KIẾP GIANG HỒ 165/2 (Chà Và Hương)
(ĐC sưu tầm trên NET)
giang hồ Đại Cathay chết vì... đùa với lửa" src="https://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/huebt/2012/thang3/tuan8/nhanvat/dai/nguoiduatin-960886375-images628602dai11top.jpg">
Đại Cathay
Cái chết của đại úy thân cận Nguyễn Ngọc Loan
Đại Cathay ngày càng ngạo mạn, lộng hành. Không chi ngổ ngáo với tướng Sáu Lèo trong công việc, Đại Cathay còn công khai qua mặt và thách thức viên tướng này trong cả khoản ăn chơi, chẳng thèm lưu tâm gì đến sức nặng của cái lon chuẩn tướng và trọng trách trong ngành cảnh sát mà Nguyễn Ngọc Loan đang nắm giữ.
Vũ trường Olympic là chốn mà băng Đại Cathay thường xuyên lui tới, cũng là nơi chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan giải sầu hàng đêm. Trong khi viên tướng có máu giang hồ và đám lính tới vũ trường một cách xô bồ, bụi bặm, thì Đại Cathay thường lướt trên một chiếc Chevrolet có gắn điều hòa không khí, choáng lộn.
So với đám vệ sĩ với lương lính còm cõi, Đại Cathay và các đồ đệ tỏ ra hơn hẳn, rút tiền chẳng bao giờ đếm, được các em cave ở đây săn đón nồng nhiệt hơn nhiều. Đám vệ sĩ của tướng Sáu Lèo tức lắm, nhưng chưa có dịp gây hấn.
Một buổi tối, sau một ngày “thu thuế” vượt chỉ tiêu, Đại Cathay và khoảng chục đàn em, trong đó có Lâm Chín ngón và Lành Cầu Muối kéo đến vũ trường Olympic để “đập phá”. Như lệ thường, đám cave ùa tới vây lấy các “đại ca”. Trong lúc cả đám du đảng đang vui vẻ với các cave, bất ngờ cánh cửa vũ trường mở toang. Đám lính của Sáu Lèo trong những bộ đồ rằn ri xộc vào, kéo ghế ngồi, nhưng không thấy cô cave nào đến phục vụ, trong khi ở bàn bên băng nhóm du đảng giỡn hớt với các cave.
Một cận vệ của tướng Nguyễn Ngọc Loan là thiếu úy Hải rời khỏi bàn, đến đứng đối diện với Đại Cathay, hất hàm nói: “Vui vẻ quá hả? Sang bớt mấy em chứ, để bên này ngồi không, coi sao đặng?”. Vẫn không buông vai cô cave, một cận thần của Đại là Hải Súng hất mặt nói: “Đâu có được, đến trước có phần trước, trâu chậm phải uống nước đục, trách gì?”. Tay thiếu úy đưa tay vào bụng cố ý làm lộ khẩu súng và nói: “Đừng chơi quê tụi này chớ!”.
“Thì đã sao. Thịt người tanh không ăn được, đừng dọa nhau, tụi này không thích!”. Bị khiêu khích, tên thiếu úy Hải xấn tới chụp lấy tay cô cave kéo về phía mình, tuyên bố: “Không thích cũng bắt!”.
Hải Súng chụp chai Black and White trên bàn ném mạnh vào mặt đối thủ. Thiếu úy Hải buông cô cave, tránh đòn và móc súng. Đại Cathay hét lên: “Tụi nó chơi súng, rút, tụi bây”.
Băng của Đại chưa kịp chạy thì các loạt súng đã nổ, một viên đạn trúng vào đầu gối Đại làm y gục xuống. Hải Súng xốc Đại lên bỏ chạy khỏi vũ trường, trong lúc Lâm Chín ngón có giắt súng theo đã đọ súng cầm chân đám lính, hai bên bắn loạn xạ, nhưng vì đèn trong vũ trường vút tắt, nên không gây thương vong gì thêm.
Bị thương, Đại Cathay khó khăn lắm mới được Hải Súng dìu được xuống lầu và kéo thẳng ra đường, rồi được chiếc Mustang chở khỏi hiện trường. Tuy nhiên, sau đó nhiều đàn em của Đại Cathay cũng bị cảnh sát truy bắt, tống giam vào bót. Thoát chết trước họng súng của cảnh sát, nhiều “chiến hữu” lại bị cảnh sát bắt giam, Đại Cathay như biết điều hơn. Một buổi tối, hắn bao nguyên nhà hàng Paramouth mời đại úy Trần Kim Chi đến dự tiệc.
Đại Cathay mở lời: “Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh…”. Viên đội trưởng “Biệt đội hình cảnh” cũng thuộc loại ngang tàng không kém gì Đại Cathay, đã từ chối thẳng thừng: “Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu!”.
Bình thường thì có lẽ máu côn đồ của Đại Cathay sẽ nổi lên, nhưng do đang yếu thế nên Đại vẫn nhỏ nhẹ: “Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì”.
Nguyễn Ngọc Loan
Sau buổi tiệc đó không lâu, đại úy Trần Kim Chi đã bị một chiếc xe chở gỗ bất ngờ đụng ngang qua chiếc xe hơi CV2 của ông ta khi viên đại úy này đang đi công vụ trên xa lộ, làm ông ta chết tại chỗ, chiếc xe gây tai nạn bỏ chạy mất. Cả giới du đảng Sài Gòn và lực lượng cảnh sát ngụy đều cho rằng chính Đại Cathay đã sát hại đại úy Trần Kim Chi.
Bỏ mạng nơi hải đảo
Cái chết của Trần Kim Chi cũng là dấu chấm hết của cuộc đời du đãng của Đại Cathay. Tháng 8/1966, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã ra lệnh bắt tống giam Đại Cathay với tội danh “Du đãng đặc biệt” cùng với nhiều trùm du đảng khác ở khắp Sài Gòn.
Hôm tướng Loan gửi giấy triệu tập Đại do đại úy Chi mang tới, tên trùm du đảng vẫn nghênh ngang, hỏi người đem giấy triệu tập: “Ông Loan mời tôi hay bắt tôi? Nếu bắt thì đưa còng số 8 vào đây, còn nếu mời thì 30 phút nữa tôi sẽ có mặt tại Tổng nha cảnh sát”.
Đại úy Chi chạy về Tổng nha báo lại cho Loan biết và đúng 30 phút sau thì thấy xe của Đại chạy đến. Đại vẫn nghĩ rằng như bao lần khác, tướng Loan mời hắn đến để thuyết phục, hoặc cùng lắm là tạm giam vài hôm cho có lệ rồi thả ra. Thế nhưng, tên trùm du đảng đã không thể lường trước tình huống xấu nhất, đó là chuyến đi cuối cùng của hắn.
Ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Trước khi bước chân lên máy bay, Đại còn quay lại đấm một cảnh sát dập sống mũi chỉ vì hắn nghe loáng thoáng người này nói một câu gì đó không hay về hắn.
Cùng bị lưu đày hải đảo với Đại Cathay có một số giang hồ cộm cán như Bảy Si (anh vợ Năm Cam sau này), Lâm Chín Ngón, Hải Súng... Biết chuyến lưu đày ngoài đảo “lành ít dữ nhiều”, vợ của Đại treo giải 1 triệu đồng sau đó nâng lên 1,5 triệu nếu ai đưa được Đại về lại Sài Gòn. Trên đảo Phú Quốc, Đại và nhóm trùm du đảng bị nhốt trong cái gọi là “Trung tâm hướng nghiệp” do chính Nguyễn Ngọc Loan đề nghị thành lập nhằm “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn luật pháp”.
Trại là những dãy nhà dã chiến lợp tôn thấp lè tè nằm trong rào kẽm gai bịt bùng đặt cạnh sân bay Phú Quốc ngay tại thị trấn Dương Đông.
Gọi là “hướng nghiệp” cho oai, kỳ thực đám tù suốt ngày chỉ ngồi ngáp vặt, đánh mạt chược mà không hẹn ngày về chứ chẳng có việc gì để làm. Một hôm, đang đánh mạt chược, Đại Cathay bảo: “Gọi “hướng nghiệp” nghe chán thấy mẹ, tụi mình đặt lại tên cho nó đi!”. Cả bọn đồng ý. Bác sĩ Nghiệp, một tên du đãng có học đề xuất: “Bốc đại một con mạt chược, trúng con gì, đặt tên đó”. Đại Cathay quơ được con Cửu Sừng, vậy là “Trung tâm hướng nghiệp Phú Quốc” nghiễm nhiên trở thành “Trại Cửu Sừng” và chết tên từ đó.
Trại “Cửu Sừng" chẳng những không “hướng nghiệp” được đám du đảng, mà trái lại nơi đây đã làm cho chúng kết tình “huynh đệ” sâu nặng hơn, để sau này khi được thả về đất liền, chúng tiếp tục trở thành những băng nhóm du đảng còn dữ dội hơn trước lúc ra đảo. Toàn bộ đám du đãng bị bắt đưa ra đảo như Hải Súng, Hòa áo thun, Lâm Chín ngón, Bảy Si, Hỏi Phoòng Kin, Thanh tưa, Quẩy Thầu Hao... sau này đều là những tên du đảng cộm cán nhất của Sài Gòn – Chợ Lớn.
“Trại Cửu Sừng” như một con dấu để xác nhận “đẳng cấp giang hồ” của những tên du đảng, tên nào từng ngồi ở “Trại Cửu Sừng” sau này nghiễm nhiên trở thành đàn anh, được những tên du đảng trong đất liền nể phục, tôn làm đại ca. Duy chỉ có Đại Cathay là ngoại lệ.
Người vợ cuối cùng, cũng là cuộc tình sâu nặng nhất của Đại Cathay tên là Nhân, con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đối diện với vũ trường Olympic. Chính trong những ngày tới “đập phá” vũ trường Olympic, Đại đã lọt vào mắt xanh của cô Nhân bởi tính khi ngang tàng mà nghĩa hiệp của Đại. Khi Đại và cả đám đàn em bị tống ra đảo Phú Quốc, Nhân ở lại Sài Gòn biết chắc rằng loại tù không án như chồng mình khó có ngày trở về Cô Nhân cùng anh trai treo số tiền 1,5 triệu đồng, là số tiền cực lớn lúc đó, cho ai có cách cứu Đại Cathay đem về đất liền. Món hời này đã được đại tá Long - một sĩ quan thuộc lực lượng Hải quân chỉ huy tàu tuần lưu - nhận giúp đỡ.
Đó là vào đầu tháng 1/1967, Nhân có mặt trong đoàn thân nhân ra thăm nuôi đám du đãng bị nhốt ở Trại Cửu Sừng. Gặp Đại Cathay, cô báo cho chồng biết đã lo xong việc tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục. Theo kế hoạch, đám lính gác sẽ làm ngơ cho Đại Cathay và một số đàn em trốn ra khỏi trại. Một xuồng máy chờ sẵn dưới bãi biển để đưa đám tù ra khơi, rồi có tàu hải quân do Nhân thuê sẵn rước Đại về đất liền.
Theo đúng kế hoạch, Đại Cathay và khoảng một chục đàn em trong đó có Xì Kíp, Lắm Mổ bụng, Hùng Mỏ chuột, Hải Súng và Lâm Chín ngón cùng vượt ngục.
Nhưng đến phút cuối, Đại Cathay theo lời Hải Súng tham mưu, quyết định để Lâm Chín ngón ở lại, vì tính Lâm lóc chóc, dễ làm bể chuyện.
Để cho an toàn, trước giờ khởi sự, Đại Cathay gọi Lâm Chín ngón đến và bảo: “Mày phải bỏ xì ke đi, hại lắm. Tao chích cho mày một lần cuối cùng, sau đó là phải chừa hẳn, nếu không đừng trách”.
Đại đã tự tay chích cho Lâm một mũi gấp đôi đô bình thường do chính tay Hải Súng pha chế, có độn thêm một ít tân dược để tăng nồng độ nhằm làm cho Lâm phê thuốc ngủ say, bảo đảm an toàn cho chuyến đi của cả bọn. Đúng 12 giờ đêm ngày 7/1/1967, Đại Cathay dẫn cả bọn đàn em đào thoát ra ngoài. Theo sự phân công của Đại Cathay, đám tù trốn trại chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm năm tên đi trước để nghi binh.
Tốp thứ hai, có Đại Cathay và Hải Súng chạy theo hướng bờ biển. Thế nhưng, khi cả hai tốp vừa vọt ra khỏi vòng rào thì phía trại báo động inh ỏi. Tốp thứ nhất, gồm Xì kíp, Hùng Mỏ chuột,.. bị bắt lại ngay.
Đại Cathay và Hải Súng vội đổi kế hoạch, chạy vào khu núi Tượng, nơi có Quân giải phóng hoạt động. Cùng lúc, có tiếng của nhiều chiếc máy bay trực thăng trên đầu, cùng ánh sáng của hỏa châu sáng vằng vặc. Nhiều loạt đạn từ máy bay bắn xuống, người ta còn nghe nhiều tiếng la hét vọng ra từ rừng sâu.
Kể từ đó không ai còn gặp đại Cathay nữa, có lẽ hắn đã bỏ mạng vì những loạt đạn lúc nửa đêm trên núi Tượng, rồi rơi xuống vực sâu nào đó mất xác. Lúc đó, dư luận ở Sài Gòn đặt ra nhiều khả năng về sự biến mất của Đại Cathay, như hắn đã trốn thoát rồi vượt biển qua Campuchia, đi luôn ra nước ngoài lánh nạn. Cũng có tin đồn là Đại Cathay đã lần về được Sài Gòn và sống ẩn dật với vợ là cô Nhân.
Lại có đầu óc tưởng tượng phong phú hơn khi đặt ra giả thuyết Đại Cathay bị các chiến sĩ giải phóng trên núi Tượng cứu chữa vết thương, rồi cảm hóa trở thành chiến sĩ giải phóng. Sau ngày giải phóng, hồ sơ về cái chết của Đại Cathay đã làm sáng tỏ: Biết không trị nổi Đại Cathay, lại nhiều lần bị tên du đảng làm bẽ mặt, nhất là sau khi cái chết của đại úy Trần Kim Chi mà ai cũng cho là do Đại Cathay tạo ra, chuẩn tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan rất hận, tìm cách loại trừ vĩnh viễn Đại Cathay.
Sau khi bắt đưa Đại ra Phú Quốc, tướng Loan vẫn chưa có cách gì để tiêu diệt Đại mà không làm náo động Sài Gòn. Qua nguồn tin của đám lính thân cận, tướng Sáu Leo biết cô Nhân – vợ Đại – đang tìm cách lo lót tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục. Nguyễn Ngọc Loan đã chỉ đạo cứ để cho Đại Cathay thực hiện kế hoạch. Đến giờ chót, theo lệnh Loan, toàn bộ toán lính gác của trại hướng nghiệp bất ngờ bị đổi. Toán lính gác mới ráo riết truy kích đám du đảng đàn em, còn Đại và Hải, chúng cố ý để cho đào thoát vào núi Tượng.
Sau đó, Loan cho một tiểu đội biệt kích do thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy kích Đại và Hải, bắn hạ chúng. Diệt xong, toán biệt kích dù phải đắp mộ chôn không để lại dấu vết.
Chính thiếu úy Trần Tử Thanh sau này đã từng huênh hoang khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài Gòn trước 1975 rằng chính tay y đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.
Khá nhiều người cũng biết rõ ngọn nguồn sự việc, song trước khi ngụy quyền sụp đổ, không một tờ báo nào dám viết về âm mưu hại địch thủ của tướng Nguyễn Ngọc Loan. Vì vậy, lời đồn đại, đoán non đoán già vẫn cứ loang ra mãi, đắp thêm chất huyền thoại vào cuộc đời và cái chết của Đại Cathay.
Hoàng Dũng
Lâm Chín ngón
Lãng khách Chà Và Hương (P5): Ngày tàn của Đại Cathay và cuộc giải cứu ông trùm bất thành
Lãng khách Chà Và Hương (P.6): Cay cú vì bị Đại Cathay làm nhục, Nguyễn Cao Kỳ hạ lệnh diệt ông trùm
Lãng khách Chà Và Hương (P.7): Giải mã mối quan hệ Tứ đại thiên vương Sài Gòn (Đại - Tỳ- Cái - Thế)
Thế giới du đãng Sài Gòn xưa là lãnh địa của “Tứ đại thiên vương” gồm
Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Cái và Ba Thế. Đến nay, cả 4 ông trùm vang
bóng đều đã thành người thiên cổ, nhưng những giai thoại về một thời
“chọc trời khuấy nước” của 4 nhân vật này vẫn khiến dư luận râm ran,
truyền tụng.
Còn nữa
Trùm giang hồ Đại Cathay chết vì... đùa với lửa
Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Khi đã thâu tóm được hầu hết các băng du đảng có tiếng tăm ở Sài Gòn, Chợ Lớn, danh tiếng và tiền bạc đều lên như diều gặp gió, Đại Cathay cứ ngỡ mình là nhất thiên hạ, xem thường mọi thứ trên đời. Đến cả tướng Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Ngọc Loan mà Đại Cathay cũng chẳng xem ra gì.
Thậm chí, Đại Cathay còn bị gán cho là đã gây ra vụ tai nạn giao thông làm chết người sĩ quan thân cận của Nguyễn Ngọc Loan vì hiềm khích cá nhân. Việc gì đến rồi cũng đến, Đại Cathay đã phải chết vì dám vuốt râu hùm, dám đùa với lửa!giang hồ Đại Cathay chết vì... đùa với lửa" src="https://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/huebt/2012/thang3/tuan8/nhanvat/dai/nguoiduatin-960886375-images628602dai11top.jpg">
Đại Cathay
Cái chết của đại úy thân cận Nguyễn Ngọc Loan
Đại Cathay ngày càng ngạo mạn, lộng hành. Không chi ngổ ngáo với tướng Sáu Lèo trong công việc, Đại Cathay còn công khai qua mặt và thách thức viên tướng này trong cả khoản ăn chơi, chẳng thèm lưu tâm gì đến sức nặng của cái lon chuẩn tướng và trọng trách trong ngành cảnh sát mà Nguyễn Ngọc Loan đang nắm giữ.
Vũ trường Olympic là chốn mà băng Đại Cathay thường xuyên lui tới, cũng là nơi chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan giải sầu hàng đêm. Trong khi viên tướng có máu giang hồ và đám lính tới vũ trường một cách xô bồ, bụi bặm, thì Đại Cathay thường lướt trên một chiếc Chevrolet có gắn điều hòa không khí, choáng lộn.
So với đám vệ sĩ với lương lính còm cõi, Đại Cathay và các đồ đệ tỏ ra hơn hẳn, rút tiền chẳng bao giờ đếm, được các em cave ở đây săn đón nồng nhiệt hơn nhiều. Đám vệ sĩ của tướng Sáu Lèo tức lắm, nhưng chưa có dịp gây hấn.
Một buổi tối, sau một ngày “thu thuế” vượt chỉ tiêu, Đại Cathay và khoảng chục đàn em, trong đó có Lâm Chín ngón và Lành Cầu Muối kéo đến vũ trường Olympic để “đập phá”. Như lệ thường, đám cave ùa tới vây lấy các “đại ca”. Trong lúc cả đám du đảng đang vui vẻ với các cave, bất ngờ cánh cửa vũ trường mở toang. Đám lính của Sáu Lèo trong những bộ đồ rằn ri xộc vào, kéo ghế ngồi, nhưng không thấy cô cave nào đến phục vụ, trong khi ở bàn bên băng nhóm du đảng giỡn hớt với các cave.
Một cận vệ của tướng Nguyễn Ngọc Loan là thiếu úy Hải rời khỏi bàn, đến đứng đối diện với Đại Cathay, hất hàm nói: “Vui vẻ quá hả? Sang bớt mấy em chứ, để bên này ngồi không, coi sao đặng?”. Vẫn không buông vai cô cave, một cận thần của Đại là Hải Súng hất mặt nói: “Đâu có được, đến trước có phần trước, trâu chậm phải uống nước đục, trách gì?”. Tay thiếu úy đưa tay vào bụng cố ý làm lộ khẩu súng và nói: “Đừng chơi quê tụi này chớ!”.
“Thì đã sao. Thịt người tanh không ăn được, đừng dọa nhau, tụi này không thích!”. Bị khiêu khích, tên thiếu úy Hải xấn tới chụp lấy tay cô cave kéo về phía mình, tuyên bố: “Không thích cũng bắt!”.
Hải Súng chụp chai Black and White trên bàn ném mạnh vào mặt đối thủ. Thiếu úy Hải buông cô cave, tránh đòn và móc súng. Đại Cathay hét lên: “Tụi nó chơi súng, rút, tụi bây”.
Băng của Đại chưa kịp chạy thì các loạt súng đã nổ, một viên đạn trúng vào đầu gối Đại làm y gục xuống. Hải Súng xốc Đại lên bỏ chạy khỏi vũ trường, trong lúc Lâm Chín ngón có giắt súng theo đã đọ súng cầm chân đám lính, hai bên bắn loạn xạ, nhưng vì đèn trong vũ trường vút tắt, nên không gây thương vong gì thêm.
Bị thương, Đại Cathay khó khăn lắm mới được Hải Súng dìu được xuống lầu và kéo thẳng ra đường, rồi được chiếc Mustang chở khỏi hiện trường. Tuy nhiên, sau đó nhiều đàn em của Đại Cathay cũng bị cảnh sát truy bắt, tống giam vào bót. Thoát chết trước họng súng của cảnh sát, nhiều “chiến hữu” lại bị cảnh sát bắt giam, Đại Cathay như biết điều hơn. Một buổi tối, hắn bao nguyên nhà hàng Paramouth mời đại úy Trần Kim Chi đến dự tiệc.
Đại Cathay mở lời: “Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh…”. Viên đội trưởng “Biệt đội hình cảnh” cũng thuộc loại ngang tàng không kém gì Đại Cathay, đã từ chối thẳng thừng: “Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu!”.
Bình thường thì có lẽ máu côn đồ của Đại Cathay sẽ nổi lên, nhưng do đang yếu thế nên Đại vẫn nhỏ nhẹ: “Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì”.
Nguyễn Ngọc Loan
Sau buổi tiệc đó không lâu, đại úy Trần Kim Chi đã bị một chiếc xe chở gỗ bất ngờ đụng ngang qua chiếc xe hơi CV2 của ông ta khi viên đại úy này đang đi công vụ trên xa lộ, làm ông ta chết tại chỗ, chiếc xe gây tai nạn bỏ chạy mất. Cả giới du đảng Sài Gòn và lực lượng cảnh sát ngụy đều cho rằng chính Đại Cathay đã sát hại đại úy Trần Kim Chi.
Bỏ mạng nơi hải đảo
Cái chết của Trần Kim Chi cũng là dấu chấm hết của cuộc đời du đãng của Đại Cathay. Tháng 8/1966, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã ra lệnh bắt tống giam Đại Cathay với tội danh “Du đãng đặc biệt” cùng với nhiều trùm du đảng khác ở khắp Sài Gòn.
Hôm tướng Loan gửi giấy triệu tập Đại do đại úy Chi mang tới, tên trùm du đảng vẫn nghênh ngang, hỏi người đem giấy triệu tập: “Ông Loan mời tôi hay bắt tôi? Nếu bắt thì đưa còng số 8 vào đây, còn nếu mời thì 30 phút nữa tôi sẽ có mặt tại Tổng nha cảnh sát”.
Đại úy Chi chạy về Tổng nha báo lại cho Loan biết và đúng 30 phút sau thì thấy xe của Đại chạy đến. Đại vẫn nghĩ rằng như bao lần khác, tướng Loan mời hắn đến để thuyết phục, hoặc cùng lắm là tạm giam vài hôm cho có lệ rồi thả ra. Thế nhưng, tên trùm du đảng đã không thể lường trước tình huống xấu nhất, đó là chuyến đi cuối cùng của hắn.
Ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Trước khi bước chân lên máy bay, Đại còn quay lại đấm một cảnh sát dập sống mũi chỉ vì hắn nghe loáng thoáng người này nói một câu gì đó không hay về hắn.
Cùng bị lưu đày hải đảo với Đại Cathay có một số giang hồ cộm cán như Bảy Si (anh vợ Năm Cam sau này), Lâm Chín Ngón, Hải Súng... Biết chuyến lưu đày ngoài đảo “lành ít dữ nhiều”, vợ của Đại treo giải 1 triệu đồng sau đó nâng lên 1,5 triệu nếu ai đưa được Đại về lại Sài Gòn. Trên đảo Phú Quốc, Đại và nhóm trùm du đảng bị nhốt trong cái gọi là “Trung tâm hướng nghiệp” do chính Nguyễn Ngọc Loan đề nghị thành lập nhằm “bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn luật pháp”.
Trại là những dãy nhà dã chiến lợp tôn thấp lè tè nằm trong rào kẽm gai bịt bùng đặt cạnh sân bay Phú Quốc ngay tại thị trấn Dương Đông.
Gọi là “hướng nghiệp” cho oai, kỳ thực đám tù suốt ngày chỉ ngồi ngáp vặt, đánh mạt chược mà không hẹn ngày về chứ chẳng có việc gì để làm. Một hôm, đang đánh mạt chược, Đại Cathay bảo: “Gọi “hướng nghiệp” nghe chán thấy mẹ, tụi mình đặt lại tên cho nó đi!”. Cả bọn đồng ý. Bác sĩ Nghiệp, một tên du đãng có học đề xuất: “Bốc đại một con mạt chược, trúng con gì, đặt tên đó”. Đại Cathay quơ được con Cửu Sừng, vậy là “Trung tâm hướng nghiệp Phú Quốc” nghiễm nhiên trở thành “Trại Cửu Sừng” và chết tên từ đó.
Trại “Cửu Sừng" chẳng những không “hướng nghiệp” được đám du đảng, mà trái lại nơi đây đã làm cho chúng kết tình “huynh đệ” sâu nặng hơn, để sau này khi được thả về đất liền, chúng tiếp tục trở thành những băng nhóm du đảng còn dữ dội hơn trước lúc ra đảo. Toàn bộ đám du đãng bị bắt đưa ra đảo như Hải Súng, Hòa áo thun, Lâm Chín ngón, Bảy Si, Hỏi Phoòng Kin, Thanh tưa, Quẩy Thầu Hao... sau này đều là những tên du đảng cộm cán nhất của Sài Gòn – Chợ Lớn.
“Trại Cửu Sừng” như một con dấu để xác nhận “đẳng cấp giang hồ” của những tên du đảng, tên nào từng ngồi ở “Trại Cửu Sừng” sau này nghiễm nhiên trở thành đàn anh, được những tên du đảng trong đất liền nể phục, tôn làm đại ca. Duy chỉ có Đại Cathay là ngoại lệ.
Người vợ cuối cùng, cũng là cuộc tình sâu nặng nhất của Đại Cathay tên là Nhân, con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đối diện với vũ trường Olympic. Chính trong những ngày tới “đập phá” vũ trường Olympic, Đại đã lọt vào mắt xanh của cô Nhân bởi tính khi ngang tàng mà nghĩa hiệp của Đại. Khi Đại và cả đám đàn em bị tống ra đảo Phú Quốc, Nhân ở lại Sài Gòn biết chắc rằng loại tù không án như chồng mình khó có ngày trở về Cô Nhân cùng anh trai treo số tiền 1,5 triệu đồng, là số tiền cực lớn lúc đó, cho ai có cách cứu Đại Cathay đem về đất liền. Món hời này đã được đại tá Long - một sĩ quan thuộc lực lượng Hải quân chỉ huy tàu tuần lưu - nhận giúp đỡ.
Đó là vào đầu tháng 1/1967, Nhân có mặt trong đoàn thân nhân ra thăm nuôi đám du đãng bị nhốt ở Trại Cửu Sừng. Gặp Đại Cathay, cô báo cho chồng biết đã lo xong việc tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục. Theo kế hoạch, đám lính gác sẽ làm ngơ cho Đại Cathay và một số đàn em trốn ra khỏi trại. Một xuồng máy chờ sẵn dưới bãi biển để đưa đám tù ra khơi, rồi có tàu hải quân do Nhân thuê sẵn rước Đại về đất liền.
Theo đúng kế hoạch, Đại Cathay và khoảng một chục đàn em trong đó có Xì Kíp, Lắm Mổ bụng, Hùng Mỏ chuột, Hải Súng và Lâm Chín ngón cùng vượt ngục.
Nhưng đến phút cuối, Đại Cathay theo lời Hải Súng tham mưu, quyết định để Lâm Chín ngón ở lại, vì tính Lâm lóc chóc, dễ làm bể chuyện.
Để cho an toàn, trước giờ khởi sự, Đại Cathay gọi Lâm Chín ngón đến và bảo: “Mày phải bỏ xì ke đi, hại lắm. Tao chích cho mày một lần cuối cùng, sau đó là phải chừa hẳn, nếu không đừng trách”.
Đại đã tự tay chích cho Lâm một mũi gấp đôi đô bình thường do chính tay Hải Súng pha chế, có độn thêm một ít tân dược để tăng nồng độ nhằm làm cho Lâm phê thuốc ngủ say, bảo đảm an toàn cho chuyến đi của cả bọn. Đúng 12 giờ đêm ngày 7/1/1967, Đại Cathay dẫn cả bọn đàn em đào thoát ra ngoài. Theo sự phân công của Đại Cathay, đám tù trốn trại chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm năm tên đi trước để nghi binh.
Tốp thứ hai, có Đại Cathay và Hải Súng chạy theo hướng bờ biển. Thế nhưng, khi cả hai tốp vừa vọt ra khỏi vòng rào thì phía trại báo động inh ỏi. Tốp thứ nhất, gồm Xì kíp, Hùng Mỏ chuột,.. bị bắt lại ngay.
Đại Cathay và Hải Súng vội đổi kế hoạch, chạy vào khu núi Tượng, nơi có Quân giải phóng hoạt động. Cùng lúc, có tiếng của nhiều chiếc máy bay trực thăng trên đầu, cùng ánh sáng của hỏa châu sáng vằng vặc. Nhiều loạt đạn từ máy bay bắn xuống, người ta còn nghe nhiều tiếng la hét vọng ra từ rừng sâu.
Kể từ đó không ai còn gặp đại Cathay nữa, có lẽ hắn đã bỏ mạng vì những loạt đạn lúc nửa đêm trên núi Tượng, rồi rơi xuống vực sâu nào đó mất xác. Lúc đó, dư luận ở Sài Gòn đặt ra nhiều khả năng về sự biến mất của Đại Cathay, như hắn đã trốn thoát rồi vượt biển qua Campuchia, đi luôn ra nước ngoài lánh nạn. Cũng có tin đồn là Đại Cathay đã lần về được Sài Gòn và sống ẩn dật với vợ là cô Nhân.
Lại có đầu óc tưởng tượng phong phú hơn khi đặt ra giả thuyết Đại Cathay bị các chiến sĩ giải phóng trên núi Tượng cứu chữa vết thương, rồi cảm hóa trở thành chiến sĩ giải phóng. Sau ngày giải phóng, hồ sơ về cái chết của Đại Cathay đã làm sáng tỏ: Biết không trị nổi Đại Cathay, lại nhiều lần bị tên du đảng làm bẽ mặt, nhất là sau khi cái chết của đại úy Trần Kim Chi mà ai cũng cho là do Đại Cathay tạo ra, chuẩn tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan rất hận, tìm cách loại trừ vĩnh viễn Đại Cathay.
Sau khi bắt đưa Đại ra Phú Quốc, tướng Loan vẫn chưa có cách gì để tiêu diệt Đại mà không làm náo động Sài Gòn. Qua nguồn tin của đám lính thân cận, tướng Sáu Leo biết cô Nhân – vợ Đại – đang tìm cách lo lót tổ chức cho Đại Cathay vượt ngục. Nguyễn Ngọc Loan đã chỉ đạo cứ để cho Đại Cathay thực hiện kế hoạch. Đến giờ chót, theo lệnh Loan, toàn bộ toán lính gác của trại hướng nghiệp bất ngờ bị đổi. Toán lính gác mới ráo riết truy kích đám du đảng đàn em, còn Đại và Hải, chúng cố ý để cho đào thoát vào núi Tượng.
Sau đó, Loan cho một tiểu đội biệt kích do thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy kích Đại và Hải, bắn hạ chúng. Diệt xong, toán biệt kích dù phải đắp mộ chôn không để lại dấu vết.
Chính thiếu úy Trần Tử Thanh sau này đã từng huênh hoang khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài Gòn trước 1975 rằng chính tay y đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.
Khá nhiều người cũng biết rõ ngọn nguồn sự việc, song trước khi ngụy quyền sụp đổ, không một tờ báo nào dám viết về âm mưu hại địch thủ của tướng Nguyễn Ngọc Loan. Vì vậy, lời đồn đại, đoán non đoán già vẫn cứ loang ra mãi, đắp thêm chất huyền thoại vào cuộc đời và cái chết của Đại Cathay.
Hoàng Dũng
Lãng khách Chà Và Hương (P.8): Ghen tuông như Minh Cầu Muối I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
Ngoài Đại Cathay, ông Chà Và Hương còn tình như thủ túc với Minh “Cầu
Muối”. Trùm du đãng này cưới em gái nuôi của Chà Và Hương. Ngoài em gái
của ông Hương, còn có 1 người phụ nữ khác đi qua cuộc đời của ông trùm.
Thế nhưng, tất cả lần lượt đều phải bỏ đi trong oán hận, vì không ai có
thể chịu đựng được máu ghen tuông kiểu côn đồ của ông trùm.
Giang hồ chợ Cầu Muối: Người khiến Đại Kathay cũng phải vài phần kiêng nể
(PL+) - Đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.
Tuyên án trùm giang hồ "Tí điên" khét tiếng Bến xe miền Đông
Giang Hồng Ngọc bán nhà lấy tiền làm album ở Mỹ
Từ thời Pháp
thuộc đến một số năm sau ngày thống nhất đất nước, Sài Gòn có những
vùng đất được người lương thiện gọi là “đất dữ”, với lãnh địa của giang
hồ lưu manh. Luôn có một câu chuyện hoặc một huyền thoại giang hồ nào đó
gắn với lịch sử một địa danh dữ dằn. Nhưng đứng đầu bảng và trở thành
một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu
Muối”.
Có thể khẳng
định, bộ phim tình báo 8 tập “Ván bài lật ngửa” (kịch bản: Nguyễn Trương
Thiên Lý, đạo diễn: Khôi Nguyên) là một trong những tác phẩm kinh điển
của điện ảnh Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.
Minh Bảy Cầu Muối rất khác với nhân vật phong độ, điển trai Minh Cầu Muối trên phim ảnh. Trong “Ván bài lật ngửa” có nhân vật Bảy Cầu Muối, một tay giang hồ mã thượng “trọng nghĩa khinh tài” không có xuất phát gì từ nhân vật có thật Minh Cầu Muối vì giang hồ Cầu Muối trước 1975 không hề có ai tên Bảy Cầu Muối. |
Huyết chiến tranh giành
Nhà
Nguyễn từng đặt ở vùng Cầu Kho bây giờ một loạt kho đụn để thu thuế và
tích trữ lương thảo. Quanh nơi kho lẫm là những khu dân cư tứ xứ sống đa
phần trên ghe thuyền. Qua thời Pháp, hai lực lượng chính ở chợ Cầu Muối
dù là làm chủ hay làm thuê cũng đều phải ăn, uống, ngủ nghỉ… thế là dân
buôn bán đồ ăn, thức uống ở chợ Cầu Muối đã hình thành từ cư dân tại
chỗ và cư dân từ nơi khác đến mưu sinh.
Các
tiệm của người Hoa hình thành chung quanh chợ Cầu Muối, vừa bán đồ ăn
quen thuộc như: mì, hủ tiếu, hoành thánh, xíu mại…, vừa bán các loại
nước giải khát như: cà phê, nước xá xị, đá chanh, trà đá…
Cạnh
đó, còn có những quán cơm mọc lên, cộng với những người gánh hàng, đội
hàng đi khắp chợ Cầu Muối để đáp ứng kịp thời nhu cầu sống còn - nhu cầu
ăn uống của mọi người, nhất là bà con lao động. Những chủ vựa, chủ sạp ở
chợ Cầu Muối tranh giành mối lái với nhau.
Những
bạn hàng (tức khách hàng) cũng tranh giành hàng hóa mua ở chợ Cầu Muối
với nhau. Những phu khuân vác, phu xe đẩy hành nghề ở chợ Cầu Muối cũng
tranh giành với nhau khách hàng (bao gồm cả người bán hay người mua)…
Một
số cuộc tranh giành ở khu vực chợ Cầu Muối được hai, ba bên giải quyết
ôn hòa. Nhưng cũng có không ít cuộc kết thúc bằng dao phay, gậy gộc, đâm
chém… Từ thực tế những cuộc tranh giành mang tính huyết chiến ở chợ Cầu
Muối đã hình thành thêm một lớp cư dân mới tại đây.
Đó
là những người hầu như chỉ sống chủ yếu nhờ vào việc đấm đá: du côn, du
đãng Cầu Muối (hiện nay người ta gọi là giang hồ). Các bài trước đã kể
về đại ca Tư Mắt tức Nguyễn Văn Trước, nhất hô bá ứng một thời khắp cõi
Nam kỳ dùng Cầu Muối là sào huyệt để nương náu. Nhưng rồi, những biến cố
lịch sử, sự xoay vần của thời cuộc, Tư Mắt sau cuộc khởi nghĩa cứu Phan
Xích Long cũng đã lui vào quy ẩn rồi tên tuổi cũng từ đó mà dần đi vào
quá khứ.
Dân xứ lạ vẫn “xưng hùng, xưng bá”
Tuy
nhiên, nếu như thời mà giang hồ bùng nổ nhất phải nói đến giai đoạn chế
độ Diệm-Thiệu. Với quy mô rất lớn của chợ cá Cầu Ông Lãnh, giang hồ tụ
tập về Cầu Muối ngày càng nhiều, nhưng vẫn theo kiểu hỗn quân. Có khi là
cư dân tại chỗ, qua quá trình đụng chạm trong cuộc sống, nhu cầu sinh
tồn đã tạo cho họ trở thành dân du côn cũng có người từ nơi khác tới.
Đại
Cathay, người đứng đầu trong “Tứ đại thiên vương” (Đại, Huỳnh Tỳ, Woòng
Cái, Ba Thế) chọn nơi đây để mở một sòng bạc lớn. Đúng là Đại Cathay đã
thống lĩnh giới du đãng Sài Gòn trước năm 1975, tuy nhiên, nếu để nói
trùm giang hồ này mà chi phối được cả khu vực chợ Cầu Muối thì là chưa
chính xác.
Chợ Cầu Muối có những đặc
điểm khác hoàn toàn, những cái tên cộm cán ở đây dù thế lực chẳng thể
nào bằng được Đại Cathay nhưng cũng không phải đến mức sợ hãi tên trùm
du đãng này, nếu có gặp nhau, có quan hệ làm ăn cũng chỉ ở kiểu “hai bên
cùng có lợi”.
Một trong những tay
anh, chị từ nơi khác tới chợ Cầu Muối điển hình là Nguyễn Văn Minh vốn
người ở Bà Điểm, thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc
Môn, TP.HCM).
Với bản tính gan dạ,
cộng với thành tích từng chiến thắng nhiều lần môn quyền anh (boxing)
trên võ đài, Minh đã nhanh chóng thu phục tất cả các tay anh chị khác
đang “hành nghề” ở khu vực chợ Cầu Muối về dưới tay mình.
Thậm
chí Đại Ca thay, Chà Và Hương (thân thiết với Đại Cathay) và Minh Cầu
Muối còn trở thành nhóm du đãng tin tưởng nhau. Với thực lực hùng hậu,
Minh đưa ra chế độ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của tất cả chủ vựa,
chủ sạp ở chợ Cầu Muối diễn ra tốt đẹp.
Dĩ
nhiên bù lại, các chủ vựa, chủ sạp phải trả tiền hàng tháng cho hoạt
động bảo hiểm này, mà họ gọi là “bảo kê”. Minh còn đi xa hơn, bảo kê
luôn những phu khuân vác, phu xe đẩy hàng đang hành nghề tại chợ Cầu
Muối.
Tuy hàng tháng đành mất một
khoản tiền cho hoạt động bảo kê, nhưng nhiều chủ sạp, chủ vựa cũng như
nhiều phu khuân vác, phu xe đẩy chấp nhận để công việc làm ăn yên ổn,
đẹp, an toàn. Tên gọi “Minh Cầu Muối” cũng xuất hiện từ đó.
Theo
Hồ Tường, Minh Cầu Muối là một thanh niên có vóc người cao khoảng 1,60
mét, nước da đen, mắt lé, môi chì, ăn nói rổn rảng… “Trong mắt thằng con
nít của tôi lúc đó, anh Minh là rất yêu văn nghệ, cứ rảnh là đọc mấy
câu thơ nói về đạo nghĩa con người: “Thương người thất thế, lỡ đường;
Thương người trung chánh, ghét phường tà gian”.
Cũng
theo Hồ Tường, nhiều việc làm của Minh Cầu Muối ít nhiều đã chịu ảnh
hưởng của Cậu Hai Miên. Chẳng hạn hành động “ghét phường tà gian” của
Minh có thể kể là việc Minh đã trực tiếp giáp mặt với Bảy Vịt Xiêm và
đánh ngã nhân vật này ngay bằng thế câu đầu giật gối, bởi vì Bảy Vịt
Xiêm ỷ mình vạm vỡ nhờ tập tạ, hay bắt nạt những kẻ ốm yếu…
Còn
hành động “thương người thất thế, lỡ đường” của Minh Cầu Muối thì rất
nhiều. Tuy thu tiền bảo kê từ chủ sạp, chủ vựa cho đến phu khuân vác,
phu xe đẩy, nhưng Minh Cầu Muối cũng sẵn lòng “xóa thuế” (bảo kê) cho ai
thật sự túng quẫn, khó khăn.
Minh Cầu
Muối cũng “thương người trung chánh” thể hiện rõ nhất qua việc ứng xử
với võ sư Hồ Văn Lành khi mở “Võ đường Từ Thiện” ngay tại vùng đất dữ
Cầu Muối từ năm 1959:
Thấy võ sư Lành
mở võ đường để hướng thiện cho người học võ, có nhiều học trò - võ sĩ
xuất sắc từng đoạt chức vô địch, từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam để
đấu đối kháng với nhà vô địch của các nước khác, Minh Cầu Muối đã tỏ ra
rất nể phục, gọi ông là “cậu Út” - dù đàn em Minh Cầu Muối có lần quậy
võ đường của võ sư Từ Thiện và bị ông thu phục.
Phần cuối một cuộc đời
Các
chủ sạp, chủ vựa nào ở chợ Cầu Muối cũng biết rằng đồng tiền của mình
đóng bảo kê chủ yếu phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của dân du đãng,
như nhảy đầm (khiêu vũ), nhậu nhẹt… thậm chí là chơi ma túy.
Cho
nên không ít chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối đã kể tội của Minh Cầu
Muối cho cảnh sát chế độ Sài Gòn. Giới giang hồ Sài Gòn đều có lãnh địa
riêng, “rừng nào cọp nấy”, không xâm phạm lẫn nhau. Giang hồ Sài Gòn
cũng có bệ đỡ là ai đó trong lực lượng cảnh sát.
Cho
nên khi có tin báo bị truy tìm, các tay anh chị của giới giang hồ
thường đến nương náu trên một lãnh địa khác cho qua… chiến dịch. Sau
ngày giải phóng 30/4/1975, Minh Cầu Muối và hầu hết dân anh chị trong
giới giang hồ Sài Gòn đều bị chính quyền cách mạng tập trung đưa đi cải
tạo.
Đến khi được thả về thì đa số
tuổi đã lớn, sức khỏe suy yếu, bệnh tật liên miên, lần lượt nối nhau qua
đời, không còn khả năng gây ra thêm tệ nạn cho xã hội nữa. Minh Cầu
Muối mất năm 1987..
Lam Linh
Chà Và Hương (P.9): Máy chém Lâm Chín Ngón, giết người nằm cạnh xác tâm sự I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
Lâm chín ngón tên thật là Lê Ngọc Lâm, sinh năm 1945 tại Hà Tây cũ, theo
gia đình di cư vào Sài Gòn lúc mới 9 tuổi.
Năm 1963, Lâm sống lang thang, và theo Đại Cathay thống lĩnh giang hồ
Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngang tàng, giỏi võ, có chút học thức, Lâm trở thành
trợ thủ đắc lực của Đại Cathay
Trong một lần theo Đại Cathay đi đánh nhóm giang hồ khác, Lâm đã liều
chết để mở đường cho đại ca thoát chết. Tuy nhiên Lâm bị đối thủ chém
đứt một ngón tay và từ đó gã có cái tên Lâm chín ngón.
Sau giải phóng, vì mâu thuẫn với Nam Cam vì tranh giành địa bàn ở Vũng
Tàu. Nam Cam đã chỉ đạo Dung Hà tạt axit vào Lâm chín ngón.
Giang hồ khét tiếng suốt nhiều năm nhưng cho đến cuối đời Lâm chín ngón
lại chết một cách thê thảm trong nồi cám heo.
Thời
gian gần đây, báo chí đã không ít lần cảnh báo về cơn sốt tệ nạn vũ
trường, ma túy, đặc biệt là thuốc lắc... Tự gắn cho mình cái “mác” “dân
chơi sành điệu”, một bộ phận thanh thiếu niên đang hằng đêm ngụp lặn
trong những cơn say bất tận của rượu, gái và ma túy, hoàn toàn không đếm
xỉa đến một nguy cơ, rằng họ đang bước những bước đầu tiên trên con
đường dẫn đến tội lỗi và sự tự hủy hoại bản thân. Trước sự lo lắng của
dư luận, công luận và toàn xã hội, nhiều con “thiêu thân” đã nhún vai
bất cần:
- Dân chơi mà! Đã bước chân vào giang hồ là chấp nhận hết, ngày mai ra sao rồi hẵng hay!
Đáng
thương cho những cái đầu sa đọa, con đường của các “dân chơi” làm gì
còn dài đến “ngày mai”, cũng làm gì có cái được gọi một cách mỹ miều là
“giới giang hồ”. Khi ma túy tràn lan và luật pháp tỏ ra bất lực thì
quyền lực chỉ đồng nghĩa với bạo lực và tội ác. Thực chất bức tranh “dân
chơi” ngày nay chỉ là phiên bản của bức tranh Sài Gòn giai đoạn
1968-1975, giai đoạn lắm “dân chơi”, nhiều “giang hồ” nhất, ma túy dễ
mua và tội ác dễ gặp nhất. Có khác chăng thì đó chỉ là một sự thay đổi
nhỏ trong âm nhạc. Ngày nay, dưới ánh đèn màu của các bar rượu, sàn nhảy
- đã trở nên loạn sắc và chói gắt hơn - điệu Pasodobles cuồng nhiệt đã
được thay thế bằng những Hard Rock, Metal Rock chói lỏi, giậm giật hoặc
những Rap điên khùng, rất nghèo chất nhạc nhưng kích động hơn bội phần.
Không
tham vọng trình bày hết, bài viết này chỉ dừng lại ở một vài khuôn mặt
“cộm cán” nhất trong làng “dân chơi” thời kỳ đó. Không nhằm mục đích mô
tả tội ác, người viết chỉ mong vẽ lại một “ngày mai” đầy đen tối và tất
yếu - đoạn cuối con đường của các “dân chơi”. Câu chuyện bắt đầu từ một
dân chơi có số của giới giang hồ Sài Gòn trước 1975 còn may mắn sống sót
đến hôm nay trong cảnh thân tàn ma dại sau hơn 20 năm trả giá trong tù
tội. Anh ta tên là Lê Ngọc Lâm, nổi tiếng trên giang hồ với biệt danh
Lâm Chín ngón.
1
Mọi con đường đều dẫn đến... nhà tù
Lê
Ngọc Lâm sinh năm 1945, tại Hà Tây, trong một gia đình Thiên Chúa giáo
rất ngoan đạo. Năm 1954, dòng thác di cư đã cuốn gia đình Lâm vào Sài
Gòn. Ba năm sau, những biến cố thời cuộc đã khiến gia đình tan nát, rứt
cậu học trò 12 tuổi Lê Ngọc Lâm ra khỏi vòng tay chăm sóc của người
thân, ném cậu vào làng cô nhi Thủ Đức. Những đứa trẻ ở làng cô nhi được
nuôi ăn học khá chu đáo nhưng không được cho tiền tiêu vặt. Để “kiếm
thêm”, Lâm và những đứa trẻ hiếu động khác đã nhào ra lề phố nhập vào
đám quân bụi đời, bán báo... Làng cô nhi dạy cho Lâm biết chữ - gã đã
hoàn tất chương trình tú tài - và lề phố dạy cho Lâm biết... đập lộn để
giành mối, để cạnh tranh. Những trận đụng độ xảy ra như cơm bữa đã biến
Lâm từ một cậu bé sùng đạo, hiền lành thành một kẻ ngang tàng, bất chấp
và rất lì đòn.
Năm
1963, Lâm thi hỏng tú tài I và bị bắt quân dịch. Không chịu nổi cuộc
sống quân trường khắc nghiệt, buồn tẻ và vô vọng, gã trốn về Sài Gòn
sống lang thang, sau đó nhập vào đám tiểu yêu mới ngoi lên ở khu Da Heo
đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, do Đại Cathay cầm đầu. Vốn liều lĩnh và
to khỏe, Lâm Chín ngón nhanh chóng trở thành một trợ thủ đắc lực của Đại
Cathay trong các trận thư hùng nhằm tranh giành lãnh địa.
Đầu
năm 1964, Đại Cathay liều lĩnh kéo quân tập kích vào khu vực rạp Hào
Huê, quận 5 - “giang sơn” của giới Hắc Đạo người Hoa do Tín Mã Nàm làm
thủ lĩnh. Không may cho băng Cathay, quá say máu nên bị giới Hắc Đạo dụ
chạy sâu vào trong các con hẻm, sau đó hạ cửa sắt bít đường rút đầu các
hẻm lại và túa ra phản công. Phe Đại Cathay chỉ có 10 người, không chống
nổi hàng chục tên Hắc Đạo với dao búa hung hãn nên tên nào cũng thương
tích đầy mình. Trong lúc nguy cấp, Lâm Chín ngón đã liều chết xông ra
chém đứt dây xích cột cửa, mở đường máu cho Đại Cathay và cả bọn chạy
tháo thân. Trong lúc tả xung hữu đột, ngón cái tay phải của Lâm đã bị
đối phương chém đứt lìa. Biệt danh Lâm Chín ngón bắt đầu từ đó, do chính
Đại Cathay đặt.
Sau
trận này, Lâm Chín ngón còn cứu Đại Cathay thoát chết một lần nữa.
Khoảng giữa năm 1966, vì tranh giành gái tại nhà hàng Olympic, băng
Cathay đã bị đám vệ sĩ của tướng cảnh sát Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan dùng
súng “dạy cho biết thế nào là lễ độ”. Khi Đại Cathay ăn đạn vỡ đầu gối,
Lâm Chín ngón đã một mình một súng bắn chận hậu cho Ngân Pôcôn và Lành
Cầu Muối dìu Đại Cathay ra khỏi vùng tử địa. Hết đạn, Lâm vứt súng, đu
cửa sổ phóng xuống đường Tạ Thu Thâu chạy trối chết. May cho Lâm, khi
trận đọ súng nổ ra, tài pán của vũ trường là Thủy Tàu đã nhanh trí cắt
cầu dao điện. Bóng tối ụp xuống đã giúp Lâm Chín ngón thoát thân an
toàn.
Cuối
năm đó, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành mở
chiến dịch bài trừ du đãng. Cùng với Đại Cathay và nhiều tên khác trong
băng, Lâm Chín ngón bị bắt. Ngày 28.11.1966, cả bọn bị lùa lên máy bay
C47 đày ra Trung tâm cải huấn tại thị trấn Dương Đông thuộc đảo Phú
Quốc, nơi được giới tội phạm gọi bằng cái tên nôm na là Trại Cửu Sừng
(một quân trong bộ bài mạt chược). Chỉ hơn hai tháng, Đại tổ chức vượt
ngục. Không muốn cho Lâm theo, Đại Cathay đã gọi Lâm Chín ngón tới, bắt
gã thề bỏ ma túy, đồng thời tự tay chích cho Lâm Chín ngón “một lần cuối
cùng”. Đã có chủ ý trước nên Đại Cathay đã chích cho đàn em một liều
gấp đôi đô bình thường khiến Lâm say ngủ như chết và bị bỏ lại trại.
Trong thâm tâm, Đại Cathay thừa biết chuyến vượt ngục lành ít dữ nhiều,
Lâm Chín ngón lại đã hai lần cứu y thoát chết nên Đại cảm kích không
muốn cho Lâm mạo hiểm. Mặt khác, Đại có ý phòng xa, y biết Lâm là tên du
đãng có học nên muốn mở ngõ cho đàn em một con đường sống để còn có cơ
hội trở lại tiếp quản “giang sơn” của mình ở Sài Gòn. Dự đoán của Đại
Cathay khá chính xác. Sau chuyến vượt thoát, Đại Cathay và gần một chục
tên đàn em đã bị Nguyễn Ngọc Loan gửi lính ra đảo truy đuổi và hạ sát.
Còn Lâm Chín ngón, thuộc loại “tù không án”, chỉ phải ngồi tù thêm nửa
năm, sau đó được thả về đất liền.
Đại
Cathay đã mất tích, băng nhóm cũng không còn, Lâm Chín ngón không đủ
sức xưng hùng, xưng bá để thu thuế, lấy xâu như trước nữa. Để có tiền
tiếp tục ăn chơi trác táng, Lâm chuyển sang nghề “ăn bay” (cướp bằng xe
máy) và nhanh chóng trở thành một “quái bay” lì lợm thượng thừa. Sử dụng
xe Honda 67 - loại xe tốt nhất thời bấy giờ - Lâm Chín ngón đã gây ra
hàng chục vụ cướp của những người vừa lĩnh tiền từ ngân hàng ra. Đi đêm
lắm có ngày gặp ma, trong một vụ “ăn bay” cuối năm 1970, Lâm đã bị cảnh
sát ngụy bắt tại trận và bị tống vào trại giam Chí Hòa. Tại đó, Lâm đã
được “hội ngộ” với hầu hết những “tay chơi cộm cán” nhất của Sài Gòn
trong đó có Cương Võ sĩ (em ruột trùm bạch phiến Sơn Đảo), Chương khùng,
Đức Không quân, Tuấn đả, Y Càlết v.v.
* * *
Vào
thời gian đó, bộ máy cảnh sát, nhà tù của chế độ Việt Nam Cộng hòa gần
như bó tay trước nạn lộng hành của đám lưu manh du đãng hung hãn được hỗ
trợ bởi ma túy bán đầy rẫy và rẻ như bèo. Vì thế, khối bêtông hình bát
giác của trại giam Chí Hòa chỉ là nỗi ám ảnh ghê rợn đối với những tên
lưu manh hạng “tép riu” và tứ cố vô thân, không băng không nhóm. Còn với
Lâm Chín ngón và những tên tội phạm sừng sỏ, cảnh sống trong tù và
ngoài đời hầu như chẳng khác gì nhau, ngoài chuyện bước chân bị giới hạn
trong mấy vòng tường trại. Cửa sắt hành lang các dãy nhà giam không bao
giờ khóa, chúng tha hồ đi lại khắp nơi trong trại, tha hồ sục vào các
buồng giam để “thăm hỏi”, bài bạc và đập lộn với nhau tranh giành ngôi
vị. Giám thị, cai tù biết cũng làm ngơ. ở ngoài, đàn em, băng đảng của
đám du đãng còn đầy rẫy. Chúng sẽ không ngần ngại bắt cóc con cái, ném
lựu đạn vào nhà họ để trả thù, nếu trong tù, đám đàn anh bị đối xử nặng
tay. Mặc khác, làm ngơ cho bọn tội phạm còn là cách để các “nhân viên
công lực quốc gia” kiếm thêm tí chút. Tuy là nhà tù nhưng trong trại Chí
Hòa gần như không thiếu thứ gì. Muốn ăn ngon, những tên tù hình sự cứ
việc xin phép “đàn anh” ra căngtin ở cạnh hồ nước là có tất, miễn là có
tiền. Muốn chơi ngông, nhiều tên còn đặt tiền trước cho “nhà hàng”, hôm
sau những sơn hào hải vị như yến xào, hải sâm, vi cá, bào ngư... sẽ được
đưa vào tận nhà tù phục vụ, bảo đảm vẫn còn nóng sốt.
Trong
sân trại Chí Hòa có một chiếc xe tải hư bỏ trống được đám tù che chắn
lại biến nó thành nơi “hành lạc” có đủ nệm trải drap, quạt máy và có đàn
em canh gác. Chỉ việc giúi vào tay cai tù một xấp tiền là họ sẽ quay
mặt đi, sau đó điện thoại cho các “động” quen, tối thứ bảy, chủ nhật
hằng tuần sẽ có vài ba cô gái má phấn môi son được điều vào trại, “phục
kích” sẵn trong chiếc xe tải chờ tiếp các “đàn anh” rửng mỡ.
Để
“kiếm thêm” bù vào số lương công chức còm cõi, đám cai tù - vừa hèn
nhát vừa tham lam - đã tiếp tay cho đám tù hình sự trong mọi hình thức.
Thậm chí, chúng còn bán cả cái gọi là “giấy đi phép”. Một ngày phải trả
120.000 đồng, cả ngày lẫn đêm 240.000 đồng. Chỉ có những tên tù thuộc
hàng “đại ca” mới được quyền “đi phép”. Sau khi nộp đủ tiền, chúng sẽ
được xe jeep của cai tù chở ra ngoài, đến địa chỉ chúng yêu cầu và thả
xuống. Hết giờ, chiếc xe jeep ấy sẽ quay lại chỗ cũ đón “đàn anh” vừa
hết phép quay lại nhà tù. Có tên đã từng liên lạc trước với đàn em bên
ngoài, để chúng chuẩn bị xe cộ, sau đó mua một giấy phép 12 tiếng, lọt
ra ngoài, tiến hành một vụ “ăn bay” trót lọt xong lại vào tù nằm “dưỡng
sức” và hưởng “chiến lợi phẩm”. Bên ngoài, cảnh sát có tài thánh cũng
không hề nghĩ đến chuyện thủ phạm của vụ cướp lại là một tên lưu manh
đang nằm khểnh trong tù. Tất nhiên, sau những chuyến “ăn hàng” ngoạn mục
ấy, đám “anh chị” chẳng bao giờ quên dúi thêm cho các “bác” cai tù ăn
rơ năm chục, một trăm ngàn, gọi là tiền “mua nước hoa cho bà xã”. Món
lợi quá lớn, càng về cuối giai đoạn năm 1972, những vụ “bán giấy phép”
càng diễn ra dày đặc. Mãi đến lúc Biệt đội hình cảnh ngụy bắn hạ được
một vài tên tù “đi phép” ngay trên xa lộ Đại Hàn khi chúng đang “ăn
hàng” PX (hàng quân tiếp vụ do Mỹ viện trợ), chuyện “bán giấy phép” mới
bị đổ bể và chấm dứt.
Tuy
nhiên, việc mua “giấy phép” để đi cướp chỉ là chuyện cho vui nhằm đỡ
ngứa nghề, còn kỳ thực nguồn lợi chính của các “đại ca” trong trại “bát
giác” lại là buôn ma túy. Vào lúc cao điểm, trại Chí Hòa có khoảng 2.000
tên tù hình sự thì cũng gần như có ngần ấy con nghiện. Hầu như tên tù
nào cũng là một dân “ken” (nghiện côcain), dân “ke” (chích thuốc phiện
nước) hoặc khoái “ném lựu đạn” (nuốt thuốc phiện sống vo viên). Vì vậy
bán thuốc phiện, ma túy trong tù đem lại cho các “ông trùm” một nguồn
lợi cực lớn, có khi lên đến bốn năm trăm ngàn đồng một ngày (khoảng
20-25 lượng vàng). Nguồn lợi quá khổng lồ khiến chúng không ngần ngại
vây bè kết cánh để hùng cứ quyền bán ma túy ở các buồng giam và tranh
giành lãnh địa hoặc hạ bệ nhau, nhằm ngoi lên làm “ông trùm” để độc
quyền thu lợi. Do đó, chiến tranh trong tù vẫn nổ ra thường xuyên. Bản
chất tội ác của cái danh xưng mỹ miều “giới giang hồ” được thể hiện ngay
trong phương châm xử thế, được những tên tội phạm chích máu ngón tay
viết lên cánh cửa, bức tường của các buồng giam: “Nhân đạo là tự sát,
gian ác mới huy hoàng”. Tuy hành lang các dãy buồng giam luôn mở toang
hoác nhưng những tên “âm binh mất ma”, “tép riu” ở dãy AB đố bao giờ dám
bén mảng xuống dãy BC nằm kế bên, bọn ở dãy DE cũng đừng bao giờ mò
xuống khu FG mà mang họa. Là “đàn anh”, như Lâm Chín ngón ở dãy FG chẳng
hạn, có thể tha hồ đi lại giữa các dãy, nhưng mỗi lần di chuyển gã và
các tên đàn anh khác đều phải có vài ba “vệ sĩ” tháp tùng, nếu không ăn
dao là cái chắc. Mỗi khi lâm trận, những tên du đãng có số này đều hai
tay nắm chắc hai con dao. Con thứ ba giắt ngang bụng, phòng khi dao trên
tay bị đánh rơi hay bị đối phương tước mất. Hỗn danh “thời hai tay ba
đao” bắt nguồn từ đó - để chỉ giai đoạn 1970-1974 trong trại Chí Hòa.
Là
cánh tay phải của Đại Cathay, lại từng ngồi trại Cửu Sừng ở Phú Quốc,
khi bị chuyển sang quân lao Gia Định y lại dám đâm trầy mặt và hạ bệ
“tướng cướp cô đơn” Điền Khắc Kim để giành địa vị ông trùm, sau đó lại
cầm đầu đám tù phạm ở đây vượt ngục, Lâm Chín ngón trở thành một “cao
thủ”, được độc quyền bán thuốc phiện ở khu FG, đồng thời trở thành “đại
lý” cung cấp “hàng đen” (thuốc phiện) cho toàn trại Chí Hòa. Quyền khai
thác “hàng trắng” trong dãy này thuộc về Chương khùng, một tên giang hồ
có số khác, kẻ đã từng dẫn đầu hàng chục tội phạm người Việt xông vào
khu AB cướp thùng đựng tiền của đám tù nhân người Hoa gốc Hồng Công, Ma
Cao, Singapore, Đài Loan... và bị chém trọng thương. Đúng định kỳ, “hàng
đen” từ bên ngoài được đàn em đóng thành bánh dẹp, chất vào trong thùng
gỗ hai đáy đựng đồ thăm nuôi gửi cho Lâm. Cai tù biết nhưng làm ngơ để
được chia phần (30% lợi nhuận). Vào tù, Lâm bửa ngăn đáy ra, lấy thuốc
phiện cắt thành miếng nhỏ phân phối cho các buồng giam thu lãi.
Là
một ông trùm kiêm đại lý độc quyền thuốc phiện, tiền lãi mà Lâm thu
được hàng ngày rất khổng lồ. Do vậy, y trở thành con mồi “bự” khiến hàng
chục “đại ca” khác dòm ngó thèm thuồng và rắp ranh hạ bệ, dù ngoài mặt
vẫn thơn thớt nói cười chuyện “tình nghĩa giang hồ”.
Tai
họa đến với Lâm bắt đầu từ một ông trùm cùng ngành nhưng khác món chung
dãy FG. Đó là Chương khùng - kẻ được phân độc quyền “hàng trắng”.
* * *
Không
thể chịu đựng nổi nạn lộng hành của đám giang hồ, cuối năm 1972, ngụy
quyền Sài Gòn đã gom hết tất cả những tên đầu sỏ đang tác oai tác quái
trên khắp các nhà tù miền Nam, từ Quân lao Nha Trang, Trại giam Qui
Nhơn, quân lao Gia Định... về trại Chí Hòa để thanh lọc. Sau đợt này,
những tên thường phạm đã thành án từ 5 năm đến chung thân, nếu không
dính líu đến một vụ án, một tội danh nào khác sẽ được lùa xuống Tân
Cảng, từ đó sẽ được tàu Hải Quân chở ra Côn Đảo để đi đày. Bọn giang hồ
tìm đủ mọi cách để tránh đi đày. Thậm chí như ở Quân lao Nha Trang, tên
tướng cướp Năm Vĩnh - kẻ được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” đã không
ngần ngại tra tấn một bạn tù cho đến chết để được ở lại đất liền chờ ra
tòa với tội danh mới là cố sát, tránh bị đưa ra đảo. Tại trại Chí Hòa,
đám tù phạm - con nghiện càng ngày càng trở nên hung hãn hơn. Nhiều tên
tép riu cũng ngoi lên thách thức đàn anh nhằm tiếm quyền để có điều kiện
sống gấp và chết... khẩn cấp. Nhiều tên đàn anh bị đàn em lờn mặt đã
không chịu nổi, xuống đòn trừng trị rất nặng tay, khiến trại giam ngày
càng trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết.
Trong
số những đàn anh đang mất dần thanh thế có Chương khùng - trùm cocain
của dãy FG. Sau hiệp định Paris (ký ngày 27.1.1973), lính Mỹ nối đuôi
nhau xếp hàng lên máy bay về nước hết. Theo chân các chú lính Hoa Kỳ, “hàng
trắng” (cocain, heroin) cũng vắng dần trên đất miền Nam. Hàng hiếm nên
giá rất đắt, dân chơi “hàng trắng” lục tục rủ nhau quay về với mặt hàng
truyền thống là thuốc phiện. Đám con nghiện ở dãy FG, nhà tù Chí Hòa
cũng bị cuốn theo trào lưu ở ngoài đời, đâm ra “khoái” thuốc phiện hơn
thích ma túy, đâm đầu sang làm khách hàng của Lâm Chín ngón hết, khiến
thu nhập của Chương khùng tụt xuống thảm hại. Đàn anh đã nghèo thì đàn
em cũng không thèm ngó, quân tướng rụng dần đi. Chương tức tối chửi bới
om sòm, dọa “cho biết tay” những kẻ bỏ mình phò Lâm Chín ngón. Nghe
Chương khùng chửi bới, một tên ngang cơ khác là Năm Lương đổ thêm dầu vô
lửa:
- Mày chỉ giỏi võ mồm. Thừa biết thằng nào hạ bệ rồi, mày có giỏi thử đụng đến nó coi?
Một tên khác khích thêm:
- Cũng là đàn anh mà thằng thì chiều nào cũng đếm bạc trăm gửi nhà băng, thằng suốt ngày chỉ lo chửi bậy!
Bị
kích, Chương khùng nổi cơn khùng. Hắn lấy bộ đồ võ vận vào người rồi
thả vô họng ba viên renoval để thêm dũng khí, hằm hằm tuyên bố:
- Tao sẽ tìm thằng Lâm Chín ngón nói chuyện phải quấy.
Đang chơi bóng chuyền ở sân trại, nghe đàn em cấp báo, Lâm Chín ngón bỏ ngay để đợi. Gặp nhau, Lâm Chín ngón hỏi trước:
- Chương! Nghe nói mày đòi dẹp không cho tao bán thuốc trong khu FG nữa, phải vậy không?
Chương khùng hùng hổ:
- Đúng, tao bảo dẹp. Mày bảnh thì chơi lại tao coi?
Đang
uống nước, sẵn ly cầm trong tay, Lâm Chín ngón không nói không rằng ném
ngay cái ly uống dở vào mặt Chương khùng và nhào tới. Quá bất ngờ vì
không nghĩ đến chuyện Lâm phản ứng quá mạnh, lại thấy đàn em của Lâm kéo
tới khá đông, Chương khùng hoảng quá vội né người tránh bị ly nước đập
vô mặt rồi... bỏ chạy, mặt mũi hầm hầm.
Lúc
này nhiều tên đàn anh trong đó có Cương Võ sĩ đang tụ tập nhau trong
dãy BC. Cương võ sĩ, tức Vũ Đình Cương vốn là một võ sĩ quyền Anh có
đẳng cấp, từng nhiều lần thượng đài khắp miền Trung, miền Nam và
Campuchia, nếu đấu tay đôi sòng phẳng, cỡ Lâm Chín ngón cũng hoàn toàn
không phải là đối thủ. Năm 1970, Cương bị bắt vì tội buôn ma túy. Là một
“cao thủ”, lại là em ruột của Sơn Đảo, tức Vũ Đình Khánh, trùm ma túy ở
Sài Gòn thời bấy giờ nên uy thế của Cương rất lớn được đám giang hồ
phong làm “đại ca của các đại ca”, toàn quyền cắt đặt, sai phái toàn bộ
giang hồ trong trại Chí Hòa. Khi các băng nhóm trong trại có xích mích,
chỉ cần Cương đứng ra nói một lời là tất cả đều răm rắp tuân theo, đố
tên nào dám cãi. Tuy nhiên, Cương ít chường mặt, cho nên y mới được gán
cho biệt danh “Hiệp sĩ trong bóng tối”.
Thấy
Chương khùng vừa chạy qua vừa khóc, Cương bèn ngăn lại hỏi chuyện.
Không lẽ lại thú nhận rằng mình không dám chơi tay đôi với Lâm Chín
ngón, Chương khùng bèn vừa khóc vừa “tố láo”:
- Thằng Lâm ỷ đông, nó kéo đàn em đến đòi xử tôi, cấm không cho tôi bán ma túy nữa!
Nghe đến đó, máu yêng hùng nổi lên, Cương Võ sĩ chửi thề:
- Mẹ nó! ở đây tao là đàn anh hay thằng Lâm là đàn anh? Nó muốn qua mặt tao xử anh em, để tao cho nó một bài học.
Nói
rồi, Cương bèn dẫn một tốp nửa tá anh chị gồm Tuấn đả, Năm Lương,
Khương Đại, Lễ, Hải Méo... sang khu FG để “hỏi tội thằng Lâm”. Thấy cả
bọn kéo sang, một số “dân chơi” khác trong dãy lầu 3F bèn kéo ra cản
lại, khuyên Cương “bình tĩnh, chuyện đâu có đó”. Tỏ mặt đàn anh, Cương
Võ sĩ gạt đám lâu la qua một bên:
- Mấy em không hiểu chuyện, tránh sang một bên cho qua xử đàn em.
Phần
Lâm Chín ngón, dù đã đuổi được Chương khùng nhưng cơn giận bừng bừng
vẫn chưa tan. Lúc Lâm đang đấm thình thình vào tường buồng giam 3F4, dọa
“luộc thằng Chương” thì một tên đàn em chạy vào cấp báo:
- Anh Lâm cẩn thận. Anh Cương đang dẫn người qua tìm anh đó.
Vừa nói, tên này vừa dúi vào tay Lâm mấy con dao lá lúa, dặn:
- Anh cầm theo để phòng thân.
Lâm bảo:
- Một dao đủ rồi.
Và hắn lập tức chạy ra nghênh tiếp. Khi hai bên đã đứng đối diện nhau, Cương Võ sĩ dừng lại, hỏi:
- Lâm! ở đây mày với tao ai là đàn anh(?).
Lâm
chưa kịp trả lời đã bị Cương tung ngay một cú thôi sơn vào mặt. Khá
nhanh, Lâm né đầu tránh được. Cú đấm quá mạnh nhưng không trúng mục tiêu
khiến Cương Võ sĩ hụt đà chúi thấp đầu về phía trước. Trong giang hồ,
bị một cái tát xem như không còn ngoi đầu lên được, huống hồ ăn nguyên
cú đấm. Máu bốc lên, lợi dụng lúc Cương Võ sĩ mất đà, Lâm Chín ngón nắm
ngay cổ áo địch thủ lật lên và quơ tay ra sau lưng rút dao... Tất cả
diễn ra quá nhanh nên không ai kịp can. Cương chỉ kịp hự lên một tiếng
rồi ôm ngực đổ vật ra sàn khi Lâm vừa buông tay. Nghe ai đó kêu lên “Anh
Lâm, đừng đâm nữa”, Lâm mới sực tỉnh, vội buông dao đánh cạch xuống
sàn. Nhát dao đâm trúng tim, Cương Võ sĩ chết ngay tại chỗ. Lâm Chín
ngón mặt tái mét, vội thanh minh trước khi bị dẫn đi:
- Tôi không cố ý, tại anh Cương... Thôi, anh em thắp cho ảnh mấy nén nhang giùm tôi.
Rõ
ràng Cương Võ sĩ không chết vì kém võ nghệ, cũng không chết vì nhà tù. Y
chết vì... sĩ diện hão muốn vỗ ngực xưng tên. Âu đó cũng là kết cục bi
thảm chung trên chốn giang hồ.
2
Fami Sơn Đảo
Giống
như tên em ruột, Vũ Đình Khánh - tức Sơn Đảo cũng xuất thân là một võ
sĩ có hạng, thuộc võ đường Hổ Bạch An - Tân Bình. Hầu hết võ sư và võ
sinh của võ đường này đều xuất thân hoặc gia nhập lính dù - lực lượng
con cưng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Nhà Sơn ở gần chợ Ông Tạ,
chuyên làm giò chả. Khi lớn lên, Sơn rủ rê và chỉ đạo những đứa em ruột
là Cương Võ sĩ, Hoàng bệu, Tiềm, bán ma túy, phất lên khá nhanh. Y bèn
bỏ tiền ra bảo trợ cho lò võ Hổ Bạch An, đồng thời xây dựng luôn một
phòng tập cho đám chiến hữu ngay trong trại lính dù Hoàng Hoa Thám. Cử
chỉ hào phóng này đã được đám sĩ quan binh lính thuộc binh chủng dù đáp
lại bằng cách sẵn sàng hậu thuẫn cho Vũ Đình Khánh trong các cuộc làm ăn
trong bóng tối. Trong số những kẻ “đỡ lưng” cho Khánh có trung tá Lê
Quang Lương, trung tá Be (Ban 2 dù), thiếu tá Đường (Sư đoàn 3 dù),
trung úy Nguyên con đỡ đầu của tướng Cao Văn Viên... Được hậu thuẫn
mạnh, chẳng bao lâu Vũ Đình Khánh đã trở thành kẻ cung cấp ma túy cho
một khu vực rộng lớn dọc hai trục đường chính là Trương Minh Giản (nay
là Lê Văn Sĩ) và Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám). Ngoài ra,
trên hai trục đường đó còn có cả chục tiệm hút, sòng bài thuộc quyền
quản lý của Fami (gia đình) Vũ Đình Khánh.
Năm
1965, Vũ Đình Khánh bị bắt lĩnh án 5 năm tù, bị đày ra Côn Đảo. Bắt
chước tay nhà văn giang hồ đầu thế kỷ Trương Văn Thoại, khi ngồi tù Côn
Đảo đã tự giải thích bút danh Sơn Vương của mình có nghĩa là “vua của
đảo Côn Sơn”, Vũ Đình Khánh cũng nhân cơ hội này tự gọi mình là Sơn Đảo
và tự nhận “học trò ruột” của Sơn Vương. Với “chiến tích” nửa thực, nửa
bịa mang về từ Côn Sơn, thế lực của Sơn Đảo càng ngày càng mạnh lên
trong làng giang hồ Sài Gòn.
Nghe tin em ruột bị giết trong tù, Sơn Đảo lồng lộn lên. Y càng tức hơn, khi từ Chí Hòa, dân chơi đồn thổi ra:
- Cương Võ sĩ không chết vì nhà tù, cũng không chết vì Lâm Chín ngón mà chết vì bệnh... sĩ.
Không chịu nổi, Sơn Đảo tìm vào tận Chí Hòa tuyên bố:
- Sẽ lấy mạng thằng Lâm bằng bất cứ giá nào.
Quá
giận, Sơn Đảo không thèm đếm xỉa gì đến những lời thanh minh xin lỗi
của tay đàn em trót dại. Xem như mạng sống đã bị mua đứt, Lâm Chín ngón
hết sức lo lắng, tìm cách phòng thủ.
Khổ
nỗi, Sơn Đảo có muốn cũng không thể bỏ mặc “fa-mi” buôn lậu ma túy đang
ăn nên làm ra, tự mình gây án để vào tù kiếm địch thủ trả thù. Gửi sát
thủ từ bên ngoài vào cũng không ổn,vì muốn tiếp cận tìm cơ hội giết được
Lâm Chín ngón, sát thủ phải ngồi tù chung buồng với Lâm, nghĩa là phải
chịu án dài, án nặng nên chẳng tên nào chịu nhận. Cuối cùng, Sơn đành
phải tính cách nhờ một tay chơi nào đó trong trại Chí Hòa khử Lâm Chín
ngón.
Kẻ
được chọn đầu tiên là Tuấn đả, quê ở xã Hộ Hải, quận Ninh Hải, Ninh
Thuận. Khi bị bắt giam tại quân lao Nha Trang, Tuấn đả là kẻ từng đâm
lòi ruột Sơn Trắng - xếp sòng quân lao này để tiếm quyền. Máu liều, Tuấn
đả có thừa, nhưng y nhỏ con, khó chơi tay đôi mà thắng được Lâm Chín
ngón. Sơn Đảo chỉ có nước tuồn “chó lửa” từ ngoài vào tù để Tuấn đả hạ
Lâm. Nhưng, hai lần khẩu súng được ngụy trang gửi vào, Tuấn đả đều trả
lại không nhận. Khi từ quân lao Nha Trang chuyển vào trại Chí Hòa, Tuấn
đả đã từng bị toàn thể đám đàn anh ở đây cô lập và suýt đánh đòn hội
đồng bởi e ngại “truyền thống” lật đổ của y. Lúc đó, chính Lâm Chín ngón
đã chủ động đứng ra bảo lãnh. Cảm kích, Tuấn đả đã từ chối “hợp đồng”
mà Sơn Đảo nhờ, kèm lời giải thích:
- Anh Đại (Đại Cathay) gọi nó là Lâm điên, tao là Tuấn khùng. Hổng lẽ thằng khùng đi bắn thằng điên(?!).
Mất
gần cả năm trời, Sơn Đảo mới tìm được người thay Tuấn đả. Gã này tên là
Nguyễn Văn Hoàng, tự Hoàng Đầu lâu (theo hình xăm trên bả vai). Nói về
võ nghệ, cả trại Chí Hòa không ai sánh kịp Hoàng Đầu lâu. Hoàng mang đai
đen tứ đẳng Taekwondo, đã từng hạ hàng chục cao thủ cả Việt lẫn Miên
trên sàn đấu.
Đầu
tiên, biết vợ con Hoàng đang sống khó khăn trong thời gian chồng ở tù,
Sơn Đảo bèn bỏ tiền mua một căn nhà mặt phố nhỏ đem tặng, sau đó lại
sang một sạp vải ở chợ cho vợ Hoàng đứng bán, làm kế sinh nhai. Đồng
tiền đi trước là đồng tiền khôn, Hoàng Đầu lâu tối mắt gật đầu bán mình
cho Sơn Đảo.
Khổ
nỗi, trong giới giang hồ, Hoàng chỉ thuộc hàng chiếu dưới, án tù cũng
nhẹ, không thể ngồi cùng mâm với Lâm Chín ngón để có cơ hội tiếp cận và
hạ sát địch thủ. Để tạo cơ hội cho Hoàng, Sơn Đảo đã tốn công vạch ra
một kế hoạch chi tiết nhằm giúp Hoàng Đầu lâu tăng án, “được” ngồi biệt
giam đồng thời nâng uy tín trong làng dân chơi chứ không vì tăng án mà
gây thù hằn, xích mích với một kẻ nào khác.
* * *
Trong
trại Chí Hòa có một cai ngục là trung sĩ Cách, cháu ruột gọi phó giám
thị trại bằng cậu. ỷ thế, tên này rất “bố láo”, luôn tìm cách ăn chặn,
phá phách đồ thăm nuôi của tù nhân. Đám tù rất ghét nhưng không tên nào
dám ra tay. Một hôm, sau khi nghe các “đàn anh” ta thán, Hoàng Đầu lâu
xung phong:
- Để em mần thịt nó cho!
Kỳ
thăm nuôi đến. Khi trung sĩ Cách đang săm soi hũ thịt rim, bẻ đôi từng
cái bánh để khám xét thì một tên tù tự giác đến rót vào tai hắn:
- Trung sĩ, có người muốn gặp riêng trung sĩ.
Cách hống hách quát:
- Thằng nào muốn thì ra đây mà gặp! Bộ nó là ông nội tao hay sao mà gọi là tao phải ra?
Tên cò mồi đệm thêm:
- Có chuyện làm ăn, cần gặp riêng trung sĩ.
Tưởng
sắp được hối lộ, trung sĩ Cách bỏ ngay việc khám xét theo tên cò mồi đi
vào phía trong. Cánh cửa vừa đóng lại, Hoàng Đầu lâu bước ra ngay. Hôm
đó, y giắt một thanh “hàng” (mã tấu) sau lưng, mặc một chiếc áo jean
rộng thùng thình che kín. Thấy mặt Hoàng đằng đằng sát khí, trung sĩ
Cách hoảng quá vội vã ngoắt người định tháo lui. Nhanh như chớp, Hoàng
Đầu lâu chặn ngay cửa ra vào và rút mã tấu nhằm mặt trung sĩ Cách vớt
ngược lên. Lát chém quá chính xác, lỗ mũi của tên trung sĩ bị lưỡi dao
bén ngót cắt bay. Máu xối ra, trung sĩ Cách ôm mặt quằn quại...
Với
“chiến tích” này, Hoàng Đầu lâu nghiễm nhiên trở thành “dân chơi thứ
thiệt”, được giang hồ kiêng nể. Trong khi đó, tội nặng thêm, y bị tống
xuống khu biệt giam. ở ngoài, Sơn Đảo lại bung tiền lo lót với giám thị,
cai tù. Kết quả là hai tháng sau, Hoàng Đầu lâu đã ôm giỏ đồ của mình
chuyển sang ở cùng một buồng giam với Lâm Chín ngón.
Ngoài
Lâm Chín ngón, trong buồng giam còn có một chú bé 15 tuổi tên là Phạm
Văn Lý, thường gọi là Lý lắc được Lâm xin cho ở cùng phòng để phục dịch
trà nước và đấm bóp cho “đàn anh” trước giờ đi ngủ. Chỉ sau hôm ở cùng
phòng ít lâu, Hoàng Đầu lâu đã khiến Lý lắc sợ
chết khiếp. Suốt ngày, Hoàng cởi trần trùng trục phô chiếc đầu lâu nhe
nanh, hết gồng đến tấn lại đấm bình bịch vào tường, rồi sau đó là đá
loạn xạ ngầu các kiểu, như thể đang tập dượt chuẩn bị thi Olympic. Bị
khủng bố tinh thần, Lý lắc thất kinh, hỏi Lâm Chín ngón:
- Bộ anh Hoàng sắp giết ai sao?
Lâm
không trả lời. Kinh nghiệm sống và những lời thì thào to nhỏ trong đám
giang hồ đã giúp Lâm thừa biết Hoàng sắp giết ai. Muốn tránh cũng không
thể, Lâm thở dài và âm thầm chuẩn bị.
Bắn
tin ra ngoài, Lâm nhờ đàn em kiếm một chiếc quai đeo ba lô hình chữ X
bằng inox, bẻ ra, ấn vào trái bí đỏ chuyển vào tù cho Lâm. Chờ lúc Hoàng
Đầu lâu ra khỏi phòng, Lâm đập vỡ trái bí, lấy thanh inox ra, mài mỏng
xuống sàn xi măng thành một lưỡi dao nhọn hoắt và sắc như dao cạo. Sau
đó, Lâm nhờ một người có vai vế là tướng Lam Sơn, nguyên giám đốc Trung
tâm huấn luyện tân binh Thủ Đức, vì tội bắn chết người quản gia nên phải
ngồi Chí Hòa mua cho mình một chai rượu Remy Martin. Trong tù, được đàn
anh chiếu cố, lại có rượu Tây uống, còn gì bằng, Hoàng Đầu lâu được Lâm
mời cứ thế nốc rượu tì tì. Đã có chủ ý, Lâm chỉ nhấm nháp đôi chút, chủ
yếu rót tràn cho Hoàng. Nửa đêm, chai rượu cạn đáy, Hoàng Đầu lâu say
mèm lăn ra ngáy pho pho. Lâm Chín ngón bèn bảo đệ tử Lý lắc:
- Mày nấu cho anh nồi nước, tắm cái cho mát.
Khi
nước sôi sùng sục, Lâm bê nguyên cả nồi đổ ụp xuống mặt Hoàng Đầu lâu.
Hoàng thét lên chói lỏi, quằn quại, muốn đứng dậy bỏ chạy nhưng không
thấy đường, tay chân quơ loạn xạ. Rút dao đã chuẩn bị sẵn, Lâm Chín ngón
đâm liên hồi vào người Hoàng Đầu lâu. Lưỡi dao mỏng dính nên máu chỉ ra
rịn rịn. Hoàng Đầu lâu van xin:
- Anh tha cho em, em có làm gì anh đâu?
Lâm Chín ngón cười gằn:
- Nếu để mày “làm gì” thì giờ tao đâu còn có thể đứng đây!
Giãy
giụa một lúc, Hoàng Đầu lâu chợt cong người lên, ngáp ngáp mấy cái rồi
chết thẳng cẳng. Đến lúc đó, Lâm mới ngừng tay. Tất cả 37 nhát. Lý lắc
kinh hoàng đứng nép vào góc tường bưng mặt so vai nhưng không dám khóc.
Cuộc
giằng co xảy ra khá nhanh, khá bất ngờ. Hoàng Đầu lâu hầu như không kịp
phản ứng nên tiếng động gây ra không lớn. Khi Lâm đập ầm ầm vào cửa sắt
báo mình đã giết người, viên cai ngục đang ngủ gà ngủ gật vẫn không
tin. Đến khi chạy vào, nhìn xác Hoàng hoen máu nằm thẳng đơ trên nền
gạch, ông ta mới thất kinh hỏi Lâm Chín ngón:
- Sao mày lại giết nó?
Vứt dao, Lâm đứng thừ người:
- Tôi không đâm nó, nó cũng giết tôi!
Lâm
nói đúng, chốn giang hồ nếu không chết vì cái ác thì cũng phải tự mình
nhúng tay vào cái ác, hoàn toàn không có đường thứ ba để chọn lựa.
Lâm
Chín ngón lại bị tống vào biệt giam. ở ngoài, Sơn Đảo vẫn lồng lộn tìm
cách tiếp tục giết Lâm. Nhưng chưa kịp nghĩ ra cách, chính Sơn Đảo lại
bị giết chết. Cũng như em ruột là Cương võ sĩ, Sơn Đảo cũng bị hạ vì sĩ
diện và bỏ mạng bởi một kẻ thuộc hàng đàn em: Phạm Bá Y, tức Y Càlết!
* * *
Bị
thọt một chân, lại có bệnh kinh phong, mỗi lần lên cơn là toàn thân co
giật liên hồi, Phạm Bá Y được giang hồ gán cho biệt danh “Y Càlết”. Sau
nhiều năm ở tù, hắn ngoi lên được địa vị trùm ma túy của dãy AH thuộc
trại Chí Hòa. Năm 1972, Y ra tù bắt đầu dựng lại cơ đồ. Lúc này, Sơn Đảo
đang ở giai đoạn cực thịnh. Biết mình chỉ thuộc hàng đàn em của Sơn
Đảo, Y Càlết không dám nhảy vào địa hạt “hàng trắng” mà Sơn Đảo đang nắm
độc quyền, chỉ dám chỉ đạo đàn em buôn bán thuốc phiện, “giang sơn”
không rộng hơn khu vực hẻm Cháo Lòng, Xóm Đạo cạnh Bệnh viện Từ Dũ nơi Y
cư trú.
Nhưng
chỉ ít lâu, Mỹ rút, đám “dân chơi” đột nhiên bỏ “hàng trắng” quay lại
với “hàng đen” đã tạo cơ hội cho Y Càlết phất lên rất nhanh, cả về tiền
bạc lẫn thế lực. Chưa dám mạo hiểm mở rộng đất kinh doanh ra hướng Tân
Bình nhưng Y đã liều lĩnh bắt tay với hai tên dưới trướng của Sơn Đảo là
Châu Gối và Hồng Toét thâu tóm dần dần quyền cung cấp “hàng đen”. Y
Càlết lên nhanh như diều gặp gió. Trong khi đó, Sơn Đảo sau cái chết của
em tính tình ngày càng hung bạo hơn. Quyền lực càng cao, thái độ của
hắn càng hống hách càng mục hạ vô nhân. Mỗi lần không vừa ý, hắn thường
không tiếc tay đánh đập, chửi mắng đàn em. Không chịu được sự ngược đãi
vô lý, nhiều giang hồ đã rục rịch bỏ Sơn Đảo chạy về dưới trướng Y
Càlết.
Quyền
lực bị xâm phạm, Sơn Đảo điên hết cả ruột, bắt đầu tìm cớ diệt Y càlết.
Trong giới giang hồ, việc “đảo chính”, hạ bệ lẫn nhau xẩy ra như cơm
bữa. Nhưng muốn diệt nhau thì phải có cớ, nếu không giang hồ không phục,
có diệt được đối thủ cũng không thể đạt được mục đích. Vì vậy, dù điên
đến mấy, Sơn Đảo vẫn phải kiên nhẫn chờ thời. Lần này, giọt nước làm
tràn ly là một cô vũ nữ xinh đẹp.
ở
Sài Gòn trước 1975, vũ trường Barcarat nổi tiếng nhờ màn vũ thoát y.
Hằng đêm, đến đoạn cao trào một cô gái bốc lửa sẽ bước lên sàn pist nhảy
múa cuồng loạn theo điệu nhạc. Lần lượt theo từng bước nhảy, từng mảnh
xiêm y trên mình cô gái sẽ rơi ra. Khi trên mình cô chỉ còn độc một
chiếc “lá nho” che chỗ kín, đám thực khách sẽ bốc thăm... Kẻ “may mắn”
được bịt mắt sẽ lên sân khấu cùng nhảy với cô, trong khi nhảy, nếu khách
dùng... răng gỡ được chiếc “lá nho”, cô vũ nữ sẽ thuộc về gã trong đêm
thác loạn. Nhân vật chính của những đêm điên loạn ấy là Trang, cô gái có
thân hình bốc lửa. Biệt danh Trang Barcarat ra đời từ đó. Khi đã nổi
danh, Trang Barcarat bỏ nghề vũ nữ trở thành một người chuyên tổ chức
các buổi party cho các nhân vật tai to mặt lớn trong quân đội. Nhờ đó,
Trang thường xuyên được một vài ông lớn ủng hộ và che chở hết mình. Từ
Trang Barcarat, cô được giới ăn chơi phong lên thành Trang Bà Bà - tên
nhân vật tú bà trong tiểu thuyết Kim Bình Mai - cuốn “đệ nhất dâm thư”
của đời Thanh (Trung Quốc).
Xem
ra chưa chắc ăn, để công việc làm ăn tránh được sự sách nhiễu của những
tên đầu bò, đầu bướu, Trang Barcarat còn chủ động cặp bồ với một số tay
anh chị đang lên. Thời gian đầu Trang cặp bồ với Lộc điên, một tên cướp
khét tiếng lì lợm và hung bạo. Lộc điên từng nổi danh giang hồ vì biệt
tài trốn tù, vượt ngục kèm câu tuyên bố ngạo ngược trước tòa:
- Tòa xử thì tòa ở, Lộc tôi không rảnh đâu mà ngồi tù!
Lộc
điên bị bắt lãnh án chung thân đúng vào hồi cực thịnh của Sơn Đảo và
fami của hắn, Trang lập tức quên ngay gã tình nhân vừa sa cơ thất thế,
tự nguyện ngã vào vòng tay Sơn Đảo. Khi Y Càlết đã trở nên hùng mạnh, cô
quay sang bá vai bá cổ ve vuốt tên anh chị mới nổi này.
Một
hôm, Sơn Đảo đến thăm Trang Bà Bà, đúng vào lúc Trang và Y Càlết đang
ngồi với nhau trong phòng khách. Thấy Sơn vào, Y Càlết chỉ khẽ gật đầu
chào mà không thèm đứng lên, thái độ tự tin như một chủ nhân ông thực
thụ đang ngồi tại phòng khách nhà mình. Bẽ mặt, đồng thời cũng muốn thị
oai trước mặt tình nhân, Sơn Đảo hất hàm:
- Ai cho mầy ở đây?
Câu
hỏi trịch thượng của Sơn khiến Y Càlết đâm ra lúng túng. Cho dù việc
“đảo chính” chỉ còn là ngày một ngày hai nhưng vì chưa đến lúc cho nên
ngoài mặt Y Càlết vẫn phải xếp mình dưới cơ Sơn Đảo. Tật nói lắp của hắn
bắt đầu lòi ra:
- Dạ... thì tôi đến... chơi... thăm Trang...
Thấy đối thủ mặt đã đổ chàm, gã đàn anh càng lấn tới. Thẳng tay giáng cho Y Càlết một tát tai, Sơn Đảo gầm lên:
- Không chơi bời thăm viếng gì ráo trọi, nếu không đừng trách.
Không
đề phòng, Y Càlết lĩnh nguyên năm dấu ngón tay trên mặt. Mắt vằn lên,
nhưng biết mình không phải là đối thủ tay đôi của Sơn Đảo, hắn không dám
đánh lại, chỉ lắp bắp:
- Tôi... làm gì... mà... mà... anh... đánh tôi?
Thắng được người mặt đỏ như vang, Sơn Đảo
hất mặt:
hất mặt:
- Ưng đánh là tao đánh. Thấy mặt mày tao ghét quá nên đập cho mầy chừa. Có sao không?
- Anh là... đàn anh... mà chơi... chơi vậy... là không ngon. Tôi... tôi... nói thiệt... anh đừng... ỷ... ỷ... lớn.
Vừa nói Y Càlết vừa lùi dần ra cửa. Sơn Đảo đắc thắng:
- Đã biết tao là đàn anh thì cút mẹ mày đi. Đứng sớ rớ thấy ghét, tao lại táng thêm vài cái bây giờ.
Bị hạ nhục, Y Càlết lên cơn giật kinh phong ngay tại chỗ và vội vàng lủi ngay như chó ăn vụng bột.
Hả
hê vì trừng trị được kẻ rắp ranh “lấy số” mình, đi đâu Sơn Đảo cũng đem
chuyện bạt tai Y Càlết ra khoe, tất nhiên không quên thêm mắm dặm muối
cho thêm phần hấp dẫn. Chẳng bao lâu, thông tin về vụ đụng độ đã lan
khắp giang hồ Sài Gòn. Tin chắc Y Càlết đang nung nấu dự định trả thù,
một số dân chơi rục rịch kiếm Y ngỏ ý sẵn lòng hiệp sức để luộc Sơn Đảo.
Lần nào, với ai, Y Càlết cũng tìm cớ thoái thác:
- Chỉ là chuyện hiểu lầm, nhỏ thôi mà. Bỏ đi, ảnh là đàn anh, tao chơi ảnh làm sao được?
Để
Sơn Đảo khỏi nghi ngờ, Y Càlết ngoài mặt tỏ ra nhẫn nhục chịu đựng
nhưng bên trong, y lại ngầm sai tên em ruột có cái tên khá ngộ nghĩnh là
Xã Xệ (tên thật là Phạm Bá Tiến), một tên giang hồ khá đẹp trai mới 17
tuổi điều tra đường đi nước bước, thói quen giờ giấc của Sơn Đảo để trả
thù. Mang nhục mà không rửa, đố còn có thể ngẩng mặt lên nổi trên chốn
giang hồ, Y Càlết chẳng bao giờ quên điều đó.
Trận
trả thù diễn ra vào đầu năm 1975. 11 giờ đêm, Sơn Đảo và gã đàn em tên
là Ba Tiến cùng một đám sĩ quan dù rời vũ trường Crystal trong trạng
thái chếnh choáng. Vừa trèo lên chiếc môtô 125 phân khối định lao theo
đám sĩ quan dù đã phóng đi trên mấy chiếc xe Jeep, Sơn Đảo phát hiện ra
cả hai bánh xe đều xẹp lép. Cắm cảu, y lệnh cho Ba Tiến - tên đàn em đi
chung làm gạc-đờ-co - dắt xe ra dưới ánh đèn cao áp xem thử. Đúng lúc
đó, một Honda 67 do Tiến Mụn cầm lái chở Xã Xệ trờ
tới. Vừa áp sát, khẩu Colt 45 trong tay Xã Xệ đã xả nguyên băng đạn vào
lưng Sơn Đảo hất y úp mặt xuống đường. Chiếc Honda 67 phóng vút đi. Ba
Tiến chưa kịp phản ứng đã vội đứng im. Từ yên sau một chiếc xe Honda 67
khác vừa phóng đến, Y Càlết tay súng lăm lăm nhảy xuống, vừa khống chế
Ba Tiến vừa kiểm tra kết quả cuộc hành quyết. Khi tin chắc mạng sống của
Sơn Đảo - tên giang hồ cộm cán nhất thời ấy - đã chấm dứt vĩnh viễn, Y
mới trèo lên xe do tên Chánh cầm lái phóng vụt đi.
Sau
đó, một đám tang rình rang, kinh dị, sặc mùi xã hội đen đã diễn ra.
Hàng chục xe Jeep chở đầy lính dù với súng tuốt lê trần đã hộ tống xe
chở quan tài Sơn Đảo chạy lòng vòng khắp khu trung tâm Sài Gòn. Khi chạy
đến khu vực Xóm Đạo của anh em Y Càlết, bọn lính dù chĩa súng lên trời
bắn rền hàng chục loạt, thề sẽ lấy máu Y Càlết, Xã Xệ... để trả thù.
Nhưng
chúng chưa kịp tìm ra được tung tích anh em Y Càlết, miền Nam đã hoàn
toàn giải phóng. Những cuộc tranh giành đẫm máu và thời kỳ tác oai tác
quái của giới tội phạm đã bị chính quyền cách mạng chặn đứng.
3
Nghiệp chướng của một ông trùm
Quay lại với nhân vật Lâm Chín ngón.
Sau
1975, với những tội lỗi đã gây ra, Lâm Chín ngón đã phải sống một thời
gian dài trong nhà tù của chế độ mới, chuyển qua nhiều trại giam từ Chí
Hòa, đi Côn Đảo, về trại cải tạo Cà Mau (1977), sang Trại Z30D Hàm Tân,
Bình Thuận (1982), lại chuyển qua trại Phú Sơn, Phú Khánh. Năm 1988, sau
hơn 20 năm trả giá trong tù tội, Lâm được trả tự do, trở về thành phố
Hồ Chí Minh, làm đủ nghề để kiếm sống. Năm 1993, Lâm cưới vợ và sinh
con. Cùng với vợ, Lâm mở một quán thịt chó bình dân ở số 297, đường 3-2,
quận 10, lo chí thú làm ăn, mong muốn đoạn tuyệt hẳn với giới giang hồ.
Nhưng,
nghiệp chướng đã trót đeo đẳng chưa chịu buông tha cho Lâm rửa tay gác
kiếm, an phận với cuộc hoàn lương. Một ngày cuối năm 1994, có 3 tên
giang hồ mới nổi là Trúc lùn, Khải nheo, Tùng nhĩ vào quán thịt chó của
Lâm ăn nhậu. Cả ba đều hành nghề bốc vác tại bãi xe Kỳ Hòa cạnh quán nên
Lâm biết tên biết mặt. Rượu vào, lời ra, Trúc lùn đã kể lại cho Lâm
nghe một “hợp đồng giang hồ” mà chúng vừa thực hiện.
Vợ
chồng Minh Samasa - Phụng trắng ở Vũng Tàu muốn độc quyền bảo kê các
cảng cá Vũng Tàu, Long Hải và Phước Tĩnh để thu lời. Chúng đã nhờ vợ
chồng Đức Năm Nghệ - Sương L’Amour, trùm “sát thủ” khu vực cầu Tân
Thuận, thành phố Hồ Chí Minh giúp sức để đuổi các đối thủ cạnh tranh
khác trong giang hồ ở các cảng này đi với giá hàng chục triệu đồng. Nhận
lời, Đức Năm Nghệ - Sương L’Amour đã điều khoảng 50 tên đàn em, trong
đó có Trúc lùn, Khải nheo, Tùng nhĩ, vác mã tấu xuống Vũng Tàu, tràn vào
địa bàn của các tên Phước Đầu lâu, Hải lộ. Sau trận hỗn chiến, chúng
bắt được tên Thiềng, một đàn em trong băng của đối phương, chặt đứt ngón
tay của tên này gói vào khăn tay đem về nộp cho vợ chồng Minh Samasa.
Giữ lời, Minh Samasa đã thanh toán “hợp đồng” đầy đủ. Có tiền, đêm đó
Trúc lùn và một số tên ở lại Vũng Tàu phá phách. Bị cản không cho dắt
gái vào phòng, chúng đã bao vây đánh bảo vệ khách sạn, bị công an tạm
giam và tịch thu xe máy...
Nghe
chuyện, Lâm Chín ngón thở dài khuyên đám tiểu yêu hãy từ bỏ con đường
tội lỗi, nhưng lại nhận lời xuống Vũng Tàu đòi Minh Samasa phải tìm cách
lấy lại xe máy cho đám đàn em.
Ngày
26 Tết năm 1994, Lâm cùng ba tên xuống Vũng Tàu. Là một giang hồ mới
nổi, biết khách là một giang hồ cộm cán, một đàn anh có máu mặt, Minh
Samasa đã tiếp đón Lâm Chín ngón khá niềm nở. Minh hứa:
- Nếu không xin lại được xe, tôi sẽ mua xe mới trả cho anh em. Anh Lâm đã có lời, tôi đâu dám không làm.
Tiếp
đó, Minh Samasa, Dũng Ba lém đã tổ chức nhiều chuyến ăn chơi, du hí mời
mọc đãi đằng đồng thời “mời anh Lâm xuống Vũng Tàu hợp tác làm ăn”.
Thấy
nguồn lợi quá lớn, đám Dũng Ba lém, Minh Samasa tên nào cũng giàu sụ,
lại quá tha thiết trọng vọng mình, Lâm Chín ngón đồng ý. Ở Vũng Tàu, sự
có mặt của Lâm Chín ngón đã khiến các băng nhóm lưu manh khác khiếp vía,
dạt ra hết, tạo điều kiện cho Minh Samasa và Dũng Ba lém tha hồ độc
chiếm cảng cá, tha hồ nâng hạ giá, bán mua tùy ý để làm giàu. Đổi lại,
Lâm Chín ngón chỉ việc chường mặt ra cảng cá nhưng không phải mó tay vào
bất cứ việc gì, mọi chi phí ăn uống chơi bời đều được “bao cấp”, kèm số
lương 5 triệu đồng một tháng. Minh Samasa, Dũng Ba lém còn sắm cả xe
máy cho Lâm để “đàn anh tiện đi lại làm việc”.
Thấy
đất Vũng Tàu làm giàu quá dễ, Lâm Chín ngón nảy ra ý đồ làm ăn riêng,
quyết không để đám tài phiệt cảng cá “lợi dụng tên tuổi mình mãi”. Tháng
4-1995, trong một buổi nhậu tại nhà hàng Thùy Dương (Vũng Tàu), Lâm
tuyên bố dự định “ra riêng” với đồng bọn. Nếu ý đồ của Lâm được thực
hiện, đám Minh Samasa, Dũng Ba lém xem như sẽ tự rước phải một đối thủ
giang hồ quá mạnh. Chúng tức tốc gọi vợ chồng Đức Năm Nghệ - Sương
L’Amour xuống Vũng Tàu, gây áp lực để đuổi Lâm Chín ngón.
Tuy
“có số có má” nhưng cô thân cô thế, Lâm Chín ngón không đương đầu nổi
với liên minh giang hồ - tài phiệt giữa Đức Năm Nghệ - Sương L’Amour với
Dũng Ba lém, Minh Samasa. Sau vài tháng “chiến tranh”, Lâm Chín ngón
đành ngậm ngùi chạy trối chết khỏi Vũng Tàu để giữ mạng sống và “giữ
tiếng trên giang hồ”.
Hai
năm sau, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra quân xóa sổ nạn bảo kê
lộng hành trên các cảng cá. Minh Samasa và nhiều tên trong đám tài phiệt
cùng nhau vào tù trả giá cho những tội lỗi mà chúng đã gây ra. ở ngoài,
thấy địch thủ đã yếu hẳn, Lâm Chín ngón lại rắp ranh quay lại độc chiếm
cảng cá Vũng Tàu.
Nhưng,
vợ chồng Đức Năm Nghệ, Sương L’Amout vẫn chưa bị pháp luật sờ gáy. Được
đám tài phiệt cảng cá đánh động và cầu cứu, Đức Năm Nghệ bắn tin:
- Nếu Lâm Chín ngón mò xuống Vũng Tàu, mạng sống của y và gia đình sẽ không được bảo đảm!
Thấy
trước không chơi lại “đám dữ” mới “sủi tăm” nhưng đầy hung hãn và không
hề biết nể nang, Lâm Chín ngón đành tạm bằng lòng với vị trí ông chủ
quán thịt chó. Lâm không hề hé môi với bất kỳ ai về chuyện còn định quay
lại nắm cảng cá hay không.
* * *
Mọi
chuyện tưởng chừng đã yên, bất ngờ tai vạ bỗng chụp lên đầu Lâm Chín
ngón. Khoảng 8 giờ tối ngày 14.7.1999, Lâm chở vợ và đứa con trai 6 tuổi
đi ăn tối tại quán Lồi ở cư xá Bắc Hải, quận 10. Khi anh ta vừa dựng xe
cho vợ con bước xuống thì bất ngờ, một tên thanh niên không rõ mặt nhảy
xổ ra tạt thẳng vào mặt Lâm một ca đầy acid sunfuric đậm đặc sau đó vứt
chiếc ca nhựa, tót ngay lên yên sau một xe máy chờ sẵn bên kia đường
chạy mất. Hét lên một tiếng, Lâm ngã xuống mặt đường quằn quại.
Trận
đòn thù không rõ lai lịch quá hiểm ác. Tay giang hồ một thời tác oai
tác quái bị cháy và biến dạng toàn bộ khuôn mặt, hai tai rụng, mũi rụng,
cằm chảy ra dính chặt vào ngực. Hai mí mắt cũng chảy ra dính vào nhau,
bịt kín con mắt. Sau nhiều tháng chạy chữa với nhiều lần phẫu thuật, lột
toàn bộ da mông, da đùi đắp lên mặt, Lâm Chín ngón mới tạm hồi phục
nhưng khuôn mặt vẫn bị biến dạng khủng khiếp. Hai mắt Lâm gần như lòa
hẳn. Nhiều lần phẫu thuật, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy mới tạm mở được
cho Lâm hai hốc mắt nhỏ xíu. Mỗi lần lấy ngón tay ấn lên từ hai hố mắt
đã lòa, những giọt nước đục như nước gạo lại ứa ra.
Dù
vậy, Lâm Chín ngón vẫn không cho vợ con, gia đình thưa, báo công an.
Chúng tôi đã nhiền lần gặng hỏi, Lâm Chín ngón vẫn lắc đầu quầy quậy,
không hé một lời về việc ai đã xuống tay hạ gục mình, cũng một mực không
cho biết anh ta có nghi hay không nghi ai là thủ phạm, dù theo suy đoán
của chúng tôi, có vẻ như Lâm biết rất rõ kẻ đã ra lệnh xuống tay. Trước
sau, Lâm chỉ một mực cho rằng, tai vạ hôm nay chính là nghiệp chướng mà
anh ta đã vay thì phải trả. Thậm chí, anh ta cho rằng kẻ hại mình còn
“nhân đạo”, không hề đụng đến vợ con Lâm, để cho họ rời khỏi xe một
khoảng rồi mới ra tay nên chỉ mỗi một mình Lâm bị hại.
* * *
Thật
ra, Lâm Chín ngón biết rất rõ ai là kẻ đã tổ chức tạt acid hủy hoại anh
ta nhưng vì lo sợ và vì thiếu chứng cớ nên Lâm không dám đứng ra tố
cáo, chỉ cắn răng chịu đựng. Ngày 12.12.2001, Năm Cam bị tóm cổ. Hai
ngày sau, khi thông tin về vụ bắt giữ Năm Cam đã được khẳng định rộng
rãi trên báo chí, Lâm Chín ngón đã lập tức tìm đến cơ quan công an và
một số tờ báo để tố cáo: chính Năm Cam là kẻ chủ mưu vụ tạt acid. Đến
lúc đó, toàn bộ sự thật mới được phơi bày.
Năm
1988, Lâm Chín ngón được trả tự do sau hơn 20 năm bị trói buộc trong
vòng lao lý. Biết Lâm là kẻ nhiều lần vào tù ra tội, chiến tích, uy tín
giang hồ khá lẫy lừng, Năm Cam đã tìm tới tận nhà thăm hỏi, cho tiền,
mục đích là để lấy lòng và dựa dẫm, lợi dụng uy thế của Lâm để dằn mặt
các băng nhóm, đồng thời để tránh rước thêm một địch thủ thuộc loại dữ
dằn.
Tiếp
đó, Lâm lấy vợ, sinh con, cuộc sống không mấy dư dả. Để mua chuộc Lâm,
Năm Cam đã ra lệnh cho Mười Đen, một tay dưới trướng hiện đang có một
cửa hàng điện tử trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, phải nhường cho
Lâm một phần hùn trị giá hai lượng vàng tại cửa hàng này. Gọi là hùn, kỳ
thực Lâm Chín ngón không phải góp vốn lấy một xu, nhưng hàng tháng Mười
đen vẫn phải chia lời cho Lâm đúng theo tỉ lệ của người có hai lượng
vàng góp vốn. Trên danh nghĩa, Năm Cam là người chịu trách nhiệm góp vốn
cho phần hùn này để giúp Lâm. Nhưng, với “anh Năm” thì “bố bảo” Mười
đen cũng không dám từ chối hay đòi hỏi phần góp.
Được
vài tháng, Lâm Chín ngón nảy máu tham, không xì tiền ra nhưng vẫn đòi
hỏi Mười đen phải... nâng tỉ lệ phần hùn cho anh ta. Đòi hỏi quá quắt
của Lâm Chín ngón đã khiến mâu thuẫn nảy sinh. Năm Cam phải đứng ra can
thiệp, bắt Mười đen phải... trả lại cho Lâm Chín ngón hai lượng vàng đã
“góp vốn”. Cầm số vàng này, Lâm Chín ngón về quận 10 mua bán thuốc Tây,
kỳ thực là bảo kê khu chợ tân dược đường Lý Thường Kiệt.
Trong
khi đó, Năm Cam lại tiếp tục hùn vốn với Muời đen, Tư râu và Chín Cam -
một cán bộ thoái hóa, biến chất - thuê mặt bằng tại số 49 Huỳnh Thúc
Kháng, mở lại một cửa hàng điện tử khác. Cửa hàng này làm ăn khá phát
đạt, lại khiến máu sân si của Lâm Chín ngón nổi lên. Lâm lại mò đến, bảo
Mười đen:
- Tao muốn hùn vốn vô tiệm này, mày tính sao thì tính!
Không cam chịu thiệt hai lần, Mười đen nổi đóa:
- Anh đừng quá quắt. Chỗ tôi làm ăn, đâu phải cái chợ đâu mà hễ anh nói vô là vô, ra thì ra?
Bị
từ chối, Lâm Chín ngón nổi khùng đập vỡ bảng hiệu của Mười đen. Điên
tiết, Nghĩa, con trai Mười đen vác dao xông ra, định ăn thua đủ với
“thằng già bố láo”. Nghe tin, Năm Cam vội vã lao tới dàn hoà, tránh xảy
ra một cuộc đối đầu toé lửa với tay anh chị hết thời nhưng còn số má.
Sự xuất hiện của Năm Cam đã lên dây cót tinh thần cho Mười đen. Tay này không kiêng dè gì nữa, chỉ mặt Lâm Chín ngón cảnh cáo:
-
Tiệm này là của anh Năm, muốn hùn hạp gì thì anh cứ nói với ảnh. Anh
Năm đồng ý thì cho anh hùn, không đồng ý thì anh biến, đừng đến đây gây
sự nữa.
Bị
từ chối và dằn mặt, Lâm Chín ngón nổi điên. Nhưng nhắm đánh nhau với cả
đám không lại. Lâm chỉ còn nước réo Năm Cam chửi đổng cho bõ ghét:
-
Năm Cam là cái chó gì. Nó là thằng cờ bạc, tù tội, oai đếch gì mà tụi
mày tôn sùng, dựa hơi. Coi chừng, cà chớn thì có ngày tao đập tiệm, Năm,
Bảy gì có ngon ra mà chơi.
Bị xúc phạm, nhưng là con cáo già, Năm Cam không phản ứng lại nửa câu, chỉ găm mối hận Lâm Chín ngón lại trong lòng.
Nghề
bảo kê, buôn bán thuốc Tây ở chợ Trời quận 10 bùng phát được ít lâu thì
xẹp, Lâm Chín ngón nghe lời rủ rê, mời mọc của đám Minh Samasa - Dũng
Ba lém xuống Vũng Tàu bảo kê các cảng cá. Trong số các đầu nậu bị Lâm
Chín ngón, Minh Samasa dằn mặt tranh mua ép bán có Ba Thế, tức Nguyễn
Hữu Thế Trạch, chủ vựa cá chợ Cầu Ông Lãnh, quận 1, xuất thân là một
kiện tướng bơi lội. Trạch chuyên mua cá từ nguồn của các tàu Kiên Giang.
Dưới áp lực của đám xã hội đen do Lâm Chín ngón chỉ huy, Trạch liên tục
phải đóng “hụi chết”, mỗi chuyến tàu phải mất năm đến bay triệu, thậm
chí ba mươi triệu mới đưa được xe đông lạnh ra khỏi cảng. Đã vậy, lắm
lúc Lâm Chín ngón, theo yêu cầu của Dũng Ba lém, Minh Samasa còn tự ý
nâng giá mua, khiến nhiều chuyến Trạch thiệt hại nặng, có khi tới hai,
ba ngàn đồng một kilôgam cá. Để
thoát khỏi tình trạng này, Trạch đã bàn bạc với mẹ vợ là bà Nguyễn Thị
Mai tìm cách thương lượng với Lâm Chín ngón để điều đình. Biết Lâm Chín
ngón có nhà ở quận 10, là một giang hồ thứ dữ của đất Sài Gòn, mẹ con
Nguyễn Hữu Thế Trạch đã đem lễ đến nhờ Năm Cam nói chuyện với Lâm Chín
ngón giúp và được “ông trùm” nể mặt nhận lời.
“Tiên
lễ hậu binh”, một mặt kích động, chia rẽ Lâm Chín ngón với đám Minh
Samasa - Dũng Ba lém, lại xúi giục vợ chồng sát thủ Đức Năm Nghệ - Sương
L’Amour xuống Vũng Tàu gây sự với Lâm Chín ngón, mặt khác Năm Cam lại
xách rượu tìm đến nhà Lâm Chín ngón tại quận 10 để nói chuyện thiệt hơn.
Vào nhà, Năm Cam bảo Lâm Chín ngón:
- Nguồn cá của thằng Ba Thế là nguồn cung cấp cho
vựa Cầu Ông Lãnh. Ở đó, anh em giang hồ đông lắm. Anh ép thằng Trạch
tức là đá bể nồi cơm của anh em, lỡ lớn chuyện ra thì phiền lắm đó.
Cả
hai đều xuất thân từ khu Cầu Ông Lãnh (Chợ Cầu Muối), Lâm Chín ngón là
đàn em cật ruột của Đại Cathay, xếp sòng từ thuở xa xưa của nguyên khu
chợ vựa, trong khi Năm Cam là em rể Bảy Si, ông trùm sòng bạc khu Da
Heo, từng hùn hạp nhận Đại Cathay làm bảo kê, cho nên Lâm Chín ngón biết
Năm Cam nói thật. Một mình đối đầu với toàn bộ giang hồ chợ Cầu Muối là
điều hoàn toàn dại dột không nên. Dù không ưa Năm Cam, nhưng thấy “ông
trùm” đã nhún mình xuống nước tìm đến tận nhà nên Lâm Chín ngón cũng tỏ
ra nể mặt. Lâm nói với Năm Cam:
- Thôi được, chuyện đó Năm để tôi bàn với chú Trạch sau.
Một
tuần sau cuộc nói chuyện này, một cuộc nhậu tưng bừng đã được tổ chức
tại nhà hàng Thùy Dương ở Vũng Tàu. Chủ tiệc là Nguyễn Hữu Thế Trạch và
bà Mai, người mời là Lâm Chín Ngón, trong khi khách là đầy đủ bộ sậu
giang hồ của thành phố cảng, có thêm cả cặp vợ chồng sát thủ Đức Năm
Nghệ - Sương L’Amour từ thành phố Hồ Chí Minh xuống. Vào tiệc, Lâm Chín
ngón chuyển lại cho giang hồ đất cảng nguyên văn lời cảnh báo của Năm
Cam:
- Cá của Ba Thế là nguồn cung cấp cho chợ Cầu Muối. Ở đó có nhiều giang hồ sống lắm...
Dĩ
nhiên đã là yêu cầu của Năm Cam thì đám giang hồ Vũng Tàu không thể làm
ngơ. Chúng chấp nhận buông tha, giải phóng nguồn hàng cho Nguyễn Hữu
Thế Trạch.
Chỉ
sau đó vài tháng, thân cô thế lụi, Lâm Chín ngón đã bị đám giang hồ mới
đánh bật khỏi Vũng Tàu khi có ý định tách khỏi Minh Samasa - Dũng Ba
lém để ra riêng. Chạy trối chết vì chơi không lại, Lâm Chín ngón lại đâm
ra hậm hực, nghi có bàn tay Năm Cam thò vào trong chuyện Lâm bị truất
ngôi. Về thành phố Hồ Chí Minh, đi đâu Lâm cũng rêu rao thoá mạ, công
khai chửi bới, coi thường uy thế của Năm Cam.
Có
lần, vào năm 1998, Lâm chủ động mời Năm Cam đến một nhà hàng trên đường
Trần Hưng Đạo, quận 5. Khi thấy Năm Cam bước vào, những tên thuộc hàng
đàn em của Lâm Chín ngón đang ngồi trong bàn đều nhất loạt đứng lên chào
và cầm ly đến gặp “anh Năm” mời mọc, quên khuấy mất “chủ nhân ông” của
cuộc ăn nhậu là Lâm Chín Ngón. Không nhịn được, Lâm Chín ngón gầm lên:
-
Thằng Năm Cam là cái đếch gì mà tụi bay phải bợ đỡ. Tao coi nó là cái
đinh. Đ.M, thằng nào quị luỵ Năm Cam thì đừng coi tao là đàn anh nữa!
Vô cớ bị Lâm Chín ngón chửi bới, hạ nhục, mặt Năm Cam tái dại đi. Nhưng, cái đầu cáo già vẫn lạnh, Năm Cam đứng lên:
- Anh Lâm say rồi! Tôi cũng hơi mệt, thôi anh em ngồi chơi, tôi về trước.
Nói
xong Năm Cam bỏ về ngay. Máu yêng hùng lấp mất trí khôn, Lâm Chín ngón
không hề biết rằng bằng những lời nhục mạ Năm Cam, anh ta đã tự biến
mình thành cái gai cần nhổ trong mắt tay gá bạc ốm yếu ho hen nhưng đầy
quyền lực, máu lạnh và đầy nham hiểm.
* * *
Ngoài mặt vẫn thơn thớt nói cười, nhưng trong bụng, Năm Cam đã bầm gan tím ruột, bắt đầu tìm kế trừng trị Lâm Chín ngón.
Thế
nhưng, làm được điều đó không dễ. Lâu la dưới trướng, Năm Cam không
thiếu. Đám Cu Nhứt, Bình Kiểm, Nghĩa Mười đen... đều thuộc loại dữ dằn
và sẵn sàng “phục vụ anh Năm”. Lâm Chín ngón tuy to khoẻ nhưng dù sao
cũng chỉ là “hổ dữ về già”, chơi tay đôi chưa chắc những thằng sát thủ
mới nổi phải kiêng dè. Ngặt một nỗi, Lâm Chín ngón dù sao cũng đã
có thời lừng lẫy, thuộc hàng đàn anh có số, đám sát thủ mới nổi ít
nhiều cũng nể mặt, chưa chắc đã chịu động thủ. Bề hội đồng, trải đệm
cũng không ăn thua, vì nếu có diệt được một Lâm Chín ngón, Năm Cam cũng
mang tiếng đắc thời hiếp kẻ thất thời, không khéo lại chọc giận hàng
loạt “sói già” khác để chúng quay lại “bề hội đồng” thì khó ăn khó nói
và cũng khó đỡ.
Suy
đi tính lại, Năm Cam quyết định chơi trò “ném đá giấu tay”. Kẻ được ủy
thác thực hiện là Vũ Hoàng Dung, tức Dung “Hà”, quái nữ đất cảng Hải
Phòng. ít nhiều, Dung Hà cũng đã nhiều lần được Năm Cam cưu mang, giúp
đỡ tiền bạc trong những ngày hàn vi, vừa ra tù, công ty cờ bạc Kiến An
(Hải Phòng) đã vỡ, thằng bồ Hùng cốm đã bị bắn và đàn anh, đàn em thì
tan tác mỗi đứa một phương. Sử dụng Dung Hà, Năm Cam đắc lợi nhiều mặt.
Thứ nhất, giang hồ Bắc là những sát thủ máu lạnh, dám chơi tới cùng và
sẵn sàng xài “hàng nóng” (súng). Về mặt này, Dung Hà vốn đã khét tiếng.
Trước khi vào tù, chính y thị là kẻ đứng ra tổ chức một cuộc tấn công
qui mô, kéo rốc hàng chục sát thủ từ Hải Phòng đổ bộ lên Hà Nội chém tơi
tả một loạt đàn em của cả Phúc Bồ lẫn Khánh Trắng, đúng vào giai đoạn
cực thịnh của hai trùm này. Thứ hai, vì là giang hồ Bắc nên Dung Hà cóc
thèm biết đến tiếng tăm của Lâm Chín ngón, bảo chơi là chơi sát ván. Lỡ
có đổ bể, đàn em của y thị sẵn sàng cao chạy xa bay, Lâm Chín ngón khó
mà lần ra manh mối để trả thù.
Tính
toán đâu vào đó xong xuôi, ngày 11.7.1999, Năm Cam cho gọi Dung Hà đến
nhà riêng. Nghe Năm Cam gọi, Dung Hà đã sai một tên đàn em là Quân
“béo”, tức Nguyễn Duy Quân chở mình đến ngay. Tại nhà riêng số 107/38
Trương Định, quận 3, Năm Cam kể cho Dung Hà nghe chi tiết toàn bộ những
mâu thuẫn giữa ông trùm với Lâm Chín ngón và đưa ra đề nghị:
- Cô xỉa cho nó vài dao, làm sao cho nó thân bại danh liệt không ngồi dậy nổi nữa.
Dung Hà cười lạt:
-
Muốn dằn mặt, cần gì làm vậy. Để em cho nó một ca acid, khủng khiếp hơn
nhiều. Mình diệt một thằng nhưng cả trăm đứa khác phải ớn, đó mới là
thượng sách.
Năm
Cam đồng ý. Y gọi ngay đứa cháu là Nguyễn Văn Thọ (Thọ Đại úy) đến, bắt
Thọ đi mua acid về cho Dung Hà thử và đưa đường cho Quân béo, Dung Hà
lên quận 10 để nhận mặt Lâm Chín ngón. Lần thứ nhất, acid Thọ mua về bị
nữ quái chê loãng. Thọ lại phải chạy thêm lần nữa, đem về một can acid
đậm đặc, Dung Hà mới đồng ý, sai Quân béo đem về nhà ở đường Bùi Thị
Xuân cất.
Ba ngày sau, đêm 14.7.1999, Lâm Chín ngón vĩnh viễn trở thành người tàn phế.
Hơn
một năm sau, 0 giờ 25 phút ngày 2.10.2000, đến lượt Dung Hà bị bắn chết
trong khi thủ phạm vụ tạt acid Lâm Chín ngón vẫn chưa bị phát giác.
Không
ai khác, bật đèn xanh hạ thủ Vũ Hoàng Dung lại vẫn chính là Năm Cam.
Trò ném đá giấu tay, Năm Cam thực hiện khá hoàn hảo. Tất cả chỉ bị phanh
phui vào hơn một năm sau nữa, khi Năm Cam và hàng chục con, cháu, rể,
đàn em lần lượt dắt nhau vào trại giam.
Sau
tai nạn, Lâm Chín ngón trở thành một con người khác hẳn: không nói,
không cười, suốt nhiều năm qua chỉ ở lì trong một căn nhà nhỏ mà ngoài
vợ con, Lâm không hề cho ai biết địa chỉ (trừ tôi - người viết bài này).
Khi chúng tôi đến thăm, anh ta chỉ một mực bảo rằng, cuộc đời Lâm Chín
ngón coi như đã hết, chỉ “nhờ ơn trên phù hộ cho vợ con được lành lặn và
yên ổn”. Kể từ nay, Lâm Chín ngón không còn tồn tại nữa, đúng hơn, trên
giang hồ không còn hiện hữu cái tên Lâm Chín ngón. Lâm không hề có ý
định sẽ trả thù theo kiểu ân oán giang hồ.
Tôi
biết, lần này Lâm Chín ngón nói thật, bởi có muốn khác đi, anh ta cũng
không còn đủ sức. Con đường giang hồ là thế, một con đường trải đầy tội
ác, bước vào thì dễ nhưng không hề có đường ra. Tiếc thay, Lâm Chín ngón
chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn, đã trở thành một kẻ tàn phế mù
lòa. Trong khi đó, hiện vẫn còn không ít kẻ - đặc biệt là trong giới
thanh thiếu niên vẫn đang tấp tểnh làm dân chơi, đang lăm le nhảy vào
cuộc sống giang hồ đầy tội ác. Với bài viết này, chúng tôi muốn vẽ lại
bộ mặt thật ghê tởm của thế giới tàn bạo và đầy tội ác đó, một thế giới
đang có nguy cơ phình ra theo sự mọc lên như nấm của quán bar, vũ
trường, rượu, gái và ma túy. Hy vọng những kẻ đang rắp ranh ấy, khi đọc
bài viết này sẽ tự rút được cho mình bài học quí, để tránh xa con đường
từ dân chơi đến giang hồ, con đường đầy tội ác cần phải ngăn chặn và
loại trừ.
Nguồn: Người của giang hồ. Truyện ký của Nguyễn Hồng Lam. NXB Công an nhân dân, 2004, tái bản 2006.