KIẾP GIANG HỒ 168

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Số Phận TƯ MẮT – Đại Ca Quân Tử Nhất SÀI GÒN, Màn Đối Đầu Với Quân PHÁP Khiến Giới Giang Hồ Kính Nể
Số Phận TƯ MẮT – Đại Ca Quân Tử Nhất SÀI GÒN, Màn Đối Đầu Với Quân PHÁP Khiến Giới Giang Hồ Kính Nể Nhiều giai thoại để lại cho đến ngày nay vẫn tôn sùng giang hồ Tư Mắt là anh hùng. Chuyện nhân vật này thống lĩnh thế giới ngầm, bảo kê cả khu chợ đầu mối tại Sài Gòn-Gia Định thì ai cũng rõ nhưng điều lạ là nhiều người luôn dành cho Tư Mắt những lời khen từ đáy lòng 

Sài thành kim cổ ký: Tư Mắt, gã giang hồ đánh Tây, phá khám cứu chí sĩ

Tư Mắt, giới giang hồ gọi là Tư đại ca, tên thật là Nguyễn Phát Trước là trùm du đãng vùng Sài Gòn – Chợ Lớn một thời. Năm 1916, ông là người chỉ huy cuộc phá khám Lớn Sài Gòn để giải cứu Phan Xích Long - thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp.
Cách đây hơn 100 năm, Sài Gòn – Gia Định xuất hiện nhiều giang hồ nổi danh vì hành hiệp trượng nghĩa, trong đó có Tư Mắt. Ông được miêu tả là người có dáng mập lùn, râu vuốt sáp như trái ấu và có đến 3 vợ. Tư Mắt dù xuất thân là chủ một tiệm tóc nhưng lại là tay giang hồ nắm hầu hết địa bàn ở Sài Gòn. Tư Mắt có thể chiếm lĩnh một khu vực lớn như vậy là do đối đãi với đàn em rất tốt, thường cướp nhà giàu chia cho nhà nghèo. Khi ấy, Tư Mắt có hàng trăm thuộc hạ ở khu Chợ Lớn, cầu Muối, chợ Bến Thành...
Chợ Cầu Muối. Ảnh: Pháp Luật Plus
Học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa thuật rằng, với đám đàn em không tiền, gã cho tiền. Người nào không có áo, đại ca cho áo; thậm chí khi bị tù thì có người nuôi ăn, cung cấp thuốc, bánh. Nhưng khi Tư Mắt cần dùng tới thì việc gì cũng phải tuân, chết sống không kể thân. Tư Mắt đi đến tỉnh nào, xứ nào là em út rần rần, đứa theo ủng hộ, đứa đến trình diện bái nghinh đại ca. Tư Mắt bước vào quán nước nào thì người khác hội nên lui chân, hàng em út tha hồ gọi bánh, gọi mì vì đã có đại ca bao trả. Nhưng phải nhớ "ăn của anh Tư thì sau này có việc chớ so đo cùng anh Tư"! Lính tráng kiêng dè nể mặt, cò bót miệng ngậm sáp cũng làm lơ. Lệnh truy nã đã ra mà không có ai dám ra tay, vì không khéo có ngày mang thẹo, ăn dao của hàng em út anh Tư.
Trong sách Phong trào Đông Du ở miền Nam của Trần Văn Rạng có viết, Tư Mắt rất ngưỡng mộ ông Lê Văn Trung, người tham gia phong trào Đông Du ở miền Nam. Ông Trung cũng chính là người đã đặt biệt danh Tư Mắt cho Nguyễn Phát Trước với lời giải thích, “mỗi người chỉ có hai con mắt mà Trước có tới bốn mắt”, ám chỉ người sáng dạ, lẹ tay nhanh chân chạy thoát mọi cuộc bố ráp của lính Tây.
Năm 1913, Nam Kỳ xôn xao về vụ chính quyền bảo hộ bắt Phan Xích Long - người kêu gọi dân chúng đánh Tây khôi phục nước Nam - rồi giam ở khám Lớn Sài Gòn. Gã giang hồ muốn phá khám cứu minh chúa nhưng ông Trung khuyên không nên động thủ vì còn có hoàng thân Cường Để (cùng Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du) sắp xếp mọi việc.
Chí sĩ này sau đó gợi ý cho Tư Mắt gạt bỏ những du côn cướp giật, lập một hội kín bao gồm các anh em tốt. Hội này mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh quanh Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm thu hút giới nông dân và coi họ là thành phần nòng cốt. Nghe lời ông Trung, Tư Mắt xây dựng hội kín trong 3 năm. Ngày 14/2/1916 thành viên hội ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa... bí mật kéo về ẩn mình trong thành phố. Rạng sáng ngày 15/2/1916, khoảng 300 người đi thuyền đến chợ cầu Ông Lãnh rồi kéo đến cột cờ Thủ Ngữ, giương cờ đề 3 chữ lớn Phan Xích Long. Tất cả đều đem theo giáo mác, vận quần trắng, áo đen, khăn trắng quấn cổ, hẹn tập trung tại Khám lớn Sài Gòn. Tác giả Trần Văn Rạng kể: Trên đường tiến vào trung tâm thành phố, họ xung đột với cảnh sát, vài người chết. Và khi đứng trước khám Lớn, thì hô to "cứu đại ca", "giết Tây" làm náo động cả thành phố. Lính gác trong các đồn canh xả súng bắn liên hồi, nhưng đoàn người cứ tiến. Đoàn người mỗi lúc bị thương và chết càng nhiều... Như thế, việc phá khám Lớn Sài Gòn thất bại.
Tư Mắt sau đó bị bắt và khép tội "gia nhập hội kín ám trợ Cường Để" nhưng chỉ kêu án vài năm rồi thả nhằm xoa dịu phong trào chống Pháp đang lên cao ở Nam Kỳ. Sau này, Tư Mắt vào chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) tụng kinh, không muốn can dự vào chuyện giang hồ nữa. Ông tham gia đạo Cao đài, thụ nhiều chức sắc cao. Năm 1929, ông qua đời trong một vụ cháy nổ, kết thúc cuộc đời nhiều sóng gió.
NAM AN

'Giải mã' những biệt danh trong giới giang hồ

(Đời sống) - Năm Cao, một giang hồ lừng danh Nha Trang thời Mỹ, khi gặp mặt ai cũng té ngửa.

Gã cao chưa đến 1m55… có danh Năm Cao là do thuở còn trẻ đi bán cao dán ở bến xe chợ Đầm.
Hỗn danh giang hồ từ Bắc chí Nam...
Đại tá Nguyễn Kim Tây, Liên đoàn trưởng Biệt động quân tổng trừ bị quân đội Sài Gòn, trong chuyến hành quân sang Campuchia quyết định tìm lấy một vệ sĩ "ngon" theo cách tướng cao bồi Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta xuống tận các tiểu đoàn trực thuộc và sau một hồi kén cá chọn canh, bèn chỉ ngay chóc Hiển Ly.
Với gương mặt ma chê quỷ hờn, sẹo chằng chịt và có vẻ nhanh nhẹn, Hiển Ly theo "ông thầy" ra trận. Ngay ngày đầu tiên, loạt đạn pháo 130 ly nã vào bộ chỉ huy, tất cả đều nháo nhào tìm chỗ trốn. Dứt trận pháo, Đại tá Tây không thấy ông vệ sĩ "ngon" của mình đâu. Tìm mãi mới bắt gặp Hiển Ly trong giao thông hào, run như con thằn lằn vừa đứt đuôi.
Khi được chất vấn, tay giang hồ Phú Lâm có gương mặt cỡ Bảy Viễn gặp cũng chẳng dám nhìn thẳng… cho biết: Biệt danh Hiển Ly có từ năm 13 tuổi. Một ngày đẹp trời nọ, trong xóm có đám đánh nhau, cậu bé Hiển núp sau cây cột nhà để xem cho tỏ trường náo nhiệt. Nào ngờ một cái ly quên địa chỉ, bay thẳng vào mặt, sinh hậu quả trầm trọng. Ngoài ra, Hiển vốn dĩ vào lính để làm oai trong xóm, chẳng gan dạ máu me gì!
Thọ Đại úy, con Tư Sẩm, cháu ruột Năm Cam, chưa hề có một ngày khoác áo lính. Biệt danh "Đại-úy" ra đời từ hẻm 148 Tôn Đản, khi Thọ còn là thằng nhóc vắt mũi chưa sạch. Với lỗ tai giảo (vảnh) nhất xóm, lũ trẻ trứng gà trứng vịt bèn lấy nhân vật phản diện trong vở cải lương "Tìm lại cuộc đời" là Đại úy Gian Thành Giảo đặt cho Thọ. Gọi dài khó nhớ, thế là gọi tắt thành Thọ đại úy!
Hiệp Phò mã lại là một kiểu khác. Khi còn là một anh chàng cà lơ phất phơ theo bố vợ bán sơn ở cầu Calmet, bạn bè đem chuyện "mơ làm hoàng đế giang hồ" của ông Năm ra chế giễu, bèn phong chức "phò mã" cho Hiệp. Nhưng nếu gọi Hiệp bằng biệt danh này trước mặt Năm Cam, khó tránh khỏi việc ông trùm khó chịu, tai họa khó lường!
AMH
AMH
Tèo Búa, một giang hồ gốc thủy quân lục chiến ở khu ngã ba Ông Tạ, đàn em Sơn Đảo, có chữ Búa gắn vào tên là do chuyên lận búa Tomahawk, loại búa chiến chuyên dùng của dân da đỏ Apache trong quân đội Mỹ, đi chém lộn. Tên thật Phạm Văn Nữ của Tèo Búa không được dùng vì… mềm quá.
Tâm Cá voi, một sát thủ nhứt nhì của Luông Điếc và Năm Cam, tên thật là Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1961 ở hẻm 100 Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh, có hỗn danh chỉ vì hình xăm con cá voi tổ bố ngay bụng. Hài hước hơn, gã còn xăm một mạng nhện ở vành tai và một đầu cọp ở… lưỡi!
Thu Chuột, một chị hai giang hồ có số ở Bình Thạnh thì xăm một bầy chuột từ cẳng chân lên tận… phía trên, nên trở thành biệt danh.
Trang Chùa, con Luông Điếc - Hà Trề thì biệt danh xuất phát từ một lần đi chơi về khuya bị Luông Điếc cạo đầu chùa. Thế là thành danh!
Hùng Inox, luôn che giấu sự thật trắng trợn của biệt danh. Khi được hỏi về chữ Inox kèm tên, Hùng vỗ bụng: Bụng lót inox, hàng này bao đâm! Nghe hoành tráng thật. Nhưng hỏi lại, giang hồ bằng hữu lâu năm của Hùng, thì chúng chỉ trề môi: Nó nhát thít! Gọi là inox vì nó hà tiện… Vậy thôi!
Nam Hề, một giang hồ dữ dằn ở Sài thành, có biệt danh lạ như thế chỉ vì… gặp mặt lần đầu, hiểu ngay tắp lự! Gương mặt của gã chẳng khác gì gã Hề trong phim Batman! Không cười mới lạ…
Một câu chuyện thành danh khác, hơi xưa nhưng khá buồn cười. Ai cũng nghe đến Sơn Đảo của thập niên 70 ở Tân Bình. Tên thật của y là Vũ Đình Khánh, gốc Hà Nội, gọi theo xóm Cầu Sạn là Sơn. Một hôm Sơn cùng Sơn Méo quịt tiền taxi từ quận 1 về xóm, do tinh nghịch,bị một tốp Thanh niên Bài trừ Du đãng (Nguyễn Cao Kỳ lập ra) bắt, ra tòa với tội danh gán ghép "gian nhân hiệp đảng" tương tự loại hình hoạt động tội phạm có tổ chức bây giờ, tống ra Côn Đảo với mức án 5 năm tù.
Sau khi về, hào quang đi đảo gắn vào tên Sơn. Thế là quy tụ được giang hồ ngã ba Ông Tạ. Cộng thêm sự ủng hộ của Thiếu tá Đường nhảy dù, Sơn Đảo nhanh chóng trở thành cộm cán nhất nhì Sài Gòn... dẫn đến cái chết lãng nhách do va chạm với Phạm Bá Y, tức Y Cà lết khu Xóm Đạo Nguyễn Bá Tòng.
Rim Ba, một quái xế lừng danh ở khu Vườn Xoài - Phú Nhuận, có biệt danh vì… nổ! Số là, khi ngồi với bạn bè, y khoe vừa ăn được một con Dream III, lúc đó chỉ có Dream II là xịn nhất. Lúc đầu bạn bè tin sái cổ, và chờ xem mặt mũi chiếc xe huyền thoại Dream III. Sau vài năm, kho bom của y bị phá sản. Tên Rim Ba ra đời, quen thuộc đến mức chẳng ai nhớ nổi tên thật của y.
Năm Cao, một giang hồ lừng danh Nha Trang thời Mỹ, khi gặp mặt bèn té ngửa! Gã cao chưa đến 1m55… danh Năm Cao là do thuở còn trẻ đi bán cao dán ở bến xe chợ Đầm.
Khác với giang hồ miệt trong, giang hồ miệt ngoài đa số có hỗn danh do ghép tên cha hoặc mẹ mà thành. Nhưng đương nhiên, không phải tay giang hồ nào cũng có hỗn danh theo cách… truyền thống ấy.
Thắng Bà Dậu, là con bà Dậu, sau nhiều năm bị gọi trại đi trở thành Thắng Tài Dậu. Dung Hà, Dũng Hồ, Thành Trân, Hải Bánh… đều theo môtíp này. Nhưng cũng có những biệt danh phải đổ máu mới có. Tịnh Què, một giang hồ Hải Phòng thuộc vào loại sừng sỏ, gốc Thanh Hóa bị dân quân bắt khi đi ăn trộm, chống trả quyết liệt trước khi thúc thủ đã bị chém trúng chân, thế là què!
Tương tự trong Nam có Trung Mặt Quỷ, bị úp hỏa tốc (bao nylon nấu chảy), gương mặt biến dạng thành danh.
Kim Hỏa Lò, thành danh trong Nam tuy gốc Hà Nội, thì do gán ghép. Gã chưa từng biết đến trại giam Hỏa Lò nhưng khi vào Sài Gòn cứ tự xưng đã từng tù tội ngoài Bắc. Giang hồ trong Nam bèn tương luôn hai chữ Hỏa Lò vào tên của Kim cho phân biệt và dễ nhớ.
Lâm Hổ, một giang hồ khét tiếng thời Hòa Củi, Linh Gù… xăm con cọp trước ngực. Vào trại Phú Sơn, rồi chuyển đến Ba Sao, Kim Bảng, đã quá già. Cọp nhăn nheo theo thời gian, bọn giang hồ kin kin (mới lớn) bèn gọi luôn là Lâm Mèo Già!
Lắm khi, hỗn danh cũng nói lên đẳng cấp và tính tình. Với nhiều mức độ khác nhau, những từ Rồ, Hấp, Hâm, Chập, Điên… đều nói lên tính điên, bất chấp tất cả. Khánh Rồ, Hải Hấp, Vượng Hâm, Thắng Chập, Bờ Điên (Lê Văn Bờ)… là trường hợp này.
Lâm Già, Sơn Tóc Bạc, Dũng Hồ… 3 tay đàn anh thuộc tay tổ chiếu trên của Cu Lý, Cu Nên, Dung Hà… ở Hải Phòng, có biệt danh từ ngoại hình.
Cung Củ Đậu, một đại úy công binh quân đội Sài Gòn, bạn thân Nguyễn Cao Kỳ… xuất thân cùng băng Chemise Noir (Sơ Mi Đen) khét tiếng Trường Bưởi, đã thành danh nhờ chọi đá vào đầu đối phương. Ba năm võ Tầu không bằng một chầu củ đậu!
Thiện Chọi, có danh trong giới giang hồ Hà Nội vì Trung tá Xuyên, Giám thị Trưởng trại Nam Hà, Ba Sao, thuở thập niên 80, đã gọi thằng nhóc lì lợm cứng đầu này là "đồ gà chọi"!
Biệt hiệu, hỗn danh, biệt danh… giang hồ hết sức tùy tiện và đều có nguyên thủy khá hài hước, nên khi tìm hiểu về chúng, mọi người không khỏi bất ngờ. Nhưng giang hồ lắm chuyện, tránh sao khỏi sự thêu dệt?
Những tay giang hồ ngớ ngẩn...
Năm Vĩnh, một giang hồ thứ thiệt khác, vốn là bạn thân của Tài Ba Đô… Một hôm, đụng độ với giang hồ chùa Miên (khu Trần Quốc Thảo) Tài hẹn "trải đệm" ở góc Ngô Thời Nhiệm, quận 3. Giờ chót, Tài không đến… Năm Vĩnh tức khí: "Để đó tao tính!". Chính vì câu nói này mà sau đó đã… mang đến cho Năm Vĩnh một bản án tù 20 năm vì tội giết người. Và khi vào trại giam Z30A, y không còn một ai thân thuộc đến thăm, kể cả "thằng bạn thân" Tài Ba Đô!
Ngọc Man ở quận 5, giang hồ gọi là ăn trộm thành tinh. Một hôm đi nhập nha ở Bình Thạnh. Xúi quẩy, chủ nhà gặp bằng hữu lâu năm mời về nhà chơi. Canh me hoài, gia chủ vẫn thức trò chuyện, Ngọc thiếp đi trên mái tôn ngáy như bò rống và thức dậy trong trụ sở Công an phường.
Tám Răng Vàng, một giang hồ khoác áo lính của vùng cổng xe lửa số 6 (Phú Nhuận) đi cùng lũ bạn vào quán cà phê Uất Kim Hương ở Buôn Ma Thuột. Các loại lính đánh nhau, ném ra một quả lựu đạn M26 lăn lông lốc trước mặt Tám. Cả bàn theo phản xạ, lăn xuống đất chờ tiếng nổ kinh hoàng. Riêng Tám vẫn ngồi yên trên ghế không thèm nhúc nhích. Sau khi xử lý trái lựu đạn, cả bọn trầm trồ khen đại ca bản lĩnh. Đến lúc đó Tám mới lắp bắp: "Tao hoảng quá, không nhúc nhích nổi, bọn mày giúp tao với!... Cứu! Cứu!".
Chôm Chôm, một cao thủ nhập nha khác, đi ăn trộm ở khu cư xá Tự Do. Khi vào nhà vắng chủ, chưa kịp khua khoắng gì, chủ bất chợt trở về. Gã hoảng quá chui vào chiếc tủ quần áo để ẩn nấp. Gã cũng không hiểu sao chiếc tủ trống trơn. Sau một lúc gia chủ huyên thuyên với vài thanh niên lực lưỡng, chiếc tủ được khiêng lên xe ba gác.
Ngạc nhiên vì chủ nhà bán chiếc tủ quá nặng, nặng trên mức cần thiết, cả nhóm khuân vác quyết định mở tủ xem. Thế là Chôm Chôm chuyển từ “chiếc tủ” nhỏ sang chiếc tủ lớn hơn xây từ thời Pháp thuộc: Khám Chí Hòa!
Ngớ ngẩn nhất trong các loại giang hồ ngớ ngẩn là Ngô Văn Cái, tức Woòng Cái. Mang danh của Tứ Đại Thiên Vương Đại Tỳ Cái Thế, nhưng ông ta quyết định rửa tay gác kiếm, vĩnh viễn rời bỏ giang hồ đa sự. Trở về khu Lê Lai, dù sống kiếp vỉa hè nhưng ông ta vẫn có được chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai.
Một ngày nọ, 4 tên nhóc ác đến tìm, nhờ anh Cái chở giùm ít vải từ chợ Bến Thành qua quận 4 huyền thoại. Trên đường đi, công an chặn. Đến lúc đó Woòng Cái mới bật ngửa khi biết được số vải ấy do cạy sạp mà có. Ôm mức án 2 năm tù vì tội đồng phạm trộm cắp trở về, Ngô Văn Cái quyết định chỉ chở loại khách có ngoại hình và lý lịch tử tế!
Rồi những chuyện thanh toán sặc mùi phim xã hội đen Hồng Kông, đôi khi xuất phát từ những điều ngớ ngẩn đến mức chỉ được nhận ra khi đối tượng đã xộ khám và nạn nhân đã vào bệnh viện.
Huệ Sầu Đời, một giang hồ thú dữ ở quận 10, bạn nối khố của cọp dữ Phương Khùng, bị bằng hữu Cu Nhứt thách đâm tay bo khi đã cột tay bằng khăn rằn, loại hình phổ biến ở trại giam Đồng Hòa và Bố Lá, chỉ vì thấy ngồi lù lù một đống, hổng ưa!
Hạnh Nhí, con Năm Em khét tiếng thời giang hồ lộn xộn, một hôm đi giật đồng hồ ở rạp Hưng Đạo. Khi nạn nhân giằng lại và thêm vài người can thiệp, Hạnh nổi khùng rút dao đâm bừa. Thế là miệt mài suốt 20 năm trên trại Gia Trung chỉ vì… thuận tay!
Đang nhậu vui vẻ, Hùng Xào nổi máu yêng hùng đòi dẹp quán của Chương Còm, Phú Nhuận. Dù vẫn gọi Hùng Xào là anh nhưng Chương không thể bỏ qua. Vài phút sau, Hùng Xào nằm một đống trên vũng máu. Lưng bị chém đến độ rúm ró cả người. Một con cọp Tân Bình suýt mất mạng chỉ vì gọi bia mà quán mang ra chậm…
Một vụ hài hước hơn là chuyện của V. trại hòm. Khi Thành Lùn, một giang hồ lâu năm, trở về từ trại giam sau khi đã chung đủ mức án 20 năm, V. đã hơi có chút máu mặt. Mỗi lần tụ tập ăn nhậu ở quận 7, V. hết sức khó chịu khi Thành luôn cho mình là "nhóc con".
Chịu hết xiết, V. nhờ thêm một trợ thủ vốn sống lang thang bụi đời từ bé ở quận 4 sang. Cả hai canh me đại ca Thành Lùn suốt mấy ngày. Phát hiện Thành đang ở khu bến đò Tân Thuận, cả 2 lao vào đâm đại ca. Thành quýnh quáng chặn được dao, giật lấy. Kết quả V. bị đâm 2 nhát, gã bụi đời chiến hữu không còn cơ hội lang thang sau khi bị đâm vài nhát chí tử! Thành Lùn bỏ trốn, trên mình không một vết trầy xước…
Một đại ca Hải Phòng khác vào lập nghiệp tại TPHCM từ những năm 90 đã suýt mất mạng chỉ vì đãng trí. Gã lên quận 12 chơi với vài tên đàn em đang ăn nên làm ra. Sau chầu nhậu bí tỉ đủ để trở thành con ruột Ngọc Hoàng, gã và đám đàn em cà khịa với thanh niên địa phương.
Dù phe ta ít hơn nhưng gã và nhóm đàn em vẫn chủ động tấn công. Bị vây quá rát, gã thò tay vào bụng móc "hàng nóng" ra thị uy. Hỡi ôi, gã để quên ở nhà! Thế là cả bọn tả tơi với trận đòn mang tính dạy dỗ của các du đãng nông dân có cánh tay to hơn bắp đùi giang hồ Hải Phòng!
Đỉnh cao trí tuệ của sự ngớ ngẩn, theo giang hồ bình bầu lại thuộc về nhân vật khá nổi tiếng: K.A. Với mộng làm chị hai giang hồ, ngay cả khi anh Năm còn là ông trùm, K.A. ra sức thu phục những tay giang hồ khét tiếng. Nghe đồn về Hùng Xào, ai cũng xào một chảo, không biết ngán ngại ai, K.A. quyết định đầu tư.
Cu Nhứt đưa Hùng Xào đến diện kiến K.A. trong một ngày vui vẻ. Hùng Xào đã tự khép cánh đại bàng một thời gian khá dài sau sự cố bị Chương Còm chém te tua, bằng nghề mua bán chó thịt cho hàng loạt tiệm cầy tơ. K.A. đưa cho Hùng Xào 20.000 USD để làm vốn phát triển mạng lưới cờ bạc. Nhận xong tiền, Hùng Xào ra sức phát triển mạng lưới cờ bạc mà K.A. hằng mong mỏi bằng cách nướng sạch 20.000 USD vào sòng bạc người khác.
Điên tiết, K.A. cho người đi tìm để nói chuyện phải quấy với Hùng Xào. Nhưng hỡi ôi, giang hồ trốn nợ giang hồ, có trời mà tìm… Thế là toi luôn số tiền nhờ giang hồ đi tìm Hùng Xào. Đã vậy, thông qua hệ thống thông tin liên lạc của giới giang hồ hết sức nhanh chóng và chính xác, Hùng Xào bắn tin: sẽ luộc K.A khi có dịp!
Dũng Nhị Tỳ, một giang hồ hùng cứ chợ Xã Tài (chợ Phú Nhuận) có thêm biệt danh Dũng Vịt hơi lạ, liên quan đến vụ trốn trại ngớ ngẩn của mình.
Sau khi đã vượt thoát thành công 3 lớp rào, 2 lớp tường và bắt đầu mơ về nơi xa lắm, Dũng chợt… đói bụng. Quay lại khu chăn nuôi của trại, Dũng bắt một con vịt rồi vào rừng tìm cách nướng. Sau khi căng bụng, Dũng đi lạc lòng vòng suốt 2 ngày trong cánh rừng chồi sát bờ sông Sài Gòn và quyết định nhắm hướng trại giam để quay về.
Gã tin rằng, về lại trại giam, ít nhất cũng không đến nỗi chết vì đói khát nếu đi lạc trong rừng. May mắn thay, lần này Dũng nhắm hướng khá chính xác. Sau khi trình diện, Dũng xin một bữa no nê rồi tiếp tục thụ hình cho an toàn. Hỗn danh Dũng Vịt ra đời từ đó!
Bình Râu, một tay giang hồ có tầm cỡ, mất mạng vì… tiểu đường! Khi đang là chồng hờ của người đẹp K.A., gã rất chịu đụng chạm dù hết sức nhát gan và vô cùng dở hơi. Một hôm đi nhậu về, dựng xe vào lề đường tìm chỗ giải quyết nỗi buồn, Bình khó chịu khi chỗ thích hợp nhất đang bị một gã thanh niên chiếm lĩnh. Chửi thề vài câu, Bình dọa đánh gã thanh niên.
Gã thanh niên lẳng lặng bỏ đi. Được thế, Bình chửi đổng vài câu rồi bắt đầu cho việc xả trút. Bất ngờ gã thanh niên quay lại cùng cả chục tên đồng bọn. Chỉ bằng vũ khí thời thượng cổ là tay, chân gạch đá… bọn thanh niên này tiễn luôn Bình Râu về xứ khác! Trong đám ma Bình Râu, khi được hỏi về nguyên nhân mất mạng của gã, câu trả lời hết sức ngắn gọn: bị chết do… tiểu đường!
Hoàng Bộ Đội, một giang hồ chuyên đóng giả bộ đội vùng Đệ Nhứt Khách Sạn thuở trước, bị một trận ra trò chỉ vì quên mất mình đang ở đâu và mình là ai.
Gã được tha về nguyên quán. Sau một thời gian đi làm thuê cho bọn buôn gỗ lậu tận Bù Đốp với tên gọi mới là Hoàng Búa (đóng giả búa Kiểm Lâm), gã quyết định… tu.
Chạy xe ôm tại Bình Long một thời gian, Hoàng bèn xin bảo vệ cho một nơi karaoke đầy phức tạp. Băng xe ôm trúng mánh, xuống chỗ Hoàng đang bảo vệ để nhậu. Nhậu vào hơi lưng tưng, nhóm xe ôm bèn quậy cho thêm phần hào hứng. Hoàng ra can thiệp một cách dở hơi là vỗ ngực: Tao là Hoàng Bộ Đội đây, tù tội như cơm bữa! Men bia đã giúp băng xe ôm bớt ngán ngại, bèn bu vào nện cho Hoàng một trận ra trò… Cọp dữ, xe ôm với nhân lực cỡ đó cũng chẳng coi ra gì, huống hồ là cọp… giấy!
Hoàng buồn tình bỏ nghề, rủ 2 tay giang hồ gốc ruộng tham gia một phi vụ kinh hoàng: trộm kho bạc của huyện!
Khi vào được bên trong kho bạc bằng cửa lưới thông hơi phía sau, Hoàng mò mẫm trong bóng tối và chuyển ra ngoài một bao bạc căng cứng. Cả bọn mừng rỡ vì trúng mánh, kéo nhau ra bãi đất trống gần bến xe để chia chác. Than ôi, do trời tối nên Hoàng đã vác ra một bao bạc toàn tiền mệnh giá nhỏ! Rốt cuộc đếm đi đếm lại, cả 3 chỉ chia cho nhau không quá 10 triệu đồng. Hai hôm sau, cả bọn bị bắt vì không đủ tiền đi trốn! Trong trại giam, cả bọn chửi nhau như mổ bò vì chuyện ngớ ngẩn của Hoàng Bộ Đội khi đột nhập kho bạc thành công mà vác ra một bao tiền lẻ!
Giang hồ... Yêu!
Sáu Ba Vạn yêu một gã giang hồ có ngoại hình không mấy hấp dẫn nhưng bù lại khá nhanh nhạy trong các phi vụ trộm cắp. Sau một thời gian, gã chồng bị rớt khi khổ chủ khôn hơn gã nghĩ. Sau khi chồng bị bắt, Sáu đi thăm nuôi hết sức đều đặn cho đến khi ra tòa. Mức án 4 năm không dài với bất kỳ ai nhưng với Sáu thì quá dài để nuôi con và chờ đợi.
Thế là Sáu cặp luôn với gã bạn của chồng cho dễ, khỏi phải đi tìm kiếm và tìm hiểu. Gã chồng mới tiếp tục nuôi Sáu, nuôi con của Sáu và nuôi cả chồng cũ của Sáu! Khi gã chồng mới rớt, chồng cũ cũng vừa mãn hạn tù, Sáu và chồng cũ tiếp tục mối lương duyên như chưa từng có gì vướng mắc.
Và ngoài việc tiếp tục có trách nhiệm với gia đình, gã chồng cũ vẫn lòn tiền cho Sáu đi thăm nuôi thằng bạn cũ và cũng là tình địch! Và hài hước hơn khi cả chồng cũ lẫn chồng mới đều hội ngộ trong trại giam Đồng Phú! Sáu nuôi con không nổi, bèn tìm luôn một gã chồng mới hơn, cũng từ nhóm bạn của cả hai chồng cũ!
Chặt cua là khuất bóng, qua cầu rút ván, gài thêm trái lựu đạn… là chuyện thường ngày của giới giang hồ.
H. về làm vợ Phước Nhám do đứa em là Tí Bụi Đời mai mối. Phước quyết tâm làm lại cuộc đời, trở thành người tử tế. Về thuê nhà ở khu vực chùa Bà Đầm, Phú Nhuận, Phước cắt đứt toàn bộ mối dây liên hệ với giang hồ. Kinh qua hàng loạt nghề ngỗng khác nhau, kể cả buôn đồ phế liệu, cuối cùng Phước ngừng lại ở nghề buôn bán băng, đĩa ca nhạc.
Nhưng đã là cái nghiệp quả là không dễ dứt bỏ. Minh Nẫu bị Chó Đen đâm chết tại hẻm Quốc Thanh vì khai báo toàn bộ băng nhóm. Cả bọn lần lượt xộ khám. Út Dẹp, chiến hữu của Phước, cũng nhập kho khu BC Chí Hòa trong đợt này. Phước bị bắt gần như cuối cùng.
Thoạt đầu, H. đi thăm nuôi khá thường xuyên và tử tế. Sau hơn một năm lịch đều đặn hàng tuần, đột ngột cầu thăm nuôi bị cắt. Phước nhờ đủ mọi người tìm cách liên lạc với vợ để hiểu tình hình. Thông qua một chiến hữu ở gần nhà, Phước tá hỏa khi nghe tin H. đã lấy chồng khác và chồng mới của H. là một người không xa lạ gì với Phước! Ngay sau khi nhận được tin sét đánh, tâm tính Phước thay đổi hẳn. Gã hung dữ và tàn ác hơn bất kỳ ai.
Gây ra hàng loạt vụ đâm chém, đánh nhau với bạn tù, Phước bị cách ly vào khu I. Một buổi sáng, phạm nhân dọn vệ sinh phát hiện ra Phước đã chết do cắt động mạch ở cổ tay bằng đót thuốc lá đốt và mài bén… Tình yêu đã giúp Phước trở về cuộc sống của một người lương thiện và cũng chính sự sụp đổ của tình yêu ấy đã phá hủy, giết chết Phước…
Tình yêu của trai tứ chiếng gái giang hồ thường hết sức chóng vánh. Từ khâu có để ý, tìm hiểu, sống với nhau như vợ chồng… đôi khi chỉ trong một ngày!
Mỹ Chà, có biệt danh như vậy chẳng phải do lai… Chà, mà bởi thành tích "chà đồ nhôm" đã gắn luôn với tên của Mỹ. Thoạt đầu, bước chân vào chốn giang hồ đầy tai ương bất trắc, Mỹ Chà chọn Tuấn Sốt Rét khu bệnh viện Gia Định để trao thân gởi phận. Cả 2 cùng xộ khám một lượt do vụ giết người. Với vai trò đồng phạm, Mỹ cũng thụ hình án ở Bố Lá. Mối tình vợ chồng của Tuấn Sốt Rét và Mỹ vẫn tiếp tục dù cách nhau 2 dãy hàng rào trại T40. Tuấn bị điều chuyển đi trại Tống Lê Chân, Mỹ ở lại Bố Lá.
Sau khi được trả tự do, toàn bộ giang hồ Bình Thạnh đều té ngửa khi thấy Mỹ Chà có chồng mới là Vũ Bình, một gã nghiện xì ke dặt dẹo.
Mối tình tưởng là bền vững của Tuấn tan như bọt xà phòng…
Theo Công an Nhân dân

Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 22/11/2018

"Khoảng chục năm trước, tôi đố cậu dám bước chân vào Mả Lạng", chú Đức - một người dân sống lâu năm ở khu Mả Lạng cười nói với tôi.

"Nhất quận Tư nhì khu Mả Lạng" - câu nói nổi tiếng một thời của người Sài Gòn mỗi khi nhắc đến những địa điểm mà chỉ nghe tên đã sợ tái mặt. Nếu quận Tư nổi tiếng với những tay giang hồ khét tiếng, thì Mả Lạng là một thế giới ngầm của những cái chết trắng.
Chú Đức - một người dân sống lâu năm ở Mả Lạng cười bảo: "Khoảng chục năm trước, tôi đố cậu dám bước chân vào Mả Lạng".
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 1.
Mả Lạng trước đây mệnh danh là đất dữ của Sài Gòn.
Từ khu nghĩa trang đến xóm giang hồ khét tiếng Sài thành
Những năm gần đây việc ra vào Mả Lạng đã "dễ thở" hơn trước rất nhiều. Men theo những con hẻm chật chội, tối đen tôi tìm đến gặp một người đàn ông được người dân giới thiệu là am hiểu tường tận về vùng đất dữ này - ông Tý trầu.
Từ rất lâu rồi ông Tý vẫn giữ thói quen ăn trầu như một cách mà ông gìn giữ ký ức, niềm nở kể cho tôi nghe về lịch sử của Mả Lạng: "Trước đây tôi theo cha từ Tiền Giang lên Sài Gòn để sinh sống, thời bấy giờ nơi này còn là nghĩa trang của nhà thờ. Người ta lấy miếng ván bắt ngang từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác để làm thành cái chòi che nắng che mưa, từ đó ở đây được gọi là Mả Lạng, nghĩa là ở từ mả này lạng qua mả kia".
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 2.
Ông Tý trầu - người đã có hơn 60 năm sống ở Mả Lạng.
Mả Lạng vốn là một khu đất nhỏ nằm trong vành đai 4 tuyến đường Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Trần Đình Xu - Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP.HCM) trước đây là nghĩa trang, chỉ lác đác vài hộ dân sinh sống.
Đến năm 1975, sau một trận pháo kích nơi đây cháy rụi, chính quyền thành phố vận động người dân đi xây dựng đời sống tại các vùng kinh tế mới. Tuy nhiên vì điều kiện sống tại các vùng kinh tế mới khá khắc nghiệt, nên vào những năm 1977-1978, người dân lại ùn ùn kéo nhau về Sài Gòn, họ sống lay lắt ở các vỉa hè khu vực trung tâm. Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền thành phố đã chọn khu đất tại Mả Lạng để dựng lên những lán trại bằng vách bồ (tấm phên tre) rồi đưa người dân về ổn định cuộc sống, kể từ đó nơi này được gọi là khu kinh tế mới Mả Lạng.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 3.
Mả Lạng trước đây là khu nghĩa trang.
Lúc mới về ổn định, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn từ điện nước sinh hoạt, đến những nhu cầu tối thiểu như vệ sinh hàng ngày. Khu đất vốn chật hẹp nay lại càng bức bối, tối tăm. Đa phần người dân đều là người vô gia cư, không có nghề nghiệp ổn định vì vậy rất dễ sa ngã.
Vào những năm cuối thế kỷ 20 ở Mả Lạng có đến 80% người dân làm nghề buôn bán heroin. Ông Tý trầu mô tả: "Người ta bán ma tuý mà nhộn nhịp như chợ 30 tết. Đông đen luôn. Nhà nào cũng bán, trẻ con người lớn gì cũng biết, người ta hít heroin, chích xì ke giữa ban ngày ban mặt, không ngán ai".
Ma túy trở thành nguồn cơn của bóng đen bao trùm lên Mả Lạng, người ta sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để thỏa mãn cơn nghiện và ra tù vào trại gần như là chuyện quá đỗi bình thường.
Thời điểm này gần như 24/24 đều có dân quân gác liên tục ở đầu mỗi con hẻm quản lý việc ra vào, tình hình dần dần được cải thiện theo thời gian...
Tình người ở Mả Lạng
Cô Thuý kể: "Ngày đó đi ra đường kêu xe ôm chỉ dám kêu chở về Quốc Thanh, chứ nói chở về Mả Lạng là không ông xe ôm nào dám đi". Đại danh Mả Lạng đã trở thành cơn ám ảnh của biết bao con người.
Mãi đến năm 2005 các tệ nạn được xoá sạch, đời sống người dân mới từng bước được cải thiện. Tuy nhiên số lượng hộ nghèo ở Mả Lạng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao do hệ quả của những năm tháng trở thành điểm đen về ma tuý. Theo thống kê thì vào những năm 2005-2006 toàn khu vực có 400 hộ dân trong đó có đến 268 hộ thuộc diện hộ nghèo.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 4.
Đa số người dân thuộc diện hộ nghèo.
Nhiều gia đình khó khăn buộc phải cắt đôi cắt ba căn nhà của mình ra để bán, nhà vốn chỉ có 4x6 m2, 3x5 m2, đã nhỏ nay lại càng tí hon. Nhiều căn chỉ còn 6-8 m2, cá biệt có những căn chỉ vỏn vẹn 4m2. Gia đình 2-3 thế hệ, hàng chục con người sinh hoạt trong một không gian vỏn vẹn vài mét vuông thế nên nấu nướng hay làm việc đôi khi phải đem ra đường.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 5.
Nhà quá nhỏ nên các hoạt động đều đem ra đường.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 6.
Từ nấu nướng...
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 7.
... Đến thờ cúng.
Dẫu khốn khó nhưng điều quý nhất ở Mả Lạng là tình người. Khi giông bão qua đi, mọi thứ đều lùi về dĩ vãng chỉ còn tình người ở lại. Cô Nga tâm sự: "Ở đây là xóm lao động, không giống ngoài phố đâu, toàn người nghèo với nhau nên thương nhau lắm. Hồi năm ngoái con của bà Ngân chết vì ung thư, trong túi bà không còn 1 đồng, xóm giềng ai cũng nghèo nhưng vẫn góp mỗi người một ít để lo đám ma. Người ta lá lành đùm là rách, còn ở đây thì lá rách đùm lá nát...".
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 8.
Nhiều ngôi nhà không đủ chỗ để đặt một tấm nệm ngủ.
Hay như hoàn cảnh của bà cụ 63 tuổi sống neo đơn ngày ngày được chị hàng xóm tên Mai đem cơm nước qua cho, thăm nom mỗi ngày. Chị Mai chia sẻ: "Trước đây bà còn mạnh thì đi bán vé số được, giờ tuổi cao mà bệnh nhiều quá, nên không làm được gì. Thà mình không biết, chứ ngay trước mắt mình sao mà ngó lơ được. Bà lớn rồi ăn cũng không bao nhiêu, chủ yếu là sức khoẻ, ở một mình lỡ có chuyện gì làm sao tự lo liệu được".
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 9.
Bà cụ neo đơn sống trong căn nhà chưa đầy 6 m2.
Mấy hôm rằm hay lễ, những nhà khá giả chút xíu hùn tiền lại nấu nồi bún, chảo mỳ rồi chia ra cho mỗi nhà một ít lấy thảo. Ông bà mình vẫn thường nói: Bán họ hàng xa mua láng giềng gần, quả thật chẳng trật tí nào. Giữa vùng đất dữ, tình người vẫn cứ hiền hoà.
Tiếng đàn réo rắc giữa muôn trùng tối tăm
"Siêu ổ chuột" là cụm từ mà người ta dùng để mô tả khu Mả Lạng, thế nhưng những năm gần đầy đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã cải thiện hơn rất nhiều. Khách lần đầu đến thăm Mả Lạng có thể cảm thấy e ngại nhưng khi bước chân vào con hẻm, mọi thứ diễn ra trước mắt lại dịu dàng đến lạ. Có thể bắt đầu từ chuyện chú gửi xe ở đầu con hẻm luôn cười sảng khoái và xua tay “không cần lấy thẻ xe đâu” khiến người ta có chút lo lắng nhưng sau đó lại mỉm cười thở phào khi đã “biết luật”. Ở đây, người ta cư xử với nhau nghĩa khí hơn nhiều so với một chiếc thẻ đánh số làm vật bảo đảm.
Mấy ngày nay, con hẻm Mả Lạng chật chội tấp nập người ra vào, không khí rộn ràng lan toả từ nhà này sang nhà kia vì sự xuất hiện của một “vị khách” mới.
“Mỗi tháng tôi tốn cỡ 100.000 mua nước bình về cho cả nhà uống, loại lạ hoắc không có thương hiệu mà từ nay khác rồi, được uống nước lọc ngay tại vòi. Nước ngon lắm!” - Chú Tám không giấu được niềm vui trên gương mặt chỉ tay về hệ thống máy lọc nước mới được lắp ngay giữa con hẻm.
Cả khu phố phấn khởi vì được tặng hệ thống máy lọc nước hiện đại, lọc trực tiếp từ đường ống nước thành phố với công suất lọc lên đến 1.000 lít mỗi giờ, hơn 20.000 lít một ngày, phục vụ cho cả khu phố với 480 hộ dân, hơn 1.800 cư dân.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 10.
Hệ thống máy lọc nước được cấp miễn phí cho người dân.
Hệ thống máy lọc nước Daikiosan là món quà ý nghĩa nằm trong chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh của Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh Đại Việt tặng cho người dân Mả Lạng, phối hợp cùng phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 và Công ty cấp nước TP. HCM.
Bà Ngô Lan Chi (Giám đốc chiến lược Công ty Đại Việt) chia sẻ: “Chúng tôi thực hiện chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh với sứ mệnh của người khai nhịp. Hy vọng ý nghĩa nhân văn của chương trình sẽ được cộng đồng bắt nhịp, cùng nhau loan tin, và đưa Ngày Nước Tái Sinh đến rất nhiều nơi đang cần. Khu dân cư Mả Lạng là điểm khởi đầu chiến dịch. Chúng tôi tin rằng, khi nguồn nước được tái tạo, là lúc cuộc sống được tái sinh”.
Hệ thống được lắp đặt và bảo trì hoàn toàn miễn phí. Trong 3 tháng đầu, Daikiosan tài trợ toàn bộ tiền điện nước cho cả khu phố. Từ tháng thứ 4, hộ dân nơi đây sẽ cùng góp tiền điện nước để duy trì và chung tay bảo quản tài sản chung.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 11.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 12.
Chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh đem đến niềm vui mới cho người dân.
Những dòng nước lành đã làm dịu dàng mảnh đất hằn sâu bao thăng trầm, như tiếng đàn piano du dương mà tôi đã từng được nghe trong căn nhà u ám của ông Tư mù ở Mả Lạng. "Cuộc sống là vậy, suy nghĩ nhiều làm gì cho nặng đầu. Buồn cũng không giải quyết được gì. Vậy hãy cứ vui nếu mình có thể" - ông Tư chỉ vào chiếc piano và cho biết nó là người bạn thân của ông những lúc vui buồn.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 13.
Ông Tư mù thuộc diện khó khăn nhất xóm nhưng lúc nào cũng lạc quan, yêu cuộc sống.
Ông cụ thuộc diện khó khăn nhất xóm, nay đã 69 tuổi nhưng mỗi ngày đều phải lang bạt khắp thành phố bán nhang. Ông Tư hay rất nhiều con người đang sống ở Mả Lạng dẫu cuộc sống có cơ cực, điều kiện sống có thiếu thốn, nhưng họ chưa bao giờ thôi hy vọng về những điều tốt đẹp. “Chỉ cần chúng ta sống tử tế với nhau, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao...”.
Xóm giang hồ Mả Lạng: Dòng nước lành tái sinh “vùng đất dữ” - Ảnh 14.
Người ta luôn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.
Chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh với thông điệp: “Khi nguồn nước được tái tạo là lúc cuộc sống được tái sinh” bắt đầu từ Mả Lạng và sẽ được triển khai toàn quốc từ cuối năm 2018, năm 2019 và xa hơn nữa dựa vào sự gợi ý công tâm của cộng đồng. Bạn đọc có thể theo dõi chiến dịch Ngày Nước Tái Sinh tại đây và tham gia chia sẻ những điểm cũng đang “khát nước” góp phần lan toả chương trình.
Ảnh: Hữu Nghĩa.

Bí mật chưa từng hé lộ về giang hồ Sài Gòn trước 1975

20/4/2013 07:53 UTC+7
Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi.
Khăm Chay lảo đảo vài bước rồi đổ gục xuống nền buồng giam. Từ đó, cọp rằn Khăm Chay lặn mất tăm.
Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
Diện mạo giang hồ thời Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, giang hồ miền Nam phần lớn là những tá điền “dốt đặc cán mai”, một chữ bẻ đôi không biết, chịu không nổi ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào, ác bá bèn bỏ xứ đi làm trộm cướp, y như nhân vật thầy giáo Hai Thành trong vở cải lương Đời cô Lựu.
Những nông dân tay lấm, chân bùn này trôi dạt lên Sài Gòn - Chợ Lớn sống lang thang ven kênh rạch, bến xe thổ mộ, nhà ga… Ban ngày, họ nai lưng làm cu-li. Tối đến, họ cởi áo bôi mặt nhọ nồi, lận mã tấu trong cạp quần hành nghề “đạo tặc”.
Lãnh địa giới giang hồ hùng cứ vào những năm 20 - 30 thế kỷ trước là Chợ Lớn, Lăng Ông - Bà Chiểu, Xóm Thuốc (Gò Vấp), bến phà Thủ Thiêm, cầu Sắt (Đa Kao) và bến xe Lục tỉnh. Nét đặc biệt của giang hồ đầu thế kỷ 20 so với du đãng bây giờ chính là bản lĩnh. Tay anh chị nào cũng võ nghệ đầy mình, không giỏi quyền cước thì đừng hòng trụ vững ở cái thế giới “lắm người, nhiều ma” này.
Khi có chuyện phải "đối thoại" với nhau bằng dao búa, họ không bao giờ ỷ lại vào lực lượng hùng hậu để “đánh hội đồng” theo kiểu “ruồi bu cùi bắp” như đám choai choai bây giờ mà sẵn sàng chơi "bặc-co" tay đôi “một chọi một”. Có thể kể đến cuộc đụng độ của Bảy Viễn với Mười Trí, quyền sư Mai Thái Hòa so tài với gã giang hồ Tư Ngang tại “hãng phân” Khánh Hội (Q.4), “thầy ngải” Nguyễn Nhiều bẻ lọi tay trùm du đãng khu lò heo Gia Định - Phillip - ở cầu Sơn (Thị Nghè)…
Giang hồ xưa tuy nghèo chữ nghĩa nhưng giàu chữ “tín”, cư xử với nhau rất “nghĩa khí”, bởi thế mới sinh ra từ “điệu nghệ” do từ “đạo nghĩa” đọc trại ra. Thời kỳ này, giang hồ Sài Gòn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nhân vật trong các pho truyện “Tàu” được bán khắp các bến xe do nhà in Tín Đức Thư Xã ấn hành.
Thực tế cho thấy, không ít tay du đãng sừng sỏ từng lấy biệt danh là Võ Tòng, La Thành, Đơn Hùng Tín, Tiểu Lý Quảng, Triệu Tử Long, Đông Phương Sóc… như là một thứ “danh thiếp”nhằm khẳng định tên tuổi trong chốn giang hồ.
Bí mật chưa từng hé lộ về giang hồ Sài Gòn trước 1975
Giang hồ người Hoa vùng Chợ Lớn đội lốt đoàn lân.
Những cuộc “long tranh, hổ đấu”
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng trong võ lâm giang hồ vẫn tồn tại 2 câu chuyện thuộc vào hàng “điển tích”. Câu chuyện thứ nhất xảy ra vào năm 1936, trùm du đãng Bảy Viễn bị đày ra đảo Côn Lôn vì can tội cướp tiệm vàng. Tại đây, hắn bị biệt giam tại phòng 5 và đã đụng độ tên cọp rằn ác ôn người Miên tên Khăm Chay - một tướng cướp trên núi Tà Lơn. Tên này võ nghệ cao cường, có luyện “gồng Trà Kha”, được chúa đảo Bouvier đỡ đầu với chính sách dùng tù Miên trị tù Việt.
Trong cuộc so tài, Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi, gãy răng, máu tuôn xối xả, tràn cả vào mồm. Khăm Chay lảo đảo vài bước rồi đổ gục xuống nền buồng giam. Từ đó, cọp rằn Khăm Chay lặn mất tăm. Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
Câu chuyện thứ 2 là khi thủ lĩnh Bình Xuyên - Ba Dương - đề nghị Sáu Cường ủy lạo gạo, tiền nuôi binh đánh Tây. Gã anh chị có chân to như “chân voi” (hai bàn chân Sáu Cường chiều dài hơn 3 tấc) đã dõng dạc tuyên bố: “Nếu Ba Dương chịu nổi một cước của Sáu Cường này thì muốn bao nhiêu gạo cũng được”. Ba Dương chấp nhận. Trận thư hùng diễn ra tại bến xe An Đông.
Khi Ba Dương đến, đám thuộc hạ của Sáu Cường đồng loạt cười ồ bởi ngoại hình tay thủ lĩnh lực lượng quân đội Bình Xuyên quá “mỏng cơm”. Nhưng sau khi Sáu Cường xuất chiêu mới biết là mình đã lầm.
Để khắc chế cú đá nặng ngàn cân của đối phương, thân hình Ba Dương luồn lách uyển chuyển như con rắn, dùng “xà tấn” lòn thấp người tránh né đồng thời dùng “hạc quyền” khẽ chạm vào hạ bộ của “thần cước” Sáu Cường. Liên tục 3 cú đá mạnh và nhanh như điện mà Sáu Cường tung ra, đối thủ đều né tránh tài tình. Cùng lúc, Ba Dương 3 lần dùng tuyệt kỹ võ hạc “mổ” nhẹ vào “của quý” Sáu Cường, dụng ý chỉ nhằm cảnh cáo.
Biết mình đã lỡ đụng nhằm cao thủ, trùm giang hồ bến xe An Đông lập tức dừng đòn, nghiêng người cúi đầu đưa hai tay cung kính bái phục Ba Dương như một hiệp khách bại trận và tất nhiên giao kèo trước đó được hai tay anh chị thực thi chóng vánh. Không hề có chuyện Sáu Cường giở trò chơi dơ “lật kèo” ỷ nhiều đánh ít, mặc dù Ba Dương đến bến xe An Đông “phó hội” đơn thân độc mã, tay không tấc sắt.
Bí mật chưa từng hé lộ về giang hồ Sài Gòn trước 1975
Giang hồ khu Cầu Muối (Sài Gòn) thập niên 1950.
"Cao bồi" xuất hiện
Sau khi chế độ Diệm - Nhu bị đảo chính và triệt hạ, giang hồ theo kiểu “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” coi như xóa sổ. Cho đến những năm đầu 60, khi trào lưu “Làn Sóng Mới” (Le Nouvel Vague) từ phương Tây đổ bộ lên “Hòn ngọc Viễn Đông”, một số tay anh chị bắt đầu xuất hiện trở lại và chia nhau hùng cứ những khu vực manh mún ở Sài Gòn.
Cụm từ “hippy choai choai” do báo chí Sài Gòn đặt, ám chỉ lớp người trẻ ăn mặc theo kiểu cao bồi miền viễn Tây Texas (Hoa Kỳ) cưỡi ngựa chăn bò với quần jean, áo sơmi ca rô sọc to xanh đỏ, giày ống cao gót, tóc dài phủ gáy, phóng xe máy Sachs như điên trên đường phố, miệng phì phèo thuốc lá Salem. Ban ngày, các "cao bồi" này “ngồi đồng” ở các quán cà phê nhạc ngoại quốc trên đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
Tối đến, họ “đóng đô” ở các phòng trà, vũ trường giá “bèo” như Anh Vũ, Bồng Lai, Melody, Lai Yun (Lệ Uyển), Arc En Ciel (khu Tổng Đốc Phương), ngã tư Bảy Hiền, hồ bơi Chi Lăng, Victoria (Phú Nhuận)…, sẵn sàng gây sự và đánh lộn, đập phá, đâm chém chỉ để nhằm khẳng định mình là “cao bồi” chính hiệu!
Sau cuộc chính biến lật đổ "Ngô triều" vào đầu thập niên 60, trật tự đô thị Sài Gòn trở nên hỗn độn, khó kiểm soát. Nhân cơ hội này, nhiều thành phần “cao bồi” manh nha xuất hiện, “vỗ ngực xưng tên”. Nổi trội trong giới giang hồ là những “đại ca” tên tuổi như Cà Na ở khu Tân Định (sau theo võ sư Huỳnh Tiền, đấu võ đài 8 trận toàn thắng với biệt danh Huỳnh Sơn), Bích “Pasteur”, Búp “Moderne”, Bình “thẹo”, Lộc “đen” (vua nhảy bebop), Hân “Faucauld”, Sáu “già”, Nhã “xóm chùa”…
Quận 1 - vùng đất màu mỡ trù phú - do “tứ đại thiên vương” Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản. Đám lâu la đông hàng trăm tên gồm A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” (tức Lâm “chín ngón” sau này), Lương “chột”, Hùng “đầu bò”, Việt “Parker”, Đực “đen”.
Khu vực quận 3 có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện” (nhà ở đường Nguyễn Thiện Thuật bán đồ điện gia dụng), Hùng “mặt mụn” (thủ phạm đâm chết Lâm “thợ điện” ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì sau một vụ cãi nhau vớ vẩn vì chiếc xe đạp Martin). Xuôi về quận 5 hướng chợ Nancy rồi Đại Thế Giới (chợ Soái Kình Lâm - “đèn năm ngọn”) là lãnh địa của những trùm giang hồ người Hoa như Tín Mã Nàm (Nàm Chẩy), Sú Hùng, Hổi Phoòng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài…
Bí mật chưa từng hé lộ về giang hồ Sài Gòn trước 1975
Trần Đại (Trần Quang đóng) đánh Bốn "lơ xe" (Tâm Phan đóng) trong phim Điệu ru nước mắt của đạo diễn Lê Hoàng Hoa.
Bóng hồng sát thủ
Trong giới giang hồ Sài Gòn thập niên 60 - 70 xuất hiện một “bóng hồng sát thủ”, đó là Lệ Hải - “người tình một năm” của ông trùm Đại “Cathay”. Lệ Hải xuất thân con nhà giàu có, gia giáo, trâm anh thế phiệt, cựu nữ sinh trường Marie Curie, thi đỗ tú tài I. Năm 17 tuổi, Lệ Hải đã thi lấy bằng lái ô tô, hằng đêm lướt đến các vũ trường trên chiếc Toyota Corolla màu đỏ cánh sen bóng lộn.
Là một giai nhân giàu có lại “biết chữ”, Lệ Hải không thèm cặp bồ với những tay giang hồ thô kệch võ biền mà chấp nhận làm người tình của bác sĩ Nghiệp - một thầy thuốc có ngoại hình trí thức kèm máu du đãng nổi tiếng Sài Gòn bởi luôn có mặt bên cạnh Đại “Cathay” ở các phòng trà, động hút. Sau khi đã “hoa chán, nguyệt chê” Lệ Hải, gã bác sĩ bèn “sang tay” người tình cho Đại “Cathay” trong một đêm sinh nhật thác loạn tổ chức ở phòng trà Lido trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Q.5.
“Gái giang hồ” hội ngộ “trai tứ chiếng”, vóc dáng “du đãng mang nét mặt thư sinh” của Đại “Cathay” nhanh chóng thu hút “nữ quái” đa tình. Từ sau đêm đó, Lệ Hải bỏ nhà đi “sống bụi đời” cùng Đại “Cathay” như vợ chồng. Thế nhưng, cuộc tình “sét đánh” cũng nhanh chóng vỡ tan sau một năm chăn gối mặn nồng. Lệ Hải bỏ người tình, cặp bồ với nhiều nhân vật giàu có thế lực, vừa thỏa mãn tình lại dễ moi tiền.
Với gương mặt ưa nhìn, nét đẹp thanh tú, cao ráo, trắng trẻo, lại có học thức, Lệ Hải dễ dàng dùng “mỹ nhân kế” mồi chài những ông chủ salon lắm tiền nhiều của, các dân biểu “tai to mặt lớn” hay sĩ quan tướng lĩnh Sài Gòn “vui vẻ qua đêm”. Chẳng bao lâu, Lệ Hải đã lột xác thành một nữ chúa trong giới giang hồ sau khi nhờ Đạt “ba thau” xăm trổ hình bông hồng đỏ dưới rốn và con rắn phùng mang nơi ngực trái.
Qua sự giới thiệu của “nhà văn chém mướn” Nguyễn Đình Thiều, nhà văn Nhã Ca đã hội ngộ Lệ Hải tại vũ trường Ritz và được “yêu nữ” đồng ý cho chắp bút về cuộc đời du đãng của mình. Tiểu thuyết Cô hippy lạc loài ấn hành đã gây xôn xao dư luận. Những gia đình khá giả có con gái đang độ tuổi trưởng thành đọc xong tiểu thuyết của Nhã Ca đều lo ngay ngáy, ăn ngủ không yên.
Ăn theo cuốn tiểu thuyết này, năm 1973, Lidac Film giao cho đạo diễn Lê Dân thực hiện bộ phim màu 35mm màn ảnh rộng với tựa Hoa mới nở qua sự diễn xuất của Bạch Liên, Vũ Thái Bình, Mỹ Hòa, Cát Phượng, La Thoại Tân, bà Bảy Ngọc, bà Năm Sa Đéc, Đinh Xuân Hòa… Bộ phim đã dự Liên hoan thanh niên thế giới lần 8 tổ chức tại Canada năm 1974.
Nhà thơ trẻ Văn Mạc Thảo sau một đêm “tâm sự” cùng Lệ Hải đã cảm hứng sáng tác một bài thơ, trong đó có hai câu “Ta gọi tên em là yêu nữ/ Là loài yêu mị, gái hồ ly”. Bài thơ sau đó được Ngọc Chánh (trưởng ban nhạc Shotguns) phổ nhạc với tiếng hát nam danh ca Elvis Phương: “Loài yêu nữ mang tên em…” được giới “hippy choai choai” Sài Gòn thuộc nằm lòng. Nữ văn sĩ Lệ Hằng cũng gặp Lệ Hải tìm cảm hứng sáng tác Kinh tình yêu và Bản tango cuối cùng - 2 quyển tiểu thuyết “hit” nhất trên văn đàn miền Nam năm 1973.
Tháng 4.1975, khi quân giải phóng đánh chiếm sân bay Biên Hòa, Lệ Hải vội vã cùng chồng hờ - một ông chủ salon ô tô người Hoa giàu sụ - mua tàu vượt biển di tản qua Úc rồi sau đó định cư tại Anh. Khi gã chồng Hoa kiều bất ngờ đột tử sau một đêm ân ái, Lệ Hải sống lặng lẽ, cô độc trong tòa biệt thự xa hoa, lộng lẫy, không con cái cũng chẳng có người thân, từng ngày buồn bã gặm nhắm về những tháng ngày dữ dội của thế giới du đãng Sài Gòn trong sương mù London rét buốt.
Trong các tiểu thuyết viết về thế giới du đãng của nhà văn Duyên Anh – Vũ Mộng Long xuất bản trước 1975, chỉ có 4 nhân vật là những nguyên mẫu có thật ngoài đời gồm Lê Văn Đại (tức Đại “Cathay”), Trần Thị Diễm Châu, Chương “còm” và Dũng “Đa Kao” còn những Hoàng “guitar”, Quyên “Tân Định”, Bồn “lừa”, Hưng “mập”, Danh “ná”, Vọng “ghẻ”, thằng Khoa, thằng Côn, thằng Vũ, con Thúy… là do nhà văn phịa ra bên bàn đèn thuốc phiện. Tương tự, nhân vật "Loan mắt nhung" trong tiểu thuyết cùng tên cũng do nhà văn Nguyễn Thụy Long hư cấu.

Theo Dòng Đời

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH