Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

THẾ CUỘC GIANG HỒ 21 (Trí tuệ dân gian)

(ĐC sưu tầm trên NET)
  1. Tản mạn thơ Cờ Tướng.

    Hoạ lại cờ tàn

    Cờ tàn mất sỉ tượng đang banh
    Bị pháo chàng đe trước cổng thành
    Một chốt lăm le chờ nhập nội
    Hai vua trống trải xuất cho nhanh
    “Đi về một cõi” chàng chờ thiếp
    “Tiến thẳng sài gòn” mụ ngóng anh!
    Thế cuộc cờ người sao vẩn thế?
    Hàng đêm trông đợi, mộng chưa thành!

    (Sưu tầm)



    --------------------

    Nước cùng !

    Cờ tàn dí tốt nhập thâm cung
    Dồn thế cờ em tướng khốn cùng
    Đành quên đôi tượng không kịp đỡ
    Chợt nhớ sĩ hòanh vẫn còn sung
    Bình tâm tướng sĩ phòng thủ chắc
    Vội vàng dí tốt chiếm hòang cung
    Há phải chăng đây còn tình nghĩa ???
    Mà sao cứ ép….. đến nước cùng

    (Sưu tầm)

    ---------------------------

    CÔ HAI THÍCH CỜ TƯỚNG

    Cô Hai ơi ..

    Hỗm rài ba cô Hai bận rộn
    Chẳng ai tranh cờ tướng cùng tui
    Nghe đồn cô cũng một thời
    Kỳ phùng địch thủ bao người chịu thua

    Sẵn tui đây còn chưa tin thật
    Cô mau qua cao thấp với tui
    Tụi mình cá độ cho vui
    Nếu thua tui sẽ trọn đời thề lo cô

    Nước đầu tiên cô dzô pháo giữa
    Tui chống tượng chẳng đỡ mã lên
    Cô ăn chốt chiếu tướng liền
    Tui thời chống sĩ một phen hú hồn

    Chắc cô biết tui nhường cô tấn
    Cô ra xe xâm lấn bên tui
    Nhìn cô tui chỉ mỉm cười
    Nên phòng thủ mãi chẳng thời phản công

    Tui biết cô thích song cặp mã
    Tui giả vờ như chả biết gì
    Cô Hai liền vội sinh nghi
    “Anh này đánh kiểu gì kỳ vậy ta ?”

    Cô Hai ơi cô à có biết
    Bụng dạ tui thương thiệt cô rồi
    Ván cờ kéo chỉ một hồi
    Tui vờ thua vội cô cười mỉm chi

    Cô Hai liền tức thì bỏ nhỏ
    “Anh hứa gì phải nhớ à nhe
    Tui là thôn nữ miền quê
    Thiệt thà tin tưởng lời thề của anh”

    Phận làm trai xứng danh nam tử
    Tui thua rồi biết xử thế nào
    “Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vườn hồng đã mỡ cho vào hay chưa ?”
    (MQ)

    Anh Hai à…sao thua chi vội
    Mới hiệp đầu anh thối lui cờ
    Làm tui ngồi cứ ngẩn ngơ
    Nước nào anh cũng giả vờ chịu thua

    Tui biết anh tính ưa nói giỡn
    Chớ nhân duyên người lớn an bày
    Phải đâu chỉ một ván bài
    Ăn thua định đoạt được ngay sao nè

    Thế cờ anh dàn xe, pháo, mã
    Bắt ngựa tui tơi tả chạy cùng
    Chốt qua sông tiến vô cung
    Tướng tui xém bị pháo trùng tấn công

    Quân bên tui chỉ còn xe, ngựa
    Nhìn thế cờ ấm ức trong lòng
    Tướng tui lên xuống long đong
    Quân anh vây chặt đừng hòng thoát thân

    Nhìn nước cờ biết anh đương thắng
    Tui cố đi mà đắng miệng cười
    Tiếng đồn quả thật chẳng sai
    Cậu Hai cờ tướng hỏng ai sánh bằng

    Nhưng chết rồi, trăng ngang đầu ngõ
    Tui phải về, em nhỏ gọi kìa
    Bàn cờ chưa định phân chia
    Thôi thì huề vậy, tui dìa nghe anh

    Chuyện anh hứa thôi đành gát lại
    Nhớ lần sau đừng dại nha anh
    Lỡ thua cô Hợi cũng đành
    Sao đem duyên nợ trăm năm buộc ràng
    (TN)

    Cô Hai cứ chối quanh chối quẩn
    Bữa ba cô cũng nhận rượu trà
    Ổng sợ cô lấy chồng xa
    Nên ổng quyết gả cô mà cho tui

    Chuyện cờ tướng cô thời khen mãi
    Làm tui đây thiệt ngại ngùng sao
    Dẫu tui cao thủ cờ cao
    Gặp cô Hai chẳng lẽ nào tui phân tranh

    Thà rằng tui âm thầm chịu nhượng
    Để pháo cô ăn tượng của tui
    Cô liền chiếu tướng tức thời
    Tui đành chống sĩ cô cười ăn xe

    Nhìn cô cười tui mê mẫn riết
    Đâu còn lo vào việc đánh cờ
    Quân tui chẳng có phòng hờ
    Cô liền pháo kích thăm dò tướng tui

    Cô thấy chưa người thời gặp số
    Bên tui đông cũng lỗ quân binh
    Cô ngồi cô rỉa linh tinh
    Tướng tui trụi lũi một mình trống trơn

    Cô Hai à làm ơn làm phước
    Cho tui xin thua trước được không ?
    Tại tui một dạ một lòng
    Thương cô trọn kiếp nên mong duyên lành

    Chớ gặp như mấy anh hàng xóm
    Là tui đây chiếu tướng bí rồi
    Tui nhường cô Hợi mà thôi
    Vì tui muốn kết tóc ở đời cùng cô

    Trăng trên trời khi mờ khi tỏ
    Điện Sài Gòn khi có khi không
    Sao cô hỏng chịu lấy chồng ?
    Rủi cô đau ốm ai trông nom dùm ..
    Ầu ơ ..
    Chim quyên ăn trái nhãn lồng
    Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương ..

    (MQ)
    Anh Hai ơi!
    Anh Hai à…cờ đương thắng thế
    Nhường tui chi mất thể diện anh
    Bà con lối xóm chung quanh
    Bao nhiêu cặp mắt đang lăm le nhìn

    Ai cũng biết vì tình anh nhượng
    Làm cho tui cũng ngượng quá chừng
    Lỡ rồi thôi đánh tới luôn
    Tại tui hạ thủ bất bất quờn mất xe

    Vừa chợt nghe anh đe chiếu tướng
    Tui run run chống tượng đỡ ngay
    Bỗng dưng anh lại nhẹ tay
    Rút xe về nước mặt mài hân hoan

    “Cô Hai à…cô ăn rồi nhé”
    “Sao cô còn hỏng lẹ rút đòn”
    “Sẳn quân trấn thủ lưu đồn”
    “Cô mang qua chiếu tấn công vào thành”

    Tui nhìn cờ hoang mang quá đỗi
    Anh đương ăn sao vội rút quân
    Trong lòng cảm thấy bâng khuâng
    Nhìn tui thua chắc anh không nỡ lòng
    (TN)

    Cô Hai ơi ..
    Nhà hai ta cách chừng cái vách
    Ba cô Hai cũng thật thích tui
    Mai này ổng muốn kết sui
    Cho tình hàng xóm thêm vui, thêm gần

    Chuyện cờ tướng bất phân thắng bại
    Tui chịu thua cô lại hỏng vui
    “Anh Hai sao mãi nhường tui ?
    Tui chưa xuất trận anh lui thua rồi”

    Cô Hai à mình chơi bàn khác
    Kỳ này tui đánh thật một phen
    Thua rồi không được quạo nhen
    Đừng có giận dỗi bắt đền tui đây

    Sao nước đầu cô hay dzô pháo ?
    Tui chống tượng cô bảo tui nhường
    Dzậy tui đỡ mã được không ?
    Người tám lạng kẻ nữa cân rồi nè

    Cô Hai chẳng chịu huề chịu nhịn
    Bay mã lên chắc định canh me
    Dzu. tui vào trận hôn` mê
    Cô liền chiếu tướng ăn xe tức thời

    Ba cô nhìn, ổng cười khen mãi
    Tui cao cờ mà lại thông manh
    “Thằng Hai Mùi chắc chắn rằng
    Tao nhận làm rễ ho. Lâm sau này”

    Chuyện tụi mình trời đây an phận
    Nhà ho. Nguyễn nợ gánh ho. Lâm
    Chuyện duyên chuyện nợ trăm năm
    Nhờ bàn cờ tướng trao ngầm chữ thương

    Kẻ phương Nam nhớ thương phương Bắc
    Ước mơ sao nối chặt chỉ hồng
    “Quạ kêu nam đáo nữ phòng
    Vì Lâm nên Nguyễn đem lòng nhớ thương ” .. hihi ..
    (MQ)

    Anh Hai ơi!
    Bàn cờ đầu anh nhường tui thắng
    Thôi hiệp nhì đánh thẳng tay nghen
    Ba tui đương đứng cạnh bên
    Tay cờ hỏng lẻ thua anh sao nè

    Nước đầu tui kéo xe ra ngõ
    Chưa có gì anh chớ có run
    Nhìn anh cầm ngựa ngập ngừng
    Sợ xe tui quá anh chùng bước sao

    Hay là để tui vào chuồng ngựa
    Mang hai con ra chấp một bên
    Vậy anh chớ có lo phiền
    Ngựa tui đã cột chỉ còn pháo, xe

    Cờ thắng thế anh đe chiếu mãi
    Thêm mấy người lãi nhãi bên tai:
    “Coi chừng chốt đó cô Hai”
    “Cô không sập sĩ pháo nhai tướng à”

    Thiệt là khổ nước cờ đang bí
    Tui còn đang suy nghĩ phân vân
    Thì quân anh tới cửa thành
    Ngựa, xe, pháo, chốt anh dàn tấn công

    Mang đoàn chốt sang sông chờ sẳn
    Dồn năm con đứng chắn cửa sau
    Xếp theo thể của ngôi sao
    Pháo, xe hổ trợ theo nhau hai hàng

    Kế này là Thiên Cang Bắc Đẩu
    Đem quân vào cửa hậu tấn công
    Thừa cơ anh chẳng đề phòng
    Lẽn vào cung cấm bắt hoàng hậu chơi

    Tướng của tui bị rơi vào giặc
    Hoàng hậu anh tui bắt làm tin
    Hay ta trao đổi tù binh
    Không ai thắng cả tụi mình huề nghen…

    (Sưu tầm)
    Lần sửa cuối bởi ThienThan_NuocViet, ngày 02-05-2013 lúc 07:51 PM.
  2. Lấy cờ họp bạn

    Có bạn từ xa tới,
    Cũng thuộc loại cao cờ.
    Cũng đam mê chung giới,
    Suốt sáng, chiều chơi cờ.
    Lễ tiếp xong ngồi vào,
    Đừng hỏi trẻ hay già.
    Là thầy cũng là bạn,
    Thua, thắng có màng chi.
    Bàn cờ băm hai quân,
    Mỗi bên được mười sáu.
    Hán, Sở phân biên giới,
    Đen, Trắng cũng rõ ràng.
    Tiền tiêu Binh, Tốt giữ,
    Pháo nã vào địch thành.
    Xe, Mã ngang dọc đấu,
    Sĩ Tượng bảo vệ thành.
    Tướng, Soái ở cung giữa,
    Nào hay ngoài binh lửa.
    Người thắng chớ kiêu mãn,
    Kẻ thua cũng đừng buồn.
    Chơi cờ để dưỡng tính,
    Bạc tiền đâu đặt trên.
    Bạn về cùng ra tiễn,
    Ngày nào anh lại lên?

    (Sưu tầm)
    ---------------------------------------------------------------------------
                                           Cờ thế giang hồ chọn lọc tập 21 thế cờ hiểm ác

Hội Cờ tướng Nghĩa Dũng

thumbnail 1 summary

Các cụ truyền lại, từ xa xưa làng Rọng, nay là thôn Nghĩa Dũng thuộc xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là nơi thịnh hành môn cờ tướng. Đình đám tháng 3 hằng năm, ngoài 2 sân cờ người (chơi cờ tướng với các quân cờ bằng người thật, sắc phục đúng với vai trò thể hiện trong bàn cờ) còn có hàng chục bàn cờ gỗ thông thường.


Các thành viên gia đình của hội đang chơi cờ

Bên cạnh người trực tiếp chơi cờ, có khá nhiều người xúm xít xung quanh, theo cái vẻ "cờ ngoài bài trong" (đánh cờ tướng do phơi mặt quân cờ nên thường có nhiều người quan tâm, mách nước), làm cho ngày hội thêm đa thanh, đa sắc. Làng Rọng xưa cũng có những người đánh cờ bằng trí nhớ, tức là không dùng bàn và quân cờ, gọi tắt là "cờ mồm". Cờ mồm thường được 2 người chơi trong các trường hợp cùng ngồi nhâm nhi chén rượu, canh điếm, hóng mát đêm... hoặc đi chợ. Ông gánh hàng nan cùng ông gánh hàng chổi rơm cùng thong thả đi, đến chợ vừa xong ván cờ. Nếu chưa kết thúc, lúc đi về, hoặc hôm sau chơi nốt...

Thời kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), hội mùa làng Rọng năm nào cũng nhộn nhịp các bàn cờ tướng, thu hút người làng và cả những kỳ thủ các vùng lân cận. Từ năm 1965, cả nước có chiến tranh, phong trào cờ tướng trong làng lắng xuống, dành thời gian cho sản xuất và chiến đấu.

Về sau, trong số các chiến sĩ bộ đội ra quân trở về xây dựng quê hương làng Rọng, có hai người mang theo thú chơi cờ tướng đã được rèn luyện thêm trong thời gian tại ngũ là ông Nguyễn Xuân Mai và ông Nguyễn Văn Tam. Gặp thêm được ông Nguyễn Văn Trượng, 3 ông trở thành "tổ tam tam" kỳ thủ của làng. Ban ngày đi làm đồng ruộng, tối tối các ông cùng chơi cờ dưới đèn... Cánh trai trẻ mới lớn thấy vậy, rất muốn biết điều gì ở trong chiếc bàn gỗ với 64 quân được bày ra đã làm mê mẩn 3 vị kỳ thủ của làng? Họ mon men học lỏm, rồi được các ông huấn luyện, dần dà làm cho phong trào chơi cờ tướng ở làng Rọng phục hồi. Thập kỷ 1990-2000, kỳ thủ làng Rọng tham dự các hội thi cờ tướng do Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tứ Kỳ tổ chức, đều đoạt giải cao. Trong đó, ông Nguyễn Văn Bắc-quán quân cấp huyện đã nhiều lần được chọn dẫn đầu đội tuyển của huyện đi dự hội thi toàn tỉnh Hải Dương.

Được chính quyền xã Đại Đồng cho phép, đến nay Hội Cờ tướng Nghĩa Dũng (bao gồm 20 kỳ thủ) đã ra đời được hơn 6 năm. Bên cạnh Ban chủ nhiệm do 2 cựu chiến binh Phạm Văn Khải (68 tuổi, đứng đầu) và Nhữ Văn Đoàn (60 tuổi, phó thường trực), còn có tổ cố vấn là CCB Nguyễn Xuân Mai, 84 tuổi và ông Nguyễn Xuân Trượng, 72 tuổi.

Tôn chỉ, mục đích của Hội Cờ tướng Nghĩa Dũng là "Bốn khuyến, một chống": Khuyến trí-rèn luyện trí lực, sự hiểu biết. Khuyến thiện-đoàn kết, làm điều tốt lành. Khuyến tài-nâng cao chiến thuật đánh cờ, vận dụng vào xử trí các tình huống trong cuộc sống. Khuyến nông-góp phần xây dựng nông thôn mới, "cờ hay đi liền cày giỏi". Hội kiên quyết chống "chơi cờ làm mờ nhân cách", nghiêm cấm chơi cờ ăn tiền, chơi cờ ở đường đi lối lại làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan làng xóm và cản trở giao thông. Mỗi khi có nước cờ hay, thế cờ lạ, các hội viên cùng nhau nghiên cứu học tập. Hằng năm, hội tổ chức thi đấu, chọn ra người giỏi. Hội là một trong những trụ cột khi làng xóm hội hè và là nòng cốt tham gia thi đấu theo lời mời của các làng bạn hoặc đi dự hội thi cấp huyện.

Tiếng lành đồn xa, Hội Cờ tướng Nghĩa Dũng đã được nhiều người dân ở các xã trong huyện như Kỳ Sơn, Hưng Đạo, Tây Kỳ... tự nguyện tìm đến xin gia nhập hội.
Ảnh & tin Báo quân đội nhân dân

Giai thoại của "Kỳ vương đất Bắc"

15:53 Chủ nhật 22/02/2015

Nhìn ông lão tóc trắng, bước đi khệnh khạng trong bộ quần áo nhàu nhĩ, ít ai ngờ rằng ông chính là "Kỳ Vương đất Bắc" lừng lẫy một thời.

12 tuổi tập đi những nước cờ đầu tiên. 15 tuổi, khi đang tầm sư học đạo tại sới võ do anh trai mở, ông được nhà thơ chữ Hán tài năng Ngô Linh Ngọc chỉ bảo những nước cờ đầu tiên. Từ đó, ông bén duyên và theo nghiệp cờ cho đến tận bây giờ.
Nghiệp cờ
Nhìn ông lão tóc trắng, bước đi khệnh khạng trong bộ quần áo nhàu nhĩ, ít ai ngờ rằng ông lão đang ngồi trước mặt tôi lúc này chính là "Kỳ Vương đất Bắc" lừng lẫy giang hồ cờ một thời. Ông đã từng "chinh chiến" Bắc Nam, tỉ cờ với các cao thủ hàng đầu đất nước.
Nghiệp cờ đến với ông như một cơ duyên trời định. Năm 18 tuổi, ông đã vô địch cờ Hà Nội. Các đàn anh đồng thời là cao thủ lừng lẫy thời bấy giờ, ông đều đã từng kỳ đấu và hầu như thắng cả.
Phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài, dầy dặn nên giang hồ cờ tướng gọi ông là "Tấn Thọ". Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn gọi ông với cái tên này, hầu như không mấy ai còn nhớ cái tên khai sinh Nguyễn Văn Pho của ông nữa.
Trong những lần đi "tỉ thí", người ta thấy ông có phong cách tấn công mạnh mẽ, nước cờ táo bạo mà chặt chẽ uyên thâm vô cùng, xứ Bắc ít người sánh kịp, nên phong ông là "Kỳ vương đất Bắc". Rồi cái tên gọi đó theo ông cho mãi đến sau này.
Kỳ Vương Nguyễn Tiến Thọ đang tính nước cờ
"Trong thời bao cấp, do giỏi tiếng Pháp, ông được giao công tác biên dịch tài liệu cho cơ quan. Các văn bản, tài liệu thường được ông dịch nhanh chóng và chính xác, nhưng ông do quá ham mê cờ, ông nói với cơ quan là mất nhiều thời gian để dịch tài liệu nên ở nhà dịch, rồi dành có thời gian thừa đi chơi cờ. Kết quả, công việc hoàn thành mà ông vẫn thỏa mãn được niềm ham mê cờ của mình" - vợ ông tươi cười kể về câu chuyện của chồng.
Ông đã tham gia viết 3 cuốn sách "Cờ tướng - những vấn đề cơ bản", "Những thế cờ sưu tầm và chọn lọc", "Khai cục, trung cục và tàn cục". Trong đó có cuốn viết chung với những tác giả từng là cao thủ cờ một thời.
Ngoài rất nhiều bài viết trên báo cho những người yêu cờ, ông cũng đã từng gửi đăng trên báo Đại đoàn kết những thế cờ khó do ông nghĩ ra để độc giả tham gia giải cờ vui trong thời gian dài, nhưng không có nhiều người giải được thế cờ của ông.
"Kỳ Vương đất Bắc" đã có hàng chục năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua - Hà Nội và giải cờ tướng Văn Miếu. Người tham gia các giải cờ ông dẫn mỗi ngày một đông hơn. Mãi đến mấy năm gần đây, khi không còn đủ sức khoẻ nữa ông mới về nhà nghỉ hẳn. Cờ tướng Việt Nam có được như ngày hôm nay âu cũng là một phần nhờ những con người như Nguyễn Tấn Thọ.
Giai thoại "Kỳ Vương đất Bắc"
Năm 1958, Nguyễn Tấn Thọ giành giải vô địch cờ tướng Hà Nội. Mười năm sau, năm 1968, Nguyễn Tấn Thọ vô địch cờ tướng miền Bắc. Cuộc đời ông bước sang một trang khác từ đây.
Ông bắt đầu đi tỉ cờ khắp Bắc - Trung - Nam, cuộc đời chơi cờ trải qua không biết bao trận thư hùng, tranh tài gay cấn. Ngày chơi, đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đọc kỳ trận, nghiên cứu thế cờ. Suy nghĩ cờ nhiều đến nỗi gầy rạc cả người.
Có lần, đến sới cờ Kinh Bắc giật giải, có tới 7 người chụm lại đánh với mình Nguyễn Tấn Thọ. "Họ chơi theo lối "cờ tai", tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng đang trong cuộc cờ, rồi mách nước. Không nhẽ tôi lại nói họ "gọi hết cả làng ra đây", ông mủm mỉm cười và nhớ lại.
Thời đó, ông đánh tốt đến nỗi mấy người xung quanh đứng xem chán quá bỏ về vì đã biết trước kết quả sau vài nước đi. Ông cứ liên tục giành được rất nhiều cúp trong các giải đấu. Có lần ông nhận được chiếc cúp làm bằng 1 nén bạc, sau đó, ông đem bán chiếc cúp lấy tiền chi tiêu. Đó là chiếc cúp vô cùng quý giá vẫn còn trong trí nhớ ông cho đến ngày hôm nay.
Người con trai lớn của ông là anh Nguyễn Tiến Cường kể lại, hàng chục năm trước, bố ông có một người bạn tên là Biểu, quê Thái Bình, thách đấu cờ và bị thua cược mất 18 cây đàn tam thập lục rất quý giá thời bấy giờ cho các cao thủ cờ Hải Phòng.
Biết tin, ông Thọ lập tức đi tỉ cờ thách thức với những cao thủ Hải Phòng đó và thắng lại được 18 cây đàn cho người bạn của mình. Sau khi ông ra về, người Hải Phòng mới ngã ngửa rằng, người tỉ thí cờ cùng mình là Nguyễn Tấn Thọ, "Kỳ Vương" nghe danh đã lâu mà chưa biết mặt.
Năm 1966, Trung Quốc cử 3 cao thủ cờ của họ là Dương Quan Lân, Sái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa sang thi đấu hữu nghị với làng cờ Hà Nội. Nguyễn Tấn Thọ lại được cử tiếp chiêu. Ông đánh 3 trận, 2 hòa và 1 thua.
"Tôi chỉ được báo trước cho có khoảng một tuần, còn không được xem kỳ bản để nghiên cứu xem người ta đã chơi thế nào", ông Thọ nói.
Ông thất trận trước thiên tài cờ tướng trăm năm có một, người được coi như "Phượng hoàng tái sinh" trong giới kỳ nghệ của Trung Quốc đại lục là Hồ Vinh Hoa sau 171 nước. Trận thua hàng chục năm về trước đó vẫn còn trong tâm trí ông như mới ngày hôm qua.
Nước cờ của Kỳ Vương vẫn còn minh mẫn
Cả cuộc đời "Kỳ Vương" chinh chiến cờ không biết sợ ai. Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nghe nói trong đó nhiều người chơi cờ tuyệt lắm, "Kỳ Vương đất Bắc" cũng mấy lần khăn gói nhảy tàu vào Nam tỉ cờ.
Có lần, tháng 4/1988, hai danh thủ cờ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào Sài Gòn tỉ đấu theo lời mời, trong ba ngày, "Kỳ Vương đất Bắc" hòa ba trận với Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Xuân và Trần Quới, ba kỳ thủ bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, còn lại là toàn thắng.
Trong những trận đấu đó, có trận đấu kinh điển với cao thủ Trần Quới, đây được coi là trận so tài giữa Kỳ Vương 2 miền. Trần Quới vốn là một thiên tài cờ, đã lừng danh trong giới giang hồ cờ và lần lượt đánh thắng các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn khi đó.
Cuộc cờ hôm đó hấp dẫn và hồi hộp đến từng nước đi. Cuối cùng hai ván cờ giao hữu đều đưa đến kết quả hòa nhau, không ai dám mạo hiểm nước cờ nên không bên nào mở được tỷ số.
Lão "Kỳ Vương" quy ẩn
Khác với những suy nghĩ ban đầu của tôi, là sẽ được bước chân vào ngôi nhà rộng rãi khang trang của một kiện tướng cờ cả đời ngang dọc, người góp phần không nhỏ cho sự hưng thịnh của làng cờ tướng trong nước nhưng cuộc đời "Kỳ Vương" hoàn toàn không vinh hoa, danh lợi.
Ông là người con thứ 6, trong một gia đình gồm có 7 anh chị em. Hiện nay, tất cả những anh chị em của ông đều đã ra đi. Ông sống giản dị cùng con cái trong một con ngõ nhỏ trên phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Căn phòng nhỏ với diện tích chưa đến 20m2.
Tôi gặp ông ngồi đó trên chiếc giường nệm cũ, tránh cơn gió lạnh đầu xuân đang ập đến bao trùm lấy căn phòng nhỏ đơn sơ. Đôi tai nghễnh ngãng, dáng người chậm chạp nhưng những ký ức về đời cờ đã qua của ông vẫn còn lưu lại khá rõ trong trí óc lão kiện tướng nay đã gần cửu tuần.
Cuộc đời giản dị của "Kỳ Vương" sau một đời ngang dọc kỳ đấu
Năm 1988, khi Hồ Vinh Hoa, giành danh hiệu "Kỳ Vương" lần đầu tiên và được phong Đặc cấp quốc tế đại sư, năm 1982 và năm 1991 được thưởng Huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc, thì "Kỳ Vương đất Bắc" ở Hà Nội vẫn đang thầm lặng đeo đuổi những cuộc tỉ cờ trong nhân gian, trăn trở với từng thế cờ vô thưởng vô phạt của đời cờ nghèo.
Cờ yêu cầu người chơi phải tính toán, mà cuộc đời vốn nhiều điều sơ sót, sai lầm không ai có thể tránh khỏi. Chơi cờ nhiều khiến ông được rèn giũa, sống một đời nhường nhịn, ôn hoa, được nhiều người nể trọng. Vì thế, cho đến nay, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bạn cờ khắp nơi vẫn đến thăm, nghe ông kể chuyện cờ và bàn luận chuyện đời.
Hổ phụ sinh hổ tử, người con trai lớn của "Kỳ Vương" mãi sau này khi đã lập gia đình mới bước chân vào nghiệp cờ theo cha. Đến nay, anh Cường cũng đã năm lần vô địch giải cờ Chùa Vua, vô địch giải Văn Miếu, vốn là những nơi quy tụ rất nhiều kỳ thủ hàng năm đến so tài. Anh Cường cũng đang đứng ra thay cha tổ chức các giải cờ xuân thường niên hàng năm tại Hà Nội.
Sinh năm 1929, "Kỳ Vương đất Bắc" năm xưa, nay đã 86 tuổi và yếu đi nhiều. Sau cơn tai biến xảy ra vài năm trước, có lúc tưởng chừng ông không còn gượng dậy nổi và phải nằm liệt một chỗ, nhưng người đàn ông đã một đời ngang dọc với tình yêu cờ vẫn đầy nỗ lực, đứng vững trước sóng gió tuổi già.
Chiếc áo len chui đầu đã sờn chỉ, chiếc quần kaki lem nhem màu, mái tóc trắng như cước và hàng râu bạc lởm chởm. Khoác bên mình cái túi da con màu đen đã cũ, đôi tay chầm chậm xếp cờ, "Kỳ Vương" rủ tôi vào bàn: “Cậu biết đánh không?”.
Tôi ngồi cùng ông. Cờ của "Kỳ Vương" vẫn nhanh và minh mẫn lắm, sắc sảo trong từng nước đi, cờ cuộc như đã ngấm vào máu thịt của ông, ông chiếu tôi khi chưa tới 20 nước cờ.
Ngoài chế độ lương hưu hơn 1 triệu đồng/tháng do nghỉ mất sức, ông không được hưởng bất kỳ chế độ nào sau một đời đánh đổi và cống hiến cho thăng trầm cờ tướng đất kinh kỳ. “Đời kỳ thủ nghèo lắm”, ông chép miệng nhìn tôi cười hiền, tay dịch pháo công thành.
Nguồn: Motthegioi.vn
Nguyễn Trần Chung | 00:00 30/11/-0001

Chuyện đời lạ lùng của “Kỳ vương đất Bắc”

Dân trí Những năm bao cấp, dưới gốc thị đầu dốc Hàng Kèn - chếch góc Đại sứ quán Pháp và báo Đại Đoàn Kết bây giờ - có hai nhân vật thú vị hay ngồi. Một người là thầy bói, một người mở sới đánh cờ với cả thiên hạ. Người đánh cờ ấy chính là “Kỳ vương đất Bắc”- Nguyễn Tấn Thọ.

Giai thoại Kỳ vương
Hành trình đi tìm những con người bình dị mà cao quý của đất Hà Thành đã là cầu nối cho tôi gặp ông Tấn Thọ. Con người đã gắn bó với một nét văn hóa, có thể rất nhỏ nhưng đặc trưng của Hà Nội, mà nhắc đến, nghĩ đến là gợi nhớ ngay về Hà Nội, vừa gần gũi thân quen nhưng rất đáng tự hào.
Trong căn phòng diện tích chưa đến 20m2 ở một con ngõ nhỏ trên phố Trương Hán Siêu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhìn ông lão tóc trắng, dáng người chậm chạp với đôi tai nghễnh ngãng, có ai ngờ chính là kì thủ lừng lẫy một thời. Ký ức về đời cờ giờ đây lúc liền mạch khi đứt quãng trong trí óc lão đại kì vương năm nay đã ngoài cửu tuần. Nhưng suốt cuộc trò chuyện, cứ nhắc đến cờ tôi thấy ông luôn chăm chú lắng nghe, gương mặt hiền hậu nở nụ cười.


“Kỳ vương đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ cùng con cháu (ảnh: Quỳnh Nguyên)
“Kỳ vương đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ cùng con cháu (ảnh: Quỳnh Nguyên)
Với phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài, dầy dặn nên giới giang hồ kì thủ gọi là ông Tấn Thọ, quên mất cái tên khai sinh Nguyễn Văn Pho. 18 tuổi, ông Tấn Thọ đã đoạt chức vô địch cờ tướng Hà Nội. Một mạch nhiều năm liền vô địch cờ tướng toàn miền bắc, cái tên “Kỳ vương đất bắc” cũng theo đó mà thành, gắn bó với ông suốt 65 năm nay.
Vợ ông- bà Lâm Thị Lan bảo ông Tấn Thọ mê cờ lắm, như thể đó lẽ sống của đời mình. “Kỳ Vương” có một người con trai tên là Nguyễn Tiến Cường. Anh Cường bảo, trong kí ức tuổi thơ anh luôn nhớ hình ảnh cha ngày chơi, đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đọc kỳ trận, nghiên cứu thế cờ. Suy nghĩ cờ nhiều đến nỗi gầy rạc cả người.


Người vợ hiền thảo của Kỳ vương (ảnh: Quỳnh Nguyên)
Người vợ hiền thảo của Kỳ vương (ảnh: Quỳnh Nguyên)
Anh Cường kể, thời đó, ông đánh tốt đến nỗi mấy người xung quanh đứng xem chán quá bỏ về vì đã biết trước kết quả sau vài nước đi. Ông cứ liên tục giành được rất nhiều cúp trong các giải đấu. Có lần ông nhận được chiếc cúp làm bằng 1 nén bạc, sau đó, ông đem bán chiếc cúp lấy tiền chi tiêu. Đó là chiếc cúp vô cùng quý giá vẫn còn trong trí nhớ ông cho đến ngày hôm nay.
Do mê cờ từ bé nên anh Cường được nhiều dịp theo cha đi tỉ cờ khắp Bắc - Trung – Nam. Có lần, đến sới cờ Kinh Bắc giật giải, có tới 7 người chụm lại đánh với mình ông  Nguyễn Tấn Thọ. "Họ chơi theo lối "cờ tai", tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng đang trong cuộc cờ, rồi mách nước. “Không nhẽ  lại nói họ gọi hết cả làng ra đây", anh Cường cười và thuật lại lời của cha...
Cả cuộc đời "Kỳ Vương" chinh chiến cờ không biết sợ ai. Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nghe nói trong đó nhiều người chơi cờ tuyệt lắm, "Kỳ Vương đất Bắc" cũng mấy lần khăn gói nhảy tàu vào Nam tỉ cờ.
Có lần, tháng 4/1988, hai danh thủ cờ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào Sài Gòn tỉ đấu theo lời mời. Trong những trận đấu đó, có trận đấu kinh điển với cao thủ Trần Quới (còn gọi là Lác Chảy), đây được coi là trận so tài giữa Kỳ Vương 2 miền. Trần Quới vốn là một thiên tài cờ, đã lừng danh trong giới giang hồ cờ và lần lượt đánh thắng các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn khi đó. Những trận gặp nhau ấy khi ông đã bước vào tuổi 52 còn Trần Quới  mới 30 đang độ sung sức, tuy nhiên cả hai lần thi đấu cả thảy 4 ván với nhau hai bên không bên nào thắng bên nào, trong đó có một ván cờ mù.
Kỳ vương “quy ẩn”
Cả một đời đánh đổi và cống hiến cho thăng trầm cờ tướng kinh kì, “Kỳ vương đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ về nghỉ hưu với lương ít ỏi một triệu đồng, ngoài ra không có bất kì trợ cấp nào khác.
Nhưng tâm huyết với cờ chưa dừng, "Kỳ vương đất Bắc" vẫn hàng chục năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua - Hà Nội và giải cờ tướng Văn Miếu. Mãi đến mấy năm gần đây, khi không còn đủ sức khoẻ nữa ông mới về nhà nghỉ hẳn. “Hổ phụ sinh hổ tử”, anh Tiến Cường cũng đã nhiều lần vô địch giải cờ Chùa Vua, vô địch giải Văn Miếu, vốn là những nơi quy tụ rất nhiều kỳ thủ hàng năm đến so tài. Anh cũng đang đứng ra thay cha tổ chức các giải cờ xuân thường niên hàng năm tại Hà Nội.


Ông Nguyễn Tấn Thọ (người đội mũ, đeo kính) giữa những người yêu cờ khi còn khỏe (Ảnh tư liệu)
Ông Nguyễn Tấn Thọ (người đội mũ, đeo kính) giữa những người yêu cờ khi còn khỏe (Ảnh tư liệu)
Con trai Kỳ vương chia sẻ: “Đời cờ cha tôi đúc kết lại trong 3 cuốn sách "Cờ tướng - những vấn đề cơ bản", "Những thế cờ sưu tầm và chọn lọc", "Khai cục, trung cục và tàn cục". Trong đó có cuốn viết chung với những tác giả từng là cao thủ cờ một thời”.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài đăng trên báo Đại đoàn kết những thế cờ khó do ông nghĩ ra để độc giả tham gia giải cờ vui trong thời gian dài, nhưng không có nhiều người giải được thế cờ của ông.
Cuộc đời những danh thủ cờ tướng khá lạ lùng. Có người chết trẻ, có người về già trở nên cực kỳ giàu có. Kể như ngay chính người từng thi đấu cờ với ông.  Năm 1988, khi Hồ Vinh Hoa, giành danh hiệu "Kỳ Vương" lần đầu tiên và được phong Đặc cấp quốc tế đại sư, năm 1982 và năm 1991 được thưởng Huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc, thì "Kỳ Vương đất Bắc" ở Hà Nội vẫn đang thầm lặng đeo đuổi những cuộc tỉ cờ trong nhân gian, trăn trở với từng thế cờ vô thưởng vô phạt của đời cờ nghèo.
Lúc về già, Kỳ vương của chúng ta, ông sống giản dị cùng con cháu, một cuộc đời hoàn toàn không vinh hoa, danh lợi. Sau cơn tai biến xảy ra vài năm trước khiến việc nghe và nói chuyện của ông trở nên khó khăn hơn. Đã có lúc tưởng chừng ông không còn gượng dậy nổi và phải nằm liệt một chỗ, nhưng người đàn ông đã một đời ngang dọc với cờ vẫn lạc quan vui sống.
Có lẽ, thú chơi cờ nhiều khiến ông được rèn giũa, sống một đời nhường nhịn, ôn hòa, được nhiều người nể trọng. Bạn cờ khắp nơi vẫn thường đến thăm, cùng ông ôn lại chuyện cờ và bàn luận chuyện đời. Tôi cứ nhớ mãi về những câu thơ ông đọc :“Sống là động nhưng lòng luôn bất động/ Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương/ Sống yên vui danh lợi mãi coi thường/ Tâm bất động giữa dòng đời biến động”.
Tôi nắm lấy tay ông, cảm giác gần gũi như người thân. Sau này và mãi mãi, những trận thư hùng, tranh tài gay cấn của ông rồi chỉ còn lưu truyền qua những giai thoại. Nhưng, cũng giống như ông, những kì thủ đã lưu giữ trong chính đời sống của mình những giấc mơ, những sáng tạo và dâng hiến cho đời sống của vùng đất kinh kì. Họ đã mang những vẻ đẹp của văn hóa Thăng Long truyền vào cộng đồng.
Quỳnh Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét