Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa -P1
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P2




Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra

Trang Ly |



Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra
Hình ảnh mang tính minh họa.

Cách đây 29 năm, tiêm kích MiG-25 được cho là đã bắn hạ một vật thể bay không xác định (UFO) ở phía trên khu vực gần dãy núi Kavkaz.

Đối với người ham thích tìm hiểu về UFO, sự cố UFO tại Roswell xảy ra vào giữa năm 1947 tại một nông trại gần thị trấn Roswell, tiểu bang New Mexico, Mỹ được xem là vụ việc liên quan đến vật thể bay không xác định nổi tiếng nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, theo thống kê, có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn báo cáo của các nhân chứng liên quan đến việc đụng độ UFO trên toàn thế giới. 
Dưới đây là những vụ đụng độ UFO bí hiểm ít người biết đến:
1. Cuộc đụng độ giữa tiêm kích MiG-25 và UFO
Theo các báo cáo được công bố sau khi Liên Xô tan rã, vào khoảng 11 giờ sáng ngày 10/8/1989, một phi đội trên tiêm kích MiG-25 đã đụng độ UFO khi bay qua thành phố Prohladnyi gần dãy núi Kavkaz.
Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra - Ảnh 1.
Cũng theo báo cáo, chiếc UFO đã bị trúng tên lửa của MiG-25 rồi rơi ở một vị trí đâu đó ở vùng núi Kavkaz. Không quân Liên Xô lập tức cử máy bay trực thăng Mil Mi-8 đi điều tra vị trí rơi của vật thể lạ.Kết quả, một chiếc máy bay hình đĩa được tìm thấy tại khu vực gần Nizhniy Chegem. 
Tất cả những phần còn lại của vật thể lạ được thu hồi và mang đến Căn cứ Không quân Mozdok gần đó. Theo báo cáo, KGB nhanh chóng thành lập một đội điều tra đặc biệt nhằm dựng lại thiết kế của máy bay hình đĩa, từ đó định hình công nghệ ngoài hành tinh được sử dụng trên vật thể vừa thu được.
Được biết, phần còn lại của máy bay hình đĩa sớm được vận chuyển đến một trong những địa điểm tuyệt mật nhất Liên Xô - Kapustin Yar, khu vực được xem là "Vùng 51 của Liên Xô".
2. Vật thể hình cầu đâm vào núi phát nổ, để lại kim loại kỳ lạ ở Liên Xô
Tối ngày 29/1/1986, một vật thể hình cầu khổng lồ màu đỏ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời đêm trước sự chứng kiến của hàng trăm nhân chứng tại thị trấn khai thác nhỏ Dalnegorsk, ở phía đông nam của Liên Xô.
Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra - Ảnh 2.
Sau khi di chuyển với tốc độ vừa phải qua thị trấn trong một vài phút, quả cầu khổng lồ dường như bị hỏng hóc, cuối cùng nó đâm sầm vào núi Izvestkovaya, còn gọi là "Height 611" hay "Hill 611".
Trước khi giới điều tra chính thức của Liên Xô đến hiện trường, một số người dân tò mò đã đến và tìm thấy những miếng đá giống như loại đá kỳ lạ của người Viking, giống kim loại. Người dân nhanh chóng giao chúng cho nhà điều tra trưởng Valeri Dvuzhilni thuộc Ủy ban Viễn Đông về Hiện tượng dị thường.
Khi các nhà điều tra kiểm tra hiện trường kỹ lưỡng hơn, họ phát hiện ra những giọt kim loại nhỏ đã đông đặc, có kích thước từ 2 đến 5 mm. Sau khi được kiểm tra, những giọt kim loại này có cấu trúc bên trong vô cùng phức tạp: Trong lõi là sợi kim loại, lớp thứ hai là sợi vàng, được bao bọc bên ngoài bằng tinh thể thạch anh. Các nhà điều tra nhận định, chúng là tác phẩm của một thiết kế thông minh và vô vùng tinh xảo.
Ngoài ra, tại hiện trường, các nhà điều tra phát hiện phần gốc cây bị cháy xém, một nửa bị tan chảy hoàn toàn thành carbon. Họ nhận định, để gỗ cháy tạo ra carbon lỏng như thế cần một nhiệt lượng vượt quá 3.000 độ C. Vụ việc vẫn chưa được giải thích ràng.
3. Vụ nổ khổng lồ cách đây 40 năm ở Nam Mỹ
Trên dãy núi gần thành phố Bermejo, Bolivia, khu vực biên giới gần Argentina, hàng nghìn người đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng có 1-0-2 trong đời: Một UFO bị rơi và bốc cháy ngùn ngụt trong biển lửa khổng lồ.
Lúc đó là 16:15 ngày 6/5/1978. Theo báo cáo của người dân, "tiếng nổ cực lớn" có thể nghe thấy cách vị trí nổ 240km. Thậm chí, sóng xung kích còn khiến mọi cửa kính bị vỡ trong vòng bán kính 48km.
Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra - Ảnh 3.
Sau vụ nổ, người dân Bolivia nghi ngờ "tiếng nổ cực lớn" là kết quả của một vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Trong khi đó, chính quyền Argentina triển khai quân đội đến vùng núi biên giới để điều tra rõ thực hư về vật thể lạ. Vụ điều tra kéo dài hàng tuần liền.
Trên thực tế, Không quân Bolivia cũng đã đến hiện trường điều tra, tuy nhiên họ không thu thập được gì nhiều. Ít lâu sau, truyền thông Argentina thông báo, Không quân nước này đã có phát hiện lịch sử. NASA lập tức chú ý. Tuy nhiên, thay vì quan chức NASA đến điều tra, Không quân Mỹ được cử đi với nhiệm vụ thu thập những phần còn sót lại sau vụ nổ về Mỹ.
Giống như câu chuyện của sự cố UFO tại Roswell, những mảnh vỡ còn lại sau khi được quân đội Mỹ thu thập đều... "bặt vô âm tím" về sau. 
4. UFO vần vũ trên bầu trời đêm ở Anh
Sự việc kỳ lạ xảy ra trong một đêm 2009 trên bờ biển Wilsthorpe, Anh có lẽ trở thành ký ức không thể quên đối với cặp vợ chồng trẻ.
Cuộc chạm trán giữa tiêm kích Liên Xô và UFO: Vật thể lạ thất thủ, KGB vào cuộc điều tra - Ảnh 5.
23 giờ một ngày tháng 9 năm đó, họ cùng nhìn thấy khoảng 40 vật thể bay lạ trên bầu trời đêm ở vùng Bắc Hải. Chúng cứ lơ lửng trên bầu trời đêm hàng tiếng đồng hồ. Vì nghĩ rằng đó là dàn máy bay tập trận của quân đội, đôi vợ chồng trẻ không quá để tâm.
Tuy nhiên, sáng sớm ngày mai họ bị tiếng động cơ ầm ĩ của trực thăng quân đội đánh thức. Hai chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook mang theo đội quân trang bị vũ khí vây kín đoạn bờ biển trước nhà cặp vợ chồng trẻ.
Một số người đang cầm máy dò kim loại rà soát khắp bờ biển. Sau đó, họ nghe thấy âm thanh của súng tự động rồi kế đến là một tiếng nổ lớn. 
Khi các nhà điều tra UFO yêu cầu quân đội Anh thông tin về sự hiện diện của họ trên bờ biển Wilsthorpe vào sáng hôm đó, thậm chí hỏi thẳng rằng liệu UFO có bị rơi trên bãi biển hay trên biển hay không, thì họ nhận được câu trả lời rằng đó chỉ là một "cuộc tập trận quân sự thông thường". 
Một chuyên gia về UFO là Paul Sinclair dĩ nhiên không hài lòng với lời giải thích đó và tiếp tục điều tra vụ việc.
Bài viết sử dụng nguồn: Listverse - Ảnh: Internet
theo Helino

Nhân viên tình báo Mỹ bị kết án 15 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc

Hansen thường xuyên gặp tình báo Trung Quốc và được trả hơn 800.000 USD để cung cấp thông tin mật.




Ron Rockwell Hansen. Ảnh: 
Ron Rockwell Hansen. Ảnh: 
Ron Rockwell Hansen, 58 tuổi, hôm 15/3 nhận tội trong một thỏa thuận với công tố viên Mỹ. Ông ta sẽ phải ngồi tù 15 năm vì đã cố gắng thu thập và cung cấp thông tin quốc phòng để hỗ trợ chính phủ nước ngoài, theo AFP.
Hansen là cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) hoạt động tại Bắc Kinh, bị bắt hồi tháng 6 năm ngoái khi đang chuẩn bị lên chuyến bay tới Trung Quốc, mang theo tài liệu mật.
Các nhà điều tra cho biết ông ta thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nga, đã gặp khủng hoảng tài chính từ năm 2013 tới 2016 và được tình báo Trung Quốc trả hơn 800.000 USD để mua thông tin mật của Mỹ.
Họ phát hiện ông ta thường xuyên gặp gỡ các nhân viên tình báo Trung Quốc nhưng không hề báo cáo, sử dụng điện thoại di động do Trung Quốc cung cấp và giữ lại các thông tin mật mà ông ta không được phép tiếp cận. Hành động của Hansen bị phanh phui vào năm 2016, khi ông ta cố gắng chiêu mộ một đồng nghiệp và người này đã báo cấp trên.
Tình báo Mỹ đang trong nỗ lực chống lại cuộc tấn công gián điệp của Trung Quốc, khi mạng lưới thông tin về Trung Quốc của CIA bị Bắc Kinh phát hiện vài năm trước, với một số nhân viên Mỹ bị lộ tẩy làm gián điệp cho Trung Quốc.
Hồi tháng 1/2018, cựu nhân viên CIA là Jerry Chun Shing Lee bị bắt với cáo buộc bán thông tin cho Trung Quốc. Ông ta được cho là đã cung cấp thông tin cho phép Trung Quốc triệt hạ mạng lưới của CIA từ năm 2010 tới 2012.
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Kevin Mallory bị bắt năm 2017 vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Mỹ khác là Candace Marie Claiborne cũng bị bắt vì nhận tiền của tình báo Trung Quốc, dù cô không bị cáo buộc cung cấp thông tin để trao đổi.
Hồng Hạnh

Canh bạc CIA giăng bẫy nghi can gián điệp Trung Quốc

CIA từng chủ ý để một nghi can gián điệp rời khỏi Mỹ cách đây 5 năm nhằm tìm cơ hội vạch trần toàn bộ mạng lưới đứng sau.




Cuối năm 2010, CIA nhận ra các đặc vụ của mình ở Trung Quốc liên tục biến mất và họ nghi ngờ nguyên nhân là do có nội gián. Ảnh minh họa: New York Times.
Cuối năm 2010, CIA nhận ra các đặc vụ của mình ở Trung Quốc liên tục biến mất và họ nghi ngờ nguyên nhân là do có nội gián. Ảnh minh họa: New York Times.
Đối mặt với một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hồi năm 2013, các đặc vụ liên bang Mỹ đã quyết định chấp nhận mạo hiểm có tính toán. Họ không tra hỏi ông ta về những tài liệu mật mà họ tìm thấy trước đó trong cặp của người này. Và họ cũng không hỏi điều họ muốn biết nhất: Liệu ông ta có phải một gián điệp làm việc cho Trung Quốc không.
Chính phủ Trung Quốc hồi năm 2010 được cho là đã làm tan rã mạng lưới điệp viên mà CIA phải mất hai năm để xây dựng nhờ nguồn tin nội gián. Vậy nên, chính quyền Mỹ tiến hành một chiến dịch săn lùng điệp viên tay trong và cựu nhân viên CIA Jerry Chun Shing Lee là nghi can hàng đầu, theo New York Times.
Canh bạc
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có thể bắt Lee ngay lập tức dựa vào các ghi chú, tài liệu nhạy cảm ông ta nắm giữ, nhưng nội bộ lực lượng bí mật đặc biệt của chính phủ lại xảy ra tranh cãi. Các điều tra viên chưa muốn hành động vì sợ "đánh rắn động cỏ". Nếu Lee là kẻ phản bội, bắt giữ ông ta vì một cáo buộc không liên quan sẽ báo động phía Trung Quốc và cho họ thêm thời gian đủ để xóa bỏ mọi dấu vết. Nếu Lee không phải nội gián, một vụ bắt giữ sẽ giúp kẻ phản bội thật sự nhận ra tình thế nguy hiểm và trốn thoát.
Vì thế, FBI đã để Lee trở về Hong Kong đoàn tụ với gia đình, theo tài liệu tòa án. Các đặc vụ, làm việc tại một văn phòng ở bắc Virginia, đánh cược rằng chỉ cần bình tĩnh, kiên nhẫn theo dõi, họ sẽ biết được bằng cách nào Trung Quốc có thể phá vỡ mạng lưới tình báo của Mỹ và xác định rõ liệu Lee có nhúng tay vào hay không.
Gần 5 năm sau, khi Lee bất ngờ trở về Mỹ hồi đầu tuần, FBI bắt đầu hành động. Bước xuống khỏi phi cơ tại sân bay quốc tế Kennedy hôm 15/1, đi qua khu vực hải quan, Lee được đặc vụ FBI Kellie O' Brien gọi tên. Lee trả lời và ông bị bắt.
Tuy nhiên, ngoài một cáo buộc đối với Lee mà thực tế các nhà điều tra Mỹ hoàn toàn có thể đưa ra cách đây nhiều năm, không có bất kỳ bước tiến nào khác. Họ vẫn chưa biết Lee liên quan đến vụ việc như thế nào.
Một quan chức ở Washington cho hay hiện họ không có ý định buộc Lee tội gián điệp, cung cấp bí mật của Mỹ cho Trung Quốc hay bất kỳ cáo buộc nào khác. Lee chỉ bị kết tội lưu trữ trái phép thông tin mật. Câu hỏi bằng cách nào Trung Quốc khám phá được mạng lưới thông tin của CIA vẫn còn bỏ ngỏ.
New York Times đưa tin về việc mạng lưới CIA ở Trung Quốc bị lật tẩy hồi năm ngoái, dẫn thông tin từ 10 quan chức chính phủ Mỹ, những người không được phép chia sẻ công khai về cuộc điều tra. Một số nguồn tin miêu tả Lee là nghi can chính.
Chân dung Jerry Chun Shing Lee. Ảnh: South China Morning Post.
Chân dung Jerry Chun Shing Lee. Ảnh: South China Morning Post.
Lee, 53 tuổi, từng có một sự nghiệp đáng chú ý ở CIA. Ông trở thành công dân Mỹ và sau 4 năm phục vụ trong quân đội, Lee theo học ngành quản trị kinh doanh quốc tế tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii. Lee tốt nghiệp năm 1992. Trải qua một năm, ông tiếp tục nhận tấm bằng thạc sĩ về quản trị nguồn nhân lực.
Kể từ đây, Lee gia nhập CIA, mang vỏ bọc một nhà ngoại giao để thực hiện nhiệm vụ bí mật. Theo hồ sơ lưu trú cũ, Lee dường như từng hoạt động ở Tokyo, Nhật Bản, từ năm 1999 đến năm 2002. Nhà chức trách Mỹ cho biết Lee cũng từng làm việc cho Chi nhánh Đông Á tại trụ sở chính CIA và văn phòng CIA ở Bắc Kinh trước khi thôi việc vào năm 2007 và đến Hong Kong.
Cuối năm 2010, thời điểm CIA nhận ra các gián điệp của mình liên tục biến mất, sự nghi ngờ chưa đổ dồn vào Lee. Khi mối lo lắng nội gián ngày càng lớn dần lên, chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc biệt bao gồm các quan chức, đặc vụ từ cả CIA và FBI. Ông Charles McGonigal, đặc vụ phản gián kỳ cựu của FBI, nhận trách nhiệm lãnh đạo đơn vị này.
Tình trạng các điệp viên biến mất tiếp tục diễn ra. Họ đa phần bị giết hoặc bi bắt giữ ở Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích kết luận Lee biết danh tính rất nhiều người dù đã rời khỏi CIA nhiều năm. Không ai khác ngoài Lee đã làm lộ những bí mật về ma trận mà chính phủ sử dụng để xác định các mối đe dọa gián điệp tiềm tàng, một cựu quan chức Mỹ nhớ lại.
Nhưng những dấu hiệu cảnh báo có thể sai. Tại CIA, vụ bắt nhầm Brian J. Kelly, một đặc vụ Mỹ song bị FBI nghi ngờ là gián điệp Nga, đến nay vẫn bị xem là "nỗi xấu hổ" đối với hoạt động phản gián và họ không muốn lặp lại. Mặt khác, những năm gần đây, nỗ lực lật tẩy điệp viên Trung Quốc ở Mỹ của Bộ Tư pháp thường xuyên dẫn tới các cáo buộc đối với những người Mỹ gốc Hoa, do đó họ cần thận trọng.
Trong vụ việc của Lee, vẫn tồn tại những cách giải thích khác. Một số nhà điều tra tin rằng Trung Quốc đã xâm nhập vào hệ thống liên lạc giữa CIA với những người cung cấp tin. Họ từng gặp vấn đề này ở những quốc gia khác. Số khác nói công nghệ bảo mật thông tin liên lạc của CIA quá lỏng lẻo đối với những chuyên gia máy tính Trung Quốc. Có người còn chỉ trích các quan chức CIA ở Bắc Kinh quá sơ hở nên đã tự để lộ thân phận trong những cuộc gặp với các nguồn tin.
Tháng 8/2012, FBI đã theo dõi Lee khi ông cùng gia đình trở về Mỹ. Các đặc vụ bí mật đột nhập vào phòng khách sạn Lee thuê ở Hawaii và Virginia. Họ tìm thấy hai cuốn sổ nhỏ ghi những thông tin tuyệt mật, bao gồm danh tính của các đặc vụ CIA ngầm.
Thông tin trong các cuốn sổ còn bao gồm chi tiết những cuộc gặp giữa người cung cấp tin cho CIA với đặc vụ ngầm cũng như tên thật và số điện thoại của họ.
Các đặc vụ liên tục nói chuyện với Lee những tháng sau đó. Cả bộ trưởng tư pháp và giám đốc FBI thời đó là ông Eric H. Holder Jr. và ông Robert S. Mueller III đều được báo cáo đầy đủ về cuộc điều tra. Họ cam kết sẽ cung cấp mọi nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao cho hay họ không nhớ chính quyền Mỹ khi ấy có bất kỳ động thái thúc giục nào liên quan đến việc bắt giữ Lee hay cố cáo buộc Lee tội gián điệp.
Tháng 6/2013, FBI và CIA quyết định để Lee rời đi. Ít nhất một lần trong khoảng vài năm trở lại đây, Lee đã về Mỹ nhưng FBI không chú ý tới. Không rõ bằng cách nào và vì sao ông làm vậy.
Bộ Tư pháp Mỹ từng lên kế hoạch sẽ bắt Lee nếu ông về Mỹ vào cuối năm nay để dự lễ tốt nghiệp đại học của con gái. Nhưng cuối cùng, Lee bắt một chuyến bay về New York sớm hơn suy đoán. Các công tố viên Mỹ đã phải chạy đua với thời gian để ra lệnh bắt Lee, việc làm mà họ đã phải chờ nửa thập kỷ để thực hiện.
Vũ Hoàng


Giải mật hai tướng tình báo tài ba của nghĩa quân Lam Sơn

(Kiến Thức) - Lực lượng tình báo có đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, tuy nhiên vì hoạt động trong trận tuyến bí mật nên không mấy người được rõ về lực lượng ấy cũng như về những người chỉ huy lãnh đạo. 

Chính sử không ghi chép, nhưng dã sử và một số nguồn thông tin khác cho hậu thế biết được phần nào về đội quân đặc biệt này và một số nhân vật nổi bật của đội quân đó.
Phạm khất sĩ tướng quân
Tình báo là hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế... của đối phương. Hoạt động này xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, trên cơ sở các thông tin thu thập được sẽ có những đánh giá và xử lý để đưa ra những quyết định, đặc biệt là liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng. Hoạt động tình báo, gián điệp đã được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng và áp dụng khá hiệu quả trong chiến tranh giữ nước.
Thời kỳ Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược, có một người đã tổ chức đội quân thu thập tin tức dưới hình thức rất đặc biệt, đó là Phạm Ngũ Thư. Ông quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Đông (nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ông là cháu ba đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão, bậc đại công thần tài kiêm văn võ nổi tiếng triều Trần. Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, Phạm Ngũ Thư từ quan về ở ẩn rồi xuất gia tu hành tại chùa Vân Yên trên dãy núi Yên Tử vùng Đông Bắc với pháp danh là Trí Lâm.
Tình hình xã hội nước ta bấy giờ có những diễn biến phức tạp, nhà Hồ sụp đổ, quân Minh kéo vào xâm lược, các cuộc khởi nghĩa chống giặc lần lượt bị đàn áp dã man, triều Hậu Trần cũng không tồn tại được lâu. Hoàn cảnh đó đã tác động nhiều đến tâm trí Phạm Ngũ Thư, ông quyết định hoàn tục, lấy vợ sinh con, muốn làm tròn nghĩa vụ của người trai thời loạn. Khi nghe tin cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, ông tìm vào vào Thanh Hóa xin đầu quân, cùng nếm trải gian lao khó nhọc với nghĩa binh hơn 10 năm trời. Để thăm dò sự điều động binh lực cũng như nắm tình hình của giặc, Phạm Ngũ Thư đề nghị và được Bình Định Vương Lê Lợi chấp thuận cho thiết lập “hệ thống tình báo” với nhiều đối tượng cài vào hàng ngũ ngụy quan, ngụy quân cũng như trong xã hội dưới các vai nhà buôn, học trò…. Trực tiếp điều hành mạng lưới thu thập thông tin, Phạm Ngũ Thư còn giả trang thành người ăn xin để đi lại khắp nơi mà giặc chẳng nghi ngờ, cũng nhờ đó mà ông nhận thấy lợi thế của những người hành khất vì càng dơ dáy, cùi hủi ghẻ lở thì lại càng được việc, họ có thể “một gậy, một bị khắp nơi tung hoành”, “liều mạng cùi” xông bừa vào chỗ đóng quân, kho lương của địch để quan sát và la cà khắp nơi để chuyển tin nhanh chóng mà an toàn, từ đó Phạm Ngũ Thư tạo dựng thêm nhiều tai mắt trong giới cái bang. “Hệ thống tình báo” này hoạt động đắc lực, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập.
Giai mat hai tuong tinh bao tai ba cua nghia quan Lam Son
 Một người ăn mày tay gậy, tay rượu ngất ngưởng. Hình minh họa – Nguồn: sina. 
Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thuận Thiên, đến tháng 2, định công phong chức tước, ban thưởng cho các công thần trong đó Phạm Ngũ Thư. Ông được phong làm Trung lượng tả phụng thần vệ quân, tước Đại trí tự nhưng ông viện cớ tàn tật để khước từ quan chức xin về quê sinh sống, chỉ nhận tước và phần thưởng là hai trăm mẫu ruộng rồi đem chia hết cho dân nghèo để trồng cấy. Lại nghĩ đến cảnh nhiều người còn khổ cực, Phạm Ngũ Thư nói với vợ rằng: “Thời lang thang lo việc nước, ta đã chung sống với giới ăn xin, cảm thông được nỗi đau thương chua xót vô biên của những con người khốn khổ bị xã hội khinh khi ruồng rẫy. Ta hằng phát nguyện sẽ chia xẻ, cứu giúp xoa dịu thương đau cho họ”. Dặn vợ con làm nhiều hơn nữa việc thiện, phát tâm giúp đỡ kẻ khó, rồi ông ra đi. tay chống gậy trúc, áo quần rách rưới, ăn xin sống qua ngày nay đây mai đó, để hiểu nỗi đau thương mà san sẻ, an ủi họ người cùng cảnh ngộ, lựa lời nhắc nhở họ về lý nghiệp báo, khuyên họ xả bỏ thù hằn, nghi kị, chán nản mà khơi nguồn cho niềm lạc quan và tình người tuôn chảy.
Thế là viên thủ lĩnh của “đội quân cái bang” hoạt động tình báo năm nào nay lại trở về với những con người cùng khổ cho đến lúc cuối đời. Trên bia mộ của ông chỉ khắc dòng chữ: “Phạm khất sĩ chi mộ” (mộ của người ăn mày họ Phạm). Ngày nay tại làng Thư Lang (nay thuộc xã Thư Lang, tỉnh Hà Nam) vẫn còn đền thờ Phạm Ngũ Thư, bao đời nay người dẫn vẫn hương khói để ghi ơn công lao và ân đức của vị thành hoàng làng mình, người có cuộc đời đặc biệt một như huyền thoại.
Hắc dạ tướng quân
Một nhân vật khác cũng là người lãnh đạo một đội quân do thám dưới tấm áo rách rưới của những người ăn mày, đó là Nguyễn Thái, người xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (nay là làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định).
Theo gia phả dòng họ Nguyễn làng La Ngạn thì Nguyễn Thái được coi là thủy tổ, ông vốn quê ở xã Diên An, huyện Khoái Châu, xứ Sơn Nam (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Mùa đông năm Kỷ Hợi (1419) ông cùng cha là Nguyễn Đặc đem người làng 60 người cùng người các ông Nguyễn Đa Câu, Trần Nhuế, Trịnh Chứng, Lê Hành, Phạm Thiện dấy quân khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nhưng lực lượng yếu nên bị đánh bại. Chính sử cũng cho biết sự kiện này như sau: “Kỷ Hợi [1419], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 17)… Mùa đông, tháng 11, Trịnh Công Chứng và Lê Hanh ở Hạ Hồng; Phạm Thiện ở Tân Minh, Nguyễn Đặc ở Khoái Châu, Nguyễn Đa Cấu và Trần Nhuế ở Hoàng Giang thấy thành Đông Quan chỉ còn những quân lính ốm yếu, liền dấy quân tiến đánh. Quân đến Lô Giang, đánh phá được cầu phao nhưng ít lâu sau bị Lý Bân đánh bại, tan tác chạy dài” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sau thất bại này, Nguyễn Thái tìm vào Lam Sơn gia nhập lực lượng khởi nghĩa của Lê Lợi. Tháng 10 năm Canh Tý (1420) Nguyễn Thái theo Lê Lợi mai phục ở bến Bổng thuộc thượng lưu sông Mã đánh giết quân Minh, bắt được hơn trăm con ngựa. Trận này được sử chép như sau: “Canh Tý, [1420], … Mùa đông, tháng 10, vua nghe tin quân Minh sắp đến, đặt mai phục ở bến Bổng chờ giặc, chém giết quân giặc nhiều vô kể, bắt được hơn trăm con ngựa. Vua cho nghỉ quân ở Mường Nanh, rồi lại dời đến đóng quân ở Mường Thôi. Tên Đồng tri châu Quỳ Châu là Cầm Lạn dẫn bọn Lý Bân, Phương Chính đem hơn 10 vạn quân, theo đường Quỳ Châu đến thẳng Mường Thôi. Vua phục kích chúng ở Thi Lang. Bân và Chính chỉ chạy thoát được thân mình” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Vì lập công lớn trong trận đánh đó, Lê Lợi thấy Nguyễn Thái là người dũng mãnh bèn phong cho ông chức Tả tiên phong. Tháng 4 năm Tân Sửu (1421) Nguyễn Thái được Lê Lợi trao cho chức Hắc Dạ tiên phong, lo việc huấn luyện 200 người chuyên đi thu thập tin tức địch, từ đó ông thường giả làm chủ thuyền buôn nay đây mai đó chỉ huy dò xét tin tức báo cáo về bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn. Hàng năm cứ đến tháng 9 nước sông Đáy lên to ông quay về đất Nghệ An, tháng 11 ông lại ra Hoàng Giang rồi đi các nơi như Tây Đô, Đông Quan, Xương Giang, Lạng Giang, Quy Hoá thu thập nhiều tin tức về quân địch.
Giai mat hai tuong tinh bao tai ba cua nghia quan Lam Son-Hinh-2
Ăn mày. Tranh khắc gỗ dân gian.  
Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427) ông cùng tướng Lưu Nhân Chú đem quân phục kích giết được nhiều giặc trong đội viện binh sang cứu nguy cho bè lũ Vương Thông đang bị vây hãm ở thành Đông Quan, chém chết tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên ở phía nam Chi Lăng.
Sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Tiến sĩ triều Nguyễn là Khiếu Năng Tĩnh trong mục Danh thần, danh tướng có đoạn viết về Nguyễn Thái như sau: “Phúc thần họ Nguyễn tên húy là Thái người trong xã, tháng 10 năm Canh Tý (1420) Nguyễn Thái theo Lê Lợi mai phục ở bến Bổng, tháng 4 năm sau (Tân Sửu – 1421) được vua Lê cho chức Hắc Dạ tiên phong, huấn luyện 200 người chuyên đi thu thập tình hình quân địch. Khi vua Lê lên ngôi ở Đông Kinh, phong cho ông là Hắc Dạ tướng quân”.
Theo gia phả dòng họ cho biết, ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Đông Kinh đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt, lập ra nhà Hậu Lê. Ngoài tước phong Hắc Dạ tướng quân, Nguyễn Thái còn được ban cho lộc điền ở trang La Ngạn, huyện Đại An (nay là thôn La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Nguyễn Thái mất ngày 11 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1469) đời vua Lê Thánh Tông, được ban cho tên tự là Chính Tâm, tên thụy là Trung Hòa, triều đình còn sắc phong cho ông làm Nam Hải phúc thần, cử Hình bộ Hữu thị lang Dương Chấp Trung làm lệ quốc tế; cấp 200 quan tiền, ruộng 4 mẫu và cho dân làng dựng đền thờ bốn mùa hương khói tưởng niệm.
Giai mat hai tuong tinh bao tai ba cua nghia quan Lam Son-Hinh-3
Từ đường họ Nguyễn ở La Ngạn, nơi thờ Nguyễn Thái. Hình minh họa – Nguồn: honguyenlangan.com.  
Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược một vị quan triều Nguyễn là Đỗ Huy Cảnh (1792 – 1850), cũng người xã La Ngạn, huyện Đại An có làm bài thơ “Hắc Dạ tướng quân” để ca ngợi Nguyễn Thái như sau:
Vi hận Minh triều đại ác quân,
Khoái Châu phụ tử tụ chư quân.
Lô giang thủy trận sơ tuy bại,
Bổng độ qua khu khả vị thần.
Hắc Dạ văn tình thời ỷ trọng,
Mã Yên trảm cấp diệc siêu quần.
Đại Loan lộc ấp do tồn tích,
Thượng tứ thư truyền tự Chính Tâm.
Nghĩa là:
Giận quân tàn ác nước Minh,
Khoái Châu phụ tử tụ binh quật cường.
Lô giang tuy bại chuyện thường,
Bổng tân thắng giặc ai lường mưu hay.
Địch tình đêm tối kỳ thay,
Mã Yên trảm cấp xưa nay mấy người.
Đại Loan đất hưởng lộc trời,
Chính Tâm tên tự vua trời ban cho.
(Dương Văn Vượng dịch)
Cứ như theo truyền tụng cũng như một câu thơ ca ngợi trong bài thơ nói trên thì chính Nguyễn Thái là người đã chém chết Liễu Thăng - chủ tướng quân Minh trong trận Chi Lăng lịch sử năm Đinh Mùi (1427).
Lê Thái Dũng



CIA trả hàng triệu USD cho gián điệp người Liên Xô và thu lại hàng tỷ

Trung Hiếu |





CIA trả hàng triệu USD cho gián điệp người Liên Xô và thu lại hàng tỷ
Thẻ ra vào cơ quan của Tolkachev do CIA làm giả. Ảnh: Hoffman.

Thập niên 1980, gián điệp Tolkachev người Liên Xô đã cung cấp cho tình báo Mỹ (CIA) rất nhiều thông tin mật quý giá về công nghệ quân sự.

Vào một buổi tối lạnh giá ở Moscow tháng 1/1977, một nam giới tầm tuổi trên 50 tên là Tolkachev va phải một người đàn ông khác tại một trạm xăng gần Đại sứ quán Mỹ. Người thứ 2 không ai khác là trưởng Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Moscow.
Cuộc gặp gỡ “tình cờ” này thực ra không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Adolf Tolkachev cho tới nay vẫn là nguồn rò rỉ thông tin hàng không quân sự thảm họa nhất trong lịch sử nước Nga. Cộng tác với CIA trong giai đoạn 1979-1985, ông ta đã xoay sở để cung cấp cho phía Mỹ nhiều thông tin mật đến mức giúp cho Israel giành thế thượng phong ở Palestine. Và ông ta làm tất cả điều đó để nhận một mức lương tháng cao hơn cả mức lương của Tổng thống Mỹ khi đó.
Mật danh mà CIA đặt cho Tolkachev là Sphere.
Tolkachev trở thành kẻ phản bội Liên Xô được trả lương cao nhất, thu về hàng chục triệu USD theo mức giá thời nay. Tuy nhiên những gì mà Mỹ thu lại được thì lớn hơn nhiều – các thông tin tình báo do Tolkachev cung cấp đã giúp Mỹ tiết kiệm hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD cho việc đổi mới công nghệ. Bộ Quốc phòng Mỹ về sau thừa nhận đến thập niên 1990 Mỹ vẫn đang hưởng lợi từ các thông tin mà Tolkachev cung cấp. Cụ thể, việc thiết kế các hệ thống dẫn đường laser và radar của Mỹ đã được đẩy nhanh tới 10 năm nhờ vào gã phản bội người Nga.
Tolkachev có vóc dáng tầm thước và làm việc tại Viện nghiên cứu Fazotron ở Moscow (Nga) trong lĩnh vực kỹ thuật gây nhiễu radar và dẫn đường bằng laser.
Bất mãn với chế độ?
Vào tháng 4/1979, Adolf Tolkachev vạch ra hàng loạt động cơ của mình trong một đoạn thư gửi cho CIA. Ông ta tiết lộ các nhân vật đào tẩu lớn như Sakharov và Solzhenitsyn đã xới lên trong ông ta cảm xúc muốn nổi loạn. Và Tolkachev cũng thực sự thích nước Mỹ.
Có một điều ngày càng rõ - các ghi chép của Tolkachev cho thấy có yếu tố gia đình và hận thù trong hành động của ông ta. Bố vợ của Tolkachev đã phải vào trại lao động dưới thời Joseph Stalin. Còn mẹ vợ ông ta đã bị hành quyết vào năm 1938.
Tolkachev sống một cuộc sống khá sung túc (theo chuẩn của thập niên 1970) trong một căn hộ 2 phòng ngủ ở tầng 9 cùng với vợ và con trai. Tòa chung cư này nằm cách Đại sứ quán Mỹ ở Moscow chỉ có 400m nên rất thuận lợi cho hoạt động gián điệp sau này của ông ta.
CIA trả hàng triệu USD cho gián điệp người Liên Xô và thu lại hàng tỷ - Ảnh 1.
Adolf Tolkachev rời ô tô của mình vào ngày 9/6/1985. Ảnh: Hoffman.
Khi Tolkachev tiếp cận trưởng tình báo CIA vào cái đêm năm 1977 đó, ông ta chỉ hỏi liệu vị cán bộ tình báo kia có phải là người Mỹ không, sau đó ông ta để lại cho viên chỉ huy tình báo một cái phong bì. Bức thư trong đó nói rằng Tolkachev muốn “thảo luận các vấn đề” một cách bí mật với một “quan chức Mỹ thích hợp”.
Phải mất 2 năm trao đổi thư từ như vậy thì phía Mỹ mới chính thức lựa chọn Tolkachev vào mạng lưới gián điệp của họ. Washington lúc đó rất cảnh giác vì CIA còn có nhiều phi vụ khác nữa ở Moscow nên một vụ bê bối ngoại giao mới với Liên Xô sẽ là điều rất không được mong muốn, nhất là khi đó đang có mốt trục xuất cán bộ ngoại giao của nhau.
Vào đầu năm 1978, Lầu Năm Góc gửi một bản ghi nhớ cho CIA, yêu cầu được nhận loại thông tin mà Tolkachev tuyên bố sở hữu. Đây chính là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Tolkachev và CIA.
Sau đó Tolkachev lại chủ động thêm trong việc cung cấp số điện thoại để liên lạc.
Một bức điện sau đó được gửi ngay về Washington. Vào ngày 26/2, John Guilsher – một nhân viên CIA thành thạo tiếng Nga được giao phụ trách điệp viên Tolkachev. Mối quan hệ công việc đã được thiết lập giữa 2 người.
Được chu cấp công cụ gián điệp hiện đại
Vào tháng 4/1980, Washington đã gọi các cuộc thử nghiệm chống nhiễu trên các máy bay tiêm kích Liên Xô là một thông tin tình báo “độc đáo”. Thông tin này đi kèm với thông tin về các chỉnh sửa đối với một phi cơ tiêm kích khác của Liên Xô cũng như tất cả các trang tài liệu được chụp ảnh khác nói rõ chi tiết về các mẫu mới của hệ thống tên lửa trang bị cho máy bay.
Thường thì các đồ nghề và chỉ đạo của CIA sẽ được giấu trong các buồng điện thoại công cộng, đôi khi là một chiếc găng tay bẩn nằm trên mặt đất.
Phía tình báo Liên Xô (KGB) thừa nhận các công cụ gián điệp (gồm máy ảnh và các bộ giải mã nhỏ xíu) mà CIA giao cho Tolkachev sử dụng có chất lượng rất tốt.
GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER
CIA trả hàng triệu USD cho gián điệp người Liên Xô và thu lại hàng tỷ - Ảnh 2.
Các thiết bị gián điệp mà CIA trang bị choTolkachev. Ảnh: Ilya Ogarev.
Tolkachev dùng các máy ảnh cực nhỏ để chụp các trang tài liệu mật trong giờ ăn trưa. Ngoài ra ông ta còn ghi tay hàng chục trang tài liệu, bao gồm các thông tin vô cùng quý giá.
Năm 1980, Tolkachev yêu cầu CIA cung cấp cho mình một viên thuốc độc dùng để tự sát phòng tình huống đặc biệt. Tolkachev giải thích với đại diện CIA rằng những thứ mà ông ta giấu được gia đình thì không giấu được KGB.
Tình hình về sau rủi ro hơn cho Tolkachev khi ông ta phải sử dụng đến cả thư viện của Viện nghiên cứu. Thư viện này có các tài liệu chẳng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà ông ta phụ trách.
Năm 1983 Viện nghiên cứu Fazotron áp dụng các quy định bảo mật mới và điều này khiến hoạt động gián điệp của Tolkachev trở nên đặc biệt khó khăn.
Khi đó Tolkachev chột dạ: có thể KGB đã nhận biết được hoạt động của mình. Người ta đã tiến hành khám căn hộ của ông, với nội dung xoáy vào việc rò rỉ thông tin về một hệ thống nhận dạng mục tiêu của tiêm kích Liên Xô.
Cuộc điều tra không tìm ra điều gì cả. Nhưng khi đó Tolkachev đã mang sẵn viên thuốc độc (do CIA cung cấp) ngay bên dưới lưỡi.
Có đợt, Tolkachev viết rằng ông ta quá lo lắng về việc đã bị phát hiện nên đã đốt rất nhiều giấy tờ và tiền tại nhà mình ở vùng nông thôn. Trên đường trở về thủ đô Moscow, ông ta đã quăng thiết bị tình báo và những gì còn lại qua cửa sổ ô tô lúc ô tô đang chạy.
Bị bắt và tử hình
Rắc rối nghiêm trọng bắt đầu vào tháng 6/1985. Ngày 13/6, một nhân viên CIA phụ trách lưới gián điệp theo kế hoạch đến gặp gỡ Tolkachev.
Đúng lúc hai bên gặp nhau, một tá nhân viên KGB xuất hiện và đưa nhân viên CIA này về Lubyanka – trụ sở của KGB (ngày nay là FSB). KGB thu được máy ảnh mini, tài liệu, hàng ngàn đồng rouble... mà nhân viên CIA định trao cho Tolkachev.
Nhân viên KGB sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thẩm vấn về số đồ này. Tuy nhiên nhân viên CIA không dao động và phía tình báo Liên Xô buộc phải thả ông ta ra vào nửa đêm sau khi đã thông báo cho Đại sứ quán Mỹ. Một tuần sau nhân viên tình báo Mỹ này được đưa về nước.
Vụ bắt giữ nhân viên CIA đã được công bố rộng khắp trên báo chí Liên Xô. Nhưng người dân Liên Xô phải đến tháng 9 năm đó mới biết về vụ bắt gián điệp Tolkachev vào tháng 6.
Về việc Tolkachev bị phát giác, có một chi tiết là trong hàng ngũ tình báo CIA cũng có một kẻ phản bội, đó là Aldrich Ames – người này đã làm việc cho KGB từ năm 1985. Anh này đã cung cấp cho KGB thông tin về các vụ rò rỉ vào tháng 4/1985. Nhưng mãi đến tháng 6/1985, anh ta mới cung cấp thông tin về toàn bộ trường hợp của Tolkachev.
Một số nguồn tin Nga tuyên bố phía Liên Xô đã biết về gián điệp Tolkachev một thời gian và chủ động cung cấp thông tin tình báo giả cho ông ta nhằm phá âm mưu của Mỹ nhái theo công nghệ Liên Xô. Nhưng không biết chính xác KGB biết được manh mối về Tolkachev từ thời điểm nào.
Sau đó vào năm 1986, báo chí Xô viết đưa tin Tolkachev đã bị tử hình vì tội phản bội Tổ quốc.
Vào năm 2015, CIA đã giải mật hơn 900 trang tài liệu nói chi tiết về chiến dịch tình báo này./.
theo VOV





Ông Putin tiết lộ số tình báo nước ngoài bị phanh phui tại Nga

Tú Quyên |



Ông Putin tiết lộ số tình báo nước ngoài bị phanh phui tại Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo về các hoạt động tình báo nước ngoài đang gia tăng tại Nga. Ảnh: SPUTNIK

Ông Putin tiết lộ có tới 129 nhân viên và 465 gián điệp thuộc các cơ quan tình báo nước ngoài bị phát hiện nhờ các chiến dịch đặc biệt.

Trong buổi nói chuyện với các sỹ quan thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm 5-3, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo về các hoạt động tình báo nước ngoài đang gia tăng tại Nga và ra lệnh tăng cường an ninh để ngăn chặn kịp thời, truyền hình RT đưa tin.
Ông Putin nhấn mạnh các cơ quan tình báo nước ngoài đang tìm kiếm thông tin về chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ, và bằng mọi cách gây ảnh hưởng đến nội bộ nước Nga.
“Có tới 129 nhân viên và 465 gián điệp thuộc các cơ quan tình báo nước ngoài bị phát hiện nhờ các chiến dịch đặc biệt” - ông Putin cho biết, đồng thời chỉ đạo cơ quan an ninh liên bang Nga “tăng cường hoạt động hiệu quả”.
Ông Putin kêu gọi lực lượng an ninh Nga "bảo đảm an toàn cho các dữ liệu liên quan đến công nghệ và phát triển vũ khí trước các mối đe dọa gia tăng của các cuộc tấn công mạng". Ông cũng ra lệnh cho họ tăng tốc hiện đại hóa thiết bị kiểm soát biên giới.
theo PLO

CIA lập đơn vị đặc trách về vũ khí hạt nhân Triều Tiên

CIA lần đầu tiên thành lập một trung tâm có nhiệm vụ tập trung thu thập, phân tích tin tức tình báo về mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

cia-lap-don-vi-dac-trach-ve-vu-khi-hat-nhan-trieu-tien
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP.
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ngày 10/5 tuyên bố thành lập một đơn vị đặc biệt chuyên đánh giá về mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, theo AFP.
Đây là lần đầu tiên CIA thành lập một trung tâm chuyên trách tập trung vào một quốc gia duy nhất. Trung tâm này quy tụ nhân lực của nhiều đơn vị khác nhau để thu thập và phân tích thông tin về vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa của Bình Nhưỡng.
"Cũng giống như những mối đe dọa ngày càng lớn mà Mỹ đang đối mặt, CIA phải tiếp tục phát triển để đối phó với tình hình", phát ngôn viên CIA Jonathan Liu tuyên bố.
"Việc thành lập trung tâm chuyên trách Triều Tiên cho phép chúng tôi phối hợp tập trung hơn nhằm chống lại hiệu quả những mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh bắt nguồn từ Triều Tiên", Giám đốc CIA Mike Pompeo nhấn mạnh.
Việc thành lập trung tâm diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên dường như đang sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân lần 6, hành động có thể sẽ khiến tình hình ở khu vực Đông Á thêm căng thẳng.
Năm 2015, CIA đã thành lập 10 trung tâm chuyên trách trong nỗ lực hiện đại hóa và cải tổ bộ máy bị đánh giá là trì trệ và cứng nhắc của cơ quan này, nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các bộ phận khác nhau.
Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cũng dự định lập một đơn vị tình báo chuyên thu thập và phân tích thông tin tình báo con người về Triều Tiên.
Nguyễn Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét