Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/e

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P8

Điệp viên Ares và hành trình trở lại miền Bắc Việt Nam

Sau 22 tháng bỏ trốn vào Nam, Phạm Chuyên đã trở lại quê hương nhưng với một vai trò khác, điệp viên của CIA với mật danh Ares.

Sáng sớm ngày 5/4/1961, tại một bến tàu ở Đà Nẵng, một chiếc tàu hình dáng như tàu đánh cá trọng tải khoảng 40 tấn chở theo một chiếc xuồng cao su và một chiếc thuyền nan nhỏ lặng lẽ rời bến. Ra khỏi cửa biển Đà Nẵng, chiếc tàu nhằm thẳng hướng Tây - Bắc.
Trên tàu, ngoài thuyền trưởng và mấy thủy thủ, có một người khách nói giọng Bắc. Các thủy thủ chỉ được thuyền trưởng thông báo đó là một cán bộ của Trung ương đi công tác đặc biệt và là người chỉ huy chung trên suốt hành trình. "Cán bộ Trung ương" ấy không ai khác chính là Phạm Chuyên.
Chạy mải miết suốt 3 ngày, tới 4 giờ chiều 7/4, khi đã ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, thấy phía trước mặt lờ mờ nhiều dãy núi đá, thuyền trưởng cho tàu dừng lại, nấu cơm ăn và nắm cho Chuyên một nắm to.
Khi bữa cơm chiều kết thúc đã là 6 giờ 30 phút. Cuối xuân nên trời tối rất nhanh, thuyền trưởng cho tàu nhổ neo nhằm thẳng hướng có dãy núi đá chạy vào bờ. Sau hơn 3 giờ, tàu đã đi vào khu vực Hồng Gai. Khi chạy qua luồng Cửa Dứa, đến gần một quả núi cao, Quân, gã lái tàu vốn là một ngư dân trước khi vượt tuyến vào Nam đã có thâm niên đi biển ở khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng 20 năm nên rất thành thạo luồng lạch, khẳng định là núi cột cờ, Quân cho tàu dừng lại, thuyền trưởng lệnh cho nhóm thủy thủ hạ chiếc thuyền nan và chiếc xuồng cao su xuống nước.
Sau hơn nửa tiếng chuẩn bị, đưa máy truyền tin và hành lý của Chuyên lên thuyền nan, buộc chiếc thuyền nan vào phía sau xuồng cao su, Chuyên ngồi lên chiếc thuyền nan, Quân lái chiếc xuồng cao su chạy về phía hang Đầu Gỗ rồi rẽ sang ghềnh Si.
2 giờ sáng ngày 8/4, đến ghềnh Si, Quân lái xuồng cao su quay lại tàu, Chuyên bơi thuyền nan theo kênh tiến vào núi đất. Vì nước xuống rất mạnh, lại chèo ngược dòng nên đến gần sáng, Chuyên mới vào được bờ. Vội vã vác hai chiếc máy truyền tin cùng tư trang lên giấu ở rừng sú, Chuyên kéo chiếc thuyền vào một lạch nhỏ giữa rừng sú và trốn trong rừng cả ngày. Vậy là sau 22 tháng bỏ trốn vào Nam, Phạm Chuyên đã trở lại quê hương nhưng với một vai trò khác, điệp viên của CIA với mật danh Ares.
Diep vien Ares va hanh trinh tro lai mien Bac Viet Nam
 Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng về việc khai thác Phạm Chuyên sau gần hai tháng bắt giữ.
2. Để chuẩn bị cho chuyến trở về này của Chuyên, trước đó gần một năm, Phan (tức trung úy Đỗ Văn Tiên (biệt danh Francois), nhân viên Phòng 45) và nhân viên CIA Edward Reagan đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Đầu tháng 10/1960, sau khi vượt qua các vòng thẩm vấn, Phan đưa Chuyên đến một căn phòng trên tầng 5 ngôi nhà số 13 đường Kỳ Đồng. Tại đây, Phan thông báo với Chuyên rằng Tổng bộ đồng ý tuyển dụng, từ hôm nay Chuyên sẽ phải trải qua một khóa đào tạo. Thời gian học, Chuyên được hưởng lương 3.000 đồng tiền miền Nam/tháng. Sau thời gian học, lương sẽ tăng lên 5.000 đồng/ tháng.
Ngay ngày hôm sau, Phan bắt đầu công việc huấn luyện Chuyên bằng cách đưa cho một tập tài liệu về phương pháp công tác yêu cầu đọc kỹ, sau đó có gì thắc mắc thì hỏi lại và cùng thảo luận. Nội dung tài liệu này là hướng dẫn các phương pháp hoạt động gián điệp gồm: công tác bí mật; hướng phát triển cơ sở; tuyên truyền - điều tra - phân tích, chia loại; lãnh đạo đấu tranh; liên lạc báo cáo… Thời gian đọc và thảo luận tài liệu này trong 1 tuần.
Sau một tuần học về phương pháp công tác, Phan đưa một người nữa, giới thiệu tên là Tý, nhân viên điện đài đến hướng dẫn Chuyên về cách truyền tin bằng vô tuyến điện. Giữa tháng 1/1961, khi đã thành thạo việc phát tin, Chuyên được chuyển đến một ngôi nhà ở đường Nguyễn Biểu để thực tập. Thời kỳ đầu tập liên lạc với Đài P8M ở ngay Sài Gòn, sau đó chuyển sang liên lạc với một đài ở xa hơn. Sau gần một tháng thực tập, khi đã thành thục, Chuyên phải trải qua một cuộc kiểm tra. Kết thúc khóa học này, tên đài của Chuyên được trung tâm đặt là ARES; bí danh của Chuyên là "Hạ Long". Khi liên lạc, trung tâm sẽ xưng hô là "Tổng bộ".
Phan còn hướng dẫn Chuyên trong trường hợp không liên lạc được qua điện đài thì sẽ dùng thư, bưu thiếp để báo cáo tình hình. Tất cả thư, bưu thiếp đều dùng danh nghĩa hai em trai của Chuyên là Phạm Ốc và Phạm Đắc gửi cho Chuyên qua một người khác làm trạm trung gian. Bưu thiếp sẽ gửi tới 2 địa chỉ: Phạm Kỷ, số 186 ấp Tây 3, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình - Gia Định và Phạm Thị My, học sinh đệ nhất Trường Lê Quý Đôn, số 216 Phan Đình Phùng - Sài Gòn. Thư chỉ gửi cho bà Kraemer Jean ở Pháp.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giữa tháng 2/1961, Phan quay lại gặp Chuyên để tiếp tục huấn luyện về chính trị. Kết thúc khóa học, Phan đưa Chuyên ra Nha Trang nghỉ mát nửa tháng. Trong nửa tháng ở Nha Trang, Phan tiếp tục đưa bản kế hoạch công tác khi trở ra Bắc của Chuyên viết trước đó để thảo luận, đặc biệt là cách nói dối thế nào cho hợp lý nếu sau khi ra Bắc mà bị bắt và Công an miền Bắc không thu được tài liệu. Cả hai thống nhất trong hoàn cảnh này Chuyên sẽ khai do vào Nam không được thu dung vì bị nghi vấn nên quyết định vượt tuyến quay về đầu thú, chưa kịp ra trình diện thì đã bị bắt.
Nhưng khi bàn đến phương án nếu bị bắt mà Công an thu được cả máy móc, tài liệu thì cả hai không tìm được tiếng nói chung, Phan nói rằng trong hoàn cảnh ấy Chuyên "tùy cơ ứng biến" nhưng tuyệt đối không được nhận là "cán bộ chính trị miền Nam cử ra Bắc" vì như vậy sẽ là vi phạm Hiệp định Geneve. Sau đó, Phan đưa Chuyên ra Đà Nẵng nhận tàu.
Nhiệm vụ mà Chuyên được giao trong lần quay trở lại miền Bắc là: tổ chức cơ sở quần chúng; tổ chức một khu căn cứ chuẩn bị cho hoạt động vũ trang; tổ chức cơ sở vùng biên để làm cơ sở đón tiếp tế về người, vũ khí, hàng hóa lương thực từ miền Nam ra; cập nhật và báo cáo tin tức về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế ở vùng hoạt động.
Phan bàn rất kỹ với Chuyên về đối tượng tiếp cận để gây dựng lực lượng, theo đó, ngoài dân chài, thì phải đặc biệt chú ý tới cán bộ xã, đoàn viên thanh niên. Khi đã có lực lượng, giai đoạn đầu tùy theo tình hình phát triển của cơ sở và dựa vào chính sách, hướng dẫn quần chúng tham gia đấu tranh hợp pháp với những bất hợp lý trong việc thực hiện chính sách dân công, hợp tác xã… Việc chuyển hình thức đấu tranh tùy theo sự phát triển của cơ sở và theo sự chỉ đạo từ trung tâm, dứt khoát không được tự động làm khi chưa có lệnh.
Theo kế hoạch Phan đưa ra, sau khoảng 1 đến 2 năm, khi Chuyên đã gây dựng được cơ sở vững và guồng máy hoạt động tốt, trung tâm sẽ cử người ra hoặc Chuyên chỉ định người mà mình đã tuyển để thay thế, Chuyên sẽ trở lại miền Nam. Trong trường hợp bị lộ, Chuyên báo cáo để trung tâm tổ chức đón. Trường hợp khẩn cấp, có thể bị bắt thì Chuyên rút vào rừng trốn, chờ trung tâm tổ chức cho tàu ra đón bằng đường biển…
3. Sở dĩ Phạm Chuyên được đào tạo kỹ lưỡng như vậy vì Ares là điệp viên đầu tiên do CIA đào tạo để đánh ra miền Bắc. CIA kỳ vọng nếu Ares xâm nhập và hoạt động được ở miền Bắc sẽ là cơ sở để tiếp tục đưa điệp viên và các toán biệt kích ra Bắc.
Sau này, trong cuốn sách "Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả Vũ Đình Hiếu cũng viết rằng để chuẩn bị cho việc đưa Phạm Chuyên xâm nhập miền Bắc, trong khi Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì trung úy Tiên và Edward Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc.
"CIA cho rằng việc phái Chuyên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển là rất hợp lý. Với niềm hứng khởi ấy, hai chuyên viên tình báo bay ra Đà Nẵng tìm địa điểm xuất phát. Họ thuê một biệt thự kín đáo, có tường bao quanh làm mật cứ. Mọi động thái cũng như đường đi, nước bước của họ từ đó về sau có mật hiệu là Pacific.
Diep vien Ares va hanh trinh tro lai mien Bac Viet Nam-Hinh-2
Sau điệp viên Ares, nhiều toán biệt kích bị bắt ngay sau khi đặt chân xuống miền Bắc. 
Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định triển khai kế hoạch ngắn hạn: thả điệp viên đến khu phi quân sự, dọc theo Vĩ tuyến 17 để thăm dò. Nhân vật được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo Công giáo, quê ở Hà Tĩnh, tên là Vũ Công Hồng. Anh ta được huấn luyện cấp tốc và đưa ra sống ở Huế trong một căn nhà được bảo vệ rất nghiêm mật. Vũ Công Hồng (mang mật danh là Hirondelle) đã sẵn sàng lên đường. Thiếu tá Trần Khắc Kính nhân vật thứ hai của Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống chỉ đạo mọi hoạt động xuất phát từ Huế, với mật danh là Atlantic (…). Vài tuần sau, Hồng trở về căn cứ an toàn. Mặc dù Hồng chỉ cung cấp một ít thông tin về đường đi, nước bước của hệ thống an ninh Bắc Việt, nhưng cũng đủ làm cho những nhân viên của Phòng 45 hứng khởi. Sau chuyến đi của Hồng hai tháng, Chuyên đã sẵn sàng lên đường, với hành trang là kiến thức của một năm được huấn luyện.
Đầu tháng 4/1961, Chuyên lên tàu Nautilus 1, rời Đà Nẵng, theo hành trình 2 ngày về phía Bắc. Không may cho Chuyên do gặp phải thời tiết xấu, chiếc Nautilus 1 đành quay trở về nơi xuất phát. Vài hôm sau thời tiết đẹp trở lại, Chuyên tiếp tục lên đường. Cả Tiên và Reagan đều ra bến tàu tiễn đưa Chuyên. Sau này Tiên nhớ lại là khi chia tay với Chuyên, anh ta đã chúc Chuyên may mắn nhưng Chuyên không nói nửa lời".
4. Sau một ngày trốn trong trong rừng sú, đêm 8/4, sau khi chôn giấu máy truyền tin, Chuyên lẩn về nằm ở trong vườn nhà mình nhưng không dám vào nhà vì sợ em dâu, là vợ Phạm Ốc, và vợ con mình biết sẽ bị lộ. Sáng hôm sau, khi thấy Ốc đi làm, Chuyên mới gọi Ốc. Tối hôm đó, Chuyên gặp mẹ và hai em trai là Ốc và Đắc. Sau mấy ngày trốn trong nhà, khi nghe thông tin có người đến nhà ông Ngột lấy hai mái chèo ở chiếc thuyền lạ ngoài bãi biển, Chuyên mang máy truyền tin cùng tư trang lên rừng trốn.
Dù phải sống trong cảnh trốn chui trốn lủi, nhưng Chuyên cũng 3 lần lấy máy ra liên lạc về trung tâm. Nhưng vì chậm so với giờ lên máy đã quy ước với trung tâm nên đều không được. Chuyên viết thư và bưu thiếp sau đó để Ốc chép lại có nội dung mật báo gửi vào 3 địa chỉ đã quy ước từ trước với Phan.
Cho tới ngày 27/4, lần thứ 4 lên máy, Chuyên mới liên lạc được với trung tâm, báo cáo đã về tới nơi nhưng căn cứ bị động nên còn ở La Khê. Hai ngày sau, Chuyên lại liên lạc với trung tâm. Sau đó, cách vài ngày, Chuyên lại lên máy liên lạc với trung tâm. Cùng với báo cáo tình hình vào Nam, Chuyên bắt tay vào tuyển người, ngoài 2 em ruột, một em họ, Chuyên chú ý tới những người bạn và một số cán bộ cùng công tác trước kia có tư tưởng bất mãn; Chuyên dự định tổ chức cơ sở vùng ghềnh Si, lập ban đón tiếp, chuẩn bị nhận tiếp tế chuyến đầu tiên vào cuối tháng 5.
Với các ngư dân, Chuyên có ý định dùng gạo để mua chuộc và tổ chức họ. Khi trung tâm chuyển tiền ra sẽ tổ chức thuyền đánh cá để có thể nhận tiếp tế từ ngoài xa ở Hạ Long hay Cát Bà, để tàu tiếp tế không phải vào quá sâu, sẽ nguy hiểm; lựa chọn người để cuối tháng 10-1961 sẽ gửi vào Nam học vô tuyến điện, sau đó ra làm nhiệm vụ liên lạc điện đài để Chuyên tập trung vào việc tổ chức, gây dựng lực lượng…
Tất cả những dự định ấy mới chỉ được vạch ra thì sau 7 phiên liên lạc bằng điện đài, tối ngày 6/6/1961 Đắc bị bắt khi đang trên đường mang điện đài và lương thực lên rừng tiếp tế cho Chuyên.
Biết em bị bắt trước sau gì cũng sẽ khai ra việc mình vượt tuyến xâm nhập về Bắc, Chuyên quyết định đánh lạc hướng bằng cách một mặt viết thư xin đầu thú rồi cho em ra bưu điện gửi tới Công an huyện Yên Hưng nhưng trong lúc ấy cũng lên kế hoạch liên lạc với Trung tâm cho rút bằng đường biển. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa kịp thực hiện thì chỉ vài ngày sau khi em bị bắt, Chuyên cũng bị bắt khi đang trốn trong bồ thóc trong buồng cùng với súng ngắn, lựu đạn, tiền và tài liệu; sau đó Chuyên phải khai nơi giấu bộ máy điện đài thứ hai cùng tất cả tài liệu trong hang trên núi Đá Chồng.
Sau gần 2 tháng đấu tranh, Phạm Chuyên đã bị khuất phục và khai hết kế hoạch mà CIA giao cho khi xâm nhập ra Bắc. Sau khi đánh giá lại toàn bộ quá trình bắt, đấu tranh với Phạm Chuyên, Cục Bảo vệ Chính trị và Sở Công an Hồng Quảng khẳng định tất cả vẫn đảm bảo bí mật, một kế hoạch táo bạo được gửi lên Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, đó là cho lập Chuyên án BK63 đấu tranh với CIA với mục đích: duy trì chuyên án hoạt động lâu dài nhằm khống chế được hoạt động của địch đối với địa bàn khu vực Đông Bắc; phát hiện toàn bộ âm mưu và thủ đoạn hoạt động gián điệp biệt kích đối với miền Bắc, tạo điều kiện để chủ động tấn công lại địch. Tổ chức câu nhử, đón bắt những nhóm gián điệp khác nhằm khai thác triệt để các trung tâm gián điệp biệt kích của địch; tính toán khả năng phái khiển người vào tổ chức của địch khi cần thiết.
Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã chỉ đạo trong quá trình đấu tranh phải đảm bảo nguyên tắc "tích cực bảo vệ mình, chủ động tiêu diệt địch" để vận dụng vào việc bố trí các tin tức, tình huống giả tạo với phương châm "không để thiệt hại cho ta, chỉ được lợi cho ta".
Những cán bộ tham gia chuyên án cũng không thể nghĩ từ đây, một cuộc chiến âm thầm đã diễn ra tới 10 năm sau mới kết thúc…
(Còn nữa)
Theo Nguyễn Thiêm/An ninh thế giới)

Sự thực xót xa về điệp viên tài sắc bậc nhất TQ


Được lấy làm hình tượng nhân vật nữ chính Vương Giai Chi trong bộ phim "Sắc giới", nhưng sự thật về nữ điệp viên này thì ít ai biết đến.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê Chiết Giang. Bố là Trịnh Việt, hay còn gọi là Trịnh Anh Bá. Ông từng học tại trường Đại học Pháp Chính Nhật Bản, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn, gia nhập hội Đồng Minh, có thể nói ông là vị nguyên lão của Quốc Dân Đảng.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Mẹ bà là Hanako vốn là tiếu thư đài các của dòng họ Kimura nổi tiếng ở Nhật Bản. Hanako rất đồng tình với cách mạng Trung Quốc, hai người kết hôn với nhau rồi bà theo ông về nước, đổi tên thành Trịnh Hoa Quân. Hai người có 5 người con, Trịnh Bình Như là thứ nữ, từ nhỏ đã thông minh hơn người, khéo léo tài tình, lại theo mẹ học tiếng Nhật. Sau này, khi kháng chiến bùng nổ, Trịnh Bình Như kiên quyết tham gia vận động kháng Nhật cứu nước. Sau khi Thượng Hải thất thủ, vì có điều kiện ưu việt (có quan hệ xã hội và vốn tiếng Nhật tốt), bà bí mật tham gia tổ chức tình báo “Trung Thống” của Quốc Dân Đảng, khi đó bà mới 19 tuổi.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Bà là người thông minh sắc sảo, phong thái trang nhã, là người đẹp nổi tiếng của bến Thượng Hải thời bấy giờ. Bà được chọn làm người mẫu ảnh bìa của tạp chí “Lương Hữu” số 130 ra tháng 7 năm 1937, một tạp chí quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng vì thân phận đặc biệt của bà nên tên của bà chỉ được ghi chú là “Cô Trịnh”. Năm 2007, Lý An đã cho ra đời bộ phim “Sắc giới” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trương Ái Linh, nhân vật nữ chính của bộ phim Vương Giai Chi được khắc họa theo hình tượng của Trịnh Bình Như.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Trịnh Bình Như là một nhân viên tình báo xuất sắc, bà dựa vào các mối quan hệ của mẹ để giao thiệp các sĩ quan cấp cao của Nhật. Bà từng gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe và được giới thiệu với con trai của thủ tướng. Konoe đã trúng tiếng sét ái tình khi gặp Trịnh Bình Như. Khi ấy, Trịnh Bình Như nghĩ, nếu bắt cóc thành công Konoe, thủ tướng Nhật sẽ phải nhượng bộ đình chiến, nhờ đó kết thúc chiến tranh giữa 2 nước.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Nhưng cấp trên ra lệnh cho bà dừng ngay “trò chơi” nguy hiểm này, thì Konoe mới thoát khỏi vận mệnh tù nhân chính trị của mình. Trịnh Bình Như dò la được tin tình báo quan trọng Uông Tinh Vệ “có động thái bất thường”, bà báo cáo với chính phủ Trùng Khánh qua đường dây bí mật, nhưng đáng tiếc khi đó chính phủ Trùng Khánh lại không coi trọng. Cho đến khi Uông Tinh Vệ rời Trùng Khánh đầu quân cho địch, thì mới biết đây là tin tình báo mà Trịnh Bình Như có được từ lâu. Cũng chính vì vậy, chính phủ bắt đầu xem trọng bà. Sau đó, họ giao nhiệm vụ giăng lưới tên hán gian Đinh Mặc Thôn cho bà.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Sau khi cuộc chiến bùng phát rộng, ủy viên Quân ủy Trung ương Quốc dân đảng, Thiếu tướng Đinh Mặc Thôn chạy về Thượng Hải, xây dựng một cơ quan mật vụ với mục tiêu phá hoại kháng chiến, tự xưng là đặc vụ Tổng bộ 76. Vì xuất thân từ cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng nên hắn nắm rất vững hoạt động của cơ quan quân sự cấp cao Trung Quốc và Quốc dân đảng. Vì vậy, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải quyết định đánh vào điểm yếu của hắn, dùng “mỹ nhân kế” tiêu diệt hắn.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ háo sắc, nên khi được gặp Trịnh Bình Như xinh đẹp tuyệt trần hắn vui mừng khôn xiết, còn Trịnh Bình Như thì cải trang thành một thiếu nữ chưa từng trải, được cưng chiều nên rất cao ngạo, lúc gần lúc xa với Đinh Mặc Thôn, khiến Đinh Mặc Thôn càng chết mê chết mệt bà. Tổ chức Trung Thống thấy thời cơ đã chín muồi, liền chuẩn bị hành động. Lần đầu tiên, Trịnh Bình Như mời Đinh Mặc Thôn đến thăm nhà. Tổ chức bố trí vài nhân viên đánh úp gần nhà Trịnh Bình Như, nhưng Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ đa nghi, nên khi xe gần đến nhà Trịnh Bình Như hắn đã đổi ý quay xe bỏ đi. Nhiệm vụ ám sát thất bại.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Cũng vào lúc này, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải đã đưa Trương Thụy Kinh lên làm chỉ huy, ông lập kế hoạch “thích Đinh” lần 2. Ông ra lệnh cho Trịnh Bình Như mua áo khoác mới và muốn ám sát Đinh Mặc Thôn ở cửa hàng đồ da Siberia. Thật không ngờ, lúc này Trương Thụy Kinh lại bị Lý Sỹ Quần "bắt giữ". Hai người từng là bạn bè với nhau, khi Trương Thụy Kinh và tổ chức đề ra kế hoạch “thích Đinh”, theo ý nguyện của phu nhân Lý Sỹ Quần, để đề phòng kế hoạch bị lộ, họ đã bảo vệ Trương Thụy Kinh, còn tổ chức Trung Thống Thượng Hải không thấy gì bất thường bèn theo kế hoạch đã bàn.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Ngày 21/12/1939 Đinh Mặc Thôn đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở Hộ Tây, hắn gọi điện mời Trịnh Bình Như tham gia, ngay lập tức, bà đến Hộ Tây “hộ tống” Đinh Mặc Thôn đến tối. Sau bữa tối, Đinh muốn đến Hồng Khẩu, bà lại muốn đến đường Nam Kinh, hai người ngồi cùng xe, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia ở đường Tịnh An, Trịnh Bình Như đột nhiên muốn mua một chiếc áo khoác và nài nỉ Đinh vào chọn giúp bà.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Theo phản ứng nghề nghiệp Đinh Mặc Thôn thấy đây không phải là địa điểm hẹn trước, bèn dừng lại nửa tiếng, thấy không có gì nguy hiểm cả. Hơn nữa Trịnh Bình Như rất muốn hắn đi cùng, nên hắn liền xuống xe với cô. Khi Trịnh Bình Như đang chọn áo, Đinh Mặc Thôn đột nhiên phát hiện bên ngoài cửa kính có hai người khả nghi đang đánh giá hắn. Biết có chuyện chẳng lành, hắn rút từ trong túi ra một nắm tiền đưa cho nhân viên thu ngân rồi nói với bà: “Em cứ chọn thoải mái, anh đi trước đây.” Nói xong, hắn chạy vội ra cửa. Trịnh Bình Như thấy Đinh Mặc Thôn đột nhiên chạy ra ngoài thì chết trân một lúc, bà muốn đuổi theo hắn nhưng lại thôi.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Những đặc vụ Trung Thống đang lang thang ngoài cửa tiệm không ngờ Đinh Mặc Thôn chạy trốn trước khi Trịnh Bình Như chọn xong áo, nên hơi do dự một lúc. Lợi dụng sơ hở đó hắn chạy qua đường. Lái xe của Đinh Mặc Thôn thấy hắn chạy ra đã nổ máy, mở cửa chờ sẵn. Khi tiếng súng vang lên thì hắn đã chui vào trong xe chống đạn. Mấy người đánh lén do Lý Sỹ Quần phái đến với danh nghĩa “trợ giúp” nên cũng không giúp được gì, việc ám sát thất bại. Nhưng Trịnh Bình Như không cam tâm, bà quyết định đột nhập vào hang ổ địch, đơn thân giết địch. Bà tiếp tục giả vờ niềm nở với Đinh Mặc Thôn, nhưng lại giấu một khẩu súng lục trong người, chờ thời cơ ra tay. Nhưng bà đâu biết Đinh Mặc Thôn đã giăng lưới chờ bà cắn câu. Ngày thứ 3 khi Trịnh Bình Như lái xe vào khu 76 thăm Đinh Mặc Thôn đã bị Lâm Chi Giang, một kẻ thân cận với Đinh Mặc Thôn bắt giữ nhốt vào nhà lao khu 76.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Diệp Cát Khanh vợ của Lý Sỹ Quần sau khi biết tin liền cử Xa Ái Trân, Thẩm Canh Mai đến thẩm vấn, Đinh Mặc Thôn không thể ngăn cản. Trịnh Bình Như phủ nhận quan hệ của bà với Trung Thống, chỉ thừa nhận việc ám sát Đinh Mặc Thôn vì bà quá chán việc bị chơi đùa. Tuy Đinh Mặc Thôn rất tức giận việc bà ám sát mình, nhưng mặt khác lại rất ái mộ sắc đẹp của bà, hắn không muốn giết bà mà chỉ muốn giam cầm bà một thời gian rồi thả ra.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Nhưng vợ của Đinh Mặc Thôn mà Triệu Huệ Mẫn lại bí mật tìm Lâm Chi Giang, trao quyền cho y. Liền đó, Trịnh Bình Như được bí mật chuyển đến số 37 đường Ức Định Bàn. Đinh Mặc Thôn và Lý Sỹ Quần đều không hay biết gì. Trần Bích Quân vợ của Uông Tinh Vệ khuyên bà nên đầu quân cho Nhật nhưng bà không đồng ý. Sau này, chính phủ bù nhìn được Nhật lập nên ở Trung Quốc đề nghị ông Trịnh Anh Bá ra làm quan để đổi lại mạng sống của Bình Như, nhưng ông kiên quyết từ chối dù rất thương con. Người đứng đầu chính phủ bù nhìn rất tức giận kiên quyết đòi giết Trịnh Bình Như. Dù Đinh Mặc Thôn rất thương tiếc bà nhưng cũng không làm gì được.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Tháng 2 năm 1940, chính quyền bù nhìn hạ lệnh bí mật xử bắn Trịnh Bình Như. Một đêm không trăng vào tháng 5, Lâm Chi Giang đảm nhiệm vai trò hành hình áp giải bà ra mảnh đất hoang gần đường Hộ Tây để chấp hành mệnh lệnh. Lúc áp giải bà lên xe, hắn còn lừa bà là áp giải đến Nam Kinh, không lâu sau sẽ được phóng thích. Lúc đến bãi đất hoang, bà đã biết đây là nơi chôn thân của mình.
  • Su thuc xot xa ve diep vien tai sac bac nhat TQ Nhưng bà vẫn rất ung dung, xuống xe, ngẩng cao đầu nhìn trời xanh, thở dài nói với Lâm Chi Giang: “Thanh thiên bạch nhật, hồng nhan bạc phận. Tôi và anh có duyên hội ngộ, nay nếu anh có lòng thì chúng ta cùng trốn đi chẳng muộn. Còn nếu không thì tôi chỉ có đường chết, xin chỉ thương lấy dung mạo này mà đừng bắn vào mặt.” Lâm Chi Giang nhìn hồng nhan một thuở đứng trước mặt mình mà động lòng không ra tay được bèn quay mặt đi ra lệnh cho đội vệ binh tiến lên. Tiếng súng vang lên, Trịnh Bình Như trúng liền ba phát, máu thấm xuống bãi đất hoang vu. Người phụ nữ dịu dàng này đã hy sinh vì nước ở tuổi 23. Trịnh Chấn Đạc tiên sinh đã từng ca ngợi bà là: “Còn oanh liệt hơn cả chết trên chiến trường!”.
Việt Báo (Theo_Kiến Thức

Tiết lộ điệp viên khiến CIA kinh ngạc thời Chiến tranh VN

Điệp viên khiến CIA kinh ngạc thời chiến tranh Việt Nam chính là điệp viên mang bí số H3 với 20 năm sống trong lòng địch. 

Năm 2006, tại Mỹ diễn ra hội thảo quốc tế về “Tình báo trong chiến tranh Việt Nam”, do Trung tâm Việt Nam, thuộc Đại học Công nghệ Tếch-dớt cùng Trung tâm Nghiên cứu tình báo thuộc CIA phối hợp tổ chức. Một cựu nhân viên CIA đã nhận định rằng: “Đúng là phải có một điệp viên cộng sản từng nằm ngay trong lòng Bộ Tổng tham mưu (ngụy). Dường như không phải là sĩ quan cao cấp, không phải là tùy tùng thân cận của Tổng thống Thiệu, song chắc chắn nhân vật này đã gửi ra Bộ Chính trị Bắc Việt nhiều tin tình báo chiến lược”.
Tiet lo diep vien khien CIA kinh ngac thoi Chien tranh VN
 Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Minh.
Thông tin đó về sau đã được giải mật. Đó là điệp viên mang bí số H3 của Phòng Tình báo B2, với hơn 20 năm sống trong lòng địch, 16 năm sống trong sào huyệt của quân đội Sài Gòn, đã thể hiện bản lĩnh kiên cường và mưu trí “siêu việt”. Giữa “biển giáo, rừng gươm”, một mình hoạt động đơn tuyến, tính mạng lúc nào cũng treo “trên miệng cọp” nhưng ông đã bình tĩnh hoạt động, hoàn thành tốt các chức trách mà quân đội ngụy giao cho, tạo nên “tấm bình phong” an toàn để ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. Ông là Nguyễn Văn Minh, Anh hùng LLVT nhân dân.
Nguyễn Văn Minh sinh năm 1933, tại Hưng Yên, trong một gia đình thợ thủ công. Lớn lên, ông vào Sài Gòn tìm việc làm, lòng yêu nước đã thôi thúc ông tìm đến với cách mạng. 20 tuổi, ông đã là một công nhân hoạt động bí mật cho Mặt trận Liên Việt giữa lòng Sài Gòn. Đến năm 1959, ông được Quận ủy Thủ Đức cử làm nhiệm vụ tìm cách lọt vào quân đội ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1963, lợi dụng sự kiện chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phe phái ngụy quân, ngụy quyền chèn ép nhau để tranh quyền, đoạt lợi, ông đã tìm cách chui sâu vào hàng ngũ kẻ thù với chức danh nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có. Không lâu sau đó, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có nhưng với vỏ bọc là một nhân viên quân sự mẫn cán, tận tụy với công việc, được nhiều người trong Văn phòng quý mến nên ông được tân Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên tiếp tục tin dùng. Từ đó, H3 trở thành một trong 4 nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng.
Cách làm này đòi hỏi trí não ông hoạt động không ngơi nghỉ. Đôi mắt ông lúc về già bị mờ đi rất nhanh do hoạt động quá tải trong hàng chục năm ròng. Để có thể nắm nhiều tài liệu của địch, ông khéo léo nhận về mình nhiều phần việc trong số 4 nhân viên văn thư. Ngày làm việc cho địch, đêm thức viết lại để báo cho tổ chức, rất nhiều đêm ông đã thức trắng để báo cáo cho hết các nội dung công văn đã nắm được hằng ngày. Các ý đồ lớn của địch, như kế hoạch bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm, xóa các vùng giải phóng… đều được ông báo cáo chính xác về căn cứ.
Đến đầu năm 1975, ông đã báo cáo tin quan trọng có tính quyết định để ta củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, đó là tin Mỹ trả lời ngụy quân, ngụy quyền: “Mỹ coi như chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc, Mỹ sẽ không chi viện cho quân ngụy bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. Cùng với đó, các báo cáo của ông còn phân tích mối tương quan giữa lực lượng địch và viện trợ của Mỹ, giữa viện trợ và mức độ sử dụng bom đạn, phi vụ, cơ động của xe tăng, tàu chiến, việc bố trí binh lực tại các quân khu của quân ngụy…
Trong sự kiện 30-4-1975, khi Quân giải phóng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, chính H3 đã động viên các viên chức trong văn phòng của tướng Cao Văn Viên gìn giữ, niêm phong kho tàng, hồ sơ, bảo toàn tài liệu, máy móc trong văn phòng để bàn giao cho quân giải phóng.
Sau ngày đất nước thống nhất, Đại tá Nguyễn Văn Minh tiếp tục công tác trong quân đội một thời gian rồi nghỉ hưu theo chế độ. Ông sống khiêm nhường, giản dị, gần gũi với mọi người. Tháng 9/2009, điệp viên H3-Nguyễn Văn Minh từ trần trong thanh thản, để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi trong tâm trí người thân và đồng đội. Ông là một trong những điệp viên mà khả năng giữ bí mật hoạt động đã trở thành huyền thoại, khiến kẻ thù kinh ngạc về bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần “thép” của ông.
Theo Thanh Xuân/Nguyễn Hương/Quân đội nhân dân

Ấn Độ có ‘thông tin tình báo chi tiết’ trước thảm kịch ở Sri Lanka

Một nghi phạm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Ấn Độ đã khai về việc huấn luyện phần tử cực đoan ở Sri Lanka trước vụ đánh bom hàng loạt.
Kẻ đánh bom liều chết tại nhà thờ thánh Sebastian ở Negombo, Sri Lanka
AFP
Đài CNN ngày 24.4 dẫn thông tin từ các quan chức Sri Lanka cho biết giới tình báo Ấn Độ đã gửi thông tin “chi tiết một cách bất thường” trước vụ đánh bom hàng loạt ở Sri Lanka vào ngày 21.4.
Theo đó, phía Ấn Độ có được thông tin khi thẩm vấn một nghi phạm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở nước này. Thông tin được chuyển cho phía Sri Lanka trong thời gian vài tuần và vài ngày trước thảm kịch.
Nghi phạm trên khai ra tên của người mà hắn đã huấn luyện ở Sri Lanka và là thành viên của một tổ chức cực đoan tại đây. Người này chính là Zahran Hashim xuất hiện trong đoạn video do IS đưa ra khi nhận trách nhiệm vụ thảm sát khiến hơn 300 người chết.
[VIDEO] Khoảnh khắc nghi phạm đánh bom bước vào nhà thờ Sri Lanka
Theo trang tuyên truyền AMAQ của IS: “Những chiến binh thực hiện nhiệm vụ tấn công nhắm vào các thành viên thuộc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và người Công giáo ở Sri Lanka ngày 21.4 là thành viên IS”.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cũng cho rằng IS có dính líu, đồng thời cảnh báo nguy cơ các phần tử cực đoan tiếp tục tấn công tại nước này.
Bên cạnh đó, trong cuộc điều trần khẩn cấp trước quốc hội ngày 22.4, Bộ trưởng Quốc phòng Ruwan Wijewardene cho hay: “Kết quả điều tra sơ bộ phát hiện những gì đã xảy ra ở Sri Lanka vào ngày 21.4 là nhằm trả đũa cho vụ tấn công chống lại người Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand”, theo AFP.
Tuy nhiên, ông Wijewardene không nói rõ lý do các điều tra viên tin rằng có mối liên hệ với vụ tay súng người Úc mang tư tưởng dân da trắng thượng đẳng Brenton Harrison Tarrant xả súng giết chết 50 người tại 2 đền thờ Hồi giáo ở Christchurch vào ngày 15.3.
[VIDEO] Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp sau loạt vụ đánh bom tự sát
Bên cạnh đó, ông Wijewardene xác định 2 nhóm Hồi giáo cực đoan trong nước là NTJ và JMI gây ra vụ tấn công đẫm máu, với sự tiếp tay của “mạng lưới cực đoan quốc tế”.
Giới quan sát cảnh báo những thông tin này cho thấy các hành động cực đoan nhắm vào tôn giáo và chủng tộc có nguy cơ kéo theo vòng xoáy thù hận và bạo lực không có hồi kết.
Đến nay, số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên ít nhất 321 người, trong đó có 45 trẻ em, và 500 người bị thương sau hành động đánh bom hàng loạt nhắm vào 3 nhà thờ và 4 khách sạn ở thủ đô Colombo cùng khu vực lân cận trong ngày 21.4.

Vì sao CIA lại đang "tập tành" dùng Instagram? Cùng nghe cựu điệp viên Edward Snowden giải thích

Chíp, Theo Trí Thức Trẻ 12:34 24/04/2019

"Họ có tài khoản Twitter. Họ lập tài khoản Instagram để đăng ảnh những chú cún và mọi thứ giống như thế bởi vì họ muốn trở nên thân thiện. Họ muốn bạn cảm thấy rằng họ đứng về phía bạn".

    Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) rất tích cực đăng tải các bức ảnh và bài viết trên Twitter và Facebook để quảng bá các hoạt động cũng như nhắc nhở người dân Mỹ về lịch sử và thành tích của họ. Và mới đây, CIA có một số động thái cho thấy họ muốn tiếp tục mở rộng các hoạt động trên mạng xã hội.
    Bên cạnh tiết lộ rằng một trong những cựu phó giám đốc của họ vừa đóng một vai quần chúng trong tập mới nhất của Game of Thrones phần 8, giám đốc CIA Gina Haspel vừa tuyên bố rằng cơ quan của bà sẽ có thêm một tài khoản Instagram. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng và gìn giữ hình ảnh của CIA trong mắt người dân Mỹ.
    Vì sao CIA lại đang tập tành dùng Instagram? Cùng nghe cựu điệp viên Edward Snowden giải thích - Ảnh 1.
    CIA rất tích cực hoạt động trên mạng xã hội
    Tuy nhiên, theo Edward Snowden - người từng là nhân viên của CIA và NSA - lập tài khoản Instagram là một trong số nỗ lực của cơ quan tình báo Mỹ đang nhằm khôi phục hình ảnh của họ sau khi tài liệu tuyệt mật của họ bị chính anh công bố vào năm 2013. Các tài liệu này phơi bày một loạt vụ lạm dụng giám sát trên quy mô lớn của chính phủ Mỹ.
    "Các cơ quan tình báo đang rút kinh nghiệp từ bê bối năm 2013 nhưng họ lại đúc kết ra một chiến lược sai lầm, ít nhất là theo quan điểm của công chúng", Snowden nói. "Các cơ quan tình báo Mỹ tự đánh giá họ không phạm luật khi giám sát người dân Mỹ. Thay vào đó, họ chỉ đang cố thay đổi luật pháp và trở lên linh hoạt hơn. Đồng thời, họ nghĩ rằng khả năng PR yếu kém là vấn đề mà họ thực sự gặp phải".
    Vì sao CIA lại đang tập tành dùng Instagram? Cùng nghe cựu điệp viên Edward Snowden giải thích - Ảnh 2.
    Edward Snowden, gương mặt gắn liền với vụ việc đình đám của các cơ quan tình báo, an ninh Mỹ vài năm về trước.
    Chính vì lý do đó, theo Snowden, mà các cơ quan tình báo Mỹ bỗng dưng trở nên tích cực tham gia và hoạt động trên mạng xã hội.
    "Họ có tài khoản Twitter. Họ lập tài khoản Instagram để đăng ảnh những chú cún và mọi thứ giống như thế bởi vì họ muốn trở nên thân thiện. Họ muốn bạn cảm thấy rằng họ đứng về phía bạn", Snowden chia sẻ.
    Sau khi Snowden công khai một số tài liệu mật vào năm 2013, NSA đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng khi mà hầu hết hacker và chuyên gia lập trình trẻ đều quay lưng lại với họ. Nếu một tài khoản Instagram có thể giúp CIA trở nên thân thiện hơn thì NSA chắc chắn cũng sẽ học tập theo.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét