CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/c

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P5
  
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P6

Bi kịch của nàng công chúa "vạn người mê" nhưng lại là gián điệp Nhật Bản

Mang thân phận và dòng máu hoàng tộc Trung Quốc, nhưng số phận cuộc đời khiến nàng Cách cách trở thành tay sai cho quân đội Nhật Bản để rồi cuối cùng phải chịu kết cục thảm thương.

Kawashima Yoshiko, sinh ngày 24.5.1907 tại Bắc Kinh. Bà tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư, là con gái thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ cuối triều đại nhà Thanh.
Bà là một Cách cách của triều đại Mãn Châu và là một điệp viên của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nổi tiếng với sắc đẹp được gọi là “Hòn ngọc phương Đông”.
 bi kich cua nang cong chua "van nguoi me" nhung lai la gian diep nhat ban hinh anh 1
Yoshiko từng là một cô gái có vẻ đẹp “vạn người mê”. Ảnh: Baidu
Số phận nghiệt ngã
Ngay từ khi mới lên 4 tuổi, bà được một người Nhật Bản là Kawashima Naniwa, vốn là một điệp viên đang làm cố vấn trong triều đình Mãn Thanh, nhận làm con nuôi, vì vậy mới đổi tên Nhật là Kawashima Yoshiko.
Năm 1912, vì không cam lòng chứng kiến cảnh suy vong của triều đình nhà Thanh, Túc thân vương Thiện Kỳ đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại ngai vàng của dòng họ Ái Tân Giác La.
Trong đó có quyết định gửi toàn bộ con cái của mình ra nước ngoài với mục đích tìm kiếm những thế lực có thể dựa dẫm để khôi phục những tháng ngày huy hoàng của nhà Thanh.
Do đó, Hiển Dư theo cha nuôi về Nhật Bản và học tại Matsumoto, Nagano. Cũng kể từ đó bà bị Nhật hóa hoàn toàn. Ngoài lớp học văn hóa, bà còn được cha nuôi cho học các khóa huấn luyện về chính trị, kỹ năng quân sự, tình báo…
 bi kich cua nang cong chua "van nguoi me" nhung lai la gian diep nhat ban hinh anh 2
Yoshiko cùng người cha nuôi người Nhật Bản. Ảnh: Baidu
Chỉ ít lâu sau khi Naniwa đưa Yoshiko về Tokyo nuôi nấng thì cha đẻ của bà qua đời, vợ ông sau đó cũng tự tử theo.
Chính trong khoảng thời gian này, Naniwa bắt đầu có đầu những hành vi thú tính với con gái nuôi. Ông ta còn tuyên bố với bạn bè rằng sẽ cưới Yoshiko làm vợ. Yoshiko liên tục thể hiện sự phản kháng ra mặt.
 bi kich cua nang cong chua "van nguoi me" nhung lai la gian diep nhat ban hinh anh 3
Sau cú sốc về tâm lý, Yoshiko thay đổi hoàn toàn diện mạo. Ảnh: Baidu
Không thoát khỏi sự nghiệt ngã của số phận, năm 17 tuổi, bà bị bố nuôi hãm hiếp. Cú sốc này khiến bà có ý định tự tử nhưng không thành. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Yoshiko quyết định bỏ nhà ra đi. Bà cũng bắt đầu cắt tóc ngắn và ăn mặc như đàn ông.
Năm 1927, anh trai nuôi của cô lên kế hoạch dàn xếp cuộc hôn nhân chính trị với Ganjuurjab, con trai của Tướng quân Nội Mông Jengjuurjab, người lãnh đạo phong trào ly khai độc lập cho Mông Cổ - Mãn Châu tại Ryojun.
Tuy vậy, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được 2 năm và Yoshiko ly hôn khi mới chỉ 22 tuổi.
Sự nghiệp gián điệp và kết thúc bi thảm
Sau khi ly hôn, Yoshiko chuyển tới Thượng Hải. Tại đây, bà gặp gỡ tùy viên quân sự Nhật Bản, Tanaka Ryukichi, cũng chính là một điệp viên đang xây dựng mạng lưới gián điện gồm các quý tộc Mãn Châu và Mông Cổ.
Kể từ đó, bà bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị và làm gián điệp cho giới chức Nhật Bản.
Nhờ có sự trợ giúp đắc lực của Yoshiko, Nhật Bản gần như khống chế toàn bộ Thượng Hải, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô của Trung Quốc lúc bấy giờ là Nam Kinh. Nhiều người nhận định, Yoshiko chính là người đã gây ra những sự kiện có tác động rất xấu tới Trung Quốc.
 bi kich cua nang cong chua "van nguoi me" nhung lai la gian diep nhat ban hinh anh 4
Nàng Cách cách triều Thanh lún sâu vào con đường làm gián điệp cho Nhật Bản. Ảnh: Baidu
Năm 1933, sau khi Mãn Châu Quốc thành lập, người Nhật Bản cũng thành lập một lực lượng quân sự bù nhìn gọi là Mãn Châu quốc An Quốc quân và phong cho bà chức vụ Tổng tư lệnh, cùng tham gia trận chiến Nhiệt Hà tác chiến trong chiến tranh Trung - Nhật.
Tuy nhiên, An Quốc quân kỷ luật yếu kém, ô hợp, nhanh chóng tan rã và biến thành thổ phỉ.
Bà thất vọng, bất mãn, nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách quân đội Nhật. Vì vậy, năm 1934, bà bị người Nhật tống giam. Hai năm sau, bà được tha và trở về Thiên Tân, tiếp tục hoạt động gián điệp cho người Nhật.
Tháng 10.1945, khi quân Nhật thất bại, Yoshiko bị Cục Quân thống của Quốc dân đảng bắt tại nhà riêng ở Bắc Bình, sau khi cố ý bỏ trốn về Nhật Bản, đồng thời bị đưa ra tòa xét xử với tội danh “Hán gian”.
Các luật sư bào chữa cho Yoshiko cho rằng, bà là người mang quốc tịch Nhật Bản nên không thể bị khép tội phản quốc.
Đáng tiếc, những giấy tờ chứng minh quốc tịch Nhật Bản của Yoshiko lại bị mất trong một trận động đất xảy ra tại Nhật.
Cha nuôi của Yoshiko không những chẳng đưa ra được giấy tờ chứng minh bà có quốc tịch Nhật Bản, mà còn để lộ nguồn gốc của bà là con cháu của thân vương nhà Thanh. Chính vì vậy, ngày 22.10.1947, Yoshiko đã bị tuyên án tử hình với tội danh phản quốc.
Ngày 25.3.1948, bà bị bắn từ phía sau và thi thể sau đó được công khai để người dân chứng kiến, kết thúc quãng đời đầy rẫy những bi kịch.
Theo PV (Saostar)

CIA trả hàng triệu USD cho gián điệp người Liên Xô và thu lại hàng tỷ

Thập niên 1980, gián điệp Tolkachev người Liên Xô đã cung cấp cho tình báo Mỹ (CIA) rất nhiều thông tin mật quý giá về công nghệ quân sự.

Vào một buổi tối lạnh giá ở Moscow tháng 1/1977, một nam giới tầm tuổi trên 50 tên là Tolkachev va phải một người đàn ông khác tại một trạm xăng gần Đại sứ quán Mỹ. Người thứ 2 không ai khác là trưởng Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Moscow.
 cia tra hang trieu usd cho gian diep nguoi lien xo va thu lai hang ty hinh anh 1
Thẻ ra vào cơ quan của Tolkachev do CIA làm giả. Ảnh: Hoffman.
Cuộc gặp gỡ “tình cờ” này thực ra không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Adolf Tolkachev cho tới nay vẫn là nguồn rò rỉ thông tin hàng không quân sự thảm họa nhất trong lịch sử nước Nga. Cộng tác với CIA trong giai đoạn 1979-1985, ông ta đã xoay sở để cung cấp cho phía Mỹ nhiều thông tin mật đến mức giúp cho Israel giành thế thượng phong ở Palestine. Và ông ta làm tất cả điều đó để nhận một mức lương tháng cao hơn cả mức lương của Tổng thống Mỹ khi đó.
Mật danh mà CIA đặt cho Tolkachev là Sphere.
Tolkachev trở thành kẻ phản bội Liên Xô được trả lương cao nhất, thu về hàng chục triệu USD theo mức giá thời nay. Tuy nhiên những gì mà Mỹ thu lại được thì lớn hơn nhiều – các thông tin tình báo do Tolkachev cung cấp đã giúp Mỹ tiết kiệm hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD cho việc đổi mới công nghệ. Bộ Quốc phòng Mỹ về sau thừa nhận đến thập niên 1990 Mỹ vẫn đang hưởng lợi từ các thông tin mà Tolkachev cung cấp. Cụ thể, việc thiết kế các hệ thống dẫn đường laser và radar của Mỹ đã được đẩy nhanh tới 10 năm nhờ vào gã phản bội người Nga.
Tolkachev có vóc dáng tầm thước và làm việc tại Viện nghiên cứu Fazotron ở Moscow (Nga) trong lĩnh vực kỹ thuật gây nhiễu radar và dẫn đường bằng laser.
Bất mãn với chế độ?
Vào tháng 4/1979, Adolf Tolkachev vạch ra hàng loạt động cơ của mình trong một đoạn thư gửi cho CIA. Ông ta tiết lộ các nhân vật đào tẩu lớn như Sakharov và Solzhenitsyn đã xới lên trong ông ta cảm xúc muốn nổi loạn. Và Tolkachev cũng thực sự thích nước Mỹ.
Có một điều ngày càng rõ - các ghi chép của Tolkachev cho thấy có yếu tố gia đình và hận thù trong hành động của ông ta. Bố vợ của Tolkachev đã phải vào trại lao động dưới thời Joseph Stalin. Còn mẹ vợ ông ta đã bị hành quyết vào năm 1938.
Tolkachev sống một cuộc sống khá sung túc (theo chuẩn của thập niên 1970) trong một căn hộ 2 phòng ngủ ở tầng 9 cùng với vợ và con trai. Tòa chung cư này nằm cách Đại sứ quán Mỹ ở Moscow chỉ có 400m nên rất thuận lợi cho hoạt động gián điệp sau này của ông ta.
 cia tra hang trieu usd cho gian diep nguoi lien xo va thu lai hang ty hinh anh 2
Adolf Tolkachev rời ô tô của mình vào ngày 9/6/1985. Ảnh: Hoffman.
Khi Tolkachev tiếp cận trưởng tình báo CIA vào cái đêm năm 1977 đó, ông ta chỉ hỏi liệu vị cán bộ tình báo kia có phải là người Mỹ không, sau đó ông ta để lại cho viên chỉ huy tình báo một cái phong bì. Bức thư trong đó nói rằng Tolkachev muốn “thảo luận các vấn đề” một cách bí mật với một “quan chức Mỹ thích hợp”.
Phải mất 2 năm trao đổi thư từ như vậy thì phía Mỹ mới chính thức lựa chọn Tolkachev vào mạng lưới gián điệp của họ. Washington lúc đó rất cảnh giác vì CIA còn có nhiều phi vụ khác nữa ở Moscow nên một vụ bê bối ngoại giao mới với Liên Xô sẽ là điều rất không được mong muốn, nhất là khi đó đang có mốt trục xuất cán bộ ngoại giao của nhau.
Vào đầu năm 1978, Lầu Năm Góc gửi một bản ghi nhớ cho CIA, yêu cầu được nhận loại thông tin mà Tolkachev tuyên bố sở hữu. Đây chính là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Tolkachev và CIA.
Sau đó Tolkachev lại chủ động thêm trong việc cung cấp số điện thoại để liên lạc.
Một bức điện sau đó được gửi ngay về Washington. Vào ngày 26/2, John Guilsher – một nhân viên CIA thành thạo tiếng Nga được giao phụ trách điệp viên Tolkachev. Mối quan hệ công việc đã được thiết lập giữa 2 người.
Được chu cấp công cụ gián điệp hiện đại
Vào tháng 4/1980, Washington đã gọi các cuộc thử nghiệm chống nhiễu trên các máy bay tiêm kích Liên Xô là một thông tin tình báo “độc đáo”. Thông tin này đi kèm với thông tin về các chỉnh sửa đối với một phi cơ tiêm kích khác của Liên Xô cũng như tất cả các trang tài liệu được chụp ảnh khác nói rõ chi tiết về các mẫu mới của hệ thống tên lửa trang bị cho máy bay.
Thường thì các đồ nghề và chỉ đạo của CIA sẽ được giấu trong các buồng điện thoại công cộng, đôi khi là một chiếc găng tay bẩn nằm trên mặt đất.
Phía tình báo Liên Xô (KGB) thừa nhận các công cụ gián điệp (gồm máy ảnh và các bộ giải mã nhỏ xíu) mà CIA giao cho Tolkachev sử dụng có chất lượng rất tốt.
 cia tra hang trieu usd cho gian diep nguoi lien xo va thu lai hang ty hinh anh 3
Các thiết bị gián điệp mà CIA trang bị choTolkachev. Ảnh: Ilya Ogarev.
Tolkachev dùng các máy ảnh cực nhỏ để chụp các trang tài liệu mật trong giờ ăn trưa. Ngoài ra ông ta còn ghi tay hàng chục trang tài liệu, bao gồm các thông tin vô cùng quý giá.
Năm 1980, Tolkachev yêu cầu CIA cung cấp cho mình một viên thuốc độc dùng để tự sát phòng tình huống đặc biệt. Tolkachev giải thích với đại diện CIA rằng những thứ mà ông ta giấu được gia đình thì không giấu được KGB.
Tình hình về sau rủi ro hơn cho Tolkachev khi ông ta phải sử dụng đến cả thư viện của Viện nghiên cứu. Thư viện này có các tài liệu chẳng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà ông ta phụ trách.
Năm 1983 Viện nghiên cứu Fazotron áp dụng các quy định bảo mật mới và điều này khiến hoạt động gián điệp của Tolkachev trở nên đặc biệt khó khăn.
Khi đó Tolkachev chột dạ: có thể KGB đã nhận biết được hoạt động của mình. Người ta đã tiến hành khám căn hộ của ông, với nội dung xoáy vào việc rò rỉ thông tin về một hệ thống nhận dạng mục tiêu của tiêm kích Liên Xô.
Cuộc điều tra không tìm ra điều gì cả. Nhưng khi đó Tolkachev đã mang sẵn viên thuốc độc (do CIA cung cấp) ngay bên dưới lưỡi.
Có đợt, Tolkachev viết rằng ông ta quá lo lắng về việc đã bị phát hiện nên đã đốt rất nhiều giấy tờ và tiền tại nhà mình ở vùng nông thôn. Trên đường trở về thủ đô Moscow, ông ta đã quăng thiết bị tình báo và những gì còn lại qua cửa sổ ô tô lúc ô tô đang chạy.
Bị bắt và tử hình
Rắc rối nghiêm trọng bắt đầu vào tháng 6/1985. Ngày 13/6, một nhân viên CIA phụ trách lưới gián điệp theo kế hoạch đến gặp gỡ Tolkachev. Đúng lúc hai bên gặp nhau, một tá nhân viên KGB xuất hiện và đưa nhân viên CIA này về Lubyanka – trụ sở của KGB (ngày nay là FSB). KGB thu được máy ảnh mini, tài liệu, hàng ngàn đồng rouble... mà nhân viên CIA định trao cho Tolkachev. Nhân viên KGB sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thẩm vấn về số đồ này. Tuy nhiên nhân viên CIA không dao động và phía tình báo Liên Xô buộc phải thả ông ta ra vào nửa đêm sau khi đã thông báo cho Đại sứ quán Mỹ. Một tuần sau nhân viên tình báo Mỹ này được đưa về nước.
Vụ bắt giữ nhân viên CIA đã được công bố rộng khắp trên báo chí Liên Xô. Nhưng người dân Liên Xô phải đến tháng 9 năm đó mới biết về vụ bắt gián điệp Tolkachev vào tháng 6.
Về việc Tolkachev bị phát giác, có một chi tiết là trong hàng ngũ tình báo CIA cũng có một kẻ phản bội, đó là Aldrich Ames – người này đã làm việc cho KGB từ năm 1985. Anh này đã cung cấp cho KGB thông tin về các vụ rò rỉ vào tháng 4/1985. Nhưng mãi đến tháng 6/1985, anh ta mới cung cấp thông tin về toàn bộ trường hợp của Tolkachev.
Một số nguồn tin Nga tuyên bố phía Liên Xô đã biết về gián điệp Tolkachev một thời gian và chủ động cung cấp thông tin tình báo giả cho ông ta nhằm phá âm mưu của Mỹ nhái theo công nghệ Liên Xô. Nhưng không biết chính xác KGB biết được manh mối về Tolkachev từ thời điểm nào.
Sau đó vào năm 1986, báo chí Xô viết đưa tin Tolkachev đã bị tử hình vì tội phản bội Tổ quốc.
Vào năm 2015, CIA đã giải mật hơn 900 trang tài liệu nói chi tiết về chiến dịch tình báo này.
Theo Trung Hiếu (VOV)

    Chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Nga đến Anh bằng cách nào?

    Đăng Khoa |

    Chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Nga đến Anh bằng cách nào?

    Anh truy tố 2 công dân Nga tội đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Sergey Skripal.

    Novichok - chất độc hóa học đầu độc cha con cựu điệp viên người Nga Sergey Skripal đã đến Anh dưới dạng một chai nước hoa, Bloomberg dẫn chứng cứ các nhà điều tra Anh công bố ngày 5-9. Novichok là một loại chất độc thần kinh được các nhà khoa học Nga phát triển từ thời Liên bang Xô viết, theo các nhà khoa học Anh và Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học.
    Chai nước hoa chứa chất Novichok
    Theo các chứng cứ, chất độc Novichok được chứa trong chai nước hoa nữ ‘Premier Jour’ của hãng Nina Ricci (Pháp), tuồn từ Nga vào Anh qua một chuyến bay của hãng Aeroflot (Nga). Chuyến bay này hạ cánh xuống sân bay Gatwick ở thủ đô London (Anh) - vốn đón hơn 45 triệu khách mỗi năm.
    Chai nước hoa này sau đó đi qua các trạm tàu lửa Victoria và Waterloo và một khách sạn giá rẻ ở London, sau đó đến thị trấn Salisbury - nơi xảy ra vụ đầu độc hai cha con ông Skripal.
    Chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Nga đến Anh bằng cách nào? - Ảnh 1.
    Chai nước hoa nữ ‘Premier Jour’ của hãng Nina Ricci được dùng chứa chất độc Novichok, và 2 nam nghi can người Nga. Ảnh: BUSINESS INSIDER
    Để điều tra vụ đầu độc, Anh đã triển khai 250 nhân viên điều tra rà soát 11.000 giờ quay của các máy quay an ninh, thẩm vấn hơn 1.400 nhân chứng. Tới lúc này Anh đã xác định ít nhất 2 người Nga thực hiện vụ đầu độc.
    Các thước quay an ninh do cảnh sát Anh công bố ngày 5-9 cho thấy 2 công dân Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov - một người có râu quai nón, một người râu cạo nhẵn nhụi nhập vào đám đông du khách và người dân địa phương Salisbury tại khu chợ cuối tuần.
    Hai người này mặc trang phục jean, giày đế mềm, đội nón. Họ ở lại Salisbury khoảng 2 giờ trong ngày 4-3 sau đó trở về thủ đô London.
    Chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Nga đến Anh bằng cách nào? - Ảnh 2.
    Hai nghi can người Nga tại một trạm xe lửa ở Salisbury ngày 3-3. Ảnh: AP
    Rà soát lại hành trình, cảnh sát phát hiện hai người Nga này đã đến Salisbury ngày 3-3. Sau đó quay về London rồi lại quay trở lại ngày sau đó để thực hiện vụ đầu độc. 2 công dân Nga này đến Salisbury bằng tàu hỏa lúc 11 giờ 48 phút ngày 4-3 và rời đi cũng bằng tàu hỏa trước 14 giờ.
    Hai cha con ông Skripal được phát hiện nằm ngất trên một băng ghế gần một trung tâm mua sắm lúc 17 giờ. Hình ảnh an ninh cho thấy 2 công dân Nga này có xuất hiện gần nhà ông Skripal, nhưng không trực tiếp trước nhà ông Skripal .
    Thủ tướng Anh cáo buộc tình báo Quân đội Nga là thủ phạm
    Ngày 5-9, các công tố viên Anh đã truy tố 2 công dân Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov tội âm mưu giết cha con ông Skripal và sĩ quan cảnh sát Nick Bailey đã bị phơi nhiễm chất độc Novichok khi điều tra vụ việc.
    2 công dân Nga này cũng bị truy tố tội tàng trữ và sử dụng chất độc thần kinh. Nhà chức trách Anh đã ra lệnh bắt nội địa và cả khắp châu Âu với hai nam công dân Nga này. Trong ngày 5-9, Anh đã triệu tập đại diện ngoại giao Nga về vụ việc.
    Theo Thủ tướng Anh Theresa May ngày 5-9, 2 công dân Nga Alexander Petrov và Ruslan Boshirov vào Anh bằng hộ chiếu giả và dưới những cái tên giả, là các mật vụ của Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU).
    Những năm gần đây, GRU bị cáo buộc đứng sau nhiều chiến dịch ở nước ngoài, từ sáp nhập Crimea năm 2014 đến tấn công mạng ở Mỹ và châu Âu. GRU cũng có hoạt động ở Syria, trực tiếp giúp Nga trong chuyện không kích.
    Trước khi được trao đổi sang Anh, ông Skripal vốn là nhân viên của GRU. Năm 2006, sau khi bị buộc tội làm gián điệp cho Anh, ông Skripal bị Nga tuyên 13 năm tù. Năm 2010, ông Skripal được thả tự do và sang Anh, theo chương trình trao đổi với các điệp viên Nga bị bắt tại Mỹ. Hiện ông Skripal và con gái đã thoát nguy kịch sau đầu độc, đang ở nơi bí mật.
    Chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Nga đến Anh bằng cách nào? - Ảnh 4.
    Ông Skripal tại một phiên tòa ở Moscow (Nga) năm 2006. Ảnh: GETTY IMAGES
    Thủ tướng May ngày 5-9 một lần nữa yêu cầu Nga chịu trách nhiệm chuyện đã xảy ra ở Salisbury. Ngay sau vụ đầu độc cha con ông Skripal, bà May đã xúc tiến chiến dịch vận động cộng đồng thế giới trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Mấy tháng nay bà May luôn tuyên bố Anh sẽ không bỏ qua cho Nga vụ này.
    Theo Bloomberg, Anh có thể gây khó dễ cho các công dân Nga với biện pháp hạn chế cấp visa, vận động đồng minh trừng phạt Nga. Dự kiến trong hôm nay 6-9 Anh sẽ đưa chuyện cha con ông Skripal bị đầu độc ra Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc.
    Về phần mình, ngay trong ngày 5-9 phía Nga đã có phản ứng về bước đi của Anh.
    “Tên, hình ảnh mà truyền thông đưa không có ý nghĩa gì với chúng tôi. Chúng tôi một lần nữa đề nghị Anh rút các cáo buộc công khai và lèo lái thông tin”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trong cuộc họp báo ngày 5-9.
    photo-3
    Vụ truy tố 2 công dân Nga không liên quan đến chuyện hai người Anh Dawn Sturgess và Charlie Rowley bị dính chất Novichok, dù theo các nhà điều tra hai vụ này có liên quan nhau.
    Ngày 27-6, một người đàn ông địa phương tên Charlie Rowley phát hiện một chai nước hoa bỏ trong một thùng rác ở Salisbury và mang về nhà gần thị trấn Amesbury. 3 ngày sau ông Rowley đưa chai nước hoa cho vợ mình là bà Dawn Sturgess. Ngay sau khi bà Sturgess xịt chai nước hoa này lên cổ tay, cả hai có dấu hiệu không khỏe phải vào bệnh viện. Trong vòng một tuần, bà Sturgess 44 tuổi và là mẹ 3 đứa con qua đời.
    theo Pháp luật TP.HCM

    Mỹ khơi lại vụ cựu điệp viên Skripal bị hạ độc, Nga sắp lĩnh thêm "đòn"?

    Minh Thu |

    Mỹ khơi lại vụ cựu điệp viên Skripal bị hạ độc, Nga sắp lĩnh thêm "đòn"?
    Mỹ khơi lại vụ cựu điệp viên Skripal bị hạ độc, Nga sắp lĩnh thêm đòn trừng phạt trước cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.

    Hôm 6/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Washington sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga sau cáo buộc Moscow không đưa ra được những lời cam kết chắc chắn về việc không sử dụng vũ khí hóa học sau vụ cựu điệp viên Skripal bị hạ độc ở Anh.

    Hồi tháng Tám, Bộ Ngoại giao Mỹ đe dọa sẽ gia tăng lệnh trừng phạt với Nga nếu như sau 90 ngày Moscow không đưa ra được những cam kết hợp lý về việc sẽ không sử dụng vũ khí hóa học và tuân thủ các quy định năm trong Đạo luật Loại bỏ chiến tranh và Kiểm soát vũ khí hóa sinh năm 1991.
    Về phần mình, Nga nhiều lần khẳng định không liên quan tới vụ hạ độc cha con ông Skripal và yêu cầu chính phủ Anh cho phép giới chức Nga cùng tham gia tiến hành điều tra.Theo đạo luật này, Nga không còn sử dụng chất độc thần kinh Novichok. 
    Tuy nhiên, trong vụ cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và Yulia Skripal bị hạ độc ở Anh hồi tháng Ba, Nga lại bị cáo buộc là thủ phạm dùng Novichok để hạ sát chính công dân nước nhà.
    “Hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo lên Quốc hội về việc chúng tôi không thể xác nhận Nga đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Chúng tôi dự định hành động theo các quy định nằm trong Đạo luật Loại bỏ chiến tranh và Kiểm soát vũ khí hóa sinh năm 1991 và trực tiếp thi hành thêm các lệnh trừng phạt với Nga”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.
    Ông Skripal vốn là cựu Thượng tá trong cơ quan tình báo quân sự GRU của Nga và con gái Yulia (33 tuổi) được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh nằm trên băng ghế bên ngoài một trung tâm thương mại ở thành phố Salisbury của Anh hồi tháng Ba. 
    Cảnh sát Anh đã phát hiện dấu vết chất độc thần kinh Novichok phía trước cửa nhà nạn nhân. Rất may, sau một thời gian dài điều trị, cha con ông Skripal đã được ra viện.
    Vụ cha con ông Skripal bị hạ độc đã khiến hàng loạt quốc gia châu Âu và Mỹ trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga. 
    Hành động trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Mỹ được xem là động thái mạnh tay nhất của Tổng thống Donald Trump đối với Moscow kể từ khi ông lên nắm quyền.
    Vòng trừng phạt đầu tiên của Mỹ hồi tháng Tám nhắm tới các mặt hàng kiểm soát an ninh do Nga sản xuất. 
    Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ không cho công bố thời gian sẽ cho áp dụng các lệnh trừng phạt tăng cường với Moscow.
    Cũng trong ngày 6/11, phát ngôn viên điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Trump sẽ có cuộc gặp ở Paris vào tuần tới. Còn theo giới chức Mỹ, khả năng hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ sẽ gặp mặt.
    theo Infonet

    Anh công bố video về nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Skripal

    Vietnamplus |

    Anh công bố video về nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Skripal
    Cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal. (Nguồn: DW)

    Cảnh sát Anh ngày 22/11 đã công bố thêm đoạn ghi hình 2 nghi phạm mà họ cho là đã đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái ở Salisbury hồi tháng 3.

    Theo hãng Reuters, cảnh sát Anh ngày 22/11 đã công bố thêm đoạn ghi hình 2 nghi phạm mà họ cho là đã đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái ở Salisbury hồi tháng 3.
    Hồi tháng 9, hai người đàn ông - được biết đến dưới bí danh Alexander Petrov and Ruslan Boshirov - đã bị buộc tội vắng mặt gây ra vụ tấn công này.
    Trang web điều tra Bellingcat đã nêu tên của 2 người này là Alexander Yevgenyevich Mishkin vaf Anatoliy Chepiga, đều làm việc cho Cơ quan Tình báo quân sự Nga (GRU).
    Cảnh sát Anh đã công bố băng ghi hình 2 người đàn ông đến và đi quanh Salisbury hôm 4/3, ngày mà hai cha con ông Skripals được tìm thấy khi bất tỉnh ở trung tâm thành phố này.
    Hôm 30/6, một người đàn ông và một phụ nữ đã bị đầu độc tại thị trấn Amesbury gần đó, sau khi cảnh sát cho rằng 2 người này đã cầm một lọ nước hoa có chứa Novichok - một loại chất độc thần kinh cấp quân sự do Liên Xô trước đây sản xuất và được sử dụng trong vụ đầu độc ông Skripal.
    Người phụ nữ tên Dawn Sturgess đã thiệt mạng.
    Cảnh sát cho hay, họ đang yêu cầu được cung cấp thêm thông tin từ bất cứ ai có thể đã nhìn thấy 2 người đàn ông này ở Anh trong khoảng thời gian từ ngày 2-4/3 hoặc từng nhìn thấy hộp hay lọ nước hoa giả 'Nina Ricci' nêu trên./.
    theo Vietnamplus

    Nga bác cáo buộc đặc vụ GRU tìm cách sát hại điệp viên Skripal

    Lan Phương (TTXVN) |

    Nga bác cáo buộc đặc vụ GRU tìm cách sát hại điệp viên Skripal
    Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko. Ảnh: THX/TTXVN

    Ngày 12/10, Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko đã bác bỏ cáo buộc rằng các đặc vụ của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) đã tìm cách sát hại cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal cũng như tấn công hệ thống máy tính nhiều tổ chức trên khắp thế giới.

    Phát biểu với báo giới, Đại sứ Yakovenko khẳng định mối quan hệ giữa hai nước hiện ở mức thấp là do London đang tiến hành một chiến dịch nhằm làm mất uy tín của Moskva. Ông bác bỏ cáo buộc của Anh rằng các nhân viên GRU cố sát hại hai cha con nhà Skripal hồi tháng 3 vừa qua.
    Quan chức ngoại giao Nga cũng đồng thời bác cáo buộc từ Anh, Mỹ, và Hà Lan, rằng GRU đã tấn công các máy tính của nhiều tổ chức trên khắp thế giới để làm suy yếu các nền dân chủ phương Tây.
    Đầu tháng 3 vừa qua, cựu điệp viên Skripal và con gái của ông là Yulia được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh trên một băng ghế trong công viên ở Salisbury. Cả hai được xác định là bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok.
    Sau một thời gian được điều trị, hai người này đã hồi phục tốt và ra viện nhưng không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về vụ việc.
    Mới đây, Anh công bố kết quả điều tra vụ đầu độc ở Salisbury, trong đó cáo buộc hai công dân Nga mang hộ chiếu có tên Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đã có hành vi ám sát hại cha con Skripal bằng chất độc thần kinh Novichok và cho rằng những người này đã dùng tên giả để nhập cảnh vào Anh.
    Đặc vụ Anh cho rằng đây là hai điệp viên GRU. Các công tố viên Anh thông báo đã có đủ chứng cứ để buộc tội hai công dân này âm mưu sát hại cựu điệp viên hai mang người Nga cùng con gái ở Anh và đã phát lệnh truy nã trên toàn châu Âu.
    Trong khi đó, cả hai đều khẳng định họ chỉ là khách du lịch tới Anh và không liên quan đến vụ đầu độc ở Salisbury.
    Cho đến nay Nga bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến vụ việc này.
    Link bài gốc tại đây.
    theo Báo Tin tức

    Bà của nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Skripal "biến mất" sau khi tiết lộ bí mật

    Hà Châu |

    Bà của nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Skripal "biến mất" sau khi tiết lộ bí mật
    Alexander Petrov, người được cho là Alexander Yevgenyevich Mishkin, một trong 2 nghi phạm vụ đầu độc ở Anh

    Bà của Alexander Mishkin, người được cho là liên quan đến vụ đầu độc chấn động ở Salisbury, đã không rõ tung tích sau khi “khoe” bức ảnh cháu trai chụp đang nhận giải thưởng Anh hùng Liên bang do Tổng thống Nga Putin trao tặng.

    Theo một số nhân chứng nói với Bellingcat, trang web chuyên điều tra các vấn đề liên quan đến hoạt động tình báo, bức ảnh cho thấy Tổng thống Putin đang trao huy chương cho Mishkin. Giải thưởng đó giống với giải thưởng mà Tổng thống Nga tặng cho Anatoliy Chepiga, đại tá của Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU).
    Đầu tháng 9 vừa qua, nhà chức trách Anh cáo buộc 2 người là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov đã thực hiện vụ ám sát cha con cựu điệp viên Skripal bằng chất độc Novichok lại thành phố Salisbury hồi tháng 3.
    Alexander Petrov sau đó được Bellingcat xác định là Alexander Yevgenyevich Mishkin, sinh năm 1979, bác sĩ quân y thuộc GRU, còn Boshirov là Anatoliy Chepiga.
    Một phóng viên của Bellingcat đã về tận làng Loyga ở phía Bắc nước Nga, nơi Mishkin từng sống suốt thời thơ ấu cùng người bà.
    "Người làng xác nhận rằng Alexander Mishkin đã học ở trường quân đội và trở thành một bác sĩ quân y nổi tiếng, được Tổng thống Putin tặng Huy chương Anh hùng Liên bang", ông Cristo Grozev thuộc Bellingcat cho biết.
    Phía Anh không đưa ra bình luận gì về suy đoán danh tính thật của 2 nghi phạm, còn Điện Kremlin từ chối xác nhận điều này với lý do "có nhiều người giống nhau".
    Link bài gốc tại đây.
    theo An ninh Thủ đô

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH