Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

KÝ ỨC CHÓI LỌI 115

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
trận đánh kho xăng dầu nhà bè của đội 5 đặc công rừng sác

ĐỐT CHÁY KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ.

CÁC BẠN HÃY ĐỌC VÀ CHIA SẺ NHÉ.

Chú ý ( Bài này Ad đăng lại theo yêu cầu và mong muốn của nhiều người.Bạn nào đọc hay biết rồi thì miễn ý kiến nhé. Cảm ơn )

ĐÂY LÀ TRẬN ĐÁNH CÓ*** MỘT KHÔNG HAI **TRÊN THẾ GIỚI CỦA **ĐẶC CÔNG RỪNG SÁC**GÂY CHẤN ĐỘNG DƯ LUẬN THẾ GIỚI ..MÀ HIỆN NAY GIỚI CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VÀ TÌNH BÁO NƯỚC NGOÀI VẪN CHƯA GIẢI MÃ ĐƯỢC...

ĐỐT CHÁY KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ.

Báo chí Sài Gòn đưa tin "140 triệu lít xăng bị thiêu hủy".

Cách đây 40 năm, đêm mùng 2 rạng ngày 3-12-1973, trận tiến công Kho xăng, dầu Nhà Bè của Đặc công Rừng Sác gây chấn động trong nước và dư luận thế giới. Cho đến hôm nay, sự kiện lịch sử này trở thành dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tá Nguyễn Hồng Thế, Anh hùng LLVT nhân dân - một trong tám chiến sĩ cảm tử đã tham gia trận đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè.

TRINH SÁT " DẠ DÀY NHIÊN LIỆU"

Đại tá Nguyễn Hồng Thế, chiến sĩ đặc công Rừng Sác năm xưa thường làm những người lần đầu gặp mặt đoán sai cái tuổi 55 của anh bởi phong cách luôn sôi nổi, lạc quan. Nhắc đến Kho xăng, dầu Nhà Bè, nhắc đến Rừng Sác thì chất sôi nổi trong anh bỗng... chùng hẳn xuống. Rồi anh lần tìm cuốn "Lịch sử Trung đoàn 10 Rừng Sác anh hùng", cầm trên tay trong suốt buổi nói chuyện như muốn để những người đồng đội đã hy sinh cùng sát cánh bên anh, ngay trong những câu chuyện kể.

Kể từ tháng 10-1972, theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, Kho xăng, dầu Nhà Bè trở thành mục tiêu số một của Đặc công Rừng Sác. Và chỉ trong vòng một tháng, Đội đặc công 21 đã thực hiện các cuộc đột nhập trinh sát. Từ đó, suốt 7 tháng thử thách, mục tiêu lớn này luôn là bài toán khó giải. Cán bộ, chiến sĩ Đội 21 từng ở lại ban ngày giữa các lớp rào, nhưng cuối cùng vẫn không vượt qua được những hàng rào song sắt bao bọc kho xăng, dầu.

Kho xăng, dầu Nhà Bè là một hệ thống kho hoàn chỉnh nằm cạnh cảng Nhà Bè, nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14 héc-ta, có 72 bồn xăng, phân nửa số này có sức chứa hơn 10 triệu lít. Đây là kho được ví như cái "dạ dày nhiên liệu", cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân sự của Mỹ-ngụy.

Do tầm quan trọng đặc biệt, nên kho Shell được bảo vệ một cách đặc biệt. Trong 12 lớp rào bao bọc, nhiều loại đã "thách thức" các chiến sĩ đặc công qua hàng chục lần đột nhập: Hàng rào song sắt không cắt được; hàng rào chẻ ba thả dây thép gai bùng nhùng cao 3,5m cùng với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, ngỗng, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh... Đặc biệt, địch xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, từ cách bố trí lực lượng đến điều kiện địa hình. Lực lượng bảo vệ trực tiếp cả dưới nước, trên không đặt sở chỉ huy ở phía Tây, dưới quyền chỉ huy của một tên trung tá ngụy. Trên bộ có tiểu đoàn ngụy 835 do một tên ác ôn khét tiếng Sài Gòn nắm giữ. Ở dưới nước có giang đoàn xung phong số 30 với 11 tàu tuần tiễu và tiến công. Trên không có máy bay trinh sát L19 và bốn chiếc trực thăng. Bên cạnh lực lượng bảo vệ trực tiếp là lực lượng thuộc Bộ Tổng tham mưu ngụy và Quân đoàn 3 ngụy sẵn sàng ứng cứu. Phía Nam của cảng và kho xăng, dầu Nhà Bè còn có "đặc khu Rừng Sác" của ngụy với lực lượng rất mạnh do một tên đại tá chỉ huy.

Sau 14 chuyến điều tra, nghiên cứu hết sức công phu với sự tham gia của hàng chục "cảm tử quân" là đảng viên và đối tượng cảm tình Đảng, Đoàn 10 Rừng Sác quyết định giao nhiệm vụ đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè cho nhóm đặc công Đội 5. Kế hoạch trận đánh được đồng chí Trần Văn Trà - Tư lệnh B2 trực tiếp kiểm tra từng chi tiết. Đội 5 sẽ sử dụng 8 chiến sĩ tài ba nhất, tổ chức thành hai tổ, luồn sâu lót sát, đặt trái điểm hỏa đồng loạt mà không đánh theo phương pháp cuốn chiếu thông thường. Trận đánh dự kiến có 11 tình huống, mỗi tình huống là một phương án lao lên phía trước, hành động quyết liệt, không có phương án rút lui nửa chừng.

Trận đánh gây chấn động thế giới

Ngày 30-11-1973, Đoàn 10 Rừng Sác làm lễ xuất quân cho 8 "cảm tử quân". Tổ 1: Mũi trưởng kiêm tổ trưởng Hà Quang Vóc, Nguyễn Văn Rực số 2, Đỗ Hải Quân số 3, Hoàng Hữu Hinh số 4. Tổ 2: Mũi phó kiêm tổ trưởng Nguyễn Công Bao, Trần Ngọc Sỹ số 2, Phạm Văn Tiềm số 3, Nguyễn Hồng Thế số 4. Đội phó Đội 5 Hà Quang Vóc, thay mặt anh em hứa quyết tâm "Chưa đốt cháy kho Shell, chưa trở về". Đội trưởng Cao Hồng Ngọt tiễn anh em ra tận bờ sông Nhà Bè.

Đêm 2-12, lúc 20 giờ 15 phút ở cảng Caltex, tàu bo bo pha đèn trúng đội hình của ta nhưng chúng không phát hiện được gì. Mũi phó Nguyễn Công Bao thoát ra giữa lòng sông, bắt đầu nhìn thấy Kho xăng, dầu Nhà Bè.

21 giờ 30 phút, anh em tranh thủ ăn cơm trong ánh sáng chập chờn bên hàng rào căn cứ địch. Tám dũng sĩ cảm tử nắm chặt tay nhau và nói lời từ biệt: "Đồng chí nào về được, nhắn lời thăm anh em ở nhà và bà con Rừng Sác".

Nguyễn Hồng Thế lên vị trí dẫn đầu tổ đặc công tiến vào mục tiêu. Khoảng 30 phút quan sát động tĩnh trước hàng rào chống đạn B41, Thế lao lên tiếp cận hàng rào. Cắt đến mắt thứ 6 thì nhận được tín hiệu báo động của Hà Quang Vóc, phải lùi lại. Vừa lúc đó, ba tên lính ngụy đi tới. Một tên đột ngột dừng lại, phóng một quả pháo sáng soi rõ cả vùng rồi bất chợt la lớn: "Việt Cộng, dừng lại".

Biết hắn la sằng, mọi người nằm im, chờ đợi. Mấy phút sau, tốp lính đi khỏi, Nguyễn Hồng Thế vượt qua một khoảng trống, tiếp tục cắt rào. Năm phút sau, hàng rào chống đạn B40 bị cắt thủng một chỗ. Toàn tổ vượt rào, băng qua một bãi trống khoảng 200 mét dưới ánh đèn điện nhưng mới được nửa bãi thì gặp một toán lính đi tuần bằng xe đạp. Chúng vừa đi khỏi, Thế lại lao lên vượt một con đường nữa, tiếp cận hàng rào cao 1,5 mét. Khi Thế, Vóc và Quân vừa qua được hàng rào thứ 5 thì một luồng ánh sáng đèn pha quét ngang mặt. Hai tốp quân cảnh đi tới, có hai tên đi hon-đa. Chúng cắt đội hình tổ đặc công làm hai. Một tên đi hon-đa bỗng dừng lại chỗ Thế nằm. Thế và Quân đã sẵn sàng xử lý tình huống, nhưng bọn địch lại quay ra đường nhựa đi tiếp. Có đồng đội cảnh giới, Thế thao tác cắt hàng rào mặt tường, cũng là hàng rào cuối cùng.

Đúng 0 giờ, cả tổ đã lọt qua hàng rào cuối. Đội phó Vóc nhắc lại nhiệm vụ lần cuối của từng người và chỉ thị mục tiêu các bồn chứa butaga cho Thế. Tổ 1 xuất phát thuận lợi. Tổ 2 gặp địa hình phức tạp, nhưng do đã thuộc trên sa bàn nên các chiến sĩ đều lần lượt đặt "hàng" vào đúng vị trí rồi ra khỏi hàng rào 3,5 mét. Riêng Quân gặp trở ngại do đụng bọn lính đi tuần, anh phải ngồi chờ nên khi gắn xong khối thuốc nổ, quay ra thì đã quá giờ hẹn.

0 giờ 35 phút, Kho xăng, dầu Nhà Bè bốc nổ, lửa cháy rực trời. Địch rúc còi báo động không dứt, bắn trung liên và M79 xối xả. Bo bo, tàu xuồng chiến đấu chạy náo loạn trên sông. Trên trời, trực thăng vũ trang bay lồng lộn, máy bay C47 thả pháo sáng, xả đạn xuống sông. Địch dùng nhiều lực lượng, la hét um sùm: "Bắt sống đặc công Việt Cộng". Hai chiến sĩ Bao và Tiềm bơi ra đến giữa sông thì bị địch phát hiện, vây chặt. Ba chiến sĩ Hinh, Rực và Sỹ bị địch phát hiện khi đã ra quá 1/3 lòng sông. Địch cố bắt sống nên dùng lựu đạn ném vây quanh. Ba anh em bèn chia mỗi người mỗi ngả, thoắt ẩn, thoắt hiện, biến mất hút trong làn bom đạn địch.

Khi kho xăng phát nổ, Quân vẫn còn ở trong hàng rào cao 3,5 mét. Lợi dụng lúc địch nhốn nháo, anh vượt rào nhưng khi ra tới bờ sông thì lại đụng 3 tên lính đi xuồng. Chúng bắn trúng chân anh nhưng lãnh lại một quả lựu đạn. Nhân đó, Quân thoát khỏi vòng vây. Vóc và Thế đón đồng đội ở cửa mở nên rút ra sau cùng. Tới bờ sông, thấy địch phong tỏa đường rút lui, hai anh đành ém lại khu vực cảng hải quân một ngày, chờ trời tối, ra khỏi vòng vây địch, trở về căn cứ.

Kho xăng Shell bốc cháy mỗi lúc một thêm dữ dội, sáng rực bầu trời phía Nam Sài Gòn và cháy suốt 12 ngày đêm. Tên Trung tướng Phạm Ngọc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy đích thân chỉ huy việc cứu chữa. Tám ngày sau khi kho nổ, lửa bắt sang bồn chứa một triệu lít dầu ma-dút. Địch sợ lửa cháy lan sang hãng Caltex, Esso, phải mở khóa xả ống dẫn dầu. Dầu chảy lênh láng ra sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, tới tận Vàm Láng, Gò Công.Trận đánh đạt hiệu quả cực lớn. Các hãng thông tấn phương Tây và báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ thú nhận: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực. Tổng cộng khoảng 20 triệu đô-la Mỹ.

Báo Đông Phương đưa tin: "Tổng trấn Sài Gòn ra lệnh đóng tất cả các trạm xăng". Báo Độc Lập chạy dòng chữ lớn: "Rạng sáng 3-12-1973, Kho xăng Nhà Bè bị pháo kích 49 quả đạn".

Về phía ta, đồng chí Bao và Tiềm hy sinh. Về sau, đồng bào lấy tin từ phía địch cho biết: Hai anh bị 7 tàu địch vây chặt, chúng bắt được và lôi lên tàu. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ cảm tử đã thực hiện nghiêm yêu cầu của trận đánh: Không để địch bắt, nên rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên địch đứng gần đó chết tại chỗ.Trận đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè làm nức lòng nhân dân cả nước và gây chấn động thế giới. Hai liệt sĩ đã hy sinh là Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm được tuyên dương "Hành động anh hùng". Tháng 1-1976, đồng chí Hà Quang Vóc được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Đồng chí Nguyễn Hồng Thế được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân tháng 9-1975. Bốn chiến sĩ còn lại đều được tặng thưởng huân chương Chiến công.

Sau ngày giải phóng miền Nam, ta khai thác tài liệu trong trụ sở Bộ Quốc phòng ngụy, thấy hồ sơ vụ cháy kho xăng, dầu Nhà Bè chất đầy 4 tủ sắt và địch vẫn không tìm ra được cách đánh của ta nên chỉ kết luận một cách hồ đồ: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công Việt Cộng thực hiện".

Đặc công "xuất quỷ - nhập thần" - Một trận đánh và 4 tủ hồ sơ

Chuyên gia Quân sự Minh Quân |
Đặc công "xuất quỷ - nhập thần" - Một trận đánh và 4 tủ hồ sơ
Hình ảnh kho xăng Nhà Bè bốc cháy khi bị Đặc công Rừng Sác tiến công, do phía Mỹ chụp.

Báo Phương Đông ở Sài Gòn đăng một tít lớn “Chưa biết Việt Cộng đặt súng ở đâu” và “Tổng trấn Sài Gòn ra lệnh đóng tất cả các trạm xăng”.

Thế nào là đặc công căn cứ?
Trong Binh chủng đặc công có một lực lượng được gọi là đặc công căn cứ hay còn gọi là đặc công chuyên trách.
Đó là những đơn vị đặc công chuyên bám đánh những mục tiêu quan trọng của đối phương như sân bay, bến cảng, kho tàng... trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch.
Những đơn vị đặc công này thường luồn sâu, áp sát những căn cứ của địch, có khi họ ở ngay sát nách những mục tiêu mà họ được phân công bám đánh.
Đặc công chuyên trách có một lợi thế, do chuyên trách đối với một hoặc vài mục tiêu cụ thể nên các đơn vị đặc công này có điều kiện trinh sát nắm rất chắc về mục tiêu từ lực lượng, phương tiện, cách bố trí đến quy luật hoạt động...
Trên cơ sở đó, đơn vị đặc công căn cứ có thể xây dựng nhiều phương án tác chiến được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, lực lượng này lại có những khó khăn riêng.
Vì bị đánh đi đánh lại nhiều lần nên địch thường xuyên thay đổi cách bố phòng, canh gác, cứ sau mỗi lần bị đánh, chúng lại mau chóng rút kinh nghiệm và đưa ra những cách đối phó mới hòng chống lại đặc công ta.
Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều nghiên, trinh sát để lên kế hoạch cũng như cho việc tiềm nhập thực hiện trận đánh.
Trong kháng chiến chống Mỹ, có một đơn vị đặc công chuyên trách mà những chiến công của họ đã trở thành huyền thoại, đó là Đoàn Đặc công 10 - Đặc công Rừng Sác.

Mô hình chiến sĩ Đặc công Rừng Sác.
Mô hình chiến sĩ Đặc công Rừng Sác.
Trận đánh huyền thoại và 4 tủ hồ sơ
Trong các trận đánh huyền thoại của họ, có một trận đánh mà mãi đến khi chiến tranh kết thúc đối phương cũng vẫn không tìm ra được sự thật, đấy là trận đánh vào Kho xăng Nhà Bè đêm mùng 2 rạng sáng ngày mùng 3 tháng 12 năm 1973.
Kho xăng dầu Nhà Bè là một hệ thống kho hoàn chỉnh nằm cạnh sông Nhà Bè, là nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso.
Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14 héc-ta. Hàng loạt kho chứa nguyên liệu lỏng (xăng, nhớt) phục vụ chiến tranh của các công ty tư bản nước ngoài nằm dọc sông Nhà Bè với sức chứa lớn, đủ cung cấp cho cả chiến trường Nam Ðông Dương.
Quân cảng Nhà Bè nằm giữa vùng tiếp giáp hai xã Phú Mỹ và Phú Xuân, là nơi Pháp, rồi Mỹ chuyên dùng nhập các hàng quân sự. Một bộ phận bến ke (quai) và bến đậu của cảng Sài Gòn nằm trên đất Tân Thuận với dãy kho hàng đồ sộ.
Lúc bấy giờ kho được ví như cái "dạ dày nhiên liệu" của Mỹ-nguỵ.
Do tầm quan trọng của nó, nên kho Shell được bảo vệ một cách đặc biệt: 12 lớp hàng rào song sắt, hàng rào chẻ ba thả dây thép gai bùng nhùng cao 3,5m rồi chó nghiệp vụ, ngỗng, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh...
Ngoài việc Kho xăng Nhà Bè là một trong những kho được ưu tiên hàng đầu về phòng thủ với hệ thống cấu trúc “có chiều sâu”, với lực lượng trực chiến có phương tiện phản ứng cực nhanh, hiện đại.
Đặc biệt, nó còn là nơi có mạng lưới an ninh, cách quản lý nhân công hết sức chặt chẽ. Ai làm việc này ở đây phải được cấp thẻ đeo, sau khi đã được cơ quan Cảnh sát Quốc gia nghiên cứu lý lịch. Vào vòng hai phải có Giấy phép đặc biệt do cơ quan Cảnh sát khu cấp.
Vòng trong cùng, khu vực bồn chứa, chỉ có 7 công nhân được vào làm việc giới sự kiểm soát của 13 tên An ninh.
Cuối năm 1973, trong tình hình chiến trường ngoại thành Sài Gòn cần có những đột phá lớn, Bộ Tư lệnh Miền đã quyết định đánh phá Kho xăng Nhà Bè. Ðể thực hiện nhiệm vụ táo bạo này,  đội 5, Đoàn Đặc công 10 Rừng Sác đã được “chọn mặt gửi vàng”.

Các chiến sĩ Đặc công Rừng Sác bí mật, bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm.
Các chiến sĩ Đặc công Rừng Sác bí mật, bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm.
Ðể bảo đảm chắc thắng, có hiệu suất cao trong chiến đấu, tổ trinh sát do đồng chí Hà Quang Vóc phụ trách, đã 14 lần bơi qua lòng sông rộng, có mực nước sâu, luồn lách ở nhiều hướng.
Các anh đã vượt qua nhiều tuyến phòng thủ, khắc phục tất cả các loại vật cản, đột nhập vào Kho xăng Nhà Bè để nghiên cứu, tìm hiểu cách bố phòng và quy luật đi lại hoạt động của địch.
Sau nhiều ngày được giao thực hiện thật kỹ cho công tác chuẩn bị, đêm 2 rạng ngày 3 tháng 12 năm 1973, đội 5 của đặc công Rừng Sác đã tổ chức một mũi gồm  tám cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Hà Quang Vóc chỉ huy.
Mũi đã bí mật vượt sông Nhà Bè và cả hệ thống đồn bốt địch bố phòng, ngăn chặn vòng ngoài và nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của chúng ở  bên trong.
Trong quá trình thâm nhập vị trí, các chiến sĩ đội 5, đặc công Rừng Sác đã ba lần chạm trán với địch, nhưng các anh đã mưu trí và lợi dụng sự sơ hở của chúng, đưa toàn bộ lực lượng vào đúng mục tiêu.
Họ đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất là đặt hàng loạt lượng thuốc nổ TNT có sức công phá lớn áp sát vào các bồn xăng lớn của địch.
Ðúng 2 giờ 15 phút sáng 3-12-1973, tất cả 43 bồn xăng của địch đã nổ tung, bốc cháy dữ dội, làm sáng rực chung quanh Nhà Bè và náo động cả TP Sài Gòn.

Hình ảnh kho xăng Nhà Bè bốc cháy khi bị Đặc công Rừng Sác tiến công, do phía Mỹ chụp.
Hình ảnh kho xăng Nhà Bè bốc cháy khi bị Đặc công Rừng Sác tiến công, do phía Mỹ chụp.
Ðể cứu hỏa, trung tướng ngụy quyền Sài Gòn Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân khu 3 và Quân đoàn 3 phải trực tiếp đến tận nơi để chỉ huy cứu chữa.
Lúc này dù trong đêm đen, nhưng chúng đã vội vã điều thêm lực lượng cứu hỏa từ Sài Gòn về, kể cả máy bay để yểm trợ. Tuy thế, dù huy động tối đa, song cũng không thể dập tắt được biển lửa ngày càng bốc cao và lan rộng cả lòng sông Sài Gòn.
Lửa cháy trong Kho xăng Nhà Bè và trên sông Sài Gòn kéo dài suốt 9 ngày đêm, thiêu hủy gần 200 triệu lít xăng, một tàu dầu 12 nghìn tấn, một nhà máy trộn nhớt...
Sáng hôm xảy ra trận đánh, trên trang đầu báo Độc Lập của Chính quyền Sài Gòn, nổi bật hàng chữ “Suốt 48 phút sáng Thứ Hai, ngày 3 tháng 12 năm 1973, kho xăng Nhà Bè bị pháo kích 49 quả đạn…”.
Ở Bộ Quốc phòng Quân đội Sài Gòn, ngay sau vụ nổ xảy ra, đã diễn ra một cuộc họp khẩn cấp.
Một “Uỷ ban điều tra hỗn hợp” được thành lập, gồm các quan chức tai to mặt lớn của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, Bộ chỉ huy Cảnh sát Biệt khu Thủ đô, Cục An ninh Quân đội, do tên Trung tướng Lê Nguyên Khang cầm đầu.
Tham dự cuộc họp này, có cả sự tham gia của Cơ quan tình báo Mỹ - CIA - tại Sài Gòn.
Đọc được những tin này, bộ đội đặc công Rừng Sác được trận cười hả dạ “Cho chúng mày mò kim đáy biển!”. Tuy nhiên, lúc đó các chiến sĩ ta vẫn chưa lường được giới chóp bu Sài Gòn đã đau đầu như thế nào.
Phải sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mới thấy hết được điều đó: khi ta vào tiếp quản cơ quan Bộ Quốc phòng Sài Gòn (ở số 43 Gia Long, nay là 63 Lý Tự Trọng), chiến sĩ ta phát hiện hồ sơ “Vụ án kho Shell Nhà Bè” chất đầy đến bốn tủ sắt to!
Qua hàng trăm dấu hỏi trong bốn tủ sắt hồ sơ, chúng rút ra được một kết luận còn “bảo lưu”, nhưng chỉ mới suýt soát đúng một nửa: “Đây là một trận đánh do một nội tuyến kết hợp với đặc công Việt Cộng thực hiện” (kết luận trong biên bản mang ký hiệu 0481/TTLQ/ĐT).
Sự biến hóa "xuất quỷ - nhập thần" của những chiến sĩ đặc công Rừng Sác càng làm cho kẻ thù thêm “ăn không ngon, ngủ không yên” và đã góp phần không để làm thay đổi cục diện trên chiến trường.
Đây có thể coi là một trong những trận đánh tiêu biểu cho tiêu chí “đánh hiểm, thắng lớn” của Bộ đội Đặc công Việt Nam.
theo Trí Thức Trẻ

Huyền thoại đặc công rừng Sác: Trận đánh "trảm tướng" Mỹ

Một máy bay trực thăng chở tướng Mỹ định đáp xuống boong tàu chỉ huy ở phía ngoài đã bị ta bí mật tiến tới nã một quả B41 làm tan xác.
Rừng Sác được ví là nơi “rừng sâu nước độc” bởi bạt ngàn là rừng và xen lẫn, bao quanh là hàng chục con sông lớn, nhỏ, trong đó con sông Lòng Tàu có một vị trí chiến lược. Đây là tuyến đường để các tàu lớn nhỏ của địch từ biển Đông vận chuyện hàng hóa, vũ khí đạn dược về nội thành và là vành đai bảo vệ cửa ngõ Đông Nam Sài Gòn. Còn với ta lại càng quan trọng hơn bội lần vì muốn thắng giặc phải cắt được nguồn tiếp tế.

Ăn rau chà là, chia từng lon nước


Nhận thấy tầm quan trọng của địa thế rừng Sác, sau khi thị sát, tướng Mỹ West Molen - Trưởng Chỉ huy quân đội Mỹ đã xác định đây là vị trí huyết mạch rồi cho nâng cấp hệ thống phòng thủ, biệt khu lên thành Đặc khu quân sự rừng Sác và yêu cầu các đơn vị địch phải bằng mọi giá bảo vệ vị trí này.

Ngày 15/4/1966, Đặc khu Quân sự rừng Sác (Đoàn 10) ra đời với sứ mệnh đánh chìm tàu địch ngăn nguồn viện trợ vào nội thành Sài Gòn, đánh phá các kho tàng bến bãi quan trọng. Nhiệm vụ vô cùng vẻ vang nhưng cũng lắm gian nan cực khổ. Đoàn quân nằm giữa khu rừng toàn là đước, sú, vẹt với mênh mông con nước lên xuống theo thủy triều. Các chiến sĩ vừa chiến đấu, vừa thay nhau đốn cây để kết lại thành sạp lấy chỗ ăn, ngủ. Nước quanh mình, nhưng chiến sĩ của ta vẫn khát vì nước bị nhiễm mặn không thể uống được.

Người Chính ủy Đoàn 10 năm xưa, nguyên Thiếu tướng Trần Thành Lập nhớ lại: “Muốn có nước uống phải đi lấy ở những chiếc giếng giáp với vùng ấp chiến lược của địch, nhiều anh em đi lấy nước đã mãi mãi nằm lại dưới đường tên mũi đạn của giặc. Trong cái khó ló cái khôn, anh em nấu nước theo kiểu chưng cất như nấu rượu. Dùng nước sông cho vào nồi đun bốc hơi, bên trên có chảo ngưng và có máng dẫn nước ngưng đó đến một dụng cụ chứa khác. Số nước ít ỏi đó được chia cho anh em theo kiểu đong đếm “ăn cho đều chia cho sọi”, trung bình mỗi ngày một người được 4 lon sữa bò nước”.
 
a

Cách chưng cất kỳ diệu biến nước mặn thành nước ngọt của các
chiến sĩ rừng Sác
 

Để có số nước ít ỏi đó, anh em phải rất cẩn trọng trong việc đun nấu, nếu phát hiện có khói, máy bay địch lâp tức oanh tạc, pháo từ xa của địch cũng phun tới như mưa. Anh em phải chọn thứ củi thật khô, dễ cháy, ít khói và đun theo dạng bếp Hoàng Cầm. Chưa hết, anh em còn phải bố trí người trèo lên cao để xem có khói hay không. “Phải hết sức chú ý từng tí một, nếu không, nấu được một giọt nước vô tình thành một giọt máu” - vị tướng già nhấn mạnh.

Ngoài cách “chưng” nước đó, các chiến sĩ đặc công nơi đây còn nghĩ ra cách chẻ cây ra thành từng thanh rồi ghép lại giống như hình chiếc thùng và lót tấm nilon vào bên trong để hứng nước mỗi khi trời mưa. Nhưng độc đáo nhất vẫn là cách lấy nước theo kiểu người ta lấy mủ cao su.

Không chỉ thiếu nước, anh em còn đói vì có những khoảng thời gian kéo dài 2-3 năm, do địch vây gắt gao, anh em không nhận được nguồn tiếp tế. Gạo hết, anh em phải tìm hái ngọn chà là, rau kềm, đọt ráng, mò cua bắt ốc để cầm hơi. Dần dần mới liên lạc được với cơ sở và nhờ tiếp tế gạo. Vị tướng già ngậm ngùi: “Mỗi lần có thuyền ghe của dân ra khơi đánh bắt là kèm theo vài ba ký gạo, nhưng cũng bị địch kiểm soát dữ lắm. Mỗi khi bị phát hiện, bà con phải giả vờ số gạo đó dùng để nấu ăn trong ngày. Số gạo ít ỏi đó anh em chỉ dùng để nấu cháo cho người bị thương nặng, còn lại đều phải ăn rau, ăn củ rừng, ốc cua”.

Anh em nghĩ cách đóng thuyền 2 đáy và vào vai những người đi buôn. Những chiếc thuyền 2 đáy đi về miền Tây để vừa mua trái cây chồng ở phía trên, còn đáy dưới thì chất mấy bì gạo về tiếp viện.

"Trảm tướng"

Vất vả khó khăn không ngăn được các chiến sĩ đặc công rừng Sác kiên cường bám trụ với khẩu hiệu: “Rừng Sác là nhà, sông Lòng Tàu là quyết chiến điểm, bến cảng kho tàng là trận địa, có lệnh là đi, hoàn cảnh nào cũng đánh và đã đánh là thắng”.

Năm 1967, địch bắt đầu rải chất độc hóa học để diệt trụi rừng Sác với mục đích không còn chỗ cho Việt cộng ẩn nấp. Nhưng bom đạn của chúng không thể diệt nổi những tấm lòng sắt đá của con dân đất Việt. Những chiếc hầm chữ A nửa chìm nửa nổi, dù nước ngập bì bõm, nhưng vẫn là nơi che bom che đạn, là nơi cứu chữa các anh em thương binh. Đào hầm sâu xuống và rộng hơn, đóng 2 đầu 2 cọc, cột chiếc võng vào đó, bên ngoài chiếc võng phải dùng nilon bịt lại để không bị ngấm nước. Thiếu thốn trăm bề, thuốc men không có, nhiều lúc phải hái lá rừng làm thuốc, xé chăn màn làm băng ca, nấu nước sông lọc lấy muối, rồi dùng muối đó nấu nước để rửa vết thương cho anh em thương binh.

 
a
Chính uỷ Đoàn 10 năm xưa - Thiếu tướng Trần Thành Lập

Với hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, có những trận vô cùng ác liệt, ta tiêu diệt hàng trăm tên địch. Tuy nhiên cũng có những trận giằng có quyết liệt và bên nào cũng tổn thất nặng nề. Thiếu tướng Lập vẫn nhớ như in trận đánh của đặc công rừng Sác năm 1969: “Khi địch phát hiện lực lượng của ta tại sông ông Kèo, chúng đã mở một trận càn lớn. Để mở màn cho trận càn, hôm trước, chúng cho máy bay B52 ném bom rải thảm và cấp tập pháo. Đúng 6h sáng ngày 24/4/1969, địch huy động 12 chiếc tàu đổ quân từ sông Lòng Tàu vào sông Đồng Tranh và sông ông Kèo. Đầu 2 con sông này chúng bố trí 1 tàu chỉ huy do tướng David - Lữ trưởng Lữ 199 Lục chiến Mỹ chỉ huy.

Về phía ta đã mai phục sẵn, chờ cho 11 chiếc đi đầu lọt vào trận địa, chiếc thứ 12 vừa tới nơi, pháo ta xối xả dội xuống khóa đuôi và bắn chìm luôn 12 chiếc. Cùng lúc đó, một máy bay trực thăng chở tướng Mỹ định đáp xuống boong tàu chỉ huy ở phía ngoài đã bị ta bí mật tiến tới nã một quả B41 làm tan xác chiếc máy bay.

Chiến sĩ ta hô hò vì trận chiến thắng giòn giã. Trận chiến này ta đã tiêu diệt 1 viên tướng và trên 200 tên địch, bắn cháy 12 chiếc tàu và một máy bay địch”.

Xong trận đó, anh em đã sáng tác 2 câu thơ để miêu tả trận chiến:

“Xác tàu giặc ngăn dòng sông chảy

Máu quân thù nhuộm đỏ lòng sông”.

Rất nhiều trận đánh của đặc công rừng Sác cũng ác liệt không kém như trận pháo kích vào cái gọi là lễ quốc khánh của Việt Nam Cộng hòa ngày 1/11/1966 làm rung chuyển chính quyền Mỹ, Ngụy. Hay trận quyết tử đánh vào kho bom thành Tuy Hạ đêm 11/11/1972 và đêm 13/12/1972 đã thiêu hủy hàng trăm dãy nhà kho với hàng trăm ngàn tấn bom đạn; Trận đánh vào kho xăng Nhà Bè lúc 0h35’ ngày 3/12/1973 đốt cháy 200 triệu lít xăng dầu… Vượt qua những khó khăn gian khổ, Đoàn 10 anh hùng đã làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc.

Kỳ II: Đương đầu với cá sấu

Nguy cơ bị cá sấu rình rập không xa lạ gì với những đặc công rừng Sác.
  • Kỳ I: Anh dũng kiên cường đặc công rừng Sác 
Thà chết để bảo vệ tài liệu
Trong suốt những năm chiến tranh đã có 3 chiến sĩ đặc công bị “thủy quái” ăn thịt và vô vàn trường hợp khác bị thương bởi loài cá hung hãn này.
Đến giờ, Thiếu tướng Trần Thành Lập còn nhớ như in cái ngày mà đồng đội của mình, đặc công Nguyễn Hữu Nghĩa hy sinh dưới nanh vuốt của cá sấu: “Hôm đó địch vây dữ quá, ta không thể đi thuyền như mọi ngày để đưa tài liệu cơ yếu cho cấp trên. Đoàn 10 Đặc công rừng Sác cử 3 đồng chí mang tài liệu vượt sông. Họ cột dây vào nhau và cùng bơi qua sông Lòng Tàu. Khi ra giữa dòng, đặc công Nguyễn Hữu Nghĩa phát hiện có cá sấu tấn công, anh bình tĩnh giật dây cảnh báo cho hai đồng đội biết và cởi dây để hai đồng đội thoát nạn, còn lại mình anh chống chọi với con thủy quái. Anh rút dao găm và súng ngắn ra chiến đấu, tuy nhiên súng ngắn dưới nước không thể sử dụng nên chỉ còn dao găm. Sau một hồi vật lộn, sức anh đuối dần, biết không thể thoát được, anh đã tháo thắt lưng cột chặt mớ tài liệu quan trọng cùng với bọc tiền, 10 súng ngắn và 10 dao găm thả trôi theo dòng nước không cho cá sấu làm hỏng. 3 tháng sau, anh em đi tuần mới vớt được bọc tài liệu, tiền cùng vũ khí còn nguyên vẹn mà Nghĩa để lại”.
Ky II: Duong dau voi ca sau
Đói khát, bom đạn cày xéo, chất độc hủy diệt không đáng sợ bằng sự rình rập của lũ cá sấu
với đặc công rừng Sác.
Hay như trường hợp của đồng chí Mười Móc, khi phát hiện cá sấu, anh buộc chiếc đèn bin vào bắp đùi, con cá sấu lao tới cắn vào cả thịt lẫn xương đùi anh. Nén đau anh dùng dao găm đâm vào hốc mắt cá, khiến cá phải thả “miếng mồi” để thoát thân, vậy là đồng chí Mười thoát khỏi thần chết.
Còn vô vàn trường hợp chiến sĩ ta phải chiến đấu với thuỷ quái chứ không chịu khuất phục. Các chiến sĩ đặc công đã dùng nhiều cách để tiêu diệt cá sấu như dùng súng bắn, trong đó có cách nhử rất hữu hiệu là cột bộc phá nhỏ dưới bụng vịt, khi thấy vịt bơi cá sấu lao vào cắn sẽ bị nổ tung.
Nữ đặc công rừng Sác
Sống ở rừng toàn nước mặn, với nam đã khó khăn huống hồ là nữ. Nước ngọt không có để tắm giặt, gội đầu nên da dẻ lở loét, tóc rụng nhiều…Vậy nhưng các nữ đặc công rừng Sác vẫn sát cánh với những chàng trai ngày đêm bám trụ.
“Cả Đoàn 10 có 43 chiến sĩ nữ, họ cũng bơi giỏi không thua gì nam. Vượt lên khó khăn gian khổ, các chị vẫn chiến đấu ngoan cường không chịu khuất phục trước mũi súng viên đạn của kẻ thù. Nhiều chị đã hy sinh anh dũng, quyết không khai báo.
Khi giặc vào càn, anh em rút hết, chị Nguyễn Thị Dung tình nguyện ở lại để giữ chân địch. Bị bắn gãy chân, chị vẫn hiên ngang, không nghe theo lời dụ dỗ của địch. Địch đã xả đạn bắn và chị đã hy sinh.
Hay chị Nguyễn Thị Mến, đã có 3 con, khi tập kết ra Bắc, chị gửi các con ở lại và tình nguyện vào Nam chiến đấu. Khi địch tràn vào trạm quân y rừng Sác, chị cõng một thương binh chạy trốn, nhưng bọn địch đuổi kịp và xả hàng loạt đạn vào chị. Dù gục ngã, nhưng trên vai chị vẫn cõng người thương binh. Trong chiếc ba lô của chị, đồng đội tìm thấy 3 chiếc gối đang đan dở để gửi cho các con ở ngoài Bắc. “Chị ra đi khi chưa kịp hoàn thành ước nguyện”, giọng vị Tướng già trầm lại.
Ky II: Duong dau voi ca sau
Ngày nay, rừng Sác đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch.
Những con số và nỗi niềm của vị tướng già
Trong 9 năm chiến đấu, Đoàn 10 đã tham gia đánh 595 trận lớn nhỏ, diệt 6.200 tên địch; đánh chìm, cháy gần 700 tàu thuyền chiến đấu và vận tải, bắn rơi 29 máy bay. Đặc biệt, trong 2 lần đánh kho bom thành Tuy Hạ, đã phá hủy trên 110.000 tấn bom đạn; đốt cháy kho xăng Nhà Bè thiêu trụi hàng trăm triệu lít xăng dầu của địch.
Để có những thành tích đó, Đoàn 10 đã hy sinh tới 896 cán bộ chiến sĩ đặc công. Với những chiến công đó, ngày 23/9/1973, Đoàn 10 Đặc công rừng Sác được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân đân (AHLLVT). Đoàn 10 còn được tặng 2 Huân chương Quân công hạng 2 và 12 Huân chương Quân công hạng 3 cùng vô số huân, huy chương khác. 6 cá nhân của Đoàn cũng vinh dự được nhận danh hiệu AHLLVTND, 9 cá nhân khác được phong tặng danh hiệu Hành động Anh hùng…
Không thể kể hết các chiến công của đặc công rừng Sác. Điều đọng lại trong tâm trí, làm day dứt người tướng già Trần Thành Lập đến hôm nay là nhiều đồng chí, đồng đội của ông mãi mãi nằm lại rừng Sác. Chiến tranh qua đi 35 năm, nhưng vẫn còn hàng trăm hài cốt đặc công Đoàn 10 chưa tìm lại được. Do rừng Sác là địa bàn sông nước, qua thời gian bị xói mòn làm địa hình thay đổi nên khó tìm lại mộ các anh, chị. Giờ đây tại nghĩa trang của huyện Cần Giờ vẫn có những tấm bia mộ tưởng nhớ các anh, chị; mong các anh, chị được ấm lòng nơi chín suối.
Chia tay vị tướng già, cũng như ông, chúng tôi thầm mong mỏi một ngày nào đó, hài cốt của các chiến sĩ đặc công rừng Sác sẽ được đoàn tụ với gia đình./.
Hương Giang
Việt Báo (Theo_VOV )

Huyền thoại Đặc công rừng Sác: Đốt 20 triệu USD của Mỹ-Ngụy

(PLO) -Đặc công rừng Sác là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, phần đông được lựa chọn và huấn luyện bài bản ở ngoài miền Bắc. Họ được ví là “rái cá” bởi tài bơi lội và ngụy trang khéo léo. Chiến công của Đặc công rừng Sác khiến nhân dân cả nước vô cùng khâm phục.
Huyền thoại Đặc công rừng Sác: Đốt 20 triệu USD của Mỹ-Ngụy
8 chiến sĩ Đặc công đánh kho xăng Nhà Bè tuyên thệ trước khi ra trận
Trước ngày Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đội trưởng Bùi Hữu Loan cùng chiến sĩ Trịnh Xuân Bảng và Nguyễn Văn Hưởng được cử đi đánh quân cảng Nhà Bè.
Đêm 25/12/1967, sau ba ngày đêm vật lộn với sông nước, 3 chiến sĩ của Đội 5, Đoàn 10 lọt vào quân cảng, áp khối thuốc nổ vào mạn của một chiếc tàu trọng tải 10 ngàn tấn. Khối thuốc nổ 100kg đã làm nứt đôi thân và nhận chìm tàu xuống sông Nhà Bè.
“Rái cá” rừng Sác
Khi kẻ địch bắt đầu phản công quyết liệt, dài ngày, Đặc công rừng Sác lại đánh chìm tàu Mỹ chở vũ khí cỡ lớn trên sông Đồng Nai. Chiếc tàu được canh phòng nghiêm ngặt, xung quanh có một hàng rào xuồng và sà lan, đèn pha; dưới nước có dây thép gai và mìn chống đặc công; trên không trực thăng xoay quần rọi đèn suốt đêm.
Trịnh Xuân Bảng phải ngâm mình dưới nước 6 giờ liền, không ăn, không uống, đột qua các "hàng rào sống", dùng kỹ thuật đặc công áp chất nổ vào mạn tàu... Với cách đánh biến hóa, thời gian sau họ lại đánh chìm 3 tàu hàng quân sự của Mỹ, trọng tải từ 7 đến 19 ngàn tấn.
Ở rừng Sác, Lê Công Nghĩa - Trung đội trưởng của Đội 5 - là “rái cá” chiến đấu  “xuất quỷ nhập thần”. Một lần, khoảng 3 giờ sáng, khi Nghĩa cùng đồng đội kéo vũ khí qua sông Lòng Tàu thì gặp đoàn tàu kéo của địch, thả lưới và kéo Nghĩa đi hàng cây số. Tàu vừa cập bến, Nghĩa cũng vừa gỡ lưới chui ra được.
Phát hiện dịp “làm ăn" hiếm có, thấy bọn địch đã kéo hết lên bờ, vào đồn chơi, chỉ còn một tên gác lơ đãng ở cuối tàu, Nghĩa trèo lên cướp khẩu tiểu liên cực nhanh AR15, đập chết tên lính gác. Bọn ở tàu bên cạnh trông thấy liền hô đồng bọn trên đồn xuống bắt sống "đặc công Việt Cộng". Nghĩa nhằm vào cụm giặc đông nhất xả hết đạn rồi cầm khẩu AR15 nhảy xuống sông biến đi mất dạng.
 Một lần đi trinh sát trận địa, đang lênh đênh giữa dòng sông lớn, Nghĩa và một cán bộ chỉ huy bị tàu địch bao vây. Anh nhanh chóng luồn vào bờ, rút dao găm đâm chết hai tên giặc, thoát vây.
Trong chuyến đi điều nghiên cảng Nhà Bè, thấy một toán lính đang ngủ mê mệt trong ấp, Nghĩa vác luôn khẩu đại liên Mã Lai và khẩu cạc-bin của chúng, bơi ra sông... Trong trận đánh cuối cùng, Lê Công Nghĩa đã bị một con cá sấu hung hãn tấn công và hy sinh. 
Tiếp cận mục tiêu
Tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Miền chỉ thị cho Đoàn 10 tấn công Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.
Cảng và kho xăng dầu Nhà Bè cách Sài Gòn 8km đường chim bay, Mỹ cho xây dựng thành quân cảng lớn để tiếp nhận phương tiện chiến tranh, đặc biệt là xăng dầu. Bên cạnh cảng là một hệ thống kho hoàn chỉnh của ba hãng Caltex, Shell và Esso; kho Shell lớn nhất, rộng 14ha có 72 bồn, cung cấp 60% xăng dầu quân sự và dân sự cho miền Nam.
Để bảo vệ, Mỹ dựng nhiều vật cản. Trong 12 lớp rào đủ loại bao bọc, có loại đặc công của ta đã đột nhập nhiều lần, nhưng không cắt được rào song sắt và hàng rào chẻ ba thả bùng nhùng cao 3,5m.
Ngoài chó, ngỗng, mìn chiếu sáng là hệ thống đèn pha, tháp canh, tường cao 2,5m,... còn có lực lượng trên bộ, dưới nước, trên không của Chi khu Nhà Bè và lực lượng của Bộ tổng tham mưu cùng Quân đoàn 3 Ngụy sẵn sàng ứng cứu.
Người làm việc trong kho luôn phải đeo thẻ nhận dạng do hãng Shell cấp sau khi được cảnh sát điều tra lý lịch. Hết cổng chính 100m là trạm kiểm soát đặc biệt do Yếu khu cảnh sát cấp... Vào khu vực bồn chứa xăng dầu, sự kiểm soát còn gắt gao hơn.
 Báo chí Sài Gòn khẳng định, Kho xăng Nhà bè bị Việt cộng pháo kích.
Đội 21 bàn giao mục tiêu "khó nuốt" cho Đội 5, do Cao Hồng Ngọt làm đội trưởng. Qua nhiều lần xem xét, tuyển chọn, ban chỉ huy Đội 5 quyết định cử 8 đồng chí đánh đánh kho xăng Nhà Bè: Nguyễn Văn Rực, Trần Ngọc Sĩ, Hoàng Hữu Hình, Phạm Văn Tiềm, Đỗ Hải Quân. Trên tăng cường thêm Hà Quang Vóc, Nguyễn Hồng Thế; đoàn trưởng Lê Bá Ước chỉ đạo trực tiếp.
Suốt 6 tháng trời mà các chiến sĩ Đội 5 vẫn chưa tìm cách vượt qua được hàng rào chẻ ba cao 3,5m. Chuyến đi thứ 13 (18/11/1973) gặp địch dùng dao phát cỏ gần đụng đầu, anh em phải lùi ra gần 10m, nhờ vậy mà phát hiện chỗ hở của hàng rào. Chuyến đi thứ 14, tổ đặc công đột nhập được từ hướng Nam. Theo đó, Đội 5 dự kiến 11 tình huống, nhưng không có phương án rút lui nửa chừng. 
Ngày 30/11/1973, đơn vị làm lễ xuất quân với khẩu hiệu "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh". Đội phó Hà Quang Vóc thay mặt toàn đội thề: "Chưa đốt cháy kho Shell, chưa trở về!". Câu nói cuối cùng của họ trước khi đi làm nhiệm vụ: "Đồng chí nào về được xin gởi lời thăm anh em ở nhà và bà con rừng Sác". 
ADVERTISEMENT
Sau khi dùng kỹ thuật khắc phục các chướng ngại vật, mìn, cạm bẫy và lính tuần, 0 giờ ngày 3/12/1973, Đặc công nhảy xuống khỏi mặt tường cuối cùng, tỏa ra tìm đến mục tiêu áp trái, điểm hỏa theo qui định, rồi nhanh chóng vượt ra khỏi hàng rào 3,5m. Riêng Quân, khi thao tác gặp 3 tên lính đi tuần, phải dừng hành động, nên không ra đúng hẹn. 
Đốt 20 triệu USD của Mỹ-Ngụy
0 giờ 35 phút, lửa bốc lên trời, Kho Nhà Bè bùng nổ. Địch phản ứng bằng các loại súng, cho máy bay lên pha đèn, tuôn đạn đỏ rực. Bao và Tiềm rơi vào vòng vây tàu địch. Sĩ, Hình, Rực bị địch phát hiện khi đã ra 1/3 sông, bị chúng ném lựu đạn ra tới tấp. Ba anh cởi dây liên kết, mỗi người thoát đi một ngả.
Lúc nổ kho xăng, Quân vẫn ở trong hàng rào 3,5m, lợi dụng nhốn nháo, vượt qua hàng rào nhưng đến bờ sông đụng xuồng lính. Bị chúng bắn bị thương, anh ném lựu đạn, thoát vây. Vóc và Thế đón đồng đội ở cửa mở, ra sau cùng bị địch phong tỏa đường rút lui, phải ém lại trong khu cảng hải quân một ngày.
Kho xăng Shell lửa nổi lên ầm ầm như một cơn bão, càng lúc càng dữ dội, sáng rực cả bầu trời Sài Gòn. Lửa cháy suốt 9 ngày đêm.
Đến ngày 11/12, lửa bắt sang bồn dầu ma dút 11 triệu lít. Địch sợ cháy lây sang hãng Caltex, phải mở khóa xả ống dẫn dầu. Dầu chảy lênh láng ra sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp... chảy tới tận Vàm Láng, Gò Công.
Kết quả, Kho Shell bị thiêu cháy hoàn toàn với 35 triệu lít gallon xăng dầu, 12 bồn butaga, 1 tàu dầu Hà Lan 12 ngàn tấn, 1 cơ sở lọc dầu, 1 cơ sở trộn nhớt, 1 khu chứa lương thực, 1 khu nhà binh... thiệt hại tổng cộng khoảng 20 triệu đô la Mỹ. 
Trong trận đánh lịch sử này, 2 đồng chí Bao và Tiềm hi sinh, còn lại đều rút về căn cứ rừng Sác an toàn. Về sự kiện Tiềm và Bao hi sinh, nhân dân Nhà Bè cho biết hai anh bị 7 tàu giặc vây chặt, đã dùng lựu đạn "tự hi sinh" và làm chết hàng chục tên trên tàu. Sau trận đánh kho xăng Nhà Bè, báo chí Sài Gòn tới tấp đưa tin, bình luận. Chúng thừa biết là đặc công rừng Sác, nhưng bọn chóp bu vẫn tung tin là bị pháo kích cho đỡ bẽ mặt. 
Năm 1975, khi tiếp quản cơ quan Bộ Quốc phòng Ngụy, ta phát hiện hồ sơ vụ kho Shell chất đầy 4 tủ sắt, nhưng trong đó có một biên bản mang kí hiệu 081/TTLQ/ĐT kết luận "đây là một trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công Việt cộng thực hiện". 
Sau trận đánh, toàn đội được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì. Đơn vị cũng nhận được bức thư từ nội đô: 
“Kính gửi đơn vị quân giải phóng đốt kho xăng Nhà Bè. 
Anh em công nhân chúng tôi vô cùng phấn khởi được chứng kiến cảnh hỗn loạn của đô thành Sài Gòn ngày 3/12/1973 khi các anh đốt kho xăng. 
Vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ lòng dũng cảm, tài trí của anh em, bằng cách nào mà lọt vào kho Nhà Bè với sự phòng vệ tối tân của Mỹ, Anh ở một khu chứa nhiên liệu quốc phòng lớn ở miền Nam. Anh em công nhân Sài Gòn chúng tôi xin nguyện đoàn kết đấu tranh chống bất công của chính quyền Thiệu, cùng quân giải phóng buộc chúng phải thi hành hiệp định Paris.
Chúng tôi có món quà 500 đồng gửi tặng các anh mừng chiến thắng. Thay mặt anh em công nhân Sài Gòn. 
Tư công nhân. 
Kính nhờ tỉnh Biên Hòa chuyển giùm cho đơn vị đốt kho xăng Nhà Bè".
Đây chính là phần thưởng không tên vô cùng quý giá, động viên Đoàn 10 lập công đến ngày toàn thắng…
Mạnh Thắng – Trung Thành

Giải mã trận đánh 'chấn động địa cầu' của đặc công rừng Sác

Mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn chính là những từ mà truyền thống thế giới mưu tả về lối đánh và chiến thắng của Đặc công rừng Sác.
Đặc công rừng Sác là một trong những lực lượng chiến đấu đặc biệt của quân đội ta trong Chiến tranh Việt Nam với khả năng xuất quỷ nhập thần trên chiến trường. Vào đêm ngày 2, rạng sáng mồng 3/12/1973, Đặc công rừng Sác đã có một trận đánh táo bạo gây tiếng vang chấn động địa cầu với việc tấn công tổng kho xăng dầu Nhà Bè, kho chứa nhiên liệu lớn nhất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: VietNamNet.
Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1970, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè là nơi dự trữ hàng hóa cho ba Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là Caltex, Shell và Esso. Trong đó kho của Shell là lớn nhất cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động quân sự và dân sự trên toàn miền nam. Nguồn ảnh: Reds.
Do tầm quan trọng đặc biệt này mà kho xăng Nhà Bè được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt với 12 lớp rào bao bọc bao gồm hàng rào và song sắt. 12 lớp hàng rào là tương đương với số lượng hàng rào Pháp dựng lên để bảo vệ cứ điểm ở Điện Biên Phủ. Ảnh chụp thám không kho xăng Nhà Bè vào năm 1970. Nguồn ảnh: flickr.
Để tránh phải đối đầu với 12 lớp hàng rào thép và hàng chục toán lính canh, các chiến sỹ Đặc công rừng Sác đã mưu trí, tận dụng con sông Soài Rạp ngay bên bờ kho xăng, các chiến sĩ của ta đã thả mình trôi theo theo dòng sông để tiếp cận mục tiêu khó nhằn này. Trong ảnh là kho xăng Nhà Bè trước và sau khi bị tấn công. Nguồn ảnh: flickr.
Sau khi tiếp cận được các kho chính của tổng kho Nhà Bè, tổ chiến đấu với 8 chiến sỹ của Đặc công rừng Sác đã cho kích nổ đồng loạt toàn bộ các khối mìn mà họ mang theo vào lúc 0 giờ 35 phút sáng ngày 3/12/1972 biến kho xăng Nhà Bè thành một biển lửa, sáng rực bầu trời Sài Gòn. Những vụ nổ gián tiếp trong kho xăng đã làm hàng triệu lít nhiên liệu bốc cháy, gây ra phản ứng dây chuyền không thể khống chế được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiệt hại nặng nhất thuộc về hãng Shell với các bồn xăng cháy liên tục trong suốt 12 ngày đêm. Các hãng khác như Caltex, Esso do lo sợ lửa lan tới sẽ thiêu trụi toàn bộ cơ sở vật chất của mình nên đã phải mở van, xả xăng dầu đổ thẳng ra sông để tránh thảm kịch. Tổng thiệt hại các tập đoàn dầu khí Mỹ phải hứng chịu sau trận đánh táo bạo của Đặc công rừng Sác lên tới hơn 20 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hàng loạt các tờ báo lớn ở Sài Gòn cũng như các hãng thông tấn trên thế giới đều đưa tin về vụ tấn công có một không hai của đặc công Việt Nam vào tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Lực lượng Đặc công rừng Sác từ đây cũng được cả thế giới biết đến như một trong những lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ nhất thế giới. Ảnh: các chiến sĩ Đặc công rừng Sác trước khi tham gia đánh kho xăng Nhà Bè. Nguồn ảnh: baoquangbinh.vn.
Kho xăng Nhà Bè cháy liên tục trong 12 ngày đêm trước khi ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Ảnh: cột khói bốc lên ở kho xăng Nhà Bè nhìn từ phía sông Soài Rạp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng, các chiến sĩ Đặc công rừng Sác đã thiêu trụi gần 250 triệu lít nhiên liệu, 12 bồn chứa cỡ lớn và một tàu dầu của Hà Lan có trọng tải 12.000 tấn. Một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt và một khu chứa lương thực cũng bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại tổng cộng 20 triệu USD. Nguồn ảnh: Baotintuc.
Lực lượng Đặc công rừng Sác với trang bị vũ khí ở mức tối thiểu nhưng với chiến thuật và lối đánh tài tình vẫn có thể luồn sâu đánh hiểm vào các căn cứ được bảo vệ bậc nhất miền Nam Việt Nam khi đó, tạo nên tiếng vang trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Baonghean.
Hình ảnh Đại tá Lê Bá Ước, Chính ủy đoàn 10 Đặc công rừng Sác, người trực tiếp chỉ huy trận đánh vào kho xăng Nhà Bè năm 1973. Về phía ta, có hai trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh hi sinh là đồng chí Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm. Theo thông tin ta khai thác được, hai anh đã bị 7 tàu địch vây chặt, chúng bắt được và lôi lên tàu. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ đã rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên địch thương vong. Nguồn ảnh: Youtube.
Tuấn Anh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét