BÍ ẨN KHẢO CỔ 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Kỳ Quan Khảo Cổ Disk1.1



Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya

Nguyễn Hằng |


Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico. Ảnh: Reuters

Một nhóm thợ lặn đã phát hiện ra hang động dưới nước dài nhất thế giới ở Mexico. Khám phá này được cho là sẽ giúp làm sáng tỏ thêm bí ẩn về nền văn minh Maya cổ đại.



Cụ thể, một nhóm thợ lặn đã tình cờ phát hiện thấy hai hang động lớn dưới nước ở khu vực phía đông Mexico. Hệ thống hang động dưới nước này được cho là lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài lên tới 357 km nằm ở ngoài khơi bán đảo Yucatan, Mexico.
Các nhà khảo cổ học kỳ vọng phát hiện này có thể sẽ làm sáng tỏ thêm về lịch sử của nền văn minh Maya. 
Sau hơn 10 tháng thám hiểm dưới nước, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra hệ thống hang động dưới nước lớn nhất thế giới. Đây thực sự là một kỳ quan dưới nước.
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 1.
Hang động này có chứa nhiều cổ vật, bằng chứng về nền văn minh Maya cổ đại. Ảnh: Reuters
Bán đảo Yucatan có rất nhiều di tích kỳ vĩ thuộc nền văn minh Maya. Theo đó, những thành phố của họ hầu hết được kết nối bởi mạng lưới hố sâu tự nhiên, kết hợp với các vùng biển ngầm
Không chỉ rộng lớn, việc chứa nhiều đồ tạo tác cổ đại được bảo quản gần hoàn hảo trong mạng lưới hang động đá vôi này còn có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ nhiều bí ẩn về khảo cổ học về con người, động vật và nhiều loài thực vật đã tuyệt chủng.
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 3.
Phát hiện này được kỳ vọng là giúp làm sáng tỏ nhiều bí ẩn khảo cổ học. Ảnh: Reuters
Dựa theo quá trình nghiên cứu trong nhiều tháng, nhóm các nhà khoa học đã tìm ra hệ thống hang động được biết đến với tên gọi là Sac Actun. Trước đó, Sac Actun đã từng được cho là dài 263 km, kết nối với hệ thống Dos Ojos dài 83 km ở gần bãi biển Tulum, bang Quintana Roo (Mexico).
Robert Schmittner, nhà nghiên cứu người Đức, đồng thời là người đứng đầu GAM, chia sẻ với tờ El Paris rằng: "Chúng tôi đã thực sự tới gần đây vài lần, đôi khi có thời điểm chúng tôi chỉ cách đường nối giữa hai hang động rộng lớn một mét.
Nó giống như là việc bạn đang lần theo các mạch máu trong cơ thể. Đó là một mê cung, các lối đi có khi nhập vào nhau, nhưng đôi khi thì tách riêng. Chúng tôi phải rất cẩn thận".
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 4.
Hang động có chiều dài ấn tượng là 357 km. Ảnh: Reuters
Guillermo de Anda, nhà nghiên cứu ở INAH kiêm giám đốc của dự án GAM, cho biết:
"Hạng động khổng lồ này có thể được coi là di chỉ khảo cổ quan trọng nhất thế giới, vì chúng tôi đã nhận thấy nó có liên quan tới hơn 100 bối cảnh khảo cổ, bao gồm các bằng chứng về những người định cư đầu tiên ở châu Mỹ, nhiều cổ vật có liên hệ với nền văn minh Maya".
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 5.
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 6.
Các nhà nghiên cứu mất hơn 10 tháng để tìm kiếm hang động này. Ảnh: CEN
Hang động này sẽ trở thành cầu nối giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu những địa điểm và giải mã nhiều bí ẩn từ 10.000 đến 12.000 năm trước.
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya - Ảnh 7.
Khu vực hang động dài nhất thế giới trên bản đồ. Ảnh: Dailymail
Nhóm nghiên cứu dự định trong thời gian tới sẽ tiến hành phân tích sâu hơn về chất lượng nước và đặc điểm đa dạng sinh học của hệ thống hang động lớn nhất thế giới này.
Bài viết tham khảo các nguồn: Sciencealert, Dailymail
theo Helino


Phát hiện "công trình không tưởng" khiến giới khoa học phải xem lại trí tuệ người Maya

Cẩm Mai |


Phát hiện "công trình không tưởng" khiến giới khoa học phải xem lại trí tuệ người Maya
Hình minh họa: Đường cao tốc.

Không chỉ xây dựng kim tự tháp, người Maya còn xây dựng công trình không tưởng!

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích còn lại của hệ thống đường siêu cao tốc cổ đại, là tiền thân cho những con đường cao tốc hiện đại ngày nay.
Thuật vẽ bản đồ LIDAR cho phép các chuyên gia phát hiện ra hệ thống đường cổ đại phức tạp, được gọi là hệ thống đường siêu cao tốc cổ đại đầu tiên trên thế giới, bên cạnh khu di tích Acropolis của người Maya cổ đại.
Phát hiện công trình không tưởng khiến giới khoa học phải xem lại trí tuệ người Maya - Ảnh 1.
Dấu vết còn lại của con đường siêu cao tốc cổ đại.
Các nhà nghiên cứu trong Dự án khảo cổ Cuenca Mirador đã phát hiện ra công trình xây dựng trong rừng Guatemala, được coi là có ý nghĩa to lớn với nền văn hóa Maya.
Kỹ thuật quét laze độ chính xác địa hình quanh thành phố El Mirador nằm giữa rừng Peten, trên đường biên giới với Mexico.
Máy vẽ bản đồ LIDAR quét địa hình bằng tia laze có thể thâm nhập rừng rậm với tốc độ 560.000 chấm/giây, nhận biết được những đặc điểm khảo cổ, cho ra hình ảnh 2D và 3D được coi là "phát hiện quan trọng" đối với nền văn hóa Maya.
Phát hiện công trình không tưởng khiến giới khoa học phải xem lại trí tuệ người Maya - Ảnh 2.
Hình ảnh có được nhờ công nghệ quét LIDAR cho thấy hệ thống đường siêu cao tốc cổ đại.
Ông Josephine Thompson – người đo vẽ địa hình, cho biết: trong 2 năm qua, kỹ thuật này đã phát ra vô số di chỉ khảo cổ học, tương đương 40 năm không có kỹ thuật này.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát khu di tích Acropolis, các kim tự tháp, bậc thang, con kênh, con đê, bức tường và hệ thống đường trải dài 240km trong khu vực.
Những kết cấu hạ tầng này được coi là hệ thống đường siêu cao tốc cổ đại đầu tiên trên thế giới, được dùng để vận chuyển hàng hóa.
Do đó, nhà khoa học người Mỹ Richard Hansen đứng đầu nhóm nghiên cứu, đã đi đến kết luận rằng: Guatemala có vinh hạnh được là chiếc nôi của nền văn minh Maya với những kim tự tháp cao nhất và hệ thống đường độc đáo. Trí tuệ của họ đã để lại cho nhân loại những công trình tuyệt vời.
Người Maya cổ đại có một hệ thống bãi bẫy thú phức tạp, có thể coi là bằng chứng hệ thống công nghiệp chế biến thực phẩm đầu tiên.
Khu vực Peten là rừng rậm có nhiều dấu tích từ thời kỳ nền văn minh Maya phát triển rực rỡ và cũng là lá phổi xanh lớn nhất lục địa châu Mỹ.
El Mirador được gọi là Vương quốc Kan, rộng 2.158km2. Ước tính, thời kỳ trước năm 150 trước CN, đã có khoảng 1 triệu người sinh sống tại đây.
Nguồn: Ancient Code


Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật về "Vua rắn"

Nguyễn Hằng |


Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật về "Vua rắn"
Hình ảnh về "Vua rắn" đội mũ thần Mặt Trời giữa những con rắn trên bức phù điêu cổ.

Mới đây, các nhà khảo cổ phát hiện những cổ vật quý hiếm trong hai ngôi mộ cổ ở Guatemala, có thể giúp khai phá bí mật về “Vua rắn” của người Maya cổ đại.



Hai ngôi mộ Maya được các nhà khảo cổ khai quật ở thành phố cổ đại Holmul cách thủ đô của Guatemala (ở Trung Mỹ) 480km về phía bắc. 
Các nhà nghiên cứu hy vọng những khám phá trong những ngôi mộ kết nối với hiện vật trước đó sẽ giúp họ làm sáng tỏ những bí mật và tầm ảnh hưởng của "Vua rắn" thần bí cai trị triều đại Kaanul.
Cả hai ngôi mộ có niên đại vào khoảng năm 650-700 Sau Công nguyên, khi nền văn minh tiền Columb (là những nền văn minh đã từng tồn tại ở châu Mỹ trước khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này) thống trị vùng đất này và trước khi nó sụp đổ.
Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật về Vua rắn - Ảnh 1.
Hai ngôi mộ cổ của người Maya nằm ngay dưới hai kim tự tháp.
Guatemala đóng một phần rất quan trọng của lịch sử Maya. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn, ví dụ như tại sao nền văn minh đó sụp đổ. Các nhà nghiên cứu tin rằng hành trình khai quật nhiều di tích Maya cổ đại có thể là "chìa khóa" để mở cánh cửa lịch sử bí ẩn.
Theo tờ The Guardian, hai ngôi mộ nằm ngay bên dưới hai kim tự tháp Maya cổ đại. Hơn nữa, trong những hầm mộ, các chuyên gia phát hiện thấy răng nạm ngọc bích, những đồ vật thủ công từ vỏ sò, đá thủy tinh,… và một dây chuyền khắc biểu tượng và dòng chữ khó hiểu.
Bên trong những ngôi mộ, các chuyên gia phát hiện thấy biểu tượng đầu rắn của gia tộc thống trị người Maya cổ đại. Rắn là một biểu tượng cho gia tộc được cho là cai trị trong nhiều thế hệ ở vùng đất rộng khoảng 161km về phía bắc khu mộ.
Hầm mộ chứa toàn cổ vật "quý hiếm"
Một trong hai ngôi mộ đã được xây dựng thành một kim tự tháp từ thế kỷ thứ V, xung quanh một công trình lâu đời hơn. Bên trong ngôi mộ này chứa hài cốt một người đàn ông trung niên có răng nạm ngọc bích. 
Các nhà khảo cổ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra thứ mà họ tin là xương chày của con người cùng với dòng chữ khắc trên đó.
Nhà khảo cổ Francisco Estrada-Belli của trường đại học Boston chia sẻ với tờ The Guardian rằng: "Đây là phát hiện vô cùng hiếm hoi và bộ xương có thể là của một thành viên thuộc hoàng tộc Maya."
Ông Estrada-Belli tin rằng phân tích về dòng chữ bí ẩn trên xương sẽ mang lại nhiều thông tin hơn.
Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật về Vua rắn - Ảnh 2.
Trong hầm mộ, nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều đồ vật bằng ngọc bích quý giá, đặc biệt là một dây chuyền ngọc khắc tên "Vua rắn".
Bên trong hầm mộ, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy những đồ vật "lạ" được làm từ vỏ sò, vỏ ốc xà cừ, đá thủy tinh núi lửa, ngọc bích, cổ vật gốm sứ và tranh khắc gần mộ có hình 5 vị "Vua rắn".
Ngôi mộ thứ hai cũng được xây bên dưới một kim tự tháp khác, chứa những mảnh xương của một người đàn ông trung niên. Trong hầm mộ được trang trí với các đồ gốm sứ và ngọc bích.
Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật về Vua rắn - Ảnh 3.
Ngoài biểu tượng của "Vua rắn", nhóm chuyên gia còn phát hiện thấy tranh khắc hình 5 vị "Vua rắn" ngay gần mộ.
Điều đặc biệt là phát hiện thấy một chiếc dây chuyền bằng ngọc bích với một dòng chữ khắc phía sau mặt dây chuyền là Yuknoom Uti Chaan, tên của một vị vua rắn được tôn thờ. Đây là đồ vật bằng ngọc bích đầu tiên mang tên của "Vua rắn".
Các nhà khảo cổ tại khu di tích Holmul tin rằng tiếp tục điều tra và khai quật có thể tìm được chìa khóa để giải quyết những bí ẩn về triều đại của "Vua rắn" Kaanul.
(Nguồn: Ancient-origins)


Bí ẩn "đôi mắt thần" kỳ lạ xuất hiện ở hang động Bulgaria

Nguyễn Hằng |


Bí ẩn "đôi mắt thần" kỳ lạ xuất hiện ở hang động Bulgaria
Đôi mắt khổng lồ trong hang động Prohodna.

Hang động Prohodna được coi là hang động kỳ bí nhất ở Bulgaria với ẩn số là “đôi mắt thần” kỳ lạ, thách thức trí tưởng tượng của con người.



Prohodna là hang động đá vôi tự nhiên ở phía Bắc Bulgaria. Hang động là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch do có hai lỗ hổng nằm trên trần được người dân địa phương ví như "Đôi mắt của Chúa trời" (hay "Oknata" theo tiếng địa phương), nhưng đôi khi cũng được gọi là "Đôi mắt của quỷ".
Bí ẩn đôi mắt thần kỳ lạ xuất hiện ở hang động Bulgaria - Ảnh 1.
Hai lỗ hổng được ví như "đôi mắt của Chúa trời".
Với chiều dài là 262m và cao tới 45m, Prohodna được cho là hang động tự nhiên dài nhất ở Bulgaria.
Bí ẩn đôi mắt thần kỳ lạ xuất hiện ở hang động Bulgaria - Ảnh 2.
Lối vào hang động đá vôi tuyệt đẹp.
Do lối vào và ra của hang động chỉ cách nhau một đoạn đường dài 262m nên đôi khi người ta còn gọi Prohodna là một cây cầu đi bộ. Đây cũng là lý do hang động bí ẩn này mang tên Prohodna.
Sức hút khó tả của "Đôi mắt thần"
Đối với các khách du lịch, điểm thu hút tuyệt vời trong hang động đá vôi Prohodna chính là hai lỗ hổng có hình quả hạnh nhân ở trên trần gian giữa.
Bí ẩn đôi mắt thần kỳ lạ xuất hiện ở hang động Bulgaria - Ảnh 3.
Ánh sáng tự nhiên len lỏi qua đôi mắt khiến hang động trở nên huyền bí.
Chế tác tuyệt đẹp của tạo hóa khiến hai lỗ hổng trông hệt như đôi mắt của con người nhưng ẩn chứa sức hút kỳ lạ khiến người dân địa phương gọi đây là "Đôi mắt của Chúa".
Cảnh tượng càng ma mị hơn khi trời mưa. Nước mưa rơi xuống hai lỗ hổng trông hệt như đôi mắt đang rơi lệ, rất thực và kỳ lạ. Ánh sáng của Mặt Trăng vào ban đêm xuyên qua đôi mắt lạ khiến hang động càng trở nên huyền ảo.
Dù "đôi mắt thần" được hình thành do quá trình xói mòn của tự nhiên nhưng nhiều người vẫn tin rằng tạo tác này có phần kỳ bí và sức hút khó cưỡng.
Ảnh/ Nguồn: Ancientorigins


Dấu tay 8000 năm tuổi trên hang động Ai Cập không phải của người!

Cẩm Mai |


Dấu tay 8000 năm tuổi trên hang động Ai Cập không phải của người!

Thật bất ngờ khi các nhà nhân chủng học đã chứng minh rằng các dấu tay nhỏ 8.000 năm tuổi trên hang Beasts ở Ai Cập gần sa mạc Sahara, không phải là tay người.

Cách đây 14 năm, các nhà thám hiểm đã tình cờ phát hiện ra 13 dấu tay nhỏ trên hơn 5.000 bức tranh khắc trên đá bị chôn vùi trong lòng đất tại vùng biên giới phía Tây Nam Ai Cập với Libya.
Hình dấu tay đáng ngờ trên hang động.
Hình dấu tay đáng ngờ trên hang động.
Nhưng điều bất ngờ là qua nghiên cứu cho thấy: những dấu tay này không phải của người, mà là của loài thằn lằn nhỏ bé.
Hang Beasts hay còn được gọi là hang Wadi Sura II, là đối tượng nghiên cứu trong nhiều năm của Viện Nghiên cứu Khảo cổ McDonald.
Nhà nghiên cứu Emmanuelle Honoré cho biết: Bà đã bị choáng váng khi nhìn thấy những hình dấu tay nhỏ bé hơn tay trẻ con, nhưng những ngón tay rất dài.
Các nhà khoa học đã thực hiện đo những dấu tay này và so sánh với tay của những đứa trẻ dưới 1 tuổi, trong đó có trẻ từ 26 đến 36 tuần tuổi.
Họ bất ngờ với kết quả cho thấy những dấu tay này còn nhỏ hơn tay trẻ em dưới 1 tuổi.
Bà Emmanuelle Honoré khẳng định rằng những dấu tay đó của cá sấu hoặc thằn lằn nhỏ, nhưng bà không biết vì sao chúng lại có trên hang động.
Vậy tại sao nền văn minh cổ đại lại vẽ hoặc in dấu chân động vật lên hang động? Nhìn gần vào vài hình vẽ có thể thấy, bên cạnh hình người khác nhau là thằn lằn giống người.
Những hình vẽ bò sát giống người.
Những hình vẽ bò sát giống người.
Bà Emmanuelle Honoré chú ý đến ba hình vẽ: Hai hình giống như người và một hình là thằn lằn giống người hoặc bò sát giống người.
Phóng to ba hình vẽ đáng chú ý nhất. Ở giữa là hình vẽ bò sát giống người. Hai bên là hình người.
Phóng to ba hình vẽ đáng chú ý nhất. Ở giữa là hình vẽ bò sát giống người. Hai bên là hình người.
Bò sát giống người là khái niệm lai tạp giữa người và bò sát và là thằn lằn giống người. Có lẽ những con bò sát này sống trong lòng đất.
Bí ẩn bên trong hang động 8000 năm tuổi
Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng sẽ mở ra triển vọng tìm hiểu về nghệ thuật khắc đá ở Wadi Sūr, ý nghĩa của các hình biểu tượng tranh vẽ và cuộc sống của người Ai Cập cổ đại.
Nguồn: UFO Sighting Shotspot
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH