chỉ bỏ ra 1 đồng nhưng thu lại đến 10 đồng.
Đến năm 1956, ông ta không còn thu mua lẻ tẻ, mà bắt đầu bỏ vốn đánh những chuyến hàng phế liệu lớn, như các loại sắt, thép của quân đội không còn sử dụng, đang cần thanh lý. Ra quân lần đầu, Lâm Huê Hồ được một người quen cho biết: Hải đoàn 24, trú đóng tại Cát Lái, đang muốn thanh lý một số lượng khá lớn sắt, thép không còn sử dụng. Sau đó, Lâm Huê Hồ được kẻ môi giới tiến cử với viên chỉ huy đơn vị này là Nguyễn Thúc Phụng.
Thoạt đầu, nhìn Lâm Huê Hồ, Phụng tỏ ra thất vọng và coi thường dáng vẻ nghèo nàn của đối tác. Nhưng Lâm Huê Hồ nhanh chóng chìa ra món tiền lót tay khá hậu hĩ. Vậy là hơn 30 tấn sắt, gần 400 kg vừa nhôm, vừa đồng được Nguyễn Thúc Phụng bán cho Lâm Huê Hồ với giá 40.000 đồng.
Tiền trao, cháo múc. Lâm Huê Hồ hí hửng điều xe tải đến Cát Lái chở hàng về kho. Nhưng khi vừa ra đến xa lộ, thuộc địa phận Thủ Đức, đoàn xe bị nhân viên thuế quan chặn lại và hốt trọn do không có giấy tờ hợp lệ. Ngay sau đó, Lâm Huê Hồ phải móc hầu bao ra chung chi cho mấy “con hạm” ở Cơ quan An ninh Bộ Quốc phòng đang điều tra vụ việc để khỏi bị truy tố về tội danh: “Mua bán bất hợp pháp hàng quân dụng”. Thua to vố này, khiến Lâm Huê Hồ rút ra bài học xương máu, để tự biết mình chưa đủ thế lực đụng đến phế liệu quân dụng. Ông ta quay sang mặt hàng phế liệu dân dụng cho an toàn để chờ thời.
Năm 1961, do đã quá hạn sử dụng nên Hãng tàu kéo Satav cho thanh lý tàu Algol. Lâm Huê Hồ đã trúng vụ thầu này, nhưng bị Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội Sài Gòn, làm văn thư gửi đến các cơ quan hữu quan, yêu cầu bác bỏ kết quả này, với lý do: Tránh hậu quả Lâm Huê Hồ tiếp tục làm ăn phi pháp, bởi lẽ ông ta là một gian thương có nhiều thành tích bất hảo. Lúc bấy giờ Lâm Huê Hồ đã có nhiều tiền và cũng đã biết kết thân với một vài nhân vật có thế lực trong guồng máy chính quyền và quân đội Sài Gòn để chống lưng. Vì thế ông ta đâu chịu buông tay.
Lâm Huê Hồ đã thông qua bùa phép của các quân sư, nhờ người khác đứng tên. Kết quả, Lâm Huê Hồ không phải chỉ mua được con tàu nói trên, mà ông ta còn trúng đến 6 con tàu phế liệu cũng của Hãng Satav. Lâm Huê Hồ nhanh chóng tân trang những con tàu này thành tàu chở hàng. Nhưng lo sợ nếu mình đứng ra khai thác, sẽ bị những đối thủ cạnh tranh và các thế lực đối nghịch tố cáo về tội gian lận thương mại. Thế là ông ta nhanh tay bán nó đi để thu về một số lời khá lớn.
Sẵn tiền trong tay, ông ta thường xuyên đi đêm với các chức sắc cao cấp của ngành hỏa xa, lót tay cho họ những khoản hoa hồng hậu hĩ, để độc quyền thu mua hầu như tất cả đầu máy, đường ray, tà vẹt, toa xe và cả những đoàn tàu từ thời Pháp để lại đang được phép thanh lý theo mặt hàng phế liệu. Sau khi những núi hàng khổng lồ này đã lọt vào tay Lâm Huê Hồ, các quan chức hỏa xa không còn gì để ăn, nhiều đoạn đường sắt, nhiều toa xe còn tốt. được họ báo cáo “bị Việt Cộng đặt mìn phá hủy”, phải thay thế. Lâm Huê Hồ lại có hàng để mua.
Cũng vào thời điểm này, quân đội Mỹ chủ trương tái vũ trang cho quân đội Việt Nam Cộng hòa những loại vũ khí tối tân. Hàng trăm nghìn khẩu súng do Pháp để lại, như: Grant M1, tiểu liên Thompson, tiểu liên M3, trung liên bar, đại liên 30 và cả xe nồi đồng đều được gom về các kho của Lục quân Công xưởng, nấu chảy ra, thành phế liệu, trước khi thanh lý, theo quy định. Lâm Huê Hồ lại thu gom được món hàng béo bở này.
Thứ mà ông ta thích nhất là vỏ đạn bằng đồng của đại bác 105 ly, bởi vì kim loại này rất được giá. Thế nhưng, khi thấy nguồn lợi từ ngành này quá lớn, và Lâm Huê Hồ đã ăn được những quả quá ngon, nên ông vua vải sợi Lý Long Thân, có cơ sở cán thép xây dựng, và thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy, “ông vua ngành sản xuất cọc sắt, hàng rào kẽm gai, lưới chống đạn B40” phục vụ cho quân đội đã nhảy vào chia phần.
Ý thức được thế lực ngầm lẫn công khai của hai đối thủ này, một mặt Lâm Huê Hồ đã khôn khéo xuống nước chịu làm nhà cung cấp nguyên liệu cho cả hai phía để cầu thân. Ông ta nghĩ, bán cho ai cũng là bán, miễn sao có lời thì thôi. Một mặt, Lâm Huê Hồ lo ngại về lâu, về dài sẽ bị lật kèo và nhiều bất trắc sẽ xảy ra. Thế là ông ta bắt đầu để mắt sang lĩnh vực cho vay vốn đang thịnh hành trong cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Một kiểu tín dụng đen, bởi chỉ hoạt động chui, không được cấp phép và tất nhiên là không hợp pháp.
Ông chủ của “siêu ngân hàng”
Trước năm 1975, tại miền Nam chỉ có một ngân hàng duy nhất thuộc quyền chế độ Sài Gòn là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với trương mục tiết kiệm nổi tiếng "Con gà ấp trứng vàng". Còn lại, tất cả những ngân hàng khác, đều do tư nhân đầu tư, hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Trong số đó, hơn một nửa là các ngân hàng khá bề thế của nước ngoài, như: Chase Manhattan của Tập đoàn dầu lửa Mỹ Rockefeller, Banque Francaise Commerciale (BFC - Pháp), Banque Francaise Asiatique (BFA - Pháp), Trung Hoa Ngân hàng, Thượng Hải Ngân hàng, của các tập đoàn tư bản Hồng Công và Đài Loan… Cùng với một số ngân hàng do người Việt Nam làm chủ. Trong số này chỉ có một người Hoa duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đó là tỉ phú Đào Mậu, Tổng giám đốc Trung Quốc ngân hàng.
Sự thật thì, các nhà tỉ phú người Hoa Chợ Lớn, không thích đầu tư vào hoạt động ngân hàng. Bởi vì ngành nghề này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Cho dù họ thừa khả năng để thuê mướn những chuyên viên giỏi về quản lý, kế toán, tài chính. Nhưng hầu hết họ đều có chung một tâm lý: chỉ muốn trực tiếp điều hành, tính toán công việc làm ăn trong những ngành ít vướng mắc đến thủ tục, giấy tờ. Nhất là càng ít liên hệ với chính quyền càng tốt. Chính vì thế mà Lâm Huê Hồ bước vào kinh doanh tiền tệ không bằng cách mở ngân hàng, mà chỉ dưới hình thức cho vay, lấy tín chấp làm chính mà không cần tín dụng.
Vào thời điểm đó, tình trạng cho vay tiền góp, mua bán hàng hóa bằng hình thức trả góp chưa thịnh hành như bây giờ. Khi cần tiền, người có nhu cầu phải vay với lãi suất cắt cổ. Phổ biến nhất là mấy tay người Chà Và Ấn Độ, thống lĩnh các con đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay), Nguyễn Phi, Trương Định và các khu vực vây quanh chợ Bến Thành, chợ Cũ, chợ Cầu Ông Lãnh… chẳng biết do đâu mà người dân gọi họ là "Chà sét-ty", chuyên cho vay với lãi suất "xanh xít - đít đu" (5 thành 6, 10 thành 12). Biết là thế, nhưng đa số dân chúng vẫn tìm đến họ, vì chưa quen với việc vay vốn ngân hàng, mới nghe đến giấy tờ, thủ tục rườm rà họ đã xá dài.
Tại Chợ Lớn cũng thế, nơi mà các hoạt động kinh doanh khá sôi nổi và phát triển. Ngoại trừ một ít những nhà tư sản, làm ăn lớn, có hãng xưởng hẳn hoi, khi cần vốn mới quan hệ với ngân hàng để vay. Tuyệt đại đa số còn lại, họ chỉ biết tìm tới những người dư dả cùng bang, trong cộng đồng để hỏi vay. Đặc biệt, giữa người Hoa với nhau, lãi suất được chủ nợ tính rất nhẹ nhàng, hợp lý.
Con số người đứng ra cho vay chuyên nghiệp tại Chợ Lớn cũng chỉ trên dưới 10 người. Lượng tiền huy động cho mỗi thân chủ vay cũng đến mức 100 triệu là tối đa. Nhưng từ khi Lâm Huê Hồ nhập cuộc thì khác hẳn. Tùy theo thân thế và sự nghiệp của mỗi người, ông ta cho vay từ năm, bảy chục ngàn đến vài tỉ. Lâm Huê Hồ đặt cơ sở cho vay tại hai địa chỉ: 70 Trần Chánh Chiếu và 12 Trần Thanh Cần. Mỗi nơi chỉ có vài nhân viên thư ký và tài phú trực tiếp làm việc với khách hàng. Thủ tục vay hết sức đơn giản. Nếu không được những người quen biết, hoặc có uy tín giới thiệu: con nợ phải chứng minh được địa chỉ, nơi cư trú một cách chính xác và rõ ràng. Kế đến, ghi vào một cuốn sổ tên họ, số tiền vay và cam kết hoàn trả đúng ngày. Tất cả được các thư ký đưa tới cho Lâm Huê Hồ duyệt xét, và người vay ký tên trước mặt ông ta là xong.
Lãi suất mà Lâm Huê Hồ đưa ra, cao nhất là 3% mỗi tháng, đối với những khoản tiền lớn. Còn những khoản tiền nhỏ, của những người kinh doanh cò con, Lâm Huê Hồ chỉ thu từ 1 - 2%. Thủ tục đã đơn giản mà mọi việc đều được tiến hành một cách nhanh chóng. Lúc nào Lâm Huê Hồ cũng có sẵn một lượng tiền mặt rất lớn để phục vụ khách hàng. Nhiều "đại xì thẩu" tiếng tăm lừng lẫy, như Lý Long Thân, Trần Thành, La Thành Nghệ, Mã Hý, Trương Văn Khôi… từng là con nợ của ông ta. Nhưng chỉ riêng hai nhân vật Lý Long Thân và Trần Thành, thì số tiền họ vay có lớn đến mấy, Lâm Huê Hồ chỉ tính lãi từ 1 - 1,5%. Đôi khi thời gian vay không lâu, ông ta... cống hỷ luôn.
Câu hỏi được đặt ra là Lâm Huê Hồ lấy đâu một lượng tiền khổng lồ như thế để kinh doanh tín dụng đen? Chắc chắn đó không phải là vốn liếng của riêng một mình ông ta, mà do một số bà con người Hoa, có tiền nhàn rỗi, không làm ăn gì, thấy cơ ngơi và thế lực của Lâm Huê Hồ quá lớn, họ đã tin tưởng, mang tới gửi cho ông ta với lãi suất chỉ 1%. Ông ta dùng khoản tiền đó cho vay xoay vòng với lãi suất gấp đôi để thu lợi. Vấn đề là Lâm Huê Hồ rất đúng hẹn, không bao giờ trả lãi chậm cho số người này. Đồng thời, bất cứ lúc nào họ muốn rút vốn ra, cũng được Lâm Huê Hồ vui vẻ đáp ứng ngay.
Sau ngày 30/4/1975, giống như hầu hết các ông vua không ngai khác, Lâm Huê Hồ đã tìm cách tẩu tán tài sản của mình. Ông ta còn cầm đầu một đường dây với quy mô lớn, thu tiền của nhiều nhà tỉ phú khác, để mua vàng tẩu tán qua Hồng Công. Lâm Huê Hồ đã tạo ra tình trạng chảy máu vàng nghiêm trọng và là nguyên nhân gây xáo trộn thị trường, làm cho giá vàng vào thời điểm đó tăng nhanh đến chóng mặt.
Khi đánh hơi được việc làm phi pháp, gây tác hại nghiêm trọng cho đất nước và xã hội của mình sẽ bị Cơ quan An ninh chính quyền mới phát giác, Lâm Huê Hồ và những kẻ đồng hội đồng thuyền, chuẩn bị vượt biên. Nhưng tất cả đã muộn màng. Ngày 10/9/1975, Lâm Huê Hồ cùng đồng bọn, bao gồm Mã Tuyên, Trần Thanh Hà, Trang Trịnh Nghi, vua xăng dầu Đào Tắc Kinh… và đám tay chân bộ hạ đang tụ tập tại nhà ông ta, chuẩn bị xuống tàu thì bị sa lưới
Đoàn Thiên Lý
GIANG HỒ SÀI GÒN Thời VNCH – Bộ Mặt Thật Trùm Kẽm Gai HOÀNG KIM QUY Đứng Sau Thế Giới Ngầm
Vũ Quang Hùng làm báo từ rất sớm, năm 1964, lúc mới 19 tuổi ở Sài Gòn.
Ông tham gia cách mạng và từng bị chế độ cũ đày đi Côn Đảo từ năm 1973
đến tận ngày đất nước thống nhất. Sự tình cờ của số phận đã đưa ông vào
chung nhà giam với các tù h thời chế độ cũ ở khám Chí Hòa rồi nhà tù Côn
Đảo. Từ đó ông đã quen khá nhiều giang hồ cộm cán thời chế độ cũ. Được
sự cho phép của tác giả, chúng tôi xin trích đăng “Giang hồ Sài Gòn”,
bản tổng kết về cả một thời dọc ngang của dân du đãng Sài Gòn trước năm
1975,
Ông vua ngành phế liệu và tín dụng đen Chợ Lớn Lâm Huê Hồ: Của thiên trả địa
05:35 16/03/2012
Sinh ra tại Phúc Kiến Trung Quốc, đi lên từ tiệm tạp hóa nhỏ
trở thành một ông chủ đầy quyền lực trong giới thương nhân người Hoa tại
Sài Gòn trước năm 1975 Lâm Huê Hồ cũng lại đánh mất tất cả sau ngày
30/4/1975.
Chợ Bình Tây, một trong những nơi tập trung giao thương của giới thương nhân người Hoa vùng Chợ Lớn. |
Nhìn vào hình thức và dáng dấp bên ngoài, Lâm Huê Hồ chẳng khác nào một kẻ khố rách, áo ôm. Thật ra, tiền vận của Lâm Huê Hồ cũng chẳng hơn gì. Sinh năm 1923 tại Phúc Kiến (Trung Quốc), sang Việt Nam và cư trú tại khu vực Chợ Lớn trước Cách mạng Tháng Tám (1945), với hai bàn tay trắng, chỉ mong kiếm đủ cái ăn. Lâm Huê Hồ hoàn toàn mất liên lạc với gia đình, chẳng biết cha mẹ sống chết ra sao! Số phận bèo bọt gặp nhau, Lâm Huê Hồ lấy vợ là bà Huỳnh Hương, một phụ nữ mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Bắt đầu từ nghề làm công cho một cơ sở kinh doanh mễ cốc của một người đồng hương, cái nghèo đã khiến Lâm Huê Hồ tiện tặn, chắt bóp từng đồng, từng cắc. Sau vài năm, ông ta tích lũy được một số vốn nho nhỏ, đủ để mở một tiệm tạp hóa. Cái nghề buôn bán tạp hóa là sở trường của người Hoa. Lợi nhuận thu được từ cửa tiệm này, được Lâm Huê Hồ tích cóp, mở thêm cửa tiệm khác. Cứ thế, chẳng bao lâu ông ta đã là chủ nhân của nhiều cửa tiệm tạp hóa.
Thời mới lưu lạc sang Việt Nam, Lâm Huê Hồ cũng từng quảy gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm để mua bán ve chai. Vì thế mà ông ta rất rành cái nghề lam lũ, nhưng cũng kiếm được tiền này. Ông ta nảy ra suy nghĩ, nếu như có một cơ sở thu mua phế liệu, thì cũng không khó để làm giàu. Thế là Lâm Huê Hồ hăm hở khai trương cơ sở thu mua phế liệu. Với kinh nghiệm sẵn có, ông ta tuyển mộ một số nhân công giỏi chuyên phân loại và tân trang những thứ mà người ta bỏ đi, để mua vào với giá hời. Thế là có những món ông ta chỉ bỏ ra 1 đồng nhưng thu lại đến 10 đồng.
Đến năm 1956, ông ta không còn thu mua lẻ tẻ, mà bắt đầu bỏ vốn đánh những chuyến hàng phế liệu lớn, như các loại sắt, thép của quân đội không còn sử dụng, đang cần thanh lý. Ra quân lần đầu, Lâm Huê Hồ được một người quen cho biết: Hải đoàn 24, trú đóng tại Cát Lái, đang muốn thanh lý một số lượng khá lớn sắt, thép không còn sử dụng. Sau đó, Lâm Huê Hồ được kẻ môi giới tiến cử với viên chỉ huy đơn vị này là Nguyễn Thúc Phụng.
Thoạt đầu, nhìn Lâm Huê Hồ, Phụng tỏ ra thất vọng và coi thường dáng vẻ nghèo nàn của đối tác. Nhưng Lâm Huê Hồ nhanh chóng chìa ra món tiền lót tay khá hậu hĩ. Vậy là hơn 30 tấn sắt, gần 400 kg vừa nhôm, vừa đồng được Nguyễn Thúc Phụng bán cho Lâm Huê Hồ với giá 40.000 đồng.
Tiền trao, cháo múc. Lâm Huê Hồ hí hửng điều xe tải đến Cát Lái chở hàng về kho. Nhưng khi vừa ra đến xa lộ, thuộc địa phận Thủ Đức, đoàn xe bị nhân viên thuế quan chặn lại và hốt trọn do không có giấy tờ hợp lệ. Ngay sau đó, Lâm Huê Hồ phải móc hầu bao ra chung chi cho mấy “con hạm” ở Cơ quan An ninh Bộ Quốc phòng đang điều tra vụ việc để khỏi bị truy tố về tội danh: “Mua bán bất hợp pháp hàng quân dụng”. Thua to vố này, khiến Lâm Huê Hồ rút ra bài học xương máu, để tự biết mình chưa đủ thế lực đụng đến phế liệu quân dụng. Ông ta quay sang mặt hàng phế liệu dân dụng cho an toàn để chờ thời.
Năm 1961, do đã quá hạn sử dụng nên Hãng tàu kéo Satav cho thanh lý tàu Algol. Lâm Huê Hồ đã trúng vụ thầu này, nhưng bị Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội Sài Gòn, làm văn thư gửi đến các cơ quan hữu quan, yêu cầu bác bỏ kết quả này, với lý do: Tránh hậu quả Lâm Huê Hồ tiếp tục làm ăn phi pháp, bởi lẽ ông ta là một gian thương có nhiều thành tích bất hảo. Lúc bấy giờ Lâm Huê Hồ đã có nhiều tiền và cũng đã biết kết thân với một vài nhân vật có thế lực trong guồng máy chính quyền và quân đội Sài Gòn để chống lưng. Vì thế ông ta đâu chịu buông tay.
Lâm Huê Hồ đã thông qua bùa phép của các quân sư, nhờ người khác đứng tên. Kết quả, Lâm Huê Hồ không phải chỉ mua được con tàu nói trên, mà ông ta còn trúng đến 6 con tàu phế liệu cũng của Hãng Satav. Lâm Huê Hồ nhanh chóng tân trang những con tàu này thành tàu chở hàng. Nhưng lo sợ nếu mình đứng ra khai thác, sẽ bị những đối thủ cạnh tranh và các thế lực đối nghịch tố cáo về tội gian lận thương mại. Thế là ông ta nhanh tay bán nó đi để thu về một số lời khá lớn.
Sẵn tiền trong tay, ông ta thường xuyên đi đêm với các chức sắc cao cấp của ngành hỏa xa, lót tay cho họ những khoản hoa hồng hậu hĩ, để độc quyền thu mua hầu như tất cả đầu máy, đường ray, tà vẹt, toa xe và cả những đoàn tàu từ thời Pháp để lại đang được phép thanh lý theo mặt hàng phế liệu. Sau khi những núi hàng khổng lồ này đã lọt vào tay Lâm Huê Hồ, các quan chức hỏa xa không còn gì để ăn, nhiều đoạn đường sắt, nhiều toa xe còn tốt. được họ báo cáo “bị Việt Cộng đặt mìn phá hủy”, phải thay thế. Lâm Huê Hồ lại có hàng để mua.
Cũng vào thời điểm này, quân đội Mỹ chủ trương tái vũ trang cho quân đội Việt Nam Cộng hòa những loại vũ khí tối tân. Hàng trăm nghìn khẩu súng do Pháp để lại, như: Grant M1, tiểu liên Thompson, tiểu liên M3, trung liên bar, đại liên 30 và cả xe nồi đồng đều được gom về các kho của Lục quân Công xưởng, nấu chảy ra, thành phế liệu, trước khi thanh lý, theo quy định. Lâm Huê Hồ lại thu gom được món hàng béo bở này.
Thứ mà ông ta thích nhất là vỏ đạn bằng đồng của đại bác 105 ly, bởi vì kim loại này rất được giá. Thế nhưng, khi thấy nguồn lợi từ ngành này quá lớn, và Lâm Huê Hồ đã ăn được những quả quá ngon, nên ông vua vải sợi Lý Long Thân, có cơ sở cán thép xây dựng, và thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy, “ông vua ngành sản xuất cọc sắt, hàng rào kẽm gai, lưới chống đạn B40” phục vụ cho quân đội đã nhảy vào chia phần.
Ý thức được thế lực ngầm lẫn công khai của hai đối thủ này, một mặt Lâm Huê Hồ đã khôn khéo xuống nước chịu làm nhà cung cấp nguyên liệu cho cả hai phía để cầu thân. Ông ta nghĩ, bán cho ai cũng là bán, miễn sao có lời thì thôi. Một mặt, Lâm Huê Hồ lo ngại về lâu, về dài sẽ bị lật kèo và nhiều bất trắc sẽ xảy ra. Thế là ông ta bắt đầu để mắt sang lĩnh vực cho vay vốn đang thịnh hành trong cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Một kiểu tín dụng đen, bởi chỉ hoạt động chui, không được cấp phép và tất nhiên là không hợp pháp.
Tòa nhà Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trước năm 1975. |
Trước năm 1975, tại miền Nam chỉ có một ngân hàng duy nhất thuộc quyền chế độ Sài Gòn là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với trương mục tiết kiệm nổi tiếng "Con gà ấp trứng vàng". Còn lại, tất cả những ngân hàng khác, đều do tư nhân đầu tư, hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Trong số đó, hơn một nửa là các ngân hàng khá bề thế của nước ngoài, như: Chase Manhattan của Tập đoàn dầu lửa Mỹ Rockefeller, Banque Francaise Commerciale (BFC - Pháp), Banque Francaise Asiatique (BFA - Pháp), Trung Hoa Ngân hàng, Thượng Hải Ngân hàng, của các tập đoàn tư bản Hồng Công và Đài Loan… Cùng với một số ngân hàng do người Việt Nam làm chủ. Trong số này chỉ có một người Hoa duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đó là tỉ phú Đào Mậu, Tổng giám đốc Trung Quốc ngân hàng.
Sự thật thì, các nhà tỉ phú người Hoa Chợ Lớn, không thích đầu tư vào hoạt động ngân hàng. Bởi vì ngành nghề này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Cho dù họ thừa khả năng để thuê mướn những chuyên viên giỏi về quản lý, kế toán, tài chính. Nhưng hầu hết họ đều có chung một tâm lý: chỉ muốn trực tiếp điều hành, tính toán công việc làm ăn trong những ngành ít vướng mắc đến thủ tục, giấy tờ. Nhất là càng ít liên hệ với chính quyền càng tốt. Chính vì thế mà Lâm Huê Hồ bước vào kinh doanh tiền tệ không bằng cách mở ngân hàng, mà chỉ dưới hình thức cho vay, lấy tín chấp làm chính mà không cần tín dụng.
Vào thời điểm đó, tình trạng cho vay tiền góp, mua bán hàng hóa bằng hình thức trả góp chưa thịnh hành như bây giờ. Khi cần tiền, người có nhu cầu phải vay với lãi suất cắt cổ. Phổ biến nhất là mấy tay người Chà Và Ấn Độ, thống lĩnh các con đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay), Nguyễn Phi, Trương Định và các khu vực vây quanh chợ Bến Thành, chợ Cũ, chợ Cầu Ông Lãnh… chẳng biết do đâu mà người dân gọi họ là "Chà sét-ty", chuyên cho vay với lãi suất "xanh xít - đít đu" (5 thành 6, 10 thành 12). Biết là thế, nhưng đa số dân chúng vẫn tìm đến họ, vì chưa quen với việc vay vốn ngân hàng, mới nghe đến giấy tờ, thủ tục rườm rà họ đã xá dài.
Tại Chợ Lớn cũng thế, nơi mà các hoạt động kinh doanh khá sôi nổi và phát triển. Ngoại trừ một ít những nhà tư sản, làm ăn lớn, có hãng xưởng hẳn hoi, khi cần vốn mới quan hệ với ngân hàng để vay. Tuyệt đại đa số còn lại, họ chỉ biết tìm tới những người dư dả cùng bang, trong cộng đồng để hỏi vay. Đặc biệt, giữa người Hoa với nhau, lãi suất được chủ nợ tính rất nhẹ nhàng, hợp lý.
Con số người đứng ra cho vay chuyên nghiệp tại Chợ Lớn cũng chỉ trên dưới 10 người. Lượng tiền huy động cho mỗi thân chủ vay cũng đến mức 100 triệu là tối đa. Nhưng từ khi Lâm Huê Hồ nhập cuộc thì khác hẳn. Tùy theo thân thế và sự nghiệp của mỗi người, ông ta cho vay từ năm, bảy chục ngàn đến vài tỉ. Lâm Huê Hồ đặt cơ sở cho vay tại hai địa chỉ: 70 Trần Chánh Chiếu và 12 Trần Thanh Cần. Mỗi nơi chỉ có vài nhân viên thư ký và tài phú trực tiếp làm việc với khách hàng. Thủ tục vay hết sức đơn giản. Nếu không được những người quen biết, hoặc có uy tín giới thiệu: con nợ phải chứng minh được địa chỉ, nơi cư trú một cách chính xác và rõ ràng. Kế đến, ghi vào một cuốn sổ tên họ, số tiền vay và cam kết hoàn trả đúng ngày. Tất cả được các thư ký đưa tới cho Lâm Huê Hồ duyệt xét, và người vay ký tên trước mặt ông ta là xong.
Lãi suất mà Lâm Huê Hồ đưa ra, cao nhất là 3% mỗi tháng, đối với những khoản tiền lớn. Còn những khoản tiền nhỏ, của những người kinh doanh cò con, Lâm Huê Hồ chỉ thu từ 1 - 2%. Thủ tục đã đơn giản mà mọi việc đều được tiến hành một cách nhanh chóng. Lúc nào Lâm Huê Hồ cũng có sẵn một lượng tiền mặt rất lớn để phục vụ khách hàng. Nhiều "đại xì thẩu" tiếng tăm lừng lẫy, như Lý Long Thân, Trần Thành, La Thành Nghệ, Mã Hý, Trương Văn Khôi… từng là con nợ của ông ta. Nhưng chỉ riêng hai nhân vật Lý Long Thân và Trần Thành, thì số tiền họ vay có lớn đến mấy, Lâm Huê Hồ chỉ tính lãi từ 1 - 1,5%. Đôi khi thời gian vay không lâu, ông ta... cống hỷ luôn.
Câu hỏi được đặt ra là Lâm Huê Hồ lấy đâu một lượng tiền khổng lồ như thế để kinh doanh tín dụng đen? Chắc chắn đó không phải là vốn liếng của riêng một mình ông ta, mà do một số bà con người Hoa, có tiền nhàn rỗi, không làm ăn gì, thấy cơ ngơi và thế lực của Lâm Huê Hồ quá lớn, họ đã tin tưởng, mang tới gửi cho ông ta với lãi suất chỉ 1%. Ông ta dùng khoản tiền đó cho vay xoay vòng với lãi suất gấp đôi để thu lợi. Vấn đề là Lâm Huê Hồ rất đúng hẹn, không bao giờ trả lãi chậm cho số người này. Đồng thời, bất cứ lúc nào họ muốn rút vốn ra, cũng được Lâm Huê Hồ vui vẻ đáp ứng ngay.
Sau ngày 30/4/1975, giống như hầu hết các ông vua không ngai khác, Lâm Huê Hồ đã tìm cách tẩu tán tài sản của mình. Ông ta còn cầm đầu một đường dây với quy mô lớn, thu tiền của nhiều nhà tỉ phú khác, để mua vàng tẩu tán qua Hồng Công. Lâm Huê Hồ đã tạo ra tình trạng chảy máu vàng nghiêm trọng và là nguyên nhân gây xáo trộn thị trường, làm cho giá vàng vào thời điểm đó tăng nhanh đến chóng mặt.
Khi đánh hơi được việc làm phi pháp, gây tác hại nghiêm trọng cho đất nước và xã hội của mình sẽ bị Cơ quan An ninh chính quyền mới phát giác, Lâm Huê Hồ và những kẻ đồng hội đồng thuyền, chuẩn bị vượt biên. Nhưng tất cả đã muộn màng. Ngày 10/9/1975, Lâm Huê Hồ cùng đồng bọn, bao gồm Mã Tuyên, Trần Thanh Hà, Trang Trịnh Nghi, vua xăng dầu Đào Tắc Kinh… và đám tay chân bộ hạ đang tụ tập tại nhà ông ta, chuẩn bị xuống tàu thì bị sa lưới
Đoàn Thiên Lý
Người tình 'ông trùm' và cuộc chạm trán rúng động với công tử Âu Dương
06/03/2017
04:00
GMT+7
- Lệ
Hải không vội tiến đến chỗ cặp trai gái đang ngồi mà đi thẳng lên sân
khấu. Cô giật phắt chiếc micro vứt xuống sàn và đuổi ca sĩ vào trong. Cả
vũ trường im bặt.
Là người tình của Đại Cathay, Lệ Hải nhanh chóng có chỗ đứng trong giới giang hồ. Theo Lao động, ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc, sau đó mất tích năm 1967. Lệ Hải vẫn tiếp tục cuộc sống giang hồ cho đến 1975 mới "giã từ vũ khí".
Trận ra quân đầu đời
Tiếng tăm đã có trong giới giang hồ, Lệ Hải bắt đầu chán ngán cảnh "cuộc vui suốt sáng trận cười thâu đêm" bên cạnh những người tình... không yêu.
Phải làm một cái gì đó để tiếng tăm Lệ Hải còn vang ra xa hơn. Và ngày đó đã đến. Để tăng uy lực, Lệ Hải nhờ Đạt “ba thau” xăm cho mình hình bông hồng dưới rốn và con rắn phùng mang trợn mắt ở ngực trái.
Thuở
ấy, hàng đêm tại các vũ trường không ai xa lạ gì với Âu Dương công tử.
Tên này có một lối chơi rất ngông làm mất lòng nhiều người. Mỗi lần đến
vũ trường nếu cảm thấy thích một vũ nữ nào là anh ta bắt chủ nhân phải
đóng cửa không tiếp bất cứ ai, trừ anh ta. Dĩ nhiên mức chi trả cho vũ
trường vào đêm đó rất hậu hĩnh.
Âu Dương công tử có tên thật là Hoàng Kim Lân, con trai của thượng nghị sị Hoàng Kim Qui, vốn là ông vua kẽm gai ở Sài Gòn. Là con nhà giàu, Hoàng Kim Lân hàng đêm vùi đầu vào vũ trường bên những người tình nóng bỏng. Đêm ấy, trong vòng tay Hoàng Kim Lân là vũ nữ Thùy Châu, một cô gái có nhan sắc mà tiếng đồn khiến cho Lệ Hải phải ghen tị.
Đúng với cách chơi của mình, Hoàng Kim Lân mua đứt phòng trà vào đêm đó và dĩ nhiên trên sân khấu vẫn hát ca nhưng bên dưới chỉ có anh ta và Thùy Châu
Bất ngờ, cánh cửa cách âm của phòng trà bật mở. Một nhóm thanh niên nam nữ, đi đầu là một cô gái xinh như mộng bước vào. Bảo vệ vũ trường im như thóc không dám hó hé gì vì chúng biết, đàn chị Lệ Hải đang vào.
Lệ Hải không vội tiến đến chỗ cặp trai gái đang ngồi mà đi thẳng lên sân khấu. Cô giật phắt chiếc micro vứt xuống sàn và đuổi ca sĩ vào trong. Cả vũ trường im bặt.
Nhóm bảo kê vũ trường xuất hiện biết cô gái kia là Lệ Hải nên không dám ho he nửa lời. Lệ Hải gọi quản lý bảo đưa hóa đơn tính tiền mà Hoàng Kim Lân phải trả cho đêm hôm đó rồi từ từ tiến đến bàn của hai người.
Lệ
Hải đưa hóa đơn ra trước mặt Hoàng Kim Lân và nói: "Đây là hóa đơn của
anh. Vì cái tội muốn chơi trội anh phải đóng phạt gấp 3 lần số tiền này.
Không phải lần này mà thôi, những lần sau ở bất cứ vũ trường nào cũng
thế. Nội trong ngày mai, anh phải đưa số tiền cho Thùy Châu để nó đem
đến giao cho người của tôi. Anh có quyền từ chối nhưng anh cũng nên suy
nghĩ và bàn với Thùy Châu rồi quyết định".
Nói xong, Lệ Hải và đàn em bỏ đi ngay. Đêm ấy, Thùy Châu khóc lóc van xin Hoàng Kim Lân đáp ứng những yêu cầu của Lệ Hải. Chính Lân cũng cảm thấy ngán ngại nên cũng không dám chần chừ. Lân đã đưa số tiền mà Lệ Hải yêu cầu cho Thùy Châu để cô ta đem giao cho Thanh rổ và Mary Paul - đàn em thân tín của Lệ Hải.
Bảo kê
Đã dấn thân vào chốn giang hồ, bảo kê là cách để những tay trùm và đàn em kiếm sống. Những lãnh địa được phân chia rõ ràng và không một phe phái nào có thể xâm phạm. Những cam kết bất thành văn đó kể ra còn hiệu nghiệm hơn những văn bản có dấu và chữ ký hẳn hoi.
Lệ Hải cũng không ngoại lệ. Cô cũng cần có một lãnh địa riêng cho mình. Sau vụ dằn mặt Hoàng Kim Lân, tiếng tăm của Lệ Hải nổi lên như cồn. Nhưng để những má mì lừng lẫy như Dung Khào ở Maxim, bà Tơ ở Olymya và đám vũ nữ chịu đóng tiền hụi hàng tháng, Lệ Hải tiếp tục tung chiêu mới là phải dằn mặt nhóm này để thu phục nhiều nhóm khác.
Nhóm
đầu tiên Lệ Hải chọn là nhóm của vũ nữ Ngọc Hạnh tai vũ trường Ritz.
Lệ Hải đến, Ngọc Hạnh nghe tiếng biết thế nào cũng có chuyện không hay
nên phải đon đả mời tiếp.
Quả thật thế. Sau khi Lệ Hải đề nghị chia bớt một số lợi nhuận, Ngọc Hạnh vui vẻ vui vẻ ưng thuận. Tuy nhiên, vũ nữ khi nghe con số do đàn chị đưa ra cao ngất ngưởng nên đã phải từ chối.
Chỉ cần một cái búng tay, đàn em Lệ Hải ôm cứng Ngọc Hạnh và dùng dao rạch mặt. Chưa dừng lại, chiếc xe của người tình Ngọc Hạnh cũng bị đập tan tành.
Tin này được lan rộng trong giới vũ nữ phòng trà. Từ đó, em nào được Lệ Hải hỏi thăm đều răm rắp tuân thủ. Các má mì cũng vì thế mà không dám làm trái lời Lệ Hải.
Được đà, Lệ Hải tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi mà chưa một lần quay đầu nhìn lại.
Trần Chánh Nghĩa
Là người tình của Đại Cathay, Lệ Hải nhanh chóng có chỗ đứng trong giới giang hồ. Theo Lao động, ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc, sau đó mất tích năm 1967. Lệ Hải vẫn tiếp tục cuộc sống giang hồ cho đến 1975 mới "giã từ vũ khí".
Trận ra quân đầu đời
Tiếng tăm đã có trong giới giang hồ, Lệ Hải bắt đầu chán ngán cảnh "cuộc vui suốt sáng trận cười thâu đêm" bên cạnh những người tình... không yêu.
Phải làm một cái gì đó để tiếng tăm Lệ Hải còn vang ra xa hơn. Và ngày đó đã đến. Để tăng uy lực, Lệ Hải nhờ Đạt “ba thau” xăm cho mình hình bông hồng dưới rốn và con rắn phùng mang trợn mắt ở ngực trái.
Vũ trường Tự Do trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Ảnh tư liệu, chụp năm 1969 |
Âu Dương công tử có tên thật là Hoàng Kim Lân, con trai của thượng nghị sị Hoàng Kim Qui, vốn là ông vua kẽm gai ở Sài Gòn. Là con nhà giàu, Hoàng Kim Lân hàng đêm vùi đầu vào vũ trường bên những người tình nóng bỏng. Đêm ấy, trong vòng tay Hoàng Kim Lân là vũ nữ Thùy Châu, một cô gái có nhan sắc mà tiếng đồn khiến cho Lệ Hải phải ghen tị.
Đúng với cách chơi của mình, Hoàng Kim Lân mua đứt phòng trà vào đêm đó và dĩ nhiên trên sân khấu vẫn hát ca nhưng bên dưới chỉ có anh ta và Thùy Châu
Bất ngờ, cánh cửa cách âm của phòng trà bật mở. Một nhóm thanh niên nam nữ, đi đầu là một cô gái xinh như mộng bước vào. Bảo vệ vũ trường im như thóc không dám hó hé gì vì chúng biết, đàn chị Lệ Hải đang vào.
Lệ Hải không vội tiến đến chỗ cặp trai gái đang ngồi mà đi thẳng lên sân khấu. Cô giật phắt chiếc micro vứt xuống sàn và đuổi ca sĩ vào trong. Cả vũ trường im bặt.
Nhóm bảo kê vũ trường xuất hiện biết cô gái kia là Lệ Hải nên không dám ho he nửa lời. Lệ Hải gọi quản lý bảo đưa hóa đơn tính tiền mà Hoàng Kim Lân phải trả cho đêm hôm đó rồi từ từ tiến đến bàn của hai người.
Phòng trà, vũ trường Maxim's cũng trên đường Tự Do. Ảnh tư liệu |
Nói xong, Lệ Hải và đàn em bỏ đi ngay. Đêm ấy, Thùy Châu khóc lóc van xin Hoàng Kim Lân đáp ứng những yêu cầu của Lệ Hải. Chính Lân cũng cảm thấy ngán ngại nên cũng không dám chần chừ. Lân đã đưa số tiền mà Lệ Hải yêu cầu cho Thùy Châu để cô ta đem giao cho Thanh rổ và Mary Paul - đàn em thân tín của Lệ Hải.
Bảo kê
Đã dấn thân vào chốn giang hồ, bảo kê là cách để những tay trùm và đàn em kiếm sống. Những lãnh địa được phân chia rõ ràng và không một phe phái nào có thể xâm phạm. Những cam kết bất thành văn đó kể ra còn hiệu nghiệm hơn những văn bản có dấu và chữ ký hẳn hoi.
Lệ Hải cũng không ngoại lệ. Cô cũng cần có một lãnh địa riêng cho mình. Sau vụ dằn mặt Hoàng Kim Lân, tiếng tăm của Lệ Hải nổi lên như cồn. Nhưng để những má mì lừng lẫy như Dung Khào ở Maxim, bà Tơ ở Olymya và đám vũ nữ chịu đóng tiền hụi hàng tháng, Lệ Hải tiếp tục tung chiêu mới là phải dằn mặt nhóm này để thu phục nhiều nhóm khác.
Một trang quảng cáo Dancing (vũ trường) Đại Kim Đô trên đường Đồng Khánh nay là đường Trần Hưng Đạo B. (Ảnh tư liệu). |
Quả thật thế. Sau khi Lệ Hải đề nghị chia bớt một số lợi nhuận, Ngọc Hạnh vui vẻ vui vẻ ưng thuận. Tuy nhiên, vũ nữ khi nghe con số do đàn chị đưa ra cao ngất ngưởng nên đã phải từ chối.
Chỉ cần một cái búng tay, đàn em Lệ Hải ôm cứng Ngọc Hạnh và dùng dao rạch mặt. Chưa dừng lại, chiếc xe của người tình Ngọc Hạnh cũng bị đập tan tành.
Tin này được lan rộng trong giới vũ nữ phòng trà. Từ đó, em nào được Lệ Hải hỏi thăm đều răm rắp tuân thủ. Các má mì cũng vì thế mà không dám làm trái lời Lệ Hải.
Được đà, Lệ Hải tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi mà chưa một lần quay đầu nhìn lại.
Giai nhân gây sóng gió trong giới giang hồ Sài Gòn một thời
Sự kiện: Dòng đời
Sinh ra trong gia đình quý tộc, sống trong nhung lụa từ nhỏ và tương lai xán lạn chờ đón nhưng ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, Lệ Hải đã sa chân vào chốn giang hồ và làm bồ nhí của ông “vua giang hồ không ngôi” Đại Cathay.
Cũng từ đây người phụ nữ ấy làm mưa làm gió trên chốn giang hồ…
Dùng tình để mua địa vị
Những năm trước 1975, các đại ca có máu mặt trong giới du đãng Sài Gòn mỗi khi nhắc đến Lệ Hải (tên thật Vũ Thị Bảo) là mặt mày biến sắc, kiêng nể. Lệ Hải còn có tên là “yêu nữ”, bởi cô có thể sai khiến thủ lĩnh các băng nhóm chỉ bằng cái liếc nhìn, ngay cả Đại Cathay - "ông vua giang hồ không ngai" cũng bị ả làm chết mê chết mệt từ cái liếc nhìn đầu tiên.
Xuất thân trong gia đình có địa vị ở quận Gò Vấp, TP.HCM, từ nhỏ Lệ Hải được ba mẹ chuyển lên trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt để học chương trình của Pháp, sau đó trở về Sài Gòn và học trung học ở trường dòng các xơ Saint Paul và Trường Mari Curie - ngôi trường nổi tiếng thời bấy giờ.
Khi mới lớn, Lệ Hải đã làm hàng chục công tử, thiếu gia, các tay chơi lừng danh say đắm bởi cử chỉ nhã nhặn cùng vẻ đẹp mặn mà. Việc học ở trường đối với Lệ Hải như để đối phó với gia đình, thời gian còn lại cô dành hết cho ăn chơi ca múa, lân la với đám giang hồ hỗn loạn bên ngoài.
Học xong tú tài I, Lệ Hải tự ý bỏ học và kết thân với Đức Raymond, tay chơi khét tiếng và là bạn thân của Đại Cathay. Thấy con gái bỏ học tụ tập chơi bời với đám bạn xấu, gia đình lên phương án cho con đi du học ở Pháp nhưng Lệ Hải phản đối quyết liệt. Nhiều lúc thấy ba mẹ mình buồn chán vì đứa con gái “hư hỏng”, Lệ Hải cười nói trấn an: “Nếu cần tiền thì con chỉ cần ngồi với đám đại gia trong vũ trường là có đủ rồi. Nhan sắc của con thế này là đủ để con có quyền lực rồi”. Câu nói này của Lệ Hải như một sự so sánh mà cô đem ra ngụy biện nhằm miễn cưỡng với gia đình để khỏi bị “đày” qua trời Tây du học.
Trên thực tế, Lệ Hải không đẹp đến mức “hoa nhường nguyệt thẹn” nhưng cũng đủ để hàng trăm gã đàn ông lắm tiền nhiều của tiêu vài ba đời không hết ao ước sở hữu trái tim cô. Nhưng vốn bản chất thông minh, ăn nói nhỏ nhẹ lịch thiệp, mục đích của Lệ Hải là muốn ngoi lên làm trùm trong thế giới ngầm thời bấy giờ. Nghe danh Đại Cathay, thủ lĩnh tứ đại thiên vương Sài Gòn: Đại – Tỳ - Cái – Thế, nhưng chưa có dịp diện kiến; biết Đức Raymond là bạn thân với Đại Cathay, Lệ Hải dùng tình cảm chinh phục để Đức Raymond xếp cho mình được gặp thần tượng.
Một đêm đi dạo cùng Đức Raymond, Lệ Hải rót mật vào tai thế nào mà vị thiếu gia này lái thẳng chiếc xe Toyota vào nhà hàng Mỹ Cảnh nhậu nhẹt, Đại Cathay cũng có mặt tại đây. Ngay lần đầu tiên gặp thần tượng, Lệ Hải như giải tỏa được sự khao khát tận mắt chứng kiến ông trùm du đãng bằng xương bằng thịt. Tại buổi tiệc này, đôi mắt đa tình của cô thiếu nữ tuổi trăng tròn đã hớp hồn gã tướng cướp không ngai trong thế giới ngầm.
Tan buổi tiệc hôm đó, Lệ Hải vui vẻ tay trong tay với Đại Cathay đi hưởng “tuần trăng mật”. Khi ấy, Lệ Hải vừa tròn 17 tuổi. Nói về Đức Raymond, sau khi tan buổi tiệc thì chân thấp chân cao bước đi không nổi khỏi nhà hàng. Lúc này gã mới nhận ra con nhỏ ranh miệng còn hôi sữa và thằng bạn thân cắm sừng mình. Nhưng vì thế lực của Đại Cathay quá lớn nên gã đành nín lặng và chỉ biết trách mình ngu ngơ bị người tình lợi dụng.
Nhưng với vị thế của mình, Đại Cathay xem Lệ Hải cũng chỉ là khách qua đường, bởi trong tay gã có biết bao mỹ nhân khác. Lệ Hải cũng chỉ lợi dụng uy danh của Đại Cathay để ngoi lên làm trùm. Vì vậy, mối quan hệ hai người chỉ tồn tại một thời gian là rạn nứt, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để đám giang hồ Sài Gòn bấy giờ kiêng dè trước Lệ Hải.
Những vụ lấy số của Lệ Hải và hàng loạt vụ cướp rúng động Sài Gòn
Lúc này tên tuổi của Lệ Hải nổi như cồn trong giới giang hồ, cô tiếp tục cặp với công tử Bạch Tuyết. Vị thiếu gia này không phải là tay đâm thuê chém mướn nhưng cách tiêu tiền không khác gì công tử Bạc Liêu. Mỗi khi có chuyện rắc rối, Bạch Tuyết sẵn sàng rút hầu bao để giải quyết mâu thuẫn nên được giang hồ xếp chiếu trên.
Trong thời gian theo đuổi Lệ Hải, Bạch Tuyết phát hiện ra mối quan hệ phức tạp của người người tình và Đại Cathay cùng Đức Raymond. Giới giang hồ cho rằng, thời gian này tinh thần vị công tử này bị suy sụp hoàn toàn, nếu Đại Cathay và Đức Raymond là một người nào khác thì có lẽ chết không toàn thây, nhưng thế lực của Đại Cathay quá lớn, ngay cả chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ còn kiêng nể nên ý định trả thù của thiếu gia Bạch Tuyết gác lại.
Buồn chán, Bạch Tuyết lên Đà Lạt mua rất nhiều loại hoa về chất đầy trong phòng khách sạn Palace, sau đó đi uống rượu thật say. Tối về Bạch Tuyết uống một nắm thuốc ngủ và an giấc ngàn thu. Sau khi khám nghiệm, nhà chức trách phát hiện Bạch Tuyết để lại hiện trường một bức thư trong đó có câu: “Ta gọi tên em là yêu nữ”. Từ đây tên "yêu nữ" Lệ Hải ra đời, một thiếu nữ diễm lệ mới chân ướt chân ráo vào chốn giang hồ đã trở thành chiếu trên nhờ sự ma mị và lạnh lùng. Sau này Lệ Hải cặp bồ với nhiều nhận vật có thế lực khác, vừa có tiền vừa thỏa mãn tình.
Để lột xác trở thành nữ chúa có uy lực, Lệ Hải nhờ Đạt “ba thau” xăm hình một bông hồng dưới rốn và một con rắn phùng mang trợn mắt ở ngực trái. Từ đây ả bắt đầu lao vào những cuộc thanh trừng đối thủ để soán ngôi.
Khi địa vị và danh tiếng đang nổi, Lệ Hải liền tận dụng ngay cho phi vụ đầu tiên đề lấy số má. Ỷ mình giàu có và thế lực, Hoàng Kim Lân, biệt danh Âu Dương – con của ông "vua kẽm gai" kiêm thượng nghị sĩ, tỷ phú Hoàng Kim Quy, nếu phải lòng vũ nữ nào là hằng đêm vũ trường đó đóng cửa không tiếp khách mà chỉ tiếp công tử cùng vũ nữ đó. Tại vũ trường trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1), Hoàng Kim Lân đang ngồi thưởng thức điệu nhảy của mỹ nhân Thùy Châu thì bất ngờ Lệ Hải cùng đàn em xông thẳng vào. Biết Lệ Hải từng là người tình Đại Cathay nên nhóm bảo vệ không đám ngăn chặn mà lễ phép cúi đầu chào.
Vào bên trong thấy Thùy Châu đang hát, Lệ Hải đi tới giật chiếc micro vứt xuống sàn rồi nhảy tót lên bàn Hoàng Kim Lân ngồi nhếch môi cười đểu. Sau đó bắt quản lý vũ trường đưa hóa đơn tính tiền của công tử họ Hoàng ra để dằn mặt: “Tối mai mày không đưa tao gấp ba số tiền trong hóa đơn này thì xem như mày và con nhỏ này không còn tồn tại ở thành phố này nữa”. Nói xong thị ngoắt tay cùng đám lâu la rút lui.
Thùy Châu sợ hãi, mặt cắt không còn chút máu. Bản thân Hoàng Kim Lân phần sợ cái uy của Lệ Hải, phần thương Thùy Châu nên hôm sau nhờ Thanh “rỗ” và Mary Paul đem tiền đưa cho “nữ quái”. Sau phi vụ này, tiếng tăm Lệ Hải nổi như cồn. Từ đó danh sách các ca ve có tiếng hoạt động vũ trường ở Sài Gòn đều phải đóng hụi chết hằng tháng.
Ngoài ra, thủ đoạn dằn mặt của Lệ Hải với đối phương hết sức tàn bạo. Để bảo kê vũ trường này, Lệ Hải gặp mặt và yêu cầu Ngọc Hạnh - chủ vũ trường ở đường Trần Hưng Đạo, quận 5, hằng đêm phải đưa cho mình một số tiền trên trời. Nghe Ngọc Hạnh năn nỉ giảm bớt xuống vì mình không có khả năng thì Lệ Hải trợn mắt nói: “Vậy tối nay tao tặng mày món quà”. Nói là làm, ngay đêm đó, một chiếc xe hơi đời mới chầm chậm đỗ trước vũ trường đón Ngọc Hạnh thì bất ngờ hai thanh niên lao tới “tặng” cô nhiều vết dao lam trên mặt. Bạn trai của vũ nữ này cũng bị đàn em Lệ Hải dần cho một trận.
Từ đó mỗi khi Lệ Hải tới vũ trường nào là các "má mì", vũ nữ tự động đem tiền tới nhét vào túi thị. Lệ Hải còn bắt tay với Minh "đen" thực hiện vụ cướp 4 triệu tiền mặt, vàng (tương đương 200 cây vàng thời đó), 50 chiếc nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carar ở đền Sòng Sơn. Sau khi Minh "đen" sa lưới, Lệ Hải kết hợp với Bình Toyota thực hiện vụ cướp xe hơi táo tợn.
Bằng sắc đẹp của mình, Lệ Hải giả vờ làm quen với các đại gia rồi dụ họ lái xe hơi tới những nơi vắng vẻ để đồng bọn ra tay cướp. Theo giới giang hồ, sau ngày giải phóng 30.4.1975, Lệ Hải lấy một thiếu tá chế độ cũ rồi xuất cảnh, trong một lần ân ái, ông này bị thượng mã phong và Lệ Hải một mình lầm lũi trong chuỗi ngày cô độc ở Anh. Có giai thoại kể rằng, sau này Lệ Hải có về nước, nhắc lại chuyện xưa nàng cười: “Quá khứ, quên hết rồi!”.
Theo Thiên Nguyệt (Dòng Đời) (Thiên Nguyệt (Dòng Đời))
Dùng tình để mua địa vị
Những năm trước 1975, các đại ca có máu mặt trong giới du đãng Sài Gòn mỗi khi nhắc đến Lệ Hải (tên thật Vũ Thị Bảo) là mặt mày biến sắc, kiêng nể. Lệ Hải còn có tên là “yêu nữ”, bởi cô có thể sai khiến thủ lĩnh các băng nhóm chỉ bằng cái liếc nhìn, ngay cả Đại Cathay - "ông vua giang hồ không ngai" cũng bị ả làm chết mê chết mệt từ cái liếc nhìn đầu tiên.
Đường phố Sài Gòn nơi Lệ Hải cùng đồng bọn gây ra hàng chục vụ cướp
Xuất thân trong gia đình có địa vị ở quận Gò Vấp, TP.HCM, từ nhỏ Lệ Hải được ba mẹ chuyển lên trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt để học chương trình của Pháp, sau đó trở về Sài Gòn và học trung học ở trường dòng các xơ Saint Paul và Trường Mari Curie - ngôi trường nổi tiếng thời bấy giờ.
Khi mới lớn, Lệ Hải đã làm hàng chục công tử, thiếu gia, các tay chơi lừng danh say đắm bởi cử chỉ nhã nhặn cùng vẻ đẹp mặn mà. Việc học ở trường đối với Lệ Hải như để đối phó với gia đình, thời gian còn lại cô dành hết cho ăn chơi ca múa, lân la với đám giang hồ hỗn loạn bên ngoài.
Học xong tú tài I, Lệ Hải tự ý bỏ học và kết thân với Đức Raymond, tay chơi khét tiếng và là bạn thân của Đại Cathay. Thấy con gái bỏ học tụ tập chơi bời với đám bạn xấu, gia đình lên phương án cho con đi du học ở Pháp nhưng Lệ Hải phản đối quyết liệt. Nhiều lúc thấy ba mẹ mình buồn chán vì đứa con gái “hư hỏng”, Lệ Hải cười nói trấn an: “Nếu cần tiền thì con chỉ cần ngồi với đám đại gia trong vũ trường là có đủ rồi. Nhan sắc của con thế này là đủ để con có quyền lực rồi”. Câu nói này của Lệ Hải như một sự so sánh mà cô đem ra ngụy biện nhằm miễn cưỡng với gia đình để khỏi bị “đày” qua trời Tây du học.
Trên thực tế, Lệ Hải không đẹp đến mức “hoa nhường nguyệt thẹn” nhưng cũng đủ để hàng trăm gã đàn ông lắm tiền nhiều của tiêu vài ba đời không hết ao ước sở hữu trái tim cô. Nhưng vốn bản chất thông minh, ăn nói nhỏ nhẹ lịch thiệp, mục đích của Lệ Hải là muốn ngoi lên làm trùm trong thế giới ngầm thời bấy giờ. Nghe danh Đại Cathay, thủ lĩnh tứ đại thiên vương Sài Gòn: Đại – Tỳ - Cái – Thế, nhưng chưa có dịp diện kiến; biết Đức Raymond là bạn thân với Đại Cathay, Lệ Hải dùng tình cảm chinh phục để Đức Raymond xếp cho mình được gặp thần tượng.
Đại Cathay
Một đêm đi dạo cùng Đức Raymond, Lệ Hải rót mật vào tai thế nào mà vị thiếu gia này lái thẳng chiếc xe Toyota vào nhà hàng Mỹ Cảnh nhậu nhẹt, Đại Cathay cũng có mặt tại đây. Ngay lần đầu tiên gặp thần tượng, Lệ Hải như giải tỏa được sự khao khát tận mắt chứng kiến ông trùm du đãng bằng xương bằng thịt. Tại buổi tiệc này, đôi mắt đa tình của cô thiếu nữ tuổi trăng tròn đã hớp hồn gã tướng cướp không ngai trong thế giới ngầm.
Tan buổi tiệc hôm đó, Lệ Hải vui vẻ tay trong tay với Đại Cathay đi hưởng “tuần trăng mật”. Khi ấy, Lệ Hải vừa tròn 17 tuổi. Nói về Đức Raymond, sau khi tan buổi tiệc thì chân thấp chân cao bước đi không nổi khỏi nhà hàng. Lúc này gã mới nhận ra con nhỏ ranh miệng còn hôi sữa và thằng bạn thân cắm sừng mình. Nhưng vì thế lực của Đại Cathay quá lớn nên gã đành nín lặng và chỉ biết trách mình ngu ngơ bị người tình lợi dụng.
Nhưng với vị thế của mình, Đại Cathay xem Lệ Hải cũng chỉ là khách qua đường, bởi trong tay gã có biết bao mỹ nhân khác. Lệ Hải cũng chỉ lợi dụng uy danh của Đại Cathay để ngoi lên làm trùm. Vì vậy, mối quan hệ hai người chỉ tồn tại một thời gian là rạn nứt, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để đám giang hồ Sài Gòn bấy giờ kiêng dè trước Lệ Hải.
Những vụ lấy số của Lệ Hải và hàng loạt vụ cướp rúng động Sài Gòn
Lúc này tên tuổi của Lệ Hải nổi như cồn trong giới giang hồ, cô tiếp tục cặp với công tử Bạch Tuyết. Vị thiếu gia này không phải là tay đâm thuê chém mướn nhưng cách tiêu tiền không khác gì công tử Bạc Liêu. Mỗi khi có chuyện rắc rối, Bạch Tuyết sẵn sàng rút hầu bao để giải quyết mâu thuẫn nên được giang hồ xếp chiếu trên.
Trong thời gian theo đuổi Lệ Hải, Bạch Tuyết phát hiện ra mối quan hệ phức tạp của người người tình và Đại Cathay cùng Đức Raymond. Giới giang hồ cho rằng, thời gian này tinh thần vị công tử này bị suy sụp hoàn toàn, nếu Đại Cathay và Đức Raymond là một người nào khác thì có lẽ chết không toàn thây, nhưng thế lực của Đại Cathay quá lớn, ngay cả chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ còn kiêng nể nên ý định trả thù của thiếu gia Bạch Tuyết gác lại.
Buồn chán, Bạch Tuyết lên Đà Lạt mua rất nhiều loại hoa về chất đầy trong phòng khách sạn Palace, sau đó đi uống rượu thật say. Tối về Bạch Tuyết uống một nắm thuốc ngủ và an giấc ngàn thu. Sau khi khám nghiệm, nhà chức trách phát hiện Bạch Tuyết để lại hiện trường một bức thư trong đó có câu: “Ta gọi tên em là yêu nữ”. Từ đây tên "yêu nữ" Lệ Hải ra đời, một thiếu nữ diễm lệ mới chân ướt chân ráo vào chốn giang hồ đã trở thành chiếu trên nhờ sự ma mị và lạnh lùng. Sau này Lệ Hải cặp bồ với nhiều nhận vật có thế lực khác, vừa có tiền vừa thỏa mãn tình.
Vũ nữ Sài Gòn đều phải đóng "hụi chết" cho Lệ Hải.
Để lột xác trở thành nữ chúa có uy lực, Lệ Hải nhờ Đạt “ba thau” xăm hình một bông hồng dưới rốn và một con rắn phùng mang trợn mắt ở ngực trái. Từ đây ả bắt đầu lao vào những cuộc thanh trừng đối thủ để soán ngôi.
Khi địa vị và danh tiếng đang nổi, Lệ Hải liền tận dụng ngay cho phi vụ đầu tiên đề lấy số má. Ỷ mình giàu có và thế lực, Hoàng Kim Lân, biệt danh Âu Dương – con của ông "vua kẽm gai" kiêm thượng nghị sĩ, tỷ phú Hoàng Kim Quy, nếu phải lòng vũ nữ nào là hằng đêm vũ trường đó đóng cửa không tiếp khách mà chỉ tiếp công tử cùng vũ nữ đó. Tại vũ trường trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1), Hoàng Kim Lân đang ngồi thưởng thức điệu nhảy của mỹ nhân Thùy Châu thì bất ngờ Lệ Hải cùng đàn em xông thẳng vào. Biết Lệ Hải từng là người tình Đại Cathay nên nhóm bảo vệ không đám ngăn chặn mà lễ phép cúi đầu chào.
Vào bên trong thấy Thùy Châu đang hát, Lệ Hải đi tới giật chiếc micro vứt xuống sàn rồi nhảy tót lên bàn Hoàng Kim Lân ngồi nhếch môi cười đểu. Sau đó bắt quản lý vũ trường đưa hóa đơn tính tiền của công tử họ Hoàng ra để dằn mặt: “Tối mai mày không đưa tao gấp ba số tiền trong hóa đơn này thì xem như mày và con nhỏ này không còn tồn tại ở thành phố này nữa”. Nói xong thị ngoắt tay cùng đám lâu la rút lui.
Thùy Châu sợ hãi, mặt cắt không còn chút máu. Bản thân Hoàng Kim Lân phần sợ cái uy của Lệ Hải, phần thương Thùy Châu nên hôm sau nhờ Thanh “rỗ” và Mary Paul đem tiền đưa cho “nữ quái”. Sau phi vụ này, tiếng tăm Lệ Hải nổi như cồn. Từ đó danh sách các ca ve có tiếng hoạt động vũ trường ở Sài Gòn đều phải đóng hụi chết hằng tháng.
Ngoài ra, thủ đoạn dằn mặt của Lệ Hải với đối phương hết sức tàn bạo. Để bảo kê vũ trường này, Lệ Hải gặp mặt và yêu cầu Ngọc Hạnh - chủ vũ trường ở đường Trần Hưng Đạo, quận 5, hằng đêm phải đưa cho mình một số tiền trên trời. Nghe Ngọc Hạnh năn nỉ giảm bớt xuống vì mình không có khả năng thì Lệ Hải trợn mắt nói: “Vậy tối nay tao tặng mày món quà”. Nói là làm, ngay đêm đó, một chiếc xe hơi đời mới chầm chậm đỗ trước vũ trường đón Ngọc Hạnh thì bất ngờ hai thanh niên lao tới “tặng” cô nhiều vết dao lam trên mặt. Bạn trai của vũ nữ này cũng bị đàn em Lệ Hải dần cho một trận.
Từ đó mỗi khi Lệ Hải tới vũ trường nào là các "má mì", vũ nữ tự động đem tiền tới nhét vào túi thị. Lệ Hải còn bắt tay với Minh "đen" thực hiện vụ cướp 4 triệu tiền mặt, vàng (tương đương 200 cây vàng thời đó), 50 chiếc nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carar ở đền Sòng Sơn. Sau khi Minh "đen" sa lưới, Lệ Hải kết hợp với Bình Toyota thực hiện vụ cướp xe hơi táo tợn.
Bằng sắc đẹp của mình, Lệ Hải giả vờ làm quen với các đại gia rồi dụ họ lái xe hơi tới những nơi vắng vẻ để đồng bọn ra tay cướp. Theo giới giang hồ, sau ngày giải phóng 30.4.1975, Lệ Hải lấy một thiếu tá chế độ cũ rồi xuất cảnh, trong một lần ân ái, ông này bị thượng mã phong và Lệ Hải một mình lầm lũi trong chuỗi ngày cô độc ở Anh. Có giai thoại kể rằng, sau này Lệ Hải có về nước, nhắc lại chuyện xưa nàng cười: “Quá khứ, quên hết rồi!”.
Nhận xét
Đăng nhận xét