THẾ CUỘC GIANG HỒ 11 (trí tuệ dân gian)
(ĐC sưu tầm trên NET)
'LẠC NƯỚC HAI XE ĐÀNH BỎ PHÍ
GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG'
(Tung hoành khoàn, tập danh)
LẠC vào cờ thế giữa đêm đông
NƯỚC khó giằng co trận pháo lồng
HAI cánh tay em kiềm giữ tượng
XE bình trấn ải mấy triền sông
ĐÀNH tâm vểnh sỹ bày mưu hiểm
BỎ mã tranh tiên thỏa mộng hồng
PHÍ nửa canh giờ lòi mặt tướng
GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG.
ĐẤU CỜ TƯỚNG
Trận đấu vừa ra thấy cũng hiền,
Phe mình tạo được mấy cơ duyên ?
Pháo đầu mã đội - công thành vững,
Sĩ tấn xa tung - giữ trận bền…
Chốt nhập nội cung - thời thắng thế?
Tượng nằm biên trấn - buổi tàn niên !
...Thua keo nầy - bỏ gầy keo khác,
Chờ chút xem ta gỡ lại liền…-------------------------------------------------------------------------
Thật không ai có thể ngờ vào thập niên 50, Lý Chí Hải lừng lẫy tiếng tăm ở Hong Kong, từng đến các nước Nam dương (Philippines, Indonesia, Tây Mã, Đông Mã, Thái Lan và Singapore) đã gây kinh hồn bạt vía cho làng cờ tướng ở các nơi đây. Chiến tích của ông ta thật đáng khâm phục; đánh đâu thắng đó, mà lại thắng các đối thủ như chẻ tre, do vậy Lý Chí Hải được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ Vương Đông Nam Á. Thế mà khi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959, kỳ vương này đã thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Cho đến năm 1963, Lý Chí Hải sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, lại sang Sài Gòn lần nữa để phục hận.
Ban đầu người ta chỉ tổ chức các trận đấu gọi là “Cảng – Việt tượng kỳ tái” tức là cho kỳ vương mỗi ngày gặp một đối thủ người Việt hoặc người Hoa, nhưng trận then chốt Lý Chí Hải gặp Phạm Thanh Mai 2 ván căng thẳng, quyết liệt, rốt cuộc hòa cả hai, mục đích phục hận của Lý Chí Hải không thành.
Do vậy người ta phải tổ chức thêm một giải thu hẹp chỉ gồm 5 danh thủ để tạo điều kiện cho Lý Chí Hải có dịp gặp Phạm Thanh Mai một lần nữa. Giải này được đặt tên là “Cảng – Việt tượng kỳ ngũ hùng tranh bá tái” hoặc cũng gọi là “Cảng – Việt ngũ cường ngân bôi tranh bá chiến” và năm danh thủ tham dự gồm: Lý Chí Hải, Phạm Thanh Mai, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Thái Văn Hiệp. Thể thức thi đấu vòng tròn, mỗi lượt, mỗi cặp gặp nhau trong 2 ván tính điểm; thời gian mỗi bên được sử dụng 120 phút được cộng thêm 30 phút để hoàn tất ván cờ, có trọng tài ghi biên bản, đấu thủ không cần ghi.
Các trận đấu giữa các danh kỳ này đều diễn ra sôi nổi, hào hứng vì ai cũng chơi quyết tâm, nhưng trận Lý Chí Hải – Phạm Thanh Mai được đặc biệt chú ý vì đó là trận đấu hay nhất, đầy ấn tượng. Nhiều doanh thương người Hoa ủng hộ Lý Chí Hải, đã động viên bằng cách hứa tặng thêm hàng chục ngàn đồng (bằng cả cây vàng) nếu Lý Chí Hải giành chiến thắng.
Nhân mùa Xuân, bạn cờ quây quần bên chung trà, chén rượu, chúng ta cùng bày cờ ra thưởng thức trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải và danh kỳ Phạm Thanh Mai.
*** PHẠM THANH MAI (Tiên thắng) – LÝ CHÍ HẢI
1/P8-5 M2.3 2/M8.7 M8.7 3/X9-8 X1-2 4/B7.1 B7.1 5/M2.1 B9.1 6/P2-3 M7.8 7/M7.6 X9.3 8/X1.1 X9-6 9/X8.6 T3.5 10/X1-6 S4.5 11/B5.1 M8.9 12/P3/1 B7.1 13/M6.7 B7.1 14/B5.1 P8.1 15/M1.3 X6.3 16/M3.4 P8.6 17/S6.5 M9/7 18/X6.3 M7/5 19/M4.2 6-7 20/M7/5 B5.1 21/X6-3 X7/1 22/M2/3 P2-1 23/X8-7 X2.2 24/M3.5 M3/2 25/P3.6 X2.2 26/P3-9 đến đây Đen chưa thua 1-0 (xem hình) ván cờ này diễn ra năm 1959 khi Lý Chí Hải sang Việt Nam lần thứ nhất.
Theo Quốc tế đại sư Lê Thiên Vị (Thể thao TP Hồ Chí Minh)
'lạc nước hai xe đành bỏ phí gặp thời một tốt cũng thành công'
GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG'
(Tung hoành khoàn, tập danh)
LẠC vào cờ thế giữa đêm đông
NƯỚC khó giằng co trận pháo lồng
HAI cánh tay em kiềm giữ tượng
XE bình trấn ải mấy triền sông
ĐÀNH tâm vểnh sỹ bày mưu hiểm
BỎ mã tranh tiên thỏa mộng hồng
PHÍ nửa canh giờ lòi mặt tướng
GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG.
đấu cờ tướng
Trận đấu vừa ra thấy cũng hiền,
Phe mình tạo được mấy cơ duyên ?
Pháo đầu mã đội - công thành vững,
Sĩ tấn xa tung - giữ trận bền…
Chốt nhập nội cung - thời thắng thế?
Tượng nằm biên trấn - buổi tàn niên !
...Thua keo nầy - bỏ gầy keo khác,
Chờ chút xem ta gỡ lại liền…-------------------------------------------------------------------------
Cờ thế giang hồ chọn lọc tập 10 thế cờ hiểm ác
Các giai thoại cờ tướng!
Giai thoại Bích Mai Trang!
Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.
Bên bờ con sông đào phía bắc kinh thành Huế xưa có một ngôi biệt thự cổ kính. Mỗi lần đến độ đông cuối xuân về thì trên mái nhà, chung quanh sân như được phủ bằng những tấm thảm màu vàng sáng, trắng xóa, hổng phớt. Đó là màu của ngàn vạn cánh mai vàng, mai trắng, bịch đào rụng xuống.
Vì thế, ngôi biệt thự mới có tên Bích Mai Trang, chủ nhân biệt thự là cụ Cử Trinh.
Cụ Cử đỗ giải nguyên, được bổ làm quan trông coi việc khảo cứu văn sử dưới triều Nguyễn, cụ Cử còn đam mê sáng tác tuồng, viết lời cho những bài ca Huế. Vốn thích an nhàn lại mang tâm hồn nghệ sĩ, cụ xin cáo quan, về hưu lúc tuổi chưa đến năm mươi. Thú vui sớm chiều của cụ là chăm sóc cây cảnh, vẽ tranh thủy mạc và đánh cá. Cụ là một danh kỳ của chốn Kinh thành.
Ở Huế cũng có một người cao cờ, ngang tài ngang sức thường hay đến chơi cờ với cụ Cử, đó là cụ nghè Lê bạn cố tri, đồng khoa, đồng tuế. Cụ Nghè Lê chỉ sinh được một con gái, đặt tên là Giang Hương. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một gia đình khoa bảng, Giang Hương ngày càng thông minh, tài sắc. Nàng cũng thích chơi cờ như thân phụ. Vì vậy cụ Nghè Lê hàng ngày bên cạnh việc dạy học, còn dạy cờ cho con gái. Chẳng bao lâu Giang Hương trở thành một kỳ nữ cao cờ hiếm thấy.
Chồng Giang Hương là một học trò nghèo. Sau khi sinh hạ được một bé gái thì Giang Hương chịu cái tang lớn. Người chồng bỗng bị bệnh, qua đời sớm. Thương chồng, thương cha, Giang Hương ở vậy nuôi con và chăm sóc cha già. Bé gái được mẹ và ông ngoại đặt tên là Trà Hương. Những khi ông ngoại và mẹ đánh cờ, bé xà vào, mải mê chăm chú theo dõi đến mãn cuộc, tỏ ra là một năng khiếu bẩm sinh. Đến tuổi lên mười năng khiếu cờ của Trà Hương càng bộc lộ kỳ lạ.
Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.
Chuyện kể rằng: Khi cuộc chiến đã vào đoạn cờ tàn, thế trận hai bên diễn ra vô cùng căng thẳng. Tướng của cụ Cử đã lâm vào thế khốn cùng, bị Tốt của đối phương nhập cung. Nhưng thế cờ của Trà Hương cũng nguy kịch không kém bởi cùng một lúc bị cụ Cử đe dọa chiếu hết bằng Xe và Tốt. May thay lúc này đến lượt đi của Trà Hương, nhưng cô bé vẫn cắn ngón tay suy nghĩ, chưa chịu chạm quân.
Người mẹ đứng xem tỏ ra hết sức lo lắng, bỗng xin phép cụ Cử ra về rồi dặn với con gái:
- Con hầu cờ ông đến giờ phút này là giỏi lắm rồi, liệu kết thúc ván cờ đi kẻo ông mệt. Con nhớ là "bốn giờ mạ về vì đã dặn xe lên đón".
Trà Hương mắt long lanh hết nhìn các quân của đối phương lại chú mục vào quân Mã của mình. Bỗng Trà Hương ngước mắt nhìn mẹ:
- Bốn giờ mạ về, có xe lên đón hả mạ?
Một cái gật đầu...
Nghe những lời đối thoại của hai mẹ con, cụ Cử thoáng mỉm cười.
Đến lúc này Trà Hương mới xuống tay, đi Mã chiếu "tiền Mã hậu Pháo". Cụ Cử đưa Pháo vào độn, đỡ nước chiếu tướng.
Trà Hương lại hồi Mã tiếp tục chiếu. Cụ Cử buộc phải rút Pháo ra để khỏi bị chiếu. Cứ thế, Trà Hương hồi Mã chiếu liên tục. Đến nước thứ tư, Trà Hương rút Mã về chiếu, đồng thời lót quân Mã vào cạnh Tướng của mình để rút Xe ra đưa lên chiếu hết đối thủ.
Đến đây cụ Cử buông cờ chịu thua. Người mẹ thở phào nhẹ nhõm, nhìn con mỉm cười sung sướng rồi thưa với cụ Cử:
- Hôm nay ông đã cho cháu được cờ. Từ nay trở đi cho phép cháu được thường xuyên lên hầu cờ để ông chỉ vẽ thêm cho.
Cụ Cử nở một nụ cười kín đáo:
- Hậu sinh khả úy! Bác mừng lắm.
Nói xong cụ nhanh nhẹn bước vào thư phòng và sau đó quay ra tay cầm một phong bì màu hồng có in họa tiết mai vàng, trao cho Trà Hương:
- Ông thưởng tài cháu!
Trà Hương sung sướng, cảm động nhìn mẹ nhưng chưa đám nhận.
Người mẹ vội đỡ lời:
- Con xin ông đi con!
Cụ Cử hai tay dẫn hai mẹ con đến ngồi trước bàn cờ, bấy giờ cụ mới hóm hỉnh nói với người mẹ:
- Trước khi bước vào cuộc cờ, bác cháu ta đã có giao ước với nhau rằng nếu có người nào mách nước cho đối thủ của mình thì sẽ chịu phạt một số tiền tương đương với phần thưởng, có đúng thế không?
Người mẹ vội trả lời:
- Dạ thưa bác, đúng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì "bốn giờ mạ về" có phải là "Mã hồi bốn nước" để chiếu liên tục không nhỉ? Rồi sau đó "xe lên đón" tức là chọc Xe chiếu hết chứ gì?
Đến nước này thì Giang Hương chỉ còn biết xin chịu phạt mà thôi. Nhưng cụ Cừ liền mở phong bì và lấy ra đúng 10 đồng tiền thưởng của cụ (bấy giờ tương đương hai tạ rưỡi gạo).
- Cô chịu phạt chứ?
- Thưa vâng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì được, khỏi phải đưa. Số tiền phạt này bác tặng luôn cho cả hai mẹ con vì ván cờ hay đáng ghi vào sử sách này là một điểm son của cả hai người...
Mặt trời đã xế bóng.
Cụ Cử vui vẻ tiễn đưa cả hai mẹ con ra cổng. Ba ông cháu đi giữa hai hàng cây bạch mai đang nở trắng xóa tỏa hương dìu dịu.
Theo Thegioico.com.vn
Giai thoại của "Kỳ vương đất Bắc"
Nhìn
ông lão tóc trắng, bước đi khệnh khạng trong bộ quần áo nhàu nhĩ, ít ai
ngờ rằng ông chính là "Kỳ Vương đất Bắc" lừng lẫy một thời.
12 tuổi tập đi những nước cờ đầu tiên. 15 tuổi,
khi đang tầm sư học đạo tại sới võ do anh trai mở, ông được nhà thơ chữ
Hán tài năng Ngô Linh Ngọc chỉ bảo những nước cờ đầu tiên. Từ đó, ông
bén duyên và theo nghiệp cờ cho đến tận bây giờ.
Nghiệp cờ
Nhìn ông lão tóc trắng, bước đi khệnh khạng trong bộ quần áo nhàu nhĩ, ít ai ngờ rằng ông lão đang ngồi trước mặt tôi lúc này chính là "Kỳ Vương đất Bắc" lừng lẫy giang hồ cờ một thời. Ông đã từng "chinh chiến" Bắc Nam, tỉ cờ với các cao thủ hàng đầu đất nước.
Nghiệp cờ đến với ông như một cơ duyên trời định. Năm 18 tuổi, ông đã vô địch cờ Hà Nội. Các đàn anh đồng thời là cao thủ lừng lẫy thời bấy giờ, ông đều đã từng kỳ đấu và hầu như thắng cả.
Phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài, dầy dặn nên giang hồ cờ tướng gọi ông là "Tấn Thọ". Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn gọi ông với cái tên này, hầu như không mấy ai còn nhớ cái tên khai sinh Nguyễn Văn Pho của ông nữa.
Trong những lần đi "tỉ thí", người ta thấy ông có phong cách tấn công mạnh mẽ, nước cờ táo bạo mà chặt chẽ uyên thâm vô cùng, xứ Bắc ít người sánh kịp, nên phong ông là "Kỳ vương đất Bắc". Rồi cái tên gọi đó theo ông cho mãi đến sau này.
Ông đã tham gia viết 3 cuốn sách "Cờ tướng - những vấn đề cơ bản", "Những thế cờ sưu tầm và chọn lọc", "Khai cục, trung cục và tàn cục". Trong đó có cuốn viết chung với những tác giả từng là cao thủ cờ một thời.
Ngoài rất nhiều bài viết trên báo cho những người yêu cờ, ông cũng đã từng gửi đăng trên báo Đại đoàn kết những thế cờ khó do ông nghĩ ra để độc giả tham gia giải cờ vui trong thời gian dài, nhưng không có nhiều người giải được thế cờ của ông.
"Kỳ Vương đất Bắc" đã có hàng chục năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua - Hà Nội và giải cờ tướng Văn Miếu. Người tham gia các giải cờ ông dẫn mỗi ngày một đông hơn. Mãi đến mấy năm gần đây, khi không còn đủ sức khoẻ nữa ông mới về nhà nghỉ hẳn. Cờ tướng Việt Nam có được như ngày hôm nay âu cũng là một phần nhờ những con người như Nguyễn Tấn Thọ.
Giai thoại "Kỳ Vương đất Bắc"
Năm 1958, Nguyễn Tấn Thọ giành giải vô địch cờ tướng Hà Nội. Mười năm sau, năm 1968, Nguyễn Tấn Thọ vô địch cờ tướng miền Bắc. Cuộc đời ông bước sang một trang khác từ đây.
Ông bắt đầu đi tỉ cờ khắp Bắc - Trung - Nam, cuộc đời chơi cờ trải qua không biết bao trận thư hùng, tranh tài gay cấn. Ngày chơi, đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đọc kỳ trận, nghiên cứu thế cờ. Suy nghĩ cờ nhiều đến nỗi gầy rạc cả người.
Có lần, đến sới cờ Kinh Bắc giật giải, có tới 7 người chụm lại đánh với mình Nguyễn Tấn Thọ. "Họ chơi theo lối "cờ tai", tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng đang trong cuộc cờ, rồi mách nước. Không nhẽ tôi lại nói họ "gọi hết cả làng ra đây", ông mủm mỉm cười và nhớ lại.
Thời đó, ông đánh tốt đến nỗi mấy người xung quanh đứng xem chán quá bỏ về vì đã biết trước kết quả sau vài nước đi. Ông cứ liên tục giành được rất nhiều cúp trong các giải đấu. Có lần ông nhận được chiếc cúp làm bằng 1 nén bạc, sau đó, ông đem bán chiếc cúp lấy tiền chi tiêu. Đó là chiếc cúp vô cùng quý giá vẫn còn trong trí nhớ ông cho đến ngày hôm nay.
Người con trai lớn của ông là anh Nguyễn Tiến Cường kể lại, hàng chục năm trước, bố ông có một người bạn tên là Biểu, quê Thái Bình, thách đấu cờ và bị thua cược mất 18 cây đàn tam thập lục rất quý giá thời bấy giờ cho các cao thủ cờ Hải Phòng.
Biết tin, ông Thọ lập tức đi tỉ cờ thách thức với những cao thủ Hải Phòng đó và thắng lại được 18 cây đàn cho người bạn của mình. Sau khi ông ra về, người Hải Phòng mới ngã ngửa rằng, người tỉ thí cờ cùng mình là Nguyễn Tấn Thọ, "Kỳ Vương" nghe danh đã lâu mà chưa biết mặt.
Năm 1966, Trung Quốc cử 3 cao thủ cờ của họ là Dương Quan Lân, Sái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa sang thi đấu hữu nghị với làng cờ Hà Nội. Nguyễn Tấn Thọ lại được cử tiếp chiêu. Ông đánh 3 trận, 2 hòa và 1 thua.
"Tôi chỉ được báo trước cho có khoảng một tuần, còn không được xem kỳ bản để nghiên cứu xem người ta đã chơi thế nào", ông Thọ nói.
Ông thất trận trước thiên tài cờ tướng trăm năm có một, người được coi như "Phượng hoàng tái sinh" trong giới kỳ nghệ của Trung Quốc đại lục là Hồ Vinh Hoa sau 171 nước. Trận thua hàng chục năm về trước đó vẫn còn trong tâm trí ông như mới ngày hôm qua.
Có lần, tháng 4/1988, hai danh thủ cờ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào Sài Gòn tỉ đấu theo lời mời, trong ba ngày, "Kỳ Vương đất Bắc" hòa ba trận với Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Xuân và Trần Quới, ba kỳ thủ bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, còn lại là toàn thắng.
Trong những trận đấu đó, có trận đấu kinh điển với cao thủ Trần Quới, đây được coi là trận so tài giữa Kỳ Vương 2 miền. Trần Quới vốn là một thiên tài cờ, đã lừng danh trong giới giang hồ cờ và lần lượt đánh thắng các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn khi đó.
Cuộc cờ hôm đó hấp dẫn và hồi hộp đến từng nước đi. Cuối cùng hai ván cờ giao hữu đều đưa đến kết quả hòa nhau, không ai dám mạo hiểm nước cờ nên không bên nào mở được tỷ số.
Lão "Kỳ Vương" quy ẩn
Khác với những suy nghĩ ban đầu của tôi, là sẽ được bước chân vào ngôi nhà rộng rãi khang trang của một kiện tướng cờ cả đời ngang dọc, người góp phần không nhỏ cho sự hưng thịnh của làng cờ tướng trong nước nhưng cuộc đời "Kỳ Vương" hoàn toàn không vinh hoa, danh lợi.
Ông là người con thứ 6, trong một gia đình gồm có 7 anh chị em. Hiện nay, tất cả những anh chị em của ông đều đã ra đi. Ông sống giản dị cùng con cái trong một con ngõ nhỏ trên phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Căn phòng nhỏ với diện tích chưa đến 20m2.
Tôi gặp ông ngồi đó trên chiếc giường nệm cũ, tránh cơn gió lạnh đầu xuân đang ập đến bao trùm lấy căn phòng nhỏ đơn sơ. Đôi tai nghễnh ngãng, dáng người chậm chạp nhưng những ký ức về đời cờ đã qua của ông vẫn còn lưu lại khá rõ trong trí óc lão kiện tướng nay đã gần cửu tuần.
Cờ yêu cầu người chơi phải tính toán, mà cuộc đời vốn nhiều điều sơ sót, sai lầm không ai có thể tránh khỏi. Chơi cờ nhiều khiến ông được rèn giũa, sống một đời nhường nhịn, ôn hoa, được nhiều người nể trọng. Vì thế, cho đến nay, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bạn cờ khắp nơi vẫn đến thăm, nghe ông kể chuyện cờ và bàn luận chuyện đời.
Hổ phụ sinh hổ tử, người con trai lớn của "Kỳ Vương" mãi sau này khi đã lập gia đình mới bước chân vào nghiệp cờ theo cha. Đến nay, anh Cường cũng đã năm lần vô địch giải cờ Chùa Vua, vô địch giải Văn Miếu, vốn là những nơi quy tụ rất nhiều kỳ thủ hàng năm đến so tài. Anh Cường cũng đang đứng ra thay cha tổ chức các giải cờ xuân thường niên hàng năm tại Hà Nội.
Sinh năm 1929, "Kỳ Vương đất Bắc" năm xưa, nay đã 86 tuổi và yếu đi nhiều. Sau cơn tai biến xảy ra vài năm trước, có lúc tưởng chừng ông không còn gượng dậy nổi và phải nằm liệt một chỗ, nhưng người đàn ông đã một đời ngang dọc với tình yêu cờ vẫn đầy nỗ lực, đứng vững trước sóng gió tuổi già.
Chiếc áo len chui đầu đã sờn chỉ, chiếc quần kaki lem nhem màu, mái tóc trắng như cước và hàng râu bạc lởm chởm. Khoác bên mình cái túi da con màu đen đã cũ, đôi tay chầm chậm xếp cờ, "Kỳ Vương" rủ tôi vào bàn: “Cậu biết đánh không?”.
Tôi ngồi cùng ông. Cờ của "Kỳ Vương" vẫn nhanh và minh mẫn lắm, sắc sảo trong từng nước đi, cờ cuộc như đã ngấm vào máu thịt của ông, ông chiếu tôi khi chưa tới 20 nước cờ.
Ngoài chế độ lương hưu hơn 1 triệu đồng/tháng do nghỉ mất sức, ông không được hưởng bất kỳ chế độ nào sau một đời đánh đổi và cống hiến cho thăng trầm cờ tướng đất kinh kỳ. “Đời kỳ thủ nghèo lắm”, ông chép miệng nhìn tôi cười hiền, tay dịch pháo công thành.
Nghiệp cờ
Nhìn ông lão tóc trắng, bước đi khệnh khạng trong bộ quần áo nhàu nhĩ, ít ai ngờ rằng ông lão đang ngồi trước mặt tôi lúc này chính là "Kỳ Vương đất Bắc" lừng lẫy giang hồ cờ một thời. Ông đã từng "chinh chiến" Bắc Nam, tỉ cờ với các cao thủ hàng đầu đất nước.
Nghiệp cờ đến với ông như một cơ duyên trời định. Năm 18 tuổi, ông đã vô địch cờ Hà Nội. Các đàn anh đồng thời là cao thủ lừng lẫy thời bấy giờ, ông đều đã từng kỳ đấu và hầu như thắng cả.
Phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài, dầy dặn nên giang hồ cờ tướng gọi ông là "Tấn Thọ". Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn gọi ông với cái tên này, hầu như không mấy ai còn nhớ cái tên khai sinh Nguyễn Văn Pho của ông nữa.
Trong những lần đi "tỉ thí", người ta thấy ông có phong cách tấn công mạnh mẽ, nước cờ táo bạo mà chặt chẽ uyên thâm vô cùng, xứ Bắc ít người sánh kịp, nên phong ông là "Kỳ vương đất Bắc". Rồi cái tên gọi đó theo ông cho mãi đến sau này.
Kỳ Vương Nguyễn Tiến Thọ đang tính nước cờ
"Trong thời bao cấp, do giỏi tiếng Pháp, ông được giao công tác biên
dịch tài liệu cho cơ quan. Các văn bản, tài liệu thường được ông dịch
nhanh chóng và chính xác, nhưng ông do quá ham mê cờ, ông nói với cơ
quan là mất nhiều thời gian để dịch tài liệu nên ở nhà dịch, rồi dành có
thời gian thừa đi chơi cờ. Kết quả, công việc hoàn thành mà ông vẫn
thỏa mãn được niềm ham mê cờ của mình" - vợ ông tươi cười kể về câu
chuyện của chồng.Ông đã tham gia viết 3 cuốn sách "Cờ tướng - những vấn đề cơ bản", "Những thế cờ sưu tầm và chọn lọc", "Khai cục, trung cục và tàn cục". Trong đó có cuốn viết chung với những tác giả từng là cao thủ cờ một thời.
Ngoài rất nhiều bài viết trên báo cho những người yêu cờ, ông cũng đã từng gửi đăng trên báo Đại đoàn kết những thế cờ khó do ông nghĩ ra để độc giả tham gia giải cờ vui trong thời gian dài, nhưng không có nhiều người giải được thế cờ của ông.
"Kỳ Vương đất Bắc" đã có hàng chục năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua - Hà Nội và giải cờ tướng Văn Miếu. Người tham gia các giải cờ ông dẫn mỗi ngày một đông hơn. Mãi đến mấy năm gần đây, khi không còn đủ sức khoẻ nữa ông mới về nhà nghỉ hẳn. Cờ tướng Việt Nam có được như ngày hôm nay âu cũng là một phần nhờ những con người như Nguyễn Tấn Thọ.
Giai thoại "Kỳ Vương đất Bắc"
Năm 1958, Nguyễn Tấn Thọ giành giải vô địch cờ tướng Hà Nội. Mười năm sau, năm 1968, Nguyễn Tấn Thọ vô địch cờ tướng miền Bắc. Cuộc đời ông bước sang một trang khác từ đây.
Ông bắt đầu đi tỉ cờ khắp Bắc - Trung - Nam, cuộc đời chơi cờ trải qua không biết bao trận thư hùng, tranh tài gay cấn. Ngày chơi, đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đọc kỳ trận, nghiên cứu thế cờ. Suy nghĩ cờ nhiều đến nỗi gầy rạc cả người.
Có lần, đến sới cờ Kinh Bắc giật giải, có tới 7 người chụm lại đánh với mình Nguyễn Tấn Thọ. "Họ chơi theo lối "cờ tai", tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng đang trong cuộc cờ, rồi mách nước. Không nhẽ tôi lại nói họ "gọi hết cả làng ra đây", ông mủm mỉm cười và nhớ lại.
Thời đó, ông đánh tốt đến nỗi mấy người xung quanh đứng xem chán quá bỏ về vì đã biết trước kết quả sau vài nước đi. Ông cứ liên tục giành được rất nhiều cúp trong các giải đấu. Có lần ông nhận được chiếc cúp làm bằng 1 nén bạc, sau đó, ông đem bán chiếc cúp lấy tiền chi tiêu. Đó là chiếc cúp vô cùng quý giá vẫn còn trong trí nhớ ông cho đến ngày hôm nay.
Người con trai lớn của ông là anh Nguyễn Tiến Cường kể lại, hàng chục năm trước, bố ông có một người bạn tên là Biểu, quê Thái Bình, thách đấu cờ và bị thua cược mất 18 cây đàn tam thập lục rất quý giá thời bấy giờ cho các cao thủ cờ Hải Phòng.
Biết tin, ông Thọ lập tức đi tỉ cờ thách thức với những cao thủ Hải Phòng đó và thắng lại được 18 cây đàn cho người bạn của mình. Sau khi ông ra về, người Hải Phòng mới ngã ngửa rằng, người tỉ thí cờ cùng mình là Nguyễn Tấn Thọ, "Kỳ Vương" nghe danh đã lâu mà chưa biết mặt.
Năm 1966, Trung Quốc cử 3 cao thủ cờ của họ là Dương Quan Lân, Sái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa sang thi đấu hữu nghị với làng cờ Hà Nội. Nguyễn Tấn Thọ lại được cử tiếp chiêu. Ông đánh 3 trận, 2 hòa và 1 thua.
"Tôi chỉ được báo trước cho có khoảng một tuần, còn không được xem kỳ bản để nghiên cứu xem người ta đã chơi thế nào", ông Thọ nói.
Ông thất trận trước thiên tài cờ tướng trăm năm có một, người được coi như "Phượng hoàng tái sinh" trong giới kỳ nghệ của Trung Quốc đại lục là Hồ Vinh Hoa sau 171 nước. Trận thua hàng chục năm về trước đó vẫn còn trong tâm trí ông như mới ngày hôm qua.
Nước cờ của Kỳ Vương vẫn còn minh mẫn
Cả cuộc đời "Kỳ Vương" chinh chiến cờ không biết sợ ai. Sau năm 1975,
miền Nam hoàn toàn giải phóng, nghe nói trong đó nhiều người chơi cờ
tuyệt lắm, "Kỳ Vương đất Bắc" cũng mấy lần khăn gói nhảy tàu vào Nam tỉ
cờ.Có lần, tháng 4/1988, hai danh thủ cờ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và Đinh Trường Sơn vào Sài Gòn tỉ đấu theo lời mời, trong ba ngày, "Kỳ Vương đất Bắc" hòa ba trận với Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Xuân và Trần Quới, ba kỳ thủ bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, còn lại là toàn thắng.
Trong những trận đấu đó, có trận đấu kinh điển với cao thủ Trần Quới, đây được coi là trận so tài giữa Kỳ Vương 2 miền. Trần Quới vốn là một thiên tài cờ, đã lừng danh trong giới giang hồ cờ và lần lượt đánh thắng các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn khi đó.
Cuộc cờ hôm đó hấp dẫn và hồi hộp đến từng nước đi. Cuối cùng hai ván cờ giao hữu đều đưa đến kết quả hòa nhau, không ai dám mạo hiểm nước cờ nên không bên nào mở được tỷ số.
Lão "Kỳ Vương" quy ẩn
Khác với những suy nghĩ ban đầu của tôi, là sẽ được bước chân vào ngôi nhà rộng rãi khang trang của một kiện tướng cờ cả đời ngang dọc, người góp phần không nhỏ cho sự hưng thịnh của làng cờ tướng trong nước nhưng cuộc đời "Kỳ Vương" hoàn toàn không vinh hoa, danh lợi.
Ông là người con thứ 6, trong một gia đình gồm có 7 anh chị em. Hiện nay, tất cả những anh chị em của ông đều đã ra đi. Ông sống giản dị cùng con cái trong một con ngõ nhỏ trên phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Căn phòng nhỏ với diện tích chưa đến 20m2.
Tôi gặp ông ngồi đó trên chiếc giường nệm cũ, tránh cơn gió lạnh đầu xuân đang ập đến bao trùm lấy căn phòng nhỏ đơn sơ. Đôi tai nghễnh ngãng, dáng người chậm chạp nhưng những ký ức về đời cờ đã qua của ông vẫn còn lưu lại khá rõ trong trí óc lão kiện tướng nay đã gần cửu tuần.
Cuộc đời giản dị của "Kỳ Vương" sau một đời ngang dọc kỳ đấu
Năm 1988, khi Hồ Vinh Hoa, giành danh hiệu "Kỳ Vương" lần đầu tiên và
được phong Đặc cấp quốc tế đại sư, năm 1982 và năm 1991 được thưởng
Huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc, thì "Kỳ Vương
đất Bắc" ở Hà Nội vẫn đang thầm lặng đeo đuổi những cuộc tỉ cờ trong
nhân gian, trăn trở với từng thế cờ vô thưởng vô phạt của đời cờ nghèo.Cờ yêu cầu người chơi phải tính toán, mà cuộc đời vốn nhiều điều sơ sót, sai lầm không ai có thể tránh khỏi. Chơi cờ nhiều khiến ông được rèn giũa, sống một đời nhường nhịn, ôn hoa, được nhiều người nể trọng. Vì thế, cho đến nay, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bạn cờ khắp nơi vẫn đến thăm, nghe ông kể chuyện cờ và bàn luận chuyện đời.
Hổ phụ sinh hổ tử, người con trai lớn của "Kỳ Vương" mãi sau này khi đã lập gia đình mới bước chân vào nghiệp cờ theo cha. Đến nay, anh Cường cũng đã năm lần vô địch giải cờ Chùa Vua, vô địch giải Văn Miếu, vốn là những nơi quy tụ rất nhiều kỳ thủ hàng năm đến so tài. Anh Cường cũng đang đứng ra thay cha tổ chức các giải cờ xuân thường niên hàng năm tại Hà Nội.
Sinh năm 1929, "Kỳ Vương đất Bắc" năm xưa, nay đã 86 tuổi và yếu đi nhiều. Sau cơn tai biến xảy ra vài năm trước, có lúc tưởng chừng ông không còn gượng dậy nổi và phải nằm liệt một chỗ, nhưng người đàn ông đã một đời ngang dọc với tình yêu cờ vẫn đầy nỗ lực, đứng vững trước sóng gió tuổi già.
Chiếc áo len chui đầu đã sờn chỉ, chiếc quần kaki lem nhem màu, mái tóc trắng như cước và hàng râu bạc lởm chởm. Khoác bên mình cái túi da con màu đen đã cũ, đôi tay chầm chậm xếp cờ, "Kỳ Vương" rủ tôi vào bàn: “Cậu biết đánh không?”.
Tôi ngồi cùng ông. Cờ của "Kỳ Vương" vẫn nhanh và minh mẫn lắm, sắc sảo trong từng nước đi, cờ cuộc như đã ngấm vào máu thịt của ông, ông chiếu tôi khi chưa tới 20 nước cờ.
Ngoài chế độ lương hưu hơn 1 triệu đồng/tháng do nghỉ mất sức, ông không được hưởng bất kỳ chế độ nào sau một đời đánh đổi và cống hiến cho thăng trầm cờ tướng đất kinh kỳ. “Đời kỳ thủ nghèo lắm”, ông chép miệng nhìn tôi cười hiền, tay dịch pháo công thành.
Nguyễn Trần Chung
KHÔNG ĐẬP ĐẦU CHỐT
Cách nay đã lâu – Chừng hai mươi năm có dư, khi tôi còn trẻ trung, có lần tôi gặp một cụ già. Tên thật của cụ không rõ là gì, chỉ nghe mọi người xung quanh gọi cụ là bác Chín nên tôi cũng gọi cụ như thế.
Bác Chín ở huyện Hàm Tân (La Gi) thuộc tỉnh Bình Tuy cũ, nay thuộc tỉnh Bình Thuận. Được biết bác Chín là người cao cờ nổi tiếng cả tỉnh Bình Tuy, đã từng thủ hòa với danh thủ Việt Nam Lý Anh Mậu (lúc đó Lý Anh Mậu là Tượng Kỳ Viện Sài Gòn, Biên Hòa), tại Giải trí trường Thị Nghè vào những năm 1959, 1960. Tôi và bác Chín đã có trao đổi về nghệ thuật cờ tướng và đúng là tiếng đồn không sai – những ván cờ bác Chín thủ hòa với Lý Anh Mậu tại cuộc thi đấu ở Giải trí trường Thị Nghè bác Chín còn nhớ như in trong tâm trí. Bác Chín đã đi lại ván cờ đó cho tôi xem từ nước sơ khởi cho đến nước kết thúc.
Tôi tấm tắc thán phục:
- Ván cờ này bác Chín xuất quân khai cuộc rất vững, còn ở trung cuộc thì có nhiều nước sáng tạo rất hay. Qủa là “danh bất hư truyền”.
Được tôi ngưỡng mộ nhưng bác Chín không tỏ thái độ khoái chí mà lại tỏ ra hối tiếc, Bác nói:
- Không hay đâu: Lý ra bác đã thắng nhưng vì đi sai một nước chốt nên Lý Anh Mậu mới thủ hòa được. Tuy vậy, hồi đó khán giả cũng hoan nghênh tán thưởng ghê lắm.
Tôi trầm ngâm suy nghĩ một lát để tìm nước đi sai lầm của bác Chín. Tôi hỏi:
- Có phải do nước đi sai lầm là chốt 5 bình 4 mà lý ra phải đi chốt 5 tấn 1 ăn sĩ?
Bác Chín gật đầu:
- Phải đó. Cơ hội làm bàn để thắng kiện tướng Lý Anh Mậu không còn nữa. Bác cứ ân hận mãi mà cũng vì thế mà ván cờ này bác không bao giờ quên được.
Tôi động viên bác:
- Không thắng, nhưng hòa được với Lý Anh Mậu thì cũng tốt rồi.
- Thì cũng được thôi, nhưng tiếc là vì mình không chịu suy nghĩ, bỏ lỡ đi một dịp “làm bàn” hiếm có.
- Có tiếc rẻ thì dịp may đó cũng không còn nữa, ở đời ai mà chẳng mắc phải sai lầm.Đó chính là những bài học kinh nghiệm nhớ đời nhắc nhở mình luôn phải cẩn trọng trước những danh thủ.
Trong những ván cờ tôi và bác Chín đấu giao hữu, có khi hứng chí tôi đập quân chốt của bác một cái “cốc” nên thân, bác Chín liền ngừng cuộc cờ và đi lấy dầu xoa đầu cho quân chốt vừa bị tôi bắt.
Tôi lấy làm lạ, cứ tưởng bác Chín giận nên xin lỗi:
- Cháu vì hứng chí nên nặng tay, xin bác Chín thứ lỗi.
Bác Chín ôn tồn:
- Tôi đâu có giận cậu, nhưng nghĩ tội nghiệp con chốt quá. Xức dầu cho nó là để tỏ lòng quí trọng nó đó chớ.
- Quân cờ làm bằng sừng vô tri vô giác mà bác Chín làm như quân cờ là con người vậy? Tôi hỏi.
- Thế thì cậu không hiểu gì cả, bác Chín nghiêm sắc mặt – Cậu đánh cờ có khá thật, nhưng cái đạo lý cờ tướng thì dường như cậu chưa biết gì nhiều.
Lời nhận xét của bác Chín vừa đúng đắn vừa sâu sắc nên làm cho tôi hổ thẹn. Tôi cúi mặt, không còn dương dương tự đắc như trước.
- Quả thật cháu chưa hiểu cái gì gọi là đạo lý cờ tướng cả. Xin bác vui lòng chỉ giáo.
Thấy tôi thật lòng muốn học hỏi bác Chín mới nói tiếp:
- Trong cờ tướng có nhiều loại quân cờ như cậu biết đó. Ngoài tướng là thành phần độc tôn vì quí giống như vua của một nước thì còn có sĩ, tượng, xe, pháo, mã, chốt. Nếu nói về tôn ti trật tự thì cao nhất là tướng rồi mới đến sĩ, tượng, xe, pháo, mã và cuối cùng là quân chốt. Chốt là hàng binh lính. Người ta sẵn sàng thí chốt bất cứ lúc nào. Người ta xem chốt như con vật hy sinh. Khi nào thấy có lợi thì họ thí chốt. Chỗ nào nguy hiểm thì đẩy chốt tới trước, giống như con chó săn thui thủi vào bờ bụi để bắt con mồi cho chủ dẫu có chết cũng không trốn chạy. Người ta không hề biết quý trọng quân Chốt. Người ta yến tiệc linh đình mừng chiến công. Vua quan tướng tá chỉ biết hỉ hả, có ai để ý nhớ tới quân chốt đã hy sinh để cho họ được sung sướng đâu.
Bác Chín trầm ngâm, tư lự, không nói nữa. Một lúc lâu sau, bác Chín nhìn tôi, rồi hỏi:
- Cậu thấy sao? Nhân tình thế thái như vậy có được không?
- Như vậy thì bạc nghĩa quá. Tôi trả lời.
- Vậy mà quân chốt nó nghĩ sao cậu có biết không?
Ôi! Câu hỏi thật là hóc búa. Quân chốt được làm bằng gỗ, hoặc sừng, quí lắm thì cũng bằng ngà voi thôi. Những thứ đó đều là vật vô tri vô giác thì làm gì có suy nghĩ được. Tôi cứ ngỡ bác Chín già rồi lẫn thẫn, nên tôi hỏi lại:
- Bác Chín hỏi đùa cháu phải không?
- Đâu có đùa. Tôi hỏi thật chứ.
Bác Chín lặp lại câu hỏi – Quân chốt nó suy nghĩ gì cậu có biết không?
- Cháu xin chịu – có gì xin bác chỉ giáo cho.
- Nếu cậu không biết thiệt thì tui nói cho cậu nghe. Bác Chín đằng hắng rồi tiếp – Quân chốt nó chỉ có một ý nghĩ là lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tướng. Biết rằng đi vào chỗ chết nhưng lúc nào nó cũng tuân lệnh tiến lên chứ không bao giờ chịu thụt lùi. Cậu thấy có đúng không?
Lúc này tôi mới vỡ lẽ:
- Đúng ạ! Bác Chín phân tích thật chí lý. Vì bác hiểu được quân chốt suy nghĩ như vậy nên bác mới xức dầu xoa dầu cho quân chốt chứ gì?
- Đúng thế. Có được chiến công thắng lợi trước tiên phải ghi công đầu cho quân chốt chứ. Mình phải biết quí trọng quân chốt. Bác Chín cười rồi tiếp – Chứ ai lại nhè đầu quân chốt mà đập như cậu vậy. Bây giờ cậu đã phần nào hiểu được đạo lý của cờ tướng chưa?
- Dạ cháu hiểu rồi ạ! Từ nay về sau cháu xin chừa không bao giờ dám đập đầu quân chốt nữa. Nhưng thưa bác Chín ngoài quân chốt ra còn tất cả các quân cờ khác cháu có thể đập đầu chứ?
- Đập tuốt. Vì trừ quân chốt ra thì các quân cờ còn lại dẫu thiện chiến như xe, pháo, mã, sĩ, tượng đều chạy lui hết. Hễ thấy thắng thì tiến lên, còn thấy bại thì thụt lùi.
- Còn tướng thì sao bác Chín? Có được đập đầu không hở bác?
- Đập tuốt luôn – Bác Chín cười thoải mái. Vì tướng cũng thụt lùi như các quân cờ khác vậy. Cái đạo lý của cờ tướng là quý trọng sự trung thành, cái dũng cảm dám hy sinh thân mình cho sự sinh tồn của Tổ quốc mà không hề nghĩ tới một tí lợi riêng tư nào, như quân chốt ấy vậy.
- Xét cho cùng cái đạo lý của cờ tướng cũng sâu sắc quá bác Chín nhỉ!
- Đúng thế. Nếu nghệ thuật cờ tướng không phong phú và sâu sắc thì làm sao nó tồn tại hàng mấy ngàn năm qua cho được.
Từ dạo chia tay bác Chín đến nay, tôi chưa có dịp nào gặp lại bác. Không biết bác Chín có còn không. Tuy nhiên cái đạo lý cờ tướng mà bác đã dạy bảo hôm nào thì vẫn còn đọng mãi trong tôi. Cũng như kể từ ngày ấy tôi biết khiêm tốn hơn, không muốn tranh hơn thua với ai. Đánh cờ chỉ cốt để tìm hiểu cho am tường bộ môn nghệ thuật phong phú của người xưa, rút ra cho được cái sâu sắc tiềm ẩn trong đạo lý của cờ tướng và tìm ra được những cách ứng xử hợp với đạo lý của cuộc đời.
( Theo Dương Diên Hồng - " kỳ đạo - nghệ thuật cờ tướng " )
Người kể chuyện cờ tướng
Ông
có dáng vẻ bệ vệ, giọng nói sang sảng, trí nhớ thì thật tuyệt vời. Nhắc
tới nhân vật nào trong làng cờ tướng Việt Nam, ông đều nhớ rõ ngày,
tháng, năm sinh, kèm theo những giai thoại thú vị gắn bó với cuộc đời
họ. Bạn bè trong nghề mến mộ thường gọi ông là “Người kể chuyện cờ” bởi
kiến thức sâu rộng như một... từ điển sống.
Các tác phẩm “Kể chuyện cờ tướng”, “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX”... là một kho tư liệu cực kỳ quý giá khi ông không ngại gian nan, bôn ba nhiều nơi sưu tầm nghiên cứu. Ông là Quách Anh Tú, nguyên Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam.
Sau một thời gian cống hiến, ông “ẩn” vào hậu trường và dành dụm thời gian tiếp tục săn tìm những giai thoại mới về các bậc tiền bối vang danh, chỉ để có dịp “kể chuyện” cho mọi người nghe. Thế nhưng chuyện kể về chính cuộc đời ông cũng không kém phần thú vị...
Tuổi thơ sóng gió
Ông sinh năm 1939 tại xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi). Vùng đất thép thành đồng thời điểm ấy là vùng tự do, nơi Việt Minh hoạt động công khai. Mới lên 6 tuổi, ông đã theo lũ trẻ trong làng cầm những ống tre báo động cho bà con khi tàu giặc đến, “hăng máu lắm, vui lắm, nhưng cũng sợ thấy mồ” - ông cười rổn rảng.
Cũng thời điểm ấy, ông dần biết đến cờ tướng khi thấy ba mình (ông Quách Văn Tuấn) thường xuyên tổ chức đánh cờ tướng với bạn bè trước hiên nhà, dưới tán cây. “Sau này tôi mới biết, đó là cách ba tôi ngụy trang địch để tổ chức hội họp với các đồng chí của mình”.
Năm 1947, trong một lần càn quét, bọn giặc Tây đã đâm hàng chục nhát dao chí mạng, cướp đi mạng sống cùng lúc của bà ngoại và người chị ruột thân yêu của ông.
Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn, khi hai năm sau đó, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tý (khoảng tháng 2/1949), trong một trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ Lý Văn Mạnh (vùng Vườn thơm) trên sông Vàm Cỏ Tây, cha ông cũng vĩnh viễn nằm xuống lúc ông Tú vừa tròn 10 tuổi.
Mãi sau này ông mới biết cha mình là nhà hoạt động cách mạng, từng làm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh của tỉnh Chợ Lớn - Long An, Trưởng ban Thông tin - Tuyên truyền của Liên Tỉnh ủy kiêm phụ trách công tác dân quân...
Xin được nói thêm, ngay sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Quách Văn Tuấn đã được bà con và các đồng chí đem an táng bên bờ kinh thuộc xã Thuận Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (con kinh này được gọi là kinh Ông Tuấn). Đến năm 2002, ba ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập và đường Quách Văn Tuấn (phường 12, quận Tân Bình) chính là tên ông...
Cái duyên với Lý Anh Mậu
Năm 1954, chàng trai Quách Anh Tú chuyển về sống ở khu chợ Bà Chiểu (gần lăng Ông - tức lăng Lê Văn Duyệt, nay thuộc quận Bình Thạnh). Hàng xóm của ông lại là các bác thợ hớt tóc, chuyên dùng cờ tướng “giết” thời gian. Sống trong “xóm cờ tướng”, lại máu me con nhà nòi, cậu Tú đâm ra ghiền môn chơi này đến quên ăn quên uống.
Cậu thường xuyên lấy giấy bút ghi lại các thế cờ khó của các cụ, rồi đem về nhà nghiên cứu lại trên bàn cờ tự chế của mình: các quân cờ bằng nút phéng, bên trên dán giấy viết lên những chữ thuần Việt như M là Mã, X là Xe... Chỉ trong thời gian ngắn, cậu hạ hết các bác chơi cờ cao tuổi trong xóm và thường xuyên qua trao đổi cờ cùng ông Phí, người được coi là cao thủ số 1 ở chợ Bà Chiểu.
Có một giai thoại khá thú vị do em họ của ông tên là Năm Long kể lại: “Một buổi sáng nọ, có gã thanh niên mặt mày bặm trợn gõ cửa nhà chúng tôi thách đấu ăn tiền. Trước đối thủ xấc láo, ông Quách Anh Hào - anh ruột của Anh Tú - quyết dạy cho gã này một bài học.
Thế nhưng gã này giỏi thật, sau vài nước đi rõ ràng hắn chiếm ngay thế thượng phong, thi triển cờ rất tinh quái. Trước tình thế này, tôi ghi ngay “biên bản” trận đấu rồi bí mật chạy lên gác đưa cho anh Tú. Anh Tú xem qua nhanh rồi viết ra vài tình huống, cùng phương pháp giải cho tôi đem xuống hỗ trợ từ xa.
Tôi làm giao liên bất đắc dĩ như vậy và kết quả thế nào thì mọi người cũng hiểu: gã thanh niên cao ngạo nọ biến ngay khỏi nhà vì thua một cách khó hiểu, mà có biết đâu đã được “thọ giáo” cùng anh Tú nhà ta...”.
Năm 1955, một thanh niên lạ mặt đến địa bàn của ông. Tay này hạ lần lượt hết cao thủ trong xóm khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục”. Đến khi người thanh niên này thọ giáo cùng ông Phí, cậu Tú càng ngỡ ngàng hơn, các thế đánh của ông Phí đều kín như bưng, không một kẽ hở, thế mà khi phản đòn, người thanh niên này đều hóa giải dễ dàng, đặc biệt sử dụng cặp Mã cực siêu.
Ông Tú tâm sự: “Từ nghi ngờ, tôi đã bị chinh phục và nhanh chóng “bái sư” người này ngay”. Người mà ông Tú say mê không ai khác chính là cao thủ Lý Anh Mậu, kỳ thủ danh nổi như cồn, khi được làm đài chủ của kỳ đài Đại Thế Giới lúc mới 23 tuổi (vào năm 1949).
Từ đó tuy khá chênh lệch tuổi tác nhưng Lý Anh Mậu vừa là bạn thân vừa là thầy chuyên dạy “kỳ lý” của ông. Có một chi tiết khá thú vị, thuở nhỏ ông Tú rất say mê truyện, tiểu thuyết của nhà văn Lý Văn Sâm với các tác phẩm như “Sương gió biên thùy”, “15 năm hận sử”, “Sau dãy Trường Sơn”... và Lý Anh Mậu lại chính là em ruột của nhà văn này.
Năm 1958, sự kiện chấn động tại kỳ đài Thị Nghè khi kỳ thủ trẻ Quách Anh Tú công đài và thắng đài chủ nổi tiếng Lê Bỉnh Hy, con Lê Vinh Đường - một cao thủ, một chuyên gia cờ tướng có mối quan hệ cực tốt với hầu hết các danh thủ của Quảng Châu và Hồng Công.
Dĩ nhiên đó là kết quả của 3 năm tôi luyện cùng Lý Anh Mậu. Mê văn chương, mê chữ Hán, năm 1964 Quách Anh Tú tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư phạm chuyên ban Việt - Hán, đồng thời lấy cùng lúc 2 chứng chỉ Triết Đông phương và Văn học Quốc Âm của Trường đại học Văn khoa.
Vào ngành sư phạm từ cuối năm 1964, “ông thầy Việt cộng” này không ngừng khéo léo khơi gợi lòng yêu nước trong học sinh và sau tết Mậu Thân (1968) ông ra vùng giải phóng công tác ở Tiểu ban Báo chí T2 thuộc B60.
Vì sự phát triển của làng cờ tướng
Những ai đam mê cờ, khi đọc tác phẩm “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX” của Quách Anh Tú, sẽ rất “khoái” bởi những giai thoại hết sức thú vị, hấp dẫn của các cao thủ thuở xưa, từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới.
Ông nói: “Săn tìm giai thoại của người xưa cũng là một cách “ôn cố tri ân”. Biết chuyện người xưa để thời nay phát huy những gương tốt, xóa bỏ những chuyện tiêu cực”. Để có được chi tiết về bậc tiền bối Nguyễn Văn Ngoan (Ba Quang, 1900 -1966), ông đã lặn lội cả năm trời để tìm lại những người con của nhân vật này khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM.
Cả gia đình ông Ba Quang chỉ có duy nhất một bức ảnh của ông nhưng bàn thờ lại đặt tận ngoài đảo Phú Quốc. Thế là ông Quách Anh Tú phải liên lạc lại nhờ chuyển giúp và một năm sau, ông mới có chân dung Ba Quang dù đó chỉ là tấm hình 3x4cm, các góc cạnh gần như gãy vụn...
Sau ngày miền Nam giải phóng, ông chuyển sang nghiên cứu cờ vua (khi còn phụ trách ngành giáo dục TP Mỹ Tho cuối những năm 70). Ông cùng Lê Hồng Đức, Võ Hoàng Chương là 3 kỳ thủ đầu tiên của TP HCM tham dự giải vô địch cờ vua toàn quốc lần 1.
Ngay lần đầu có mặt, ông đã chứng kiến trận chung kết đầy tiêu cực giữa các tuyển thủ (mục đích là để ông Lê Hồng Đức mất ngôi vua). Từ đó cái tên Kỳ Quân (bút danh của ông) xuất hiện đều đặn trên báo thể thao, một cộng tác viên viết nhiều thể loại: phân tích, bình luận, giai thoại làng cờ... và đương nhiên không thể thiếu những bài chống tiêu cực với bút pháp giống như phong cách của ông: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đầy tính xây dựng.
Ông nhớ mãi một bài báo của mình với cái tít thật ấn tượng “Thắng mà không thắng, hòa mà không... hòa” để mô tả ván đấu có kết quả lạ lùng (phải đấu lại vì có người phạm luật) giữa hai kỳ thủ có cái tên đáng nhớ Đặng Tất Thắng và Phạm Tất Hòa.
Làng cờ vẫn gọi ông là “ông to mồm” vì giọng nói như chuông (và còn dám nói thẳng, nói thật), nhưng nhắc đến ông ai cũng kính nể vì đó là một người không hề vụ lợi, luôn đấu tranh cho sự phát triển của làng cờ. Chuẩn bị bước sang tuổi 70, nhưng ông vẫn là mẫu kỳ thủ mới.
Chính ông (thử) vận dụng chơi cờ trên Internet và ngay sau đó khuyến khích anh em vận động viên áp dụng thay cho xu hướng ham mê đấu cờ giang hồ.
Suốt hơn 30 năm qua, không một vấn đề gì về phong trào cờ ở TP HCM mà người ta không tìm đến ông tham khảo ý kiến, và có lẽ ý kiến của ông luôn là ý kiến cuối cùng.
Giã từ Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Ban chấp hành Liên đoàn cờ Việt Nam, nhưng với ông mọi thứ chưa dừng lại. Ông đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến vì một làng cờ Việt Nam trong sạch dù tuổi già sức yếu
Các tác phẩm “Kể chuyện cờ tướng”, “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX”... là một kho tư liệu cực kỳ quý giá khi ông không ngại gian nan, bôn ba nhiều nơi sưu tầm nghiên cứu. Ông là Quách Anh Tú, nguyên Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam.
Sau một thời gian cống hiến, ông “ẩn” vào hậu trường và dành dụm thời gian tiếp tục săn tìm những giai thoại mới về các bậc tiền bối vang danh, chỉ để có dịp “kể chuyện” cho mọi người nghe. Thế nhưng chuyện kể về chính cuộc đời ông cũng không kém phần thú vị...
Tuổi thơ sóng gió
Ông sinh năm 1939 tại xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi). Vùng đất thép thành đồng thời điểm ấy là vùng tự do, nơi Việt Minh hoạt động công khai. Mới lên 6 tuổi, ông đã theo lũ trẻ trong làng cầm những ống tre báo động cho bà con khi tàu giặc đến, “hăng máu lắm, vui lắm, nhưng cũng sợ thấy mồ” - ông cười rổn rảng.
Cũng thời điểm ấy, ông dần biết đến cờ tướng khi thấy ba mình (ông Quách Văn Tuấn) thường xuyên tổ chức đánh cờ tướng với bạn bè trước hiên nhà, dưới tán cây. “Sau này tôi mới biết, đó là cách ba tôi ngụy trang địch để tổ chức hội họp với các đồng chí của mình”.
Năm 1947, trong một lần càn quét, bọn giặc Tây đã đâm hàng chục nhát dao chí mạng, cướp đi mạng sống cùng lúc của bà ngoại và người chị ruột thân yêu của ông.
Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn, khi hai năm sau đó, ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tý (khoảng tháng 2/1949), trong một trận càn lớn của giặc Pháp vào căn cứ Lý Văn Mạnh (vùng Vườn thơm) trên sông Vàm Cỏ Tây, cha ông cũng vĩnh viễn nằm xuống lúc ông Tú vừa tròn 10 tuổi.
Mãi sau này ông mới biết cha mình là nhà hoạt động cách mạng, từng làm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh của tỉnh Chợ Lớn - Long An, Trưởng ban Thông tin - Tuyên truyền của Liên Tỉnh ủy kiêm phụ trách công tác dân quân...
Xin được nói thêm, ngay sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Quách Văn Tuấn đã được bà con và các đồng chí đem an táng bên bờ kinh thuộc xã Thuận Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (con kinh này được gọi là kinh Ông Tuấn). Đến năm 2002, ba ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập và đường Quách Văn Tuấn (phường 12, quận Tân Bình) chính là tên ông...
Cái duyên với Lý Anh Mậu
Năm 1954, chàng trai Quách Anh Tú chuyển về sống ở khu chợ Bà Chiểu (gần lăng Ông - tức lăng Lê Văn Duyệt, nay thuộc quận Bình Thạnh). Hàng xóm của ông lại là các bác thợ hớt tóc, chuyên dùng cờ tướng “giết” thời gian. Sống trong “xóm cờ tướng”, lại máu me con nhà nòi, cậu Tú đâm ra ghiền môn chơi này đến quên ăn quên uống.
Cậu thường xuyên lấy giấy bút ghi lại các thế cờ khó của các cụ, rồi đem về nhà nghiên cứu lại trên bàn cờ tự chế của mình: các quân cờ bằng nút phéng, bên trên dán giấy viết lên những chữ thuần Việt như M là Mã, X là Xe... Chỉ trong thời gian ngắn, cậu hạ hết các bác chơi cờ cao tuổi trong xóm và thường xuyên qua trao đổi cờ cùng ông Phí, người được coi là cao thủ số 1 ở chợ Bà Chiểu.
Có một giai thoại khá thú vị do em họ của ông tên là Năm Long kể lại: “Một buổi sáng nọ, có gã thanh niên mặt mày bặm trợn gõ cửa nhà chúng tôi thách đấu ăn tiền. Trước đối thủ xấc láo, ông Quách Anh Hào - anh ruột của Anh Tú - quyết dạy cho gã này một bài học.
Thế nhưng gã này giỏi thật, sau vài nước đi rõ ràng hắn chiếm ngay thế thượng phong, thi triển cờ rất tinh quái. Trước tình thế này, tôi ghi ngay “biên bản” trận đấu rồi bí mật chạy lên gác đưa cho anh Tú. Anh Tú xem qua nhanh rồi viết ra vài tình huống, cùng phương pháp giải cho tôi đem xuống hỗ trợ từ xa.
Tôi làm giao liên bất đắc dĩ như vậy và kết quả thế nào thì mọi người cũng hiểu: gã thanh niên cao ngạo nọ biến ngay khỏi nhà vì thua một cách khó hiểu, mà có biết đâu đã được “thọ giáo” cùng anh Tú nhà ta...”.
Năm 1955, một thanh niên lạ mặt đến địa bàn của ông. Tay này hạ lần lượt hết cao thủ trong xóm khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục”. Đến khi người thanh niên này thọ giáo cùng ông Phí, cậu Tú càng ngỡ ngàng hơn, các thế đánh của ông Phí đều kín như bưng, không một kẽ hở, thế mà khi phản đòn, người thanh niên này đều hóa giải dễ dàng, đặc biệt sử dụng cặp Mã cực siêu.
Ông Tú tâm sự: “Từ nghi ngờ, tôi đã bị chinh phục và nhanh chóng “bái sư” người này ngay”. Người mà ông Tú say mê không ai khác chính là cao thủ Lý Anh Mậu, kỳ thủ danh nổi như cồn, khi được làm đài chủ của kỳ đài Đại Thế Giới lúc mới 23 tuổi (vào năm 1949).
Từ đó tuy khá chênh lệch tuổi tác nhưng Lý Anh Mậu vừa là bạn thân vừa là thầy chuyên dạy “kỳ lý” của ông. Có một chi tiết khá thú vị, thuở nhỏ ông Tú rất say mê truyện, tiểu thuyết của nhà văn Lý Văn Sâm với các tác phẩm như “Sương gió biên thùy”, “15 năm hận sử”, “Sau dãy Trường Sơn”... và Lý Anh Mậu lại chính là em ruột của nhà văn này.
Năm 1958, sự kiện chấn động tại kỳ đài Thị Nghè khi kỳ thủ trẻ Quách Anh Tú công đài và thắng đài chủ nổi tiếng Lê Bỉnh Hy, con Lê Vinh Đường - một cao thủ, một chuyên gia cờ tướng có mối quan hệ cực tốt với hầu hết các danh thủ của Quảng Châu và Hồng Công.
Dĩ nhiên đó là kết quả của 3 năm tôi luyện cùng Lý Anh Mậu. Mê văn chương, mê chữ Hán, năm 1964 Quách Anh Tú tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư phạm chuyên ban Việt - Hán, đồng thời lấy cùng lúc 2 chứng chỉ Triết Đông phương và Văn học Quốc Âm của Trường đại học Văn khoa.
Vào ngành sư phạm từ cuối năm 1964, “ông thầy Việt cộng” này không ngừng khéo léo khơi gợi lòng yêu nước trong học sinh và sau tết Mậu Thân (1968) ông ra vùng giải phóng công tác ở Tiểu ban Báo chí T2 thuộc B60.
Vì sự phát triển của làng cờ tướng
Những ai đam mê cờ, khi đọc tác phẩm “10 danh kỳ đầu đàn phương Nam đầu thế kỷ XX” của Quách Anh Tú, sẽ rất “khoái” bởi những giai thoại hết sức thú vị, hấp dẫn của các cao thủ thuở xưa, từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới.
Ông nói: “Săn tìm giai thoại của người xưa cũng là một cách “ôn cố tri ân”. Biết chuyện người xưa để thời nay phát huy những gương tốt, xóa bỏ những chuyện tiêu cực”. Để có được chi tiết về bậc tiền bối Nguyễn Văn Ngoan (Ba Quang, 1900 -1966), ông đã lặn lội cả năm trời để tìm lại những người con của nhân vật này khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM.
Cả gia đình ông Ba Quang chỉ có duy nhất một bức ảnh của ông nhưng bàn thờ lại đặt tận ngoài đảo Phú Quốc. Thế là ông Quách Anh Tú phải liên lạc lại nhờ chuyển giúp và một năm sau, ông mới có chân dung Ba Quang dù đó chỉ là tấm hình 3x4cm, các góc cạnh gần như gãy vụn...
Sau ngày miền Nam giải phóng, ông chuyển sang nghiên cứu cờ vua (khi còn phụ trách ngành giáo dục TP Mỹ Tho cuối những năm 70). Ông cùng Lê Hồng Đức, Võ Hoàng Chương là 3 kỳ thủ đầu tiên của TP HCM tham dự giải vô địch cờ vua toàn quốc lần 1.
Ngay lần đầu có mặt, ông đã chứng kiến trận chung kết đầy tiêu cực giữa các tuyển thủ (mục đích là để ông Lê Hồng Đức mất ngôi vua). Từ đó cái tên Kỳ Quân (bút danh của ông) xuất hiện đều đặn trên báo thể thao, một cộng tác viên viết nhiều thể loại: phân tích, bình luận, giai thoại làng cờ... và đương nhiên không thể thiếu những bài chống tiêu cực với bút pháp giống như phong cách của ông: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đầy tính xây dựng.
Ông nhớ mãi một bài báo của mình với cái tít thật ấn tượng “Thắng mà không thắng, hòa mà không... hòa” để mô tả ván đấu có kết quả lạ lùng (phải đấu lại vì có người phạm luật) giữa hai kỳ thủ có cái tên đáng nhớ Đặng Tất Thắng và Phạm Tất Hòa.
Làng cờ vẫn gọi ông là “ông to mồm” vì giọng nói như chuông (và còn dám nói thẳng, nói thật), nhưng nhắc đến ông ai cũng kính nể vì đó là một người không hề vụ lợi, luôn đấu tranh cho sự phát triển của làng cờ. Chuẩn bị bước sang tuổi 70, nhưng ông vẫn là mẫu kỳ thủ mới.
Chính ông (thử) vận dụng chơi cờ trên Internet và ngay sau đó khuyến khích anh em vận động viên áp dụng thay cho xu hướng ham mê đấu cờ giang hồ.
Suốt hơn 30 năm qua, không một vấn đề gì về phong trào cờ ở TP HCM mà người ta không tìm đến ông tham khảo ý kiến, và có lẽ ý kiến của ông luôn là ý kiến cuối cùng.
Giã từ Chủ tịch Liên đoàn cờ TP HCM, Ban chấp hành Liên đoàn cờ Việt Nam, nhưng với ông mọi thứ chưa dừng lại. Ông đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến vì một làng cờ Việt Nam trong sạch dù tuổi già sức yếu
Giai thoại làng cờ: Câu chuyện hơn 50 năm về trước
Thứ Bảy, ngày 15/02/2014 10:33 AM (GMT+7)
Trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải với các cao thủ Sài Gòn tưởng chừng mới diễn ra ngày nào, nay nhẩm lại đã trên 50 năm.
Lúc đó là mùa hè năm 1963, kỳ vương Lý Chí Hai trở lại Sài Gòn lần thứ 2 với ý đồ phục thù Phạm Thanh Mai sau trận quyết đấu thất bại năm 1959. Về trận quyết đấu này chúng tôi đã có dịp kể trong một quyển sách cờ, nay xin có mấy dòng nhắc lại.Thật không ai có thể ngờ vào thập niên 50, Lý Chí Hải lừng lẫy tiếng tăm ở Hong Kong, từng đến các nước Nam dương (Philippines, Indonesia, Tây Mã, Đông Mã, Thái Lan và Singapore) đã gây kinh hồn bạt vía cho làng cờ tướng ở các nơi đây. Chiến tích của ông ta thật đáng khâm phục; đánh đâu thắng đó, mà lại thắng các đối thủ như chẻ tre, do vậy Lý Chí Hải được cộng đồng người Hoa tôn vinh là Kỳ Vương Đông Nam Á. Thế mà khi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959, kỳ vương này đã thất bại đau đớn trước Phạm Thanh Mai. Cho đến năm 1963, Lý Chí Hải sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, lại sang Sài Gòn lần nữa để phục hận.
Nhiều người vẫn chưa quên trận đấu này
Để đón kỳ vương Lý Chí Hải, hội Thể thao Tinh Võ ở Chợ Lớn
chuẩn bị rất chu đáo. Lập Ban tổ chức tiếp tân, Ban thi đấu, Ban trọng
tài, Ban giám sát, trật tự và lên danh sách các kỳ thủ Việt – Hoa cần
mời tham dự. Ban đầu người ta chỉ tổ chức các trận đấu gọi là “Cảng – Việt tượng kỳ tái” tức là cho kỳ vương mỗi ngày gặp một đối thủ người Việt hoặc người Hoa, nhưng trận then chốt Lý Chí Hải gặp Phạm Thanh Mai 2 ván căng thẳng, quyết liệt, rốt cuộc hòa cả hai, mục đích phục hận của Lý Chí Hải không thành.
Do vậy người ta phải tổ chức thêm một giải thu hẹp chỉ gồm 5 danh thủ để tạo điều kiện cho Lý Chí Hải có dịp gặp Phạm Thanh Mai một lần nữa. Giải này được đặt tên là “Cảng – Việt tượng kỳ ngũ hùng tranh bá tái” hoặc cũng gọi là “Cảng – Việt ngũ cường ngân bôi tranh bá chiến” và năm danh thủ tham dự gồm: Lý Chí Hải, Phạm Thanh Mai, Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Thái Văn Hiệp. Thể thức thi đấu vòng tròn, mỗi lượt, mỗi cặp gặp nhau trong 2 ván tính điểm; thời gian mỗi bên được sử dụng 120 phút được cộng thêm 30 phút để hoàn tất ván cờ, có trọng tài ghi biên bản, đấu thủ không cần ghi.
Các trận đấu giữa các danh kỳ này đều diễn ra sôi nổi, hào hứng vì ai cũng chơi quyết tâm, nhưng trận Lý Chí Hải – Phạm Thanh Mai được đặc biệt chú ý vì đó là trận đấu hay nhất, đầy ấn tượng. Nhiều doanh thương người Hoa ủng hộ Lý Chí Hải, đã động viên bằng cách hứa tặng thêm hàng chục ngàn đồng (bằng cả cây vàng) nếu Lý Chí Hải giành chiến thắng.
Nhân mùa Xuân, bạn cờ quây quần bên chung trà, chén rượu, chúng ta cùng bày cờ ra thưởng thức trận đấu lịch sử giữa kỳ vương Lý Chí Hải và danh kỳ Phạm Thanh Mai.
*** PHẠM THANH MAI (Tiên thắng) – LÝ CHÍ HẢI
1/P8-5 M2.3 2/M8.7 M8.7 3/X9-8 X1-2 4/B7.1 B7.1 5/M2.1 B9.1 6/P2-3 M7.8 7/M7.6 X9.3 8/X1.1 X9-6 9/X8.6 T3.5 10/X1-6 S4.5 11/B5.1 M8.9 12/P3/1 B7.1 13/M6.7 B7.1 14/B5.1 P8.1 15/M1.3 X6.3 16/M3.4 P8.6 17/S6.5 M9/7 18/X6.3 M7/5 19/M4.2 6-7 20/M7/5 B5.1 21/X6-3 X7/1 22/M2/3 P2-1 23/X8-7 X2.2 24/M3.5 M3/2 25/P3.6 X2.2 26/P3-9 đến đây Đen chưa thua 1-0 (xem hình) ván cờ này diễn ra năm 1959 khi Lý Chí Hải sang Việt Nam lần thứ nhất.
Kỳ thủ Hồ Vinh Hoa - Huyền thoại cờ tướng Trung Quốc
Hồ Vinh Hoa là kỳ thủ được liệt vào dạng huyền thoại của cờ tướng Trung Quốc. Ông được giới cờ tướng đặt cho danh hiệu Thập Liên Bá.
Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông đạt thành tích
14 lần vô địch cờ tướng toàn Trung Quốc - thành tích mà chưa có ai làm
được cho tới ngày nay.
Thành tích cờ tướng của Hồ Vinh Hoa:
- Năm 1959 (14 tuổi) Hồ Vinh Hoa đã tham gia tập luyện tại đội tuyển cờ tướng người lớn của Thượng Hải.
- Đầu năm 1960 tham dự giải vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc và
giành chức vô địch khi chỉ mới 15 tuổi. Từ năm 1960 đó đến năm 1979
giành ngôi vô địch mười lần liên tục, được gọi là thập liên bá.
- Vào các năm 1983, 1985, 1997 và 2000 ông tiếp tục giành chức vô địch cờ tướng cá nhân toàn Trung Quốc thêm bốn lần nữa.
Ông là nhà vô địch ít tuổi nhất (15 tuổi) và nhà vô địch nhiều tuổi nhất (55 tuổi) của cờ tướng Trung Quốc.
- Trong thập kỷ 80 giành năm chức vô địch giải Ngũ dương bôi.
- Trong năm 1988 giành danh hiệu Kỳ vương đầu tiên.
- Vô địch đồng đội toàn Trung Quốc các năm 1960, 1979, 1986, 1991, 1994 cùng đội tuyển Thượng Hải
- Năm 1982 ông được phong Đặc cấp đại sư (cờ tướng Trung Quốc). Năm 1988 ông được phong Đặc cấp quốc tế đại sư.
Kỳ thủ Hồ Vinh Hoa |
- Trong hai năm 1982, 1991 ông được thưởng huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc.
Phong cách chơi cờ của Hồ Vinh Hoa:
- Giỏi chơi cờ mù (không nhìn bàn). Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở
Trung Quốc, cờ tướng bị cấm chơi, nên Hồ Vinh Hoa đã tự luyện tập chủ
yếu bằng phương pháp chơi cờ mù này.
- Giỏi sáng tạo các biến, thay đổi đấu pháp khi chơi với các đấu thủ khác nhau.
Sở trường khai cục Phi Tượng, Phản cung Mã và Thuận Pháo. Trung cục
thường đưa về các tình huống đối công căng thẳng để tranh thắng.
- Có khả năng nghiên cứu và khám phá các biến mới trong những khai cục
cũ, ít ai dám chơi. Điển hình là cuốn sách Phản cung Mã chuyên tập đã
xuất bản tại Singapore năm 1983.
- Đi trước thường khai cục bằng Phi Tượng, đi sau thường khai cục bằng Phản cung Mã, với rất nhiều biến mới tự nghiên cứu.
Sách cờ được viết bởi Hồ Vinh Hoa:
- Phản cung mã chuyên tập
- Hồ Vinh Hoa bình luận các ván cờ của mình
- Hồ Vinh Hoa Phi Tượng cục
- Hồ Vinh Hoa đối cục tuyển
Chức danh của Hồ Vinh Hoa trong giới cờ tướng:
- Chủ tịch viện cờ tướng Thượng Hải
- Phó Chủ tịch Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc
- Phó Chủ tịch Hiệp hội cờ tướng châu Á
(theo Wiki)
Nhận xét
Đăng nhận xét