PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 14 (Thằng Thắm)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tròn 200 ngày trước, trong buổi tuyên án - kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Oceanbank (29/9/2017), Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Hà Nội đã đưa ra phán quyết với 51 bị cáo trong vụ án Hà Văn Thắm.
Ba "thuyền trưởng" của Oceanbank bị tuyên các mức án cao. Trong đó, Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) lĩnh án Chung thân về các tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ Luật hình sự 1999); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ Luật hình sự 1999); Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179 Bộ Luật hình sự 1999) và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ Luật hình sự 1999).
Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc) bị tuyên Tử hình theo Điều 278, 280, 165 Bộ Luật hình sự 1999; Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch) bị tuyên 22 năm tù theo điều 165 và 280; Cựu phó tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Văn Hoàn bị phạt 22 năm tù theo điều 280 và 179.
TAND Hà Nội xác định từ năm 2010-2014, thực hiện chủ trương của ông Hà Văn Thắm, Oceanbank đã chi hơn 1.500 tỷ đồng trả lãi suất ngoài hợp đồng cho hàng trăm cá nhân, tổ chức gửi tiền. Trong số này, Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng, tham ô hơn 49 tỷ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỷ.
Cựu tổng giám đốc Oceanbank còn bị quy kết lạm dụng chức vụ chiếm đoạt 69 tỷ của BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm).
BSC không có hoạt động kinh doanh mà mở ra nhằm lấy tư cách pháp nhân ký các hợp đồng dịch vụ với khách hàng của Oceanbank để thu phí trái luật. Mục đích chính nhằm thu thêm tiền để chi cho Nguyễn Xuân Sơn chăm sóc khách hàng.
Tháng 11/2012, ông Thắm chỉ đạo cấp phó Nguyễn Văn Hoàn cho ông Phạm Công Danh (chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh) vay 500 tỷ đồng thông qua công ty Trung Dung trong khi không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn không đúng mục đích.
Hành vi này bị quy kết làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay, khiến Oceanbank thiệt hại hơn 500 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi.
Cùng nhóm tội theo điều 165, cựu phó tổng giám đốc Lê Thị Thu Thủy bị phạt 6 năm tù, Nguyễn Thị Nga (cựu kế toán trưởng) 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Hoài Nam (cựu giám đốc khối nguồn vốn) lĩnh 3 năm 6 tháng tù...
Ông Phạm Công Danh bị phạt 14 năm tù, bà Hứa Thị Phấn nhận 17 năm tù cùng về tội theo Điều 179. 42 bị cáo còn lại bị phạt từ 24 tháng cải tạo không giam giữ đến 4 năm tù giam...
Sau phán quyết sơ thẩm, 31/51 bị cáo đã chống án.
Theo đó, bị cáo Hà Văn Thắm có đơn kháng cáo đề nghị không kết án tội Tham ô tài sản và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Oceanbank lập luận rằng, trong trường hợp cấp tòa phúc thẩm thấy nếu có đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào các tội danh trên thì bị cáo mong muốn được giảm nhẹ hình phạt, không bị xử mức án tù chung thân.
Về phần mình, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo kêu oan về tội Tham ô tài sản và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Trong 51 bị cáo bị đưa ra xét xử phiên sơ thẩm, có 45 người phải hầu tòa về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là các cựu nhân viên Oceanbank đã đồng phạm với Hà Văn Thắm chi tiền lãi ngoài hợp đồng hơn 1.576 tỷ cho khách hàng ở giai đoạn 2010-2014.
Theo cơ quan điều tra và viện kiểm sát (VKS), hậu quả của việc chi trái pháp luật, không minh bạch đã khiến nhà băng mất khả năng thu hồi tiền.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra 6 tháng trước, các bị cáo thừa nhận làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về trần lãi suất khi huy động vốn, nhưng là vi phạm mức hành chính theo thông tư 02 của Thống đốc NHNN.
Họ nói thời điểm đó hầu hết các ngân hàng đều chi lãi ngoài, nếu Oceanbank không làm sẽ mất thanh khoản do khách hàng không gửi tiền. Nó sẽ khiến Oceanbank không huy động được vốn và sụp đổ. Các bị cáo nhận thức việc chi lãi ngoài là "liều thuốc" cứu ngân hàng khỏi sự đổ bể.
Việc chi 1.576 tỷ, các bị cáo cho rằng không phải là thiệt hại mà giống như việc "mua đắt và bán đắt, lấy thu bù chi có lãi", nên không coi đó là thiệt hại của Oceanbank.
Trình bày tại tòa, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang (cựu Giám đốc khối khách hàng cá nhân) nói "rất oan ức" khi phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản 1.500 tỷ đồng Oceanbank đã chi lãi ngoài hợp đồng.
Lý giải cho hành vi của mình, cựu giám đốc Oceanbank Hải Dương Trần Thị Thu Hương, cho rằng làm theo phân công của cấp trên, VKS không thể quy kết bà đồng phạm giúp sức. Bị cáo kể sau thời điểm Hà Văn Thắm bị bắt, các chi nhánh của ngân hàng đều nguy kịch, 100 nhân viên ở Hải Dương như rắn mất đầu.
Khách hàng của Oceanbank Hải Dương chủ yếu là doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản - họ đến rút tiền và vây xung quanh chi nhánh ngày áp Tết, không cho bà ra khỏi ngân hàng.
Cựu giám đốc Oceanbank nhớ lại, một công ty nước ngoài có 8 tỷ đồng trong tài khoản đến nói nếu không cho họ rút 200 triệu sẽ nhảy lầu ngay trước mặt bà. "Bị cáo đành phải về nhà vay tiền đưa cho họ" - bà Hương kể.
Trái với phân tích của các bị cáo, trong bản luận tội của VKS ở giai đoạn tranh tụng, cơ quan này cho rằng số tiền chi lãi ngoài 1.576 tỷ là trái quy định của NHNN, trái pháp luật, khiến số tiền này không còn khả năng thu hồi.
"Hậu quả việc làm trái không chỉ làm thiệt hại về vật chất mà còn là tiền đề cho tội phạm tham nhũng phát triển, đánh mất niềm tin của nhân dân. Tiền huy động rơi vào tay một số người có chức vụ, quyền hạn, gây lỗ lớn cho Oceanbank, phát sinh nợ xấu lớn khiến NHNN phải mua bắt buộc với giá 0 đồng", đại diện VKS đánh giá.
HĐXX TAND Hà Nội khi tuyên án cũng nêu rõ, việc làm trái các quy định của Nhà nước nói trên của các bị cáo tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm rối loạn thị trường tài chính, là nguy cơ làm tăng lạm phát; gây tổn hại nghiêm trọng đến việc thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi nêu trên của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã đồng phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như VKSND Tối cao đã viện dẫn để truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.
Sau khi nghe phần luận tội của VKS, chiều 19/9/2017, trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank), chia sẻ nhiều đêm khi từ phòng xử trở về buồng giam, bản thân tự truy vấn mình xem có tội đến đâu thì nhận đến đó.
Hôm đó, ông Thắm thừa nhận mình đã cố ý làm trái nhưng không phải gây hậu quả nghiêm trọng mà là đang mang lợi cho Ngân hàng Đại Dương do mình làm chủ. Nếu có, Hà Văn Thắm nói chỉ là gây thiệt hại phi vật chất cho chính sách vĩ mô và chính sách kìm chế lạm phát của NHNN.
Người đưa ra chủ trương chi lãi ngoài trên toàn hệ thống Oceanbank nói, nếu hành vi cố ý làm trái đó gây hậu quả, thì là gây hậu quả khiến cho những đồng nghiệp của bị cáo phải hầu tòa - những người mà ông Thắm bảo như ruột thịt.
"Thuyền trưởng" Oceanbank nói, nếu ông cố ý làm trái thì chỉ mình ông là người được hưởng lợi vì là chủ Oceanbank. "Các bị cáo khác đều không ai được hưởng lợi. Bị cáo xin HĐXX được nhận tội thay cho đồng nghiệp để họ không phải vướng lao lý" - cựu chủ tịch Oceanbank trình bày.
Tuy nhiên, trong bản án sơ thẩm, HĐXX cho rằng Hà Văn Thắm với tư cách là Chủ tịch HĐQT, người đại điện theo pháp luật của Oceanbank, đã ra chủ trương chi trả lãi ngoài huy động vốn trên toàn hệ thống ngân hàng này.
Thắm còn trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Minh Thu, khi đó là Tổng giám đốc tự quyết định việc chăm sóc khách hàng, chi lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng trên toàn hệ thống.
Đồng thời, bị cáo Thắm còn chỉ đạo một số thuộc cấp khác, các chi nhánh, phòng giao dịch để chi trả lãi ngoài cho các khách hàng trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn trong từng thời kỳ, gây thiệt hại hơn 1.329 tỷ đồng (trừ hơn 246 tỷ được Oceanbank chi cho Nguyễn Xuân Sơn và bị Sơn chiếm đoạt).
Căn cứ tài liệu điều tra, VKS đánh giá 1.576 tỷ thất thoát là một trong những thiệt hại góp phần đẩy nợ xấu của Oceanbank đầu năm 2014 lên hơn 14.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần…
Việc trên cũng dẫn đến quyết định NHNN mua lại Oceanbank với giá 0 đồng và gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho nhà băng này.
Trong 1.576 tỷ chi lãi ngoài, kết quả điều tra xác định có hơn 246 tỷ được chi cho Nguyễn Xuân Sơn - (cựu Tổng giám đốc Oceanbank, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam) do yêu cầu của Sơn. Do vậy, hành vi Cố ý làm trái của Hà Văn Thắm và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.300 tỷ đồng.
HĐXX phiên sơ thẩm tuyên Hà Văn Thắm phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ số tiền thiệt hại hơn 1.300 tỷ. Đồng thời, cựu chủ tịch Oceanbank phải chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền hơn 108 tỷ đồng đồng sử dụng cá nhân.
Nguyễn Xuân Sơn phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền đã chi lãi ngoài vượt trần là 297 tỷ đồng; Nguyễn Minh Thu (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm liên đới về chi trái pháp luật hơn 784 tỷ đồng.
Ngoài ra, VKS cũng cáo buộc cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán; trưởng Ban Kế toán và một số giám đốc khối hội sở Oceanbank phải liên đới chịu trách nhiệm cho Oceanbank vì chi lãi ngoài gây thất thoát…
Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm là chủ mưu trong vụ thâu tóm Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây Dựng), với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho Oceanbank.
Theo đó, đầu năm 2012, do muốn thâu tóm một số nhà băng về Oceanbank, Hà Văn Thắm thỏa thuận với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) về việc chuyển giao ngân hàng này.
Tuy nhiên, phát hiện Đại Tín có một số khoản vay lớn cùng nợ xấu, Thắm tìm cách bán lại cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh - bạn của Nguyễn Xuân Sơn).
Để phi vụ chuyển nhượng thành công, Thắm chuyển cho ông Danh vay 500 tỷ đồng để dùng trả cho nhóm bà Phấn, dưới danh nghĩa hợp đồng cho vay giữa Oceanbank và Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung (công ty của ông Danh).
Từ tài sản không đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung, cơ quan điều tra xác định Oceanbank bị thiệt hại hơn 343 tỷ đồng.
Tại tòa, bản luận tội của VKS cho rằng bà Hứa Thị Phấn, ông Phạm Công Danh và Trần Văn Bình (Tổng giám đốc Công ty Trung Dung) đã sử dụng các tài sản không có thật hoặc chưa đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản vay, mục đích hợp thức hóa hồ sơ vay vốn số tiền 500 tỷ đồng của Oceanbank.
Số tiền này Phạm Công Danh sử dụng vào việc thanh toán các khoản nợ của Phấn theo thỏa thuận mua lại Ngân hàng Đại Tín.
Hành vi đó của các bị cáo đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. VKS có quan điểm, bà Hứa Thị Phấn là người hưởng lợi toàn bộ số tiền vay, yêu cầu nữ đại gia phải hoàn trả.
Bào chữa cho bà Phấn, luật sư Trương Thị Anh Thơ hỏi tại sao thân chủ của mình phải chịu trách nhiệm trả nợ cho ông Danh? Lịch sử chưa bao giờ có chuyện người đi vay tiền không phải trả mà người cho mượn tài sản thế chấp lại phải trả nợ? Bà Phấn vừa mất tài sản thế chấp, vừa phải trả nợ, vừa phải ở tù - luật sư Thơ nói.
Trong bản án sơ thẩm, HĐXX đánh giá bà Hứa Thị Phấn là người được thụ hưởng cuối cùng đối với khoản vay này nên cần buộc nữ bị cáo phải bồi thường số tiền 500 tỷ đồng nói trên. Riêng số tiền lãi, vì Oceanbank cũng có lỗi nên HĐXX không buộc các bị cáo phải trả khoản này.
Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Oceanbank, hàng chục bị cáo cả nam lẫn nữ đã bật khóc nức nở trước vành móng ngựa. Họ gồm các cựu sếp Oceanbank, giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch.
Họ khóc vì cho rằng đang đứng trước một mức án quá cao so với những gì mình làm, khóc vì có tội với gia đình.
Thuyền trưởng Hà Văn Thắm dưới góc nhìn của gia đình là người cứng rắn, bản lĩnh, song cũng 2 lần bật khóc khi nghe thuộc cấp nói về mình.
Ngày 20/9/2017, trong phần tự bào chữa ở phiên sơ thẩm, Lê Thị Thu Thủy (cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank), nói trong nước mắt vì vướng vào án mà bản thân thất nghiệp gần ba năm nay, ly hôn và không đêm nào ngủ ngon giấc.
Quay quay xuống nhìn Hà Văn Thắm, nữ bị cáo vừa khóc vừa nói: Em cảm ơn anh, người anh tốt của chúng em. Không biết những lời anh nói cho chúng em tại tòa có được xem xét giúp chúng em miễn được hình phạt tù hay không, nhưng đã an ủi chúng em rất nhiều trong hoàn cảnh này. Cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với chúng ta, cầu mong đèn trời soi xét…
Nghe những lời này, ông Thắm nhiều lần uống nước để kìm nén, nhưng rồi vẫn rút khăn ra lau nước mắt.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Quốc Chiến, cựu Giám đốc Oceanbank Chi nhánh Sài Gòn quay xuống nhìn người lãnh đạo cũ. Ông Chiến vừa khóc vừa nói: Các bị cáo đứng đây không hề oán trách gì anh, thực sự nể phục trí tuệ của anh và mong anh nói trước HĐXX đôi lời về vấn đề chịu trách nhiệm của các bị cáo vì ngân hàng, vì anh.
Nghe cấp dưới khóc nói về mình, Hà Văn Thắm sau bao lần dồn nén cảm xúc cũng khóc nức.
Trong số 45 bị cáo làm việc ở Oceanbank, có một cặp vợ chồng cùng vướng lao lý. Họ là Nguyễn Thị Nga - cựu Kế toán trưởng Oceanbank (bị tuyên 3 năm 6 tháng tù) và Ngô Hải Nam - cựu Giám đốc Oceanbank Quảng Ninh (bị tuyên 22 tháng tù cho hướng án treo).
Trình bày lời sau cùng tại, ông Nam nói rất xấu hổ khi phải mang truyền thống gia đình và thành tích cá nhân để xin với HĐXX.
Bị cáo có hai con gái. Con bị cáo không được hưởng sự chăm sóc của cha suốt 8 năm vì bị cáo đi làm xa nhà. "Việc phải đứng trước vành móng ngựa, với gia đình bị cáo là bi kịch. Hai vợ chồng bị cáo gần như bị điên, không kiểm soát được hành động của mình" - ông Nam nói.
Từ đáy lòng của mình, bị cáo tha thiết mong HĐXX cho hưởng đặc ân. Nếu HĐXX xét thấy vợ chồng bị cáo có tội, mong cho bị cáo được cộng cả hình phạt của vợ, để vợ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con. Việc này là tạo điều kiện cho bị cáo được thực hiện một phần trách nhiệm người cha, chồng trong gia đình. Đây cũng là nguyện vọng của hai con bị cáo. Cầu xin của hai con bị cáo gửi đến HĐXX. Mong HĐXX minh xét - ông Nam dứt lời và trực khóc.
Nghe lời trình bày của chồng, bị cáo Nga ngồi dưới khóc lớn gọi chồng khiến cả phòng xử hàng trăm người xúc động. Nhiều bị cáo nữ nghe lời cầu xin của nam đồng nghiệp cũng không kìm được nước mắt. Họ xúm vào an ủi Nga cũng như an ủi cho chính mình.
Các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn.
Đại diện Viện kiểm sát đối đáp lại quan điểm của luật sư và các bị cáo.
Nhìn Lại Toàn Cảnh Vụ Hà Văn Thắm Trước Ngày Xử án Hà Văn Thắm đại án
Tròn 200 ngày trước, trong buổi tuyên án - kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Oceanbank (29/9/2017), Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Hà Nội đã đưa ra phán quyết với 51 bị cáo trong vụ án Hà Văn Thắm.
Ba "thuyền trưởng" của Oceanbank bị tuyên các mức án cao. Trong đó, Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) lĩnh án Chung thân về các tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ Luật hình sự 1999); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ Luật hình sự 1999); Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179 Bộ Luật hình sự 1999) và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ Luật hình sự 1999).
Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc) bị tuyên Tử hình theo Điều 278, 280, 165 Bộ Luật hình sự 1999; Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch) bị tuyên 22 năm tù theo điều 165 và 280; Cựu phó tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Văn Hoàn bị phạt 22 năm tù theo điều 280 và 179.
TAND Hà Nội xác định từ năm 2010-2014, thực hiện chủ trương của ông Hà Văn Thắm, Oceanbank đã chi hơn 1.500 tỷ đồng trả lãi suất ngoài hợp đồng cho hàng trăm cá nhân, tổ chức gửi tiền. Trong số này, Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng, tham ô hơn 49 tỷ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỷ.
Cựu tổng giám đốc Oceanbank còn bị quy kết lạm dụng chức vụ chiếm đoạt 69 tỷ của BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm).
BSC không có hoạt động kinh doanh mà mở ra nhằm lấy tư cách pháp nhân ký các hợp đồng dịch vụ với khách hàng của Oceanbank để thu phí trái luật. Mục đích chính nhằm thu thêm tiền để chi cho Nguyễn Xuân Sơn chăm sóc khách hàng.
Tháng 11/2012, ông Thắm chỉ đạo cấp phó Nguyễn Văn Hoàn cho ông Phạm Công Danh (chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh) vay 500 tỷ đồng thông qua công ty Trung Dung trong khi không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn không đúng mục đích.
Hành vi này bị quy kết làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay, khiến Oceanbank thiệt hại hơn 500 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi.
Cùng nhóm tội theo điều 165, cựu phó tổng giám đốc Lê Thị Thu Thủy bị phạt 6 năm tù, Nguyễn Thị Nga (cựu kế toán trưởng) 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Hoài Nam (cựu giám đốc khối nguồn vốn) lĩnh 3 năm 6 tháng tù...
Ông Phạm Công Danh bị phạt 14 năm tù, bà Hứa Thị Phấn nhận 17 năm tù cùng về tội theo Điều 179. 42 bị cáo còn lại bị phạt từ 24 tháng cải tạo không giam giữ đến 4 năm tù giam...
Sau phán quyết sơ thẩm, 31/51 bị cáo đã chống án.
Theo đó, bị cáo Hà Văn Thắm có đơn kháng cáo đề nghị không kết án tội Tham ô tài sản và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Oceanbank lập luận rằng, trong trường hợp cấp tòa phúc thẩm thấy nếu có đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào các tội danh trên thì bị cáo mong muốn được giảm nhẹ hình phạt, không bị xử mức án tù chung thân.
Về phần mình, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo kêu oan về tội Tham ô tài sản và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Trong 51 bị cáo bị đưa ra xét xử phiên sơ thẩm, có 45 người phải hầu tòa về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là các cựu nhân viên Oceanbank đã đồng phạm với Hà Văn Thắm chi tiền lãi ngoài hợp đồng hơn 1.576 tỷ cho khách hàng ở giai đoạn 2010-2014.
Theo cơ quan điều tra và viện kiểm sát (VKS), hậu quả của việc chi trái pháp luật, không minh bạch đã khiến nhà băng mất khả năng thu hồi tiền.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra 6 tháng trước, các bị cáo thừa nhận làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về trần lãi suất khi huy động vốn, nhưng là vi phạm mức hành chính theo thông tư 02 của Thống đốc NHNN.
Họ nói thời điểm đó hầu hết các ngân hàng đều chi lãi ngoài, nếu Oceanbank không làm sẽ mất thanh khoản do khách hàng không gửi tiền. Nó sẽ khiến Oceanbank không huy động được vốn và sụp đổ. Các bị cáo nhận thức việc chi lãi ngoài là "liều thuốc" cứu ngân hàng khỏi sự đổ bể.
Việc chi 1.576 tỷ, các bị cáo cho rằng không phải là thiệt hại mà giống như việc "mua đắt và bán đắt, lấy thu bù chi có lãi", nên không coi đó là thiệt hại của Oceanbank.
Trình bày tại tòa, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang (cựu Giám đốc khối khách hàng cá nhân) nói "rất oan ức" khi phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản 1.500 tỷ đồng Oceanbank đã chi lãi ngoài hợp đồng.
Lý giải cho hành vi của mình, cựu giám đốc Oceanbank Hải Dương Trần Thị Thu Hương, cho rằng làm theo phân công của cấp trên, VKS không thể quy kết bà đồng phạm giúp sức. Bị cáo kể sau thời điểm Hà Văn Thắm bị bắt, các chi nhánh của ngân hàng đều nguy kịch, 100 nhân viên ở Hải Dương như rắn mất đầu.
Khách hàng của Oceanbank Hải Dương chủ yếu là doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản - họ đến rút tiền và vây xung quanh chi nhánh ngày áp Tết, không cho bà ra khỏi ngân hàng.
Cựu giám đốc Oceanbank nhớ lại, một công ty nước ngoài có 8 tỷ đồng trong tài khoản đến nói nếu không cho họ rút 200 triệu sẽ nhảy lầu ngay trước mặt bà. "Bị cáo đành phải về nhà vay tiền đưa cho họ" - bà Hương kể.
Trái với phân tích của các bị cáo, trong bản luận tội của VKS ở giai đoạn tranh tụng, cơ quan này cho rằng số tiền chi lãi ngoài 1.576 tỷ là trái quy định của NHNN, trái pháp luật, khiến số tiền này không còn khả năng thu hồi.
"Hậu quả việc làm trái không chỉ làm thiệt hại về vật chất mà còn là tiền đề cho tội phạm tham nhũng phát triển, đánh mất niềm tin của nhân dân. Tiền huy động rơi vào tay một số người có chức vụ, quyền hạn, gây lỗ lớn cho Oceanbank, phát sinh nợ xấu lớn khiến NHNN phải mua bắt buộc với giá 0 đồng", đại diện VKS đánh giá.
HĐXX TAND Hà Nội khi tuyên án cũng nêu rõ, việc làm trái các quy định của Nhà nước nói trên của các bị cáo tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm rối loạn thị trường tài chính, là nguy cơ làm tăng lạm phát; gây tổn hại nghiêm trọng đến việc thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi nêu trên của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã đồng phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như VKSND Tối cao đã viện dẫn để truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.
Sau khi nghe phần luận tội của VKS, chiều 19/9/2017, trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank), chia sẻ nhiều đêm khi từ phòng xử trở về buồng giam, bản thân tự truy vấn mình xem có tội đến đâu thì nhận đến đó.
Hôm đó, ông Thắm thừa nhận mình đã cố ý làm trái nhưng không phải gây hậu quả nghiêm trọng mà là đang mang lợi cho Ngân hàng Đại Dương do mình làm chủ. Nếu có, Hà Văn Thắm nói chỉ là gây thiệt hại phi vật chất cho chính sách vĩ mô và chính sách kìm chế lạm phát của NHNN.
Người đưa ra chủ trương chi lãi ngoài trên toàn hệ thống Oceanbank nói, nếu hành vi cố ý làm trái đó gây hậu quả, thì là gây hậu quả khiến cho những đồng nghiệp của bị cáo phải hầu tòa - những người mà ông Thắm bảo như ruột thịt.
"Thuyền trưởng" Oceanbank nói, nếu ông cố ý làm trái thì chỉ mình ông là người được hưởng lợi vì là chủ Oceanbank. "Các bị cáo khác đều không ai được hưởng lợi. Bị cáo xin HĐXX được nhận tội thay cho đồng nghiệp để họ không phải vướng lao lý" - cựu chủ tịch Oceanbank trình bày.
Tuy nhiên, trong bản án sơ thẩm, HĐXX cho rằng Hà Văn Thắm với tư cách là Chủ tịch HĐQT, người đại điện theo pháp luật của Oceanbank, đã ra chủ trương chi trả lãi ngoài huy động vốn trên toàn hệ thống ngân hàng này.
Thắm còn trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Minh Thu, khi đó là Tổng giám đốc tự quyết định việc chăm sóc khách hàng, chi lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng trên toàn hệ thống.
Đồng thời, bị cáo Thắm còn chỉ đạo một số thuộc cấp khác, các chi nhánh, phòng giao dịch để chi trả lãi ngoài cho các khách hàng trái quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn trong từng thời kỳ, gây thiệt hại hơn 1.329 tỷ đồng (trừ hơn 246 tỷ được Oceanbank chi cho Nguyễn Xuân Sơn và bị Sơn chiếm đoạt).
Căn cứ tài liệu điều tra, VKS đánh giá 1.576 tỷ thất thoát là một trong những thiệt hại góp phần đẩy nợ xấu của Oceanbank đầu năm 2014 lên hơn 14.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần…
Việc trên cũng dẫn đến quyết định NHNN mua lại Oceanbank với giá 0 đồng và gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho nhà băng này.
Trong 1.576 tỷ chi lãi ngoài, kết quả điều tra xác định có hơn 246 tỷ được chi cho Nguyễn Xuân Sơn - (cựu Tổng giám đốc Oceanbank, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam) do yêu cầu của Sơn. Do vậy, hành vi Cố ý làm trái của Hà Văn Thắm và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.300 tỷ đồng.
HĐXX phiên sơ thẩm tuyên Hà Văn Thắm phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ số tiền thiệt hại hơn 1.300 tỷ. Đồng thời, cựu chủ tịch Oceanbank phải chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền hơn 108 tỷ đồng đồng sử dụng cá nhân.
Nguyễn Xuân Sơn phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền đã chi lãi ngoài vượt trần là 297 tỷ đồng; Nguyễn Minh Thu (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm liên đới về chi trái pháp luật hơn 784 tỷ đồng.
Ngoài ra, VKS cũng cáo buộc cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán; trưởng Ban Kế toán và một số giám đốc khối hội sở Oceanbank phải liên đới chịu trách nhiệm cho Oceanbank vì chi lãi ngoài gây thất thoát…
Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm là chủ mưu trong vụ thâu tóm Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây Dựng), với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho Oceanbank.
Theo đó, đầu năm 2012, do muốn thâu tóm một số nhà băng về Oceanbank, Hà Văn Thắm thỏa thuận với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) về việc chuyển giao ngân hàng này.
Tuy nhiên, phát hiện Đại Tín có một số khoản vay lớn cùng nợ xấu, Thắm tìm cách bán lại cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh - bạn của Nguyễn Xuân Sơn).
Để phi vụ chuyển nhượng thành công, Thắm chuyển cho ông Danh vay 500 tỷ đồng để dùng trả cho nhóm bà Phấn, dưới danh nghĩa hợp đồng cho vay giữa Oceanbank và Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung (công ty của ông Danh).
Từ tài sản không đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung, cơ quan điều tra xác định Oceanbank bị thiệt hại hơn 343 tỷ đồng.
Tại tòa, bản luận tội của VKS cho rằng bà Hứa Thị Phấn, ông Phạm Công Danh và Trần Văn Bình (Tổng giám đốc Công ty Trung Dung) đã sử dụng các tài sản không có thật hoặc chưa đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản vay, mục đích hợp thức hóa hồ sơ vay vốn số tiền 500 tỷ đồng của Oceanbank.
Số tiền này Phạm Công Danh sử dụng vào việc thanh toán các khoản nợ của Phấn theo thỏa thuận mua lại Ngân hàng Đại Tín.
Hành vi đó của các bị cáo đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. VKS có quan điểm, bà Hứa Thị Phấn là người hưởng lợi toàn bộ số tiền vay, yêu cầu nữ đại gia phải hoàn trả.
Bào chữa cho bà Phấn, luật sư Trương Thị Anh Thơ hỏi tại sao thân chủ của mình phải chịu trách nhiệm trả nợ cho ông Danh? Lịch sử chưa bao giờ có chuyện người đi vay tiền không phải trả mà người cho mượn tài sản thế chấp lại phải trả nợ? Bà Phấn vừa mất tài sản thế chấp, vừa phải trả nợ, vừa phải ở tù - luật sư Thơ nói.
Trong bản án sơ thẩm, HĐXX đánh giá bà Hứa Thị Phấn là người được thụ hưởng cuối cùng đối với khoản vay này nên cần buộc nữ bị cáo phải bồi thường số tiền 500 tỷ đồng nói trên. Riêng số tiền lãi, vì Oceanbank cũng có lỗi nên HĐXX không buộc các bị cáo phải trả khoản này.
Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Oceanbank, hàng chục bị cáo cả nam lẫn nữ đã bật khóc nức nở trước vành móng ngựa. Họ gồm các cựu sếp Oceanbank, giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch.
Họ khóc vì cho rằng đang đứng trước một mức án quá cao so với những gì mình làm, khóc vì có tội với gia đình.
Thuyền trưởng Hà Văn Thắm dưới góc nhìn của gia đình là người cứng rắn, bản lĩnh, song cũng 2 lần bật khóc khi nghe thuộc cấp nói về mình.
Ngày 20/9/2017, trong phần tự bào chữa ở phiên sơ thẩm, Lê Thị Thu Thủy (cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank), nói trong nước mắt vì vướng vào án mà bản thân thất nghiệp gần ba năm nay, ly hôn và không đêm nào ngủ ngon giấc.
Quay quay xuống nhìn Hà Văn Thắm, nữ bị cáo vừa khóc vừa nói: Em cảm ơn anh, người anh tốt của chúng em. Không biết những lời anh nói cho chúng em tại tòa có được xem xét giúp chúng em miễn được hình phạt tù hay không, nhưng đã an ủi chúng em rất nhiều trong hoàn cảnh này. Cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với chúng ta, cầu mong đèn trời soi xét…
Nghe những lời này, ông Thắm nhiều lần uống nước để kìm nén, nhưng rồi vẫn rút khăn ra lau nước mắt.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Quốc Chiến, cựu Giám đốc Oceanbank Chi nhánh Sài Gòn quay xuống nhìn người lãnh đạo cũ. Ông Chiến vừa khóc vừa nói: Các bị cáo đứng đây không hề oán trách gì anh, thực sự nể phục trí tuệ của anh và mong anh nói trước HĐXX đôi lời về vấn đề chịu trách nhiệm của các bị cáo vì ngân hàng, vì anh.
Nghe cấp dưới khóc nói về mình, Hà Văn Thắm sau bao lần dồn nén cảm xúc cũng khóc nức.
Trong số 45 bị cáo làm việc ở Oceanbank, có một cặp vợ chồng cùng vướng lao lý. Họ là Nguyễn Thị Nga - cựu Kế toán trưởng Oceanbank (bị tuyên 3 năm 6 tháng tù) và Ngô Hải Nam - cựu Giám đốc Oceanbank Quảng Ninh (bị tuyên 22 tháng tù cho hướng án treo).
Trình bày lời sau cùng tại, ông Nam nói rất xấu hổ khi phải mang truyền thống gia đình và thành tích cá nhân để xin với HĐXX.
Bị cáo có hai con gái. Con bị cáo không được hưởng sự chăm sóc của cha suốt 8 năm vì bị cáo đi làm xa nhà. "Việc phải đứng trước vành móng ngựa, với gia đình bị cáo là bi kịch. Hai vợ chồng bị cáo gần như bị điên, không kiểm soát được hành động của mình" - ông Nam nói.
Từ đáy lòng của mình, bị cáo tha thiết mong HĐXX cho hưởng đặc ân. Nếu HĐXX xét thấy vợ chồng bị cáo có tội, mong cho bị cáo được cộng cả hình phạt của vợ, để vợ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con. Việc này là tạo điều kiện cho bị cáo được thực hiện một phần trách nhiệm người cha, chồng trong gia đình. Đây cũng là nguyện vọng của hai con bị cáo. Cầu xin của hai con bị cáo gửi đến HĐXX. Mong HĐXX minh xét - ông Nam dứt lời và trực khóc.
Nghe lời trình bày của chồng, bị cáo Nga ngồi dưới khóc lớn gọi chồng khiến cả phòng xử hàng trăm người xúc động. Nhiều bị cáo nữ nghe lời cầu xin của nam đồng nghiệp cũng không kìm được nước mắt. Họ xúm vào an ủi Nga cũng như an ủi cho chính mình.
Vi Anh
Phúc thẩm Hà Văn Thắm: Các bị cáo nói lời sau cùng lúc 21 giờ đêm
Trịnh Tuyến |
Chiều 3/5, phiên tòa xét xử phúc thẩm Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng đồng phạm tiếp diễn phần tranh luận, đối đáp và kéo dài cho đến tận đêm khuya.
Đủ căn cứ khởi tố cựu Phó TGĐ Oceanbank
Đối đáp trước các quan điểm của luật sư, đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng liên quan đến quan điểm giảm trừ số tiền cho bị cáo Hà Văn Thắm, VKS thấy kết luận của tòa sơ thẩm là các bị cáo đã chi lãi ngoài 1.576 tỉ đồng.
Việc quy kết cho các bị cáo đã chi 1.576 tỉ đồng là chính xác nên không có căn cứ để giảm trừ cho bị cáo.
Về trách nhiệm dân sự trong tội “Cố ý làm trái”, theo VKS ngoài số tiền đã thu lại được thì 3 bị cáo phải liên đới bồi thường 990 tỉ đồng. Trong đó bị cáo Thắm phải bồi thường 740 tỉ đồng; bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) phải bồi thường 200 tỉ đồng và bị cáo Nguyễn Minh Thu (cựu Phó TGĐ Oceanbank) phải bồi thường 50 tỉ đồng.
“Số tiền này, các bị cáo không chiếm đoạt nhưng đây là hậu quả của vụ án nên các bị cáo phải bồi thường” - VKS khẳng định. Quan điểm của VKS là người thụ hưởng số tiền chi lãi ngoài này phải bồi thường.
Quá trình điều tra, CQĐT đã có công văn yêu cầu 392 tổ chức và cá nhân giải trình về việc nhận tiền lãi ngoài.
Thế
nhưng chỉ có 19 tổ chức, cá nhân trả lời. Như vậy, rõ ràng việc chi lãi
ngoài của Oceanbank là không đúng trình tự, chi tiền song không có
chứng từ tài chính. “Về việc này, có lẽ Oceanbank một thành viên (Oceanbank hiện nay) thực hiện quyền của mình là khởi kiện ra tòa án. Ngoài việc tự nguyện ra thì khởi kiện ra tòa để khắc phục hậu quả cho các bị cáo” - VKS nêu quan điểm.
Đối với đề nghị của Công ty VNT và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương, đại diện VKS đánh giá, cả 2 doanh nghiệp đều có đề nghị giống nhau là buộc Nguyễn Xuân Sơn phải trả cho mỗi công ty 20% số tiền chiếm đoạt và buộc các tổ chức, cá nhân đã nhận tiền bất hợp pháp hoàn trả cho công ty theo tỉ lệ 20%.
VKS khẳng định đề nghị này là chính đáng. Nếu họ khởi kiện ra tòa thì sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên trước đó (sáng cùng ngày 3-5), đại diện Công ty VNT cho rằng họ không biết khởi kiện ai, khởi kiện những người đã nhận tiền chi lãi ngoài hay khởi kiện Oceanbank hiện nay.
Liên quan đến ông Trần Thanh Quang (cựu Phó TGĐ Oceanbank), VKS cho rằng C46 đang thực hiện kiến nghị của Tòa sơ thẩm. Và thực tế đã khởi tố vụ án cố ý làm trái rồi nhưng chưa khởi tố bị can.
“VKSND Tối cao thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với Trần Thanh Quang. Sau phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi sẽ có báo cáo và đề xuất lên cấp có thẩm quyền” - VKS cho biết.
“Quan điểm của VKSND Cấp cao là ông Trần Thanh Quang có hành vi vi phạm, cần điều tra làm rõ, đặc biệt liên quan đến email gửi Đỗ Đại Khôi Trang (nguyên GĐ Khối khách hàng cá nhân Oceanbank”- đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa nói và khẳng định “có căn cứ để khởi tố”.
Chủ tọa phiên tòa hết lời khen ngợi luật sư
Sau đối đáp của đại diện VKS, chủ tọa phiên tòa Ngô Hồng Phúc nói, trong vụ án này, HĐXX ghi nhận đội ngũ luật sư có trình độ, kinh nghiệm rất tốt. “Các bị cáo đã gửi gắm niềm tin đúng chỗ rồi” - ông Phúc nói và đề nghị các luật sư tập trung vào các vấn đề chính dưới đây.
Thứ nhất là đối với tội “Cố ý làm trái…” thì cần xác định thiệt hại trong vụ án này là bao nhiêu? Ai là người bị thiệt hại? Phần bồi thường dành cho ai? Với bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng có được miễn trách nhiệm hình sự hay không?
Đối
với tội “Tham ô tài sản” thì chủ thể tội phạm như thế nào? Bị cáo
Nguyễn Xuân Sơn có phải là chủ thể hay không, có đại diện cho Tập đoàn
Dầu khí (PVN) không? Tài sản của ai, PVN hay Oceanbank? Tài sản bị chiếm
đoạt là bao nhiêu? 246 tỉ đồng hay 49 tỉ đồng và tại sao lại là 20%?
Ở
tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn...”, Chủ tọa phiên tòa nêu định hướng
bào chữa là các bị cáo Thắm, Thu, Hoàn có phạm tội không? Có đồng phạm
không? Đồng phạm trong trường hợp nào?
Tương tự, với tội “Vi phạm quy định về cho vay...” thì các luật sư cần làm rõ bị cáo Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh đồng phạm với bị cáo Thắm, Hoàn thế nào? Trách nhiệm dân sư, quyền lợi của một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cổ đông mà chưa được bản án sơ thẩm xác định trong phần bồi thường ra sao?
Cũng theo Chủ tọa phiên tòa Ngô Hồng Phúc: “Đối đáp, nếu để các luật sư thỏa mãn thì HĐXX nhẩm ra giờ Tý cũng không hết được”. “Các luật sư nên ngắn gọn, trọng tâm và không gay gắt” - người điều khiển phiên tòa phúc thẩm Hà Văn Thắm và đồng phạm khuyến cáo.
Sau đó, phiên tòa tiếp diễn với màn đối đáp khá cởi mở giữa đại diện VKS thực hành quyền công tố với các luật xoay quanh các vấn đề mà HĐXX đề cập nêu trên…
Gần 21 giờ cùng ngày, HĐXX quyết định kết thúc phần tranh luận và các bị cáo được nói lời sau cùng.
Hà Văn Thắm và lời thỉnh cầu giữa đêm
Nói lời sau cùng trước tòa, nguyên Chủ tịch Oceanbank nói: “Bị cáo cảm thấy rất mừng và cảm ơn VKS đã ghi nhận tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, ghi nhận việc không biết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền”. Tiếp đến, Hà Văn Thắm mong muốn được HĐXX xem xét những điều mà VKS ghi nhận.
Tuy
nhiên, trong tâm trạng lo lắng, bị cáo Thắm bày tỏ trong trường hợp nếu
đủ căn cứ để kết tội bị cáo với vai trò đồng phạm giúp sức đối với các
tội danh chiếm đoạt tài sản thì mong HĐXX hãy căn cứ vào hoàn cảnh và
các tình tiết giảm nhẹ để cho bị cáo được xuống án tù có thời hạn.
Về phần dân sự, Hà Văn Thắm cũng mong mỏi HĐXX xem xét kỹ lưỡng và không vội vàng kết luận vì số liệu khá rắc rối. “Bị cáo mong HĐXX ưu tiên đọc phần dân sự trong kháng cáo của bị cáo và thiết tha mong HĐXX tách phần dân sự thành một vụ án khác” - nguyên Chủ tịch Oceanbank khẩn cầu.
Tỏ rõ sự ăn năn, hối cải, Hà Văn Thắm trần tình, trong thời gian bị tạm giam, bị cáo được ở cùng nhiều bị can khác. Bị cáo luôn khuyên những người bạn tù là thành khẩn khai báo để được giảm nhẹ tội. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo rất mừng khi được ghi nhận sự thành khẩn khai báo.
Và trước khi dừng lời, nguyên Chủ tịch Oceanbank khẩn cầu HĐXX hãy cho bị cáo cơ hội để sớm quay lại với xã hội, cống hiến sức mình cho đất nước.
Bởi bị cáo không phải là thành phần nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các nhà báo, độc giả đã quan tâm tới vụ án này.
Đến lượt mình nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu Tổng giám đốc Oceanbank cũng nói lời cảm ơn với HĐXX vì đã điều hành phiên tòa đậm tính nhân văn, tình thương đối với người đang phải đối mặt với bản án tử hình. “Bị cáo thực sự xúc động trước cách nhìn nhận, đánh giá của HĐXX và VKS trong phiên tòa này” - bị cáo Sơn nói.
Trình bày trước tòa, Nguyễn Xuân Sơn cho rằng sự thật thì bị cáo chỉ là người đi làm thuê nhưng với bản án sơ thẩm, bị cáo như bị đẩy lên thành người làm chủ.
Do đó, bị cáo mong tòa thấu hiểu cho con người của bị cáo, không bao giờ nghĩ mình sẽ tư lợi. Việc cáo buộc bị cáo chiếm đoạt tiền là sự việc đau đớn vô cùng và việc chi tiền là sự thật nhưng bị cáo lại bị quy buộc là chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó.
Nối tiếp bị cáo Nguyễn Xuân Sơn là bị cáo Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn (đều là cựu Phó TGĐ Oceanbank) cùng hơn 10 bị cáo có mặt tại phiên xét xử... Tất cả đều chung mong muốn, tâm trạng là được cấp tòa phúc thẩm lắng nghe, xem xét và áp dụng những mức án khoan hồng.
Đúng 22 giờ 30 phút, HĐXX bước vào phần nghị án và sẽ tuyên án vào chiều mai 4-5.
Đối đáp trước các quan điểm của luật sư, đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng liên quan đến quan điểm giảm trừ số tiền cho bị cáo Hà Văn Thắm, VKS thấy kết luận của tòa sơ thẩm là các bị cáo đã chi lãi ngoài 1.576 tỉ đồng.
Việc quy kết cho các bị cáo đã chi 1.576 tỉ đồng là chính xác nên không có căn cứ để giảm trừ cho bị cáo.
Về trách nhiệm dân sự trong tội “Cố ý làm trái”, theo VKS ngoài số tiền đã thu lại được thì 3 bị cáo phải liên đới bồi thường 990 tỉ đồng. Trong đó bị cáo Thắm phải bồi thường 740 tỉ đồng; bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) phải bồi thường 200 tỉ đồng và bị cáo Nguyễn Minh Thu (cựu Phó TGĐ Oceanbank) phải bồi thường 50 tỉ đồng.
“Số tiền này, các bị cáo không chiếm đoạt nhưng đây là hậu quả của vụ án nên các bị cáo phải bồi thường” - VKS khẳng định. Quan điểm của VKS là người thụ hưởng số tiền chi lãi ngoài này phải bồi thường.
Quá trình điều tra, CQĐT đã có công văn yêu cầu 392 tổ chức và cá nhân giải trình về việc nhận tiền lãi ngoài.
Đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội bày tỏ quan điểm đối đáp tại phiên tòa.
Đối với đề nghị của Công ty VNT và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương, đại diện VKS đánh giá, cả 2 doanh nghiệp đều có đề nghị giống nhau là buộc Nguyễn Xuân Sơn phải trả cho mỗi công ty 20% số tiền chiếm đoạt và buộc các tổ chức, cá nhân đã nhận tiền bất hợp pháp hoàn trả cho công ty theo tỉ lệ 20%.
VKS khẳng định đề nghị này là chính đáng. Nếu họ khởi kiện ra tòa thì sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên trước đó (sáng cùng ngày 3-5), đại diện Công ty VNT cho rằng họ không biết khởi kiện ai, khởi kiện những người đã nhận tiền chi lãi ngoài hay khởi kiện Oceanbank hiện nay.
Liên quan đến ông Trần Thanh Quang (cựu Phó TGĐ Oceanbank), VKS cho rằng C46 đang thực hiện kiến nghị của Tòa sơ thẩm. Và thực tế đã khởi tố vụ án cố ý làm trái rồi nhưng chưa khởi tố bị can.
“VKSND Tối cao thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với Trần Thanh Quang. Sau phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi sẽ có báo cáo và đề xuất lên cấp có thẩm quyền” - VKS cho biết.
“Quan điểm của VKSND Cấp cao là ông Trần Thanh Quang có hành vi vi phạm, cần điều tra làm rõ, đặc biệt liên quan đến email gửi Đỗ Đại Khôi Trang (nguyên GĐ Khối khách hàng cá nhân Oceanbank”- đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa nói và khẳng định “có căn cứ để khởi tố”.
Chủ tọa phiên tòa hết lời khen ngợi luật sư
Sau đối đáp của đại diện VKS, chủ tọa phiên tòa Ngô Hồng Phúc nói, trong vụ án này, HĐXX ghi nhận đội ngũ luật sư có trình độ, kinh nghiệm rất tốt. “Các bị cáo đã gửi gắm niềm tin đúng chỗ rồi” - ông Phúc nói và đề nghị các luật sư tập trung vào các vấn đề chính dưới đây.
Thứ nhất là đối với tội “Cố ý làm trái…” thì cần xác định thiệt hại trong vụ án này là bao nhiêu? Ai là người bị thiệt hại? Phần bồi thường dành cho ai? Với bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng có được miễn trách nhiệm hình sự hay không?
HĐXX phúc thẩm vụ án Hà Văn Thắm do Thẩm phán Ngô Hồng Phúc làm chủ tọa.
Tương tự, với tội “Vi phạm quy định về cho vay...” thì các luật sư cần làm rõ bị cáo Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh đồng phạm với bị cáo Thắm, Hoàn thế nào? Trách nhiệm dân sư, quyền lợi của một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cổ đông mà chưa được bản án sơ thẩm xác định trong phần bồi thường ra sao?
Cũng theo Chủ tọa phiên tòa Ngô Hồng Phúc: “Đối đáp, nếu để các luật sư thỏa mãn thì HĐXX nhẩm ra giờ Tý cũng không hết được”. “Các luật sư nên ngắn gọn, trọng tâm và không gay gắt” - người điều khiển phiên tòa phúc thẩm Hà Văn Thắm và đồng phạm khuyến cáo.
Sau đó, phiên tòa tiếp diễn với màn đối đáp khá cởi mở giữa đại diện VKS thực hành quyền công tố với các luật xoay quanh các vấn đề mà HĐXX đề cập nêu trên…
Gần 21 giờ cùng ngày, HĐXX quyết định kết thúc phần tranh luận và các bị cáo được nói lời sau cùng.
Hà Văn Thắm và lời thỉnh cầu giữa đêm
Nói lời sau cùng trước tòa, nguyên Chủ tịch Oceanbank nói: “Bị cáo cảm thấy rất mừng và cảm ơn VKS đã ghi nhận tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, ghi nhận việc không biết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt tiền”. Tiếp đến, Hà Văn Thắm mong muốn được HĐXX xem xét những điều mà VKS ghi nhận.
Nguyên Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm nói lời sau cùng vào lúc 21 giờ cùng ngày.
Về phần dân sự, Hà Văn Thắm cũng mong mỏi HĐXX xem xét kỹ lưỡng và không vội vàng kết luận vì số liệu khá rắc rối. “Bị cáo mong HĐXX ưu tiên đọc phần dân sự trong kháng cáo của bị cáo và thiết tha mong HĐXX tách phần dân sự thành một vụ án khác” - nguyên Chủ tịch Oceanbank khẩn cầu.
Tỏ rõ sự ăn năn, hối cải, Hà Văn Thắm trần tình, trong thời gian bị tạm giam, bị cáo được ở cùng nhiều bị can khác. Bị cáo luôn khuyên những người bạn tù là thành khẩn khai báo để được giảm nhẹ tội. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo rất mừng khi được ghi nhận sự thành khẩn khai báo.
Và trước khi dừng lời, nguyên Chủ tịch Oceanbank khẩn cầu HĐXX hãy cho bị cáo cơ hội để sớm quay lại với xã hội, cống hiến sức mình cho đất nước.
Bởi bị cáo không phải là thành phần nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các nhà báo, độc giả đã quan tâm tới vụ án này.
Đến lượt mình nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu Tổng giám đốc Oceanbank cũng nói lời cảm ơn với HĐXX vì đã điều hành phiên tòa đậm tính nhân văn, tình thương đối với người đang phải đối mặt với bản án tử hình. “Bị cáo thực sự xúc động trước cách nhìn nhận, đánh giá của HĐXX và VKS trong phiên tòa này” - bị cáo Sơn nói.
Trình bày trước tòa, Nguyễn Xuân Sơn cho rằng sự thật thì bị cáo chỉ là người đi làm thuê nhưng với bản án sơ thẩm, bị cáo như bị đẩy lên thành người làm chủ.
Do đó, bị cáo mong tòa thấu hiểu cho con người của bị cáo, không bao giờ nghĩ mình sẽ tư lợi. Việc cáo buộc bị cáo chiếm đoạt tiền là sự việc đau đớn vô cùng và việc chi tiền là sự thật nhưng bị cáo lại bị quy buộc là chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó.
Nối tiếp bị cáo Nguyễn Xuân Sơn là bị cáo Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn (đều là cựu Phó TGĐ Oceanbank) cùng hơn 10 bị cáo có mặt tại phiên xét xử... Tất cả đều chung mong muốn, tâm trạng là được cấp tòa phúc thẩm lắng nghe, xem xét và áp dụng những mức án khoan hồng.
Đúng 22 giờ 30 phút, HĐXX bước vào phần nghị án và sẽ tuyên án vào chiều mai 4-5.
theo An ninh Thủ Đô
Y án tử hình Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm bị tuyên chung thân
Hoàng Đan |
14h10 hôm nay, TAND Cấp cao tại Hà Nội bắt đầu đưa ra phán quyết với kháng cáo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và hơn 20 bị cáo trong đại án Oceanbank.
Sau nửa ngày nghị án, chiều nay (4/5), TAND Cấp
cao tại Hà Nội bắt đầu tuyên án với kháng cáo của Hà Văn Thắm (cựu Chủ
tịch Ngân hàng Đại Dương), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) và hơn 20 bị cáo trong đại án Oceanbank.
Hành vi tham ô được tranh luận gay gắt
Xuất hiện tại phiên tòa chiều nay, các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn tỏ ra khá căng thẳng. Vì nội dung bản án dài nên chủ tọa phiên tòa cho các bị cáo ngồi nghe.
Theo
bản án, HĐXX phúc thẩm nhận định số tiền trên 69 tỷ mà Công ty BSC thu
phí ngoài lãi suất hợp đồng tín dụng và ngoài tỷ giá hợp đồng mua bán
ngoại tệ của 801 tổ chức, cá nhân là trái quy định. HĐXX tuyên buộc
Nguyễn Xuân Sơn phải nộp lại để sung công quỹ.
Số tiền 49 tỷ được xác định do Sơn tham ô của PVN, HĐXX buộc bị cáo bồi thường cho PVN.
Tại tòa phúc thẩm, Sơn khai đưa cho Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN). Tuy nhiên, Quỳnh mới nhận 20 tỷ nên tòa tách riêng để giải quyết sau.
Số tiền liên quan tới tội Cố ý làm trái đã chi hơn 1.300 tỷ đồng, trừ đi số tiền Hà Văn Thắm sử dụng riêng còn hơn 1.100. Số này các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Xuân Sơn có trách nhiệm bồi hoàn.
Về việc Nguyễn Xuân Sơn và vợ là bà Võ Thị Thanh Xuân có nhiều tài sản chung và bà Xuân muốn dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả cho chồng, song nhiều tài sản đang bị kê biên.
HĐXX xét thấy nguyện vọng trên là chính đáng, nên sẽ kiến nghị cơ quan thi hành án xác nhận số tài sản hợp pháp để khắc phục hậu quả cho bị cáo.
Đối với kháng cáo của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỉ đồng và hành vi tham ô chiếm đoạt 49 tỉ đồng. HĐXX phúc thẩm thấy rằng, đây là nội dung được tranh luận gay gắt và chiếm nhiều thời gian nhất trong phiên tòa.
Xem xét nội dung đơn kháng cáo và phần tranh luận tại phiên tòa, HĐXX thấy rằng không phải các bị cáo kháng cáo kêu oan mà có chăng cho rằng cấp sơ thẩm xét xử không đúng tội danh.
Tại tòa, các bị cáo nhiều lần cho rằng, nếu các bị cáo truy tố về tội Cố ý làm trái, thì cả hai bị cáo đều không kháng cáo. Tại tòa, đại diện VKSND cấp cao khẳng định các bị cáo tham ô tài sản, chiếm đoạt 49 tỉ đồng là đúng. Nguyễn Xuân Sơn không oan.
Nguyễn Xuân Sơn không oan
Đánh giá về bản chất hành vi của bị cáo, HĐXX phúc thẩm thấy, xem xét Nguyễn Xuân Sơn không oan, có chăng chỉ là phạm tội nào.
HĐXX khẳng định, không có lúc nào Nguyễn Xuân Sơn không có chức vụ quyền hạn và thực tế Nguyễn Xuân Sơn có nhận tiền từ OceanBank. Cấp sơ thẩm đang quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 264 tỉ đồng và 69 tỉ đồng từ công ty BSC.
HĐXX khẳng định Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 264 tỉ đồng từ Hà Văn Thắm để chi cho PVN. Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt số tiền này. Việc Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo về hành vi này là không đúng.
HĐXX cũng cho rằng không ai có thể phủ nhận được vai trò của Nguyễn Xuân Sơn tại PVN.
Các bị cáo cùng lúc bị quy kết về nhiều tội danh, nhưng các bị cáo cũng thừa nhận hành vi và hậu quả. HĐXX cho rằng Nguyễn Xuân Sơn không oan. Tuy nhiên, bị cáo Sơn đã rất thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng, nhất là trong giai đoạn phúc thẩm.
Hơn nữa, bị cáo Sơn và gia đình bị cáo có nhiều thành tích, là gia đình có công với cách mạng. Vợ bị cáo đã nộp 5 tỉ đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo. Hiện nay bị cáo còn nhiều tài sản nhưng đang bị kê biên. Nguyễn Xuân Sơn đã thể hiện ý chí muốn khắc phục hậu quả, gia đình bị cáo cũng thể hiện mong muốn được khắc phục hậu quả cho bị cáo.
HĐXX kiến nghị cơ quan THADS Hà Nội cần phân định tài sản để bố, mẹ, vợ Nguyễn Xuân Sơn để họ có thể dùng tài sản này khắc phục hậu quả cho bị cáo.
HĐXX kiến nghị Chánh án TAND tối cao xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân sau khi bị cáo Sơn khắc phục ít nhất 3/4 hậu quả.
Đối với bị cáo Hà Văn Thắm, HĐXX phúc thẩm thấy rằng, dù vận dụng hết các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo cũng không thể thấp hơn mức án chung thân cấp sơ thẩm đã tuyên dành cho bị cáo.
Tuy nhiên, HĐXX nhận thấy hành vi chi lãi ngoài thực hiện trong bối cảnh thị trường tài chính không ổn định, nhiều ngân hàng cũng thực hiện hành vi tương tự. Về nhân thân, bị cáo có nhân thân rất tốt, có nhiều thành tích, thành khẩn khai báo. Đề nghị các cơ quan chức năng khi tiếp nhận bản án cần xem xét giảm xuống tù có thời hạn cho bị cáo.
Chiều 4/5, sau 2 giờ đọc bản án, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với kháng cáo của Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) và hơn 20 bị cáo trong đại án Oceanbank. Cụ thể, HĐXX tuyên y án chung thân với Hà Văn Thắm; tử hình với Nguyễn Xuân Sơn, 22 năm tù với Nguyễn Minh Thu; 20 năm tù với Nguyễn Văn Hoàn (cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank)...
Hành vi tham ô được tranh luận gay gắt
Xuất hiện tại phiên tòa chiều nay, các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn tỏ ra khá căng thẳng. Vì nội dung bản án dài nên chủ tọa phiên tòa cho các bị cáo ngồi nghe.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đọc bản án.
Số tiền 49 tỷ được xác định do Sơn tham ô của PVN, HĐXX buộc bị cáo bồi thường cho PVN.
Tại tòa phúc thẩm, Sơn khai đưa cho Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN). Tuy nhiên, Quỳnh mới nhận 20 tỷ nên tòa tách riêng để giải quyết sau.
Số tiền liên quan tới tội Cố ý làm trái đã chi hơn 1.300 tỷ đồng, trừ đi số tiền Hà Văn Thắm sử dụng riêng còn hơn 1.100. Số này các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Xuân Sơn có trách nhiệm bồi hoàn.
Về việc Nguyễn Xuân Sơn và vợ là bà Võ Thị Thanh Xuân có nhiều tài sản chung và bà Xuân muốn dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả cho chồng, song nhiều tài sản đang bị kê biên.
HĐXX xét thấy nguyện vọng trên là chính đáng, nên sẽ kiến nghị cơ quan thi hành án xác nhận số tài sản hợp pháp để khắc phục hậu quả cho bị cáo.
Đối với kháng cáo của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỉ đồng và hành vi tham ô chiếm đoạt 49 tỉ đồng. HĐXX phúc thẩm thấy rằng, đây là nội dung được tranh luận gay gắt và chiếm nhiều thời gian nhất trong phiên tòa.
Xem xét nội dung đơn kháng cáo và phần tranh luận tại phiên tòa, HĐXX thấy rằng không phải các bị cáo kháng cáo kêu oan mà có chăng cho rằng cấp sơ thẩm xét xử không đúng tội danh.
Tại tòa, các bị cáo nhiều lần cho rằng, nếu các bị cáo truy tố về tội Cố ý làm trái, thì cả hai bị cáo đều không kháng cáo. Tại tòa, đại diện VKSND cấp cao khẳng định các bị cáo tham ô tài sản, chiếm đoạt 49 tỉ đồng là đúng. Nguyễn Xuân Sơn không oan.
Nguyễn Xuân Sơn không oan
HĐXX khẳng định, không có lúc nào Nguyễn Xuân Sơn không có chức vụ quyền hạn và thực tế Nguyễn Xuân Sơn có nhận tiền từ OceanBank. Cấp sơ thẩm đang quy kết Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt 264 tỉ đồng và 69 tỉ đồng từ công ty BSC.
HĐXX khẳng định Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 264 tỉ đồng từ Hà Văn Thắm để chi cho PVN. Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt số tiền này. Việc Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo về hành vi này là không đúng.
HĐXX cũng cho rằng không ai có thể phủ nhận được vai trò của Nguyễn Xuân Sơn tại PVN.
Các bị cáo cùng lúc bị quy kết về nhiều tội danh, nhưng các bị cáo cũng thừa nhận hành vi và hậu quả. HĐXX cho rằng Nguyễn Xuân Sơn không oan. Tuy nhiên, bị cáo Sơn đã rất thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng, nhất là trong giai đoạn phúc thẩm.
Hơn nữa, bị cáo Sơn và gia đình bị cáo có nhiều thành tích, là gia đình có công với cách mạng. Vợ bị cáo đã nộp 5 tỉ đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo. Hiện nay bị cáo còn nhiều tài sản nhưng đang bị kê biên. Nguyễn Xuân Sơn đã thể hiện ý chí muốn khắc phục hậu quả, gia đình bị cáo cũng thể hiện mong muốn được khắc phục hậu quả cho bị cáo.
HĐXX kiến nghị cơ quan THADS Hà Nội cần phân định tài sản để bố, mẹ, vợ Nguyễn Xuân Sơn để họ có thể dùng tài sản này khắc phục hậu quả cho bị cáo.
HĐXX kiến nghị Chánh án TAND tối cao xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân sau khi bị cáo Sơn khắc phục ít nhất 3/4 hậu quả.
Đối với bị cáo Hà Văn Thắm, HĐXX phúc thẩm thấy rằng, dù vận dụng hết các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo cũng không thể thấp hơn mức án chung thân cấp sơ thẩm đã tuyên dành cho bị cáo.
Tuy nhiên, HĐXX nhận thấy hành vi chi lãi ngoài thực hiện trong bối cảnh thị trường tài chính không ổn định, nhiều ngân hàng cũng thực hiện hành vi tương tự. Về nhân thân, bị cáo có nhân thân rất tốt, có nhiều thành tích, thành khẩn khai báo. Đề nghị các cơ quan chức năng khi tiếp nhận bản án cần xem xét giảm xuống tù có thời hạn cho bị cáo.
Chiều 4/5, sau 2 giờ đọc bản án, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với kháng cáo của Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) và hơn 20 bị cáo trong đại án Oceanbank. Cụ thể, HĐXX tuyên y án chung thân với Hà Văn Thắm; tử hình với Nguyễn Xuân Sơn, 22 năm tù với Nguyễn Minh Thu; 20 năm tù với Nguyễn Văn Hoàn (cựu Phó tổng giám đốc Oceanbank)...
Trước
đó, khi nói lời sau cùng tại phiên tòa vào lúc hơn 21 giờ tối 3/5, cựu
Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm cho hay rất mừng khi được VKS đề nghị cho
hưởng sáu tình tiết giảm nhẹ cùng với việc ghi nhận ông không biết cựu
Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn có hành vi chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Ông Thắm xin HĐXX xem xét về việc ông "giúp sức vô tình", mong không bị kết án tù chung thân mà chuyển xuống án tù có thời hạn.
Cho rằng đây là lần cuối cùng được nói tại tòa, cựu chủ tịch Oceanbank xin HĐXX "hãy đọc kỹ bản giải trình" của ông. "Bị cáo chỉ xin nói một câu: Mong HĐXX hết sức cẩn thận, không vội vàng gây oan cho bị cáo".
"Dân tộc Việt Nam có câu đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại. 1.289 ngày bị cáo luôn thể hiện mình là người chạy lại. Bị cáo xin HĐXX cho bị cáo được quay lại với gia đình, xã hội chứ không tách bị cáo vĩnh viễn khỏi gia đình xã hội.
Còn bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói mong được cấp phúc thẩm minh oan. "Xin cho bị cáo cơ hội được sống, được làm việc có ích cho xã hội. Bị cáo là người đang có bệnh hiểm nghèo có thể bị tai biến, đột tử bất cứ lúc nào".
Cũng tại phiên tòa chiều 3/5, VKS đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo tự nguyện bán tài sản chung của vợ chồng để bồi thường thiệt hại, theo nội dung bào chữa của luật sư.
VKS cho rằng có thỏa thuận về việc bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ ông Sơn) vay 32 tỷ đồng của người bạn là doanh nhân để bồi thường cho chồng.
Viện dẫn Bộ luật Hình sự về tội Tham ô tài sản mà ông Sơn bị toà sơ thẩm kết án tử hình, VKS cho hay nếu người bị kết án nộp lại 3/4 tài sản tham ô và tích cực hợp tác… thì sẽ được giảm án.
VKS ghi nhận việc khắc phục 37 tỷ đồng nhưng đánh giá ông Sơn vẫn chưa đủ điều kiện để được giảm hình phạt bởi chưa thấy có thái độ "tích cực hợp tác". Vì thế, VKS không đề nghị giảm hình phạt tử hình cho bị cáo này.
Ông Thắm xin HĐXX xem xét về việc ông "giúp sức vô tình", mong không bị kết án tù chung thân mà chuyển xuống án tù có thời hạn.
Cho rằng đây là lần cuối cùng được nói tại tòa, cựu chủ tịch Oceanbank xin HĐXX "hãy đọc kỹ bản giải trình" của ông. "Bị cáo chỉ xin nói một câu: Mong HĐXX hết sức cẩn thận, không vội vàng gây oan cho bị cáo".
"Dân tộc Việt Nam có câu đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại. 1.289 ngày bị cáo luôn thể hiện mình là người chạy lại. Bị cáo xin HĐXX cho bị cáo được quay lại với gia đình, xã hội chứ không tách bị cáo vĩnh viễn khỏi gia đình xã hội.
Còn bị cáo Nguyễn Xuân Sơn nói mong được cấp phúc thẩm minh oan. "Xin cho bị cáo cơ hội được sống, được làm việc có ích cho xã hội. Bị cáo là người đang có bệnh hiểm nghèo có thể bị tai biến, đột tử bất cứ lúc nào".
Cũng tại phiên tòa chiều 3/5, VKS đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo tự nguyện bán tài sản chung của vợ chồng để bồi thường thiệt hại, theo nội dung bào chữa của luật sư.
VKS cho rằng có thỏa thuận về việc bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ ông Sơn) vay 32 tỷ đồng của người bạn là doanh nhân để bồi thường cho chồng.
Viện dẫn Bộ luật Hình sự về tội Tham ô tài sản mà ông Sơn bị toà sơ thẩm kết án tử hình, VKS cho hay nếu người bị kết án nộp lại 3/4 tài sản tham ô và tích cực hợp tác… thì sẽ được giảm án.
VKS ghi nhận việc khắc phục 37 tỷ đồng nhưng đánh giá ông Sơn vẫn chưa đủ điều kiện để được giảm hình phạt bởi chưa thấy có thái độ "tích cực hợp tác". Vì thế, VKS không đề nghị giảm hình phạt tử hình cho bị cáo này.
theo Trí Thức Trẻ
VKS nói gì khi Nguyễn Xuân Sơn muốn nộp 37 tỷ đồng để thoát án tử?
Đức Minh |
Ghi nhận tinh thần tự nguyện khắc phục hậu quả của gia đình Nguyễn Xuân Sơn, nhưng VKS cho rằng bị cáo Sơn chưa đủ điều kiện được đề nghị giảm án.
Ngày 3/5, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Hà Văn Thắm – cựu
Chủ tịch HĐQT Oceanbank và đồng phạm làm việc từ 8h sáng cho tới tận
22h30 và chỉ có khoảng hơn 30 phút nghỉ trưa.
Để thể hiện tính công khai, minh bạch, dân chủ và thận trọng khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các bị cáo, đến 20h tối 3/5, chủ tọa phiên tòa bất ngờ đề nghị VKS đối đáp làm rõ nhiều vấn đề với các luật sư và bị cáo.
Trước khi bắt đầu phần đối đáp, vị đại diện VKS Cấp cao tại Hà Nội cho hay đây là lần đầu tiên ông tham gia một phiên tòa làm việc xuyên cả tối như thế này.
Đủ điều kiện quy kết Nguyễn Xuân Sơn tham ô
Về nội dung đầu tiên, đại diện VKS một lần nữa bảo vệ quan điểm khi cho rằng đủ điều kiện quy kết Nguyễn Xuân Sơn tham ô tài sản của PVN và Hà Văn Thắm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn tham ô và chiếm đoạt tài sản.
Trong phần trách nhiệm dân sự, VKS cho rằng Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường cho PVN 49 tỷ đồng. Tài sản bị chiếm đoạt ở đây là của Oceanbank, trong đó có 20% của PVN.
Cũng theo vị đại diện, quyết định mua Ngân hàng Oceanbank với giá 0 đồng đang trong thời kỳ tranh chấp, các cổ đông có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác.
Liên quan đến bản án sơ thẩm vụ PVN góp 800 tỷ vào Oceanbank, tòa tuyên buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh- cựu Kế toán trưởng PVN phải trả lại số tiền 20 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank, vị đại diện cho biết bản án này đang bị kháng cáo nên chưa có cơ sở định đoạt số tiền nói trên.
Do vậy, không có căn cứ để tính giảm trừ cho Nguyễn Xuân Sơn số tiền 20 tỷ đồng.
Hơn
nữa, bản án sơ thẩm quy kết Ninh Văn Quỳnh bồi thường 20 tỷ đồng cho
hành vi chiếm đoạt 197 tỷ đồng của Oceanbank cho PVN thông qua Sơn, chứ
không phải khoản 49 tỷ đồng cáo buộc Sơn tham ô.
Cơ quan giữ quyền công tố tại tòa cũng đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo Sơn tự nguyện bán tài sản chung của vợ chồng để bồi thường thiệt hại, theo nội dung bào chữa của luật sư Phạm Công Hùng.
Cắt lời vị đại diện, chủ tọa nhắc việc bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ ông Sơn) mới chuyển số tiền 5 tỉ đồng cho cơ quan thi hành án để Nguyễn Xuân Sơn bồi hoàn cho PVN số tiền bị quy kết tham ô.
Chưa đủ điều kiện được đề nghị giảm án
VKS cho rằng bà Xuân đã có thỏa thuận với bạn của Nguyễn Xuân Sơn vay 32 tỷ đồng để bồi thường cho ông Sơn. Tổng cộng 2 khoản tiền đúng bằng 3/4 mức thiệt hại 49 tỷ đồng mà Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc tham ô.
Tuy nhiên, đại diện VKS dẫn Bộ luật Hình sự quy định: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Ghi nhận việc gia đình tích cực khắc phục 37 tỷ đồng (3/4 của 49 tỷ đồng tham ô), nhưng theo đánh giá của vị đại diện, cựu TGĐ Oceanbank vẫn chưa đủ điều kiện để VKS đề nghị giảm hình phạt bởi chưa thấy có thái độ "tích cực hợp tác” khi chưa khai báo thành khẩn về số tiền 246 tỷ đã chi cho ai, đến các địa chỉ nào.
Trước khi cho các bị cáo nói lời sau cùng, chủ tọa Ngô Hồng Phúc cho biết, đối với những trường hợp liên quan đến tính mạng của bị cáo, HĐXX rất trăn trở cân nhắc.
Dù bản án phúc thẩm tuyên xong có hiệu lực ngay nhưng các bị cáo vẫn còn cơ hội giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong phần nói sau cùng, Nguyễn Xuân Sơn nói rằng sau ngày kết án sơ thẩm, bị cáo đã thành khẩn khai báo rất chi tiết, cụ thể với CQĐT.
Sau đó, bị cáo Sơn đã có tờ trình gửi VKSND Cấp cao tại Hà Nội, dù không rõ tờ trình đó đã đến VKS hay không nhưng xin được ghi nhận về việc thành khẩn.
Nguyễn Xuân Sơn cho biết không còn giấu diếm cho bất kỳ ai, khai báo cụ thể đưa cho ai, ngày tháng và tiền gì đối với khoản 269 tỷ đồng. “Bị cáo mong HĐXX ghi nhận cho bị cáo đã bằng mọi cách khắc phục thiệt hại, cho bị cáo không bị án tử hình”- lời của Nguyễn Xuân Sơn./.
Để thể hiện tính công khai, minh bạch, dân chủ và thận trọng khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các bị cáo, đến 20h tối 3/5, chủ tọa phiên tòa bất ngờ đề nghị VKS đối đáp làm rõ nhiều vấn đề với các luật sư và bị cáo.
Trước khi bắt đầu phần đối đáp, vị đại diện VKS Cấp cao tại Hà Nội cho hay đây là lần đầu tiên ông tham gia một phiên tòa làm việc xuyên cả tối như thế này.
Đủ điều kiện quy kết Nguyễn Xuân Sơn tham ô
Về nội dung đầu tiên, đại diện VKS một lần nữa bảo vệ quan điểm khi cho rằng đủ điều kiện quy kết Nguyễn Xuân Sơn tham ô tài sản của PVN và Hà Văn Thắm giúp sức cho Nguyễn Xuân Sơn tham ô và chiếm đoạt tài sản.
Trong phần trách nhiệm dân sự, VKS cho rằng Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường cho PVN 49 tỷ đồng. Tài sản bị chiếm đoạt ở đây là của Oceanbank, trong đó có 20% của PVN.
Cũng theo vị đại diện, quyết định mua Ngân hàng Oceanbank với giá 0 đồng đang trong thời kỳ tranh chấp, các cổ đông có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác.
Liên quan đến bản án sơ thẩm vụ PVN góp 800 tỷ vào Oceanbank, tòa tuyên buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh- cựu Kế toán trưởng PVN phải trả lại số tiền 20 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho Nguyễn Xuân Sơn – cựu TGĐ Oceanbank, vị đại diện cho biết bản án này đang bị kháng cáo nên chưa có cơ sở định đoạt số tiền nói trên.
Do vậy, không có căn cứ để tính giảm trừ cho Nguyễn Xuân Sơn số tiền 20 tỷ đồng.
Cơ quan giữ quyền công tố tại tòa cũng đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo Sơn tự nguyện bán tài sản chung của vợ chồng để bồi thường thiệt hại, theo nội dung bào chữa của luật sư Phạm Công Hùng.
Cắt lời vị đại diện, chủ tọa nhắc việc bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ ông Sơn) mới chuyển số tiền 5 tỉ đồng cho cơ quan thi hành án để Nguyễn Xuân Sơn bồi hoàn cho PVN số tiền bị quy kết tham ô.
Chưa đủ điều kiện được đề nghị giảm án
VKS cho rằng bà Xuân đã có thỏa thuận với bạn của Nguyễn Xuân Sơn vay 32 tỷ đồng để bồi thường cho ông Sơn. Tổng cộng 2 khoản tiền đúng bằng 3/4 mức thiệt hại 49 tỷ đồng mà Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc tham ô.
Tuy nhiên, đại diện VKS dẫn Bộ luật Hình sự quy định: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Ghi nhận việc gia đình tích cực khắc phục 37 tỷ đồng (3/4 của 49 tỷ đồng tham ô), nhưng theo đánh giá của vị đại diện, cựu TGĐ Oceanbank vẫn chưa đủ điều kiện để VKS đề nghị giảm hình phạt bởi chưa thấy có thái độ "tích cực hợp tác” khi chưa khai báo thành khẩn về số tiền 246 tỷ đã chi cho ai, đến các địa chỉ nào.
Trước khi cho các bị cáo nói lời sau cùng, chủ tọa Ngô Hồng Phúc cho biết, đối với những trường hợp liên quan đến tính mạng của bị cáo, HĐXX rất trăn trở cân nhắc.
Dù bản án phúc thẩm tuyên xong có hiệu lực ngay nhưng các bị cáo vẫn còn cơ hội giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong phần nói sau cùng, Nguyễn Xuân Sơn nói rằng sau ngày kết án sơ thẩm, bị cáo đã thành khẩn khai báo rất chi tiết, cụ thể với CQĐT.
Sau đó, bị cáo Sơn đã có tờ trình gửi VKSND Cấp cao tại Hà Nội, dù không rõ tờ trình đó đã đến VKS hay không nhưng xin được ghi nhận về việc thành khẩn.
Nguyễn Xuân Sơn cho biết không còn giấu diếm cho bất kỳ ai, khai báo cụ thể đưa cho ai, ngày tháng và tiền gì đối với khoản 269 tỷ đồng. “Bị cáo mong HĐXX ghi nhận cho bị cáo đã bằng mọi cách khắc phục thiệt hại, cho bị cáo không bị án tử hình”- lời của Nguyễn Xuân Sơn./.
theo VOV
Nhận xét
Đăng nhận xét