CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 256
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lực lượng tình báo-phản gián của Liên Xô rất
mạnh, đã tuyển được nhiều nhân viên cấp cao trong hàng ngũ tình báo đối
ngoại Mỹ (CIA) và Anh (MI6).
Trong thế
kỷ 20, rất nhiều chiến dịch tình báo mật của phương Tây nhằm vào Liên Xô
đã bị vô hiệu hóa. Công việc của các điệp viên nhị trùng làm việc cho
Liên Xô đóng vai trò lớn trong các chiến dịch phản gián của họ. Dưới đây
là 3 trong số các điệp viên hiệu quả nhất của Liên Xô thời Chiến tranh
Lạnh.
1. Kim Philby - cán bộ tình báo Anh yêu Liên Xô
Philby, thành viên nổi tiếng của nhóm gián điệp Xô viết Cambridge Five ở Anh, được trao những phần thưởng cao quý nhất của cả Anh và Liên Xô. Năm 1945, với những thành tích trong Thế chiến 2, ông được thưởng Huân chương Đế chế Anh từ Nữ hoàng Elizabeth II. Năm 1947, khi Chiến tranh Lạnh đến gần, lãnh tụ Liên Xô Stalin đã trao cho ông Huân chương Cờ Đỏ.
Philby bắt đầu hợp tác với cơ quan mật vụ Liên Xô vào thập niên 1930 sau khi tốt nghiệp trường đại học Cambridge. Cũng tầm đó, Philby bắt đầu làm việc cho tình báo Anh. Ông thăng tiến nhanh chóng và sau Thế chiến 2, người ta cho rằng ông đã được quy hoạch vào vị trí người đứng đầu cơ quan tình báo Anh Quốc. Mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra, Philby đã giữ nhiều chức vụ quan trọng giúp ông có điều kiện cung cấp cho Liên Xô những thông tin có giá trị.
Khi được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận tình báo Anh đặc trách về Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1947, Philby bảo đảm cho Moscow nắm rõ các gián điệp đang cố gắng xâm nhập biên giới phía nam của Liên Xô. Vào thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nơi chính mà hoạt động mật này được lên kế hoạch. Kết quả là, nhóm các gián điệp xâm nhập đó đã bị binh sĩ Liên Xô bắn chết ngay tại biên giới. Theo một sử gia Nga chuyên nghiên cứu về cơ quan mật vụ, sự việc trên là tín hiệu rõ ràng để phương Tây từ bỏ chiến thuật xâm nhập kiểu đó.
Sau đó, vào năm 1949, Philby trở thành trưởng đại diện tình báo của Anh ở Washington, Mỹ. Với vị trí này, Philby được quyền tiếp cận các thông tin của CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) về kế hoạch đảo chính lật đổ nhà lãnh đạo Albania Enver Hoxha thân Liên Xô. Sau khi thông tin mật được tuồn cho Moscow thì lực lượng đặc nhiệm Albania tham gia đảo chính đã bị bắn chết khi họ vừa nhảy dù chạm đất. Hoxha tiếp tục tại vị.
Philby đào tẩu sang Liên Xô vào năm 1963 khi ông đứng trước nguy cơ bị bại lộ. Sau đó, ông sống ở Liên Xô trong một phần tư thế kỷ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times vào cuối thập niên 1980, Philby tâm sự chân thật như thế này: Dù cuộc sống ở Liên Xô khi đó có nhiều khó khăn, ông gắn bó với đất nước này và không có nơi nào khác mà ông muốn đến sống cả.
2. George Blake - điệp viên người Anh coi Nga là quê hương thứ 2
Nếu Philby dành một phần tư thế kỷ sống ở Liên Xô, thì một điệp viên nhị trùng khác đến từ nước Anh, là George Blake, đã sống ở Nga trong hơn 50 năm sau khi trốn khỏi một nhà tù ở Anh.
Vào dịp sinh nhật thứ 95 của mình, ông lý giải vì sao hồi thập niên 1950 ông lại thay đổi lý tưởng phụng sự của mình. Ông cho biết, những gì diễn ra trong Chiến tranh Triều Tiên đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi quan điểm của ông. Lúc đó ông đã chứng kiến nhiều dân thường bị “cỗ máy quân sự của Mỹ” giết chết.
Blake viết trong 1 lá thư gửi cơ quan tình báo Nga ngày nay: “Chính lúc đó tôi nhận ra rằng các xung đột như thế đầy rẫy các mối hiểm nguy chết người cho toàn thể nhân loại. Và tôi đã có lựa chọn quan trọng nhất trong đời mình. Tôi bắt đầu hợp tác với tình báo đối ngoại Liên Xô một cách chủ động và không cần đền bù, với mục đích bảo vệ nền hòa bình thế giới”.
Blake được tuyển dụng vào cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6) trong Thế chiến 2. Khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, ông quay trở lại London. Thời gian này, ông đã thông báo cho Liên Xô về kế hoạch của CIA và MI6 đào đường hầm từ Tây Berlin sang Đông Berlin để nghe lén đường liên lạc đi trên mặt đất của tổng hành dinh quân đội Liên Xô tại Đông Đức. Kế hoạch mang mật danh Gold hoặc Stopwatch.
Mặc dù khó khăn, đường hầm vẫn được đào và được trang bị các thiết bị nghe lén cần thiết. Moscow không lật tẩy đường hầm này ngay, nhằm tránh gây lộ cho Blake. Phía Liên Xô chỉ chủ động “phát hiện” ra đường hầm vào thời điểm 11 tháng sau khi việc nghe lén bắt đầu diễn ra, lúc Blake đã được cử làm một nhiệm vụ mới trong MI6. Vụ bê bối bùng lên từ phát hiện này đã làm hoen ố danh tiếng của CIA.
Năm 1961, Blake bị một sĩ quan tình báo Ba Lan (thuộc khối XHCN) phản bội. Hậu quả, Blake bị kết án 42 năm tù ở Anh. Bốn năm sau, ông vượt ngục thành công, sử dụng một thang dây và kim đan để trốn thoát. Cuối cùng ông tới được Moscow, nơi ông sống suốt từ đó đến cuối đời. Trong lá thư của mình, ông viết rằng “Nước Nga đã trở thành Tổ quốc thứ 2 của tôi...”.
3. Aldrich Ames - người Mỹ khiến Giám đốc CIA mất chức
Mặc dù các đại diện của các cơ quan tình báo Mỹ có phần trách cứ đồng nghiệp Anh vì đã không phanh phui được các gián điệp hàng đầu của Liên Xô trước đây, bản thân họ cũng dính vào một scandal gián điệp khiến danh tiếng CIA suy giảm và giám đốc CIA khi đó mất chức.
Tất cả bắt đầu vào giữa thập niên 1980 khi trưởng bộ phận của CIA phụ trách về phản gián Liên Xô, Aldrich Ames, bắt đầu hợp tác với Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô ( tức KGB – cơ quan an ninh và tình báo của Liên Xô). Việc hợp tác kéo dài gần 10 năm cho tới khi ông bị bắt vào năm 1994. Người ta cho rằng Ames đã làm bại lộ hơn 100 chiến dịch tình báo của CIA và giúp bóc gỡ nhiều nội gián bên trong Liên Xô và sau này là Nga. Trong số các gián điệp này, một số đã bị giới chức hành quyết vì tội gián điệp.
Ames thừa nhận tại tòa rằng ông đã làm lộ tẩy “gần như tất cả điệp viên của CIA hoạt động tại Liên Xô, cũng như các điệp viên làm việc cho các cơ quan tình báo Mỹ khác và các nước khác” mà ông biết.
Người ta nói rằng Moscow sử dụng Ames trong nhiều năm để cấy các thông tin giả vào các báo cáo của CIA trình lên 3 đời tổng thống Mỹ.
Người ta tin rằng CIA tình cờ phát hiện ra hoạt động gián điệp hai mang của Ames dựa vào sự gia tăng đột ngột mức sống của ông, như ngôi nhà nửa triệu USD và chiếc xe hơi Jaguar sang trọng của ông.
Ames bị kết án chung thân. Vụ Ames đã gây ra cơn địa chấn ở Quốc hội Mỹ và dẫn tới việc Giám đốc CIA James Woolsey phải từ chức.
Dân trí Huyền thoại tình báo
Liên Xô Yuri Drozdov từng nói rằng có thể phải mất tới 7 năm, thậm chí
hàng thập niên, để đào tạo một điệp viên "bất hợp pháp" - những người
được Liên Xô cài cắm ở nước ngoài dưới danh tính giả.
Là cựu Cục trưởng Cục S thuộc Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), phụ trách chương trình điệp viên mật, huyền thoại tình báo Yuri Drozdov nắm rõ tất cả những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên tình báo “bất hợp pháp” hoạt động ở nước ngoài.
Ông Drozdov phải huấn luyện cho các điệp viên Liên Xô cách nói, nghĩ và cư xử, thậm chí ngay cả trong tiềm thức, cũng phải giống hoàn toàn những công dân Mỹ, Anh, Đức hay Pháp mà họ sẽ đóng giả khi đặt chân lên lãnh thổ của quốc gia đó.
Các điệp viên của KGB ở Mỹ và nhiều nước khác thường đi lang thang quanh các nghĩa trang, tìm kiếm những đứa bé đã chết có độ tuổi trùng với những người đang được đào tạo để trở thành điệp viên nước ngoài. Đó là phương pháp hiệu quả để đánh cắp danh tính thật ở thời đại tiền internet.
Sau khi tìm được đối tượng phù hợp, một tiểu sử “ảo” chi tiết sẽ được “phù phép”, cùng các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh để biến điệp viên Liên Xô thành công dân của một nước nào đó. Các nhà thờ sẽ được trả tiền để sửa sổ sách và xóa đi phần ghi chép về thông tin tử vong của đối tượng.
Đây là công việc tốn kém và đòi hỏi sự thận trọng. Một số điệp viên “bất hợp pháp” dù đã đào tạo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng có thể vẫn bị đánh giá là không an toàn để thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, việc nói tiếng Nga trong khi mơ ngủ cũng là lý do để một ứng viên tiềm năng có thể bị loại.
“Không được tiếp xúc”
Huyền thoại tình báo Dozdov qua đời ngày 21/6/2017, ở tuổi 91. Sự ra đi của ông đã kết thúc cuộc đời của một con người từng trải qua hàng chục năm trên cương vị lãnh đạo cấp cao của KGB; và tạo nên danh tiếng nhờ chỉ huy một trong những chương trình bí mật và nổi tiếng nhất của tình báo Liên Xô.
Không giống các điệp viên "hợp pháp" - những người được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao hoặc bảo trợ chính thức khác, điệp viên "bất hợp pháp” sống và làm việc như người bình thường ở những khu vực ngoại ô. Họ hoạt động tình báo nhưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như các điệp viên khác nếu bị bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2010, ông Drozdov đã mô tả về một cặp “điệp viên bất hợp pháp” gồm một nam và một nữ. Họ được cử đến Mỹ qua ngả Tây Đức và đóng vai một cặp vợ chồng.
"Khi làm việc ở New York, tôi thỉnh thoảng đi quanh nhà họ, lái xe qua và nhìn lên cửa sổ", ông Drozdov nói với báo Rossiiskaya Gazeta. Tuy nhiên, ông đã không vào trong để gặp các điệp viên này vì những cuộc gặp trực tiếp có rủi ro quá lớn.
"Không được tiếp xúc với điệp viên bất hợp pháp. Không ai được tiếp xúc", ông Drozdov cho biết.
Thông tin thu thập được từ những điệp viên “ngầm" này sẽ được tập hợp lại và chuyển tới tay người phụ trách thông qua các phương tiện bí mật - bao gồm các vị trí giao nhận bí mật - nơi hai người có thể trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt, qua radio hoặc các cuộc họp kín ở nước ngoài.
Theo Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague (Séc), ông Drozdov là "huyền thoại" của các lãnh đạo KGB. Tổng cục Tình báo Nước ngoài Nga (SVR) mô tả ông là "một sĩ quan Nga mẫu mực, một con người tao nhã, một chỉ huy khôn ngoan".
Cha Drozdov là một chiến sĩ Hồng quân, tham gia Thế chiến II trong vai trò lính pháo binh. Bản thận ông Drozdov tốt nghiệp Học viện Ngôn ngữ của quân đội, trường đào tạo chính của các điệp viên Liên Xô, sau đó gia nhập KGB năm 1956.
Còn nhiều bí mật
Ông Drozdov đã mô tả về những nơi giấu các thiết bị được cài đặt tại "nhiều quốc gia" để các điệp viên ẩn có thể sử dụng đằng sau phòng tuyến kẻ thù, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
"Cho dù họ (các điệp viên) còn ở đó hay không, hãy để chúng (các thiết bị ẩn) làm đau đầu các cơ quan tình báo nước ngoài", ông nói.
Vẫn còn nhiều bí mật về chương trình “điệp viên bất hợp pháp”, nhất là về số lượng thành viên, chưa được tiết lộ. Người ta ước tính rằng Liên Xô đã đào tạo hàng trăm điệp viên như vậy trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vadim Alekseevich Kirpichenko, người tiền nhiệm của ông Drozdov tại Cục S, miêu tả các điệp viên “bất hợp pháp” là các điệp viên "nhân tạo được chúng tôi tạo ra". Những người này khi trở về Nga sau nhiều năm làm việc bí mật ở nước ngoài thường nói tiếng mẹ đẻ với ngữ điệu của người nước ngoài.
Những phẩm chất mà người tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên điệp viên là "sự dũng cảm, tập trung, ý chí mạnh mẽ, khả năng dự báo nhanh chóng nhiều tình huống khác nhau, khả năng chịu được căng thẳng, khả năng thông thạo ngoại ngữ xuất sắc, thích nghi tốt với điều kiện sống hoàn toàn mới, và sở hữu kiến thức về một hoặc một số ngành nghề có cơ hội kiếm ra việc làm", ông Kirpichenko cho biết.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong tính cách của ứng viên cũng sẽ được xem xét nếu các các đặc điểm đó có thể giúp cho ứng viên dễ dàng quên đi bản sắc cá nhân mình và trở thành một người khác.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ và việc triển khai những điệp viên ẩn để thu thập thông tin cũng như tiếp cận các nhân vật quyền lực đã không còn mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chương trình “điệp viên bất hợp pháp” được cho là chưa kết thúc. Di sản của huyền thoại tình báo Drozdov vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó.
Gần đây, vào năm 2010, nhóm 10 điệp viên ẩn của Nga đã bị bắt tại New York, Mỹ. Hai người trong số họ sống như vợ chồng với nhau và đã có con cái trưởng thành.
Noor Inayat Khan được cho là một trong những
phụ nữ dũng cảm nhất thế giới. Là nữ điệp viên điều hành hệ thống liên
lạc không dây đầu tiên của Anh ở Pháp trong Chiến tranh thế giới II,
trong khi những người khác thường chỉ làm việc được khoảng 6 tuần thì cô
đã 1 mình duy trì hoạt động suốt gần 5 tháng.
Khi bị địch bắt, cô vẫn kiên cường, bất khuất, chọn cho mình một cái chết đầy kiêu hãnh.
Những người từng quen biết Noor không bao giờ nghĩ được rằng một ngày nào đó cô lại có thể trở thành một điệp viên. Bởi, đơn giản là, tất cả những tính cách của Noor cho thấy cô là người không phù hợp để trở thành một điệp viên nhất trên thế giới.
Từ nàng công chúa dịu dàng
Đầu tiên phải kể đến là xuất thân quyền quý của Noor. Cha của cô là Hazrat Inayat Khan - cháu nội của vua Tipu ở Vương quốc Mysore, một nước Hồi giáo cổ xưa ở miền Nam Ấn Độ - nhưng đã chuyển tới Anh sinh sống.
Noor chào đời ngày 1/1/1914 trong Điện Kremlin, nơi cha cô đang giảng dạy tại cung điện của Nga Hoàng. Cuộc sống sung túc của gia đình kết thúc khi ngân hàng do cha cô làm chủ bị phá sản. Sau biến cố này, gia đình cô đã chuyển sang Pháp. Tại đây, họ được cộng đồng những người Hồi giáo dòng Sufi ôn hòa xây cho một căn nhà ở Paris. Cũng ở đây, Noor được học tiếng Pháp một cách nhuần nhuyễn.
Sinh trưởng trong một gia đình theo dòng Hồi giáo Sufi ôn hòa, Noor được cha mẹ dạy bảo kỹ lưỡng về các nguyên tắc trong cuộc sống, về chủ nghĩa lý tưởng và sự hy sinh bản thân. Cô cũng thể hiện là một người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, thích làm thơ, chơi nhạc. Dù gia cảnh khi đó đã tương đối khó khăn nhưng Noor vẫn cố gắng hoàn thành chương trình đại học ngành tâm lý trẻ em và bắt đầu viết truyện cho nhóm đối tượng này. Nhiều truyện của cô đã được phát sóng và xuất bản không chỉ ở Pháp mà còn ở các nước khác trên thế giới.
Tới nữ điệp viên đầu tiên nhảy dù
Biến cố bước ngoặt trong cuộc đời Noor chính là sự kiện quân Đức tấn công nước Pháp vào năm 1940, khiến cuộc sống của hàng triệu người dân châu Âu thay đổi hoàn toàn. Ban đầu, Noor đăng ký tham gia và được đào tạo để trở thành một thành viên của đội cứu thương Pháp. Nhưng, khi cuộc chiến ngày càng lan rộng, do có hộ chiếu Anh nên cả gia đình Noor không thể tiếp ở lại nước này. Sau một thời gian di tản qua các thành phố khác nhau, cuối năm 1940, cả gia đình về lại Anh.
Sau khi đã ổn định cuộc sống, Noor và em trai quyết định tham gia cuộc chiến chống quân Đức. Giáo lý mà cả 2 được dạy từ khi còn nhỏ khiến họ không thể giết người nên 2 chị em đã quyết định đăng ký vào những đơn vị sẽ không phải dùng đến súng, dù công việc đó nguy hiểm.
Trong đó, người em được nhận vào lực lượng không quân Hải quân Anh còn Noor tham gia lực lượng Nữ không quân trợ chiến và được đào tạo sử dụng thiết bị vô tuyến điện. 2 năm sau khi gia nhập quân đội Anh, Noor đã trở thành một nữ phi công hàng đầu của Anh.
Cùng thời gian này, Thủ tướng Anh Winston Churchill quyết định tuyển dụng những phụ nữ vào một đơn vị gián điệp sẽ được điều động tới khu vực bị Đức chiếm đóng ở Pháp với nhiệm vụ bí mật phát động một cuộc chiến ngay trong lòng địch. Ở thời điểm đó, đây là một quyết định khá bất ngờ và gây nhiều tranh cãi bởi công việc gián điệp với ngay cả đàn ông cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Một ngày đầu năm 1942, Noor nhận được lời mời tới dự phỏng vấn tại Cục tác chiến đặc biệt (SOE). Sở dĩ cô nhận được cuộc điện thoại này là do những người tuyển dụng cho bộ phận Pháp ở SOE nhận thấy cô có thể phù hợp với vị trí điệp viên trong đơn vị gián điệp nói trên. Ngày 29/2/1943, Noor bắt đầu tham gia khóa đào tạo điệp viên đặc biệt, nơi cô được dạy cho những kỹ năng tồn tại trong lòng địch, về cách thức sử dụng vũ khí hay cách đối phó với địch khi bị thẩm vấn…
Với những kỹ năng được học khi còn làm việc trong lực lượng không quân, Noor trở thành ứng viên cho một người điều khiển hệ thống vô tuyến điện, kết nối Paris và London thông qua các tin nhắn đã được mã hóa – nhiệm vụ được cho là nguy hiểm nhất trong các vị trí ở SOE. Bởi, nếu đảm nhận công việc này, cô sẽ phải hoạt động ngay trong lòng địch trong tình trạng không có bất cứ thứ vũ khí gì để tự vệ. Thêm vào đó, nguy cơ bị phát hiện lại rất lớn do kẻ thù hoàn toàn có thể dò ra được sóng từ những thiết bị vô tuyến.
Tuy nhiên, những kết quả huấn luyện của cô lại gây khá nhiều tranh cãi. Trong khi được một số người đánh giá cao Noor vì lòng trung thành nhưng một số khác lại tỏ ra băn khoăn về những tính cách như giàu cảm xúc, dễ xúc động của cô. Đặc biệt, nền tảng giáo dục của gia đình đã hình thành ở Noor tính cách: không bao giờ nói dối.
“Đó rõ ràng là một đặc tính hoàn toàn không phù hợp với công việc điệp viên vì cuộc đời của một điệp viên đã là một lời nói dối lớn. Là điệp viên đồng nghĩa với việc anh sẽ có mật danh và có hộ chiếu giả”, một người hướng dẫn của Noor khi đó nói. Một số nhận xét tiêu cực khác về cô bao gồm vụng về, dễ bối rối, sợ vũ khí.
Nhưng, bất chấp những tranh cãi đó, Noor vẫn hoàn thành khóa học. Rạng sáng 17/7/1943, từ một máy bay của không quân Hoàng gia Anh, Noor đã nhảy dù xuống nước Pháp, trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành hệ thống vô tuyến điện được điều tới khu vực đang bị quân Đức chiếm đóng ở Pháp trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II.
Chiến đấu và hy sinh
Với mật danh “Madeleine”, Noor đã sát cánh cùng các thành viên khác trong nhóm sử dụng vô tuyến điện kết nối Paris và London, từ đó thúc đẩy các hoạt động phá hoại và trang bị vũ khí cho lực lượng kháng chiến của Pháp.
Trong quá trình này, Noor gần như đã thay đổi hoàn toàn, chuyển từ một phụ nữ nhẹ nhàng, đa sầu đa cảm trở thành một nữ điệp viên khéo léo, dũng cảm, gan dạ, được ví như “một con hổ trong trận chiến”. Sau khi các thành viên khác trong mạng lưới lần lượt bị phản gián Đức phát hiện và bắt giữ, những chỉ huy đã liên tục thúc giục Noor về nước.
Song, cô vẫn quyết định ở lại, một mình đảm nhận việc truyền tin thay cho cả một nhánh điệp viên trong suốt 3 tháng trời bất chấp nguy cơ có thể bị bắt giữ. Có những thời điểm, cô đảm nhận phần công việc của 6 người.
Nhưng, cuối cùng, Noor vẫn bị bắt giữ khi một điệp viên 2 mang của SOE phản bội, mà nguyên nhân được cho là do chuyện tình tay 3 mà cô vô tình vướng phải với một điệp viên 2 mang và một người khác. Tháng 10/1943, Noor bị quân Đức ập tới bắt giữ. “Noor đã kháng cự rất mạnh đến mức túa máu. Phản gián Đức đã phải huy động đến 6 người đàn ông lực lưỡng tới để bắt cô đi”, các ghi chép cho hay.
Sau khi bị bắt giữ, Noor bị đưa tới nhà tù Pforzheim ở Đức và bị tra tấn hết sức dã man hòng moi các thông tin về những liên hệ cũng như hệ thống thông tin liên lạc của Anh. Tuy nhiên, bất chấp việc bị đánh đập, bị bỏ đói và bị hành hạ bởi quân Đức trong suốt 10 tháng trời, Noor vẫn không hé răng nửa lời, kể cả tên thật hay nguồn gốc Ấn Độ của mình cô cũng không để lộ.
Những đau đớn về thể xác và cả tinh thần được cô dồn nén lại cho đến tận đêm khuya mới phát ra thành những tiếng khóc ai oán. Trong thời gian bị giam giữ, cô đã 2 lần tìm cách bỏ trốn nhưng đều không thành khiến quân Đức xếp cô vào nhóm tù nhân cực kỳ nguy hiểm, bị biệt giam và bị cùm chân.
Ngày 11/9/1944, sau một thời gian tích cực tra tấn nhưng không thu được gì, quân Đức đưa Noor và 3 nữ điệp viên khác của SOE tới trại tập trung Dachau để giam giữ và 2 ngày sau đó, cả 4 người đều đã bị bắn chết. Lúc đó, Noor vừa tròn 30 tuổi.
Với những đóng góp to lớn của mình cho cuộc chiến, Noor về sau trở thành 1 trong 3 phụ nữ của SOE được trao Huân chương George, phần thưởng cao nhất dành cho những công dân dũng cảm của Anh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Anh, Đức...
Đọc truyện đêm khuya VOV | Chuyện về người nữ tướng tình báo - Mường giống
Hành trình bắt gián điệp tên lửa Triều Tiên 6 năm trước ở Ukraine
Ukraine công bố video chiến dịch truy bắt hai
người Triều Tiên bị buộc tội gián điệp khi họ tìm kiếm công nghệ tên lửa
đạn đạo 6 năm trước.
Quá trình bắt gián điệp Triều Tiên tại Ukraine
Lực lượng an ninh Ukraine tung hình ảnh cho thấy hai điệp viên Triều
Tiên đang nghiên cứu bản thiết kế một loại tên lửa tối mật, trước khi bị
bắt và tống giam hồi năm 2011. Đây chỉ là một phần trong chiến dịch
triệt tiêu mạng lưới đánh cắp công nghệ vũ khí tại Ukraine vừa được hé
lộ, CNN ngày 24/8 đưa tin.
Thông tin về chiến dịch phản gián này được công bố để bác bỏ cáo buộc
cho rằng Triều Tiên đạt nhiều đột phá trong phát triển tên lửa đạn đạo
xuyên lục địa (ICBM) nhờ các thiết kế có nguồn gốc từ Ukraine. Trước đó,
chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho
rằng ICBM Triều Tiên dùng công nghệ của Phòng thiết kế Yuzhnoye, đặt trụ
sở tại Dnipro, miền trung Ukraine.
Kiev liên tục bác bỏ liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo của Bình
Nhưỡng, đồng thời khẳng định Moscow đã cung cấp thiết kế tên lửa cải
tiến cho nước này. Về phần mình, Nga khẳng định không có liên hệ tới các
dự án vũ khí Triều Tiên.
Một sĩ quan an ninh giấu tên của Ukraine, người trực tiếp tham gia chiến
dịch phản gián năm 2011, cho rằng Triều Tiên không thể thu thập bất kỳ
công nghệ nào từ nước này. Ông khẳng định mọi nỗ lực tìm mua và đánh cắp
thiết kế đều bị ngăn chặn.
Tên lửa Hwasong-14 bị nghi là sử dụng công nghệ Ukraine. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.
|
"Trong năm 2011, hai người Triều Tiên khác đã bị trục xuất khi đang tìm
cách sở hữu đầu dò và phần chiến đấu của tên lửa không đối không. Người
thứ ba có nhiệm vụ đưa thiết bị về nước cũng bị trục xuất", sĩ quan này
tiết lộ. Tới năm 2015, có thêm 5 người Triều Tiên bị trục xuất vì hỗ trợ
hoạt động tình báo tại Ukraine.
Ngoài hai người đang ngồi tù, hiện không còn công dân Triều Tiên nào
sinh sống và làm việc tại Ukraine. Những người không bị trục xuất cũng
tự nguyện trở về nước, hầu hết trong số đó làm việc tại các trung tâm y
học.
Hoạt động gián điệp của Triều Tiên tại Ukraine
Hai điệp viên Triều Tiên đang thụ án 8 năm tù tại thị trấn Zhytomyr,
cách thủ đô Kiev 140 km về phía tây. Người đầu tiên ở độ tuổi hơn 50
mang mật danh X5, có dáng người gầy ốm, khác xa với hồi mới bị bắt. Điệp
viên còn lại trẻ tuổi hơn, là một chuyên gia kỹ thuật có mật danh X32.
Đây là những gián điệp công nghệ duy nhất phải ngồi tù tại Ukraine, dù
chính phủ nước đã nhiều lần chặn đứng kế hoạch đánh cắp công nghệ tên
lửa của Triều Tiên. Hình ảnh hai người được ghi lại hôm 27/7/2011 bằng
một máy quay giấu kín, đánh dấu giai đoạn kết thúc chiến dịch phản gián
kéo dài nhiều tháng.
Trước đó, điệp viên Triều Tiên đã liên hệ với các chuyên gia tên lửa
Ukraine. Họ tìm kiếm nhiều công nghệ khác nhau, trong đó bao gồm thiết
kế và quy trình chế tạo tên lửa đạn đạo, động cơ tàu vũ trụ, pin mặt
trời, bệ phóng di động. Những nhà khoa học Ukraine sau đó báo cáo sự
việc với cơ quan an ninh địa phương.
Một số tài liệu được Bình Nhưỡng theo đuổi có liên quan tới tên lửa
RT-23 Molodets (NATO định danh: SS-24 Scalpel). Đây là mẫu ICBM dùng
nhiên liệu rắn, có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập và tầm
bắn khoảng 11.000 km. RT-23 có thể triển khai từ bệ phóng cố định hoặc
trên các đoàn tàu hỏa.
Bình Nhưỡng từng theo đuổi thiết kế ICBM RT-23 Molodets. Ảnh: Peer Gynt.
|
Hệ thống RT-23 trên đường sắt bị cấm sử dụng theo hiệp ước START-II do
Mỹ và Nga ký vào cuối thập niên 1990. Tuy nhiên, lệnh cấm này chưa từng
có hiệu lực trong thực tế. Bản thiết kế và dây chuyền chế tạo do Ukraine
nắm giữ, nhưng nước này đã chấm dứt sản xuất tên lửa RT-23 vào năm
1995.
Hình ảnh từ máy quay an ninh cung cấp cái nhìn hiếm gặp về phương thức
thu thập công nghệ vũ khí của Triều Tiên, nhằm phục vụ mục đích tấn công
Mỹ và các đồng minh bằng tên lửa tầm xa. Nó cũng cho thấy những khoảnh
khắc rất đời thường của hai điệp viên. Một người thì thầm rằng tài liệu
họ đang tìm kiếm là "tuyệt mật", đồng thời lo lắng việc dùng đèn flash
liên tục sẽ làm cạn pin máy ảnh.
Lời khai của hai điệp viên Triều Tiên
"Tôi đang chấp hành hình phạt dành cho mình. Họ cho chúng tôi ăn đầy đủ,
chúng tôi cũng có việc để làm... Nhưng tôi không muốn tham gia phỏng
vấn để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình", X5 cho biết. Ông đảm
nhận công việc trộn xi măng và chế tạo thép tại nhà tù.
Tài liệu thẩm vấn cho biết X5 liên tục khẳng định ông chỉ là một đại
diện thương mại Triều Tiên tại Belarus, có nhiệm vụ sắp xếp quá trình
đào tạo, chuyển giao công nghệ tên lửa cho các chuyên gia tại Bình
Nhưỡng. X5 không nghĩ đó là thông tin tuyệt mật, ông thậm chí còn tìm
cách đưa một chuyên gia Ukraine tới Triều Tiên để giảng dạy.
Điệp viên X5 trong phân xưởng làm việc. Ảnh: CNN.
|
X5 chia sẻ buồng giam với 8 người khác, tài sản duy nhất của ông là các
hộp vitamin và một số đồ dùng cá nhân. Điệp viên này khẳng định ông rất
muốn trở về Triều Tiên, nhất là khi chưa được nói chuyện với gia đình và
bạn bè từ khi bị bắt hồi năm 2011.
Trong khi đó, X32 đồng ý trả lời phỏng vấn nhưng ngay lập tức đổi ý,
trước khi lấy tay che máy ảnh và rời đi. Người này không thừa nhận tội
của mình. X32 được giam ở khu vực thoải mái hơn X5 và nhận công việc chế
tạo đồ nội thất.
Ông Denys Chernyshov, Thứ trưởng Tư pháp Ukraine, cho biết quan chức
ngoại giao Triều Tiên chỉ gặp các điệp viên đúng một lần. "X5 và X32
từng đề nghị chính quyền Ukraine dẫn độ họ về Triều Tiên để tiếp tục án
tù. Nhưng họ bị bắt vì làm gián điệp cho Bình Nhưỡng, đương nhiên chúng
tôi đã bác bỏ yêu cầu này", ông Chernyshov cho biết.
"Bị cô lập ở một quốc gia và nền văn hóa khác là áp lực rất lớn. Họ rõ
ràng là những người mạnh mẽ, được chuẩn bị rất tốt. Tuy nhiên, nhiệm vụ
của cả hai đã thất bại, có thể họ sẽ không được chào đón khi trở về nước
vào tháng 9/2018", Thứ tưởng Tư pháp Ukraine Chernyshov nhận định.
Tử Quỳnh
Các gián điệp làm việc cho Trung Quốc từng bị Mỹ lật tẩy
Trung Quốc bị tố tuyển dụng nhiều gián điệp trên đất Mỹ để ăn cắp các thông tin ngoại giao và quốc phòng bí mật.
Hôm 21/5, tờ New York Times đăng một bài viết nói Bắc Kinh "phá hủy một
cách có hệ thống" hoạt động của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Trung
Quốc trong giai đoạn từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2012. Bài báo cho
biết khoảng 18 - 20 điệp viên CIA đã bị giết hoặc tống giam ở Trung
Quốc.
Theo South China Morning Post, đằng sau mối quan hệ có chiều
hướng ấm dần lên giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đã và
đang diễn ra một cuộc chiến bí mật nhằm thu thập các tin tình báo về
công nghệ quân sự cũng như nhiều thông tin khác.
Bài viết New York Times đăng tải chỉ tiết lộ phần nổi về hoạt động gián
điệp, phản gián giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc gây tổn thất
nặng nề cho hoạt động tình báo của Mỹ trong nhiều năm thì Mỹ cũng phanh
phui hàng loạt điệp viên cộm cán làm việc cho Trung Quốc.
Larry Wu-tai Chin
Larry Wu-tai Chin vào lúc bị bắt năm 1985. Ảnh: SCMP
|
Chin, người Mỹ gốc Hoa, là phiên dịch viên tiếng Trung Quốc cho Cục
Thông tin Truyền thanh Nước ngoài (FBIS) thuộc CIA. Ông bị cáo buộc bán
các tài liệu mật của Mỹ cho Trung Quốc từ năm 1952 đến năm 1985.
Chin đã cung cấp các thông tin nhạy cảm liên quan đến kế hoạch của tổng
thống Mỹ Richard Nixon về bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, hai
năm trước khi Nixon đến thăm Bắc Kinh.
Năm 1986, Chin bị kết án với 17 tội danh gián điệp, thông đồng với các
điệp viên Trung Quốc để chuyển những tài liệu quốc phòng của Mỹ và trốn
thuế. Chin đã tự tử trong buồng giam ở bang Virginia bằng cách trùm bao
đựng rác vào đầu khi nhân viên an ninh chuẩn bị dẫn giải ông ra tòa.
Chin được cho là đã nhận một triệu USD tiền công từ Trung Quốc.
Gwo-Bao Min
Đầu đạn hạt nhân W70 gắn trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-52 Lance của Mỹ. Ảnh: Flickr
|
Gwo-Bao Min, kỹ sư hàng không người Mỹ gốc Đài Loan, năm 1975 bắt đầu
làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở bang
California, nơi ông nghiên cứu các tài liệu về vũ khí hạt nhân và phòng
thủ tên lửa. Năm 1981, Min bị các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ
(FBI) bắt giữ khi chuẩn bị lên một chuyến bay tới Trung Quốc.
FBI phát hiện ông mang theo những tài liệu trả lời chi tiết cho 5 câu
hỏi nhạy cảm, bao gồm một câu hỏi về cách thu nhỏ vũ khí hạt nhân. Các
nhà điều tra tin rằng Min đã cung cấp cho Trung Quốc bản thiết kế đầu
đạn hạt nhân W70 gắn trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-52 Lance của Mỹ.
Tuy nhiên, các công tố viên sau đó từ chối truy tố Min vì nhận thấy
không có bằng chứng thuyết phục để khép ông vào tội gián điệp. Min được
đề xuất hai lựa chọn, hoặc tự nguyện thôi việc ở Phòng thí nghiệm Quốc
gia Lawrence Livermore hoặc nhận quyết định sa thải. Cuối cùng, Min chọn
tự xin thôi việc.
Moo Ko-Suen
Moo Ko-Suen. Ảnh: youpai.org
|
Suen là doanh nhân Hàn Quốc, từng là đại diện cao cấp cho tập đoàn quốc
phòng Lockheed Martin của Mỹ trên lãnh thổ Đài Loan. Tháng 5/2006, một
tòa án liên bang ở bang Miami, Mỹ, tuyên án Suen 6,5 năm tù về tội làm
gián điệp cho Trung Quốc. Ngoài ra, Suen cũng bị tòa phạt một triệu USD.
Các đặc vụ bắt giữ Suen khi ông đang tìm cách mua thiết bị quân sự Mỹ để
gửi về Trung Quốc. Những thiết bị này gồm một động cơ phản lực chiến
đấu cơ F-16, một tên lửa hành trình AGM-129A, động cơ trực thăng Black
Hawk và các tên lửa không đối không AIM-120.
Katrina Leung
Katrina Leung (giữa), gián điệp hai mang làm việc cho cả Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Reuters
|
Năm 1982, đặc vụ FBI James Smith, người phụ trách tổ phản gián chống
Trung Quốc tại văn phòng FBI ở Los Angeles, tuyển dụng Katrina Leung,
người Mỹ gốc Hoa, 28 tuổi. Là một nhà tư vấn doanh nghiệp có tiếng tăm,
Leung được đánh giá cao nhờ những mối quan hệ của cô với các quan chức
hàng đầu Trung Quốc.
FBI đã xây dựng kế hoạch nhằm giúp Leung được Bộ Công an Trung Quốc
(MSS) tuyển dụng để làm việc với vai trò gián điệp hai mang cho Mỹ.
Tháng 6/1984, MSS nhận Leung vào làm việc vì nghĩ cô là một nguồn tin
hữu ích ở văn phòng FBI tại Los Angeles.
Trong quá trình công tác, Leung đã cung cấp cho Smith thông tin về các
vấn đề chính trị, quân sự và hạt nhân Trung Quốc. Song Leung cũng bí mật
sao chép các tài liệu quan trọng của Smith mà cô tiếp cận được và
chuyển chúng cho phía Trung Quốc.
Tháng 6/1990, FBI nghi ngờ Leung cung cấp cho MSS những chi tiết bí mật
trong chương trình phản gián chống Trung Quốc của cơ quan này. Smith bị
chất vấn về vai trò quản lý nhưng ông phủ nhận các cáo buộc và thuyết
phục cấp trên tin rằng Leung không bao giờ làm những điều như vậy mà
không có sự cho phép từ ông.
Sau đó, Smith gặp riêng Leung để đối chất. Leung thừa nhận người quản lý
ở Trung Quốc đã phát hiện cô là gián điệp hai mang và ép cô cung cấp
thêm thông tin mật.
Một năm sau, FBI thu được đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa một phụ
nữ tự xưng là Lou với một quan chức tình báo Trung Quốc. Đặc vụ FBI
William Cleveland nghe đoạn băng và nhận ra giọng nói người phụ nữ chính
là giọng của Leung. Tuy nhiên, Smith vẫn bảo vệ Leung và thuyết phục cấp trên không nên chấm dứt làm việc với Leung. FBI đã nghe theo lời khuyên này.
Năm 2001, FBI được tòa cho phép giám sát Leung theo Đạo luật giám sát
tình báo nước ngoài. FBI phát hiện Leung lén lút sao chép các tài liệu
tối mật từ Smith và chuyển về cho người quản lý cô ở MSS.
Leung bị bắt giữ năm 2003 và khởi tố với tội danh sao chép trái phép
thông tin quốc phòng với ý đồ làm lợi cho nước ngoài. Nhưng đến năm
2005, tòa án liên bang Mỹ tại California bác bỏ vụ án của Leung với lý
do sai sót trong quá trình điều tra.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Leung thừa nhận tội nói dối FBI và kê khai thuế
thu nhập gian dối. Leung bị kết án ba năm quản chế, 100 giờ lao động
công ích và 10.000 USD tiền phạt.
Điều đáng nói là trong quá trình làm việc, Leung có mối quan hệ tình ái
với cả Smith lẫn William Cleveland. Smith bị bắt vào năm 2003 và bị truy
tố vì bất cẩn để Katrina Leung tiếp cận tài liệu mật. Ông cũng bị cáo
buộc quan hệ tình ái với Leung suốt 20 năm. Năm 2004, ông thừa nhận tội
che giấu FBI về mối quan hệ tình ái với Leung. Ông bị kết án ba năm quản
chế tại gia và 100 giờ lao động công ích với tội danh này.
Candace Marie Claiborne
Candace Marie Claiborne (giữa) bị cáo buộc nhận hàng chục nghìn USD và quà tặng từ các điệp viên Trung Quốc. Ảnh: AFP
|
Cuối tháng 3/2017, FBI bắt giữ Candace Marie Claiborne, 60 tuổi, một
nhân viên kỳ cựu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, với cáo buộc nhận hàng chục
nghìn USD và quà tặng, bao gồm điện thoại iPhone, máy tính xách tay từ
các điệp viên Trung Quốc. Bà cũng bị cáo buộc khai báo gian dối với FBI
về mối quan hệ với điệp viên Trung Quốc.
Claiborne làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ từ thời tổng thống Bill Clinton
và đã kinh qua nhiều vị trí ở các lãnh sự quán, đại sứ quán Mỹ tại Iraq,
Sudan, Trung Quốc.
Cáo trạng từ Bộ Tư pháp Mỹ cho hay trong quá trình làm việc tại Bộ Ngoại
giao, Claiborne biết rõ hai người đàn ông Trung Quốc mà bà thường xuyên
tiếp xúc là nhân viên thuộc các cơ quan an ninh Trung Quốc. Theo cáo
trạng, bà đã nhận tiền từ họ để cung cấp các thông tin mật của Mỹ.
Trong thông báo về quyết định khởi tố Claiborne, quyền trợ lý Bộ trưởng
Tư pháp Mỹ Mary McCord cho biết: "Candace Marie Claiborne đã lợi dụng
công việc của bà và khả năng tiếp cận những tài liệu ngoại giao nhạy cảm
để trục lợi cá nhân".
Hồng Vân
Các điệp viên hai mang của Nga đã xâm nhập tình báo Mỹ và Anh ra sao?
Lực lượng tình báo-phản gián của Liên Xô rất
mạnh, đã tuyển được nhiều nhân viên cấp cao trong hàng ngũ tình báo đối
ngoại Mỹ (CIA) và Anh (MI6).
Trong thế
kỷ 20, rất nhiều chiến dịch tình báo mật của phương Tây nhằm vào Liên Xô
đã bị vô hiệu hóa. Công việc của các điệp viên nhị trùng làm việc cho
Liên Xô đóng vai trò lớn trong các chiến dịch phản gián của họ. Dưới đây
là 3 trong số các điệp viên hiệu quả nhất của Liên Xô thời Chiến tranh
Lạnh.1. Kim Philby - cán bộ tình báo Anh yêu Liên Xô
Philby, thành viên nổi tiếng của nhóm gián điệp Xô viết Cambridge Five ở Anh, được trao những phần thưởng cao quý nhất của cả Anh và Liên Xô. Năm 1945, với những thành tích trong Thế chiến 2, ông được thưởng Huân chương Đế chế Anh từ Nữ hoàng Elizabeth II. Năm 1947, khi Chiến tranh Lạnh đến gần, lãnh tụ Liên Xô Stalin đã trao cho ông Huân chương Cờ Đỏ.
Philby bắt đầu hợp tác với cơ quan mật vụ Liên Xô vào thập niên 1930 sau khi tốt nghiệp trường đại học Cambridge. Cũng tầm đó, Philby bắt đầu làm việc cho tình báo Anh. Ông thăng tiến nhanh chóng và sau Thế chiến 2, người ta cho rằng ông đã được quy hoạch vào vị trí người đứng đầu cơ quan tình báo Anh Quốc. Mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra, Philby đã giữ nhiều chức vụ quan trọng giúp ông có điều kiện cung cấp cho Liên Xô những thông tin có giá trị.
Khi được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận tình báo Anh đặc trách về Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1947, Philby bảo đảm cho Moscow nắm rõ các gián điệp đang cố gắng xâm nhập biên giới phía nam của Liên Xô. Vào thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nơi chính mà hoạt động mật này được lên kế hoạch. Kết quả là, nhóm các gián điệp xâm nhập đó đã bị binh sĩ Liên Xô bắn chết ngay tại biên giới. Theo một sử gia Nga chuyên nghiên cứu về cơ quan mật vụ, sự việc trên là tín hiệu rõ ràng để phương Tây từ bỏ chiến thuật xâm nhập kiểu đó.
Sau đó, vào năm 1949, Philby trở thành trưởng đại diện tình báo của Anh ở Washington, Mỹ. Với vị trí này, Philby được quyền tiếp cận các thông tin của CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) về kế hoạch đảo chính lật đổ nhà lãnh đạo Albania Enver Hoxha thân Liên Xô. Sau khi thông tin mật được tuồn cho Moscow thì lực lượng đặc nhiệm Albania tham gia đảo chính đã bị bắn chết khi họ vừa nhảy dù chạm đất. Hoxha tiếp tục tại vị.
Philby đào tẩu sang Liên Xô vào năm 1963 khi ông đứng trước nguy cơ bị bại lộ. Sau đó, ông sống ở Liên Xô trong một phần tư thế kỷ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times vào cuối thập niên 1980, Philby tâm sự chân thật như thế này: Dù cuộc sống ở Liên Xô khi đó có nhiều khó khăn, ông gắn bó với đất nước này và không có nơi nào khác mà ông muốn đến sống cả.
2. George Blake - điệp viên người Anh coi Nga là quê hương thứ 2
Nếu Philby dành một phần tư thế kỷ sống ở Liên Xô, thì một điệp viên nhị trùng khác đến từ nước Anh, là George Blake, đã sống ở Nga trong hơn 50 năm sau khi trốn khỏi một nhà tù ở Anh.
Vào dịp sinh nhật thứ 95 của mình, ông lý giải vì sao hồi thập niên 1950 ông lại thay đổi lý tưởng phụng sự của mình. Ông cho biết, những gì diễn ra trong Chiến tranh Triều Tiên đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi quan điểm của ông. Lúc đó ông đã chứng kiến nhiều dân thường bị “cỗ máy quân sự của Mỹ” giết chết.
Blake viết trong 1 lá thư gửi cơ quan tình báo Nga ngày nay: “Chính lúc đó tôi nhận ra rằng các xung đột như thế đầy rẫy các mối hiểm nguy chết người cho toàn thể nhân loại. Và tôi đã có lựa chọn quan trọng nhất trong đời mình. Tôi bắt đầu hợp tác với tình báo đối ngoại Liên Xô một cách chủ động và không cần đền bù, với mục đích bảo vệ nền hòa bình thế giới”.
Blake được tuyển dụng vào cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6) trong Thế chiến 2. Khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, ông quay trở lại London. Thời gian này, ông đã thông báo cho Liên Xô về kế hoạch của CIA và MI6 đào đường hầm từ Tây Berlin sang Đông Berlin để nghe lén đường liên lạc đi trên mặt đất của tổng hành dinh quân đội Liên Xô tại Đông Đức. Kế hoạch mang mật danh Gold hoặc Stopwatch.
Mặc dù khó khăn, đường hầm vẫn được đào và được trang bị các thiết bị nghe lén cần thiết. Moscow không lật tẩy đường hầm này ngay, nhằm tránh gây lộ cho Blake. Phía Liên Xô chỉ chủ động “phát hiện” ra đường hầm vào thời điểm 11 tháng sau khi việc nghe lén bắt đầu diễn ra, lúc Blake đã được cử làm một nhiệm vụ mới trong MI6. Vụ bê bối bùng lên từ phát hiện này đã làm hoen ố danh tiếng của CIA.
Năm 1961, Blake bị một sĩ quan tình báo Ba Lan (thuộc khối XHCN) phản bội. Hậu quả, Blake bị kết án 42 năm tù ở Anh. Bốn năm sau, ông vượt ngục thành công, sử dụng một thang dây và kim đan để trốn thoát. Cuối cùng ông tới được Moscow, nơi ông sống suốt từ đó đến cuối đời. Trong lá thư của mình, ông viết rằng “Nước Nga đã trở thành Tổ quốc thứ 2 của tôi...”.
3. Aldrich Ames - người Mỹ khiến Giám đốc CIA mất chức
Mặc dù các đại diện của các cơ quan tình báo Mỹ có phần trách cứ đồng nghiệp Anh vì đã không phanh phui được các gián điệp hàng đầu của Liên Xô trước đây, bản thân họ cũng dính vào một scandal gián điệp khiến danh tiếng CIA suy giảm và giám đốc CIA khi đó mất chức.
Tất cả bắt đầu vào giữa thập niên 1980 khi trưởng bộ phận của CIA phụ trách về phản gián Liên Xô, Aldrich Ames, bắt đầu hợp tác với Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô ( tức KGB – cơ quan an ninh và tình báo của Liên Xô). Việc hợp tác kéo dài gần 10 năm cho tới khi ông bị bắt vào năm 1994. Người ta cho rằng Ames đã làm bại lộ hơn 100 chiến dịch tình báo của CIA và giúp bóc gỡ nhiều nội gián bên trong Liên Xô và sau này là Nga. Trong số các gián điệp này, một số đã bị giới chức hành quyết vì tội gián điệp.
Ames thừa nhận tại tòa rằng ông đã làm lộ tẩy “gần như tất cả điệp viên của CIA hoạt động tại Liên Xô, cũng như các điệp viên làm việc cho các cơ quan tình báo Mỹ khác và các nước khác” mà ông biết.
Người ta nói rằng Moscow sử dụng Ames trong nhiều năm để cấy các thông tin giả vào các báo cáo của CIA trình lên 3 đời tổng thống Mỹ.
Người ta tin rằng CIA tình cờ phát hiện ra hoạt động gián điệp hai mang của Ames dựa vào sự gia tăng đột ngột mức sống của ông, như ngôi nhà nửa triệu USD và chiếc xe hơi Jaguar sang trọng của ông.
Ames bị kết án chung thân. Vụ Ames đã gây ra cơn địa chấn ở Quốc hội Mỹ và dẫn tới việc Giám đốc CIA James Woolsey phải từ chức.
Huyền thoại tình báo Yuri Drozdov: Người "phù phép" điệp viên Liên Xô thành công dân Mỹ
Dân trí Huyền thoại tình báo
Liên Xô Yuri Drozdov từng nói rằng có thể phải mất tới 7 năm, thậm chí
hàng thập niên, để đào tạo một điệp viên "bất hợp pháp" - những người
được Liên Xô cài cắm ở nước ngoài dưới danh tính giả.
Là cựu Cục trưởng Cục S thuộc Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), phụ trách chương trình điệp viên mật, huyền thoại tình báo Yuri Drozdov nắm rõ tất cả những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên tình báo “bất hợp pháp” hoạt động ở nước ngoài.
Ông Drozdov phải huấn luyện cho các điệp viên Liên Xô cách nói, nghĩ và cư xử, thậm chí ngay cả trong tiềm thức, cũng phải giống hoàn toàn những công dân Mỹ, Anh, Đức hay Pháp mà họ sẽ đóng giả khi đặt chân lên lãnh thổ của quốc gia đó.
Các điệp viên của KGB ở Mỹ và nhiều nước khác thường đi lang thang quanh các nghĩa trang, tìm kiếm những đứa bé đã chết có độ tuổi trùng với những người đang được đào tạo để trở thành điệp viên nước ngoài. Đó là phương pháp hiệu quả để đánh cắp danh tính thật ở thời đại tiền internet.
Sau khi tìm được đối tượng phù hợp, một tiểu sử “ảo” chi tiết sẽ được “phù phép”, cùng các giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh để biến điệp viên Liên Xô thành công dân của một nước nào đó. Các nhà thờ sẽ được trả tiền để sửa sổ sách và xóa đi phần ghi chép về thông tin tử vong của đối tượng.
Đây là công việc tốn kém và đòi hỏi sự thận trọng. Một số điệp viên “bất hợp pháp” dù đã đào tạo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng có thể vẫn bị đánh giá là không an toàn để thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, việc nói tiếng Nga trong khi mơ ngủ cũng là lý do để một ứng viên tiềm năng có thể bị loại.
“Không được tiếp xúc”
Huyền thoại tình báo Dozdov qua đời ngày 21/6/2017, ở tuổi 91. Sự ra đi của ông đã kết thúc cuộc đời của một con người từng trải qua hàng chục năm trên cương vị lãnh đạo cấp cao của KGB; và tạo nên danh tiếng nhờ chỉ huy một trong những chương trình bí mật và nổi tiếng nhất của tình báo Liên Xô.
Không giống các điệp viên "hợp pháp" - những người được cử ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao hoặc bảo trợ chính thức khác, điệp viên "bất hợp pháp” sống và làm việc như người bình thường ở những khu vực ngoại ô. Họ hoạt động tình báo nhưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như các điệp viên khác nếu bị bắt giữ.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2010, ông Drozdov đã mô tả về một cặp “điệp viên bất hợp pháp” gồm một nam và một nữ. Họ được cử đến Mỹ qua ngả Tây Đức và đóng vai một cặp vợ chồng.
"Khi làm việc ở New York, tôi thỉnh thoảng đi quanh nhà họ, lái xe qua và nhìn lên cửa sổ", ông Drozdov nói với báo Rossiiskaya Gazeta. Tuy nhiên, ông đã không vào trong để gặp các điệp viên này vì những cuộc gặp trực tiếp có rủi ro quá lớn.
"Không được tiếp xúc với điệp viên bất hợp pháp. Không ai được tiếp xúc", ông Drozdov cho biết.
Thông tin thu thập được từ những điệp viên “ngầm" này sẽ được tập hợp lại và chuyển tới tay người phụ trách thông qua các phương tiện bí mật - bao gồm các vị trí giao nhận bí mật - nơi hai người có thể trao đổi tài liệu mà không cần gặp mặt, qua radio hoặc các cuộc họp kín ở nước ngoài.
Theo Mark Galeotti, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague (Séc), ông Drozdov là "huyền thoại" của các lãnh đạo KGB. Tổng cục Tình báo Nước ngoài Nga (SVR) mô tả ông là "một sĩ quan Nga mẫu mực, một con người tao nhã, một chỉ huy khôn ngoan".
Cha Drozdov là một chiến sĩ Hồng quân, tham gia Thế chiến II trong vai trò lính pháo binh. Bản thận ông Drozdov tốt nghiệp Học viện Ngôn ngữ của quân đội, trường đào tạo chính của các điệp viên Liên Xô, sau đó gia nhập KGB năm 1956.
Còn nhiều bí mật
Ông Drozdov đã mô tả về những nơi giấu các thiết bị được cài đặt tại "nhiều quốc gia" để các điệp viên ẩn có thể sử dụng đằng sau phòng tuyến kẻ thù, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
"Cho dù họ (các điệp viên) còn ở đó hay không, hãy để chúng (các thiết bị ẩn) làm đau đầu các cơ quan tình báo nước ngoài", ông nói.
Vẫn còn nhiều bí mật về chương trình “điệp viên bất hợp pháp”, nhất là về số lượng thành viên, chưa được tiết lộ. Người ta ước tính rằng Liên Xô đã đào tạo hàng trăm điệp viên như vậy trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vadim Alekseevich Kirpichenko, người tiền nhiệm của ông Drozdov tại Cục S, miêu tả các điệp viên “bất hợp pháp” là các điệp viên "nhân tạo được chúng tôi tạo ra". Những người này khi trở về Nga sau nhiều năm làm việc bí mật ở nước ngoài thường nói tiếng mẹ đẻ với ngữ điệu của người nước ngoài.
Những phẩm chất mà người tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên điệp viên là "sự dũng cảm, tập trung, ý chí mạnh mẽ, khả năng dự báo nhanh chóng nhiều tình huống khác nhau, khả năng chịu được căng thẳng, khả năng thông thạo ngoại ngữ xuất sắc, thích nghi tốt với điều kiện sống hoàn toàn mới, và sở hữu kiến thức về một hoặc một số ngành nghề có cơ hội kiếm ra việc làm", ông Kirpichenko cho biết.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong tính cách của ứng viên cũng sẽ được xem xét nếu các các đặc điểm đó có thể giúp cho ứng viên dễ dàng quên đi bản sắc cá nhân mình và trở thành một người khác.
Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ và việc triển khai những điệp viên ẩn để thu thập thông tin cũng như tiếp cận các nhân vật quyền lực đã không còn mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chương trình “điệp viên bất hợp pháp” được cho là chưa kết thúc. Di sản của huyền thoại tình báo Drozdov vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó.
Gần đây, vào năm 2010, nhóm 10 điệp viên ẩn của Nga đã bị bắt tại New York, Mỹ. Hai người trong số họ sống như vợ chồng với nhau và đã có con cái trưởng thành.
Bạch Vân
Theo BBC
Nàng công chúa đẹp dịu dàng thành nữ điệp viên gan dạ
Noor Inayat Khan được cho là một trong những
phụ nữ dũng cảm nhất thế giới. Là nữ điệp viên điều hành hệ thống liên
lạc không dây đầu tiên của Anh ở Pháp trong Chiến tranh thế giới II,
trong khi những người khác thường chỉ làm việc được khoảng 6 tuần thì cô
đã 1 mình duy trì hoạt động suốt gần 5 tháng.
Khi bị địch bắt, cô vẫn kiên cường, bất khuất, chọn cho mình một cái chết đầy kiêu hãnh.
Những người từng quen biết Noor không bao giờ nghĩ được rằng một ngày nào đó cô lại có thể trở thành một điệp viên. Bởi, đơn giản là, tất cả những tính cách của Noor cho thấy cô là người không phù hợp để trở thành một điệp viên nhất trên thế giới.
Từ nàng công chúa dịu dàng
Đầu tiên phải kể đến là xuất thân quyền quý của Noor. Cha của cô là Hazrat Inayat Khan - cháu nội của vua Tipu ở Vương quốc Mysore, một nước Hồi giáo cổ xưa ở miền Nam Ấn Độ - nhưng đã chuyển tới Anh sinh sống.
Noor chào đời ngày 1/1/1914 trong Điện Kremlin, nơi cha cô đang giảng dạy tại cung điện của Nga Hoàng. Cuộc sống sung túc của gia đình kết thúc khi ngân hàng do cha cô làm chủ bị phá sản. Sau biến cố này, gia đình cô đã chuyển sang Pháp. Tại đây, họ được cộng đồng những người Hồi giáo dòng Sufi ôn hòa xây cho một căn nhà ở Paris. Cũng ở đây, Noor được học tiếng Pháp một cách nhuần nhuyễn.
Sinh trưởng trong một gia đình theo dòng Hồi giáo Sufi ôn hòa, Noor được cha mẹ dạy bảo kỹ lưỡng về các nguyên tắc trong cuộc sống, về chủ nghĩa lý tưởng và sự hy sinh bản thân. Cô cũng thể hiện là một người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, thích làm thơ, chơi nhạc. Dù gia cảnh khi đó đã tương đối khó khăn nhưng Noor vẫn cố gắng hoàn thành chương trình đại học ngành tâm lý trẻ em và bắt đầu viết truyện cho nhóm đối tượng này. Nhiều truyện của cô đã được phát sóng và xuất bản không chỉ ở Pháp mà còn ở các nước khác trên thế giới.
Tới nữ điệp viên đầu tiên nhảy dù
Biến cố bước ngoặt trong cuộc đời Noor chính là sự kiện quân Đức tấn công nước Pháp vào năm 1940, khiến cuộc sống của hàng triệu người dân châu Âu thay đổi hoàn toàn. Ban đầu, Noor đăng ký tham gia và được đào tạo để trở thành một thành viên của đội cứu thương Pháp. Nhưng, khi cuộc chiến ngày càng lan rộng, do có hộ chiếu Anh nên cả gia đình Noor không thể tiếp ở lại nước này. Sau một thời gian di tản qua các thành phố khác nhau, cuối năm 1940, cả gia đình về lại Anh.
Sau khi đã ổn định cuộc sống, Noor và em trai quyết định tham gia cuộc chiến chống quân Đức. Giáo lý mà cả 2 được dạy từ khi còn nhỏ khiến họ không thể giết người nên 2 chị em đã quyết định đăng ký vào những đơn vị sẽ không phải dùng đến súng, dù công việc đó nguy hiểm.
Trong đó, người em được nhận vào lực lượng không quân Hải quân Anh còn Noor tham gia lực lượng Nữ không quân trợ chiến và được đào tạo sử dụng thiết bị vô tuyến điện. 2 năm sau khi gia nhập quân đội Anh, Noor đã trở thành một nữ phi công hàng đầu của Anh.
Cùng thời gian này, Thủ tướng Anh Winston Churchill quyết định tuyển dụng những phụ nữ vào một đơn vị gián điệp sẽ được điều động tới khu vực bị Đức chiếm đóng ở Pháp với nhiệm vụ bí mật phát động một cuộc chiến ngay trong lòng địch. Ở thời điểm đó, đây là một quyết định khá bất ngờ và gây nhiều tranh cãi bởi công việc gián điệp với ngay cả đàn ông cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Một ngày đầu năm 1942, Noor nhận được lời mời tới dự phỏng vấn tại Cục tác chiến đặc biệt (SOE). Sở dĩ cô nhận được cuộc điện thoại này là do những người tuyển dụng cho bộ phận Pháp ở SOE nhận thấy cô có thể phù hợp với vị trí điệp viên trong đơn vị gián điệp nói trên. Ngày 29/2/1943, Noor bắt đầu tham gia khóa đào tạo điệp viên đặc biệt, nơi cô được dạy cho những kỹ năng tồn tại trong lòng địch, về cách thức sử dụng vũ khí hay cách đối phó với địch khi bị thẩm vấn…
Với những kỹ năng được học khi còn làm việc trong lực lượng không quân, Noor trở thành ứng viên cho một người điều khiển hệ thống vô tuyến điện, kết nối Paris và London thông qua các tin nhắn đã được mã hóa – nhiệm vụ được cho là nguy hiểm nhất trong các vị trí ở SOE. Bởi, nếu đảm nhận công việc này, cô sẽ phải hoạt động ngay trong lòng địch trong tình trạng không có bất cứ thứ vũ khí gì để tự vệ. Thêm vào đó, nguy cơ bị phát hiện lại rất lớn do kẻ thù hoàn toàn có thể dò ra được sóng từ những thiết bị vô tuyến.
Tuy nhiên, những kết quả huấn luyện của cô lại gây khá nhiều tranh cãi. Trong khi được một số người đánh giá cao Noor vì lòng trung thành nhưng một số khác lại tỏ ra băn khoăn về những tính cách như giàu cảm xúc, dễ xúc động của cô. Đặc biệt, nền tảng giáo dục của gia đình đã hình thành ở Noor tính cách: không bao giờ nói dối.
“Đó rõ ràng là một đặc tính hoàn toàn không phù hợp với công việc điệp viên vì cuộc đời của một điệp viên đã là một lời nói dối lớn. Là điệp viên đồng nghĩa với việc anh sẽ có mật danh và có hộ chiếu giả”, một người hướng dẫn của Noor khi đó nói. Một số nhận xét tiêu cực khác về cô bao gồm vụng về, dễ bối rối, sợ vũ khí.
Nhưng, bất chấp những tranh cãi đó, Noor vẫn hoàn thành khóa học. Rạng sáng 17/7/1943, từ một máy bay của không quân Hoàng gia Anh, Noor đã nhảy dù xuống nước Pháp, trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành hệ thống vô tuyến điện được điều tới khu vực đang bị quân Đức chiếm đóng ở Pháp trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II.
Chiến đấu và hy sinh
Với mật danh “Madeleine”, Noor đã sát cánh cùng các thành viên khác trong nhóm sử dụng vô tuyến điện kết nối Paris và London, từ đó thúc đẩy các hoạt động phá hoại và trang bị vũ khí cho lực lượng kháng chiến của Pháp.
Trong quá trình này, Noor gần như đã thay đổi hoàn toàn, chuyển từ một phụ nữ nhẹ nhàng, đa sầu đa cảm trở thành một nữ điệp viên khéo léo, dũng cảm, gan dạ, được ví như “một con hổ trong trận chiến”. Sau khi các thành viên khác trong mạng lưới lần lượt bị phản gián Đức phát hiện và bắt giữ, những chỉ huy đã liên tục thúc giục Noor về nước.
Song, cô vẫn quyết định ở lại, một mình đảm nhận việc truyền tin thay cho cả một nhánh điệp viên trong suốt 3 tháng trời bất chấp nguy cơ có thể bị bắt giữ. Có những thời điểm, cô đảm nhận phần công việc của 6 người.
Nhưng, cuối cùng, Noor vẫn bị bắt giữ khi một điệp viên 2 mang của SOE phản bội, mà nguyên nhân được cho là do chuyện tình tay 3 mà cô vô tình vướng phải với một điệp viên 2 mang và một người khác. Tháng 10/1943, Noor bị quân Đức ập tới bắt giữ. “Noor đã kháng cự rất mạnh đến mức túa máu. Phản gián Đức đã phải huy động đến 6 người đàn ông lực lưỡng tới để bắt cô đi”, các ghi chép cho hay.
Sau khi bị bắt giữ, Noor bị đưa tới nhà tù Pforzheim ở Đức và bị tra tấn hết sức dã man hòng moi các thông tin về những liên hệ cũng như hệ thống thông tin liên lạc của Anh. Tuy nhiên, bất chấp việc bị đánh đập, bị bỏ đói và bị hành hạ bởi quân Đức trong suốt 10 tháng trời, Noor vẫn không hé răng nửa lời, kể cả tên thật hay nguồn gốc Ấn Độ của mình cô cũng không để lộ.
Những đau đớn về thể xác và cả tinh thần được cô dồn nén lại cho đến tận đêm khuya mới phát ra thành những tiếng khóc ai oán. Trong thời gian bị giam giữ, cô đã 2 lần tìm cách bỏ trốn nhưng đều không thành khiến quân Đức xếp cô vào nhóm tù nhân cực kỳ nguy hiểm, bị biệt giam và bị cùm chân.
Ngày 11/9/1944, sau một thời gian tích cực tra tấn nhưng không thu được gì, quân Đức đưa Noor và 3 nữ điệp viên khác của SOE tới trại tập trung Dachau để giam giữ và 2 ngày sau đó, cả 4 người đều đã bị bắn chết. Lúc đó, Noor vừa tròn 30 tuổi.
Với những đóng góp to lớn của mình cho cuộc chiến, Noor về sau trở thành 1 trong 3 phụ nữ của SOE được trao Huân chương George, phần thưởng cao nhất dành cho những công dân dũng cảm của Anh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Anh, Đức...
Theo Minh Ngọc
Pháp luật Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét