Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

THẾ CUỘC GIANG HỒ 08 (Tam anh bình Tây Xuyên, Xuân lôi kinh trập)

(ĐC sưu tầm trên NET)


234.13
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
----------------------------------------------------------------------

 
Giải Cờ thế giang hồ tập 9 Tam anh bình Tây Xuyên
  
Cờ thế cờ tàn độc chiêu tập 9 Xuân lôi kinh trập Thế cờ căn bản

Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước


Trận đấu cờ tướng lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải với các cao thủ Sài Gòn tưởng chừng mới diễn ra ngày nào, nay nhẩm lại đã trên 50 năm.
Lúc đó là mùa hè năm 1963, kỳ vương Lý Chí Hai trở lại Sài Gòn lần thứ 2 với ý đồ phục thù Phạm Thanh Mai sau trận quyết đấu thất bại năm 1959. Về trận quyết đấu này chúng tôi đã có dịp kể trong một quyển sách cờ tướng online , nay xin có mấy dòng nhắc lại.
Thật không ai có thể ngờ vào thập niên 50, Lý Chí Hải lừng lẫy tiếng tăm ở Hong Kong, từng đến các nước Nam dương (Philippines, Indonesia, Tây Mã, Đông Mã, Thái Lan và Singapore) đã gây kinh hồn bạt vía cho làng cờ tướng ở các nơi đây. Chiến tích của ông ta thật đáng khâm phục; đánh đâu thắng đó, mà lại thắng các đối thủ như chẻ tre, do vậy Lý Chí Hải được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ Vương Đông Nam Á. Thế mà khi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959, kỳ vương này đã thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Cho đến năm 1963, Lý Chí Hải sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, lại sang Sài Gòn lần nữa để phục hận.

Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước
Giai thoại làng cờ tướng : Câu chuyện hơn 50 năm về trước

Để đón kỳ vương Lý Chí Hải, hội Thể thao Tinh Võ ở Chợ Lớn chuẩn bị rất chu đáo. Lập Ban tổ chức tiếp tân, Ban thi đấu, Ban trọng tài, Ban giám sát, trật tự và lên danh sách các kỳ thủ Việt – Hoa cần mời tham dự.
Ban đầu người ta chỉ tổ chức các trận đấu gọi là “Cảng – Việt tượng kỳ tái” tức là cho kỳ vương mỗi ngày gặp một đối thủ người Việt hoặc người Hoa, nhưng trận then chốt Lý Chí Hải gặp Phạm Thanh Mai 2 ván căng thẳng, quyết liệt, rốt cuộc hòa cả hai, mục đích phục hận của Lý Chí Hải không thành.
Do vậy người ta phải tổ chức thêm một giải thu hẹp chỉ gồm 5 danh thủ để tạo điều kiện cho Lý Chí Hải có dịp gặp Phạm Thanh Mai một lần nữa. Giải này được đặt tên là “Cảng – Việt tượng kỳ ngũ hùng tranh bá tái” hoặc cũng gọi là “Cảng – Việt ngũ cường ngân bôi tranh bá chiến” và năm danh thủ tham dự gồm: Lý Chí Hải, Phạm Thanh Mai, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Thái Văn Hiệp. Thể thức thi đấu vòng tròn, mỗi lượt, mỗi cặp gặp nhau trong 2 ván tính điểm; thời gian mỗi bên được sử dụng 120 phút được cộng thêm 30 phút để hoàn tất ván cờ, có trọng tài ghi biên bản, đấu thủ không cần ghi.
Các trận đấu giữa các danh kỳ này đều diễn ra sôi nổi, hào hứng vì ai cũng chơi quyết tâm, nhưng trận Lý Chí Hải – Phạm Thanh Mai được đặc biệt chú ý vì đó là trận đấu hay nhất, đầy ấn tượng. Nhiều doanh thương người Hoa ủng hộ Lý Chí Hải, đã động viên bằng cách hứa tặng thêm hàng chục ngàn đồng (bằng cả cây vàng) nếu Lý Chí Hải giành chiến thắng.
Nhân mùa Xuân, bạn cờ quây quần bên chung trà, chén rượu, chúng ta cùng bày cờ ra thưởng thức trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải và danh kỳ Phạm Thanh Mai.
*** PHẠM THANH MAI (Tiên thắng) – LÝ CHÍ HẢI
1/P8-5 M2.3 2/M8.7 M8.7 3/X9-8 X1-2 4/B7.1 B7.1  5/M2.1 B9.1 6/P2-3 M7.8 7/M7.6 X9.3 8/X1.1 X9-6  9/X8.6 T3.5 10/X1-6 S4.5 11/B5.1 M8.9 12/P3/1 B7.1 13/M6.7 B7.1 14/B5.1 P8.1 15/M1.3 X6.3 16/M3.4 P8.6 17/S6.5 M9/7 18/X6.3 M7/5 19/M4.2 6-7 20/M7/5 B5.1 21/X6-3 X7/1 22/M2/3 P2-1 23/X8-7 X2.2  24/M3.5 M3/2 25/P3.6 X2.2  26/P3-9 đến đây Đen chưa thua 1-0 (xem hình) ván cờ này diễn ra năm 1959 khi Lý Chí Hải sang Việt Nam lần thứ nhất.

1001 chuyện đánh cờ của người xưa: Cao Bá Quát ngông chẳng nể vua, Từ Hy Thái Hậu giận giết người

Cờ tướng đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Từ cổ chí kim cũng có rất nhiều danh nhân thích chơi cờ, đã lưu truyền lại cho hậu thế nhiều giai thoại thú vị.
Chơi cờ là một hoạt động giải trí cao cấp. Cờ tướng 32 quân, bàn cờ nho nhỏ, Sở hà Hán giới, đỏ đen đối đầu, gió giật mây vần, khó mà đoán định, ẩn chứa bên trong là đạo lý tiến thoái tồn vong, lại có biết bao huyền diệu âm dương, dài ngắn.
Văn Thiên Tường đời Bắc Tống chơi cờ theo phong cách rất độc đáo. Khi ông làm Tri châu Cám Châu, Giang Tây, thường với cao thủ cờ nổi tiếng vùng Giang Nam là Chu Tử Thiện đến giữa sông đấu cờ. Họ để bàn cờ làm bằng gỗ trên mặt nước, vừa du ngoạn vừa đấu cờ, đến khi hoàng hôn mới khoan khoái trở về.
Từ Hy Thái Hậu cũng rất thích chơi cờ, mà lại muốn mình phải là người “bách chiến bách thắng”. Thực ra, những đối thủ chơi cờ với bà, đều vì sợ bà mà nhường nước. Thế nhưng Từ Hy lại cho rằng “Ta đây là thiên hạ đệ nhất”.

Một lần, bà gọi Liên Kỳ, thái giám trong cung có cờ nghệ cao siêu, tới hầu cờ. Ngay khi khai cuộc, Liên Kỳ liên tiếp tấn công, Từ Hy phải lùi bước. Lúc này, Liên Kỳ cầm một quân tốt chắp tay bái, cười nói: “Thần giết một con mã của Lão Phật gia”.
Từ Hy thấy thất bại đã định, cầm quân cờ ném mạnh, bừng bừng nổi giận: “Ta giết cả nhà ngươi!”. Đáng thương cho Liên Kỳ chỉ vì một ván cờ mà gây ra cái họa diệt mộn, cả nhà phải chết
Nội hàm của cờ tướng là rất phong phú. Những câu chuyện về cờ có thể kể mãi không hết.
Kỳ liên (câu đối cờ)
Gia Cát Lượng thời Tam Quốc có viết: “Trời cao như lọng tròn, đất rộng như cuộc cờ“. Tả Tông Đường đời Thanh dẫn quân đánh A Cổ Bách phía Tây, có người soạn một câu đối cờ: “Đại Soái dùng Binh, Sỹ Tốt nghe lệnh, Xe ầm ầm, Mã vù vù, khí Tượng lồng lộng, nhìn phen này, một Pháo công, mới xứng danh xuất Tướng nhập Tượng”. Vế đối này đã đưa tất cả các quân cờ vào trong đó.
Học sỹ Đinh Lượng đã dùng “Bài cửu” để đối lại, ngụ ý chuyện liên quân 8 nước chiếm kinh thành, nhà Thanh bỏ chạy. Vế đối chan chát, chặt chẽ: “Chí tôn thôn dã, tốt xấu đừng bàn, văn tiu nghỉu, võ thẫn thờ, thừa tướng lảo đảo, đến sau này, vạn người thất vọng, bị gục ngã than trời vãn đất”.
Kỳ thi (Thơ cờ)

Văn nhân mặc khách đều có duyên với cờ, thích làm thơ về cờ, đã để lại rất nhiều kiệt tác khoan khoái lòng người. Nổi tiếng hơn cả có bài “Khốc tượng kỳ thi” (Thơ khóc cờ tướng) của Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh), một nhà triết học đời Minh.
Khi Vương Thủ Nhân còn nhỏ, một lần chơi cờ trên bờ sông với bạn, mải chơi quên ăn, mẹ gọi nhiều lần, cậu đều không thưa. Mẹ cậu giận quá, bèn bước đến ném các quân cờ xuống sông.
Vương Thủ Nhân tiếc nuối khôn nguôi, bất giác ngâm luôn một bài thơ làm mọi người phải vỗ bàn khen ngợi:
“Tượng kỳ tại thủ nhạc du du,
Khổ bị nghiêm thân nhất đán đâu.
Binh tốt trụy hà giai bất cứu,
Tương quân nịch thủy nhất tề hưu.
Mã hành thiên lý tùy ba khứ,
Sĩ nhập tam xuyên trục lãng lưu.
Pháo hưởng nhất thanh thiên địa chấn,
Tượng nhược tâm đầu vi nhân thu”.
Tạm dịch:
“Cờ tướng trên tay lạc thú thay
Khổ nỗi mẹ nghiêm ném mất bay
Binh tốt rớt sông không thể cứu
Tướng quân đuối nước cũng đành thôi
Mã phi ngàn dặm theo dòng nước
Sỹ chốn ba sông sóng cuốn trôi
Pháo gầm một tiếng long trời đất
Tượng kia gục ngã ruột gan rơi.
Những câu thơ tỏ rõ ý chí của một đại tướng, nhìn thấy quân sĩ “chết” mà lòng đau đớn khôn cùng. Quả đúng vậy, sau này Vương Dương Minh trở thành một vị tướng tài ba, văn võ song toàn, là cột trụ của triều Minh, đánh dẹp và chấn chỉnh khắp nơi, mãi đến tận đã ngoài 80 tuổi vẫn cầm quân ra trận.
Kỳ ngữ (ngôn ngữ cờ)
Rất nhiều ngôn ngữ trong cờ tướng thường được dùng trong đời sống hàng ngày, như “Mã hậu pháo” (Mã trước pháo sau), “Kỳ phùng đối thủ” (Kỳ phùng địch thủ), “Cử kỳ bất định” (Cầm quân cờ phân vân), “Tinh la kỳ bố” (La liệt như bàn cờ), “Đâu xa mã bảo tướng soái” (Bỏ xe ngựa, giữ tướng soái), “Kỳ thác nhất bộ, mãn bàn giai thâu” (Cờ sai một nước, thua cả ván)…
Kỳ phổ (Cờ phổ)
Có rất nhiều kỳ phổ, sách dạy đánh cờ, nghiên cứu cờ được lưu truyền lại trong lịch sử rất nhiều, nổi tiếng nhất trong đó có “Thất quốc tượng hý đồ” (Tranh trò chơi cờ tướng 7 nước) của Tư Mã Quang, “Quảng tượng hý tự” (Thứ tự trò chơi cờ tướng) của Hoảng Lợi Chi đời Bắc Tống, “Kỳ kinh luận” (Kinh luận về cờ) của Hồng Mại đời Nam Tống, “Bách biến tượng kỳ phổ” (Kỳ phổ cờ tướng trăm biến) đời Minh, “Thao lược chi cơ” (Tính toán thao lược) đời Thanh…
Lưu hành rộng rãi nhất, có thành công nhất phải kể đến “Kết trung bí” (Bí mật trong con quay), “Mai hoa phổ” (Kỳ phổ mai hoa) và “Trúc hương trai” (Nhà hương trúc).
Giai thoại Cao Bá Quát chơi cờ với Tự Đức
Ở Việt Nam, cờ tướng cũng là một môn khá phổ biến, được nhiều người yêu thích, thường gặp nhất là những bàn cờ vỉa hè, nơi có rất nhiều người cùng vây quanh bàn cờ, bình luận, mách nước, không khí thực náo nhiệt, rôm rả.
Chuyện xưa kể lại rằng, có lần Chu Thần Cao Bá Quát chơi cờ với vua Tự Đức. Thấy cờ mình đang ưu, đôi ngựa nhảy tung tăng, vua bèn đắc ý đọc:
“Lưỡng Mã trì khu thiên lý địa” (tức là: Đôi ngựa tung tăng muôn dặm đất).
Cao Bá Quát vốn tính ngông, thẳng thắn, cũng không chịu lép. Thấy cặp xe của mình đang uy hiếp quân tướng của nhà vua bèn đối trả lại rằng:
“Song Xa truy kích cửu trùng thiên” (tức là: Cặp xe đuổi đến chín tầng trời).
Vua giận tái mặt vì câu đối khá “hỗn” này. Cao Bá Quát dám khoe đôi xe của mình truy đuổi “cửu trùng”. Cửu trùng là từ dùng để chỉ các bậc hoàng đế, quân vương.
***
Người giỏi chơi cờ tướng không phải là ở những việc hãm tướng, vây thành, bắt xe, giết mã mà là ở tầm nhìn, trí tuệ, định liệu được đại cục, rèn luyện được sự nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ.
Thắng thua trong cờ tướng chỉ là chuyện thứ yếu. Người chơi cờ chỉ với mục đích sát phạt, thắng thua thì cổ nhân không hề coi trọng. Trái lại, chơi cờ chính là rèn trí lực, tu tâm tính, vừa là thưởng thức một nét văn hóa, vừa là giải trí giải khuây. Đối thủ trên bàn cờ không phải kẻ thù mà chính là tri kỷ.
Chúng ta thường thấy những bậc cao cờ dù thắng dù thua, kết thúc ván cờ vẫn là tay bắt mặt mừng, cung kính lễ nghĩa, xem nhau như tri kỷ. Ngày nay, sau hàng nghìn năm lưu truyền, cờ tướng đã dần mất đi vẻ đẹp thuần thiện ban đầu. Người ta đấu cờ là để so tài cao thấp, tranh đua giải thưởng, thể hiện cái tôi, tranh đấu không ngừng. Những điều đó vốn không có trong đạo đánh cờ.
Vậy mới nói, đánh cờ cũng là tấm gương phản ánh của đạo làm người vậy. Kẻ hiếu thắng thì nước đi mạnh bạo, chỉ thích sát phạt, ăn quân, tham bát bỏ mâm, không nhìn đại cuộc. Người quân tử đánh cờ là nhìn trước nhìn sau, phân tích thế trận, ứng đối khôn khéo, điềm đạm, thanh thản, thắng không kiêu, bại không nản, từ chuyện đánh cờ mà ngẫm về đạo tu thân, làm người. Ấy mới là người cao cờ thực sự vậy!

Đời người như ván cờ, quân tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc

Trong cuộc sống, có thể bạn đã từng nghe câu nói: “Đời người như ván cờ, đi sai một bước, cả ván đều thua”. Quan sát ván cờ cuộc đời, có những lúc khiến người ta do dự không quyết được, sau khi đã đặt quân cờ xuống bàn cờ thì cho dù là thắng thua ra sao, đều không thể đi lại được nữa.
Người ta thường nói rằng:“Người đứng xem thì luôn tỉnh táo”. Trong lúc người khác chơi cờ, tôi không thích bình phẩm nước cờ, mà chỉ thích xem thi đấu. Vì xem thi đấu chỉ là quan sát, bất luận đôi bên ai thắng ai thua, tâm cảnh của tôi cũng không nằm ở trong đó, nó đã sớm vượt ra ngoài thắng thua rồi. Xem thi đấu, luôn có thể nhìn ra được triết lý nhân sinh mà trong đời sống không dễ dàng phát giác được, những đạo lý đó đều có thể khai ngộ ra trí tuệ nhân sinh hiếm có.
Ví dụ, trong một ván cờ, binh tốt chắc chắn sẽ chết trước. Là vì không chỉ do vị trí của nó đứng ở ngay hàng trên cùng nhất, còn vì quy tắc quy định những quân cờ khác sau khi quá hà (qua sông) còn có thể tụt lùi về phía sau, binh tốt sau khi quá hà thì không được tụt lùi về phía sau nữa, cho dù gặp phải quân địch lớn mạnh ra sao, cũng chỉ có thể dũng cảm tiến về phía trước. Do vì nguyên nhân này, tuy số quân của binh tốt là nhiều nhất, nhưng binh tốt có thể sống sót đến phút cuối thì lại rất ít.
Kỳ thủ đấu cờ, đều vô cùng trân quý các quân cờ “xe- pháo – mã” của mình, còn về sự tổn thất của binh tốt thì lại không bận tâm. Nào biết rằng đấu đến lúc tàn cuộc, một binh một tốt mới là mối chốt quan trọng để giành thắng lợi, quân tốt tuy yếu kém nhưng lại có thể khắc được tướng già, trong một số tàn cuộc thì 2 quân tốt còn mạnh hơn quân xe.
Quân xe tuy có thể phi nước đại khắp bàn cờ, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vài nước đi, và nó cũng không thể quay vòng tiến quân. Người chơi sử dụng quân xe chém giết mạnh bạo, luôn bị thiếu hụt sức mạnh về sau; kỳ thủ lợi dụng mã và pháo hỗ trợ tấn công, cờ nghệ có cao hơn một bậc, ngang dọc bắt chéo nhau, từng bước ép chết, luôn làm cho đối thủ chỉ còn sức đổi quân với nhau, mà không còn sức đánh trả lại.
Kỳ thủ cao minh nhất là biết tận dụng sức mạnh của binh tốt, bởi vì quân cờ tung hoành ngang dọc, khắc chế quân địch để giành thắng lợi trong rất nhiều màn tàn cuộc, rất có thể là một quân tốt nhỏ không được xem trọng. Sinh mạng vốn dĩ không có sự phân biệt nặng nhẹ sang hèn, chỉ cần đặt quân tốt vào đúng vị trí thích hợp, trong giờ phút quyết định có thể là quân yếu nuốt chửng quân mạnh, một nước chiếu tướng giành thắng lợi.
Vì vậy, tôi thường nghĩ rằng tính quan trọng của mỗi quân cờ đều giống nhau, quan trọng là do kỳ thủ đặt nó vào vị trí nào.
Trên đời này không có quân cờ nào là vô dụng cả, nhưng lại có vô số kỳ thủ bất tài không biết dùng cờ, tuy là một lòng muốn chiến thắng, nhưng lại vì tham lợi nhỏ mà không có tầm nhìn quan sát toàn cuộc, cuối cùng xé lẻ hết các quân cờ rồi đi vào con đường tự hủy diệt.
Đi một bước cờ, cần phải tĩnh tâm suy nghĩ. Thật ra đạo lý của đời người không phải cũng như vậy hay sao?

Nếu như mỗi ngày đều có thể duy trì một tâm thái ôn hòa, đã là người giành chiến thắng của cuộc đời rồi! Lúc tâm trạng bực tức, bất luận là chơi cờ, làm việc hay viết văn chương, đều có cảm giác không thể làm được theo ý muốn. “Tắm gió xuân nhìn trời cao, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể”, làm được như vậy, đời người sẽ không còn trận đấu giữa người với người nữa, mà chỉ còn là tâm thái im lặng xem thi đấu mà thôi.
* “Tắm gió xuân nhìn trời trong, dung hòa với tự nhiên thành nhất thể”: Hai câu này nói về một cảnh giới tương tối cao trong tâm, mượn hình ảnh của thiên nhiên để diễn đạt tâm thái ung dung tận hưởng những gì đang diễn ra trước mắt, hòa nhập tâm tư suy nghĩ với tự nhiên làm một, không phán xét và nhận định, để mọi thứ diễn ra một cách chân thực nhất.

8 Danh Thủ Làng Cờ Tướng Việt Nam

Làng cờ Tướng Việt Nam đang trên đà phát triển manh mẽ, có thể so sánh với các cường quốc cờ trên thế giới như Trung Quốc.
Ngày nay, cộng động cờ quốc tế đang dần công nhận Việt Nam là một quốc gia chơi cờ Tướng đáng gờm bên cạnh quốc qua đã nổi danh từ lâu như Trung Quốc.
Những danh cờ và cộng đồng cờ tướng đang phát triển mạnh mẽ đã giúp cái tên Việt Nam thêm nổi danh trên thế giới. Những cái tên tiếp theo sẽ là tiêu biểu cho sức mạnh cờ Việt Nam đã và đang lên như thế nào.
Bạch Mi Ưng Vương – Trương Á Minh

Trương Á Minh được xem là một trong Đặc cấp Đại Sư tương đương với kiện tướng cờ tướng quốc tế. Tài năng của ông đã gây tiếng vang trên đấu trường quốc tế vào năm 2014 khi giành được chức vô địch giải cờ quốc tế Dương Quan Lân( Trung Quốc).
Để đổi lấy những vinh quang của mình, Trương Á Minh đã bỏ công luyện tập rất nhiều, khác với nhiều người, ông không trải qua những khóa đào tạo chính thức nào. Cách của ông là luyện tập với các tay cờ giang hồ và cũng từ đó, mà ông già với cặp mày như Bạch Mi Ưng Vương gắn chặt với tên tuổi ông. Ông là một trong những trụ cột trong làng cờ Việt Nam hiện nay
Lại Lý Huynh – Cà Mau

Trong cộng đồng cờ tướng Việt Nam hiện nay, Lại Lý Huynh được xem là cờ thủ mạnh nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người hâm mộ Lại Lý Huynh vì những thành tích hết sức đáng nể của anh như Quán quân cờ tướng Quốc gia 2014, 3 lần vô địch giải TP Hồ Chí Minh, Huy chương bạc Đại hội thể thao châu Á trong nhà 2009, huy chương bạc giải vô địch đồng đội thế giới 2009.
Kỹ thuật chơi cờ của Lại Lý Huynh xuất sắc đều ở cả 3 đoạn cờ Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Vì vậy, Lại Lý Huynh là cái tên thường thấy trong đội tuyển quốc gia thi đấu Quốc tế. Các đại sư cờ tướng khét tiếng từ Trung Quốc mà Lại Lý Huynh đã đối đầu như Ngạc Châu Sư Trưởng – Lưu Tông Trạch, Mạnh Thường Quân – Tăng Nguyên Giai, đều đã từng giao đấu với Lại Lý Huynh và kết quả Lại Lý Huynh cũng tỏ rõ sức cờ quán quân của mình rất cừ.
Đô đầu – Võ Minh Nhất

Cờ thủ tiêu biểu cho đội cờ tỉnh Bình Phước làm rạng danh cờ Việt Nam trong các đấu trường quốc tế với các thành tích như ngôi Quý quân cá nhân tại Giải cờ tướng quốc tế Tường An Bôi 2014 tổ chức ở TP Hạ Môn,tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và xếp trong nhóm đầu nhận giải tại Giải Dương Quan Lân Bôi 2014.
Nguyễn Vũ Quân
Là người Hà Nội, sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, Nguyễn Vũ Quân đã nỗ lực vươn lên với niềm đam mê cờ Tướng, dưới sự dìu dắt của HLV Trần Quốc Bảo. Phong cách cờ “nửa chính nửa tà”, và những sáng tạo, táo bạo, độc dị trong những nước cờ, Nguyễn Vũ Quân không những là tay cờ khó chịu với nhiều đấu thủ Việt Nam và Quốc Tế.
Thành tích để đời của anh có thể kể đến như 3 lần vô địch quốc gia 2004, 2005, 2009, HCĐ giải Vô địch cờ tướng thế giới 2005 và danh hiệu Đặc cấp đại sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam…Nhận xét công tâm, một HLV tại TP HCM cho biết: “Nguyễn Vũ Quân toàn năng, xuất sắc tại tất cả khai – trung – tàn cuộc.” Phong cách thi đấu điềm đạm, chuyên nghiệp là những điểm tạo thành công của anh.
Ông xích lô Trần Quốc Việt- “Sát nhân vô ảnh”

Trần Quốc Việt hành nghề xích lô, không được học hành bài bản, chỉ mải mê chạy theo đam mê cờ tướng từ trẻ đến khi các danh thủ cờ tướng đều khiếp sợ sức cờ của ông. Tại giải đấu Phương Trang IV, ông đã cầm hòa được những đại danh cờ tướng Trung Hoa.
Tại giải đó, ông về giải 4 và tạo điều kiện cho các đồng đội xếp hạng cao hơn trong giải đấu. Sở dĩ ông có biệt danh Sát nhân vô ảnh, vì lối cờ Phản Cung Mã của ông rất điêu luyện. Sau 10 năm gắn bó với đội tuyển TP HCM, ông về đầu quân cho đội cờ Tướng Bình Dương để có nhiều cơ hội giao lưu với các cao thủ khác. Trần Quốc Việt còn được biết đến là người rất thẳng thắn, vui tính, là ông chủ tiệm cà phê cờ tướng trong giới chơi cờ.
Nguyễn Hoàng Lâm

Là một trong những cái tên tiêu biểu trong đội tuyển cờ TP HCM, câu chuyện “duyên nợ” với cờ tướng của Nguyễn Hoàng Lâm có nhiều điểm thú vị. Sinh ra tại Từ Liêm, Hà Nội, Hoàng Lâm được cha mình dạy chơi cờ vua đầu tiên, sau đó, gia nhập những câu lạc bộ cờ ở Hà Nội.
10 tuổi là anh cùng gia đình chuyển vào TP HCM và có thành tích chinh chiến nhiều giải cờ trong nước và quốc tế. Thành tích cờ tướng của Nguyễn Hoàng Lâm có thể điểm qua như vô địch giải cờ tướng Châu Á tại Ma Cau – 2011, Huy chương vàng giải Châu Á, ngôi á quân tại Đại hội thể thao trí tuệ thế giới 2009, phong tặng Đặc cấp Quốc tế Đại Sư.
Trềnh A Sáng – Túy Kỳ Tiên

Trềnh A Sáng hay còn gọi là Hà Chảy là một vận động viên cờ Tướng Việt Nam. Tính đến nay, ông là kỳ thủ nam vô địch cờ tướng Việt Nam nhiều lần nhất- 7 lần vô địch toàn quốc, 3 lần quán quân liên tiếp từ 2000 đến 2002, được làng cờ xưng tụng danh hiệu “Tam liên quán”. Gừng càng già càng cay, dù đã qua tuổi tứ tuần, những nước cờ biến hóa, lối chơi linh hoạt của ông đều làm những kì thủ trẻ phải kiêng dè và học hỏi.
Thông thường, mỗi ngày ông đều dành thời gian nghiên cứu tài liệu và tập luyện cùng người bạn thân là Trương Á Minh, cũng là một danh thủ cờ tướng Việt Nam. Theo ông, muốn thành công trong thi đấu, ông đều dành thời gian để nghiên cứu lối chơi của các đối thủ và cách để gài bẫy đối thủ.
Ngô Lan Hương – Nữ Hoàng Cờ Tướng Việt Nam

Chị được xem là một trong nữ kỳ thủ xuất sắc số 1 tại Việt Nam hiện nay. Ngô Lan Hương có kinh nghiệm thi đấu nhiều năm trên cả đấu trường Việt Nam lẫn quốc tế. Trong phạm vi Việt Nam, Ngô Lan Hương giữ vị trí Á quân Nữ quốc gia tại Giải A1 toàn quốc 2014 cùng chiếc HCV cá nhân Nữ tại Giải vô địch TP HCM năm 2014 là đáng kể nhất. : quán quân giải A1 Việt Nam năm 2011, vô địch giải Cờ Tướng thế giới lần thứ 12 và Châu Á lần thứ 15,… Cô từng là nữ kỳ thủ duy nhất được Trung Quốc mời sang tham dự Đại hội Thể Thao Trí Tuệ thế giới 2011 ở Bắc Kinh.

15 thế cờ tướng khai cuộc hay nhất


Đánh Cờ Tướng (Tượng kỳ) được chia thành ba giai đoạn cơ bản: Khai cuộcTrung cuộcTàn cuộc. Mỗi người có quan điểm và nhận xét riêng về từng giai đoạn này. Có người cho rằng quan trọng nhất là Trung cuộc, bởi nó là thời điểm người chơi ra những quyết định mang tính sống còn, những chiến thuật, toan tính được thể hiện.

Mục lục

Tầm quan trọng của khai cuộc

Có người cho Tàn cuộc mới thực là quan trọng (theo “Tàn cuộc sát chiêu“). Bởi không vô lý khi nói “Lạc nước hai Xe đành bỏ phí, gặp thời một Tốt cũng thành công“, nghĩa là cho dù trung cuộc có thế nào, nếu không thuận, cũng vô ích, các quân dù mạnh mà không được dùng đúng, dùng hợp lý thì cũng chỉ là đồ bỏ đi.
Trong khi một quân yếu nhất, nếu có thời cơ và được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sẽ làm nên chuyện. Nhưng với rất nhiều “Cao thủ“, họ nói rằng khai cuộc mới thực là quan trọng và bạn có thể nhận ra ai là cao nhân chỉ trong 7 nước đi đầu tiên của ván đấu đó.
Mỗi người có một cách chơi khác nhau, lối đánh khác nhau khi chơi cờ Tướng, cũng không có quy định cụ thể hay ranh giới rõ ràng nào cho việc Khai cuộc thế nào là đủ, kéo dài trong bao lâu, bao nhiêu nước. Nhưng theo một số cờ thủ hàng đầu thì 12 – 15 nước cờ đầu tiên được coi là khai cuộc.
Bài viết này mình xin tổng hợp cho các bạn 15 thế cờ tướng khai cuộc thông dụng nhất thường gặp trong thực chiến đỉnh cao của các cờ thủ hiện đại. Những thế cờ được cập nhật mới nhất theo cách triển khai thế trận của những bố cục rõ ràng để mọi người có thể nắm bắt cơ bản.
Chi tiết cụ thể về cách đánh, các cạm bẫy, điểm mạnh, điểm yếu và cách phá giải các thế cờ mình sẽ để link bài viết chi tiết ngay dưới mọi người muốn tham khảo kỹ thế nào có thể bấm vào. Có một vài thế cờ mình chưa viết xong, mong các bạn thông cảm mình sẽ liên tục update các thế cờ đầy đủ nhất.
Thống kê tỷ lệ thắng – hòa của các thế cờ khai cuộc
Tên khai cuộc Thống kê Tỉ lệ (%)
Tiên nhân chỉ lộ (tốt 3 & 7) 59.67
Phi tượng cuộc 55.14
Pháo đầu VS Khai cuộc bất thường 52.13
Ngũ thất pháo VS Bình phong mã 54.72
Khởi mã cục 52.94
Pháo đầu VS Bình phong mã 48.97
Thuận pháo 57.26
Quá cung pháo 54.77
Phi pháo cuộc VS Bình phong mã 51.14
Pháo đầu VS Bình phong mã 51.67
Bán đồ nghịch pháo 54.71
Pháo đầu VS Tam bộ hổ 53.94
Trung pháo VS Bình phong mã 55.64
Sĩ giác pháo 52.32
Pháo đầu VS Phản cung mã 54.89
Ngũ bát pháo VS Bình phong mã 50.75
Ngũ lục pháo VS Phản cung mã 52.35
Pháo đầu hoành xa VS Bình phong mã 54.29
Pháo đầu VS Tả mã bàn hà 48.52
Tuần hà pháo VS Bình phong mã 57.06
Pháo đầu VS Đơn đề mã 54.05
Ngũ thất pháo VS Phản cung mã 52.15
Ngũ lục pháo VS Bình phong mã 52.36
Ngũ bát pháo VS Phản cung mã 54.93
Nghịch Pháo 71.88
Pháo đầu VS Song pháo quá hà 51.23
Tuần hà pháo và Kim câu pháo 54.32
Thượng sĩ cuộc 44.83
Pháo đầu VS Quy bối pháo 51.02
Pháo đầu VS Điệp pháo 68.75
Tấn chốt biên 46.88
Khởi pháo khác 38.46

Phản công Mã

Phản công mã, hay còn gọi là “Phản cung mã”, “Giáp pháo bình phong”, “Bán bích sơn hà”, “Nửa cõi sơn hà”. Trong thế cờ này, hai Mã lên giữ chính diện nhưng có một con Pháo trước đó vào trong. Pháo giữ Mã, Sĩ giữ Pháo, Xe giữ Mã còn lại.
Đây là thế trận cơ bản và thực chiến vì nó linh hoạt, linh động, đối công và tranh tiên quyết liệt. Có thể dễ dàng chuyển đổi thế trận, thế trận liền lạc, các quân đều có căn, quân này bảo vệ quân kia, phòng ngự chặt, phản công nhanh, thuận lợi cho phục kích, du kích chiến, bẫy, bắt chết quân địch, và có những miếng đánh hiểm hóc bất ngờ.
>> chi tiết: Cách khai cuộc phản cung mã

Bình phong Mã

Bình phong mã là thế cờ khai cuộc mà hai mã lên giữ chốt đầu, bảo vệ chặt chẽ trung lộ. Đây được cho là thế trận chống Pháo Đầu tốt nhất và là thế trận ổn định nhất. Trong các giải lớn cấp quốc gia, quốc tế, Bình phong mã đều được dùng với số lượng cao, tỷ lệ cao, nhiều hơn nhiều so với loại khai cuộc khác.
>> Cẩm nang khai cuộc bình phong mã hiện đại

Thuận Pháo

Khi đối thủ vào Pháo Đầu, người chơi cũng vào Pháo Đầu cùng chiều, thì đó gọi là “thuận pháo” hoặc “pháo thuận”. Bên Trung Quốc gọi là “thuận thủ pháo”. Thay vì lên Mã giữ Chốt đầu, thì bên Hậu cũng đưa Pháo vào giữa, dụ đối thủ dùng Pháo ăn Chốt đầu.
Nếu đối thủ ăn Chốt đầu thì vi phạm nguyên tắc “chưa triển khai tất cả các quân thì không nên vội tấn công đơn lẻ”, sẽ mất một nước và xuất binh chậm. Bên Hậu thì lợi được 1 nước lên Mã đuổi Pháo, xuất quân nhanh hơn, tranh tiên, phản tiên, và giành lại một nước.
>> Bí quyết khai cuộc thuận pháo

Nghịch Pháo

Khi đối thủ vào Pháo đầu mình cũng vào Pháo đầu nhưng khác chiều, trái chiều, thì đó gọi là “nghịch pháo” hoặc “pháo nghịch”. Bên Trung Quốc gọi là “liệt thủ pháo”. Đây là thế khai cuộc phổ biến, nhưng thực tiễn cho thấy Thuận pháo ổn định hơn, còn Nghịch pháo thì thường xảy ra đối công rất mãnh liệt, một thắng một thua, một mất một còn, rất ít khi hòa được.
>> Tuyệt chiêu khai cuộc nghịch pháo

Bán đồ nghịch Pháo

Bán đồ nghịch pháo, thay vì vào Pháo nghịch ngay, thì bên Hậu tấn Mã giữ Chốt giữa, sau đó đưa Pháo qua hà (qua sông) phong Xa (đè Xe), rồi mới đem con Pháo kia vào trung tâm. Thế trận này gọi là “Bán đồ nghịch pháo”. Thế trận Nghịch pháo hiện đại này ổn hơn Nghịch pháo truyền thống cổ điển 1 chút, nhưng cũng đối công, đôi co, tranh hùng sát phạt, công phá lẫn nhau rất dữ dội.

Quy Pháo bối

Quy bối pháo hay Pháo lưng rùa, đây cũng là một khai cuộc giang hồ, dân gian, ít kỳ thủ cấp quốc gia hay quốc tế nào chơi. Đưa Pháo xuống cho Xe bảo vệ rồi rình rập ở hàng đó, có tác dụng đuổi Xe rất tốt.

Điểm mạnh của thế trận này là các quân chủ lực cùng được phối hợp để vừa tấn công vừa phòng thủ. Điểm yếu của thế trận này là nước đi quân lập đi lập lại nhiều lần làm mất tính chủ động và các quân cản trở nhau.
Khám phá thêm: Thế khai cuộc quy bối pháo

Thiên phong Pháo

Thiên phong pháo là thế cờ hơi giống Quy bối pháo nhưng khác ở chỗ là Hậu ra Xe ở hàng 4 hoặc 6 xong rồi mới xuống Pháo. Cũng là khai cuộc dân dã, giang hồ, rất ít thấy trong các giải lớn.
Khai cuộc Thiên phong Pháo là kiểu khai cuộc cổ rất ít dùng. Do có nước hoành Xa và thoái Pháo nên vào loại Quy bối Pháo. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, biến hóa của Thiên phong Pháo khác nhiều so với Quy bối Pháo nên việc xếp như vậy không thỏa đáng.

Thiết hoạt xa

Thiết hoạt xa là loại khai cuộc mà bên đi Tiên chấp nhận bỏ Mã ngay nước đi đầu tiên (bằng cách đi X1+1 hoặc X9+1), sau đó lợi dụng nước bắt Pháo để giành lấy nước tiên và sở hữu 2 tiên. Có thế công và thế chủ động tốc chiến.
Tuy nhiên đây là lối chơi ăn thua đủ, thắng nhanh mà thua cũng nhanh, không có hòa, và thường là tiên thua vì không đủ bù đắp sự hao hụt về chất, về lực, về quân số. Cho nên thế trận khai cuộc này ít thấy chơi ngoài đời, chỉ tồn tại trên lý thuyết, sách cờ, Internet, và các trận đấu biểu diễn, hiếm thấy trong các giải cờ nghiêm túc.

Uyên ương Pháo

Uyên Ương pháo, hay còn gọi là “Tây Tạng quyền”, là khai cuộc cổ truyền của người Tây Tạng, hay được chơi ở xứ Tây Tạng thần bí. Điểm đặc dị của nó khác với các loại khai cuộc khác là nó không ra Xe giữ Pháo, và nó lên Xe 2 bước để giữ Pháo, để rồi tìm cách hạ còn Pháo bên kia xuống 1 bước rồi mưu đồ chuyển 2 con Pháo sang 1 phía vừa thủ kỹ vừa đuổi Xe trở vào, hoặc ko cho Xe bên Tiên xuất ra.
Khai cuộc này nửa giang hồ, nửa chuyên môn. Thỉnh thoảng cũng được dùng trong các giải cao cấp, cấp quốc gia, cấp quốc tế, nhưng không thường xuyên, không nhiều..
>> Học khai cuộc uyên ương pháo

Đơn đề mã

Đơn đề mã là thế cờ khai cuộc mà một mã lên giữ chốt đầu, mã còn lại nhảy ra biên. Đây cũng là một thế trận được những người chơi cờ trung bình khá chơi nhiều do gần như các quân cờ đều có sự liên thủ chặt chẽ với nhau.
Trong các giải lớn cấp quốc gia, quốc tế, đơn đề mã ít được dùng so với loại khai cuộc khác. Tùy theo việc nhảy mã nào ra biên mà người ta phân ra là Tả đơn đề mã và Hữu đơn đề mã. Thế trận này thường được bên hậu sử dụng để chống lại mọi thế trận của bên tiên thậm chí là nó chống nó, thế ra quân tương đối mạnh của trận thế này gọi là Thiết đơn đề mã.

Xuyên cung mã

Xuyên cung mã hay còn gọi là “Tượng triều xuyên cung mã”, “Mã giáp sĩ” hay “Mã quỳ”. Thế cờ này thì hình dung như sau: trước là lên tượng, sau đó nhãy mã cùng phía tượng lên khóa chân tượng lại không cho thoái về.
Nếu trường hợp đến đây mà đi tiếp nước chống sĩ thì trận thế này sẽ được gọi là “Biệt cước mã”. Đây là thế trận cũng rất phổ thông, gần như đi đâu cũng thấy người chơi cờ sử dụng, thường được bên đi hậu sử dụng vì thế trận này ẩn chứa nhiều cạm bẫy có thể phản đòn mạnh mẽ nếu bên tiên đi thiếu chính xác.

Ngọa tâm pháo

Nó còn được gọi với tên khác là “Tọa tâm pháo”, “Hoa tâm pháo” hay “Sáo tâm pháo”. Thế cờ này thì hình dung như sau: đầu tiên vào pháo đầu, sau đó con pháo này thối 1, rồi tiếp đến bình con pháo còn lại vào đầu luôn.
Thế trận này tính công sát rất dữ do sau đó bên đi thế trận này sẽ tiếp tục lên chính mã, rồi dùng 2 mã tấn lên xông đội đánh thẳng vào tuyến giữa đối thủ. Những kỳ thủ yếu có thể sẽ bị hạ đo ván bởi thế trận này trong vòng 30 nước. Tuy nhiên, do vì quá tập trung vào tuyến giữa nên việc phòng thủ ở 2 cánh trở nên yếu đi nên thế trận này cũng ít được sử dụng.

Tiên nhân chỉ lộ

Tạm dịch thế trận này là tiên ông chỉ đường, nó còn được gọi bằng các tên khác là “Thế tiến binh” hay “Thế khởi binh”. Thế trận này khi đi nước đầu tiên thì sẽ tấn chốt trước chứ không đi các quân mạnh khác như xe, pháo, mã.
Tốt được chọn để tấn thường là chốt 3 hoặc 7 chứ ít khi chọn chốt 1, 5 hay 9 vì tấn chốt 3 hoặc 7 sẽ tạo ra nhiều biến hóa hơn các vị trí chốt khác. Nếu bên tiên nước đầu tiến chốt số thứ tự nào và bên hậu cũng tiến chốt số thứ tự nấy, ví dụ như bên tiên tiến chốt 3, bên hậu cũng tiến chốt 3 thì trận này được gọi là Đối binh cuộc.
>> Cách đánh tiên nhân chỉ lộ trong cờ tướng khai cuộc

Quá cung pháo

Thế trận này còn được gọi là Pháo qua cung. Thế trận này được hình thành khi 2 pháo ở cùng 1 bên, tức là pháo 2 bình sang lộ 6 gần pháo lộ 8 hoặc pháo 8 bình sang lộ 4 gần pháo lộ 2. Thế trận này mang tính phòng thủ cao, thường thấy sử dụng ở những người lớn tuổi. Nếu sử dụng không tốt có khả năng dẫn đến kẹt cờ. Thế trận này cũng được sử dụng khi thi đấu, nó sẽ không có vấn đề gì nếu cầm quân đi tiên, còn nếu cầm quân đi hậu sẽ gặp chút khó khăn khi bên tiên đi pháo đầu.
>> Các đánh quá cung pháo nâng cao

Phi tượng cuộc

Thế trận này còn được gọi là Thượng tượng cuộc. Thế trận này khi đi nước đầu tiên thì sẽ lên tượng (dĩ nhiên là tượng 3 hoặc 7 tấn 5 chứ đừng ai tấn ra biên nhé). Người sử dụng thế trận này phải có công phu trung tàn cao mới sử dụng được tốt. Nó mang phong cách phòng thủ phản công.
>> Phi tượng cục bách biến
Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét