Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/f
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P9
Giải mật 5 phương tiện tình báo tinh vi nhất của CIA
Cập nhật lúc: 07:00 04/01/2015
(Kiến Thức) - Tình báo Mỹ (CIA) được trang bị nhiều phương tiện rất tinh vi để có thể đánh cắp và chuyển tin.
Khánh Nam (theo Techeblog)
Mặc dù có thể bên trong không được thoải mái cho hai người, chiếc tàu ngầm bí mật này đã được CIA sử dụng trong những năm 1950. Chiếc tàu ngầm vô cùng chật chội này không có vũ khí và cũng cần một
tàu mẹ để vận chuyển và có chỗ trở về. Ưu điểm của nó là đủ nhỏ để đi
vào những khu vực mà các tàu bình thường không thể. Trông không khác gì bình thường, đồng USD mang hình ảnh Tổng thống Eisenhower bằng bạc này có điều đặc biệt là rỗng bên trong để chuyển các tài liệu, phim ảnh hoặc các vật siêu nhỏ. CIA dùng thiết bị này trong suốt Thế chiến thứ II để lấy cắp thư ra khỏi phong bì mà không làm hỏng phong bì.
Khoảng trống bên trong của nó đủ chỗ cho các thông điệp bí mật
Để lấy thư, người ta cho thiết bị xuyên
vào khoảng trống chưa phủ keo ở phía trên phong bì và sau đó người ta
xoay nó để cuộn lá thư lại. Hình ảnh này cho thấy lá thư bên trong đã bị
cuộn xung quanh thiết bị lấy cắp thư tinh vi này.
Trông giống như con chuồn chuồn thật, thiết bị này được Văn phòng Nghiên
cứu và Phát triển của CIA chế tạo trong những năm 1970. Nó có thể bay
được như một máy bay không người lái và cũng là ùngUAV đầu tiên mô phỏng kích thước côn trùng. Nó được phát triển để khám phá các thông tin tình
báo.
Báo cáo tra tấn CIA và những sự thật kinh hoàng
(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, ít nhất 26 người bị CIA giam giữ phi pháp.
Tổng thống George W. Bush biết bao nhiêu về chương trình tra tấn?
Tổng thống Mỹ
George W. Bush đã phê chuẩn chương trình tạm giam và thẩm vấn của CIA
vào năm 2002. Tuy nhiên, Tổng thống Bush không nhận được báo cáo chi
tiết của chương trình này cho đến tháng 4/2006. Tổng thống và Phó Tổng
thống Mỹ cũng không hề biết đến những địa điểm giam giữ phạm nhân bí mật
ở nước ngoài của CIA. Theo báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ,
trong tháng 4/2006, Tổng thống Bush đã "bày tỏ sự lo lắng khi nhìn thấy
hình ảnh của một người bị giam giữ xích trên trần nhà, mặc tã và buộc
phải đi đến phòng tắm".
Tổng thống George W. Bush.
Không những che giấu thông tin, CIA còn cung cấp thông tin sai sự thật
và gây hiểu nhầm cho các thành viên của Quốc hội, giám đốc Cơ quan tình
báo quốc gia, các nhà báo và các phương tiện truyền thông. Báo cáo lưu ý
rằng, các quan chức CIA đã yêu cầu nhân viên "biên soạn thông tin dựa
trên những thành công" và những thông tin mật này sau đó sẽ được tiết lộ
cho giới báo chí nhằm tăng sự ủng hộ và định hình quan điểm của công
chúng.
Ít nhất 26 người bị giam giữ phi pháp
Theo báo cáo của Thượng viện, trong số
119 tù nhân được biết đến, CIA đã bắt giam một cách vô lý ít nhất là
đối với 26 người (chiếm khoảng 22% tù nhân) do tin tình báo tồi tệ. CIA
nhiều lần báo cáo về số lượng người bị bắt giữ và tuyên bố bắt giữ "dưới
100 người".
Tuy nhiên, trong báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ thì con số
thực tế lớn hơn so với báo cáo của CIA (gần 120 người). Một trong những
người bị bắt giữ sai trái là Nazir Ali. Quá trình thẩm vấn Nazir Ali
được ghi âm và sử dụng nó như một đòn bẩy nhằm khiến một thành viên
trong gia đình người này cung cấp thông tin cho CIA.
Không có ai phải chịu trách nhiệm
Rất ít nhân viên CIA phải chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái
khi bắt giữ nghi phạm hay sử dụng những kỹ thuật tra tấn kinh hoàng. Mặc
dù khiến tù nhân bị mất ngủ,
hoang tưởng, ảo giác nghiêm trọng.... thậm chí là tử vong do giảm thân
nhiệt vì bị xích ở nền bê tông và không được mặc quần áo nhưng CIA đã
quyết định không thực hiện bất cứ hành động trừng phạt nhân viên phụ
trách nào. Bản báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ tiết lộ "người
chỉ huy tin rằng những sai lầm có thể xảy ra trong lĩnh vực có nhiều
biến động".
Tâm Anh (theo TRT)
12 chiêu thẩm vấn rùng rợn của 'Vua tra tấn' CIA
'Vua
tra tấn' là biệt danh mà báo giới Mỹ gọi hai nhà tâm lý học Jim
Mitchell và Bruce Jessen - những người được thuê với mức giá 81 triệu
USD để nghĩ ra cách thẩm vấn đối với những nghi phạm khủng bố trong các
nhà tù bí mật của Cục Tình báo trung ương (CIA).
Hiện
cả 2 nhân vật này đang bị Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia yêu cầu đưa
ra truy tố vì đã tham gia vào các hành vi tội ác mang tính hệ thống và
vi phạm trắng trợn Luật Nhân quyền quốc tế.
Chương trình huấn luyện tuyệt vọng
Hai
cái tên Jim Mitchell và Bruce Jessen đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
trong bản báo cáo gây sốc của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ về chương
trình thẩm vấn của CIA.
Hai
nhà tâm lý học này là những người kiến tạo nên chương trình thẩm vấn
của CIA và thậm chí còn liên tục áp dụng phương pháp trấn nước nhằm vào
các nghi can khủng bố trong nhà tù bí mật của CIA.
Tờ
Daily Mail của Anh dẫn một nguồn tin từ Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ
cho biết, hai thành viên cấp cao của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda Khalid
Sheikh Mohammed và Abu Zubaydah là những kẻ từng chịu nhiều đòn trấn
nước do Jim Mitchell và Bruce Jessen thực hiện.
Khi
đó, hai nhà tâm lý học đã làm mẫu để hướng dẫn các nhân viên CIA thực
hiện làm sao cho tù nhân phải cảm thấy như sắp chết đuối. Thường thì tù
nhân sẽ bị buộc vào một cái bàn nghiêng, với chân cao hơn đầu. Người
thẩm vấn sẽ đặt một miếng vải lên mặt tù nhân; che miệng, mồm họ và đổ
nước liên tục lên vải để ngăn không cho tù nhân thở.
Tiến
trình tra tấn kiểu này kéo dài khoảng 40 giây và có thể được sử dụng
nhiều lần trong quá trình thẩm vấn. Tính tổng cộng, Jim Mitchell và
Bruce Jessen đã thực hiện hành động trấn nước với Abu Zubaydah 83 lần và
với Khalid Sheikh Mohammed hơn 100 lần.
Tiếp
đó, cả hai nhà tâm lý học này đã cùng viết một chương trình thẩm vấn
với 12 phương cách khác nhau, dựa trên những kỹ thuật thẩm vấn được đào
tạo tại trường quân sự với tên gọi tắt là SERE – Tồn sinh, Lẩn trốn, Đối
kháng và Thoát hiểm.
12
phương cách rùng rợn này bao gồm: liên tục tát vào mặt, rọi đèn sáng
vào người, bị ép phải tuân thủ các tư thế gây stress, trấn nước, dội
nước lạnh, đánh đập và đe dọa, bơm thức ăn và nước qua đường hậu môn,
nhốt trong một chiếc hộp kín, bắt trần truồng trong nhiều ngày, không
được ngủ trong 1 tuần đến 10 ngày, bị bắt nghe nhạc với âm thanh lớn, bị
bắt nằm dưới đất liên tục trong lúc bị đóng bỉm hoặc treo ngược lên xà
nhà trong nhiều ngày.
Những
phương pháp này được áp dụng liên tục hằng ngày và kéo dài trong nhiều
tuần, được các nhân viên CIA coi là “một thủ thuật tra khảo tăng cường”.
Còn
đối với Jim Mitchell và Bruce Jessen, việc tạo ra các phương cách tra
khảo khác biệt là nhằm buộc các tù nhân phải phục tùng, bẻ gãy khả năng
tự chủ bản thân của họ. Cụm từ mà 2 “kiến trúc sư tra tấn” của CIA sử
dụng là “huấn luyện tuyệt vọng”.
Sau
khi bị tra tấn kiểu này, các nghi phạm khủng bố hoặc các tù nhân sẽ mất
nhiều thời gian để phục hồi và sự sợ hãi chính là kẻ thù, khiến họ phải
khai ra những gì mà CIA muốn biết. Bằng chứng là tại Afghanistan, nhiều
tù nhân tỏ ra khúm núm ngay khi các cai ngục mở cửa buồng giam. Các
nhân viên điều tra CIA thậm chí còn nhận xét, vài người “trông như con
chó bị nhốt trong chuồng”.
Và khoản chi trị giá 300 triệu USD
Theo
phát hiện của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, CIA đã sử dụng việc tra
tấn như một công cụ trong quá trình điều tra, tìm bắt các nghi phạm
khủng bố.
Nhưng
có điều đáng chú ý là CIA đã chuyên nghiệp hóa hoạt động tra tấn bằng
cách hình thành nên các trung tâm thẩm vấn ở nhiều nơi trên thế giới. Cụ
thể, mạng lưới này được trải rộng tới 54 quốc gia, trong đó có nhiều
quốc gia đồng minh của Mỹ như Australia, Anh…
Ủy
ban Tình báo Thượng viện Mỹ còn cho biết thêm rằng, chương trình “huấn
luyện tuyệt vọng” của Bruce Jessen và James Mitchel được hình thành dựa
trên một nghiên cứu của nhà tâm lý học Martin Seligman năm 1972. Hai
tháng sau khi xảy ra sự kiện 11/9/2001, CIA đã quyết định thuê Jim
Mitchell trong vai trò giám sát quá trình thẩm vấn một thủ lĩnh cấp cao
của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda bị bắt tại Anh.
Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, Jim Mitchell đã mời Bruce Jessen cùng
cộng tác vì trước đó họ đã làm việc với nhau tại một căn cứ không quân.
Một năm sau, theo yêu cầu của CIA, Jim Mitchell và Bruce Jessen đã viết
báo cáo tổng kết cho trung tâm chống khủng bố CIA và đưa ra những yêu
cầu cụ thể để triển khai kỹ thuật tra tấn. Tiếp đó, họ thiết kế chương
trình “huấn luyện tuyệt vọng” rồi bán cho CIA với giá 81 triệu USD.
Trách
nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận này của hai nhà tâm lý (được
biết đến với cái tên giả là Tiến sĩ Grayson Swigert và Tiến sĩ Hammond
Dunbar) là họ phải thường xuyên theo dõi hoạt động thẩm vấn và đưa ra
những tư vấn khác trong khoảng thời gian từ năm 2002-2009.
Đến
năm 2005, CIA lại có “bước tiến mới” trong kỹ thuật tra tấn khi thành
lập một công ty do Jim Mitchell và Bruce Jessen đứng đầu với mục đích
duy nhất là tiếp tục nghĩ ra các biện pháp tra tấn phục vụ cho các cuộc
thẩm vấn của CIA. Việc ký hợp đồng với công ty này cũng được thực hiện
và kéo dài trong nhiều năm với tổng chi phí 99 triệu USD.
Bên
cạnh đó, CIA còn có cam kết bảo vệ công ty khỏi dính vào các trách
nhiệm pháp lý nếu có rắc rối xảy ra. Báo cáo dài hơn 500 trang của Ủy
ban Tình báo Thượng viện Mỹ về chương trình thẩm vấn mà CIA thực hiện
còn nhấn mạnh, ngoài số tiền 180 triệu USD chi cho việc phát minh các
biện pháp thẩm vấn, CIA còn chi khoảng 120 triệu USD cho việc thực hiện
chương trình này tại các nhà tù bí mật trên thế giới.
Cho
đến nay, khi được hỏi về chương trình thẩm vấn của CIA, cả Jim Mitchell
và Bruce Jessen đều từ chối không trả lời. Có nhiều nguồn tin cho hay,
nguyên do là vì cả hai cùng ký với CIA một thỏa thuận không tiết lộ và
sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm.
Hiện
cả hai nhân vật này đều đã ngoài 60 tuổi và đã nghỉ hưu. Jim Mitchell
từng làm việc trong lực lượng không quân Mỹ và làm chuyên gia phá bom
rồi tiếp tục học thêm về lĩnh vực tâm lý... Bruce Jessen cũng khá nổi
tiếng trong việc đào tạo các quân nhân và nhân viên an ninh Mỹ đối phó
với tình huống xảy ra bắt cóc con tin nghiêm trọng.
Theo Ngọc Khuê/ Công an nhân dân
Chuyện ly kỳ của nữ điệp viên anh hùng: Kiến tạo đường dây tình báo cho Phạm Xuân Ẩn
Chủ Nhật, ngày 28/04/2019 00:30 AM (GMT+7)
Sau khi Phạm Ngọc Thảo hy sinh, Tám
Thảo nhận được lệnh “trường kỳ mai phục”, để bảo vệ an toàn cho mạng
lưới. Tám Thảo và Mỹ Linh được cử đi học tiếng Anh, tiếp tục học thêm kỹ
năng làm tình báo trong khoảng một năm. Người tới nhà dạy tiếng Anh cho
hai chị em, không ai khác, đó chính là Phạm Xuân Ẩn, một nhà báo tiếng
tăm.
Cô Tám Thảo giới thiệu tấm ảnh chụp với em gái tại căn cứ Củ Chi. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Sinh hoạt tổ đảng cùng Phạm Xuân Ẩn
Mỗi tuần, Phạm Xuân Ẩn tới nhà hai chị em Nhung, Linh và dạy tiếng
Anh cho họ, rồi nhận xét: “Hai cô học rất tốt, sau này có thể làm việc
được với tụi Mỹ”.
Cô Tám Thảo nhớ lại: “Khi ấy anh Ẩn chưa lộ ra là một nhà hoạt động
tình báo tầm cỡ gì như Phạm Ngọc Thảo. Với chúng tôi, anh ấy là một nhà
báo giao thiệp rộng, cực kỳ thông minh và cũng là thầy giáo dạy tiếng
Anh của chúng tôi. Song chỉ có một điều, chỉ chúng tôi biết mà không ai
trên đời này có thể biết, đó là vào những ngày nhất định, chúng tôi gặp
gỡ nhau với tư cách một tổ tình báo, trong đó có 5 người thôi, gồm chỉ
huy là anh Mười Hương, người cán bộ tổ chức là chị Phương Điền, còn lại
là hai chị em tôi với anh Phạm Xuân Ẩn. Trong năm người, chỉ có mình em
gái tôi Mỹ Linh còn là quần chúng, bốn người còn lại đều đảng viên”.
Sau khi học ở Mỹ trở về Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn đã tìm đến gặp Tám
Thảo tại nhà riêng của cô. “Thời gian vài năm trôi qua, không biết mọi
việc sẽ như thế nào? Anh Ẩn có còn muốn hoạt động nữa hay không?” - Tám
Thảo rất lo lắng.
Anh Ẩn kể một câu chuyện thót tim vừa diễn ra ở sân bay: “Khi anh
xuống sân bay, thấy xe bịt kín đậu ở chân cầu thang máy bay, anh nghĩ,
có lẽ chúng đến bắt mình đây. Khách xuống, chúng ập tới bắt một người
khác đưa đi”.
Tám Thảo hỏi anh Ẩn: “Bây giờ ý anh thế nào? Anh có muốn liên lạc với
tổ chức không?”. Phạm Xuân Ẩn, khi đó dáng cao ráo, da trắng, tỏ ra rất
nóng ruột, anh nói: “Anh muốn hoạt động, nên mới tìm đến em chứ”. Tám
Thảo nói: “Vậy để em báo cáo tới tổ chức”.
Tám Thảo đích thân đi vào chiến khu gặp lãnh đạo tình báo của miền.
Cô báo cáo ngắn gọn như sau: “Anh Ẩn về rồi. Bây giờ làm sao?”. Lãnh đạo
miền nghe tin rất mừng, bảo: “Kêu ông Ẩn xuống gặp”. Sau đó mấy hôm,
Tám Thảo và Phạm Xuân Ẩn đi xuống căn cứ Phú Hòa Đông bằng tắc xi. Tám
Thảo ở ngoài, không vào trong. Phạm Xuân Ẩn gặp lãnh đạo của miền, trong
đó có ông Võ Văn Kiệt.
Cô Tám Thảo vẫn nhớ như in vẻ quả quyết xen lẫn vui mừng khi được
giao nhiệm vụ của anh Ẩn: “Sau khi họp xong, anh Phạm Xuân Ẩn đi ra, bảo
tôi rất ngắn gọn như thế này “Chị làm liên lạc cho tôi!”. Tám Thảo
nhận nhiệm vụ. Phạm Xuân Ẩn lại bảo: “Bây giờ, mỗi tháng tôi và chị đều
đóng đảng phí. Chị đóng qua tôi”. Hai người trở lại thành phố.
Cô Tám
Thảo (hàng sau, người đầu tiên từ trái sang) gặp lại Phạm Xuân Ẩn (hàng
sau, thứ ba, từ trái sang) sau ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Tư liệu
Vận chuyển 24 cuốn phim
Một buổi sáng, Tám Thảo đang bán tơ lụa, Phạm Xuân Ẩn tới, bảo “đi ăn
sáng”. Nói vậy thôi chứ chẳng có bữa sáng nào hết, cả hai lên đường
ngay. Phạm Xuân Ẩn vừa lái xe vừa đưa một cái túi trong đó đựng hai cái
gói, bọc trong giấy báo. Tám Thảo hỏi nhỏ: “Cái gì đấy?”. Anh Ẩn thì
thào: “Phim, phim”. Tám Thảo không biết giấu số tài liệu kềnh càng vào
đâu, chỉ biết cho hết vào hai cái túi đem theo, một cái túi có màu hồng
sang trọng.
Xe chạy tới ngang Hóc Môn, bỗng dưng bị cảnh sát tuýt còi dừng lại để
xét. Số phim hoàn toàn không ngụy trang gì ngoài bọc giấy báo, địch
khám sẽ phát hiện ra ngay! Khoảnh khắc này, liên quan đến sinh mệnh cá
nhân, liên quan đến một đường dây hoạt động quan trọng và cả những tài
liệu nữa, đòi hỏi người liên lạc phải đưa ra quyết định nhanh chóng và
chính xác.
Cô Tám Thảo kể: “Bản chất tôi trầm, không hốt hoảng bao giờ. Lúc đó
tôi biết phim trong túi, một cuộn đã chết rồi, nói gì 24 cuộn. Tôi ngồi ở
băng ghế đầu, tôi xách hai cái túi thản nhiên đi xuống. Tôi đi thẳng
xuống chỗ tên chỉ huy. Tôi bảo: Chào thầy, rồi cứ thế nói chuyện huyên
thuyên. Gia đình chúng tôi có nghề buôn bán, mẹ tôi ăn nói rất khéo. Tôi
cố làm sao nói chuyện thật khéo, để nó không để ý gì hết”.
Thời gian trôi qua như hàng thế kỷ vậy. Cô nhớ lại: “Chúng tôi cứ nói
chuyện, lính của nó cứ xét người, xét xe. Đến khi xe sắp chạy, tên chỉ
huy hỏi: Sao cô không lên xe đi? Tôi trách là tại thầy nói nhiều. Nó nói
vậy, nhưng không quên nhiệm vụ đâu, nó quay lại hỏi tôi: lính xét cô
chưa? Tôi nói: chưa xét, tại thầy cả đấy, thầy xét đi. Tôi giả bộ đưa
túi cho nó. Khi ấy xe sắp chạy rồi, bác tài nổ máy rồi. Nó bảo: “Thôi đi
đi”. Thể là tôi thong thả lên xe. “Thần giao cách cảm”
Một lần, vì tài liệu quá gấp và hết sức quan trọng, Phạm Xuân Ẩn trực
tiếp chở Tám Thảo xuống Củ Chi, tới tận bót gác của địch mới dừng xe
lại. Thường thì tại bót này có xe đò đưa khách đi tiếp vào các xã ngoại
ô, nhưng hôm đó lại sửa đường, xe không chạy. Tình huống xảy ra ngoài dự
kiến. Tám Thảo đứng loanh quanh ở bốt gác rất dễ bị khám xét, lên xe
quay về sẽ bị nghi ngay.
Cô Tám Thảo không bao giờ quên cảm giác khi ấy: “Tôi đứng ở bốt gác
trò chuyện tìm hướng giải quyết. Anh Ẩn lo lắm, anh ngồi trên ô tô, tay
cầm điếu thuốc, tàn rất dài rồi mà không hút. Nhìn anh ấy, tôi thấy sự
thông cảm của anh với tôi như thần giao cách cảm vậy. Anh vừa thương vừa
lo cho tôi”. Người nữ tình báo bùi ngùi: “Nhìn dáng vẻ anh, tôi như
được tiếp thêm sức mạnh. Tôi mới hỏi những người xung quanh rằng có cách
gì giúp tôi đi ăn giỗ ở quê được không? Có người bảo chỉ còn cách đi xe
ngựa. Thế là tôi gọi một chiếc xe ngựa mà đi trước họng súng của lính
gác”.
Tổ chức nhận thấy sự nguy hiểm khi Tám Thảo thường xuyên từ trung tâm
thành phố đi vào căn cứ, nên đã cử một người liên lạc mới từ Củ Chi vào
nội thành nhận tài liệu của Phạm Xuân Ẩn. Nhưng anh Ẩn vẫn gặp Tám Thảo
đưa tài liệu, nhờ Tám Thảo đến gặp người liên lạc mới để giao nhằm tăng
thêm độ bảo mật. Hàng năm trời sau đó, Tám Thảo vẫn làm người trung
gian chuyển tài liệu từ Phạm Xuân Ẩn cho người liên lạc từ Củ Chi vào
nội thành, đảm bảo an toàn cho Phạm Xuân Ẩn.
(Còn nữa)
“Cô Tám Thảo thông báo anh Phạm Xuân Ẩn đã về Sài Gòn từ năm 1959
nhưng không dám bắt liên lạc với ai. Lúc đó ngành tình báo chưa bắt
được liên lạc với Phạm Xuân Ẩn. Anh Mai Chí Thọ yêu cầu tôi tổ chức rước
anh Phạm Xuân Ẩn vào chiến khu. Tôi viết thư cho Tám Thảo, ký tên Xuân
Mạnh, giao nhiệm vụ cho Tám Thảo đưa Phạm Xuân Ẩn vào chiến khu. Buổi
tiếp Phạm Xuân Ẩn có ông Võ Văn Kiệt, ông Cao Văn Chiếm và tôi”. Đại tá
Nguyễn Xuân Mạnh, nguyên Trưởng phòng Điệp báo Cục II, Bộ Quốc phòng -
Trích từ Sách Hai Tiểu thư tình báo Sài Gòn của Diệu Ân.
Ngày vui của đất nước cũng là ngày đoàn tụ của gia đình ông sau gần 30 năm vợ chồng xa cách.
Theo TRẦN NGUYÊN ANH (Tiền Phong)
Chuyện tình của vợ chồng anh hùng tình báo Tư Cang
Chủ Nhật, ngày 04/05/2014 11:04 AM (GMT+7)
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang)
từng giữ chức vụ Cụm trưởng Cụm tình báo H.63, rồi là Chính ủy Lữ đoàn
Đặc công biệt động Sài Gòn lập nên nhiều chiến công thầm lặng góp phần
vào công cuộc thống nhất đất nước.
Nhưng ít ai biết trong cuộc đời của vị anh hùng tình báo tài ba
này, ngày 30/4 lịch sử năm ấy ông và vợ con mới có ngày đoàn tụ sau gần
30 năm xa cách… Vợ chồng xa cách
Đến thăm gia đình Đại tá Tư Cang vào một buổi chiều trung tuần tháng
4, tôi được ông tiếp đón trong căn nhà mới xây còn thơm mùi sơn. Ông nói
như khoe, căn nhà khang trang này ông được nhà nước xây tặng để an
hưởng tuổi già.
Ngồi cạnh ông là người vợ già, bà Trần Ngọc Ảnh, một tay phụ chồng
rót nước mời khách. Nhìn cử chỉ và ánh mắt hai ông bà trao nhau đầy ắp
tình cảm. Ông nói chỉ cần thấy bà mỗi ngày, được quan tâm chăm sóc nhau
như vậy là toàn vẹn lắm rồi.
Lần gặp gỡ hiếm hoi của vợ chồng ông Tư Cang trong thời chiến.
Gặp ông thật khó, phải điện thoại hẹn trước vì trong những ngày tháng
4 này, lịch của ông gần như kín. Nhiều buổi nói chuyện, họp mặt của các
cựu chiến binh cần sự có mặt của ông. Mọi người cùng nhau ôn lại mốc
son hào hùng của dân tộc, ngày 30/4 lịch sử cách đây đã 39 năm. Trong
tâm khảm người lính già, ngày vui của đất nước cũng là ngày đoàn tụ của
gia đình ông sau gần 30 năm vợ chồng xa cách.
Cùng quê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng ông sinh ra và lớn lên tại làng
Long Phước, thị xã Bà Rịa, còn gia đình bà sống tại một làng ven biển
thuộc huyện Đất Đỏ. Hai người lấy nhau theo sự sắp đặt của cha mẹ. Cưới
xin qua mai mối rồi tình yêu nảy nở từ lúc nào ông bà không hề hay biết.
Vài tháng sau ngày cưới bà biết mình có mang. Cuộc sống của đôi vợ
chồng trẻ cứ tưởng sẽ êm ả trôi đi. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp tràn
về, chúng gây bao nỗi đau thương cho người dân nơi đây. Khi đó ông mới
18 tuổi, còn bà vừa tròn 17.
Ông còn nhớ như in cái đêm ông nói với bà quyết định vào chiến khu
tham gia kháng chiến: “Tối hôm đó, tôi dắt vợ ra ngồi ở bậc thềm. Tựa
đầu vào nhau, ngập ngừng hồi lâu tôi mới cất thành lời: “Anh phải vào
chiến khu đánh giặc cùng với anh em. Em sắp xếp lên Sài Gòn làm ăn, sinh
con và đợi anh về nhé!”. Bà lặng thinh không nói một lời, đến khi ông
đưa tay vuốt ve gương mặt người vợ trẻ thì những dòng nước mắt đã tuôn
trào tự lúc nào".
Bà nói, từ đó vợ chồng bắt đầu những tháng ngày dài đằng đẵng xa
cách. Ông vào chiến khu Minh Đạm ở tỉnh nhà tham gia đánh giặc, còn bà
lặn lội lên Sài Gòn học đánh máy chữ, làm thư ký. Một năm sau ngày cưới,
bà sinh hạ cô con gái, đặt tên là Nhồng. Ở chiến khu ông vui mừng khôn
tả khi nhận thư vợ báo vừa sinh con.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, quân
Pháp rút về nước. Trước lúc lên đường ra miền Bắc tập kết, ông nhận được
quà của vợ gửi là phong thư, tấm hình của con gái và chiếc áo len.
Trong thư có đoạn viết: “Do gia đình bị giặc kiểm soát gắt nên em không
ra tiễn anh được. Thôi thì đời vợ chồng mình như những năm qua. Ngoài
Bắc lạnh lắm, em đan cho anh chiếc áo len này mặc cho ấm”.
“Mỗi ngày, tôi đọc đi đọc lại từng chữ trong thư đến thuộc lòng. Rồi
khi có dịp lại lấy ảnh con gái ra khoe với đồng đội. Còn áo len thì tối
ngủ đắp lên ngực để tìm lại hơi ấm của vợ”, ông nói về ba món quà quý
giá của vợ. Giữa năm 1961, ông được cử trở về miền Nam bắt đầu tham gia
kháng chiến chống Mỹ. Tham gia cách mạng phải chấp nhận hy sinh
Tưởng rằng vợ chồng sẽ được đoàn tụ sau 15 năm xa cách, nhưng vì
nhiệm vụ bí mật nên ông không được gặp mặt vợ con. Thời gian này, ông
cùng đồng đội tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Sau đó, ông
được cấp trên giao trọng trách vô cùng quan trọng, giữ chức vụ Cụm
trưởng Cụm tình báo H.63, nơi có hai điệp viên quan trọng đang hoạt động
trong lòng địch ở Sài Gòn là Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn) và Tám Thảo
(Nguyễn Thị Mỹ Nhung).
Lúc bấy giờ, ông làm nhiệm vụ tổ chức giao liên để đưa tin tức từ hai
điệp viên trên ra thành trót lọt, từ đó chuyển về cho cấp trên. Cụm
tình báo do ông chỉ huy đóng tại địa đạo Củ Chi. Dù cận kề Sài Gòn nhưng
ông và vợ con không thể gặp mặt nhau, mọi liên lạc đều thông qua đội
ngũ giao liên. Về sau, tình hình trở nên căng thẳng, cấp trên chỉ đạo
ông phải vào thành hoạt động phối hợp cùng điệp viên.
Đại tá Tư Cang kể về cuộc chia ly gần 30 năm của gia đình ông.
Khi được hỏi, lần thoát chết nhớ nhất trong cuộc đời chinh chiến, ông
trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Đó là vào rạng sáng ngày mồng Một
Tết Mậu Thân năm 1968. Lúc đó ông ở với gia đình cô Tám Thảo trên đường
Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng). Nhìn thấy đội biệt động của ta bị
quân địch bao vây không lối thoát, ông quyết định phải giải vây cho đồng
đội. Nổ 2 phát súng ông hạ ngay 2 tên địch nhưng chúng phát hiện được
vị trí súng nổ kéo đến nhà cô Tám Thảo một trung đội.
Chúng lục soát khắp dưới nhà rồi lên gác chỗ ông ẩn nấp, khi chỉ cách
vài mét nữa là chúng lần ra ông thì cô Tám Thảo đã nhanh trí giải vây
cho ông. “Lúc đó hai tay tôi cầm 2 khẩu súng, nếu chúng phát hiện ra thì
tôi quyết sống mái một trận. Hai viên đạn trong túi áo tôi định dùng để
tự sát sau khi giết vài tên trong đám lính kia. Đời cách mạng mà, đã
tham gia là phải chấp nhận hy sinh”, ông Tư Cang nói.
Thời gian vào thành hoạt động, đôi lần ông nhờ giao liên gọi vợ ra
Thảo cầm viên gặp mặt. Chỉ trò chuyện được dăm ba phút rồi lại chia tay
chứ không dám ngồi lâu, càng không có được những cử chỉ thân mật vì sợ
tai mắt của địch phát hiện. Một kỷ niệm chia tay giữa vợ chồng ông vào
cuối năm 1973 trước lúc ông ra miền Bắc học tập từng được chính ông viết
lại trong cuốn hồi ký “Nước mắt ngày gặp mặt”. Ông kể, hôm đó ông nhờ
người giao liên gọi vợ ông đến bờ sông Thị Tính, chiến khu Nam Bến Cát
chia tay. Trong lúc ngồi chờ ông sáng tác bài thơ, trong đó có đoạn: “Nhiệm vụ chưa tròn, anh tiếp tục ra đi Người miền Bắc, kẻ miền Nam lòng vô vàn thương nhớ Những lúc rảnh tâm hồn anh hướng về chốn cũ Nhớ vợ hiền và nhớ cả quê hương”.
Lúc hai người bịn rịn chia tay, bà khóc nức nở khi nghe ông đọc hết
bài thơ. Bà không biết rằng ngày gia đình đoàn tụ đang cận kề. Và rồi
ngày đó cũng đến, đêm 30/4/1975, trên chiếc xe Jeep thu được của giặc
ông lái một mạch về khu phố nhỏ ở Thị Nghè, nơi sinh sống của vợ con ông
những năm qua.
Những giọt nước mắt đã rơi trong lần hai vợ chồng ông gặp lại. Cái ôm
thật chặt như chưa hề có ngày chia ly. Ngày ông đi kháng chiến đứa con
chưa lọt lòng, ngày ông về đã có cháu ngoại 3 tuổi. Nước mắt ông chực
trào khi nghe cháu nói theo lời mẹ dạy: “Con mừng ông ngoại đã về với bà
ngoại”.
Suốt buổi trò chuyện, ông Tư Cang say sưa nói về sự hy sinh khi đã
dấn thân tham gia cách mạng. Ông hy sinh cuộc sống gia đình, xa vợ con
đi kháng chiến trường kỳ, hay sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Còn vợ ông lại có cách hy sinh khác, bà chấp nhận
cuộc sống một mình nuôi con, mỏi mòn ở vậy chờ ông gần 30 năm. Tất cả
những sự hy sinh đó chỉ đánh đổi một thứ đó là hòa bình trên quê hương.
Đang trò chuyện, ông lại nhận được cuộc điện thoại của người sắp xếp
chương trình họp mặt với các đồng đội năm xưa ở Long An. Ông hãnh diện
cho biết, hiện ông đang là Trưởng ban liên lạc cùng một lúc nhiều Hội
cựu chiến binh của các đoàn thể. Hằng năm, mỗi đơn vị đều tổ chức gặp
mặt một lần để cùng ngồi ôn lại những năm tháng chiến đấu hào hùng.
Theo Phương Nguyễn (Infonet.vn)
8 phương pháp tra tấn tinh thần hãi hùng nhất trong lịch sử
Những phương pháp tra tấn man rợ
không cần đánh đập, không gây tổn thương bên ngoài nhưng lại gây đau
đớn nặng nề về tâm lý, tinh thần bên trong của con người.
Không cho ngủ liên tục trong thời gian dài
Theo các chuyên gia, con người sẽ chết
nếu không ngủ trong 14 ngày liên tục. Và đây là một trong những kỹ thuật
tra tấn rùng rợn nhất. Chương trình thảm vấn của CIA đã sử dụng kỹ
thuật tra tấn này đối với các tù nhân.
Các tù nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến
chức năng sinh học, tinh thần và thể chất. Mặc dù, phương pháp tra tấn
này không sử dụng bạo lực như cắt đứt ngón tay nhưng lại gây ra sự đau
đớn và tổn thương nặng nề.
Kiểm soát tư tưởng
(Ảnh minh họa)
Theo một số báo cáo, CIA được cho là đã
thử nghiệm sử dụng đòn tra tấn tù nhân có tên MK Ultra. Biện pháp tra
tấn này là kỹ thuật kiểm soát tư tưởng con người.
Thêm vào đó, vào những năm 1940 Mỹ đã
thử nghiệm hóa chất kiểm soát tư tưởng con người. Các chất kiểm soát tư
tưởng từng được CIA sử dụng trong thí nghiệm bí mật và bất hợp pháp trên
gồm LSD và mescaline.
Tra tấn bằng cách cho côn trùng đốt
(Ảnh minh họa)
Đầu những năm 90, khi phong trào tập
luyện khí công ở Trung Quốc đang lên cao, Pháp Luân Công được nhà sáng
lập Lý Hồng Chí đưa ra giới thiệu rộng rãi ngoài công chúng. Chỉ sau vài
năm, đã có hơn 100 triệu người thực hành những nguyên lý Chân, Thiện,
Nhẫn của bộ môn tu luyện này.
Năm 1999, Giang Trạch Dân là bí thư
Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho rằng sự phát triển nhanh chóng
của Pháp Luân Công là mối nguy hại cho quốc gia. Giang đã sử
dụng bộ máy truyền thông của nhà nước bắt đầu vu khống với
người dân ở Trung Quốc về môn tu luyện Chân Thiện Nhẫn này.
Kể từ đó Giang đã phát động cuộc
đàn áp đối với học viên Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức: bắt bớ,
tra tấn, đánh đập dã man để ép họ từ bỏ đức tin của mình. Phương pháp
tra tấn cho côn trùng đốt là một trong nhiều hình thức chúng thực hiện
nhằm đạt được mục đích.
Vào mùa hè, đặc biệt là lúc trời xẩm
tối, hay bình minh, công an lột trần các học viên và còng họ vào một cái
cột nơi có muỗi hay những bầy ong, sâu bọ thường đến. Các học viên bị
đốt rất nhiều nơi, nhiều lần trên khắp cơ thể bởi đủ loại côn trùng,
muỗi, ong… Chỉ trong một lúc, da của họ phủ đầy các cục u sưng đỏ. Đôi
khi họ không thể mở mắt được vì các mí mắt của họ bị sưng phù.
Hủy diệt tinh thần bằng những giọt nước
(Ảnh minh họa)
Phương pháp cho giot nước nhỏ rơi trên trán là một trong những biện pháp tra tấn khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Biện pháp tra tấn này được mô tả và thực
hiện lần đầu tiên bởi luật sư kiêm bác sĩ người Ý Hippolytus de
Marsiliis vào thế kỷ 15. Sau khi quan sát thực tế giọt nước rơi xuống
từng giọt một trên hòn đá dần dần tạo nên 1 lỗ sâu trên hòn đá đó,
Hippolytus de Marsiliis đã áp dụng phương pháp này để cơ thể con người
để xem tác động khủng khiếp của nó là như thế nào.
Ban đầu, người ta cho nước nhỏ giọt lên
các bộ phận có độ nhạy cảm cao trên cơ thể người để đo mức độ tác động.
Về sau, trán là nơi người ta dùng nhiều nhất để tra tấn. Vì đây là nơi
tù nhân có thể nhìn thấy giọt nước rơi và tác động lên trán họ.
Thời gian ngắn sẽ không sao nhưng sau
một thời gian dài, việc lặp đi lặp lại này khiến tù nhân chỉ nhận thức
được giọt nước duy nhất ở một chỗ. Việc này khiến người ta phát điên,
phát khùng.
Tra tấn trắng
(Ảnh minh họa)
Đây được coi là biện pháp tra tấn dã man
nhất trong số các loại nhục hình của thế giới hiện đại được sử dụng bởi
chính phủ Iran: tra tấn tình cảm và sinh lý.
Thay vì đánh người, giật điện những kẻ
tra tấn sẽ nhốt tù nhân trong những căn phòng nhỏ. Sau đó, cảm giác
thiếu thốn, dày vò và cô lập sẽ xâm chiếm tinh thần của họ.
Theo Tổ chức Ân xá Thế giới, “Căn phòng
nhốt không có cửa sổ, mọi thứ đều được sơn một màu trắng kem. Các bữa ăn
cũng chỉ là gạo trắng được để trong một tấm giấy trắng và sẽ không được
nói chuyện với bất kỳ ai”.
Hình thức này không chỉ bị lên án bởi
những hậu quả gây ra ngay lúc đó mà mãi cho đến về sau, khi đã được trả
tự do thì những ám ảnh về tâm lý vẫn không thôi đeo bám họ.
Biệt giam
(Ảnh minh họa)
Đây được xem là hình thức tra tấn đã
được khoa học chứng minh là đáng sợ nhất trong lịch sử loài người. Biệt
giam ra đời ở Mỹ từ thập niên 1820.
Hình thức tra tấn tâm lý này được áp
dụng với mong muốn tù nhân bị giam giữ sẽ tự đối mặt với bản thân và
trước Chúa, từ đó nhận ra tội lỗi của mình.
Hình thức dành này cho các tù nhân đặc
biệt (do vi phạm quy định của trại giam, phạm tội rất nghiêm trọng…).
Nói đơn giản, biệt giam nghĩa là “tù trong tù”.
Các tù nhân nhận hình phạt này sẽ bị giữ
trong một không gian chật hẹp, cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác
ít nhất 22 giờ/ngày.
Người thời ấy đánh giá biệt giam là một
hình phạt thay thế án tử hình – một biểu hiện của tiến bộ xã hội. Theo
thời gian, biệt giam nhanh chóng được áp dụng trên quy mô vô cùng rộng
lớn, lan sang cả các nước châu Âu.
Khác với các biện pháp tra tấn từng tồn
tại trong lịch sử, biệt giam không trực tiếp gây ra những đau đớn thể
chất mà phá hoại tinh thần, nhận thức của tù nhân, khiến họ dần dần muốn
được chết.
Tra tấn bằng âm thanh và tiếng ồn
(Ảnh minh họa)
Âm thanh cũng là một trong những công cụ
tra tấn ngày xưa, tù nhân bị tra tấn bằng tiếng ồn trong suốt nhiều giờ
đồng hồ vào lúc giữa đêm. Một số tù nhân khác thì phải đeo thêm tai
nghe, bị bịt mắt, trói chân tay lại mà không biết bao giờ đòn tra tấn
tàn bạo này mới kết thúc.
Theo báo cáo của CIA, “Sử dụng âm thanh
lên đến âm lượng 79 decibel (dB). liên tục hàng ngày, hàng tuần, thậm
chí hàng tháng mỗi đợt. Đến khi không thể chịu nổi, phạm nhân buộc lòng
phải thành khẩn khai báo, trong khi tinh thần suy sụp nghiêm trọng”.
Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề
nghiệp Mỹ (OSHA) cảnh báo, “Nếu con người nghe âm thanh ở mức cao như
trên trong suốt 24 giờ sẽ dẫn đến thính giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Theo Wikipedia, “Tầm nghe của
con người khoảng từ 0 đến 125 dB. Dưới 40 dB thì nghe rất khó còn trên
105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài
thì sẽ bị điếc vĩnh viễn”.
Rất ít thực phẩm có thể ăn được
(Ảnh minh họa)
Theo Huffington Post, “thực
phẩm dành cho tù nhân ở một số nhà tù vô cùng khủng khiếp. Tại đây, thức
ăn đóng vai trò như một đòn tra tấn hoặc trừng phạt.
Nếu có tù nhân nào không
“ngoan”, họ sẽ nhận được khẩu phần bao gồm những thứ không thể ăn được,
hoặc… bị bỏ đói luôn. Kết quả, họ sẽ trở nên dễ xúc động, rối loạn, trầm
cảm và khao khát được ăn”.
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền
luôn phản đối và đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ những thực phẩm không dành
cho con người trong các nhà tù.
Nỗi Buồn Hoa Phượng - Ý Linh (Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] NGẬM SẦU Sầu ta chẳng biết sầu gì Cứ như cơn sốt li bì mê man Lê la đã khắp trần gian Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu... Sầu ta chẳng biết tại sao Càng cười ha hả càng đau thấu tình Đã từng trải hết phiêu linh Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu. Ai ơi cứu được ta nào Ta xin hậu tạ một chầu sầu riêng... Trần Hanh Thu Hạ Thương - Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] 【Top】Những Hình Ảnh Buồn Về Tình Yêu Hay Và Ý Nghĩa Nhất By Hoàng Trung Văn Nghĩa - 26 Tháng Mười, 2019 0 1595 Share ...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét